Công ty em là công ty phần mềm nên được miễn một số khoản thuế giá trị gia tăng khi cung cấp dịch vụ, sản phẩm. Nhưng khi em xuất hóa đơn đầu vào thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT với các đơn vị khác. Giờ em thực hiện kê khai thuế thì phần em chịu thuế GTGT đó có được kê vào chi phí công ty không hay phải kê vào thuế GTGT. Em không hiểu lắm, xin được giúp đỡ, em cảm ơn.

Theo nội dung sự việc anh/chị trình bày, chúng tôi nhận định thắc mắc của khách hàng liên quan đến thủ tục khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào.

– Cơ sở pháp lý:

Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008;

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng;

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế;

– Luật sư tư vấn:

Theo quy định pháp luật về thuế, trường hợp được miễn thuế thì vẫn được xem là thuộc diện chịu thuế và phải kê khai thuế. Vì vậy, phần nghĩa vụ thuế GTGT đầu vào đối với các hoạt động cung cấp dịch vụ, sản phẩm được miễn thuế của Quý Công ty vẫn phải được ghi nhận tại hóa đơn để làm căn cứ tiến hành kê khai thuế GTGT cũng như thực hiện khấu trừ, hoàn thuế GTGT tại thời điểm kê khai.

Cụ thể, khấu trừ thuế GTGT đầu vào được quy định tại khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng:

Điều 1

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng:

6. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 12. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:

a) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế giá trị gia tăng đầu vào không được bồi thường của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng bị tổn thất;

b) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. 

đ) Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

Bên cạnh đó, với trường hợp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ như trên, Quý Công ty cần lưu ý một số trường hợp có thể được hoàn thuế GTGT theo Điều 13 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 và khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng:

Điều 1

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng:

7. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

 “Điều 13. Các trường hợp hoàn thuế

1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo; trường hợp lũy kế sau ít nhất mười hai tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc ít nhất sau bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ mà vẫn còn số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế.

Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.

2. Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý.3. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Điều kiện để sản xuất kinh doanh nước uống

Em là công ty TNHH tại Hà Nội, lúc trước đơn vị em đã thực hiện kinh doanh sản phẩm nước khi nhập từ đơn vị khác về. Giờ em muốn đăng ký để tự sản xuất nước uống đóng chai, đóng bình có được không, điều kiện là gì. Khi em mở xưởng thuộc công ty thì thủ tục như thế nào, có phải làm đăng ký thêm gì với thuế không.

Trả lời:

Trước tiên, xin cảm ơn anh/chị đã gửi thắc mắc của mình tới Công ty chúng tôi. Theo sự việc được trình bày, chúng tôi xin khái quát nội dung câu hỏi của khách hàng như sau:

A/ Điều kiện, trình tự thủ tục tiến hành sản xuất kinh doanh nước uống đóng chai

B/ Trình tự và những lưu ý khi mở xưởng sản xuất

Sau đây là nội dung tư vấn của Công ty chúng tôi:

A/ Công ty của anh/chị hoàn toàn có thể tiến hành chuyển đổi từ kinh doanh nước uống đóng chainhập từ đơn vị khác sang tự sản xuất và kinh doanh sản phẩm nói trên.

– Cơ sở pháp lý:

Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

Nghị định 67/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vưc quản lý chuyên ngành Bộ Y tế;

Luật An toàn thực phẩm năm 2010;

Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

– Luật sư tư vấn:

Lúc này, Công ty của anh/chị được xem là đã thay đổi ngành, nghề kinh doanh. Vậy Công ty cần hoàn tất thủ tục thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh; xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai, đồng thời phải tự công bố sản phẩm.

Thủ tục thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh được quy định tại Điều 49 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp:

Điều 49. Thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh

1. Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Nội dung Thông báo bao gồm:

a) Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);

b) Ngành, nghề đăng ký bổ sung hoặc thay đổi;

c) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp,

Kèm theo Thông báo phải có Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.

2. Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, bổ sung, thay đổi thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

3. Trường hợp hồ sơ thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc.

4. Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi. Trường hợp có thay đổi mà doanh nghiệp không thông báo thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Tiếp đó, Công ty cần xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để phù hợp với loại hình sản xuất, kinh doanh đã thay đổi. Cụ thể tại Điều 36 Luật An toàn thực phẩm năm 2010:

Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

d) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Luật này;

b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cuối cùng, Công ty anh/chị cần tiến hành tự công bố sản phẩm nước uống đóng chai theo trình tự được quy định tại Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm:

Điều 5. Hồ sơ, trình tự tự công bố sản phẩm

1. Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:

a) Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).

2. Việc tự công bố sản phẩm được thực hiện theo trình tự như sau:

a) Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định;

b) Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;

c) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.

3. Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.

4. Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

Tuy nhiên, cần lưu ý sản xuất và kinh doanh nước uống đóng chai là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, Công ty cần đáp ứng đủ điều kiện chung đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng như điều kiện riêng đối với có cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai. Các điều kiện này được quy định tại Nghị định 67/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành Bộ Y tế:

Điều 4. Điều kiện đối với cơ sở

1. Địa điểm, môi trường:

a) Có đủ diện tích để bố trí khu vực sản xuất thực phẩm, các khu vực phụ trợ và thuận tiện cho hoạt động sản xuất, bảo quản và vận chuyển thực phẩm;

b) Khu vực sản xuất, bảo quản thực phẩm không bị ngập nước, đọng nước;

c) Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại;

d) Không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại và các nguồn gây ô nhiễm khác.

2. Thiết kế xây dựng nhà xưởng:

a) Nhà xưởng sản xuất và các khu vực phụ trợ phải được thiết kế xây dựng đủ diện tích để bố trí thiết bị của dây chuyền sản xuất thực phẩm và phù hợp với công năng thiết kế của cơ sở;

b) Quy trình sản xuất thực phẩm phải được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;

c) Khu vực kho nguyên liệu, kho thành phẩm; khu vực sơ chế, chế biến, đóng gói thực phẩm; khu vực vệ sinh; khu thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ liên quan phải được thiết kế xây dựng tách biệt;

d) Đường nội bộ phải được thiết kế xây dựng bảo đảm vệ sinh; cống rãnh thoát nước thải phải được che kín, bảo đảm vệ sinh và khai thông;

đ) Nơi tập kết, xử lý chất thải phải thiết kế xây dựng ở ngoài khu vực nhà xưởng sản xuất thực phẩm và bảo đảm vệ sinh.

3. Kết cấu nhà xưởng:

a) Nhà xưởng phải có kết cấu vững chắc, phù hợp với tính chất, quy mô và quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm;

b) Vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải có bề mặt nhẵn, không thấm nước, không thôi nhiễm chất độc hại ra thực phẩm, ít bị bào mòn do các chất tẩy rửa, tẩy trùng gây ra và dễ lau chùi, khử trùng;

c) Tường nhà phẳng, sáng màu, không bị thấm nước, không bị rạn nứt, không bị dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh; trần nhà phẳng, sáng màu, không bị dột, thấm nước, rạn nứt, dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh;

d) Nền nhà phẳng, nhẵn, thoát nước tốt, không thấm và dễ làm vệ sinh.

4. Hệ thống thông gió:

a) Bảo đảm thông thoáng cho các khu vực của cơ sở và phù hợp với yêu cầu loại hình sản xuất thực phẩm; dễ bảo dưỡng và làm vệ sinh.

b) Hướng gió của hệ thống thông gió phải bảo đảm không được thổi từ khu vực có nguy cơ ô nhiễm sang khu vực có yêu cầu sạch.

5. Hệ thống chiếu sáng:

a) Bảo đảm ánh sáng để đáp ứng yêu cầu sản xuất, kiểm soát chất lượng, an toàn sản phẩm;

b) Bóng đèn chiếu sáng phải được che chắn an toàn bằng hộp, lưới để tránh bị vỡ và bảo đảm mảnh vỡ không rơi vào thực phẩm.

6. Hệ thống cung cấp nước:

a) Bảo đảm đủ nước sạch để sản xuất thực phẩm và phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống;

b) Bảo đảm đủ nước sạch để rửa tay, vệ sinh thiết bị, dụng cụ và vệ sinh cơ sở phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt trong quá trình sản xuất.

7. Hơi nước và khí nén:

a) Hơi nước, khí nén sử dụng cho sản xuất thực phẩm phải bảo đảm sạch, an toàn, không gây ô nhiễm cho thực phẩm;

b) Phải có đường ống riêng, màu riêng để dễ phân biệt và không được nối hệ thống nước sử dụng cho sản xuất thực phẩm với hệ thống nước dùng để sản xuất hơi nước, làm lạnh, phòng cháy, chữa cháy hay sử dụng cho mục đích khác.

8. Hệ thống xử lý chất thải:

a) Có đủ dụng cụ thu gom chất thải rắn có nắp đậy. Dụng cụ chứa đựng chất thải rắn nguy hiểm phải có ký hiệu để phân biệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Nếu không có hệ thống xử lý chất thải rắn thì phải có hợp đồng kinh tế thu gom với tổ chức, cá nhân được phép xử lý rác thải rắn khác trên địa bàn địa phương;

b) Hệ thống xử lý chất thải phải được vận hành thường xuyên và chất thải được xử lý đạt các tiêu chuẩn theo quy định về vệ sinh môi trường.

9. Nhà vệ sinh, khu vực thay đồ bảo hộ lao động:

a) Nhà vệ sinh phải được bố trí riêng biệt với khu vực sản xuất thực phẩm; cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực sản xuất;

b) Thông gió bố trí phù hợp, bảo đảm không được thổi từ nhà vệ sinh sang khu vực sản xuất; thoát nước thải phải dễ dàng và bảo đảm vệ sinh. Có bảng hướng dẫn rửa tay sạch;

c) Có phòng thay trang phục bảo hộ lao động trước và sau khi làm việc.

10. Trong quá trình sản xuất, nguyên liệu thực phẩm và bao bì thực phẩm phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến sử dụng trong sản xuất thực phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và bảo đảm an toàn;

b) Bao bì thực phẩm phải bảo đảm chắc chắn, an toàn; không thôi nhiễm và bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm.

Điều 5. Điều kiện đối với thiết bị, dụng cụ

1. Thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải được thiết kế chế tạo phù hợp với yêu cầu công nghệ sản xuất; bảo đảm an toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm, dễ làm sạch, khử trùng, bảo dưỡng. Thiết bị, dụng cụ sản xuất di động phải bền, dễ di chuyển, tháo lắp và làm vệ sinh.

2. Phương tiện rửa và khử trùng tay:

a) Có đủ thiết bị rửa tay, khử trùng tay, ủng, giầy, dép trước khi vào khu vực sản xuất thực phẩm;

b) Xưởng sản xuất thực phẩm phải có bồn rửa tay cho nhân viên; nơi rửa tay phải có xà phòng hoặc nước sát trùng; khăn, giấy lau tay sử dụng một lần hoặc máy sấy khô tay.

