Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Cập nhật kiến thức y khoa liên tục là gì? Theo quy định tại điều 22 luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về cập nhật kiến thức y khoa liên tục như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
14. Cập nhật kiến thức y khoa liên tục là việc bổ sung kiến thức, kỹ năng về y khoa phù hợp với phạm vi hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Điều 22. Cập nhật kiến thức y khoa liên tục
1. Người hành nghề thuộc một trong các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng có trách nhiệm cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp với phạm vi hành nghề.
2. Các hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục bao gồm:
a) Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, hội nghị, hội thảo về y khoa phù hợp với phạm vi hành nghề;
b) Tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh;
c) Thực hiện các nghiên cứu khoa học, giảng dạy về y khoa thuộc phạm vi hành nghề;
d) Tự cập nhật kiến thức y khoa và các hình thức khác.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tạo điều kiện để người hành nghề được cập nhật kiến thức y khoa liên tục.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Điều này.
Thời gian cập nhật kiến thức y khoa liên tục: Thời gian cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định tại điều 3 thông tư 32/2023/TT-BYT là 120 giờ/5 năm liên tục
Điều 3. Thời gian cập nhật kiến thức y khoa liên tục
1. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục tối thiểu 120 giờ tín chỉ trong 05 năm liên tục (01 giờ tín chỉ đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn tương đương với 01 tiết học).
2. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tham gia một trong các hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục quy định tại các Điều 4, 5, 6 và Điều 7 Thông tư này sau khi quy đổi sang giờ tín chỉ sẽ được cộng các hình thức để tính tổng thời gian cập nhật kiến thức y khoa liên tục.
Chứng chỉ đào tạo liên tục:
– Tập huấn, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn trong và ngoài nước theo hình thức tập trung hoặc trực tuyến (E-learning) được cấp chứng chỉ, chứng nhận, xác nhận: thời gian tham gia đào tạo liên tục được tính theo thực tế chương trình đào tạo.
Giấy chứng nhận đào tạo liên tục
1. Tập huấn, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn trong và ngoài nước theo hình thức tập trung hoặc trực tuyến (E-learning) được cấp chứng chỉ, chứng nhận, xác nhận: thời gian tham gia đào tạo liên tục được tính theo thực tế chương trình đào tạo.
2. Hội thảo, hội nghị, tọa đàm khoa học trong và ngoài nước về lĩnh vực chuyên môn y tế có xác nhận của đơn vị chủ trì tổ chức căn cứ vào chương trình của hội thảo, hội nghị, tọa đàm: thời gian tham gia đào tạo được tính cho người chủ trì hoặc có bài trình bày tối đa 8 tiết học và người tham dự tối đa 4 tiết học cho mỗi hội thảo/hội nghị/tọa đàm.
3. Thực hiện nghiên cứu khoa học; hướng dẫn luận án, luận văn; viết bài báo khoa học đã được công bố theo quy định: được tính tối đa 12 tiết học cho người hướng dẫn luận án, chủ trì/thư ký đề tài cấp Nhà nước hoặc cấp Bộ; 8 tiết học cho hướng dẫn luận văn hoặc chủ trì/thư ký đề tài cấp cơ sở (tính tại thời điểm luận văn được bảo vệ thành công hoặc đề tài được nghiệm thu đạt).
4. Biên soạn giáo trình chuyên môn được tính tối đa không quá 8 tiết đối với 1 tài liệu do người đứng đầu đơn vị xem xét (tính vào thời điểm xuất bản); cán bộ y tế không phải là giảng viên của cơ sở giáo dục tham gia giảng dạy liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ được tính theo thời gian thực tế.
