Căn cứ theo điểm h khoản 2 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

h) Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe; đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này.

Theo quy định trên thì lỗi dừng xe trên vỉa hè sẽ không bị thu xe mà chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

E có 1 thắc mắc xin được hỏi mọi người ạ

E là gvmn hiện đang công tác lại 1 trường mầm non tư thục từ tháng 8/2018 đến nay. Vào cuối tháng 5 thì e có nộp đơn xin làm hết tháng 6 và nghỉ việc vào 1/7/2019 ạ. Chuyện là hôm nay bên bgh gọi e xuống và thông báo e phải hoàn lại tiền đi chơi Nha Trang với trường vào giữa tháng 5 với số tiền là 4.000.000 theo nội quy của trường. E có thắc mắc về nội quy của trường vì từ lúc e vào làm đến giờ e chưa nhận được nội quy nào như vậy thì hiệu trưởng bảo là gửi nội quy qua zalo, e kiểm tra zalo thì k thấy thì lúc này chủ trường bảo là chuyện không biết là việc của e trường vẫn trừ vì đó là quy định chung của trường.

E xin được hỏi là trường làm vậy là có đúng k ạ và trong trường hợp có nội quy đó nhưng e không được thông báo và biết (e chỉ mới biết vào hôm nay thôi ạ) thì e có phải thực hiện nội quy trên k ạ ?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, với trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật lao động năm 2012

Theo Khoản 4 Điều 119 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về nội quy lao động:

“ Điều 119. Nội quy lao động

…………..

4. Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.

Vì vậy, việc trường của bạn đăng nội quy lên zalo theo như lời bgh nói là không đúng với quy định của pháp luật về việc đăng nội quy lao động. Việc trường của bạn không thông báp đến bạn và những nội dung của nội quy không được niêm yết bằng văn bản tại nơi làm việc là không đúng. Do đó, bạn không cần hoàn lại 4tr đồng cho trường.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Luật sư tư vấn:

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Bản chất Hợp đồng là một thỏa thuận nếu như hai bên có thỏa thuận và cả hai đều chấp thuận thì việc xác nhận hợp đồng bằng tin nhắn điện thoại là hợp pháp.

Về giá trị pháp lý của tin nhắn điện thoại thì giá trị của tin nhắn có giá trị về chứng cứ trong vụ án và vụ việc dân sự:

Điều 94. Nguồn chứng cứ

Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

2. Vật chứng.

3. Lời khai của đương sự.

4. Lời khai của người làm chứng.

5. Kết luận giám định.

6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.

7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.

8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.

9. Văn bản công chứng, chứng thực.

10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Để tránh trường hợp có tranh chấp, hai bên nên lưu lại tin nhắn và có thông báo với bên kia để tránh những tranh chấp không cần thiết.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Mọi người tư vấn giúp e ạ! Nhà em có nuôi mấy con chó. Có 1 con nuôi gần 13 năm chưa từng cắn ai. Hôm nay ba mẹ em thì đi làm em thì không có ở nhà thì có một người vô sân nhà em rồi nói chó cắn ông đó lấy cây, gạch ống, dừa chọi và đánh chó. Vậy mà giờ ông đó còn thách kêu gia định em đi thưa đi ổng đi hầu. Trong vụ này ai đúng ai sai cho em xin ý kiến ạ. Em cảm ơn!

*Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Dân sự năm 2015

*Nội dung tư vấn

          Căn cứ theo Điều 603 BLDS năm 2015

“Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”.          

Do đó trừ trường hợp gia đình bạn có thể chứng minh được người bị thiệt hại do súc vật gây ra hoàn toàn có lỗi như (tự ý vào sân, trêu ghẹo cho nhà bạn) thì gia đình bạn mới không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp này. Còn không thể chứng minh thì gia đình bạn phải bổi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại do súc vật gây ra, mức độ thiệt hại sẽ tùy vào lỗi của người bị thiệt hại do súc vật gây ra.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Em chào anh chị. Mong anh chị tư vấn giúp em.

Chẳng là gia đình nhà bá em có 2 người con 1 trai 1 gái. Cả hai đều có gia đình riêng. Nhưng đã từ lâu anh con trai cô ấy uống rượu vào là chửi bới cả họ cô ấy kể cả những người đã khuất một cách rất láo. Còn chị con dâu thỉnh thoảng cũng hay nói xỉa chửi bới mẹ chồng và gia đình bên chồng. Phần đất và nhà bây giờ là từ thời các cụ để lại đứng tên chồng cô ấy (đã mất). Bá em lo sợ nếu bá có chuyện thì khi chia thừa kế anh con trai sẽ bán mảnh đất và nhà. Có cách nào để anh con trai ko được hưởng thừa kế ko ạ. Em xin cám ơn ạ

*Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Dân sự năm 2015.

*Nội dung tư vấn

Về trường hợp của bạn, tôi xin tư vấn như sau:

Vì theo như thông tin ở trên thì bạn không nói rõ là người chồng của bá của bạn khi mất có để lại di chúc hay không nên tôi sẽ chia làm hai trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Có để lại di chúc

Trong trường hợp nếu có để lại di chúc (bản di chúc đó hợp pháp) mà trong di chúc người để lại di sản có để lại di sản cho con trai thì người này vẫn được chia thừa kế bình thường. Do đó là sự thể hiện ý chí của người để lại di sản.

Trường hợp 2: Không để lại di chúc

Trong trường hợp không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp hợp pháp thì phần di sản của người để lại di sản sẽ được chia theo pháp luật.

Căn cứ theo Điều 651 BLDS năm 2015 quy định như sau:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

Theo quy định trên thì việc chia di sản sẽ được ưu tiên theo hàng thừa kế lần lượt theo hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai, thứ ba. Và trong trường hợp của bạn thì người con trai của bá bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Vì vậy, người con trai vẫn được chia di sản bình thường.

Chỉ trừ các trường hợp sau đây thì người con trai của bá bạn mới không được hưởng di sản thừa kế.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2015

“Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản

1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản”.

Do đó, chỉ khi bạn có thể chứng minh được các hành vi trên thì người con trai của bá bạn mới không được chia di sản thừa kế. Trừ trường hợp người để lại di sản biết hành vi của người để lại di sản nhưng vẫn cho người con trai được hưởng di sản thì người con trai của bá bạn vẫn được hưởng di sản  bình thường.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Cho em hỏi mn chút xíu ạ

Để được hưởng bảo hiểm thai sản, thì chỉ cần đóng đủ 6 tháng bảo hiểm hay phải đóng đủ và liên tiếp 6 tháng bảo hiểm vậy ạ.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, với câu hỏi của bạn Luật sư xin tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý điều chỉnh:

  • Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
  • Nghị định 115/2015 ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

Hiện nay, pháp luật đã có những quy định cụ thể, khá chi tiết về các điều kiện để người lao động nữ được hưởng chế độ thai sản.

Căn cứ theo Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội quy định về điều kiện được hưởng thai sản:

“Điều 28. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

  1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau:
  2. Lao động nữ mang thai;
  3. Lao động nữ sinh con;
  4. Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;
  5. Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản
  6. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội tử đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi”

Như vậy, nếu trường hợp của bạn rơi vào điểm b hoặc c tức là lao động nữ sinh con hoặc người nhận nuôi con dưới bốn tháng tuổi thì sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng, Tức là bạn không cần đóng liên tục 6 tháng liền kề nhau mà chỉ cần số tháng bạn đóng bảo hiểm đủ 6 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con là đã đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Nhà nước không cấm các hoạt động vui chơi giải trí của người dân, các hoạt động như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, ba cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ, cờ thế, v.v… đều không bị Nhà nước cấm. Nhà nước chỉ cấm hoạt động đánh bạc trái phép, tức khi các hoạt động vui chơi giải trí nêu trên chơi đơn thuần thì sẽ không vi phạm pháp luật, nhưng nếu việc chơi các trò chơi này nhưng có kèm theo được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị khác không phải tại các cơ sở được nhà nước cấp phép thì sẽ trở thành hành vi đánh bạc, là hành vi vi phạm pháp luật bị nhà nước cấm, và tùy vào mức độ nghiêm trọng sẽ bị truy tố hình sự hay xử phạt hành chính.

