Nguyên tắc tham vấn người khuyết tật và sự cụ thể hóa trong pháp luật người khuyết tật ở Việt Nam

Nguyên tắc tham vấn người khuyết tật là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật về người khuyết tật Việt Nam. Nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở cam kết của cộng đồng quốc tế trong Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật, cụ thể: “Trong việc xây dựng và thực thi luật pháp và chính sách để thực hiện Công ước này và trong quá trình ra quyết định về những vấn đề có liên quan tới người khuyết tật, các quốc gia thành viên cần có sự tham vấn chặt chẽ và tham gia tích cực của người khuyết tật, bao gồm cả trẻ em khuyết tật, thông qua các tổ chức đại diện của họ” (Khoản 3 Điều 4 Các nghĩa vụ chung Công ước về quyền của người khuyết tật 2006).

Nội dung nguyên tắc này được hiểu là khi ban hành hoặc phê chuẩn văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về người khuyết tật các nhà lập pháp, xây dựng chính sách cần tham vấn rộng rãi các cá nhân, tổ chức, đặc biệt là người khuyết tật và tổ chức đại diện cho họ.

Tham vấn người khuyết tật được hiểu cụ thể là việc người khuyết tật và tổ chức đại diện cho họ tham gia ý kiến, đóng góp vào quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật về người khuyết tật; đề xuất các kiến nghị, giải pháp đối với những vấn đề còn mâu thuẫn, vướng mắc và trên cơ sở các ý kiến, đề xuất nêu trên thì các ý kiến, đề xuất của người khuyết tật phải được nghiên cứu tiếp thu, ghi nhận trong các văn bản pháp luật có liên quan đến người khuyết tật.

Quá trình tham vấn có thể phải qua nhiều giai đoạn trước khi cho ra được một bản thảo chính sách hoặc pháp luật mà bộ chủ quản đảm nhận sẽ trình lên Bộ Tư Pháp hoặc một cơ quan có chức năng tương đương, sau đó lên nội các của chính phủ và các ủy ban có liên quan của quốc hội để xem xét. Việc tổ chức góp ý cho luật pháp và chính sách liên quan đến người khuyết tật thường phải có sự tham gia của người khuyết tật và các tổ chức đại diện cho họ cũng như những cơ quan cung cấp dịch vụ liên quan  đến người khuyết tật. Tùy từng nội dung cụ thể mà việc tham vấn được tiến hành bằng những phương pháp, cách thức tổ chức tham vấn, giá trị tham vấn có sự khác nhau nhất định. Quá trình này có thể thông qua các tổ công tác được thành lập cho một mục đích cụ thể là tham vấn cho xây dựng pháp luật, hoặc thông qua các uỷ ban, hội đồng quốc gia có sẵn đại diện cho các bộ nghành chính phủ và các tổ chức của hoặc vì người khuyết tật. Trong một số trường hợp, việc tham vấn được thực hiện như hoạt động không định trước, dưới hình thức một hoặc nhiều cuộc họp do chính phủ chủ trì.

Tổng hợp lại của quá trình tham vấn, người làm luật, hoạch định chính sách có cái nhìn tổng quát hơn để giải quyết các vẫn đề liên quan đến người khuyết tật trên cơ sở sự hài hòa giữa quyền của người khuyết tật với những lợi ích chung của cộng động, xã hội, phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể của đất nước. Cũng như đối với từng nội dung tham vấn cụ thể khác nhau, thì tùy thuộc vào các mô hình tổ chức của mỗi quốc gia mà phương pháp, cách thức tổ chức tham vấn, vị trí cũng như cách thức xác định giá trị của tham vấn là khác nhau.

Việt Nam là một trong những nước tham gia Công ước về quyền của người khuyết tật từ rất sớm. Tuy nhiên, Luật Người khuyết tật năm 2010 không có điều luật quy định trực tiếp, cụ thể nguyên tắc tham vấn người khuyết tật, nhưng trên cơ sở nội dung pháp luật hiện hành việc cụ thể hóa nguyên tắc này được thể hiện trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật người khuyết tật Việt Nam nói riêng như sau:

Trước hết, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện trên cơ sở pháp luật  về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 đã quy định về nguyên tắc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và vấn đề tham gia đóng góp ý kiến xây dựng văn bản pháp luật như sau:

Tại Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 về một trong các nguyên tắc xây dựng pháp luật như sau: “Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật”. Cụ thể về vấn đề tham gia đóng góp ý kiến, thì tại Điều 6 Luật này đã quy định:

2. Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo và cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật.

3.Ý kiến tham gia về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình chỉnh lý dự thảo văn bản”.

Mà căn cứ vào Điều 4 Luật Người khuyết tật 2010 có quy định về quyền của người khuyết tật được tham gia bình đẳng các hoạt động xã hội, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng,.. Như vậy, với sự quy định về quyền được tham gia ý kiến đóng góp chung trên cơ sở nguyên tắc bảo đảm tính công khai, dân chủ, tiếp nhận ý kiến và phản hồi ý kiến của các cá nhân trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thì người khuyết tật cũng là một trong những đối tượng được hưởng quyền trong đó. Điều này cho thấy, mặc dù pháp luật không quy định trực tiếp về việc tham gia đóng góp ý kiến riêng của người khuyết tật, nhưng trên cơ sở quy định nêu trên thì người khuyết tật vẫn được đảm bảo quyền của mình trên phương diện bình đẳng với các chủ thể khác khi tham gia vào ý kiến, đóng góp, đề xuất, kiến nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Việc tham vấn người khuyết tật có thể được thực hiện thông qua chính các tổ chức đại diện cho họ và các tổ chức vì người khuyết tật, do đó, khi xây dựng pháp luật về người khuyết tật mà cụ thể là Luật Người khuyết tật năm 2010, trên cơ sở nội dung cam kết tại Công ước nêu trên, tại Điều 9 Luật Người khuyết tật Việt Nam năm 2010 đã quy định:

1. Tổ chức của người khuyết tật là tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên là người khuyết tật, tham gia xây dựng, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật.

2.Tổ chức vì người khuyết tật là tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động trợ giúp người khuyết tật”.

Các tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật được thành lập với mục đích giúp đỡ người khuyết tật vượt qua khó khăn và hòa nhập cộng đồng xã hội. Trong đó, tổ chúc của người khuyết tật đại diện quyền và lợi ích của người khuyết tật, đại diện thể hiện tiếng nói của người khuyết tật trong một số vấn đề xã hội trong đó có việc tham gia vào đề xuất, ý kiến, kiến nghị những chính sách, giải pháp theo hướng có lợi và phù hợp hơn cho người khuyết tật. Các tổ chức vì người khuyết tật hoạt động với mục đích trợ giúp người khuyết tật, do đó có những hiểu biết, nắm bắt được nhu cầu của người khuyết tật để trên cơ sở đó đề xuất những chính sách phù hợp và có lợi hơn cho người khuyết tật.

Trên cơ sở quy định quyền tham gia xây dựng, giám sát thực hiện chính sách pháp luật người khuyết tật nêu trên của tổ chức của người khuyết tật và các tổ chức vì người khuyết tật, thì đây chính là sự ghi nhận nguyên tắc tham vấn người khuyết tật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Bên cạnh việc thể hiện nguyên tắc tham vấn người khuyết tật trong việc ban hành các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, nguyên tắc tham vấn người pháp luật còn được thể hiện cụ thể trong một số lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến người khuyết tật như sau:

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 177 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định:“Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ”. Như vậy, nguyên tắc tham vấn người khuyết tật trong một trong những vấn đề thiết yếu đối với người lao động đó là vấn đề việc làm đã được các nhà làm luật quan tâm và xây dựng khi người lao động tham gia vào quan hệ việc làm với tư cách là người lao động.

Nhìn chung, việc cụ thể hòa nguyên tắc tham vấn người khuyết tật trong pháp luật của Việt Nam chưa thực sự cụ thể, rõ ràng và trực tiếp. Nguyên tắc này mới chỉ được thể hiện mang tính chất quy định chung mà chưa đưa vào nội dung chi tiếp trong các lĩnh vực đời sống thiết yếu đối với người khuyết tật. Bên cạnh đó, pháp luật cũng chưa có quy định cụ thể việc thực hiện tham vấn đối với người khuyết tật sẽ được thực hiện như thế nào, do đó, việc mặc dù đã có quy định mang tính chất quyền chung, nhưng thực tế thực hiện gần như rất ít. Vì vậy, cần phải có sự quy định chi tiết về vấn đề tham vấn sao cho phù hợp với các dạng khuyết tật của người khuyết tật và việc thực hiện tham vấn được thực hiện trên thực tế thông qua cơ sở hay tổ chức cụ thể nào đó để đáp ứng quyền của người khuyết tật cũng như thể hiện đầy đủ nhất nguyên tắc tham vấn người khuyết tật mà nội dung của nó muốn hướng tới.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Trong điều kiện kinh tế thị trường hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, rủi ro trong giao kết và thực hiện các giao dịch dân sự ngày càng nhiều. Do đó, để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đã giao kết, các bên thường thỏa thuận thêm về biện pháp bảo đảm. Biện pháp này, bên cạnh tạo lòng tin đối cho các bên khi thực hiện giao dịch còn có thể là hậu quả pháp lý bất lợi mà bên có nghĩa vụ phải thực hiện khi thực hiện không đúng theo thỏa thuận đã ký kết. Pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay có ghi nhận 9 biện pháp bảo đảm trong Bộ luật Dân sự 2015 mới có hiệu lực từ ngày 1/01/2017, trong đó, biện pháp bảo lãnh là một trong số các biện pháp được ghi nhận. Phần trình bày dưới đây tập trung chủ yếu vào vấn đề, đó là: “ Biện pháp bảo lãnh – phân tích quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng”.

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ VÀ BẢO LÃNH

1. Khái quát về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

a) Khái niệm

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là các biện pháp dự phòng để bảo đảm lợi ích của bên có quyền trong giao dịch dân sự, có thể bằng cách cho bên có quyền xử lý tài sản được đem ra bảo đảm, theo thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật.

b) Đặc điểm

Trước hết, các biện pháp bảo đảm được hình thành chủ yếu trên cơ sở theo sự thỏa thuận của các bên chủ thể. Đối với một số biện pháp ví dụ như cầm giữ được hình thành trên cơ sở pháp luật quy định.

Đối tượng của biện pháp bảo đảm chủ yếu là lợi ích vật chất. Khi giao kết giao dịch bảo đảm, bản chất của giao dịch này là hợp đồng phụ, được xác lập nhằm đảm bảo thực hiện cho hợp đồng chính. Do đó, hiệu lực của giao dịch này phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính.

Về phạm vi bảo đảm các biện pháp bảo đảm do các bên thỏa thuận, có thể là một phần hoăc toàn bộ nghĩa vụ. Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại hoặc nghĩa vụ trong tương lai.

c) Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Theo quy định của BLDS 2015, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: Cầm cố tài sản; Thế chấp tài sản; Đặt cọc; Ký cược; Ký quỹ; Bảo lưu quyền sở hữu; Bảo lãnh; Tín chấp; Cầm giữ tài sản.[1]

2. Lý luận chung về bảo lãnh

a) Khái niệm, đặc điểm

  Bảo lãnh là một biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự thường được áp dụng trong trường hợp bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ chính không có tài sản bảo đảm, hoặc chưa đủ độ tin cây đối với bên có quyền.

Theo đó, bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.[2]

Cũng cầm cố, thế chấp, kí cược,.. bảo lãnh có những đặc điểm chung của các biện pháp bảo đảm, ngoài ra, bảo lãnh còn có những đặc điểm riêng, đó là:

Một là, Bảo lãnh là biện pháp bảo đảm mang tính chất đối nhân. Bên cạnh tín chấp, trong các biện pháp bảo đảm còn có bảo lãnh là biện pháp mang tính đối nhân. Tuy nhiên, tín chấp mang đặc tính đặc biệt bởi nó mang tính chất tương trợ xã hội đối với những trường hợp có điều kiện kinh tế khó khăn và đối với bên đảm bảo là tổ chức chính trị – xã hội. Bên cạnh đó, bảo đảm cũng không mang tính chất đối nhân thông thường, mà nó có quan hệ với các biện pháp bảo đảm khác mang tính đối vật. Điều này thể hiện ở chỗ bên bảo lãnh có thể sử dụng tài sản của mình để cầm cố, thế chấp, đặt cọc hay kí quỹ cho bên nhận bảo lãnh để đảm bảo thực hiện cho nghĩa vụ bảo lãnh của mình[3].

Hai là, Bên bảo đảm trong bảo lãnh là người thứ ba, bảo đảm cho bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ chính. Trong các biện pháp bảo đảm khác, bên có nghĩa vụ thường là bên đảm bảo để thực hiện nghĩa vụ của mình. Bảo lãnh được hình thành khi bên có nghĩa vụ không đủ điều kiện để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong quan hệ bảo lãnh, bên bảo lãnh luôn là người thứ ba, dùng tài sản của mình hoặc cam kết dùng tài sản của mình để thực hiện thay nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ trước bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) nếu nghĩa vụ đó không có khả năng thực hiện hoặc bị vi phạm.

Ba là, Trong bảo lãnh, có thể nhiều người bảo lãnh cho người có nghĩa vụ chính, những người bảo lãnh này phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh trừ trường hợp giữa họ có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác[4].

b) Chủ thể trong quan hệ bảo lãnh

Thông qua việc xác lập và thực hiện quan hệ bảo lãnh, có thể xác định chủ thể trong quan hệ bảo lãnh bao gồm: bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Người được bảo lãnh có thể biết hoặc không biết đến việc cam kết bảo lãnh của hai bên, và quan hệ bảo lãnh không bị ảnh hưởng nếu bên được bảo lãnh đồng ý hay không đồng ý.

Bên bảo lãnh là bên cam kết trước bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ.

Bên nhận bảo lãnh là bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp bảo lãnh[5].

II. PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BẢO LÃNH

1. Phạm vi bảo lãnh

Phạm vi bảo lãnh là giới hạn về nghĩa vụ ràng buộc giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh trên cơ sở ca kết và sự chấp thuận cam kết của các bên trong hợp đồng bảo lãnh.

Điều 336 BLDS 2015 quy định về phạm vi bảo lãnh như sau:

1. Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.

2.Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3.Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

4.Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.”

Pháp luật dân sự luôn đề cao sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ dân sự. Do vậy, đối với quan hệ bảo lãnh, các bên cũng được tự do thỏa thuận, bên bảo lãnh có thể cam kết với bên nhận bảo lãnh việc thực hiện một phần hay toàn bộ nghĩa vụ của bên được bảo lãnh trên cơ sở nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm: tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả. Trong quan hệ dân sự, từ một nghĩa vụ luôn có thể làm phát sinh nhiều nghĩa vụ khác, do đó, bên cạnh các nghĩa vụ bảo lãnh được cam kết nêu trên, các bên có thể thỏa thuận cam kết thêm về các nghĩa vụ khác có thể phát sinh như: lãi trong hạn, lãi quá hạn,… Đây là sự dự liểu của pháp luật về phạm vi bảo lãnh. Theo đó, có thể hiểu là nếu các bên trong quan hệ bảo lãnh không có thỏa thuận nào khác thì nghĩa vụ bảo lãnh sẽ bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả .

Nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và nâng cao tinh thần trách nhiệm của bên bảo lãnh trong việc nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ của mình khi phát sinh, BLDS 2015 đã dự liệu và quy định cho các bên được thỏa thuận áp dụng riêng một biện pháp bảo đảm bằng tài sản trong quan hệ bảo lãnh để ràng buộc, dự phòng cho nghĩa vụ bảo lãnh mà các bên đã kí. Điều này xuất phát từ việc về nguyên tắc, bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm mang tính đối nhân, việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hay quyền của bên nhận bảo lãnh có được bảo đảm hay không phụ thuộc hoàn toàn vào bên bảo lãnh. Do đó, đây là một quy định mới rất phù hợp của BLDS 2015 so với BLDS 2005.

Đối với nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai, BLDS 2005 quy định: “Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại”. Như vậy, có nghĩa là phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt hoạt động, bởi vì các chủ hể này không còn năng lực chủ thể trong các quan hệ pháp luật nó chung và quan hệ bảo lãnh nói riêng.

2. Thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Căn cứ vào Điều 335 BLDS 2015, nghĩa vụ bảo lãnh được thực hiện theo thời điểm sau:

– Thời điểm bên có nghĩa vụ trong nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ

Điều này được hiểu là đối với nghĩa vụ khi đến thời hạn thực hiện, bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đó. Thời điểm này được coi là thời điểm bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nếu các bên trong quan hệ bảo lãnh không có thỏa thuận khác về thời điểm thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh.

– Thời điểm bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ

Đây là trường hợp mà các bên chủ thể trong bảo lãnh đã thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Khi đó, thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được đây, theo quy định của pháp luật là thời điểm mà các bên trong quan hệ bảo lãnh thỏa thuận để thực hiện là thời điểm bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ[6].

Ngoài 2 trường hợp trên, theo quy định tại Điều 41 Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì nghĩa vụ bảo lãnh được thực hiện tại thời điểm mà bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ chính phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

3. Thù lao

Điều 337 BLDS 2015 quy định như sau: “Bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thỏa thuận”. Ở đây được hiểu là, khi thực hiện việc bảo lãnh cho nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ, bên bảo đảm có thể được hưởng thù lao. Nhưng việc hưởng thù lao chỉ đặt ra nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thỏa thuận cụ thể với nhau. Lý giải cho điều này ở chỗ, bản chất của quan hệ bảo lãnh là bên bảo lãnh thay thế bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của người này khi họ không có khả năng thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ với bên có quyền. Sau đó, bên bảo lãnh có nghĩa vụ hoàn lại cho bên bên bảo lãnh chi phí, tài sản bỏ ra dể thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, thông thường nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh khi bên được bảo lãnh không thể thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn. Lúc này, bên được bảo lãnh có thể suy đoán là khó có khả năng thực hiện việc nghĩa vụ hoàn lại cho bên bảo lãnh. Do đó, pháp luật quy định việc thù lao chỉ thực hiện khi bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thỏa thuận cụ thể.

4. Bảo lãnh trong trường hợp nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ

Thông thường, với một nghĩa vụ chỉ cần một người bảo lãnh để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như một người chỉ bảo lãnh cho một phần nghĩa vụ hay một người bảo lãnh toàn bộ nhưng không đủ khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi phát sinh. Do đó, pháp luật đã quy định về việc cho phép nhiều người cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ. cụ thể, tại Điều 338 BLDS 2015 như sau:

Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.

Khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình.”

Theo như quy định trên, khi nhiều người cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ, nếu giữa họ không có thỏa thuận riêng với nhau về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh riêng lẻ hoặc không thuộc trường hợp pháp luật quy định việc bảo lãnh theo các phần độc lập thì họ phải liên đới thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Khi đó, bên nhận bảo lãnh có thể yêu cầu bất cứ ai trong số họ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bảo lãnh trước. Vì trách nhiệm giữa những người bảo lãnh liên đới nhau thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nên khi một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đó, thì những người còn lại phại thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình với người đó. Và người đó cũng có quyền yêu cầu những người kia thực hiện phần nghĩa vụ của họ với mình.

5. Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh

Pháp luật quy định về quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh tại Điều 339 BLDS 2015. Trước hết, về quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên nhận bảo lãnh:

1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.”

Theo đó, nghĩa vụ bảo lãnh sẽ phát sinh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Khi đó, nếu giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh không có thỏa thuận về việc thực hiện nghĩa vụ thay khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình, thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đó. Nếu giữa hai bên có thỏa thuận với nhau, thì bên nhận bảo lãnh chỉ được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ nếu chứng minh được rằng, bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ đó nữa.

Tuy nhiên, việc yêu cầu chỉ được thực hiện khi nghĩa vụ phải thực hiện đã đến hạn. BLDS 2015 quy định:

2. Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn.”

Thời hạn thực hiện nghĩa vụ giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh do hai bên tự thỏa thuận hoặc theo pháp luật quy định. Mà như đã trình bày, thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo đảm khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ. Mà nghĩa vụ được coi là vi phạm khi đến hạn thực hiện mà bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ. Do vậy, khi đến chưa hạn thực hiện nghĩa vụ, bên nhận bảo lãnh không có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh.

Khi nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh thì bên bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh. Nhưng nếu giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh có phát sinh quan hệ nghĩa vụ khác với nhau thì căn cứ vào quy định tại Khoản 3 Điều 339 BLDS 2015: “3. Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.

Theo đó, bên nhận bảo lãnh phải là bên có nghĩa vụ còn bên bảo lãnh là bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ có thể bù trù. Bên cạnh đó, quan hệ nghĩa vụ đó phải thỏa mãn điều kiện đó là: cả hai nghĩa vụ cùng đến hạn; đối tượng của hai nghĩa vụ cùng loại; nghĩa vụ không có tranh chấp; và nghĩa vụ không thuộc trường hợp không được bù trừ. Lúc này, bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh. Tuy nhiên, việc bù trù này không được tính cho bên được bảo lãnh.

6. Quyền yêu cầu của bên bảo lãnh

Trong quan hệ bảo lãnh, bên bảo lãnh chỉ đứng ra cam kết thực hiện thay nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh trước bên nhận bảo lãnh. Điều này không có nghĩa, khi bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, thì bên được bảo lãnh được miễn thực hiện nghĩa vụ của mình. Ở đây, khi bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, thì giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh sẽ phát sinh nghĩa vụ hoàn trả. Do đó, Điều 340 BLDS 2015 quy định:

Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Với nghĩa vụ hoàn trả phát sinh, thì bên bảo lãnh sẽ có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình và trong phạm vi mà bên bảo lãnh đã thực hiện thay cho bên được bảo lãnh trước bên nhận bảo lãnh. Tuy nhiên, nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thỏa thuận riêng khác thì quyền được yêu cầu tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên.

7. Miễn việc thực hiện nghĩa vụ dân sự

– Bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh:

Khi bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh, thì bên cạnh bên bảo lãnh được miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trước bên nhận bảo lãnh, mà nghĩa vụ của bên được bảo lãnh trước bên nhận bảo lãnh cũng được miễn[7]. Việc được miễn này có thể được hiểu như sau: khi bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được chuyển giao cho bên bảo lãnh thực hiện, lúc này bên được bảo lãnh hay bên có nghĩa vụ chấm dứt tư cách chủ thể vì vậy không phải thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, nếu các bên có thỏa thuận khác thì bên được bảo lãnh vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ.

– Bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện phân nghĩa vụ cho một người trong trường hợp nhiều người cùng bảo lãnh [8]:  Đối với trường hợp này chỉ một người trong số nhiều người cùng bảo lãnh liên đới việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những người khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ. Vì nghĩa vụ của những người bảo lãnh liên đới không phân chia theo phần độc lập, nên những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện nghĩa vụ liên đới đối với toàn bộ nghĩa vụ.

– Bên bảo lãnh được miễn thực hiện phần nghĩa vụ bởi một trong số những người nhận bảo lãnh liên đới[9] : Khi bên bảo lãnh được một trong số những người nhận bảo lãnh liên đới miễn cho việc thực hiện nghĩa vụ với họ, thì quan hệ bảo lãnh chỉ chấm dứt giữa người bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh đã miễn cho họ. Do đó, nghĩa vụ giữa bên bảo lãnh với những người nhận bảo lãnh còn lại vẫn phát sinh và phải thực hiện.

8. Trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh

Căn cứ vào Điều 342 BLDS 2015, trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh được đặt ra như sau:

“1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.

2.Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại”.

Trước hết, như đã trình bày ở các phần trên, nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh với bên bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trước bên nhận bảo lãnh. Lúc này thì nghĩa vụ sẽ được chuyển sang cho bên bảo lãnh. Do đó, bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó như đã cam kết.

Khi nghĩa vụ được chuyển giao cho bên bảo lãnh, lúc này, bên bảo lãnh giữ vai trò là bên có nghĩa vụ. Vì vậy, khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trước bên nhận bảo lãnh hay bên có quyền trong quan hệ dân sự mà bên bảo lãnh thực hiện không đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên có quyền có quyền yêu cầu thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm như trong hợp đồng đã giao kết và bồi thường thiệt hại đối với thiệt hại xảy ra nếu có.

9. Chấm dứt bảo lãnh

Căn cứ để chấm dứt quan hệ bảo lãnh quy định tại Điều 343 BLDS 2015 bao gồm:

1. Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt.

2.Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

3.Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

4.Theo thỏa thuận của các bên.”

Thứ nhất, Khi nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt, thì đối tượng của bảo lãnh không còn nữa. Do đó, việc nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt làm bảo lãnh chấm dứt cũng là điều đường nhiên vì thời hạn tồn tài bảo lãnh cũng là thời hạn tồn tại nghĩa vụ bảo đảm.

Thứ hai, việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. Cả hai trường hợp đều làm bảo lãnh chấm dứt, nhưng mỗi trường hợp chấm dứt lại có sự khác biệt. Khi bảo lãnh bị hủy bỏ thì lúc này quan hệ nghĩa vụ giữa bên có nghĩa vụ và bên có quyền trở thành quan hệ nghĩa vụ không có biện pháp bảo đảm. Đối với việc thay thế bảo lãnh thì quan hệ nghĩa vụ vẫn được bảo đảm thực hiện những bằng một biện pháp bảo đảm khác theo thỏa thuận của các bên.

Thứ ba, bảo lãnh chấm dứt khi bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ. Ở đây có thể hiểu việc chấm dứt như sau: một là, bên bảo lãnh đã tự nguyện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; hai là, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cưởng chế bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh. Cả hai trường hợp trên thì nghĩa vụ bảo lãnh đã được thực hiện xong, do đó, việc bảo lãnh chấm dứt cũng là đương nhiên.

Cuối cùng, bảo lãnh chấm dứt do sự thỏa thuận của các bên: pháp luật dân sự luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Do đó, khi xác lập bảo lãnh cũng dựa trên cơ sở thỏa thuận, tự nguyện của các bên. Cho nên, việc thỏa thuận chấm dứt bảo lãnh của các bên cũng được pháp luật thừa nhận ( trừ trường hợp pháp luật không cho phép thỏa thuận chấm dứt việc bảo lãnh).

III.THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH

1.Một số vụ việc phát sinh trong thực tiễn

Bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm được áp dụng để đảm bảo cho các chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự trên tất cả các lĩnh vực. Với sự thay đổi của pháp luật theo BLDS 2015, quy định của bảo lãnh càng hoàn thiện hơn, số lượng bảo lãnh ngày càng gia tăng, đặc biệt đối với hoạt động bảo lãnh đối với các hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, cũng từ thực tiễn cho thấy, việc áp dụng biện pháp bảo lãnh vẫn còn những hạn chế cần hoàn thiện về pháp luật như sau:

Thứ nhất, Nội hàm của một số cụm từ trong quan hệ bảo lãnh chưa được giải thích cụ thể, rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật nên dẫn đến cách hiểu, áp dụng thiếu thống nhất, đồng bộ.

Vụ việc: Ngân hàng X có phát hành chứng thư bảo lãnh cho Ngân hàng Y  nhằm đảm bảo cho nghĩa vụ tài chính của Công ty TT (sau đây gọi là công ty TT) tại Ngân hàng Y theo Hợp đồng số 221 ngày 22/1/2017 (sau đây gọi là hợp đồng số 221) giữa Công ty TT và Tổng công ty QĐ – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. Trong chứng thư có nêu Ngân hàng X “cam kết chi trả vô điều kiện” cho Ngân hàng Y ngay khi nhận được văn bản yêu cầu thanh toán nếu Công ty TT không thực hiện nghĩa vụ tài chính phát sinh tại Ngân hàng Y theo Hợp đồng đại lý số 221. Tuy nhiên, Ngân hàng X “nghi ngờ” Công ty TT không phát sinh nghĩa vụ trên thực tế đối với Ngân hàng Y. Trong trường hợp này, Ngân hàng X phải thực hiện nghĩa vụ tài chính ngay khi Ngân hàng Y –  yêu cầu hay ngược lại Ngân hàng X có quyền yêu cầu Ngân hàng Y phải xuất trình được các chứng từ chứng minh nghĩa vụ của Công ty TT đã phát sinh và chỉ thực hiện nghĩa vụ tài chính sau khi Ngân hàng Y xuất trình các chứng  từ này.

Ví dụ nêu trên cho thấy, một trong các nguyên nhân chính dẫn đến tranh chấp là do các bên trong quan hệ bảo lãnh đã có cách hiểu khác nhau về nội hàm của cụm từ “cam kết chi trả vô điều kiện” . Yêu cầu đặt ra là nếu thỏa thuận như vậy thì Ngân hàng X có được quyền yêu cầu Ngân hàng Y xuất trình các tài liệu chứng minh không? Việc yêu cầu xuất trình các tài liệu chứng minh trước khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh có vi phạm thỏa thuận không? Theo em, căn cứ quy định tại Điều 339 BLDS 2015 quy định cho bên nhận bảo lãnh tức Ngân hàng Y được quyền yêu cầu Ngân hàng X thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho Công ty TT. Như vậy, với việc được quyền yêu cầu như trên, thì Ngân hàng Y cũng phải chứng minh cho quyền yêu cầu của mình là hợp pháp. Do đó, việc yêu cầu xuất trình giấy tờ chứng minh của Ngân hàng X là hợp và  xuất trình giấy tờ chứng minh trước cũng không được coi là vi phạm thỏa thuận.

 Tuy nhiên, theo như vụ việc trên nếu không được quy định cụ thể, rõ ràng thì sẽ tiếp tục dẫn đến cách hiểu và áp dụng pháp luật thiếu thống nhất giữa các bên trong quan hệ bảo lãnh.

Thứ hai, Nhận diện chưa chính xác bản chất pháp lý của quan hệ bảo lãnh và quan hệ thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người khác (bên thế chấp và bên vay là 02 chủ thể độc lập) khi giải quyết tranh chấp.

Vụ việc: anh A vay của B 200 triệu, anh C thế chấp cho B quyền sử dụng đất của mình để đảm bào cho việc trả nợ của anh B. A không trả được nợ. B đòi xử lý tài sản của C nhưng C không đồng ý.( các hợp đồng được công chứng và đăng kí đầy đủ).

Với vụ việc trên, thì hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất vô hiệu vì:

Căn cứ vào Điều 117 BLDS 2015 quy định về thế chấp như sau:

Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).”

Do vậy, chủ sở hữu tài sản có thể dùng tài sản để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của chính mình (bên thế chấp đồng thời là bên có nghĩa vụ) hoặc để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người khác (bên thế chấp và bên có nghĩa vụ là 02 chủ thể khác nhau).

Trong khi đó, theo quy định tại Điều 335 BLDS 2015 về bảo lãnh như sau:

Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”

Vì vậy, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người thứ ba bị tuyên vô hiệu là do có sự nhầm lẫn về hình thức hợp đồng, cụ thể là hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của C để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của A thực chất phải là quan hệ bảo lãnh. Do đó, các bên B và C phải ký kết hợp đồng bảo lãnh, chứ không phải hợp đồng thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho A.

Việc các bên ký kết hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người thứ ba là không đúng với tính chất của giao dịch dân sự có biện pháp bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh, không đúng với quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (Điều 117), hình thức giao dịch dân sự (Điều 119), và quy định về bảo lạnh tại Điều 335.

Bên cạnh đó, theo quy định của BLDS 2015, hiện nay đã có quy định về việc bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Do đó, với vụ việc trên, bên cạnh hợp đồng bảo lãnh, các bên có thể kí với nhau hợp đồng thế chấp nhưng là để đảm bảo cho nghĩa vụ bảo lãnh của C với B chứ không phải hợp đồng thế chấp để đảm bảo cho nghĩa vụ của A.

Tuy nhiên, trên thực tế việc nhận diện chưa chính xác bản chất pháp lý của quan hệ bảo lãnh và quan hệ thế chấp vẫn xảy ra rất phổ biến.

2. Một số kiến nghị đề xuất

Từ thực tiễn thi hành và trên cơ sở pháp luật hiện hành, để hoàn thiện hơn pháp luật về bảo lãnh, em xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, tiếp tục quy định về các vấn đề liên quan đến bên bảo lãnh, ví dụ như: Quy định về việc bên bảo lãnh phải viết rõ giá trị tiền cam kết bảo lãnh bằng số và bằng chữ; quy định về việc bên nhận bảo lãnh có nghĩa vụ phải thông tin đối với bên bảo lãnh (tư vấn hoặc cảnh báo) về giá trị của nghĩa vụ bảo lãnh, khả năng tài chính của bên được bảo lãnh; quy định cụ thể về một số từ ngữ thường sử dụng trong hợp đồng bảo lãnh (ví dụ: Chi trả vô điều kiện; không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh)…

Thứ hai, quy định cụ thể trường hợp bên nhận bảo lãnh phải yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản của mình trước; nếu bên được bảo lãnh không có tài sản thì bên nhận bảo lãnh mới có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Điều này là cần thiết nhằm “phòng ngừa” khả năng bên bảo lãnh chối bỏ trách nhiệm của mình, vì thực tế cho thấy trong nhiều trường hợp bên bảo lãnh xác định mình là người có nghĩa vụ thứ hai và “chỉ” thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi người có nghĩa vụ chính (bên được bảo lãnh) không có khả năng thực hiện.

Thứ ba, quy định việc bên bảo lãnh có quyền viện dẫn tất cả những vi phạm về hình thức và nội dung mà bên được bảo lãnh có thể viện dẫn để không phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, vì đây là một yếu tố mấu chốt, thể hiện tính phụ thuộc của biện pháp bảo lãnh đối với nghĩa vụ được bảo lãnh. Bộ luật Dân sự chỉ đề cập đến tình huống pháp lý là người bảo lãnh được viện dẫn việc bù trừ nghĩa vụ, trong khi trên thực tế vẫn còn các trường hợp khác như: có sự nhầm lẫn hoặc nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo lãnh không có hiệu lực…

Thứ tư, quy định về điều kiện đối với bên bảo lãnh, vì khả năng bên bảo lãnh thực hiện đầy đủ, đúng cam kết bảo lãnh là vấn đề đặc biệt quan trọng khi áp dụng biện pháp bảo lãnh. Do vậy, không phải ngẫu nhiên mà pháp luật một số nước (ví dụ: Cộng hòa Pháp, Nhật Bản) quy định khả năng thanh toán nợ là một trong các điều kiện bắt buộc của bên bảo lãnh.

Thứ năm, quy định cụ thể, rõ ràng về phạm vi trách nhiệm và cách thức xử lý trách nhiệm về tài sản đối với các bên trong trường hợp bảo lãnh (khoản 1 Điều 336 BLDS năm 2015) và trường hợp có thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (khoản 3 Điều 336 BLDS năm 2015). Hợp đồng bảo lãnh được các tổ chức tín dụng lựa chọn, áp dụng với nội dung thỏa thuận ngày càng phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể dẫn đến tranh chấp trong quá trình thực hiện.[10]

Với sự ra đời của BLDS 2015 với những thay đổi, sửa đổi, bổ sung đã cho thấy những phù hợp, tiến bộ hơn về mặt tư duy cũng như nhận thức về pháp luật trong tất cả các vấn đề liên quan đến dân sự. Trong đó, bảo lãnh cũng là chế định đã có những hoàn thiện cơ bản và phù hợp hơn. Tuy nhiên, từ thực tiễn thi thành cho thấy, vẫn còn những khúc mắc trong các quy định gây nhầm lẫn, khó khăn áp dụng cho chủ thể giao kết. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, hoàn thiện chế định bảo lãnh trên cơ sở quy định “nền” của Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 có ý nghĩa thực tiễn, góp phần phát huy vai trò, giá trị của biện pháp bảo lãnh trong giao lưu dân sự, kinh doanh, thương mại.

[1] Xem Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015

[2]Xem Điều 335 Bộ Luật Dân sự 2015

[3] Xem Khoản 3 Điều 336 BLDS 2015

[4] Xem Điều 338 BLDS 2015

[5] Trang 158 Hoàn thiện chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

[6] Xem Khoản 2 Điều 335 BLDS 2015

[7] Xem Khoản 1 Điều 341 BLDS 2015

[8] Xem Khoản 2 Điều 341 BLDS 2015

[9]Xem Khoản 3 ĐIều 341 BLDS 2015

[10] Theo dõi thi hành các quy định về bảo lãnh, kiến nghị và đề xuất việc hoàn thiện pháp luật

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

SO SÁNH NHÃN HIỆU VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

1. Giống nhau

Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý có những điểm tương đồng như sau:

Một là, Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đều là sản phẩm trí tuệ, là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cụ thể đều là các đối tượng mang tính chỉ dẫn thương mại nhằm mục đích cung cấp thông tin về xuất xứ, chủ thể kinh doanh,.. Bản thân chúng được coi là một loại hàng hóa đặc biệt, có giá trị kinh tế và có khả năng ứng dụng vào hoạt động kinh doanh.

Hai là, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đều là dấu hiệu có thể bao gồm hình ảnh, ký tự, màu sắc hoặc là tổng thể các yếu tố trên để phân biệt sản phẩm, hàng hóa của chủ thể này với sản phẩm, hàng hóa của chủ thể khác.

Ba là, Về căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp, cả hai đều xác lập quyền sở hữu công nghiệp trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục Sở hữu trí tuệ) theo thủ tục đăng ký theo quy định của pháp luật hoặc công nhận đăng ký quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trừ trường hợp đối với nhãn hiệu nổi tiếng[1].

Bốn là, Phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đều trên toàn lãnh thổ Việt Nam[2].

2. Khác nhau

Trên cơ sở các yếu tố liên quan đến việc bảo hộ đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, em xin đưa ra các điểm khác biệt giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý thông qua bảng dưới đây như sau:

Tiêu chí Nhãn hiệu Chỉ dẫn địa lý
Khái niệm Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau Khoản 22 Điều 4 Luật SHTT: Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể
Chức năng Nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với chủ thế khác. Chỉ dẫn địa lý chỉ dẫn sản phẩm có nguồn gốc từ một khu vực, vùng lãnh thổ hay một quốc gia cụ thể.
Đối tượng Nhãn hiệu dùng cho các hàng hóa dịch vụ Chỉ dẫn địa lý dùng cho hàng hóa (các sản phẩm có nguồn gốc địa lý,…)
Điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp Nhãn hiệu phải thỏa mãn điều kiện quy định tại Điều 72,73,74 Luật SHTT, có thể khái quát bao gồm hai điều kiện:

-Nhãn hiệu phải nhìn thấy được

– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác

Nhìn chung, điều kiện bảo hộ của nhãn hiệu dễ dàng đáp ứng hơn đối với chỉ dẫn địa lý.

Chỉ dẫn địa lý phải thỏa mãn điều kiện quy định tại Điều 79,80,81,82 Luật SHTT, có thể khái quát bao gồm hai điều kiện:

– Đúng là sản phẩm có xuất xứ từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.

– Sản phẩm có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý quyết định (sản phẩm gắn với điều kiện tự nhiên, khí hậu, con người khu vực,…)

Chủ thể có quyền đăng ký Điều 87 Luật SHTT quy định: Cá nhân, tổ chức được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình (Đối với các loại nhãn hiệu riêng lại có quy định riêng về chủ thể được quyền đăng ký) Điều 88 Luật SHTT quy định: Nhà nước có quyền đăng ký.

Nhà nước có thể cho phép – Bản thân cá nhân hoặc tổ chức sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;

-Tổ chức đại diện cho tổ chức, cá nhân sản xuất;

– Cơ quan hành chính địa phương thực hiện đăng ký.

Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp Tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

(Khoản 1 Điều 121 Luật SHTT)

Nhà nước là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý theo quy định tại Khoản 4 Điều 121 Luật SHTT
Chủ thể có quyền sử dụng -Chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng đối với nhãn hiệu thông thường.

-Chủ sở hữu, Thành viên của tổ chức đăng ký nhãn hiệu tập thể (Khoản 17 Điều 4);

-Cá nhân, tổ chức được đáp ứng tiêu chuẩn được chủ sở hữu cho phép đối với nhãn hiệu chứng nhận (Khoản 18 Điều 4)

Các cá nhân, tổ chức sản xuất sản phẩm đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
Thời hạn bảo hộ 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm ( Khoản 6 Điều 93 Luật SHTT) Vô thời hạn kể từ ngày được cấp văn bằng bảo hộ

(Khoản 7 Điều 93 Luật SHTT)

Thủ tục xác lập việc bảo hộ – Đối với nhãn hiệu nổi tiếng: chủ sở hữu của nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện của nhãn hiệu nổi tiếng yêu cầu công nhận theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc theo quyết định công nhận của Cục Sở hữu trí tuệ Thủ tục đăng ký: Chủ thể có thẩm quyền đăng ký đối với chỉ dẫn địa lý đáp ứng các điều kiện bảo hộ nộp đơn đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước
Thời hạn thẩm định nội dung đăng ký sở hữu công nghiệp Không quá 9 tháng kể từ ngày công bố đơn (điểm b Khoản 2 Điều 119 Luật SHTT) Không quá 6 tháng kể từ ngày công bố đơn (điểm d Khoản 2 Điều 119 Luật SHTT)
Thời điểm chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điểm a, b, c, d, đ, e Khoản 1 Điều 95 Luật SHTT Điểm g Khoản 1 Điều 95 Luật SHTT:

Các điều kiện tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính cả sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi hay không còn nữa

Giờ  hạn trong việc chuyển giao – Nhãn hiệu được phép chuyển nhượng quyền sở hữu nhưng phải thỏa mãn điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu (khoản 5 Điều 139)

– Được phép chuyển giao quyền sử dụng cho người khác với điều kiện người được chuyển giao phải ghi trên hàng hóa về việc hàng hóa đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu (Khoản 4 Điều 142)

– Chỉ dẫn địa lý không được phép chuyển nhượng quyền sở hữu cho người khác (khoản 2 Điều 139)

– Không được chuyển giao quyền sử dụng (khoản 1 Điều 142)

Hành vi xâm phạm quyền SHCN Theo Khoản 1 Điều 129 bao gồm các hành vi:

Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

– Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

– Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Theo Khoản 3 Điều 129 bao gồm các hành vi:

– Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;

– Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý;

– Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;

– Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy.

[1] Xem Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 (Sau đây gọi là Luật SHTT)

[2] Xem Khoản 1 Điều 93 Luật SHTT

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

TÌNH HUỐNG

Doanh nghiệp cổ phần A có quyền sử dụng 5ha đất trong khu công nghệ cao X để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử. Do mâu thuẫn nội bộ dẫn tới quyết định: tháng 7 năm 2015, doanh nghiệp A thực hiện chuyển nhượng dự án cho một nhà đầu tư nước ngoài.

Hỏi:

– Việc chuyển nhượng dự án được thực hiện như thế nào?

– Hãy tư vấn cho nhà đầu tư nước ngoài trong việc thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam.

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

1. Thực hiện việc chuyển nhượng sự án

a) Điều kiện chuyển nhượng

Theo như tình huống đã nêu ra, doanh nghiệp A có quyền sử dụng 5ha đất trong khu công nghệ cao để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử. Trước hết, cần xác định, việc chuyển nhượng này là thực hiện việc chuyển nhượng dự án bất động sản, tuy nhiên, tình huống đã không nêu cụ thể hình thức sử dụng đất mà doanh nghiệp A thuộc hình thức nào. Căn cứ Điều 7 Nghị định 99/2003/NĐ-CP về việc ban hành quy chế khu công nghệ cao như sau:“. Ban Quản lý Khu công nghệ cao được giao đất, cho thuê đất cho các nhà đầu tư theo trình tự quy định của pháp luật về đất đai.

2.Nhà đầu tư sử dụng đất trong Khu công nghệ cao được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai...”

Cùng với quy định trên, căn cứ vào quy định tại Điều 55, 56 Luật Đất đai 2013, doanh nghiệp A sẽ sử dụng dất dưới một trong hai hình thức là giao đất có thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất. Theo đó, Căn cứ vào các Điều 174 và Điều 175 Luật Đất đai 2013, trong trường hợp doanh nghiệp A sử dụng đất theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền một lần thì doanh nghiệp này có quyền được thực hiện việc chuyển nhượng dự án của mình. Đối với trường hợp doanh nghiệp A được giao đất trả tiền hàng năm, theo quy định của Luật Đất đai 2013, doanh nghiệp này sẽ không có quyền thực hiện việc chuyển nhượng dự án.

Xét với trường hợp, doanh nghiệp A sử dụng đất theo hình thức giao đất có thu tiền hoặc cho thuê đất trả tiền một lần, để được chuyển nhượng dự án bất động sản, doanh nghiệp A phải đáp ứng các điều kiện chuyển nhượng dự án bất động sản như sau:

Căn cứ Điều 49 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định về điều kiện chuyển nhượng dự án bất động sản bao gồm các điều kiện như sau:

Điều kiện của dự án bất động sản:

-Dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đã có quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc quy hoạch tổng mặt bằng được phê duyệt;

-Dự án, phần dự án chuyển nhượng đã hoàn thành xong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đối với trường hợp chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thì phải xây dựng xong các công trình hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt;

-Dự án không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

-Không có quyết định thu hồi dự án, thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp có vi phạm trong quá trình triển khai dự án thì chủ đầu tư phải chấp hành xong quyết định xử phạt.

Điều kiện đối với chủ thể:

-Chủ đầu tư chuyển nhượng: đã có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất đối với toàn bộ hoặc phần dự án chuyển nhượng;

-Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng: phải là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, có đủ năng lực tài chính và cam kết tiếp tục việc triển khai đầu tư xây dựng, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiến độ, nội dung dự án.

Ngoài các điều kiện nêu trên, thì việc chuyển nhượng dự án của doanh nghiệp A phải đảm bảo các yêu cầu theo quy định của pháp luật là:

– Không làm thay đổi mục tiêu của dự án;

– Không làm thay đổi nội dung của dự án;

– Bảo đảm quyền lợi của khách hàng và các bên có liên quan

b) Trình tự, thủ tục chuyển nhượng

Khi đáp ứng đủ các điều kiện chuyển nhượng dự án bất động sản nêu trên, để chuyển nhượng dự án bất động sản của mình, doanh nghiệp A cần phải thực hiện các thủ tục sau:

Căn cứ vào Điều 51 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, thủ tục xin cấp phép chuyển nhượng dự án bất động sản được quy định như sau:

1.Chủ đầu tư gửi hồ sơ đề nghị chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền.

