Tổng hợp Hợp đồng thuê bảo vệ mẫu mới

Hợp đồng thuê bảo vệ thực chất là hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo vệ, theo đó, bạn có thể hiểu hợp đồng này là văn bản được cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức sử dụng để ghi nhận sự thỏa thuận của các bên, trong đó, bên bảo vệ có nghĩa vụ thực hiện việc bảo vệ tại một hoặc một số địa điểm nhất định trong một thời gian xác định theo yêu cầu của bên thuê và bên thuê có trách nhiệm trả tiền thuê (thực chất là tiền sử dụng dịch vụ) cho bên bảo vệ.

Hợp đồng thuê bảo vệ MẪU SỐ 1: 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————

……….., ngày…. tháng…. năm…..

HỢP ĐỒNG THUÊ BẢO VỆ

(Số:……/HĐT-……..)

– Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;

– Căn cứ…;

– Căn cứ khả năng và nhu cầu của các bên.

Hôm nay, ngày…. tháng…. năm…… tại địa chỉ…………….., chúng tôi gồm:

Bên Bảo vệ (Bên A):

Họ và tên:……………………………….                       Sinh năm:………

CMND/CCCD số:……………….. do CA…………. cấp ngày… tháng…. năm…….

Địa chỉ thường trú:………………………………

Nơi cư trú hiện tại:…………………………….

Số điện thoại liên hệ:……………………..

(Nếu là tổ chức thì trình bày những nội dung sau:

Tên công ty:………………………………………

Địa chỉ trụ sở:……………………………………….

Giấy CNĐKDN số:…………………. do Sở Kế hoạch đầu tư………. cấp ngày… tháng…. năm…..

Hotline:…………………..               Số Fax/email (nếu có):…………………

Người đại diện theo pháp luật:

Ông/Bà…………………….                       Sinh năm:………

Chức vụ:……………………..          Căn cứ đại diện:……………….

Địa chỉ thường trú:…………………………….

Nơi cư trú hiện tại:…………………………….

Số điện thoại liên hệ:……………………….)

Số TK:…………….- Chi nhánh…………- Ngân hàng……………

Và:

Bên Thuê (Bên B):

Họ và tên:……………………………….                       Sinh năm:………

CMND/CCCD số:……………….. do CA…………. cấp ngày… tháng…. năm…….

Địa chỉ thường trú:………………………………

Nơi cư trú hiện tại:…………………………….

Số điện thoại liên hệ:……………………..

(Nếu là tổ chức thì trình bày những nội dung sau:

Tên công ty:………………………………………

Địa chỉ trụ sở:……………………………………….

Giấy CNĐKDN số:…………………. do Sở Kế hoạch đầu tư………. cấp ngày… tháng…. năm…..

Hotline:…………………..               Số Fax/email (nếu có):…………………

Người đại diện theo pháp luật:Ông/Bà…………………….                       Sinh năm:………

Chức vụ:……………………..          Căn cứ đại diện:……………….

Địa chỉ thường trú:…………………………….

Nơi cư trú hiện tại:…………………………….

Số điện thoại liên hệ:……………………….)

Số TK:…………….- Chi nhánh…………- Ngân hàng……………

Cùng thỏa thuận ký kết Hợp đồng thuê bảo vệ số……………. ngày…./…../…… để ghi nhận việc Bên A sẽ thực hiện việc bảo vệ cho……….. tại……….. theo yêu cầu của Bên B trong thời gian từ ngày…./…./…. đến hết ngày…./……/…….. tại địa điểm………….. (địa điểm ký kết hợp đồng) với tổng giá trị là………….. VNĐ (Bằng chữ:…………………… Việt Nam Đồng). Nội dung Hợp đồng cụ thể như sau:

Điều 1.  Công việc phải thực hiện

Bên A đồng ý thực hiện những công việc bảo vệ dưới đây:

……………………………………

Cho Bên B trong thời gian từ ngày…./…../…… đến hết ngày…/…./…..

Để bảo vệ …………………………(an ninh cho Nhà hàng…../…)

Kết quả công việc sẽ được xem xét dựa trên các tiêu chí sau:

…………………………………………

Điều 2. Giá và phương thức thanh toán

Bên A đồng ý thực hiện công việc đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này cho bên B với giá là………………… VNĐ (Bằng chữ:………………….. Việt Nam Đồng).

Số tiền trên đã bao gồm:……………………………. Và chưa bao gồm:…………………………………

Toàn bộ số tiền đã xác định ở trên sẽ được Bên B thanh toán cho Bên A qua …. đợt, cụ thể từng đợt như sau:

– Đợt 1. Thanh toán số tiền là……………. VNĐ (bằng chữ:………………….. Việt Nam Đồng) khi……………….. có biên bản kèm theo. Việc thanh toán được thực hiện theo phương thức…………… (chuyển khoản qua ngân hàng/trả tiền mặt/…).

– Đợt 2 . Thanh toán số tiền là……………. VNĐ (bằng chữ:………………….. Việt Nam đồng) khi……………….. có biên bản kèm theo. Việc thanh toán được thực hiện theo phương thức…………… (chuyển khoản qua ngân hàng/trả tiền mặt/…).

– …

Số tiền đã xác định theo nội dung trên sẽ được Bên B trả trực tiếp cho đại diện theo……../… của Bên A, cụ thể là:

Ông:………………………………….                Sinh năm:…………

Chức vụ:………………………

Chứng minh nhân dân số:………………….. do CA………… cấp ngày…./…../…….

Và được chứng minh bằng Biên bản nhận tiền/… có chữ ký của những cá nhân sau:

1.Ông:………………………….                       Sinh năm:…………

Chức vụ:………………………

Chứng minh nhân dân số:………………….. do CA………… cấp ngày…./…../…….

2.Bà:………………………….                          Sinh năm:…………

Chức vụ:………………………

Chứng minh nhân dân số:………………….. do CA………… cấp ngày…./…../…….

