Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Mỹ phẩm là một trong những loại hàng hóa dịch vụ đặc biệt theo quy định. Do vậy, ngoài việc công bố mỹ phẩm trước khi thực hiện lưu hành trên thị trường các yêu cầu đối với nhãn mỹ phẩm cũng là một trong những nội dung doanh nghiệp cần quan tâm. Theo quy định tại thông tư 06/2011/TT-BYT “Ghi nhãn mỹ phẩm là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về mỹ phẩm lên nhãn để người dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn và sử dụng đúng; để nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hoá của mình và làm căn cứ để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.

Nội dung trên nhãn mỹ phẩm: Theo quy định tại nghị định 43/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 111/2021/NĐ-CP) như sau

Điều 10. Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa
1. Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:
a) Tên hàng hóa;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
c) Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
d) Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan.
Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này.
Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
2. Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan:
a) Tên hàng hóa;
b) Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
c) Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.
c1) Trường hợp trên nhãn gốc hàng hóa chưa thể hiện tên đầy đủ và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài thì các nội dung này phải thể hiện đầy đủ trong tài liệu kèm theo hàng hóa;
c2) Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 1 Điều này trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam.
3. Nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu.
a) Trường hợp thể hiện xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng hóa xuất khẩu, nội dung ghi xuất xứ hàng hóa tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.
b) Nội dung nhãn hàng hóa xuất khẩu tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này.
4. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết một số nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa quy định tại điểm d khoản 1 Điều này bằng phương thức điện tử

Cụ thể, tại phụ lục của nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định đối với nhãn mỹ phẩm bắt buộc phải có trên nhãn mỹ phẩm như sau:

PHỤ LỤC I
CÁC NỘI DUNG BẮT BUỘC KHÁC PHẢI THỂ HIỆN TRÊN NHÃN THEO TÍNH CHẤT CỦA MỖI LOẠI HÀNG HÓA
(Kèm theo Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ)

TT TÊN NHÓM HÀNG HÓA NỘI DUNG BẮT BUỘC
14 Mỹ phẩm a) Định lượng;
b) Thành phần hoặc thành phần định lượng;
c) Số lô sản xuất;
d) Ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng/hạn dùng;
đ) Với những sản phẩm có độ ổn định dưới 30 tháng, bắt buộc phải ghi ngày hết hạn;
e) Hướng dẫn sử dụng trừ khi dạng trình bày đã thể hiện rõ cách sử dụng của sản phẩm;
g) Thông tin, cảnh báo.

Ngoài ra, tại thông tư 06/2011/TT-BYT về quản lý mỹ phẩm dùng một chương để giải thích và hướng dẫn về nhãn mỹ phẩm:

Điều 16. Vị trí nhãn mỹ phẩm
1. Nhãn mỹ phẩm phải được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.
2. Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ các nội dung bắt buộc.
Điều 17. Kích thước, hình thức và nội dung của nhãn
1. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường tự xác định kích thước của nhãn hàng hoá mỹ phẩm nhưng phải bảo đảm thông tin ghi trên nhãn phải dễ đọc bằng mắt thường. Nội dung của nhãn và nhãn phụ (nếu có) phải trung thực, rõ ràng, chính xác và phản ánh đúng tính năng của sản phẩm.
2. Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu trình bày trên nhãn mỹ phẩm phải rõ ràng. Màu sắc của chữ và số phải tương phản với nền của nhãn.
Điều 18. Nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn
1. Nhãn sản phẩm mỹ phẩm phải phù hợp với yêu cầu ghi nhãn mỹ phẩm của ASEAN.Những thông tin sau phải được thể hiện trên nhãn sản phẩm:
a) Tên của sản phẩm và chức năng của nó, trừ khi dạng trình bày sản phẩm đã thể hiện rõ ràng chức năng của sản phẩm;
b) Hướng dẫn sử dụng, trừ khi dạng trình bày đã thể hiện rõ ràng cách sử dụng của sản phẩm;
c) Thành phần công thức đầy đủ: Phải ghi rõ các thành phần theo danh pháp quốc tế quy định trong các ấn phẩm mới nhất nêu tại điểm c khoản 1 Điều 5 của Thông tư này (không phải ghi tỷ lệ phần trăm của các thành phần);
d) Tên nước sản xuất;
đ) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (ghi đầy đủ bằng tiếng Việt theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư);
e) Định lượng thể hiện bằng khối lượng tịnh hoặc thể tích, theo hệ mét hoặc cả hệ mét và hệ đo lường Anh;
g) Số lô sản xuất;
h) Ngày sản xuất hoặc hạn dùng phải được thể hiện một cách rõ ràng (ví dụ: ngày/tháng/năm). Cách ghi ngày phải thể hiện rõ ràng gồm tháng, năm hoặc ngày, tháng, năm theo đúng thứ tự. Có thể dùng từ “ngày hết hạn” hoặc “sử dụng tốt nhất trước ngày”, nếu cần thiết có thể bổ sung thêm điều kiện chỉ định cần tuân thủ để đảm bảo sự ổn định của sản phẩm.
Với những sản phẩm có độ ổn định dưới 30 tháng, bắt buộc phải ghi ngày hết hạn;
i) Lưu ý về an toàn khi sử dụng, đặc biệt theo những lưu ý nằm trong cột “Điều kiện sử dụng và những cảnh báo bắt buộc phải in trên nhãn sản phẩm” được đề cập trong các phụ lục của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN, những thận trọng này bắt buộc phải thể hiện trên nhãn sản phẩm.
2. Trong trường hợp kích thước, dạng hoặc chất liệu bao gói không thể in được đầy đủ các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này trên nhãn gốc, những nội dung bắt buộc này phải được ghi trên nhãn phụ đính kèm theo sản phẩm mỹ phẩm và trên nhãn mỹ phẩm phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
Các thông tin sau đây bắt buộc phải được ghi trên nhãn gốc của bao bì trực tiếp của sản phẩm:
a) Tên sản phẩm;
b) Số lô sản xuất.
Điều 19. Ngôn ngữ trình bày trên nhãn mỹ phẩm
Những nội dung quy định tại Điều 18 của Thông tư này phải được trình bày bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt; riêng các thông tin tại điểm b, đ, i khoản 1 Điều 18 phải ghi bằng tiếng Việt.
Điều 20. Các nội dung khác thể hiện trên nhãn mỹ phẩm
Tổ chức, cá nhân được phép ghi trên nhãn mỹ phẩm những nội dung khác. Những nội dung ghi thêm không được trái với quy định của pháp luật và phải đảm bảo trung thực, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hoá, không che khuất, không làm sai lệch những nội dung bắt buộc ghi trên nhãn mỹ phẩm.

Mức phạt về vi phạm quy định ghi nhãn mỹ phẩm: Theo quy định tại nghị định 119/2017/NĐ-CP mức phạt như sau

Điều 30. Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa trong kinh doanh sản phẩm, hàng hóa
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã có nhãn gốc nhưng không đọc được các nội dung trên nhãn theo quy định pháp luật mà các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa không khắc phục được, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã có nhãn gốc nhưng chưa có nhãn phụ khi làm thủ tục thông quan.
a) Hàng hóa có nhãn hàng hóa nhưng bị che lấp, rách nát, mờ không đọc được hoặc không đọc được hết các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa;
b) Hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về kích thước chữ và số, ngôn ngữ sử dụng, định lượng và đơn vị đo theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng được quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đối với vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Theo quy định mới tại Luật Quản lý thuế, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC doanh nghiệp sẽ phải chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế khi nhận được thông báo của cơ quan thuế như sau:

Theo đó, trong thông báo của cơ quan thuế sẽ có hướng dẫn chuyển đổi cụ thể:

PHỤ LỤC HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

Để thực hiện chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, Quý Doanh nghiệp thực hiện Đăng ký thông tin sử dụng hóa đơn điện tử trên mẫu 01/ĐKTĐ-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐCP theo các bước sau:
Bước 1: Vào Hệ thống hóa đơn điện tử của Tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử đã cài đặt cho Quý Doanh nghiệp
Bước 2: Điền đầy đủ các nội dung trên mẫu 01/ĐKTĐ-HĐĐT Phụ lục IA
– Quý Doanh nghiệp điền đầy đủ các thông tin định danh tại tờ khai đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử bao gồm: tên người nộp thuế, mã số thuế, cơ quan thuế quản lý, người liên hệ, địa chỉ liên hệ, điện thoại liên hệ, thư liên hệ.
Điền các Chỉ tiêu:
Chỉ tiêu 1: Hình thức hóa đơn:
Quý Doanh nghiệp tích chọn chỉ tiêu “Có mã của cơ quan thuế”.
– Có mã của cơ quan thuế
– Không có mã của cơ quan thuế (Áp dụng cho Doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy… theo quy định tại Khoản 2, Điều 91 Luật Quản lý thuế). Đây là Doanh nghiệp phát hành rất nhiều hóa đơn và hàng ngày phải gửi dữ liệu về cơ quan thuế.
Chỉ tiêu 2: Hình thức gửi dữ liệu hóa đơn điện tử:
Quý Doanh nghiệp không phải tích chọn do tại địa bàn thành phố Hà Nội không có doanh nghiệp đáp ứng sử dụng hóa đơn điện tử có mã không phải trả tiền dịch vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 14, Nghị định 123/NĐ-CP.
– Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
– Doanh nghiệp nhỏ và vừa khác theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi Bộ Tài chính trừ doanh nghiệp hoạt động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.
Chỉ tiêu 3: Phương thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử:
Quý Doanh nghiệp tích chọn chỉ tiêu “Chuyển đầy đủ nội dung từng hóa đơn”.
– Chuyển đầy đủ nội dung từng hóa đơn
– Chuyển theo bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử (điểm a1, khoản 3, Điều 22 của Nghị định: chỉ áp dụng đối với Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế).
Chỉ tiêu 4: Lựa chọn loại hóa đơn sử dụng:
Quý Doanh nghiệp căn cứ phương pháp kê khai hiện tại (kê khai theo phương pháp khấu trừ, kê khai theo phương pháp trực tiếp,…) để lựa chọn loại hóa đơn cần sử dụng:
Hóa đơn GTGT: Là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Hóa đơn bán hàng: Là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân khai tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp; tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan.
Hóa đơn bán tài sản công: nhằm sử dụng khi thực hiện bán những loại tài sản công tại cơ quan nhà nước, tổ chức đơn vị; tài sản kết cầu hạ tầng, tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước…
Hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia: được sử dụng khi các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống cơ quan dự trữ nhà nước bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
Các loại hóa đơn khác: như tem vé, thẻ; phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế…
Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn: phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý…
Chi tiết từng loại hóa đơn Quý doanh nghiệp tham khảo tại Điều 8 Nghị Định 123/2020/NĐ-CP.
Chỉ tiêu 5: Điền các danh sách chứng thư số sử dụng của Doanh nghiệp.
Chỉ tiêu 6: Đăng ký ủy nhiệm lập hóa đơn (nếu có) (chỉ kê khai đối với trường hợp có ủy nhiệm hoặc nhận ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử).
Bước 3: Sau khi điền đầy đủ thông tin định danh, các chỉ tiêu nêu trên, Quý Doanh nghiệp điền đầy đủ ngày tháng năm, thực hiện ký số và gửi mẫu đăng ký qua Hệ thống hóa đơn điện tử của Tổ chức cung cấp giải pháp đến cơ quan thuế.


Quyền và trách nhiệm của Quý doanh nghiệp
– Sau khi chuyển đổi thành công (Khi nhận được Thông báo về việc chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử Mẫu số 01/TB-ĐKĐT của cơ quan thuế), Quý Doanh nghiệp thực hiện sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định và tuân thủ theo các quy định của Luật Quản lý thuế ngày 13/06/2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/09/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
– Kể từ thời điểm cơ quan thuế chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử (Khi nhận được Thông báo về việc chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử Mẫu số 01/TB-ĐKĐT của cơ quan thuế), Quý doanh nghiệp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử đã thông báo phát hành theo các quy định trước đây, tiêu hủy hóa đơn giấy đã thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng (nếu có).

Trình tự, thủ tục tiêu hủy thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn hoặc phản hồi vướng mắc qua email hotrohoadondientu.han@gdt.gov.vn, các số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ triển khai hóa đơn điện tử (đã đăng tải tại website Cục Thuế TP Hà Nội hanoi.gdt.gov.vn).

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Theo quy định tại nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn chứng từ thì có những loại hóa đơn nào? Cùng LVNLAW tìm hiểu về các loại hóa đơn theo quy định hiện hành:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
2. Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó:
a) Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.
b) Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.
3. Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in là hóa đơn được thể hiện dưới dạng giấy do cơ quan thuế đặt in để bán cho tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng và trường hợp được mua hóa đơn của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 23 Nghị định này để sử dụng khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế: Đây là loại hoá đơn thông thường của các doanh nghiệp. Theo đó, sau khi khởi tạo hoá đơn tại nhà cung cấp khi xuất hoá đơn cho khách hàng thông tin sẽ được gửi lên cơ quan thuế để cấp mã và trả về cho doanh nghiệp.

Hoá đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế: Căn cứ điều 91 luật quản lý thuế 2019 các đơn vị sử dụng hoá đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế gồm

Điều 91. Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này.
2. Doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và bảo đảm việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp rủi ro về thuế cao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và trường hợp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 51 của Luật này và các trường hợp xác định được doanh thu khi bán hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
4. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng hoặc trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa đơn điện tử để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh và phải khai thuế, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Các loại trang thiết bị y tế hưởng VAT 5%? Sau một thời gian công văn qua lại về vấn đề thuế đối với TTBYT là 5% hay 10% Mới nhất, từ ngày 01/08/2021 thông tư 43/2021/TT-BTC sửa đổi khoản 11 điều 10 (Thông tư số 219/2013/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2015/TT-BTC) như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 11 Điều 10 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính) như sau:
“11. Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ y tế: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai; các dụng cụ, thiết bị y tế có Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hoặc Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn theo quy định pháp luật về y tế hoặc theo Danh mục trang thiết bị y tế thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BYT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trừ thực phẩm chức năng; vắc-xin; sinh phẩm y tế, nước cất để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền; mũ, quần áo, khẩu trang, săng mổ, bao tay, bao chi dưới, bao giày, khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế, túi đặt ngực và chất làm đầy da (không bao gồm mỹ phẩm); vật tư hóa chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế.”

Như vậy, các loại trang thiết bị y tế được hưởng thuế suất 5% gồm:
1. Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ y tế: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai;
2. Các dụng cụ, thiết bị y tế có Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hoặc Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn theo quy định pháp luật về y tế
3. Trang thiết bị y tế theo phụ lục tại thông tư 14/2018/TT-BYT văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
4. Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trừ thực phẩm chức năng; vắc-xin; sinh phẩm y tế, nước cất để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền; mũ, quần áo, khẩu trang, săng mổ, bao tay, bao chi dưới, bao giày, khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế, túi đặt ngực và chất làm đầy da (không bao gồm mỹ phẩm); vật tư hóa chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế

DANH MỤC
TRANG THIẾT BỊ Y TẾ THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH CỦA BỘ Y TẾ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH MÃ SỐ HÀNG HÓA THEO DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VIỆT NAM(Kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

STT Mô tả trang thiết bị y tế Mã hàng
1 Bộ thử chẩn đoán bệnh sốt rét 3002.11.00
2 Các sản phẩm đã hoặc chưa pha trộn dùng cho phòng bệnh hoặc chữa bệnh (ví dụ: dung dịch xịt hoặc kem phòng ngừa loét do tì đè; dung dịch muối biển vệ sinh mũi; xịt mũi nước biển; xịt tai, xịt họng; nước mắt nhân tạo; nhũ tương nhỏ mắt; gel hoặc dung dịch làm ẩm, làm mềm vết thương, gel dùng cho vết thương ở miệng; dịch lọc thận…) 3004.90.99
3 Băng dán và các sản phẩm có một lớp dính đã tráng phủ hoặc thấm tẩm dược chất 3005.10.10
4 Băng dán và các sản phẩm có một lớp dính không tráng phủ hoặc không thấm tẩm dược chất (ví dụ: miếng dán sát khuẩn; miếng dán hạ sốt; miếng dán lạnh; miếng dán giữ nhiệt…) 3005.10.90
5 Băng y tế 3005.90.10
6 Gạc y tế 3005.90.20
7 Bông y tế 3005.90.90
8 Chỉ tự tiêu vô trùng dùng cho nha khoa hoặc phẫu thuật; miếng chắn dính, miếng đệm vô trùng dùng trong nha khoa hoặc phẫu thuật, có hoặc không tự tiêu 3006.10.10
9 Chỉ không tự tiêu, sản phẩm cầm máu tự tiêu vô trùng trong phẫu thuật hoặc nha khoa; vật liệu cầm máu; tấm nâng phẫu thuật; lưới Điều trị thoát vị; keo dán sinh học; màng ngăn hấp thu sinh học; keo tạo màng vô trùng dùng để khép miệng vết thương trong phẫu thuật; tảo nong vô trùng và nút tảo nong vô trùng. 3006.10.90
10 Chất thử nhóm máu 3006.20.00
11 Xi măng hàn răng và các chất hàn răng khác 3006.40.10
12 Xi măng gắn xương 3006.40.20
13 Hộp, bộ dụng cụ cấp cứu; bộ kít chăm sóc vết thương 3006.50.00
14 Các chế phẩm gel được sản xuất để dùng cho người như chất bôi trơn cho các bộ phận của cơ thể khi tiến hành phẫu thuật hoặc khám bệnh hoặc như một chất gắn kết giữa cơ thể và thiết bị y tế (ví dụ: gel siêu âm, gel bôi trơn âm đạo; dịch nhầy dùng trong phẫu thuật Phaco…) 3006.70.00
15 Dụng cụ chuyên dụng cho mổ tạo hậu môn giả 3006.91.00
16 Bột và bột nhão làm chặt chân răng 3306.10.10
17 Dung dịch ngâm, rửa, làm sạch, bảo quản kính áp tròng 3307.90.50
18 Phim X quang dùng trong y tế 3701.10.00
19 Tấm cảm biến nhận ảnh X quang y tế 3701.99.90
20 Dung dịch, hóa chất khử khuẩn dụng cụ, thiết bị y tế 3808.94.90
21 Tấm, phiến, màng, lá và dải bằng plastic được thấm, tẩm hoặc tráng phủ chất thử chẩn đoán bệnh 3822.00.10
22 Bìa, tấm xơ sợi xenlulo và màng xơ sợi xenlulo được thấm, tẩm hoặc tráng phủ chất thử chẩn đoán bệnh 3822.00.20
23 Chất thử chẩn đoán bệnh khác (ví dụ: que thử, khay thử; chất thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát in vitro…) 3822.00.90
24 Các sản phẩm khác bằng plastic (ví dụ: cuvet, đầu côn, khay ngâm dụng cụ tiệt khuẩn; bộ chuyển tiếp, ống nối; miếng nẹp sau phẫu thuật; mặt nạ cố định; kẹp ống thông, dây dẫn; miếng dán giữ ống thông; túi đựng nước tiểu; túi đựng dịch xả trong lọc màng bụng; ống nghiệm chứa chất chống đông; túi ép tiệt trùng, bao bì đựng dụng cụ không chứa giấy; bao chụp đầu đèn; bao camera nội soi; túi đựng bệnh phẩm nội soi…) 3926.90.39
25 Bao cao su 4014.10.00
26 Găng tay phẫu thuật 4015.11.00
27 Găng khám 4015.19.00
28 Mặt hàng bao bì dùng trong xử lý tiệt trùng dụng cụ y tế, dạng túi làm từ nhựa và giấy (giấy chiếm hàm lượng nhiều hơn), gồm hai mặt (một mặt bằng plastic, một mặt bằng giấy), được dán kín 3 cạnh, cạnh còn lại có một dải băng keo để có thể dán túi. Túi dạng đã đóng gói bán lẻ. 4819.50.00
29 Mặt hàng sản phẩm dùng trong xử lý tiệt trùng dụng cụ y tế, dạng ống được ép dẹt, gồm 2 mặt (một mặt bằng giấy, một mặt bằng polyester, giấy chiếm hàm lượng nhiều hơn) đã được dán kín 2 cạnh với nhau, đóng thành dạng cuộn 4823.90.99
30 Tất, vớ dùng cho người giãn tĩnh mạch, từ sợi tổng hợp 6115.10.10
31 Áo phẫu thuật 6211.43.10
32 Hàng may mặc từ bông, loại có tính đàn hồi bó chặt để Điều trị mô vết sẹo và ghép da 6212.90.11
33 Hàng may mặc từ vật liệu dệt khác, loại có tính đàn hồi bó chặt để Điều trị mô vết sẹo và ghép da 6212.90.91
34 Khẩu trang phẫu thuật 6307.90.40
35 Thiết bị khử trùng dùng trong y tế, phẫu thuật (Ví dụ: máy hấp tiệt trùng; nồi hấp tiệt trùng; máy tiệt trùng nhiệt độ thấp công nghệ plasma;…) 8419.20.00
36 Máy ly tâm chuyên dùng trong chẩn đoán, xét nghiệm, sàng lọc y tế 8421.19.90
37 Xe lăn, xe đẩy, cáng cứu thương và các xe tương tự được thiết kế đặc biệt để chở người tàn tật có hoặc không có cơ cấu vận hành cơ giới 8713.10.00
8713.90.00
38 Kính áp tròng (cận, viễn, loạn) 9001.30.00
39 Kính lúp phẫu thuật, thiết bị soi da 9002.90.90
40 Kính thuốc 9004.90.10
41 Kính hiển vi phẫu thuật 9011.80.00
42 Máy chiếu tia laser CO2 Điều trị 9013.20.00
43 Thiết bị điện tim 9018.11.00
44 Thiết bị siêu âm dùng trong y tế (ví dụ: máy siêu âm chẩn đoán; máy đo độ loãng xương bằng siêu âm; máy đo nhịp tim thai bằng siêu âm, hệ thống thiết bị siêu âm cường độ cao Điều trị khối u…) 9018.12.00
45 Thiết bị chụp cộng hưởng từ 9018.13.00
46 Thiết bị ghi biểu đồ nhấp nháy 9018.14.00
47 Máy theo dõi bệnh nhân; máy đo độ vàng da; máy điện não; máy điện cơ; hệ thống nội soi chẩn đoán; máy đo/phân tích chức năng hô hấp; thiết bị định vị trong phẫu thuật và thiết bị kiểm tra thăm dò chức năng hoặc kiểm tra thông số sinh lý khác 9018.19.00
48 Máy chiếu tia cực tím hay tia hồng ngoại 9018.20.00
49 Bơm tiêm dùng một lần 9018.31.10
50 Bơm tiêm điện, máy truyền dịch 9018.31.90
51 Kim tiêm bằng kim loại, kim khâu vết thương; kim phẫu thuật bằng kim loại; kim, bút lấy máu và dịch cơ thể; kim dùng với hệ thống thận nhân tạo; kim luồn mạch máu 9018.32.00
52 Ống thông đường tiểu 9018.39.10
53 Ống thông, ống dẫn lưu và loại tương tự khác (ví dụ: dụng cụ mở đường vào mạch máu; bộ kít pool tiểu cầu và lọc bạch cầu; dây nối quả lọc máu rút nước; dây dẫn máu; dây thông dạ dày; ống thông cho ăn; dụng cụ lấy máu mẫu; dây nối dài bơm tiêm điện; ống dẫn lưu, ống thông…) 9018.39.90
54 Khoan dùng trong nha khoa, có hoặc không gắn liền cùng một giá đỡ với thiết bị nha khoa khác 9018.41.00
55 Thiết bị và dụng cụ nhãn khoa khác (ví dụ: máy đo khúc xạ, giác mạc tự động; máy đo điện võng mạc; máy chụp cắt lớp đáy mắt, máy chụp huỳnh quang đáy mắt; hệ thống phẫu thuật chuyên ngành nhãn khoa (laser excimer, phemtosecond laser, phaco, máy cắt dịch kính, máy cắt vạt giác mạc); máy laser Điều trị dùng trong nhãn khoa; dụng cụ thông áp lực nội nhãn trong phẫu thuật glôcôm…) 9018.50.00
56 Bộ theo dõi tĩnh mạch, máy soi tĩnh mạch 9018.90.20
57 Dụng cụ và thiết bị điện tử dùng cho ngành y, phẫu thuật, nha khoa (ví dụ: máy phá rung tim; dao mổ điện; dao mổ siêu âm; dao mổ laser; máy gây mê kèm thở; máy giúp thở; lồng ấp trẻ sơ sinh; hệ thống tán sỏi; thiết bị lọc máu; thiết bị phẫu thuật lạnh; máy tim phổi nhân tạo; máy lọc gan; máy chạy thận nhân tạo, máy thẩm phân phúc mạc cho bệnh nhân suy thận; hệ thống phẫu thuật tiền liệt tuyến…) 9018.90.30
58 Thiết bị và dụng cụ dùng cho ngành y thuộc nhóm 9018 nhưng chưa được định danh cụ thể trong Danh Mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam và Danh Mục ban hành kèm Thông tư này. 9018.90.90
59 Các dụng cụ chỉnh hình hoặc đinh, nẹp, vít xương 9021.10.00
60 Răng giả 9021.21.00
61 Chi Tiết gắn dùng trong nha khoa 9021.29.00
62 Khớp giả 9021.31.00
63 Các bộ phận nhân tạo khác của cơ thể 9021.39.00
64 Thiết bị trợ thính, trừ các bộ phận và phụ kiện 9021.40.00
65 Thiết bị Điều hòa nhịp tim dùng cho việc kích thích cơ tim, trừ các bộ phận và phụ kiện 9021.50.00
66 Dụng cụ khác được lắp hoặc mang theo hoặc cấy ghép vào cơ thể để bù đắp khuyết tật hay sự suy giảm của bộ phận cơ thể (ví dụ: khung giá đỡ mạch vành, hạt nút mạch, lưới lọc huyết khối, dụng cụ đóng động mạch; thủy tinh thể nhân tạo…) 9021.90.00
67 Thiết bị chụp cắt lớp (CT) Điều khiển bằng máy tính 9022.12.00
68 Thiết bị chẩn đoán hoặc Điều trị sử dụng trong nha khoa 9022.13.00
69 Thiết bị sử dụng tia X dùng chẩn đoán hoặc Điều trị sử dụng cho Mục đích y học, phẫu thuật 9022.14.00
70 Thiết bị sử dụng tia alpha, beta hay gamma dùng cho Mục đích y học, phẫu thuật, nha khoa kể cả thiết bị chụp hoặc thiết bị Điều trị bằng các loại tia đó (ví dụ: máy Coban Điều trị ung thư, máy gia tốc tuyến tính Điều trị ung thư, dao mổ gamma các loại, thiết bị xạ trị áp sát;…) 9022.21.00
71 Thiết bị chẩn đoán bằng đồng vị phóng xạ (hệ thống PET, SPECT, thiết bị đo độ tập trung iốt I130, I131) 9022.90.90
72 Nhiệt kế điện tử 9025.19.19
73 Nhiệt kế y học thủy ngân 9025.19.20
74 Thiết bị phân tích lý hoặc hóa học hoạt động bằng điện dùng cho Mục đích y học (ví dụ: máy phân tích sinh hóa; máy phân tích điện giải, khí máu; máy phân tích huyết học; máy đo đông máu; máy đo tốc độ máu lắng; hệ thống xét nghiệm elisa; máy phân tích nhóm máu; máy chiết tách tế bào; máy đo ngưng tập và phân tích chức năng tiểu cầu; máy định danh vi rút, vi khuẩn; máy phân tích miễn dịch; máy đo tải lượng vi khuẩn, vi rút; máy đo đường huyết…) 9027.80.30
75 Ghế nha khoa và các bộ phận của chúng 9402.10.10
76 Đồ nội thất được thiết kế đặc biệt để dùng trong ngành y, giải phẫu (Ví dụ: giường bệnh Điều khiển bằng điện; bàn mổ, giường cấp cứu, giường hồi sức; tủ đầu giường bệnh nhân; xe đẩy dụng cụ chuyên dụng; ghế lấy máu; ghế truyền dịch, ghế truyền hóa chất…) 9402.90.10
77 Ghế vệ sinh dành cho người bệnh 9402.90.20
78 Đèn mổ treo trần 9405.10.20
79 Đèn mổ để bàn, giường 9405.20.10
80 Đèn khám 9405.20.90
81 Đèn phẫu thuật 9405.40.91

