Vợ đã ly hôn có cần khai trong hồ sơ xin vào Đảng

Chào các anh chị. mong các anh chị tư vấn giúp e. e đang làm hồ sơ xin vào Đảng, e kết hôn năm 2016, có một con chung với vợ. chúng e đã ly hôn cuối năm 2018. hiện tại đã tách khẩu cho 2 mẹ con về sổ của nhà ngoại. vậy trong hồ sơ đề nghị kết nạp đảng e có cần khai không. nếu khai thì khai như thế nào. e xin cảm ơn ac ạ


Luật sư Luật Hình sự – Tư vấn trực tuyến gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 07/08/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh

  • Điều lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 2016
  • Hướng dẫn số 01-HD-TW  của Ban chấp hành trung ương Đảng Hướng dẫn  một số vấn đề cụ thể thi hành điều lệ Đảng.

3./ Luật sư trả lời

Liên quan đến vấn đề quý khách hàng quan tâm là về việc điền sơ yếu lý lịch trong hồ sơ kết nạp Đảng trong trường hợp đã ly hôn chúng tôi xin được đưa ra ý kiến tư vấn sơ bộ với vấn đề trên như sau :

  • Sơ yếu lý lịch là một bản kê khai lý lịch của bản thân như: tên, tuổi, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, tên cha, tên mẹ và những liên hệ khác của nhân thân, thường được dùng làm giấy tờ, tài liệu lưu trữ, cho việc giải quyết các công việc, làm hồ sơ, thủ tục hành chính, đơn nhập học, các thủ tục tố tụng… Nó là những thông tin căn bản nhất về một người.
  • Sơ yếu lý lịch trong hồ sơ kết nạp Đảng để phục vụ cho quá trình thẩm tra chính trị của người xin kết nạp Đảng.

Những người được khai trong Sơ yếu lý lịch xin kết nạp Đảng của bạn, là những người phải thẩm tra về lý lịch trong quá trình xem xét kết nạp Đảng cho bạn.

Theo điểm a khoản 3.4 Hướng dẫn số 01-HD-TW Hướng dẫn  một số vấn đề cụ thể thi hành điều lệ Đảng:

Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm :

– Người vào Đảng.

– Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).

Vậy những người đó bao gồm: Bản thân người xin vào Đảng, gia đình của người xin vào Đảng : Bố, mẹ (bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi), vợ/chồng, anh chị em ruột, các con; gia đình bên vợ/chồng người xin kết nạp Đảng : bố mẹ, anh chị em ruột bên vợ/chồng.

Trong trường hợp của bạn, bạn đã ly hôn và con ở với mẹ, đã tách khẩu, vậy nên trong sơ yếu lý lịch của bạn, bạn vẫn phải điền các thông tin cơ ban của con bạn, với tư cách là con đẻ. Còn với vợ cũ, bạn không phải điền các thông tin liên quan đến vợ cũ, do sau khi ly hôn thì quan hệ vợ chồng giữa hai người đã chấm dứt, không còn quan hệ hôn nhân và không liên quan đến việc thẩm tra chính trị của bạn.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Đơn xin xác nhận dân sự viết như thế nào, muốn xin xác nhận dân sự cần chuẩn bị giấy tờ gì, thủ tục trong bao lâu, tới phường, công an cấp xã hay sở tư pháp để thực hiện.

Xin xác nhận dân sự
Xin xác nhận dân sự

Đơn xin xác nhận dân sự viết tay là văn bản viết tay được cá nhân, tổ chức sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền xem xét các thông tin về nhân thân, dân sự mà người này/tổ chức này đã đưa ra và xác nhận tính chính xác cho những thông tin đó. Tùy theo nội dung thông tin cần xác nhận và yêu cầu của phía chủ thể sẽ nhận văn bản đã được xác nhận (thường là nhà tuyển dụng) mà chủ thể có quyền xác nhận sẽ khác nhau. Thông thường, nếu thông tin không liên quan tới tình trạng vi phạm pháp luật mà chỉ có các thông tin về danh tính, nhân thân,… thì chủ thể có thẩm quyền xác nhận là Ủy ban nhân dân cấp xã. Nếu thông tin cần xác nhận có liên quan tới việc tuân thủ pháp luật tại địa bàn thì chủ thể xác nhận thường là Công an cấp xã.

1. Đơn xin xác nhận dân sự

Đơn xin xác nhận dân sự hiện nay chưa công bố một mẫu bắt buộc nào, vì thế bạn có thể tự thêm bớt các thông tin xin xác nhận theo nhu cầu của bản thân.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

…………., ngày… tháng…. năm…..

ĐƠN XIN XÁC NHẬN DÂN SỰ

Kính gửi: – Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)………………….

– Ông………………….. – Chủ tịch UBND xã (phường, thị trấn)…………

(Hoặc các chủ thể có thẩm quyền khác như Công an xã (phường, thị trấn),… )

 

– Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;

– Căn cứ Luật hộ tịch năm 2014;

– Căn cứ vào tình hình thực tế bản thân.

Tên tôi là:………………                   Sinh năm:…………

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

Địa chỉ thường trú:…………………

Hiện tại cư trú tại:…………………

Số điện thoại liên hệ:……………

(Nếu là tổ chức thì trình bày những thông tin sau:

Tên công ty/tổ chức:………………………………………………..

Địa chỉ trụ sở:………………………………………………………..

Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………… do Sở Kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày…./…./……….

Hotline:…………………………..                  Số Fax (nếu có):……………………

Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà………   Chức vụ:……………………..

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:…… Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

Địa chỉ thường trú:………………

Hiện tại cư trú tại:…………………

Số điện thoại liên hệ:………………………….

Căn cứ đại diện:…………………………………………..)

Xin trình bày với Quý cơ quan sự việc sau:

(Công ty) Tôi là:……………….. (tư cách đưa ra yêu cầu xác nhận, ví dụ, công dân thường trú tại………………….)

……………………………………

……………………………………

(Phần này bạn trình bày về hoàn cảnh bạn làm đơn, ví dụ như hiện nay bạn đang có nhu cầu xin việc tại một công ty/tổ chức nào đó, và theo yêu cầu của công ty/tổ chức này, ứng viên phải nộp giấy xác nhận dân sự của bản thân trong thời gian…….. trong hồ sơ xin ứng tuyển nên bạn cần xin xác nhận dân sự để nộp kèm hồ sơ ứng tuyể tới công ty/tổ chức này).

Và vì lý do sau:

………………………

………………………

(Phần này bạn trình bày lý do dùng để thuyết phục chủ thể có thẩm quyền rằng yêu cầu xác nhận mà bạn đưa ra là hợp lý, hợp pháp)

Tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý cơ quan xem xét trường hợp trên của tôi và tiến hành xác nhận những thông tin dưới đây:

…………………………

…………………………

(Phần này bạn đưa ra các thông tin cần xác nhận, thông thường, với một đơn xin xác nhận dân sự bạn cần xin xác nhận được các thông tin về nhân thân như họ tên, tuổi, quê quán, nơi thường trú, thành phần bản thân, các thông tin khác về thành viên gia đình,… và những thông tin về quá trình học tập, rèn luyện, công tác,… cùng với một số thông tin về việc trong thời gian cư trú tại địa phương không có vi phạm pháp luật/không bị truy cứu trách nhiệm hành chính, hình sự,… tùy vào từng yêu cầu cụ thể của nhà tuyển dụng/người yêu cầu văn bản xác nhận)

Là chính xác, đúng với sự thật khách quan, hồ sơ quản lý của Quý cơ quan.

(Công ty) Tôi xin cam đoan những thông tin đã nêu trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin này. Kính mong Quý cơ quan chấp nhận đề nghị trên của (công ty) tôi.

Xin trân trọng cảm ơn!

Xác nhận của……………….. Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

2. Muốn xin xác nhận dân sự cần chuẩn bị giấy tờ gì, trong bao lâu?

Em muốn xin giấy xác nhận dân sự thì cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì ạ, và từ khi nộp trong bao lâu thì em nhận được giấy ạ? Phía công ty có yêu cầu nên em xin giấy xác nhận để bổ sung vào hồ sơ đi làm của em. Em rất mong các anh, các chị trả lời cho em biết ạ, em ở Hà Nội.


Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh: Pháp lệnh công an xã

Pháp lệnh công an xã 2008

Luật sư trả lời Muốn xin xác nhận dân sự cần chuẩn bị giấy tờ gì, trong bao lâu

Xác nhận dân sự là một trong những nội dung cần thiết để xác nhận nhân sự tham gia vào các giao dịch dân sự, chứng minh một phần nhân thân về việc chấp hành pháp luật. Nói cách khác, loại giấy này giống như một bản cam kết nhằm chứng minh bản thân người làm thủ tục không vi phạm các quy định của pháp luật. Thực tế thì giấy xác nhận dân sự không có mẫu văn bản thống nhất nào, cũng không có bất kì quy định cụ thể nào về mẫu văn bản này.

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn cần xin xác nhận dân sự để bổ sung hồ sơ đi làm. Bạn đang cần xác nhận về nhân thân, gia đình, tình trạng hôn nhân, nơi cư trú và trong thời gian cư trú có vi phạm pháp luật không thì bạn tới công an phường nơi bạn có hộ khẩu thường trú để xin xác nhận.

Căn cứ Điều 9 Pháp lệnh công an xã 2008 về Nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã như sau

1. Nắm tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã, đề xuất với cấp ủy Đảng, Uỷ ban nhân dân cùng cấp và cơ quan Công an cấp trên về chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch, biện pháp đó.

…”

Theo đó, công an xã dựa trên các chức năng, nhiệm vụ của mình, thực hiện quyền quản lý an ninh, trật tự trên địa bàn xã sẽ nắm được các thông tin quản lý dân cư và thực hiện việc xác nhận này.

Hồ sơ xin xác nhận dân sự:

  • Đơn xin xác nhận dân sự
  • CMND (bản chính để đối chiếu)
  • Hộ Khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú (bản chính để đối chiếu)
  • Các giấy tờ khác liên quan tới việc bạn xin xác nhận

Như vậy, bạn cẩn chuẩn bị các giấy tờ trên và nộp tại công an phường. Pháp luật không quy định thời hạn xác nhận dân sự; theo đó, công an sẽ kiểm tra, đối chiếu và xác minh vào thời điểm bạn nộp đơn. Xét thấy đơn xác nhận hợp lệ  thì công an sẽ xác nhận cho bạn

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

3. Xác nhận dân sự xin ở sở tư pháp hay phường xã

Cho con hỏi chút việc với ạ.Con bây giờ xin việc đi làm người ta yêu cầu cần giấy xác nhận dân sự thì con xin ở sở tư pháp mình hay ở phường xã thôi ạ.Con cảm ơn ạ. Con xin được tư vấn để thực hiện cho đúng ạ.


Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề lý lịch tư pháp

  • Luật lý lịch tư pháp 2009
  • Pháp lệnh công an xã 2008

Luật sư trả lời Xác nhận dân sự xin ở sở tư pháp hay phường xã

Xác nhận dân sự là một trong những nội dung cần thiết để xác nhận nhân sự tham gia vào các giao dịch dân sự, chứng minh một phần nhân thân về việc chấp hành pháp luật. Nói cách khác, loại giấy này giống như một bản cam kết nhằm chứng minh bản thân người làm thủ tục không vi phạm các quy định của pháp luật. Thực tế thì giấy xác nhận dân sự không có mẫu văn bản thống nhất nào, cũng không có bất kì quy định cụ thể nào về mẫu văn bản này.

Căn cứ Khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 giải thích Phiếu lý lịch tư pháp như sau:

“Là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.”

Và Khoản 2 Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009 về thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp:

2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.”

Căn cứ Điều 9 Pháp lệnh công an xã 2008 về Nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã:

1. Nắm tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã, đề xuất với cấp ủy Đảng, Uỷ ban nhân dân cùng cấp và cơ quan Công an cấp trên về chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch, biện pháp đó.

…”

Như vậy, nếu nội dung xác nhận của bạn liên quan tới nhân thân, ông bà, cha mẹ, anh chị em, tình trạng hôn nhân, quá trình cư trú tại địa phương không vi phạm pháp luật , chấp hành quy định xã phường,… thì công an xã có thẩm quyền xác nhận. Vì công an xã/phường là người nắm tình hình an ninh trật tự tại địa phương, cư trú của công dân. Trường hợp bạn cần xác nhận không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp,… thì bạn phải xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại sở tư pháp.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi của khách hàng: Đăng ký kết hôn với người Malaysia và nhập quốc tịch

Em chào các a/c
Các a/c cho em hỏi chút ạ?
1. Chị em muốn đăng ký kết hôn với ng nước ngoài (Malaysia) thì thủ tục đkkh ntn ạ?
2. Chị em muốn nhập quốc tịch Malai; anh ck muốn nhập qtich VN thì cần có những điều kiện j ạ? Giấy tờ gồm những gì?
3. Cả 2 việc trên thì cơ quan nào giải quyết ạ?
( chị em đã ly hôn và có bản án của Tòa)
Em cảm ơn a/c đã đọc và tư vấn giúp em ạ!!!

Luật sư Tư vấn – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh

Văn bản pháp luật được trích dẫn cụ thể theo từng thủ tục dưới đây.

2./ Luật sư trả lời

1. Căn cứ theo thủ tục hành chính số B-BTP-277243-TT được công bố bởi Bộ Tư pháp, thủ tục đăng ký kết hôn bao gồm:

          + Về trình tự thực hiện:

– Người có yêu cầu đăng ký kết hôn nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền.

– Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.

– Hồ sơ đăng ký kết hôn sau khi đã được hướng dẫn theo quy định mà không được bổ sung, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ. Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối, người tiếp nhận ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên.

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh (nếu thấy cần thiết).

– Nếu thấy hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn theo quy định, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân đồng ý giải quyết thì ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

– Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ; hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.

Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn.

Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký.

* Lưu ý:

+ Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính; nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao có chứng thực giấy tờ đó.

+ Trường hợp pháp luật quy định xuất trình giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ xuất trình, đối chiếu với thông tin trong Tờ khai và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm bản sao giấy tờ đó. Người tiếp nhận có thể chụp 01 bản giấy tờ xuất trình hoặc ghi lại thông tin của giấy tờ xuất trình để lưu hồ sơ.

+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật. + Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp.

+ Về thành phần hồ sơ:

* Giấy tờ phải xuất trình

– Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của công dân Việt Nam.

– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc (giai đoạn chuyển tiếp).

* Giấy tờ phải nộp

– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, có đủ thông tin của hai bên nam, nữ. Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;

– Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận các bên kết hôn không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng, xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.

Giá trị sử dụng của giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài được xác định theo thời hạn ghi trên giấy tờ đó. Trường hợp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế có giá trị trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cấp.

– Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp bản sao hộ chiếu/giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc xuất trình bản chính hộ chiếu/giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu trong trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ.

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam cư trú trong nước (trong giai đoạn chuyển tiếp).

* Ngoài giấy tờ nêu trên, tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp hoặc xuất trình giấy tờ tương ứng sau đây:

– Công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn trái pháp luật (Trích lục ghi chú ly hôn);

– Công dân Việt Nam là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó;

– Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp.

2. Căn cứ theo thủ tục hành chính số B-BTP-277288-TT được công bố bởi Bộ Tư pháp, thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam bao gồm:

          + Về điều kiện thực hiện:

– Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

+ Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;

+ Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;

+ Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;

+ Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

– Người xin nhập quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp: là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;  có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam (phải là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó); có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (là người có tài năng trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hoá, xã hội, nghệ thuật, thể thao, được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng nhận và cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận việc nhập quốc tịch của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển trong các lĩnh vực nói trên của Việt Nam). Có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều sau đây:

+ Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;

+ Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính từ ngày được cấp Thẻ thường trú;

+ Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

– Người được nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:

+ Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

+ Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 – Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

– Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

          + Về trình tự thực hiện:

– Người nước ngoài và người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam tại Sở Tư pháp nơi cư trú.

– Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ, nếu không đầy đủ hoặc không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo ngay để người xin nhập quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ; nếu thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì ghi vào Sổ thụ lý hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam, đồng thời cấp cho người nộp hồ sơ Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định và phải được đóng dấu treo của Sở Tư pháp.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.

– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.

– Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy xác nhận thôi quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

– Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin nhập quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

– Sau khi có Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước gửi đăng Công báo, Bộ Tư pháp đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và trong thời hạn 10 ngày, Bộ Tư pháp gửi cho người được nhập bản sao Quyết định kèm theo bản trích sao danh sách những người được nhập quốc tịch, đồng thời gửi 01 bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận hồ sơ để theo dõi, quản lý, thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch. Đồng thời, thông báo cho Sở Tư pháp, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây của người được nhập quốc tịch Việt Nam (nếu đăng ký khai sinh trong nước), hoặc nơi lưu trữ Sổ đăng ký khai sinh của chế độ cũ để ghi chú vào Sổ đăng ký khai sinh. Nội dung ghi chú bao gồm: số Quyết định; ngày, tháng, năm ban hành Quyết định; nội dung Quyết định. Cán bộ ghi chú phải ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm thực hiện ghi chú.