(Hoặc:

Gửi qua ngân hàng tới Tài khoản số…………….. Chi nhánh…………….. – Ngân hàng………… có biên lai xác nhận/……… chứng minh)

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng trên nếu có sự thay đổi về giá thị trường/… dẫn tới việc thay đổi/phát sinh các chi phí/…………… thì số tiền chênh lệch/phát sinh trên/… sẽ do Bên …. chịu trách nhiệm.

Điều 3. Thực hiện hợp đồng

1.Thời hạn thực hiện Hợp đồng

Thời hạn thực hiện Hợp đồng này được hai bên thỏa thuận là từ ngày…./…../……. đến hết ngày…/…../…..

Trong trường hợp việc thực hiện hợp đồng bị gián đoạn bởi những trường hợp khách quan, tình thế cấp thiết,…………….  thì thời hạn thực hiện Hợp đồng này được tính theo các quy định/căn cứ sau: …………………

2.Địa điểm và phương thức thực hiện

Bên B có trách nhiệm cung cấp toàn bộ trang bị,… cần thiết cho việc thực hiện công việc đã nêu tại Điều 1 Hợp đồng này cho Bên A tại………….. Tòan bộ số trang bị,… này sẽ được bên B giao cho………. khi…………… và được bên B giao trả lại với tình trạng như khi nhận (không tính hao mòn trong quá trình thực hiện công việc) cho Bên A tại…………….. Việc giao- nhận trên phải được các bên lập thành văn bản có chữ ký của những cá nhân sau:

1.Ông………………………..                           Sinh năm:………..

Chức vụ:…………….

Chứng minh nhân dân số:………………….. Do CA………….. cấp ngày…/…./…….

2.Ông………………………..                           Sinh năm:………..

Chức vụ:…………….

Chứng minh nhân dân số:………………….. Do CA………….. cấp ngày…/…./…….

Toàn bộ công việc đã được xác định tại Điều 1 Hợp đồng này sẽ được Bên A thực hiện trong thời gian:

Từ …giờ …phút đến …giờ ….phút (trong đó có………. nghỉ giải lao/ăn trưa/…) từ thứ hai đến thứ sáu trong các tuần, kéo dài từ ngày…./…./….. đến ngày…./…./……

Trong thời gian thực hiện công việc, Bên A có trách nhiệm……………………..

Kết quả công việc sẽ được kiểm tra và xác nhận bởi:

Ông………………………..                               Sinh năm:………..

Chức vụ:…………….

Chứng minh nhân dân số:………………….. Do CA………….. cấp ngày…/…./…….

Vào ……………………………….

Ngoài ra, ngay sau khi hoàn thành công việc trên, Bên B có trách nhiệm………………………

Điều 4. Đặt cọc

Trong thời gian từ ngày…/…./…… đến hết ngày…./…./……., Bên B có trách nhiệm giao cho Bên A số tiền là………………..VNĐ (Bằng chữ:…………….. Việt Nam Đồng) để bảo đảm cho việc Bên B sẽ sử dụng dịch vụ của Bên A/… theo nội dung Hợp đồng này, trừ trường hợp…………..

-Trong trường hợp Bên A thực hiện đúng nghĩa vụ mà Bên B không thuê/… theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, Bên A có quyền nhận số tiền trên (cụ thể là……………. VNĐ) để…………….

-Trong trường hợp Bên A không thực hiện đúng nghĩa vụ dẫn đến Hợp đồng không được thực hiện/… thì Bên A có trách nhiệm trả lại số tiền trên cho Bên B và bồi thường một khoản tiền tương đương cho Bên B để…………………

-Trong trường hợp hai bên tiếp tục thực hiện hợp đồng, Bên A có quyền nhận số tiền trên để bù trừ nghĩa vụ thanh toán/đảm bảo……. của Bên B/…

-Trong trường hợp việc không thực hiện được Hợp đồng này là do lỗi của cả hai bên, số tiền trên sẽ được giải quyết như sau:………………………………..

Điều 5. Cam kết của các bên

1.Cam kết của bên A

Cam kết tính trung thực, chính xác của những thông tin mà bên A đã đưa ra và đảm bảo sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những sự việc phát sinh từ tính trung thực, chính xác của những thông tin này.

Bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên B nếu có thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm của bản thân.

Cam kết tuân thủ các quy định về an ninh trật tự,… trong quá trình thực hiện công việc đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này.

2.Cam kết của bên B

Cam kết thực hiện Hợp đồng này bằng thiện chí,…

Cam kết thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho Bên A theo thỏa thuận ghi nhận tại Hợp đồng.

Điều 6.Vi phạm hợp đồng

Trong trường hợp một trong hai bên vi phạm hợp đồng vì bất kỳ lý do gì bên còn lại có các quyền sau:

-Phạt vi phạm bên vi phạm một số tiền là:……………… VNĐ (Bằng chữ:…………. Việt Nam Đồng)

-Ngoài ra, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu và được bên vi phạm bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh bởi hành vi vi phạm. Thiệt hại thực tế được xác định như sau:………………………….

-Trong trường hợp Bên A có các vi phạm về………. trong bất kỳ thời gian nào khi thực hiện công việc cho Bên B gây ra bất kỳ hậu quả gì. Bên A có nghĩa vụ phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước Bên A, pháp luật và các chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng.

-…

Điều 7. Chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp

Hợp đồng này sẽ chấm dứt khi có một trong các căn cứ sau:

– Hai bên có thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng;

– Hợp đồng không thể thực hiện do có vi phạm pháp luật;

– Hợp đồng không thể thực hiện do nhà nước cấm thực hiện;

– Một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ……….. được ghi nhận trong Hợp đồng này và bên bị vi phạm có yêu cầu chấm dứt thực hiện hợp đồng.

– …

Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên đồng ý ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng. Việc trao đổi, thương lượng này phải được thực hiện ít  nhất là …. lần và phải được lập thành…….. (văn bản). Nếu sau… lần tổ chức trao đổi, thương lượng mà hai bên không thỏa thuận giải quyết được tranh chấp, một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Điều 8. Hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày…/…./…..