Quy định cũ về VAT trang thiết bị y tế 5% hay 10%? Theo thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định về mức thuế suất 5% với thiết bị y tế như sau:

Điều 10. Thuế suất 5%
11. Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai và các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho y tế khác theo xác nhận của Bộ Y tế.
Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trừ thực phẩm chức năng; vắc-xin; sinh phẩm y tế, nước cất để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền; mũ, quần áo, khẩu trang, săng mổ, bao tay, bao chi dưới, bao giày, khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế, túi đặt ngực và chất làm đầy da (không bao gồm mỹ phẩm); vật tư hóa chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế theo xác nhận của Bộ Y tế.

Hiện tại có nhiều công văn trao đổi giữa Bộ Y Tế, Tổng cục Hải Quan và Bộ tài chính về vấn đề xác nhận trang thiết bị y tế để hưởng thuế suất 5% tuy nhiên cũng chưa thống nhất được giữa các bộ ban ngành khách hàng có thể tham khảo như công văn 5464/BYT-TB-CT ngày 26/09/2017 và công văn 7310/BYT-TB-CT ngày 30/11/2018 quy định:

Quy định tại công văn 5464/BYT-TB-CT ngày 26/09/2017

1. Theo quy định của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP , tất cả các trang thiết bị y tế đều phải được phân loại làm 4 loại A, B, C, D và việc phân loại trang thiết bị y tế phải được thực hiện bởi tổ chức có đủ điều kiện, đã được công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị tế (danh sách các tổ chức công bố đủ điều kiện phân loại được đăng tải và thường xuyên cập nhật trên địa chỉ http://dmec.moh.gov.vn tại mục Kết quả dịch vụ công).
Việc phân loại trang thiết bị y tế phải căn cứ theo Bản phân loại trang thiết bị y tế được phân loại theo các quy tắc phân loại trang thiết bị y tế quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-BYT ngày 28/10/2016 quy định chi tiết việc phân loại trang thiết bị y tế (mẫu Bản phân loại trang thiết bị y tế được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 36/2016/NĐ-CP), trừ trường hợp được thừa nhận kết quả phân loại theo quy định tại mục a, b, c Khoản 1 Điều 3 của Thông tư số 42/2016/TT-BYT ngày 15/11/2016 quy định việc thừa nhận kết quả phân loại trang thiết bị y tế.
2. Về thủ tục nhập khẩu linh kiện, phụ kiện trang thiết bị y tế: Trường hợp nhập khẩu các linh kiện, phụ kiện không phải là trang thiết bị y tế hoặc không được phân loại là trang thiết bị y tế theo quy định của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP thì cơ quan hải quan xem xét thông quan đối với lô hàng khi doanh nghiệp khai báo, cam kết lô hàng không phải là trang thiết bị y tế hoặc không được phân loại là trang thiết bị y tế và đồng thời cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật thực hiện theo đúng quy định khác có liên quan.
3.Về việc xác định thuế giá trị gia tăng: Trong khi chờ Bộ Tài chính sửa đổi quy định tại Thông tư số 26/2015/TT-BTC theo đề nghị tại công văn số 875/BTC-TCHQ ngày 19/01/2017 và để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khi thông quan hàng hóa, tránh phát sinh thủ tục hành chính theo Nghị quyết của Chính phủ, căn cứ nội dung đề nghị của Tổng Cục hải quan, đề nghị thống nhất việc xác định thuế giá trị gia tăng 5% và căn cứ theo quy định tại Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính ban hành danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam đối với mặt hàng thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho y tế như sau:
a) Từ nay đến ngày 31/12/2017: Cơ sở để xác định một mặt hàng là trang thiết bị y tế: trang thiết bị y tế được nêu tại Khoản 8 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính; Công văn số 8159/BTC-TCT ngày 18/6/2015, công văn số 17278/BTC-TCT ngày 20/11/2015 và công văn số 743/BTC-TCHQ ngày 14/1/2017 của Tổng cục Hải quan và trang thiết bị y tế thuộc danh mục đã được cấp giấy phép nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông tư số 30/2015/TT-BYT ngày 12/10/2015 hoặc Thông tư số 24/2011/TT-BYT ngày 21/6/2011 của Bộ Y tế hoặc đã có Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A theo mẫu số 03 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 36/2016/NĐ-CP .
Đối với các trang thiết bị y tế đã được Bộ Y tế xác nhận căn cứ theo Thông tư số 24/2011/TT-BYT ngày 21/6/2011 hoặc Thông tư số 30/2015/TT-BYT ngày 12/10/2015 (thay thế Thông tư số 24/2011/TT-BYT), đề nghị được tiếp tục áp dụng và có giá trị.
Các trường hợp không thuộc mục a khoản 3 nêu trên, đề nghị xác định trang thiết bị y tế căn cứ theo Bản phân loại trang thiết bị y tế được phân loại theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-BYT ngày 28/10/2016 quy định chi tiết việc phân loại trang thiết bị y tế (mẫu Bản phân loại trang thiết bị y tế được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 36/2016/NĐ-CP), và các trường hợp được thừa nhận kết quả phân loại theo quy định tại mục a, b, c Khoản 1, Điều 3 của Thông tư số 42/2016/TT-BYT ngày 15/11/2016 quy định việc thừa nhận kết quả phân loại trang thiết bị y tế.
b) Kể từ ngày 01/01/2018: Cơ sở để xác định là trang thiết bị y tế căn cứ theo số lưu hành của trang thiết bị y tế quy định tại Điều 20 của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP, trong đó gồm:
Số phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế loại A theo mẫu số 03 quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 36/2016/NĐ-CP .
Số giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D theo mẫu số 09 quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 36/2016/NĐ-CP .
Trang thiết bị y tế được phép lưu hành trên thị trường khi đã có số lưu hành còn hạn hoặc đã được cấp phép nhập khẩu (theo quy định tại khoản 1, Điều 17) và được xuất khẩu, nhập khẩu theo nhu cầu, không hạn chế số lượng và không phải qua Bộ Y tế phê duyệt (theo quy định tại khoản 2, Điều 40).

Ngoài ra ngày 30/11/2018 Bộ Y Tế cũng đã có công văn 7310/BYT-TB-CT hướng dẫn về trang thiết bị y tế gửi cho tổng cục hải quan và bộ tài chính nội dung liên quan như sau:

Quy định tại công văn 7310/BYT-TB-CT
1. Các sản phẩm hàng hóa đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 2 của Nghị định 36 và được tổ chức phân loại trang thiết bị y tế hợp lệ (được Bộ Y tế tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế trên cổng thông tin điện tử: http://dmec.moh.gov.vn) phân loại thuộc 1 trong 4 loại: A, B, C hoặc D thì được coi là trang thiết bị y tế.
2. Trên cơ sở trang thiết bị y tế đã được phân loại theo mức độ rủi ro:
– Từ ngày 01/7/2017, trang thiết bị y tế thuộc loại A sẽ phải công bố tiêu chuẩn áp dụng tại Sở Y tế và số phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuấn áp dụng chính là số lưu hành của trang thiết bị y tế đó.
– Từ ngày 01/01/2018, trang thiết bị y tể thuộc B, C và D sản xuất tại nước ngoài bắt buộc phải được Bộ Y tế cấp số lưu hành hoặc cấp phép nhập khẩu trước khi nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
3. Sau khi đã có số lưu hành, cơ sở mua bán trang thiết bị y tế được quyền nhập khẩu không hạn chế số lần, số lượng và không phải đề nghị Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu hoặc xác nhận sản phẩm, hàng hóa đó là trang thiết bị y tế.
Tuy nhiên, theo khoản 11 Nghị quyết 131/NQ-CP ngày 06/12/2017, Chính phủ cho phép lùi thời gian cấp và có hiệu lực của số lưu hành đối với thiết bị y tế loại B, C, D đến ngày 01/01/2019 và cho phép Bộ Y tế rà soát sửa đổi, bổ sung trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016. Hiện nay, Bộ Y tế đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định 36 sửa đổi và đang chờ ký ban hành. Như vậy, trong giai đoạn này:
– Các trang thiết bị y tế được phân loại là A sẽ thực hiện theo quy định tại điểm 2 nêu trên;
– Các trang thiết bị y tế được phân loại là B, C, D và thuộc danh mục Phụ lục I Thông tư 30/2015/TT-BYT ngày 12/10/2015 của Bộ Y tế quy định việc nhập khẩu trang thiết bị y tế sẽ phải xin giấy phép nhập khẩu của Bộ Y tế.
– Các trang thiết bị được phân loại là B, C, D nhưng không thuộc danh mục Phụ lục I Thông tư 30/2015/TT-BYT sẽ không phải xin giấy phép và xác nhận của Bộ Y tế khi nhập khẩu.
Hiện tại, nghị định 169/2018/NĐ-CP đã có hiệu lực sửa đổi một phần nội dung nghị định 36/2016/NĐ-CP đã chắc chắn các loại trang thiết bị y tế loại B, C, D thuộc danh mục cấp phép nhập khẩu được gia hạn lưu hành tới 2022 tuy nhiên do tổng cục Hải Quan chưa có hướng dẫn xuống các chi cục nên nhiều đơn vị vẫn bị áp thuế 10%.

Mới đây nhất, bộ y tế có công văn 4568/BYT-TB-CT ngày 12/08/2019 đã kiến nghị sửa đổi thông tư 83/2014/TT-BTC và thông tư 26/2015/TT-BTC của bộ tài chính. Hiện tại, thông tư 43/2021/TT-BTC đã sửa đổi quy định về các loại trang thiết bị y tế được xác định VAT 5%


Một số loại TTBYT không chịu thuế? Theo quy định tại khoản 24 điều 4 thông tư 219/2013/TT-BTC quy định

Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT
24. Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh, bao gồm cả sản phẩm là bộ phận cấy ghép lâu dài trong cơ thể người; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác dùng cho người tàn tật.

Ngoài ra, tại nghị định 83/2014/TT-BTC cũng có quy định:

Điều 3. Biểu thuế giá trị gia tăng
Biểu thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Thông tư này gồm:
2. Thuế suất thuế giá trị gia tăng
a) Ký hiệu (*) tại cột thuế suất trong Biểu thuế giá trị gia tăng quy định cho các mặt hàng thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

90.21 Dụng cụ chỉnh hình, kể cả nạng, băng dùng trong phẫu thuật và băng cố định; nẹp và các dụng cụ cố định vết gẫy khác; các bộ phận nhân tạo của cơ thể người; thiết bị trợ thính và dụng cụ khác được lắp hoặc mang theo, hoặc cấy vào cơ thể, để bù đắp khuyết tật hay sự suy giảm của một bộ phận cơ thể.  
9021.10.00 – Các dụng cụ chỉnh hình hoặc nẹp xương *
  – Răng giả và chi tiết gắn dùng trong nha khoa:  
9021.21.00 – – Răng giả *
9021.29.00 – – Loại khác *
  – Các bộ phận nhân tạo khác của cơ thể người:  
9021.31.00 – – Khớp giả *
9021.39.00 – – Loại khác *
9021.40.00 – Thiết bị trợ thính, trừ các bộ phận và phụ kiện *
9021.50.00 – Thiết bị điều hòa nhịp tim dùng cho việc kích thích cơ tim, trừ các bộ phận và phụ kiện *
9021.90.00 – Loại khác *
  + Riêng: Băng, nẹp (trừ nẹp gắn trong cơ thể người), dụng cụ chỉnh hình thuộc nhóm 90.21 5

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hiện tại, khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử tại cơ quan thuế tổ chức, cá nhân sẽ được cấp tải khoản truy cập trang https://hoadondientu.gdt.gov.vn. Doanh nghiệp có thể quản lý tự động không chỉ hóa đơn đầu ra do mình xuất đi, còn xem được cả hóa đơn đầu vào của bên khác gửi đến nếu cũng là hóa đơn theo thông tư 78/2021/TT-BTC

1. Sử dụng thông tin link tra cứu và mã tra cứu được in trên bản thê hiện PDF của hóa đơn điện tử: Việc tra cứu này để đảm bảo hóa đơn được xuất thật, đúng đối tượng người mua (đề phòng trường hợp người bán sửa file XML, PDF rồi gửi cho người mua qua email, zalo…). Do vậy, doanh nghiệp tự tra cứu và tải về file hóa đơn XML gốc và PDF từ link tra cứu của bên bán.

2. Tra cứu trên cổng thông tin hóa đơn điện tử của Tống cục thuế (Dành cho đối tượng người mua chưa đăng kỷ áp dụng hóa đơn hóa đơn điện tử theo nghị định 123/2020/NĐ-CP và thông tư 78/2021/TT-BTC): Nhập thông tin hóa đơn do bên bán gửi và tra cứu sẽ được một trong các kết quả sau
– Không tồn tại hóa đơn có thông tin trùng khớp với các thông tin tổ chức, cá nhân tìm kiếm
– Tồn tại hóa đơn có thông tin trùng khớp với các thông tin tổ chức, cá nhân tìm kiếm
Trạng Thái xử lý hoá đơn: Đã cấp mã hóa đơn

3. Đăng nhập vào cống thông tin hóa đơn điện tử tại địa chỉhttps://hoadondientu.gdt.gov.vn: Cách này chỉ dành cho các bạn đã được cơ quan thuế gửi thông báo “Chấp nhận” cho áp dụng sử dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC và Nghị định 123/2020/NĐ-CP

Sau khi được Chấp nhận, người nộp thuế sẽ được cấp tài khoản để truy cập cổng thông tin hóa đơn điện tử của Tổng cục thuế tại website https://hoadondientu.gdt.gov.vn. Các bạn click vào mục Tra cứu => Tra cứu hóa đơn => Chọn tiếp Tra cứu hóa đơn điện tử bán ra/mua vào. Tất cả hóa đơn đã áp dụng Thông tư 78/2021/TT-BTC và Nghị định 123/2020/NĐ-CP sẽ nằm hết ở đây.

Để xem thông tin hóa đơn người dùng Tìm kiếm => Tại vùng hiển thị kết quả, các bạn click vào hóa đơn muốn xem sẽ hiện ra các chức năng như Xem, In, Xuất excel, Xuất XML

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Cơ sở pháp lý về ủy quyền đăng ký doanh nghiệp

Cá nhân, tổ chức nhận uỷ quyền đăng ký doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh như thế nào? Mẫu uỷ quyền đăng ký kinh doanh? Theo quy định tại điều 12 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

Điều 12. Ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định sau đây:
1. Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền. Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
2. Trường hợp ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.
3. Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nhân viên bưu chính phải nộp bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
4. Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì việc ủy quyền thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Đối tượng ủy quyền đăng ký doanh nghiệp

Người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp là ai? Tại khoản 4 điều 3 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
 4. Người nộp hồ sơ là người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp hoặc người được người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 12 Nghị định này.

Thông thường, người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể là chủ tịch HĐQT, chủ tịch HĐTV, chủ sở hữu công ty… (các trường hợp thay đổi đại diện theo pháp luật) cụ thể như sau:
1. Đối với trường hợp thay đổi đại diện theo pháp luật: Người ủy quyền là chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty.
2. Đối với trường hợp thay đổi khác (tên, địa chỉ, số điện thoại, giấy tờ pháp lý, thông tin thành viên…): Người ủy quyền là đại diện theo pháp luật của công ty
3. Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ cho một cá nhân hoặc một tổ chức: Người ủy quyền là chủ sở hữu mới hoặc đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu mới

Uỷ quyền thực hiện hồ sơ qua mạng

Đối với trường hợp thực hiện hồ sơ qua mạng bằng tài khoản đăng ký kinh doanh cần lưu ý sau:

Điều 43. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử
3. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử được chấp thuận khi có đầy đủ các yêu cầu sau:
a) Có đầy đủ các giấy tờ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử. Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy. Người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài hoặc cá nhân khác ký tên trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký số để ký trực tiếp trên văn bản điện tử hoặc ký trực tiếp trên văn bản giấy và quét (scan) văn bản giấy theo các định dạng quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Các thông tin đăng ký doanh nghiệp được kê khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp phải đầy đủ và chính xác theo các thông tin trong hồ sơ bằng bản giấy; có bao gồm thông tin về số điện thoại, thư điện tử của người nộp hồ sơ;
c) Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số hoặc Tài khoản đăng ký kinh doanh của người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp hoặc người được người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có các giấy tờ, tài liệu quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Điều 45. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh
1. Người nộp hồ sơ sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh, văn bản ủy quyền phải có thông tin liên hệ của người ủy quyền để xác thực việc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.


