Xe có bàn đạp thì có cần đội mũ bảo hiểm không?

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Xe có bàn đạp thì có cần đội mũ bảo hiểm không?

Cho em hỏi với, quy định thì họ yêu cầu xe máy điện là phải đội mũ bảo hiểm thì em có biết rồi, nhưng xe của em là xe có bàn đạp, tức là có thêm phần đạp bổ trợ ý, bình thường nó vẫn chạy bằng điện, như vậy thì khi di chuyển tham gia giao thông em có cần phải bất buộc đội mũ bảo hiểm nữa không, công an họ có bắt lỗi được không, em cảm ơn.


Luật sư Tư vấn Luật Giao thông đường bộ – Gọi 1900.0191

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 27 tháng 03 năm 2018

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật liên quan tới vấn đề điều khiển xe có bàn đạp có phải đội mũ bảo hiểm

Luật Giao thông đường bộ 2008

3./ Luật sư trả lời

Căn cứ Điều 30, Điều 31 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định đối với các trường hợp người điều khiển, người ngồi trên các phương tiện phải đội mũ bảo hiểm và cài quai theo quy định như sau:

Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy

1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:

a) Chở người bệnh đi cấp cứu;

b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

c) Trẻ em dưới 14 tuổi.

2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Đi xe dàn hàng ngang;

b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Mang, vác vật cồng kềnh;

b) Sử dụng ô;

c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;

d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;

đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Điều 31. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác

1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.

Người điều khiển xe đạp phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật này.

2. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

3. Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường.

4. Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.”

Theo đó, luật giao thông đường bộ quy định người điều khiển, người ngồi trên các phương tiện xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy,  xe đạp máy bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm và có cài quai theo quy định khi tham gia giao thông. Do đó, với xe có bàn đạp nếu đó là xe đạp máy thì khi tham gia giao thông người điều khiển và người ngồi sau phải đội mũ bảo hiểm theo quy định của pháp luật nêu trên.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com