2.Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành quyết định cho phép chuyển nhượng, trường hợp không đủ điều kiện cho phép chuyển nhượng thì phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết.

Trường hợp dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đầu tư thì trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến của bộ quản lý chuyên ngành và Bộ Xây dựng để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3.Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định cho phép chuyển nhượng dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các bên phải hoàn thành việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng và hoàn thành việc bàn giao dự án.

Trường hợp chủ đầu tư nhận chuyển nhượng dự án bất động sản là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì sau khi có quyết định cho phép chuyển nhượng dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ đầu tư chuyển nhượng làm thủ tục trả lại đất cho Nhà nước; cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đối với chủ đầu tư nhận chuyển nhượng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Theo đó, ở đây cần xác định thẩm quyền cho phép chuyển nhượng dự án bất động sản thuộc Ủy ban nhân dân hay Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ Điều 50 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định về thẩm quyền cho phép chuyển nhượng dự án bất động sản như sau:

1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản đối với dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc đầu tư.

2.Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đầu tư.

Căn cứ vào Điều 32 Luật Đầu tư 2014, xét với tình huống, có thể xác định thẩm quyền cho phép chuyển nhượng dự án bất động sản của doanh nghiệp A là của Ủy ban nhân dân tỉnh nơi có dự án.

Căn cứ vào Điều 12 Nghị định 76/2015/NĐ-CP, trình tự, thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự cho chủ đầu tư khác để tiếp tục đầu tư thực hiện như sau:

Thứ nhất, Chủ đầu tư chuyển nhượng là doanh nghiệp A gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cụ thể đối với trường hợp này là Sở quản lý chuyên ngành do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định (Sở Kế hoạch và Đầu tư).

 Hồ sơ đề nghị chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bao gồm:

(a) Đơn đề nghị cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án của chủ đầu tư chuyển nhượng theo mẫu;

(b) Hồ sơ dự án, phần dự án đề nghị cho chuyển nhượng bao gồm:

– Văn bản cho phép đầu tư hoặc văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bản sao có chứng thực);

– Quyết định phê duyệt dự án, quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc quy hoạch tổng mặt bằng (bản sao có chứng thực);

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của toàn bộ hoặc phần dự án đề nghị chuyển nhượng (bản sao có chứng thực).

(c) Báo cáo quá trình thực hiện dự án của chủ đầu tư chuyển nhượng đến thời điểm chuyển nhượng theo mẫu;

(d) Hồ sơ của chủ đầu tư nhận chuyển nhượng bao gồm:

– Đơn đề nghị được nhận chuyển nhượng dự án hoặc một phần dự án theo mẫu;

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh bất động sản hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có vốn điều lệ đáp ứng yêu cầu quy định pháp luật (bản sao có chứng thực), trừ trường hợp nhà đầu tư nước ngoài chưa thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư;

– Văn bản chứng minh có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư, về đất đai. Trường hợp chưa có văn bản chứng minh có vốn thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật về đầu tư, về đất đai thì phải có văn bản xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập hoặc báo cáo tài chính đã được kiểm toán về mức vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất (năm nhận chuyển nhượng hoặc năm trước liền kề năm nhận chuyển nhượng) đối với doanh nghiệp đang hoạt động; đối với doanh nghiệp mới thành lập thì nếu số vốn là tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ thì phải được ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp đó mở tài khoản xác nhận về số dư tiền gửi của doanh nghiệp, nếu số vốn là tài sản thì phải có chứng thư của tổ chức có chức năng định giá hoặc thẩm định giá đang hoạt động tại Việt Nam về kết quả định giá, thẩm định giá tài sản của doanh nghiệp.

Thứ hai, Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền có trách nhiệm lấy ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Cục thuế và Sở quản lý chuyên ngành, tổ chức thẩm định theo quy định pháp luật và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký ban hành quyết định cho phép chuyển nhượng. Trường hợp không đủ điều kiện cho phép chuyển nhượng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư chuyển nhượng biết rõ lý do.

Thứ ba, giao kết hợp đồng: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định cho phép chuyển nhượng dự án hoặc một phần dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các bên phải hoàn thành việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng và hoàn thành việc bàn giao dự án hoặc phần dự án. Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng có trách nhiệm tiếp tục triển khai dự án hoặc phần dự án ngay sau khi nhận bàn giao. Chủ đầu tư chuyển nhượng có trách nhiệm bàn giao cho chủ đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ hồ sơ dự án hoặc một phần dự án, có biên bản bàn giao kèm theo danh mục hồ sơ.

Trước khi làm thủ tục bàn giao, chủ đầu tư chuyển nhượng phải thông báo bằng văn bản cho tất cả khách hàng (nếu có) và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng trước 15 ngày (ít nhất 03 số liên tiếp của một tờ báo phát hành tại địa phương hoặc một đài truyền hình địa phương hoặc Trung ương và trang thông tin điện tử của cơ quan đầu mối (nếu có) về việc chuyển nhượng dự án hoặc phần dự án, quyền lợi của khách hàng và các bên có liên quan. Trường hợp khách hàng hoặc các bên có liên quan có ý kiến về quyền lợi của mình liên quan đến dự án hoặc một phần dự án chuyển nhượng thì chủ đầu tư chuyển nhượng có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật trước khi ký hợp đồng chuyển nhượng.

Nội dung hợp đồng chuyển nhượng dự án bất động sản:

-Tên, địa chỉ của các bên;

-Thông tin cơ bản của dự án đã được phê duyệt;

-Thông tin chi tiết về toàn bộ dự án hoặc phần dự án chuyển nhượng;

-Giá chuyển nhượng;

-Phương thức và thời hạn thanh toán;

-Thời hạn bàn giao toàn bộ hoặc một phần dự án và hồ sơ kèm theo;

-Quyền và nghĩa vụ của các bên;

-Trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến quyền sử dụng đất;

-Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

-Phạt vi phạm hợp đồng;

-Giải quyết tranh chấp;

Các trường hợp chấm dứt thực hiện hợp đồng và các biện pháp xử lý;

-Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Đối với việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của dự án hoặc một phần dự án được phép chuyển nhượng thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

2. Tư vấn cho nhà đầu tư nước ngoài trong việc thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam

Trước hết, Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam[1].

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 22 Luật Đầu tư 2014 quy định: “ Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư thông qua tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp hoặc đầu tư theo hợp đồng.”

Hiện nay, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được sử dụng đất tại Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư theo các cơ chế sau:

– Thuê đất, thuê lại đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (Điều 149, Điều 150, Điều 151 Luật Đất đai).

– Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Cụ thể, Nhà nước cho thuê đất (đất đã giải phóng mặt bằng hoặc đất do tổ chức đang quản lý không phải giải phóng mặt bằng) để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh, đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê (Điều 8, Khoản 1, Điều 52 ; Điểm đ, Khoản 1, Điều 56 Luật Đất đai).

Nhà nước giao đất để thực hiện dự án nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê (Điều 8, Khoản 1, Điều 52 ; Khoản 3 Điều 55 Luật Đất đai).

– Nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế trong nước để thành lập doanh nghiệp liên doanh (Điểm e, Khoản 1, Điều 169 Luật Đất đai).

– Nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất để thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (Điểm b, Khoản 1, Điều 169 Luật Đất đai).

– Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về kinh doanh bất động sản.

– Sử dụng đất thông qua việc chuyển đổi công ty, chia tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp (Điều 83 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; Điều 8, Điều 9, Điều 10 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT).

Như vậy,nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam, ngoài việc nhận chuyển nhượng dự án như trong tình huống nêu ở phần 1 để thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất như sau:

Thứ nhất, thực hiện việc thuê đất, thuê lại đất trong khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế,… để thực hiện các dự án đầu tư việc xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh….

Căn cứ vào các Điều 149, 150, 151 Luật Đất đai 2013, nhà đầu tư nước ngoài có thể thông qua doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do mình thành lập hoặc góp vốn nêu trên để thực hiện việc thuê đất trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, đối với những trường hợp thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê đối với đất được cho thuê trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế, thì nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện việc thuê lại đất để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam.

Thứ hai, được nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư đầu tư xây dựng nhà ở hoặc để bán kết hợp với cho thuê (Khoản 3 Điều 55 Luật Đất đai 2013); cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, xây dựng công trình sự nghiệp,….(Khoản 1 Điều 56 Luật Đất đai 2013). Với trường hợp này, nhà đầu tư có thể thực hiện việc trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất theo hàng năm.

Thứ ba, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế để thành lập doanh nghiệp liên doanh thực hiện các dự án đầu tư.

Căn cứ Điều 174, 184 Luật Đất đai 2013, doanh nghiệp có vốn nước ngoài có quyền nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê. Khi nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất, nhà đầu tư được quyền thực hiện các dự án đầu tư đối với quyền sử dụng đất được góp vào doanh nghiệp.

Thứ tư, nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất để thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.

Căn cứ vào Điều 169 Luật Đất đai 2013, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp nhận chuyển nhượng vốn đầu tư bằng giá trị quyền sử dụng đất của nhà đầu tư theo quy định của Chính phủ.

Vậy, từ những phân tích nêu trên có thể thấy, pháp luật về đất đai quy định khá cụ thể đối với những giao dịch về quyền sử dụng đất mà nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện để thực hiện dự án đầu tư ở Việt Nam. Tuy nhiên, với tính chất đặc thù của quyền sử dụng đất và tính chất nước ngoài của các nhà đầu tư, nên pháp luật vẫn có những quy chế pháp lý đặc biệt áp dụng riêng với nhà đầu tư nước ngoài.

Khi thực hiện các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam như các giao dịch thuê lại, chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất hay nhận chuyển nhượng vốn góp là giá trị quyền sử dụng đất thì Nhà đầu tư cần phải lưu ý đến các điều kiện để thực hiện các giao dịch này theo Điều 188 Luật Đất đai 2013, như sau:

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2.Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

3.Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”

Đối với các trường hợp được nhà nước giao đất có thu tiền và cho thuê đất, nhà đầu tư phải thực hiện các trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật để được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trong từng trường hợp cụ thể.

[1] Xem Khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2014

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Cùng với quá trình đẩy mạnh phát trển kinh tế – xã hội đất nước, kéo theo các quan hệ dân sự, thương mại, đất đai,… cũng ngày càng phát triển mãnh mẽ hơn. Do đó, nhu cầu công chứng các hợp đồng, giao dịch phát sinh trong đời sống xã hội ngày càng tăng cao. Cùng với đó là việc thực hiện xã hội hóa hoạt động công chứng, làm cho số lượng các phòng công chứng và văn phòng công chứng ngày càng tăng. Để có sự phát triển như ngày hôm nay, hoạt động công chứng đã trải qua quá trình hình thành và phát triển gắn liền với quá trình bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Để hiểu rõ hơn về quá trình này, em đã chọn tìm hiểu vấn đề: “Quá trình hình thành và phát triển công chứng ở Việt Nam”.

I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG CHỨNG

1. Khái niệm

Luật Công chứng 2014 ghi nhận: Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng[1].

Tuy nhiên, dựa trên quy định pháp luật về công chứng về chủ thể thực hiện hoạt động công chứng, mục đích, giá trị pháp lý của văn bản công chứng,… thì khái niệm trên chưa bao hàm được hết bản chất của hoạt động công chứng. Khái niệm công chứng cần được hiểu như sau:

Công chứng, với tư cách là một hoạt động bổ trợ tư pháp, là việc công chứng viên, các chủ thể có thẩm quyền theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức hoặc theo quy định của pháp luật, chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng nhằm tạo ra những bảo đảm pháp lý để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cả nhân, tổ chức yêu cầu công chứng, phòng ngừa vi phạm pháp luật, giúp việc giải quyết các tranh chấp được thuận lợi và góp phần tăng cướng pháp chế xã hội chủ nghĩa.

2. Đặc điểm

Từ khái niệm nêu trên, có thể thấy công chứng mang những đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, về chủ thể thực hiện hoạt động công chứng: Theo quy định của pháp luật công chứng hiện nay, hoạt động công chứng được diễn bởi hai loại chủ thể:

 Một là, công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 2 Luật Công chứng 2014.

Hai là, Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước nước ngoài theo quy định tại Điều 78 Luật Công chứng, cụ thể:

Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản, văn bản ủy quyền và các hợp đồng, giao dịch khác theo quy định của Luật này và pháp luật về lãnh sự, ngoại giao, trừ hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng bất động sản tại Việt Nam…”

Hoạt động công chứng của Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện thông qua các viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự của cơ quan đó và hoạt động công chứng bị giới hạn đối với các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, về đối tượng của hoạt động công chứng: Hoạt động công chứng được thực hiện với các đối tượng bao gồm: hợp đồng, giao dịch dân sự bằng văn bản; bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.

Thứ ba, về nội dung của hoạt động công chứng: Nội dung của hoạt động công chứng là chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.

Tính xác thực ở đây được hiểu là việc xác thực chính xác về thời gian, địa điểm diễn ra việc giao kết hợp đồng, giao dịch; xác định đúng người yêu cầu công chứng (trên cơ sở giấy tờ tùy thân, giấy tờ, tài liệu về tình trạng hôn nhân, giấy tờ được ủy quyền,… mà người yêu cầu công chứng cung cấp) cũng như năng lực hành vi của người yêu cầu công chứng tại thời điểm công chứng; xác định đúng đối tượng của hợp đồng, giao dịch (trên cơ sở các giấy tờ, tài liệu về tài sản, về công việc phải làm,… mà người yêu cầu công chứng cung cấp); xác định đúng nội dung các điều khoản của hợp đồng, giao dịch (trên cơ sở ghi nhận chính xác ý chí chủ quan của các bên tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch); tính chính xác của giấy tờ văn bản được dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc tiếng Việt sang tiếng nước ngoài (bản dịch).

Tính hợp pháp ở đây được hiểu là việc lập và giao kết hợp đồng, giao dịch phải tuân thủ đúng thủ tục mà pháp luật quy định, đồng thời nội dung các điều khoản, thỏa thuận (ý chí của các bên) trong hợp đồng giao dịch không được trái với quy định của pháp luật, đạo đức xã hội. Có nghĩa là, chỉ các hợp đồng giao dịch hợp pháp mới được công chứng viên xác nhận, những hợp đồng giao dịch bất hợp pháp sẽ bị từ chối công chứng. Điều này cũng tương tự đối với việc công chứng các bản dịch. Chính đặc điểm này của công chứng làm cho hoạt động công chứng có chức năng đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, ngăn ngừa vi phạm pháp luật, phòng ngừa các tranh chấp xảy ra, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân tổ chức có liên quan đến hợp đồng giao dịch.

Thứ tư, về phạm vi công chứng: Luật Công chứng không quy định cụ thể phạm vi những hợp đồng giao dịch, bản dịch nào bắt buộc phải thực hiện việc công chứng nhưng tại các luật chuyên ngành khác có liên quan, chúng ta có thể liệt kê một số loại hợp đồng, giao dịch sau thuộc diện phải công chứng: hợp đồng mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại (Khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014); hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013);….

Ngoài các trường hợp theo quy định của pháp luật phải bắt buộc công chứng, thì các hợp đồng, giao dịch, bản dịch có thể được thực hiện hoạt động công chứng khi người yêu cầu công chứng tự nguyện yêu cầu công chứng và không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Thứ năm, chức năng của hoạt động công chứng: Hoạt động công chứng được thực hiện nhằm đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, ngăn ngừa vi phạm pháp luật, phòng ngừa tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân tổ chức liên quan. Bên cạnh đó, công chứng còn có chức năng tạo lập và cung cấp các chứng cứ cho hoạt động tài phán. Pháp luật công chứng đã thể hiện chức năng này thông qua việc đề cao giá trị pháp lý của văn bản công chứng, cụ thể Khoản 3 Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định:“ Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu”. Chức năng này được xuất phát từ việc những thỏa thuận, tính tiết sự kiện trong văn bản công chứng đã được công chứng viên xác nhận tính xác thực và tính hợp pháp theo một thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Chính vì vậy, mà văn bản công chứng không thể tùy tiện bị hủy bỏ mà phải tuân theo quy định của pháp luật cụ thể. Cũng bởi chức năng này đã thể hiện bản chất của hoạt động công chứng là hoạt động bổ trợ tư pháp, một biện pháp bảo đảm an toàn pháp lý chứ không phải là một thủ tục hành chính.

3. Vai trò của hoạt động công chứng

Trong nền kinh tế thị trường phát triển nhanh và mạnh mẽ như hiện nay, nhu cầu giao dịch, trai đổi, không ngừng tăng, công chứng thực sự là công cụ pháp lý gần gũi trực tiếp, giúp bảo đảm an toàn pháp lý cho các cá nhân, tổ chức. Xuất phát từ, nội dung, chức năng của công chứng, có thể thấy, hoạt động công chứng có những vai trò sau đây:

(i) Công chứng là công cụ đảm bảo an toàn pháp lý và phòng ngừa các tranh chấp có thể xảy ra

(ii) Công chứng là công cụ quản lý Nhà nước trong một số lĩnh vực

(ii) Công chứng tạo lập và cung cấp chứng cứ cho hoạt động tố tụng

II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG Ở VIỆT NAM

Tính đến năm 2012, cả nước ta có 625 tổ chức hành nghề công chứng, so với con số 131 tổ chức hành nghề công chứng của năm 2007[2]. Điều này cho thấy, hoạt động công chứng của nước ta phát triển nhanh chóng, đồng thời cho thấy sự phát triển của kinh tế xã hội, khi nhu cầu giao kết dân sự của người dân càng tăng cao. Tính riêng thành phố Hà Nội, Số lượng tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố tăng qua các năm, cụ thể: nếu như năm 2007 TP có 9 tổ chức (6 Phòng và 3 Văn phòng công chứng) thì đến năm 2012 đã có 96 tổ chức (10 Phòng và 86 Văn phòng công chứng), tăng so với năm 2011 là 28 tổ chức và so với năm 2007 là 87 tổ chức.Tính đến hết ngày 31/8/2015, toàn Thành phố có 104 tổ chức hành nghề công chứng (10 Phòng Công chứng và 94 Văn phòng công chứng), phủ khắp 30 quận, huyện, thị xã, đáp ứng nhu cầu công chứng của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố[3]. Để đạt được các kết quả nêu trên, hoạt động công chứng đã trải qua quá trình hình thành và phát triển khó khăn, trầm bổng, cụ thể:

1. Thời kỳ Pháp thuộc đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

Hoạt động công chứng xuất hiện khá sớm ở Việt Nam, kể từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. Hoạt động công chứng ở nước ta thời kỳ này đều áp dụng theo mô hình của Pháp và chủ yếu phục vụ cho chính sách cai trị của Pháp tại Đông Dương nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Theo một số tài liệu lưu trữ hiện còn lại, thì văn bản công chứng đầu tiên được lập tại Việt Nam là vào năm 1886 (văn bản này hiện còn lưu trữ tại phòng công chứng số 1 thành phố Hồ Chí Minh[4]. Theo Sắc lệnh ngày 24 tháng 8 năm 1931 của Tổng thống Pháp về tổ chức công chứng tại Pháp (được áp dụng tại Đông Dương theo quyết định ngày 7 tháng 10 năm 1931 của Toàn quyền Đông Dương P.Pasquies), thì người thực hiện công chứng là công chứng viên mang quốc tịch Pháp do Tổng thống Pháp bổ nhiệm và giữ chức vụ suốt đời. Thời Pháp thuộc, ở Việt Nam chỉ có một văn phòng công chứng ở Hà Nội, ba văn phòng công chứng ở Sài Gòn, ngoài ra các thành phố Hải Phòng, Nam Định , Đà Nẵng  thì việc công chứng do Chánh lục sự Tòa án sơ thẩm kiêm nhiệm.

2. Thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1991

Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Trong hoàn cảnh đầy khó khăn, phức tạp lúc bấy giờ, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vẫn không quên việc giải quyết vấn đề về thể chế công chứng. Ngày 1 tháng 10 năm 1945 (một tháng sau khi tuyên bố độc lập), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Vũ Trọng Khánh đã ký quyết định về một số việc liên quan đến hoạt động công chứng như: bãi chức công chứng viên người Pháp tên là Deroche tại Văn phòng công chứng; bổ nhiệm một công chứng viên người Việt Nam là ông Vũ Quý Vỹ (luật khoa cử nhân, luật sư tập sự tại Tòa thượng thẩm Hà Nội) thay thế cho công chứng viên người Pháp tại Hà Nội. Trong nghị định này đã chỉ rõ: những quy định cũ về công chứng của Pháp vẫn được áp dụng, trừ những quy định trái với chính thể Việt Nam dân chủ cộng hòa; công chứng viên chịu trách nhiệm và chịu sự kiểm tra giám sát của Ủy ban hành chính các cấp.

Như vậy, có thể thấy rằng, tổ chức công chứng đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là sự kế thừa tổ chức công chứng của Pháp để lại, tuy nhiên cũng chỉ còn một phòng công chứng tại Hà Nội[5]. Các nguyên tắc quy chế hoạt động công chứng vẫn như cũ, trừ những quy định trái với nền độc lập và chính thể Dân chủ công hòa của nước ta lúc bấy giờ. Điểm mới của thể chế công chứng này được thể hiện ở chỗ: Đó là thể chế công chứng của nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, công chứng viên là người Việt Nam và đây cũng là lần đầu tiên trong một văn bản pháp lý nhà nước ta đã sử dụng thuật ngữ “công chứng”.

Để đáp ứng các nhu cầu giao kết dân sự của nhân dân, ngày 15 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 59/SL ấn định thể lệ về thị thực các giấy tờ trong đó có cả các khế ước chuyển dịch quyền sở hữu bất động sản. Theo Sắc lệnh này, quyền thị thực các giấy tờ trước đây (tức thời Pháp thuộc) giao cho lý trưởng các làng và trưởng phố ở thành thị, thì nay giao về Ủy ban nhân dân các làng hoặc Ủy ban nhân dân hàng phố. Riêng ở thành thị, việc thị thực của Ủy ban hàng phố phải có thêm Ủy ban nhân dân thị xã xác nhận. Tuy nhiên, Ủy ban làm nhiệm vụ phải là Ủy ban nơi trú quán của một hoặc các bên đương sự lập ước, nếu là bất động sản phải là Ủy ban nơi có bất động sản…[6]. Xét về nội dung, đây chỉ là một thủ tục hành chính, càng về sau việc áp dụng Sắc lệnh 59/SL càng mang tính hình thức, chủ yếu xác nhận ngày tháng năm, chữ ký và địa chỉ thường trú của đương sự. Sau đó, ngày 29 tháng 2 năm 1952, Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 85/SL quy định về thể lệ trước bạ về các việc mua bán, cho, đổi nhà cửa, ruộng đất. Do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ nên Sắc lệnh 85/SL chỉ áp dụng với những vùng tự do hoặc những vùng thuộc Ủy ban kháng chiến. Cũng theo Sắc lệnh này, Ủy ban kháng chiến cấp xã hoặc thị xã được nhận thực vào các văn tự theo hai nội dung: nhận thực chữ ký của các bên mua, bán, cho, đổi nhà cửa, ruộng đất; nhận thực người đứng ra bán, cho, đổi là chủ của những nhà cửa, ruộng đất, đem bán, cho hay đổi. Theo hai Sắc lệnh này, có thể thấy Ủy ban hành chính các cấp sẽ thực hiện một số việc chứng nhận giấy tờ.

Hoạt động công chứng thời kỳ này không được phát triển vì một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất là do điều kiện kinh tế – xã hội, hoàn cảnh chiến tranh của nước ta thời kỳ này. Đất nước bị chia cắt, các hoạt động kinh tế – hội đều nhằm mục đích phục vụ cho cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược, thống nhất đất nước.

Thứ hai là do nước ta không chấp nhận sở hữu của các thành phần kinh tế khác ngoài kinh tế quốc doanh và tập thế. Vì vậy, tổ chức công chứng không được thành lập trong giai đoạn này. Hoạt động công chứng chỉ mang tính chất chứng thực các quan hệ sở hữu tư nhân. Mọi giao lưu kinh tế, dân sự đều dựa trên quan hệ hành chính, quan hệ thương mại hầu như không phát triển. Do vậy, không nhất thiết phải thiết lập các tổ chức hành nghề công chứng để thực hiện hoạt động công chứng.

Trên cơ sở quy định của Nghị định số 143/HĐBT ngày 22 tháng 11 năm 1981 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức của Bộ Tư pháp, Bộ Tư pháp đã ra Thông tư số 574/QLTPK ngày 10 tháng 10 năm 1987 về công tác công chứng Nhà nước. Theo đó là sự ra đời của Phòng công chứng thành phố Hồ Chí Minh, Phòng công chứng thành phố Hà Nội và một số phòng công chứng ở các địa bàn khác (nếu có nhu cầu). Sau đó, để tạo điều kiện cho các địa phương tiếp cận gần hơn với hoạt động công chứng, Bộ Tư pháp đã ban hành tiếp Thông tư số 858/QLTPK ngày 15 tháng 10 năm 1987 hướng dẫn thực hiện các việc làm công chứng. Tại thời điểm này, chủ thể thực hiện công chứng duy nhất là phòng công chứng.

Căn cứ vào những văn bản này, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã tiến hành thành lập các phòng công chứng, điều này góp phần tạo nên mạng lưới các phòng công chứng Nhà nước trên phạm vi toàn quốc.

Tại miền Nam Việt Nam, sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, với âm mưu chia cắt đất nước lâu dài, cùng với việc củng cố bộ máy hành chính, chính quyền Ngụy quyền Sài Gòn cũng đã quan tâm đến việc thiết lập ra thể chế công chứng ở Miền Nam. Văn bản làm cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của thể chế công chứng dưới thời chính quyền Ngụy – Sài Gòn được điều chỉnh bởi Dụ 43 ngày 29 tháng 11 năm 1954 quy định về ngạch chưởng khế (chưởng khế là người Việt Nam) do Bảo Đại ký với tư cách là Quốc trưởng ban hành. Về cơ bản, nội dung của Dụ số 43 nói trên là sự sao chéo những quy định về tổ chức và hoạt động công chứng của Pháp ở Đông Dương ( Sắc lệnh năm 1931 của Tổng thống Pháp) và gọi dưới tên Chưởng khế. Mục đích ban hành chưởng khế là nhằm thiết lập trong quản hạt của mỗi Tòa án cấp sơ thẩm thuộc Bộ Tư pháp có một văn phòng chưởng khế tại Sài Gòn và văn phòng đó đã hoạt động cho đến năm 1975.

3. Thời kỳ từ năm 1991 đến nay

a) Từ năm 1991 đến trước khi Luật Công chứng 2014 có hiệu lực (1/1/2015)

Sang đầu thập kỷ chín mươi, sự nghiệp đổi mới toàn diện ở đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thu được nhiều thành tựu rực rỡ. Cụ thể, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 là một bước ngoặt lịch sử trong tiến trình phát triển đất nước ta – Đại hội của sự đổi mới, mở cửa, chúng ta tiến hành đổi mới quản lý kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp theo sự thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII năm 1991 với cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời lỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chiến lược kinh tế – xã hội đã vạch ra những định hướng lớn về kinh tế, tiếp tục phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết Đảng, ngày 27 tháng 2 năm 1991 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 45/HĐBT về tổ chức và hoạt động công chứng Nhà nước, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo giá trị pháp lý của các văn bản pháp luật về công chứng. Theo Nghị định này thì “ Phòng Công chứng Nhà nước là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng ở Ngân hàng, có con dấu mang hình quốc huy”, theo đó, mỗi tỉnh sẽ có một phòng công chứng riêng. Ở những nơi chưa thành lập được phòng công chứng thì Ủy ban nhân dân được thực hiện một số việc công chứng.

Sau hơn 5 năm thực hiện (từ tháng 2/1991-5/1996) Nghị định 45/HĐBT, chúng ta đã thu được khá nhiều thành công trong việc tổ chức và hoạt động công chứng. Thể chế công chứng ở nước ta đã được hình thành và phát triển khá nhanh trên thực tế do gặp được môi trường thuận lợi, đó là cơ chế thị trường. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của cơ chế kinh tế thị trường ở nước ta, nhu cầu về giao kết dân sự, hợp đồng kinh tế,… của các tổ chức, cá nhân ngày càng tăng và có nhiều thay đổi liên quan đến hoạt động công chứng và Nghị định 45/HĐBT không còn đáp ứng được. Chính vì thế, ngày 18 tháng 5 năm 1996, Chính phủ ban hành Nghị định số 31/CP về tổ chức và hoạt động công chứng Nhà nước thay thế cho Nghị định số 45/HĐBT, theo đó, Phòng công chứng thuộc Sở Tư pháp nhằm chuyên môn hóa hoạt động công chứng và giảm tính trạng quá tải cho Ủy ban nhân dân. Ngày 03 tháng 10 năm 1996, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 411-TT/CC hướng dẫn thực hiện Nghị định 31/CP.Tuy nhiên, những văn bản này vừa quy định về công chứng, vừa quy định về chứng thực và sự phân biệt giữa công chứng và chứng thực là không rõ ràng.

Do nhu cầu giao kết ngày càng phong phú, đa dạng về số lượng cũng như nội dung các lĩnh vực giao kết, nên Nghị định 31/CP đã bộc lệ nhiều điểm bất cập. Do đó, ngày 08 tháng 12 năm 2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2000/NĐ-CP về công chứng, chứng thực. Nghị định này quy định về phạm vi công chứng, chứng thực; tổ chức phòng công chứng; nguyên tắc hoạt động; trình tự thủ tục thực hiện việc công chứng, chứng thực; công tác chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn. Cũng trong Nghị định này, thuật ngữ phòng công chứng đã được sử dụng để thay thế cho thuật ngữ phòng công chứng Nhà nước, góp phần vào yêu cầu quan trọng trong việc xã hội hóa hoạt động công chứng ở nước ta.

Trước nhu cầu công chứng ngày càng lớn, để đáp ứng nhu cầu của những người yêu cầu công chứng và thực hiện hiệu quả hơn nữa chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng. Ngày 29 tháng 11 năm 2006, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XI, Luật Công chứng đã được thông qua và có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 07 năm 2007. Theo Luật Công chứng 2006, công chứng viên được thừa nhận là một nghề, ghi nhận tổ chức hành nghề công chứng tư và công chứng viên chứng nhận các hợp đồng, giao dịch và không thực hiện các việc chứng thực như: sao y, chứng nhận chữ ký,… Để góp phần vào việc thực hiện hoạt động công chứng tốt hơn, các văn bản hướng dẫn thi hành luật công chứng cũng lần lượt ra đời như Nghị định số 79/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 18 tháng 5 năm 2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký giao về Phòng Tư pháp cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã; Nghị định số 02/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04 tháng 01 năm 2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng.

Việc Quốc hội khoá XI tại kỳ họp thứ 10 thông qua Luật công chứng là một bước tiến quan trọng trong việc thể chế hoá nội dung hoàn thiện thể chế về công chứng ở nước ta trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Đến năm 2013, sau 6 năm thi hành Luật công chứng, những kết quả bước đầu đạt được đã khẳng định Luật thực sự phát huy vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội của đất nước. Chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng là hết sức đúng đắn. Đội ngũ công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng ở nước ta đã phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. So với thời điểm giữa năm 2007 khi Luật công chứng bắt đầu có hiệu lực thi hành, đội ngũ công chứng viên hành nghề đã tăng từ 393 lên 1.327 người (tăng 3,4 lần); số lượng tổ chức hành nghề công chứng tăng từ 84 lên 704 tổ chức (tăng hơn 8 lần). Sau 6 năm, các tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng được gần 7 triệu việc, với doanh thu gần 2.780 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước gần 1.000 tỷ đồng[7]. Những kết quả đạt được đã khẳng định Luật đã thực sự đi vào cuộc sống, hoạt động công chứng đã phát triển mạnh mẽ, mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân, đồng thời tạo một bước phát triển mới cho hoạt động công chứng ở nước ta. Thông qua việc đảm bảo tính an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch dân sự và kinh tế, hoạt động công chứng đã góp phần tạo lập môi trường pháp lý tin cậy cho các hoạt động đầu tư kinh doanh, thương mại, đồng thời cũng góp phần quan trọng vào tiến trình cải cách hành chính và cải cách tư pháp, được Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương mới đây ghi nhận và đánh giá cao.

Tuy nhiên, thực tiễn triển khai thực hiện Luật công chứng năm 2006 cho thấy hoạt động công chứng đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, trong đó phải kể đến những điểm cơ bản sau đây:

Một là, công chứng là dịch vụ công, công chứng viên do Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện dịch vụ này cần được phát triển theo quy hoạch. Tuy nhiên, trong 2 – 3 năm đầu thực hiện Luật công chứng, chưa có quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng, các Văn phòng công chứng phát triển quá nhanh, có địa bàn quá nóng, trong khi đó nhiều địa bàn, nhất là ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa lại không có tổ chức hành nghề công chứng để cung cấp dịch vụ này cho người dân.

Hai là, chất lượng đội ngũ công chứng viên, chất lượng hoạt động công chứng còn nhiều hạn chế; một bộ phận công chứng viên còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề dẫn đến những sai sót trong hoạt động, ảnh hưởng đến chất lượng của văn bản công chứng; một số công chứng viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp, cạnh tranh không lành mạnh, thậm chí còn có hiện tượng công chứng viên cố ý làm trái, vi phạm pháp luật, phải bị xử lý hình sự gây ảnh hưởng đến uy tín nghề công chứng.

Ba là, nhiều tổ chức hành nghề công chứng được thành lập theo loại hình doanh nghiệp tư nhân (Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập), thiếu tính ổn định, bền vững, khi công chứng viên chết phải đóng cửa hoặc khi công chứng viên ốm đau nghỉ việc thì không có công chứng viên để tiếp nhận và giải quyết yêu cầu công chứng của người dân.

Bốn là, công tác quản lý nhà nước về công chứng cũng còn bất cập, có nơi chưa theo kịp với sự phát triển của việc xã hội hóa hoạt động công chứng, vai trò tự quản của tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên chưa được phát huy.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, bất cập nêu trên là nhiều quy định của Luật công chứng năm 2006 đã không còn phù hợp hoặc còn thiếu so với thực tiễn cần điều chỉnh. Chẳng hạn, Luật chưa xác định rõ địa vị pháp lý của công chứng viên, quy định về quyền và trách nhiệm công chứng viên chưa đầy đủ; tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm công chứng viên có điểm còn dễ dãi, thiếu quy định về chế độ bồi dưỡng bắt buộc đối với công chứng viên đang hành nghề… nên khó bảo đảm chất lượng văn bản công chứng; quy định về điều kiện thành lập Văn phòng công chứng chưa gắn với tính chất đặc thù của nghề công chứng; thực tiễn hoạt động công chứng phát sinh nhiều vấn đề như Văn phòng công chứng tạm ngừng hoạt động, chuyển nhượng Văn phòng công chứng, công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng… nhưng chưa có quy định điều chỉnh dẫn đến lúng túng trong thực hiện. Các quy định của Luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng còn chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ, chưa có quy định về việc công chứng viên tham gia tổ chức xã hội – nghề nghiệp và các quy định về tổ chức, hoạt động của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên để phát huy vai trò tự quản của công chứng viên phù hợp với đặc thù của nghề công chứng và thông lệ quốc tế.

Ngoài ra, việc Luật công chứng năm 2006 không tiếp tục quy định công chứng viên được công chứng bản dịch giấy tờ mà giao cho Phòng Tư pháp cấp huyện thực hiện chứng thực chữ ký người dịch trong thời gian qua đã dẫn đến chất lượng bản dịch giấy tờ còn nhiều hạn chế trong khi trách nhiệm của người chứng thực và người dịch không rõ ràng, ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng; thiếu cơ chế hình thành và phát triển đội ngũ người dịch chuyên nghiệp. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch thuật cơ bản bị buông lỏng.

b) Từ khi Luật Công chứng 2014 có hiệu lực (1/1/2015) đến nay

Trước yêu cầu thực tiễn của hoạt động công chứng và để tiếp tục thể chế hoá Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, tạo cơ sở pháp lý cho việc đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động công chứng, đảm bảo thực hiện tốt các nghĩa vụ thành viên của Liên minh công chứng Quốc tế, Luật công chứng mới đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ bảy thông qua ngày 20/6/2014 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015 (sau đây gọi là Luật công chứng năm 2014).

Sự ra đời của Luật công chứng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đã góp phần tháo gỡ những khó khăn, bất cập của Luật công chứng năm 2006, góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động công chứng, công chứng viên và các tổ chức hành nghề công chứng, tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng, đáp ứng chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa hoạt động công chứng đồng thời phù hợp với công cuộc cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế đã được đề ra tại Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Để thực hiện Luật Công chứng đạt được những thành tựu trong quá trình phát triển của hoạt động công chứng, Chính phủ, Bộ Tư pháp đã ban hành các văn bản hướng dẫn dân chi tiết bao gồm: Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng (có hiệu lực ngày 1/5/2015) về chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng; hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng Văn phòng công chứng; chính sách ưu đãi đối với Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; điều kiện về trụ sở của Văn phòng công chứng; niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên và tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên; Thông tư số 06/2015/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng (có hiệu lực ngày 1/8/2015) về thủ tục đề nghị bổ nhiệm công chứng viên, đăng ký hành nghề, cấp Thẻ công chứng viên; đào tạo nghề công chứng, khoá bồi dưỡng nghề công chứng, bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm; tổ chức và hoạt động công chứng; một số mẫu giấy tờ trong hoạt động công chứng.

Như vậy, có thể nói rằng: Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động công chứng của nước ta là một quá trình thăng trầm, thay đổi khá phức tạp, khó khăn và nó thực sự hình thành với tư cách là một hệ thống thể chế chỉ mới bắt đầu khi Nhà nước ban hành Nghị định 45/HĐBT ngày 27/1/1991. Cho đến khi Luật Công chứng 2014 ra đời, thể chế này đã tương đối hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của kinh tế – xã hội đất nước. Để có được sự phát triển như hiện nay, ngay từ đầu xây dựng Nhà nước pháp quyền, Đảng và Nhà nước đã chú trọng công tác hoàn thiện hơn nữa đội ngũ cán bộ làm công tác công chứng, chứng thực cũng như xây dựng hành lang pháp lý thông thoáng nhằm tạo điều kiện tối đa cho người dân thực hiện đủ và tốt hoạt động pháp lý thiết yếu này.

[1] Xem Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014

[2] Theo Báo cáo Thống kê của Bộ tư pháp – Hoàng Thị Hồng Trang, Luận văn Thạc sỹ Luật học: Bản chất, phạm vi và vai trò của hoạt động công chứng của nước ta hiện nay,2016, Tr. Phụ lục

[3] Hà Nội: Đề nghị bổ sung số lượng tổ chức hành nghề công chứng vào Quy hoạch đăng trên : http://bttp.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thong-tin-cong-chung.aspx?ItemID=293

[4] Đàm Văn Thanh, Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của tổ chức công chứng tại Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 3/1999, Tr.3.

[5] Đàm Văn Thanh, Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của tổ chức công chứng tại Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 3/1999, Tr.7.

[6] Đàm Văn Thanh, Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của tổ chức công chứng tại Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 3/1999, Tr.7.

[7] Bài viết: Đề cương giới thiệu Luật Công chứng 2014 đăng trên: http://www.sotuphap.hochiminhcity.gov.vn/phapluat/Lists/Posts/Post.aspx?List=ab554686-92e8-4b31-9cab-6c8dc0683632&ID=181

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu 1: Bình luận khái niệm tranh chấp lao động theo quy định của BLLĐ 2012 ?

Câu 2: Anh T làm bảo vệ cho công ty X có trụ sở đóng tại quận Cầu Giấy – Hà Nội. Tháng 10/2016, công ty tiến hành giải thể đội bảo vệ và tiến hành cho toàn bộ nhân viên phòng bảo vệ nghỉ việc trong đó có anh T. Sau khi giải thể đội bảo vệ, công ty thuê hoàn toàn dịch vụ bảo vệ của công ty khác. Cho rằng công ty chấm dứt HĐLĐ như vậy là trái pháp luật (vì công việc bảo vệ vẫn còn mà công ty lại đi thuê bảo vệ khác) nên anh T và các nhân viên bảo vệ trước đây đã gửi đơn yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Hỏi:

  1. Việc chấm dứt hợp đồng lao động của công ty đối với các nhân viên bảo vệ nói trên có căn cứ hay không? Tại sao?
  2. Hãy tư vấn cho công ty những thủ tục cần thiết để chấm dứt HĐLĐ với các nhân viên bảo vệ một cách hợp pháp?
  3. Hãy giải quyết quyền lợi cho các nhân viên bảo vệ nói trên biết rằng trong số các nhân viên nghỉ việc có 3 nhân viên vào làm việc trong công ty từ năm 2005 (trong đó có anh T), 2 nhân viên làm việc từ năm 2009.
  4. Hãy xác định các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động giữa anh T và công ty.

GIẢI QUYẾT CÁC BÀI TẬP

Câu 1: Bình luận khái niệm tranh chấp lao động theo quy định của BLLĐ 2012

Tranh chấp lao động là một hiện tượng tồn tại khách quan, xảy ra khi xuất hiện quan hệ lao động, tuy nhiên, không phải lúc nào nó cũng được định nghĩa rõ ràng cụ thể. Một số nước trên thế giới chỉ quy định một cơ chế giải quyết cho mọi loại tranh chấp lao động và ở những quốc gia này, người ta thường chỉ đưa ra một định nghĩa chung cho tranh chấp lao động. Trong khi đó, pháp luật của nhiều nước khác lại quy định cơ chê giải quyết tranh chấp lao động riêng cho từng loại tranh chấp lao động. Với những quốc gia này, người ta chú trọng đến việc đưa ra định nghĩa cho mỗi loại tranh chấp lao động hơn là xây dựng một định nghĩa chung về tranh chấp lao động. Thực tế, chỉ một vài nước trong nhóm này là có định nghĩa về tranh chấp lao động nói chung. Có quốc gia thậm chí còn không đưa ra bất kỳ định nghĩa nào về tranh chấp lao động, kể cả định nghĩa về tranh chấp lao động nói chung lẫn định nghĩa về từng loại tranh chấp lao động. Các công ước và khuyến nghị của ILO cũng chỉ đề cập chứ không giải thích như thế nào là tranh chấp lao động.

Định nghĩa chính thức đầu tiên về tranh chấp lao động là được quy định trong Luật tranh chấp lao động năm 1906 của Anh. Định nghĩa này tiếp tục được ghi nhận trong Luật tòa án lao động năm 1919. Mục 8 của đạo luật này quy định: “ Tranh chấp lao động” [trade dispute] có nghĩa bất kỳ tranh chấp nào giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc giữa người lao động với người lao động liên quan đến việc tuyển dụng lao động hay không tuyển dụng lao động hay các điều khoản thỏa thuận thuê mướn lao động hoặc liên quan đến các điều kiện lao động của bất kỳ người nào[1].

Định nghĩa trên đã được tiếp thu và đưa vào pháp luật của nhiều nước trên thế giới, nhất là những nước từng là thuộc địa của Anh. Ngày nay, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Á và Đông Nam Á như Brunay, Hồng Kông, Malaixia và Singapo vẫn giữ lại định nghĩa này trong các văn bản pháp luật của mình.

Ở Việt Nam, kể từ khi thành lập lên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, các văn bản pháp lý liên quan tới vấn đề lao động được ra đời. Tuy nhiện, từ sắc lệnh số 64/SL năm 1946 đến sắc lệnh số 27/SL năm 1947 đều chưa đưa ra được định nghĩa về tranh chấp lao động cụ thể. Thời điểm này, nước ta chưa có điều kiện xây dựng pháp luật mà chỉ mang tính ghi nhận lại những quy định cũ và xóa bỏ những tàn dư không phù hợp, tranh chấp lao động lúc này được hiểu là những “xích mích, bất đồng” giữa chủ và thợ.

Khi đất nước chưa thống nhất 2 miền Nam Bắc, ở Bộ luật lao động của Việt Nam Cộng hòa năm 1952 đã đưa ra khái niệm của cụm từ “phân tranh lao động” có giá trị được hiểu tương đương với tranh chấp lao động hiện nay. Mặc dù khi thống nhất đất nước, nó không được thừa nhận và được coi là tư liệu tồn dư của chế độ cũ, nhưng đứng dưới góc độ nghiên cứu cho thấy, việc xem xét thuật ngữ này rất có ý nghĩa về mặt học thuật trong việc nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện về khái niệm tranh chấp lao động.

 Thuật ngữ “tranh chấp lao động” bắt đầu được sử dụng chính thức trong Thông tư liên ngành số 02/TT-LN ngày 02-10-1985 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động và Tổng cục Dạy nghề. Tuy nhiên, phải đến thời kỳ đổi mới, thuật ngữ này mới được sử dụng rộng rãi trong các văn bản pháp luật lao động. Đáng chú ý, Điều 27 Pháp lệnh hợp đồng lao động năm 1990 quy định: “Bất đồng nảy sinh giữa hai bên về việc thực hiện hợp đồng lao động được coi là tranh chấp lao động và được giải quyết theo trình tự giải quyết tranh chấp lao động”. Đây là quy định đầu tiên giải thích khái niệm tranh chấp lao động. Song quy định tại Điều 27 Pháp lệnh hợp đồng lao động vẫn chưa phải là một định nghĩa về tranh chấp lao động. Hơn nữa, quy định này có điểm thiếu sót quan trọng là chỉ đề cập đến các tranh chấp liên quan đến thực hiện hợp đồng lao động mà không nhắc đến các tranh chấp phát sinh trong quá trình thương lượng và thực hiện thỏa ước lao động tập thể.

Phải đến khi Bộ luật lao động ra đời vào năm 1994, chúng ta mới có một định nghĩa chính thức về tranh chấp lao động tại Khoản 1 Điều 157 Bộ luật này quy định: “Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền, lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đổng lao động, thỏa ước lao động tập thể và trong quá trình học nghề”. Tuy nhiên, khái niệm này mới chỉ đưa ra theo hướng liệt kê theo những nội dung của tranh chấp lao động mà không xác định rõ mối quan hệ giữa các chủ thể trong tranh chấp lao động với những quy định của pháp luật về vấn đề tranh chấp lao động. Do đó, khái niệm này không bộc lộ được bản chất của tranh chấp lao động mà chỉ là những dấu hiệu bên ngoài của tranh chấp lao động.