Hợp đồng này hết hiệu lực khi các bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình, hoặc có thỏa thuận chấm dứt và không thực hiện hợp đồng, hoặc…

Hợp đồng này được lập thành…. bản bằng tiếng Việt, gồm……. trang. Các bản Hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau và Bên A giữ…. bản để…….., Bên B giữ…. bản để…….

 

 

Bên A

………., ngày…. tháng…. năm………..

Bên B

 

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ 500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

Hợp đồng thuê bảo vệ MẪU SỐ 2:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————

……………….., ngày …. tháng … năm ….

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

(Số:……../HĐLĐ)

Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Lao động số 45/2019/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;

Căn cứ mong muốn, nguyện vọng của hai bên;

Hôm nay, ngày … tháng … năm … tại …, chúng tôi gồm có:

1. BÊN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (viết tắt là bên A)

Tên doanh nghiệp:……………………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp/ Mã số thuế:……………………………………………………

GCNĐKKD số:………………………………………………………………………………………………

Ngày cấp: …../…../…….. Nơi cấp: ………………………………………………….

Địa chỉ trụ sở chính:…………………………………………………………………

Người đại diện theo pháp luật:………………………………………………………

Chức danh:………………………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ:…………………………..…Email:…………………………

Hoặc

Ông/ Bà:………………………………………..…Giới tính: ………………………

Sinh ngày:……………..Dân tộc:………………..Quốc tịch:………………………

CMND/CCCD số:…………………………………………………………………..

Ngày cấp:………………Nơi cấp:…………………………………………………..

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………

Địa chỉ hiện tại:………………………………………………………………………

Số điện thoại liên hệ:…………………………..…Email:…………………………

2. BÊN LAO ĐỘNG (viết tắt là bên B)

Ông/ Bà:………………………………………..…Giới tính: ………………………

Sinh ngày:……………..Dân tộc:………………..Quốc tịch:………………………

CMND/CCCD số:…………………………………………………………………..

Ngày cấp:………………Nơi cấp:…………………………………………………..

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………

Địa chỉ hiện tại:………………………………………………………………………

Số điện thoại liên hệ:…………………………..…Email:…………………………

Trình độ học vấn:…………………………………………………………………………………………..

Tình trạng sức khoẻ:………………………………………………………………………………………

Các bên thống nhất thoả thuận nội dung hợp đồng như sau:

ĐIỀU 1: NỘI DUNG THOẢ THUẬN

1.1. Hai bên đồng ý ký kết hợp đồng lao động dựa trên các thoả thuận sau:

a) Loại HĐLĐ: …………………………… (HĐLĐ xác định thời hạn/ HĐLĐ không xác định thời hạn);

Bắt đầu từ ngày…………..đến ngày……………..(nếu là HĐLĐ xác định thời hạn);

b) Chức danh: ……………………………..;

c) Địa điểm: ……………………………..;

d) Bộ phận công tác: …………………………;

đ) Công việc:

– Chịu trách nhiệm trông coi xe máy, tài sản công ty;

– Theo dõi camera, tuần tra trong khu vực được phân công;

– Chịu sự quản lý, giám sát của cán bộ cấp trên;

– ………………………………………………..

e) Phương tiện đi lại: Bên B tự túc;

g) Trang thiết bị: Đồng phục và bộ đàm do bên A cung cấp.

1.2. Những thoả thuận liên quan đến bảo hiểm, phụ cấp, lương, thưởng, thời gian làm việc,… sẽ được đề cập trong các Điều sau.

1.3. Bằng cách kí vào hợp đồng này, bên B đồng ý với tất cả điều khoản được nêu trong hợp đồng.

ĐIỀU 2: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN

2.1. Tất cả các thông tin, giấy tờ do hai bên xuất trình để giao kết và thực hiện hợp đồng này đều là sự thật, nếu bên nào có điều gì sai trái, sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường toàn bộ mọi thiệt hại gây ra cho bên kia, cũng như cho bên thứ ba, nếu có.

2.2. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ bất cứ điều khoản nào của hợp đồng này đều phải được sự đồng ý của cả hai bên và phải được công chứng.

2.3. Toàn bộ các quyền lợi, lợi ích và các nghĩa vụ phát sinh từ việc bên A thực hiện hợp đồng này đều do hai bên tự thoả thuận và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, trong mọi trường hợp không ảnh hưởng đến hợp đồng này.

2.4. Tất cả các vấn đề phát sinh (nếu có) chưa được hai bên thoả thuận trong hợp đồng này được áp dụng theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 3: THỜI GIAN LÀM VIỆC, THỜI GIAN NGHỈ NGƠI, THỜI GIAN LÀM THÊM GIỜ

3.1. Thời gian làm việc: ……………giờ/ ngày, từ thứ………….đến thứ……….hằng tuần.

Giờ vào làm:…………………………..

Giờ tan làm:…………………………..

3.2. Thời gian nghỉ ngơi:

a) Nghỉ trong giờ làm việc: Bên B có quyền nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục (nếu là làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục). Thời gian nghỉ ngơi sẽ được tính vào thời gian làm việc;

b) Nghỉ hằng tuần: Bên B được phép nghỉ …….ngày trong tuần, ………ngày 01 tháng, vào thứ……..hằng tuần. Trường hợp bên B làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần thì ngày nghỉ đó sẽ được chuyển sang tuần tiếp theo;

c) Nghỉ lễ, Tết: Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019;

d) Nghỉ hằng năm:

– Trong trường hợp bên B làm việc đủ 12 tháng, bên B có quyền nghỉ …….ngày/ năm;

– Trong trường hợp bên B chưa làm việc đủ 12 tháng, số ngày nghỉ hằng năm tỉ lệ tương ứng với số tháng làm việc;

d) Nghỉ việc riêng, không hưởng lương: Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019.

3.3. Thời gian làm thêm giờ: Trong trường hợp bên A muốn bên B làm thêm giờ (nhưng phải được sự đồng ý của bên B) hoặc bên B có nhu cầu làm thêm giờ thì tổng số thời gian làm việc và thời gian làm thêm không quá …………giờ/ ngày, không quá …………..giờ/ tháng.