Vậy nên, với câu hỏi của bạn, đánh bài tứ sắc là hoạt động không bị nhà nước cấm, nhưng nếu đánh bài có được thua bằng tiền hay hiện vật thì sẽ bị quy vào hành vi đánh bác trái phép, là hành vi vi phạm pháp luật.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Hỏi:

Em và bạn (tạm gọi là bạn A) có mối quan hệ bạn bè bình thường. Sau 1 thời gian em và bạn A có xích mích thì bạn A đi nói xấu xúc phạm danh dự em và nói em làm gái mại dâm với rất nhiều người. Đỉnh điểm là hôm nay bạn A dùng gạch đánh vào đầu em khiến em bể đầu và còn nhắn tin đe dọa là sẽ săn lùng và giết em thì em phải viết đơn kiện như thế nào ạ. (bạn A là con trai). Mong luật sư giúp đỡ ạ

Trả lời:

Thứ nhất, căn cứ khoản 6 Điều 26, Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm 2015, Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc là cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Do vậy, bạn gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn A cư trú, làm việc để giải quyết.

Thứ hai, về nội dung đơn khởi kiện, bạn ghi các Căn cứ pháp lý sau:

Một là, căn cứ Điều 584 BLDS năm 2015: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.

Hai là, Điều 585 BLDS năm 2015:

“Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Ba là, Điều 590 và Điều 592 BLDS năm 2015:

“Điều 590. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

“Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Trong đơn khởi kiện, bạn đề nghị Tòa án giải quyết yêu cầu bạn A phải bồi thường thiệt hại cho mình, bao gồm thiệt hại do sức khỏe và danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm và đề nghị mức, hình thức và phương thức bồi thường thiệt hại mà bạn mong muốn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Chậm thanh toán 1 ngày có thể hủy hợp đồng không

Chúng tôi ký với nhau hợp đồng mua bán cây rừng. Tuy nhiên sau khi thanh toán lần 1 không có vấn đề gì thì lần 2 bên kia thanh toán chậm 01 ngày, tức là lẽ ra phải thanh toán hôm trước thì tối hôm sau họ mới gửi tiền. Như vậy liệu tôi có thể chấm dứt hợp đồng với họ do họ vi phạm không. Sau đó tôi có rủi ro phải chịu nào về pháp luật không, có phải bồi thường. Số gỗ còn lại chưa bán theo hợp đồng tôi có thể xử lý theo cách khác được chứ.

Xin được quý công ty tư vấn.

Trả lời:

Trước tiên, xin cảm ơn anh/chị đã gửi thắc mắc tới Công ty chúng tôi. Theo sự việc được trình bày, chúng tôi xin khái quát nội dung câu hỏi của khách hàng như sau:

A/ Về tính hợp pháp của việc chấm dứt hợp đồng mua bán do hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán của bên mua;

B/ Về các vấn đề pháp lý xoay quanh tài sản trong hợp đồng mua bán đã bị chấm dứt.

Sau đây là nội dung tư vấn của Công ty chúng tôi:

– Cơ sở pháp lý:

Bộ luật dân sự năm 2015

– Luật sư tư vấn:

A/

Anh/chị có thể chấm dứt hợp đồng với bên mua theo một trong những trường hợp sau đây:

Cụ thể, trường hợp có thỏa thuận giữa các bên tức trong hợp đồng mua bán có ghi nhận việc chấm dứt hợp đồng khi bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán cho bên bán. 02 trường hợp còn lại đã được pháp điển hóa tại Điều 423, Điều 428 Bộ luật dân sự năm 2015:

Điều 423. Hủy bỏ hợp đồng

1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:

a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;

b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;

c) Trường hợp khác do luật quy định.

2. Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng[PNT(1] .

3. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Điều 428. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng

1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.

4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.

Nếu không đáp ứng được một trong các điều kiện trên mà anh/chị vẫn tiến hành đơn phương chấm dứt hợp đồng thì anh/chị được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của BLDS và luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.

B/

Tùy vào cách thức chấm dứt hợp đồng mà anh/chị lựa chọn, tài sản mua bán sẽ được xử lý theo những hướng khác nhau:

  • Số gỗ còn lại chưa bán được xử lý theo thỏa thuận giữa các bên;
  • Số gỗ còn lại chưa bán thuộc quyền sở hữu của anh/chị. Anh/chị có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt số gỗ này. Hơn thế nữa, bên mua còn phải hoàn trả toàn bộ số gỗ đã nhận trước đó.
  • Số gỗ còn lại chưa bán thuộc quyền sở hữu của anh/chị. Anh/chị có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt số gỗ này.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Có thể bạn đang chưa hiểu rõ về bản chất của hợp đồng nguyên tắc, hợp đồng nguyên tắc cũng được coi như một bản thỏa thuận giữa các bên với nhau. Mục đích của loại hợp đồng này là để tránh phải làm nhiều hợp đồng với cùng nội dung, tính chất tương tự nhau và giá trị pháp lý của nó so với các loại hợp đồng khác cũng như nhau. Vì vậy ký hợp đồng nguyên tắc khi mua nhà hoàn tòa không có vấn đề gì.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Theo  khoản 1 Điều 24 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hạn chế năng lực hành vi dân sự như sau:

Điều 24. Hạn chế năng lực hành vi dân sự

  1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của những người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện. Như vậy có thể hiểu người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là những người sử dụng các chất kích thích có nguy cơ phá tán tài sản của gia đình hoặc của người khác bị Tòa án tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Cho nên khi xác định một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì Tòa án không căn cứ vào yếu tố về độ tuổi để tuyên bố một người có bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hay không.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Hỏi:

Chào các bạn! Cho mình hỏi: có quy định của pháp luật cấm bệnh viện thu tiền tự nguyện của bệnh nhân không??? Vừa rồi mình đi khám bệnh, bệnh viện bắt đóng một khoản tiền, mình tưởng họ thu đúng quy định nên đã đóng. Vài ngày sau mình đến thắc mắc với bệnh viện về khoản tiền đó thì họ bảo là: Nhân viên quên không nói khoản tiền đó là tự nguyện, cho nên nếu mình muốn nhận lại thì bệnh viện sẽ trả lại!

Trả lời:

* Căn cứ pháp lý

– Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;

– Nghị định 176/2013/NĐ-CP.

* Nội dung tư vấn

Pháp luật không hề có quy định nào về việc bệnh viện được thu tiền tự nguyện của bệnh nhân. Việc bệnh viện tự ý thu tiền “tự nguyện” của bệnh nhân đã vi phạm nghĩa vụ được quy định tại khoản 5 Điều 35 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 về nghĩa vụ đối với người bệnh. Cụ thể như sau:

“Điều 35. Nghĩa vụ đối với người bệnh

5. Chỉ được yêu cầu người bệnh thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã niêm yết công khai theo quy định của pháp luật”.