3. Thiết bị, dụng cụ sản xuất thực phẩm:

a) Có đủ và phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói thực phẩm;

b) Được chế tạo bằng vật liệu không độc, ít bị mài mòn, không bị han gỉ, không thôi nhiễm các chất độc hại, không gây mùi lạ hay làm biến đổi thực phẩm;

c) Dễ làm vệ sinh, bảo dưỡng; không làm nhiễm bẩn thực phẩm do dầu mỡ bôi trơn, mảnh vụn kim loại;

d) Có đủ quy trình vệ sinh, quy trình vận hành đối với phương tiện và thiết bị của dây chuyền sản xuất.

4. Phòng chống côn trùng và động vật gây hại:

a) Thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại phải được làm bằng các vật liệu không gỉ, dễ tháo rời để làm vệ sinh, thiết kế phù hợp, bảo đảm ngăn chặn được sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại;

b) Không sử dụng thuốc, động vật để diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất thực phẩm.

5. Thiết bị dụng cụ giám sát, đo lường:

a) Có thiết bị, dụng cụ giám sát chất lượng, an toàn sản phẩm và đánh giá được chỉ tiêu cơ bản về chất lượng, an toàn thực phẩm. Nếu không có thiết bị, dụng cụ giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm thì phải có hợp đồng kinh tế với tổ chức, cá nhân được phép kiểm nghiệm khác;

b) Thiết bị, dụng cụ, phương tiện đo phải bảo đảm độ chính xác trong quá trình sử dụng theo quy định của pháp luật về đo lường.

6. Việc sử dụng chất tẩy rửa và sát trùng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Chỉ dùng các hóa chất tẩy rửa, sát trùng được phép sử dụng;

b) Phải được đựng trong bao bì dễ nhận biết, có hướng dẫn sử dụng và không để ở nơi sản xuất thực phẩm.

Điều 6. Điều kiện đối với cơ sở

1. Có đủ diện tích để bố trí các khu vực bày bán thực phẩm, khu vực chứa đựng, bảo quản và thuận tiện để vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm.

2. Không bị ngập nước, đọng nước.

3. Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng và các nguồn ô nhiễm khác.

4. Kết cấu cơ sở kinh doanh phù hợp với tính chất, quy mô; xây dựng bằng vật liệu bảo đảm vệ sinh, an toàn.

5. Tường, trần nhà nhẵn, sáng màu, làm bằng vật liệu bền, chắc, không bị dột, thấm nước, không rạn nứt, rêu mốc, đọng nước và dính bám các chất bẩn.

6. Khu vực vệ sinh phải được bố trí ngăn cách với khu vực kinh doanh thực phẩm; cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực bảo quản thực phẩm.

7. Có hệ thống sổ sách hoặc phần mềm quản lý thực phẩm trong suốt quá trình kinh doanh.

Điều 7. Điều kiện đối với thiết bị, dụng cụ

1. Có đủ thiết bị phục vụ kinh doanh, bảo quản và kiểm soát các yếu tố an toàn thực phẩm phù hợp theo yêu cầu của nhà sản xuất; có quy định về quy trình, chế độ vệ sinh đối với cơ sở.

2. Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên.

Điều 13. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất nước uống đóng chai

1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định này.

2. Khu vực chiết rót sản phẩm phải kín, tách biệt với các khu vực khác và được trang bị hệ thống diệt khuẩn không khí.

3. Phải bố trí khu vực rửa và tiệt trùng chai, bình đựng sản phẩm.

4. Bao bì chứa đựng nước uống đóng chai phải tuân thủ theo quy định tại khoản 8 Điều 12 Nghị định này.

5. Việc tiệt trùng, khử trùng sản phẩm, khử trùng bao bì bằng thiết bị chuyên dụng sử dụng công nghệ tạo tia cực tím, công nghệ khí ozone và hoặc các công nghệ khác nhưng không làm ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn sản phẩm.

6. Nguồn nước sử dụng trong sản xuất nước uống đóng chai phải bảo đảm phòng tránh bất kỳ sự ô nhiễm nào hoặc yếu tố ngoại lai ảnh hưởng đến chất lượng nước và phù hợp với quy định về chất lượng nước ăn uống; các nguồn nước do cơ sở khai thác phải được kiểm tra và bảo đảm phù hợp với quy định về chất lượng ít nhất 12 tháng/lần.

7. Cơ sở sản xuất nước uống đóng chai phải có bộ phận kiểm soát vệ sinh chai bình, chất lượng nước; có đủ hồ sơ lưu trữ kết quả xét nghiệm từ khai thác nước nguồn cho đến thành phẩm theo quy định với từng lô sản phẩm.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Tôi hiện đang sinh sống tại Hà Nội, tôi muốn xin xác nhận nhân sự để nộp vào công ty nơi tôi làm việc. Thông tin họ yêu cầu xác nhận là không có tiền án tiền sự, vậy tôi phải xin xác nhận này ở đâu, thời gian và chi phí, thủ tục như thế nào? Xin cảm ơn!

Theo nội dung sự việc anh/chị trình bày, chúng tôi nhận định thắc mắc của khách hàng liên quan đến trình tự, thủ tục xác định không có tiền án, tiền sự.

– Cơ sở pháp lý:

Luật Lý lịch tư pháp năm 2009;

Quyết định số 2244/QĐ-BTP về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp;

– Luật sư tư vấn:

Trước hết, cần khẳng định chính xác nội dung yêu cầu từ phía Công ty nơi khách hàng làm việc, cụ thể đó là yêu cầu khách hàng cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho Công ty. Bởi theo khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp năm 2015, Phiếu lý lịch tư pháp có ý nghĩa như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

4. Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Sau đây là toàn bộ trình tự yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đối với trường hợp của anh/chị.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Do anh/chị sinh sống và làm việc tại Hà Nội nên thuộc trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009: “Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình”. Lúc này, theo điểm a khoản 1 Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp, anh/chị cần yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1:

Điều 41. Phiếu lý lịch tư pháp

1. Phiếu lý lịch tư pháp gồm có:

a) Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật này;

Bước 2: Nộp hồ sơ

Yêu cầu của anh/chị thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp nơi thường trú hoặc tạm trú:

Điều 44. Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp

 2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

Điều 45. Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1

2. Cá nhân nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây:

a) Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;

Anh/chị cần nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp nơi có thẩm quyền. Căn cứ vào Quyết định số 2244/QĐ-BTP:

– Nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp:

Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi người đó thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi người đó tạm trú

Bước 3: Nhận kết quả

Theo trình tự thực hiện được quy định tại Quyết định số 2244/QĐ-BTP, công dân có yêu cầu tiến hành nhận kết quả tại Sở Tư pháp nơi công dân đã nộp hồ sơ.

Ngoài ra, anh/chị cần lưu ý các nội dung quan trọng sau, căn cứ Mục 1 Phần II.B Quyết định số 2244/QĐ-BTP:

  • Về thành phần hồ sơ:

+ Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP; Mẫu số 04/2013/TT-LLTP).

+ Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp; Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Trường hợp nộp bản chụp thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật).

+ Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 (trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền). Văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

+ Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người được ủy quyền (trường hợp ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1)

Ngoài ra, người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm phí phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh.

  • Về số lượng hồ sơ: 01 bộ
  • Về phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp:

+ Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp: 200.000đồng/lần/người.

+ Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ (gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ (hoặc chồng), con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi dưỡng liệt sỹ): 100.000đồng/lần/người.

Các trường hợp miễn phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp gồm: Trẻ em theo quy định tại Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Người cao tuổi theo quy định tại Luật người cao tuổi; Người khuyết tật theo quy định tại Luật người khuyết tật; Người thuộc hộ nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020; Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 2 Phiếu trong một lần yêu cầu, thì kể từ phiếu thứ 3 trở đi cơ quan cấp phiếu lý lịch tư pháp thu thêm 5.000đ/phiếu, để bù đắp chi phí cần thiết cho việc in mẫu Phiếu lý lịch tư pháp.

  • Về thời hạn giải quyết hồ sơ:

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn không quá 15 ngày.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Hỏi:

Các ac luật sư nắm rõ về luật đất đai cho e hỏi tí ạ. E viết hơi dài mong ac bỏ qua và giúp e với. Cụ thể

Năm 2008 ba chồng e có mua mảnh đất 320m2 của ông đó với giá 1.9trieu. (lúc trc mảnh đất đó ông đó cho 1ng con trai và 1ng con gái của ổng, mỗi ng 1 nữa). Ba chồng e mua mà chỉ có giấy tờ mua bán 2 bên, chữ ý của ông đó, ng con trai, trưởng thôn, bí thư thôn, chứ ko có đóng dấu đỏ của xã và ko chuyển nhượng sổ đỏ. Giờ vợ chồng e làm sổ đỏ mảnh đất đó thì ngoài xã bảo: vợ chồng ng con gái đó đã đo và làm sổ đỏ thuộc quyền sở hữu của họ với 140m2. Vợ chồng e có đến nhà và nhờ họ làm giấy chuyển nhượng lại thì họ ko chịu. Họ nói lúc trc cha họ bán ko cho họ 1 đồng (nhưng thực tế trong giấy tờ mua bán có cho 300k cho ng chồng).Vấn đề cốt yếu là trong giấy tờ mua bán đất là năm 2008, có chữ ký ban lãnh đạo thôn. Còn giấy tờ đo đất và sổ đỏ của vc ng con gái kia năm 2009. Vậy vợ chồng e nếu kiện có khả năng thắng ko ạ? Mong ac luật sư giúp e với

Trả lời:

Căn cứ khoản 2 Điều 122 BLDS năm 2005: “Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định”. Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 689 BLDS năm 2005 thì: “Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật’’. Tức, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất là hợp pháp khi được lập thành văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực.

Chữ ký của ban lãnh đạo thôn không là căn cứ để hợp đồng mua bán quyền sử dụng mảnh đất 320m2 hợp pháp. Do vậy việc mua bán quyền sử dụng đất mảnh đất 320m2 nói trên là không đúng quy định của pháp luật do không tuân thủ về mặt hình thức của hợp đồng. Kết luận : Nếu bạn kiện thì khả năng thắng của bạn là không cao.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Luật sư tư vấn:

Căn cứ pháp lý:

Bộ Luật Hình sự 2015

Các tội cướp tài sản ( Điều 168), tội cướp giật tài sản ( Điều 171), tội trộm cắp tài sản( Điều 173) Đều là những tội danh có cấu thành về hành vi chiếm đạt tài sản của người khác nên việc xử lý tài sản bị mất cướp, trộm cắp sẽ được trả về cho người chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp của tài sản.Quy định cụ thể như sau:

Điều 47. Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm

1. Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với:

a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;

b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội;

c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.