Định nghĩa trên đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi, bổ sung năm 2006. Theo khoản 1 Điều 157 Bộ luật lao động đã được sửa đổi, “Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động”, mang tính chất ngắn gọn, khái quát hơn về khái niệm tranh chấp lao động.

Đến Bộ luật Lao động năm 2012, một định nghĩa về tranh chấp lao động mang tính ngắn gọn nhất, đơn giản, khái quát nhất được đưa ra tại Khoản 7 Điều 3, theo đó “Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động”.

Từ định nghĩa được đưa ra chúng ta có thể đưa ra những nhận thức chung về tranh chấp lao động như sau:

Trước hết, trên phương diện ngôn ngữ, tranh chấp lao động (TCLĐ) là cụm từ ghép, trong đó “Tranh chấp” theo từ điển tiếng Việt là sự “giành nhau cái không rõ thuộc về bên nào” hay “giằng co khi bất đồng ý kiến”[2]. Khi xem xét nghĩa của từ này bằng những từ đồng nghĩa thì tranh chấp được hiểu là những “xung đột, bất đồng, mẫu thuẫn” hay những “xích mích, bất đồng”. Vậy, ở đây chỉ ra rằng, những xung đột, bất động, mâu thuẫn là cơ sở, tiền đề cho sự hình thành của tranh chấp nói chung hay tranh chấp lao động nói riêng. Tuy nhiên, không phải tất cả các xung đột, bất đồng mâu thuẫn đều hình thành lên TCLĐ mà nó phải được nhận diện thông qua các yếu tố mà từ khái niệm ta có thể diễn giải ra như sau:

Về mặt chủ thể của tranh chấp lao động, định nghĩa đã chỉ ra rằng, tranh chấp lao động phát sinh giữa “các bên” trong quan hệ lao động.Như vậy, TCLĐ là tranh chấp có ít nhất từ 2 chủ thể trở lên và chủ thể của TCLĐ cũng là chủ thể của quan hệ lao động. Theo Khoản 6 Điều 3 BLLĐ 2012, “Quan hệ lao động” là “quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động”. Từ đây có thể suy ra, chủ thể trong tranh chấp lao động bao gồm: Người lao động, người sử dụng lao động, tập thể lao động, tổ chức đại diện người lao động (Tổ chức Công đoàn) và tổ chức đại diện người sử dụng lao động.

Về mặt nội dung của tranh chấp lao động, từ định nghĩa có thể suy ra tranh chấp lao động là phản ánh những xung đột, bất đồng, mâu thuẫn về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động. Đây cũng là một đặc điểm đặc trưng của tranh chấp lao động để phân biệt với những loại tranh chấp khác. Như vậy, có thể thấy tranh chấp lao động luôn gắn liền với sự hình thành của quan hệ lao động. Quan hệ lao động ở đây phải được hiểu là quan hệ phát sinh trong quá trình thuê mướn, sử dụng sức lao động. Bởi trước khi BLLĐ năm 1994 ra đời, quan hệ lao động là quan hệ lao động trong nền kinh tế tập trung bao cấp với nền kinh tế một thành phần – kinh tế nhà nước giữ vai trò độc tôn. Khi đó, tranh chấp lao động phát sinh chủ yếu là tranh chấp giữa cán bộ, công chức, viên chức, công nhân với Nhà nước được giải quyết bằng con đường khiếu nại hành chính. Do vậy, trong thời kì này, tranh chấp phát sinh trong quan hệ lao động là tranh chấp hành chính. Sau khi BLLĐ 1994 ra đời, lúc này nền kinh tế tư nhân đã được thừa nhận, trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, quan hệ lao động lúc này là quan hệ mua bán sức lao động hay quan hệ thuê mướn, sử dụng sức lao động. Vậy, quan hệ lao động phát sinh tranh chấp lao động xem xét ở đây là quan hệ lao động phát sinh trong nền kinh tế thị trường.

Như chúng ta đã biết, quan hệ lao động được bắt từ thời điểm ký kết hợp đồng lao động và kết thúc khi chấm dứt hợp đồng lao động. Kể từ khi bắt đầu đến thời điểm kết thúc, các quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động đều có thể xảy ra tranh chấp. Cho nên, tranh chấp lao động về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động được hiểu là các quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh trong quá trình tồn tại và chấm dứt của quan hệ lao động. Hay nói cách khác, tranh chấp lao động luôn gắn liền với quá trình hình thành, phát sinh quan hệ lao động.

Về mặt hình thức biểu hiện: Các xung đột, bất đồng, mâu thuẫn phát sinh giữa các chủ thể về quyền, nghĩa vụ, lợi ích trong quan hệ lao động có thể đã được hình thành từ rất lâu. Tuy nhiên, những mâu thuẫn đó sẽ trở thành và được thừa nhận là TCLĐ khi nó được biểu hiện ở những hình thức pháp lý nhất định. Trên thực tế, các yêu cầu thương lượng, yêu cầu hòa giải, đề nghị chấm dứt hành vi vi phạm, yêu cầu Tòa án giải quyết,… là những hình thức phổ biến ghi nhận sự tồn tại của TCLĐ.

Từ những phân tích về tranh chấp lao động nêu trên có thể đưa ra một số nhận xét về quan hệ lao động như sau:

 So với các định nghĩa về tranh chấp lao động được đưa ra trong BLLĐ 1994, BLLĐ 1994 sửa đổi năm 2006, thì khái niệm về tranh chấp lao động trong BLLĐ 2012 là khái niệm mang ý nghĩa khái quát cao, bao hàm cả TCLĐ cá nhân và TCLĐ tập thể. Đây cũng là định nghĩa mang tính hoàn thiện nhất của pháp luật lao động kể từ khi hình thành, phát triển định nghĩa về tranh chấp lao động đến nay. Điều này được thể hiện ở những điểm mới trong việc xây dựng định nghĩa tranh chấp lao động trong BLLĐ 2012.

(i) Tranh chấp lao động được định nghĩa theo BLLĐ hiện hành đã bổ sung thêm yếu tố nghĩa vụ là đối tượng trong tranh chấp lao động. BLLĐ 1994 sửa đổi 2006 quy định về tranh chấp lao động  về “quyền và lợi ích”, với Bộ luật hiện hành bổ sung thêm thành “quyền, nghĩa vụ và lợi ích”. Sự bổ sung thêm yếu tố nghĩa vụ này cho thấy sự thay đổi trong nhận thức của nhà làm luật đối vối với tranh chấp lao động. Bởi lẽ, khi tham gia vào quan hệ lao động các bên phát sinh các quyền, nghĩa vụ với nhau trong quá trình lao động. Do đó, có thể nảy sinh những bất đồng, mâu thuẫn đối khi thực hiện các quyền, nghĩa vụ và về lợi ích mà các bên được hưởng từ việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Từ đó, đòi hỏi phải có một cơ chế giải quyết để giải quyết các tranh chấp phát sinh. Như vậy, có thể thấy, sự bổ sung yếu tố nghĩa vụ này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động, giúp bao hàm hết các vấn đề mâu thuẫn có thể phát sinh nhằm tạo ra cơ chế giải quyết đầy đủ và toàn diện nhất.

(ii) Định nghĩa tranh chấp lao động theo BLLĐ hiện hành diễn đạt về mặt chủ thể theo hướng liệt kê, mang tính chất khái quát cao hơn. Với quy định tại BLLĐ 1994 sửa đổi 2006, chủ thể của tranh chấp lao động mang tính liệt kê bao gồm “người lao động, người sử dụng lao động và tập thể lao động”. Việc quy định cụ thể như vậy đã dẫn đến sự hạn chế trong cách nhìn nhận về các tranh chấp lao động giữa các chủ thể. Cụ thể ở đây, tranh chấp lao động được xác định cụ thể là giữa người lao động với người sử dụng lao động và tập thể lao động với người sử dụng lao động. BLLĐ 2012 ghi nhận tranh chấp lao động là tranh chấp giữa “các bên”. Việc quy định như vậy mang tính khái quát cao và một lần nữa khẳng định cho sự hoàn thiện hơn về kĩ năng lập pháp và nội dung pháp luật lao động hiện nay trong việc xây dựng định nghĩa về tranh chấp lao động.

Tuy nhiên, với định nghĩa đã nêu về tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, mặc dù đã có sự hoàn thiện nhưng chưa thể hiện rõ ý nghĩa nội hàm và không bao trùm hết trường hợp của tranh chấp lao động.

Như đã dẫn chiếu, theo pháp luật Anh ghi nhận được nêu lên ở phần đầu có quy định rõ ràng, tranh chấp lao động là tranh chấp  “giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc giữa người lao động với người lao động”. Nhìn nhận theo pháp luật Việt Nam, có thể thấy, nhà làm luật đã quy định mang tính khái quát nội dung chủ thể nhưng lại không giải thích cụ thể là tranh chấp giữa ai với ai, giữa bên nào với bên nào. Bởi theo như định nghĩa có thể hiểu tranh chấp lao động sẽ gồm cả tranh chấp giữa: người lao động với tổ chức đại diện người lao động hay giữa tổ chức đại diện người sử dụng với người sử dụng lao động,… Nhưng trên thực tế, những tranh chấp này không được thừa nhận là tranh chấp lao động.

 Bên cạnh đó, như đã trình bày, chủ thể của TCLĐ bao gồm: Người lao động, người sử dụng lao động, tập thể lao động, tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động. Tuy nhiên, quan niệm về chủ thể của TCLĐ gồm cả tổ chức đại diện người sử dụng lao động thực ra chưa được công nhận chính thức và phổ biến ở Việt Nam. Điều này, không hợp lý bởi hiện nay chúng ta đã thừa nhận và thí điểm ký kết các thỏa ước lao động tập thể ngành. Chủ thể ký kết loại thỏa ước lao động tập thể này chính là tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động ngành và tổ chức đại diện tập thể lao động ngành ( Công đoàn ngành). Giả sử có tranh chấp xảy ra giữa tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động ngành và Công đoàn ngành về việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể ngành đã kí kết đó thì có được xác định là TCLĐ hay không. Hiện nay pháp luật chưa điều chỉnh về mối quan hệ tranh chấp này. Tuy nhiên, về cơ bản tranh chấp này có liên quan đến quan hệ lao động. Do vậy, cần thiết phải xác định đó là tranh chấp lao động và tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động cấp ngành cũng cần phải được thừa nhận là chủ thể của TCLĐ[3].

Cũng nhìn nhận về yếu tố chủ thể trong phạm vi phát sinh tranh chấp lao động, có thể thấy, pháp luật hiện hành quy định các tranh chấp lao động phát sinh giữa các bên trong quá trình hình thành và phát sinh quan hệ lao động. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành đã thừa nhận một số tranh chấp không phải tranh chấp giữa các bên trong quan hệ lao động. Như một số tranh chấp: Tranh chấp về bảo hiểm xã hội hay tranh chấp về hợp đồng học nghề; tranh chấp giữa doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động đi làm việc ở nước ngoài,… Nếu xét theo nội hàm của khái niệm TCLĐ theo BLLĐ 2012 thì những tranh chấp kể trên không phải là TCLĐ bởi sự tham gia của chủ thể không phải là chủ thể trong quan hệ lao động.Như vậy, có thể thấy, định nghĩa về tranh chấp lao động được đưa ra không bao quát hết các dạng tranh chấp lao động có thể xảy ra trên thực tế.

Vậy, từ những nhận định phân tích ở trên, có thể thấy, định nghĩa về tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật lao động hiện hành là định nghĩa hoàn thiện nhất từ khi hình thành thuật ngữ này cho đến nay. Tuy nhiên, với các dẫn chứng đã chỉ ra, cho thấy định nghĩa về TCLĐ theo pháp luật lao động hiện nay thiếu sự nhất quán trong hệ thống pháp luật, vẫn còn nhiều thiếu sót và cần được sửa đổi, hoàn thiện để phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn phát sinh các tranh chấp nhằm tạo sự thống nhất trong các quy phạm phát luật lao động trong vấn đề tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động phát sinh.

Câu 2: Giải quyết tình huống

1. Việc chấm dứt hợp đồng lao động của công ty đối với các nhân viên bảo vệ nói trên có căn cứ hay không? Tại sao?

Việc chấm dứt hợp đồng lao động của công ty với các nhân viên bảo vệ là có căn cứ vì lý do sau đây:

Thứ nhất, Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 BLLĐ 2012 quy định như sau:

1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng…”.

Từ quy định của pháp luật nêu trên, có thể hiểu là bên cạnh quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 BLLĐ 2012, người sử dụng lao động còn được quyền chấm dứt HĐLĐ với người lao động do thay đổi cơ cấu, công nghệ sản xuất hoặc vì lý do kinh tế.

Tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP, việc thay đổi cơ cấu, công nghệ bao gồm nhiều trường hợp, trong đó thay đổi cơ cấu liên quan đến lao động được hiểu là các trường hợp như sau:

(i) Thay đổi cơ cấu tổ chức: bao gồm nhưng không hạn chế ở việc tổ chức thành lập mới, sáp nhập, giải thể một hoặc nhiều bộ phận của doanh nghiệp…

(ii) Tổ chức lại lao động: sắp xếp lại lao động nhằm tăng hiểu quả, năng suất lao động…

Thứ hai, Căn cứ theo quy định tại Khoản 10 Điều 36 BLLĐ 2012 về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trong đó có trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động do:

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã”.

Vậy, việc công ty giải thể phòng ban bảo vệ của mình thuộc vào căn cứ thay đổi cơ cấu trong doanh nghiệp mà cụ thể là thay đổi cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Do đó, việc chấm dứt HĐLĐ của công ty với các nhân viên làm việc trong phòng bảo vệ là có căn cứ pháp luật.

2. Hãy tư vấn cho công ty những thủ tục cần thiết để chấm dứt HĐLĐ với các nhân viên bảo vệ một cách hợp pháp?

Như tình huống đã trình bày, công ty cho giải thể phòng ban bảo vệ đã chấm dứt HĐLĐ với nhiều nhân viên cùng một lúc chứ không phải chỉ đối với một mình anh T. Do đó, căn cứ vào quy định của pháp luật, để tiến hành việc chấm dứt HĐLĐ với các nhân viên hợp pháp, thì công ty phải tiến hành các thủ tục sau đây:

(i) Xây dựng phương án sử dụng lao động

Theo quy định tại Điều 46 BLLĐ 2012, phương án sử dụng lao động bao gồm nội dung như sau:

1. Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;

b) Danh sách và số lượng người lao động nghỉ hưu;

c) Danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;

d) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.

2.Khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.”

Theo quy định trên, phương án sử dụng lao động của người sử dụng lao động đề ra phải có sự tham gia, trao đổi của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở (Công đoàn). Trường hợp bố trí, sắp xếp được chỗ làm việc mới thì phải ưu tiên đào tạo lại người lao động để bố trí công việc mới cho người lao động.

Vậy, để chấm dứt hợp đồng lao động với các nhân viên phòng bảo vệ đúng pháp luật, thì trước tiên công ty X phải xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định pháp luật nêu trên.

(ii) Sau khi xây dựng phương án sử dụng lao động, công ty X phải trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở (Công đoàn) và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước lao động cấp tỉnh (Sở Lao động – Thương binh và xã hội) trước khi thực hiện việc chấm dứt HĐLĐ với các nhân viên trong tổ bảo vệ bị giải thể theo quy định pháp luật tại Khoản 2 Điều 44 BLLĐ 2012.

Vậy, khi thực hiện các thủ tục nêu trên, việc chấm dứt hợp đồng lao động của công ty đối với các nhân viên tổ bảo vệ là hợp pháp.

3. Hãy giải quyết quyền lợi cho các nhân viên bảo vệ nói trên biết rằng trong số các nhân viên nghỉ việc có 3 nhân viên vào làm việc trong công ty từ năm 2005 (trong đó có anh T), 2 nhân viên làm việc từ năm 2009

Căn cứ quy định tại Điều 47, Điều 49, Điều 114 BLLĐ 2012, Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, quy định về bảo hiểm thất nghiệp theo Luật Việc làm 2013, quyền lợi của người lao động khi chấm dứt HĐLĐ trong tình huống được giải quyết như sau:

Một là, Người lao động sẽ được công ty hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cùng những giấy tờ khác mà công ty đã giữ lại.

Hai là, Người lao động được chốt lương và thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mình như các khoản lương, thưởng, phép năm,… còn lại chưa được thành toán đến thời điểm chấm dứt HĐLĐ ; trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp,… Cụ thể như sau:

(i) Đối với phép năm: người lao động được trả lương cho những ngày chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm.

(ii)  Đối với Trợ cấp mất việc làm: Căn cứ theo quy định pháp luật, trợ cấp mất việc làm sẽ được chỉ trả cho những người lao động làm việc trong khoảng thời gian từ 1/1/2009 trở về trước. Do đó, theo tình huống chỉ có 3 nhân viên vào làm việc trong công ty từ năm 2005 (trong đó có anh T) được hưởng khoản trợ cấp mất việc làm cho khoảng thời gian làm việc từ năm 2005-2009. Khoản tiền trợ cấp mất việc làm được tính như sau:

Căn cứ Điều 49 BLLĐ 2012, Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP:

TCMVL = 4 tháng tiền lương tính trợ cấp (Với tiền lương tính trợ cấp là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm)

 (iii) Trợ cấp thất nghiệp: Khoản trợ cấp này sẽ được tính từ thời điểm người lao động làm việc từ ngày 1/1/2009. Xét trong tình huống trên, 3 nhân viên làm việc từ 2005 (trong đó có anh T) và 2 nhân viên làm việc từ năm 2009 sẽ được tính trợ cấp mất việc làm từ thời điểm làm việc vào năm 2009 cho đến khi chấm dứt HĐLĐ. Tuy nhiê, đối với loại trợ cấp này, người lao động sẽ có khả năng được hưởng khi và chỉ khi thực hiện các thủ tục xin hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật Việc Làm 2013.

Đối với các khoản lương, thưởng, tiền lương cho những ngày chưa nghỉ phép năm, trợ cấp mất việc, các khoản khác chưa thành toán sẽ do công ty chi trả cho người lao động. Thời hạn công ty để thanh toán các khoản trên cho người lao động là 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ với người lao động, trường hợp đặc biệt, công ty có thể kéo dài thời gian thanh toán nhưng không được quá 30 ngày.

Đối với khoản trợ cấp thất nghiệp sẽ do tổ chức bảo hiểm chi trả theo quy định và thủ tục của bảo hiểm thất nghiệp được quy định trong Luật Việc làm 2013.

4. Hãy xác định các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động giữa anh T và công ty.

Trước hết, cần phải hiểu “Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động” (Khoản 7 Điều 3 BLLĐ 2012). Như vậy, đối chiếu với tình huống, có thể xác định tranh chấp lao động giữa anh T và công ty là tranh chấp lao động cá nhân.

Căn cứ Điều 200 BLLĐ 2012, có thể xác định cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân giữa anh T và công ty bao gồm:

(i) Hòa giải viên lao động

(ii) Tòa án nhân dân: Cụ thể căn cứ quy định tại Điều 32, Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động trên là Tòa án nhân dân cấp huyện, ở đây là Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy nơi công ty X có trụ sở ( trừ trường hợp các bên có thỏa thuận lựa chọn Tòa án nhân dân cấp huyện khác giải quyết).

Tuy nhiên, xét theo tình huống, công ty X có hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với anh T. Do đó, khi giải quyết tranh chấp lao động phát sinh thì căn cứ vào Khoản 1 Điều 201 BLLĐ 2012, Khoản 1 Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, các bên không bắt buộc phải thông qua thủ tục  hòa giải của Hòa giải viên lao động mà có thể trực tiếp yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết giải quyết tranh chấp lao động phát sinh trên.

[1] Khái niệm về tranh chấp lao động của một số nước – Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân chủ : http://www.ttbd.gov.vn

[2] http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/Tranh_ch%E1%BA%A5p

[3] ThS. Phan Thị Thanh Huyền (Chủ biên), Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thẻ và giải quyết tranh chấp lao động theo quy định pháp luật Việt Nam, NXB Tư Pháp, 2014, tr-169.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 số 92/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2015 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2016, bao gồm các quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân giải quyết các vụ việc dân sự và nhiều điểm mới cập nhật, thay thế cho Bộ luật Tố tụng Dân sự số 24/2004/QH11, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Dân sự số 65/2011/QH12  năm 2011. Một trong những điểm mới quan trọng có thể kể đến việc sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền dân sự của Tòa án, trong đó có những điểm mới về phân định thẩm quyền của Tòa án theo loại việc. Vậy, để tìm hiểu những quy định mới về thẩm quyền của Tòa án theo từng loại việc cụ thể có thay đổi như thế nào và đưa ra những ý kiến về việc thay đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền đó, em đã chọn trình bày đề bài: “Phân tích, đánh giá những điểm mới của BLTTDS 2015 về Thẩm quyền theo loại việc của Tòa án”.

 

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN THEO LOẠI VIỆC CỦA TÒA ÁN

1. Khái niệm Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc

a) Khái niệm Vụ việc Dân sự

Thuật ngữ VVDS được sử dụng chung gần nhất trong PLTTGQVADS 1989 và trong các văn bản pháp luật khác từ năm 1989 đến nay. Khái niệm VVDS được ghi nhận tại Điều 1 BLTTDS năm 2015, kế thừa quy định tại Điều 1 BLTTDS 2004. Theo đó, Vụ việc DS là những tranh chấp hoặc yêu cầu phát sinh từ quan hệ pháp luật DS thuộc thẩm quyền giải quyết của TA theo thủ tục TTDS mà cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu TA giải quyết theo quy định của pháp luật TTDS để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.

 

b) Khái niệm Thẩm quyền dân sự của Tòa án

“Thẩm quyền” là một khái niệm quan trọng, trung tâm của khoa học pháp lý. Có thể nói, không có thuật ngữ nào được sử dụng phổ biến trong pháp luật như thuật ngữ “thẩm quyền”. Có nhiều quan điểm khác nhau về việc giải thích khái niệm này, xét dưới góc độ pháp lý, Thẩm quyền có thể được hiểu là quyền chính thức được xem xét để kết luận hoặc định đoạt, quyết định một vấn đề. Với mỗi lĩnh vực, quyền xem xét, kết luận, định đoạt lại được hiểu theo nghĩa khác nhau và theo cơ chế, thủ tục khác nhau.

Vậy, Thẩm quyền dân sự của Tòa án nhân dân (Tòa án) có thể được hiểu là quyền thụ lý, xem xét, ban hành các quyết định khi giải quyết vụ việc dân sự (DS được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm DS, HN&GĐ,kinh doanh thương mại, lao động) theo thủ tục tố tụng dân sự. Theo quy định của BLTTDS 2015, để xác định đúng thẩm quyền của Tòa án khi thụ lý giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án và đương sự phải xem xét trên các phương diện: Thẩm quyền của Tòa án theo loại việc; thẩm quyền của Tòa án theo cấp quản lý hành chính; thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ hoặc theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu.

c) Khái niệm Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc

Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc là loại thẩm quyền dân sự của Tòa án trong đó xác định những loại việc mà Tòa án có thẩm quyền thụ lý, giải quyết các vụ việc dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự.

Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc được phân chia theo loại việc có tranh chấp và loại việc không có tranh chấp trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động.

2. Đặc điểm về thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc

Thẩm quyền DS của TA theo loại việc phát sinh khi có yêu cầu của đương sự và bị giới hạn bởi phạm vi yêu cầu của đương sự trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trong lĩnh vực dân sự tự nguyện, tự do, bình đẳng là nền tảng để hình thành, để xác lập nên các quan hệ pháp luật. Chính vì vậy, trong quan hệ DS, pháp luật rất coi trọng tính chất “riêng tư” của các đương sự. Vấn đề có phát sinh hoặc không phát sinh VVDS không phụ thuộc vào ý chí của TA hay Viện kiểm sát mà phải phụ thuộc vào ý chí của các đương sự. Ý chí đó được bộc lộ thông qua việc đương sự nộp đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu đến TA. Đồng thời, để thể hiện sự tôn trọng quyền tự định đoạt và quyết định của đương sự, pháp luật quy định TA chỉ có quyền xem xét và giải quyết các vấn đề trong giới hạn mà đương sự yêu cầu. Nói cách khác, TA không có thẩm quyền ra quyết định vượt quá phạm vi yêu cầu của đương sự trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Cơ sở pháp lý để xác định thẩm quyền giải quyết VVDS của TA được thực hiện theo quy định của pháp luật TTDS. Thẩm quyền của TA đối với việc giải quyết VVDS được quy định trong pháp luật TTDS là căn cứ để đương sự, TA, người hỗ trợ pháp lí xác định đúng thẩm quyền để nộp đơn yêu cầu, trình bày nguyện vọng của đương sự đến TA.

Xác định thẩm quyền giải quyết VVDS căn cứ vào quan hệ pháp luật nội dung mà các bên có tranh chấp, yêu cầu. Pháp luật nội dung là căn cứ mà TA dựa vào đó để xác định thẩm quyền về loại việc đối với từng yêu cầu cụ thể của đương sự và là căn cứ để hội đồng xét xử áp dụng để xem xét, đánh giá và giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên. Với mỗi vụ việc khác nhau ta phải áp dụng được luật nội dung tương ứng mới có thể giải được chính xác nội dung vụ việc. Ví dụ: tranh chấp về thừa kế thì ta phải áp dụng chế định thừa kế trong pháp luật DS, tranh chấp về hôn nhân thì phải áp dụng Luật HN&GĐ….

3. Ý nghĩa

Đối với Nhà nước: quy định về thẩm quyền của TA đối với các VVDS là công cụ hữu hiệu để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý. Để thực hiện hiệu quả chức năng của mình, Nhà nước không thể tự mình thực hiện mọi công việc mà cần thành lập ra các cơ quan chuyên môn và trao cho các cơ quan đó một phần quyền lực để các cơ quan này giúp đỡ Nhà nước tham gia quản lí xã hội trong những phạm vi nhất định. Theo quy định tại Hiến Pháp 2013,TA được trao quyền xét xử các vụ án về hình sự, hành chính, dân sự. Chức năng quản lí của Nhà nước trong lĩnh vực DS thể hiện ở chỗ, thông qua việc xét xử các vụ việc DS, TA sẽ giúp đỡ Nhà nước bảo vệ được trật tự của các quan hệ DS trong đời sống xã hội, bảo đảm cho công lý được thực thi.Từ đó, giúp cho xã hội phát triển một cách ổn định và bền vững.

– Đối với đương sự: quy định về thẩm quyền của TA đối với các VVDS là cơ sở pháp lý quan trọng để người dân thực hiện quyền khởi kiện, yêu cầu TA giải quyết các VVDS theo thủ tục TTDS.

Khi các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật DS thì việc phát sinh tranh chấp giữa các cá nhân là điều không thể tránh khỏi. Để giải quyết các tranh chấp này thì Nhà nước đã quy định các phương thức khác nhau để các chủ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình như tự bảo vệ, yêu cầu TA bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ. Các quy định về thẩm quyền giải quyết các VVDS tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình các đương sự tìm đến sự giúp đỡ của công lý, giúp các đương sự nhanh chóng xác định được nơi cụ thể có thể giải quyết thỏa đáng nguyện vọng của họ, từ đó, dẫn đến hệ quả là VVDS sẽ được giải quyết nhanh chóng để bảo đảm kịp thời quyền và lợi ích cho các đương sự. Đây là cơ sở để nguyên đơn, người yêu cầu có thể lựa chọn TA, sao cho việc tham gia tố tụng thuận lợi nhất cho họ. Nói cách khác, các quy định về thẩm quyền giúp cho đương sự nhanh chóng thực hiện quyền khởi kiện, quyền yêu cầu, tránh việc gửi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đến TA không đúng thẩm quyền, làm mất thời gian, công sức, chi phí không đáng có.

Đối với TA: việc quy định về thẩm quyền giải quyết các VVDS là cơ sở để TA thụ lý, giải quyết các VVDS phát sinh trong đời sống dân sự. Khi nhận được đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu của đương sự về lĩnh vực DS, TA sẽ căn cứ theo các quy định của pháp luật tố tụng để xác định thẩm quyền xét xử đối với tranh chấp và yêu cầu đó. Nếu sau khi xem xét hồ sơ của đương sự, TA xác định vụ việc đó thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Tòa sẽ quyết định thụ lí vụ việc đó. Nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết theo loại việc của Tòa mà thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, tổ chức khác thì TA trả lại đơn khởi kiện. Như vậy, việc quy định về thẩm quyền trong DS là căn cứ để TA xác định việc thụ lí và bắt đầu các thủ tục tố tụng cần thiết để giải quyết yêu cầu của đương sự.

Bên cạnh đó, quy định thẩm quyền giải quyết các VVDS còn giúp cho các Tòa áp dụng thống nhất pháp luật. Đây là căn cứ quan trọng để xác định thẩm quyền của TA, tránh việc áp dụng không giống nhau trong thực tiễn, gây kéo dài thời gian giải quyết khi vụ việc phải chuyển đi chuyển lại nhiều lần giữa các tòa, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự. Mặt khác, việc phân định thẩm quyền một cách cụ thể chính là cơ sở để giải quyết những trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa.

Đối với các cơ quan Nhà nước: các quy định về thẩm quyền giải quyết VVDS là cơ sở để phân định thẩm quyền giải quyết của TA với thẩm quyền của cơ quan Nhà nước khác trong việc giải quyết các VVDS. Cùng có tính chất DS nhưng tùy từng trường hợp pháp luật sẽ có quy định phù hợp về thẩm quyền giải quyết sự việc đó. Không phải tất các VVDS đều thuộc thẩm quyền giải quyết của TA. Đơn cử, với yêu cầu về xác nhận cha mẹ cho con nếu không có tranh chấp sẽ do cơ quan hộ tịch giải quyết. Quy định định này nhằm giúp TA giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các VVDS, nâng cao hiệu quả giải quyết VVDS.

II. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT TTDS 2015 VỀ THẨM QUYỀN THEO LOẠI VIỆC CỦA TÒA ÁN

Kế thừa Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 và Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự số 65/2011/QH12, BLTTDS 2015  đã có nhiều điểm sửa đổi căn bản, toàn diện về Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc nhằm thể chế hóa, hoàn thiện các quy định cho phù hợp với Hiến pháp 2013, Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, khắc phục những vướng mắc, bất cập từ thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự.

Từ quy định mới tại Điều 4 khoản 2 BLTTDS 2015 mà các quy định về thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc trong BLTTDS 2015 so với BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011) cũng có sự thay đổi. Trước đây, khoản cuối cùng của mỗi Điều luật trong phần thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc của BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) đều quy định: Các tranh chấp hoặc yêu cầu khác mà pháp luật có quy định. Theo quy định này, các tranh chấp, yêu cầu phát sinh sau BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) mà các văn bản pháp luật khác quy định thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Tòa mới có thẩm quyền giải quyết. Ngược lại, những tranh chấp, yêu cầu phát sinh nằm ngoài quy định của BLTTDS và phát sinh sau ngày BLTTDS 2004 (sửa đối, bổ sung năm 2011) có hiệu lực nhưng các văn bản pháp luật khác không quy định thuộc thẩm quyền của TA thì TA không có quyền và nghĩa vụ giải quyết những quan hệ đó.

Tuy nhiên, theo BLTTDS 2015, để phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 4 BLTTDS 2015, khoản cuối cùng của các điều luật về thẩm quyền dân sự của tòa án theo loại việc trong BLTTDS năm 2015 đã sửa đổi như sau: Các tranh chấp, yêu cầu khác, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Theo đó, trừ những tranh chấp, yêu cầu đã được ghi nhận thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan Nhà nước khác, tất cả các tranh chấp, yêu cầu dân sự còn lại đều thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa án. Đây là điểm mới chung về thẩm quyền giải quyết theo loại việc của TA trong các lĩnh vực dân sự; hôn nhân và gia đình; kinh doanh, thương mại và lao động được quy định tại các khoản cuối Điều 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33 BLTTDS 2015. Như vậy, thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự  của Tòa án theo quy định của BLTTDS 2015 là rất rộng.

Bên cạnh đó, Thẩm quyền giải quyết theo loại việc của TA trong các lĩnh vực theo quy định tại BLTTDS 2015 còn có những điểm mới sau đây:

1. Thẩm quyền giải quyết theo loại việc của Tòa án trong lĩnh vực dân sự

a) Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Kế thừa Điều 25 BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011), Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự số 65/2011/QH12, Căn cứ Khoản 2, 3, 7, 8, 9, 14 Điều 26 BLTTDS 2015, ngoài các tranh chấp đã được đề cập tại BLTTDS sửa đổi 2011, BLTTDS 2015 quy định bổ sung các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:

Thứ nhất, tại Khoản 2 Điều 26 BLTTDS 2015 có bổ sung thêm tranh chấp về các quyền khác đối với tài sản. Đây là sự ghi nhận thêm về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyền khác đối với tài sản bên cạnh các tranh chấp về quyền sở hữu tài sản đã được ghi nhận tại Khoản 2 Điều 25 BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011). Sự bổ sung quy định này là để phù hợp với quy định của BLDS 2015 có hiệu lực sắp tới về quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được quy định tại phần thứ hai của Bộ luật này. Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, có thể chia thành động sản và bất động sản. Bất động sản hoặc động sản có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Quyền tài sản là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. BLDS 2015 bổ sung quy định về các quyền khác đối với tài sản, theo đó, các quyền khác đối với tài sản bao gồm: quyền đối với bất động sản liền kề; quyền hưởng dụng và quyền bề mặt[1]. Như vậy, tranh chấp về tài sản liên quan đến tài sản tồn tại dưới các loại: tranh chấp về tài sản hiện có hoặc tranh chấp về tài sản hình thành trong tương lại (đó là tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản đang trong giai đoạn được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm,…); tranh chấp về quyền sở hữu tài sản ( tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà,..); hoặc có thể là tranh chấp về các quyền khác đối với tài sản (quyền đối với lối đi chung của các chủ sở hữu đối với bất động sản liền kề,…).

Việc ghi nhận bổ sung như trên là hoàn toàn phù hợp. Trước hết, nó phù hợp với quy định của quan hệ pháp luật nội dung là BLDS 2015 trong thời gian tới khi Bộ luật này có hiệu lực thi hành. Đảm bảo đủ cơ sở pháp lý để Tòa án thực hiện chức năng tư pháp của mình. Không để lọt cho các tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể mà không có cơ quan nào đứng ra xem xét, phân định, giải quyết.

Thứ hai, Khoản 3 BLTTDS 2015 bổ sung thêm tranh chấp về giao dịch dân sự. Theo đó, Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự. Cách hiểu về giao dịch dân sự và hợp đồng dân sự ở BLDS 2015 vẫn kế thừa BLDS 2005, theo đó: Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự[2]; Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự[3]. Tuy nhiên, cần phân biệt hợp đồng dân sự theo pháp luật dân sự quy định là hợp đồng dân sự theo nghĩa rộng (tức là gồm cả các hợp đồng dân sự trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại, lao động,…). Đối với hợp đồng dân sự theo quy định tại Khoản 3 Điều 26 này là các hợp đồng dân sự được hiểu theo nghĩa hẹp nhằm phân biệt với hợp đồng kinh doanh thương mại theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015. BLTTDS 2015 quy định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về giao dịch dân sự, tức là bao gồm cả các tranh chấp về hành vi pháp lý đơn phương. Tranh chấp về hợp đồng dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại Điều 26 này có thể là tranh chấp về hợp đồng vay tiền, mua bán tài sản, hợp đồng tặng cho,… Về hành vi pháp lý đơn phương hiện nay không được định nghĩa cụ thể trong luật. Dựa vào quy định về giao dịch dân sự trong BLDS 2005 cũng như quy định trong BLDS 2015 có thể hiểu hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch dân sự trong đó thể hiện ý chí của một bên chủ thể nhằm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Hành vi pháp lý đơn phương ví dụ như: lập di chúc, từ chối hưởng di sản thừa kế, hai cá nhân cùng hứa thưởng,… Vậy, hành vi pháp lý đơn phương có thể thể hiện ý chí của hai chủ thể. Do đó có thể xảy ra tranh chấp và Tòa án sẽ là cơ quan giải quyết tranh chấp này.

Dựa vào ý nghĩa nội hàm của giao dịch dân sự và hợp đồng dân sự của BLDS, có thể thấy rằng quy định này có thể đã gây nên sự trùng lặp vì theo cách hiểu trong pháp luật dân sự thì giao dịch dân sự đã bao gồm cả hợp đồng dân sự. Tuy nhiên, ở Khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015 này lại quy định có sự phân biệt tranh chấp về giao dịch dân sự và về hợp đồng dân sự. Nếu cơ quan có thẩm quyền không có văn bản hướng dẫn về vấn đề này, thì đây có thể coi là một lỗi trong kĩ thuật lập pháp của nước ta khi xây dựng quy định của pháp luật nước ta khi xây dựng quy định có sự chồng chéo nhau ngay tại một điều luật.

Thứ ba, Khoản 7 Điều 26 BLTTDS 2015 quy định về Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính. Đây là quan hệ tranh chấp được bổ sung đề phù hợp với quy định của Luật Cạnh tranh năm 2004 và thực tiễn giao lưu dân sự. Theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì biện pháp ngăn chặn hành chính có thể là: tạm giữ người, tạm giữ tang vật[4],… Khi chủ thể có thẩm quyền[5] áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính nếu trên không đúng, gây thiệt hại cho bên bị điều tra thì bên khiếu nại hoặc cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh phải có trách nhiệm bồi thường tùy vào từng trường hợp. Mức bồi thường do bên bị điều tra và bên khiếu nại hoặc cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh tự thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì bên bị điều tra có quyền khởi kiện tại TA để yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự. Người đề nghị và những người có liên quan đến việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng có trách nhiệm bồi hoàn khoản tiền mà cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh đã bồi thường cho bên bị điều tra.

Nhà làm luật bổ sung quy định trên đây, trước hết là đáp ứng yêu cầu thực tiễn giao lưu dân sự, phù hợp với quy định của Luật Cạnh tranh 2004. Bên cạnh đó là hoàn thiện hệ thống pháp luật hình thức, hợp thức trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của TA trong quy định của BLTTDS. Nhìn nhận khách quan, việc quy định bổ sung này là hoàn toàn hợp lý.

Thứ tư, trên cơ sở phù hợp với quy định của Luật Tài nguyên nước 2012, tại Khoản 8 Điều 26 BLTTDS 2015 đã bổ sung quy định Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước là một quan hệ pháp luật tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của TA. Xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước hiện hành được hiểu là hành vi của một chủ thể xả các chất thải vào các nguồn nước được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2012. Như vậy, tranh chấp phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng, xã thải vào nguồn nước có thể là tranh chấp về xác định ai có quyền sử dụng, khái thác sử dụng nguồn nước hoặc về bồi thường thiệt hại liên quan đến tài nguyên nước giữa các chủ thể như cá nhân, cơ quan, tổ chức và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sử dụng, quản lý tài nguyên nước, xả thải vào tài nguyên nước. Tuy nhiên, Căn cứ vào Điều 76 Luật Tài nguyên nước 2012, những tranh chấp do nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết là Ủy ban nhân dân, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tòa án. Vậy, những tranh chấp về khai thác, sử dụng tai nguyên nước, xả thải vào nguồn nước thuộc thẩm quyền giải quyết của TA theo quy định của Luật Tài nguyên nước 2012 đó là: Những tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước thuộc trường hợp không phải xin cấp giấy phép thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện mà các bên không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp của UBND cấp huyện. Những tranh chấp phát sinh trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của UBND cấp tỉnh; trường hợp các bên không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Toà án. Những tranh chấp phát sinh trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Tài nguyên và môi trường; trường hợp các bên không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì có quyền khởi kiện tại Toà. Yêu cầu về bồi thường thiệt hại liên quan đến giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước sẽ do Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Vậy, với việc quy định bổ sung thêm quan hệ tranh chấp hoàn toàn mới này vào BLTTDS 2015 so với BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011) trước đây đã góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về TTDS phù hợp hơn với các quy định trong Luật Tài nguyên nước 2012, đảm bảo việc quy định đầy đủ các căn cứ pháp lý, tạo điều kiện việc áp dụng pháp luật được hiệu quả, dễ dàng, thuận tiện.

Thứ năm, bên cạnh kế thừa quy định tại Khoản 7 Điều 25 BLTTDS 2004 sửa đổi 2011, Khoản 9 Điều 26 BLTTDS 2015 đã có sự sửa đổi bổ sung thêm tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng  là các quan hệ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của TA. Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 quy định chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất để trồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; nhận chuyện nhượng từ chủ rừng khác. Chủ rừng có quyền chung được pháp luật ghi nhận là quyền được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp đối với rừng được giao, được thuê. Tuy nhiên khi có tranh chấp xảy ra ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng, thì không phải tranh chấp nào cũng sẽ do TA giải quyết. Căn cứ Điều 84 Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 quy định “Các tranh chấp về quyền sử dụng rừng đối với các loại rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng do Toà án nhân dân giải quyết. Các tranh chấp về quyền sử dụng đất có rừng, đất trồng rừng được áp dụng theo quy định của pháp luật về đất đai”. Vậy, căn cứ vào đó, TA có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự liên quan đến quyền sử dụng rừng đối với các loại rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng. Quy định này giúp BLTTDS 2015 phù hợp với quy định trong các văn bản pháp luật nội dung, cụ thể ở đây là Luật bảo vệ và phát triển rừng. Đảm bảo đủ cơ sở pháp lý để việc áp dụng phát luật nội dung và hình thức có sự đồng nhất, góp phần giải quyết hiệu quả, chính xác các tranh chấp xảy ra khi TA thụ lý giải quyết.

b) Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của TA

Yêu cầu dân sự là việc giữa cá nhân, cơ quan tổ chức không có tranh chấp, mà chỉ có yêu cầu TA công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự. Khi người yêu cầu nộp đơn yêu cầu giải quyết yêu cầu dân sự thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 27 BLTTDS 2015 thì TA có trách nhiệm xem xét, thụ lý giải quyết theo quy định.

So với Điều 26 BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011), BLTTDS 2015 vẫn kế thừa nhưng có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn với thực tiễn và các quy định của quan hệ pháp luật nội dung, cụ thể:

Thứ nhất, tại Khoản 1 Điều 27 BLTTDS 2015 đã bổ sung thêm một nội dung về yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người thuộc đối tượng có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Đây là sự bổ sung phù hợp với quy phạm pháp luật dân sự được quy định trong BLDS 2015. Mặc dù, hiện này BLDS 2005 vẫn còn hiệu lực thi hành, nhưng thời gian tới BLDS 2015 sẽ có hiệu lực. Do vậy, mặc dù bây giờ BLTTDS 2015 được giải quyết trên cơ sở BLDS 2005, nhưng từ thời điểm 1/1/2017 BLDS 2015 có hiệu lực, thì BLTTDS 2015 cũng cần có sự phù hợp tương thích với văn bản pháp luật này. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo cách hiểu của BLDS 2015 là người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự. Theo đó, dựa trên yêu cầu của người đó, của những người có quyền lợi liên quan hoặc cơ quan, tổ chức và trên cơ sở giám định pháp y tâm thần chứng minh người đó thì TA sẽ ra quyết định tuyên bố người đó có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Tương tự, với trường hợp hủy bỏ khi có căn cứ họ không còn khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người có quyền yêu cầu yêu cầu TA hủy bỏ quyết định tuyên bố.

Thứ hai, bổ sung thêm yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án . Đây là một yêu cầu hoàn toàn mới trong BLTTDS 2015. Kết quả hòa giải thành vụ việc ngoài Tòa án là kết quả hòa giải thành vụ việc xảy ra giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền có nhiệm vụ hòa giải đã hòa giải thành theo quy định của pháp luật về hòa giải. Vậy, khi có tranh chấp dân sự xảy ra giữa cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể không thông qua việc khởi kiện mà thông qua việc hòa giải của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có nhiệm vụ hòa giải theo quy định của pháp luật hòa giải. Kết quả hòa giải có thể  là hòa giải thành hoặc hòa giải không thành. Khi hòa giải thành cơ quan, tổ chức cá nhân được yêu cầu TA công nhận kết quả hòa giải thành giữa các bên, để kết quả hòa giải này được mang tính pháp lý có tính bắt buộc thực hiện với các bên. TA căn cứ vào quy định tại Điều 417, Điều 418 BLTTDS 2015 ra quyết định công nhận hoặc không công nhận đối với quyết định hòa giải ngoài TA.

Quy định này tạo điều kiện thuận lợi giúp TA giảm tải số lượng vụ án phải giải quyết, tiết kiệm chi phí, tiền bạc cho các bên tranh chấp và cho Nhà nước trong việc giải quyết tranh chấp, đảm bảo thông tin,bí mật và tình cảm giữa các bên. Vậy, quy định này phù hợp với thực tiễn giải quyết hiện nay, khi nhiều trường hợp các bên có thể thông qua việc hòa giải do một cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ khác đứng ra hòa giải cũng đạt được kết qua như mong muốn của các bên mà không phải thông qua TA tốn kém thời gian và chi phí. Bên cạnh đó, có những trường hợp, các bên tranh chấp thông qua hòa giải có thể bảo mật thông tin cá nhân hơn so với việc TA giải quyết. Do đó, bổ sung quy định này là hòa toàn hợp lý.

Thứ ba, bổ sung quy định TA có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định về thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam tại Điểm đ Khoản 2 Điều 470 BLTTDS 2015. Đây là quy định hoàn toàn mới so với BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011). Sự bổ sung này là để phù hợp với những quy định của BLDS 2015 về nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự liên quan đến những trường hợp xác định quyền sở hữu đối với tài sản trong điều kiện không xác định được chủ sở hữu của tài sản đó. Với quy định này, chủ thể chiếm hữu hay được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật có cơ hội được Nhà nước Việt Nam công nhận quyền sở hữu bằng một quyết định có hiệu lực của Tòa án. Tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó. Chủ sở hữu từ bỏ quyền tài sản được thể hiện qua việc chủ sở hữu tự chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình việc mình từ bỏ quyền sở hữu với tài sản đó. Khi có căn cứ cho rằng, tài sản mình đang quản lí là vô chủ, người đang quản lý tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy,.. thì người đó có quyền yêu cầu TA tuyên bố tài sản ấy là vô chủ. Căn cứ vào quy định của BLDS 2015, TA thụ lý và ra quyết định công nhận quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ.