Bên A có nghĩa vụ trả tiền lương làm thêm giờ cho bên B theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019.

ĐIỀU 4: AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Thêm căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015

4.1. Bên B có quyền được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động, bao gồm:

a) Được huấn luyện kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động được quy định tại điểm c) khoản 4.2 Điều này;

b) Được tổ chức khám sức khỏe hàng năm;

c) Tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện do Chính phủ quy định;

d) Được hưởng các quyền lợi khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam;

đ) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định pháp luật.

4.2. Bên A có nghĩa vụ chịu trách nhiệm trước pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc do mình thực hiện, bao gồm:

a) Tổ chức khám sức khoẻ hằng năm.

b) Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với những người có liên quan trong quá trình lao động;

c) Thông báo với chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi gây mất an toàn, vệ sinh lao động;

d) Phổ biến và huấn luyện kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động cho bên B, bao gồm:

– Nhận biết các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc;

– Nội quy, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động;

– Kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động;

– Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc cho bên B về quy trình làm việc và yêu cầu cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

ĐIỀU 5: CÁC KHOẢN CHI PHÍ BẮT BUỘC

5.1. Các loại bảo hiểm:

a) Các loại bảo hiểm trong hợp đồng này bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Mức đóng bảo hiểm được quy định như sau:

Bên ABên B
Hưu tríỐm đau – Thai sảnTai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệpBảo hiểm thất nghiệpBảo hiểm y tếHưu tríỐm đau – Thai sảnTai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệpBảo hiểm thất nghiệpBảo hiểm y tế
14%3%0.5%1%3%8%1%1.5%
21.5%10.5%

Theo đó, bên A sẽ đóng mức bảo hiểm là 21.5%/ năm, bên B sẽ đóng mức bảo hiểm là 10.5%/ năm;

c) Mức đóng bảo hiểm tối đa được quy định như sau:

– Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế :

Mức đóng tối đa = 20 tháng x Mức lương cơ sở;

– Bảo hiểm thất nghiệp:

+ Theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

Mức đóng tối đa = 20 tháng x Mức lương cơ sở

+ Theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:

Mức đóng tối đa = 20 tháng x Mức lương tối thiểu vùng

(Mức lương cơ sở hiện tại của năm 2022 là 1,49 triệu đồng/ tháng, mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP)

d) Bên A sẽ khấu trừ các khoản bảo hiểm theo luật khi áp dụng đối với tổng tiền lương chi trả cho bên A theo quy định của hợp đồng này và nộp cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Bên A sẽ cung cấp lại cho bên B các biên lai hoặc chứng từ khấu trừ vào bảo hiểm nói trên.

5.2. Các khoản thuế thu nhập cá nhân:

a) Bên B tự chịu trách nhiệm về các khoản thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Bên A sẽ khấu trừ bất kì khoản thuế hoặc các khoản khác theo luật khi áp dụng đối với các khoản thu nhập chịu thuế chi trả cho bên A theo quy định của hợp đồng này và nộp cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Bên A sẽ cung cấp lại cho bên B các biên lai hoặc chứng từ khấu trừ vào nộp thuế và các khoản khấu trừ nói trên.

ĐIỀU 6: TIỀN LƯƠNG, PHỤ CẤP LƯƠNG

6.1. Căn cứ tính lương: Dựa theo hệ thống chấm công bằng vân tay của bên A.

6.2. Mức lương cơ bản (chưa bao gồm lương làm ban đêm, lương làm thêm giờ,..): …………………… triệu đồng/ tháng.

6.3. Thời hạn trả lương: Ngày ……… hằng tháng.

Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà bên A đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì thời hạn trả lương không chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì bên A phải đền bù cho bên B một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng bên A mở tài khoản trả lương cho bên B công bố tại thời điểm trả lương.

6.4. Hình thức trả lương: ………………(Tiền mặt/ Chuyển khoản)

Nếu là chuyển khoản: Bên A sẽ chuyển tiền lương qua số tài khoản …………………….. tại ngân hàng ………………… mà bên B cung cấp.

6.5. Phụ cấp lương:

a) Trong trường hợp bên B giữ chức vụ …………., bên B còn nhận được thêm khoản phụ cấp trách nhiệm là ………………… nghìn đồng/ triệu đồng.

b) Trong trường hợp nơi ở của bên B thuộc vùng xa xôi, hẻo lánh, khí hậu khắc nghiệt, đi lại khó khăn, bên B còn nhận được thêm khoản phụ cấp khu vực là ………………… nghìn đồng/ triệu đồng.

6.6. Khi trả lương, lương làm ban đêm, lương làm thêm giờ và phụ cấp lương của bên B sẽ được bên A cộng vào mức lương cơ bản và chuyển khoản một lần.

ĐIỀU 7: QUY CHẾ NÂNG BẬC, NÂNG LƯƠNG

7.1. Mỗi năm một lần, bên A xem xét hiệu quả công việc kết hợp với đánh giá năng lực để cân nhắc nâng bậc và nâng lương cho bên B.

7.2. So với mức lương cơ bản của vị trí nhân viên bảo vệ:

a) Chỉ huy cấp đội tăng thêm ………… triệu đồng/ tháng;

b) Chỉ huy cấp phòng tăng thêm ………… triệu đồng/ tháng;

……………………………………………………..

ĐIỀU 8: QUY CHẾ KHEN THƯỞNG, XỬ PHẠT

8.1. Quy chế khen thưởng:

a) Trường hợp bên B có sáng kiến hay hay lao động làm việc tốt,… bên A sẽ dựa vào tính chất việc làm để trao thưởng.

b) Phần thưởng có thể là tiền mặt, giấy khen, phiếu ưu đãi khi sử dụng dịch vụ của bên A, tăng cấp bậc, tăng lương,…

8.2. Quy chế xử phạt:

a) Trường hợp bên B đi làm muộn, có ý thức, thái độ không tốt, vi phạm trách nhiệm công việc,… bên A sẽ dựa vào tính chất việc làm để kỷ luật.

b) Các hình thức kỷ luật bao gồm: trừ tiền lương, đền bù vật chất, hạ cấp/bậc lương, sa thải,…

ĐIỀU 9: TRỢ CẤP THÔI VIỆC, MẤT VIỆC

Các quy định về trợ cấp thôi việc, mất việc được thực hiện theo quy định tại Điều 46 và Điều 47 của Bộ luật Lao động năm 2019.

