Mẫu Hợp đồng góp vốn mua đất chặt chẽ

Hiện này, hoạt động góp vốn mua đất ngày càng phổ biến, vì vậy hợp đồng về góp vốn mua đất cũng rất được quan tâm, tìm hiểu. Hợp đồng góp vốn mua bán đất là hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận của các bên về việc góp tiền, hoặc các tài sản khác để đầu tư, mua một diện tích đất nào đó nhằm mục đích kinh doanh. Hợp đồng sau khi được ký kết và có hiệu lực sẽ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên, khi đó các bên phải thực hiện theo đúng những gì đã thỏa thuận.

Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————-

….………………, ngày …tháng …. năm………

HỢP ĐỒNG GÓP VỐN MUA ĐẤT

Số …../ HĐGVMĐ

– Căn cứ vào Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;

– Căn cứ vào Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005;

– Căn cứ vào Luật doanh nghiệp 59/2020/QH14 ngày 17/06/2020;

– Căn cứ vào Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;

– Căn cứ vào các văn bản, quyết định pháp luật có giá trị khác;

– Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của các bên trong Hợp đồng.

Hôm nay, tại trụ sở văn phòng ……………………., chúng tôi gồm các bên:

BÊN A

Ông (bà):……………………………………………… Giới tính:…………….

CCCD/CMND số: ……………… Ngày cấp: …………… Tại:……………….

Số điện thoại: ……………………………… Email: …………………………..

Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………..

Hoặc

Công ty: …………………………………………………………………………

ĐKKD số: …………………………………… Được cấp bởi: ………………….

Địa chỉ trụ sở: ……………………………………………………………………

Hotline: ………………………………………… Số fax: ………………………

Số tài khoản: ……………………………………… Ngân hàng: ……………….

Có người đại diện:

Ông (bà): ………………………………………………………………………..

Chức vụ: ……………………………………… .………………………………..

Căn cứ đại diện: ………………………………………………………………….

Email: ……………………………………… Số điện thoại: …………………..

BÊN B:

Ông (bà):……………………………………………… Giới tính:…………….

CCCD/CMND số: ……………… Ngày cấp: …………… Tại:……………….

Số điện thoại: ……………………………… Email: …………………………..

Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………..

Hoặc

Công ty: …………………………………………………………………………

ĐKKD số: …………………………………… Được cấp bởi: ………………….

Địa chỉ trụ sở: ……………………………………………………………………

Hotline: ………………………………………… Số fax: ………………………

Số tài khoản: ……………………………………… Ngân hàng: ……………….

Có người đại diện:

Ông (bà): ………………………………………………………………………..

Chức vụ: ……………………………………… .………………………………..

Căn cứ đại diện: ………………………………………………………………….

Email: ……………………………………… Số điện thoại: …………………..

Hai bên đã bàn bạc và đồng ý thống nhất ký kết Hợp đồng góp vốn mua đất với những điều khoản cụ thể sau:

ĐIỀU 1: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG

– Bên A và bên B đồng ý góp vốn để mua mảnh đất có diện tích: ………… m2. Tại địa chỉ: ……………………………………………………… Nhằm mục đích mở cửa hàng kinh doanh bán sản phẩm quần áo.

– Giá trị hợp đồng: …………………… VNĐ (bằng chữ: ………………….VNĐ)

– Hai bên tiến hành mua mảnh đất thuộc quyền sở hữu của Ông (bà): ………………….…, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: …………………..

ĐIỀU 2: THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

  1. Thời hạn hợp đồng

– Hợp đồng này có thời hạn: Từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm ….

– Các bên trong Hợp đồng thực hiện hoạt động góp vốn đúng theo thỏa thuận, để tiến hành hoạt động mua bán đất vào ngày …/ … / ….

– Hai bên thống nhất cho bên A đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bên A có trách nhiệm hoàn thành hồ sơ, và thực hiện công chứng chứng thực quyền sử dụng đất, ngay khi hợp đồng mua bán đất được ký kết và hoàn thành việc chuyển giao, sang nhượng quyền sử dụng đất.

  • Đối tượng của hợp đồng

Bằng hợp đồng này, Bên B đồng ý cùng bên A góp vốn để mua thửa đất tại địa chỉ  …………………………… với thông tin cụ thể như sau:

– Thửa đất số ……… Tở bản đồ số: ……………………………………………

– Số Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: ………………. Số vào sổ:………….

– Loại đất: ……………………………………………………………………….

– Diện tích đất: ………………………………………………………………….