2. Thẩm quyền giải quyết theo loại việc của TA trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình

a) Những tranh chấp về HNGĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của TA

So với quy định tại Điều 27 BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011) về tranh chấp về HNGĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của TA Điều 28 BLTTDS 2015 đã bổ sung các quan hệ tranh chấp về: chia tài sản sau khi ly hôn; về sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật và sửa đổi quy định về các tranh chấp khác về HNGĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của TA.

Thứ nhất, về việc bổ sung tranh chấp về chia tài sản sau khi ly hôn. Liên quan đến vấn đề tài sản sau khi ly hôn, thực tế có những trường hợp sau khi có bản án giải quyết ly hôn đã có hiệu lực của TA, các bên mới phát sinh tranh chấp về tài sản và yêu cầu TA giải quyết dù trước đó các bên đã tự thỏa thuận, không yêu cầu TA giải quyết. Điều này xảy ra ngày càng nhiều trên thực tế và đây chính là tranh chấp về tài sản sau khi ly hôn được BLTTDS 2015 quy định thuộc thẩm quyền giải quyết của TA. Trước đây, BLTTDS 2004 sửa đổi 2011 chỉ quy định dạng tranh chấp về chia tài sản khi ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của TA, nên khi dạng tranh chấp về tài sản sau ly hôn phát sinh, các TA thường thụ lý vào nhóm quan hệ tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, trong khi bản chất của các loại tranh chấp này phát sinh từ lĩnh vực HNGĐ. Bởi vậy, việc bổ sung tranh chấp chia tài sản sau khi ly hôn giúp cho quy định BLTTDS 2015 là phù hợp với thực tế, khắc phục được những hạn chế thiếu xót, bất cập qua thực tiễn thi hành BLTTDS 2004 sửa đổi 2011.

Thứ hai, bổ sung thêm tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Lần đầu tiên trong lịch sử, pháp luật HNGĐ Việt Nam đã ghi nhân quyền được sinh con bằng kĩ thuật sinh sản, được nhờ người khác mang thai hộ vì mục đích nhân đạo của những cặp vợ chồng gặp vấn đề về sức khỏe không có khả năng có con theo ý nguyện. Cùng với sự ghi nhận này, thì ắt hẳn sẽ có những tranh chấp mới phát sinh. Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kĩ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.Mang thai hộ có hai hình thức, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, tuy nhiên hiện nay pháp luật chỉ thừa nhận và điều chỉnh việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và quy định cho TA có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hình thức này. Việc sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hiện nay trên thực tế có thể xảy ra những tình huống tranh chấp khi thực hiện mang thai hộ bằng biện pháp thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm như: người mang thai hộ không giao con cho bố mẹ, hoặc bố mẹ không nhận con khi con được sinh ra, hay ban đầu vì mục đích nhân đạo nhưng sau đó lại đòi tiền công hoặc lợi ích vật chất từ người nhờ mang thai hộ,…. Vậy để phù hợp với quy định mới của pháp luật HNGĐ, cũng đảm bảo thực hiện chức năng bảo vệc công lý của TA, BLTTDS 2015 đã bổ sung quy định cho TA có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp liên quan đến sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Đây là sự bổ sung hợp lý của BLTTDS 2015.

Thứ ba, về thẩm quyền giải quyết tranh chấp HNGĐ của TA, BLTTDS 2015 cũng đã bổ sung thêm tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật. Cũng là tranh chấp về nuôi con và chia tài sản chung, nhưng khác với Khoản 1 của Điều 28 BLTTDS 2015 đối với quan hệ hôn nhân hợp pháp, ở tranh chấp này, nhà làm luật xét đến quan hệ hôn nhân của hai bên tranh chấp không được pháp luật thừa nhận, bảo vệ. Nam, nữ đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật HNGĐ sống chung với nhau như vợ, chồng mà không đăng kí kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng. Nam, nữ sống chung với nhau như vợ, chồng, có đăng kí kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn, theo yêu cầu bị TA ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật. Hai trường hợp này đều không phát sinh quan hệ vợ chồng, do đó những tranh chấp về quyền nuôi con khi không cùng sống chung, hoặc việc chia tài sản khi không còn sống chung là những tranh chấp xảy ra phổ biến. Việc giải quyết những tranh chấp này được các nhà làm luật trao cho TA là phù hợp với những quy định của pháp luật HNGĐ và thực tiễn xã hội hiện nay.

b) Những yêu cầu về HNGĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của TA

Cùng quy định các loại việc HNGĐ thuộc thẩm quyền của TA, so với Điều 28 BLTTDS 2004 sửa đổi 2011, Điều 29 BLTTDS 2015 đã có sự điều chỉnh và thay đổi như sau:

Thứ nhất, chỉnh sửa, bổ sung về yêu cầu công nhận thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Theo BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011), người yêu cầu chỉ có quyền yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha mẹ. BLTTDS 2015, TA được quyền công nhận thêm các thỏa thuận của các chủ thể khác có liên quan ( cơ quan, tổ chức, cá nhân) về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Vậy, để đảm bảo quyền của con cái được chăm lo, nuôi dưỡng, bảo vệ và phát triển lành mạnh sau khi ly hôn, cha, mẹ hay các chủ thể khác có thể thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con. TA có trách nhiệm xem xét, công nhận sự thỏa thuận này. Việc bổ sung này là phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng quyền được nhận những chăm sóc, giáo dục tốt nhất đối với con cái khi quan hệ hôn nhân không còn.

Thứ hai, chỉnh sửa, bổ sung quy định tại Khoản 9 Điều 29 BLTTDS 2015 so với BLTTDS 2004 sửa đổi 2011 như sau: Ngoài bản án, quyết định HNGĐ của Tòa án nước ngoài thì quyết định của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài cũng được TA công nhận cho thi hành hoặc không công nhận khi không có yêu cầu thi hành ở Việt Nam nếu đương sự có yêu cầu. Quy định này đã mở rộng đối tượng mà TA có thẩm quyền công nhân cho thi hành hoặc không công nhận với những bản án, quyết định không do TA hay cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết. Việc quy định này là phù hợp với yêu cầu thực tế đối với những tranh chấp xảy ra ở nước ngoài có thể là do TA nước ngoài hay cơ quan khác có thẩm quyền ở nước ngoài giải quyết thì khi về Việt Nam nó đều được TA Việt Nam xem xét công nhận cho thi hành hoặc không công nhận khi không có yêu cầu thi hành ở Việt Nam nếu có yêu cầu.

Thứ ba, bổ sung thêm loại yêu cầu mà TA có thẩm quyền giải quyết ở các Khoản 6,7,8,10 Điều 29 BLTTDS 2015. Đó là các yêu cầu mới được pháp luật nội dung quy định và phù hợp với thực tế đang xảy ra hiện nay:

Một là, yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật HNGĐ. Bên cạnh việc quy định TA có thẩm quyề giải quyết các tranh chấp về mang thai hộ thì những yêu cầu liên quan đến vấn đề này cũng thuộc thẩm quyền giải quyết của TA. Những yêu cầu liên quan đến mang thai hộ có thể là: yêu cầu công nhận thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa hai bên, công nhận cha mẹ cho con khi thực hiện mang thai bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản,… Đưa loại việc này vào danh mục những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của TA trong BLTTDS 2015 đã thể hiện được sự tương thích phù hợp với các quy định của của Luật HNGĐ 2014, dự liệu được trước những yêu cầu có thể phát sinh liên quan đến việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đã được pháp luật HNGĐ thừa nhận.

Hai là, Yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án. Luật HNGĐ 2014 cho phép vợ chồng trong quan hệ hôn nhân hợp pháp được quyền thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân đồng thời cũng tôn trọng sự thỏa thuận của họ khi họ muốn “trở lại” với chế độ tài sản chung sau khoảng thời gian việc chia tài sản chung đã được công nhận bằng một bản án, quyết định của TA đã có hiệu lực pháp luật. Việc quy định cho TA có thẩm quyền giải quyết yêu cầu này là hợp lý, phù hợp với pháp luật HNGĐ, đảm bảo tôn trọng sự thỏa thuận của các bên vợ chồng và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên. Bản án, quyết định của TA về chia tài sản chung đã được thực hiện, do vậy, để đảm bảo việc chấm dứt hiệu lực của nó thì cần một quyết định có giá trị pháp lý tương đương của TA về vấn đề này, do đó. TA là cơ quan giải quyết việc dân sự này là hoàn toàn hợp lý và phù hợp.

Ba là, Yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Việc công nhận chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận là một điểm tiến bộ của Luật HNGĐ 2014. Để thỏa thuận này có hiệu lực thì cần phải đáp ứng những điều kiện có hiệu lực của mộ giao dịch dân sự theo quy định pháp luật dân sự và các nội dung có liên quan được pháp luật HNGĐ điều chỉnh. Tuy nhiên, trên thực tế thỏa thuận có thể vi phạm quy định về hình thức, hoặc ý chí tự nguyện của các bên tham gia thỏa thuận, ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ ba,… Do đó, để bảo vệ lợi ích của những người có liên quan, phù hợp với quy định của pháp luật nội dung, TA có thẩm quyền giải quyết loại việc này. Việc quy định như vậy là hợp lý phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của TA.

Bốn là, Yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Yêu cầu xác định cha, mẹ, cho con ở đây là yêu cầu dân sự trên cơ sở quan hệ huyết thống, không có tranh chấp xảy ra. Nội dung này không được quy định trong BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011) nhưng đã được bổ sung trong BLTTDS 2015, tạo cơ hội cho các đương sự có thêm một giải pháp khác để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Sự điều chỉnh bổ sung này xuất phát từ quy định mới trong Luật HNGĐ 2014 về mang thai hộ và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản,… cũng như thực tế đời sống liên quan đến vấn đề này đặt ra. Do đó. Việc quy định thêm trường hợp thẩm quyền giải quyết của TA cũng là hợp lý.

3. Thẩm quyền giải quyết theo loại việc của TA trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại

a) Những tranh chấp về KDTM thuộc thẩm quyền giải quyết của TA

Về cơ bản, BLTTDS 2015 kế thừa các quy định của BLTTDS 2004 sửa đổi 2011khi xác định 4 loại quan hệ tranh chấp trong lĩnh vực KDTM thuộc thẩm quyền giải quyết của TA. Bên cạnh đó, BLTTDS 2015 đã có sự điều chỉnh để phù hợp hơn với bản chất quan hệ KDTM và thực tiễn  ngày càng phát triển các tranh chấp KDTM về cả số lượng và độ phức tạp trong bố cảnh toàn cầu kinh tế hiện nay.

Thứ nhấtKhoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015: Khi xác định các tranh chấp KDTM thuộc thẩm quyền giải quyết của TA, Khoản 1 Điều 29 BLTTDS 2004 sửa đổi 2011 đã liệt kê 14 hoạt động của các bên tham gia là cá nhân, tổ chức đăng kí kinh doanh và đều vì mục đích lợi nhuận. Quy định này của BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011) vừa mang tính định tính, vừa mang tính định lượng dẫn đến việc quy định vừa thừa, vừa thiếu. Với quy định như thế, nếu muốn phù hợp với thực tiễn thì nhà làm luật phải luôn bổ sung các lĩnh vực tranh chấp mới. Ngược lại, Khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015 đã kế thừa những quy định mang tính định tính khi xác định các điều kiện để xác định một tranh chấp trong lĩnh vực KDTM thuộc thẩm quyền giải quyết của TA đó là Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Đồng thời đã loại bỏ các hạn chế về việc liệt kê các loại tranh chấp trong hoạt động KD. Việc bổ sung này thể hiện tư duy tiến bộ của các nhà làm luật, giúp quy định này phù hợp hơn, tăng thêm tuổi thọ và mang tính phổ quát cao.

Thứ hai là quy định bổ sung thẩm quyền của TA trong vệc giải quyết Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty. Thông thường, người được xem là thành viên của công ty phải có quyền sở hữu đối với phần vốn góp được ghi trong điều lệ của công ty. Để có quyền sở hữu thì người đó với công ty hoặc thành viên khác trong công ty phải phát sinh giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các bên chỉ mới giao kết giao dịch chuyển nhượng mà chưa thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận làm phát sinh những tranh chấp. Tranh chấp này có thể là về quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc yêu cầu chấm dứt hợp đồng góp vốn và bồ thường thiệt hại phát sinh,… những tranh chấp này sẽ do TA có thẩm quyền giải quyết. Việc bổ sung tranh chấp này giúp quy định thêm đầy đủ và phù hợp với thực tiễn ngày càng phát trển trong quan hệ kinh doanh hiện nay và trong tương lai.

Thứ ba, ở Khoản 4 Điều 30 BLTTDS 2015, so với quy định tại Khoản 3 Điều 29 BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011), BLTTDS 2015 có sự bổ sung thêm một quan hệ tranh chấp mới thuộc thẩm quyền giải quyết của TA là “tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần”. Quy định này là phù hợp và thống nhất với Luật Doanh nghiệp 2014, đó là thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch HĐTV, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và cán bộ quản lý của công ty; Cổ đông, nhóm cổ đông có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khời kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Tuy nhiên, không phải tất cả cổ đông, nhóm cố đông điều có quyền khởi kiện mà chỉ có cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong 6 tháng mới được pháp luật trao quyền và chỉ khi thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty vi phạm một trong những nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 161 Luật Doanh nghiệp 2014 thì TA mới có căn cứ thụ lý giải quyết.

b) Những yêu cầu về KDTM thuộc thẩm quyền giải quyết của TA

Với lần sửa đổi này của BLTTDS 2015, các yêu cầu KDTM thuộc thẩm quyền của TA đã mở rộng thêm hai yêu cầu mới bên cạnh những yêu cầu đã được quy định tại Điều 30 BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011).

Thứ nhất, tại Khoản 1 Điều 31 BLTTDS 2015 về Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Quyền yêu cầu hủy quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong một số trường hợp nhất định là một quyền quan trọng giúp bảo vệ quyền lợi của cổ đông nói chung và cổ đông thiểu số nói riêng vì không phải mọi quyết định của Đại hội đồng cổ đông cũng đúng quy định pháp luật và điều lệ của công ty hay đảm bảo quyền lợi cho tất cả các cổ động trong công ty. Tuy nhiên TA cần lưu ý một số vấn đề khi tiếp nhận cũng như giải quyết yêu cầu này, đó là: Về thời hiệu yêu cầu hủy bỏ quyết định là trong thời hạn 90 ngày kể tự ngày nhận được biên bản hợp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ đông nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên. Về chủ thể có yêu cầu là cổ động hoặc nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 10% cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng hoặc một tỉ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty. Nội dung vi phạm pháp luật khi ban hành quyết định của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của HĐTV: về trình tự thủ tục triệu taaoj họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông không thực hiện đúng quy định tại Khoản 2 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2014, nội dung vi phạm quy định pháp luật hoặc Điều lệ công ty. Và đơn yêu cầu phải đáp ứng đươc một số nội dung theo quy định của pháp luật. Như vậy, những yêu cầu đáp ứng những điều kiện trên sẽ do TA xem xét, ra quyết định.

Quy định mở rộng này đảm bảo sự tương thích của BLTTDS 2015 với Luật Doanh nghiệp 2014, phù hợp với thực tiễn, bảo đảm bảo vệ quyền và lợi ích cho những cổ đông, nhóm cổ đông đông yếu thế trong quan hệ pháp luật này.

Thứ hai, mở rộng thêm Yêu cầu bắt giữ tàu bay, tàu biển theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng Việt Nam, về hàng hải Việt Nam, trừ trường hợp bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án. Yêu cầu bắt giữ tàu bay, tàu biển trên thực chất là yêu cầu Tòa án áo dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo giải quyết vụ án của đương sự. Đương sự yêu cầu bắt giữ tàu biển là để đảm bảo giải quyết khiếu nại, thi hành án dân sự, thực hiện ủy thác tư pháp của TP nước ngoài. Khi có yêu cầu, TA cấp tỉnh nơi có cảng biển, cảng thủy nội địa mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp có nhiều bến cảng thuộc địa phận các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau thì TA tỉnh nơi có bến cảng mà tàu bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó. Để đảm bảo lợi ích của chủ nợ, chủ sở hữu, người thứ ba ở mặt đất bị thiệt hại hoặc người có quyền, lợi ích đối với tài bay hoặc để thi hành án dấn sự theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng Việt Nam, cơ quan, tổ chức cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bắt giữ tàu bay tại cảng biển hàng không.

4. Thẩm quyền giải quyết theo loại việc của Tòa án trong lĩnh vực lao động

a) Những tranh chấp về LĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của TA

So với quy định của BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011) thì những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của TA được quy định theo hướng mở rộng hơn. TA không chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp LĐ ( bao gồm tranh chấp LĐ cá nhân, tranh chấp LĐ tập thể về quyền) mà còn có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến lao động, tranh chấp về đình công bất hợp pháp và các tranh chấp khác về lao động. Có thể thấy, hầu hết các tranh chấp LĐ đều thuộc thẩm quyền của TA. Cụ thể, bên cạnh những tranh chấp được giữ nguyên hoặc kế thừa có sửa đổi phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật nội dung hiện nay từ quy định của BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011), BLTTDS 2015 có mở rộng thêm tranh chấp như sau:

Thứ nhất, mở rộng thẩm quyền của TA giải quyết các tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm: tranh chấp về học nghề, tập nghề; về cho thuê lại lao động; về quyền công đoàn, kinh phí công đoàn; và về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Những tranh chấp này không phải tranh chấp LĐ vì không phát sinh giữa các chủ thể của quan hệ LĐ, về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong quan hệ LĐ, nhưng những tranh chấp này thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật lao động. Khác với tranh chấp LĐ, các tranh chấp này không phải thông qua thủ tục tiền tố tụng trước khi yêu cầu TA giải quyết. Đây là quy định mới hoàn toàn so với BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011) của BLTTDS 2015. Thực tế cho thấy, đó là những tranh chấp đang xảy ra rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày, tuy nhiện lại không quy định rõ cơ quan nào có thẩm quyền sẽ đứng ra giải quyết những vụ việc có liên quan nêu trên. Việc quy định bổ sung này, giúp cho pháp luật đầy đủ, hoàn thiện hơn, không bỏ xót những trường hợp xảy ra trên thực tế.

Thứ hai, bổ dung thêm tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp. Đình công là quyền của tập thể lao động. Tuy nhiên, trường hợp đình công bất hợp pháp theo quy định tại Điều 215 BLLĐ 2012 mà gây thiệt hại cho người sử dụng lao động, thì tổ chức công đoàn lãnh đạo đình công phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Nếu người sử dụng lao động và tổ chức công đoàn lãnh đạo cuộc đình không không thống nhất được trách nhiệm bồi thường khi có thiệt hại xảy ra do đình công bất hợp pháp thì một trong hai bên có quyền yêu cầu TA giải quyết. Đây là quy định hoàn toàn mới của BLTTDS 2015 so với BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011), theo đó, trước đây, những tranh chấp có liên quan đến việc đình công được áp dụng theo quy định của BLLĐ 2012, thì Tòa án nhân dân không có thẩm quyền trong việc giải quyết, xử lý việc đình công. Tuy nhiên, sau mỗi cuộc đình công bất hợp pháp, vấn đề thiệt hại là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi, do đó, việc nhà làm luật quy định thêm việc Tòa án giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại là hợp lý đảm bảo cho những thiệt hại xảy ra từ việc đình công bất hợp pháp sẽ được giải quyết hợp lý và đúng pháp luật.

b) Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của TA

So với quy định của BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011), phạm vi những yêu cầu về LĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của TA tại Điều 33 BLTTDS 2015 được quy định theo hướng mở rộng hơn. Trong các yêu cầu về LĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của TA thì yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định LĐ của TA nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của TA nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam ở khoản 3; Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết lao động của Trọng tài nước ngoài ở khoản 4 là những yêu cầu đã quy định trong BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011). Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu; yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công là những yêu cầu mới được bổ sung trong BLTTDS 2015.

Thứ nhất, về Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu. Yêu cầu này được hiểu là việc người LĐ, tập thể LĐ, người sử dụng LĐ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có đơn yêu cầu TA tuyên bố hợp đồng LĐ, thỏa ước LĐ tập thể vô hiệu. Sở dĩ BLTTDS 2015 bổ sung yêu cầu này vào nhóm yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của TA vì: trước thời điểm BLLĐ 2012 được ban hành, thẩm quyền tuyên bố hợp đồng LĐ vô hiệu thuộc về thanh tra lao động, thẩm quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu thuộc về cơ quan lao động cấp tỉnh. Đến khi BLLĐ 2012 được ban hành, thẩm quyền tuyên bố hợp đồng LĐ vô hiệu, thỏa ước LĐ tập thể vô hiệu thuộc về Thanh tra lao động và TA , riêng tuyên bố thỏa ước LĐ tập thể vô hiệu chỉ thuộc về TA. Tuy nhiên, thời điểm BLLĐ 2012 ra đời thì Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS đã có hiệu lực pháp luật. Đến này, khi BLTTDS 2015 ra đời và có hiệu lực, căn cứ Khoản 1 Điều 516 thì thẩm quyền tuyên bố hợp đồng LĐ, thỏa ước LĐ tập thể vô hiệu chỉ thuộc về TA, thẩm quyền của Thanh tra lao động bị bãi bỏ.

Thứ hai, về yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Đây cũng là yêu cầu mới được bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của TA. Yêu cầu này có thể được hiểu là việc tổ chức đại diện tập thể LĐ, người sử dụng LĐ có đơn yêu cầu TA xét tính hợp pháp của cuộc đình công khi cuộc đình công đang diễn ra hoặc sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày cuộc đình công chấm dứt. Mặc dù đây là yêu cầu mới nhưng không phải đến khi BLTTDS 2015 có hiệu lực thì TA mới có quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Mà TA được trao cho quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công kể từ ngày 1/7/2007- ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ 1994 có hiệu lực. Tuy nhiên, trình tự, thủ tục xét tính hợp pháp của cuộc đình công được quy định trong luật nội dung, hiện nay là BLLĐ 2012, ngoại trừ một số quy định liên quan đến thủ tục gửi đơn yêu cầu xem xét tới TA., việc thay đổi Thẩm phán của Hội đồng xét xử xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công được quy định trong BLTTDS. BLTTDS 2015 đã bổ sung các quy định về thẩm quyền giải quyết, trình tự thủ tục xét tính hợp pháp của cuộc đình công, đảm bảo việc áp dụng chung, thống nhất trong một văn bản. Cùng với đó là quy định về trình tự, thủ tục này trong BLLĐ 2012 sẽ hết hiệu lực.

Vậy, bên cạnh kế thừa, quy định mở rộng thêm các yêu cầu mới và việc sửa đổi trường hợp loại trừ đối với các yêu cầu khác, có thể thấy, thẩm quyền giải quyết yêu cầu lao động của TA đã được mở rộng tối đa, hầu hết các yêu cầu đều thuộc thẩm quyền giải quyết của TA. Việc mở rộng này là hoàn toàn phù hợp với chứng năng của TA và các nguyên tắc cơ bản trong TTDS, đồng thời đáp ứng tình hình thực tiễn các yêu cầu xảy ra trên thực tế.

Quy định Thẩm quyền của Tòa án có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự. Việc phân định thẩm quyền của TA theo loại việc giúp phân định thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự của TA với các cơ quan, tổ chức khác đồng thời là căn cứ để áp dụng thủ tục giải quyết vụ việc dân sự cho phù hợp. Bên cạnh việc kế thừa từ BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011), thẩm quyền giải quyết theo loại việc của TA theo quy định của BLTTDS 2015 đã có những sửa đổi, thay đổi và bổ sung thêm nhiều tranh chấp, yêu cầu trong các lĩnh vực khác nhau về dân sự, HNGĐ, KDTM, LĐ. Những sửa đổi, bổ sung này đã khắc phục được những hạn chế, bất cập còn tồn tại khi BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011) còn hiệu lực, đồng thời mở rộng hơn rất nhiều thẩm quyền của TA so với trước đây. Việc thay đổi, bổ sung các quy định mới này, hầu hết là hợp lý, phù hợp với các quy phạm pháp luật nội dung trong hệ thống pháp luật và thực tiễn tình hình kinh tế xã hội nước ta hiện nay. Tuy nhiên, để đánh giá được đầy đủ chính xác hơn, thì phải qua quá trình áp dụng và thực tiễn thi hành mới có thể nhìn nhận chính xác hơn về những quy định được sửa đổi, bổ sung này.

Trên đây là những phân tích, đánh giá của em về những điểm mới của BLTTDS 2015 về thẩm quyền theo loại việc của Tòa án, bài viết mặc dù đã có sự nghiên cứu nhưng không tránh khỏi những thiếu xót, kiến thức chưa sâu. Vậy kính mong quý thầy cô xem xét, góp ý để bài viết cũng như kiến thức của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

[1] Điều 159 BLDS 2015

[2] Xem Điều 116 BLDS 2015

[3] Xem điều 385 BLDS 2015

[4] Điều 119 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

[5] Xem Điều 61 Luật Cạnh tranh 2004

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Có thể thấy, chi ngân sách Nhà nước là một nội dung quan trọng của ngân sách nhà nước và vấn đề bội chi đang được dư luận xã hội quan tâm. Chi ngân sách nhà nước được thực hiện trên cơ sở các điều kiện chi ngân sách nhà nước được quy định trong pháp luật về ngân sách nhà nước. Với sự ban hành Luật Ngân sách Nhà nước 2015 các điều kiện chi NSNN cũng có những sự thay đổi cho phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Vậy, để hiểu rõ hơn về cơ sở để quy định các điều kiện chi NSNN theo Luật NSNN 2015 và đưa ra ý kiến pháp lý về tính khả thi khi áp dụng quy định đó, em đã chọn tìm hiểu đề bài: “Phân tích các cơ sở khi quy định các điều kiện chi ngân sách nhà nước theo Luật ngân sách nhà nước 2015 , thực trạng áp dụng các điều kiện chi ngân sách nhà nước từ năm 2015 và ý kiến pháp lý của nhóm về tính khả thi theo luật ngân sách nhà nước 2015”.

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1. Khái niệm Chi ngân sách Nhà nước

Chi ngân sách Nhà nước là một bộ phận trong cơ cấu của NSNN. Luật NSNN 2015 không quy định thế nào là chi NSNN như Luật NSNN 2002. Tuy nhiên, trước tiên cần hiểu chi ngân sách là hoạt động nhằm sử dụng quỹ ngân sách, là quá trình phân phối nguồn tiền tệ nằm trong quỹ NSNN để chi dùng vào những mục đích khác nhau. Hay có thể hiểu, đây là chu trình phân phối, sử dụng nguồn tiền tệ đã được tập trung từ quá trình thu ngân sách vào quỹ tiền tệ đó. Có nghĩa, tại thời điểm thanh toán chi NSNN là việc cấp phát không hoàn lại từ quỹ NSNN cho đối tượng thụ hưởng, đối tượng thủ hưởng cần phải thực hiện đầy đủ những trình tự, thủ tục do pháp luật đặt ra để được hưởng nguồn kinh phí từ NSNN. Có lẽ, bởi hoạt động chi NSNN đảm bảo phụ thuộc vào các hoạt động đã được diễn ra trong cả chu trình từ trước, cho nên chi NSNN chỉ là một hoạt động trong giai đoạn chấp hành của cả chu trình đó.

Vậy, Chi NSNN là phân phối và sử dụng quỹ NSNN theo dự toán ngân sách đã được chủ thể quyền lực quyết định nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy nhà nước và đảm bảo nhà nước thực hiện được các chức năng của mình.

2. Đặc điểm của Chi ngân sách nhà nước

Chi NSNN là hoạt động mang những đặc điểm sau:

Một là, chi NSNN chỉ được tiến hành trên cơ sở pháp luật và theo kế hoạch chi ngân sách cũng như phân bổ ngân sách do cơ quan quyền lực nhà nước quyết định. Theo quy định của Luật NSNN 2015: Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền quyết định về tổng số chi, cơ cấu, nội dung, mức độ các khoản chi NSNN và quyết định phân bổ ngân sách trung ương. Hội đồng nhân dân các cấp được giao cho quyền quyết định dự toán chi ngân sách địa phương và quyền quyết định phân bổ ngân sách cấp mình. Mọi hoạt động chi ngân sách đều phải thực hiện trên cơ sở quyết định của Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp cấp.

Hai là, Chi NSNN nhằm vào mục tiêu thỏa mãn nhu cầu về tài chính cho sự vận hành của bộ máy Nhà nước, đảm bảo cho nhà nước thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ của mình. Như vậy, bên cạnh chịu ảnh hưởng của kết quả thu ngân sách nhà nước, mức độ và phạm vi chi NSNN còn phụ thuộc vào quy mô của Bộ máy nhà nước cũng như tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ mà nhà nước đảm nhiệm.

Ba là, chi NSNN là hoạt động được tiến hành bởi hai nhóm chủ thể: 1) Nhóm chủ thể đại diện cho nhà nước thực hiện việc quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN; 2) Nhóm chủ thể sử dụng ngân sách.

Nhóm thứ nhất ( chủ thể cấp phát) bao gồm: các cơ quan đại diện cho Nhà nước thực thi quyền hạn có liên quan đến việc xuất quỹ NSNN cho các mục tiêu đã được phê duyệt. Nhóm chủ thể này gồm Bộ Tài chính, sở tài chính – vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, phòng tài chính quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh, thành phố (gọi chung là cơ quan tài chính); sở kế hoạch đầu tư và kho bạc nhà nước.

Nhóm thức hai gồm các chủ thể sử dụng ngân sách. Nhóm chủ thể này rất đa dạng nhưng có thể khái quát thành bai loại chủ thể như sau: các cơ quan nhà nước, kể cả các cơ quan hành chính; các đơn vị, kể cả đơn vị sự nghiệp công lập có thu; các chủ dự án sử dụng kinh phí NSNN. Tuy nhiên, với tư cách là chủ thể sử dụng NSNN thì cơ quan nhà nước (Quốc hội, Chính Phủ, các Tòa án,…) nói đến không tham gia vào với tư cách là chủ thể mang quyền đại diện cho Nhà nước mà tham gia gia với tư cách là chủ thể được hưởng nguồn kinh phí từ NSNN để chi trả chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động.

3. Phân loại Chi ngân sách nhà nước

Chi NSNN gồm nhiều loại, phân lọa khác nhau tùy thuộc vào mục đích của nhà quản lý.

Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động có sử dụng kinh phí ngân sách: các khoản chi NSNN có thể phân ra thành chi phát triển, chi quản lý hành chính, chi quốc phòng an ninh; chi cho giáo dục,; chi cho y tế.

Căn cứ vào mức độ định kì của các khoản chi có thể chia chi NSNN thành hai nhóm: chi thường xuyên và chi không thường xuyên

4. Vai trò của Chi NSNN

Chi NSNN do các cơ quan NN đánh giá, xây dựng và quyết định việc chi tiêu tài chính đảm bảo thực hiện những mục đích khác nhau của NN trong đó có việc duy trì hoạt đọng của bộ máy NN. Qua việc chi NSNN đã thể hiện quyền lực NN, chỉ cơ quan NN có thẩm quyền trong việc lập dự toán chi NSNN và cơ quan quyền lực NN cao nhất là QH mới có những quyền quyết định trong việc chi NSNN.

Với các khoản chi NSNN cho các hoạt động lĩnh vực khác nhau như chi đầu tư phát triển, chi cho giáo dục, y tế,.. thì nó đã góp phần điều tiết hoạt động kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển thông qua những chính sách hỗ trợ của NN cho các chủ thể trong nền kinh tế mà nguồn kinh phí chính từ nguồn NSNN đã được dự toán thực hiện việc chi NSNN với sự đồng ý của cơ quan NN có thẩm quyền.

II. CƠ SỞ QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1. Điều kiện chi NSNN

Điều kiện chi NSNN được quy định tại Điều 12 Luật NSNN 2015, theo đó việc chi NSNN phải thực hiện theo điều kiện như sau:

Thứ nhất, Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi đã có trong dự toán ngân sách được giao, trừ trường hợp quy định tại Điều 51 Luật NSNN 2015 về các trường hợp tạm cấp ngân sách trong các trường hợp như sau:

Trong trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định, cơ quan tài chính và cơ quan Kho bạc Nhà nước các cấp theo chức năng thực hiện tạm cấp ngân sách cho các nhiệm vụ chi không thể trì hoãn được cho đến khi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền quyết định:

a) Chi lương và các khoản có tính chất tiền lương;

b) Chi nghiệp vụ phí và công vụ phí;

c) Chi bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới;

d) Một số khoản chi cần thiết khác để bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, trừ các khoản mua sắm trang thiết bị, sửa chữa;

đ) Chi cho dự án chuyển tiếp thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; các dự án đầu tư chuyển tiếp quan trọng, cấp bách khác để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.”

Thứ hai, đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền quyết định chi.

Thứ ba, đáp ứng các điều kiện trong từng trường hợp: chi đầu tư xây dựng cơ bản phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và xây dựng; chi thường xuyên phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp các cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí thì thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ và phù hợp với dự toán được giao tự chủ; chi dự trữ quốc gia phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia; những gói thầu thuộc các nhiệm vụ, chương trình, dự án cần phải đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; những khoản chi cho công việc thực hiện theo phương thức Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch phải theo quy định về giá hoặc phí và lệ phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành

2. Cơ sở khi quy định các điều kiện chi NSNN

a) Cơ sở lý luận

Về bản chất, chi NSNN là việc phân phối sử dụng nguồn NSNN theo dự toán NS đã được lập ra và quyết định từ trước mỗi năm ngân sách. Trừ các khoản tạm cấp ngân sách, thì các khoản chi NSNN đều trải qua quá trình xây dựng kế hoạch, lập dự toán ngân sách do cơ quan có thẩm quyền thực hiện và được cơ quan quyền lực của Nhà nước quyết định. Mọi nhu cầu chi dự kiến cho năm kế hoạch phải được xác định trong dự toán kinh phí từ cơ sở thông qua các bước xét duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền từ thấp đến cao. Chỉ sau khi dự toán chi đã được Quốc hội xét duyệt và thông qua mới trở thành căn cứ chính thức để phân bổ số chi cho mỗi ngành, mỗi cấp.

Xét ở góc độ pháp lý, khoản kinh phí đã được ghi trong dự toán chi NSNN thể hiện cam kết thanh toán của Nhà nước đối với các đơn vị sử dụng ngân sách. Dựa trên cam kết này, các đơn vị sử dụng ngân sách có quyền đòi hỏi Nhà nước phải cấp đủ cho mình số kinh phí mà Nhà nước đã cam kết với điều kiện đơn vị sử dụng ngân sách chứng minh được rằng họ có đầy đủ những điều kiện được cấp ngân sách theo quy định của pháp luật.

Quy định nhằm đảm bảo các khoản dự định chi sẽ phù hợp với tổng thể các khoản chi khác, đảm bảo cân đối được NSNN cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội sao cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội mà Nhà nước đề ra trong năm ngân sách

 Do vậy, việc thực hiện chi NSNN trước hết phải có trong dự toán kế hoạch chi tiêu được giao của Nhà nước. Trên cơ sở dự toán được giao, nhưng không phải những nhiệm vụ chi có trong dự toán nào cũng được thực hiện việc chi NSNN mà việc chi phải được chủ thể có thẩm quyền quyết định việc chi. Trên thực tế, có những nhiệm vụ chi trong dự toán chỉ mang tính dự liệu, để thực hiện việc chi tiêu tài chính một cách hợp lý, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước vào những hoạt động của bộ máy nhà nước hay những mục đích khác của Nhà nước thì cần phải có quyết định chi của thủ trưởng đơn vị, chủ đầu tư, những người có thẩm quyền nhìn nhận chính xác những hoạt động, dự án của mình cần mức chi như thế nào, có quyết định chi vào mục đích đó hay không.

Bên cạnh đó, với mỗi lĩnh vực khác nhau, thì nhu cầu sử dụng ngân sách nhà nước cũng khác nhau hay những hoạt động của bộ máy nhà nước cũng yêu cầu những khoản chi là khác nhau. Không thể quyết định việc chi tiêu nguồn ngân sách ồ ạt hay chi tiêu vào những nhiệm vụ, hoạt động không cần thiết.

Trên cơ sở đó, đã chi phối việc quy định các điều kiện chi NSNN phải đáp ứng những trường hợp cụ thể, trường hợp cụ thể và nhu cầu thực tế thông qua những thủ tục cần thiết để nguồn ngân sách nhà nước được sử dụng có hiệu quả và đạt được những mục đích thiết thực.

 b) Cơ sở thực tiễn

Chi NSNN luôn được xem là lĩnh vực chứa đựng nhiều nguy cơ tham nhũng và lãng phí nhất. Quan niệm “tiền công” là tiền không của riêng ai khiến các đối tượng thụ hưởng ngân sách nhà nước đều có xu hướng chi tiêu thoải mái, lãng phí, không tính đến hiệu quả của nguồn vốn mà Nhà nước đầu tư nhất là trong bối cảnh hiện nay hiện tượng tham nhũng lãng phí đáng trở lên khá nhức nhối trong dư luận hay những chi tiêu vào những dự án không hợp lý. Điều này khiến cho NN luôn phải tính đến khả năng kiểm soát việc chi tiêu ngân sách như thế nào cho hiệu quả và tiết kiệm, trong đó việc sử dụng công cụ pháp luật để điều chỉnh hoạt động chi ngân sách là vấn đề then chốt, góp phần đảm bảo tính minh bạch của hoạt động tiêu dùng ngân sách, ngăn chặn tệ nạn tham nhũng lãng phí trong quá trình sử dụng công quỹ.

Thêm vào đó, quỹ NSNN hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của đông đảo quần chúng nhân dân mà Nhà nước là chủ thể thay mặt đại diện nhân dân quyết định việc sử dụng cụ nguồn quỹ đó cụ thể như thế nào. Vì vậy, Nhà nước phải đảm bảo làm sao sử dụng nguồn quỹ đó thật hiệu quả, tránh đề mất lòng tin của nhân dân với nhà nước. Công cụ hữu hiệu để đảm bảo cho hoạt động sử dụng tài chính đó được đúng đăn, phù hợp, cần thiết chính là pháp luật. Nhà nước quy định cụ thể những điều kiện chi NSNN trong từng điều kiện cụ thể ở những lĩnh vực khác nhau, trong các văn bản pháp luật khác nhau mà chỉ khi đáp ứng những điều kiện đó, hoạt động chi NSNN mới được thực hiện. Những quy định này tạo nên một giới hạn pháp lý đối với đối tượng sử dụng NSNN, đảm bảo các chủ thể sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả nguồn tài chính do Nhà nước đầu tư.

Quy định các điều kiện chi NSNN cụ thể góp phần nâng cao nhân thức, ý thức chấp hành pháp luật của các đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính, kho bạc nhà nước có đủ căn cứ pháp lý để chấp hành việc chi NSNN.

III. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC ĐIỀU KIỆN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ NĂM 2015

1.Những kết quả đạt được

a) Trong năm 2015

Báo cáo đánh giá bổ sung tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2015 của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày tại phiên họp thứ 46 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy, điểm sáng trong thu-chi ngân sách Nhà nước năm 2015 là kết quả vượt thu ngân sách. Báo cáo bổ sung tình hình thực hiện năm 2015 đưa ra nhiều con số đáng chú ý. Cụ thể, theo báo cáo bổ sung, thu ngân sách năm 2015 đạt mức cao, mặc dù giá dầu thô giảm mạnh so với nghị quyết của Quốc hội (từ 100USD xuống 56,2USD/thùng và thấp hơn 0,5USD/thùng so với giá ước báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 10) nhưng tổng thu ngân sách cả năm đạt 996.870 tỷ đồng, tăng 85.770 tỷ đồng so với dự toán (tăng 9,4%) và cao hơn mức đã báo cáo Quốc hội là 69.370 tỷ đồng.

Tổng chi ngân sách đạt 1.262.870 tỷ đồng, tăng 10,1% so với dự toán. Dự toán bội chi ngân sách Nhà nước năm 2015 Quốc hội quyết định đầu năm là 226.000 tỷ đồng, bằng 5,0% GDP. Sau khi được bổ sung 30.000 tỷ đồng giải ngân vốn ODA vượt thêm theo Nghị quyết Quốc hội, bội chi ngân sách Nhà nước điều chỉnh là 256.000 tỷ đồng, bằng 5,71% GDP. Như vậy, bội chi ngân sách Nhà nước năm 2015 vẫn nằm trong phạm vi dự toán điều chỉnh.

Tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2015 đạt 14,5 tỷ USD (số đã báo cáo Quốc hội là 13,2 tỷ USD), tăng 16% so với năm 2014, vượt 11,5% so với kế hoạch đề ra. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 162,1 tỷ USD, tăng 7,9% so với năm 2014, thấp hơn số đã báo cáo Quốc hội (khoảng 10%) và thấp hơn mục tiêu Quốc hội đề ra là khoảng 10%.

Về chi ngân sách, cũng theo Bộ Tài chính, ngay từ đầu năm đã thực hiện điều hành chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; chi trong phạm vi dự toán được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi quy định; chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng.

Về chi đầu tư phát triển, theo Ủy ban Tài chính – Ngân sách, những năm gần đây đã được thực hiện theo hướng phân bổ tập trung, chống dàn trải, giảm hẳn tình trạng đầu tư mới ồ ạt, công trình xây dựng dở dang kéo dài gây lãng phí… Việc giảm đầu tư XDCB từ nguồn NSNN đi đôi với thúc đẩy các hình thức hợp tác công – tư PPP, BOT, tăng cường quản lý việc sử dụng vốn vay ODA

Về chi thường xuyên, ghi nhận những cố gắng lớn từ phía Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban Tài chính- Ngân sách cho rằng, chi thường xuyên đã được thực hiện tiết kiệm tối đa. Nghị quyết về dự toán NSNN của Quốc hội hàng năm đều quy định theo hướng yêu cầu tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên của từng bộ, ngành, địa phương; giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết; hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài, hạn chế mua sắm ô tô và trang thiết bị đắt tiền

Đặc biệt, nhằm ứng phó với việc giảm thu ngân sách do giá dầu giảm, Bộ Tài chính đã trình và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho phép cắt giảm 4.143 tỷ đồng kinh phí tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên 8 tháng cuối năm của các bộ, cơ quan trung ương và dự phòng NSTW để bù đắp hụt thu NSTW.  Đồng thời, yêu cầu các địa phương bị giảm thu cân đối ngân sách địa phương (trừ thu tiền sử dụng đất) chủ động sử dụng các nguồn kinh phí tạm giữ lại và các nguồn lực tài chính tại chỗ để xử lý số giảm thu. Trường hợp còn thiếu, có báo cáo để NSTW ứng chi, đảm bảo yêu cầu chi các nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt là chi tiền lương và các chế độ an sinh xã hội.

Cũng theo Bộ Tài chính, mặc dù đã có những thời điểm nguồn thu ngân sách tập trung chậm, huy động vốn khó khăn, nhưng chi NSNN vẫn đảm bảo kịp thời theo tiến độ; xử lý các nhiệm vụ quan trọng đột xuất như: khắc phục hậu quả thiệt hại do bão lũ, thiên tai, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách đảm bảo quốc phòng, an ninh.

   Bộ cũng đã thực hiện xuất cấp 108 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu đói, cứu trợ cho nhân dân và hỗ trợ cho học sinh vùng khó khăn. Hệ thống KBNN đã thí điểm tổ chức kiểm soát chi qua mạng điện tử nhằm cung cấp dịch vụ công trực tuyến, góp phần tăng cường quản lý chi, cải cách thủ tục hành chính và công khai, minh bạch.

   Với kết quả thực hiện năm 2015 nêu trên, theo Bộ Tài chính, nhiệm vụ tài chính – NSNN cả giai đoạn 2011-2015 đã đạt được những kết quả quan trọng.  Theo đó, quy mô thu NSNN giai đoạn 2011-2015 bằng gần 2 lần giai đoạn 2006-2010 và bằng hơn 5 lần giai đoạn 2001-2005. Tỷ lệ huy động từ thuế, phí vào NSNN bình quân khoảng 21%GDP, khá sát với Nghị quyết Quốc hội (không quá 22-23%GDP).

Chi NSNN cơ bản đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về phát triển kinh tế – xã hội, góp phần tích cực phục hồi và phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững trật tự, an toàn, ổn định xã hội.

b) Trong 6 tháng đầu năm 2016

Trong 6 tháng đầu năm 2016, các Bộ, ngành, địa phương đã tích cực, chủ động triển khai các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán NSNN năm 2016.

Chi NSNN trong 6 tháng 2016 ước đạt 562,5 nghìn tỷ đồng, bằng 44,2% dự toán, tăng 4,9% so cùng kỳ năm 2015 cơ bản đáp ứng được các nhiệm vụ chi theo dự toán được giao và tiến độ thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị sử dụng ngân sách.

2. Những hạn chế bất cập

a) Trong năm 2015

Mặc dù trong năm 2015, thu ngân sách Nhà nước vượt dự toán và bội chi vẫn nằm trong mức cho phép, thế nhưng do việc cắt giảm nhanh chính sách thu, cùng với áp lực tăng chi lớn, dẫn đến cân đối NSNN khó khăn; bội chi NSNN phải duy trì ở mức cao, dư nợ công tăng nhanh, đòi hỏi có giải pháp phù hợp để giảm dần trong giai đoạn tới.

Quá trình thực hiện cho thấy, quy định này đã đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả nhất định, Ủy ban Tài chính- Ngân sách nhận định. Tuy nhiên, theo cơ quan này, tỷ trọng chi thường xuyên từ NSNN ngày càng lớn, việc chi vượt dự toán vẫn thường xuyên xảy ra ở nhiều lĩnh vực, đơn vị, nên Chính phủ cần có sự nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng hơn, cân đối giữa các nhiệm vụ chi, đề xuất các nguyên tắc, tiêu chí, định mức chi thường xuyên trong giai đoạn tới để phù hợp với khả năng đáp ứng của nguồn thu NSNN. Với thực trạng tốc độ tăng chi cao hơn tốc độ tăng thu, dẫn đến bội chi NSNN vẫn ở mức cao, cân đối NSNN ngày càng khó khăn là tất.