          + Về thành phần hồ sơ:

– Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;

– Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;

–  Bản khai lý lịch;

– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

– Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt (gồm một trong các giấy tờ sau đây: bản sao bằng tốt nghiệp sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở của Việt Nam; bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chứng nhận trình độ tiếng Việt do cơ sở đào tạo tiếng Việt của Việt Nam cấp).

Trong trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam khai báo biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam, nhưng không có một trong các giấy tờ nêu trên, thì Sở Tư pháp tổ chức phỏng vấn trực tiếp để kiểm tra trình độ tiếng Việt của người đó. Kết quả phỏng vấn phải được lập thành văn bản; người trực tiếp phỏng vấn căn cứ vào tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP (biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được đánh giá trên cơ sở khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt với công dân Việt Nam trong cuộc sống, phù hợp với môi trường sống và làm việc của người đó) để đề xuất ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến đề xuất của mình;

– Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam (Bản sao Thẻ thường trú);

– Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam (gồm một trong các giấy tờ sau: giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản; giấy xác nhận mức lương hoặc thu nhập do cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc cấp; giấy xác nhận của cơ quan thuế về thu nhập chịu thuế; giấy tờ chứng minh được sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người xin nhập quốc tịch Việt Nam về khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người đó).

– Trường hợp con chưa thành niên xin nhập quốc tịch Việt Nam cùng cha mẹ thì phải nộp Bản sao Giấy khai sinh của người con chưa thành niên hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ nhập quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sinh sống cùng người đó nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì còn phải nộp văn bản thoả thuận của cha mẹ về việc nhập quốc tịch Việt Nam cho con.

Lưu ý: Những người được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì được miễn các giấy tờ tương ứng với điều kiện được miễn, nhưng phải nộp một số giấy tờ sau để chứng minh điều kiện được miễn, cụ thể là:

– Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam phải nộp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn chứng minh quan hệ hôn nhân;

– Người là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam phải nộp bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con;

– Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải nộp bản sao Huân chương, Huy chương, giấy chứng nhận danh hiệu cao quý khác hoặc giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam;

– Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Người (là người có tài năng trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hoá, xã hội, nghệ thuật, thể thao) phải nộp giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, được cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận về việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển của một trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hoá, xã hội, nghệ thuật, thể thao. 

Việc chị bạn muốn nhập quốc tịch Malaysia được thực hiện theo pháp luật Malaysia.

3. Ở trường hợp 1, cơ quan thực hiện là Phòng Tư pháp UBND cấp huyện; trường hợp 2 là Sở tư pháp nơi cư trú, Bộ Tư pháp

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi của khách hàng: Danh mục đồ chơi nguy hiểm bị cấm

Theo quy định hiện tại, danh mục đồ chơi nguy hiểm bị cấm bao gồm những gì?

Luật sư Tư vấn – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh

Nghị định số 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

2./ Luật sư trả lời

Danh mục đồ chơi nguy hiểm bị cấm:

  • Các loại đồ chơi có hình dáng giống như các loại súng: Súng nén bằng hơi hoặc bằng lò-xo bắn đạn nhựa hoặc các loại đạn khác; Súng bắn nước, hơi nước; súng bắn phát quang hoặc bắn gây tiếng nổ.
  • Các loại đồ chơi có hình dáng giống các loại vũ khí khác: Giống lựu đạn, bom, mìn, bộc phá; Giống kiếm, mác, lê, dao găm, cung nỏ (làm bằng các loại vật liệu kể cả gỗ, tre, giấy nén…).
  • Các loại pháo: pháo nổ, pháo hoa, pháo đập, đạn đập làm bằng thuốc pháo hoặc bằng các loạt vật liệu khác có thể gây cháy, bỏng.
  • Các loại đồ chơi ảo.
  • Các loại đồ chơi dưới dạng văn hoá phẩm (ấn phẩm, băng, đĩa), các loại đồ chơi điện tử có hình ảnh, âm thanh, hành động mô tả cảnh đánh nhau, giết người dã man hoặc những hành động xúc phạm nhân phẩm, phá hoại môi trường có hại về thẩm mỹ và giáo dục trẻ em.
  • Các phần mềm vi tính trò chơi điện tử có nội dung kích động bạo lực, mại dâm.
  • Các loại đồ chơi dùng điện có điều khiển từ xa có thể gây nhiễu cho các đồ dùng trang thiết bị khác hoặc không bảo đảm an toàn cho trẻ em.
  • Các loại đồ chơi có sử dụng quốc kỳ, bản đồ Việt Nam, ảnh lãnh tụ không đúng với quy định, có mục đích xấu

Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

“ Điều 10. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: c) Cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm; ”

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi của khách hàng: Phụ cấp công vụ có tính thai sản không

Phụ cấp công vụ có tính chế độ thai sản hay không?

Luật sư Tư vấn – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh

  • Căn cứ theo Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15/04/2012 quy định về chế độ phụ cấp công vụ.
  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014

2./ Luật sư trả lời

Người được hưởng chế độ phụ cấp công vụ được quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15/04/2012 quy định về chế độ phụ cấp công vụ:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cán bộ, công chức, người hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước quy định tại Điều 1 Nghị định này, bao gồm:

a) Cán bộ theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức;

b) Công chức theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức và các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 12 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức; không bao gồm công chức quy định tại Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP;

c) Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức và Điều 3 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

d) Người làm việc theo hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính nhà nước quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong cơ quan Đảng, tổ chức chính trị – xã hội áp dụng quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ; không bao gồm người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;

e) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân;

g) Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.”

Và căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định này:

“ Điều 4. Nguyên tắc áp dụng

1.Phụ cấp công vụ được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. ”

Vì vậy, chế độ công vụ không tính thai sản!

Mà thai sản sẽ được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 theo Điều 39:

“ Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. 3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.”

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi của khách hàng: Quy định 7 ngày đầu học việc không lương đúng hay sai

Dạ cho e hỏi .
Chuyện là e đi làm ở 1 công ty dịch thuật . văn phòng trụ sở ở Hà Nội . lúc phỏng vấn thì phỏng vấn qua đt thì k đề cập j tới vấn để học việc không được tính lương . chỉ nói là tháng đầu học việc chỉ nhận đc 85% lương . nhưng đến ngày nhận lượng . họ lại nói 7 ngày đâu học việc , k được tính lương và đã trao đổi qua đt lúc pv . vậy các anh chị cho e hỏi như vậy có phải là lừa đảo và bốc lột sức lao động k . Nếu e muốn kiện công ty thì làm đơn thế nào ạ . e rất mong nhận được lời khuyên từ các anh chị . e xin cảm ơn.

Luật sư Tư vấn – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh

Bộ luật Lao động 2012

2./ Luật sư trả lời

Bạn và văn phòng dịch thuật đã thỏa thuận thử việc trong tháng đầu tiên và chỉ nhận 85% lương là phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động 2012 tại điều 27 và 28:

Điều 27. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khá

Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”

Do bên văn phòng dịch thuật nói rằng 7 ngày đầu học việc không có lương là sai quy định pháp luật trừ trường hợp khi phỏng vấn họ đã thỏa thuận với bạn không trả lương trong khoảng thời gian đó.

Trường hợp bạn muốn yêu cầu bên văn phòng dịch thuật trả lại số tiền thì bạn cần chứng minh khi phỏng vấn hai bên không thỏa thuận về vấn đề này. Bạn có thể đưa ra chứng cứ là bản ghi âm cuộc nói chuyện điện thoại giữa hai bên để yêu cầu bên kia giải quyết.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi của khách hàng: Ai được hưởng tiền trợ cấp tai nạn lao động của cha

Chào mọi người ạ!
Dạ mọi người tư vấn giúp em, em 19 tuổi, ba mẹ em ly hôn được hơn 2 năm, ba em mới mất do tai nạn lao động và tiền đền bù của công ty thuộc về em và em gái đúng không ạ, ông bà nội em có quyền giành phần tiền đó hay không, nội em giấu không cho em biết về phần đền bù của công ty và em thắc mắc không biết hỏi ai nên đã gửi mail cho công ty, và công ty đã nói nội em phải làm giấy ủy quyền (có thể do nội tự nói với công ty là ba em chỉ sống với nội và công ty không biết về việc có em và em gái) và đưa em ký với nội dung là em ủy quyền cho nội nhận phần trợ cấp (em cũng ký vì em nghĩ nội sẽ đưa em đi gặp công ty để giải quyết về phần tiền đó nhưng nội lại kêu em ở nhà), và giờ nội nói là em với em gái không có phần gì cả và còn nối dối em là ba em chỉ được trợ cấp 5 triệu đền bù do tiền bảo hiểm thôi và nếu có thì nội mới là người được quyền hưởng phần tiền đó, em có nghe lén là số tiền đền bù đó rất lớn và nội giấu khồn cho em biết và còn nói là nếu em kiện thì giấy tờ đều là nội giữ, em không thể nào kiện được, thật sự giờ em rất rối, mong mọi người tư vấn giúp em ạ, em cảm ơn.

