Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Bố không có khả năng nuôi con thì mẹ có dành lại được quyền nuôi con

Mọi người giúp mình với được không ạ. Mình muốn biết sau khi ly hôn con ở với bố mà bây giờ bố không đi làm không có khả năng nuôi con nhưng một mực vẫn cứ giữ con và không hợp tác với mình. Giờ mình làm đơn và dành con thì có mất thời gian lâu không nếu bên kia vẫn nhất quyết không trả con thì liệu có được không?


Luật sư Tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 26 tháng 05 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề thay đổi quyền nuôi con

  • Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
  • Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

3./ Luật sư tư vấn

Sau ly hôn, vợ, chồng có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con dựa trên nhu cầu, hoàn cảnh khách quan. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được quy định như sau:

Căn cứ Điều 84 Luật Hôn nhân gia và gia đình 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn như sau:

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.”

Theo đó, trường hợp chứng minh được người chồng không còn đủ khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc con, chị có quyền gửi đơn yêu cầu Tòa án quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tòa án sẽ dựa trên các chứng cứ chứng minh được việc không đủ khả năng nuôi con và xem xét nguyên vọng của người con khi con đã đủ 7 tuổi và dưới 18 tuổi.

Về thời hạn giải quyết thay đổi người trực tiếp nuôi con khi hai vợ chồng không thỏa thuận được về thay đổi người trực tiếp nuôi con, việc giải quyết vụ án sẽ thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 theo các giai đoạn do pháp luật quy định.

Căn cứ Điều 190, 191, 193, 195, 196, 197 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, người có yêu cầu gửi đơn khởi kiện yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định.

Nội dung đơn bao gồm:

+ Ngày, tháng, năm viết đơn;

+ Tên Toà án có thẩm quyền giải quyết đơn;

+ Tên, địa chỉ của người yêu cầu;

+ Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự đó;

+ Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu, nếu có;
+ Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu;
+ Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.
Kèm theo Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp được gửi kèm theo đơn yêu cầu.

Hình thức nộp đơn: Nộp trực tiếp hoặc thông qua bưu điện tới Tòa án nơi người chồng đang cư trú. Trường hợp đơn không đủ các nội dung, tòa án gửi yêu cầu sửa đổi, bổ sung để người có yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện.

Trường hợp đơn đã đủ nội dung yêu cầu, Tòa án ra thông báo nộp tạm ứng án phí, người có yêu cầu phải nộp tạm ứng án phí trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận thông báo và nộp lại biên lai tạm ứng tiền án phí cho Tòa án. Sau khi nhận biên lai, Tòa án vào sổ thụ lý vụ án và gửi thông báo thụ lý vụ án cho các đương sự trong vụ án trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày thụ lý.

Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án giải quyết vụ án theo trình tự, thủ tục theo pháp luật tố tụng dân sự quy định.

Vậy, khi xét thấy chồng chị không đủ khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc con sau ly hôn, chị có quyền gửi đơn yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Trường hợp chồng chị không hợp tác, và việc thay đổi người trực tiếp nuôi con không thể thỏa thuận được, chị cần cung cấp các chứng cứ chứng minh chồng mình không đủ khả năng để tiếp tục trực tiếp nuôi con nữa. Trên cơ sở đó và có tham khảo ý kiến của con từ đủ 7 tuổi trở lên, Tòa án quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con trong thời hạn do pháp luật quy định.

Với những tư vấn về câu hỏi Bố không có khả năng nuôi con thì mẹ có dành lại được quyền nuôi con, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Bài liên quan:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi của khách hàng: Tiền lương bao nhiêu thì có thể giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn

Tôi muốn hỏi về việc giành lại quyền nuôi con

Tôi có ly hôn cách đây khoảng 2 năm rồi, tôi đang nuôi con gái còn vợ tôi thì nuôi con trai.