Thu ngân sách gặp nhiều khó khăn nhưng nhu cầu chi lại quá lớn, dẫn đến bội chi NSNN tiếp tục tăng. Tỷ lệ bội chi NSNN năm 2015 vẫn ở mức dưới 5,0% GDP theo dự toán song cao hơn so với mức 4,9% của giai đoạn 2006-2010. Tính đến 31/12/2015, mức dư nợ công dự kiến khoảng 61,3% GDP, nợ Chính phủ khoảng 48,9% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 41,5% GDP, tỷ lệ này nằm trong phạm vi quy định. Tuy nhiên, dư nợ công từ năm 2011 đến năm 2015 tăng thêm khoảng 7% GDP do yêu cầu phải tăng vay để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội. Nhu cầu vay và trả nợ tăng nhanh (ước tính chi trả nợ lãi năm 2015 bằng khoảng 7,7% tổng chi cân đối NSNN, cao hơn nhiều so với mức trung bình 3,8% của giai đoạn 2006-2010) là một lý do dẫn đến việc Bộ Tài chính trình Chính phủ xin ý kiến Quốc hội cho phép phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế để đảo nợ.

b. Trong 6 tháng đầu năm 2016

Trong 6 tháng đầu năm 2016 Thu NSNN ước đạt 476,8 nghìn tỷ đồng, bằng 47% dự toán, tăng 6,1% so cùng kỳ năm 2015, Chi NSNN ước đạt 562,5 nghìn tỷ đồng, bằng 44,2% dự toán, tăng 4,9% so cùng kỳ năm 2015 cơ bản đáp ứng được các nhiệm vụ chi theo dự toán được giao và tiến độ thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị sử dụng ngân sách. Riêng chi đầu tư XDCB chưa đảm bảo tiến độ kế hoạch (cùng kỳ năm 2015 đạt 40,1% kế hoạch). Tính đến ngày 20/6/2016, vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN giải ngân qua hệ thống Kho bạc Nhà nước mới đạt xấp xỉ 24% (cùng kỳ năm 2015 đạt 39,8%); vốn trái phiếu Chính phủ đạt khoảng 17,3% (cùng kỳ năm 2015 đạt 30,8%).

Tuy nhiên, Bội chi NSNN ước thực hiện là 85,6 nghìn tỷ đồng, bằng 33,7% dự toán năm 2016.

3. Nguyên nhân của những bất cập

Những hạn chế bất cập về vấn đề chi NSNN năm 2015 và trong 6 tháng đầu năm 2016 trước hết tính tuân thủ pháp luật của các đơn vị sử dụng NSNN là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc đảm bảo điều kiện chi, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động chi NSNN. Các đơn vị sử dụng ngân sách khi nhận được nguồn kinh phí thường không quan tâm đến thực tiễn nhiệm vụ được giao và luôn tìm cách nâng cao dự toán để sử dụng kinh phí thoải mái hơn.

Thứ hai, nằm ở việc thực thi pháp luật về NSNN. Hiện nay, việc áp dụng pháp luật về NSNN vẫn thực hiện theo Luật NSNN 2002 đã bộc lộ nhiều hạn chế:

Nguyên tắc lập dự toán từ dưới lên không đảm bảo. Để có một bản dự trình lên Quốc hội, quá trình lập dự toán phải đi từ dưới lên, từ đơn vị lập dự toán nhỏ nhất. Nhiều khi dự toán trên địa bàn không do các cơ quan tại đó lập mà được lập thay bởi cấp trên. Điều này dẫn đến tình trạng dự toán không chính xác, không sát với nhu cầu thực tiễn.

Việc phê chuẩn của các cơ quan có thẩm quyền thường mang tính hình thức, thiếu chi tiết.

Hệ thống, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi còn lạc hậu và không thống nhất gây khó khăn cho việc tuân thủ điều kiện chi NSNN đã được pháp luật quy định. Theo Điều 21 Luật NSNN 2002 thì Bộ tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc xây dựng định mức phân bổ và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi, tuy nhiên, bản thân các đơn vị vẫn còn thiếu căn cứ để lập dự toán chi và cơ quan nhà nước thiếu căn căn để lập dự án.

Ngoài ra còn do các nguyên nhân do thua lỗ của các doanh nghiệp hay tình trạng nợ đọng thuế, trốn thuế làm hụt thu và một số khoản chi chưa hợp lý gây lãng phí.

III. TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN CHI THEO LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2015

Thứ nhất, Luật NSNN 2015 đã quy định chặt chẽ hơn về điều kiện chi theo dự toán ngân sách. Theo đó, Luật NSNN 2002 quy định việc chi NSNN được thực hiện theo dự toán NS trừ trường hợp đối với tạm cấp ngân sách và trường hợp có sự thay đổi về chi khi chấp hành ngân sách. Tuy nhiên, Luật NSNN 2015 quy định việc chi NSNN “chỉ” được thực hiện khi đã có trong dự toán ngân sách được giao trừ trường hợp đối với tạm cấp ngân sách. Có thể thấy, Luật NSNN 2015 đã quy định chặt chẽ hơn đối với việc chi NSNN. Cho thấy quá trình lập dự toán ngân sách phải được tiến hành hết sức chặt chẽ, quy định việc chi NSNN một cách hợp lý và không có sự thay đổi về việc chi phát sinh trong khi chấp hành ngân sách.

Việc quy định này cho thấy sự siết chặt quản lý đối với việc chi NSNN, nhưng việc chi NSNN để có hiệu quả, phù hợp với dự toán chi ban đầu đề ra để đảm bảo giảm tỷ lệ bội chi xuống thấp thì còn phụ thuộc vào việc lập dự toán ngân sách từ đầu như thế nào đảm bảo phù hợp và phân bổ hợp lý NSNN, và việc thu NSNN ra sao để đáp ứng được với những khoản tiêu dùng đã dự liệu.

Với việc phụ thuộc vào việc lập dự toán như thế, mặc dù Nhà nước đã quy định để siết chặt quản lý, thì tính khả thi của quy định này vẫn phải phụ thuộc vào việc lập dự toán như thế nào? Đối với việc tạm cấp ngân sách, thì trường hợp này mặc dù quy định  để đáp ứng việc không thể trì hoãn được trong chi NSNN nhưng nó cũng là cơ sở để những chủ thể khác dựa vào đó để xin tạm cấp ngân sách, vô hình chung là có thể hiểu là trường hợp chi ngoài dự toán ngân sách.

Thứ hai, Luật NSNN 2015 vẫn quy định điều kiện chi NSNN khi đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền quyết định chi. Điều kiện này được giữ nguyên từ Luật NSNN 2002, mặc dù việc trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư hoặc người có quyền xem xét quyết định chi về phân cấp quản lý có sự đồng ý của nhóm chủ thể này là hợp lý. Tuy nhiên, về cơ bản việc quyết định cũng mang tính cá nhân, khó có thể phân định được việc quyết định chi của các chủ thể đó có hợp lý và phù hợp với việc chi tiêu hay không. Điều kiện này có thể thực hiện được, nhưng tính hiệu quả còn tùy thuộc vào việc đánh giá, xem xét quyết định của chủ thể có quyền quyết định chi NSNN.

Thứ ba, việc chi ngân sách phải dựa trên từng lĩnh vực khác nhau và đáp ứng những điều kiện chi NSNN với từng trường hợp đó. Đây là điểm mới của Luật NSNN 2015. Mặc dù quy định như vậy đã tạo sự thông nhất cho từng trường hợp, nhưng việc thực hiện điều kiện này là kém khả thi trên thực tế. Trước hết, Luật NSNN2015 đã ghi nhận những điều kiện khác nhau trong những trường hợp cụ thể, tuy nhiên với mỗi trường hợp khi dẫn chiếu đến các điều kiện thì điều kiện đó cũng không cụ thể, rõ ràng mang tính phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền quyết định. Chẳng hạn như với chi đầu tư xây dựng cơ bản phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật đầu tư công vào xây dựng, theo Luật đầu tư công 2014, khi quyết định đầu tư các dự án, công trình cần đáp ứng điều kiện: “1.Phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.2. Không trùng lặp với các chương trình, dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc đã có quyết định đầu tư.3. Phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và khả năng huy động các nguồn vốn khác đối với các chương trình, dự án sử dụng nhiều nguồn vốn.4. Phù hợp với khả năng vay, trả nợ công, nợ Chính phủ và nợ chính quyền địa phương.5. Bảo đảm hiệu quả kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.6. Ưu tiên thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn.” Với những điều kiện trên, về mặt lý luận là hợp lý, tuy nhiên, thực tế để áp dụng nó trên thực tế còn khó xác định tính đúng đắn và chính xác, ví dụ như tiêu chuẩn để đánh giá các dự án phù hợp với khả năng trả nợ… Câu chuyện tỉnh Sơn La quyết định đầu tư 1.400 tỷ đồng cho hạng mục quần thể tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dậy sóng dư luận. Ở đây thấy cần bàn thêm mấy điểm:

Nếu nói rằng tiền đầu tư tượng đài là tiền của Sơn La, và địa phương có thể cân đối được, thì cần phải thẳng thắn mà nói rằng đó là một sự “nhận vơ” không dễ thương vì nó gấp khoảng 1,5 lần số thu của toàn tỉnh trong dự toán 2015 (trừ thu từ thủy điện), và nó gấp hơn 4 lần số chi cho đầu tư phát triển của tỉnh này trong năm 2015. Dự kiến tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh chỉ là 2.852 tỉ đồng (gồm cả thủy điện), và sẽ phải nhận nguồn phân bổ từ ngân sách trung ương là 6.516 tỉ đồng. Ngoài quần thể quảng trường, tượng đài, từ nay đến 2019, chắc chắn Sơn La phải đầu tư nhiều hạng mục công trình khác như cầu, đường, trường học… Như vậy, tiền đầu tư của dự án quảng trường, tượng đài mà Sơn La bỏ ra chắc chắn không hẳn là của Sơn La, mà là sự đóng góp bằng tiền thuế của cả nước, thông qua ngân sách trung ương để bổ sung cho Sơn La.

Qua câu chuyện này cho thấy một lỗ hổng của Luật Đầu tư công, khi chỉ xác định thẩm quyền quyết định dự án đầu tư công theo tổng mức đầu tư, mà chưa so sánh tổng mức đầu tư ấy với tổng thu ngân sách, mức GDP v.v., tức là so sánh với năng lực tài chính của chính địa phương đó.

Do đó, việc phân phối nguồn ngân sách cũng chưa biết được liệu có hợp lý, phù hợp với việc cấp kinh phí chi tiêu nguồn ngân sách hay không.

Như vậy, qua việc thực hiện Luật NSNN 2002 với các điều kiện chi NSNN mặc dù đã quy đình mang tính đồng nhất hơn, dễ áp dụng hơn so với các điều kiện trong Luật NSNN 2002. Tuy nhiên, vẫn có những điểm khó có thể áp dụng để tăng hiệu quả đối với việc chi tiêu hợp pháp, sử dụng nguồn NSNN một sách hợp lý.

Thực trạng áp dụng điều kiện chi Ngân sách Nhà nước từ năm 2015 đã chỉ ra rằng, việc chi ngân sách có hiệu quả là một trong những vấn đề trọng tâm cho sự phát triển kinh tế ở nước ta, và vấn đề nổi cộm nhất đang cần được giải quyết hơn hết là bội chi ngân sách nhà nước. Trên đây là phần trình bày của em về những cơ sở để quy đinh các điều kiện chi NSNN và đưa ra ý kiến cá nhân về tính khả thi của điều kiện chi NSNN theo Luật NSNN 2015. Mặc dù đã có cố gắng nhưng bài làm không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong thầy cô góp ý để bài tiểu luận được hoàn chỉnh.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Trong xã hội hiện nay pháp luật đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Ngành luật Dân sự là một trong những ngành luật quan trọng nhất trong xã hội hiện nay, đây là một ngành luật có pham vi điều chỉnh vô cùng rộng lớn. Một trong những mục quan trọng mà luật Dân sự điều chỉnh và bảo vệ đó là các quyền liên quan đến cá nhân, các quyền liên quan đến nhân thân trong luật Dân sự Việt Nam vô cùng coi trọng và bảo vệ. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu và đánh giá về “ Các quy định trong bộ Luật Dân sự năm 2005 về bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân ”. Quyền nhân thân được quy định trong bộ Luật gồm 28 điều ( từ điều 24 đến điều 52 ).

I, khái niện và đặc điểm của quyền nhân thân

  1, Khái niệm:

 Ở trong Luật không hề nêu cho chúng ta khái niệm về quyền nhân thân là gì. Chúng ta tạm lấy  Điều 24 BLDS là  khái niệm về quyền nhân thân “ Quyền nhân thân được quy định trong Bộ Luât này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác ” Như vậy có thể thấy được quyền nhân thân là quyền của cá nhân đối với các giá trị của mình về nhân thân và tài sản được pháp luật ghi nhân và bảo vệ.

   2, Đặc điểm của quyền nhân thân:

 Là gắn liền với mỗi cá nhân, tức là ai cũng có quyền nhân thân của mình ngay từ khi sinh ra, ví dụ như một em bé ngay từ khi sinh ra đã có quyền nhân thân là quyền được khai sinh. Quyền nhân thân của cá nhân là không thể chuyển giao cho người khác được, ví dụ như sức khỏe, danh dự,..thì chúng ta không thể chuyển giao được từ người A sang cho người B được. Chỉ trừ một số trường hợp do luật quy định, ví dụ như quyền tác giả được quy định ở Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và sửa đổi bổ sung 2009.

  Như vậy qua điều 24 ta có thể thấy Luật chưa đưa ra khái niệm hay định nghĩa về quyền nhân thân một cách rõ rang như nhứng quy định khác trong bộ luật này.( Ví dụ như điều 123: Mục đích của giao dịch dân sự  “ Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó.” Qua đây ta có thể thấy tính bất cập của quy định nếu nói quyền nhân thân là quyền của mỗi cá nhân không thể chuyển giao được nhưng lại trừ một số trường hợp khác do luật quy định thì tức là quyền nhân thân vẫn có thể tách ra khỏi mỗi cá nhân à?

II, Các quy định gắn với quyền nhân thân trong Bộ Luật Dân sự 2005

1, Các quyền nhân thân gắn với chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình.

  Con người không chỉ sống một cách đơn thuần thôi mà họ còn có tình yêu và hưởng nhu cầu về hạnh phúc và duy trì nòi giống. Vì vậy điều 39 đã quy định về “quyền kết hôn”của nam và nữ nếu có đủ những điều kiện đã quy đinh ở trong Luật Hôn nhân và gia đình. Tức là kết hôn là một trong những quyền của con người được pháp luật ghi nhân và bảo vệ khi các chủ thể đáp ứng được những điều kiện nhất định. Trong Luật ghi rõ việc tự do kết hôn mà không hề phân biệt dân tộc, tôn giáo, công dân Việt Nam hay nước ngoài. Và được quy định cụ thể trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Mọi người đều được phép kết hôn nhưng không dược phép vi phạm những quy định không cho kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình. (Ví dụ: chị A 18 tuổi , anh B 20 tuổi được phép kết hôn trên tinh thần tự nguyện, không bị ép buộc, lừa dối hoặc cưỡng ép bên nào và không thuộc vào những trường hợp bị cấm thì được ủy ban nhân dân xã, phường đăng ký kết hôn). Nhưng qua đây ta cũng thấy sự bất cập ở quyền kết hôn bị giới hạn, như ta thấy hiện nay không chỉ có hai giới tính là nam và nữ mà còn có giới tính thứ 3 nữa nên chỉ quy định nam nữ được quyền kết hôn là còn thiếu xót. Vậy chúng ta cần xen xét cân nhắc nên đưa kết hôn đồng giới vào Luật để đảm bảo công bằng cho mọi người.

  Điều 40 “ quyền bình đằng của vợ chồng” ngày xưa các cụ ta có khái niện trọng nam kinh nữ nên trong quan hệ vợ chồng là bất bình đẳng,  người vợ luôn luôn chịu thiệt thòi và bất công. Hiện nay vợ chồng đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trong gia đình cũng như trong quan hệ dân sự đã được quy định trong các văn bản luật khác nhau như Luật Bình đẳng giới 2006 và luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. ( ví dụ như khi quyết định một vấn đề quan trọng như mua bán nhà phải được sự bàn bạc và đồng ý của cả hai vợ chồng ). Như vậy ta có thể thấy quyền lợi và nghĩa vụ của vợ và chồng là ngang nhau và được pháp luật bảo vệ tuy nhiên trong thực tế cuộc sống thì không hẳn đã được bình đẳng giữa vợ và chồng.

 Điều 41“ quyền được hưởng sự chăn sóc giữa các thành viên trong gia đình” gia đình là cái nôi đã nuôi nấng, chăm sóc mỗi chúng ta. Vì vậy luật đã quy định “ 1,  các thành viên trong gia đình có quyền được hưởng chăm sóc, giúp đỡ nhau phù hợp với truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam”. Tức là mỗi thành viên trong một gia đình đều quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng, giúp đỡ nhau trong mọi lĩnh vực, công việc của cuộc sống. Cha mẹ có nghĩa vụ phải nuôi dưỡng con cái chưa thành niên, con cái đã trưởng thành đối với cha mẹ, con cháu đã thành niên đói với ông bà… Giữa các thành viên trong gia đình được gắn kết với nhau bởi tình yêu thương quan tâm đến nhau, điều này đã được quy định rất rõ trong Luật Hôn nhân và gia đình. ( ví dụ: khi cha mẹ, ông bà ôm đau, tàn tật thì các con phải có nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng và ngược lại…) Các quyền lợi hợp pháp của các thành viên trong gia đình đều được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Đây không chỉ là các quy định trong Luật mà còn là đạo đức làm người của chúng ta.

Điều 42. Quyền ly hôn “ vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn’’ Đây cũng là thể hiện quyền bình đẳng giữa vợ và chồng cả hai đều có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn khi cuộc hôn nhân của họ không hạnh phúc. Khi cuộc hôn nhân ấy làm cho một trong hai quá mệt mỏi và tổn thương nặng nề và tinh thần và thể xác khiến cuộc hôn nhân ấy không thể kéo dài hơn được nữa thì cả hai sẽ yêu cầu tòa án công nhận giải quyết ly hôn tức là chấm dứt cuộc hôn nhân đang tồn tại. Những quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể sau khi ly hôn sẽ được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình. ( ví dụ như hai vợ chồng có con chung thì sau khi đã ly hôn thì cả hai đều phải có nghĩ vụ nuôi con cho đến khi con trưởng thành… ).

 Quyền nhận, không nhận cha, me, con được Bộ Luật Dân sự quy định tại điều 43. Quyền này được quy định là quyền nhân thân vì mỗi cá nhân đều có cha, mẹ, con nhưng nếu cá nhân đó không được nhận thì cá nhân có thể yêu cầu các cơ quan phải xác nhận cho mình là cha,mẹ, con của mình. Và khi một cá nhân không muốn nhận là cha, mẹ, con của một cá nhân khác thì cũng yêu cầu các cơ quan xác nhận, điều này được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình và nghị định số 70/2001/NĐ-CP và nghị định 06/2012/NĐ-CP. ( ví dụ như một người mẹ bị thất lạc mất con của mình sau 10 năm mới gặp lại con, nhưng người con ấy đang là con của cá nhân khác thì người mẹ này có quyền yêu cầu Tòa án xác nhận lại con của mình nếu có đủ căn cứ chứng minh ).

Quyền được nhận con nuôi và quyền được làm con nuôi được quy định tại điều 44 “ quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi của cá nhân được pháp luật công nhận và bảo hộ. việc nhận con nuôi và được nhận làm con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật ”. Đây cũng là một quyền nhân thân vô cùng quan trọng bởi trong thực tế việc nhận con nuôi và được nhận làm con nuôi là rất phổ biến. việc nhân con nuôi và được nhận làm con nuôi được pháp luật quy định trọng Luật nhân con nuôi 2010 và một số nghị định của Chính Phủ có liên quan. Người nhận con nuôi phải là người có đủ năng lực hành vi dân sự  hơn người đc nhận nuôi từ 20 trở lên và phải có đủ khả năng về tài chính, sức khỏe , nơi ở để bảo đảm người được nuôi được chăm sóc, nuôi dưỡng,giáo dục, đầy đủ… Người được nhân nuôi là người dưới 18 tuổi và một cá nhân chỉ đước làm con nuôi của 1 người độc thân hoặc của hai vợ chồng. (Ví dụ hai vợ chồng anh chị A không có con nên cả hai vợ chồng muốn nhận C làm con nuôi vậy hai vợ chồng phải có đầy đủ những điều kiện như Luật đã quy định thì mới được nhận con nuôi và C cũng phải đầy đủ những điều kiện thì mới được nhận làm con nuôi )

II, Quyền nhân thân liên quan đến cá biệt hóa cá nhân.

1. Quyền nhân thân đối với họ và tên.

    Điều 26 quyền đối với họ, tên “ 1. Cá nhân có quyền có họ , tên. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó. 2, Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. 3, Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”. Mỗi người sinh ra đều được khai sinh đây là việc để xác định họ, tên của một người và đây là quyền nhân thân cơ bản của một người. Điều 27 Quyền thay đổi họ, tên. Tức là mỗi người đều có quyền thây đổi họ tên của mình nếu thuộc vào những trường hợp do luật quy định. (Ví dụ họ tên ấy dễ gây nhầm lẫn hoặc gây ảnh hưởng đến học tập và công việc…) Điều 29 quyền được khai sinh “ cá nhân khai sinh ra có quyền được khai sinh” mỗi người sinh ra có quyền được khai sinh trong vòng 60 ngày kể từ ngày sinh và trách nhiệm đi khai sinh thuộc về cha mẹ . Hoạt động đăng kí khai sinh được hưởng dẫn theo quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và thông tư số 01/2008/TT-BTP. Ủy ban nhân dân xã sẽ là nơi có thẩm quyền cấp giấy khai sinh. Quyền được khai tử theo điều 30 BLDS khi cá nhân ấy chết đi thì việc khai tử thuộc về trách nhiệm của những người thân thích của họ, người chết phải được khai tử kể từ sau 15 ngày cá nhân đó chết. Một số trường hợp bị Tòa án tuyến bố chết cũng phải khai tử… Việc khai tử là một quyền nhân thân cơ bản của cá nhân có rất nhiều trường hợp khác việc khai tử phải theo đúng pháp luật.

2. Quyền xác định dân tộc

Điều 28 về quyền nhân thân, quy định về quyền xác định dân tộc. Quyền xác định dân tộc có từ khi cá nhân đó được sinh ra và được theo dân tộc của bộ hoặc mẹ chứ không phải do mong muốn của cá nhân đó. ( ví dụ khi Nguyễn thị A sinh ra khi đi khi sinh và xác định lại dân tộc có thể lấy theo dân tộc của bố là dân tộc Kinh hay lấy theo dân tộc của mẹ là dân tộc Dao, tùy theo sự lựa chọn của người đi khai sinh theo sự thảo thuận của cha mẹ hay theo tập quán nơi bé được sinh ra ). Khi xác định lại dân tộc thì phải thuộc vào những trường hợp đã được pháp luật quy định. Theo như quy định của luật thì quyền xác định dân tộc phải theo dân tộc của cha và mẹ chứ không được theo ý lựa chọn của cá nhân vậy thì có đảm bảo quyền nhân thân gắn với cá nhân hay không?

3. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

 Điều 31 Đã quy định rất rõ quyền của cá nhân đối với hình ảnh. Ở khoản 1 “ cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình” vì đó là hình ảnh của cá nhân chủ thể nên mọi việc làm của cá nhân đối với hình ảnh của mình đều hợp pháp. Cá nhân có thể cho, tặng, bán hình ảnh của mình…

    Ở khoản 2 nói đến việc sử dụng hình ảnh của một cá nhân đều phải được sự đồng ý của cá nhân đó. Tức là nếu một ai đó sử dụng hình ảnh của cá nhân khác mà không được sự đồng ý của cá nhân đó thì phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Trừ một số trường hợp như cá nhân đó đã chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì việc lấy và sử dụng hình ảnh của họ phải được sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, người giám hộ, đại diện…. của họ trừ một số trường hợp khác do luật định. ( ví dụ khi nhà báo của đài truyền hình B chụp được những bức ảnh của chị A, C, D đang vi phạm luật giao thông và B đã đăng hình ảnh đó lên truyền hình đề tuyên truyền giáo dục pháp luật thì không cần sự cho phép của A,C,D vì đây là vì lợi ích của công cộng ).

Khoản 3 “ Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh” Vì danh dự, nhân phẩm, uy tín của một con người là vô cùng quan trọng nên việc dung hình ảnh của họ vào những mục đích xấu làm ảnh hưởng đến họ. Những hành vi đó phải được xử lý nghiêm khắc trước pháp luật. Quyền cá nhân đối với hình ảnh là quyền nhân thân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ.

III, Các quyền liên quan đến giá trị của con người trong xã hội và quyền nhân thân liên quan đến sức khỏe con người

 Điều 32. Quyền được đâm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể. Trong điều 32 quy định rất rõ về các quyền liên quan đến việc bảo đảm tính mạng, sức khỏe, thân thể cho mỗi cá nhân. Vì đây là một quyền nhân thân vô cùng quan trọng, tính mạng và sức khỏe cua con người là hoàn toàn vô giá, không thể tính được bằng vật chất. Không chỉ có Luật hình sự mới quy định “ Các tội phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người” điển hình tội “ giết người ở điều 93’’ là một tội rất nghiên trọng hay đặc biệt nghiêm trọng. Trong bộ luật Dân sự cũng vậy tính mạng, sức khỏe, thân thể của mỗi người là rất quan trọng luôn được pháp luật tôn trọng và bảo hộ. Không có bất kì một lý do gì mà một cá nhân nào đó được phép tướt đoạt tính mạng của một cá nhân khác trái pháp luật. Nếu chủ thể nào cố tình xâm hại đến sức khỏe, tính mạng, thân thể của người khác thì sẽ phải chịu những chế tài nghiêm khắc của pháp luật. ( Ví dụ: một người gây thiệt hại cho người khác về sức khỏe, tính mạng một cách trái pháp luật nếu hạu quả xảy ra là ở mực độ nhẹ thì áp dụng điều 610 BLDS, còn nếu hậu quả là rất nặng thì người đó sẽ phải chịu hình sự về tội của mình ).

Quyền được bảo đảm sức khỏe, tính mạng, thân thể còn được quy định rất rõ ở khoản 2 điều 32. Khi tính mạng sức khỏe của cá nhân trong tình trạng nguy hiểm như tai nạn, bệnh tật thì những người xung quanh phải có trách nhiệm đưa họ đến những cơ sở y tế ngay để chữa trị. Và những cơ cơ y tế phải tận tình cứu chữa không được từ chối. Quy định này cũng được nêu rất rõ trong BLHS.( Ví dụ: 1 người khi đang tham gia giao thông nhìn thấy người bị tai nạn mà không đưa đi cấp cứu, bỏ mặc người bị tai nạn nếu người ta chết thì người nhìn thấy mà không giúp đỡ đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “ không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng’.

Cơ thể của con người rất quan trong đối với mỗi cá nhân nên các hành vi xâm phạm đến cơ thể con người đều phải chịu trách nhiệm. Các hoạt động khám chữa bệnh của y bác sĩ trên cơ thể người đều phải được sự đồng ý của cá nhân đó. Trong trường hợp cá nhân chưa thành liên hoặc bất tỉnh thì phải hỏi ý kiến của những người thân của họ… Việc mổ tử thi cũng phải có sự đồng ý của người trước khi chết hoặc những người thân của họ, những trường hợp khác do luật quy định.

  Điều 33. “ Quyền hiến tặng bộ phận cơ thể’’, Điều 34. “Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết’’, Điều 35 “ Quyền nhận bộ phận cơ thể” bộ phận của cơ thể là quyền nhân thân của cá nhân nên mỗi cá nhân đều có quyền hiến tặng bộ phận cơ thể của mình vì mục đích chữa bệnh và người được nhân cũng phải vì mục đích chữa bệnh. Nghiêm cấm việc sử dụng các bộ phận cơ thể của con người để mua bán vì múc đích thương mại. ( ví dụ: con có thể hiến tặng một quả thận cho bố vì mục đích chữa bệnh của bố ). Sau khi chết mỗi cá nhân có thể hiến xác, bộ phận cơ thể mình vì mục đích chữa bệnh cho người khác hay nghiên cứu khoa học điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật. ( ví dụ: một bác sĩ già đã về hưu ôngđã đăng ký hiến xác của mình sau khi ông chết cho một trường đại học Y để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học ). Trong trường hợp người muốn hiến, tặng mô, bộ phận cơ thể mà chưa thành niên thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ, người giám hộ của người chưa thành niên. Quyền hiến tặng bộ phận cơ thể của mình để cứu giúp những người đang bị bệnh tình đe dọa đến tính mạng là vô cùng cao cả. Những người có hành vi cao cả ấy cần được đề cao và chăm sóc tận tình sau khi đã hiến, những người được nhận bộ phận cơ thể nên biết ơn người đã hiến bộ phận cơ thể cho mình.

Điều 36. Quyền xác định lại giới tính.

Hiện nay đây là một vấn đề khá là rắc rối trong xã hội gây nhiều tranh luận. Theo điều Luật thì cá nhân có quyền xác định lại giới tính của mình những buộc phải thỏa mãn những điều kiện sau đây. Giới tính của cá nhân bị khuyết tật bẩn sinh hoặc là giới tính của cá nhân chưa định hình chính xác và cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ ràng về giới tính. Như vậy ta có thể thấy được sự hạn chế của điều này nếu có những trường hợp không có đủ hai điều kiện trên thì cũng có nghĩa là cá nhân đó không được xác nhận lại được giới tính của mình à. ( Ví dụ: như một người từ lúc sinh ra được xác định giới tính là nam nhưng khi trưởng thành thể chất họ vẫn là nam lại có những biểu hiện về tâm lý hành động giống như nữ thì họ không có quyền đi xác định lại giới tính của mình à ). Mặc dù về quyền xác định lại giới tính đã có Nghị định số 88/2008/NĐ-CP của chính phủ về việc xác định lại giới tính và một số thông tư của Bộ y tế. Nhưng vấn đề xác định lại giới tính hiện nay vẫn rất phức tạp cần phải xem xét lại. Nguyên tắc của việc xác định lại giới tính là đảm bảo mỗi người được sống đúng với giới tính của mình thế nhưng hiện nay có rất nhiều người không được xác định lại giới tính do không thỏa mãn điều kiện được quy định trong Luật. Chúng ta phải đề cập tới những trường hợp là có những người thể chất của họ là một giới nhưng tâm lí, sinh lý của họ lại lag một giới khác thì cũng nên cho họ quyền đi xác nhận lại giới tính của mình chứ. Hiện nay vấn đề chuyển giới là khá nhiều trong xã hội nhưng trong Luật vấn chưa có nhưng quy định cụ thể về vấn đề này, khiến cho quyền xác định lại giới tính còn bó hẹp . Vì vậy, chúng ta cần xem xét kĩ lưỡng để quyền nhân thân của con người được bảo đảm thực hiện một cách công bằng.

Điều 37. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín.

 Danh dự, nhan phẩm, uy tín của một cá nhân là rất quan trọng đối với cá nhân đó nó được thể hiện ở đời sống tinh thần. Đây là quyên nhân thân được tôn trọng và pháp luật bảo vệ. Trong trường hợp danh dự, nhân phẩm của một người bị xam hại thì người có hành vi xâm hại phải cải chính, bồi thường thiệt hại. Nếu hành vi xâm hại đến uy tín mà hậu quả gây ra nghiêm trọng thì phải chịu chế tài của pháp luật hình sự. ( ví dụ: Chị A đi nói những điều không đúng sự thật về chị B làm cho mọi người không tôn trọng chị B nữa, thì chị B có quyền yêu cầu chị A cải chính lại thông tin cho tất cả mọi người và yêu cầu chị A phải bồi thường cho mình)

 Điều 38. Quyền bí mật đời tư.

Bí mật đời tư của cá nhân là vô cùng quan trọng đối với cá nhân ấy, mọi hành vi xâm phạm đến bí mật đời tư đều bị xử lý trước pháp luật.  Nếu người khác muốn xem bí mật đời tư của một người phải được sự đồng ý của cá nhân đó trừ những trường hợp khác do luật định. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được thể hiện thông qua điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử của cá nhân hoặc có thể lưu trữ bằng các phương pháp thông thường như ghi chép nhật kí, tùy bút… được cá nhân đó giữ bí mật. Việc các bí mật đời tư phải được bảo đảm an toàn những hành vi xâm phạm đến bí mật đời tư đều là trái pháp luật. Trừ những trường hợp pháp luật cho phép thì việc kiểm soát thư tín , điện thoại, các hình thức khác mới được thực hiện. ( ví dụ: cảnh sát điều tra một vụ án cần kiểm tra điện thoại của một cá nhân có liên quan ). Những bí mật đời tư là một phần của cuộc sống của mỗi cá nhân không thể thiếu, không có ai là không có những bí mật của riêng mình, đây là đời sống tinh thần không thể thiếu của con người. Vì thế, quyền được đảm bảo về bí mật đời tư là vô cùng quan trọng đói với mỗi cá nhân.

“ Cá nhân có quyền có quốc tịch. Việc công nhận, thay đổi, nhập quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch” đây là nội dung của điều 45 về quyền đói với quốc tịch của mỗi cá nhân. Vấn đề về quốc tịch được quy định chi tiết bên ngành luật Hành Chính cụ thể là Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008. Theo những quy định của bộ Luật này thì tất cả những trẻ em sinh ra trong lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà có cha,  mẹ là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam. Trong trường hợp trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam mà có một người không rõ quốc tịch thì đứa trẻ đó vẫn được xác nhận là quốc tịch Việt Nam. Hay là cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì đứa trẻ sinh ra vấn được xác nhận quốc tịch Việt Nam và tùy thuộc vào sự thỏa thuận của bố mẹ điền vào giấy khai sinh. Trẻ em sinh ra bị bỏ rơi trên lãnh thổ Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam… còn rất nhiều trường hợp được mang quốc tịch Việt Nam do luật quy định. Như vậy, ta có thể thấy ngay từ khi sinh ra mỗi cá nhân đã được xác nhận quốc tịch, đây là quyền nhân thân cơ bản của con người mà không thể bỏ qua được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Không chỉ từ khi sinh ra mới được quyền có quốc tịch Việt Nam mà trong Luật cũng quy định rất rõ về quyền được nhập quốc tịch khi có đầy đủ những điều kiện do pháp luật yêu cầu. Ngoài việc các chủ thể có quyền được nhập quốc tịch nhưng nếu như có những hành vi trái với quy định của Pháp luật thì có thể bị thôi quốc tịch tùy vào sự quy định của pháp luật. Luật quốc tịch năm 2008 của  nước ta đã quy định rõ ràng về vấn đề nàyvà luật Dân sự chỉ quy định đây là quyền nhân thân thôi.

Điều 46. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Trong điều luật đã nêu rõ cá nhân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và việc vào chỗ ở của một người phải được sự đồng ý của người đó. Tức là chỗ ở là nơi sinh sống, cư trú, sinh hoạt của một cá nhân. Nó gắn liền với quyền nhân thân của các cá nhân và mọi hành vi xâm phạm chỗ ở của cá nhân một cách trái pháp luật đều bị xử lý. Mặc dù có quyệt định khám xét nơi ở của cá nhân theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì khi khám xét cũng phải có mặt của chủ nhà hay những người đã thành niên trong gia định. Những người có thể ra quyết định khám xét nơi ở sẽ do luật quy định. Và nếu muốn khám xét chỗ ở của một người phải có căn cứ pháp luật chứ không được thực hiện một cách tùy tiện. Nếu mà người nào vào chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của người đó mà có những hành vi xấu thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Vấn đề khám xét chỗ ở đã được quy định rất cụ thể trong những văn bản của bộ Luật tố tụng hình sự. Còn Luật Dân sự thì đưa vào đây là một quyền nhân thân cần được tôn trọng và bảo vệ theo pháp luật

Điều 47. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo thuộc về góc độ văn hóa. Đây là vấn đề tâm linh, thế giới tinh thần của cá nhân vì vậy cá nhân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo mà không bị bó buộc hay bắt ép theo tôn giáo nào cả. Quyền tự do tín ngưỡng là quyền nhân thân không ai được xâm phạm đến. Và tự do tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân thì không được xâm phạm đến cá nhân cá, đến lợi ích của nhà nước và công cộng. (Ví dụ: vợ là người theo phật giáo, chồng theo hồi giáo thì vấn kết hôn bình thường và hai vợ chồng phải tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhau). Nhưng hiện nay có một số nhóm người đang lợi dụng vấn đề về tôn giáo đề chia rẽ tình đoàn kết của nhân dân, chống phá chính quyền, nổi loạn… những hành vi này phải được xử lý nghiêm minh đề tránh gây hậu quả không tốt cho đất nước. Người Việt Nam ta từ xưa đến nay đã coi tôn giáo là một thế giới tinh thần không thể thiếu và đây cũng là một nét đẹp của con người Việt về những giá trị nhân đạo, nhân văn.

Điều 48. Quyền tự do đi lại, tự do cư trú.

Theo điều này thì tất cả cá nhân đều có quyền tự do đi lại, cư trú chỉ trừ những trường hợp bị hạn chế của pháp luật. Đi lại lag một quyền nhân thân của con người và được tôn trọng. Chúng theo quy định ta có quyền tự do đi lại trên lãnh thổ của đất nước trừ những khu vực bị cấm. Việc di chuyển của cá nhân từ các vùng địa lý này sang vùng địa lý khác là hoàn toàn được phép. ( ví dụ: anh A là người Hà Nội giờ anh muốn vào thăm quan và ở lại thành phố Hồ Chí Minh hai tháng là hoàn toàn được ). Nhưng những trường hợp bị hạn chế đi lại, cư trú thì phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và việc hạn chế này pahir thực hiện theo đúng trình tự quy định của pháp luật. Việc hạn chế quyền tự do đi lại, cư trú được quy định ở Luật cư trú năm 2006 và sửa đổi bổ sung năm 2013. ( ví dụ: Anh B là tội phạm và đang được hưởng án treo vì vậy anh đã bị hạn chế việc đi lại, cư trú và nếu muốn đi thì anh phải xin phép các cơ quan có thẩm quyền có cho phép hay không). Còn lại nhừng trường hợp không bị hạn chế bởi pháp luật thì các cá nhân có quyền thực hiện cư trú, đi lại tự do trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 49.Quyền lao động.

Quyền lao động của mối cá nhân là một quyền nhân thân và không bị phân biệt đói xử. Tức là ai cũng có quyền được lao động tùy thuộc vào sở thích, năng lực của mỗi người mà không ai được phép phân biệt, đối xử. Dù là người dân tộc đa số hay dân tộc tiểu số thì quyêng lao động là như nhau và đề u bình đẳng trước pháp luật. ( Ví dụ: khi một cử nhân trường Luật ra trường và nộp đơn xin việc vào các công ty Luật thì không được phân biệt là người này dân tộc gì người kia dân tộc gì). Tuy nhiên không phải ai cũng làm được những công việc mà mình mong muốn mà còn tùy thuộc vào khả năng và thể lực của mình để có những công việc phù hợp.

Điều 50. Quyền tự do kinh doan.

“ Quyền tự do kinh doanh của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Cá nhân có quyền lựa chọn hình thức, lĩnh vực, nghành nghê kinh doanh, lập doanh nghiệp, tự do giao kết hợp đồng, thuê lao động và các quyền khác phù hợp theo quy định của pháp luật”. Trước kia thời bao cấp thì tự do kinh doanh là trái pháp luật nhưng hiện nay tự do kinh doanh là một quyền nhân thân của con người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Cá nhân được phép kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm và thức hiện đầy đủ những quy định của pháp luật trong thời gian kinh doanh. ( Ví dụ chị C đăng kí giấy phép kinh doanh mặt hàng là đồ gia dụng nhưng chị lại kinh doanh ma túy là trái với pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật .

Điều 51. Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo

 Đây là một quyền nhân thân được nhà nước khuyến kích và tạo điều kiện cho những cá nhân học tập nghiên cứu khoa học trong mọi lĩnh vực. Mọi công trình nghiên cứu khoa học, phát minh, sang chế… đều được pháp luật ghi nhận nếu thật sự có ích cho cuộc sống. Những hành động mà làm cản trở và xâm phạm đến quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo tùy theo mức độ hậu quả sẽ bị chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đã có rất nhiều người đã nghiên cứu, sáng tạo khoa học đã mang lại vinh quang cho bản thân, gia đình và đất nước như Giáo sư Ngô Bảo Châu.

 

Tất cả các quyền nhân thân của cá nhân đều rất quan trọng và đều được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Không chỉ có Luật Dân sự mới tôn trọng và bảo vệ các quyền nhân thân mà tất cả các ngành luật khác như Hình sự, Hành chính, Hôn nhân gia đình, Bình đẳng giới… đều đề cao quyền nhân thân. Đây là quyền mà ai cũng được hưởng vì vậy không có một lí do gì mà chúng ta lại đề cao quyền và lợi ích của bản thân mà coi thường quyền lợi của những người xung quanh. Bộ Luật Dân sự năm 2005 đã quy định rất cụ thể về quyền nhân thân nhưng vẫn còn những quy định còn khá bất cập và thiết sót cần phải xem xét và điều chỉnh. Rất mong Bộ luật Dân sự đang soạn thảo và sửa đổi tới đây sẽ đưa ra một cách đầy đủ hợp lí hơn về các quyền nhân thân của con người.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

(Kiemsat.vn) – Ngày 05/4/2016, tại hội nghị tập huấn các đạo luật mới về tư pháp, được truyền hình trực tuyến tới hơn 820 điểm cầu trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân; Giáo sư, Tiến sĩ, Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh, Cục trưởng Cục pháp chế và cải cách hành chính, Bộ Công an đã giới thiệu về nội dung cơ bản của “Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự” vừa được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua. Sau đây, Biên tập viên của Kiemsat.vn lược ghi nội dung bài giảng của Giáo sư; trân trọng giới thiệu tới bạn đọc:

 

 

1. Về quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật.

Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 được xây dựng trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo sau đây:

Thứ nhất, quán triệt, thể chế hóa chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng, chính sách của Nhà nước về tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra hình sự;

Thứ hai, cụ thế hóa Hiến pháp năm 2013, đồng thời đảm bảosự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật;

Thứ ba, trên cơ sở tổng kết thực tiễn hơn 10 năm thi hành Pháp lệnh tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Mặt khác, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm pháp luật và thực tiễn tổ chức điều tra hình sự của một số nước phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Thứ tư, nhằm bảo đảm trong hoạt động điều tra hình scóự hiệu lực, hiệu quả; phân công, phân cấp rành mạch và được kiểm soát chặt chẽ.

2. Những nội dung mới cơ bản của Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự

Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự gồm 10 chương, 73 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2015.

Về những quy định chung gồm 14 điều (Điều 1 đến Điều 14) quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nguyên tắc tổ chức điều tra hình sự, hệ thống Cơ quan điều tra chuyên trách, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và đặc biệt việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cá nhân trong hoạt động điều tra… Đặc biệt là các hành vi bị nghiêm cấm.

Trong Chương này cần chú ý một số điểm như sau:

– Đối tượng áp dụng.

Tại khoản 2 Điều 2 đã bổ sung thêm đối tượng cán bộ điều tra. Quy định này cần được hiểu theo nghĩa rộng, đó là, bên cạnh cán bộ điều tra của Cơ quan điều tra là chức danh tư pháp còn có “cán bộ điều tra” khác do Thủ trưởng hoặc do Phó Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phân công.

Khoản 3 Điều 2 quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan”. Ở đây, cá nhân có thể là người nước ngoài trên lãnh thổ của Việt Nam.

– Về nguyên tắc tổ chức điều tra hình sự (Điều 3).

+ Kế thừa những nguyên tắc trong Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự 2004 (sửa đổi, bổ sung 2006, 2009) và các văn bản quy phạm pháp luật khác, tham khảo quy định về các nguyên tắc trong BLTTHS, các đạo luật khác có liên quan, đó là: Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm sự chỉ đạo, chỉ huy tập trung thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; phân công, phân cấp rành mạch, chuyên sâu, tránh chồng chéo và được kiểm soát chặt chẽ; điều tra kịp thời, nhanh chóng, chính xác, khách quan, toàn diện, đầy đủ, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội…

– Về hệ thống cơ quan điều tra (Điều 4):

Khoản 1 đã thay đổi từ “Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân” thành “Cơ quan điều tra của Công an nhân dân”.

Dựa vào lý luận phân công, phân cấp, phân quyền, thẩm quyền điều tra. Trước hết là thẩm quyền theo địa giới hành chính – tội phạm xảy ra ở đâu, cơ quan điều tra ở đó; thứ hai là theo lĩnh vực hoạt động; thứ ba là theo tội danh; thứ tư là theo đối tượng phạm tội.

Đối với Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện tổng hợp thẩm quyền trên các lĩnh vực, còn cơ quan điều tra của Công an nhân dân phân cấp rõ hơn. Tuy nhiên, sự phân công, phân cấp có những thời điểm chỉ mang tính tương đối.

– Về nhiệm vụ của Cơ quan điều tra (Điều 8)

+ Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Đây là đầu vào nên VKS tới đây cần kiểm sát thật chặt chẽ để đảm bảo mọi tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố vụ án phải được tiếp nhận và xử lý theo đúng trình tự quy định của pháp luật, đúng thời hạn, đảm bảo các yêu cầu.

+ Tiếp nhận hồ sơ vụ án do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chuyển giao;

+ Tiến hành điều tra các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do luật định để phát hiện, xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội; lập hồ sơ, đề nghị truy tố.

+ Tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.

Đặc biệt chú ý nhiệm vụ phòng ngừa, thông qua việc tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội, kiến nghị các cơ quan hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục, phòng ngừa. Đây là vấn đề mà thời gian tới cần tập trung nghiên cứu, chỉ đạo, yêu cầu phải đề cập trong bản kết luận điều tra, trong cáo trạng…

– Về các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (Điều 9):

Để đảm bảo tính khả thi và đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác điều tra hình sự, quy định về tổ chức quyền hạn của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được điều chỉnh cho phù hợp, cụ thể như sau:

-Tinh gọn đầu mối theo hướng, không quy định Trại tạm giam, Cảnh sát hỗ trợ tư pháp, Cảnh sát quản lý hành chính là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

-Bổ sung quy định về Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (cấp bộ), Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao (cấp tỉnh), Kiểm ngư là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra để tạo cơ sở pháp lý cho lực lượng này làm nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và tội phạm trên biển trong tình hình hiện nay.