2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

3. Vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu.

Điều 48. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi

1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.

2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Luật sư tư vấn:

  • Căn cứ pháp lý:
  • Luật An toàn thực phẩm 2010;
  • Nghị định số 115/2018/NĐ-CP Quy định Xử phạt hành chính về An toàn thực phẩm.

Nguyên tắc bảo đảm khi chế biến, sản xuất thực phẩm:

Điều 19. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;

b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

c) Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;

d) Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

đ) Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

e) Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Nếu vi phạm hành vi không sử dụng bao tay và đồng hồ theo quy định pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm thì sẽ phải chịu chế tài như sau:

Điều 9. Vi phạm quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; đeo đồng hồ, vòng, lắc; ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

Điều 15. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín và các loại hình khác thực hiện việc chế biến, cung cấp thực phẩm

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bày bán, chứa đựng thực phẩm trên thiết bị, dụng cụ, vật liệu không bảo đảm vệ sinh;

b) Không có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến;

c) Nơi chế biến, kinh doanh, bảo quản có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;

d) Sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Luật sư tư vấn:

  • Luật cư trú năm 2006;
  • Thông tư số 35/2014/TT-BCA

Đầu tiên là bạn muốn nhập hộ khẩu cho vợ bạn về với nhà bạn thì phải đủ điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú tại nhà bạn, tùy theo nhà bạn là ở tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương:

Nếu là ở tỉnh:

Điều 19. Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh

Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Nếu là ở thành phố trực thuộc trung ương:

Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương

Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

1. Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;

c) Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

đ) Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;

3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Xét thấy vợ bạn nếu được sự cho phép của chủ hộ nhà bạn theo điểm a khoản 2 Điều 20 Luật cư trú 2006 thì vợ bạn đã đủ điều kiện đăng ký thường trú tại nhà bạn.

Hồ sơ đăng ký thường trú được quy định rõ trong Thông tư 35/2014/TT-BCA:

Điều 6. Hồ sơ đăng ký thường trú

1. Hồ sơ đăng ký thường trú, bao gồm:

a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

b) Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);

c) Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú);

d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú (sau đây viết gọn là Nghị định số 31/2014/NĐ-CP). Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.

Trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau; người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng, người khuyết tật mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với người giám hộ thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp xã) về mối quan hệ nêu trên.

Tóm tắt lại là cần :

+Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

+Bản khai nhân khẩu;

+Giấy chuyển hộ khẩu

+Giấy  chứng nhận kết hôn của vợ chồng

+Sổ hộ khẩu gia đình chồng

Trong trường hợp của bạn, vợ chồng bạn có quan hệ hôn nhân, theo đó khi vợ bạn chuyển đến ở với bạn thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh về chỗ ở hợp pháp (quy định tại khoản d Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA). Thay vào đó khi nhập hộ khẩu cho vợ theo chồng, cần phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của UBND cấp xã về mối quan hệ nêu trên (Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ vợ chồng)

 Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ đăng ký thường trú để thực hiện thủ tục nhập khẩu cho vợ theo chồng, cần phải xin giấy chuyển hộ khẩu để hoàn thành hồ sơ. Việc cấp giấy chuyển hộ khẩu và thẩm quyền cấp được quy định tại khoản 1, 2 Điều 8 Thông tư số 35/2014/TT-BCA như sau:

Điều 28. Giấy chuyển hộ khẩu

1. Công dân khi chuyển nơi thường trú thì được cấp giấy chuyển hộ khẩu.

2. Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:

a) Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;

b) Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

3. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau:

a) Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

4. Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

5. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.

Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến.

6. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải cấp giấy chuyển hộ khẩu:

a) Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

b) Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và cơ sở giáo dục khác;

c) Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;

d) Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể;

đ) Chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế.

Điều 8. Giấy chuyển hộ khẩu

1. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu

a) Trưởng Công an xã, thị trấn có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh;

b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu, bao gồm:

a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

b) Sổ hộ khẩu (hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây).

3. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan Công an phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân. Trường hợp chuyển cả hộ thì ghi rõ vào giấy chuyển hộ khẩu và sổ hộ khẩu là chuyển đi cả hộ để cơ quan Công an nơi chuyển đến thu sổ hộ khẩu cũ khi cấp sổ hộ khẩu mới. Trường hợp chuyển một người hoặc một số người trong hộ thì ghi rõ vào trang điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu những nội dung cơ bản sau: Thông tin người chuyển đi, thời gian cấp giấy chuyển hộ khẩu, địa chỉ nơi chuyển đến.

4. Nghiêm cấm việc yêu cầu công dân phải có giấy đồng ý cho đăng ký thường trú của cơ quan Công an nơi chuyển đến mới cấp giấy chuyển hộ khẩu.

5. Các trường hợp không cấp giấy chuyển hộ khẩu

a) Các trường hợp thuộc khoản 6 Điều 28 Luật Cư trú;

b) Các trường hợp tạm thời chưa được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú theo quy định tại Điều 4 Thông tư này (trừ trường hợp đã được cơ quan áp dụng các biện pháp hạn chế quyền tự do cư trú đồng ý cho thay đổi nơi cư trú bằng văn bản).

 Như vậy, trước khi nộp tiến hành đăng ký nhập khẩu cho vợ bạn theo gia đình chồng thì cần xin giấy chuyển hộ khẩu tại cơ quan nơi vợ bạn đăng ký hộ khẩu thường trú. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan Công an phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.

    Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an cấp quận nơi chồng bạn đang đăng ký thường trú phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Mình có 1 vài câu hỏi mong được giải đáp giúp, câu hỏi mình đặt ra liên quan về việc luật phân chia tài sản kế thừa!!!

1. Con riêng của vợ có được phân chia tài sản khi người chồng đã mất?

2. Cháu nội và ngoại có được nằm trong danh sách được hưởng khi phân chia tài sản kế thừa? ( điều này có bắt buộc hay không)

3. Người có công góp vào tài sản có được phân chia nhiều hơn các thành viên khác không hay là đồng đều nhau?

4. Vợ (đã mất) của người con trưởng chủ hộ có được chia phần hay không? ( tuy đã mất nhưng cũng có đóng góp khá nhiều vào tài sản)

Mong các vị luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi !!! Lời cuối xin chân thành cám ơn sâu sắc

*Căn cứ pháp luật

Bộ luật dân sự 2015

*Nội dung tư vấn

Bộ Luật dân sự 2015 quy định có hai hình thức hưởng thừa kế, là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Trong trường hợp người thừa kế để lại di chúc chia tài sản thừa kế cho cá nhân, tổ chức có quyền hưởng di sản thì cá nhân tổ chức đó được hưởng tài sản thừa kế đó, kể cả con riêng, cháu nội, cháu ngoại, người có công đóng góp ít hay nhiều.

Riêng với trường hợp người đã mất, Điều 613 BLDS 2015 quy định: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tổn tại vào thời điểm mở thừa kế” Do đó, vợ đã mất của người con trưởng chủ hộ sẽ không được hưởng thừa kế, bất kể người đã mất có để lại di chúc chia tài sản cho hay không.

Còn trong trường hợp người đã mất có di sản nhưng không để lại di chúc chia tài sản. Khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 quy định:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  1. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  2. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; […]

Như vậy, con riêng của vợ không nằm trong số những người được hưởng thừa kế theo pháp luật, nên không được chia tài sản khi người chồng chết.

Tiếp đó, cháu nội và cháu ngoại (cháu ruột) nằm trong hàng thừa kế thứ hai, tức là sẽ được chia thừa kế khi hàng thừa kế thứ nhất không còn ai hoặc tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất từ chối nhận di sản. Mặt khác, nếu cha hoặc mẹ của cháu nội và cháu ngoại là con của người để lại di sản mà chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu nội, cháu ngoại được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ được hưởng nếu còn sống, đây là trường hợp thừa kế thế vị quy định tại Điều 652 BLDS 2015.

Khoản 2 Điều 651 BLDS 2015 quy định: “2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”. Theo đó, không phụ thuộc vào việc đóng góp ít hay nhiều vào tài sản, các thành viên cùng 1 hàng thừa kế thì được chia số tài sản thừa kế bằng nhau.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Hỏi:

Hi, nhờ anh chị em giúp đỡ, có trường hợp người qua có passport việt nam nhưng trong passport không ghi số cmnd, vậy người này có được xem là công dân VN không ạ.

Trả lời:

  • Căn cứ pháp lý:
  • Nghị định số 94/2015/NĐ-CP ngày 16/10/2015 sửa đổi bổ sung nghị định số 136/2007/NĐ-CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
  • Thông tư số 08/BNV quy định về hộ chiếu và thị thực.
  • Nội dung tư vấn:

Căn cứ Điều 6,7,8 Nghị định số 94/2015/NĐ-CP ngày 16/10/2015 sửa đổi bổ sung nghị định số 136/2007/NĐ-CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam điều kiện để cấp hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu quốc gia và hộ chiếu công vụ là:

Điều 6. Hộ chiếu ngoại giao cấp cho công dân Việt Nam thuộc diện sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu tại khoản 1 Điều 32 Nghị định này cử hoặc quyết định cho ra nước ngoài, phù hợp với tính chất của chuyến đi:

1. Thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam:

– Tổng Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

– Các vị nguyên là Tổng Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng;

– Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng;

– Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

– Trưởng ban, Phó Trưởng ban các Ban trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng;

– Giám đốc, Phó Giám đốc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia  Hồ Chí Minh; Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Website của Đảng; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương;

– Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy khối cơ quan Trung ương, khối doanh nghiệp Trung ương;

– Đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

2. Thuộc Quốc hội:

– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

– Các vị nguyên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội;

– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;

– Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;

– Trưởng ban, Phó Trưởng các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

– Đại biểu Quốc hội;

– Trợ lý, thư ký của Chủ tịch Quốc hội.

3. Thuộc Chủ tịch nước:

– Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước;

– Các vị nguyên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước;

– Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước;

– Đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Chủ tịch nước.

4. Thuộc Chính phủ:

– Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ, các vị nguyên là Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ;

– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ;

– Tổng Cục trưởng, Phó Tổng Cục trưởng và cấp tương đương thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan do Thủ tướng Chính phủ thành lập; Chính ủy, Phó Chính ủy, Tư lệnh, Phó Tư lệnh các Tổng cục, Bộ Tư lệnh trực thuộc Bộ Quốc phòng; sĩ quan có cấp hàm từ Thiếu tướng, Chuẩn đô đốc Hải quân trở lên đang phục vụ trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân;

– Đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Thủ tướng Chính phủ;

– Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký Phân ban Việt Nam trong Ủy ban Hợp tác liên Chính phủ Việt Nam và nước ngoài.

5. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

6. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

7. Thuộc cơ quan Nhà nước ở địa phương:

– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 8. Thuộc các đoàn thể và tổ chức nhân dân cấp Trung ương:

– Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam;

– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam;

– Bí thư thứ nhất, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

– Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam;

– Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam;

– Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam;

– Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam;

– Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

9. Những người đang phục vụ trong ngành ngoại giao đã được phong hàm ngoại giao hoặc giữ các chức vụ từ Phó Tùy viên quốc phòng trở lên tại cơ quan đại diện ngoại giao, phái đoàn thường trực tại các tổ chức quốc tế liên Chính phủ và từ chức vụ Tùy viên lãnh sự trở lên tại cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

10. Giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự.

11. Vợ hoặc chồng của những người thuộc diện quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này cùng đi theo hành trình công tác; vợ (hoặc chồng), con dưới 18 tuổi của những người thuộc diện quy định tại khoản 9 Điều này cùng đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.

12. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào yêu cầu đối ngoại hoặc lễ tân nhà nước và tính chất chuyến đi công tác, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện việc cấp hộ chiếu ngoại giao theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc xét quyết định cấp hộ chiếu ngoại giao theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu tại khoản 1 Điều 32 Nghị định này cho những người không thuộc diện quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này.

Điều 7. Hộ chiếu công vụ cấp cho công dân Việt Nam thuộc diện sau đây, được cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định này cử ra nước ngoài thực hiện nhiệm vụ thuộc chức năng của cơ quan đó:

1. Cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

2. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

3. Nhân viên cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài; phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài.

4. Vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi của những người nêu tại khoản 3 Điều này cùng đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.

5. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào yêu cầu và tính chất của chuyến đi, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện việc cấp hộ chiếu công vụ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc xét quyết định cấp hộ chiếu công vụ theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu tại khoản 1 Điều 32  Nghị định này cho những người không thuộc diện quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này.

Điều 8. Hộ chiếu phổ thông cấp cho mọi công dân Việt Nam. ”

  • Vì vậy, công dân Việt Nam được cấp hộ chiếu theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của pháp luật, thủ tục làm hộ chiếu gồm có:

  • Mẫu tờ khai xin cấp hộ chiếu: mẫu tờ khai này không cần phải có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú.
  • Sổ hộ khẩu: Trong một số trường hợp người xin làm hộ chiếu phải có sổ hộ khẩu gốc hoặc photo công chứng để đối chiếu.
  • Sổ kt3: Đối với người ngoại tỉnh bắt buộc phải có sổ kt3. Đối với người ngoại tỉnh phải có xác nhận của nơi tạm trú ở phần cuối trang và phải có dấu đóng giáp lai trên ảnh.
  • Ảnh làm hộ chiếu: 4 hình thẻ 4*6 chụp theo kiểu hình thẻ, nghiêm túc, phông nền màu trắng.
  • Chứng minh nhân dân bản gốc: Khi đi nộp hồ sơ phải xuất trình cmnd bản gốc để đối chiếu kiểm tra. CMND phải còn giá trị sử dụng, số CMND phải rõ ràng, không rách nát và không ép dẻo.

Nếu hộ chiếu không có CMND thì phải đi làm lại để phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Và người có hộ chiếu Việt Nam là công dân Việt Nam.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Ký Hợp đồng lao động thuê lái xe giờ đêm có phạm luật

Bên tôi là công ty vận tải, chúng tôi có nhu cầu ký hợp đồng lao động với một số lái xe phục vụ chỉ vào ban đêm với giờ làm từ 8h30 tối cho tới 8h sáng ngày hôm sau. Vậy khi ký hợp đồng chúng tôi có thể ghi nhận giờ làm việc này không và nó có trái với luật lao động không.

Các chế độ về lương của lái xe được tính bằng với lái xe ngày, không có phụ cấp đặc biệt.

Mong được tư vấn cụ thể để chúng tôi có thể thực hiện, cám ơn công ty.

Trả lời:

Trước tiên, xin cảm ơn anh/chị đã gửi thắc mắc của mình tới Công ty chúng tôi. Theo sự việc được trình bày, Công ty xin khái quát nội dung câu hỏi của khách hàng là “các vấn đề pháp lý xoay quanh thời giờ làm việc của người lao động”.

Sau đây là nội dung tư vấn của Công ty chúng tôi:

– Cơ sở pháp lý:

Bộ luật lao động năm 2012

– Luật sư tư vấn:

Công ty của anh/chị hoàn toàn có thể ghi nhận giờ làm việc từ 20:30 tối đến 8:00 sáng vào hợp đồng lao động giữa Công ty với lái xe. Tuy nhiên, Công ty cần lưu ý những vấn đề sau:

A/ Quy định chế độ làm việc của lái xe là làm việc theo ngày hay theo tuần;

B/ Giải quyết chế độ về tiền lương làm thêm giờ và làm việc vào ban đêm cho lái xe.

Cụ thể:

A/

Đầu tiên, cần khẳng định thời giờ làm việc mà phía Công ty mong muốn áp dụng đối với lái xe của mình là 11 giờ 30 phút/ca làm việc. Song toàn bộ thời giờ trên không được xác định là giờ làm việc ban đêm. Thực tế cần xác định như sau:

Giai đoạn từ 20:30 đến 22:00 và từ 6:00 đến 8:00 được coi là làm việc vào ban ngày.

Giai đoạn từ 22:00 đến 6:00 là làm việc vào ban đêm.

Bởi theo căn cứ tại Điều 105 Bộ luật lao động năm 2012:

Điều 105. Giờ làm việc ban đêm

Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

Việc Công ty quy định mỗi ca làm việc của lái xe kéo dài trong 11 giờ 30 phút là phù hợp với quy định của pháp luật. Bởi theo Bộ luật lao động, thời giờ làm việc bình thường theo ngày là không quá 08 giờ/ngày. Thời giờ làm việc bình thường theo tuần là không quá 10 giờ/ngày. Công ty hoàn toàn có thể kéo dài thời giờ làm việc liên tục của lái xe bằng cách quy định làm thêm giờ. Tuy nhiên, dù Công ty có quy định chế độ làm việc của lái xe là làm việc theo ngày hay theo tuần thì đều phải đáp ứng điều kiện về số giờ làm việc tối đa trong ngày. Số giờ làm việc (đã tính giờ làm thêm) tối đa luật định của người lao động là 12 giờ/ngày, 30 giờ/tháng và 200 giờ/năm. Cụ thể quy định của Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường

1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

Điều 106. Làm thêm giờ

1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.

Do Công ty không cung cấp cụ thể thông tin về chế độ làm việc của người lao động, chúng tôi chia làm 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Chế độ làm việc theo ngày

Số giờ làm việc bình thường là 08 giờ.

Số giờ làm thêm là 3 giờ 30 phút.

Trường hợp 2: Chế độ làm việc theo tuần

Số giờ làm việc bình thường là 10 giờ.

Số giờ làm thêm là 1 giờ 30 phút.

B/

Người lao động khi làm thêm giờ và làm việc vào ban đêm được trả thêm lương. Nói cách khác, việc lái xe làm việc theo ca từ 20:30 tối đến 8:00 sáng được trả lương bằng với lái xe ngày, không có phụ cấp đặc biệt là vi phạm quy định của pháp luật về chế độ tiền lương.

Căn cứ vào Điều 97 Bộ luật lao động năm 2012:

Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Hỏi:

Chào Anh Chị, giúp em vấn đề này với ạ !

Cách đây khoảng 1 năm, nhà em có thoả thuận bán 5 mét đất, giá đất lúc đó là 50triệu/mét. Bên mua (Ông Nhơn) chỉ trả 200 triệu và giữ sổ chủ quyền đất(SCQĐ) nhà em, để làm thủ tục cắt chia, lên thổ cư,..vv.. gì đó VẪN CHƯA XONG…

Cho tới bây giờ, sau hơn 1 năm giá đất đã lên hơn gấp đôi(hơn 1 trăm triệu/ mét), thì mong muốn của 2 bên là như vầy:

+Ông Nhơn: tất nhiên là muốn trả nốt 50 triệu, rồi xong xuôi mọi thứ.

+Nhà em: TRẢ LẠI đủ tiền cho Ông Nhơn và muốn Ông Nhơn trả lại SCQĐ.

Vậy Anh Chị cho em hỏi, với mong muốn của NHÀ EM như vậy thì có phù hợp với Luật Pháp không, và nếu đưa đơn ra xã thì mong muốn của nhà em được đáp ứng không ! EM CẢM ƠN NHIỀU LẮM !

Trả lời:

  • Căn cứ pháp lý:
  • Bộ luật dân sự 2015
  • Luật đất đai 2013
  • Nội dung tư vấn:
  • Căn cứ theo Điều 116 BLDS 2015 thì Giao dịch dân sự:

“Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. ”

  • Nhà bạn đã thỏa thuận bán cho ông Nhơn 5 mét đất và ông Nhơn giữ sổ chủ quyền đất thì quyền sử dụng đất hoàn toàn thuộc về ông Nhơn trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Căn cứ theo khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định:

“ Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”

Trong trường hợp sổ chủ quyền đất được công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thuộc quyền sở hữu của ông Nhơn thì mảnh đất đó ông Nhơn có quyền quyết định. Về việc trả nốt 50 triệu hoặc sẽ trả lại cho nhà bạn sổ chủ quyền đất và số tiền ông Nhơn đã trả trước đó. Về vấn đề này, ông Nhơn và gia đình bạn nên thỏa thuận để không xảy ra tranh chấp.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Hỏi:

Em khổ quá mọi người ơi! Giờ không có cách nào liên lạc được với gia đình chồng, họ cũng bán nhà giờ không biết ở đâu. Đã gửi đơn 4-5 tháng rồi vẫn chưa xử được vì không liên lạc được, gọi vẫn đổ chuông mà không thèm nghe máy. Tòa án vừa gọi em, nếu như không biết địa chỉ chồng hiện tại ở đâu thì lên tòa rút đơn về. Bây giờ phải làm sao đây ạ? Hay mình cần dùng đến “bì thư”.

Trả lời:

* Căn cứ pháp lý

– Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

* Nội dung tư vấn

Căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau:

“Điều 192. Trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện

e) Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán theo quy định khoản 2 Điều 193 Bộ luật này.

Trường hợp trong đơn khởi kiện, ngườ khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ với người khởi kiện thì Thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung”.