Luật sư Tư vấn – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh

  • Bộ Luật dân sự 2015

2./ Luật sư trả lời

Trong trường hợp này, gia đình bạn được nhận một khoản tiền bồi thường theo quy định tại Điều 591 BLDS 2015 như sau:

Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Theo quy định trên thì bạn và em gái bạn được hưởng một số tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần. Ông nội bạn giữ hết hết khoản tiền đó là sai quy định. Việc bạn lý vào giấy ủy quyền cho ông nhận hộ số tiền từ công ty đã được thực hiện nên ông bạn phải trả lại phần tiền bồi thường cho bạn và em gái. Bạn nên nói chuyện thẳng thắn với ông nội về số tiền đó sẽ được dùng để lo chi phí mai táng cho cha, và thỏa thuận số tiền bồi thường tổn thất về tinh thần mà mỗi thành viên trong gia đình đang phải gánh chịu.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi của khách hàng: Thuế phải nộp khi bán hàng rong

Các loại thuế cá nhân phải nộp khi bán hàng rong tại chợ hoặc các địa điểm khác.

Luật sư Tư vấn – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh

  • Nghị định số 39/2007/NĐ-CP quy định về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.
  • Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài.

2./ Luật sư trả lời

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP quy định về giải thích từ ngữ

“ Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

2. Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.”

Mặc dù hoạt động bán hàng rong là hoạt động thương mại không có địa điểm cố định nhưng vẫn phải nộp lệ phí môn bài.

Căn cứ theo khoản 7 Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài.

“ Điều 2. Người nộp lệ phí môn bài

Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm:

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.

3. Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

4. Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.

5. Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.

6. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có).

7. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.”

Vì vậy, hoạt động bán hàng rong phải nộp phí môn bài trừ trường hợp được miễn phí môn bài theo quy định tại Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi của khách hàng: Quy định về xuất khẩu máy móc cũ

Các Quy định về xuất khẩu máy móc cũ, máy đã qua sử dụng

Luật sư Tư vấn – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh

  • Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
  • Thông tư số 38/2015/TT-BC ngày 25/03/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

2./ Luật sư trả lời

Máy móc thiết bị cũ không thuộc trường hợp cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 5 và Phụ lục I Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu và cấm nhập khẩu:

“ Điều 5. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu

1. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Việc cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.”

Vì vậy, máy móc thiết bị cũ thực hiện thủ tục xuất khẩu như hàng hóa thông thường.

Hồ sơ thủ tục xuất khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 16, Điều 18 và Điều 19 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi của khách hàng: Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính tính từ khi nào

Cho em hỏi
Luật tố tụng hành chính quy định là thời khởi kiện vụ án hành chính là 1 năm kể từ thời điểm nhận được QD hành chính.
Em có vụ thân chủ nhận quyết định từ ngày mùng 1 (đầu tháng) nhưng trong văn bản đó lại xác định quyết định sẽ có hiệu lực vào ngày 30 (cuối tháng) vậy thời hiệu khởi kiện được tính từ lúc thân chủ em nhận được quyết định hay tính từ lúc quyết định đó có hiệu lực
Mong nhận được chia sẻ, giải đáp và phân tích.

Em xin cảm ơn

Luật sư Tư vấn – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh

Luật Tố tụng hành chính năm 2015

2./ Luật sư trả lời

Thời hiệu khởi kiện quyết định hành chính được quy định tại điều 116 Luật Tố tụng hành chính năm 2015

Điều 116. Thời hiệu khởi kiện

1. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

2. Thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy định như sau:

a) 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

b) 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

c) Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.

3. Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:

a) 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;

b) 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.

4. Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện.

5. Các quy định của Bộ luật dân sự về cách xác định thời hạn, thời hiệu được áp dụng trong tố tụng hành chính.”

Như vậy theo quy định tại điểm a khoản 2 thì thời hiệu khởi kiện của bạn trong trường hợp này là 01 năm kể từ ngày nhận được quyết định hành chính đó. Việc xác định thời điểm có hiệu lực của quyết định không ảnh hưởng tới thời hiệu khởi kiện quyết định đó.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi của khách hàng: Có lỗi xi nhan sớm không

Xin hỏi luật sư có lỗi tắt xi nhan sớm không ạ?

Luật sư Tư vấn – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh

  • Luật Giao thông đường bộ 2008
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

2./ Luật sư trả lời

Hiện nay không có quy định nào về việc quy lỗi của hành vi tắt xi nhan sớm. Hành vi này chỉ có thể bị hiểu nhầm giữa các hành vi không bật xi nhan hoặc bật sau khi đã qua vị trí chuyển làn.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

*Căn cứ pháp lý:

– Luật Công đoàn 2012

*Nội dung tư vấn:

Căn cứ Điều 4 Luật công đoàn 2012 quy định:

[…]

2. Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

3. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là một cấp trong hệ thống tổ chức công đoàn, trực tiếp thực hiện quyền công nhận công đoàn cơ sở, chỉ đạo hoạt động công đoàn cơ sở và liên kết công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.”

Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Theo đó công đoàn tại công ty là công đoàn cơ sở.

Chủ tịch công đoàn cơ sở, do Ban chấp hành công đoàn cơ sở bầu ra, hoặc do đại hội công đoàn cơ sở trực tiếp bầu, khi có trên 50% đại biểu đại hội đề nghị bầu trực tiếp và được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp. Chủ tịch công đoàn cơ sở là người đứng đầu Ban chấp hành, Ban thường vụ công đoàn cơ sở, người trực tiếp chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành công đoàn về tổ chức hoạt động của công đoàn cơ sở. Như vậy, theo quy định của pháp luật, đối với Chủ tịch công đoàn đơn vị ngoài nhà nước muốn làm đơn từ chức sẽ thực hiện theo Điều lệ Công Đoàn Việt Nam, Điều lệ Công ty và được công đoàn cấp trên trực tiếp quản lý xem xét giải quyết.

Theo đó, muốn từ chức chức vụ Chủ tịch công đoàn trong công ty thì cần làm đơn xin từ chức, trong đơn trình bày rõ lý do xin nghỉ và gửi tới Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Đại hội công đoàn cơ sở cấp trên trực tiếp để được xem xét giải quyết. (Tham khảo mẫu đơn kèm theo phần tư vấn) Trân trọng./.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

*Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

– Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

*Nội dung tư vấn:

Ngày nay, tình trạng bạo lực học đường diễn ra tương đối nhiều tại các trường học, đặc biệt là các trường cấp 2, cấp 3 thuộc huyện, xã ở tỉnh lẻ. Học sinh xích mích, đánh nhau hoặc thuê băng nhóm đánh nhau cả trong trường và ngoài trường học, gây nỗi lo sợ, ám ảnh với cả người liên quan và người xung quanh.

Khi phát hiện hoặc biết học sinh có hành vi bạo lực, cụ thể là bị đánh hội đồng thì phụ huynh, thầy cô phụ trách trực tiếp, Ban giám hiệu nhà trường cần báo cáo ngay với Sở, Phòng Giáo dục địa phương và thông báo với cơ quan Công an để tiến hành xác minh, điều tra.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng, hành vi đánh nhau, đánh hội đồng có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm e, Khoản 3, Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

[…]

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: […]

e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác; […]

Nếu gây thương tích cho nạn nhân với mức độ và tính chất vụ việc nghiêm trọng hơn thì có thể bị xử lý hình sự với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo Điều 134 BLHS 2015:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: […]

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

*Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

– Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

*Nội dung tư vấn:

Hành vi phá khóa, cụ thể như hành vi đổ keo 502 vào ổ khóa nhà người khác là hành vi cố ý phá hoại, hủy hoại tài sản của người khác. ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Hành vi này nếu bị phát hiện có thể bị xử phạt hành chính từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;

[…]

Bên cạnh đó, nếu gây thiệt hại ở mức độ nghiêm trọng hơn, hành vi trên hoàn toàn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 178 BLHS 2015:

Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1.Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

g) Tái phạm nguy hiểm,

3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.” Trân trọng./.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

*Căn cứ pháp lý:

– Thông tư 22/2019/TT-BYT quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần

*Nội dung tư vấn:

Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể là căn cứ quan trọng để người làm giám định y khoa xác định mức độ tổn thương cơ thể do bệnh tật, thương tật hay bệnh nghề nghiệp làm căn cứ cho thực hiện chính sách xã hội hay đến bù và còn là một trong những yếu tố quan trọng trong việc giải quyết nhiều vụ án hình sự, đặc biệt là các vụ án về xâm phạm tính mạng, sức khỏe.