Các hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục: Các hình thức đào tạo từ điều 4 tới điều 7 thông tư 32/2023/TT-BYT
Điều 4. Cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, hội nghị, hội thảo về y khoa phù hợp với phạm vi hành nghề
1. Cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn:
a) Khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về khám bệnh, chữa bệnh là các khoá đào tạo có chương trình, tài liệu đào tạo được xây dựng, thẩm định và ban hành theo quy định của Thông tư này;
b) Các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn được tổ chức theo hình thức trực tiếp hoặc trực tiếp kết hợp trực tuyến phù hợp với nội dung chuyên môn của từng khóa học;
c) Đơn vị tổ chức là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở giáo dục tham gia đào tạo nhân lực y tế, tổ chức xã hội – nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh;
d) Cơ sở cập nhật kiến thức y khoa liên tục xây dựng kế hoạch tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và công khai trên Trang thông tin điện tử của cơ sở trước khi tổ chức;
đ) Chương trình cập nhật kiến thức y khoa liên tục phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đã được phê duyệt cho cơ sở cập nhật kiến thức y khoa liên tục hoặc phù hợp với trình độ đào tạo các ngành, chuyên ngành về khám bệnh chữa bệnh của cơ sở giáo dục đã được giao nhiệm vụ đào tạo. Chương trình cập nhật kiến thức y khoa liên tục xây dựng theo hướng dẫn tại Phụ lục số III ban hành kèm theo Thông tư này và được rà soát, cập nhật thường xuyên bảo đảm tính khoa học, phù hợp với nhu cầu thực tiễn;
e) Tài liệu cập nhật kiến thức y khoa liên tục được xây dựng trên cơ sở chương trình đã được ban hành và theo hướng dẫn tại Phụ lục số III ban hành kèm theo Thông tư này. Tài liệu cần được rà soát, cập nhật thường xuyên bảo đảm tính khoa học, phù hợp với nhu cầu thực tiễn;
g) Cơ sở cập nhật kiến thức y khoa liên tục được sử dụng các chương trình, tài liệu của cơ sở khác đã được ban hành khi được cơ sở đó đồng ý bằng văn bản;
h) Người đứng đầu cơ sở cập nhật kiến thức y khoa liên tục lựa chọn và bố trí đủ giảng viên đáp ứng theo yêu cầu của chương trình đào tạo;
i) Chứng nhận tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn: Người hành nghề sau khi hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn được cấp giấy chứng nhận theo Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức tham gia hội nghị, hội thảo:
a) Hội nghị, hội thảo về y khoa là một sự kiện do các cơ sở cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong khám bệnh, chữa bệnh tổ chức thực hiện có nội dung liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh;
b) Đơn vị chủ trì tổ chức: Có phạm vi hoạt động chuyên môn được cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp nội dung hội nghị, hội thảo;
c) Chủ đề và nội dung: Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của đơn vị chủ trì tổ chức;
d) Báo cáo viên: Có phạm vi hành nghề phù hợp với nội dung bài báo cáo và chủ đề của hội nghị, hội thảo;
đ) Hình thức tổ chức: Trực tiếp hoặc trực tuyến;
e) Chứng nhận tham gia hội nghị, hội thảo: Người hành nghề tham gia hội nghị, hội thảo được đơn vị chủ trì tổ chức hội nghị, hội thảo cấp giấy chứng nhận theo Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh
1. Biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh là tham gia các ban hoặc tổ chuyên môn soạn thảo giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn, quy trình chuyên môn có nội dung về khám bệnh, chữa bệnh và được Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo ban hành.
2. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chủ trì hoặc tham gia các ban hoặc tổ chuyên môn soạn thảo giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn có nội dung về khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với phạm vi hành nghề chuyên môn và đã được được Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo ban hành.
3. Chứng nhận tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn: Người hành nghề chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn quy trình chuyên môn được Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo tính giờ tín chỉ và cấp giấy chứng nhận theo Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 6. Cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức thực hiện các nghiên cứu khoa học, giảng dạy về y khoa thuộc phạm vi hành nghề
1. Cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức thực hiện các nghiên cứu khoa học thuộc phạm vi hành nghề:
a) Người hành nghề chủ trì hoặc tham gia nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở, cấp bộ, cấp tỉnh và cấp Nhà nước hoặc sáng kiến cải tiến kỹ thuật, viết bài báo khoa học trong và ngoài nước có nội dung về khám bệnh, chữa bệnh, phù hợp với phạm vi hành nghề. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã có quyết định nghiệm thu, sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã được công nhận, bài báo khoa học đã được công bố trên các tạp chí khoa học, bản tin, đặc san ở trong và ngoài nước;
b) Chứng nhận thực hiện các nghiên cứu khoa học: Người hành nghề hoàn thành nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, viết bài báo khoa học được Thủ trưởng đơn vị chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp, sáng kiến cải tiến kỹ thuật tính giờ tín chỉ và được cấp giấy chứng nhận theo Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức giảng dạy về y khoa thuộc phạm vi hành nghề:
a) Giảng dạy về y khoa là hoạt động truyền đạt kiến thức, kỹ năng, thái độ trong khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề;
b) Người hành nghề được phân công hoặc mời tham gia giảng dạy các khóa đào tạo cấp văn bằng hoặc các khóa đào tạo để cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận trong lĩnh vực sức khỏe có nội dung đào tạo phù hợp với phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
c) Chứng nhận tham gia giảng dạy về y khoa: Người hành nghề tham gia giảng dạy về y khoa thuộc phạm vi hành nghề được Thủ trưởng đơn vị tổ chức giảng dạy tính giờ tín chỉ dựa trên minh chứng người hành nghề đã tham gia giảng dạy và cấp giấy chứng nhận theo Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức tự cập nhật kiến thức y khoa và các hình thức khác
1. Tự cập nhật kiến thức y khoa là quá trình tự tìm hiểu, tư duy, nghiên cứu các kiến thức, kỹ năng về y khoa phù hợp với phạm vi chuyên môn của người hành nghề.