Như vậy, nếu như bạn có đầy đủ chứng cứ chứng minh rằng chồng bạn cố tình giấu địa chỉ, trốn tránh trách nhiệm bằng các cách như: ghi hình lại cuộc gọi từ bạn tới chồng bạn hoặc người thân của chồng bạn, đến UBND nơi chồng bạn cư trú cũ để xin thông tin về nơi cư trú mới nhưng chồng bạn không cung cấp thông tin hoặc yêu cầu UBND không được cung cấp thông tin … thì Tòa án không được yêu cầu bạn đến rút đơn mà phải tiến hành thụ lý và giải quyết theo thủ tục chung. Còn việc bạn có nên sử dụng “bì thư” hay không? Thì theo tôi là không cần thiết nếu bạn đã có đủ bằng chứng chứng minh thì đây là nghĩa vụ của Tòa án phải làm. Nhưng nếu bạn muốn rút ngắn thời gian thụ lý để có thể sớm giải quyết thì trường hợp sử dụng “bì thư” có thể xem xét nhưng như vậy thì sẽ là hành vi vi phạm pháp luật và rất có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm trước pháp luật.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Hỏi:

Mọi người ơi giúp e với hiện nay e có người thân có đường đi do bà e khai hoang từ năm 1970 nhưng do hiểu biết hẹn hẹp và ko có kinh tế nên chưa lam được sổ đỏ. Giờ có cơ quan điện lực làm đường điện ngầm và xây cai trạm biến áp qua đường nhà e cách mặt đường quốc lộ 200 mét ăn vào mép đường nhà e nhưng lệch ra 70cm nên đường nhà e đi được ô tô thì giờ chỉ đi được xe máy thôi . Hiện tại gia đinh e phản đối chưa cho đào đường nên ( đất ko có giấy tờ) có ai am hiểu về luật tư vấn giúp e với đây là ngõ riêng gia đinh e thôi.

Trả lời:

  • Căn cứ pháp luật:

– Luật Đất đai 2013

– Nghị định 43/2014/NĐ-CP

  • Nội dung tư vấn:
  • Căn cứ vào Điều 100 Luật Đất đai 2013, đối với trường hợp xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có giấy tờ được quy định như sau:

“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.”

  • Đồng thời căn cứ theo Điều 18, Nghị định 43/2014/NĐ-CP:

“Các giấy tờ khác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 100 của Luật Đất đai có tên người sử dụng đất, bao gồm:

1. Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18 tháng 12 năm 1980.

2. Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị số 299-TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước do cơ quan nhà nước đang quản lý, bao gồm:

a) Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã xác định người đang sử dụng đất là hợp pháp;

b) Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã hoặc cơ quan quản lý đất đai cấp huyện, cấp tỉnh lập;

c) Đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.

3. Dự án hoặc danh sách hoặc văn bản về việc di dân đi xây dựng khu kinh tế mới, di dân tái định cư được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

4. Giấy tờ của nông trường, lâm trường quốc doanh về việc giao đất cho người lao động trong nông trường, lâm trường để làm nhà ở (nếu có).

5. Giấy tờ có nội dung về quyền sở hữu nhà ở, công trình; về việc xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng chứng nhận hoặc cho phép.

6. Giấy tờ tạm giao đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Đơn đề nghị được sử dụng đất được Ủy ban nhân dân cấp xã, hợp tác xã nông nghiệp phê duyệt, chấp thuận trước ngày 01 tháng 7 năm 1980 hoặc được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh phê duyệt, chấp thuận.

7. Giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất cho cơ quan, tổ chức để bố trí đất cho cán bộ, công nhân viên tự làm nhà ở hoặc xây dựng nhà ở để phân (cấp) cho cán bộ, công nhân viên bằng vốn không thuộc ngân sách nhà nước hoặc do cán bộ, công nhân viên tự đóng góp xây dựng. Trường hợp xây dựng nhà ở bằng vốn ngân sách nhà nước thì phải bàn giao quỹ nhà ở đó cho cơ quan quản lý nhà ở của địa phương để quản lý, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

8. Bản sao giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và các giấy tờ quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành cấp huyện, cấp tỉnh đối với trường hợp bản gốc giấy tờ này đã bị thất lạc và cơ quan nhà nước không còn lưu giữ hồ sơ quản lý việc cấp loại giấy tờ đó. ”

  • Như vậy, mảnh đất do người thân đi khai hoang năm 1970 tức là trước ngày 15/10/1993 (theo quy định của pháp luật ) mà chưa được cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc sổ đỏ nhưng có các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 luật đất đai 2013 thì thuộc trường hợp được xét cấp giấy chứng nhận do UBND cấp.
  • Căn cứ theo điều 101 luật đất đai 2013: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất:

“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

  • Và khoản 1 Điều 20, Nghị định 43/2014/NĐ-CP:

“ Điều 20. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không vi phạm pháp luật đất đai

Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (công nhận quyền sử dụng đất) cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai, Điều 18 của Nghị định này và không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 101 của Luật Đất đai, Điều 23 của Nghị định này được thực hiện theo quy định như sau:

1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp sử dụng đất; việc sử dụng đất tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn hoặc quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (sau đây gọi chung là quy hoạch) hoặc không phù hợp với quy hoạch nhưng đã sử dụng đất từ trước thời điểm phê duyệt quy hoạch hoặc sử dụng đất tại nơi chưa có quy hoạch thì được công nhận quyền sử dụng đất như sau:

a) Đối với thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức công nhận đất ở quy định tại Khoản 4 Điều 103 của Luật Đất đai (sau đây gọi là hạn mức công nhận đất ở) thì toàn bộ diện tích thửa đất được công nhận là đất ở.

Trường hợp thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì diện tích đất ở được công nhận bằng hạn mức công nhận đất ở; trường hợp diện tích đất xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì công nhận diện tích đất ở theo diện tích thực tế đã xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống đó;

b) Đối với thửa đất có công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp thì công nhận đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất thương mại, dịch vụ theo diện tích thực tế đã xây dựng công trình đó; hình thức sử dụng đất được công nhận như hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài;

c) Đối với thửa đất có cả nhà ở và công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp mà diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì diện tích đất ở được công nhận theo quy định tại Điểm a Khoản này; phần diện tích còn lại đã xây dựng công trình sản xuất, thương mại, dịch vụ phi nông nghiệp thì được công nhận theo quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Đối với phần diện tích đất còn lại sau khi đã được xác định theo quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này thì được xác định là đất nông nghiệp và được công nhận theo quy định tại Khoản 5 Điều này. ”

  • Vì vậy, nếu không có giấy tờ theo quy định của pháp luật tại điều 100 luật đất dai thì vẫn có thể được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu đáp ứng đủ điều kiện theo điều 101 luật đất đai.

Khi đã chứng minh được đất thuộc quyền sở hữu của người thân bạn thì việc cơ quan điện lực làm đường điện ngầm và xây trại biến áp qua đường nhà bạn cách mặt đường quốc lộ 200 mét ăn vào mép đường nhưng lệch ra 70cm thì cơ quan điện lực phải xin phép cũng như thỏa thuận hợp lý đối với gia đình bạn. Nếu gia đình nhất định không cho phép và cơ quan điện lực không hợp tác thì gia đình có thể nộp đơn yêu cầu xử lý lên UBND cấp xã để giải quyết đồng thời chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định của pháp luật.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Anh chị làm ơn cho em hỏi chút:

Bên em có 1 trường hợp như sau:

Người lao động nam sinh năm 1964 (55 tuổi) đã có đủ 20 năm tham gia BHXH, vậy có thể xin quyết định hưu của BHXH không?

Nếu không thì cần thêm giấy tờ gì nữa ạ? (giấy chứng nhận mất sức…)

Em cảm ơn!

* Căn cứ pháp luật

– Luật Bảo hiểm xã hội 2014

* Nội dung tư vấn

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu của người lao động tại Điều 54 và Điều 55. Theo đó, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu khi nghỉ việc được hưởng lương hưu nếu có các điều kiện:

TuổiThời gian đóng BHXHĐiều kiện khác
NamNữ
60 tuổi55 tuổi20 năm trở lên 
Đủ 55 đến 60 tuổiĐủ 50 đến 55 tuổi15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên  
Đủ 50 đến 55 tuổi15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò
Không quy địnhbị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

Trong trường hợp bị suy giảm khả năng lao động, những đối tượng nêu trên khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu nếu có các điều kiện:

Năm áp dụngTuổiMức suy giảm khả năng lao độngĐiều kiện khác
NamNữ
01/01/201651 tuổi46 tuổi61% trở lênKhông
01/01/201752 tuổi47 tuổi
01/01/201853 tuổi48 tuổi
01/01/201954 tuổi49 tuổi
01/01/2020 trở đi55 tuổi50 tuổi
Không quy định50 tuổi45 tuổi81% trở lênKhông
Không quy định61% trở lên15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Xét thông tin bạn cung cấp, người lao động này là nam đã đủ 55 tuổi

Nếu người lao động này có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên hoặc có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò thì sẽ được xem xét hưởng lương hưu cơ bản.

Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu (ngày 01 tháng liền kề tháng sinh của người lao động trong năm nay), bạn nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Hồ sơ bao gồm: Sổ bảo hiểm xã hội; quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động.

Nếu người lao động này nghỉ việc hưởng lương hưu trong trường hợp bị suy giảm khả năng lao động, ngoài hồ sơ trên bạn cần chuẩn bị thêm Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động. Để giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động, bạn cần gửi hồ sơ giám định gửi đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh tiến hành giám định mức suy giảm khả năng lao động để thực hiện chế độ hưu trí trước tuổi gồm:

  • Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động
  • Giấy đề nghị giám định theo mẫu quy định.
  • Tóm tắt hồ sơ của người lao động theo mẫu quy định.

Trân trọng./.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Hỏi:

Em muốn chốt sổ bhxh. Em có quyết định nghỉ việc và chốt sổ ngày 5/8/2018. Vậy ngày 6/8/2019 này e tới cơ quan bảo hiểm chốt sổ được không ạ.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau.

Căn cứ quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 47 Luật lao động năm 2012 về trách nhiệm của người sử dụng lao động:

Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

……….

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, công ty bạn phảit tiến hành các thủ tục lập hồ sơ đề nghị chốt sổ bảo hiểm xã hội nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội để chốt sổ và trả số. Và kể từ ngày bạn nghỉ việc thì công ty bạn trong thời hạn 7 ngày làm việc (trong trường hợp đặc biệt thì thời hạn tối đa là 30 ngày) phải hoàn thành các thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm, các giấy tờ có liên quan cho bạn. Việc chốt sổ bảo hiểm sẽ do công ty của bạn tiến hành thông qua việc nộp hồ sơ báo chốt sổ tới cơ quan bảo hiểm nơi công ty đặt trụ sở chính. Thời hạn giải quyết hồ sơ báo chốt sổ là 7 ngày kể từ ngày chốt sổ, khi chốt xong thì cơ quan bảo hiểm sẽ trả lại sổ bảo hiểm và tờ rơi sổ (nếu có) cho bạn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Chúng tôi là công ty đang thuê đất trong khu công nghiệp, tôi có nhu cầu dựng công trình tiền chế là nhà sắt tôn để làm xưởng rộng hơn. Trước khi làm tôi đã lên hỏi ý kiến của Ban quản lý khu công nghiệp. Họ không có ý kiến gì và đồng ý cho tôi thực hiện. Thế nhưng khi tôi đã làm gần hoàn thiện thì họ lại tới lập biên bản và yêu cầu tôi tháo dỡ toàn bộ. Tôi rất bức xúc vì cách làm việc này. Tôi cho rằng khu vực các xưởng xung quanh họ đều làm thì không sao, tại sao lại bắt mình tôi tháo dỡ.

