Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Sa thải hợp pháp như thế nào?

Công ty chúng tôi đang có kế hoạch thu giảm nhân sự, vì thế sẽ có 1 số lượng lớn nhân viên do không đạt yêu cầu và kế hoạch của công ty sẽ bị buộc nghỉ việc, tuy nhiên đa phần với những nhân sự này công ty chúng tôi đều đang ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn, như thế chúng tôi phải làm gì để có thể tiến hành sa thải những lao động này mà hợp pháp ạ?

Công ty Tuấn Trọng


Luật sư Tư vấn Luật Lao động – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm pháp lý

Ngày 19 tháng 04 năm 2018

2./Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề sa thải thế nào là hợp pháp

  • Bộ luật Lao động 2012
  • Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung Bộ luật lao động

3./Luật sư tư vấn

Sa thải là hình thức xử lý kỷ luật nặng nhất đối với người lao động, được áp dụng trong các trường hợp đặc biệt theo pháp luật lao động ( Khoản 3, Điều 125. Hình thức xử lý kỷ luật lao động, Bộ luật Lao động 2012).

Việc tiến hành sa thải hợp pháp người lao động cần tuân thủ các quy định riêng về căn cứ được áp dụng hình thức sa thải và quy định chung khi thực hiện việc xử lý kỷ luật đối với người lao động, cụ thể:

Trước hết, Căn cứ Điều 126 Bộ luật lao động 2012 quy định các trường hợp người sử dụng lao động được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải như sau:

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

– Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

– Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định.

– Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Bên cạnh đó, khi áp dụng hình thức kỷ luật sa thải, người sử dụng lao động thực hiện việc sa thải theo trình tự thủ tục theo pháp luật quy định như sau:

Căn cứ Điều 123 Bộ luật Lao động 2012, Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, trình tự tiến hành xử lý kỷ luật lao động:

Điều 30. Trình tự xử lý kỷ luật lao động

Trình tự xử lý kỷ luật lao động tại Điều 123 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1. Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp.

2. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động.

3. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp quy định tại Khoản 1 Điều này và người lập biên bản. Trường hợp một trong các thành phần đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.

4. Người giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 3 Nghị định này là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động chỉ có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách.

5. Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo Điều 124 của Bộ luật Lao động, Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được gửi đến các thành phần tham dự phiên họp xử lý kỷ luật lao động.”

Theo đó, khi áp dụng hình thức xử lý kỉ luật sa thải, bên cạnh trình tự thủ tục theo quy định, việc áp dụng cần đáp ứng điều kiện về thẩm quyền và thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định của Bộ luật lao động.

Ngoài ra, Cần lưu ý, trường hợp đặc biệt người sử dụng lao động không được phép áp dụng hình thức kỷ luật “sa thải” với người lao động nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4,Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ,Bộ luật Lao động 2012

“3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

4.Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.”

Với những tư vấn về câu hỏi Sa thải hợp pháp như thế nào?, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Quyền của trẻ em có gì khi đã 14 tuổi?

Em hỏi là em đã 14 tuổi, bố mẹ em mất sớm, em không còn người thân nào nên em đang sống tại cơ sở bảo trợ xã hội, thì các quyền trẻ em của em có những gì, còn quyền gì và không còn quyền gì so với trước ạ. Anh chị tư vấn cho em nhé, em muốn biết ạ. Em cảm ơn anh chị nhiều.

Thu Oanh


Luật sư Tư vấn Luật Dân sự – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm pháp lý

Ngày 20 tháng 04 năm 2018

2./Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề quyền của trẻ em

  • Luật trẻ em 2016,
  • Bộ luật Dân sự 2015,
  • Bộ luật Lao động 2012,
  • Thông tư 11/2013/TT-BLĐTBXH về việc ban hành danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc.

3./Luật sư tư vấn

Pháp luật Việt Nam quy định, trẻ em là người dưới 16 tuổi (Theo Điều 1, Luật trẻ em 2016). Luật trẻ em 2016 ghi nhận trẻ em có các quyền cơ bản của một con người như quyền sống, quyền được khai sinh, quyền được chăm sóc sức khỏe; các quyền riêng như quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc, quyền được học tập, quyền được vui chơi và phát triển năng khiếu…v…v

Trẻ em từ đủ 14 tuổi có đầy đủ các quyền của trẻ em nói chung theo quy định của Luật Trẻ em 2016, đồng thời trẻ em đủ 14 tuổi có một số quyền phát sinh thêm theo độ tuổi như quyền dân sự, quyền lao động.