Mẫu ủy quyền cá nhân làm đăng ký kinh doanh

Mẫu 1: Mẫu uỷ quyền có chữ ký của hai bên gồm bên uỷ quyền và bên nhận uỷ quyền

CỘNG HÒA XÃ HỘI  CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————

VĂN BẢN ỦY QUYỀN

Hôm nay, ngày …/…/20.., chúng tôi gồm:
Bên ủy quyền (Bên A): …
Là đại diện theo pháp luật CÔNG TY …
Mã số doanh nghiệp: …
Địa chỉ: …
Bên được ủy quyền (Bên B):
Họ và tên:
CMND số:
Địa chỉ :
Số điện thoại: Email:
Hai bên thỏa thuận việc Bên B nhận ủy quyền thay mặt Bên A thực hiện các thủ tục liên quan đến việc đăng ký kinh doanh, công bố mẫu dấu và nhận kết quả (không loại trừ các công việc ký số xác thực vào tài liệu điện tử, trả lời thông báo của phòng đăng ký kinh doanh, rút hồ sơ (nếu có)) cho CÔNG TY CỔ PHẦN …... Bên A cam kết sẽ chịu trách nhiệm trong phạm vi công việc đã ủy quyền cho Bên B. Bên B cam đoan sẽ thực hiện đúng nội dung công việc mà Bên A theo nội dung ủy quyền này. Văn bản ủy quyền sẽ hết giá trị khi Bên B hoàn thành công việc nêu trên./.

Bên A Bên B

Mẫu 2: Mẫu uỷ quyền chỉ có chữ ký một bên

CỘNG HÒA XÃ HỘI  CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…

VĂN BẢN ỦY QUYỀN

Tôi là: TRẦN ĐỨC A
là đại diện theo pháp luật CÔNG TY CỔ PHẦN ABC
Mã số doanh nghiệp: 0108xxxxxx
Địa chỉ: ……., Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Bằng văn bản này, tôi uỷ quyền cho

Họ và tên: NGUYỄN THỊ B
CCCD số: 0311xxxxxxxx
Ngày cấp: 13/04/2021         Nơi cấp: Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
Địa chỉ liên lạc: ……, 15 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Số điện thoại: ….             Email: ….

thay mặt tôi thực hiện các công việc liên quan tới nộp hồ sơ, nhận kết quả các thủ tục về đăng ký kinh doanh (không loại trừ các công việc trả lời thông báo của phòng đăng ký kinh doanh, rút hồ sơ) cho CÔNG TY CỔ PHẦN ABC

            Tôi cam kết chịu trách nhiệm về nội dung uỷ quyền nêu trên và các tài liệu cung cấp cho bên được uỷ quyền. Văn bản uỷ quyền có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký./.

  NGƯỜI UỶ QUYỀN
(Ký)

Ủy quyền đăng ký kinh doanh có cần công chứng không?

Xin hỏi làm giấy ủy quyền để thực hiện các thủ tục liên quan tới đăng ký kinh doanh như: thành lập công ty, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh có cần công chứng hay không? Khi tiến hành thực hiện thủ tục một số phòng đăng ký kinh doanh yêu cầu ủy quyền phải có công chứng? Tôi không biết yêu cầu này có đúng không? Nếu không thì tôi phải làm gì khi bị yêu cầu như vậy?

Trả lời

Theo quy định của luật doanh nghiệp 2020 hiện hành và tại văn bản hướng dẫn luật doanh nghiệp 2020 là nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định về việc ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại điều 12 nghị định 01/2020/NĐ-CP:

Điều 12. Ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định sau đây:
1. Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền. Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.


Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ (thực hiện đăng ký kinh doanh)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
­­————————-

HỢP ĐỒNG CUNG CẤP DỊCH VỤ

Hôm nay, ngày …/…./20…, chúng tôi gồm:
Bên thuê dịch vụ
Là đại diện theo pháp luật CÔNG TY …
Mã số doanh nghiệp: …
Địa chỉ: …
(Sau đây gọi là Bên A)
Bên nhận dịch vụ: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TIẾN ĐẠT
Địa chỉ: Tổ 7, phường Đồng Mai, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Tiến Đạt
(Sau đây gọi là Bên B)
Hai bên thỏa thuận việc Bên B cung cấp dịch vụ với nội dung thay mặt Bên A thực hiện các thủ tục liên quan đến việc nộp hồ sơ và nhận kết quả (không loại trừ các công việc ký số xác thực vào tài liệu điện tử, trả lời thông báo của phòng đăng ký kinh doanh, rút hồ sơ (nếu có) và ủy quyền lại cho nhân viên thực hiện các công việc này) đối với thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh cho CÔNG TY TNHH ….Bên A cam kết sẽ chịu trách nhiệm trong phạm vi công việc đã giao cho Bên B. Bên B cam đoan sẽ thực hiện đúng nội dung công việc mà Bên A theo nội dung hợp đồng này. Hợp đồng cung cấp dịch vụ sẽ hết giá trị khi Bên B hoàn thành công việc nêu trên./.

Bên thuê dịch vụ (Bên A) Bên nhận dịch vụ (Bên B)

Câu hỏi thường gặp

1. Ủy quyền đăng ký kinh doanh có cần số điện thoại, email của người uỷ quyền hay không? Theo quy định tại điều 45 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: “….văn bản ủy quyền phải có thông tin liên hệ của người ủy quyền để xác thực việc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử”. Tuy nhiên, tại luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn đều không giải thích rõ khái niệm “thông tin liên hệ” có bao gồm sđt, email hay không. Như vậy, bất cứ thông tin nào có thể liên hệ như địa chỉ, địa chỉ công ty… của người uỷ quyền đều có thể coi là thông tin liên hệ theo quy định này.

2. Có được ủy quyền ký hồ sơ đăng ký doanh nghiệp?Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:
Khoản 3 Điều 13 Luật Doanh nghiệp quy định: “Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền”.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người đó ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam thì người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền được ký trực tiếp trong biểu mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT ngày 8/1/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 1/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
Nguồn: Chính Phủ

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Việc góp vốn như thế nào là vấn đề nhiều doanh nghiệp/cá nhân quan tâm. Theo quy định pháp luật trường hợp nào được góp vốn bằng tiền mặt, trường hợp nào phải chuyển khoản?

Doanh nghiệp góp vốn không dùng tiền mặt: Theo quy định tại điều 6 nghị định 222/2013/NĐ-CP quy định như sau

Điều 6. Giao dịch tài chính của doanh nghiệp
1. Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.

Hướng dẫn cụ thể tại thông tư 09/2015/TT-BTC như sau:

Điều 3. Hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác
1. Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.
2. Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:
a) Thanh toán bằng Séc;
b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.

3. Doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác bằng tài sản (không phải bằng tiền) thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Theo hướng dẫn này các doanh nghiệp không được góp vốn bằng tiền mặt mà thường sẽ phải thông qua ngân hàng (Séc, uỷ nhiệm chi, chuyển khoản) hoặc góp bằng tài sản (thường là không có đăng ký).

Ngoài ra, theo quy định của thông tư 78/2014/TT-BTC quy định:

Điều 14. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
2. Căn cứ tính thuế:
….
Doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng vốn cho tổ chức, cá nhân thì phần giá trị vốn chuyển nhượng theo hợp đồng chuyển nhượng có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp việc chuyển nhượng vốn không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng.

Cá nhân có được góp vốn bằng tiền mặt? Theo quy định nêu trên, việc góp vốn không sử dụng tiền mặt chỉ áp dụng với các doanh nghiệp, không áp dụng với cá nhân. Cụ thể tại công văn số 786/TCT-CS ngày 01/03/2016 của tổng cục thuế cũng đã nêu rõ:

…..
Căn cứ quy định trên thì các doanh nghiệp không được sử dụng tiền mặt khi góp vốn, mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp. Quy định trên không áp dụng bắt buộc đối với cá nhân khi góp vốn vào doanh nghiệp.

Do vậy, thực tế khi góp vốn vào doanh nghiệp, cá nhân hoàn toàn có thể sử dụng tiền mặt để góp vốn. Trên thực tế, theo quy định này nhiều doanh nghiệp lợi dụng để thực hiện góp vốn ảo. Do vậy, nếu là cá nhân bạn có thể lựa chọn việc góp vốn không dùng tiền mặt để đảm bảo minh bạch.

Chứng từ xác nhận góp vốn: Chứng từ xác nhận góp vốn thường có phiếu thu (khi dùng tiền mặt) hoặc xác nhận chuyển khoản (góp bằng chuyển khoản). Trên thực tế, tùy loại hình công ty có thể yêu cầu thêm một số giấy tờ sau để đảm bảo việc góp vốn hoàn tất.
1. Công ty cổ phần: Sổ cổ đông, cổ phiếu, chứng từ góp vốn
2. Công ty TNHH: Sổ thành viên, chứng từ góp vốn

Mức phạt vi phạm quy định thanh toán bằng tiền mặt: Mức phạt theo quy định tại nghị định 88/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi nghị định 143/2021/NĐ-CP 

Điều 26. Vi phạm quy định về hoạt động thanh toán
8. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vi phạm quy định thanh toán bằng tiền mặt;

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Phòng khám chuyển khoa da liễu

Theo quy định tại điều 48 luật khám chữa bệnh 2023 và điều 39 nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định phòng khám chuyên khoa da liễu là một trong loại hình cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

Điều 48. Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

d) Phòng khám;

Luật khám chữa bệnh 2023

Điều 39. Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
2. Phòng khám bao gồm các hình thức sau đây:
b) Phòng khám chuyên khoa;

Nghị định 96/2023/NĐ-CP

Theo đó, để hoạt động phòng khám chuyên khoa da liễu phải có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do SYT cấp.

Điều kiện thành lập phòng khám chuyên khoa da liễu

Để hoạt động phòng khám chuyên khoa da liễu cần giấy phép hoạt động và đáp ứng theo tiêu chỉ tại điều 57 Luật KCB 2023

Điều 57. Tiêu chuẩn chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Tiêu chuẩn chất lượng là các tiêu chuẩn, yêu cầu về quản lý và chuyên môn kỹ thuật dùng làm cơ sở để đánh giá chất lượng của dịch vụ kỹ thuật hoặc của từng chuyên khoa hoặc của toàn bộ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động, bao gồm:
a) Tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành;

Điều kiện mở phòng khám chuyên khoa theo nghị định 96/2023/NĐ-CP ngoài đáp ứng điều kiện chung theo điều 40 luật KCB 2023 còn phải đáp ứng điều kiện sau:

Điều 43. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung theo quy định tại Điều 40 Nghị định này, phòng khám chuyên khoa phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
1. Quy mô, cơ cấu tổ chức phòng khám:
a) Có tối thiểu một chuyên khoa;
b) Trường hợp phòng khám chuyên khoa đáp ứng đủ điều kiện tương ứng với các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác quy định tại Điều 39 Nghị định này (trừ hình thức bệnh viện) thì được bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn tương ứng với hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó nhưng tối đa không quá 03 hình thức tổ chức.
2. Cơ sở vật chất:
a) Phòng khám phải có nơi đón tiếp người bệnh, phòng khám bệnh có diện tích tối thiểu 10 m2;
b) Trường hợp có thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật thì ngoài phòng khám bệnh phải có thêm phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật có diện tích tối thiểu 10 m2; nếu có thực hiện kỹ thuật vận động trị liệu thì phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật phải có diện tích tối thiểu 20 m2;
c) Có khu vực tiệt khuẩn để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt khuẩn lại hoặc có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiệt khuẩn dụng cụ.
3. Có hộp cấp cứu phản vệ và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa phù hợp với các chuyên khoa thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám.

Hồ sơ thành lập phòng khám chuyên khoa da liễu

Hồ sơ thành lập phòng khám chuyên khoa da liễu theo điều 52 luật KCB 2023 gồm:
– Đơn đề nghị cấp mới giấy phép hoạt động;
– Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện quy định

Cấp giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa da liễu

Bước 1: Hồ sơ gửi đến Sở Y Tế nơi đơn vị đặt trụ sở
Bước 2:
– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động có trách nhiệm thẩm định. Thời hạn thẩm định không quá 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Kết quả thẩm định phải được thể hiện bằng biên bản thẩm định, trong đó nêu rõ các nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có) và phải có chữ ký của các bên tham gia thẩm định, cơ sở được thẩm định;
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ban hành biên bản thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động phải cấp mới giấy phép hoạt động; trường hợp cơ sở phải thực hiện các nội dung sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu nêu tại biên bản thẩm định thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động phải cấp mới giấy phép hoạt động.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trường hợp nào phải báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện đầu tư: Theo quy định tại khoản 8 Điều 100 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư yêu cầu:

Điều 100. Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư
8. Nhà đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khác lập và gửi cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương nơi thực hiện dự án đầu tư các loại báo cáo sau:
a) Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm;
b) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;
c) Báo cáo đánh giá kết thúc (nếu có);

Theo quy định tại khoản 11 Điều 100 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 quy định về thời hạn báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư:

11. Thời hạn báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư:
a) Chủ chương trình, chủ đầu tư và nhà đầu tư:
– Gửi báo cáo 6 tháng trước ngày 10 tháng 7 của năm báo cáo;
– Gửi báo cáo hàng năm trước ngày 10 tháng 02 năm sau;
– Gửi báo cáo trước khi trình điều chỉnh chương trình dự án.

Mức phạt về báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện đầu tư: Việc xử phạt báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện đầu tư theo quy định tại  điều 15 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP

Điều 15. Vi phạm về chế độ thông tin, báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung theo quy định;
b) Không thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư hoặc báo cáo không đúng thời hạn theo quy định;
b) Báo cáo không trung thực, không chính xác về hoạt động đầu tư;
c) Không gửi hồ sơ thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt văn phòng điều hành trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC;
d) Không gửi thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư;
đ) Không thông báo hoặc không gửi quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động dự án đầu tư đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bổ sung các nội dung còn thiếu trong trường hợp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đầy đủ nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư trong trường hợp không thực hiện chế độ báo cáo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
d) Buộc gửi thông báo hoặc quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều này.

Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện đầu tư: Báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện đầu tư theo mẫu tại thông tư 05/2023/TT-BKHĐT cụ thể như sau
Mẫu số 13: Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ trong giai đoạn thực hiện đầu tư đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác
Mẫu số 15: Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án đầu tư;
Mẫu số 17: Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ trong giai đoạn khai thác, vận hành đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác

Hướng dẫn xử lý lỗi báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư tại Hà Nội: Dưới đây là nội dung trích tại một quyết định phạt của doanh nghiệp mà LVNLAW đã hỗ trợ xử lý. Theo đó, chúng ta có thể thấy:
– Thời hạn xử phạt đối với vi phạm hành chính liên quan tới báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư là 1 năm
– Đối với các báo cáo đã hết thời hạn 1 năm thì không cần nộp (do đã hết thời hiệu và sẽ không bị xử phạt).

Theo đó, giải pháp xử lý đối với một số trường hợp “quên” chưa nộp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư như sau:
– Thực hiện nộp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư ngay sau khi phát hiện
– Một số trường hợp thay đổi đăng ký kinh doanh thực hiện thay đổi ĐKKD tại Phòng ĐKKD trước
– Sau khi hết thời hiệu xử phạt hành chính thì thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư (Lưu ý: Trường hợp này có thể bị xử phạt do không điều chỉnh đăng ký đầu tư nếu bị thanh tra trong quá trình hoạt động do luật không quy định thời hạn phải điều chỉnh đăng ký đầu tư)

Hy vọng với các nội dung trên của LVNLAW sẽ giúp khách hàng có thêm phương án và giảm thiểu mức thiệt hại do bị xử phạt hành chính. Vui lòng liên hệ LVNLAW để được hỗ trợ các vấn đề liên quan.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Theo quy định tại điều 27 thông tư 39/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi thông tư 119/2014/TT-BTC)

Điều 27. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Hàng quý, tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ (trừ đối tượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn) có trách nhiệm nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, kể cả trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn Quý I nộp chậm nhất là ngày 30/4; quý II nộp chậm nhất là ngày 30/7, quý III nộp chậm nhất là ngày 30/10 và quý IV nộp chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau (mẫu số 3.9 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn, tại Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (=0)
Riêng doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in, doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế thuộc diện mua hóa đơn của cơ quan thuế theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư này thực hiện nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.
Thời hạn nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo. Việc nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng được thực hiện trong thời gian 12 tháng kể từ ngày thành lập hoặc kể từ ngày chuyển sang diện mua hóa đơn của cơ quan thuế. Hết thời hạn trên, cơ quan thuế kiểm tra việc báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và tình hình kê khai, nộp thuế để thông báo doanh nghiệp chuyển sang Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý. Trường hợp chưa có thông báo của cơ quan thuế, doanh nghiệp tiếp tục báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.
Tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn khi chia, tách, sáp nhập, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế.
Trường hợp tổ chức, hộ, cá nhân chuyển địa điểm kinh doanh đến địa bàn khác địa bàn cơ quan thuế đang quản lý trực tiếp thì phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn với cơ quan thuế nơi chuyển đi.
Hóa đơn thu cước dịch vụ viễn thông, hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước, hóa đơn thu phí dịch vụ của các ngân hàng, vé vận tải hành khách của các đơn vị vận tải, các loại tem, vé, thẻ và một số trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính không phải báo cáo đến từng số hóa đơn mà báo cáo theo số lượng (tổng số) hóa đơn. Cơ sở kinh doanh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của số lượng hóa đơn còn tồn đầu kỳ, tổng số đã sử dụng, tổng số xoá bỏ, mất, hủy và phải đảm bảo cung cấp được số liệu hóa đơn chi tiết (từ số…đến số) khi cơ quan thuế yêu cầu.

Đối tượng áp dụng: Các trường hợp tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn giấy, hóa đơn điện tử theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP, Nghị định 04/2014/NĐ-CP, Thông tư 32/2011/TT-BTC, Thông tư 39/2014/TT-BTC.
Thời hạn nộp báo cáo:
– Báo cáo quý: Chậm nhất vào ngày thứ 30 của tháng liền kề quý tiếp theo
– Báo cáo tháng: Chậm nhất ngày 20 của tháng tiếp theo
Lưu ý: Doanh nghiệp tham gia thí điểm sử dụng hóa đơn xác thực không phải lập, gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn xác thực với cơ quan thuế (theo khoản 4 Điều 27 tại Quyết định 1209/QĐ-BTC).

Chưa phát hành hóa đơn có phải nộp báo cáo sử dụng?

Công ty mới thành lập chưa tiến hành đặt in và phát hành hóa đơn có cần nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn BC26/AC hay không?

Trả lời

Theo điều 27 thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về việc nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn như sau:

Điều 27. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Hàng quý, tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ (trừ đối tượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn) có trách nhiệm nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, kể cả trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn Quý I nộp chậm nhất là ngày 30/4; quý II nộp chậm nhất là ngày 30/7, quý III nộp chậm nhất là ngày 30/10 và quý IV nộp chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau (mẫu số 3.9 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn, tại Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (=0)
….

Hiện nay, các văn bản pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này dẫn tới nhiều quan điểm khác nhau của các cơ quan thuế khác nhau. Tuy nhiên, đa số cơ quan thuế đồng ý với quan điểm chưa làm phát hành thì chưa phải làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Thực tế, cục thuế thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có văn bản trả lời doanh nghiệp tại công văn 5228/CT-TTHT ngày 04/07/2014 về việc này, chúng tôi xin trích lược như sau:

Căn cứ Điều 25 Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013 đến hết ngày 31/5/2014):
“Hàng quý, tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hoá, dịch vụ (trừ đối tượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn) có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn Quý I nộp chậm nhất là ngày 30/4; quý II nộp chậm nhất là ngày 30/7, quý III nộp chậm nhất là ngày 30/10 và quý IV nộp chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau (mẫu số 3.9 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
Tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hoá, dịch vụ có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn khi chia, tách, sáp nhập, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế.
…”
Trường hợp Công ty nếu từ khi thành lập (tháng 10/2013) đến khi tiến hành giải thể (tháng 03/2014) chưa đặt in hoá đơn, chưa lập Thông báo phát hành hóa đơn gửi cơ quan thuế thì không phải nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

Theo nội dung công văn 5228/CT-TTHT ngày 04/07/2014 thì riêng đối với cục thuế TP Hồ Chí Minh khi chưa phát hành hóa đơn thì chưa phải làm thủ tục báo cáo tình hình sử dụng. Do vậy, trường hợp doanh nghiệp đã thành lập nhưng chưa sử dụng để đảm bảo tốt nhất vẫn nên báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn để trách gặp phiền phức với cơ quan thuế trong quá trình chờ đợi hướng dẫn chung trên cả nước

Mức phạt báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn

Việc xử phạt báo cáo hoá đơn được quy định tại điều 29 nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:

Điều 29. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập, gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định mà có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Lập sai hoặc không đầy đủ nội dung của thông báo, báo cáo về hóa đơn theo quy định gửi cơ quan thuế.
Trường hợp tổ chức, cá nhân tự phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì không bị xử phạt.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 11 ngày đến 20 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với hành vi nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 21 ngày đến 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;
b) Không nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế theo quy định.
6. Các hành vi vi phạm về lập, gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn đã được quy định tại Điều 23, 25 Nghị định này thì không áp dụng Điều này khi xử phạt vi phạm hành chính.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lập, gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 5 Điều này.

Theo đó:
Xử phạt lập sai báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn: Mức phạt tiền từ 1.000.000 – 3.000.000 VNĐ theo quy định. Tuy nhiên, nếu đơn vị phát hiện sai sót và sửa lại trước khi thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở thì sẽ không bị xử phạt

Mức phạt nộp chậm báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn
Chậm từ 1 – 5 ngày (có tình tiết giảm nhẹ): Cảnh cáo
Chậm từ 1 – 10 ngày phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
Chậm từ 11 – 20 ngày phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000
Chậm từ 21 – 90 ngày phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000
Chậm quá 91 ngày phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000
Lưu ý: Theo quy định mức phạt tiền của tổ chức sẽ gấp 2 lần đối với cá nhân

Điều 5. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.
Điều 7. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
4. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền
a) Mức phạt tiền quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, khoản 1, 2 Điều 19 và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.

Từ 01/07/2020 không cần nộp báo cáo sử dụng hóa đơn: Theo quy định mới tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC (sẽ thay thế Nghị định 119/2019/NĐ-CP, Thông tư 68/2019/TT-BTC) thì đơn vị không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử trừ trường hợp sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế.

Hóa đơn mua của cơ quan thuế là gì?