Pháp luật quy định rõ tỷ lệ phần tram tổn thương cơ thể đối với từng loại tổn thương trong Thông tư 22/2019/TT-BYT. Theo đó, trường hợp bị mất 1 bàn tay được xác định tại Mục V, Chương 7, Bảng 1 “TỶ LỆ PHẦN TRĂM TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO THƯƠNG TÍCH” quy định kèm Thông tư với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 52%. Trân trọng./.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Cần phải làm gì khi có Chồng nghiện cờ bạc. Các biện pháp nên áp dụng để can ngăn, răn đe.

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;

Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Đâu tiên là vấn đề cờ bạc có thể được coi là một tệ nạn của xã hội hiện tại, việc ma lực của cờ bạc khiến con nghiện bị cuốn hút đang diễn ra một cách thường xuyên ở khoảng thời gian gần đây.Việc đánh bạc là hành vi vi phạm pháp luật và chế tài cho hành vi đấy như sau:

Điều 26. Hành vi đánh bạc trái phép

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:

a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;

b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;

d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;

b) Che giấu việc đánh bạc trái phép.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:

a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;

b) Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;

c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;

d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:

a) Làm chủ lô, đề;

b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;

c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;

d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có đối với hành vi quy định tại Khoản 1; Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Điểm b, c, d Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.

7. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 321. Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Đây là những chế tài khi chồng bạn thực hiện hành vi đánh bạc, ngoài ra là biết bao tội danh còn có thể bị trong hành vi cờ bạc.

Nếu có lời khuyên, chúng tôi xin đưa ra lời khuyên giải quyết vấn đề như sau:

Bạn nên có cuộc nói chuyện trao đổi khuyên giải chồng mình trước trên cơ sở hiểu biết, nắm rõ quy định, chế tài pháp luật, chỉ cho chồng mình thấy những trường hợp “tan cửa nát nhà” vì cờ bạc.Hoặc ít nhất, có thể bảo anh ấy chơi ít nhất có thể, vui thôi, vì cơ bản cờ bạc nếu đã dính vào máu thì rất là khó để từ bỏ.

Nếu hai vợ chồng không bảo ban nhau được thì có thể tiến hành họp gia đình, nói với bố mẹ chồng để cùng nhau khuyên bảo chồng mình xem lại việc cờ bạc.

Bạn phải rất là kiên định,tránh trường hợp tệ nhất là hai người phải ly hôn.Trước khi suy nghĩ đến việc ly hôn thì bạn phải suy nghĩ rất là kỹ càng, vì ly hôn là một việc rất lớn vì nó ảnh hưởng đến cả bạn, gia đình và những người xung quanh nữa.Nó ảnh hưởng đến cuộc sống, tinh thần của cả hai người.Nếu như bạn không kiên định, nghĩ ly hôn chính là giải pháp thì bạn đã nhầm.Đây có thể là vết nứt không bao giờ có thể hàn gắn được và bạn sẽ phải sống với nó cả đời.Nếu bạn có con chung thì đó chả phải là một mất mát đến cảm xúc và tâm hồn của đứa trẻ.

Thiệt nghĩ trước hết bạn nên áp dụng là cứ bình tĩnh để nói chuyện khuyên giải chồng mình, tránh những trường hợp phải cần đến pháp luật giải quyết.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Khi nào thì cá nhân có thể bị phạm tội cá độ bóng đá qua mạng. Các căn cứ, quy định có liên quan.

Căn cứ pháp lý:

Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

“Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

Điều 321. Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Cá độ bóng đá qua mạng cũng được coi là một hình thức đánh bạc:

– Trường hợp đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa… thì một lần chơi số đề, một lần cá độ bóng đá, một lần cá độ đua ngựa… (được tính là một lần đánh bạc) được hiểu là tham gia chơi trong một lô đề, tham gia cá độ trong một trận bóng đá, tham gia cá độ trong một kỳ đua ngựa… trong đó người chơi có thể chơi làm nhiều đợt. Trách nhiệm hình sự được xác định đối với người chơi một lần đánh bạc trong các trường hợp này là tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để chơi trong các đợt đó.

-Việc xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi đề, cá độ và của chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa… như sau:
– Xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi đề, cá độ dùng đánh bạc
– Trường hợp người chơi số đề, cá độ có trúng số đề, thắng cược cá độ thì số tiền mà họ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ cộng với số tiền thực tế mà họ được nhận từ chủ đề, chủ cá độ.
-Trường hợp người chơi số đề, cá độ không trúng số đề, không thắng cược cá độ hoặc bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng thì số tiền mà họ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ.
– Xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc
a) Trường hợp có người chơi số đề, cá độ trúng số đề, thắng cược cá độ thì số tiền chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc là toàn bộ số tiền thực tế mà chủ đề, chủ cá độ đã nhận của những người chơi số đề, cá độ và số tiền mà chủ đề, chủ cá độ phải bỏ ra để trả cho người trúng (có thể là một hoặc nhiều người).
b) Trường hợp không có người chơi số đề, cá độ trúng số đề, thắng cược cá độ hoặc bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng, kết quả bóng đá, kết quả đua ngựa… thì số tiền chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà chủ đề, chủ cá độ đã nhận của những người chơi số đề, cá độ.”

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Đánh bạc qua mạng là hình thức phát triển nở rộ trong thời gian gần đây do điều kiện tiếp cận mạng internet trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Vậy, phạm tội đánh bạc qua mạng có hình phạt như thế nào, xin mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý:

Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017;

Công văn số 196/TANDTC-PCV/v áp dụng điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của BLHS.

Tội đánh bạc được quy định trong Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017 như sau:

Điều 321. Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Theo như công văn số 196 của TANDTC thì:

“Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự được hiểu là việc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để đánh bạc trực tuyến (như hình thành nên các chiếu bạc online hoặc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để tổ chức đánh bạc, gá bạc).

Việc người phạm tội sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử khác như là phương tiện để liên lạc với nhau (ví dụ: nhắn tin qua điện thoại, qua email, zalo, viber…. để ghi số đề, lô tô, cá độ đua ngựa…) mà không hình thành nên các trò chơi được thua bằng tiền hoặc hiện vật trực tuyến thì không thuộc trường hợp “Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Tội đánh bạc là một trong những tội thuộc quy định của Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017. Việc kết luận hình phạt của tội này cũng có thể xem xét tới một số chi tiết nhằm giảm nhẹ được quy định chung. Để nắm được rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017

Điều 321. Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Và các tình tiết được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

m) Phạm tội do lạc hậu;

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

r) Người phạm tội tự thú;

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;

t) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

x) Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.

2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt

Như vậy, trong cấu thành tội đánh bạc thì các tình tiết có thể giảm nhẹ tội như sau:

  • Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
  • Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
  • Người phạm tội tự thú;
  • Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;
  • Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;
  • Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
  • Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
  • Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng. Nhưng không phải tự nhiên mà Tòa Án có thể đưa ra luôn các tình tiết giảm nhẹ mà người phạm tội phải đưa ra được các bằng chứng, căn cứ mà có thể áp dụng được tình tiết giảm nhẹ phù hợp nhất.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Tư vấn về xử phạt khi bị bắt đang hút, sử dụng cần sa
Tư vấn về xử phạt khi bị bắt đang hút, sử dụng cần sa

Câu hỏi: Tư vấn về xử phạt khi bị bắt đang hút, sử dụng cần sa?

Luật sư tư vấn dùm, em và các bạn bị bắt quả tang khi đang sử dụng cần sa thì có bị đi tù hay đuổi học không ạ, bọn em vẫn đang theo học tại trường nên rất sợ bị nhà trường phát hiện!