– Mục đích sử dụng đất: …………………………………………………………

– Giá trị thửa đất: ………………………………………………………………..

  • Phạm vi góp vốn
  • Các bên tiến hành góp vốn bằng tiền, vàng, tài sản hoặc giấy tờ có giá trị khác:
  • Bên A tham gia góp vốn bằng tiền mặt:

– Bên A góp vốn: …………………………….. VNĐ ( Bằng chữ: …………VNĐ)

– Thời gian góp vốn: … / … / ….

– Địa điểm: ……………………………………………………………………….

c, Bên B tham gia góp vốn bằng tiền mặt:

– Bên B góp vốn: …………………………….. VNĐ ( Bằng chữ: …………VNĐ)

– Thời gian góp vốn: … / … / ….

– Địa điểm: ……………………………………………………………………….

d, Các bên cử ra đại diện của các bên để kiểm tra, giám sát hoạt động góp vốn. Số vốn góp để mua đất khi chưa đến ngày giao dịch sẽ được gửi tại ngân hàng:……………………… Số tài khoản:……………………………………….

đ, Hai bên có trách nhiệm cử đại diện, để quản lý số vốn góp. Trường hợp phát sinh vấn đề gì, đại diện các bên nhanh chóng thông báo vấn đề cho các bên, để tiến hành thỏa thuận cùng giải quyết.

– Đại diện bên A: ………………………………… Chức vụ: …………………..

  Số điện thoại: …………………………………. Email: ……………………….

– Đại diện bên B: ………………………………… Chức vụ: …………………..

  Số điện thoại: …………………………………. Email: ……………………….

  • Chậm thực hiện nghĩa vụ góp vốn

– Trường hợp các bên chậm thực hiện nghĩa vụ góp vốn hoặc góp vốn không đầy đủ thì phải chịu trách nhiệm nộp một khoản tiền tương đương với lãi trả chậm, dựa trên lãi suất của ngân hàng mà các bên thỏa thuận gửi giữ vốn góp và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại.

  • Phân chia lợi nhuận

– Các bên tiến hành hoạt động kinh doanh, quyết toán thu chi và phân chia lợi nhuận của hoạt động kinh doanh cho các bên góp vốn theo quý trong năm:

a, Trường hợp kinh doanh có lãi, sau khi đã khấu trừ hết các khoản chi phí kinh doanh, quản lý tài sản góp vốn:

– Bên A có quyền hưởng … % hoa lợi, lợi tức;

– Bên A có quyền hưởng … % hoa lợi, lợi tức;

b, Trường hợp kinh doanh không có lãi, hoặc lãi ít không thể phân chia lợi nhuận: Các bên có thỏa thuận không phân chia hoa lợi, lợi tức.

c, Trường hợp kinh doanh thua lỗi:

– Các bên thỏa thuận, bàn bạc khắc phục đẩy mạnh kinh doanh của quý tiếp theo; các bên chịu trách nhiệm về khoản thuê lỗi trong phạm vi vốn góp.

ĐIỀU 3: NGUYÊN TẮC TÀI CHÍNH

Các bên cam đoan Hợp đồng tuân thủ theo các nguyên tắc tài chính của Pháp Luật hiện hành. Chịu trách nhiệm về mọi hành vi và nguyên tắc hoạt động trước pháp luật và cơ quan nhà nước,

ĐIỀU 4: CAM KẾT CỦA CÁC BÊN

  1. Cam kết của bên A

– Những thông tin về nhân thân, tài sản đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

– Sử dụng vốn góp đúng mục đích theo thỏa thuận tại Hợp đồng;

– Việc giao kết hợp đồng này là hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

– Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này;

– …………..

  • Cam kết của bên B

– Những thông tin về nhân thân, tài sản đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

– Đã xem xét kỹ, biết rõ về tài sản nếu trên và các giấy tờ về quyền sử dung, quyền sở hữu;

– Đã xem xét kỹ về thông tin, giấy tờ thửa đất nêu trong Hợp đồng;

– Sử dụng vốn góp đúng mục đích theo thỏa thuận tại Hợp đồng;

– Việc giao kết hợp đồng này là hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

– Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này;

– …………..

ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN

  1. Quyền và nghĩa vụ của bên
  2. Bên A đại diện cho nhóm đại diện, thực hiện giao dịch với bên bán đất, chuyển giao tài sản;

– Được đứng tên giấy chứng nhận quyền sở hữu mảnh đất, các bên góp vốn mua;

– Được hưởng hoa lợi, lợi tức từ hoạt động kinh doanh;

– Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động hợp tác;

– Chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh trong phạm vi vốn góp;

– Cử đại diện phối hợp thực hiện hoạt động hợp tác;

– Bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra;

– Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo hợp đồng;

-.……………………

  • Quyền và nghĩa vụ của bên B

– Được hưởng hoa lợi, lợi tức từ hoạt động kinh doanh;

– Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động hợp tác;

– Chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh trong phạm vi vốn góp;

– Cử đại diện phối hợp thực hiện hoạt động hợp tác;

– Bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra;

– Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo hợp đồng;

-.……………………

ĐIỀU 6: RÚT KHỎI HỢP ĐỒNG

1. Các bên tron Hợp đồng có quyền rút khỏi hợp đồng góp vốn, phải báo trước bằng văn bản và được sự đồng ý của bên còn lại cho bên còn lại trong … ngày tính từ thời điểm định rút vốn;

2. Bên có yêu cầu rút khỏi hợp đồng và đã nhận được sự đồng ý của bên còn lại có quyền yêu cầu nhận lại đủ số tiền đã góp, được chia phần lợi tức, hoa lợi kinh doanh của quý đó và phải thanh toán các nghĩa vụ trong phạm vi góp vốn của mình trước khi rút vốn.

Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.

ĐIỀU 7: PHẠT VI PHẠM VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

  1. Phạt vi phạm

– Hai bên thỏa thuận về mức phạt vi phạm hợp đồng, trường hợp bên nào vi phạm thì phải có nghĩa vi vụ một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

– Các trường hợp phải nộp phạt vi phạm:

+ Một trong các bên không thực hiện nghĩa vụ góp vốn;

+ Các bên không thực hiện các nghĩa vụ khác trong hợp đồng quy định.

– Mức phạt vi phạm:

+ Lần 1: ………………………………………………………….

+ Lần 2: ………………………………………………………….

  • Bồi thường thiệt hại

– Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.

– Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.

– Bên nào gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bị thiệt hại. Trường hợp gây thiệt hại cho bên thứ ba thì hai bên có thể thỏa thuận cùng nhau khắc phục hậu quả.

– Bên gây thiệt hại phải bồi thường 100% các thiệt hại tổn thất cho bên còn lại và tìm các khắc phục, giải quyết những hậu quả đó.

– Tùy vào từng vi phạm hai bên có thể thỏa thuận áp dụng bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm hoặc áp dụng cả hai.

ĐIỀU 8: TRƯỜNG HỢP BẤT KHẢ KHÁNG

– Sự kiện bất khả kháng là sự kiện, hiện tượng xảy ra một cách khách quan, vượt ra khỏi sự kiểm soát của các bên có liên quan, cản trở một hoặc các bên thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.

– Sự kiện  bất khả kháng có thể là dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn, … hoặc yếu tố khách quan nào đó khiến các bên trong Hợp đồng không thể thực hiện hợp đồng; không thể lường trước được và không thể khắc phục được, bất kể các bên có liên quan đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

– Trong trường hợp pháp sinh các sự kiện bất khả kháng, các bên thỏa thuận xem xét để tiếp tục thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng này.

ĐIỀU 9: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

1. Hợp đồng hợp tác chấm dứt trong trường hợp sau đây:

a) Theo thỏa thuận của các thành viên hợp tác;

b) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;

c) Mục đích hợp tác đã đạt được;

d) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

  • Khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng phải được thanh toán; nếu tài sản chung không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các thành viên hợp tác để thanh toán. Trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản chung vẫn còn thì được chia cho các thành viên hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Một trong các bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, phải có văn bản thông báo cho bên còn lại trong vòng … ngày. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.

ĐIỀU 10: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, phát sinh tranh chấp, hai Bên sẽ tự thương lượng, giải quyết trên tinh thần hợp tác, thiện chí. Trường hợp thương lượng không thành công có thể nhờ Hòa giải viên. Nếu tiếp tục không thể giải quyết được, các Bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 11:  ĐIỀU KHOẢN KHÁC

– Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký.

– Hai bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này. Hai bên tự đọc lại và nghe đọc lại, hoàn toàn nhất trí với nội dung của Hợp đồng và cùng ký tên dưới đây để làm bằng chứng.

– Hợp đồng gồm … (……) trang, được lập thành 02 (hai) bản có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ 01 (một) bản, Bên B giữ 01 (một) bản./

Bên A                                                                                    Bên B

    (Ký và ghi rõ họ tên)                                                                 (Ký và ghi rõ họ tên)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com