Theo điều 20 nghị định 123/2020/NĐ-CP trường hợp hệ thống cấp hóa đơn điện tự bị lỗi thì cơ quan thuế sẽ có giải pháp bán hóa đơn để sử dụng

Điều 20. Xử lý sự cố đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
1. Trường hợp người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng gặp sự cố dẫn đến không sử dụng được hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì liên hệ với cơ quan thuế hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ để hỗ trợ xử lý sự cố. Trong thời gian xử lý sự cố người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có yêu cầu sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì đến cơ quan thuế để sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
2. Trường hợp hệ thống cấp mã của cơ quan thuế gặp sự cố, Tổng cục Thuế thực hiện các giải pháp kỹ thuật chuyển sang hệ thống dự phòng và có trách nhiệm thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về các sự cố nêu trên. Tổng cục Thuế lựa chọn một số tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử có đủ điều kiện để ủy quyền cấp mã hóa đơn điện tử trong trường hợp hệ thống của cơ quan thuế gặp sự cố.
Trường hợp trong thời gian chưa khắc phục được sự cố của cơ quan thuế thì cơ quan thuế có giải pháp bán hóa đơn do cơ quan thuế đặt in cho một số tổ chức, cá nhân để sử dụng. Sau khi hệ thống cấp mã của cơ quan thuế được khắc phục, cơ quan thuế thông báo để các tổ chức, cá nhân tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế, tổ chức, cá nhân gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn giấy đã mua của cơ quan thuế theo Mẫu số BC26/HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Trường hợp do lỗi hệ thống hạ tầng kỹ thuật của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thì tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có trách nhiệm thông báo cho người bán được biết, phối hợp với Tổng cục Thuế để được hỗ trợ kịp thời. Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử phải khắc phục nhanh nhất sự cố, có biện pháp hỗ trợ người bán lập hóa đơn điện tử để gửi cơ quan thuế cấp mã trong thời gian ngắn nhất.
4. Trường hợp Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gặp lỗi kỹ thuật chưa tiếp nhận được dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã, Tổng cục Thuế có trách nhiệm thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Trong thời gian này tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử tạm thời chưa chuyển dữ liệu hóa đơn không có mã đến cơ quan thuế.
Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày Tổng cục Thuế có thông báo Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoạt động trở lại bình thường, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử chuyển dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế. Việc gửi dữ liệu hóa đơn điện tử sau khi có thông báo Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gặp lỗi kỹ thuật không được xác định là hành vi chậm gửi dữ liệu hóa đơn điện tử.

Việc báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn sẽ theo quy định tại điều 29 nghị định 123/2020/NĐ-CP: Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn được nộp theo quý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh việc sử dụng hóa đơn theo Mẫu số BC26/HĐG

Trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (= 0), không cần gửi bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ. Trường hợp kỳ trước đã sử dụng hết hóa đơn, đã báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn kỳ trước với số tồn bằng không (0), trong kỳ không mua hóa đơn, không sử dụng hóa đơn thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh không phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

Báo cáo hóa đơn theo sự kiện phát sinh

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ khi:
– Chia, tách, sáp nhập, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu;
– Giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước
– Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh chuyển địa điểm kinh doanh đến địa bàn khác địa bàn cơ quan thuế đang quản lý trực tiếp thì phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ với cơ quan thuế nơi chuyển đi

Lưu ý: Hiện tại, nhiều đơn vị đã chuyển sang sử dụng hóa đơn có mã của cơ quan thuế, do vậy các trường hợp sử dụng hóa đơn này cũng không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo nghị định 123/2020/NĐ-CP

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Thời hiệu khởi kiện hợp đồng vay trong trường hợp bên vay không trả được nợ? Theo điều 155 bộ luật dân sự 2015 quy định như sau

Điều 155. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.
2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
3. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
4. Trường hợp khác do luật quy định.

Ngoài ra, tại điều 429 Bộ luật dân sự 2015 có quy định thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng vay là 3 năm

Điều 429. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Theo đó, trong trường hợp bên vay tiền không trả được nợ sẽ phát sinh số tiền gốc và tiền lãi. Căn cứ các quy định trên:
Đối với số tiền gốc: Không phát sinh thời hiệu khởi kiện do đây là bảo vệ quyền sở hữu
Đối với số tiền lãi: Thời hiệu khởi kiện là 3 năm (thường là thời điểm kết thúc hợp đồng) khi người quyền có quyền cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm

Cụ thể, VKSNDTC hướng dẫn cách xác định thời hiệu khởi kiện trong trường hợp hợp đồng cho vay hết hạn mà bên vay chưa trả được nợ tại Câu 4 Công văn 443/VKSTC-V9 năm 2023 có trả lời vướng mắc từ thực tiễn như sau:

Câu 4. Về thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện
Ngày 01/01/2017, ông A vay của Ngân hàng 01 tỷ đồng, thời hạn vay 12 tháng, lãi suất 12%/năm, ngày hết hạn hợp đồng là ngày 01/01/2018. Đến hạn hợp đồng ông A không trả nợ gốc và lãi theo thỏa thuận, nhưng Ngân hàng không khởi kiện. Ngày 01/4/2021, Ngân hàng mời ông A lên làm việc để thống nhất số tiền vốn, lãi còn nợ và đưa ra phương án trả nợ, tại buổi làm việc ông A thừa nhận còn nợ Ngân hàng 01 tỷ tiền nợ gốc và 200 triệu đồng tiền lãi, nhưng ông A vẫn không trả vốn và lãi mặc dù được Ngân hàng nhắc nhở nhiều lần. Ngày 01/7/2021, Ngân hàng khởi kiện yêu cầu ông A trả nợ gốc và lãi. Sau khi Tòa án thụ lý vụ án, ông A yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu khởi kiện.
Trong trường hợp này, thời hiệu khởi kiện của Ngân hàng được tính từ ngày hết hạn hợp đồng là 01/01/2018 hay ngày ông A thừa nhận nợ 01/4/2021?
Trả lời:
– Đối với yêu cầu trả tiền nợ gốc thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện do đây là yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu theo Điều 155 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS).
– Đối với yêu cầu trả tiền lãi, thời hiệu khởi kiện là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (Điều 429 BLDS).
Trong vụ án trên, mặc dù ông A vi phạm nghĩa vụ trả nợ từ 01/01/2018 nhưng Ngân hàng không có ý kiến gì. Đến 01/4/2021, Ngân hàng mời ông A lên làm việc để thống nhất số tiền vốn, lãi còn nợ và đưa ra phương án trả nợ. Do đó, có thể hiểu Ngân hàng đã đồng ý gia hạn nợ cho ông A, giữa Ngân hàng và ông A có thỏa thuận mới về thời hạn trả nợ. Do đó, thời hạn 03 năm được tính từ ngày ông A vi phạm nghĩa vụ trả nợ sau khi đã chốt lại nợ với Ngân hàng.

Khoảng thời gian nào không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự? Căn cứ Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
– Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;
– Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:
+ Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;
+ Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Khi hộ kinh doanh gặp khó khăn, chủ hộ kinh doanh có thể lựa chọn phương án tạm ngưng hoạt động (tạm ngừng kinh doanh). Các vấn đề về tạm ngừng kinh doanh như thế nào?

Tạm ngừng hoạt động hộ kinh doanh là gì? Tạm ngưng hoạt động là việc ngừng các hoạt động kinh doanh. Trường hợp này HKD phải thông báo với cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh. Khi tạm ngưng hoạt động, hộ kinh doanh không cần đóng thuế

Hồ sơ tạm ngưng hoạt động hộ kinh doanh: Theo quy định của điều 91 nghị định 01/2021/NĐ-CP về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh như sau:

Điều 91. Tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của hộ kinh doanh
1. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
2. Trường hợp hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, hộ kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 03 ngày làm việc trước khi tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Kèm theo thông báo phải có bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc đăng ký tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh. Sau khi tiếp nhận thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận hồ sơ cho hộ kinh doanh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh, Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo cho hộ kinh doanh.

Như vậy, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh như sau:
– Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong thông báo, hộ kinh doanh cần phải nêu rõ thời gian tạm ngừng kinh doanh và thời gian hoạt động trở lại cũng như lý do của việc tạm ngừng kinh doanh.
– Xác nhận không nợ thuế của chi cục thuế địa phương quản lý hộ kinh doanh

Thủ tục tạm ngưng hoạt động hộ kinh doanh
Bước 1: Xác nhận không nợ thuế tại chi cục thuế nơi đặt hộ kinh doanh
Bước 2: Thông báo tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh

Phạt khi không thông báo hoạt động: Theo điều 63 nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt về tạm ngừng kinh doanh như sau

Điều 63. Vi phạm về chế độ thông tin báo cáo của hộ kinh doanh
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
c) Tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo nhưng không gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký;

Ngoài ra, tại điều 93 nghị định 01/2021/NĐ-CP cũng quy định:

Điều 93. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong các trường hợp sau:

b) Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký và Cơ quan thuế;
3. Trường hợp hộ kinh doanh ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký hoặc không gửi báo cáo theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thông báo bằng văn bản về hành vi vi phạm và yêu cầu chủ hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện để giải trình. Sau thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn ghi trong thông báo mà người được yêu cầu không đến hoặc giải trình không được chấp thuận thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong việc xem xét nội dung giải trình của hộ kinh doanh.

Thời gian tạm ngưng hộ kinh doanh? Khoản 1 Điều 76 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định trường hợp hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 01 năm. Tuy nhiên, Nghị định 01/2021/NĐ-CP không còn quy định hạn chế “Thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 01 năm” nữa. Như vậy, thời gian tạm ngừng kinh doanh là không hạn chế.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Đơn vị nào cần phụ trách kế toán: Hiện tại, các cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân đều cần phụ trách kế toán để thực hiện các hoạt động khai, báo cáo, nộp thuế cho đơn vị. Theo nghị định 174/2016/NĐ-CP bao gồm:
– Các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước: Đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm; kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn.
– Các doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp
– Các đơn vị có tư cách pháp nhân khác, nếu đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì có thể bố trí người phụ trách kế toán (tối đa là 12 tháng).

Tiêu chuẩn của kế toán:
– Có bằng cấp, chứng chỉ bồi dưỡng tương ứng về kế toán
– Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán (từ trung cấp trở lên)
– Thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với kế toán viên có trình độ đại học trở lên. Và ít nhất là 03 năm đối với kế toán viên có trình độ trung cấp, cao đẳng.

Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng trong công ty dùng để đăng ký tài khoản ngân hàng. Mẫu dưới đây là của CÔNG TY TNHH một thành viên làm chủ. Tùy từng trường hợp công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn thẩm quyền ra quyết định có thể là giám đốc, hội đông quản trị, hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên trong công ty.

Thẩm quyền bổ nhiệm kế toán trưởng? Theo quy định tại điều 50 Luật kế toán năm 2015 việc bố trí kế toán trưởng do đại diện theo pháp luật của đơn vị thực hiện.

Điều 50. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán
1. Tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc quyết định thuê doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán theo đúng quy định của Luật này.
2. Bố trí người làm kế toán trưởng hoặc quyết định thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định của Luật này; trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán và chịu trách nhiệm trực tiếp về hậu quả của những sai phạm do mình gây ra; chịu trách nhiệm liên đới đối với những sai phạm do người khác gây ra nhưng thuộc trách nhiệm quản lý của mình.
4. Tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ đơn vị và thực hiện kiểm tra kế toán các đơn vị cấp dưới.

Tuy nhiên, trên thực tế việc bổ nhiệm kế toán có thể do hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty bổ nhiệm. Sau đó giao cho đại diện theo pháp luật để thực hiện việc này.

Dưới đây là mẫu bổ nhiệm kế toán trưởng phù hợp cho các công ty để bổ nhiệm kế toán trưởng/phụ trách kế toán trong một số trường hợp cụ thể bao gồm các tường hợp dưới đây:
– Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng công ty tnhh (áp dụng cho cả loại TNHH một thành viên và hai thành viên)
– Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng công ty cổ phần

CÔNG TY
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: …/20…/QĐ-CTY Hà Nội, ngày  … tháng … năm 20

QUYẾT ĐỊNH
Về việc bổ nhiệm kế toán / kế toán trưởng

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

– Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020;
– Căn cứ Điều lệ Công ty ……………………………………….. ;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Bổ nhiệm Ông/Bà:
Số giấy tờ pháp lý:
Ngày cấp:
Nơi cấp:
Địa chỉ thường trú:
Địa chỉ liên lạc:
Giữ chức vụ kế toán/kế toán trưởng của công ty công ty phụ trách chuyên môn
Điều 2: Ông/Bà………………………………………………. có trách nhiệm báo cáo đầy đủ và chịu trách nhiệm cá nhân trước chủ sở hữu về các hoạt động của mình theo quy định của công ty.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

  ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY

Dịch vụ soạn thảo quyết định bổ nhiệm của LVNLAW sẽ hỗ trợ khách hàng trong trường hợp cần có một quyết định bổ nhiệm kế toán đúng quy định và đảm bảo phù hợp với loại hình công ty của khách hàng.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Nhiều trường hợp khách hàng có nhu cầu thành lập công ty nhưng chưa rõ nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào? Trong bài viết này LVNLAW sẽ tổng hợp đầy đủ các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2020 và ưu điểm cũng như nhược điểm (hạn chế) của từng loại hình doanh nghiệp. Hiện tại theo quy định có 5 loại hình công ty như sau:
– CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
– CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
– CÔNG TY CỔ PHẦN
– CÔNG TY HỢP DANH
– DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Các loại hình này được luật doanh nghiệp cụ thể theo từng chương, theo đó quy định rõ về cơ chế hoạt động, cơ cấu tổ chức cụ thể của các loại hình doanh nghiệp này:

CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

Điều 47. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:
a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;
b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật này;
c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 52, 53 và 54 của Luật này.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.

Ưu điểm của công ty TNHH hai thành viên trở lên

– Việc điều hành và quản lý công ty sẽ không quá phức tạp khi mà số lượng thành viên không nhiều (không vượt quá 50), và thường là quen biết hoặc có sự tin tưởng lẫn nhau.
– Thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn cam kết góp, giúp cho hạn chế rủi ro cho các thành viên.
– Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Cũng như công ty TNHH 1 thành viên, việc có tư cách pháp nhân được xem là một lợi thế của doanh nghiệp.
– Việc chuyển nhượng vốn trong Công ty TNHH hai thành viên trở lên được điều chỉnh chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật nên có thể kiểm soát được sự thay đổi thành viên của công ty, hạn chế sự xâm nhập của người lạ.
– Giống như công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên tuy không được phát hành cổ phần nhưng vẫn được phát hành trái phiếu để huy động vốn.

Nhược điểm (hạn chế) của công ty TNHH hai thành viên trở lên

– Công ty TNHH 2 thành viên trở lên cũng không có quyền phát hành cổ phiếu. Mặt khác, số lượng thành viên trong công ty bị giới hạn là 50 thành viên nên việc huy động vốn còn hạn chế
– Chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật
– Vì công ty TNHH 2 thành viên trở lên có tư cách pháp nhân nên thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của mình làm việc hợp tác gặp hạn chế.
– Khi cần thay đổi kế hoạch kinh doanh thì cần 51% – 81% tổng số vốn góp của các thành viên chấp thuận

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

Điều 73. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

Ưu điểm của công ty TNHH một thành viên

– Với chế độ trách nhiệm hữu hạn, thể hiện ở việc chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty, điều này sẽ giúp hạn chế được rủi ro cho chủ sở hữu trong đầu tư kinh doanh.
– Ngoài ra, công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân, điều này giúp tạo được sự tin tưởng nơi khách hàng và đối tác đối với loại hình doanh nghiệp này.
– Đồng thời, vì đây là công ty TNHH 1 thành viên, nên là chủ sở hữu duy nhất của công ty, nên chủ sở hữu sẽ có toàn quyền quyết định các vấn đề quan trọng của công ty.
– Tuy pháp luật quy định Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần, nhưng không cấm công ty phát hành trái phiếu để huy động vốn, mở rộng nguồn tài chính để đầu tư kinh doanh.

Nhược điểm (hạn chế) của công ty TNHH một thành viên

– Do chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn nên ưu tín của công ty trước đối tác có phần bị ảnh hưởng.
– Công ty TNHH 1 thành viên chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật hơn là DNTN và công ty hợp danh
– Tiền lương thanh toán cho chủ sở hữu không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN

CÔNG TY CỔ PHẦN

Điều 110. Công ty cổ phần
1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.
2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn

Ưu điểm của công ty cổ phần

– Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty nên mức độ rủi ro của các cổ đông không cao; khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành, nghề.
– Bên cạnh đó, công ty không hạn chế số lượng thành viên góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty, do vậy đối tượng tham gia vào công ty cổ phần rất rộng, ngay cả cán bộ công chức cũng có quyền được mua cổ phiếu của công ty cổ phần. Đồng thời, với số lượng thành viên không hạn chế, đó là một lợi thế để công ty cổ phần có thể mở rộng quy mô đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
– Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Khả năng huy động vốn nhanh, do công ty cổ phần được quyền phát hành các loại cổ phiếu cũng như trái phiếu để huy động vốn trong công chúng. Đồng thời, cơ cấu vốn linh hoạt tạo điều kiện cho nhiều người cùng góp vốn vào công ty.
– Được tự do chuyển nhượng cổ phần trừ khoản 3 Điều 119, khoản 1 điều 126 Luật doanh nghiệp 2014. Với ưu điểm này sẽ tạo ra sự linh động, tính thanh khoản cao, và là điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư.
– Các quyết định về các vấn đề quan trọng của công ty được đưa ra dựa trên cơ sở biểu quyết theo tỷ lệ nhất định (theo quy định của pháp luật), giúp đảm bảo sự công bằng, khách quan, hạn chế được sự rủi ro.

Nhược điểm (hạn chế) của công ty cổ phần

– Cũng từ đặc điểm số lượng cổ đông không hạn chế, thì việc điều hành, quản lý công ty sẽ trở nên phức tạp hơn do số lượng cổ đông lớn, và có những người không quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ đông đối kháng về lợi ích.
– Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.
– Việc quyết định các vấn đề quan trọng dựa trên tỷ lệ phiếu bầu trong cuộc họp Hội đồng quản trị của công ty, nhiều lúc sẽ làm mất nhiều thời gian, do phải triệu tập cuộc họp theo đúng thể thức luật định, dẫn đến trường hợp có những vấn đề cần giải quyết ngay nhưng không đưa ra được quyết định tạm thời dẫn đến việc sẽ gây cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

CÔNG TY HỢP DANH

Điều 172. Công ty hợp danh
1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

Ưu điểm của công ty hợp danh

– Các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp của mình, do vậy, khả năng rủi ro đối với các thành viên góp vốn là không cao.
– Công ty hợp danh có số lượng thành viên không nhiều, hơn nữa các thành viên hợp danh thường có sự quen biết, hoặc tin tưởng lẫn nhau, nên thường dễ dàng hơn trong việc hợp tác cũng như quyết định các vấn đề của công ty.
– Các thành viên hợp danh đều có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty.
– Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, đây là một trong những lợi thế để công ty có thể tạo được sự tin tưởng từ khách hàng cũng như đối tác.
– Ngoài ra, các thành viên của công ty đều phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn của mình thành tài sản thuộc sở hữu của công ty, do đó có thể tách riêng được tài sản của thành viên và tài sản chung của công ty.

Nhược điểm (hạn chế) của công ty hợp danh

– Theo quy định của pháp luật thì các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ của công ty. Với đặc điểm này thì các thành viên hợp danh thường sẽ phải chịu nhiều rủi ro hơn.
– Trong công ty hợp danh, tất cả các thành viên hợp danh đều có quyền đại diện theo pháp luật. Có thể thấy, điều này dẫn đến việc doanh nghiệp khó kiểm soát được những rủi ro có thể xảy ra trong điều kiện nhiều người cùng là đại diện theo pháp luật của công ty.
– Đồng thời, trong công ty hợp danh, ngoài thành viên hợp danh còn có thể có thành viên góp vốn. Việc tồn tại hai loại thành viên với hai loại chế độ trách nhiệm khác nhau (chế độ trách nhiệm vô hạn đối với thành viên hợp danh, và chế độ trách nhiệm hữu hạn đối với thành viên góp vốn) sẽ dẫn đến khó khăn trong việc quản lý cũng như biểu quyết các vấn đề quan trọng của công ty.
– Quyền huy động vốn của công ty hợp danh bị hạn chế khi mà theo quy định của pháp luật loại hình doanh nghiệp này không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào, dẫn đến việc khó khăn trong việc huy động nguồn tài chính để đầu tư, mở rộng kinh doanh.

Xem thêm: Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không?

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Điều 183. Doanh nghiệp tư nhân
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân

– Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân đơn giản hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác
– Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu duy nhất  nên người chủ sở hữu này hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh.
– Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác
– Doanh nghiệp tư nhân ít bị ràng buộc bởi quy định pháp luật do chế độ trách nhiệm vô hạn như một sự đảm bảo cho đối tác kinh doanh cũng như các tổ chức tín dụng hợp tác với doanh nghiệp rồi.
– Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân đơn giản, gọn nhẹ.

Nhược điểm (hạn chế) của doanh nghiệp tư nhân

– Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
– Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp
– Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
– Không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào để huy động vốn
– Mỗi cá nhân chỉ được sở hữu một doanh nghiệp tư nhân
– DNTN không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác.

Trên đây là toàn bộ các loại hình doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp. Có thể mọi người đã nghe tới các khái niệm doanh nghiệp nhà nước (công ty nhà nước), doanh nghiệp xã hội…tuy nhiên các khái niệm này không được xếp vào loại hình doanh nghiệp. Hiện nay doanh nghiệp nhà nước thường được cổ phần hóa hoặc thuộc loại hình công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu. Doanh nghiệp xã hội chúng tôi sẽ viết trong bài sau.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trong thời đại phát triển như hiện nay, có nhiều khách hàng đã có nhu cầu sử dụng luật sư cho các hoạt động kinh doanh hoặc cá nhân của mình. Theo đó, việc tư vấn pháp luật qua mạng cũng giúp việc tiếp cận luật sư dễ dàng hơn như các hình thức sau đây:
– Tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại
– Tư vấn pháp luật qua facebook
– Tư vấn pháp luật qua email

Cũng theo đó, Zalo là một trong các ứng dụng liên lạc mà đa số người Việt Nam để sử dụng. Hiểu được điều này, LVNLAW cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật qua Zalo tại địa chỉ Zalo LVNLAW Việt Nam

1. Phạm vi tư vấn pháp luật qua Zalo của LVNLAW Việt Nam
LVNLAW Việt Nam là tổ chức hành nghề luật, đại diện sở hữu công nghiệp hoạt động theo quy định pháp luật. Do vậy, thế mạnh của chúng tôi tư vấn pháp luật và các vấn đề liên quan tới sở hữu công nghiệp ví dụ như:
– Luật sư tư vấn pháp luật cho khách hàng
– Đại diện SHCN đăng ký nhãn hiệu, giải quyết tranh chấp liên quan tới đăng ký nhãn hiệu
– Thành lập công ty, thay đổi đăng ký kinh doanh
– Hỗ trợ các loại giấy phép con, giấy phép đủ điều kiện cho doanh nghiệp
– Tư vấn đầu tư có yếu tố nước ngoài
– Tư vấn quản lý nội bộ cho doanh nghiệp và các vấn đề liên quan
– Tư vấn các quy định về hôn nhân gia đình, thừa kế, dân sự…
– Và nhiều nội dung tư vấn khác

2. Ưu điểm nổi bật khi tư vấn pháp luật qua Zalo
– Các vấn đề được khách hàng tiếp cận nhanh chóng dưới sự hướng dẫn của luật sư
– Việc lên hệ dễ dàng bằng nhắn tin hoặc gọi điện như trao đổi thông thường
– Thời gian tư vấn linh động, dễ dàng sắp xếp; tiết kiệm thời gian và chi phí
– Được tư vấn các nội dung rõ ràng, chi tiết và chính xác
– Kết nối với Luật sư nhanh chóng và kịp thời

3. Lưu ý khi tư vấn pháp luật qua Zalo
– Các luật sư sẽ hỗ trợ những vấn đề đơn giản có thể trả lời ngay mà không cần nghiên cứu hồ sơ
– Đối với các vấn đề phức tạp, cần nghiên cứu, xem xét hồ sơ vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn có phí (LVNLAW hỗ trợ qua Zalo với cả các dịch vụ tư vấn có phí).