2. Hình thức tự cập nhật kiến thức y khoa và các hình thức khác bao gồm:
a) Người hành nghề tham gia hướng dẫn luận văn, luận án có nội dung phù hợp với phạm vi hành nghề và luận văn, luận án do người hành nghề hướng dẫn đã được Hội đồng đánh giá luận văn, luận án cấp trường thông qua;
b) Người hành nghề tham gia các hội đồng đánh giá luận văn, luận án; hội đồng nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp; hội đồng chuyên môn thẩm định chương trình và tài liệu đào tạo có nội dung về khám bệnh chữa bệnh phù hợp với phạm vi hành nghề, hội đồng giám định, hội đồng sai sót chuyên môn;
c) Người hành nghề tham gia các hoạt động sinh hoạt chuyên môn về lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với phạm vi hành nghề bao gồm: hội chẩn ca bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp, phân tích ca bệnh;
d) Tham gia các khóa đào tạo cấp văn bằng trong và ngoài nước (không bao gồm thời gian gia hạn học tập) phù hợp với phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Tham gia các khóa đào tạo để cấp chứng chỉ: chuyên khoa cơ bản, chuyên khoa sâu, kỹ thuật chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật phù hợp với phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; 3. Chứng nhận tự cập nhật kiến thức y khoa và các hình thức khác: Người hành nghề tự cập nhật kiến thức y khoa và các hình thức khác được Thủ trưởng đơn vị chủ trì các hoạt động hoặc quản lý trực tiếp người hành nghề cấp giấy chứng nhận theo Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này
PHỤ LỤC SỐ I
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
BẢNG QUY ĐỔI VÀ TÍNH SỐ GIỜ TÍN CHỈ THEO CÁC HÌNH THỨC CẬP NHẬT KIẾN THỨC Y KHOA LIÊN TỤC TRONG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Số TT | Hình thức cập nhật và nội dung quy đổi | Cách quy đổi | Ghi chú |
1 | Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, hội nghị, hội thảo về y khoa phù hợp với phạm vi hành nghề | ||
1.1. | 1.1. Các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn: | ||
– Học viên – Giảng viên | 1 tiết = 1 giờ tín chỉ | ||
1.2. | Hội nghị, hội thảo chuyên môn (mỗi buổi 4 giờ, kể cả giờ nghỉ giải lao; mỗi báo cáo ít nhất 30 phút): | ||
– Chủ trì | 2 giờ tín chỉ/buổi | ||
– Báo cáo viên | 2 giờ tín chỉ/báo cáo | Kể cả thời gian chuẩn bị báo cáo | |
– Đại biểu | 1,5 giờ tín chỉ/buổi | ||
2 | Tham gia soạn thảo quy trình chuyên môn | ||
– Trưởng và Phó ban hoặc tổ soạn thảo – Thành viên ban soạn thảo hoặc tổ biên tập | 5 giờ tín chỉ/giáo trình, tài liệu 2 giờ tín chỉ/giáo trình, tài liệu | ||
2.2. | Tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật ban hành quy trình chuyên môn: | ||
– Trưởng và Phó ban hoặc tổ soạn thảo | 5 giờ tín chỉ/văn bản | ||
– Thành viên ban soạn thảo hoặc tổ biên tập | 3 giờ tín chỉ/văn bản | ||
3 | Thực hiện các nghiên cứu khoa học, giảng dạy về y khoa thuộc phạm vi hành nghề | ||
3.1 | Tham gia các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật về khám bệnh, chữa bệnh: | ||
– Chủ trì/thư ký nhiệm vụ khoa học và công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật cấp Nhà nước hoặc cấp Bộ/Tỉnh. | 12 giờ tín chỉ/nhiệm vụ hoặc sáng kiến | ||
– Chủ trì/thư ký nhiệm vụ khoa học và công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật cấp cơ sở | 8 giờ tín chỉ/nhiệm vụ hoặc sáng kiến | ||
– Thành viên tham gia nhiệm vụ khoa học và công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật các cấp. | 4 giờ tín chỉ/nhiệm vụ hoặc sáng kiến | ||
