Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Mới ký Hợp đồng chuyển nhượng đất thì có sang tên cho người khác được luôn?

Em có nhắm được một mảnh đất mặt đường có giá trị khá cao nhưng do chủ nhà nợ nần đang muốn bán sớm nên giá rẻ hơn thị trường được hơn 300 triệu, sau khi em vừa ký xong hợp đồng chuyển nhượng nhà đất nhưng chưa kịp làm thủ tục sang tên thì đã có khách hỏi mua lại, tính ra nếu bán luôn thì em lời ra được hơn 700 triệu đồng, như vậy giờ em có thể bán luôn và làm hợp đồng chuyển nhượng cho người này để người này tự đi làm thủ tục sang tên đất được không ạ?


Luật sư Tư vấn Luật Đất đai – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 07 tháng 05 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Luật Đất đai 2013

3./ Luật sư tư vấn

Đối với các giao dịch liên quan đến đất đai, pháp luật quy định những điều kiện cụ thể để hợp đồng về đất có hiệu lực pháp luật đảm bảo quyền lợi cho những người nhận chuyện nhượng quyền sử dụng đất. Theo đó, trong trường hợp người nhận chuyển nhượng đất thông qua hợp đồng chuyển nhượng, điều kiện để hợp đồng có hiệu lực và thời điểm người nhận chuyển nhượng được thực hiện quyền chuyển nhượng cho người khác được pháp luật quy định như sau:

Trước hết, với hợp đồng chuyển nhượng mà người đó đã ký: Căn cứ Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực. Căn cứ Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định: “Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”

Do đó để một hợp đồng chuyển nhượng đất hợp pháp, có hiệu lực pháp luật thì hợp đồng cần được công chứng hoặc chứng thực và thực hiện việc đăng ký vào sổ địa chính. Khi hợp đồng có hiệu lực, người nhận chuyển nhượng là người có quyền sử dụng đất hợp pháp.

  Cụ thể, theo quy định pháp luật đất đai, sau khi nhận chuyển nhượng, người nhận chuyển nhượng thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai. Thủ tục đăng ký biến động như sau:

– Người nhận chuyển nhượng nộp hồ sơ đăng ký biến động tới trực tiếp Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện nơi có đất hoặc qua Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Hồ sơ bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký theo mẫu;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc);

+ Bản sao giấy tờ tùy thân của người nhận chuyển nhượng;

+ Hợp đồng chuyển nhượng đã công chứng, chứng thực;

+ Biên lai thực hiện các nghĩa vụ tài chính;

Trên cơ sở hồ sơ nêu trên, Văn phòng đăng ký đất đai tiến hành thay đổi thông tin, đăng ký biến động theo quy định pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã trên cơ sở đăng ký biến động vào sổ địa chính thông tin của người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Sau khi thực hiện thủ tục này, người nhận chuyện nhượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã đăng ký biến động, lúc này người nhận chuyển nhượng được thực hiện việc chuyển nhượng cho người khác.

Vậy, căn cứ theo quy định pháp luật, sau khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định, anh/chị có quyền thực hiện quyền chuyển nhượng, sang tên cho người khác. Thủ tục được thực hiện theo quy định pháp luật nêu trên.

Với những tư vấn về câu hỏi Mới ký Hợp đồng chuyển nhượng đất thì có sang tên cho người khác được luôn, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Đất đai chưa sang tên có bị thi hành án không?

Mấy anh chị cho em hỏi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ký năm 2013 , chưa sang tên do còn sổ đỏ , nên nhờ chủ cũ xin phép xây dựng để ra sổ hồng , phút 89 Ủy ban báo Thi hành án chặn lại, do chủ cũ phải Thi hành án bản án năm 2015. Thi hành án chặn lại như vậy đúng hay sai và cách nào để ra tên mình.

Luật sư Tư vấn Luật Đất đai – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 13/11/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề chuyển nhượng đất đai nhưng chưa sang tên

  • Luật Đất đai 2003;
  • Bộ luật Dân sự 2005;

3./ Luật sư trả lời Đất đai chưa sang tên có bị thi hành án không?