Cách thức kết nối tới LVNLAW để được tư vấn pháp luật qua Zalo

Bước 1: Kết nối với Zalo Offcial Account của LVNLAW bằng cách truy cập https://luatlvn.vn bấm vào mục liên hệ góc dưới bên tay trái như hình tại giao diện trên máy tính vào giao diện trên điện thoại

Bước 2: Chọn “Nhắn tin” sau đó khách hàng có thể nhắn tin hoặc gọi như Zalo thông thường. Ngoài việc tư vấn trên Zalo OA, khách hàng có thể liên hệ nhóm Hỗ trợ LVNLAW trên Zalo để thảo luận và trao đổi với các thành viên khác.

Tư vấn pháp luật TRẢ PHÍ qua Zalo: Ngoài việc cung cấp dịch vụ tư vấn MIỄN PHÍ qua Zalo, chúng tôi cũng cung cấp dịch vụ tư vấn trả phí qua Zalo với mức phí 300.000 VNĐ/giờ tư vấn. Khách với trường hợp tư vấn MIỄN PHÍ trên nhóm, việc tư vấn trả phí dưới hình thức 1:1. Để sử dụng dịch vụ này khách hàng thanh toán số tiền tư vấn qua STK sau:
STK 6063666768 Techcombank CN Hà Tây (HN) – CTK: Nguyễn Tiến Đạt
STK 9966899263 Vietcombank CN Thành Công (HN) – CTK: Nguyễn Tiến Đạt
Nội dung thanh toán: “Tu van luat qua Zalo + số điện thoại“. Sau khi nhận được thanh toán LVNLAW sẽ liên hệ để sắp xếp lịch tư vấn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trước đây theo quy định tại nghị định 78/2015/NĐ-CP chưa quy định cụ thể về việc uỷ quyền thành lập hộ kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay nghị định 01/2021/NĐ-CP đã có hướng dẫn cụ thể về việc uỷ quyền thực hiện thu tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cụ thể tại điều 84 nghị định 01/2021/NĐ-CP:

Điều 84. Nguyên tắc áp dụng trong đăng ký hộ kinh doanh
4. Chủ hộ kinh doanh có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

Trước đây, quy định cũ không thể hiện rõ nội dung uỷ quyền thực hiện thủ tục, do vậy một số địa bàn không cho phép đăng ký hộ kinh doanh thông qua uỷ quyền và yêu cầu chủ hộ trực tiếp thực hiện thủ tục này.

Điều 12. Ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định sau đây:
1. Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền. Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
2. Trường hợp ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.
3. Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nhân viên bưu chính phải nộp bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
4. Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì việc ủy quyền thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Để uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh có 2 cách:
– Uỷ quyền với cá nhân thực hiện
– Sử dụng hợp đồng dịch vụ và giấy giới thiệu đối với tổ chức


Mẫu giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh

CỘNG HÒA XÃ HỘI  CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————

VĂN BẢN ỦY QUYỀN

Hôm nay, ngày …/…/20.., chúng tôi gồm:
Bên ủy quyền (Bên A): Ghi rõ thông tin đại diện hộ kinh doanh uỷ quyền theo giấy tờ pháp lý của cá nhân đó như CMND/CCCD
Bên được ủy quyền (Bên B):
Họ và tên:
CMND số:
Địa chỉ :
Số điện thoại: Email:
Hai bên thỏa thuận việc Bên B nhận ủy quyền thay mặt Bên A thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh và nhận kết quả (không loại trừ các công việc trả lời thông báo của phòng đăng ký kinh doanh, rút hồ sơ (nếu có)) cho Bên A. Bên A cam kết sẽ chịu trách nhiệm trong phạm vi công việc đã ủy quyền cho Bên B. Bên B cam đoan sẽ thực hiện đúng nội dung công việc mà Bên A theo nội dung ủy quyền này. Văn bản ủy quyền sẽ hết giá trị khi Bên B hoàn thành công việc nêu trên./.

Bên A Bên B

Mẫu hợp đồng dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh

Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ (thực hiện đăng ký kinh doanh)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
­­————————-

HỢP ĐỒNG CUNG CẤP DỊCH VỤ

Hôm nay, ngày …/…./20…, chúng tôi gồm:
Bên thuê dịch vụ: Ghi rõ thông tin đại diện hộ kinh doanh uỷ quyền theo giấy tờ pháp lý của cá nhân đó như CMND/CCCD
(Sau đây gọi là Bên A)
Bên nhận dịch vụ: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TIẾN ĐẠT
Địa chỉ: Tổ 7, phường Đồng Mai, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Số điện thoại: 1900.0191
Đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Tiến Đạt
(Sau đây gọi là Bên B)
Hai bên thỏa thuận việc Bên B cung cấp dịch vụ với nội dung thay mặt Bên A thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh và nhận kết quả (không loại trừ các công việc trả lời thông báo của cơ quan đăng ký kinh doanh, rút hồ sơ (nếu có) và ủy quyền lại cho nhân viên thực hiện các công việc này) đối với thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh cho Bên A. Bên A cam kết sẽ chịu trách nhiệm trong phạm vi công việc đã giao cho Bên B. Bên B cam đoan sẽ thực hiện đúng nội dung công việc mà Bên A theo nội dung hợp đồng này. Hợp đồng cung cấp dịch vụ sẽ hết giá trị khi Bên B hoàn thành công việc nêu trên./.

Bên thuê dịch vụ (Bên A) Bên nhận dich vụ (Bên B)

Câu hỏi thường gặp

1. Đăng ký hộ kinh doanh có được phép ủy quyền? Theo quy định, việc đăng ký hộ kinh doanh có thể ủy quyền cho cá nhân khác hoặc công ty tư vấn mà không cần phải công chứng.
2. Đăng ký hộ kinh doanh online? Tại một số địa phương cho phép đăng ký hộ kinh doanh online. Do vậy, trường hợp cần đăng ký khách hàng vui lòng liên hệ LVNLAW để được hỗ trợ.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hộ kinh doanh có thể thành lập được địa điểm kinh doanh không? Hộ kinh doanh muốn kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau thì làm như thế nào?

Trả lời

Trước đây hộ kinh doanh không được phép lập địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên, theo quy định tại điều 86 nghị định 01/2021/NĐ-CP đã cho phép hộ kinh doanh lập địa điểm kinh doanh cụ thể

Điều 86. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh
1. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.
2. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.

Cụ thể tại thông tư 02/2023/TT-BKHĐT hướng dẫn như sau:

Điều 5d. Thông báo địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh
1. Trường hợp hộ kinh doanh có hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh khác ngoài trụ sở, hộ kinh doanh thông báo địa điểm kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện tiếp nhận thông báo địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh và trả Thông báo về mã số thuế và cơ quan thuế quản lý trực tiếp địa điểm kinh doanh cho hộ kinh doanh.
2. Hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ thông báo khác của địa điểm kinh doanh theo pháp luật về thuế tại cơ quan thuế.

Điều kiện lập địa điểm kinh doanh của HKD: Việc lập địa điểm kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện sau
– Hộ kinh doanh có địa chỉ cụ thể và đã được đăng ký hộ kinh doanh
– Thông báo cho cơ quan thuế nơi hoạt động kinh doanh của địa điểm
– Thông báo cho cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành kinh doanh

Hồ sơ thông báo địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh: Việc thông báo lập địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh được xác định là việc thay đổi nội dung đang ký hoạt động hộ kinh doanh. Theo đó, hồ sơ gồm:
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động hộ kinh doanh (Phụ lục III-2 thông tư 02/2023/TT-BKHĐT)
– Ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Trong vòng 3 ngày làm việc, phòng Tài chính – Kế hoạch UBND quận nơi thành lập hộ kinh doanh sẽ trả kết quả là “Thông báo về mã số thuế và cơ quan thuế quản lý trực tiếp địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh”. Lưu ý: Đối với một số thủ tục yêu cầu đăng ký kinh doanh (ví dụ an toàn thực phẩm) sẽ không thực hiện được khi không có ĐKKD

PHỤ LỤC VI-3
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT ngày 18 tháng 4 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 3 năm 2021)

ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN/HUYỆN…
PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: …………….. ……, ngày…… tháng…… năm……

THÔNG BÁO
Về mã số thuế và cơ quan thuế quản lý trực tiếp địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh

Kính gửi: (Tên hộ kinh doanh)
Địa chỉ: (Địa chỉ trụ sở HKD)
Mã số hộ kinh doanh/Mã số thuế:
Mã số đăng ký hộ kinh doanh:

Phòng Tài chính – Kế hoạch: ……………………………………………………………………
Địa chỉ trụ sở: ……………………………………………………………………………………..
Điện thoại: ……………………………………………….…….. Fax: …………………………..
Email: ……………………………………………………………Website: ………………………
Căn cứ thông tin do cơ quan thuế cung cấp, Phòng Tài chính – Kế hoạch xin thông báo cho hộ kinh doanh biết thông tin về mã số thuế và cơ quan thuế quản lý trực tiếp của địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh như sau:
Tên địa điểm kinh doanh: ……………………………………………………………………….
Địa chỉ địa điểm kinh doanh: ……………………………………………………………………
Mã số thuế địa điểm kinh doanh: ………………………………………………………………
Ngày cấp mã số thuế địa điểm kinh doanh: …………………………………………………..
Tên cơ quan thuế quản lý trực tiếp địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh: …………….
Đề nghị hộ kinh doanh liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để kê khai, nộp thuế theo quy định.


Nơi nhận:
– Như trên;
– ……..;
– Lưu: …
TRƯỞNG PHÒNG
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Căn cứ pháp lý của thủ tục
– Luật Cư trú số 68/2020/QH14 ngày 13/11/2020;
– Nghị định số 62/2021/NĐ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú;
– Thông tư số 55/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú;
– Thông tư số 56/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu trong đăng ký, quản lý cư trú;
– Thông tư số 57/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ Công an quy định quy trình đăng ký cư trú.
– Thông tư số 85/2019/TT-BTC  ngày 29/11/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đăng ký thường trú là gì? Theo điều 2 luật cư trú 2020 có thể hiểu là việc đăng ký thường trú với cơ quan quản lý về dân cư để khai báo và điều chỉnh thông tin về cư trú

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
5. Đăng ký cư trú là việc thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng; thông báo lưu trú và khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú.
8. Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú;

Điều kiện đăng ký thường trú

Điều kiện đăng ký thường trú được quy định tại điều 20 luật cư trú 2020 như sau:

Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú
1. Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.
2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
c) Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.
3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;
b) Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.
4. Công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo;
b) Người đại diện cơ sở tín ngưỡng;
c) Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng;
d) Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.
5. Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.
6. Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú;
b) Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;
c) Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.
7. Việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.
8. Công dân không được đăng ký thường trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Theo đó, để được đăng ký thường trú công dân chỉ cần có chỗ ở hợp pháp hoặc được cho phép sử dụng chỗ ở hợp pháp của người khác

Hồ sơ đăng ký thường trú

Đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA);
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp.

Đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình
– Trường vợ về ở với chồng, chồng về ở với vợ, con về ở với cha, mẹ hoặc cha, mẹ về ở với con; Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ; Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ được đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu, hồ sơ gồm:
+ Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA), trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú (Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 62/2021/NĐ-CP);
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh là: người cao tuổi; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi; Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ.

– Những trường hợp khác được đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ, hồ sơ gồm:
+ Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA), trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
+ Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định.

Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở
– Trường hợp người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, phân công, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo; Người đại diện cơ sở tín ngưỡng; Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ giúp là nhà ở, hồ sơ gồm:
+ Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA); đối với người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh là chức sắc, chức việc, nhà tu hành hoặc người khác hoạt động tôn giáo và được hoạt động tại cơ sở tôn giáo đó theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đối với người hoạt động tôn giáo được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, phân công, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo; giấy tờ, tài liệu chứng minh là người đại diện cơ sở tín ngưỡng đối với người đại diện cơ sở tín ngưỡng;
+ Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở.
– Trường hợp trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ giúp là nhà ở, hồ sơ gồm:
 + Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA), trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
+ Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về người thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Cư trú và việc trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở.

Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp, hồ sơ gồm:
+ Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA); đối với người được cá nhân, hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp của cá nhân, hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
+ Văn bản đề nghị của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội đối với người được cơ sở trợ giúp xã hội nhận chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp;
+ Giấy tờ, tài liệu xác nhận về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp.

Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện, hồ sơ gồm:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA); đối với người đăng ký thường trú không phải là chủ phương tiện thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ phương tiện hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
– Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện hoặc văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở đối với phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm;
– Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về địa điểm phương tiện đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.

Đăng ký thường trú tại nơi đơn vị đóng quân trong Công an nhân dân
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA);
– Giấy giới thiệu của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp ghi rõ nội dung để làm thủ tục đăng ký thường trú và đơn vị có chỗ ở cho cán bộ chiến sĩ (ký tên, đóng dấu).

Lưu ý: Ngoài những giấy tờ, tài liệu được quy định như trên thì:
– Trường hợp người đăng ký thường trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai thay đổi thông tin cư trú phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
– Trường hợp người đăng ký thường trú là người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn quốc tịch Việt Nam thì trong hồ sơ đăng ký thường trú phải có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng; trường hợp không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng thì phải có giấy tờ, tài liệu khác chứng minh có quốc tịch Việt Nam và văn bản đồng ý cho giải quyết thường trú của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh của Bộ Công an.
– Trường hợp người nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam thì khi đăng ký thường trú lần đầu phải có Quyết định của Chủ tịch nước về việc cho nhập quốc tịch.
– Sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật, công nhân công an đã đăng ký thường trú tại đơn vị đóng quân mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới ngoài đơn vị đóng quân và đủ điều kiện đăng ký thường trú, đề nghị đăng ký thường trú tại chỗ ở mới thì hồ sơ đăng ký thường trú phải kèm Giấy giới thiệu của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp (ký tên và đóng dấu).

Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp

Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại điều 5 nghị định 62/2021/NĐ-CP

Điều 5. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp
1. Công dân khi đăng ký cư trú cần chứng minh chỗ ở hợp pháp bằng một trong các loại giấy tờ, tài liệu sau:
a) Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp (trong đó có thông tin về nhà ở);
b) Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp công trình phải cấp giấy phép xây dựng và đã xây dựng xong);
c) Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
d) Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
đ) Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;
e) Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình;
g) Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
h) Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;
i) Giấy tờ chứng minh về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuộc quyền sở hữu. Trường hợp phương tiện không phải đăng ký, đăng kiểm thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về việc phương tiện được sử dụng để ở; Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện nếu nơi đăng ký cư trú không phải nơi đăng ký phương tiện hoặc phương tiện đó không phải đăng ký, đăng kiểm;
k) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;
l) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức).
2. Trường hợp công dân đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Cư trú phải có thêm giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định.
Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú gồm: Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở có thể hiện thông tin về diện tích nhà ở đang sử dụng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Trường hợp thông tin chứng minh về chỗ ở hợp pháp của công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã được kết nối, chia sẻ với cơ quan đăng ký cư trú thì cơ quan đăng ký cư trú tự kiểm tra, xác minh, không yêu cầu công dân phải cung cấp giấy tờ chứng minh.

Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân

Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân theo điều 6 nghị định 62/2021/NĐ-CP như sau:

Điều 6. Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân
1. Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú, bao gồm:
a) Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ vợ, chồng: Giấy chứng nhận kết hôn; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú;
b) Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con: Giấy khai sinh; chứng nhận hoặc quyết định việc nuôi con nuôi; quyết định việc nhận cha, mẹ, con; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú; Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng có chứa thông tin thể hiện quan hệ nhân thân cha hoặc mẹ với con; quyết định của Tòa án, trích lục hộ tịch hoặc văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định, cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận về quan hệ cha, mẹ với con.
2. Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân thuộc trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú, bao gồm:
a) Giấy tờ, tài liệu để chứng minh mối quan hệ anh, chị, em ruột, cháu ruột: Giấy khai sinh, xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú;
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh mối quan hệ cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ: Quyết định cử người giám hộ; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về mối quan hệ nhân thân;
c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh không còn cha, mẹ: Giấy chứng tử của cha, mẹ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha, mẹ mất tích, chết, xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về việc cha, mẹ đã chết;
d) Giấy tờ chứng minh người cao tuổi: Giấy khai sinh, thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu; Sổ Bảo hiểm xã hội, Thẻ bảo hiểm y tế hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về ngày, tháng, năm sinh;
đ) Giấy tờ chứng minh người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi: Chứng nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú;
e) Giấy tờ chứng minh người chưa thành niên gồm: Giấy khai sinh, thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Sổ Bảo hiểm xã hội, Thẻ bảo hiểm y tế hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi cư trú về ngày, tháng, năm sinh.
3. Trường hợp thông tin chứng minh quan hệ nhân thân của công dân đã có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc cơ sở dữ liệu chuyên ngành thì cơ quan đăng ký cư trú không yêu cầu công dân phải cung cấp giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân.

Thủ tục đăng ký thường trú

Theo quy định tại điều 22 luật cư trú 2020 thủ tục đăng ký thường trú như sau:

Điều 22. Thủ tục đăng ký thường trú
1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.
2. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.

– Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
– Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Công an cấp xã.
– Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (mẫu CT04 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký;
+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (mẫu CT05 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký;
+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ (mẫu CT06 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký.
– Bước 4: Cá nhân, tổ chức nộp lệ phí đăng ký cư trú theo quy định.
– Bước 5: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có).

Cách thức thực hiện:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an cấp xã.
– Nộp hồ sơ trực tuyến qua các cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến như: Trực tuyến tại Cổng dịch vụ công qua Cổng dịch vụ công quốc gia, hoặc qua Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
– Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện đăng ký thường trú cập nhật kết quả giải quyết đăng ký thường trú vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo kết quả giải quyết cho công dân (mẫu CT08 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA).
– Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú thì thông báo cho công dân và nêu rõ lý do từ chối giải quyết (mẫu CT06 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA).

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trong quá trình làm hồ sơ đăng ký kinh doanh có lẽ không ít một lần chúng ta bị ra thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ do việc ghi phiếu biểu quyết trong biên bản họp của đơn vị bị sai. Việc ghi phiếu biểu quyết có quy định pháp luật hay không? Khi biểu quyết trong công ty phải ghi như thế nào cho đúng? Trong bài viết này LVNLAW sẽ hướng dẫn cách ghi phiếu biểu quyết như thế nào cho đúng?

Ghi phiếu biểu quyết trong Công Ty TNHH

Số phiếu của từng thành viên theo quy định của điểm b khoản 1 điều 49 về quyền của thành viên công ty:“Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 47 của Luật này;”

Điều 47. Góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
2. Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.

Việc ghi phiếu biểu quyết trong biên bản họp được quy định tại điều d khoản 2 điều 60 Luật doanh nghiệp 2020:“Tổng số phiếu biểu quyết hợp lệ, không hợp lệ; tán thành, không tán thành, không có ý kiến đối với từng vấn đề biểu quyết;”

Phương thức biểu quyết được quy định tại điều 98 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:“Số phiếu biểu quyết tán thành và không tán thành đối với trường hợp không áp dụng phương thức bỏ phiếu trắng; số phiếu biểu quyết tán thành, không tán thành và không có ý kiến đối với trường hợp áp dụng phương thức bỏ phiếu trắng;”

Theo các quy định trên nên trong công ty có thể tự quy định số phiếu biểu quyết ví dụ: Mỗi phiếu biểu quyết tương ứng với 1% vốn điều lệ (hoặc 0.1%; 0.01% tùy trường hợp vốn trong công ty bị lẻ hay không). Cụ thể như sau:

Biểu quyết đối với phần vốn đã góp: Trường hợp các thành viên ĐÃ góp vốn thì ghi nội dung biểu quyết như dưới đây (Mỗi phiếu biểu quyết có thể quy đổi theo tỷ lệ thực tế tại công ty)

Biểu quyết
Các thành viên tiến hành biểu quyết theo phương thức bỏ phiếu tán thành và không tán thành (không áp dụng phương thức bỏ phiếu trắng), mỗi 1 phiếu biểu quyết tương ứng với 1% tổng vốn góp của các thành viên trong công ty.
Số phiếu biểu quyết hợp lệ: 100 phiếu
Số phiếu biểu quyết không hợp lệ: 0 phiếu
Số phiếu tán thành: 100/100 phiếu
Số phiếu không tán thành: 0 phiếu
Không có ý kiến: 0 phiếu

Biểu quyết đối với phần vốn góp đã đăng ký mua (chưa góp): Trường hợp các thành viên CHƯA góp vốn thì ghi nội dung biểu quyết như dưới đây (Mỗi phiếu biểu quyết có thể quy đổi theo tỷ lệ thực tế tại công ty)

Biểu quyết
Các thành viên tiến hành biểu quyết theo phương thức bỏ phiếu tán thành và không tán thành (không áp dụng phương thức bỏ phiếu trắng), mỗi 1 phiếu biểu quyết tương ứng với 1% phần vốn góp đã cam kết góp của các thành viên trong công ty.
Số phiếu biểu quyết hợp lệ: 100 phiếu
Số phiếu biểu quyết không hợp lệ: 0 phiếu
Số phiếu tán thành: 100/100 phiếu
Số phiếu không tán thành: 0 phiếu
Không có ý kiến: 0 phiếu

Ghi phiếu biểu quyết trong Công Ty Cổ Phần

Biểu quyết đối với cổ phần đã mua: Không giống như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có quy định rõ ràng về số phiếu biểu quyết tại điểm a khoản 1 điều 115 về quyền của cổ đông phổ thông:“Tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;” trừ các trường hợp cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết thì số phiếu biểu quyết được áp dụng theo quy định tại điều lệ công ty.