Việc vi phạm nghĩa vụ này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về việc vi phạm quy định về điều kiện hoạt động và sử dụng giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 29 Nghị định 176/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:

“Điều 29. Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động và sử dụng giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

…..

c) Thu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cao hơn giá đã niêm yết” Như vậy, bệnh viện không có quyền thu tiền ngoài những chi phí khám bệnh, chữa bệnh của bệnh nhân. Nếu như bệnh viện không trả lại số tiền đó, bạn hoàn toàn có thể gửi đơn khiếu nại lên Giám đốc bệnh viện để yêu cầu thanh toán lại cho bạn số tiền đó.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Cơ sở rang xay cà phê không thuộc các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh theo nghị định 39/2007/NĐ-CP của Chính phủ nên vẫn phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh với hoạt động rang, xay cà phê. Việc thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh này tùy thuộc vào việc lựa chọn đăng ký kinh doanh hộ cá thể hay đăng ký kinh doanh thành doanh nghiệp để nộp hồ sơ. Việc đăng ký kinh doanh này thủ tục thông thường giống như đăng ký kinh doanh các ngành nghề khác, nếu đăng ký hộ cá thể thì nộp hồ sơ ở UBND huyện, nếu đăng ký doanh nghiệp thì nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương nơi mở cơ sở.

Việc đăng ký kinh doanh hoạt động rang xay cà phê không khác gì sơ với đăng ký kinh doanh các ngành nghề khác. Song, để cơ sở rang, xay cà phê đi vào hoạt động một cách hợp pháp, cơ sở sẽ phải thực hiện thêm 3 thủ tục nữa, bao gồm:

1. Xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm:

Chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất chế biến cà phê phải đăng ký tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm.Thời gian thực hiện và cấp giấy xác nhận là 7 – 10 ngày làm việc.

Chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất chế biến cà phê đăng ký khám sức khỏe tại các bệnh viện được Sở Y Tế công nhận

Sau khi có giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm và giấy khám sức khoẻ kèm theo giấy phép đăng ký kinh doanh, cơ sở chuẩn bị hồ sơ xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm nộp tại Ban quản lý an toàn thực phẩm hoặc Chi cục an toàn thực phẩm Quận/Huyện

Thời gian thẩm định và cấp giấy chứng nhận: 25 – 35 ngày làm việc

Thời gian hiệu lực giấy chứng nhận: 03 năm kể từ ngày cấp

2. Kiểm nghiệm sản phẩm:

Cơ sở sản xuất ra sản phẩm cà phê phải mang đi kiểm nghiệm tại trung tâm kiểm nghiệm được Bộ Y Tế công nhận.

Thời gian kiểm nghiệm: 5-7 ngày làm việc

3. Tự công bố sản phẩm:

Cơ sở chuẩn bị hồ sơ Tự công bố sản phẩm cho từng sản phẩm kèm theo những loại giấy tờ nêu trên nộp tại ban quản lý an toàn thực phẩm hoặc Chi cục an toàn thực phẩm Quận/Huyện.

Thời gian hoàn thành: 5-7 ngày làm việc.

Vậy nên, thủ tục để đăng ký kinh doanh và đưa một cơ sở rang xay cà phê vào hoạt động, cơ sở cần phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh, sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ sở xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, sau đó thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm và Tự công bố sản phẩm.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Luật sư tư vấn:

Căn cứ pháp lý: Luật Báo chí 2016

Các cơ quan quản lý báo chí được quy định trong Luật Báo chí 2016 như sau:

Điều 7. Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về báo chí.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về báo chí.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mìnhcó trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về báo chí.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về báo chí tại địa phương.

Ngoài ra thì Hội nhà báo Việt Nam và cơ quan chủ quản của báo chí cũng có trách nhiệm, quyền hạn quản lý trong phạm vi của mình:

Điều 8. Hội Nhà báo Việt Nam

1. Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội.

2. Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên;

b) Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo;

c) Tham gia ý kiến xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển báo chí, văn bản quy phạm pháp luật về báo chí;

d) Tham gia thẩm định sản phẩm báo chí khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp và nghiệp vụ báo chí cho hội viên;

e) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tuyên truyền, phổ biến pháp luật về báo chí;

g) Tham gia giám sát việc tuân theo pháp luật về báo chí; thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật;

h) Tổ chức giải báo chí để tôn vinh những tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm báo chí chất lượng cao, có hiệu quả xã hội tích cực.

Điều 15. Quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí

1. Cơ quan chủ quản báo chí là cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 14 của Luật này đứng tên đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo chí, thành lập và trực tiếp quản lý cơ quan báo chí.

2. Cơ quan chủ quản báo chí có những quyền hạn sau đây:

a) Xác định loại hình báo chí, tôn chỉ, Mục đích, đối tượng phục vụ, ngôn ngữ thể hiện của từng loại hình, từng loại sản phẩm báo chí, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động của cơ quan báo chí;

b) Bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí sau khi có sự thống nhất ý kiến bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông;

c) Miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí và gửi văn bản thông báo về việc miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí tới Bộ Thông tin và Truyền thông;

d) Thanh tra, kiểm tra hoạt động của cơ quan báo chí; khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.

3. Cơ quan chủ quản báo chí có những nhiệm vụ sau đây:

a) Chỉ đạo cơ quan báo chí thực hiện đúng tôn chỉ, Mục đích, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động; tổ chức nhân sự và chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ quan báo chí;

b) Bảo đảm nguồn kinh phí ban đầu và Điều kiện cần thiết cho hoạt động của cơ quan báo chí;

c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cơ quan báo chí, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.

4. Người đứng đầu cơ quan chủ quản báo chí không được kiêm nhiệm chức vụ người đứng đầu cơ quan báo chí và liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đối với các sai phạm của cơ quan báo chí trực thuộc.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

I. Thủ tục xin cấp giấy phép sản xuất thuốc

1.Cơ sở pháp lý

  • Luật dược ngày 06 tháng 4 năm 2016
  • Nghị định 54/2017/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Dược

2.Thẩm quyền cấp phép sản xuất thuốc:

Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở sản xuất thuốc

3.Điều kiện xin phép sản xuất thuốc

  • Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có địa Điểm, nhà xưởng sản xuất, phòng kiểm nghiệm, kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hệ thống phụ trợ, trang thiết bị, máy móc sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản thuốc, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc
  • Có chứng chỉ hành nghề chuyên môn phù hợp với cơ sở sản xuất thuốc.
  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở sản xuất thuốc phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn liên quan. Thời gian thực hành: 05 năm

4.Trình tự hồ sơ xin phép sản xuất thuốc

  • Đơn đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc Giấy chứng nhận Thực hành tốt tại địa điểm kinh doanh (nếu có) và các tài liệu kỹ thuật cần sau:
    • Tài liệu về địa điểm, nhà xưởng sản xuất, phòng kiểm nghiệm, kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hệ thống phụ trợ, trang thiết bị, máy móc sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản thuốc, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
  • Trường hợp cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh với phạm vi sản xuất thuốc có bán thuốc, nguyên liệu làm thuốc do cơ sở sản xuất cho cơ sở bán lẻ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải có thêm tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu hợp pháp chứng minh việc thành lập cơ sở.
  • Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược

5.Thủ tục xin phép sản xuất thuốc

  • Tổ chức đánh giá thực tế tại cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
  • Đối với trường hợp không có yêu cầu, khắc phục, sửa chữa thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
  • Đối với trường hợp có yêu cầu, khắc phục, sửa chữa, cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản thông báo về các nội dung cần khắc phục, sửa chữa
  • Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc trả lời lý do chưa cấp.