  • Về quyền dân sự của trẻ em từ 14 tuổi

Điều 21 Bộ Luật Dân sự 2015 ghi nhận quyền tự thực hiện giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi đối với trẻ từ đủ 6 tuối đến dưới 15 tuổi

“3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.”

Theo đó, người đủ 14 tuổi có thể tự thực hiện các giao dịch như mua bán, trao đổi, thuê mượn, gia công đồ thủ công…v…v đối với những giao dịch có giá trị nhỏ để phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết thực hàng ngày.

Đối với các giao dịch lớn, người từ đủ 14 tuổi phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, là cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Cần lưu ý, quyền thừa kế là quyền dân sự đặc biệt, phát sinh từ khi cá nhân sinh ra, người đủ 14 tuổi có quyền thừa kế và sở hữu tài sản riêng của mình. Tuy nhiên việc quản lý tài sản sẽ do người đại diện theo pháp luật thực hiện.

  • Về quyền lao động của trẻ em 14 tuổi

Điều 164, Bộ Luật lao động 2012 là căn cứ về việc cho phép trẻ em từ đủ 13 tuổi đến 15 tuổi thực hiện quyền lao động.

Điều 164. Sử dụng lao động dưới 15 tuổi

1.Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm các công việc nhẹ theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

Danh mục việc nhẹ được sử dụng lao động trẻ em từ đủ 13 tuổi đến 15 tuổi được ban hành kèm theo Thông tư 11/2013/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:

“1. Những công việc được sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc.

2Các nghề truyền thống: chấm men gốm, cưa vỏ trai, vẽ tranh sơn mài, làm giấy dó, nón lá, se nhang, chấm nón, dệt chiếu, làm trống, dệt thổ cẩm, làm bún gạo, làm giá đỗ, làm bánh đa (miến), làm bánh đa Kế.

3.Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren, mộc mỹ nghệ, làm lược sừng, đan lưới vó, làm tranh Đông Hồ, nặn tò he.

4.Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình.

6.Nuôi tằm.

6.Gói kẹo dừa.”

Cần lưu ý, Theo Điểm a,Khoản 2, Điều 164, Luật Lao động 2012người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi thì người sử dụng lao động không thể trực tiếp ký hợp đồng lao động, người sử dụng khi thuê đối tượng lao động này phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật và phải được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi.

Với những tư vấn về câu hỏi Quyền của trẻ em có gì khi đã 14 tuổi? , Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Làm thêm ngày tết không được tăng lương xử lý thế nào?

Tôi làm việc tại công xưởng làm gốm sứ, việc ngày tết khá nhiều nên công ty yêu cầu chúng tôi làm thêm cả các ngày tết với lời hứa sẽ cải thiện lương thưởng, nhưng đến thời điểm này đã qua tết chúng tôi vẫn chưa thấy việc thay đổi nào trong mức lương những lúc chúng tôi làm thêm đó, họ chỉ tính lương như bình thường với phụ cấp thêm ăn và 1 bịch sữa, chúng tôi phải làm thế nào bây giờ?


Luật sư Tư vấn Luật Lao động – Gọi 1900.0191

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 25 tháng 03 năm 2018

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật liên quan tới vấn đề xử lý vi phạm quy định về tiền lương

  • Bộ luật Lao động 2012
  • Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

3./ Luật sư trả lời

Trước hết, Căn cứ Điều 97 Bộ luật Lao động 2012 quy định đối với tiền lương làm vào ngày lễ, tết như sau:

Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.”

Theo đó, trường hợp công ty vi phạm quy định về trả lương làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, công ty sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật như sau:

Căn cứ Điều 13 Nghị định 93/2013/NĐ-CP, Khoản 10 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi Điều 13 Nghị định 93/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm tiền lương như sau:

Điều 13. Vi phạm quđịnh về tiền lương

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện theo quy định.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động hoặc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định pháp luật;

b) Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;

c) Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng;

d) Không thông báo cho người lao động biết trước về hình thức trả lương ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện.

3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

4. Phạt tiền người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:

a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

5. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có hành vi không trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

6. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;

b) Buộc trả đủ khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.