Tại điều 150 Luật doanh nghiệp quy định về biên bản họp đại hội đồng cổ đông quy định nội dung biên bản phải có:“Tổng số phiếu biểu quyết đối với từng vấn đề biểu quyết, trong đó ghi rõ phương thức biểu quyết, tổng số phiếu hợp lệ, không hợp lệ, tán thành, không tán thành và không có ý kiến; tỷ lệ tương ứng trên tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp;” do vậy đối với công ty cổ phần có thể ghi phiếu biểu quyết như sau (ví dụ với công ty có 180.000 cổ phần phổ thông):

Biểu quyết
Các cổ đông tiến hành biểu quyết theo phương thức bỏ phiếu tán thành và không tán thành (không áp dụng phương thức bỏ phiếu trắng), mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết.
Số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp: 180.000 phiếu
Số phiếu hợp lệ: 180.000 phiếu đạt tỷ lệ 100% tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp
Số phiếu không hợp lệ: 0 phiếu đạt tỷ lệ 0% tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp
Số phiếu tán thành: 180.000 phiếu/180.000 phiếu đạt tỷ lệ 100% tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp
Số phiếu không tán thành: 0 phiếu đạt tỷ lệ 0% tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp
Số phiếu không có ý kiến: 0 phiếu đạt tỷ lệ 0% tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp

Biểu quyết với cổ phần đã đăng ký mua (chưa thanh toán): Thời hạn góp vốn đối với công ty cổ phần tối đa là 90 ngày. Trong một số trường hợp chưa hết thời hạn góp vốn nhưng công ty vẫn có nhu cầu họp ĐHĐCĐ thì việc tính số phiếu biểu quyết như thế nào? Theo quy định tại khoản 2 điều 113 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Trong thời hạn từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến ngày cuối cùng phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua quy định tại khoản 1 Điều này, số phiếu biểu quyết của các cổ đông được tính theo số cổ phần phổ thông đã được đăng ký mua, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.“. Theo đó việc biểu quyết sẽ áp dụng như sau:

Biểu quyết
Các cổ đông tiến hành biểu quyết theo phương thức bỏ phiếu tán thành và không tán thành (không áp dụng phương thức bỏ phiếu trắng), số phiếu biểu quyết của các cổ đông được tính theo số cổ phần phổ thông đã được đăng ký mua.
Số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp: 180.000 phiếu
Số phiếu hợp lệ: 180.000 phiếu đạt tỷ lệ 100% tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp
Số phiếu không hợp lệ: 0 phiếu đạt tỷ lệ 0% tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp
Số phiếu tán thành: 180.000 phiếu/180.000 phiếu đạt tỷ lệ 100% tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp
Số phiếu không tán thành: 0 phiếu đạt tỷ lệ 0% tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp
Số phiếu không có ý kiến: 0 phiếu đạt tỷ lệ 0% tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp

Biểu quyết khi bầu dồn phiếu trong công ty cổ phần để bầu thành viên hội đồng quản trị: Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì có một khái niệm khi tiến hành họp đại hội đồng cổ đông để bầu thành viên hội đồng quản trị của công ty đó chính là hình thức bầu dồn phiếu? Vậy, hình thức bầu dồn phiếu ở cụ thể như thế nào? Bầu dồn phiếu có gì khác so với cách thức biểu quyết thông thường? Đầu tiên, cùng tìm hiểu:

Bầu dồn phiếu là gì? Bầu dồn phiếu được quy định tại khoản 3 điều 148 luật doanh nghiệp 2020, bầu dồn phiếu chỉ được áp dụng đối với trường hợp biểu quyết bầu thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát trong trường hợp “điều lệ công ty không quy định khác”

3. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết hoặc một phần tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên. Người trúng cử thành viên Hội đồng quản trị hoặc Kiểm soát viên được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp có từ 02 ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau cho thành viên cuối cùng của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy định tại quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty.

Theo đó, số phiếu biểu quyết = tổng số cổ phần sở hữu X số thành viên được bầu

Ví dụ về bầu dồn phiếu: Nếu giả sử công ba cổ đông với tỷ lệ cổ phần là 10%, 22% và 68% và nhiệm kỳ này công ty sẽ bầu ra năm thành viên HĐQT. Nếu bầu theo cách bình thường thì quyết định của đại hội đồng cổ đông được thông qua khi có 65% phiếu biểu quyết thì đương nhiên cả 5 người trong hội đồng quản trị đều là người của cổ đông chiếm 68% cố phần công ty mà không cần các cổ đông còn lại đồng ý.

Khi áp dụng phương pháp bầu dồn phiếu thì lại khác, tổng số phiếu biểu quyết sẽ tăng lên 5 lần theo số thành viên của HĐQT. Giả sử mỗi 1% vốn điều lệ = 1 cổ phần thì số phiếu biểu quyết ở đây của 3 cổ đông sẽ là 50, 110 và 340 phiếu. Tổng số phiếu sẽ là 500 phiếu để chia cho 5 người trong HĐQT theo số phiếu từ cao xuống thấp do vậy kết quả bầu sẽ quyết liệt hơn trong trường hợp các cổ đông muốn có người của mình tham gia quản lý công ty

Với ví dụ này, cổ đông với 110 phiếu chắc chắn chọn được cho mình 1 trong 5 thành viên HĐQT bằng cách bầu dồn 110 phiếu cho 1 ứng viên họ đề cử; cổ đông 68% có 300 phiếu sẽ lựa chọn được 3 ứng viên nên người cuối cùng sẽ phụ thuộc vào quyết định của 2 cổ đông còn lại. Kết quả sẽ phù hợp hơn đối với việc bầu cử thông thường.

Trường hợp có từ 02 ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau cho thành viên cuối cùng của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty. Trường hợp này tuy ít xảy ra tuy nhiên không phải là không thể, chính vì vậy trước khi tiến hành thảo luận phương pháp bầu dồn phiếu nên thỏa thuận luôn quy chế bầu cử để rõ ràng hơn

Lưu ý: Đối với các trường hợp biểu quyết bầu hội đồng thành viên hoặc ban kiểm soát nếu điều lệ công ty không có quy định thì áp dụng phương pháp bầu dồn phiếu khi đó số phiếu biểu quyết sẽ bằng số cổ phần nhân với số thành viên được bầu. Trường hợp này sẽ có lợi hơn đối với các cổ đông có tỷ lệ cổ phần thấp nhưng muốn có vị trí trong hội đồng thành viên hoặc ban kiểm soát công ty.

Biểu quyết khi họp hội đồng quản trị (CTCP)

Việc biểu quyết khi họp HĐQT theo số lượng thành viên hội đồng quản trị theo quy định tại điểm g khoản 1 điều 158 quy định “Kết quả biểu quyết trong đó ghi rõ những thành viên tán thành, không tán thành và không có ý kiến;” do vậy cách ghi phiếu biểu quyết như sau:

Biểu quyết:
Số thành viên tán thành: 03 người
Số thành viên không tán thành: 0 người
Số thành viên không có ý kiến: 0 người

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hội đồng thành viên là gì? Hội đồng thành viên là các thành viên góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên theo luật doanh nghiệp 2020. Theo đó, hội đồng thành viên là cơ quan có quyền cao nhất trong công ty. Các quyết định phải thông qua bởi hội đồng thành viên sẽ được ra sau khi hội đồng thành viên tổ chức họp và thông qua vấn đề cần quyết định.

Nội dung biên bản họp hội đồng thành viên: Biên bản họp hội đồng thành viên là văn bản hoặc ghi âm (hoặc hành thức lưu trư khác) về nội dung họp và biểu quyết các vấn đề trong cuộc họp của hội đồng thành viên. Nội dung của biên bản họp hội đồng thành viên được quy định tại điều 60 luật doanh nghiệp 2020 (đã được sửa đổi)

Điều 60. Biên bản họp Hội đồng thành viên
1. Cuộc họp Hội đồng thành viên phải được ghi biên bản và có thể ghi âm hoặc ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác.
2. Biên bản họp Hội đồng thành viên phải thông qua ngay trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời gian và địa điểm họp; mục đích, chương trình họp;
b) Họ, tên, tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên, người đại diện theo ủy quyền dự họp; họ, tên, tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên không dự họp;
c) Vấn đề được thảo luận và biểu quyết; tóm tắt ý kiến phát biểu của thành viên về từng vấn đề thảo luận;
d) Tổng số phiếu biểu quyết hợp lệ, không hợp lệ; tán thành, không tán thành, không có ý kiến đối với từng vấn đề biểu quyết;
đ) Các quyết định được thông qua và tỷ lệ phiếu biểu quyết tương ứng;
e) Họ, tên và nội dung ý kiến của người dự họp không đồng ý thông qua biên bản họp (nếu có);
g) Họ, tên, chữ ký của người ghi biên bản và chủ tọa cuộc họp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Trường hợp chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp thì biên bản này có hiệu lực nếu được tất cả thành viên khác của Hội đồng thành viên tham dự và đồng ý thông qua biên bản họp ký và có đầy đủ nội dung theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 2 Điều này. Biên bản họp ghi rõ việc chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp. Người ký biên bản họp chịu trách nhiệm liên đới về tính chính xác và trung thực của nội dung biên bản họp Hội đồng thành viên. Chủ tọa, người ghi biên bản chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với doanh nghiệp do từ chối ký biên bản họp theo quy định của Luật này, Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan.

Nội dung biên bản họp hội đồng thành viên có thể có nhiều nội dung, tuy nhiên phải có các nội dung chủ yếu theo quy định tại điều 60 luật doanh nghiệp 2020


Tham khảo mẫu biên bản họp hội đồng thành viên do LVNLAW cung cấp. Khách hàng lưu ý, tuỳ từng trường hợp nội dung biên bản có thể thay đổi khác với nội dung mẫu tham khảo. Do vậy, khách hàng vui lòng liên hệ luật sư đối với từng trường hợp cụ thể.

CÔNG TY TNHH
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: …/20…/BB-BMV Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
CÔNG TY TNHH

I. Thời gian, địa điểm họp
Cuộc họp bắt đầu lúc 8h00 ngày … tháng … năm 20.. tại trụ sở CÔNG TY TNHH
Mã số doanh nghiệp: …
Địa chỉ:

II. Thành phần tham dự
1. Chủ tọa cuộc họp: Ông … – Chủ tịch hội đồng thành viên
2. Thư ký cuộc họp: Bà
3. Thành viên dự họp:
– Ông – góp … VNĐ … chiếm …% vốn điều lệ của công ty theo giấy chứng nhận góp vốn số 01/20…/GCN-BMV ngày …/…/20…
– Bà – góp … VNĐ … chiếm …% vốn điều lệ của công ty theo giấy chứng nhận góp vốn số 01/20…/GCN-BMV ngày …/…/20…

Ban tổ chức Đại hội công bố kết quả kiểm tra tư cách đại biểu:
+ Số thành viên có mặt:  02 người tương đương với 4.500.000.000 VNĐ chiếm 100% tổng vốn điều lệ.
+ Số thành viên vắng mặt: 0
+ Số thành viên được uỷ quyền: 0
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, Hội đồng thành viên có đủ điều kiện tiến hành họp theo quy định của pháp luật. 

IV. Nội dung cuộc họp
Sau khi bàn bạc, thoả thuận đã đi đến nhất trí các nội dung sau:
1. Đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp
….

Biểu quyết
Các thành viên tiến hành biểu quyết theo phương thức bỏ phiếu tán thành và không tán thành (không áp dụng phương thức bỏ phiếu trắng), mỗi 1 phiếu biểu quyết tương ứng với 1% tổng vốn góp của các thành viên trong công ty.
Số phiếu biểu quyết hợp lệ: 100 phiếu
Số phiếu biểu quyết không hợp lệ: 0 phiếu
Số phiếu tán thành: 100/100 phiếu
Số phiếu không tán thành: 0 phiếu
Không có ý kiến: 0 phiếu

2. Các quyết định được thông qua:
Thay đổi tên doanh nghiệpTỷ lệ phiếu biểu quyết thông qua 100%
Cuộc họp kết thúc vào lúc 10h cùng ngày, biên bản này được đọc cho mọi người cùng nghe và được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau.

Chữ ký của chủ tọa và thư ký cuộc họp

CHỦ TỌA
(Ký)
THƯ KÝ
(Ký)

Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên dùng để làm gì? Khách hàng có thể sử dụng mẫu biên bản họp hội đồng thành viên trong một số trường hợp như:
– Mẫu biên bản họp Hội đồng thành viên bán xe
– Mẫu biên bản họp Hội đồng thành viên góp vốn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Giám đốc và tổng giám đốc có gì khác nhau? Giám đốc/tổng giám đốc chỉ là một trong các chức danh của doanh nghiệp (do doanh nghiệp tự lựa chọn và đặt). Thực tế, tổng giám đốc thường trong các công ty có quy mô lớn (phía dưới có nhiều giám đốc). Về mặt pháp luật, tổng giám đốc và giám đốc cơ bản không có gì khác nhau. Thường là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Thẩm quyền bổ nhiệm giám đốc trong công ty: Tùy vào loại hình công ty, thẩm quyền việc bổ nhiệm giám đốc công ty sẽ có sự khác nhau
– Công ty một thành viên: Do chủ sở hữu bổ nhiệm
– Công ty TNHH hai thành viên: Do hội đồng thành viên bổ nhiệm
– Công ty cổ phần: Do đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị bổ nhiệm

Nhiệm vụ/quyền hạn của giám đốc trong công ty: Thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc của công ty cổ phần

CÔNG TY CỔ PHẦN
——————
Số: …/20…/QĐ-…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…

NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
CÔNG TY CỔ PHẦN


ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

– Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty;
– Căn cứ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty Số:…/20…/BB-… ngày …. tháng …. năm 20…

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Bổ nhiệm Ông/Bà …………….…….…………………………………..…
CMND/CCCD số…………….…….……………………………………….…………….
Nơi cấp:…………………………………Ngày cấp: …………………………………..
Địa chỉ thường trú.…………………………………………………………………….
Giữ chức vụ Giám đốc điều hành/tổng giám đốc của công ty ……., Là người đại điện theo pháp luật và chịu trách nhiệm mọi hoạt động quản lý, đối ngoại của công ty.
Điều 2: Ông/Bà ……………………….. có trách nhiệm báo cáo đầy đủ và chịu trách nhiệm cá nhân trước Hội đồng quản trị về các hoạt động của mình theo quy định của công ty.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.          

                                                       TM. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
(Ký)

Mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn

CÔNG TY TNHH
——————
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-
Số:…/20…/QĐ-… Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…

NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
CÔNG TY TNHH

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

  • Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp năm 2020 và điều lệ công ty
  • Căn cứ biên bản họp Hội đồng thành viên công ty  số: …/20…/BB-…  ngày … tháng …năm 20…

QUYẾT ĐỊNH:

ĐIỀU 1: Bổ nhiệm Ông/Bà …………….…….…………………………………..…
CMND/CCCD số…………….…….……………………………………….…………….
Nơi cấp:…………………………………Ngày cấp: …………………………………..
Địa chỉ thường trú.…………………………………………………………………….
Giữ chức vụ Giám đốc điều hành/tổng giám đốc của công ty ……., Là người đại điện theo pháp luật và chịu trách nhiệm mọi hoạt động quản lý, đối ngoại của công ty.
ĐIỀU 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

                                                                                      THAY MẶT HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
Chủ tịch hội đồng thành viên
(Ký)

Mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc của công ty một thành viên

CÔNG TY TNHH
——————
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do – Hạnh phúc
————-
Số: 01/20…/QĐ-… Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…

QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ SỞ HỮU
CÔNG TY TNHH

CHỦ SỞ HỮU

– Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp năm 2020 và điều lệ công ty;
– Căn cứ nhu cầu thực tế của công ty

QUYẾT ĐỊNH:

ĐIỀU 1: Bổ nhiệm Ông/Bà …………….…….…………………………………..…
CMND/CCCD số…………….…….……………………………………….…………….
Nơi cấp:…………………………………Ngày cấp: …………………………………..
Địa chỉ thường trú.…………………………………………………………………….
Giữ chức vụ Giám đốc điều hành/tổng giám đốc của công ty ……., Là người đại điện theo pháp luật và chịu trách nhiệm mọi hoạt động quản lý, đối ngoại của công ty.
ĐIỀU 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

                                                       CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY
(Ký)

Trên đây là mẫu quyết định bổ nhiệm mang tính chất tham khảo. Thực tế, tùy vào công ty cụ thể nội dung quyết định bổ nhiệm có thể có sự khác biệt. Trường hợp cần sử dụng dịch vụ luật sư của LVNLAW vui lòng liên hệ để được hỗ trợ.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Biên bản họp đại hội đồng cổ đông được quy định tại điều 150 luật doanh nghiệp 2020 gồm các nội dung sau:

Điều 150. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông
1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải được ghi biên bản và có thể ghi âm hoặc ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác. Biên bản phải lập bằng tiếng Việt, có thể lập thêm bằng tiếng nước ngoài và phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;
b) Thời gian và địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông;
c) Chương trình và nội dung cuộc họp;
d) Họ, tên chủ tọa và thư ký;
đ) Tóm tắt diễn biến cuộc họp và các ý kiến phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông về từng vấn đề trong nội dung chương trình họp;
e) Số cổ đông và tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp, phụ lục danh sách đăng ký cổ đông, đại diện cổ đông dự họp với số cổ phần và số phiếu bầu tương ứng;
g) Tổng số phiếu biểu quyết đối với từng vấn đề biểu quyết, trong đó ghi rõ phương thức biểu quyết, tổng số phiếu hợp lệ, không hợp lệ, tán thành, không tán thành và không có ý kiến; tỷ lệ tương ứng trên tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp;
h) Các vấn đề đã được thông qua và tỷ lệ phiếu biểu quyết thông qua tương ứng;
i) Họ, tên, chữ ký của chủ tọa và thư ký.
Trường hợp chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp thì biên bản này có hiệu lực nếu được tất cả thành viên khác của Hội đồng quản trị tham dự họp ký và có đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản này. Biên bản họp ghi rõ việc chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp.
2. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải làm xong và thông qua trước khi kết thúc cuộc họp.
3. Chủ tọa và thư ký cuộc họp hoặc người khác ký tên trong biên bản họp phải liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung biên bản.
4. Biên bản lập bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài có hiệu lực pháp lý như nhau. Trường hợp có sự khác nhau về nội dung giữa biên bản bằng tiếng Việt và bằng tiếng nước ngoài thì nội dung trong biên bản bằng tiếng Việt được áp dụng.
5. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải được gửi đến tất cả cổ đông trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc họp; việc gửi biên bản kiểm phiếu có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty.
6. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, phụ lục danh sách cổ đông đăng ký dự họp, nghị quyết đã được thông qua và tài liệu có liên quan gửi kèm theo thông báo mời họp phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.


CÔNG TY CỔ PHẦN
——————
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do – Hạnh phúc
————-
Số: …/20…/BB-… Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…

BIÊN BẢN HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
CÔNG TY CỔ PHẦN

I. Thời gian, địa điểm họp
Vào hồi 08h00 ngày … tháng … năm 20…, tại trụ sở CÔNG TY CỔ PHẦN
Mã số doanh nghiệp: …
Địa chỉ trụ sở chính: …

II. Thành phần tham dự
1. Chủ tọa cuộc họp: …Chủ tịch hội đồng quản trị
2. Thư ký cuộc họp: …
3. Cổ đông dự họp:
– …Cổ đông nắm giữ … cổ phần phổ thông tương đương … VNĐ chiếm … % vốn điều lệ.
– …  – Cổ đông nắm giữ … cổ phần phổ thông tương đương … VNĐ chiếm … % vốn điều lệ.
– … Cổ đông nắm giữ … cổ phần phổ thông tương đương … VNĐ chiếm … % vốn điều lệ.

Ban tổ chức Đại hội công bố kết quả kiểm tra tư cách đại biểu:
– Số tham dự đại hội là 03 cổ đông đại diện cho … cổ phần, chiếm 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty. Tổng số phiếu có quyền biểu quyết của các cổ đông dự họp là 50.000 phiếu, trong đó:

Cổ đông có : phiếu biểu quyết
Cổ đông có : phiếu biểu quyết
Cổ đông có : phiếu biểu quyết

– Số cổ đông vắng mặt: 0
– Số cổ đông được uỷ quyền: 0
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, Đại hội đồng cổ đông có đủ điều kiện tiến hành họp theo quy định của pháp luật. 

III. Nội dung cuộc họp
Sau khi bàn bạc, các cổ đông thống nhất các vấn đề như sau:
1. Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính

Biểu quyết:
Các cổ đông tiến hành biểu quyết theo phương thức bỏ phiếu tán thành và không tán thành (không áp dụng phương thức bỏ phiếu trắng), mỗi cổ phần tương ứng với một phiếu biểu quyết.
Số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp: … phiếu
Số phiếu hợp lệ: … phiếu đạt tỷ lệ 100% tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp
Số phiếu không hợp lệ: 0 phiếu đạt tỷ lệ 0% tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp
Số phiếu tán thành: … phiếu/… phiếu đạt tỷ lệ 100% tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp
Số phiếu không tán thành: 0 phiếu đạt tỷ lệ 0% tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp
Số phiếu không có ý kiến: 0 phiếu đạt tỷ lệ 0% tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp

2. Các quyết định được thông qua:
– Đăng ký thay đổi trụ sở chính – Tỷ lệ biểu quyết thông qua 100%
Cuộc họp kết thúc vào lúc 10h00 cùng ngày, biên bản này được đọc cho mọi người cùng nghe, và được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau.

Chữ ký của chủ tọa, thư ký cuộc họp

CHỦ TỌA
(Ký)
THƯ KÝ
(Ký)

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Mẫu hợp đồng thuê nhà dùng chung cho các trường hợp: thuê nhà trọ, thuê nhà làm văn phòng công ty, thuê nhà nguyên căn giữa các nhân với cá nhân đơn giản nhất mà vẫn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật dân sự. Khách hàng có thể tham khảo hoặc tải mẫu hợp đồng thuê nhà tại cuối bài viết.