Luật sư Tư vấn về xử phạt khi bị bắt đang hút, sử dụng cần sa – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

  1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 08 tháng 08 năm 2017

  1. Cơ sở pháp lý

– Thông tư liên ngành số 09/TTLN hướng dẫn áp dụng điều 96a và điều 203 Bộ luật Hình sự của Bộ Nội vụ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao

– Điều 86, 87 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003

– Điều 199 Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

– Điều 21 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

  1. Luật sư trả lời

Cần sa, theo Thông tư liên ngành số 09/TTLN, là một trong các chất ma túy thường gặp. Người đang hút, sử dụng cần sa, mà bị phát hiện thì sẽ bị tạm giữ. Thời gian tạm giữ không quá ba ngày. Trong trường hợp cần thiết, thời gian tạm giữ có thể được gia hạn nhưng không quá 2 lần, mỗi lần không quá 3 ngày. Trong khi bị tạm giữ, tùy thuộc vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi, mà người vi phạm sẽ phải chịu xử phạt vi phạm hành chính hoặc, nếu đủ căn cứ khởi tố, thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sử dụng trái phép chất ma túy với khung hình phạt tùy thuộc vào tính chất cũng như mức độ của hành vi theo quy định tại điều 199 Bộ luật Hình sự:

“Điều 21. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

  1. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

“Điều 199. Tội sử dụng trái phép chất ma túy 

  1. Người nào sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc mà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
  2. Tái phạm tội này thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.”

Trong trường hợp không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người sử dụng, hút ma túy được trả tự do nhưng sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Ngoài ra, trong trường hợp người có hành vi vi phạm là người nước ngoài thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

 

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Hình phạt đối với cá nhân, nhóm người có hành vi ghi cá độ bóng đá bị xử như thế nào.

Căn cứ pháp lý:

Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Ghi cá độ bóng đá có thể được coi là hình thức đánh bạc trái pháp luật và người tiến hành ghi cá độ bóng đá nếu có căn cứ có thể phải chịu hành vi tổ chức đánh bạc:

Điều 322. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc

1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

b) Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần có giá trị 20.000.000 đồng trở lên;

c) Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; phân công người canh gác, người phục vụ, sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;

d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Hút cần sa lần đầu xử phạt hành chính bao nhiêu?

Em và đám bạn có hay mua cần sa trên mạng để sử dụng, hôm trước khi đang ngồi trong quán cafe thì bị mấy chú công an ập vào kiểm tra lập biên bản, đây mới là lần đầu tiên bọn em bị bắt thế này, họ bảo phạt mỗi đứa 5 triệu, về chuẩn bị rồi mang lên công an phường nộp, 2 đứa bạn em đã nộp phạt rồi, còn em thì không có tiền lại không dám xin bố mẹ, em có xin mấy chú giảm tiền xuống để em đi vay nhưng họ không chịu, các anh chị giúp em với.


Hút cần sa lần đầu xử phạt hành chính bao nhiêu
Hút cần sa lần đầu xử phạt hành chính bao nhiêu

Luật sư Tư vấn Hút cần sa lần đầu xử phạt hành chính bao nhiêu– Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 5 tháng 12 năm 2017

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

  • Nghị định 82/2013/NĐ-CP ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất
  • Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình
  • Bộ luật hình sự năm 1999 bổ sung sửa đổi năm 2009

3./Luật sư trả lời

     Căn cứ Danh mục I Nghị định 82/2013/NĐ-CP quy định về danh mục các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội, việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền; trong đó có bao gồm cần sa và các chế phẩm từ cần sa. Do đó, việc sử dụng cần sa là hành vi trái pháp luật.

Căn cứ Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính với hành vi sử dụng chất ma tuy như sau:

“1.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

….

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này.

7.Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

 Như vậy, đối với việc lần đầu sử dụng cần sa, người sử dụng sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Bên cạnh việc xử lý hành chính, nếu còn tiếp tục sử dụng  cần sa người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật như sau. Căn cứ Điều 199 quy định về tội sử dụng trái phép chất ma túy của Bộ Luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009, cụ thể:

“1. Người nào sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, đã  được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc mà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ  ba tháng đến  hai năm.

2.Tái phạm tội này thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.”

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Bài liên quan:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Tư vấn cho e trường hợp này với ạ: cha mẹ e bỏ e từ khi 3 ngày tuổi, giờ e đang sống với ông bà ngoại, ba mẹ e từ đó giờ không chu cấp gì cho e cả….ông bà e có giấy hộ nghèo mà sở giáo dục không miễn học phí cho e lý do là e nằm trong hộ khẩu của ông bà chứ không nằm trong hộ khẩu của ba hoặc mẹ…..cho e hỏi giờ phải viết đơn thế nào để được miễn ạ…. E xin cám ơn

Luật sư Tư vấn trực tuyến – Gọi ngay 1900.0191

Mẫu Đơn xin miễn học phí


1. Căn cứ pháp luật

– Nghị định 86/2015/NĐ-CP
– Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 86/2015/NĐ-CP

2. Nội dung tư vấn

Với trường hợp của em, việc Sở Giáo dục đào tạo địa phương từ chối miễn giảm học phí là có cơ sở pháp lý. Cụ thể: Hoàn cảnh của em không thuộc các trường hợp được miễn giảm học phí quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định 86/2015/NĐ-CP, các trường hợp này được hướng dẫn chi tiết tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH. Tuy nhiên, xét trên thực tế, hoàn cảnh của em đủ điều kiện để có thể được xem xét vào diện miễn giảm học phí.
Theo đó, công ty tư vấn cho em và gia đình thực hiện các thủ tục như sau:
– Người nuôi dưỡng em hiện tại (ông bà) viết ĐƠN XIN XÁC NHẬN là Người nuôi dưỡng và giám hộ hợp pháp của em, gửi tới UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú (theo mẫu đính kèm)
– Chuẩn bị hồ sơ gồm: Bản sao công chứng hộ khẩu (của ông bà), Bản sao giấy khai sinh của em, Giấy xác nhận hộ nghèo, Đơn xác nhận trên (đã được UBND xác nhận), Đơn đề nghị miễn giảm học phí (theo mẫu đính kèm). Gửi trực tiếp hoặc thông qua nhà trường đến Sở Giáo dục đào tạo nơi cư trú.

3. Đơn xin xác nhận hoàn cảnh nhân thân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————

ĐƠN XIN XÁC NHẬN

Kính gửi: Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn …………………………………………..

Tôi tên là: …………………………………………………………………………………………………………………..

Sinh ngày: …………………………………………………………………………………………………………………..

Nơi thường trú:……………………………………………………………………………………………………………

Giấy CMND số: …………………………..Cấp ngày:……………Nơi cấp:…………………..

Nay tôi làm đơn này kính mong UBND xác nhận tôi là Người nuôi dưỡng và giám hộ hợp pháp

Của: ……………………………………………………………………………………………………………………………

Sinh ngày: …………………………………………………………………………………………………………………..

Nơi thường trú:……………………………………………………………………………………………………………

Giấy CMND số:…………………….. Cấp ngày: …………………….Nơi cấp:……………………..

Lý do yêu cầu xác nhận:……………………………………………………………………………………………..

Tôi xin chân thành cảm ơn.

 ………………………, ngày……..tháng .… năm ……..

Người yêu cầu

(Ký và nghi rõ họ tên)

……………………………………….

Xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn:

………………………………………………………………………………..

 
 

4. Đơn xin, đề nghị miễn, giảm học phí

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ

(Dùng cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông công lập)

Kính gửi: (Tên cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông)

            Họ và tên (1):

Là Cha/mẹ (hoặc người giám hộ) của em (2):

Hiện đang học tại lớp:

Trường:

Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định tại Nghị định 86)

Căn cứ vào Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét để được miễn, giảm học phí theo quy định và chế độ hiện hành.

 

…..…, ngày    tháng    năm…..
Người làm đơn (3)
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

(1) Đối với đối tượng là trẻ em mẫu giáo ghi tên cha mẹ (hoặc người giám hộ), đối với học sinh phổ thông ghi tên của học sinh.

(2) Nếu là học sinh phổ thông trực tiếp viết đơn thì không phải điền dòng này.

(3) Cha mẹ (hoặc người giám hộ)/học sinh phổ thông.

 

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ  500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thủ tục, thẩm quyền để xác nhận các mối quan hệ nhân thân?

Tôi muốn xác nhận là mình và một người có quan hệ họ hàng, huyết thống với nhau thì phải làm như thế nào, nếu chúng tôi xét nghiệm adn thì sau đó dùng xét nghiệm này nộp cho ủy ban họ có thể cho chúng tôi 1 văn bản xác nhận được không, văn bản này có giá trị thế nào, chứ nếu không cứ muốn làm gì cũng phải đưa xét nghiệm adn ra thì rất bất tiện, xin cảm ơn.