– Về nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (Điều 10)

– Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các cơ quan này được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo thẩm quyền nhưng không quy định các cơ quan này có nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Do đó, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các cơ quan này chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm (có dấu hiệu của tội phạm) thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan mình nhưng lại không được giải quyết mà phải chuyển đến CQĐT để giải quyết.

Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự đã khắc phục bất cập nêu trên; đã quy định các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành hoạt động điều tra khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm hoặc phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh và điều tra theo quy định của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và BLTTHS.

Một điểm mới nữa: Luật quy định thời hạn điều tra đối với tội phạm quả tang, ít nghiêm trọng, chứng cứ rõ ràng do Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, hải quan, Kiểm lâm, Kiểm ngư điều tra theo thẩm quyền từ 20 ngày thành 01 tháng để đảm bảo tính khả thi. Loại thứ hai có một số cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong thời hạn có 7 ngày (các cơ quan khác trong Công an, Quân đội).

– Về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra (Điều 11)

Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự tiếp tục kế thừa các quy định về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra trong Pháp lệnh tổ chức cơ quan điều tra năm 2004, có một số điều chỉnh cho phù hợp với Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, cụ thể như sau:

Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra nhằm bảo đảm cho hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tuân thủ các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này; phát hiện kịp thời và yêu cầu, kiến nghị Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra.

Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật.

– Về những hành vi bị nghiêm cấm (Điều 14)

Khoản 2 Điều 14 đã nội luật hóa tên gọi cũng như một số từ ngữ của Công ước chống tra tấn. Đây là một trong những bước tiến rất quan trọng, quy định lại những tội này trong BLHS cho phù hợp với mức hình phạt, diễn tả, mô tả hành vi khách quan của nhóm tội này cho phù hợp hơn với công ước quốc tế. Đây là những tiêu chí bắt buộc tất cả những người tham gia tố tụng phải tránh xa tất cả những điều cấm này.

Trong Chương II: Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ quyền hạn điều tra của Cơ quan điều tra của Công an nhân dân (3 điều từ Điều 15 đến Điều 17). Cơ bản vẫn giữ như trước đây.

– Riêng cơ quan An ninh điều tra có một số quy định mới, cụ thể như sau: Bổ sung thẩm quyền điều tra các tội khủng bố; mặt khác để bảo đảm tính linh hoạt, đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bổ sung quy định Cơ quan An ninh điều tra Công an nhân dân có thẩm quyền tiến hành điều tra vụ án hình sự về tội phạm khác liên quan đến an ninh quốc gia hoặc trong trường hợp để bảo đảm khách quan theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Công an.

– Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát điều tra có một số vấn đề cần lưu ý: Hợp nhất Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ thành Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức vụ; Phòng Cảnh sát điều tra về tham nhũng, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ thành Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức vụ; bổ sung Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu (cấp bộ), Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu (cấp tỉnh).

– Cơ quan Cảnh sát điều tra công an cấp huyện: Đã đổi bộ phận giúp việc thành Đội điều tra tổng hợp.

Chương III. Về tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân:

So với Pháp lệnh tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2004, Luật tổ chức cơ quan điều tra đã bổ sung quyền điều tra đối với các tội phạm quy định tại các điều 193, 207, 208, 282, 283, 284, 299, 300, 303, 304, 305, 309, 337, 338, 347, 348, 349 và 350 của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cho Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương trong Quân đội nhân dân để đảm bảo phù hợp với thẩm quyền điều tra của Cơ quan an ninh điều tra của Công an nhân dân.

Chương IV. Về Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Tổ chức bộ máy của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Điều 29)

Luật tổ chức cơ quan điều tra quy định cụ thể Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có các phòng điều tra và bộ máy giúp việc; Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương gồm có Ban điều tra và bộ phận giúp việc. So với Pháp lệnh năm 2004, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự quy định Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương gồm có Ban điều tra thay vì “bộ phận điều tra”.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Điều 30)

Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự quy định Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có 5 nhóm nhiệm vụ cơ bản sau:

– Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

Tiến hành điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân.

– Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm.

– Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác điều tra, xử lý tội phạm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

– Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Điểm mới đáng lưu ý trong quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự đó là: trước đây Pháp lệnh năm 2004 quy định: “Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra các vụ án hình sự về một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân”, nhưng không có quy định cụ thể “một số tội xâm phạm hoạt động tư pháp” là những tội nào, các cơ quan nào là cơ quan tư pháp, do đó gây ra nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc xác định thẩm quyền của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng nhưCơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương. Khắc phục bất cập này, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiến hành điều tratội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân. Điều này cũng bảo đảm đồng bộ với quy định tại Điều 20 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, theo đó khi người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp trong khi tiến hành hoạt động tư pháp theo quy định của Luật này và các luật khác có liên quan mà phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ thì thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương (Điều 31)

Luật quy định Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương có 5 nhóm nhiệm vụ cơ bản sau:

– Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

– Tiến hành điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật này khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.

– Kiến nghị với cơ quan, tổ chức áp dụng các biện pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm.

– Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác điều tra, xử lý tội phạm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.

– Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Chương VI. Về quan hệ phân công và phối hợp trong hoạt động điều tra hình sự

Quan hệ giữa cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (Điều 40)

So với Pháp lệnh năm 2004, các quy định về quan hệ giữa các cơ quan điều tra, giữa Cơ quan điều tra với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, giữa các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự cơ bản vẫn giữ nguyên như pháp lệnh năm 2004, chỉ có 02 điểm mới: (1) khẳng định trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra của cơ quan điều tra đối với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; (2) khẳng định việc tiếp nhận hồ sơ vụ án do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chuyển giao theo thẩm quyền và thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan đã chuyển giao hồ sơ vụ án là trách nhiệm của cơ quan điều tra.

Quan hệ giữa đơn vị điều tra và đơn vị trinh sát (Điều 42)

Đây là một quy định mới so với Pháp lệnh năm 2004, nhằm giải quyết những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, bảo đảm yêu cầu kết hợp chặt chẽ giữa đơn vị điều tra với đơn vị trinh sát trong phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý và phòng ngừa tội phạm.

Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm ở Công an cấp cơ sở, Luật cũng đã bổ sung Điều 44 quy định về trách nhiệm của công an xã, phường, thị trấn, đồn Công an trong hoạt động điều tra hình sự theo hướng phân biệt rõ trách nhiệm của Công an xã với Công an phường, thị trấn, đồn Công an phù hợp với thực tiễn, cũng như trình độ cán bộ, điều kiện cơ sở vật chất của các cơ quan, đơn vị này.

Chương VII. Về Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên và cán bộ điều tra

Để phù hợp với xu thế chung về tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, đặc biệt là việc bổ nhiệm các chức danh tư pháp khác như Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự đã bỏ cơ chế bổ nhiệm Điều tra viên qua tuyển chọn theo Pháp lệnh năm 2004 và thay bằng cơ chế thi tuyển Điều tra viên. Quy định theo hướng này sẽ buộc Điều tra viên sẽ phải không ngừng nâng trình độ để đáp ứng yêu cầu công tác.(Điều 55).

Quy định về nhiệm kỳ của Điều tra viên theo hướng kéo dài thời hạn trong trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng bậc là 10 năm.

Cán bộ điều tra (Điều 59)

Đây là quy định mới của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.Cán bộ điều tra được hiểu là người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực điều tra hình sự, giúp Điều tra viên, Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện một số hoạt động điều tra hình sự.

Quy định về chức danh Cán bộ điều tra là rất cần thiết. Vì để được bổ nhiệm Điều tra viên phải có thời gian làm công tác pháp luật nhất định (4 năm) và có khả năng làm công tác điều tra hình sự; vì vậy, cần bố trí cán bộ giúp việc cho Điều tra viên để họ có quá trình tiếp xúc, thực hiện các yêu cầu công việc trong quá trình điều tra để học việc nhằm tạo nguồn bổ nhiệm Điều tra viên, đặc biệt là đối với một số hoạt động điều tra đơn giản như giúp Điều tra viên lấy lý lịch bị can, chụp ảnh bị can, lập danh bản, chỉ bản, lập hồ sơ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, hồ sơ vụ án… không cần thiết phải do Điều tra viên thực hiện. Thực tiễn đã cho thấy, cán bộ điều tra ở các Cơ quan điều tra đã giúp Điều tra viên giải quyết các vụ án được nhanh chóng, thuận lợi. Việc bổ sung chức danh Cán bộ điều tra cũng phù hợp với quy định về chức danh Kiểm tra viên (giúp việc cho Kiểm sát viên) trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và Thẩm tra viên (giúp việc cho Thẩm phán) trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.

Chương IX. Về Trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác điều tra hình sự

Được quy định cụ thể tại Chương IX nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập của Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự 2004./.

Lược ghi: BTV. Trần Len

 
 
 

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Với xu hướng toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ như hiện nay thì các vấn đề về dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung hay quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nói riêng ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Cùng với sự ra đời của Bộ luật Dân sự 2015 thì việc giải quyết các xung đột phát sinh trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nói chung hay trong thừa kế theo di chúc nói riêng cũng có những thay đổi khác so với Bộ luật dân sự 2005. Vậy, để tìm hiểu những thay đổi trong giải quyết xung đột về thừa kế theo di chúc trong Bộ luật dân sự 2015 khác gì so với Bộ luật dân sự 2005,việc thay đổi đó là hợp lý hay không, em đã chọn đề bài : “Bình luận những quy định của pháp luật Việt Nam (Bộ luật Dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015) trong việc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài” cho phần trình bày nội dung bài tập học kỳ của mình.

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ QUAN HỆ THỪA KẾ THEO DI CHÚC CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

1. Một số khái niệm

a)Thừa kế theo di chúc

      Thừa kế là một chế định dân sự, là tổng hợp các quy định pháp luật để điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật theo một trình tự thủ tục nhất định. Kèm theo đó là những quyền và nghĩa vụ và những cách thức để bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người được hưởng thừa kế.

Di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân, nhằm chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác sau khi đã chết.

Từ hai định nghĩa trên, ta có thể hiểu thừa kế theo di chúc như sau: Thừa kế theo di chúc là sự chuyển dịch tài sản (chuyển dịch tài sản thừa kế) của người chế cho những người khác theo sự tự định đoạt một cách tự nguyện (bằng di chúc) của người đó khi còn sống.

b)Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài

Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài là quan hệ thừa kế được nghiên cứu trọng phạm vi TPQT. Thừa kế có yếu tố nước ngoài cùng là một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, như vậy:

Thừa kế có yếu tố nước ngoài là một quan hệ dân sự ( theo nghĩa rộng) có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

2. Xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc trong tư pháp quốc tế

Quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài đã vượt ra khỏi sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật của một quốc gia. Dựa trên các chế độ sở hữu không giống nhau và ảnh hưởng của sự phát triển kinh thế, văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán, tôn giáo,.. của mỗi nước, cho nên việc thừa kế có yếu tố nước ngoài có cách giải quyết khác nhau thể hiện ngay trong việc xác định nguyên tắc hưởng thửa kế và cơ chế hưởng. Về thừa kế theo di chúc, các nước có những quy định về định danh tài sản, tính hợp pháp của di chúc,.. là khác nhau. Chẳng hạn như hình thức di chúc, pháp luật của đa số các nước quy định phải được thể hiện bằng hình thức viết và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận mới hợp lệ, nhưng pháp luật của một số nước quy định di chúc phải do chính người để lại di sản trực tiếp viết mà không cần phải có sự xác nhận của cơ quan nào,..

Như vậy, do có sự khác nhau giữa pháp luật giữa các quốc gia, cho nên đã dẫn đên xung đột pháp luật trong việc giải quyết quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.

3. Phương pháp giải quyết xung đột về quan hệ thừa kế có yếu tố nuớc ngoài

Phương pháp giải quyết là các biện pháp, cách thức mà Nhà nươc sử dụng để tác động lên các quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài được biểu hiện ở hai phương pháp cụ thể sau:

* Phương pháp xung đột

Là sử dụng các quy phạm xung đột nhằm xác định hệ thống pháp luật nước nào sẽ được áp dụng trong việc điều chỉnh quan hệ TPQT cụ thể. QPXĐ không quy định rõ các quyền, nghĩa vụ và các biện pháp chế tài đối với các chủ thể tham gia TPQT mà nó chỉ có vai trò xác định hệ thống PL nước nào sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ TPQT.

* Phương pháp thực chất

Đây là phương pháp  áp dụng các quy phạm pháp luật thực chất. Khác với quy phạm pháp luật xung đột, quy phạm pháp luật thực chất điều chỉnh va quy định quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể tham gia quan hệ pháp luật cụ thể. Quy phạm pháp luật thực chất bao gồm: Quy phạm pháp luật thực chất thống nhất (đuợc ghi nhận trong điều uớc quốc tế) và quy phạm pháp luật thông thuờng (đựơc ghi nhận trong điều uớc quốc gia)

4. Các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài

a) Nguyên tắc luật quốc tịch

Nguyên tắc luật quốc tịch là luật của nước mà đương sự là công dân. Nguyên tắc này được áp dụng dựa vào dấu hiệu quốc tịch, tức là cá nhân mang quốc tích của quốc gia nào thì sẽ chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật của quốc gia đó. Nguyên tắc luật quốc tịch là nguyên tắc được áp dụng phổ biến trong việc giải quyết xung đột pháp luật về năng lực lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.

b) Nguyên tắc luật nơi cư trú

Bên cạnh nguyên tắc luật quốc tịch thì nguyên tắc luật nơi cư trú cũng được áp dụng để giải quyết các vấn đề về năng lực lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Theo nguyên tắc luật nơi cư trú thì sẽ áp dụng pháp luật của nhà nước mà đương sự cư trú. Cụ thể, nguyên tắc này sẽ được áp dụng trong trường hợp đương sự không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch.

c) Nguyên tắc luật nơi lập di chúc

Theo nguyên tắc này có nghĩa là di chúc được lập ở đâu thì luật của nước đó sẽ được áp dụng để điều chỉnh. Đồng thời cho thấy, nguyên tắc nơi lập di chúc này được áp dụng dựa vào dấu hiệu nơi lập di chúc. Như vậy, nguyên tắc pháp luật luật nơi lập di chúc chỉ được áp dụng trong trường hợp xác định được nơi lập di chúc của người để lại di sản thừa kế.

d) Nguyên tắc luật tòa án

Theo nguyên tắc này để được áp dụng phải dựa vào nơi có Tòa án và cơ aun có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Đồng thời, theo nguyên tắc cơ bản của tố tụng, thì Tòa án quốc gia nào xét xử sẽ áo dụng pháp luật tố tụng của quốc gia đó để giải quyết. Nguyên tắc luật Tòa án được áp dụng rất phổ biến trong quan hệ thừa kế thep di chúc có yếu tố nước ngoài như là nguyên tắc phụ, thay thế. Khi các nguyên tắc khác để xác định hệ thống pháp luật cho quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài không được áp dụng thì nguyên tắc luật Tòa án sẽ được áp dụng.

II. BÌNH LUẬN QUY ĐỊNH GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005

Nguyên tắc giải quyết XĐPL trong thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam áp dụng hai nguyên tắc cơ bản và chủ yếu nhất để giải quyết là nguyên tắc luật quốc tịch và nguyên tắc luật nơi lập di chúc.

Giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài, ta đi giải quyết hai vấn đề chính đó là: Năng lực lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc và hình thức của di chúc.

1. Năng lực lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc

Để giải quyết XĐPL trong thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài về xác định năng lực lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc, pháp luật nước ta tuận theo nguyên tắc luật quốc tịch khi lập di chúc. Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 768 BLDS 2005 quy định:

Năng lực lập di chúc, thay đổi và huỷ bỏ di chúc phải tuân theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân”.

Pháp luật Việt Nam giải quyết XĐPL xảy ra trong vấn đề xác định năng lực lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc được áp dụng theo pháp luật mà người lập di chúc là công dân.

Pháp luật của Việt Nam sẽ được áp dụng để xác định năng lực chủ thể khi công dân Việt Nam lập, định đoạt tài sản thừa kế, bất kể di sản thừa kế là động sản hay bất động sản.

Trường hợp một cá nhân không mang quốc tịch hoặc người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tích nước ngoài thì việc xác định pháp luật áp dụng về thừa kế theo di chúc sẽ phải tuân theo Điều 760 BLDS 2005 như sau:

1. Trong trường hợp Bộ luật này hoặc các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch là pháp luật của nước nơi người đó cư trú; nếu người đó không có nơi cư trú thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2.Trong trường hợp Bộ luật này hoặc các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự; nếu người đó không cư trú tại một trong các nước mà người đó có quốc tịch thì áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân”.

Theo đó, trong trường hợp pháp luật Việt Nam dẫn chiếu đến áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch là pháp luật của nước nơi người đó cư trú, còn nếu người này không có nơi cư trú thì áp dụng pháp luật là pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các nước mà người nước ngoài có quốc tịch thì áp dụng pháp luật của nước mà người này có quốc tịch và có quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ của công dân.

2. Hình thức lập di chúc

Để giải quyết XĐPL về hình thức lập di chúc trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài, pháp luật Việt Nam áp dụng theo nguyên tắc pháp luật nơi lập di chúc. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 2 Điều 768 BLDS 2005 quy định như sau:

“ Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc”.

Như vậy, nếu công dân Việt Nam lập di chúc ở nước ngoài thì phải tuân theo pháp luật của nước ngoài vế hình thức di chúc và nếu công dân nước ngoài lập di chúc ở Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Việt Nam về hình thức di chúc và dĩ nhiên, không có trường hợp ngoại lệ.

Đối với trường hợp công dân Việt Nam lập di chúc ở nước ngoài thì căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 759 BLDS 2005 như sau:

“ Trong trường hợp Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật của nước đó được áp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp pháp luật nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Pháp luật nước ngoài cũng được áp dụng trong trường hợp các bên có thoả thuận trong hợp đồng, nếu sự thoả thuận đó không trái với quy định của Bộ luật này và các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Như vậy, di chúc được coi là hợp pháp khi công dân Việt Nam lập di chúc ở nước ngoài nếu pháp luật nước ngoài được áp dụng để lập di chúc không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Đánh giá quy định giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài trong Bộ luật dân sự 2005

*Ưu điểm:

Bộ luật dân sự 2005 đã quy định về quy tắc chọn luật trong giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc tương đối rõ ràng. Hệ thuộc luật được chọn để giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước trong Bộ luật Dân sự 2005 là hai hệ thuộc luật chủ yếu, tương đồng với các quốc gia trên thế giới trong việc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài là hệ thuộc luật quốc tịch đối với XĐPL về xác định năng lực lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc và hệ thuộc luật nơi lập di chúc đối với XĐPL về hình thức di chúc.

*Hạn chế:

Thứ nhất, BLDS 2005 quy định về việc xác định năng lực lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc có yếu tố nước ngoài theo nguyên tắc luật quốc tịch khi lập di chúc. Quy định này chưa hoàn toàn phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 762 BLDS 2005 bởi vì, việc lập di chúc chính là thể hiện năng lực chủ thể của người lập di chúc, mà theo quy định của Điều 762 về năng lực hành vi của cá nhân nước ngoài, những di chúc lập tại Việt Nam thì năng lực pháp luật của họ sẽ phải tuân theo pháp luật Việt Nam chứ không phải theo nước mà họ mang quốc tịch.

Thứ hai, cũng ở việc chọn luật khi xác định năng lực lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc. BLDS 2005 quy định năng lực lập, thay đổi, hủy bỏ theo pháp luật mà người lập di chúc là công dân, có thể hiểu là khi lập di chúc họ tuân theo pháp luật nước nào thì khi thay đổi, hủy bỏ cũng phải tuân theo pháp luật nước đó. Nguyên tắc này không hoàn toàn áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch bởi vì đối với một cá nhân họ có quyền được thay đổi quốc tịch, trong trường hợp khi lập di chúc họ là công dân của một nước, thay đổi di chúc khi họ đã từ bỏ quốc tịch nước này và nhận quốc tịch của nước khác. Khi họ về nước mà họ mang quốc tịch khác và có nhu cầu thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc mà quy định với mỗi nước lại khác nhau, họ có thể không thực hiện được việc thay đổi hay hủy bỏ, điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền của họ. Có lẽ sẽ hợp lý hơn khi quy định đúng theo nguyên tắc luật quốc tịch đối với việc lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc tại thời điểm lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc thì ở đâu với quốc tịch nào, họ cũng có thể thực hiện quyền của mình.

Thứ ba, về hình thức lập di chúc, pháp luật quy định hình thức củ di chúc phải tuân theo quy định của pháp luật của nước nơi lập di chúc. Tức là một người lập di chúc phân chia di sản ở bất cứ đâu thì hình thức của di chúc cũng phải tuân theo pháp luật nơi họ lập di chúc, bất kể họ mang quốc tịch của quốc gia nào. Quy định này mang tính cứng nhắc bởi đôi khi người lập di chúc không hiểu biết gì về pháp luật của nước nơi họ lập di chúc nhưng vì lý do đó họ chưa thể về nước mình mang quốc tịch để lập di chúc. Lúc này, có thể di chúc của họ bị vô hiệu do vi phạm về hình thức, điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến quyền để lại di sản của họ. Sẽ hợp lý hơn khi quy định cho phép người lập di chúc được lựa chọn hình thức lập di chúc theo pháp luật của nước nơi lập di chúc hoặc nước nơi mà người đó là công dân.

III. BÌNH LUẬN QUY ĐỊNH GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

1. Năng lực lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc

BLDS 2015 cũng thừa nhận việc giải quyết XĐPL về xác định năng lực lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc theo nguyên tắc luật quốc tịch. Tuy nhiên, BLDS 2015 quy định về năng lực lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc tại Khoản 1 Điều 681 thì Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc huỷ bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc. (thay vì theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân như BLDS 2005).

Như vậy, với quy định này, BLDS 2015 đã áp dụng hoàn thiện hơn nguyên tắc luật quốc tịch trong việc giải quyết xung đột pháp luật về xã định năng lực lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Theo đó, thì với mỗi thời điểm lập di chúc, thay đổi di chúc, hủy bỏ di chúc sẽ áp dụng theo luật quốc tịch của người đó vào thời điểm đó đang mang quốc tịch của quốc gia nào. Quy định này đã khắc phục được hạn chế của BLDS 2005 đã được trình bày ở trên. Đây là điểm tiến bộ trong tư duy xây dựng của nhà làm luật, đảm bảo quyền để lại di sản thừa kế cho mội cá nhân.

Tuy nhiên, quy định này vẫn chưa hoàn toàn phù hợp với quy định về năng lực hành vi dân sự của cá nhân trong quan hệ dân sự có yếu tố nước người tại Khoản 2 Điều 674 BLDS 2015. Hạn chế này tồn tại từ BLDS 2005 nhưng vẫn chưa được nhà làm luật nhìn nhận lại và sửa đổi cho phù hợp. Để phù hợp hơn, theo em nhà làm luật cần bổ sung thêm trường hợp ở Khoản 2 Điều 674 vào Điều 681 BLDS 2015 để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

2. Hình thức di chúc

BLDS 2015 bên cạnh kế thừa theo nguyên tắc luật nơi lập di chúc trong việc xác định hình thức của di chúc ở BLDS 2005 thì đã quy định mở rộng thêm về hình thức di chúc trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài cũng được công nhận tại Việt Nam. Cụ thể, quy định về hình thức di chúc trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài được quy định tại Khoản 2 Điều 681 BLDS 2015 như sau:

“ Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập. Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây:

a) Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;

b) Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;

c) Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.

Như vậy, bên cạnh hình thức di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi lập di chúc, thì hình thức di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau:

+ Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết.

+ Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết.

+ Nước nơi có BĐS nếu di sản thừa kế là BĐS.

BLDS 2015  đã quy định cụ thể hơn trong việc giải quyết XĐPL về xác định hình thức di chúc trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Đây là một điểm tiến bộ của BLDS 2015, nó đã khắc phục được hạn chế đã được nêu ở trên của BLDS 2005, việc quy định này góp phần vào việc giải quyết XĐPL được hiệu quả hơn và bảo đảm quyền được để lại di sản cho cá nhân người nước ngoài khi ở Việt Nam.

Với những phân tích, bình luận đã trình bày ở trên, có thể thấy các quy định giải quyết XĐPL trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài đã ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng việc giải quyết XĐPL trong lĩnh vực này một cách hiệu quả hơn và đảm bảo quyền để lại di sản tốt hơn cho các cá nhân trong quan hệ này. Qua đây cũng thấy rằng, kĩ thuật lập pháp của nước ta đã có những tiến bộ, nhìn nhận tốt hơn và đáp ứng thực tiễn ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng của nước ta. Trên đây là phần trình bày, bình luận của em về việc giải quyết XĐPL trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Mặc dù đã có sự tìm hiệu những cũng không tránh khỏi những sai sót, mong quý thầy cô xem xét, đóng góp để bài viết hoàn thiện hơn.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com



Số TT

Họ và tên

Chức vụ, đơn vị công tác

Tỉnh

Điểm phúc khảo

Thi viết

Thi trắc nghiệm

I. Phúc khảo bài thi Kiểm sát viên trung cấp phía Bắc

 

1

Bùi Thị Hồng Yến

VKS huyện Thanh Ba, Phú Thọ

Phú Thọ

40

 

2

Lê Xuân Trường

VKS huyện Tam Nông, Phú Thọ

Phú Thọ

42

 

3

Lê Sỹ Hiếu

KSV sơ cấp, VKS tỉnh Lai Châu

Lai Châu

40

 

4

Hoàng Thị Linh

KSV sơ cấp VKS tỉnh Cao Bằng

Cao Bằng

41

 

5

Hoàng Thị Nga

KSV sơ cấp VKS tỉnh Lạng Sơn

Lạng Sơn

 

50.5

6

Dương Thị Huế

KSV sơ cấp VKS tỉnh Yên Bái

Yên Bái

 

47.5

7

Nguyễn Văn Thanh

VKS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

Lào Cai

43

 

8

Nguyễn Thị Minh Châu

KSV sơ cấp VKS tỉnh Sơn La

Sơn La

40

 

9

Phạm Văn Hải

VKS quân sự khu vực 31, Quân khu 3

Quân khu 3

43

 

10

Hoàng Đức Chuối

KSV sơ cấp VKS tỉnh Quảng Trị

Quảng Trị

35

 

II. Phúc khảo bài thi Kiểm sát viên trung cấp phía Nam

1

Hoàng Thị Hằng

KSV sơ cấp VKS tỉnh Đắk Nông

Đắk Nông

44

 

2

Lê Mạnh Hùng

VKS huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước

Bình Phước

35

 

3

Phan Nhứt Thống

KSV sơ cấp VKS tp HCM

tp HCM

35

 

4

Đỗ Đức Toàn

KSV sơ cấp VKS tp HCM

tp HCM

38

 

5

Lê Minh Trí

VKS huyện Hóc Môn, tp HCM

tp HCM

45

 

6

Phan Minh Nhựt

KSV sơ cấp VKS tỉnh Quảng Ngãi

Quảng Ngãi

45

 

7

Nguyễn Ngọc Bé

KSV sơ cấp VKS tỉnh Vĩnh Long

Vĩnh Long

65

59.5

8

Đặng Ngọc Dung

KSV sơ cấp VKS tỉnh Đồng Nai

Đổng Nai

50

 

9

Nguyễn Ngọc Lan

KSV sơ cấp VKS tỉnh Cà Mau

Cà Mau

45

 

10

Lý Ngọc Phú

KSV sơ cấp VKS tỉnh Cà Mau

Cà Mau

45

 

11

Phạm Thị Bích Dung

KSV sơ cấp VKS tỉnh Hậu Giang

Hậu Giang

30

70.5

12

Nguyễn Thanh Hưng

KSV sơ cấp VKS tỉnh Hậu Giang

Hậu Giang

40

 

13

Đinh Hoài Giang

KSV sơ cấp VKS tỉnh Đồng Tháp

Đồng Tháp

45

 

14

Nguyễn Tấn Tài

KSV sơ cấp VKS tỉnh Đồng Tháp

Đồng Tháp

40

 

15

Nguyễn Tấn Quang

VKS quân sự khu vực 92,Quân khu 9

quân khu 9

40

 

16

Nguyễn Thị Minh Thư

KSV sơ cấp VKS tp Cần Thơ

tp Cần Thơ

40

 

17

Nguyễn Lương Tri

KSV sơ cấp VKS tp Cần Thơ

tp Cần Thơ

37

 

18

Đỗ Thị Hồng Nhi

KSV sơ cấp VKS tp Cần Thơ

tp Cần Thơ

45

 

19

Nguyễn Phương Thiệp

KSV sơ cấp VKS tp Cần Thơ

tp Cần Thơ

40

 

III. Phúc khảo bài thi Kiểm sát viên sơ cấp phía Bắc

1

Ngô Thị Yến

KTV VKS tp Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh

43

 

2

Dương Thị Sen

KTV VKS huyện Kim Bảng, Hà Nam

Hà Nam

40

 

3

Phạm Văn Sơn

KTV VKS huyện Bình Gia, Lạng Sơn

Lạng Sơn

45

 

4

Phạm Hương Thủy

KTV VKS tỉnh Lạng Sơn

Lạng Sơn

40

 

5

Hoàng Thanh Thủy

KTV VKS tỉnh Lạng Sơn

Lạng Sơn

40

 

6

Hoàng Phương Thảo

KTV VKS huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

Lạng Sơn

45

 

7

Phạm Tất Lợi

KTV VKS huyện Sơn Dương, Tuyên Quang

Tuyên Quang

47

 

8

Trịnh Bá Cường

KTV VKS huyện Kim Bôi, Hòa Bình

Hòa Bình

34

 

9

Nguyễn Thị Hằng

KTV VKS tỉnh Hòa Bình

Hòa Bình

37

 

10

Vũ Bình Minh

KTV VKS tỉnh Hòa Bình

Hòa Bình

40

 

11

Đoàn Tuấn Anh

KTV VKS huyện Thanh Thủy, Phú Thọ

Phú Thọ

43

 

12

Nguyễn Thị Soa

KTV VKS huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An

Nghệ An

40

 

13

Nguyễn Thị Ngọc Thắm

KTV VKS tp Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Điện Biên

45

 

14

Lê Thanh Tùng

KTV VKS quận Lê Chân, tp Hải Phòng

tp Hải Phòng

54

76

15

Hà Xuân Sơn

KTV VKS huyện Thủy Nguyên, tp Hải Phòng

tp Hải Phòng

40

80

16

Lê Xuân Chiến

KTV VKS huyện Mường Nhé, tỉnh Lai Châu

Lai Châu

43

 

17

Lại Thị Giang

KTV VKS huyện Đông Hưng, Thái Bình

Thái Bình

 

74

18

Hà Thị Hường

KTV VKS huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa

47

 

19

Lường Văn Dũng

KTV VKS huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Sơn La

45

 

20

Nguyễn Mạnh Toàn

KTV VKS tỉnh Yên Bái

Yên Bái

41

 

21

Hà Lập Phương

KTV VKS huyện Văn Chấn

Yên Bái

45

88

22

Nguyễn Đức Lương

KTV VKS huyện Mường Khương

Lào Cai

46

 

23

Nguyễn Hồng Oanh

KTV VKS tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa

46

 

IV. Phúc khảo bài thi Kiểm sát viên sơ cấp phía Nam

1

Nguyễn Thị Mai Hương

KTV VKS quận Phú Nhuận

tp HCM

35

 

2

Hà Thanh Tùng

VKS tỉnh Hậu Giang

Hậu Giang

52

 

3

Đặng Đình Liêm

KTV VKS tỉnh Hậu Giang

Hậu Giang

50

76

4

Trần Thị Thảo Liên

KTV VKS tp Hội An, Quảng Nam

Quảng Nam

44

 

5

Phan Duy Công

KTV VKS huyện Nông Sơn, Quảng Nam

Quảng Nam

46

 

6

Võ Như Phong

KTV VKS huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam

40

 

7

Lý Trung Hiếu

KTV VKS huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa

Khánh Hòa

40

 

8

Vũ Thị Xuyến

KTV VKS tp Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa

Khánh Hòa

30

 

9

Trần Thanh An

KTV VKS huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

Bình Dương

41

 

10

Nguyễn Phúc Vinh

KTV VKS tx Phước Long, tỉnh Bình Phước

Bình Phước

50

74

11

Hà Văn Chuyên

KTV VKS tx Phước Long, tỉnh Bình Phước

Bình Phước

42

74

12

Nguyễn Hữu Thụy

CV VKS tp Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Bà Rịa – Vũng Tàu

43

 

13

Lâm Trường Hà

KTV VKS huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum

Kon Tum

43

 

14

Hứa Văn Biên

KTV VKS huyện Cầu Ngang, Trà Vinh

Trà Vinh

40

 

15

Lê Thị Thu Hương

KTV VKS tỉnh Vĩnh Long

Vĩnh Long

55

76

16

Triệu Duy Ngọc

KTV VKS tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng

35

 

17

Nguyễn Thúy Duyên

KTV VKS tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai

37

 

18

Nguyễn Hữu Thọ

KTV VKS huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai

56

 

19

Lê Thị Trúc Linh

KTV VKS quân sự khu vực 91, Quân khu 9

Quân khu 9

33

 

20

Lê Thị Diệu

KTV VKS huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre

Bến Tre

35

 

21

Nguyễn Thị Chăm

KTV VKS tp Tân An, tỉnh Long An

Long An

35

 

22

Trần Thị Lan Chi

KTV VKS huyện Bến Lức, Long An

Long An

42

 

23

Tạ Yên Dũng

KTV VKS huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận

Ninh Thuận

39

 

24

Võ Phúc Huy

KTV VKS huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận

Ninh Thuận

40

 

25

Nguyễn Thị Thùy Dương

KTV VKS quận Bình Thủy

Cần Thơ

40

 

26

Đặng Thị Mỵ

KTV VKS tp Cần Thơ

Cần Thơ

41

 

27

Nguyễn Thị Thu Phương

KTV VKS tp Cần Thơ

Cần Thơ

40

 

28

Hoàng Thủy Trung

VKSQS khu vực 52 thuộc quân khu 5

Quân khu 5

43

 

 

 

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Nói đến tiền là nói đến sự ổn định của tiền, mà sự ổn định của tiền liên quan mật thiết và chịu sự ràng buộc bởi hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng. Thông qua các thao tác của mình, Ngân hàng Trung ương (NHTW) có thể làm thay đổi tiền tệ trên tất cả các mặt: lưu lượng, chi phí, giá trị… Toàn bộ các thao tác có liên quan đến tiền của NHTW luôn nằm trong hệ thống những ý đồ mang tính chiến lược mà người ta gọi là chính sách tiền tệ. Nếu chính sách tài chính tập trung vào thành phần, kết cấu các mức chi phí, thuế khoá của Nhà nước, thì chính sách tiền tệ quốc gia lại tập trung vào việc giải quyết khả năng thanh toán cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, bao gồm việc đáp ứng khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông, điều khiển hệ thống tiền tệ và tín dụng đáp ứng vốn cho hoạt động kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy thị trường tiền tệ, thị trường vốn theo những quỹ đạo đã định, kiểm soát hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) và các tổ chức tín dụng khác, cùng với việc xác định tỷ giá hối đoái hợp lý nhằm ổn định và thúc đẩy kinh tế đối ngoại, hướng tới mục tiêu cuối cùng là ổn định tiền tệ, giữ vững sức mua của đồng tiền, ổn định giá cả hàng hoá. Chính vì thế mà chính sách tiền tệ tác động đến nền kinh tế là một điều hiển nhiên. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia là chủ trương, mục tiêu của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bởi nó đóng vai trò quan trọng trong công cuộc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra và đảm bảo cho hệ thống ngân hàng và thị trường tiền tệ đi theo một định hướng cụ thể. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ không có sự ổn định mà luôn có sự thay đổi nhất định qua từng năm. Do đó, để tìm hiểu về chính sách tiền tệ của nước ta trong giai đoạn cuối năm 2015 trở lại đây đã có những sự thay đổi và được thực thi thế nào, em đã chọn đề tài: “Tìm hiểu việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia của Việt Nam trong giai đoạn cuối năm 2015 trở lại đây và đề xuất ý kiến pháp lý” để trình bày dưới đây.

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA

1. Khái niệm

Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra[1].

Theo đó, tùy vào từng giai đoạn và hoàn cảnh cụ thể thì Ngân hàng Nhà nước có thể điều chỉnh chính sách tiền tệ theo hai hướng: chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền, giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng) và chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh, giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng).

2.  Mục tiêu của chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ được xây dựng và thực thi nhằm các mục tiêu cụ thể như sau:

Một là, ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát là mục tiêu quan trọng của chính sách tiền tệ. Ổn định giá cả có tầm quan trọng để định hướng phát triển kinh tế của quốc gia vì nó làm tăng khả năng dự đoán những biến động của môi trường kinh tế vĩ mô. Mức lạm phát thấp và ổn định tạo nên môi trường đầu tư ổn định, thúc đẩy nhu cầu đầu tư và đảm bảo sự phân bổ nguồn lực xã hội một cách hiệu quả.

Hai là, ổn định tỷ giá hối đoái. Cùng với xu thế hội nhập với thế giớ, hàng hóa được trao đổi trên phạm vi toàn cầu thì việc chuyển đổi giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ cũng được chú trọng. Việc kiểm soát được trị giá của đồng nội tệ và đồng ngoại tệ sẽ giúp cho các hoạt động kinh tế hiệu quả hơn. Mặt khác, tỷ giá hối đoái còn ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước với hàng hóa nước ngoài về mặt giá cả.

Ba là, ổn định lãi suất. Việc duy trì mức lãi suất phù hợp với điều kiện kinh tế quốc gia sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các cá nhân lập kế hoạch kinh doanh hoặc chi tiêu hợp lý, góp phần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô.

Bốn là, ổn định thị trường tài chính. Thị trường tài chính giúp điều hòa nguồn vốn từ nơi dư thừa đến nơi thiếu hụt một cách hợp lý. Vì vậy, sự ổn định của thị trường tài chính có ý nghĩa quan trọng với nền kinh tế quốc gia.

Năm là, tăng trưởng kinh tế. Chính sách tiền tệ phải đảm bảo sự tăng lên của GDP thực tế, tức là tỷ lệ tăng trưởng có được sau khi trừ đi tỷ lệ tăng giá cùng thời kỳ. Một nền kinh tế phồn thịnh với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định là nền tảng cho mọi sự ổn định.

Sáu là, giảm tỉ lệ thất nghiệp. Đây là mục tiêu quan trọng đối với tất cả các chính sách kinh tế của quốc gia bởi nó phản ánh khả năng sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực cũng như khả năng phát triển của nền kinh tế. Thêm vào đó, nếu tỉ lệ thất nghiệp tăng sẽ làm thay đổi cơ cấu ngân sách và tăng tệ nạn xã hội.

3.  Thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia

Chính sách tiền tệ có tác động rất lớn đến tình hình phát triển của một quốc gia về nhiều mặt, do đó, việc quyết định về chính sách tiền tệ cũng được quy định cho cơ quan có thẩm quyền, cụ thể:

Thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia bao gồm:

– Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

– Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

– Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm. Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ[2].

4.  Các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

Các công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia bao gồm:

– Tái cấp vốn;

– Lãi suất;

– Tỷ giá hối đoái;

– Dự trữ bắt buộc;

-Nghiệp vụ thị trường mở.

Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định Thống đốc Ngân hàng nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ. Cụ thể như sau:

  • Tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng. Ngân hàng nhà nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức sau đây:
  1. Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá;
  2. Chiết khấu giấy tờ có giá;
  3. Các hình thức tái cấp vốn khác.

Công cụ này có các ưu điểm là các khoản cho vay của ngân hàng trung ương đều được đảm bảo bằng các giấy tờ có giá do nó có khả năng tự thanh toán. Đồng thời hình thức tái chiết khấu có tính chất chủ động trong việc thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng hay thắt chặt. Bên cạnh đó nó cũng tồn tại nhược điểm đó là ngân hàng trung ương ở tình trạng thụ động do việc vay hay không vay nằm ở ngân hàng thương mại.

  • Lãi suất: Ngân hàng nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác. Đây là công cụa linh hoạt được nhà nước sử dụng để điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Theo đó Ngân hàng nhà nước công bố lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn và quy định lãi suất cơ bản làm cơ sở cho các ngân hàng thương mại xác định lãi suất cho vay, từ đó điều chỉnh lãi suất cho vay, lãi suất chiết khấu, lãi suất tiền gửi cho các ngân hàng thương mại.
  • Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, Ngân hàng nhà nước công bố tỉ giá hối đoái, quyết định chế độ tỉ giá, cơ chế điều hành tỉ giá. Ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường hối đoái nhằm ổn định tỷ giá hối đoái bằng cách mua hoặc bán một lượng ngoại tệ:

– Khi tỷ giá giảm mạnh thì ngân hàng trung ương đưa tiền mặt ra mua ngoại tệ, dẫn đến giá trị ngoại tệ lên cao, đồng nội tệ giảm giá trị làm cho tỷ giá được cải thiện nhưng sẽ làm gia tăng lượng tiền trong lưu thông.

– Khi tỷ giá hối đoái tăng thì ngân hàng trung ương đưa ngoại tệ ra bán dẫn đến giá trị ngoại tệ giảm, làm tỷ giá được cải thiện nhưng giảm lượng tiền trong lưu thông.

Kết quả của sự can thiệp của ngân hàng trung ương vào thị trường hối đoái nhằm ổn định tỷ giá hối đoái, giữ vững sức mua của đồng nội tệ làm cho tiền lưu thông tăng lên hoặc giảm đi.

  • Dự trữ bắt buộc: là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Ngân hàng nhà nước quy định tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Cụ thể tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VNĐ áp dụng theo QĐ 379/QĐ-NHNN ngày 24/2/2009 (áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 3/2009), tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng USD áp dụng theo QĐ 1925/QĐ-NHNN ngày 26/8/2011(áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 9/2011) như sau:
Loại tổ chức tín dụng

 

Tiền gửi VNĐ Tiền gửi ngoại tệ
Không kỳ hạn và dưới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên Không kỳ hạn và dưới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên
Các NHTM Nhà nước (không bao gồm NHNN&PTNT), NHTMCP đô thị, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính 3% 1% 8% 6%
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1% 1% 7% 5%
NHTMCP nông thôn, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân trung ương 1% 1% 7% 5%
TCTD có số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc dưới 500 triệu đồng, QTDND cơ sở, Ngân hàng Chính sách xã hội 0% 0% 0% 0%

Mục đích của việc thực hiện dự trữ bắt buộc là nhằm:

Duy trì khả năng thanh toán thường xuyên của các ngân hàng trung gian hoặc trong những trường hợp khẩn cấp như trường hợp xảy ra tình trạng đồng loạt rút tiền gửi của công chúng, tránh được sự khủng hoảng ngân hàng.

Giới hạn khả năng cho vay của ngân hàng trung gian, tránh trường hợp ngân hàng quá ham kiếm lợi nhuận bằng cách cho vay quá mức làm phương hại tới quyền lợi của người ký gửi tiền ở ngân hàng, đảm bảo an toàn tiền gửi của khách hàng.

Việc tập trung dự trữ của các ngân hàng trung gian ở Ngân hàng nhà nước còn là một phương tiện để Ngân hàng Nhà nước có thêm quyền lực điều khiển hệ thống ngân hàng tạo sự lệ thuộc của các ngân hàng vào Ngân hàng Nhà nước.

  • Nghiệp vụ thị trường mở: là nghiệp vụ Ngân hàng nhà nước thực hiện thông qua việc mua, bán giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Nghiệp vụ thị trường mở chủ yếu có hai loại: mua bán giấy tờ có giá dài hạn và mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn. Ở Việt Nam, nghiệp vụ thị trường mở chỉ là việc mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu Ngân hàng nhà nước và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở tác động nhanh, linh hoạt và chủ động. Nó có thể hạn chế được những khiếm khuyết của công cụ dự trữ bắt buộc. Tuy nhiên, hạn chế của nó là chỉ có thể áp dụng trong điều kiện mà hầu hết tiền trong lưu thông đều nằm ở tài khoản tại ngân hàng.

II. THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN CUỐI NĂM 2015 TRỞ LẠI ĐÂY

1.Chính sách tiền tệ năm 2015

1.1. Khái quát về chiến lược chính sách tiền tệ năm 2015

Trên cơ sở bám sát mục tiêu của Quốc hội tại Nghị quyết số 77/2014/QH13 ngày 10/11/2014 về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2015 và kết quả đạt được trong điều hành năm 2014, NHNN xác định mục tiêu và các giải pháp lớn về điều hành chính sách tiền tệ năm 2015 như sau:“Điều hành chủ động và linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, không chủ quan với lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo an toàn thanh khoản của các TCTD. Điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát, bảo đảm giá trị đồng Việt Nam, tiếp tục khắc phục tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế. Thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng; tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh; tiếp tục triển khai các chương trình gắn kết tín dụng ngân hàng với chính sách ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại các TCTD, đảm bảo thực hiện đúng lộ trình của Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tăng cường phối hợp với các chính sách vĩ mô khác”[3].