Vợ cũ tôi hiện đang sống chung với một người đàn ông khác. Chuyện là thế này, mấy hôm trước thì con tôi vẫn học ở trường gần nhà tôi, thứ 7, chủ nhật nó có về nhà tôi ở, mẹ nó mới đón đây thôi. Nhưng dạo này, tôi không thấy nó đi học, cũng không đến nhà tôi, tôi có liên lạc với mẹ nó thì cũng không được. Cho nên, tôi có đến hỏi cô giáo thì cô bảo nó chuyển trường rồi. Vợ cũ của tôi cũng bán nhà rồi. Tôi được biết thì mẹ nó mang nó lên miền núi để ở cho nên tôi muốn mình được nuôi nó luôn. Vậy tôi có quyền đấy không, và phải nộp giấy tờ gì.

Ngoài ra, tôi thấy trên đơn yêu cầu có mục về tiền lương ý, cho tôi hỏi, tiền lương bao nhiêu thì được nuôi cả hai đứa.

Tôi cảm ơn


Luật sư Tư vấn Bộ luật tố tụng dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 07/11/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
  • Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

3./ Luật sư trả lời Điều kiện giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn

Trẻ em là một trong những đối tượng cần được chăm sóc, giáo dục. Nhà nước ta cũng có những chính sách, quy định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em. Trong trường hợp, sau khi ly hôn, vì lợi ích của đứa bé là con chung của hai vợ chồng, người chồng hoàn toàn có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con tới Tòa án để được giải quyết.

Căn cứ Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình:

“Điều 84.Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1.Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2.Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a)Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b)Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3.Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. …

Theo đó, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn khi nhận thấy vợ cũ của mình không còn đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục con. Trong trường hợp con trai bạn từ đủ 7 tuổi trở lên thì việc thay đổi người trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục bé  cần phải xem xét cả nguyện vọng của chính bé nữa.

Về điều kiện để một người được trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Pháp luật không có một quy chuẩn cụ thể nào tuy nhiên, trên thực tế, việc yêu cầu thay đổi được căn cứ trên yếu tố “không đủ điều kiện” thường sẽ là điều kiện về đạo đức, nhân phẩm của người đang trực tiếp nuôi dưỡng bé. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đưa ra các yếu tố khác về tài chính, thời gian mà bên kia bỏ ra để chăm sóc bé, về môi trường mà bên kia đang cung cấp cho bé,… để Tòa án nhận định, xem xét việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Bạn cần chứng minh được bạn có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng,.. cho bé hơn bên kia để Tòa án xem xét  việc thay đổi này.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự thì “tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn” là một trong những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Về hồ sơ yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Bạn cần nộp đơn khởi kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn kèm theo các tài liệu chứng cứ chứng minh những căn cứ mà bạn đã đưa ra để yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Yếu tố tiền lương không phải yếu tố bắt buộc để bạn giành được quyền nuôi con, Hồ sơ bạn cần nộp gồm đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ bạn có thể cung cấp được.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi của khách hàng: Chồng nát rượu, không làm ăn, vợ muốn được nuôi con thì phải làm thế nào

Mình xin chào mọi người. Rất mong mọi người giúp đỡ và chỉ dẫn cho mình cách giành lại quyền nuôi con.

Chuyện của mình tóm tắt là như thế này.

Mình hiện tại đang sinh sống và làm việc ở đất khách quê người (quê chồng)

Khi ly hôn rất mong mỏi được nuôi hai đứa con. Lúc đó do bị uy hiếp áp lực và hoàn cảnh… nên mình ép buộc để 2 đứa cho chồng nuôi.

Mang tiếng là chồng nuôi nhưng hầu hết mình là người chu cấp lo hết. Từ cái nhỏ nhất dầu gội bàn chải đánh răng… Cũng là mình lo.

Thế nhưng mỗi khi muốn thăm con nó toàn gây khó dễ nên mình toàn gặp lén ở nhà các bác.

Con ốm thì mình được về chở đi khám hoặc mua thuốc. May là vẫn có bà nội ở cùng. Bà chở che cho những trận đánh.

Nhiều chuyện thương con chỉ biết nhìn con rồi khóc nhưng không làm gì được.Vì nó không làm gì được mình nên nó trút giận lên đầu hai đứa nhỏ. Đi học thêm nó cấm hết.