ĐIỀU 10: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

10.1. Quyền của bên A:

a) Quản lý, điều hành bên B; kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện công việc; đánh giá kết quả công việc của bên B;

b) Quy định và áp dụng nội quy lao động, quy chế khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;

c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;

d) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của bên B;

đ) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc.

e) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

10.2. Nghĩa vụ của bên A:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;

b) Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của bên B;

c) Cung cấp trang phục, thiết bị cần thiết để hoàn thành công việc cho bên B;

d) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với bên B và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

đ) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho bên B;

e) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

g) Trả lương đúng thời hạn và phương thức cho bên B.

ĐIỀU 11: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

11.1. Quyền của bên B:

a) Không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với bên A;

c) Được đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm;

d) Được cung cấp trang phục, thiết bị cần thiết để hoàn thành công việc;

đ) Được đóng các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam;

e) Được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động;

g) Được nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

h) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với bên A và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình;

i) Tham gia quản lý theo nội quy của của bên A;

k) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

l) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

m) Được trả lương đúng thời hạn và phương thức theo thoả thuận trong hợp đồng.

11.2. Nghĩa vụ của bên B:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và các thỏa thuận khác quy định trong hợp đồng;

b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động;

c) Tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của bên A;

d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

ĐIỀU 12: TẠM HOÃN HỢP ĐỒNG

12.1. Hợp đồng lao động giữa hai bên được tạm hoãn khi:

a) Bên B thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;

b) Bên B bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;

c) Bên B phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;

d) Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật Lao động năm 2019;

12.2. Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, bên B không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động.

12.3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, bên B phải có mặt tại nơi làm việc và bên A phải nhận bên B trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn. (Xử lý trong trường hợp người lao động không quay trở lại làm việc)

ĐIỀU 13: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

13.1. Hợp đồng lao động giữa hai bên chấm dứt khi:

a) Hết hạn hợp đồng lao động;

b) Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Bên B bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

d) Bên B chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

đ) Bên A là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Bên A không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật;

e) Bên B bị xử lý kỷ luật sa thải;

g) Bên B đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

h) Bên A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

i) Bên A cho bên B thôi việc theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019;

k) Chất lượng hoàn thành công việc của bên B không đáp ứng được tiêu chuẩn của bên A.

13.2. Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động: Bên A phải thông báo bằng văn bản cho bên B về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt, trừ trường hợp được quy định tại điểm d) và điểm e) khoản 1 Điều này;

13.3. Mọi quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên đối với nhau sẽ kết thúc khi hợp đồng này chấm dứt, trừ quy định về điều khoản bảo mật. Trách nhiệm của hai bên đối với nhau sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019.

ĐIỀU 14: GIA HẠN HỢP ĐỒNG

14.1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;

14.2. Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

14.3. Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu bên B vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

ĐIỀU 15: ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

15.1. Bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Bên B thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của bên A. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do bên A ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

b) Bên B bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của bên B bình phục thì bên A xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với bên B;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà bên A đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

d) Bên B không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 11 hợp đồng này;

đ) Bên B đủ tuổi nghỉ hưu; (???)

e) Bên B tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

g) Bên B cung cấp không trung thực thông tin khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

15.2. Bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định của pháp luật lao động;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu;

g) Bên A cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

15.3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường trên (trừ trường hợp quy định tại điểm e) và điểm d) khoản 1 Điều này thì bên A không phải báo trước), bên A và bên B phải báo trước cho nhau như sau:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

ĐIỀU 16: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN KHI ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG TRÁI PHÁP LUẬT

16.1. Trách nhiệm của bên A khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật:

a) Phải nhận bên B trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày bên B không được làm việc và phải trả thêm cho bên B một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Sau khi được nhận lại làm việc, bên A hoàn trả cho bên B các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của bên B.

Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà bên B vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại hợp đồng này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

b) Trường hợp bên B không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại điểm a) Điều này bên A phải trả trợ cấp thôi việc để chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Trường hợp bên A không muốn nhận lại bên B và bên B đồng ý thì ngoài khoản tiền bên A phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho bên B nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

16.2. Trách nhiệm của bên B khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật:

a) Không được trợ cấp thôi việc;

b) Phải bồi thường cho bên A nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước;

c) Phải hoàn trả cho bên A chi phí đào tạo (nếu có),

ĐIỀU 17: TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

17.1. Trường hợp một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì áp dụng quy định tại Điều 16 hợp đồng này.

17.2. Trường hợp bên B chứng minh được rằng bên A có các hành vi vi phạm với các điều khoản được quy định trong hợp đồng này: Bên B có quyền yêu cầu bên A bồi thường thiệt hại về mặt tinh thần, vật chất, danh dự, nhân phẩm, uy tín,…và thanh toán các chi phí cần thiết.

17.3. Trường hợp bên B làm lộ bí mật kinh doanh, công nghệ của bên A: Bên A có quyền xử lý vi phạm và yêu cầu bên B bồi thường theo thỏa thuận. Mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp này căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của bên B.

17.4. Trường hợp bên B làm mất mát tài sản thuộc sở hữu của bên A hoặc bên thứ ba: Nếu làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản hoặc tài sản khác do bên A giao cho hoặc làm tiêu hao vật tư quá định mức cho phép, bên B phải chịu trách nhiệm bồi thường. Tùy từng trường hợp mà mức bồi thường sẽ khác nhau.

a) Nếu có hợp đồng trách nhiệm: Bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận;

b) Nếu do thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, sự kiện khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép: Không phải bồi thường;

c) Nếu thuộc các trường hợp còn lại: Bồi thường một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động hoặc theo thoả thuận.