Giờ tôi phải làm thế nào, tôi có vi phạm pháp luật không?

Theo nội dung sự việc anh/chị trình bày, chúng tôi nhận định thắc mắc của khách hàng liên quan đến phạm vi thẩm quyền của Ban quản lý khu công nghiệp (KCN) đối với hành vi xây dựng nhà tiền chế trên đất thuê trong KCN.

– Cơ sở pháp lý:

Luật Đất đai năm 2013;

Luật Xây dựng năm 2014;

Thông tư số 15/2016/TT-BXD hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng;

 – Luật sư tư vấn:

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong KCN được quy định chi tiết tại khoản 4 Điều 149, Điều 166 và Điều 170 Luật Đất đai năm 2013:

Điều 149. Đất khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề

 4. Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất phải sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này.

Điều 166. Quyền chung của người sử dụng đất

1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

6. Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

Điều 170. Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất

1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.

5. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.

6. Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.

7. Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.

Như vậy, trước hết Quý Công ty với tư cách là bên thuê đất trong KCN được hưởng tất cả các quyền trên, đồng thời cần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ luật định. Việc xây dựng công trình tiền chế để mở rộng xưởng sản xuất là phù hợp quy định pháp luật về đất đai nếu chứng minh được đây là hành vi sử dụng đất đúng mục đích.

Tuy nhiên, trước khi khởi công xây dựng cần lưu ý công trình tiền chế không thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng. Nói cách khác, Quý Công ty cần phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng trước khi tiến hành khởi công xây dựng. Cụ thể, theo Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014:

Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng

1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:

a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.

Lúc này, thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có thể thuộc về một trong các cơ quan sau: UBND cấp tỉnh; Sở Xây dựng; Ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Căn cứ vào khoản 2 Điều 103 Luật Xây dựng năm 2014:

Điều 103. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng

 2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử – văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng; công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được phân cấp cho Sở Xây dựng, ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cấp giấy phép xây dựng thuộc phạm vi quản lý, chức năng của các cơ quan này.

Như vậy, thực tế có thể xảy ra 02 trường hợp:

Trường hợp này Ban quản lý KCN không có quyền yêu cầu Quý Công ty tháo dỡ công trình xây dựng. Quý Công ty có thể thực hiện quyền khởi kiện, tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của Ban quản lý.

Lúc này, Ban quản lý KCN có quyền xem xét cấp giấy phép cho Quý Công ty theo quy trình tại Điều 102 Luật Xây dựng năm 2014:

Điều 102. Quy trình cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn giấy phép xây dựng

1. Quy trình cấp giấy phép xây dựng và điều chỉnh giấy phép xây dựng được quy định như sau:

a) Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;

b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;

c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép;

Vậy Ban quản lý có thể cấp hoặc từ chối cấp (có thông bảo lý do) giấy phép cho Quý Công ty. Tuy nhiên, quy trình này phải được tiến hành trước khi Quý Công ty khởi công xây dựng công trình. Theo thông tin phía Quý Công ty cung cấp, trước khi xây dựng Quý Công ty đã hỏi ý kiến và nhận được sự đồng ý từ phía Ban quản lý KCN. Việc “hỏi ý kiến” cũng như việc “đồng ý” này không có giá trị pháp lý. Nói cách khác, do thực tế Quý Công ty không tiến hành nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng và Ban quản lý cũng không giải quyết đề nghị này, việc xây dựng nhà sắt tôn là vi phạm pháp luật xây dựng. Theo khoản 1 ĐIều 118 Luật Xây dựng năm 2014, Ban quản lý lúc này hoàn toàn có quyền yêu cầu tháo dỡ công trình của Quý Công ty:

Điều 118. Phá dỡ công trình xây dựng

1. Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau: d) Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Hỏi:

Mọi người cho e hỏi với ạ.

E e đi xe máy bị xe ngược chiều sang đường không si nhan đâm phải, sau khi bị tai nạn e e bất tỉnh mà đối tượng gây tai nạn k đưa e e đi cấp cứu hay gọi cấp cứu cho e e. Đến lúc gia đình e biết mới tới đưa e e đi.. e e hiện gãy 7 cái răng, vỡ xương hàm . Chi phí cấy gép răng hiện tại là 120tr .người điều khiển xe gây tại nạn khi điều khiển trong tình trạng say rượu, và giờ không đồng ý mức gia đình e đòi bồi thường là 50% viện phí và chi phí lắp răng cho e của e. Luật sư cho e hỏi gia đình e đòi bồi thường như vậy có đúng hay sai và nếu phải khởi kiện thì làm thủ tục như thế nào và ở đâu ? ” E e không có lỗi gì trong vụ tai nạn “

Trả lời:

  • Về mức bồi thường thiệt hại:

Căn cứ Điều 584 BLDS năm 2015: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Do vậy, người gây tai nạn phải bồi thường cho em của bạn.

Bên cạnh đó,  BLDS năm 2015 còn quy định như sau:

“Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Để xác định mức bồi thường thiệt hại, BLDS năm 2015 quy định như sau:

“Điều 590. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Từ những căn cứ pháp luật trên, người gây thiệt hại và em bạn được phép thỏa thuận với nhau về mức, hình thức và phương thức bồi thường thiệt hại. Mức bồi thường thiệt hại được tính dựa trên thiệt hại về sức khỏe và tổn thất về tinh thần, cho nên mức bồi thường em bạn yêu cầu người gây thiệt hại là hợp lý.

  • Về thủ tục khởi kiện:

Căn cứ khoản 6 Điều 26, Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm 2015, Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc là cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Do vậy, bạn gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người gây thiệt hại cư trú, làm việc để giải quyết.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Hỏi:

Cho em hỏi Luật sư với ạ. Trường hợp của em khởi kiện bị đơn ở tòa án về việc tranh chấp đòi lại tài sản 510 triệu xong rồi, sau khi có bản án em nhận bản án và chuyển hồ sơ qua chi cục thi hành án để chi cục thi hành án giải quyết và thi hành theo bản án để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho em. Chi cục thi hành án ra quyết định thi hành án, ra quyết đình ngừng các thủ tục (phong tỏa) sang tên chuyển nhượng để bị đơn không tẩu tán tài sản luôn rồi. Từ tháng 3/2018 nhưng đến nay đã quá thời gian tự nguyện thi hành án mà bị đơn không chấp hành, trong khi đó bị đơn có đủ điều kiện thi hành án theo bản án là ngôi nhà và mảnh đất 189m2 nằm ở mặt tiền đường quốc lộ 1A (theo giá thị trường thì phần tài sản này là 1 tỷ 2) nhiều lần mời bị đơn làm việc nhưng bị đơn không chấp hành. Nên chi cục thi hành án ra quyết định họp với các ban ngành liên quan và quyết định kê biên cưỡng chế. Nhưng trong quá trình thi hành án và xác minh các thủ tục đất và nhà ở để tiến hành cưỡng chế kê biên đến nay chi cục thi hành án đưa ra lý do một phần tài sản là 26m2 là ngôi nhà và thửa đất của bị đơn nằm trong hành lang an toàn giao thông đường bộ nên không thể kê biên. Hồ sơ thi hành án đẩy đủ các thủ tục chỉ vướng mắc hành lang an toàn giao thông thôi ạ. Luật sư tư vấn cho em vơi ạ. Em cảm ơn ạ.

Trả lời:

* Căn cứ pháp lý            

– Luật giao thông đường bộ năm 2008;

– Luật đất đai năm 2013;

– Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014;

– Nghị định 43/2014/NĐ-CP;

– Nghị định 01/2017/NĐ-CP.

* Nội dung tư vấn

Để biết rõ hơn về thế nào là hành lang an toàn giao thông thì bạn có thể xem căn cứ tại khoản 5 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008, theo đó có thể hiểu “Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ”. Tuy nhiên, chi cục thi hành án lấy lý do 26m2 ngôi nhà và thửa đất nằm trong hành lang an toàn giao thông đường bộ nên không thể kê biên là sai quy định của pháp luật. Bởi căn cứ theo Điều 87 Luật thi hành án dân sự năm 2008 như sau:

“Điều 87. Tài sản không được kê biên

1. Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.

2. Tài sản sau đây của người phải thi hành án là cá nhân:

a) Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới;

b) Số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình;

c) Vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm;

d) Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương;

đ) Công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình;

e) Đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình.

3. Tài sản sau đây của người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

a) Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động;

b) Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh;

c) Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.”

Theo căn cứ trên tài sản nằm trong hành lang an toàn giao thông không thuộc nhóm tài sản không kê biên nên chi cục thi hành án vẫn phải tiếp hành cưỡng chế thi hành án dân sự 163m2 diện tích nhà và mảnh đất còn lại đúng theo quyết định thi hành án dân sự.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Hỏi:

Anh chị cho em hỏi em có đứa em năm nay 24 tuổi nó đi xin dấu xác nhận của địa phương để đi làm thì xã bảo nó đang trong độ tuổi nhập ngũ theo luật nghĩa vụ nên xã không cho dấu xác nhận. Anh chị cho hỏi xã như vậy đúng hay sai và bộ luật nghĩa vụ có quy định nào như vậy không. Em cám ơn anh chị ạ.

Trả lời:

Theo Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015: “Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi”, tức em bạn đang trong độ tuổi gọi nhập ngũ.

Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không quy định trường hợp công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ thì không được đi làm. Do vậy, ủy ban nhân dân xã vẫn phải có trách nhiệm xác nhận để em bạn đi làm.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Hỏi:

Em chào mọi người ạ! Ai giúp em với,nếu hộ khẩu còn mà vẫn đi xin cấp lại hộ khẩu mới thì có sao k ạ!