II. Thủ tục xin chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

1.Các hình thức kinh doanh dược phẩm cơ bản bao gồm:

  • Sản xuất thuốc
  • Bán buôn thuốc
  • Bán lẻ thuốc
  • Xuất khẩu, nhập khẩu thuốc
  • Dịch vụ bảo quản thuốc
  • Sản xuất bao bì trực tiếp với thuốc

Thủ thục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sản xuất thuốc đăng ký tại sở kế hoạch và đầu tư ( không khác biệt nhiều so với đăng ký các doanh nghiệp khác). Tuy nhiên, để sau khi thành lập doanh nghiệp có thể hoạt động hợp pháp thì doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp phải chuẩn bị giấy tờ sau:

  • Chứng chỉ hành nghề dược đối với người chịu trách  nhiệm về dược của cơ sở bán thuốc;
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc;
  • Giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất thuốc” (Đối với cơ sở sản xuất thuốc)
  • Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP bao bì dược phẩm (Đối với cơ sở sản xuất bao bì trực tiếp với thuốc)

Thủ tục thành lập công ty dược phẩm được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập công ty kinh doanh thuốc gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần)
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
    • Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
    • Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
    • Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức

Sau đó nộp lại giấy tờ ,hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư

Bước 2: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.

  • Lưu ý: Theo quy định tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/07/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Nếu doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp đúng hạn sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả là: buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp

* Lưu ý:Mã ngành đăng ký kinh doanh

  • Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu
    •   Sản xuất thuốc các loại;
    •   Sản xuất hoá dược và dược liệu.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Nếu bạn được người khác nhờ ký thì bạn không nên ký hộ vì đó là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi ký hộ người khác hay còn gọi là hành vi giả mạo chữ kí có nhiều dạng và tùy vào tính chất, mục đích của hành vi giả mạo chữ kí thì người có hành vi giả mạo chữ ký sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong một số trường hợp cụ thể pháp luật có quy định về hành vi giả mạo chữ ký như sau:

Trong Bộ luật hình sự năm 2015 khoản 1 Điều 359 có quy định về tội giả mạo trong công tác như sau:

Điều 359. Tội giả mạo trong công tác

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

[…]

c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

Trong khoản 2 Điều 24 Nghị định 67/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hồn nhân gia đình, thi hành án dân sự phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã như sau:

Điều 24. Hành vi vi phạm quy định về chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký

[…]

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

b) Sử dụng bản sao có chứng thực giả; giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực

Trong điểm a khoản 3 Điều 45 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hồn nhân gia đình, thi hành án dân sự phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã như sau:

Điều 45. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm

[…]

3. Phải tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Giả chữ ký của người có quyền yêu cầu đăng ký trong đơn yêu cầu đăng ký hoặc văn bản thông báo

Trong Điều 19 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, tác phẩm như sau:

Điều 19. Hàng vi giả mạo chữ ký của tác giả tác phẩm

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm.

Trong khoản 2 Điều 8 Nghị đinh 41/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:

Điều 8. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán

[…]

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

c) Ký chứng từ kế toán mà không đúng thẩm quyền. Như vậy dù bằng mục đích gì thì hành vi giả mạo chữ ký cũng là hành vi vi phạm pháp luật cho nên nếu có người nhờ bạn ký hộ thì bạn không nên ký để tránh những hậu quả pháp lí có thể xảy ra.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Các bác cho em hỏi, em lên HN học đại đọc và sinh sống đến nay được 7 năm, bố mẹ e cũng có công vc trên này nên cả nhà chuyển lên đây sinh sống nhưng hộ khẩu vẫn ở quê, chỉ đăng kí tạm trú ở nhà đang ở trên HN thôi. Hôm nay bác tổ trưởng nơi em sống trên HN vào đưa giấy khám nvqs cho em. Em muốn hỏi là ban chỉ huy qs ở phường e đang sống có quyền được gọi e ko hay chỉ nơi có hộ khẩu của em được gọi ạ, năm trước e vẫn đc gọi ở quê nhưng đang học nên đc miễn, năm nay chưa thấy ở quê gọi gì. Bác nào hiểu luật vào tư vấn giúp em ạ, sợ e đi khám ở đây xong vài hôm nữa ở quê lại gọi thì lằng nhằng lắm

Trả lời

Theo Khoản 2 Điều 15 luật nghĩa vụ quân sự năm 2015

  • Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân làm việc, học tập tại cơ quan, tổ chức và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là cấp huyện) nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở; trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự ở cơ sở thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tại nơi cư trú.

Theo Điều 12 luật cư trú 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013

  • Điều 12. Nơi cư trú của công dân :

1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.

Như vậy trường hợp của bạn , không phân biệt nơi cư trú hay tạm trú bạn vẫn phải có nghĩ vụ tham gia khám sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự như theo luật định. Ban chỉ huy quân sự phường nơi bạn đang tạm trú vẫn có quyền thực hiện gọi bạn tham gia nghĩa vụ quân sự

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Theo quy định về điều kiện về chủ thể là cá nhân để thực hiện giao dịch dân sự theo BLDS 2015 thì những đối tượng không thể xác lập giao dịch một cách độc lập bao gồm:

  • Người chưa thành niên (với người chưa thành niên từ 6-15 tuổi thì được xác lập các giao dịch phục vụ nhu cầu hằng ngày phù hợp với lứa tuổi; với người chưa thành niên từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi được phép độc lập xác lập các giao dịch dân sự trừ các giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và các tài sản khác theo quy định của pháp luật cần có sự đồng ý của người đại diện).
  • Người mất năng lực hành vi dân sự.
  • Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
  • Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Trong 4 nhóm chủ thể không được độc lập xác lập giao dịch, thì trừ nhóm người chưa thành niên, những nhóm còn lại khi giới hạn quyền xác lập giao dịch đều cần có quyết định của Tòa án về việc họ mất hay hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Các nhóm nói trên cũng hướng đến các đối tượng như người cao tuổi, người mắc bệnh tâm thần hay người nghiện ma túy hoặc chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản. trong các nhóm đối tượng nêu trên không đề cập trực tiếp đến người khuyết tật. Vậy nên, nếu 2 người câm, đã thành niên, hoặc chưa thành niên nhưng xác lập các giao dịch được pháp luật cho phép, không có quyết định của Tòa án về việt mất hay hạn chế năng lực hành vi dân sự hay có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, giao dịch của hai người không vi phạm các điều cấm của pháp luật thì giao dịch đó hoàn toàn hợp pháp.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Luật sư tư vấn:

Căn cứ pháp lý:

Luật Nghĩa vụ quân sự 2015

Theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì:

1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

3. Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.

Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.

4. Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.

1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

3. Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.

Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.

4. Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.

Trường hợp của bạn không thuộc trường hợp được miễn Nghĩa vụ quân sự mà chỉ được diện theo Khoản 1 là tạm hoãn NVQS nếu là trường hợp bệnh tâm thần của bạn nhẹ và có thể sửa được nhưng nếu là bệnh tâm thần nghiêm trọng, trong danh mục những bệnh không phải đi NVQS thì sẽ được miễn NVQS.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Một số điểm cần lưu ý khi kí kết HĐLĐ

 Căn cứ PL Bộ luật LĐ mới 2019

1. Về Hình thức, loại HĐ:

– Căn cứ điều 11

+ Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng

Căn cứ PL điều 13

    + Mọi hợp đồng bất kể tên gọi là gì, đều được coi là HĐLĐ nếu có đủ 3 dấu hiệu: (1) làm việc trên cơ sở thỏa thuận; (2) có trả lương; (3) Có sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên.

– căn cứ PL điều 14

 + Hình thức hợp đồng : Hợp đồng có thể đc giao kết thông qua phương tiện điện tử

Căn cứ PL điều 20 

     + Về loại HĐLĐ, BLLĐ đã bỏ loại HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định. Theo đó các bên lựa chọn một trong hai loại HĐLĐ để giao kết là HĐLĐ không xác định thời hạn và HĐLĐ xác định thời hạn không quá 36 tháng.