17.5. Trường hợp bên B làm hư hỏng tài sản thuộc sở hữu của bên A hoặc bên thứ ba:

a) Trường hợp gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng thì bên B bồi thường tối đa 03 tháng tiền lương. Số tiền này sẽ được khấu trừ hằng tháng từ tiền lương của bên B sau khi đã nộp các khoản bảo hiểm bắt buộc và thuế thu nhập cá nhân nhưng tối đa không quá 30% lương/tháng.

b) Trường hợp làm hư hỏng tài sản của bên A do cố ý hoặc sơ suất nhưng với hậu quả nghiêm trọng hoặc có giá trị thiệt hại thực tế trên 10 tháng lương tối thiểu vùng thì bên B bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của bên A;

c) Trường hợp làm hư hỏng tài sản của bên A do thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, sự kiện khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì bên B không phải bồi thường.

ĐIÊU 18: BẢO MẬT

Mỗi bên sẽ không tiết lộ bất cứ thông tin nào liên quan đến hợp đồng này hoặc của bên còn lại cho bất cứ bên thứ ba nào mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của bên còn lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Mỗi bên cam kết có biện pháp phù hợp để đảm bảo rằng những nhân viên có liên quan của mình cũng tuân thủ quy định này và sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp có bất cứ hành vi nào vi phạm quy định này. Điều khoản này sẽ vẫn có hiệu lực kể cả sau khi hợp đồng này hết hạn hoặc chấm dứt.

ĐIỀU 19: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

19.1. Hai bên cần phải chủ động thông báo cho nhau biết nếu có vấn đề bất lợi phát sinh và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi (có lập biên bản);

19.2. Trường hợp có vấn đề tranh chấp không tự thương lượng được trong thời gian 30 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp, bất kỳ bên nào cũng có thể yêu cầu chuyển vụ việc đến Tòa án là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết những vụ tranh chấp này.

ĐIỀU 20: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

20.1. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký kết;

20.2. Các bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này;

20.3. Các bên đã tự đọc hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng và ký vào hợp đồng này trước sự có mặt của người có thẩm quyền chứng thực;

20.4.. Mỗi bên không được phép chuyển giao bất cứ quyền, nghĩa vụ nào trong hợp đồng này cho bất cứ bên thứ ba nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của bên còn lại.

20.5. Hợp đồng này bao gồm ….. trang, và …… phụ lục được lập thành ….. bản bằng tiếng Việt. Bên A sẽ giữ ….. bản tiếng Việt, bên B sẽ giữ …… bản tiếng Việt (Trường hợp có sử dụng từ hai thứ ngôn ngữ trở lên thì quy định thêm về số bản hợp đồng bằng các ngôn ngữ khác).

BÊN ABÊN B
(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

Hợp đồng thuê bảo vệ công trình

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——–***——–

Hà Nội, ngày … tháng …. năm 20…

HỢP ĐỒNG THUÊ BẢO VỆ

Số: ……. /HĐLĐ-ABC

  • Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015 và các nghị định hướng dẫn thi hành;
  • Căn cứ Bộ luật Lao động hợp nhất 2018 và các nghị định hướng dẫn thi hành;
  • Căn cứ thỏa thuận giữa các bên.

Hôm nay, ngày 21 tháng 09 năm 2020 tại trụ sở công ty Cổ phần ABC, các bên gồm có:

BÊN A: CÔNG TY CỔ PHẦN ABC

Địa chỉ                       : …

Mã số thuế                 : …

Đại diện                     : Ông/bà …                                         Chức vụ: Giám đốc

Điện thoại                  : …                                                       Fax: …

Tài khoản                  : …

BÊN B: Ông Nguyễn Văn Z

Số CMND/CCCD      : …                               cấp ngày…/…/…         tại …

Sinh ngày                   : …/…/…

Địa chỉ                       : …

Địa chỉ thường trú    : …                                                      

Tài khoản                  : …

Sau khi bàn bạc, hai bên đã thỏa thuận và thống nhất ký kết hợp đồng thuê bảo vệ …/HĐLĐ-ABC với nội dung như sau:

ĐIỀU 1. NỘI DUNG HỢP ĐỒNG

Bên A là người sử dụng lao động và thuê Bên B làm bảo vệ cho công trình của Bên A theo hợp đồng lao động xác định thời hạn trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày … đến ngày … Hai bên đồng ý thỏa thuận với nhau bằng hợp đồng này.

Địa điểm làm việc là Công trình …, tại địa chỉ …

ĐIỀU 2. NỘI DUNG CÔNG VIỆC

Công việc cụ thể mà bên B cần đảm nhận là:

– Bảo vệ an ninh trật tự tại công trình;

– Kiểm tra, giám sát những người có phận sự, khách và hàng hóa ra vào công trình theo quy định của Bên A;

– Kiểm tra và phát hiện các hành vi hủy hoại, trộm cắp tài sản của Công ty. Ngăn chặn kịp thời và báo ngay cho bên A về những hành động phá rối, hành vi vi phạm pháp luật xảy ra tại Công ty;

-….

ĐIỀU 3. MỨC LƯƠNG, HÌNH THỨC VÀ THỜI HẠN TRẢ LƯƠNG

3.1. Mức lương:

            Mức lương hàng tháng Bên A chi trả mà Bên B được hưởng là: … VNĐ/giờ làm việc (… Việt Nam đồng). Ngoài ra, Bên B được nhận thêm phụ cấp bữa ăn chính, Bên A cung cấp cho Bên B phần ăn tại nhà ăn của nhà máy.

3.2. Hình thức trả lương:

            Bên A sẽ thanh toán cho Bên B bằng cách chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng theo thông tin như sau:

  • Tên tài khoản :
  • Số tài khoản :
  • Ngân hàng :
  • Chi nhánh :

            Bên A chịu mọi chi phí liên quan đến mở và chuyển khoản tiền lương. Chi phí duy trì tài khoản do Bên B chịu trách nhiệm.

3.3. Thời hạn trả lương:

            Bên A sẽ thanh toán lương cho Bên B vào ngày 25 hàng tháng.

Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm. Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.

ĐIỀU 4. CHẾ ĐỘ THƯỞNG VÀ LÀM THÊM GIỜ

4.1. Chế độ thưởng:

Trong quá trình làm việc, căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng tháng và mức độ hoàn thành công việc của Bên B, Bên A quyết định áp dụng các hình thức thưởng sau theo quy chế thưởng đã công khai của Bên A:

            – Thưởng giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng;

            – Thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm;

            – Thưởng hoàn thành vượt mức năng suất lao động;

            – Thưởng tiết kiệm vật tư, nguyên liệu.

            Quy chế thưởng được quy định trong phụ lục hợp đồng này.

4.2. Chế độ làm thêm giờ:

Nếu Bên B làm thêm giờ, tiền lương làm thêm giờ mà Bên B được hưởng tính như sau:

            – Vào ngày thường, tiền lương làm thêm giờ bằng …. (tối thiểu 150%) tiền lương cơ bản.

            – Vào ngày nghỉ hằng tuần, tiền lương làm thêm giờ bằng …. (tối thiểu 200%) tiền lương cơ bản.

            – Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, tiền lương bằng …. (tối thiểu 300%)  tiền lương cơ bản.

            – Trường hợp Bên B làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp Bên B làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.

ĐIỀU 5. CHẾ ĐỘ NÂNG BẬC, NÂNG LƯƠNG

            Chế độ nâng bậc, nâng lương cho Bên B được áp dụng theo Quy chế nâng bậc, nâng lương hàng năm đã công khai của Bên A tại phụ lục hợp đồng này.

ĐIỀU 6. THỜI GIỜ LÀM VIỆC:

 6.1.Bên B làm việc … (tối đa 8 tiếng) tiếng một ngày, theo ca sáng, ca chiều hoặc ca tối. Ca làm việc của Bên B sẽ được Bên A phân công hàng tháng. Cụ thể thời gian làm việc như sau:

  •    Ca sáng:
    • Từ 5:00 đến …: Làm việc
    • Từ … đến …: Ăn bữa chính
    • Từ … đến …: Nghỉ giải lao
  •    Ca chiều
    • Từ 2:00 đến …: Làm việc
  • Ca tối:
    • Từ 22:00 đến …: Làm việc

Thời giờ làm việc bình thường tối thiểu là 40 giờ trong 01 tuần và tối đa là 48 giờ trong 01 tuần.

6.2. Số giờ làm thêm của Bên B không vượt quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày. Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, Bên B sẽ được Bên A cho nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ. Trường hợp Bên A không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian cho Bên B thì Bên B sẽ được hưởng lương làm thêm giờ.

ĐIỀU 7. CHẾ ĐỘ NGHỈ PHÉP, NGHỈ LỄ

7.1. Chế độ nghỉ phép:

            Số ngày nghỉ phép của Bên B được áp dụng theo quy định về số ngày nghỉ hằng năm với trường hợp làm không đủ năm. Bên B có số ngày nghỉ phép là 06 ngày và được hưởng nguyên lương.

7.2. Chế độ nghỉ lễ:

            Bên B được được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

            – Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

– Tết Âm lịch 05 ngày;

– Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

– Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

– Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);

– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Nếu những ngày nghỉ trên trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì Bên B được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.

ĐIỀU 8. TRANG THIẾT BỊ CUNG CẤP

 8.1. Bên B được Bên A cung cấp miễn phí trang thiết bị phục vụ công việc, cụ thể như sau:

STTTrang bịĐơn vịSố lượngThời hạn sử dụngGhi chù
1Đồng phụcBộ02
2  
   

8.2. Trong quá trình làm việc, Bên B bắt buộc phải sử dụng trang thiết bị được cung cấp theo đúng mục đích và phải bảo quản các trang thiết bị này. Điều này được quy định chi tiết tại phụ lục hợp đồng theo Quy định sử dụng bảo hộ lao động của Bên A.

ĐIỀU 9. CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM

            Bên B được tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp. Bên A sẽ nộp Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm thất nghiệp cho Bên B tại Cơ quan Bảo hiểm xã hội theo mức đóng sau:

– Tỷ lệ đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp do Bên A chi trả lần lượt là 17,3%; 3% và 1% mức lương đóng bảo hiểm xã hội của Bên B. 

– Tỷ lệ đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp do Bên A trích ra từ tiền lương của Bên B lần lượt là 8%; 1,5% và 1%.

ĐIỀU 10. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN

10.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A:

  • Quyền của Bên A:
    • Điều hành và giám sát Bên B hoàn thành công việc theo hợp đồng và theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh: sắp xếp, phân công, kiểm tra,…;
    • Khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động đối với Bên B theo quy định của pháp luật;
    • Áp dụng chế tài và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật, nội quy lao động của Bên A và hợp đồng này;
    • Các quyền khác theo quy định pháp luật.
  • Nghĩa vụ của Bên A:
    • Thực hiện đầy đủ theo đúng hợp đồng lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của Bên B;
    • Thanh toán đầy đủ và đúng mức lương, chế độ và quyền lợi cho Bên B theo hợp đồng này;
    • Các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.

10.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B:

  • Quyền của Bên B:
    • Yêu cầu Bên A thanh toán đầy đủ và đúng hạn mức lương, yêu cầu Bên A đáp ứng chế độ và quyền lợi cho Bên B theo đúng hợp đồng này;
    • Áp dụng chế tài và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật, nội quy lao động của Bên A và hợp đồng này;
    • Các quyền lợi khác theo quy định pháp luật.
  • Nghĩa vụ của Bên B:
    • Thực hiện các công việc theo hợp đồng lao động;
    • Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, an toàn lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của Bên A;
    • Bảo quản dụng cụ, thiết bị, tài sản của Bên A và phải bồi thường theo quy định pháp luật nếu làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản;
    • Các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.

ĐIỀU 11. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

              Trường hợp Bên B gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại Hà Nội, thì Bên B phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của Bên B sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập.