3.2. | Công bố bài báo khoa học quốc tế: | ||
– Tác giả thứ nhất/người chịu trách nhiệm chính | 8 giờ tín chỉ/1 bài báo | ||
– Tác giả thứ hai và tiếp theo | 2 giờ tín chỉ/1 bài báo | ||
3.3 | Công bố bài báo khoa học trong nước: | ||
– Tác giả thứ nhất/người chịu trách nhiệm chính | 4 giờ tín chỉ/1 bài báo | ||
– Tác giả thứ hai và tiếp theo | 1 giờ tín chỉ/1 bài báo | ||
3.4 | Tham gia giảng dạy về y khoa thuộc phạm vi hành nghề | 1 tiết = 1 giờ tín chỉ. | Kể cả thời gian chuẩn bị bài giảng |
4 | Tự cập nhật kiến thức y khoa và các hình thức khác | ||
4.1 | Hướng dẫn luận văn | 4 giờ tín chỉ/ 1 luận văn | |
4.2 | Hướng dẫn luận án | 4 giờ tín chỉ/năm/1 luận án | |
4.3 | Tham gia các hội đồng (đánh giá luận văn, luận án, nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thẩm định chương trình và tài liệu), hội đồng giám định, hội đồng sai sót chuyên môn: | ||
– Chủ tịch | 3 giờ tín chỉ/ 1 hội đồng; | ||
– Thư ký/phản biện | 2 giờ tín chỉ/1 hội đồng; | ||
– Thành viên | 1 giờ tín chỉ/1 hội đồng. | ||
4.4 | Tham gia hoạt động sinh hoạt chuyên môn | ||
– Hội chẩn ca bệnh | 1 giờ tín chỉ/ca bệnh | ||
– Phân tích ca bệnh | |||
4.5 | Đang tham gia các khóa đào tạo cấp văn bằng trong và ngoài nước (không bao gồm thời gian gia hạn học tập) | 24 giờ tín chỉ/năm | |
4.6 | Đang tham gia các khóa đào tạo để cấp chứng chỉ: chuyên khoa cơ bản, chuyên khoa sâu, kỹ thuật chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật phù hợp với phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. | 1 tiết = 1 giờ tín chỉ. |
Mức phạt khi không cập nhật kiến thức y khoa liên tục: Theo điều 29 luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định trường hợp không cập nhật kiến thức y khoa liên tục có thể bị thu hồi chứng chỉ hành nghề (Tuy nhiên tại điều 33, 34 luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 lại không quy định vấn đề này)
Điều 29. Thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hành nghề
đ) Người hành nghề không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong thời gian 02 năm liên tiếp;
Trước đó, tại thông báo số 4071/SYT-QLHNYDTN do SYT Hà Nội ban hành ngày 14/09/2022 quy định:
Thực hiện Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 và Thông tư số 26/2020/TT-BYT ngày 28/12/2020 của Bộ Y tế hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế. Sở Y tế thông báo đến các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội nội dung sau:
Kể từ ngày 29/8/2022, Sở Y tế Hà Nội sẽ không tiếp nhận: Hồ sơ cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; Hồ sơ xác nhận nội dung quảng cáo khám bệnh, chữa bệnh khi người hành nghề không có giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo đúng quy định.
Tuy nhiên, theo LVNLAW đánh giá đây là một văn bản vi phạm quy định tại nghị định 61/2018/NĐ-CP về cơ chế một cửa như sau:
Điều 5. Những hành vi không được làm trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông
1. Cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại trụ sở Bộ phận Một cửa và tại cơ quan có thẩm quyền không được thực hiện các hành vi sau đây:
đ) Từ chối thực hiện, kéo dài thời gian giải quyết thủ tục hành chính hoặc tự ý yêu cầu bổ sung hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật;
Theo luật ban hành văn bản pháp luật thì thông báo của Sở Y Tế không phải là văn bản pháp luật. Vì vậy, việc yêu cầu đơn vị bổ sung hồ sơ theo quy định tại thông báo của Sở Y Tế là không có cơ sở.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!