Các bên trong giao dịch liên quan đến bất động sản nói chung hay giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai nói riêng khi thực hiện phải tuân thủ các quy định bắt buộc về hình thức do Bộ luật dân sự quy định chung và Luật Đất đai quy định cụ thể.

Căn cứ Điều 127 Luật Đất đai 2003 quy định về hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau: “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.”

Theo đó, Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định pháp luật đất đai.

Bên cạnh đó, Căn cứ Điều 168 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về thời điểm có hiệu lực đối với giao dịch chuyển quyền sở hữu với bất động sản như sau:

Điều 168. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản

1. Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản có hiệu lực kể từ thời điểm động sản được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Theo đó, đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các bên cần đảm bảo các điều kiện về hình thức nêu trên và việc chuyển nhượng có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký sang tên quyền sử dụng đất cho bên mua.

Vì vậy, với một số thông tin mà anh/chị cung cấp nêu trên, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được xác lập nhưng chưa xác định được các bên đã tuân thủ điều kiện về hình thức với hợp đồng hay chưa. Nếu đã tuân thủ điều kiện về công chứng, chứng thực hợp đồng nhưng chưa thực hiện sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì giao dịch này vẫn chưa có hiệu lực trên thực tế. Tuy nhiên, đối với trường hợp của anh/chị trên, anh/chị có quyền gửi đơn tới cơ quan thi hành án kèm theo hợp đồng chuyển nhượng đã ký để yêu cầu tạm hoãn việc thi hành án với mảnh đất này và yêu cầu được đảm bảo các quyền của mình khi đã hoàn tất việc thanh toán theo hợp đồng đã ký.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Muốn bán đất của ông bà nhưng ông bà đã mất thì làm thế nào


Luật sư Tư vấn Luật dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 03 tháng 07 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Chuyển nhượng quyền sử dụng đất

  • Luật đất đai 2013.
  • Luật dân sự 2015
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đất đai được sửa đổi

3./ Luật sư tư vấn

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là người sử dụng đất (bên chuyển nhượng) chuyển giao đất và quyền sử dụng đất đó cho người được chuyển nhượng (bên nhận chuyển nhượng) sử dụng. Bên chuyển giao đất và quyền sử dụng đất được nhận số tiền tương đương với giá trị quyền sử dụng đất theo sự thỏa thuận của các bên.

Do mảnh đất trên là di sản của ông bà để lại nên mảnh đất đó được xác định như sau:

Trường hợp 1: Ông bà có để lại di chúc hợp pháp:

Trường hợp ông bà mất đi có để lại di chúc và nội dung di chúc có để lại mảnh đất đó cho anh/chị thì anh/chị chỉ cần tiến hành các thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do được thừa kế và thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Trường hợp 2. Ông bà không để lại di chúc hoặc di chúc vô hiệu hoặc không có hiệu lực.

Căn cứ tại Điều 650 Luật dân sự 2015 quy định các trường hợp di sản được chia thừa kế theo pháp luật như sau:

“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Theo đó, căn cứ Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định những người thừa kế theo pháp luật được quy định thứ tự thừa kế như sau:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”.

Diện tích mảnh đất mà ông bà để lại có thể được chia đều cho số lượng người ở hàng thừa kế thứ nhất. Hoặc một người nhận quyền sử dụng mảnh đất và trả giá trị cho những người còn lại. Hoặc nếu anh/chị muốn chuyển nhượng đất luôn thì cần phải có sự đồng ý của tất cả thành viên được hưởng thừa kế.

Đồng thời Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất, mảnh đất đó phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

– Thừa kế, tặng cho trong thời hạn sử dụng đất;

Như vậy, sau khi đảm bảo các điều kiện nêu trên, anh/chị thực hiện thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại phòng Tài nguyên và môi trường.