Theo đó, nhiệm vụ được cụ thể hóa để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia là:

– Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra (dưới 5%), ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý (6,2%), bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng và nền kinh tế, duy trì ổn định mặt bằng lãi suất, phấn đấu tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay trung, dài hạn thêm từ 1%/năm đến 1,5%/năm, hỗ trợ thị trường tài chính trong huy động vốn cho đầu tư phát triển. Năm 2015, định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 16-18%, tín dụng tăng khoảng 13-15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế; ổn định tỷ giá (mức điều chỉnh không quá 2%), thị trường ngoại tệ, thị trường vàng. Tổ chức thực hiện các giải pháp về tiền tệ, hoạt động ngân hàng để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, chất lượng tín dụng, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế. Ưu tiên tập trung tín dụng cho các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

– Triển khai đồng bộ các giải pháp về hoàn thiện thể chế, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để bảo đảm hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng an toàn, tuân thủ theo quy định của pháp luật. Tập trung đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, phấn đấu đến cuối năm đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3%. Tiếp tục triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015, phấn đấu về cơ bản thực hiện đầy đủ các nội dung của Đề án.[4]

1.2. Thực thi chính sách tiền tệ năm 2015

Trên cơ sở thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thực hiện chính sách tiền tệ, Ngân hàng nhà nước đã triển khai các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý và đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể:

Một là, lượng tiền cung ứng tiếp tục được điều hành phù hợp theo mục tiêu hỗ trợ ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối, kiểm soát lạm phát nhưng vẫn đảm bảo hài hòa với các mục tiêu giảm lãi suất, tăng tín dụng hợp lý, hỗ trợ các TCTD đầu tư trái phiếu Chính phủ và xử lý nợ xấu. Tổng phương tiện thanh toán đến ngày 21/12/2015 tăng 13,55% so với cuối năm trước, phù hợp với kinh tế vĩ mô, tiền tệ và các giải pháp điều hành của NHNN. Mặt bằng lãi suất giảm nhưng huy động vốn vẫn tăng (đến ngày 21/12/2015, huy động vốn tăng 13,59% so với cuối năm trước) tạo điều kiện cho các TCTD cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế.

Hai là, lãi suất thị trường tiếp tục giảm khoảng 0,2-0,5%/năm, qua đó hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh những vẫn đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối. Trong năm 2015, NHNN duy trì ổn định lãi suất điều hành, trần lãi suất huy động bằng VNĐ, kết hợp với điều chỉnh giảm trần lãi suất USD, đảm bảo duy trì chênh lệch hợp lý giữa lãi suất VNĐ và lãi suất USD. Các TCTD trên cơ sở nhu cầu vốn của thị trường cân đối điều chỉnh giảm lãi suất cho vay so với trần quy định điều tiết thanh khoản của các TCTD hợp lý để tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất, điều chỉnh giảm lãi suất cho vay một số chương trình tín dụng ngành, lĩnh vực xuống mức khoảng 6,5 – 6,6%/năm, yêu cầu các TCTD rà soát giảm lãi suất cho vay của các khoản vay cũ về mức lãi suất cho vay hiện hành[5].

Mặt bằng lãi suất cho vay giảm khoảng 0,3-0,5%/năm so với cuối năm trước (lãi suất ngắn hạn giảm khoảng 0,3%/năm, lãi suất trung và dài hạn giảm khoảng 0,3-0,5%/năm), đưa mặt bằng lãi suất giảm khoảng 50% so với thời điểm cuối năm 2011; Lãi suất huy động giảm khoảng 0,2-0,5%/năm và hiện ở mức tương đối thấp.

Ba là, tỷ giá và thị trường ngoại tệ tiếp tục được giữ ổn định, niềm tin vào đồng tiền Việt Nam được củng cố, tình trạng đô-la hoá trong nền kinh tế tiếp tục giảm, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức, cá nhân đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.

Bốn là, tăng trưởng tín dụng tăng cao hơn năm trước. Tính đến ngày 21/12/2015, tín dụng tăng 17,17% so với đầu năm, cao hơn mức tăng của cùng kỳ các năm 2011-2014. Dòng vốn tín dụng tiếp tục được phân bổ hợp lý, hướng tới các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực ưu tiên của chính phủ (cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đến tháng 12/2015 tăng 11%…)[6]. Dòng vốn tín dụng tiếp tục được phân bổ hợp lý, hướng tới các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ (cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tăng ước đến tháng 12/2015 tăng 11%, lĩnh vực doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng tháng 10/2015 tăng 45,13%…). Các chương trình, chính sách tín dụng ngành, lĩnh vực, người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo chỉ đạo của Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ tiếp tục được hệ thống ngân hàng đẩy mạnh triển khai, mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế và xã hội.

Năm là, thanh khoản VNĐ của hệ thống các TCTD tiếp tục được đảm bảo và có dư thừa, sẵn sàng đáp ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, thị trường tiền tệ ổn định, thông suốt nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp cung ứng tiền, phối hợp công cụ hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD, các TCTD tăng cường xử lý nợ xấu, cơ cấu lại tài sản, chú trọng hơn trong quản trị rủi ro thanh khoản, đảm bảo an toàn hệ thống.

Sáu là, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, thay vào đó là sử dụng các hình thức thanh toán trực tuyến tiếp tục được phát triển mạnh mẽ, đang dần đi vào cuộc sống, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Bảy là, thị trường vàng trong nước diễn biến ổn định, cung cầu trên thị trường tương đối cân bằng giá vàng trong nước không còn bị tác động bởi các nhân tố như sự biến động của giá vàng thế giới và sự biến động tăng của tỷ giá USD/VNĐ. Trong năm 2015, tại nhiều thời điểm thị trường thế giới biến động đột biến nhưng thị trường vàng trong nước vẫn cơ bản ổn định, cung cầu trên thị trường tương đối cân bằng. Thị trường vàng tự điều tiết theo quy luật cung cầu, NHNN không phải sử dụng ngoại tệ để nhập khẩu vàng can thiệp, bình ổn thị trường vàng miếng, tình trạng vàng hóa tiếp tục được ngăn chặn, góp phần ổn định tỷ giá, thị trường ngoại hối và ổn định kinh tế vĩ mô.

2. Chính sách tiền tệ năm 2016

2.1. Khái quát chiến lược chính sách tiền tệ 2016

Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ (CSTT) và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2016 ban hành trên cơ sở thực hiện Nghị quyết số 98/2015/QH13 ngày 10/11/2015 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2016, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo Điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 (Nghị quyết số 01), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) thực hiện tốt các giải pháp Điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2016 nhằm Mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý như sau:

– Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo Mục tiêu đề ra (dưới 5%), ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý (Khoảng 6,7%), bảo đảm thanh Khoản của các tổ chức tín dụng và nền kinh tế, duy trì ổn định thị trường tiền tệ. Năm 2016, định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng Khoảng 16-18%, dư nợ tín dụng tăng Khoảng 18-20%, có Điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Tổ chức thực hiện các giải pháp về tiền tệ, hoạt động ngân hàng để tiếp tục tạo Điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình tiếp cận nguồn vốn tín dụng thúc đẩy sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, tạo Điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, chất lượng tín dụng, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế.

– Triển khai đồng bộ các giải pháp về hoàn thiện thể chế, tăng cường công tác thanh tra, giám sát để bảo đảm hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, đúng pháp luật. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại toàn diện đối với các tổ chức tín dụng; tập trung xử lý dứt Điểm các tổ chức tín dụng yếu kém. Tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp xử lý nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng. Phấn đấu duy trì bền vững tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3% tổng dư nợ theo chuẩn mực phân loại nợ Việt Nam.

2.2. Thực thi chính sách tiền tệ năm 2016

Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ (CSTT) và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2016, CSTT tiếp tục được điều hành theo hướng chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, duy trì ổn định thị trường tiền tệ. Theo đó, NHNN đã duy trì ổn định các mức lãi suất điều hành, thông qua điều hành cung tiền hợp lý, linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn với thời hạn và khối lượng hợp lý để hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, thực hiện mua ngoại tệ khi thuận lợi, qua đó duy trì dư thừa thanh khoản của hệ thống, đưa mặt bằng lãi suất liên ngân hàng ở mức thấp, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giữ ổn định lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay khi có điều kiện. Điều này được thể hiện cụ thể như sau:

Về lãi suất, các lãi suất điều hành (lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu) được duy trì ở mức ổn định để hỗ trợ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và góp phần ổn định thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Thông qua điều hành cung tiền hợp lý, linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn với thời hạn và khối lượng hợp lý để hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, thực hiện mua ngoại tệ khi thuận lợi, NHNN đã đảm bảo được thanh khoản của hệ thống, đưa mặt bằng lãi suất liên ngân hàng ở mức thấp, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giữ ổn định lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay khi có điều kiện. Lãi suất liên ngân hàng trong năm 2016, nhìn chung, thấp hơn nhiều so với năm 2015, do nhu cầu sử dụng vốn của hệ thống chưa cao. Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh kể từ tháng 4/2016 (từ mức 4,13%) và chỉ đến tháng 11 mới có xu hướng tăng trở lại, từ mức 1,18% lên mức 3,42% trong tháng 12, do nhu cầu vay vốn trong nền kinh tế thường tăng cao vào dịp cuối năm. Lãi suất huy động mặc dù trải qua đợt tăng lãi suất nhẹ trong tháng 9 từ các ngân hàng nhỏ1, và đợt giảm lãi suất nhẹ từ các ngân hàng lớn trong tháng 102, và có tăng nhẹ trở lại trong tháng 12 tập trung ở các kỳ hạn dưới 12 tháng, nhưng nhìn chung, mặt bằng lãi suất huy động vẫn được giữ ổn định ở mức 6,5% cho kỳ hạn 1 năm và 7,2% cho kỳ hạn trên 1 năm.

Từ cuối tháng 4/2016, thực hiện chủ trương của Chính phủ và NHNN về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại nhà nước và một số ngân hàng thương mại cổ phần đã điều chỉnh giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn và đưa lãi suất cho vay trung và dài hạn về tối đa 10%/năm đối với các khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đồng thời tích cực triển khai các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi. Ngoài ra, Thông tư 06/2016/TT-NHNN3 điều chỉnh tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn giảm dần theo lộ trình4 nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản, hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp bất động sản có gần một năm để điều chỉnh, đã góp phần hỗ trợ giảm áp lực lãi suất cho các tổ chức tín dụng. Nhìn chung, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm từ 8,15% (tháng 5/2016) xuống 8,02%/năm đối với các khoản vay ngắn hạn, và giảm từ 10,2% xuống 10,1% bình quân đối với các khoản vay trung và dài hạn, sau đó tiếp tục được duy trì ổn định đến cuối năm 2016. (Hình 1)

Hình 1: Các mức lãi suất chính sách

(Nguồn: NHNN)

Về tín dụng, chính sách tín dụng được điều hành theo hướng mở rộng nhằm tăng nguồn cung ứng vốn ra nền kinh tế, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tập trung vào triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng đối với ngành, lĩnh vực, tín dụng chính sách theo chủ trương của Chính phủ. Trong năm 2016, chính sách tín dụng được điều hành theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011: (i) Khống chế trần lãi suất cho vay với nông nghiệp nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; DNNVV; công nghệ cao (hiện ở mức 7%/năm); (ii) Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và công cụ tái cấp vốn để hướng dòng vốn tín dụng vào nông nghiệp (TT20/TT-NHNN, ngày 29/9/2010); (iii) Kết hợp chính sách tín dụng của ngân hàng với chính sách tài khóa trong hỗ trợ lãi suất giảm tổn thất sau thu hoạch, với mức hỗ trợ 100% hoặc 50% theo thời gian vay phù hợp… Kết quả, trong năm 2016, tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, đạt 16,46% (tính đến ngày 20/12/2016) so với cuối năm 2015.

Để đạt được những kết quả trên, nhiều giải pháp tín dụng đã được triển khai trong nhằm hỗ trợ thị trường như:

Một là, trần tăng trưởng tín dụng được kiểm soát nhưng có sự điều chỉnh linh hoạt theo TCTD. Năm 2016, trần tăng trưởng tín dụng 18 – 20% (có phân bổ theo từng nhóm TCTD) nhưng trên thực tế, tăng trưởng tín dụng đã được điều chỉnh linh hoạt cho các TCTD có điều kiện mở rộng tín dụng và đảm bảo hoạt động an toàn.

Hai là, nhằm chống đô la hóa trong nền kinh tế, quan hệ mua – bán ngoại tệ tiếp tục được thực hiện thay cho quan hệ huy động – cho vay ngoại tệ nhưng có sự điều chỉnh linh hoạt theo thời điểm. Trong đó, trước bối cảnh hoạt động sản xuất, kinh doanh đang gặp khó khăn do chi phí đầu vào cao, sức cạnh tranh của hoạt động xuất khẩu hạn chế, ngày 27/5/2016, NHNN đã ban hành Thông tư số 07/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN quy định hoạt động cho vay bằng ngoại tệ. Theo đó, một nhóm đối tượng là các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ lại được vay vốn ngắn hạn bằng ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu vốn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay đến hết ngày 31/12/2016, sau khi đã có quy định dừng cho vay với đối tượng này từ 01/4/2016. Tiếp đó, ngày 15/11/2016, NHNN ban hành Thông tư số 31/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 24/2015/TT-NHNN thay thế Thông tư 07/2016/TT-NHNN quy định cho vay bằng ngoại tệ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú. Quy định này có hiệu lực thi hành từ 01/01/2017 và được thực hiện đến hết ngày ngày 31/12/2017. Việc mở lại tín dụng ngoại tệ cho doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, NHNN mở lại một kênh vốn có lãi vay thấp hơn nhiều so với vay VND, để hỗ trợ DN và gián tiếp là hỗ trợ cho các hộ dân trong chuỗi liên kết.

Ba là, nâng cao chất lượng quản trị ngân hàng, giảm rủi ro tín dụng và hạn chế tăng trưởng tín dụng nóng thông qua việc ban hành Thông tư số 06/2016/TT-NHNN nâng hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200% từ thời điểm 01/01/2017, giảm có lộ trình tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn xuống 40% từ 01/01/2018 và tăng tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ so với nguồn vốn ngắn hạn bình quân của tháng liền kề trước của TCTD. Ngoài ra, Chỉ thị số 04/CT-NHNN gần đây cũng nêu rõ yêu cầu các đầu mối giám sát chặt chẽ và cảnh báo TCTD có quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng ở một số ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như tín dụng trung, dài hạn, tín dụng đối với nhóm khách hàng lớn, tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông.

Bốn là, nhằm thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu, trong năm 2016, NHNN đã ban hành nhiều văn bản, quyết định, thông tư liên quan đến việc hình thành thị trường mua bán nợ xấu, như: Thông tư 08/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản các TCTD (VAMC) theo cơ chế thị trường giúp tăng tính chủ động và quyền hạn cho VAMC; Quyết định 618/QĐ-NHNN cho phép VAMC chính thức được triển khai phương án mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường.

Về tỷ giá hối đoái, chính sách điều hành tỷ giá được điều hành theo hướng linh hoạt nhằm đáp ứng những yêu cầu từ bối cảnh thương mại và đầu tư quốc tế, tăng cường ký kết các hiệp định thương mại tự do. Theo cơ chế tỷ giá mới, tỷ giá trung tâm được NHNN công bố hàng ngày, vào trước phiên giao dịch, dựa trên cơ sở tham chiếu 3 yếu tố: (i) Diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng; (ii) Diễn biến của đồng USD và một số đồng ngoại tệ trên thị trường quốc tế; và (iii) Các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ, mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và chính sách kinh tế vĩ mô. Trên thực tế, trong năm 2016, tỷ giá trung tâm đã được điều chỉnh linh hoạt nhằm ứng phó với biến động trên thị trường tài chính tiền tệ quốc tế (tiêu biểu như: Sự kiện người dân Anh bỏ phiếu ủng hộ Liên Hiệp Vương Quốc Anh rời khỏi khối Liên minh châu Âu (Brexit); Kết quả bầu cử tổng thống Mỹ và những biến động với đồng USD).

Với cơ chế tỷ giá trung tâm, năm 2016, tỷ giá USD/VND không có nhiều biến động lớn. Đến cuối tháng 12 (tính đến 21/12), tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giữ ở mức 23.176, tăng 2,3% so với cuối năm 2015. Sự ổn định của tỷ giá hối đoái được duy trì nhờ các yếu tố hỗ trợ như: (i) Cơ chế tỷ giá trung tâm và các công cụ điều tiết thị trường ngoại hối đang dần phát huy được hiệu quả, hạn chế hành vi đầu cơ, găm giữ ngoại tệ; (ii) Nguồn cung ngoại tệ tương đối dồi dào do cán cân thương mại tiếp tục thặng dư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng trưởng khả quan; (iii) Hầu hết các đồng tiền trong rổ tính tỷ giá trung tâm của NHNN đều lên giá so với đồng USD đã giúp giải tỏa sức ép lên tỷ giá USD/VND. Sự ổn định của tỷ giá trong 10 tháng đầu năm đã giúp NHNN tích trữ được một lượng ngoại hối lên tới 40 tỷ USD. Ngoài ra, tỷ giá ổn định cũng giúp giảm tình trạng đô la hóa, tỷ lệ USD trên tổng phương tiện thanh toán (M2) giảm xuống còn 10%, tương đương mức đô la hóa nhẹ của theo tiêu chuẩn của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

Tuy nhiên, trong hai tháng cuối năm, tỷ giá trong nước diễn biến tăng mạnh do những biến động từ thị trường tài chính quốc tế như: (i) Kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ; (ii) Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định tăng lãi suất cơ bản USD lên mức từ 0,5-0,75% vào ngày 14/12/2016, tiếp tục đưa ra thông điệp về việc có thể nâng lãi suất thêm 3 lần nữa trong năm 2017. Cách thức điều hành tỷ giá mới linh hoạt hơn đã giúp cho tỷ giá biến động hàng ngày theo kịp với những diễn biến trên thị trường trong nước và quốc tế[7].

3. Chính sách tiền tệ năm 2017

3.1. Khái quát chiến lược chính sách tiền tệ năm 2017

Thực hiện Nghị quyết số 23/2016 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2017, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, ngày 10/01/2017, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ (CSTT) và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2017. Theo đó, Thống đốc Ngân hàng nhà nước yêu cầu các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2017 nhằm mục tiêu kiểm soát lạm pháp, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý như sau:

– Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra (bình quân khoảng 4%), ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý ( khoảng 6,7%); bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng, ổn định thị trường tiền tệ. Năm 2017, định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 16-18%, tín dụng tăng khoảng 18%, có điều chỉnh phù hợp với diến biến, tình hình thực tế. Tổ chức thực hiện các giải pháp về tiền tệ, hoạt động ngân hàng để tiếp tục tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, chất lượng tín dụng, đảm bảo cung ững vốn cho nền kinh tế, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp và người dân.

– Tăng cường công tác thanh tra, giám sát trong hoạt động ngân hàng bảo đảm hệ thống tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, lành mạnh. Tiếp tục triển khai cơ cấu lại tổ chức tín dụng và đẩy mạnh xử lý nợ xấu, duy trì tỷ lệ nợ xấu bền vững dưới 3% tổng dư nợ, nâng cao quy định an toàn dối với hoạt động của tổ chức tín dụng theo nguyên tắc từng bước hoàn thiện theo các thông lệ, chuẩn mực an toàn quốc tế. Hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ, trên cơ sở hoàn thiện hệ thống pháp luật và các điều kiện để thực hiện mua bán nợ theo cơ chế thị trường.

3.2. Thực thi chính sách tiền tệ nửa đầu năm 2017

Trên cơ sở các mục tiêu đã đề ra, trong 6 tháng đầu năm 2017, NHNN tiếp tục điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đồng thời đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ. Một số kết quả trong điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm:

-Điều hành các chỉ tiêu tiền tệ tăng hợp lý (đến ngày 30/6, tổng phương tiện thanh toán tăng 6,82% so với cuối năm 2016), hỗ trợ kiểm soát lạm phát theo mục tiêu trong điều kiện giá các mặt hàng Nhà nước quản lý tiếp tục được điều chỉnh theo lộ trình.

– Giữ ổn định mặt bằng lãi suất trong 6 tháng đầu năm mặc dù có sức ép tăng do lạm phát cuối năm 2016, đầu năm 2017 ở mức cao, tín dụng tăng nhanh ngay từ đầu năm, trái phiếu Chính phủ (TPCP) tiếp tục phát hành với khối lượng lớn, kỳ hạn dài, thị trường ngoại tệ chịu sức ép trước việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất. Trên cơ sở khả năng kiểm soát lạm phát và tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, NHNN đã chỉ đạo và từ ngày 10/7/2017, các TCTD đã thực hiện giảm 0,5% lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên, như vậy mặt bằng lãi suất hiện nay khoảng 6-6,5%/năm đối với kỳ hạn ngắn và khoảng 8-10,5% đối với trung và dài hạn,lãi suất cho vay ngắn hạn đối với khách hàng tốt khoảng 4-5%/năm.

– Thực hiện các giải pháp tín dụng để tạo điều kiện tăng trưởng tín dụng tăng ngay từ những tháng đầu năm hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Kết quả, khác với các năm trước, tín dụng đối với nền kinh tế đã liên tục tăng nhanh và đều qua các tháng từ đầu năm, không có tình trạng tín dụng tăng thấp vào đầu năm và dồn vào những tháng cuối năm như những năm trước; đến ngày 30/6/2017 tăng 9,06% so với cuối năm trước và là mức cao so với cùng kỳ các năm gần đây nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng. Cơ cấu tín dụng đã tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong đó, tín dụng đối với một số ngành kinh tế trọng điểm tăng cao hơn so với mức tăng chung của toàn hệ thống; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro tăng chậm lại.

– Tỷ giá và thị trường ngoại tệ ổn định mặc dù Fed tăng lãi suất, nhập siêu tiếp diễn; thanh khoản thị trường tốt, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu hợp lý, hợp pháp của tổ chức, cá nhân, NHNN tiếp tục mua được ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối nhà nước.

– Công tác tái cơ cấu, xử lý nợ xấu cũng được triển khai quyết liệt; nhờ đó, nợ xấu được kiểm soát ở mức dưới 3%, hoạt động của các TCTD an toàn, lành mạnh[8].

4. Nhận xét chung về chính sách tiền tệ giai đoạn cuối 2015 trở lại đây

Mặc dù trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, NHNN đã có sự chủ động, linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ. Những kết quả đạt được cho thấy giai đoạn cuối năm 2015 trở lại đây là giai đoạn  thành công trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Có thể thấy, bắt đầu từ giai đoạn cuối năm 2015, việc điều hành và thực hiện chính sách tiền tệ ở nước ta đã đạt được những kết quả khởi sắc.

Qua đó, kết hợp với những kết quả đạt được đã nêu ra, cho thấy chính sách tiền tệ đã có đóng góp quan trọng trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát cả năm ở mức thấp (khoảng 1-2%), đánh dấu thời kỳ ổn định lạm phát dài nhất trong một thập kỷ qua, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng kinh tế năm 2015 đạt trên 6,5%, mức cao nhất trong 5 năm gần đây (2011-2015). Năm 2015 đánh dấu năm thứ 4 liên tiếp ngành ngân hàng hoàn thành tốt các chỉ tiêu mà Đảng và Chính  phủ giao, góp phần vào việc thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011-2015 của đất nước.

Thực thi chính sách tiền tệ năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 cho thấy, chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục được duy trì theo hướng chủ động, linh hoạt, nới lỏng thận trọng, nhằm ổn định thị trường tiền tệ, bảo đảm thanh khoản hệ thống, cung ứng vốn có hiệu quả cho nền kinh tế, hỗ trợ ổn định tỷ giá, tạo điều kiện tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu.

Việc các ngân hàng giảm lãi suất cho vay xuống mức hợp lý đã giúp cho các doanh nghiệp đến gần hơn với nguồn vốn, giảm áp lực trả nợ, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ. Từ đó, tạo sự chủ động, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh.

Tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại tệ ổn định sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với ngoại tệ, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều hành chính sách tỷ giá mặc dù phải chịu nhiều sức ép nhưng NHNN đã có những biện pháp nhất định đồng thời phối hợp với chính sách lãi suất và các công cụ chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối và công tác truyền thông để ổn định thị trường ngoại tệ, nâng cao niềm tin vào đồng Việt Nam.

Không chỉ giữ được lòng tin trong người dân và các doanh nghiệp, trong những thành công của chính sách tiền tệ cũng được các tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao, đồng thời là một trong những yếu tố quan trọng để các tổ chức xếp hạng quốc tế nâng mức xếp hạng quốc gia của Việt Nam.

Thị trường vàng ngày càng được cân bằng, ổn định. Quá trình xử lý nợ xấu cũng đạt được những kết quả nhất định. Các phương thức thanh toán ngày càng phong phú, đa dạng, phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế thế giới.

III. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG THỜI GIAN TỚI

Trên cơ sở mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ và nhiệm vụ trọng tâm của ngành, NHNN điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm bảo đảm ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát; tập trung thực hiện các giải pháp:

Thứ nhất, Theo dõi sát diễn biến vĩ mô, thị trường tiền tệ trong và ngoài nước để chủ động, kịp thời thực hiện các giải pháp điều hành phù hợp. Điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT nhằm ổn định thị trường tiền tệ, tạo thuận lợi cho quá trình tái cơ cấu thị trường chứng khoán và thị trường vốn, ổn định thị trường ngoại tệ, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, tín dụng theo định hướng đề ra.

Thứ hai, Điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và thị trường tiền tệ nhằm ổn định mặt bằng lãi suất. Tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh để ổn định lãi suất huy động và có điều kiện phấn đấu giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng vay nhưng đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động.

Thứ ba, Tiếp tục điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt, phối hợp đồng bộ các giải pháp và các công cụ CSTT nhằm hỗ trợ ổn định tỷ giá, cân nhắc thận trọng việc bán can thiệp thị trường ngoại tệ trong trường hợp cung cầu ngoại tệ mất cân đối để đảm bảo tỷ giá không biến động quá mức, gây tâm lý bất ổn trên thị trường, hạn chế các yếu tố đầu cơ, găm giữ ngoại tệ làm ảnh hưởng đến mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền và kinh tế vĩ mô.

Thứ tư, Tiếp tục chỉ đạo các TCTD tập trung vốn tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh hiệu quả theo chỉ đạo của Chính phủ; Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các chương trình tín dụng đặc thù của Chính phủ như lúa gạo, cà phê, thủy sản,…;  Triển khai cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch và nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;  Phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan triển khai các chính sách tín dụng, xử lý nợ tháo gỡ khó khăn cho người dân tại 4 tỉnh miền Trung; Tiếp tục phối hợp các Bộ, ngành để xử lý những khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy mạnh việc triển khai chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ. Đồng thời, NHNN chỉ đạo các TCTD tiếp tục triển khai các chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phát triển SXKD, đặc biệt đối với ngành chăn nuôi lợn, sản xuất thức ăn chăn nuôi và sản xuất thuốc thú y..

Thứ năm, Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa cũng như với các chính sách kinh tế vĩ mô khác để thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng hợp lý.

Thứ sáu, NHNN chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan Trung ương liên quan và các địa phương, tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại toàn diện đối với các TCTD (bao gồm cả các TCTD yếu kém), trọng tâm là cải thiện và nâng cao năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động của bộ máy kiểm soát, kiểm toán nội bộ; từng bước cơ cấu lại hoạt động theo hướng an toàn, hiệu quả, giảm thiểu các hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro; tập trung xử lý dứt điểm các TCTD yếu kém, kiên quyết áp dụng các biện pháp mạnh bao gồm cả biện pháp can thiệp của Nhà nước[9].

Thứ bảy, xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ ngân hàng, đặc biệt là các văn bản nhằm hoàn thiện khung pháp lý về cơ cấu lại, xử lý nợ xấu, sở hữu chéo và phát triển thị trường mua bán nợ. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, giám sát nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của NHNN; bảo đảm sự an toàn, ổn định của hệ thống các TCTD.

Việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết hoạt động ngân hàng và thông qua đó điều tiết các hoạt động kinh tế là những hoạt động thường ngày, tuy nhiên để vận hành các công cụ này một cách có hiệu quả thì mặc dù luôn phải tuân thủ những nguyân tắc nhất định song mặt khác lại không thể rập khuôn, máy móc mà rất cần sự sáng suốt, linh hoạt và nhạy bén. Chính sách tiền tệ là công cụ góp phần vào kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Đây là một mục tiêu quan trọng, hàng đầu của chính sách tiền tệ nước ta luôn được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đặt ra. Điều này được thể hiện qua các Báo cáo kinh tế-xã hội của Chính phủ 5 năm 2011-2015 và 2016-2020 đã luôn thể hiện rõ vai trò của chính sách tiền tệ. Do đó, với tình hình phát triển kinh tế luôn có sự thay đổi như hiện nay, các công cụ điều tiết chính sách tiền tệ cần được sử dụng linh hoạt, hợp lý và phù hợp với tình hình đất nước trong từng giai đoạn cụ thể.

[1] Xem Khoản 1 Điều 3 Luật NHNN 2010

[2] Xem Điều 3 Luật Ngân hàng nhà nước 2010

[3] Nghị quyết 77/2014/QH13 ngày 10/11/2014 về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2015

[4] Chỉ thị 01/2015/CT-NHNN ngày 27/01/2015 về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2015

[5] Bài viết Những điểm sáng ngân hàng đăng trên:http://tapchitaichinh.vn/thi-truong-tai-chinh/vang-tien-te/nhung-diem-sang-nganh-ngan-hang-2015-74664.html

[6] Bài viết Những điểm sáng ngân hàng đăng trên:http://tapchitaichinh.vn/thi-truong-tai-chinh/vang-tien-te/nhung-diem-sang-nganh-ngan-hang-2015-74664.html

[7] TS. Nguyễn Viết Lợi – Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách tài chính, Bộ Tài chính, Chính sách tiền tệ năm 2016 và triển vọng năm 2017, Tạp chí Ngân hàng số 1/2017.

[8] Thông tin cung cấp cho báo chí tại Hội nghị trực tuyến triển khai nghị quyết của quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu và quyết định của thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020

[9] Bài viết thông tin về điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng 5 tháng đầu năm 2017 đăng trên www.sbv.gov.vn

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Đầu tư là một lĩnh vực kinh doanh thương mại được Nhà nước quan tâm, chú trọng nhằm phát triển kinh tế – xã hội. Pháp luật đầu tư cũng luôn có những thay đổi để phù hợp hơn tình hình kinh tế – xã hội đất nước và khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào Việt Nam. Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực, thay thế Luật Đầu tư 2005 đã đánh dấu bước thay đổi và phát triển vượt bậc trong chủ trương cải cách thủ tục hành chính. Trong đó phải kể đến những thay đổi trong trình tự, thủ tục đầu tư đã thể hiện rõ việc cải cách thủ tục hành chính luôn gắn liền với việc nâng cao trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc triển khai thực hiện dự án đầu tư. Vậy, để tìm hiểu về thủ tục đầu tư theo Luật đầu tư 2014 và qua đó đánh giá sự thay đổi và phát triển của Luật Đầu tư 2014 so với Luật Đầu tư 2005, phần trình bày dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.

I. KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ VÀ THỦ TỤC ĐẦU TƯ.

Từ 01/07/2015 Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực thay thế Luật Đầu tư 2005. Luật Đầu tư 2014 không còn phân biệt giữa đầu tư trực tiếp và gián tiếp, sử dụng khái niệm “Đầu tư kinh doanh” để thay thế 2 khái niệm trước đây là “Đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp”.

Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.

Khi nhà đầu tư muốn triển khai dự án trên thực tế, tùy từng dự án cụ thể mà nhà đầu tư có thể phải thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư. Trong quá trình thực hiện dự án trên thực tế, vì lý do khác nhau mà  nhà đầu tư có thể thực hiện các thủ tục liên quan đến giãn tiến độ thực hiện dự án, tạm ngừng hoạt động của dự án… Tất cả những thủ tục đó được gọi chung là thủ tục đầu tư.

II. THỦ TỤC ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM THEO LUẬT ĐẦU TƯ NĂM 2014

Để một dự án đầu tư muốn được triển khai trên lãnh thổ Việt Nam, thông thường nhà đầu tư sẽ phải xem xét rằng dự án đó có thuộc trường hợp phải quyết định chủ trương đầu tư hay thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư hay không để thực hiện trước khi triển khai dự án trên thực tế. Khi đáp ứng đủ các điều kiện để thực hiện dự án đầu tư thì trong quá trình đầu tư nhà đầu tư đôi khi cũng sẽ phải thực hiện những thủ tục liên quan như : kí quỹ, giãn tiến độ, tạm ngừng hoạt động dự án…

1. Vấn đề pháp lý cơ bản của thủ tục quyết định chủ trương đầu tư.

 Theo quy định của Luật Đầu tư 2014, các dự án phải làm thủ tục quyết định chủ trương đầu tư được quy định tại Điều 30, 31 và 32, lần lượt tương ứng với thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đối với những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, là những dự án có ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng lớn đến môi trường, chuyển mục đích sử dụng đất với những loại đất đặc biệt như đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,… hoặc sử dụng đất với diện tích lớn, tác đông lớn đến bộ phận dân cư, tác động động rất lớn đến kinh tế – xã hội thì phải được cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất quyết định chủ trương đầu tư.

Đối với những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tường Chính phủ tuy mức độ tác động không lớn như các dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội nhưng do ảnh hưởng của nó đến kinh tế – xã hộ nên vẫn cần chủ thể có thẩm quyền là Thủ thưởng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, như đối với các lĩnh vực: cảng hàng không; vận tải hàng không; cảng biển quốc gia; thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; kinh doanh cá cược, đặt cược, casino; sản xuất thuốc lá điếu; xây dựng và kinh doanh sân gôn; hoặc dự án có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên…

Cùng với Quối hội và Thủ tướng Chính Phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cũng có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với những dự án có ảnh hưởng thấp hơn đến kinh tế xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật đầu tư năm 2014. Khi dự án của nhà đầu tư thuộc những trường hợp luật định phải quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho cơ quan quản lý đầu tư có thẩm quyền. Nếu dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì sau 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư thì cơ quan đăng kí đầu tư sẽ thông báo kết quả cho nhà đầu tư. Tuy nhiên đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ hiện nay pháp luật chưa quy định về thời gian cụ thể thông báo kết quả cho nhà đầu tư.

2. Vấn đề pháp lý cơ bản của thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư

Cũng như thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, Luật Đầu tư 2014 quy định không phải mọi dự án đầu tư tại Việt Nam đều phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư, mà chỉ những dự án theo pháp luật quy định phải có Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư mới phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư. Căn cứ vào Khoản 1 và Khoản 2 Điều 36 Luật đầu tư năm 2014 quy định về các trường hợp phải thực hiện và không phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

“1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.

2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;

b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;

c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.”

Như vậy, chỉ những dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài và dự án đầu tư của tổ chức kinh tế theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư năm 2014 bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư. Tuy nhiên, căn cứ vào Khoản 4 Điều 36 Luật Đầu tư 2014, những dự án thuộc trường hợp không bắt buộc thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư vẫn có thể thực hiện thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư nếu nhà đầu tư có nhu cầu.

Để được cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư, nhà đầu tư nộp hồ sơ cho cơ quan đăng kí đầu tư theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào Điều 37 Luật Đầu tư 2014, khi nhận đủ hồ sơ thì cơ quan đăng kí đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư cho nhà đầu tư sau 15 ngày. Đối với dự án thuộc trường hợp phải làm thủ tục quyết định chủ trương đầu tư thì Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư sẽ được cấp sau 5 ngày làm việc kể từ khi cơ quan đăng kí đầu tư nhận được văn bản chấp thuận đầu tư. Vậy, nhà đầu tư chỉ phải nộp hồ sơ 1 lần đối với dự án phải xin cấp chủ trương đầu tư. Quy định này đã tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư theo quy định tại Điều 38 Luật Đầu tư 2014 là Ban quản lý khu kinh tế đặc biệt và Sở Kế hoạch đầu tư với những dự án đầu tư theo quy định của Luật này.

3.  Một số thủ tục triển khai dự án đầu tư

– Kí quỹ để bảo đảm thực hiện dự án :

Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nhà đầu tư sẽ phải kí quỹ lũy tiến từng phần từ 1% đến 3% tùy theo vốn đầu tư của dự án theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị đình 118/2015/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư 2014. Tuy nhiên, không phải mọi dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư đểu phải kí quỹ mà có một số ngoại lệ quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị đình 118/2015/NĐ-CP. Khi nhà đầu tư kí quỹ thì tùy thuộc vào từng dự án cụ thể mà khoản tiền kí quỹ sẽ được hoàn trả lại cho nhà đầu tư theo từng trường hợp cụ thể.

– Thủ tục giãn tiến độ thực hiện dự án : 

Căn cứ vào Điều 46 Luật Đầu tư 2014, Nhà đầu tư phải đề xuất bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư khi giãn tiến độ thực hiện vốn đầu tư, tiến độ xây dựng và đưa công trình chính vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư đối với các dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề xuất, cơ quan đăng ký đầu tư có ý kiến bằng văn bản về việc giãn tiến độ đầu tư.

Đối với dự án được cơ quan đăng ký đầu tư co phép giãn tiến độ thì tổng thời gian dự án được giãn tiến độ là không quá 24 tháng, trường hợp bất khả kháng thì thời gian khắc phục hậu quả bất khả kháng không tính vào thời gian giãn tiến độ đầu tư.

– Thủ tục tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư :

Trong quá trình triển khai dự án đầu tư trên thực tế, vì rất nhiều lý do khác nhau mà nhà đầu tư phải tạm ngừng thực hiện dự án đầu tư thì nhà đầu tư  phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư. Lý do tạm ngừng dự án đầu tư là rất khác nhau nhưng nếu dự án đầu tư do bất khả kháng (thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn…) thì căn cứ vào Điều 47 Luật Đầu tư 2014, nhà đầu tư được tạm ngừng hoạt động của dự án và được miễn tiền thuê đất trong thời gian tạm ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.

III. THỦ TỤC ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI THEO LUẬT ĐẦU TƯ NĂM 2014

Cũng giống như hoạt động đầu tư tại Việt Nam thì hoạt động đầu tư ra nước ngoài có 2 thủ tục chủ yếu là thủ tục quyết định chủ trương đầu tư và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư ra nước ngoài.

1. Vấn đề pháp lý cơ bản của thủ tục quyết định chủ trương đầu tư

Việc quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài theo Luật Đầu tư 2014 thuộc về 2 chủ thể là Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài phải được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư chỉ bao gồm 2 dự án là dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên và dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định được quy định tại Khoản 1 Điều 54 Luật Đầu tư 2014. Trường hợp phải được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trường đầu tư cũng chỉ đối với 2 dự án là dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên; dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên theo quy định tại Khoản 2 Điều 54 Luật Đầu tư 2014 .

Về mặt thủ tục, Căn cứ vào Điều 55,56 Luật Đầu tư 2014, đối với các dự án phải cấp chủ trương đầu tư, nhà đầu tư làm hồ sơ theo quy định của pháp luật gửi tới cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Kế hoạc đầu tư tổ chức thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Vấn đề pháp lý cơ bản của thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư ra nước ngoài được áp dụng với tất cả các dự án đầu tư ra nước ngoài trừ trường hợp chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ. Căn cứ vào Điều 59 Luật Đầu tư 2014, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư ra nước ngoài được quy định là của Bộ kế hoạch và đầu tư. Theo đó, trừ trường hợp dự án phải quyết định chủ trương đầu tư được cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư sau 5 ngày kể từ ngày được quyết định chủ trương, đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài khác, nhà đầu tư phải làm hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Bộ Kế hoạch đầu tư theo quy định để được xem xét cấp giấy chứng đăng kí đầu tư. Nếu hồ sơ hợp lệ, thì Bộ kế hoạch đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư cho nhà đầu tư trong khoảng thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hoàn chỉnh.

IV. ĐÁNH GIÁ THAY ĐỔI, PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT ĐẦU TƯ 2014 SO VỚI LUẬT ĐẦU TƯ 2005

1. Đối với thủ tục đầu tư trong nước

So với Luật Đầu tư 2005, Luật Đầu tư 2014 đã cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính theo hướng minh bạch, đơn giản và bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư với những nội dung sửa đổi, bổ sung quan trọng, gồm:

Luật Đầu tư 2014 đã thu hẹp phạm vi áp dụng cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, theo Luật đầu tư 2005 tất cả các dự án đầu tư có vốn nước ngoài không xác định tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp vẫn phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư. Nay Luật Đầu tư 2014 quy định đối với các dự án nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn 51% vốn điều lệ mới phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài. Đây là một bước mở nhằm góp phần thu hút khuyến khích đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Ngoài ra, Luật Đầu tư 2014 đã có sự thay đổi so với Luật Đầu tư 2005 về trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư. Luật Đầu tư 2014 đã bãi bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư trong nước. Bên cạnh đó, Luật Đầu tư 2014 cũng đã đơn giản hoá hồ sơ, trình tự, thủ tục và rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài với thời hạn tối đa 15 ngày thay cho 45 ngày như trước đây trong quy định của Luật Đầu tư 2005. Đây là một cải cách mạnh mẽ giúp đơn giản hóa thủ tục và giúp các nhà đầu tư trong nước đẩy mạnh và chủ động thực hiện các hoạt động đầu tư trong lãnh thổ quốc gia.

Mặc dù, Luật Đầu tư năm 2014 đã cải cách mạnh thủ tục đầu tư theo hướng thay thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với lĩnh vực đầu tư có điều kiện bằng thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không yêu cầu lấy ý kiến thẩm tra của các bộ, ngành. Cùng với đó, đầu mục hồ sơ đăng ký đầu tư được giảm thiểu đáng kể theo hướng không yêu cầu nhà đầu tư phải chuẩn bị các tài liệu như: giải trình kinh tế – kỹ thuật, giải trình đáp ứng điều kiện… để tạo thuận lợi và giảm thời gian, thủ tục cho nhà đầu tư.Tuy nhiên, trên thực tế, một số văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trước thời điểm Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực, vẫn yêu cầu thực hiện một số thủ tục khác trong quá trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Điều này dẫn đến xung đột giữa các văn bản quy phạm pháp luật, gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và cơ quan đăng ký đầu tư. Cụ thể, như theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án hoặc cấp Giấy chứng nhận đầu tư.Việc yêu cầu nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trước thời điểm quyết định chủ trương đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là không phù hợp với thực tế triển khai dự án đầu tư vì tại thời điểm này, nhà đầu tư mới đề xuất địa điểm và chưa có dự án đầu tư được phê duyệt nên không có đủ căn cứ để lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Điều này tạo rủi ro rất lớn về chi phí đầu tư cho nhà đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư không được chấp thuận vì những lý do không liên quan đến môi trường hoặc buộc phải thay đổi địa điểm thực hiện dự án….

2. Đối với thủ tục đầu tư ra nước ngoài

Các quy định về vấn đề này theo Luật Đầu tư được thiết kế trên cơ sở sửa đổi, bổ sung một số nội dung tương ứng của Luật Đầu tư 2005; đồng thời, luật hóa và hoàn thiện một số quy định tại Nghị định 78/2006/NĐ-CP, ngày 9/8/2006 của Chính phủ về đầu tư ra nước ngoài. Theo đó, Luật Đầu tư 2014 khẳng định nguyên tắc nhà đầu tư được thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế đất nước; hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư.

Luật cũng quy định trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc huy động các nguồn vốn (bao gồm cả ngoại tệ) để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài; xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của nhà đầu tư, cũng như cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và các cơ quan liên quan trong việc quyết định đầu tư, quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài; đồng thời, bổ sung một số quy định về thủ tục triển khai hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm tạo cơ chế giám sát và quản lý chặt chẽ nguồn vốn chuyển ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư.

Vậy, với những trình bày đã được nêu ra, có thể thấy, Luật Đầu tư 2014 được đánh giá là có sự thay đổi và phát triển hơn hẳn so với Luật Đầu tư 2005 trước đây. Với những quy định về thủ tục đầu tư đối với đầu tư trong được cải cách mạnh mẽ, đơn giản hóa về thủ tục đã góp phần giúp cho hoạt động đầu tư của nhà đầu tư thông thoáng hơn rất nhiều. Đối với đầu tư ra nước ngoài, các thủ tục đầu tư xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của nhà đầu tư, đồng thời tạo cơ chế giám sát và quản lý chặt chẽ nguồn vốn chuyển ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những vướng mắc trong khuôn khổ pháp lý liên quan đến thủ tục chưa phù hợp, tạo rủi ro cho nhà đầu tư mà cần được sửa đổi cho thống nhất giữa Luật Đầu tư 2014 và các văn bản khác có liên quan.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết dịnh các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước.

_Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, vì:

+Quốc hội do cử tri cả nước trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc bình đẳng, phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín; nhận quyền lực trực tiếp từ nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân.

+Đại biểu Quốc hội đại diện cho các tầng lớp trong xã hội, thay mặt nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.

+Tính đại diện của Đại biểu Quốc hội có sự thay đổi từ năm 2001 đến nay, đại biểu chuyên trách ( ngày càng tăng) và đại biểu kiêm nhiệm.

_Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam:

+Xuất phát từ nguyên tắc tập trung dân chủ.

+Thể hiện ở chỗ chỉ có Quốc hội mới có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước về đối nội, đối ngoại; thành lập ra bộ máy nhà nước; quy định cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ cho các cơ quan nhà nước; giám sát tối cao đối với việc thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; các quyết định của Quốc hội có phạm vi hiệu lực trên toàn quốc; các văn bản luật không được trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Xác định chế độ hưởng của Người khuyết tật dưới 6 tuổi trong các trường hợp

2.1. Có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật

Trước hết, căn cứ vào Điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT, đối với Người khuyết tật (NKT) dưới 6 tuổi thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã chỉ xác định mức độ khuyết tật đối với khuyết tật vận động, khuyết tật nhìn và khuyết tật thần kinh, tâm thần. Căn cứ vào thẩm quyền xác định mức độ khuyết tật thì khi xác định mức độ khuyết tật cho NKT dưới 6 tuổi đối với các dạng khuyết tật còn lại có thể gửi đến Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật.