Luật sư Tư vấn Luật Dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 17 tháng 05 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Thủ tục xác nhận quan hệ nhân thân

– Luật Hộ tịch 60/2014/QH13

– Nghị định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Hộ tịch;

– Thông tư số 15/2015/TT-BTP của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

3./ Luật sư tư vấn

Quan hệ nhân thân cần được xác minh là việc xác minh quan hệ của một người với người thân ruột thịt là cha, mẹ, con, anh chị em ruột,.. dựa trên quan hệ huyết thống, thủ tục xác nhận quan này được thực hiện như sau:

Luật Hộ tịch 2014 có ghi nhận tại Khoản 1, Điều 3. Nội dung đăng ký hộ tịch, theo đó, xác nhận quan hệ cha, mẹ, con sau khi con được sinh ra thông qua thủ tục đăng ký hộ tịch.

Việc xác nhận quan hệ ruột thịt giữa anh, chị, em không được quy định trực tiếp theo pháp luật, tuy nhiên trên thực tế anh/chị có thể yêu cầu cơ quan hộ tịch thực hiện thủ tục xác nhận anh, chị, em ruột theo thủ tục nhận cha, mẹ, con trong trường hợp cần xác định lại quan hệ cha, mẹ với con cái như sau:

Luật Hộ tịch 2014  quy định tại Điều 24. Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con và Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con cụ thể như sau:

Thứ nhất, ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú có thẩm quyền đăng ký nhận cha mẹ con, kể cả trường hợp cha/mẹ/con là công dân nước khác nhưng cư trú ở biên giới Việt Nam. Riêng trường hợp cha/mẹ/con là người nước ngoài không đăng ký thường trú, tạm trú ở Việt Nam thì thuộc thẩm quyền đăng ký của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

“Điều 24. Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.”

Thứ hai, về thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ con

“Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

1.Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

2.Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.”

Thông tư số 15/2015/TT-BTP của Bộ Tư pháp quy định về các chứng cứ kèm theo để chứng minh quan hệ cha mẹ con tại Điều 11 như sau:

“Điều 11. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con

Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

1.Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

2.Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.”

Hồ sơ như sau:

(1) Tờ khai theo mẫu quy định;

 (2) Các giấy tờ chứng minh

– Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;

– Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có).

– Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân; giấy tờ chứng minh nơi cư trú.

Vậy để chứng minh quan hệ nhân thân, người thực hiện thủ tục cần nộp đơn yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền kèm theo các giấy tờ chứng minh nhân thân và các giấy tờ chứng minh quan hệ như văn bản chứng minh quan hệ của cơ sở y tế có uy tín hoặc do Nhà nước thành lập ( Giấy giám định ADN,..).. Trên cơ sở đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy xác nhận quan hệ nhân thân làm căn cứ ghi vào sổ hộ tịch đối với trường hợp xác nhận cha, mẹ , con; đăng ký hộ khẩu thường trú ….

Với những tư vấn về câu hỏi Thủ tục xác nhận quan hệ nhân thân?, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Bản sao và bản photo khác nhau như thế nào? Bản sao là gì, như thế nào thì được coi là bản sao? Bản sao có phải là bản photo?

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1. Thời điểm tư vấn

Ngày 17 tháng 06 năm 2020

2. Cơ sở pháp lý bản sao, bản photo

Luật Công chứng 2014

Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch

3. Luật sư trả lời bản sao và bản photo khác nhau như thế nào

Định nghĩa Bản sao

Bản sao là bản photo, sao chụp được xác nhận “sao y bản chính” của các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan nhà nước cấp xã phường, quận huyện hoặc xác nhận của công chứng viên, văn phòng công chứng, có đóng dấu xác nhận và được lưu sổ sao y tại cơ quan đó.

Định nghĩa Bản photo

Bản photo là bản được tự ý sao chụp bằng các công nghệ in ấn nhưng chưa có bất kì sự xác nhận nào, không có đóng dấu, chỉ đơn thuần là bản photo đen trắng ra từ bản gốc.

Điểm khác nhau giữa bản sao và bản photo

Bản sao có giá trị pháp lý cao hơn do đã được một cơ quan kiểm soát và đứng ra đảm bảo tính chính xác của những thông tin trên bản này hoàn toàn trùng khớp với bản chính. Bản photo thường do tự cá nhân, chủ thể cung cấp nên tính chính xác không thể kiểm tra được, từ đó giá trị pháp lý cũng thấp hơn.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại số: 1900 0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Đơn xin nhập học lớp 6 trái tuyến là mẫu đơn phụ huynh sử dụng để xin học cho con mình tại cơ sở giáo dục trái tuyến về mặt pháp lý, nhưng thực tế lại thuận tiện hơn hay đảm bảo được các điều kiện khác cho gia đình.

Luật sư Tư vấn – Gọi 1900.0191


Đơn xin nhập học lớp 6 trái tuyến tham khảo những nội dung như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————–oOo—————

……, ngày ….. tháng ….. năm ……..

ĐƠN XIN NHẬP HỌC

(Đối với học sinh …..)

Căn cứ Luật Giáo dục 2005 sửa đổi, bổ sung 2009;

Căn cứ Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

Căn cứ Quyết định số ……… của Hiệu trưởng Trường……… về chỉ tiêu và tiêu chuẩn tuyển sinh của Trường;

Kính gửi: Ông/bà ……………………….. – Hiệu trường Trường Trung học cơ sở……….

Tôi là:                                     – Phụ huynh của học sinh:

Hộ khẩu thường trú:

Chỗ ở hiện nay:

– Thông tin học sinh:   

Họ tên học sinh:                                          Giới tính:

Sinh ngày:

Đã tốt nghiệp tiểu học tại:

Lý do nhập học trái tuyến:

Dựa trên:

Điều 26 Luật Giáo dục 2005 sửa đổi, bổ sung 2009;

– Điều 29 Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

 và xét trên chỉ tiêu tuyển sinh, cơ sở vật chất, môi trường giáo dục của trường, tôi có nguyện vọng và đề nghị như sau:

– Đăng ký xét tuyển cho cháu vào học lớp 6 và tiếp tục chương trình học trung học cơ sở tại Trường;

– Nhà trường tạo điều kiện cho cháu được hoàn thiện thủ tục và được xếp lớp tham gia học tập tại trường.

– Nhà trường thông báo cho tôi về quyết định cho nhập học tại cơ sở giáo dục.

Kính đề nghị quý ông/bà xem xét nguyện vọng và chấp thuận các mong muốn nêu trên,

Tôi xin trân thành cảm ơn.

Tài liệu kèm theo:

– Hồ sơ nhập học của học sinh……

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

Bài liên quan:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi của khách hàng: Phường hướng dẫn lên Sở Tư pháp làm giấy xác nhận dân sự có đúng không?

Cho mình hỏi mình lên công an phường xin giấy xác nhận dân sự nhưng công an phường bảo không làm nữa bảo lên số 1 Trần Phú, Hà Đông là sao? Tại sao công an khu vực không cấp giấy mà lại bắt người dân đi xa mấy chục km xin giấy ở sở tư pháp? Có ai giải thích?


Luật sư Tư vấn Luật lý lịch tư pháp – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 08/11/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề lý lịch tư pháp

  • Luật lý lịch tư pháp 2009
  • Pháp lệnh công an xã 2008

3./ Luật sư trả lời Phường hướng dẫn lên Sở Tư pháp làm giấy xác nhận dân sự có đúng không

Xác nhận dân sự là một trong những nội dung cần thiết để xác nhận nhân sự tham gia vào các giao dịch dân sự, chứng minh một phần nhân thân về việc chấp hành pháp luật. Nói cách khác, loại giấy này giống như một bản cam kết nhằm chứng minh bản thân người làm thủ tục không vi phạm các quy định của pháp luật. Thực tế thì giấy xác nhận dân sự không có mẫu văn bản thống nhất nào, cũng không có bất kì quy định cụ thể nào về mẫu văn bản này.

Căn cứ Khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 giải thích Phiếu lý lịch tư pháp như sau:

“Là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.”

Khoản 2 Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009 về thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp:

2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.”

Căn cứ Điều 9 Pháp lệnh công an xã 2008 về Nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã:

1. Nắm tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã, đề xuất với cấp ủy Đảng, Uỷ ban nhân dân cùng cấp và cơ quan Công an cấp trên về chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch, biện pháp đó.

