Đe dọa bắt cóc người khác nhưng không làm thì có phạm tội

Luật sư tư vấn:

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017
  • Nghị định số 167/2013/NĐ-CP QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI; PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI; PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY; PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Đầu tiên là hành vi đe dọa bắt cóc người khác ở đây là là để mục đích gì, vấn đề là nếu có mục đích từ trước thì sẽ đủ cấu thành về các tội hình sự:

+ Nếu hành vi đe dọa bắt cóc người khác với mục đích là để cưỡng đoạt tài sản thì ngay cả khi chưa tiến hành cưỡng đoạt tài sản thì với căn cứ là có hành vi đe dọa đến tinh thần người khác mà có thể có cơ sở để người khác lo sợ thì:

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

  1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Hành vi đe dọa bắt cóc ở đây có thể hiểu chính là thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần nên dù không thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản nhưng nếu có hành vi uy hiếp tinh thần thì cũng đủ cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản tại điều 170 BLHS 2015, sửa đổi năm 2017.

Tuy nhiên nếu như người đe dọa bắt cóc người khác, không có mục đích nhằm cưỡng đoạt tài sản mà chỉ có hành vi đe dọa bắt cóc người khác thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính:

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

Nếu lời đe dọa gây ảnh hưởng đến tinh thần thì còn có thể chịu trách nhiệm bồi thường dân sự theo BLDS 2015:

Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com