2. Về Thời gian thử Việc:

Căn Cứ PL điều 24

     + Các bên có thể lựa chọn về thử việc, thử việc nằm trong HĐLĐ hoặc ký hợp đồng thử việc riêng. Không áp dụng với Hợp đồng có thời hạn dưới 1 tháng.

– Căn cứ PL điều 25 về thời gian thử việc

     +  Thử việc không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý và sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

       + Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

       + Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

       + Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

– Tiền lương thử việc:  Do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

– Kết thúc thời gian thử việc: Người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

  • Nếu đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết,
  • Nếu không chấm dứt HĐ
  • Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

3. Về tiền lương:

– Căn cứ vào NĐ 90/2019 mức lương tối thiểu vùng:

Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng

1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:

a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

– Hình thức trả lương : theo thỏa thuận,  SP hoặc thời gian hoặc khoán, trả bằng tiền mặt, tài khoản cá nhân, ( TH mở bằng TK cá nhân của NLĐ mở tại NH thì NSDLĐ trả tất cả các khoản phí liên quan)

– Kỳ hạn trả lương không được quá 15 ngày trả gộp 1 lần, Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn -> không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên -> NSDLĐ phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.( ĐIều 97)

– Tiền lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm: ( điều 98)

+ tiền lương làm thêm giờ

  • Ngày thường: 150%
  • Nghỉ hằng tuần: 200%
  • Lễ tết, ngày nghỉ có hưởng lương: 300%

+ tiền lương làm việc vào ban đêm

  • Trả thêm ít nhất 30%

+ tiền lương làm thêm việc vào ban đêm

  • Trả thêm  20%

4. Về thời gian làm vc

– Không quá 8h/ngày, không quá 48h/tuần

– Giờ làm việc vào ban đêm là 22h đến 6h sáng hôm sau

5. về ngày nghỉ lễ, nghỉ phép

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

1. Mẫu Đơn xin phát quà từ thiện

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–o0o———-

Hà Nội, ngày 3 tháng 2 năm 2020

ĐƠN XIN PHÁT QUÀ TỪ THIỆN

Kính gửi: UNBD Xã A

Căn cứ vào :  Nghị Định 64/2008/NĐ-CP

Tôi tên là : Nguyễn Văn A       sinh ngày : 3/5/1980         giới tính : Nam

CMND số: 123456789             ngày cấp  : 1/6/1978         Nơi cấp : Công an TP Hà Nội

Hộ khẩu thường trú : Số 1 Phố A , Phường B, Quận C , Thành phố Hà Nội

Nơi cư trú                : Số 1 Phố A , Phường B, Quận C , Thành phố Hà Nội

Số điện thoại           : 0123456789

Tôi xin trình bày một việc như sau:

Sau khi nghe thông tin về việc xảy ra lũ lụt vào tháng 1 vừa qua tại địa bàn xã A, tôi cùng một số người đã quyên góp được

  • Số tiền là : 20.000.000 VNĐ ( hai mươi triệu Việt Nam đồng )

Nay tôi muốn trực tiếp chuyển số tiền này đến tay những hộ dân bị thiệt hại tại tại xã A

Căn cứ vào khoản 5 điều 9 Nghị Định 64/2008/NĐ-CP

+  Các tổ chức, cá nhân khi hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình, cá nhân bị nạn cần phối hợp với chính quyền địa phương hoặc thông báo cho chính quyền địa phương biết các khoản đã hỗ trợ cho từng hộ gia đình, cá nhân để địa phương có chính sách, phương án cân đối mức hỗ trợ hợp lý cho các hộ gia đình, cá nhân bị nạn trên địa bàn từ nguồn tiền, hàng cứu trợ của địa phương cho phù hợp.

Bản thân tôi xét thấy, tôi có nghĩ vụ phải thông báo cho chính quyền địa phương và có quyền trực tiếp được xuống từng hộ gia đình tại xã theo đúng như luật định.

Từ căn cứ trên tôi xin phép UBND xã A :

  • Cho phép tôi được chuyển số tiền là 20.000.000 VNĐ ( hai mươi triệu Việt Nam đồng ) cho các hộ dân tại địa bàn xã A chịu thiệt hại trong đợt lũ lụt vừa qua.

Tôi xin chân thành cảm ơn

Người làm đơn

A

Nguyễn Văn A

2. Làm từ thiện có phải xin phép

Những hành động từ thiện cá nhân hay tổ chức mang tính tự phát mang tính chất cứu trợ, khắc phục khó khăn chỉ phải thông báo cho chính quyền địa phương nếu muốn làm từ thiện theo

+ Khoản 5 điều 9 của Nghị định 64/2008/NĐ-CP

Các tổ chức, cá nhân khi hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình, cá nhân bị nạn cần phối hợp với chính quyền địa phương hoặc thông báo cho chính quyền địa phương biết các khoản đã hỗ trợ cho từng hộ gia đình, cá nhân để địa phương có chính sách, phương án cân đối mức hỗ trợ hợp lý cho các hộ gia đình, cá nhân bị nạn trên địa bàn từ nguồn tiền, hàng cứu trợ của địa phương cho phù hợp.

  • Các trường hợp cá nhân hay tổ chức  muốn  gây quỹ từ thiện lâu dài thì phải thực hiện xin phép để có tư cách pháp nhân theo quy định điều 7 nghị định 93/2019/NĐ-CP

+ Điều 7. Tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, tên, biểu tượng và trụ sở của quỹ

1. Quỹ có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.

2. Quỹ được chọn tên và biểu tượng. Tên và biểu tượng của quỹ phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Không trùng lắp hoặc gây nhầm lẫn với tên hoặc biểu tượng của quỹ khác đã được đăng ký trước đó;

b) Không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;

c) Quỹ phải có tên bằng tiếng Việt và có thể được dịch ra tiếng quốc tế theo quy định của pháp luật.

3. Trụ sở giao dịch của quỹ phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ cụ thể và phải có tài liệu chứng minh tính hợp pháp của trụ sở quỹ.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Chào các bạn! Các bạn cho mình hỏi, nhà mình có mảnh đất ở Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội, vị trí 3, rộng 65m. 50m đã nộp thuế trước 15/10/1993. Vậy khi làm sổ đỏ tốn khoảng bao nhiêu tiền ạ? Cảm ơn nhiều!

*Căn cứ pháp lý

– Thông tư 02/2014/TT-BTC về hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

*Nội dung tư vấn

          Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BTC như sau:

“+ Mức thu tối đa áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh, như sau:

* Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất:

Mức thu tối đa không quá 100.000 đồng/giấy đối với cấp mới; tối đa không quá 50.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.

Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 25.000 đồng/giấy cấp mới; tối đa không quá 20.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.

* Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: Không quá 28.000 đồng/1 lần.

* Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính: Không quá 15.000 đồng/1 lần.

+ Mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các khu vực khác: Tối đa không quá 50% mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh.

+ Mức thu tối đa áp dụng đối với tổ chức, như sau:

* Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất:

Mức thu tối đa không quá 500.000 đồng/giấy.

Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho tổ chức chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 100.000 đồng/giấy.

Trường hợp cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận: Mức thu tối đa không quá 50.000 đồng/lần cấp.

* Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: Không quá 30.000 đồng/1 lần.

* Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính: Không quá 30.000 đồng/1 lần.

+ Miễn nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trước ngày Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có hiệu lực thi hành (ngày 10/12/2009) mà có nhu cầu cấp đổi giấy chứng nhận.

+ Miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và các phường nội thành thuộc thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh được cấp giấy chứng nhận ở nông thôn thì không được miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận.” Như vậy, về lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp của bạn sẽ là tối đa không quá 100.000 đồng/giấy đối với cấp mới; tối đa không quá 50.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận. Còn lệ phí trong trường hợp bạn muốn cấp giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 25.000 đồng/giấy cấp mới; tối đa không quá 20.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Luật sư tư vấn:

  • Bộ luật dân sự 2015;
  • Luật Nghĩa vụ quân sự 2015;
  • Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi năm 2012.

Hiện nay, pháp luật không thực sự chỉ rõ ra khái niệm của Không còn khả năng lao động, mỗi văn bản quy phạm pháp luật lại có một cách hiểu khác nhau về khái niệm này:

Trong BLDS 2015:

Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

Trong Luật NVQS 2015:

Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ

1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

Điều 19. Giảm trừ gia cảnh

1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:

a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm);

b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng.

2. Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.

3. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:

a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;

Có thể thấy rằng, việc quy định:

+ “Con chưa thành niên không có khả năng lao động” là người thừa kế không phu thuộc nội dung di chúc;

+ Tạm hoãn gọi nhập ngũ trong trường hợp là “lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động” hay;

+ Được giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân đối với “Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động”

có ý nghĩa vô cùng lớn đối với người không có khả năng lao động cũng như người thân thích của họ. Mặt khác, những quy định “ưu ái” trên còn cho thấy trách nhiệm, bồn phận nuôi dưỡng, chăm sóc của những người thân thích với nhau.

Vậy tóm lại khái niệm về người không có khả năng lao động:

   – Họ phải rơi vào các trường hợp bị: “liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên”

   – Và cần có người thường xuyên chăm sóc.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Ông em hiện đã mất, hồi đó bà là người đi làm giấy báo tử cho ông, nhưng do thời gian quá lâu nên gia đình đã làm mất giấy chứng tử của ông. Nay gia đình cần xin lại để thực hiện khai thừa kế và chia đất của ông bà. Bà em vẫn còn sống vậy gia đình em cần phải làm thủ tục gì, tại đâu và làm như thế nào, bà em đã già yếu, có phải chỉ bà làm được không, em có thể thay bà đi làm được không.

Theo nội dung sự việc anh/chị trình bày, chúng tôi nhận định thắc mắc của khách hàng liên quan đến trình tự, thủ tục xin cấp lại giấy chứng tử.

– Cơ sở pháp lý:

Luật Hộ tịch năm 2014;

Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;

Thông tư số 250/2016/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Quyết định số 299/QĐ-BTP về việc công bố thủ tục hành chính ban hành mới trong lĩnh vực hộ tịch thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch trong nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp;

– Luật sư tư vấn:

Trước hết, về trường hợp của anh/chị cần xác định chính xác thời điểm bà tiến hành đăng ký khai tử cho ông. Bởi nếu việc khai tử đó đã được đăng ký trước ngày 01/01/2016 tức ngày Luật Hộ tịch năm 2014 có hiệu lực thi hành, anh/chị có thể tiến hành thủ tục đăng ký lại khai tử. Tuy nhiên, nếu việc đăng ký khai tử được hoàn thành từ ngày 01/01/2016 trở đi, anh/chị chỉ có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện khai tử đó. Với cả hai thủ tục nói trên, anh/chị có thể tự mình thực hiện mà không cần bà tức người đăng ký khai tử lần đầu trực tiếp tiến hành nữa.

  •  Trường hợp tiến hành đăng ký khai tử trước ngày 01/01/2016:

Theo Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, anh/chị có quyền đăng ký lại khai tử cho ông nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Điều 24. Điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử

1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

2. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.

3. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

Về thẩm quyền giải quyết, UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai tử trước đây cho ông của anh/chị chính là cơ quan có thẩm quyền đăng ký lại khai tử. Cụ thể, khoản 2 Điều 25 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định:

Điều 25. Thẩm quyền đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử

2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai tử trước đây thực hiện đăng ký lại khai tử.

Về thủ tục, anh/chị có thể tham khảo Điều 28 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP:

Điều 28. Thủ tục đăng ký lại khai tử

1. Hồ sơ đăng ký lại khai tử gồm các giấy tờ sau đây:

a) Tờ khai theo mẫu quy định;

b) Bản sao Giấy chứng tử trước đây được cấp hợp lệ. Nếu không có bản sao Giấy chứng tử hợp lệ thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ liên quan có nội dung chứng minh sự kiện chết.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra hồ sơ. Nếu xét thấy các thông tin là đầy đủ, chính xác và việc đăng ký lại khai tử là đúng pháp luật thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người có yêu cầu; ghi nội dung đăng ký lại khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu khai tử ký, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch.

Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc.

Cũng cần lưu ý, đăng ký lại hộ tịch là công việc về hộ tịch có thu lệ phí. Như vậy, trừ trường hợp được miễn lệ phí hộ tịch theo khoản 1 Điều 11 Luật Hộ tịch năm 2014, anh/chị cần nộp lệ phí theo quy định tại địa phương. Cụ thể, theo hướng dẫn tại Thông tư số 250/2016/TT-BTC:

Điều 5. Căn cứ xác định mức thu phí và lệ phí

2. Đối với các khoản lệ phí

c) Lệ phí hộ tịch là khoản thu đối với người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật.

– Lệ phí hộ tịch đối với việc đăng ký hộ tịch tại từng cấp quản lý như sau:

+ Đối với việc đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã, gồm: Khai sinh (bao gồm: đăng ký khai sinh không đúng hạn, đăng ký lại khai sinh, đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân); khai tử (bao gồm: đăng ký khai tử không đúng hạn, đăng ký lại khai tử); kết hôn (đăng ký lại kết hôn); nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi cư trú ở trong nước; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước; cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; xác nhận hoặc ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác; đăng ký hộ tịch khác.

– Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc miễn lệ phí hộ tịch theo quy định tại Điều 11 Luật hộ tịch trong những trường hợp sau:

+ Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.

+ Đăng ký khai sinh đúng hạn, khai tử đúng hạn; đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ; đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước, thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã; đăng ký khai sinh đúng hạn, khai tử đúng hạn, đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài thực hiện tại Ủy bannhân dân cấp xã ở khu vực biên giới.

  •  Trường hợp tiến hành đăng ký khai tử từ ngày 01/01/2016 trở đi:

Như đã đề cập, trường hợp này anh/chị không thực hiện đăng ký lại khai tử được. Thay vào đó, anh/chị có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện khai tử cho ông của anh/chị. Cơ quan có trách nhiệm giải quyết thủ tục trên là Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm: cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào Điều 63 Luật Hộ tịch năm 2014:

Điều 63. Cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch đã đăng ký

Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký.

Toàn bộ trình tự, thủ tục yêu cầu cũng như giải quyết yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch được quy định chi tiết tại Chương III Quyết định số 299/QĐ-BTP:

III. THỦ TỤC CẤP BẢN SAO TRÍCH LỤC HỘ TỊCH

Trình tự thực hiện

– Người có yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch nộp hồ sơ tại Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch có thẩm quyền.

– Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ do người yêu cầu xuất trình hoặc nộp.

– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.

– Hồ sơ yêu cầu cấp bản sao trích lục sau khi đã được hướng dẫn theo quy định mà không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ. Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối, người tiếp nhận ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên.

– Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy hồ sơ đầy đủ và phù hợp, công chức làm công tác hộ tịch căn cứ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch, ghi nội dung bản sao trích lục hộ tịch, báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch ký cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.