…”

Theo đó, nếu nội dung xác nhận của bạn liên quan tới nhân thân, quá trình cư trú tại địa phương không vi phạm pháp luật thì công an xã/phường có thẩm quyền xác nhận. Vì công an xã/phường là người nắm tình hình an ninh trật tự tại địa phương, cư trú của công dân. Trường hợp bạn cần xác nhận từ trước tới nay bạn không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp,… thì bạn phải xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại sở tư pháp.

Như vây, tùy vào nội dung bạn xác nhận có trong phạm vi quyền hạn của công an xã không, nếu thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của công an xã nhưng công an xã không làm thì bạn làm đơn yêu cầu công an khu vực trả lời về việc không xác nhận.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

 

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Thủ tục xin xác nhận quan hệ thân nhân tại UBND phường.


Luật sư Tư vấn Luật hộ tịch – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 03 tháng 07 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Thủ tục xin xác nhận quan hệ thân nhân tại UBND phường

– Luật Hộ tịch 60/2014/QH13

– Nghị định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Hộ tịch;

– Thông tư số 15/2015/TT-BTP của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

3./ Luật sư tư vấn

Quan hệ nhân thân cần được xác minh là việc xác minh quan hệ của một người với người thân ruột thịt là cha, mẹ, con, anh chị em ruột,.. dựa trên quan hệ huyết thống. Thủ tục xác nhận quan hệ nhân thân được thực hiện như sau:

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 3 Luật Hộ tịch 2014 có ghi nhận : “Nội dung đăng ký hộ tịch, theo đó, xác nhận quan hệ cha, mẹ, con sau khi con được sinh ra thông qua thủ tục đăng ký hộ tịch.”

Việc xác nhận quan hệ ruột thịt giữa anh, chị, em không được quy định trực tiếp theo pháp luật, tuy nhiên trên thực tế anh/chị có thể yêu cầu cơ quan hộ tịch thực hiện thủ tục xác nhận anh, chị, em ruột theo thủ tục nhận cha, mẹ, con trong trường hợp cần xác định lại quan hệ cha, mẹ với con cái.

Căn cứ theo Điều 24, Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 thì thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con cụ thể như sau:

Về thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con, ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi cư trú có thẩm quyền đăng ký nhận cha mẹ con, kể cả trường hợp cha/mẹ/con là công dân nước khác nhưng cư trú ở biên giới Việt Nam. Riêng trường hợp cha/mẹ/con là người nước ngoài không đăng ký thường trú, tạm trú ở Việt Nam thì thuộc thẩm quyền đăng ký của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ con:

Căn cứ Điều 11 Thông tư số 15/2015/TT-BTP của Bộ Tư pháp quy định về các chứng cứ kèm theo để chứng minh quan hệ cha mẹ con như sau:

Điều 11. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con

Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

1.Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

2.Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.”

Như vậy, hồ sơ xác nhận quan hệ thân nhân bao gồm:

(1) Tờ khai theo mẫu quy định;

(2) Các giấy tờ chứng minh

– Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;

– Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có).

– Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân; giấy tờ chứng minh nơi cư trú.

Vậy để chứng minh quan hệ nhân thân, người thực hiện thủ tục cần nộp đơn yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền kèm theo các giấy tờ chứng minh nhân thân và các giấy tờ chứng minh quan hệ như văn bản chứng minh quan hệ của cơ sở y tế có uy tín hoặc do Nhà nước thành lập ( Giấy giám định ADN,..).. Trên cơ sở đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy xác nhận quan hệ nhân thân làm căn cứ ghi vào sổ hộ tịch đối với trường hợp xác nhận cha, mẹ , con; đăng ký hộ khẩu thường trú ….

Với những tư vấn về câu hỏi Thủ tục xin xác nhận quan hệ thân nhân tại UBND phường, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Bài liên quan:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Tư vấn Soạn thảo: Đơn đề nghị ngăn chặn đối tượng xấu

Luật sư Tư vấn – Gọi 1900.0191


Khi bị đe dọa bởi một hành vi, một thái độ vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng, xâm hại đến quyền và lợi ích của bản thân mình hay gia đình, bạn cần phải có biện pháp để ngăn chặn điều đó, một trong những giải pháp chính là yêu cầu cơ quan có chức năng gìn giữ an ninh ngay lập tức ngăn chặn đối tượng xấu tiếp tục thực hiện những hành vi trái pháp pháp luật bằng những biện pháp răn đe rõ ràng.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

….., ngày ….. tháng …..năm 2018

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

( V/v: ngăn chặn hành vi của…………..)

 

Căn cứ Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017;

Căn cứ Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015;

Kính gửi: Ông/ Bà:…………………………

                 Thủ trưởng công an huyện……………………

Tôi là:………………… sinh năm:…………………

Hộ khẩu thường trú:……………………

Tôi xin trình bày với quý cơ quan vấn đề như sau: ( trình bày nội dung liên quan tới hành của đối tượng cần ngăn chặn)

…………………………………………

Căn cứ (quy định liên quan đến hành vi mà người đó thực hiện trong bộ luật hình sự);

Căn cứ Điều 143 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, nay tôi đề nghị:

– Quý cơ quan có biện pháp cần thiết thực hiện việc ngăn chặn hành vi của đối tượng …..;

– Khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi của đối tượng…………;

Kính đề nghị Thủ trưởng cơ quan công an xem xét và có biện pháp xử lý theo đề nghị nêu trên

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Gửi kèm:

–          ………………………

–          ………………………

(Chứng cứ/ tài liệu kèm theo)

Người làm đơn    

(Ký, ghi rõ họ tên)

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Chứng minh thư bị mờ số

Chứng minh thư tôi được cấp từ năm 2006 do dùng lâu ngày nên bị mờ số, nhưng cố gắng thì vẫn có thế nhìn thấy được thì giờ nên xử lý thế nào là hợp lý ạ, có bắt buộc phải đổi không? Tôi không có thời gian nên cũng không muốn đổi nếu không phải bắt buộc.


Luật sư Tư vấn Luật Hành chính – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 08 tháng 05 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề thủ tục cấp đổi chứng minh thư nhân dân

  • Nghị định 05/1999/NĐ-CP Về chứng minh nhân dân;
  • Nghị định 170/2007/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân;
  • Nghị định 106/2013/NĐ-CP Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ.

3./ Luật sư tư vấn

Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, trường hợp chứng minh thư nhân dân bị mờ khó nhìn được số thì người có chứng minh thư cần thực hiện thủ tục xin cấp đổi chứng minh thư nhân dân để tiện cho việc sử dụng vào các hoạt động hàng ngày và các giao dịch cần thiết.

Trước hết, căn cứ Điều 5 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 5. Đổi,cấp lại Chứng minh nhân dân

1.Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân:

a)Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;

b)Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;

c)Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

d)Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương;

e)Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

2.Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.”

Theo đó, trường hợp chứng minh thư bị mờ thuộc trường hợp được thực hiện thủ tục đổi lại chứng minh nhân dân. Thủ tục cụ thể như sau:

Người có chứng minh nhân dân đổi lại nộp đơn xin đổi lại và thực hiện các thủ tục đổi chứng minh nhân dân tại cơ quan công an làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân. Cụ thể:

– Đơn trình bày nêu rõ lý do xin đổi chứng minh nhân dân;

– Xuất trình hộ khẩu thường trú;

– Chụp ảnh;

– In vân tay hai ngón trỏ;

– Khai tờ khai xin cấp Chứng minh nhân dân;

– Nộp lại Chứng minh nhân dân đã hư hỏng.

Lưu ý: Thời hạn được cấp đổi chứng minh nhân dân như sau:

Kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục trên, cơ quan Công an phải làm xong Chứng minh nhân dân cho công dân trong thời gian sớm nhất, thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân tại thành phố, thị xã là không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, cấp đổi, 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại; tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo, thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân đối với tất cả các trường hợp là không quá 20 ngày làm việc; các khu vực còn lại thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân là không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.

Chứng minh thư nhân dân được sử dụng làm chứng nhận nhân thân và phải mang theo khi đi lại, giao dịch; xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát. Số Chứng minh nhân dân được dùng để ghi vào một số loại giấy tờ khác của công dân. Do đó, trường hợp chứng minh nhân dân bị mờ, khó xác định, anh/chị nên thực hiện việc đổi lại chứng minh nhân dân để tránh những rắc rối khi bị kiểm tra bởi cơ quan nhà nước hoặc trong việc thực hiện các hoạt động, giao dịch hàng ngày cần giấy tờ nhân thân.

Với những tư vấn về câu hỏi Chứng minh thư bị mờ số, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com