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————- 
HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ

Hôm nay, ngày… tháng … năm 20…, Chúng tôi gồm:
BÊN CHO THUÊ  NHÀ (sau đây gọi tắt là Bên cho thuê)
Họ và tên:
CMND số: …..      Cấp ngày: ….    Nơi cấp: ….
Hộ khẩu thường trú: ….
Chỗ ở hiện tại: ….
Là chủ sở hữu hợp pháp của căn nhà tại địa chỉ:…
BÊN THUÊ NHÀ (sau đây gọi tắt là Bên thuê):
Họ và tên:
CMND số: …..      Cấp ngày: ….    Nơi cấp: ….
Hộ khẩu thường trú: ….
Chỗ ở hiện tại: ….
Hai bên chúng tôi thống nhất ký kết hợp đồng thuê nhà ở với các nội dung sau đây:
Điều 1. Đặc điểm chính của nhà cho thuê:
1. Loại nhà : Nhà riêng lẻ
2. Địa chỉ nhà : ….
3. Diện tích cho thuê: ……m.
4. Mục đích thuê: Làm văn phòng công ty
Điều 2. Giá cho thuê nhà, phương thức và thời hạn thanh toán
1. Giá cho thuê nhà là ……………… VNĐ/01 tháng (Bằng chữ:……………………..).
Giá cho thuê này đã bao gồm chi phí bảo trì nhà và các khoản thuế mà Bên cho thuê phải nộp cho Nhà nước theo quy định.
2. Phương thức thanh toán: thanh toán bằng tiền Việt Nam thông qua hình thức: Tiền mặt, trả tiền hàng tháng.
3. Thời hạn thanh toán: Bên thuê trả tiền thuê nhà ba tháng một lần vào ngày đầu tiên của tháng.
Điều 3. Đặt cọc
Để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng này bên bên B đặt cọc cho bên A số tiền là …………………….VNĐ (Bằng chữ:…………………………………………………).
Nếu như hai không thực hiện đúng điều khoản của hợp đồng này phải chịu phạt cọc là:……………………………VNĐ (Bằng chữ:………………………………………..)
Bên B thanh toán cho bên A số tiền đặt cọc trên ngay khi ký hợp đồng này.
Điều 4. Thời điểm giao nhận nhà và thời hạn cho thuê nhà.
1. Thời điểm giao nhận nhà là ngày….tháng….năm 20…
2. Thời hạn cho thuê nhà là …… năm  kể từ ngày…..tháng….. năm 2016 đến ngày ….tháng…. năm 20…
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của Bên cho thuê
1. Quyền của Bên cho thuê:
a)  Yêu cầu Bên thuê trả đủ tiền thuê nhà theo đúng thỏa thuận đã cam kết;
b) Yêu cầu Bên thuê thanh toán đủ số tiền thuê nhà (đối với thời gian đã thuê) và giao lại nhà trong các trường hợp các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn;
d) Bảo trì, cải tạo nhà;
đ) Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê theo quy định tại khoản 1 Điều 103 Luật Nhà ở 2014
e) Yêu cầu Bên thuê trả lại nhà khi chấm dứt hợp đồng thuê theo quy định tại các khoản 1, 2, 4 và khoản 6 Điều 7 của hợp đồng này;
2. Nghĩa vụ của Bên cho thuê:
a) Giao nhà cho Bên thuê đúng thời gian quy định tại khoản 1 Điều 3 của hợp đồng này;
b) Bảo đảm cho Bên thuê sử dụng ổn định nhà trong thời hạn thuê nhà;
d) Trả lại số tiền thuê nhà mà Bên thuê đã trả trước trong trường hợp các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn;
đ) Bảo trì, quản lý nhà cho thuê theo quy định của pháp luật về quản lý sử dụng nhà;
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên thuê
1. Quyền của Bên thuê:
a) Nhận nhà theo đúng thỏa thuận tại khoản 1 Điều 4 của hợp đồng này;
b) Yêu cầu Bên cho thuê sửa chữa kịp thời các hư hỏng về nhà;
c) Đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 103 của Luật Nhà;
2. Nghĩa vụ của Bên thuê:
a) Trả đủ tiền thuê nhà theo đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng;
b) Sử dụng nhà đúng mục đích; có trách nhiệm sửa chữa phần hư hỏng do mình gây ra;
c) Chấp hành đầy đủ các quy định về quản lý sử dụng nhà;
d) Không được chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà hoặc cho người khác thuê lại
đ) Chấp hành các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh trật tự trong khu vực cư trú;
e) Giao lại nhà và thanh toán đủ cho Bên B cho thuê số tiền thuê nhà còn thiếu trong trường hợp chấm dứt hợp đồng nêu tại các khoản 1, 2, 4 và khoản 6 Điều 7 của hợp đồng này.
Điều 6. Chấm dứt hợp đồng thuê nhà
Việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà được thực hiện khi có một  trong các trường hợp sau:
1. Hợp đồng thuê nhà hết hạn mà các bên không thỏa thuận ký tiếp;
2. Các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn;
3. Nhà cho thuê không còn;
4. Nhà cho thuê hư hỏng nặng có nguy cơ sập đổ hoặc nằm trong khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Bên thuê nhà chết mà không có người đang cùng sinh sống;
6. Khi một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Cam kết của các bên
1. Bên cho thuê cam kết nhà cho thuê thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình, không có tranh chấp về quyền sở hữu, không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (không thuộc diện bị thu hồi hoặc không bị giải tỏa); cam kết nhà ở đảm bảo chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà.
2. Bên thuê nhà đã tìm hiểu kỹ các thông tin về nhà ở thuê.
3. Việc ký kết hợp đồng này giữa các bên là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, lừa dối. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu cần thay đổi hoặc bổ sung nội dung của hợp đồng này thì các bên thỏa thuận lập thêm phụ lục hợp đồng có chữ ký của hai bên, phụ lục hợp đồng có giá trị pháp lý như hợp đồng này.
4. Các bên cùng cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Điều 8. Giải quyết tranh chấp
Trường hợp các bên có tranh chấp về nội dung của hợp đồng này thì hai bên cùng bàn bạc giải quyết thông qua thương lượng. Trong trường hợp các bên không thương lượng được thì có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Điều khoản cuối cùng
Hợp đồng này được lập thành 02 bản và có giá trị như nhau mỗi bên giữ một bản, có hiệu lực kể từ ngày ký./.

BÊN THUÊ
(Ký, ghi rõ họ tên)
BÊN CHO THUÊ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Tải mẫu hợp đồng thuê nhà file word: Tải về

Hỏi đáp về hợp đồng thuê nhà
1. Hợp đồng thuê nhà có cần công chứng? Việc công chứng hợp đồng thuê nhà không phải bắt buộc. Tuy nhiên, để tránh tranh chấp thì khách hàng có thể xem xét trường hợp tiến hành công chứng hợp đồng thuê nhà.
2. Thuê nhà có cần đặt cọc? Đặt cọc là để thực hiện nghĩa vụ giữa 2 bên. Thường chủ nhà sẽ yêu cầu đặt cọc để đảm bảo sửa chữa hư hòng tài sản khi khách thuê rời đi.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Theo nghị quyết 43/2022/QH15 và nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định về việc giảm thuế VAT còn 8% cụ thể như sau:

Điều 3. Chính sách hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
1. Chính sách tài khóa:
1.1. Chính sách miễn, giảm thuế:
a) Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;
b) Cho phép tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam cho kỳ tính thuế năm 2022.

Cụ thể tại nghị định 15/2022/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 41/2022/NĐ-CP)

Điều 1. Giảm thuế giá trị gia tăng
1. Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
c) Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
d) Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng.
2. Mức giảm thuế giá trị gia tăng
a) Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trình tự, thủ tục thực hiện
a) Đối với cơ sở kinh doanh quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, khi lập hóa đơn giá trị gia tăng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi “8%”; tiền thuế giá trị gia tăng; tổng số tiền người mua phải thanh toán. Căn cứ hóa đơn giá trị gia tăng, cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra, cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
b) Đối với cơ sở kinh doanh quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, khi lập hóa đơn bán hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại cột “Thành tiền” ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm, tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu, đồng thời ghi chú: “đã giảm… (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 43/2022/QH15”.
4. Trường hợp cơ sở kinh doanh theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn giá trị gia tăng phải ghi rõ thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trường hợp cơ sở kinh doanh theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì trên hóa đơn bán hàng phải ghi rõ số tiền được giảm theo quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm theo quy định tại Nghị định này thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).
6. Trường hợp cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế giá trị gia tăng đã phát hành hóa đơn đặt in dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá chưa sử dụng hết (nếu có) và có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì cơ sở kinh doanh thực hiện đóng dấu theo giá đã giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng hoặc giá đã giảm 20% mức tỷ lệ % bên cạnh tiêu thức giá in sẵn để tiếp tục sử dụng.
7. Cơ sở kinh doanh quy định tại Điều này thực hiện kê khai các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng theo Mẫu số 01 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này cùng với Tờ khai thuế giá trị gia tăng.

Nhóm hàng hóa dịch vụ KHÔNG được giảm theo nghị định 15/2022/NĐ-CP bao gồm:

1. Viễn thông, 2. Hoạt động tài chính, 3. Ngân hàng, 4. Chứng khoán, 5. Bảo hiểm, 6. Kinh doanh bất động sản, 7. Kim loại, 8. Than cốc, 9. Dầu mỏ tinh chế, 10. Sản phẩm hoá chất … 11. Thuốc lá điếu, Xì gà, 12. Rượu, bia, 13. Xe ô tô dưới 24 chỗ, 14. Xe mô tô hai bánh, ba bánh có dung tích xi lanh trên 125 cm3, 15. Tàu bày, du thuyền, 16. Xăng các loại, 17. Bài lá, vàng mã, hàng mã; 17. Vũ trường, mát.xa, karaokel, 18. Casino, trò chơi điện tử có thưởng, đặt cược, 19. Golf, xổ số … (Từ 11 đến 19 là sản phẩm hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt). 20. Thẻ thông minh, 21. Card âm thanh, 22. Máy vi tính, 23. Máy tính, 24. Máy bán hàng, 25. ATM, 26. Máy quét, 27. Máy in có kết nối với Máy xử lý dữ liệu tự động, 28. Màn hình và máy chiếu, 29. Ô lữu trữ, 39. Máy quay truyền hình, 31. Camera truyền hình, 32. Điện thoại di động phổ thông và thông minh, 33. Máy tính bảng … (Từ 20 đến 33 là sản phẩm hàng hoá công nghệ thông tin).

Lưu ý:
– Nếu các loại hàng hoá, dịch vụ nêu trên không phải chịu thuế GTGT hoặc chỉ phải chịu thuế GTGT 5% thì không được giảm thuế GTGT. .
– Việc giảm thuế GTGT áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại./.

Cách xuất hóa đơn giảm thuế VAT 8%: Các nhà cung cấp hóa đơn đều đã cập nhật mức thuế VAT 8% trên phần mềm hóa đơn.

Lưu ý khi xuất hóa đơn:
– Khi lập hóa đơn bán hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại cột “Thành tiền” ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm, tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu, đồng thời ghi chú: “đã giảm… (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 43/2022/QH15“.
– Lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng đã được bãi bỏ theo quy định tại nghị định 41/2022/NĐ-CP hiệu lực từ 20/06/2022

Hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế nhưng người bán cứ xuất 10% thì có bị phạt không?

Theo Nghị định số 15 về việc giảm thuế GTGT một số hàng hóa, dịch vụ từ 10% xuống 8%. Tuy nhiên, hiện tại chúng tôi vân nhận được rất nhiều hóa đơn ghi thuế suất 10% do nhiều đơn vị không chịu lập hóa đơn giảm thuế xuống 8% cho những hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế. Vậy chúng tôi có được đưa vào chi phí và khấu trừ thuế VAT đối với những hóa đơn đó không?
Vấn đề bạn hỏi, Cục Thuế có ý kiến như sau:
Theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT:
– Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ: Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn cao hơn thuế suất đầ được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất đ§ ghi trên hoá đơn; Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn thấp hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất thuế GTGT quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT.
– Đối với cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ: Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn mua vào cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đâu vào theo thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT. Trường hợp xác định được bên bán đà kê khai, nộp thuế theo đúng thuế suất ghi trên hoá đơn thì được khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hoá đơn nhưng phải có xác nhận của cơ quan thuế trực tiếp quản lý người bán; Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn thấp hơn thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hoá đơn.
Do vậy, trường hợp doanh nghiệp không lập hóa đơn theo thuế suất thuế GTGT theo quy định thì việc xử lý được áp dụng theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu trên.

Năm 2024: Theo Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã đồng ý giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) (tức xuống 8%) từ 1/1/2024 đến hết ngày 30/6/2024. Việc giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng xuống 8% sẽ áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm a, mục 1.1, khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024, trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể tại Điều 189 Luật doanh nghiệp năm 2020 về vốn của chủ doanh nghiệp tư nhân

Điều 189. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân
1. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
2. Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy, bạn là chủ doanh nghiệp tư nhân thì bạn hoàn toàn có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Và trong trường hợp bạn giảm số vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì bạn chỉ được giảm vốn sau khi đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. Để giảm vốn đầu tư của mình vào doanh nghiệp tư nhân do mình làm chủ thì bạn cần thực hiện những trình tự, thủ tục sau:

Thứ nhất, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thay đổi, tăng hoặc giảm vốn đầu tư, thì doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm gửi thông báo thay đổi vốn đầu tư đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh. Việc quyết định tăng, giảm vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân đã làm thay đổi một số thông tin trong nội dung đăng ký doanh nghiệp, làm cho một số thông tin không đúng với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà doanh nghiệp tư nhân đã được cấp.

Thứ hai, Sau khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thay đổi thông tin về vốn đầu tư của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ thông báo thay đổi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc.

Thứ ba, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện việc đăng ký, tăng, giảm vốn cho doanh nghiệp và cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ. Ngoài ra, đối với trường hợp có sự thay đổi, tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân mà doanh nghiệp không thông báo thì theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt hành chính.

Bởi lẽ như đã phân tích việc tăng, giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ làm thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được cấp. Do vậy, khi có sự thay đổi về vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân mà doanh nghiệp không có thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký, thì doanh nghiệp tư nhân ấy đã vi phạm quy định về việc thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, và vì vậy sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 31 Nghị định 50/2016/NĐ- CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Theo đó, Điều 44 Nghị định 122/2021/NĐ- CP của Chính phủ có quy định:

Điều 44. Vi phạm về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Cảnh cáo đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 11 ngày đến 30 ngày.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 90 ngày.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này trong trường hợp chưa đăng ký thay đổi theo quy định;
b) Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Vốn điều lệ là số vốn góp của chủ sở hữu công ty kê khai trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp ban đầu. Chủ sở hữu công ty sẽ chịu trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh của công ty trong phạm vi số vốn mình đã góp. Một số trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành vien có thể giảm vốn, LVNLAW xin hướng dẫn quý doanh nghiệp thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên như sau.

Giảm vốn điều lệ công ty tnhh một thành viên do hết hạn góp vốn: Điều 75 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về thực hiện góp vốn khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên như sau:

Điều 75. Góp vốn thành lập công ty
2. Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết.
3. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày cuối cùng công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định tại khoản này.

Như vậy, thời hạn chủ sở hữu phải góp đủ vốn đối với công ty TNHH là 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu như chủ sở hữu không góp đủ vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị vốn góp thực tế.

Ví dụ:Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngày 1/3/2020, nếu như trong điều lệ doanh nghiệp không quy định một thời hạn góp vốn nhất định ngắn hơn thời hạn quy định tại Điều 75 Luật doanh nghiệp năm 2020, thì chủ sở hữu công ty được quyền góp đủ vốn điều lệ từ ngày 1/3/2020 đến 1/6/2020. Đến hết ngày  cuối cùng của thời hạn góp vốn  mà chủ sở hữu vẫn chưa góp đủ, thì doanh nghiệp có thêm 30 ngày tiếp theo để thực hiện điều chỉnh vốn, tức là từ ngày 01/7/2020 đến 1/8/2020 doanh nghiệp phải nộp hồ sơ điều chỉnh vốn điều lệ tới Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh (thành phố) nơi công ty đặt trụ sở. Trường hợp này chủ sở hữu công ty không bị xử phạt hành chính về việc không góp đủ vốn

Hồ sơ giảm vốn do không góp đủ vốn: Theo quy định tại điều 51 nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
– Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ
– Uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Việc nộp hồ sơ có thể thực hiện bằng tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số. doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn. Một số trường hợp yêu cầu ghi cao kết vào thông báo, còn một số trường hợp phòng ĐKKD yêu cầu làm cam kết thanh toán các khoản nợ để giảm vốn riêng

Giảm vốn điều lệ khi đã quá hạn góp vốn công ty một thành viên: Như đã phân tích ở trên, nếu quá thời hạn góp vốn, quá thời hạn làm thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính về việc vi phạm thời hạn đưng ký thay đổi đăng ký doanh nghiệp theo Điều 44 Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư:

Điều 44. Vi phạm về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Cảnh cáo đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 11 ngày đến 30 ngày.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 90 ngày.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này trong trường hợp chưa đăng ký thay đổi theo quy định;
b) Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.

Do đó với với trường hợp này, khi thực hiện giảm vốn doanh nghiệp phải thực hiện theo các bước sau:
1. Nộp hồ sơ giảm vốn tại phòng ĐKKD: Thành phần hồ sơ tương tự như trường hợp điều chỉnh vốn ở trên. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi bổ sung hồ sơ đã nộp và liên hệ với thanh tra để nộp phạt hành chính do không thay đổi đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định
2. Thực hiện thanh tra và nộp phạt do chậm giảm vốn: Thanh tra Sở kế hoạch đầu tư sẽ lập biên bản ghi nhận nội dung doanh nghiệp vi phạm và ra quyết định xử phạt hành chính trong thời hạn 07 ngày kể từ thời điểm lập biên bản. Mức phạt tối đa đối với hành vi vi phạm này là: 20.000.000 VNĐ
3. Hoàn thiện hồ sơ giảm vốn điều lệ sau khi đã nộp phạt: Sau khi thực hiện xong việc nộp phạt hành chính, doanh nghiệp nộp biên lai thu tiền nộp phạt cùng hồ sơ giảm vốn điều lệ.

Giảm vốn do hoàn trả lại vốn điều lệ cho chủ sở hữu: Theo quy định tại điểm a khoản 3 điều 87 Luật doanh nghiệp 2020 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thay đổi vốn điều lệ bằng cách:“Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty;” Thủ tục giảm vốn trong trường hợp này tương tự với trường hợp 1 của bài viết.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Khi hàng hoá vận chuyển, lưu thông trên đường, tuỳ từng loại hàng hoá có thể phải có những giấy tờ, chứng từ phù hợp để đảm bảo hàng hoá hợp pháp tránh trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra (nếu không có đầy đủ sẽ bị phạt). Thông thường sẽ là hoá đơn, chứng từ phù hợp (tránh trường hợp hàng lậu, hàng trốn thuế). Theo quy định tại thông tư 26/2015/TT-BTC quy định:

7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).
Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có). Trường hợp hoá đơn tự in hoặc hoá đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hoá đơn thì không phải gạch chéo.”

Như vậy, thông thường hàng hoá đi đường thường phải có hoá đơn (trừ trường hợp hàng hoá lưu chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ và hàng hoá vận chuyển tới địa chỉ khách hàng). Ngoài ra, tuỳ loại hàng hoá có thể yêu cầu thêm một số chứng từ khác như: giấy tờ xuất nhập khẩu, hợp đồng mua bán….

Trường hợp điều chuyển hàng hóa nội bộ trong doanh nghiệp có phải xuất hóa đơn hay không? Doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, địa điểm kinh doanh, kho hàng khi chuyển hàng trong nội bộ doanh nghiệp thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Trường hợp chuyển về kho nội bộ thì hồ sơ đi đường gồm những gì?Theo điều 13 nghị định 123/2020/NĐ-CP quy địnhvề phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ như sau:

Điều 13. Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
3. Quy định về áp dụng hóa đơn điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý đối với một số trường hợp cụ thể theo yêu cầu quản lý như sau:
c) Cơ sở kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu) khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử.
Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu.
d) Tổ chức kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ xuất điều chuyển hàng hóa cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng ở khác địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau; xuất hàng hóa cho cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng, căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hạch toán kế toán, cơ sở có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:
– Sử dụng hóa đơn điện tử giá trị gia tăng để làm căn cứ thanh toán và kê khai nộp thuế giá trị gia tăng ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau;
– Sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; sử dụng Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý theo quy định đối với hàng hóa xuất cho cơ sở làm đại lý.
Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng khi bán hàng phải lập hóa đơn theo quy định giao cho người mua, đồng thời lập Bảng kê hàng hóa bán ra gửi về cơ sở có hàng hóa điều chuyển hoặc cơ sở có hàng hóa gửi bán (gọi chung là cơ sở giao hàng) để cơ sở giao hàng lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa thực tế tiêu thụ giao cho cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng.
Trường hợp cơ sở có số lượng và doanh số hàng hóa bán ra lớn, Bảng kê có thể lập cho 05 ngày hay 10 ngày một lần. Trường hợp hàng hóa bán ra có thuế suất thuế giá trị gia tăng khác nhau phải lập bảng kê riêng cho hàng hóa bán ra theo từng nhóm thuế suất.
Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng thực hiện kê khai nộp thuế giá trị gia tăng đối với số hàng xuất bán cho người mua và được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo hóa đơn giá trị gia tăng của cơ sở giao hàng xuất cho.
Trường hợp các đơn vị phụ thuộc của cơ sở kinh doanh nông, lâm, thủy sản đã đăng ký, thực hiện kê khai nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, có thu mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản để điều chuyển, xuất bán về trụ sở chính của cơ sở kinh doanh thì khi điều chuyển, xuất bán, đơn vị phụ thuộc sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, không sử dụng hóa đơn điện tử giá trị gia tăng.
đ) Tổ chức, cá nhân xuất hàng hóa bán lưu động sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định, khi bán hàng lập hóa đơn điện tử theo quy định.

Như vậy, trường hợp đơn vị có thể xuất hóa đơn giá trị gia tăng trong trường hợp các đơn vị kê khai nộp thuế độc lập hoặc dùng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ + lệnh điều động nội bộ để gửi hàng cho đơn vị trực thuộc.

Sử dụng hoá đơn điện tử làm chứng từ vận chuyển hàng hoá: Riêng với hàng hoá sử dụng hoá đơn điện tử khi lưu thông trên đường nếu bị kiểm tra sẽ áp dụng theo điều 7 nghị định 123/2020/NĐ-CP

Điều 7. Chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy
1. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử hợp pháp được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy khi có yêu cầu nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, cơ quan kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, điều tra và theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và điều tra.
2. Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử và hóa đơn, chứng từ giấy sau khi chuyển đổi.
3. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy thì hóa đơn, chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định này.