* Lưu ý:

+ Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính; nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao có chứng thực giấy tờ đó.

+ Trường hợp pháp luật quy định xuất trình giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ xuất trình, đối chiếu với thông tin trong Tờ khai và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm bản sao giấy tờ đó. Người tiếp nhận có thể chụp 01 bản giấy tờ xuất trình hoặc ghi lại thông tin của giấy tờ xuất trình để lưu hồ sơ.

+ Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp.

Cách thức thực hiện:

– Người có yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch;

– Người thực hiện yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch có thể trực tiếp nộp hồ sơ; cơ quan, tổ chức có yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch có thể trực tiếp gửi văn bản yêu cầu tại Cơ quản quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch có thẩm quyền hoặc gửi hồ sơ, văn bản yêu cầu qua hệ thống bưu chính.

Thành phần hồ sơ:

* Giấy tờ phải xuất trình:

– Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch.

Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ phải xuất trình nêu trên.

* Giấy tờ phải nộp

– Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch theo mẫu đối với trường hợp người yêu cầu là cá nhân.

– Văn bản yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch nêu rõ lý do trong trường hợp người yêu cầu là cơ quan, tổ chức.

– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Ngay trong ngày tiếp nhận hồ sơ; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản sao trích lục hộ tịch

Lệ phí:

– Không quá 3.000 đồng/bản sao đối với yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch tại cấp xã;

– Không quá 8.000 đồng/bản sao đối với yêu cầu cấp bản sao Trích lục hộ tịch tại cấp huyện.

Miễn lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Rất mong mọi người giải đáp giúp mẹ em với ạ.

Mẹ em sinh vào tháng 12 năm 1967, đã đi làm nhà nước 30 năm có đóng bhxh. Theo luật mới thì nữ phải làm đến 60t mới được về hưu. Vậy mẹ em sẽ phải làm đến 60 hay vẫn được về hưu ở tuổi 55 ạ?

Em xin cảm ơn.

*Căn cứ pháp lý

– Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019

*Nội dung tư vấn

Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 mới được Quốc hội mang ra thảo luận hôm 23/10, tuy nhiên vẫn chưa được thông qua. Do đó, không thể khẳng định chắc chắn tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ được quy định như thế nào. Chúng tôi sẽ dựa vào dự thảo để đưa ra tư vấn mang tính tham khảo như sau:

Điều 168 Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:

Phương án 1 (phương án Chính phủ trình có chỉnh lý kỹ thuật):

1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.

 2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở nơi có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Phương án 2 (phương án chốt tuổi và giao Chính phủ quy định lộ trình):

1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.

2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam và đủ 60 tuổi đối với nữ.

Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, căn cứ theo ngành nghề, tính chất công việc, môi trường và điều kiện lao động, địa bàn và cung, cầu của thị trường lao động, xu hướng già hóa dân số, Chính phủ quy định lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động.

3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở nơi có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, tuổi nghỉ hưu sẽ được điều chỉnh theo lộ trình từ năm 2021 tăng dần từng năm cho đến khi đủ 62 tuổi với nam và 60 tuổi với nữ. Với phương án 1, kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ. Năm 2022, tuổi nghỉ hưu sẽ là 60 tuổi 6 tháng đối với nam, 55 tuổi 8 tháng đối với nữ; Năm 2023 sẽ là 60 tuổi 9 tháng đối với nam, 56 tuổi đối với nữ; …

Mẹ của bạn sinh vào tháng 12 năm 1967, đến ngày 01 tháng 01 năm 2021 sẽ đủ 53 tuổi. Đối chiếu với phương án lộ trình trong dự thảo, đến tháng 12 năm 2023, tức là khi đủ 56 tuổi, mẹ của bạn có thể được nghỉ hưu chứ không phải làm việc đến khi 60 tuổi.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi … Trân trọng./.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Luật sư tư vấn:

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017
  • Nghị định số 167/2013/NĐ-CP QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI; PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI; PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY; PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Đầu tiên là hành vi đe dọa bắt cóc người khác ở đây là là để mục đích gì, vấn đề là nếu có mục đích từ trước thì sẽ đủ cấu thành về các tội hình sự:

+ Nếu hành vi đe dọa bắt cóc người khác với mục đích là để cưỡng đoạt tài sản thì ngay cả khi chưa tiến hành cưỡng đoạt tài sản thì với căn cứ là có hành vi đe dọa đến tinh thần người khác mà có thể có cơ sở để người khác lo sợ thì:

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

  1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Hành vi đe dọa bắt cóc ở đây có thể hiểu chính là thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần nên dù không thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản nhưng nếu có hành vi uy hiếp tinh thần thì cũng đủ cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản tại điều 170 BLHS 2015, sửa đổi năm 2017.

Tuy nhiên nếu như người đe dọa bắt cóc người khác, không có mục đích nhằm cưỡng đoạt tài sản mà chỉ có hành vi đe dọa bắt cóc người khác thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính:

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

Nếu lời đe dọa gây ảnh hưởng đến tinh thần thì còn có thể chịu trách nhiệm bồi thường dân sự theo BLDS 2015:

Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Trong diện tích đất nhà tôi có một cây mun, hiện xã đã đánh số và báo là cây di sản. Cây này đã ở trong diện tích đất nhà tôi từ thời ông cố nội của tôi dựng nhà. Không có tranh chấp với ai, cây cũng do anh em chúng tôi thường xuyên chăm sóc, đặt rào chắn và bảo vệ.

Giờ có người hỏi mua và tôi đã bán thì có sao không, họ đã mang cây đi rồi, tôi đã nhận tiền. Nếu bị phạt thì mức phạt là bao nhiêu. Xin cảm ơn!

Theo nội dung sự việc anh/chị trình bày, chúng tôi nhận định thắc mắc của khách hàng liên quan đến tính pháp lý của hành vi mua bán “cây di sản”.

– Cơ sở pháp lý:

Luật di sản văn hóa năm 2001;

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa;

Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;

Bộ luật dân sự năm 2015;

– Luật sư tư vấn:

Trước hết, chúng tôi khẳng định việc đánh số cây mun và công nhận cây di sản của xã không có giá trị pháp lý. Cây mun thuộc quyền sở hữu của anh/chị do đó anh/chị hoàn toàn có quyền bán cây này. Việc mua bán trên không vi phạm pháp luật và không phải chịu phạt.

Theo pháp luật hiện hành, “cây di sản” không phải là thuật ngữ pháp lý. Danh hiệu này hiện chưa được ghi nhận ở bất kì văn bản pháp luật nào. Vấn đề vinh danh và bảo vệ cây di sản lần đầu tiên được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam khởi xướng vào năm 2010, nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Kể từ đó, Hội đã thành lập Hội đồng xét duyệt với những tiêu chí cụ thể về tên khoa học của cây, xác định tuổi cây, chu vi, đường kính, chiều cao, các giá trị của cây về văn hóa, lịch sử, xã hội và giáo dục,… để xem xét phong danh hiệu “Cây di sản”. Như vậy, theo chúng tôi cần thiết phải xem xét lại thẩm quyền phong danh hiệu trên của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.

Giữa tháng 3/2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã gửi Công văn số 932/BVHTTDL-TTr tới Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, qua đó khẳng định pháp luật chưa từng quy định về việc vinh danh hay cấp bằng chứng nhận đối với danh hiệu “Cây di sản”. Toàn bộ nội dung từ tên gọi, tiêu chí, quy trình để chứng nhận, tôn vinh danh hiệu trên hoàn toàn do Hội này tự đặt ra.

Cụ thể, căn cứ Điều 11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa:

11. Khoản 1 Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích được quy định như sau:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh, cấp bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh;

b) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích quốc gia, cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia;

c) Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc xem xét đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thế giới.”