Trả lời:

  • Căn cứ pháp lý:
  • Luật Cư trú 2006 sửa đổi bổ sung 2013
  • Nội dung tư vấn:

Vẫn còn hộ khẩu cũ mà xin cấp lại hộ khẩu mới căn cứ theo khoản 2 và 3 Điều 24 Luật cư trú 2006 sửa đổi bổ sung 2013 trong những trường hợp sau:

“ Điều 24. Sổ hộ khẩu

2. Sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại.

3. Bộ Công an phát hành mẫu sổ hộ khẩu và hướng dẫn việc cấp, cấp lại, đổi, sử dụng, quản lý sổ hộ khẩu thống nhất trong toàn quốc.”

Và căn cứ theo khoản 1 và 2 Điều 10 Thông tư 35/2014/TT-BCA về cấp sổ hộ khẩu:

“Điều 10. Cấp sổ hộ khẩu

1. Sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình đã đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Luật Cư trú. Sổ hộ khẩu có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.

Công dân thay đổi nơi thường trú ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh, ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, ngoài phạm vi thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì được cấp sổ hộ khẩu mới.

2. Trường hợp sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Sổ hộ khẩu được đổi, cấp lại có số, nội dung như sổ hộ khẩu đã cấp trước đây. Hồ sơ đổi, cấp lại sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu tại thành phố, thị xã thuộc tỉnh và quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

b) Sổ hộ khẩu (đối với trường hợp đổi sổ hộ khẩu do bị hư hỏng) hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể (đối với trường hợp đổi từ mẫu sổ cũ đổi sang mẫu số mới).

Cơ quan đăng ký cư trú thu lại sổ hộ khẩu bị hư hỏng hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể và đóng dấu hủy để lưu hồ sơ hộ khẩu.”

Vì vậy, được phép cấp lại sổ hộ khẩu mới trong trường hợp: bị mất hoặc bị hư hỏng, thay đổi nhân khẩu. Nếu sổ hộ khẩu của bạn vẫn còn hoặc chưa bị hư hỏng thì sẽ không được cấp mới nếu không thuộc trong những trường hợp trên.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Chào các anh/chị,

Mong anh/chị hỗ trợ giúp em chút vấn đề về pháp luật em không rõ lắm ạ.

Ngày 14/03/2019, bạn em (người nước ngoài) có thuê một căn hộ chung cư thông qua một công ty môi giới Bất Động Sản. Bên công ty hứa hẹn đăng ký làm sổ tạm trú cho bạn em. Trong hợp đồng cũng ghi rõ Bên C ( môi giới) có trách nhiệm hỗ trợ bên B( bạn em) thủ tục khai báo tạm trú.

Tuy nhiên, đến nay 28/07/2019, dù bên B đã nhắc bên A (chủ căn hộ) và C nhiều lần về việc đăng ký này, bên A thì bảo đây là trách nhiệm của B và C rồi đổ cho B không biết tự đi làm. C thì đổ cho B không hối bên C.

Đến giờ, B yêu cầu có sổ gấp, thì bên C yêu cầu B chịu phí.

Vậy trong trường hợp này, ai đúng ai sai và bên B phải làm sao ạ? Nếu B kiện thì liệu A và C có bị phạt không ạ?

Em xin cảm ơn và chúc mọi người cuối tuần vui vẻ.

*Căn cứ pháp luật

Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014

*Nội dung tư vấn

Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ. Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài là việc đăng ký xác thực nhập cảnh cho người nước ngoài, đảm bảo cho họ có thể lưu trú liên tục tại Việt Nam trong thời hạn hiệu lực của thẻ tạm trú.

Về việc khai báo tạm trú, Điều 33 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định:

1. Người nước ngoài tạm trú tại Việt nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú.

2. Người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm ghi đầy đủ nội dung mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ, đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú […]”

Trong đó, một số trường hợp người nước ngoài đăng ký tạm trú được cấp thẻ tạm trú. Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp cho người nước ngoài thể hiện việc miễn thị thực trong thời hạn giá trị của thẻ tạm trú. Sử dụng thẻ tạm trú người nước ngoài có các quyền lợi như: được tạm trú theo thời hạn ghi trên thẻ, sử dụng thẻ cùng với hộ chiếu để xuất nhập cảnh Việt Nam, bảo trợ bảo lãnh cho gia đình thân nhân. Các trường hợp được cấp thẻ tạm trú quy định tại Điều 36 Luật Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 gồm:

  • Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ được cấp thẻ tạm trú ký hiệu NG3.
  • Người nước ngoài được cấp thị thực có ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ, TT được xét cấp thẻ tạm trú có ký hiệu tương tự ký hiệu thị thực.

Như vậy, vì bạn B của bạn là người nước ngoài nên việc đi đăng ký tạm trú sẽ phải do người trực tiếp điều hành cơ sở lưu trú, ở đây là tòa chung cư nơi B thuê ở. Còn việc đề nghị cấp thẻ tạm trú không phải là trách nhiệm của bên A, ở đây là chủ chung cư. Việc giải quyết cấp thẻ tạm trú được quy định tại Điều 37 của Luật như sau:

2. Giải quyết cấp thẻ tạm trú như sau:

a) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền của nước ngoài tại Việt Nam gửi hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú ký hiệu NG3 tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao;

b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh trực tiếp nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật này tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét cấp thẻ tạm trú.”

Việc xin cấp thẻ tạm trú hiện nay có thể tự thực hiện hoặc sử dụng dịch vụ bên ngoài. Do đó, nếu trong hợp đồng ghi “Bên C có trách nhiệm hỗ trợ bên B thủ tục khai báo tạm trú” và đề cập đến chi phí do bên C chịu thì Bên C đã có hành vi vi phạm hợp đồng. Bạn B hoàn toàn có thể nộp đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện để khởi kiện C vi phạm hợp đồng.

Tuy nhiên, trong thông tin bạn cung cấp thì bên B, tức là bạn của bạn đang cần thẻ tạm trú gấp nên biện pháp tốt nhất là B nên thỏa thuận với C thực hiện thủ tục cho mình với một trong các cách sau:

  • Thông báo với bên C về việc mình có thể sẽ kiện ra Tòa án nhân dân vì bên C vi phạm hợp đồng để gây sức ép, buộc bên C thực hiện trách nhiệm.
  • Thỏa thuận với bên C chia sẻ chi phí thực hiện xin cấp thẻ tạm trú để nhanh chóng thực hiện công việc.

Trân trọng./.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Hỏi:

Chào mọi người ạ! Xin luật sư tư vấn với ạ. Nếu là một doanh nghiệp phá sản thì phải áp dụng luật phá sản và nếu là hộ kinh doanh thì áp dụng luật dân sự vậy cái nào ưu điểm hơn và chỉ rõ với ạ!! Mong mọi người giúp đỡ!!

Trả lời:

* Căn cứ pháp lý:

– Luật doanh nghiệp năm 2014;

– Luật phá sản năm 2014;

– Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

* Nội dung tư vấn:

Để biết được một doanh nghiệp phá sản và một hộ kinh doanh giải thể cái nào ưu điểm hơn tôi xin đưa ra một số tiêu chí so sánh như sau:

Tiêu chíDoanh nghiệp phá sảnHộ kinh doanh giải thể
Khái niệmLà tình trạng của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.Là việc hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lýTheo Luật phá sản năm 2014.Theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
Trình tự, thủ tụcNộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và nộp tiền tạm ứng phá sản; Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; Mở thủ tục phá sản;Hội nghị chủ nợ; Phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; Ra quyết định tuyên bố phá sản; thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản theo.Gửi thông báo chấm dứt; Nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng kí kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký; Thanh toán đầy đủ các khoản nợ (nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện).
Hậu quả pháp lýSau khi có quyết định mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh.Đối với các công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm vô hạn trong phạm vi vốn và tài sản của công ty. Còn doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh thì chịu trách nhiệm vô hạn.Còn hộ kinh sau khi giải thể thì không thể tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh.Cá nhân hoặc các thành viên phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ phát sinh, tức là không phụ thuộc vào số tài sản họ đang có, không phụ thuộc họ đã chấm dứt hoạt động kinh doanh.  

Theo đó, khi một doanh nghiệp phá sản thì trình tự, thủ tụ có phức tạp hơn so với một hộ kinh doanh giải thể nhưng về mặt hậu quả pháp lý thì khi một hộ kinh doanh giải thể lại có hậu quả pháp lý nặng nề hơn so với một doanh nghiệp phá sản.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Hỏi:

Mọi người giúp e tình huống này:

Một anh đang thực hiện hành vi bán ma tuý rồi bị lực lượng công an tóm được và thu giữ vật chứng. Anh này cũng nghĩ cái mình đang bán là ma tuý. Nhưng khi đem đi giám định thì kết luận là không có ma tuý.

Trả lời:

Như vậy, anh này có phạm tội mua bán trái phép chất ma tuý không?

Đối tượng của tội mua bán trái phép chất ma tuý có bắt buộc là chất ma tuý không?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, với tình huống của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau.

Theo Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-BTP về sửa đổi, bổ sung một số điểm của thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-BTP ngày 24/12/2007 của Bộ Công An, Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao, Toà Án Nhân Dân Tối Cao, Bộ Tư Pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các tội phạm về ma tuý” của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1998 có quy định như sau:

“1.4.

…………

Nếu chất được giám định không phải là chất ma túy hoặc không phải là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, nhưng người thực hiện hành vi phạm tội ý thức rằng chất đó là chất ma túy hoặc chất đó là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma túy

Như vậy, trong trường hợp này thì dù không buôn bán chất ma tuý thật nhưng anh này có ý thức rằng mình đang buôn bán chất ma tuý thì vẫn sẽ bị xét xử theo Khoản 1 Điều 251 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội mua bán trái phép chất ma tuý:

“Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy

1. Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Hỏi:

E chào anh chị

Anh chị cho e hỏi xíu ạ

E và chồng đã li hôn. Hiện tại e có 1 bé hơn 2 tuổi, quyền nuôi con là e và theo hộ khẩu mẹ. Giờ tạm thời e gửi bé qua chỗ bố cho bé đi học nhưng ko chuyển khẩu. Mà xin giấy tạm trú để bé nhập học thì công an xã không làm cho.Cho e hỏi như vậy là công an làm đúng hay sai. Và dựa trên điều luật cụ thể nào ak. E cám ơn ak

Trả lời:

Cơ quan Công an xã làm như vậy là không đúng quy định của pháp luật. Căn cứ khoản 2 Điều 30 Luật Cư trú: “Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn”, do vậy, việc đăng ký tạm trú cho con bạn tại nơi con bạn đang học tập là hợp pháp. Và căn cứ theo khoản 4 Điều 30 Luật Cư trú: “Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an”, Trưởng Công an xã nơi đăng ký tạm trú phải cấp sổ tạm trú cho con bạn theo quy định.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Hỏi:

Mong các luật sư cho em hỏi tình huống như sau ạ.Về vấn đề sổ đỏ, hiện tại nhà có 2 người Việt định cư ở nước ngoài (còn hộ chiếu Việt Nam), lúc trước tư cách trên sổ đỏ chỉ là hưởng nhà cửa thôi ạ. Sau này vì mục đích mua, bán nên cần chuyển sang đứng tên hẳn. Pháp luật Việt Nam có cho phép người Việt ở nước ngoài (còn hộ chiếu) đứng tên không ạ? Và nếu có các thủ tục, giấy phép chuyển đổi là gì ạ?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, với thắc mắc của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ theo khoản 2, Điều 7 Luật nhà ở năm 2014:

“Điều 7. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

  2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài”

Như vậy, trong trường hợp của bạn 2 người Việt định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Để được công nhận quyền sở hữu nhà ở thì hai người Việt định cư ở nước ngoài cần có đủ điều kiện được quy tại Điều 8 Luật nhà ở Việt Nam, đó là:

Điều 8. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.