Theo đó, với hành vi không trả tiền lương theo quy định về tiền lương đối với ngày nghỉ lễ, tết, công ty sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính tương ứng với số lao động không được áp dụng mức lương theo quy định pháp luật nêu trên.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Cơ sở pháp lý của quy chế nội bộ văn phòng

Mọi người cho em hỏi khi cần tìm hiểu về “Các quy chế văn phòng” thì nên tham khảo những VBPL nào? Và nội dung của nó có phải mỗi cơ quan đơn vị mỗi khác nhau hay không ạ? Em cảm ơn mọi người đã đọc


Luật sư Tư vấn Luật Lao động– Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến Công ty Luật LVN. Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 21 tháng 03 năm 2018

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật liên quan tới vấn đề quy chế văn phòng của các cơ quan

Bộ luật lao động 2012

3./Luật sư trả lời

“Quy chế văn phòng” là những quy định, nội quy trong cơ quan bao gồm các quy định liên quan đến thời giờ làm việc, tác phong làm việc, quy chế thưởng, phạt,… trong cơ quan. Theo đó, trên cơ sở những nội dung được ghi nhận trong quy chế văn phòng, những quy định này được ghi nhận trên cơ sở quy định pháp luật có liên quan như quy định trong văn bản pháp luật cụ thể như Bộ luật lao động hiện hành; Thỏa ước lao động tập thể, Nội quy lao động và trên cơ sở hợp đồng lao động được ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Như vậy, trên cơ sở các quy định tạ các văn bản pháp luật, các căn cứ cơ sở nêu trên, các quy chế văn phòng của các văn phòng có thể có những điểm giống nhau hoặc khác nhau dựa trên thực tế yêu cầu của mỗi cơ quan nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu phù hợp với các quy định của pháp luật.

 Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Nghỉ việc không báo trước có lấy được lương đã làm việc hay không

Em có làm ở một công ty được 2 tháng, nhưng công ty mới ứng trước 2 triệu đồng và đến tháng thứ 2 vẫn chưa có lương, em gọi cho phòng nhân sự không bắt máy. Em đã nghỉ và không báo cho công ty, bây giờ theo luật em có thể lấy được tiền lương hay không?


Luật sư Tư vấn Luật Lao động– Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 15 tháng 03 năm 2018

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật liên quan tới vấn đề trả lương cho người lao động khi nghỉ việc

  • Bộ luật Lao động 2012;
  • Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động

3./Luật sư tư vấn

Căn cứ Điều 23,24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định về kỳ hạn trả lương và nguyên tắc trả lương như sau:

Điều 23. Kỳ hạn trả lương đối với người hưởng lương tháng

1. Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.

2. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điểm cố định trong tháng.

Điều 24. Nguyên tắc trả lương

1. Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

2. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:

a) Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;

b) Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.”

Theo đó, căn cứ theo quy định pháp luật nêu trên, Công ty ở trên đã vi phạm quy định pháp luật về trả tiền lương cho người lao động.

Căn cứ Điều 37 Bộ luật lao động 2012 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:

Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”

Theo đó, căn cứ quy định pháp luật nêu trên, anh/ chị có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải thực hiện thủ tục thông báo trước cho công ty về việc chấm dứt hợp đồng lao động. Trường hợp thực hiện việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật, người lao động sẽ được trả tiền lương cho những ngày làm việc và các quyền lợi khác theo quy định pháp luật. Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng không có căn cứ hoặc vi phạm quy định về báo trước theo quy định pháp luật nêu trên, người lao động có nghĩa vụ như sau:

Căn cứ Điều 43 Bộ luật lao động 2012 quy định:

Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”

Như vậy, trường hợp của anh/chị cần xác định loại hợp đồng mà anh/ chị đã ký kết với công ty và các thông tin cụ thể liên quan đến việc nghỉ việc của mình để xác định những quyền lợi hoặc nghĩa vụ thực hiện. Tuy nhiên, công ty vẫn có trách nhiệm phải trả lương cho anh chị theo hợp đồng đã ký kết và quy định pháp luật hiện hành.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Một số trường hợp sử dụng mẫu văn bản: Người lao động làm việc trong môi trường nguy hiểm, độc hại, không được trang bị đầy đủ đồ dùng bảo hộ phù hợp và đúng tiêu chuẩn lao động….

Luật sư Tư vấn trực tuyến – Gọi ngay 1900.0191

Mẫu Đơn đề nghị thay đổi môi trường làm việc


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———-o0o———

Hà Nội, ngày……tháng……năm……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC

(V/v thay đổi môi trường làm việc)

Kính gửi: BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY ……

Căn cứ Nội quy, quy chế công ty công ty ………….. (Nếu có)

Tôi tên là: Nguyễn Văn A                                    Sinh  ngày …/…/…

Giấy chứng minh nhân dân số: 000000000 cấp ngày…/…/… tại ………………….

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………

Chỗ ở hiện nay: ………………………………………………………………………

Số điện thoại liên hệ: 0123456789

Tôi xin trình bày với Qúy cơ quan một sự việc như sau:

Hiện tại, tôi đang là nhân viên thuộc bộ phận sản xuất, phân xưởng ……., công ty……… . Trong vòng 03 tháng trở lại đây, bộ phận tôi luôn phải làm việc trong điều kiện nóng bức, thiếu ánh sáng, bụi bẩn của nhà máy mà không được trang bị bất kì đồ dùng bảo hộ nào.