Như vậy, đối với hàng hoá khi lưu thông trên đường khi có sử dụng hoá đơn điện tử cơ quan kiểm tra có trách nhiệm tự kiểm tra thông tin về hoá đơn và không được yêu cầu hoá đơn giấy (trường hợp chứng từ giấy thì không cần ký tên, đóng dấu của người mua, bán hàng hoá).

Mức phạt với hàng đi đường không có hoá đơn: Đối với hàng hoá đi đường không có hoá đơn (nếu thuộc trường hợp phải xuất hoá đơn) có thể bị xử lý theo điều 17 nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:

Điều 17. Xử phạt hành vi trốn thuế
1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;

Ngoài ra xử phạt hành vi trốn thuế, tuỳ mức độ có thể bị xử phạt về tội trốn thuế nếu có đầy đủ yếu tố cấu thành hình sự.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Tại sao cá nhân có hai mã số thuế? Trên thực tế khi gặp trường hợp cá nhân có 2 mã số thuế khi sử dụng CMND để đăng ký mã số thuế cũ sau đó thay đổi sang căn cước công dân mà đơn vị sử dụng tiếp tục đăng ký (do không cập nhật mã số thuế khi thay đổi CMND). Trường hợp này cá nhân sẽ phải thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế thu nhập cá nhân được cấp sau và chỉ sử dụng mã số thuế được cấp đầu tiên để thực hiện kê khai nộp thuế hoặc khấu trừ các thu nhập phát sinh.

Cách xử lý khi cá nhân có hai mã số thuế: Theo hướng dẫn tại Công văn số 896/TCT-KK ngày 8/3/2016 của Tổng cục Thuế về việc thay đổi thông tin đăng ký thuế đối với cá nhân có thay đổi số CMND

Trường hợp cá nhân đã được cấp mã số thuế thu nhập cá nhân, sau đó cá nhân có thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và được cấp CMND mới và số CMND mới (09 số tự nhiên hoặc 12 số tự nhiên) theo địa bàn cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi chuyển đến, hoặc được cấp số định danh cá nhân theo quy định của Luật Căn cước công dân số 59/2014/QH13, thì cá nhân đó phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế hiện hành. Không được cấp mã số thuế thu nhập cá nhân mới theo số CMND mới hoặc số định danh cá nhân mới.
Trường hợp cơ quan thuế địa phương nơi người nộp thuế chuyển đến đã cấp mã số thuế mới cho người nộp thuế theo số chứng minh thư mới hoặc số định danh cá nhân mới phải có trách nhiệm thực hiện thu hồi mã số thuế đã cấp không đúng nguyên tắc trên, đồng thời hướng dẫn và hỗ trợ người nộp thuế sử dụng mã số thuế đã được cấp để thực hiện kê khai, nộp thuế hoặc khấu trừ các thu nhập phát sinh theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành.

Do vậy, trường hợp cá nhân có 2 mã số thuế (do sử dụng hai thẻ CMND để đăng ký) thì phải chấm dứt hiệu lực mã số thuế thu nhập cá nhân được cấp sau và chỉ sử dụng mã số thuế được cấp đầu tiên để thực hiện kê khai nộp thuế hoặc khấu trừ các thu nhập phát sinh theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành. Cá nhân trực tiếp liên hệ cơ quan thuế nơi đã cấp mã số thuế theo CMND để làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế cấp sau theo đúng quy định.

Thủ tục đóng (huỷ) mã số thuế cá nhân thứ hai: Cá nhân liên hệ cơ quan thuế có mã số thuế cấp sau để thực hiện thủ tục thu hồi mã số thuế đồng thời gửi mẫu 08-MST tới cơ quan thuế cấp mã số thuế đầu tiên để cập nhật thông tin CMND/CCCD mới. Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gồm:
– Mẫu 24/ĐK-TCT theo thông tư 105/2020/TT-BTC
– Bản sao y CMND/CCCD mới của cá nhân

Sau khi hủy mã số thuế cá nhân thứ hai, cá nhân lưu ý làm thủ tục cập nhật lại số CMND/CCCD mới cho mã số thuế đầu tiên và tiếp tục sử dụng với mã số thuế ban đầu.


BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 896/TCT-KK
V/v cấp mã số thuế đối với cá nhân nộp thuế thu nhập cá nhân
Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2016

Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Tổng cục Thuế nhận được phản ánh của một số Cục Thuế địa phương và công văn số 150/CT-KK&KTT đề ngày 19/01/2016 của Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đề nghị hướng dẫn về việc thay đổi thông tin đăng ký thuế đối với cá nhân có thay đổi số chứng minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ các quy định tại:
– Điểm a Khoản 3 Điều 3, Khoản 3 Điều 9 Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế quy định về nguyên tắc cấp mã số thuế;
– Điều 9 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định về thay đổi thông tin đăng ký thuế.
Căn cứ các quy định của pháp luật về đăng ký thuế nêu trên thì cá nhân được cấp một mã số thuế duy nhất, không thay đổi trong suốt cuộc đời của cá nhân đó và dùng để khai thuế, nộp thuế cho tất cả các loại thuế mà cá nhân phải nộp.
Trường hợp cá nhân đã được cấp mã số thuế thu nhập cá nhân, sau đó cá nhân có thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và được cấp chứng minh nhân dân mới và số chứng minh nhân dân mới (09 số tự nhiên hoặc 12 số tự nhiên) theo địa bàn cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi chuyển đến, hoặc được cấp số định danh cá nhân theo quy định của Luật Căn cước công dân số 59/2014/QH13, thì cá nhân đó phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế hiện hành. Không được cấp mã số thuế thu nhập cá nhân mới theo số chứng minh nhân dân mới hoặc số định danh cá nhân mới.
Trường hợp cơ quan thuế địa phương nơi người nộp thuế chuyển đến đã cấp mã số thuế mới cho người nộp thuế theo số chứng minh thư mới hoặc số định danh cá nhân mới phải có trách nhiệm thực hiện thu hồi mã số thuế đã cấp không đúng nguyên tắc trên, đồng thời hướng dẫn và hỗ trợ người nộp thuế sử dụng mã số thuế đã được cấp để thực hiện kê khai, nộp thuế hoặc khấu trừ các thu nhập phát sinh theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành.
Tổng cục Thuế thông báo để các Cục Thuế địa phương biết, thực hiện đúng quy định./.

Xem thêm: http://baochinhphu.vn/Tra-loi-cong-dan/Ca-nhan-co-2-ma-so-thue-khai-nop-thue-the-nao/369185.vgp

Cập nhật CCCD mới theo MST cũ

Sau khi thực hiện thủ tục hủy MST thứ hai, người nộp thuế tiến hành cập nhật thông tin CCCD mới theo MST đầu tiên bằng một trong các cách sau:
Cách 1: Người lao động thực hiện cập nhật CCCD trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc qua tài khoản đăng ký giao dịch điện tử
Cách 2: Yêu cầu công ty chi trả thủ nhập cập nhật thông tin MST và gửi qua thuedientu.gdt.gov.vn

Dịch vụ hủy mã số thuế cá nhân: Trường hợp khách hàng không nắm rõ quy định hoặc không có thời gian xử lý khi có hai mã số thuế có thể liên hệ dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ hỗ trợ toàn bộ bao gồm quá trình huỷ mã số thuế cấp sau, cập nhật thông tin CCCD theo mã số thuế cũ cho khách hàng.

Câu hỏi thường gặp
1. Thủ tục hủy mã số thuế cá nhân thứ 2? Để tra mã số thuế cá nhân thứ 2 khách hàng truy cập trang http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstcn.jsp và nhập số CMND/CCCD để tra mã số thuế sau đó xác định mã số thuế thứ hai là mã số thuế được cấp sau. Sau đó gửi 24/ĐK-TCT theo thông tư 105/2020/TT-BTC tới cơ quan thuế quản lý để hủy mã số thuế cá nhân.
2. Hủy mã số thuế online? Hiện tại, việc hủy mã số thuế cá nhân online chưa thể thực hiện. Tuy nhiên, khách hàng có thể gửi hồ sơ hủy mã số thuế cá nhân thứ 2 qua đường bưu chính (chuyển phát nhanh)

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Tài khoản giao dịch thuế điện tử là gì? Tài khoản giao dịch thuế điện tử là tài khoản của người nộp thuế (NNT) thu nhập cá nhân. Tài khoản giao dịch thuế điện tử có tác dụng giúp cho NNT có thể thực hiện các thủ tục liên quan tới thuế TNCN như: thay đổi thông tin đăng ký thuế, quyết toán thuế TNCN, hoàn thuế TNCN mà không cần phải trực tiếp tới cơ quan thuế.

Hướng dẫn đăng ký tài khoản giao dịch thuế điện tử

Để đăng ký tài khoản giao dịch thuế điện tử, khách hàng có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Trong bài viết này, LVNLAW sẽ hướng dẫn một số cách đăng ký tài khoản thuế điện tử như sau:

Cách 1: Đăng ký qua Cổng dịch vụ công quốc gia (Cổng DVCQG) tại địa chỉ https://dichvucong.gov.vn và chọn mục “Đăng ký“. Tại phương thức đăng ký chọn “Công dân“, Xác minh mức độ trung bình (IAL2) chọn “Thuê bao di động” và làm theo hướng dẫn trên hệ thống.

Sau khi đăng ký thành công, khách hàng đăng nhập vào trang và chọn “Thanh toán trực tuyến” > “Khai và nộp thuế cá nhân” và chọn “Đăng ký thuế“. Nếu thông tin MST đã có trên hệ thống thì hệ thống sẽ chuyển sang trang đăng ký thuế. Nếu chưa có, khách hàng nhập thông tin mã số thuế để hệ thống ghi nhận MST cá nhân.

Website chuyển về trang đăng ký thuế, khách hàng kiểm tra lại các thông tin như số giấy tờ, email, số điện thoại và làm theo hướng dẫn trên hệ thống. Sau khi hoàn thành hệ thống sẽ gửi về mail đăng ký ID (là MST cá nhân) và mật khẩu. Sau khi có thông tin này, khách hàng có thể truy cập eTax hoặc trang thuế điện tử để thực hiện các thủ tục khác một cách bình thường.

Cách 2: Đăng ký qua trang thuế điện tử tại địa chỉ https://canhan.gdt.gov.vn. Khách hàng truy cập trang, chọn “Đăng ký” nhập thông tin MST và làm theo hướng dẫn trên hệ thống. Trường hợp này sau khi đăng ký khách hàng cần liên hệ trực tiếp cơ quan thuế để cán bộ in tờ khai, ký và nộp lại tại cơ quan thuế. Sau đó tài khoản sẽ được gửi vào mail giống cách 1.

Cách 3: Đăng ký trực tiếp tại cơ quan thuế. NNT nộp Tờ khai mẫu 01/ĐK-TĐT (Ban hành kèm theo Thông tư số 110/2015/TT-BTC) và Giấy tờ tùy thân như CMND hoặc Thẻ CCCD tại Bộ phận một cửa.

Các thủ tục thực hiện bằng tài khoản giao dịch thuế điện tử: Sau khi đăng ký tài khoản giao dịch thuế điện tử, NNT có thể sử dụng tài khoản giao dịch thuế điện tử với một số chức năng sau:
– Đăng nhập tài khoản bằng eTax và tra cứu các thông tin về quyết toán thuế, người phụ thuộc, MST người phụ thuộc.
– Thực hiện thay đổi thông tin đăng ký thuế (cập nhật thông tin email, số điện thoại, số giấy tờ cá nhân CMND/CCCD
– Thực hiện thủ tục quyết toán thuế, hoàn thuế TNCN

Sau khi có tài khoản giao dịch thuế điện tử khách hàng có thể đăng nhập eTax Mobile và thực hiện một số tiện ích phần mềm cung cấp.

1.Việc đăng ký tài khoản giao dịch thuế điện tử có bắt buộc? Việc đăng ký tài khoản giao dịch thuế điện tử là không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu đăng ký tài khoản thì một số thủ tục trong lĩnh vực thuế sẽ được thực hiện thuận tiện hơn
2. Đọc hướng dẫn mà vẫn chưa làm được? Trường hợp khách hàng đã tham khảo hướng dẫn mà vẫn chưa làm được hoặc không muốn thực hiện thì có thể liên hệ LVNLAW để cung cấp dịch vụ đăng ký tài khoản giao dịch thuế điện tử.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Thời điểm lập hóa đơn theo nghị định 123/2020/NĐ-CP được quy định tại điều 9 cụ thể như sau:

Điều 9. Thời điểm lập hóa đơn
1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụthời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:
a) Đối với các trường hợp cung cấp dịch vụ với số lượng lớn, phát sinh thường xuyên, cần có thời gian đối soát số liệu giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và khách hàng, đối tác như trường hợp cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không, cung ứng nhiên liệu hàng không cho các hãng hàng không, hoạt động cung cấp điện (trừ đối tượng quy định tại điểm h khoản này), nước, dịch vụ truyền hình, dịch vụ bưu chính chuyển phát (bao gồm cả dịch vụ đại lý, dịch vụ thu hộ, chi hộ), dịch vụ viễn thông (bao gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng), dịch vụ logistic, dịch vụ công nghệ thông tin (trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này) được bán theo kỳ nhất định, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 07 của tháng sau tháng phát sinh việc cung cấp dịch vụ hoặc không quá 07 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ quy ước. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ với người mua.
b) Đối với dịch vụ viễn thông (bao gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng), dịch vụ công nghệ thông tin (bao gồm dịch vụ trung gian thanh toán sử dụng trên nền tảng viễn thông, công nghệ thông tin) phải thực hiện đối soát dữ liệu kết nối giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối.
Trường hợp cung cấp dịch vụ viễn thông (bao gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng) thông qua bán thẻ trả trước, thu cước phí hòa mạng khi khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ mà khách hàng không yêu cầu xuất hóa đơn GTGT hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế thì cuối mỗi ngày hoặc định kỳ trong tháng, cơ sở kinh doanh dịch vụ lập chung một hóa đơn GTGT ghi nhận tổng doanh thu phát sinh theo từng dịch vụ người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.
c) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
d) Đối với tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng:
d.1) Trường hợp chưa chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: Có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì thời điểm lập hóa đơn là ngày thu tiền hoặc theo thỏa thuận thanh toán trong hợp đồng.
d.2) Trường hợp đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
đ) Thời điểm lập hóa đơn đối với các trường hợp tổ chức kinh doanh mua dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế chậm nhất không quá 05 ngày kế tiếp kể từ ngày chứng từ dich vụ vận tải hàng không xuất ra trên hệ thống website và hệ thống thương mại điện tử.
e) Đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác và chế biến dầu thô: Thời điểm lập hóa đơn bán dầu thô, condensate, các sản phẩm được chế biến từ dầu thô (bao gồm cả hoạt động bao tiêu sản phẩm theo cam kết của Chính phủ) là thời điểm bên mua và bên bán xác định được giá bán chính thức, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với hoạt động bán khí thiên nhiên, khí đồng hành, khí than được chuyển bằng đường ống dẫn khí đến người mua, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm bên mua, bên bán xác định khối lượng khí giao hàng tháng nhưng chậm nhất không quá 07 ngày kế tiếp kể từ ngày bên bán gửi thông báo lượng khí giao hàng tháng.
Trường hợp thỏa thuận bảo lãnh và cam kết của Chính phủ có quy định khác về thời điểm lập hóa đơn thì thực hiện theo quy định tại thỏa thuận bảo lãnh và cam kết của Chính phủ.
g) Đối với cơ sở kinh doanh thương mại bán lẻ, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo mô hình hệ thống cửa hàng bán trực tiếp đến người tiêu dùng nhưng việc hạch toán toàn bộ hoạt động kinh doanh được thực hiện tại trụ sở chính (trụ sở chính trực tiếp ký hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ từng cửa hàng xuất cho khách hàng xuất qua hệ thống máy tính tiền của từng cửa hàng đứng tên trụ sở chính), hệ thống máy tính tiền kết nối với máy tính chưa đáp ứng điều kiện kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế, từng giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống có in Phiếu tính tiền cho khách hàng, dữ liệu Phiếu tính tiền có lưu trên hệ thống và khách hàng không có nhu cầu nhận hóa đơn điện tử thì cuối ngày cơ sở kinh doanh căn cứ thông tin từ Phiếu tính tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho các giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống trong ngày, trường hợp khách hàng yêu cầu lập hóa đơn điện tử thì cơ sở kinh doanh lập hóa đơn điện tử giao cho khách hàng.
h) Đối với hoạt động bán điện của các công ty phát điện trên thị trường điện thì thời điểm lập hóa đơn điện tử được xác định căn cứ thời điểm về đối soát số liệu thanh toán giữa đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, đơn vị phát điện và đơn vị mua điện theo quy định của Bộ Công Thương hoặc hợp đồng mua bán điện đã được Bộ Công Thương hướng dẫn, phê duyệt nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn kê khai, nộp thuế đối với tháng phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định pháp luật về thuế. Riêng hoạt động bán điện của các công ty phát điện có cam kết bảo lãnh của Chính phủ về thời điểm thanh toán thì thời điểm lập hóa đơn điện tử căn cứ theo bảo lãnh của Chính phủ, hướng dẫn và phê duyệt của Bộ Công Thương và các hợp đồng mua bán điện đã được ký kết giữa bên mua điện và bên bán điện.
i) Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là thời điểm kết thúc việc bán xăng dầu theo từng lần bán. Người bán phải đảm bảo lưu trữ đầy đủ hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh, cá nhân kinh doanh và đảm bảo có thể tra cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
k) Đối với trường hợp cung cấp dịch vụ vận tải hàng không, dịch vụ bảo hiểm qua đại lý, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 10 của tháng sau tháng phát sinh.
l) Trường hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, dịch vụ chuyển tiền qua ví điện tử, dịch vụ ngừng và cấp điện trở lại của đơn vị phân phối điện cho người mua là cá nhân không kinh doanh (hoặc cá nhân kinh doanh) nhưng không có nhu cầu lấy hóa đơn thì cuối ngày hoặc cuối tháng đơn vị thực hiện xuất hóa đơn tổng căn cứ thông tin chi tiết từng giao dịch phát sinh trong ngày, trong tháng tại hệ thống quản lý dữ liệu của đơn vị. Đơn vị cung cấp dịch vụ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác nội dung thông tin giao dịch và cung cấp bảng tổng hợp chi tiết dịch vụ cung cấp khi cơ quan chức năng yêu cầu. Trường hợp khách hàng yêu cầu lấy hóa đơn theo từng giao dịch thì đơn vị cung cấp dịch vụ phải lập hóa đơn giao cho khách hàng.
m) Đối với kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có sử dụng phần mềm tính tiền theo quy định của pháp luật:
– Tại thời điểm kết thúc chuyến đi, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có sử dụng phần mềm tính tiền thực hiện gửi các thông tin của chuyến đi cho khách hàng và gửi về cơ quan thuế theo định dạng dữ liệu của cơ quan thuế. Các thông tin gồm: tên đơn vị kinh doanh vận tải, biển kiểm soát xe, cự ly chuyến đi (tính theo km) và tổng số tiền hành khách phải trả.
– Trường hợp khách hàng lấy hóa đơn điện tử thì khách hàng cập nhật hoặc gửi các thông tin đầy đủ (tên, địa chỉ, mã số thuế) vào phần mềm hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ. Căn cứ thông tin khách hàng gửi hoặc cập nhật, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có sử dụng phần mềm tính tiền thực hiện gửi hóa đơn của chuyến đi cho khách hàng, đồng thời chuyển dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
n) Đối với cơ sở y tế kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh có sử dụng phần mềm quản lý khám chữa bệnh và quản lý viện phí, từng giao dịch khám, chữa bệnh và thực hiện các dịch vụ chụp, chiếu, xét nghiệm có in phiếu thu tiền (thu viện phí hoặc tiền khám, xét nghiệm) và có lưu trên hệ thống công nghệ thông tin, nếu khách hàng (người đến khám, chữa bệnh) không có nhu cầu lấy hóa đơn thì cuối ngày cơ sở y tế căn cứ thông tin khám, chữa bệnh và thông tin từ phiếu thu tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho các dịch vụ y tế thực hiện trong ngày, trường hợp khách hàng yêu cầu lập hóa đơn điện tử thì cơ sở y tế lập hóa đơn điện tử giao cho khách hàng.
o) Đối với hoạt động thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng ngày lập hóa đơn điện tử là ngày xe lưu thông qua trạm thu phí. Trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ thu phí đường bộ theo hình thức điện tử không dừng có một hoặc nhiều phương tiện cùng sử dụng dịch vụ nhiều lần trong tháng, đơn vị cung cấp dịch vụ có thể lập hóa đơn điện tử theo định kỳ, ngày lập hóa đơn điện tử chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh dịch vụ thu phí. Nội dung hóa đơn liệt kê chi tiết từng lượt xe lưu thông qua các trạm thu phí (bao gồm: thời gian xe qua trạm, giá phí sử dụng đường bộ của từng lượt xe).

Theo đó, có thời điểm xuất hoá đơn thể tóm tắt như sau:
Bán hàng: thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua
Cung cấp dịch vụ: ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ
Cung cấp dịch vụ thu tiền trước: ngày thu tiền
Cấp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình: Không quá 7 ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua.
Xây dựng, lắp đặt: Thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
Trường hợp tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
Bán xăng dầu: gày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.

Phạt khi xuất hóa đơn không đúng thời điểm: Đối với trường hợp xuất hoá đơn không đúng thời điểm bị xử phạt theo quy định của nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:

Điều 24. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;
b) Lập hóa đơn liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng khác quyển (dùng quyển có số thứ tự lớn hơn và chưa dùng quyển có số thứ tự nhỏ hơn) và tổ chức, cá nhân sau khi phát hiện ra đã hủy các quyển hóa đơn có số thứ tự nhỏ hơn;
c) Lập sai loại hóa đơn theo quy định đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, bên bán và bên mua phát hiện việc lập sai loại hóa đơn và lập lại loại hóa đơn đúng theo quy định trước khi cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
b) Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3 Điều này;
b) Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định, trừ trường hợp phạt cảnh cáo theo điểm b khoản 1 Điều này;
c) Lập hóa đơn ghi ngày trên hóa đơn trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế;
d) Lập sai loại hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, trừ trường hợp phạt cảnh cáo theo điểm c khoản 1 Điều này;
đ) Lập hóa đơn điện tử khi chưa có thông báo chấp thuận của cơ quan thuế hoặc trước ngày cơ quan thuế chấp nhận việc sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế;
e) Lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp lập hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày thông báo tạm ngừng kinh doanh;
g) Lập hóa đơn điện tử từ máy tính tiền không có kết nối, chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định, trừ hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lập hóa đơn theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 4, khoản 5 Điều này khi người mua có yêu cầu.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com