2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:

a) Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

…….”

Theo đó, trước hết, người Việt Nam định cư tại nước ngoài trong trường hợp của bạn phải được phép nhập cảnh tại Việt Nam. Mà theo đó hai người này vẫn còn hộ chiếu Việt Nam cho nên vẫn được ghi nhận là công dân Việt Nam, vì vậy sẽ được nhập cảnh tại Việt Nam theo khoản 1 Điều 3, Điểm a Khoản 1 Điều 4 Nghị định 136/2007/NĐ-CP của Chính Phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam:

Điều 3.

1. Công dân Việt Nam mang hộ chiếu quốc gia nêu tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định này được xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu của Việt Nam. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế đó”.

Điều 4.

1. Các giấy tờ sau đây cấp cho công dân Việt Nam để xuất cảnh, nhập cảnh:

a) Hộ chiếu quốc gia, bao gồm:

– Hộ chiếu ngoại giao;

– Hộ chiếu công vụ;

– Hộ chiếu phổ thông”.

Điều kiện thứ hai là cần có nhà ở thông qua một trong các hình thức, đó là: mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản ; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.

Khi đó, hai người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ đủ điều kiện theo Điểm đ Khoản 1 Điều 169 Luật đất đai năm 2014 về nhận quyền sử dụng đất:

Điều 169. Nhận quyền sử dụng đất

đ) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;

Về trình tự thực hiện được tiến hành như sau:

a) Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu.

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

b) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ; chuyển hồ sơ tới Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

c) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm:

– Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận;

– Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

– Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;

d) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

ền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới cấp đổi được thực hiện đồng thời giữa ba bên gồm Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, người sử dụng đất và tổ chức tín dụng theo quy định như sau:

Các thức thực hiện như sau:

Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu

Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;

2. Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp; 3. Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Hỏi:

Em chào các anh chị luật sư, em nhờ các anh chị tư vấn giùm em về luật dất đai và thừa kế với ạ, chẳng là mẹ em sinh được hai người con gái, khi mẹ em chết, mẹ em không để lại tài sản gì ngoài số đỏ sử dụng đất cho hai chị em, chị em không lấy chồng nhưng sinh được hai con, nay chị em chết thì ông anh trai của mẹ em vào đòi chia đất của mẹ em để lại cho chúng em. Vậy cho em hỏi ông anh trai của mẹ em đòi chia đất là đúng hay sai, và đất của mẹ để lại chia như thế nào mới đúng, em chân thành cảm ơn anh chị!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, với trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau.

Theo thông tin bạn chia sẻ thì mẹ bạn để lại sổ đỏ sử dụng đất cho hai chị em bạn, nhưng cần làm rõ là mẹ bạn có để lại di chúc hay không? Và trong di chúc có đề cập đến việc để lại sổ đỏ sử dụng đất cho hai chị em hay không?

Vì vậy chúng tôi xin chia trường hợp của bạn như sau:

Trường hợp 1, mẹ bạn để lại di chúc (di chúc hợp pháp), trong di chúc có đề cập đến việc chỉ để lại sổ đỏ cho hai chị em bạn mà không đề cập đến bác của bạn thì trong trường hợp này hai chị em bạn đương nhiên được nhận thừa kế theo Điều 626 BLDS năm 2015

Trường hợp 2, mẹ bạn để lại di chúc (di chúc hợp pháp), trong di chúc có đề cập đến việc để lại sổ đỏ sử dụng đất cho chị bạn, bạn và bác của bạn. Thì trong trường hợp này, bác bạn sẽ có quyền được nhận thừa kế.

Chỉ trong trường hợp này thì bác bạn mới được quyền đòi chia đất với hai chị em bạn mà thôi.

Trường hợp 3, mẹ bạn không để lại di chúc:

Theo thông tin bạn chia sẻ, mẹ bạn sinh được hai người con là bạn và chị bạn. Vì bạn không đề cập đến bố của bạn nên mình xin chia thành các trường hợp sau đây:

TH 1, bố bạn vẫn còn và trước khi mẹ bạn mất thì vẫn còn quan hệ vợ chồng trên pháp luật, trong trường hợp này hàng thừa kế thứ nhất theo Điều 651 BLDS 2015 bao gồm: bố bạn, chị bạn và bạn

Trong trường hợp này, việc chia tài sản được thực hiện theo Điều 219 BLDS năm 2015:

Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thoả thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.”

Lúc này, ba người thuộc hàng thừa kế thứ nhất là: bố bạn, chị bạn, bạn sẽ đều có quyền chia mảnh đất, mảnh đất sẽ được trị giá thành tiền để chia cho ba người. TH 2, bố bạn đã mất trước thời điểm mở thừa kế, hoặc đã không còn quan hệ vợ chồng trên pháp luật trước thời điểm mở thừa kế thì hàng thừa kế thứ nhất lúc này bao gồm: chị bạn và bạn. Trong trường hợp này, thì mảnh đất sẽ được chia cho chị bạn và bạn theo Điều 219 BLDS 2015.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Hỏi:

Em công tác tại viettel, có mã số thuế cá nhân và hằng năm vẫn đi quyết toán thuế để đc hoàn thuế bình thường ạ (mà cá nhân tự đi hoàn thuế chứ viettel ko nhận uỷ quyền ạ). Nhưng năm nay, em đi hoàn thuế thì lại nhận đc thông tin mã số thuế của em có 1 đơn vị ở Tỉnh khác dùng để quyết toán thuế cho đơn vị của họ, gọi tắt là làm lụi ạ. E có trình lên chi cục thuế thành phố và làm theo yêu cầu, sau khi làm theo yêu cầu, thì bên đơn vị Tỉnh khác đã xoá thông tin thuế của e khỏi đơn vị đó và thay thế bằng tên ng khác (đã có chấp nhận của chi cục thuế Tỉnh đó gửi về).

Nhưng sau đó chi cục thuế thành phố bên em lại dùng lời lẽ khác và quyết định ko hoàn thuế cho em với lý do: trên hệ thống ko xác nhận đc. Rõ ràng hệ thống của Tỉnh khác đã xác nhận và gửi mail về, nhưng hệ thống trên chi cục thuế tp lại ko xác nhận đc và còn nói thêm bây giờ em phải có giấy xác nhận hoàn thuế của cả viettel và cả đơn vị Tỉnh khác (nơi mà đã làm lụi mst của em). Nhưng thực sự em ko liên quan và chi cục thuế tp ko có hướng giải quyết cho em mà lại vô tâm và quyết định ko hoàn thuế. Trong khi đó tiền thuế cần hoàn lại của em lên tới 8 chữ số, tuy ko nhiều nhưng đối với em là nhiều.Theo a/c em nên giải quyết ntn để chi cục thuế tp có thể chịu trách nhiệm và có hướng giải quyết hoàn thuế lại cho em ạ? Vì nếu chi cục thuế ko giải quyết thì mã số thuế cá nhân của em sau này làm ở đơn vị/công ty khác cũng ko thể quyết toán xin hoàn thuế đc ạ.

Trả lời:

Trường hợp này bạn nên làm đơn kiến nghị gặp trực tiếp lãnh đạo của cơ quan chi cục thuế tại thành phố của bạn để trình bày rõ vấn đề và đề nghị được giải quyết theo đúng trình tự thủ tục của pháp luật, hơn nữa đây là trách nhiệm của cơ quan thuế nên bạn hoàn toàn có thể đề nghị được hoàn lại thuế như trước.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Trả lời:

Căn cứ vào khoản 1, khoản 2 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về tạm hoãn nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ như sau:

Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ

1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên. Theo đó, bạn có thể xác định xem mình thuộc trường hợp nào theo quy định của pháp luật. Nếu thuộc trường hợp tạm hoãn gọi nhập ngũ theo quy định tại khoản 1 thì bạn cần xuất trình lí do tạm hoãn thì mới có thể tạm hoãn nhập ngũ.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Hỏi:

Cho tôi hỏi: tôi mất GPLX, khi bị kiểm tra tôi mang đầy đủ giấy tờ và hồ sơ thi bằng lái xe nhưng vẫn bị tạm giữ phương tiện thì giờ phải làm sao ? Có đúng không?

Trả lời:

Cảm ơn anh/ chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi, về trường hợp của anh/ chị chúng tôi xin tư vấn như sau:

Đầu tiên các trường hợp tạm giữ phương tiện được quy định tại khỏan 1 Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về quy đinh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:

Điều 78. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

a) Điểm a Khoản 6; Điểm b, Điểm d Khoản 8; Khoản 9; Khoản 11 Điều 5;

b) Điểm b Khoản 5; Khoản 6; Điểm b, Điểm c Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10; Khoản 11 Điều 6;

c) Điểm c Khoản 4; Điểm a Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 7;

d) Điểm d, Điểm đ Khoản 4 (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện); Khoản 5 Điều 8;

đ) Khoản 5 Điều 11;

e) Khoản 4; Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 5 Điều 16;

g) Khoản 3 Điều 17;

h) Điểm a, Điểm b, Điểm đ Khoản 1; Điểm c Khoản 2 Điều 19;

i) Khoản 1; Điểm a, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21;

k) Điểm b Khoản 6 Điều 33.

(Về các điều khoản điểm anh/ chị có thể tham khảo luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt) Theo quy định trên thì trường hợp của anh/ chị sẽ bị tạm giữ phương tiện theo điểm a khoản 5 Điều 21 vì không có giấy phép lái xe. Trường hợp anh/ chị có đầy đủ giấy tờ và hồ sơ thi bằng lái xe thì sẽ tùy  thuộc vào cách giải quyết của người thi hành.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Trả lời:

Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 có quy định về tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ như sau:

Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ

1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên. Theo đó, bạn có thể xác định xem mình thuộc trường hợp nào theo quy định của pháp luật. Nếu thuộc trường hợp tạm hoãn gọi nhập ngũ theo quy định tại khoản 1 thì bạn cần xuất trình lí do tạm hoãn thì mới có thể tạm hoãn nhập ngũ.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com