Với những tư vấn về câu hỏi Muốn bán đất của ông bà nhưng ông bà đã mất thì làm thế nào, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Bài liên quan:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi của khách hàng: Giấy chuyển nhượng đất có chữ kí của trưởng thôn có hợp pháp

Mọi người cho mình hỏi ông nội mình có viết giấy chuyển nhượng đất cho bố mình giấy viết tay có chữ kí của trưởng thôn, ông nội, và bố mình vậy nếu ra pháp luật giấy đó có được coi là hợp pháp không . Mong mọi người cho lời tư vấn ạ


Luật sư Tư vấn Luật Đất đai – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 12/10/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

  • Luật đất đai năm 2013
  • Bộ luật dân sự năm 2005
  • Bộ luật dân sự năm 2015
  • Luật đất đai năm 2003
  • Luật đất đai năm 1993 (sửa đổi, bổ sung năm 1998 và 2001)
  • Nghị định 17/1999/NĐ-CP về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất (đã được sửa đổi bởi Nghị định 79/2001/NĐ-CP)

3./ Luật sư trả lời Giấy chuyển nhượng đất có chữ kí của trưởng thôn có hợp pháp

Ông nội bạn có chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bố bạn nhưng hợp đồng chuyển nhượng lại là văn bản viết tay có chữ ký của trưởng thôn, ông nội và bố của bạn, không có công chứng chứng thực. Giá trị của văn bản này được xác định tùy thuộc vào thời điểm mà các bên ký kết hợp đồng. Cụ thể:

-Thời điểm ký kết hợp đồng là trước ngày 1/7/2004. Trong trường hợp này, văn bản được áp dụng là Luật đất đai năm 1999, Luật đất đai năm 1987 và các văn bản liên quan

Căn cứ Điều 10 Nghị định 17/1999/NĐ-CP thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có yêu cầu phải được công chức hoặc chứng thực. Do đó, trong trường hợp này, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông nội và bố bạn là hợp pháp tại thời điểm ký kết. Hợp đồng này sẽ là căn cứ để bố bạn làm thủ tục sang tên trước cơ quan có thẩm quyền.

-Thời điểm ký kết hợp đồng là từ ngày 1/7/2004. Văn bản pháp luật được sử dụng trong trường hợp này là Luật đất đai năm 2003, Luật đất đai năm 2015.

Căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 127 Luật đất đai năm 2003:

“Điều 127.Trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất

1.Việc nộp hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định như sau:

… b)Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất. …

Cụm từ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” trong Điều trên được thay thế bằng cụm từ “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” theo Khoản 6 Điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản.

Căn cứ Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất quy định như sau:

“… 3.Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a)Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực,  …”

Theo đó, hợp đồng giữa ông nội và bố của bạn đã có vi phạm về hình thức. Khi ký kết xong, hợp đồng này chưa có hiệu lực pháp luật. Cách xử lý được quy định

+Việc giao kết thực hiện trước ngày 1/1/2017. Căn cứ Điều 134 Bộ luật dân sự năm 2005:

Điều 134. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.

Thì hợp đồng của ông nội và bố bạn sẽ không mặc nhiên bị tuyên vô hiệu. Theo yêu cầu của Tòa án, các bên sẽ có một khoảng thời gian để thực hiện việc công chứng, chứng thực (để hoàn thành đúng hình thức của hợp đồng). Hết thời gian này mà hai bên không thực hiện đúng thì hợp đồng sẽ bị tuyên là vô hiệu.

+Việc giao kết thực hiện từ ngày 1/1/2017. Căn cứ Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2015:

Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

… 2.Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Theo đó, trong trường hợp các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong hợp đồng, một bên (hoặc các bên) trong hợp đồng yêu cầu Tòa án công nhận hiệu lực của hợp đồng và được Tòa án công nhận thì hợp đồng này sẽ có hiệu lực. Trường hợp còn lại, hợp đồng này vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.

Vậy nên, trong trường hợp bạn đưa ra, việc hợp đồng chuyển nhượng giữa ông bạn và bố của bạn có hợp pháp hay không còn tùy thuộc vào thời điểm các bên ký kết hợp đồng. Trên cơ bản, nếu hợp đồng này được giao kết trước ngày 1/7/2004 hợp đồng được coi là hợp pháp. Nếu hợp đồng được giao kết từ ngày 1/7/2004 thì hợp đồng bị coi là không hợp pháp.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com