              Bên B làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của Bên A hoặc tài sản khác do Bên A giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

ĐIỀU 12. ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

12.1. Bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

          – Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

          – Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

          – Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

          – Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động.

          Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Bên A phải báo cho Bên B biết trước ít nhất 30 ngày làm việc.

12.2. Bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

  • Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
    • Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
    • Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
    • Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
    • Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
    • Ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

          Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Bên A phải báo cho Bên B biết trước ít nhất 30 ngày làm việc.

ĐIỀU 13. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

            Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết bằng thương lượng, hòa giải. Trường hợp thương lượng, hòa giải không thành, tranh chấp sẽ được giải quyết tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

ĐIỀU 14. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

14.1. Mọi thay đổi, bổ sung nội dung hợp đồng phải có sự thỏa thuận của cả hai bên bằng văn bản.      

14.2. Hợp đồng gồm 09 trang, được lập thành 02 bản, có giá trị pháp lý như nhau và mỗi bên giữ một bản.

14.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký.

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

DỊCH VỤ TƯ VẤN SOẠN HỢP ĐỒNG TRỌN GÓI CHỈ 500.000đ

(Giao kết quả ngay lập tức sau 24h)

Liên hệ: 1900.0191

CÁC LOẠI HỢP ĐỒNGThời gian hoàn thành
Hợp đồng kinh tế, thương mại24h
Hợp đồng mua bán hàng hóa24h
Hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa24h
Hợp đồng mua bán nguyên liệu/xăng dầu/khí đốt24h
Hợp đồng mua bán lâm sản/hải sản/thủy sản/nông sản24h
Hợp đồng kinh doanh thương mại quốc tế24h
Hợp đồng gia công/đặt hàng24h
Hợp đồng lắp đặt24h
Hợp đồng quảng cáo/marketing/PR24h
Hợp đồng vận tải/vận chuyển24h
Hợp đồng dịch vụ24h
Hợp đồng tư vấn thiết kế24h
Hợp đồng thuê khoán24h
Hợp đồng thầu/đấu thầu24h
Hợp đồng xây dựng/thi công24h
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất24h
Hợp đồng chuyển nhượng căn hộ/nhà ở/thửa đất/dự án24h
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất24h
Hợp đồng thuê đất/nhà ở/mặt bằng24h
Hợp đồng thuê xưởng/khu công nghiệp/kho bãi24h
Hợp đồng góp vốn/tài sản24h
Hợp đồng chuyển nhượng vốn/cổ phần24h
Hợp đồng thuê mượn tài sản24h
Hợp đồng thuê thiết bị/dụng cụ24h
Hợp đồng thỏa thuận cho vay tiền24h
Hợp đồng liên doanh/liên danh24h
Hợp đồng hợp tác kinh doanh 2 bên24h
Hợp đồng hợp tác kinh doanh 3 bên24h
Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp24h
Hợp đồng chuyển giao công nghệ24h
Hợp đồng chuyển nhượng mô hình kinh doanh24h
Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu24h
Hợp đồng đại diện hình ảnh24h
Hợp đồng quản lý ca sĩ/người mẫu24h
Hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu24h
Hợp đồng đầu tư24h
Hợp đồng đại lý/đại lý độc quyền24h
Hợp đồng lao động24h
Hợp đồng giáo dục/đào tạo24h
Hợp đồng tài trợ/ký quỹ24h
Hợp đồng đặt cọc24h
Hợp đồng ủy quyền24h
24h

Kho mẫu hợp đồng của chúng tôi luôn được cập nhật những mẫu Hợp đồng chi tiết, đầy đủ nhất. Tất cả các loại hợp đồng kinh tế; hợp đồng dân sự; hợp đồng thương mại; hợp đồng mua bán; hợp đồng dịch vụ; hợp đồng kinh doanh đều được xây dựng dựa trên các quy định về hợp đồng mới nhất căn cứ vào những điều chỉnh của Luật Thương mại, Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp tại từng thời kỳ.

Dựa trên nguyên tắc trung thực, thiện chí và tôn trọng thỏa thuận của các bên nằm trong hành lang pháp luật cho phép. Chúng tôi sẽ đảm bảo tính pháp lý cao nhất cho mỗi hợp đồng, có thể sử dụng làm căn cứ giải quyết mọi tranh chấp sau này và tham gia các thủ tục hành chính, khởi kiện, điều tra hợp pháp.

Với nguyên tắc nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, chúng tôi đáp ứng được mọi nhu cầu dù khó khăn nhất từ phía khách hàng. Hãy liên hệ ngay để nhận được ưu đãi khi đặt Dịch vụ soạn Hợp đồng qua Hotline 1900.0191.

Dịch vụ Hợp đồng khác của Công ty Luật LVN

Bên cạnh dịch vụ soạn thảo Hợp đồng, để bảo vệ cho khách hàng mọi lúc mọi nơi trên những hợp đồng đã được ký kết, chúng tôi cung cấp các dịch vụ như kiểm tra, đánh giá hợp đồng; tùy chỉnh điều khoản theo yêu cầu thực tế; giải quyết các tranh chấp về hợp đồng; tư vấn xử lý vi phạm hợp đồng và hàng loạt những vướng mắc khác.

  • Rà soát nội dung của hợp đồng;
  • Phân loại hợp đồng;
  • Làm rõ bản chất, mục đích, ý nghĩa, đặc điểm của các loại hợp đồng;
  • Tư vấn đàm phán hợp đồng;
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng;
  • Giải quyết thanh lý hợp đồng và thu hồi công nợ;
  • Xây dựng hệ thống hợp đồng mẫu nội bộ;
  • Tư vấn cập nhật pháp luật về hợp đồng;
  • Bổ sung Phụ lục Hợp đồng;
  • Các vấn đề liên quan tới hóa đơn, thuế, giấy phép;

Mọi yêu cầu xin gửi về hòm thư: wikiluat@gmail.com hoặc liên hệ trực tiếp Hotline: 1900.0191 để được chúng tôi hỗ trợ.

Với thời gian tiếp nhận là 24/7, phục vụ khách hàng là hạnh phúc của chúng tôi.

Xin trân trọng cảm ơn!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com