Theo đó, thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích không được trao cho các tổ chức hội. Hơn nữa, tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội cũng không ghi nhận thẩm quyền này cho các tổ chức Hội. Như vậy, việc Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tự tổ chức vinh danh và phong danh hiệu “Cây di sản” là vượt quá thẩm quyền của các tổ chức Hội.

Quyền sở hữu của anh/chị với cây mun là quyền sở hữu được xác lập theo thời hiệu do chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Cụ thể tại Điều 236 Bộ luật dân sự năm 2015:

Điều 236. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Cây này nằm trong diện tích đất nhà anh/chị từ thời ông cố nội, không có tranh chấp lại được gia đình anh/chị thường xuyên chăm sóc và đặt rào chắn bảo vệ. Như vậy, anh/chị hoàn toàn đủ điều kiện trở thành chủ sở hữu cây theo diện “người chiếm hữu bất động sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai”.

Với tư cách là chủ sở hữu, anh/chị được hưởng các quyền sau theo Bộ luật dân sự năm 2015::

Điều 158. Quyền sở hữu

Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.

Điều 194. Quyền định đoạt của chủ sở hữu

Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản. Vậy việc bán cây của anh/chị là phù hợp với quy định của pháp luật, anh/chị không phải chịu bất kì hình thức phạt nào.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Mong các anh chị giải đáp giúp e 2 trường hợp này với ạ.

TH1: là năm ngoái e bị giao thông bắt tội k bật đèn xe viết phiếu phạt 100k nộp kho bạc (bắt ở tphcm). Sau đó e về quê và quên mất vụ lấy bằng lái luôn. Hiện tại đã được hơn 1 năm rồi. Liêu e có thể lấy lại bằng được không. Và e có thể ủy thác cho bạn e ở sài gòn lấy hộ e dk k ạ. Vì hiện tại e đang đi nghĩa vụ k thể đi lấy được.

TH2: vào khoảnh tháng 3 năm ngoái e có mở một quán cafe và làm giấy phép kinh doanh, thuế khai báo của e là 400k/ tháng. e làm đến tháng 7 là e sang quán lại cho một ng khác và e đã đóng thuế hết tháng 8, nhưng e chưa báo ngưng bên thuế. Và 2 tháng sau họ có gọi và e báo ngưng hoạt động nhưng chỉ báo qua đt thôi. Nhưng e chưa đi huy cái giấy phép kinh doanh đó.. Liệu có sao k ạ. Liệu thuế có phát sinh k ạ… e nghe ng than nói thì không sao vì e đã ngưng k còn hđ nữa nhưng e vẫn lo ngại thắc mắc ạ.

Cảm ơn anh chị đã đọc. Mong được giúp đỡ ạ

TH1:

*Căn cứ pháp luật:

– Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012;

– Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính;

– Thông tư 47/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính

*Nội dung tư vấn:

Do trong thông tin bạn cung cấp không nêu rõ đã nộp phạt hay chưa, nên công ty tư vấn theo 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Bạn đã nộp phạt cho kho bạc nhà nước nhưng chưa lấy lại giấy phép lái xe.

Hiện nay chưa có văn bản nào quy định về lưu trữ giấy phép lái xe mà người dân không đến nhận thì sẽ được lưu trữ trong bao lâu nên khả năng cao là giấy phép lái xe của bạn vẫn được lưu trữ tại cơ quan công an. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 47/2014/TT-BCA,

2. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện tiến hành các thủ tục sau:

a) Kiểm tra quyết định trả lại; kiểm tra Chứng minh nhân dân và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận.

Người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu những người nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.

b) Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý.

c) Lập biên bản trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.”

Do đang đi nghĩa vụ quân sự, bạn hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác đến nhận giúp giấy phép lái xe. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản để cơ quan công an kiểm tra, trong văn bản ủy quyền phải ghi đầy đủ thông tin nhân thân của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền (Họ và tên, năm sinh, CMND hoặc CCCD, địa chỉ thường trú, số điện thoại, …), công việc ủy quyền (nhận lại giấy phép lái xe) có xác nhận của bạn. Kèm theo đó, bạn cũng cần phải cung cấp cho người nhận lại biên lai (hoặc giấy tờ khác) xác nhận đã nộp phạt và yêu cầu người đó đem theo giấy tờ tùy thân (CMND, CCCD, giấy phép lái xe, …)

Trường hợp 2: Bạn chưa nộp phạt cho kho bạc nhà nước và chưa lấy lại giấy phép lái xe.

Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.” Như vậy, do quá thời gian nộp tiền phạt hơn 1 năm nên bạn phải nộp thêm 0,05% của 100.000 đồng tiền phạt cho mỗi ngày quá hạn. Sau khi nộp phạt, bạn có thể lấy lại giấy phép lái xe tại cơ quan công an. Tương tự như trên, bạn hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác thực hiện việc nộp tiền phạt và nhận lại giấy phép lái xe, việc ủy quyền phải thực hiện bằng văn bản ủy quyền.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Luật sư tư vấn:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 2017;
  • Nghị định số 79/2018/NĐ-CP Quy định thi hành Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 2017;
  • Thông tư số 16/2018/TT-BCA Quy định chi tiết một số điều Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 2017.

Theo định nghĩa thì, Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.

Nếu mang những vũ khí trên thì sẽ bị coi là tàng trữ và sử dụng vũ khí thô sơ và sẽ bị người có thẩm quyền xử phạt hành chính hoặc nếu nặng hơn sẽ là đưa ra trách nhiệm hình sự.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Tôi có mảnh đất nằm cạnh 1 diện tích đất rừng, tháng trước họ có tiến hành quy hoạch và đã san lấp gần hết khoảng đất rừng đó, chỉ để lại một diện tích chừng 10m ngay sát ranh giới nhà tôi. Giờ cỏ cây um tùm nhìn rất mất thẩm mỹ lại còn là nơi tụ tập của côn trùng, động vật, liệu tôi có thể tự san lấp nốt để đảm bảo cho không gian sống của mình không.

Tôi đã mấy lần xin phép nhưng kiểm lâm khu vực họ nói chưa thể làm do chưa có chỉ đạo. Vậy giờ tôi cần xử lý ra sao. Rất mong được giúp đỡ sớm.

Theo nội dung sự việc anh/chị trình bày, chúng tôi nhận định thắc mắc của khách hàng liên quan đến thẩm quyền san lấp rừng theo quy hoạch???.

– Cơ sở pháp lý:

Luật Lâm nghiệp năm 2017;

Nghị định số 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

– Luật sư tư vấn:

Luật Lâm nghiệp – Điều 19. Điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

1. Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

2. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

3. Có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

4. Có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế.

Nghị định số 156/2018/NĐ-CP Điều 23. Thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng

1. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như sau:

a) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với tổ chức;

b) Cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuê đất để trồng rừng sản xuất.

2. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định như sau:

a) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân;

b) Giao rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với cộng đồng dân cư.

3. Trường hợp trong khu vực thu hồi rừng có cả đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi rừng hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi rừng.

4. Chính phủ quy định chi tiết việc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng.

Điều 42. Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

1. Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thống nhất, đồng bộ với trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.

2. Cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp kiểm tra hồ sơ về điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định tại Điều 19 của Luật Lâm nghiệp, đồng thời rà soát, xác định vị trí, diện tích, hiện trạng rừng trước khi phê duyệt chuyển mục đích sử dụng.3. Quyết định chuyển mục đích sử dụng đất của cấp có thẩm quyền phải thể hiện được vị trí, diện tích phê duyệt chuyển mục đích sử dụng rừng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com