Vợ không hợp tác và không thể triệu tập thì có thể ly hôn được không

Vợ không hợp tác và không thể triệu tập thì có thể ly hôn được không
Vợ không hợp tác và không thể triệu tập thì có thể ly hôn được không

Câu hỏi được gửi từ khách hàng:

Tôi kết hôn năm 2014, tuy nhiên vợ tôi có dấu hiệu thần kinh không bình thường. Sau khi đẻ con, mới được 3 tháng cô ta đã bỏ nhà đi đâu không ai biết. Tới nay có thông tin cô ta đã vào Sài Gòn và chung sống với người đàn ông khác, tôi muốn ly hôn để con tôi được hạnh phúc và không muốn nhìn mặt cô ta nữa nhưng khi nộp lên tòa, tòa lại bảo rằng không thể liên lạc và yêu cầu cô ta về trình diện được, tôi xin hỏi như vậy thì có phải tôi không thể ly hôn cô ta không, xin được giúp đỡ!

Luật sư Tư vấn Vợ không hợp tác và không thể triệu tập thì có thể ly hôn được không. – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến Công ty Luật LVN. Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 22 tháng 01 năm 2018

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Bộ luật Dân sự 2015;

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014;

Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

3./ Luật sư trả lời

Khi cảm thấy mục đích hôn nhân không đạt được nữa và vợ chồng không còn cảm thấy hạnh phúc trong hôn nhân thì một bên hoặc các bên có thể làm thủ tục ly hôn theo hai cách: thuận tình ly hôn hoặc ly hôn theo yêu cầu của một bên.

Như bạn trình bày thì bạn là người đang muốn đơn phương ly hôn với vợ của mình thì theo Điều 56 luật Hôn nhân và Gia đình 2014, ly hôn theo yêu cầu của một bên được quy định như sau:

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

  1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
  2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
  3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Theo quy định ở trên thì thủ tục hòa giải tại Tòa là một bước bắt buộc trong thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên trừ 2 trường hợp được quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 56 luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Do vậy, Tòa án buộc phải liên lạc và yêu cầu vợ của bạn trình diện tại Tòa. Tuy nhiên, trong trường hợp Tòa án không liên lạc và yêu cầu vợ của bạn trình diện tại Tòa được thì bạn nên tự mình tìm cách liên hệ với vợ và nếu liên hệ thành công thì gửi thông tin cho Tòa án để Tòa liên lạc lại và gửi giấy triệu tập vợ bạn để giải quyết việc ly hôn. Trong trường hợp vợ bạn tham gia phiên tòa thì thủ tục ly hôn được diễn ra bình thường.

Trong trường hợp vợ bạn không tham gia phiên tòa thì Theo Điều 227 Bộ luật Tố tụng Dân sự dưới đây, nếu Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vợ bạn hoặc người đại diện của vợ bạn không có mặt và không có đề nghị xét xử vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa. Khi tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vợ bạn hoặc người đại diện của vợ bạn vẫn không có mặt thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt. (Trường hợp có đề nghị xét xử vắng mặt thì Hội đồng xét xử tiến hành xét xử vắng mặt.)

Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

  1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

  1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;

b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;

đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

Khi bạn đã tự mình liên hệ nhưng không  thể liên hệ được và cũng không có được bất cứ thông tin gì về vợ bạn thì sau thời gian 2 năm kể từ ngày biết được tin tức cuối cùng của vợ mình, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật nhưng bạn vẫn không có tin tức xác thực về việc vợ bạn còn sống hay đã chết thì bạn có thể gửi đơn yêu cầu tuyên bố vợ mình mất tích kèm các tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc mình đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm lên Tòa án nhân dân cấp huyện để bắt đầu thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích.

Sau khi có quyết định tuyên bố vợ mình mất tích thì bạn có thể tiến hành thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên dựa vào Điều 56.2 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

 

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để được giải đáp nhanh nhất.

Sự hài lòng của quý khách là nỗ lực của chúng tôi!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com