Lâu nay nó không đi làm mọi thứ phụ thuộc vào bà. Nó nát rượu nên sức khỏe càng ngày càng kém. Nên bây giờ em cũng không sợ nó hành hung đe dọa phá rối nữa.

Rất nhiều lần em cũng nói chuyện với bà và các bác rằng mình muốn đón con về nuôi. Nhưng bà không đồng ý. Em nghĩ bà ích kỷ bà giữ cháu nhưng mọi thứ em là người lo bà chỉ cho cháu ngày 2 bữa ăn. Nhưng lại cứ hay kể lể khổ với mọi người là em đẻ con ra không nuôi được rồi vứt bỏ con lại cho bà nuôi.

Mình cũng đã nói lịch sự với bà là. Bây giờ bà có tuổi rồi lại phải lo cho thằng nát rượu kia rồi lại lo hai cháu vất vả lắm nên thôi để hai đứa nhỏ cho con nuôi. Nhưng bà vẫn lý do bố nó không đồng ý.

Vậy bây giờ em làm thế nào ạ


Luật sư Tư vấn Luật hôn nhân và gia đình – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 02/11/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

3./ Luật sư trả lời Chồng nát rượu, không làm ăn, vợ muốn được nuôi con thì phải làm thế nào

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã ly hôn với chồng. Khi ly hôn, một phần do bị uy hiếp, một phần do hoàn cảnh nên bạn đã phải giao hai con cho chồng trực tiếp nuôi dưỡng. Hiện tại, bạn rất muốn được giành lại quyền trực tiếp nuôi con. Bạn có thể khởi kiện tới Tòa án yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình:

 “Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn quy định như sau:

1.Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2.Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a)Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b)Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. …”

Theo đó, bạn có quyền làm đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con và gửi hồ sơ khởi kiện tới Tòa án nhân dân giải quyết vụ việc ly hôn của bạn. Trong đó, nêu rõ lý do thay đổi: Chồng không đủ khả năng kinh tế để nuôi con; có hành vi bạo lực gia đình; không chăm lo cho con cái,… Căn cứ trên yêu cầu của bạn Tòa sẽ xem xét, xác minh các sự việc trên, xem xét điều kiện nuôi con hiện tại của hai bên để ra quyết định có thay đổi người trực tiếp nuôi con không. Việc này được đảm bảo sao cho có lợi ích tốt nhất cho việc phát triển, rèn luyện đạo đức của người con.

Ngoài ra, bên cạnh đơn khởi kiện, bạn nên cung cấp thêm cho Tòa những tài liệu, chứng cứ chứng minh về những hành vi mà bạn đã nêu của chồng cũ, ví dụ như hóa đơn thanh toán tiền viện phí, sổ khám bệnh của con,… để chứng minh chồng bạn không chăm lo cho con, những lần con ốm bạn mới là người đưa con đi bệnh viện, mua thuốc.

Về việc chồng bạn có hành vi đánh con nếu bạn có bằng chứng chứng minh việc này (như hình ảnh, video,…) thì bạn có thể cung cấp cho tòa. Tuy mẹ chồng là người chứng kiến mọi hành vi của con mình nhưng bà ấy khả năng cao sẽ không làm nhân chứng trong vụ việc này, bạn nên hỏi và xác nhận lại với hàng xóm xung quanh xem họ có thể làm chứng khi ra Tòa hay không. Ý kiến của các con bạn sẽ được xem xét nhưng không chắc chắn sẽ được Tòa án chấp nhận.

Ngoài ra, nếu con bạn từ đủ 7 tuổi trở lên thì tòa sẽ xem xét nguyện vọng của cháu về việc cháu muốn ai là người trực tiếp nuôi dưỡng. Nếu cháu có nguyện vọng muốn mẹ trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc thì đây sẽ là một yếu tố góp phần giúp bạn được Tòa quyết định thay đổi bạn là người trực tiếp nuôi con.

Như vậy, để đảm bảo cho trẻ phát triển toàn diện, quyền lợi ích hợp pháp cho các con của bạn thì bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com