Căn cứ vào điều……. Nội quy công ty …………., tôi đề nghị Qúy công ty cho phép tôi được thay đổi môi trường làm việc. Cụ thể các thay đổi như sau:

– Trang bị đầy đủ các đồ dùng, thiết bị bảo hộ theo đúng tiêu chuẩn của Bộ lao động thương binh xã hội.

– Lắp đặt hệ thống chống bụi và trang bị đầy đủ ánh sáng trong phân xưởng

Tôi kính mong Qúy công ty nhanh chóng xem xét, giải quyết yêu cầu trên của tôi để tôi được thay đổi môi trường làm việc.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

(Kí và ghi rõ họ tên)

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ  500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

 

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Đơn đề nghị thay đổi môi trường làm việc là văn bản được người dân viết gửi tới cá nhân, đơn vị có thẩm quyền. Bạn đang thắc mắc, tìm kiếm mẫu để xem đơn có những nội dung gì, căn cứ pháp luật nào và viết ra sao. Xin mời theo dõi bài viết của chúng tôi.

Hướng dẫn viết Đơn đề nghị thay đổi môi trường làm việc

Những hướng dẫn cơ bản để tự viết Đơn đề nghị thay đổi môi trường làm việc đúng, cập nhật liên tục, đảm bảo pháp lý.

  • Cá nhân, tổ chức nhận đơn là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo quy định pháp luật chuyên ngành (phần “Kính gửi:…”);
  • Dưới tên đơn là nêu ra nội dung chính của đơn (phần “V/v:…”);
  • Dẫn chiếu các văn bản, thỏa thuận, hợp đồng, pháp luật có liên quan (phần “Căn cứ:…”);
  • Chủ thể viết Đơn đề nghị thay đổi môi trường làm việc là người có quyền, lợi ích trực tiếp mong muốn giải quyết (phần “Tên tôi là:…”);
  • Các thông tin của người viết đơn cần được điền đầy đủ như năm sinh, nơi cư trú, số CMND/CCCD, số điện thoại (phần “Năm sinh:…, CMND/CCCD số:…”);
  • Nội dung đơn là nội dung sự việc cần được giải quyết (phần “Trình bày nội dung:…”);
  • Người viết đơn ký tên ở cuối đơn kèm theo lời cam đoan (phần “Người viết đơn:…”);
  • Hình thức đơn: Viết tay hoặc đánh máy không bắt buộc theo mẫu;

Một số trường hợp sử dụng mẫu văn bản: Người lao động làm việc trong môi trường nguy hiểm, độc hại, không được trang bị đầy đủ đồ dùng bảo hộ phù hợp và đúng tiêu chuẩn lao động….

Mẫu Đơn đề nghị thay đổi môi trường làm việc


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———-o0o———

Hà Nội, ngày……tháng……năm……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC

(V/v thay đổi môi trường làm việc)

Kính gửi: BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY ……

Căn cứ Nội quy, quy chế công ty công ty ………….. (Nếu có)

Tôi tên là: Nguyễn Văn A                                    Sinh  ngày …/…/…

Giấy chứng minh nhân dân số: 000000000 cấp ngày…/…/… tại ………………….

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………

Chỗ ở hiện nay: ………………………………………………………………………

Số điện thoại liên hệ: 0123456789

Tôi xin trình bày với Qúy cơ quan một sự việc như sau:

Hiện tại, tôi đang là nhân viên thuộc bộ phận sản xuất, phân xưởng ……., công ty……… . Trong vòng 03 tháng trở lại đây, bộ phận tôi luôn phải làm việc trong điều kiện nóng bức, thiếu ánh sáng, bụi bẩn của nhà máy mà không được trang bị bất kì đồ dùng bảo hộ nào.

Căn cứ vào điều……. Nội quy công ty …………., tôi đề nghị Qúy công ty cho phép tôi được thay đổi môi trường làm việc. Cụ thể các thay đổi như sau:

– Trang bị đầy đủ các đồ dùng, thiết bị bảo hộ theo đúng tiêu chuẩn của Bộ lao động thương binh xã hội.

– Lắp đặt hệ thống chống bụi và trang bị đầy đủ ánh sáng trong phân xưởng

Tôi kính mong Qúy công ty nhanh chóng xem xét, giải quyết yêu cầu trên của tôi để tôi được thay đổi môi trường làm việc.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

(Kí và ghi rõ họ tên)

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ  500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

 

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com