Trong trường hợp Người khuyết tật dưới 6 tuổi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật thì việc xác định mức độ khuyết tật được thực hiện tại một trong hai chủ thể có thẩm quyền nêu trên phụ thuộc vào dạng tất của trẻ em dưới 6 tuổi. Quy trình, trình tự, thủ tục xác định mức độ khuyết tật được thực hiện theo quy định pháp luật đã được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH và Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT. Bên cạnh đó, việc xác định dạng tật và mức độ khuyết tật cho trẻ dưới 6 tuổi được thực hiễn theo mẫu riêng được quy định tại phụ lục của Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT. Việc thực hiện xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy chứng nhận mức độ khuyết tật được thực hiện bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước, do đó, khi thực hiện xác định mức độ khuyết tật NKT nói chung và NKT là trẻ em dưới 6 tuổi nói riêng không phải chi trả kinh phí trừ trường hợp có khiếu nại, tố cáo về kết quả xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng giám định mức độ khuyết tật cấp xã và kết quả giám định của hội đồng giám định y khoa không đúng với khiếu nại, tổ cáo.

Khi xác định mức độ khuyết tật, NKT sẽ được hưởng các chế độ căn cứ vào kết quả xác định mức độ khuyết tật như sau:

Thứ nhất, NKT dưới 6 tuổi được xác định mức độ khuyết tật là NKT nhẹ: Người khuyết tật nhẹ theo quy định hiện nay thì không được hưởng các chế độ bảo trợ và chế độ chăm sóc sức khỏe đối với người khuyết tật. Tuy nhiên, trong trường hợp này, đối tượng còn là trẻ em dưới 6 tuổi, do đó, chế độ được hưởng sẽ áp dụng theo chế độ đối với trẻ em dưới 6 tuổi.

Căn cứ Điều 6 Nghị định 56/2017/NĐ-CP, trẻ em dưới 6 tuổi là người khuyết tật nhẹ thuộc vào nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Theo đó, căn cứ vào các Điều 18, 19, 20, 21 Nghị định 56/2017/NĐ-CP, trẻ em dưới 6 tuổi là người khuyết tật nhẹ sẽ được hưởng các chế độ cụ thể:

– Chế độ chăm sóc sức khỏe:

Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Cụ thể, với trẻ em dưới 6 tuổi sẽ được Ngân sách nhà nước đóng BHYT theo quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014.

Nhà nước trả hoặc hỗ trợ trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh hoặc giám định sức khỏe và hưởng các chính sách chăm sóc sức khỏe khác theo quy định của pháp luật.

– Chế độ trợ giúp xã hội

Trẻ em dưới 6 tuổi được hưởng các chế độ khi thuộc nhóm đối tượng không có nguồn nuôi dưỡng theo quy định của Nghị định 136/2013/NĐ-CP. Cụ thể, căn cứ Điều 6 Nghị định 136/2013/NĐ-CP, nếu trẻ em dưới 6 tuổi thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định đối với nhóm đối tượng không có nguồn nuôi dưỡng thì được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng với hệ số 1,5.

Để được hưởng trợ cấp hàng tháng này, người giám hộ của trẻ em dưới 6 tuổi phải thực hiện các thủ tục theo quy định tại Điều 8 Nghị định 136/2013/NĐ-CP.

Thứ hai, NKT dưới 6 tuổi được xác định mức độ khuyết tật là NKT nặng hoặc NKT đặc biệt nặng:

Căn cứ vào Luật Người khuyết tật năm 2010, Người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sẽ được hưởng các chế độ như sau:

  • Chế độ chăm sóc Người khuyết tật:

Căn cứ Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung 2014, Nghị định 136/2013/NĐ-CP, trẻ em dưới 6 tuổi là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng thuộc đối tượng hưởng bảo trợ xã hội hàng tháng thì được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) do Ngân sách nhà nước đóng 100% BHYT. Đối với trường hợp này, thì khi đủ 6 tuổi NKT vẫn được hưởng chế độ này đối với người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.

Mức hưởng bảo hiểm y tế với trường hợp người khuyết tật dưới 6 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

  • Chế độ bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật:
  • Chế độ đối với đối tượng được nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng

Người khuyết tật là trẻ em dưới 6 tuổi được nuôi dưỡng chăm sóc ngoài cộng đồng được hưởng các chế độ như sau

+Trợ cấp xã hội hàng tháng:

Trong trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi là người khuyết tật nặng, căn cứ vào Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP, người khuyết tật nặng là trẻ em dưới 6 tuổi sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng theo hệ số hai (2,0) nhân với mức trợ cấp theo địa phương mà người khuyết tật sinh sống nhưng không thấp hơn 270.000 đồng theo quy định tại Điều 4 Thông tư 26/2012/TT-BLĐTBXH.

Trong trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng: Căn cứ Điều 44, 45 Luật Người khuyết Tật 2010, người khuyết tật đặc biệt nặng sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng trừ trường hợp người đó được nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội. Hệ số trợ cấp hàng tháng nếu có trong trường hợp này là hai phẩy năm (2,5).

+ Chế độ hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng:

Đối với NKT dưới 6 tuổi là NKT đặc biệt nặng thực hiện chế độ chăm sóc tại cộng đồng thì gia đình, cá nhân chăm sóc NKT có thể được hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng.

Mức hưởng trong trường hợp này được tính theo hệ số một phẩy năm (1,5)

Trình tự thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng được thực hiện như sau:

Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội bao gồm:

  • Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu;
  • Bản sao giấy xác nhận mức độ khuyệt tật;
  • Bản sao sổ hộ khẩu;
  • Bản sao giấy khai sinh
  • Bản sao Quyết định của cơ sở chăm sóc người khuyết tật về việc chuyển về gia đình sinh sống trong trường hợp đang sống tại cơ sở bảo trợ xã hội[1].

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:

  • Tờ khai thông tin của hộ gia đình, cá nhân nuôi dưỡng NKT đặc biệt nặng theo mẫu;
  • Bản sao Giấy chứng nhận Khuyết tật;
  • Bản sổ hộ khẩu gia đình, Bản sao Sổ hộ khẩu và chứng minh thử nhân dân của cá nhân nuôi dưỡng;
  • Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu;
  • Bản sao Quyết định của cơ sở chăm sóc người khuyết tật về việc chuyển về gia đình sinh sống trong trường hợp đang sống tại cơ sở bảo trợ xã hội;
  • Đơn xin nhận nuôi đối với trường hợp nhận nuôi dưỡng[2].

Thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí hàng tháng: Để được hưởng trợ cấp xã hội người đề nghị trợ cấp hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc làm hồ sơ gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã tổ chức họp và xét duyệt hồ sơ đối tượng và niêm yết công khai kết luận tại trụ sở UBND xã và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 7 ngày. Khi hết thời hạn niêm yết công khai không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã bổ sung biên hản họp Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội vào hồ sơ của đối tượng và trình Chủ tịch UBND cấp xã có văn bản gửi đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội để xem xét giải quyết.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nghị của Chủ tịch UBND cấp xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịc UBND cấp huyện quyết định hoặc có thông báo về lý do không được trợ cấp xã hội hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc, Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét và kí quyết định trợ cấp xã hội hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc[3].

+ Chế độ mai táng nếu chết:

Trong trường hợp này, NKT là trẻ em dưới 6 tuổi thuộc đối tượng NKT nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng sẽ được hưởng mức hỗ trợ mai táng với mức theo hệ số 20 lần mức chuẩn theo quy định pháp luật.

Hồ sơ, thủ tục hỗ trợ mai táng phí:

Hồ sơ bao gồm: Đơn hoặc văn bản đề nghị của gia đình, cá nhân đứng ra tổ chức cho người khuyết tật; Bản sao giấy chứng nhận khuyết tật.

Thủ tục thực hiện như sau: Gia đình, cá nhân làm hồ sơ gửi tới UBND cấp xã. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, UBND cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ gửi tới Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH). Trong thời hạn 2 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của UBND cấp xã, Phòng LĐ-TBXH xem xét trình Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định hỗ trợ chi phí mai táng[4].

  • Chế độ nuôi dưỡng người khuyết tật trong cơ sở bảo trợ xã hội:

Chế độ này chỉ áp dụng với đối tượng là NKT đặc biệt nặng và không nơi nương tựa hay bản thân họ không lo được cho bản thân. Căn cứ Điều 18 Nghị định 28/2012/NĐ-CP, đối với trẻ em dưới 6 tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng và không có nơi nương tựa thì hệ số trợ cấp hàng tháng trả cho cơ sở nuôi dưỡng đối tượng này là bốn (4,0).

Bên cạnh đó, người khuyết tật còn được hưởng các chế độ như: được cấp thẻ BHYT, trợ cấp tiền mua các vật dụng sinh hoạt thông thường, hỗ trợ tiền vệ sinh, hỗ trợ phương tiện sinh hoạt, hỗ trợ mai táng…

Để được hưởng các chế độ nêu trên, người đại diện hoặc người giám hộ đối với người khuyết tật là trẻ em dưới 6 tuổi phải thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật được quy định tại Nghị định 28/2012/NĐ-CP và Nghị định 136/2013/NĐ-CP.

Bên cạnh chế độ chăm sóc, bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng nêu trên, trong trường hợp là người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng sẽ được hưởng chế độ về miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ văn hóa, thể thao giải trí, căn cứ vào Điều 11 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

(i) Đối với người khuyết tật đặc biệt nặng thì được miễn giá vé, giá dịch vụ khi trực tiếp sử dụng các dịch vụ văn hóa, giải trí;

(ii) Đối với người khuyết tật nặng được giảm tối đa 50 % các giá vé, giá dịch vụ.

2.2. Có nhu cầu tham gia học tập theo phương thức hòa nhập tại trường mẫu giáo công lập

Theo quy định của pháp luật người khuyết tật, Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục. Theo đó, ở đây NKT là trẻ em dưới 6 tuổi có nhu cầu muốn tham gia học tập tại mẫu giáo công lập thì trước hết theo quy định tại Luật khuyết tật 2010, người khuyết tật sẽ được ưu tiên nhập học ở độ tuổi cao hơn bình thường (cụ thể là 3 tuổi).

Các chế độ mà người khuyết tật được hưởng khi muốn tham gia học tại trường mẫu giáo công lập như sau:

Căn cứ Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục đào tạo quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2010- 2021, chế độ người khuyết tật là trẻ em dưới 6 tuổi như sau:

– Về học phí:

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 85/2015/NĐ-CP, trẻ học mẫu giáo là người khuyết tật sẽ được miễn học phí nếu thuộc các trường hợp có khó khăn về kinh tế ( thuộc diện hộ ngèo hoặc cận nghèo). Do vậy, trẻ em dưới 6 tuổi là người khuyết tật có thể sẽ được miễn học phí theo quy định nêu trên.

– Hỗ trợ chi phí học tập:

Căn cứ Điều 10 Nghị định 85/2015/NĐ-CP, trẻ em dưới 6 tuổi là người khuyết tật tham gia giáo dục mần non công lập sẽ là đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập nếu có khó khăn về kinh tế. Điều này được hướng dẫn cụ thể tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH, theo đó NKT dưới 6 tuổi tham gia vào giáo dục mầm non công lập sẽ được coi là có khó khăn về kinh tế khi gia đình thuộc diện hộ cận nghèo theo quy định pháp luật. Mức hỗ trợ chi phí học tập theo quy định là mức 100.000 đồng/học sinh/tháng để mua sách, vở và các đồ dùng học tập khác. Thời gian được hưởng theo thời gian học thực tế và không quá 9 tháng/năm học.

Trình tự, thủ tục thực hiện chế độ miễn học phí và hỗ trợ học tập đối với người khuyết tật dưới 6 tuổi có nhu cầu tham gia phương thức hòa nhập tại cơ sở giao dục công lập được thực hiện như sau:

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH, đối với cơ sở mầm non công lập, trình tự, thủ tục được thực hiện như sau:

(i) Hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập:

+ Đối với việc miễn, giảm học phí học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên: Mẫu đơn theo phụ lục II Thông tư liên tịch số 96/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH.

+ Đối với các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ chi phí học tập học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên: Mẫu đơn theo phụ lục III Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH

–  Bản sao chứng thực giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với các đối tượng người khuyết tật dưới 6 tuổi:

 +Giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp hoặc Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

+ Giấy tờ chứng minh là hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo do Ủy bannhân dân xã cấp hoặc xác nhận

– Đối với trẻ em mẫu giáo trong tình huống này vừa thuộc diện được miễn, giảm học phí vừa thuộc diện được hỗ trợ chi phí học tập, chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ các giấy tờ liên quan nói trên kèm các đơn theo mẫu.

(ii) Trình tự thực hiện:

– Trong vòng 45 ngày kể từ ngày khai giảng năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo có Đơn đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập và bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập gửi cơ sở giáo dục;

– Đối với trường mầm non: Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xét duyệt hồ sơ và lập danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập gửi phòng giáo dục và đào tạo;

2.3. Có nhu cầu tham gia BHYT nhưng không có hộ khẩu thường trú tại nơi sinh sống

Căn cứ theo trình bày của ở câu 1, đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì luôn được hưởng chế độ được cấp sử dụng thẻ BHYT. Tuy nhiên, đối với trường hợp NKT là NKT nhẹ thì chỉ được hưởng chế độ BHYT đối với trẻ em dưới 6 tuổi. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi là người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng thì khi đủ 6 tuổi trở lên, NKT vẫn có thể được hưởng chế độ bảo hiểm y tế được áp dụng với NKT theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 1 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC quy định về nhóm đối tượng tham gia BHYT do ngân sách nhà nước đóng như sau:

e) Trẻ em dưới 6 tuổi (bao gồm toàn bộ trẻ em cư trú trên địa bàn, kể cả trẻ em là thân nhân của đối tượng quy định tại Điểm a Khoản này, không phân biệt hộ khẩu thường trú)”.

Vậy, căn cứ vào quy định trên có thể thấy, việc cấp thẻ BHYT cho người khuyết tật là trẻ em dưới 6 tuổi không phụ thuộc vào việc có hộ khẩu thường trú tại nơi người đó cư trú.

Căn cứ theo quy định tại Điều 12, 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014, đối với người khuyết tật dưới 6 tuổi thuộc đối tượng được Ngân sách nhà được đóng 100% và được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Căn cứ Điều 4 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC về trách nhiệm lập danh sách để cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với trẻ em dưới 6 tuổi nói chung và cụ thể trong trường hợp này là NKT dưới 6 tuổi như sau:

-Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan có trách nhiệm lập danh sách tham gia BHYT của các đối tượng trong đó có đối tưởng là trẻ em dưới 6 tuổi gửi Bảo hiểm xã hội cấp huyện.

-Tổ chức Bảo hiểm xã hội nhận được danh sách tham gia BHYT có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng rà soát trước khi cấp thẻ BHYT và tổ chức cấp thẻ BHYT theo quy định cho các đối tượng theo danh sách tham gia BHYT khi đã được rà soát.

[1] Xem Khoản 1 Điều 20 Nghị định 28/2012/NĐ-CP

[2] Xem Điều 20 Nghị định 28/2012/NĐ-CP

[3] Xem Điều 21 Nghị định 28/2012/NĐ-CP

[4] Xem Điều 22 Nghị định 28/2012/NĐ-CP

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

+Thành lập 2 uỷ ban là uỷ ban thường trực và uỷ ban lâm thời. Việc thành lập, giải thể uỷ ban do Quốc hội quyết định.

+Có 9 uỷ ban thường trực gồm: uỷ ban pháp luật; uỷ ban tư pháp; uỷ ban kinh tế; uỷ ban tài chính, ngân sách; uỷ ban quốc phòng và an ninh; uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; uỷ ban về các vấn đề xã hội; uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường; uỷ ban đối ngoại.

+Uỷ ban lâm thời là những uỷ ban do Quốc hội thành lập ra khi xét thấy cần thiết để nghiên cứu thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, uỷ ban này sẽ giải thể. Ví dụ như uỷ ban sửa đổi Hiến pháp, uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội…

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Trong nền kinh tế thị trường, đất đai là tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng của xã hội và cần có những quy định cụ thể, hợp lí của Nhà nước nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước để khai thác hết tiềm năng sản xuất của đất đai. Luật Đất đai năm 2013 là sự ghi nhận những chính sách tiến bộ của Nhà nước với đất đai, đặc biệt là trong lĩnh vực chuyển nhượng dự án có sử dụng đất của một chủ thể đặc biệt- các tổ chức kinh tế Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài.

 Để tìm hiểu rõ các quy định của pháp luật về chuyển nhượng dự án đầu tư có sử dụng đất của tổ chức kinh tế Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam, nhóm chúng em đã đi vào phân tích và đưa ra những nhận xét về những quy định đó dưới đây.

I. Các khái niệm

  1. Các loại tổ chức kinh tế.

Luật Đất đai năm 2013 quy định về các loại tổ chức kinh tế tại khoản 27 Điều 3, theo đó: Theo Điểm 27 Điều 3 luật Đất Đai năm 2013 “Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”.

  1. Nhà đầu tư nước ngoài

Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài được ghi nhận trong Luật Đầu tư năm 2014, khoản 14 Điều 3 như sau: ” Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”.

  1. Chuyển nhượng dự án

Chuyển nhượng dự án là một hoạt động bình thường của doanh nghiệp, nhất là trong một số trường hợp đặc biệt, việc chuyển nhượng dự án (một phần hay toàn bộ) được coi như một giải pháp tối ưu của doanh nghiệp, ví dụ: thay đổi chiến lược kinh doanh, hoạt động không hiệu quả… Tuy nhiên, khi nhà đầu tư tiến hành chuyển nhượng dự án không thể thực hiện một cách tùy tiện được mà phải tuân theo những trình tự, thủ tục nhất định.

II. Các quy định về chuyển nhượng dự án có sử dụng đất của tổ chức kinh tế Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam

  1. Điều kiện chuyển nhượng

Điều 45 Luật Đầu tư năm 2014 có quy định điều kiện được chuyển nhượng dự án như sau:

“1. Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Không thuộc một trong các trường hợp bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật này;

b) Đáp ứng điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;

c) Tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

d) Điều kiện quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có).

Căn cứ vào khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư thì các trường hợp dự án bị chấm dứt hoạt động sau đây sẽ không có việc chuyển nhượng dự án đầu tư:

“a) Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án;

b) Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;

c) Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;

d) Dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này mà nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động;

đ) Nhà đầu tư bị Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư hoặc không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư và không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi đất hoặc không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư;

e) Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư;

g) Sau 12 tháng mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư và không thuộc trường hợp được giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 46 của Luật này;

h) Theo bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài.”

2. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng

2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng

Theo quy định tại Điều 38 Luật kinh doanh bất động sản 2014 thì quyền của bên chuyển nhượng là:

– Khoản 1: “Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng thanh toán tiền theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng”. Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất do các bên thỏa thuận và được ghi rõ trong hợp đồng. Trượng hợp nhà nước có quy định về giá thì thì các bên phải thực hiện rõ theo quy định (Theo Điều 15 Luật kinh doanh bất động sản 2014). Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán cần thực hiện đúng theo hợp đồng. Khoản 2: “Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng nhận đất theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng”. Việc giao nhận đất và hồ sơ có thể thực hiện tại cùng một thời điểm mà cũng có thể là tại các thời điểm khác nhau.

– Khoản 3: “Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bồi thường thiệt hại do lỗi của bên nhận chuyển nhượng gây ra”. Việc yêu cầu bồi thường thiệt hại sẽ được thực hiện khi có đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

– Ngoài ra bên chuyển nhượng còn có quyền không giao đất khi chưa nhận đủ tiền, trừ trượng hợp các bên có thỏa thuận khác và có các quyền khác trong hợp đồng.

Đồng thời bên chuyển nhượng cũng có một số nghĩa vụ được quy định rõ tại Điều 39 Luật kinh daonh bất động sản 2014 như sau:

– Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về quyền sử dụng đất và chịu trách nhiệm về thông tin mà mình cung cấp

– Chuyển giao đất cho bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đủ diện tích, đúng vị trí và tình trạng đất theo thỏa thuận trong hợp đồng.

– Làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai và giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên nhận chuyển nhượng, trừ trường hợp bên nhận chuyển nhượng có văn bản đề nghị tự làm thủ tục cấp giấy chứng nhận.

– Bồi thường thiệt hại do lỗi cảu minh gây nên, đồng thời thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và thực hiện các nghĩa vụ khác trong hợp đồng.

2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng quyền sửu dụng đất

Tương tự như bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bên nhận chuyển nhượng cũng có các quyền lợi nhất định được quy định tại Điều 40 Luật kinh doanh bất động sản 2014.

– Yêu cầu cung cấp thông tin chính xác, trung thực về quyền sử dụng đất chuyển nhượng.

– Yêu cầu làm thủ tục và giao Giấy chứng nhận quyền sửu dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Yêu cầu bên chuyển nhương giao dất đủ diện tích, đúng vị trí, tình trạng theo thỏa thuận trong hợp đồng. Và bên nhận chuyển nhượng có quyền có quyền sử dụng đất sử dụng đất từ thời điểm nhận bàn giao từ ben chuyển nhượng, yêu cầu được bồi thường do lỗi của bên chuyển nhượng gây ra và các quyền khác được quy định trong hợp đồng.

Điều 41 Luật kinh doanh bất động sản quy định nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau:

– Thanh toán tiền cho bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo thời hạn và phương thức thỏa thuận trong hợp đồng

– Bảo đảm quyền của bên thứ ba đối với đất chuyển nhượng và bồi thượng thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

– Thực hiện các nghĩa vụ khác theo đúng quy định của pháp luật và các nghĩa vụ khác được quy định trong hợp đồng.

III. Những nhận xét, đánh giá về những quy định hiện hành về chuyển nhượng dự án có sử dụng đất

  1. Mặt tích cực

Những quy định về vấn đề chuyển nhượng dự án có sử dụng đất cho nhà đầu tư nước ngoài của Luật Đất đai năm 2013, Luật Đầu tư năm 2014 về cơ bản đã kế thừa các quy định của Luật Đất đai năm 2003, Luật đầu tư năm 2005.

Các quy định đó đã cho thấy Nhà nước ta đã có những chính sách mới và theo kịp sự phát triển của đất nước, đáp ứng được nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, các dự án có sử dụng đất của các tổ chức kinh tế ở Việt Nam được Nhà nước cấp phép . Tuy vậy, các tổ chức kinh tế lại không có đủ về mặt kinh tế để tiếp tục đầu tư. Việc chuyển nhượng cho các nhà đầu tư nước ngoài đã giúp các tổ chức kinh tế giải quyết được vấn đề này trong lúc khó khăn. Các quy định của pháp luật này đã mở một cách cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận một cách rộng rãi và dễ dàng hơn với Việt Nam, khiến các nhà đầu tư nước ngoài mạnh dạn hơn khi đầu tư vào Việt Nam, họ đã dần thay đổi suy nghĩ về Việt Nam, một đất nước mà chỉ được biết đến với sự anh dũng trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc giờ đây đã và đang có những chính sách, những quy định thu hút nhà đầu tư nước ngoài hơn nữa.Vấn đề này không chỉ được các bên tham gia trong quan hệ quan tâm mà các cơ quan Nhà nước cũng có những quy định cụ thể để hoạt động này được áp dụng nhằm bảo đảm pháp luật có hiệu lực trong cuộc sống.Quá trình áp dụng pháp luật cũng là quá trình nhận ra những thiếu sót, bất hợp lý và có sự sửa chữa, điều chỉnh bảo đảm cho hoạt động chuyển nhượng dự án có sử dụng đất của tổ chức kinh tế cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được thực hiện một cách tốt nhất, nhanh chóng và có hiệu quả. Qua quá trình thực tiễn và áp dụng các nhà làm luật đã và đang dần hoàn thiện những quy định của pháp luật về vấn đề này cho phù hợp với sự phát triển mau lẹ của đất nước và nhu cầu đầu tư vào Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài, những quy định đó dù còn nhiều vướng mắc, khá nhiều thủ tục hành chính nhưng cũng đã thể hiện được sự khuyến khích đầu tư của nhà nước ta tư bên ngoài, cùng tư duy tiến bộ của các nhà làm luật.

  1. Điểm hạn chế

Việc quy định nhà đầu tư nước ngoài có thể được nhận chuyển nhượng dự án có sử dụng đất từ tổ chức kinh tế Việt Nam được xem là một điểm tiến bộ nhưng pháp luật vẫn cần có sự thay đổi để phù hợp hơn với sự phát triển của đất nước và để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư tại Việt Nam.

Trên thực tế thì quy định này đã gây không ít khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc xác lập quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam. Quy định này đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài phải đi theo con đường vòng để tiếp cận với đất đai là góp vốn đầu tư với một tổ chức kinh tế trong nước để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (trong đó có tổ chức kinh tế này góp vốn bằng quyền sử dụng đất) rồi sau đó mua lại phần vốn góp bằng giá trị quyền sử dụng đất để trở thành chủ thể sử dụng đất diện tích đã góp vốn này.

Ngoài ra việc quy định này còn dẫn đến một số tiêu cực trong quản lí và sử dụng đất như tình trạng “chạy dự án” có sử dụng đất của tổ chức kinh tế trong nước để chuyển nhượng cho nhà đầu tư nước ngoài mà thực chất là để chuyển nhượng quyền sử dụng đất kèm theo dự án, từ đó giúp các chủ thể sản xuất kinh doanh giảm chi phí đầu tư sản xuất.

Với những quy định trên đây, cho thấy Nhà nước ta đang có những chính sách “mở cửa rộng rãi” cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đồng thời nó cho thấy sự hội nhập, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Các quy định về chuyển nhượng dự án có sử dụng đất của tổ chức kinh tế Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam ngày càng được xây dựng đồng bộ và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu mang tính quy luật của sự vận động của các quan hệ đất đai trong nền kinh tế thị trường, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Cùng với việc ra đời hệ thống pháp luật mới, nhà nước cũng đang xây dựng cơ chế thực hiện đưa các quy định mới vào thực tiễn có hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi (ưu điểm) còn có những khó khăn (nhược điểm) cần phải khắc phục để đảm bảo quyền lợi của các bên khi chuyển nhượng và tăng cường kỷ cương pháp luật.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Khi thực hiện hợp đồng thương mại, các bên tham gia hợp đồng có thể có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận vì những nguyên nhân chủ quan hoặc nguyên nhân khách quan khác nhau. Nhằm ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hợp đồng đồng thời bảo đảm công bằng cho các bên tham gia bị vi phạm, hệ thống pháp luật các quốc gia đều có quy định các hình thức chế tài trong thương mại, mỗi hình thức chế tài mang lại những hậu quả bất lợi khác nhau đối với bên vi phạm hợp đồng. Bên cạnh các chế tài bất lợi, pháp luật cũng quy định một số trường hợp mà bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng được miễn trách nhiệm, không phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do bị áp dụng các hình thức chế tài thương mại, đó là các trường hợp miễn trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, các trường hợp miễn trừ trách nhiệm được quy định tại Điều 294 Luật Thương mại 2005. Để hiểu rõ hơn về các trường hợp được miễn trách nhiệm hiện nay và đưa ra một số ý kiến cá nhân về việc quy định các trường hợp đó, em đã chọn tìm hiểu đề bài: “ Phân tích và bình luận các quy định về các trường hợp miễn trừ trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại”.

 

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

1. Một số khái niệm

a) Hợp đồng thương mại

Khi nói đến hợp đồng, tức là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên nhằm mục đích xác lập, thay đổi, chấm dứt nghĩa vụ của các bên[1]. Hợp đồng là một hành vi pháp lý, là sự thể hiện ý chí của các bên để làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ.

Trong Luật thương mại Việt Nam không có khái niệm Hợp đồng thương mại, nhưng có thể hiểu Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên (ít nhất một trong các bên phải là thương nhân hoặc các chủ thể có tư cách thương nhân) nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại.

Các hoạt động thương mại được xác định theo LTM 2005, cụ thể tại Điều 1 LTM 2005, theo đó bao gồm : hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam; hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp các bên thỏa thuận chọn áp dụng Luật này hoặc Luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó áp dụng luật này.

b) Hành vi vi phạm hợp đồng thương mại

Vi phạm tức là “làm trái với quy định”. Căn cứ vào khái niệm vi phạm hợp đồng tại khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005, có thể hiểu hành vi vi phạm hợp đồng thương mại là hành vi của một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật Thương mại.

c) Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại

Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại là một chế tài pháp sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại, là hậu quả pháp lý bất lợi mà bên vi phạm hợp đồng phải gánh chịu khi thực hiện hành vi vi phạm hợp đồng thương mại.

d) Miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại

Miễn trách nhiệm là việc loại bỏ hậu quả pháp lý bất lợi khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ được giao. Vậy, miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại là việc bên có hành vi vi phạm không phải chịu trách nhiệm vật chất trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.

2. Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại

Căn cứ Khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005, Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại bao gồm:

– Do các bên thỏa thuận

– Trường hợp do sự kiện bất khả kháng

– Trường hợp hành vi vi phạm của một bên do lỗi của bên kia

– Trường hợp vi phạm do chấp hành quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

3. Ý nghĩa của việc quy định trường hợp miễn trừ trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại

Trong nền kinh tế thị trường, quyền tự do kinh doanh luôn được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Các hợp đồng thương mại được giao kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng phải chịu những chế tài theo thỏa thuận của các bên hoặc quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vì một số lý do mà bên vi phạm mới có hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình. Do đó, việc quy định các trường hợp miễn trừ trách nhiệm đối với hành vi vi phạm trong hợp đồng thương mại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi cho các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng thương mại. Trước hết, là tôn trọng ý chí tự nguyện của các bên khi các bên tự thỏa thuận về việc miễn trừ trách nhiệm trong hợp đồng. Bên cạnh đó, bảo vệ công bằng và lợi ích cho bên chủ thể bị vi phạm khi vì những nguyên nhân khách quan mà dẫn đến vi phạm nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời góp phần điều tiết lợi ích, bảo vệ quyền và lời ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại và góp phần đảm bảo trật tự vận hành của nền kinh tế.

II. CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

1. Miễn trừ trách nhiệm do các bên thỏa thuận

Trong hệ thống pháp luật nước ta, pháp luật dân sự nói chung hay pháp luật thương mại nói riêng luôn đề cao tính tự do thỏa thuận của các bên khi tham gia ký kết hợp đồng. Do vậy, căn cứ theo điểm a Khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005 các bên được quyền tự thỏa thuận với nhau khi giao kết hợp đồng thương mại các trường hợp miễn trừ trách nhiệm nếu có hành vi vi phạm hợp đồng. Thỏa thuận giữa các bên về trường hợp miễn trừ trách nhiệm phải tồn tại trước khi xảy ra vi phạm và có hiệu lực đến thời điểm bên bị vi phạm áp dụng chế tài. Khi hợp đồng được giao kết bằng văn bản, thì thỏa thuận miễn trách nhiệm được ghi nhận trong nội dung hợp đồng hoặc trong phụ lục hợp đồng. Nhưng kể cả khi hợp đồng đã ký kết mà các bên muốn thỏa thuận bổ sung thì vẫn có thể thỏa thuận bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể hoặc sửa đổi, bổ sung vào hợp đồng các trường hợp miễn trách nhiệm. Khi hợp đồng được giao kết bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể thì thỏa thuận miễn trách nhiệm cũng có thể được thể hiện bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể. Tuy nhiên, việc chứng minh sự tồn tại một thỏa thuận không bằng văn bản sẽ gặp những khó khăn nhất định.

2. Miễn trừ trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng

Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng. Điều này có nghĩa là dù hợp đồng có thỏa thuận hay không thì khi xảy ra sự kiện bất khả kháng dẫn đến việc vi phạm hợp đồng, bên vi phạm vẫn được miễn trách nhiệm. Căn cứ này được ghi nhận tại điểm b Khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005 nhưng không quy định cụ thể thế nào là sự kiện bất khả kháng.

Khái niệm “Sự kiện bất khả kháng” không được trực tiếp ghi nhận trong Luật Thương mại năm 2005, tuy nhiên, có thể tìm hiểu nội dung thuật ngữ này qua khoản 1 Điều 161 Bộ luật Dân sự năm 2005. Hơn nữa, thuật ngữ này cũng được sử dụng thống nhất ngay cả trong pháp luật hành chính, cụ thể là khoản 14 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Theo đó, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.Tuy nhiên, để một sự kiện được coi là sự kiện bất khả kháng trong thương mại thì nó phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

Về tính chất: là một sự kiện khách quan, nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng như các hiểm họa thiên nhiên (động đất, sóng thần, mưa lũ, sạt lở đất,…), các sự biến xã hội (đình công, bạo loạn, giặc giã, chiến tranh,…) và các hiểm họa do cháy nổ tự nhiên.

Về thời điểm: sự kiện này phải xảy ra sau khi ký hợp đồng vì khi chưa giao kết hợp đồng thì sẽ không phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên, và cũng không tính đến câu chuyện chế tài khi vi phạm. Xét về góc độ lý luận, nếu sự kiện khách quan này mà xảy ra trước hoặc trong khi giao kết hợp đồng thì nó sẽ đi ngược lại mục đích của hoạt động thương mại là sinh lợi. Không một thương nhân nào lại chấp nhận những thiệt hại mà mình biết rõ nó đang xảy ra.

Về việc dự trù: sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra không thể dự đoán trước được. Các chủ thể tham gia vào hợp đồng thương mại, không phải chủ thể nào cũng có khả năng đánh giá và dự trù những rủi ro có thể xảy ra. Năng lực đánh giá xem xét một sự kiện có xảy ra hay không được xét từ vị trí của một chủ thể bình thường chứ không phải một chuyên gia chuyên sâu.

Về hậu quả: Hậu quả do sự kiện bất khả kháng để lại có tính tất yếu khách quan, tức là bên vi phạm đã sử dụng hết các biện pháp cần thiết nhưng cũng không thể ngăn ngừa, phòng chống cũng như hạn chế thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, nếu như bên vi phạm không thực hiện các biện pháp cần thiết để khắc phục hậu quả nhưng chứng minh được rằng dù có hành động vẫn không thể khắc phục được hậu quả thì xem như đã thỏa mãn điều kiện này.[2]

Bên cạnh đó, quy định về trường hợp bất khả kháng ở những văn bản pháp lý khác nhau lại có những quy định khác nhau. Tại một số văn bản khác cũng điều chỉnh về vấn đề thương mại lại quy định các trường hợp bất khả kháng theo phương pháp liệt kê, ví dụ như Luật Hàng không dân dụng 2006 sửa đổi, bổ sung 2014  quy định về trường hợp miễn trách nhiệm trong đó có trường hợp là một sự kiện bất khả kháng đó là: do xảy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang[3]) hoặc các quy định tại Bộ luật Hàng hải năm 2005, các sự kiện bất khả kháng đó bao gồm: tàu biển không đủ khả năng đi biển (người vận chuyển có nghĩa vụ chứng minh đã thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán); Hoả hoạn tự nhiên không do người vận chuyển gây ra; Thảm họa hoặc tai nạn hàng hải trên biển, vùng nước cảng biển mà tàu biển được phép hoạt động; Thiên tai; Chiến tranh; Hành động xâm phạm trật tự an toàn công cộng mà người vận chuyển không gây ra; Hành động bắt giữ của người dân hoặc cưỡng chế của Toà án; Hạn chế về phòng dịch; Đình công; Bạo động hoặc gây rối[4].

Trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên không có thoả thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không được kéo dài quá các thời hạn sau đây: Năm tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận không quá mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng;Tám tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận trên mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng. Trường hợp kéo dài quá các thời hạn quy định trên đây, các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại. Trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng thì trong thời hạn không quá mười ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn trên, bên từ chối phải thông báo cho bên kia biết trước khi bên kia bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng. Nhưng việc kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng quy định trên đây không áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn cố định về giao hàng hoặc hoàn thành dịch vụ.[5]

Tuy nhiên trên thực tế, sự kiện bất khả kháng không áp dụng đối với một số loại hợp đồng đặc thù, ví dụ như Hợp đồng vay vốn ngân hàng. Vì khi đã vay được tiền thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm trả nợ và tất cả các hợp đồng vay vốn đều buộc bên vay phải trả nợ trong mọi trường hợp chứ không được miễn trách nhiệm trả nợ trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng. Nếu bên vay lợi dụng Điều 294 để đòi miễn trách nhiệm trả nợ khi có sự kiện bất khả kháng thì chắc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống ngân hàng.

3. Miễn trừ trách nhiệm khi hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia

Để đảm bảo sự tương thích với pháp luật quốc tế[6], điểm c Điều 294 Luật Thương mại 2005 đã ghi nhận hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia là một căn cứ miễn trách nhiệm trong hợp đồng.

Lỗi được coi là một trong những yếu tố để xác định trách nhiệm trong dân sự. Lỗi này có thể được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động của bên bị vi phạm. Về bản chất, thì các bên đều có hành vi vi phạm, tuy nhiên, sự vi phạm của một bên có nguyên nhân chủ yếu từ lỗi của bên bị vi phạm. Chẳng hạn, bên vi phạm đã làm theo một chỉ dẫn không rõ ràng của bên bị vi phạm dẫn đến thiệt hại. Trong trường hợp này, bên vi phạm đã được loại trừ lỗi cấu thành nên hành vi vi phạm, bên bị vi phạm sẽ chịu những rủi ro về thiệt hại này.

Bên cạnh điểm c Khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại năm 2005, trường hợp miễn trách còn được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành thương mại khác. Điều 165 Luật Hàng không dân dụng năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định:

1. Trong trường hợp chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, người vận chuyển được miễn một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

2.Trong trường hợp chứng minh được thiệt hại đối với tính mạng, sức khoẻ của hành khách xảy ra do lỗi của hành khách, người vận chuyển được miễn một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của hành khách; người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tính mạng, sức khoẻ của hành khách nếu thiệt hại đó hoàn toàn do tình trạng sức khoẻ của hành khách gây ra”.

Trong Điều 78 Bộ luật Hàng hải năm 2005 quy định miễn trách đối với người vận chuyển, người vận chuyển sẽ được miễn trách khi có lỗi của người khác hoặc không do lỗi của người vận chuyển: Lỗi của thuyền trưởng, thuyền viên, hoa tiêu hàng hải hoặc người làm công của người vận chuyển trong việc điều khiển tàu; Hành động hoặc sự sơ suất của người giao hàng, chủ sở hữu hàng, đại lý hoặc đại diện của họ; Bất kỳ nguyên nhân nào khác xảy ra mà người vận chuyển không có lỗi hoặc không cố ý gây ra.[7]

Đối với hợp đồng bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ được miễn trách nhiệm khi thiệt hại xảy ra đối với bên mua bảo hiểm hoàn toàn do lỗi cố ý của bên mua.[8]

4. Miễn trừ trách nhiệm khi hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng

Điểm d Khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005 ghi nhận trường hợp hành vi vi phạm hợp đồng của một bên là do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng thương mại là một căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại.

Xét về bản chất, hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước là hành vi vi phạm do sự kiện bất khả kháng về sự biến pháp lý. Rõ ràng, các bên cũng không lường trước được những vi phạm và thiệt hại khi có một quyết định của nhà nước xen vào. Đó có thể là quyết định hành chính (quyết định xử phạt vi phạm, quyết định trưng thu,…) hoặc quyết định của cơ quan tư pháp (bản án, quyết định). Miễn trách nhiệm chỉ được áp dụng khi hành vi vi phạm do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. Nếu như các bên đã biết về việc thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể dẫn đến vi phạm hợp đồng mà vẫn đồng ý giao kết hợp đồng thì không được áp dụng miễn trách nhiệm.

Quyết định của cơ quan nhà nước phải làm phát sinh nghĩa vụ của bên vi phạm, tức là phải thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nhất định nào đó dẫn tới hành vi vi phạm hợp đồng.

Bên cạnh Điểm d Khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005, Bộ luật Hàng hải năm 2005 (điểm g khoản 2 Điều 78) và Luật Hàng không dân dụng năm 2006 sửa đổi, bổ sung 2014 (Điểm b Khoản 3 Điều 165) cũng quy định về các trường hợp miễn trách khi thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

III. BÌNH LUẬN VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

Trước hết, có thể thấy Điều 294 Luật Thương mại 2005 đã quy định các trường hợp miễn trừ trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại khá mở và tôn trọng sự thoả thuận của các bên khi quy định bên vi phạm sẽ được miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra các trường hợp mà các bên đã thoả thuận. Nếu các bên không có thoả thuận trong hợp đồng thì bên vi phạm sẽ được miễn trừ trách nhiệm khi: i) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;  ii) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; iii) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trừ trách nhiệm.

Trừ khi các bên thoả thuận cụ thể về các trường hợp miễn trách nhiệm, có thể nói, các trường hợp miễn trách nhiệm mà Điều 294 Luật Thương Mại 2005 quy định nêu trên còn khá chung chung và khó hiểu mà lại không bao quát hết được các trường hợp miễn trách nhiệm, cụ thể:

1. Về trường hợp miễn trừ trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng

Luật Thương mại 2005 hiện hành có quy định miễn trừ nhưng không giải thích thế nào là sự kiện bất khả kháng. Từ quy định của 1 Điều 161 Bộ luật dân sự 2005 về sự kiện bất khả kháng, ta có thể áp dụng vào lĩnh vực thương mại như sau: “… Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.

Có thể thấy Bộ luật Dân sự 2005 cũng quy định khá trừu tượng, khó hiểu rõ nội hàm của khái niệm sự kiện bất khả kháng là như thế nào, làm cho việc áp dụng trường hợp này khá khó khăn.

Sự kiện bất khả kháng có thể được hiểu là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên tai) như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần… hoặc các hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ…[9]  Việc chứng minh có tồn tại sự kiện bất khả kháng thuộc về nghĩa vụ của bên vi phạm hợp đồng, nhưng việc bên đó được hay không được miễn trừ lại phụ thuộc vào bên bị vi phạm hoặc cơ quan chức năng có chấp nhận nó là sự kiện bất khả kháng hay không. Với một khái niệm còn quá khái quát thì việc tìm được tiếng nói chung giữa các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại và nhất là ảnh hưởng đến lợi ích của mội bên là không hề dễ dàng.

Ngoài ra, Điều 294 chỉ quy định chung chung sự kiện bất khả kháng là điều kiện để bên vi phạm được miễn trách nhiệm nhưng chưa nêu được mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện bất khả kháng và hành vi vi phạm hợp đồng. Về bản chất, để có thể được miễn trừ trách nhiệm, sự kiện bất khả kháng phải xảy ra sau khi các bên ký hợp đồng và sự kiện bất khả kháng phải là nguyên nhân dẫn đến kết quả là bên vi phạm không thể thực hiện được theo đúng cam kết. Ở đây, rõ ràng Điều 294 chưa thể hiện được mối quan hệ đó.

Trong khi sự kiện bất khả kháng chưa được hiểu một cách thống nhất trong dân sự và trong thương mại thì trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn ghi nhận về trường hợp “Trở ngại khách quan” trong Bộ luật Dân sự 2005.

Trở ngại khách quan là một khái niệm độc lập hoàn toàn so với sự kiện bất khả kháng. Tại Khoản 1 Điều 161 Bộ luật dân sự 2005, sau khi giải thích sự kiện bất khả kháng là gì, thì “Trở ngại khách quan” được ghi nhận “là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền hoặc nghĩa vụ dân sự của mình”. Nhưng, cũng giống như sự kiện bất khả kháng, khái niệm trên cũng tạo ra sự khó hiểu cho thương nhân và dễ dẫn đến nhầm lẫn với sự kiện bất khả kháng. Tại điểm b Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP đã giải thích rõ hơn khi quy định: “Trở ngại khách quan là trường hợp đương sự không nhận được bản án, quyết định mà không phải do lỗi của họ; đương sự đi công tác ở vùng biên giới, hải đảo mà không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn; tai nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức hoặc đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kế; tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, cổ phần hóa mà chưa xác định được tổ chức, cá nhân mới có quyền yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật hoặc do lỗi của cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan, cá nhân khác dẫn đến việc đương sự không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn.”

Có thể nói, Trở ngại khách quan cùng với sự kiện bất khả kháng là quy định khá tiến bộ của pháp luật Việt Nam khi tính đến cả những sự kiện nằm ngoài khái niệm sự kiện bất khả kháng làm cản trở chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ. Nhưng trở ngại khách quan chỉ được dùng để xác định thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự hoặc thi hành án dân sự mà không được áp dụng cùng với sự kiện bất khả kháng để dẫn đến miễn trừ trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng. Do đó mà ngoài Điều 294 Luật Thương mại 2005 nêu trên chỉ nhắc đến sự kiện bất khả kháng, Điều 302 Bộ luật dân sự 2005 cũng chỉ quy định: “… Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.

Mặc dù trên thực tế, những trở ngại khách quan nêu trên hoàn toàn có thể xảy ra đối với thương nhân, theo đó thương nhân không thể thực hiện được nghĩa vụ trong hợp đồng, ví dụ: Chủ doanh nghiệp tư nhân chết mà chưa xác định được người thừa kế…, nhưng một lần nữa phải nhấn mạnh rằng, trở ngại khách quan và sự kiện bất khả kháng là hai khái niệm khác nhau, và trở ngại khách quan không được tính đến cùng với sự kiện bất khả kháng để loại trừ trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng trong thương mại.[10]

Mặt khác, Luật Thương mại 2005 không có quy định làm rõ trường hợp sự kiện bất khả kháng sẽ được thừa nhận là căn cứ miễn trừ trách nhiệm nếu nó xảy ra đối với các bên tham gia quan hệ hợp đồng hay cả bên thứ ba trong quan hệ hợp đồng. Trên thực tế có thể xảy ra trường hợp bên vi phạm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng không đầy đủ là do lỗi của bên thứ ba không thực hiện nghĩa vụ của mình do trường hợp bất khả kháng.

2. Về trường hợp miễn trừ trách nhiệm khi hành vi vi phạm của một bên là do lỗi của bên kia

 Điều 294 chỉ mới dự liệu miễn trách nhiệm đối với bên vi phạm hợp đồng khi “Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia” mà chưa tính đến khả năng hành vi vi phạm của một bên có nguyên nhân xuất phát từ bên thứ ba, mà bên thứ ba rơi vào các trường hợp mà pháp luật quy định được miễn trừ trách nhiệm. Tuy là các bên có thể thoả thuận về các trường hợp miễn trừ trách nhiệm trong hợp đồng của họ. Nhưng trong trường hợp không được thoả thuận thì bên vi phạm sẽ không được miễn trừ trách nhiệm nếu do lỗi của bên thứ ba, mặc dù bên thứ ba thuộc vào các trường hợp được miễn trừ trách nhiệm. Về vấn đề này, Luật Thương mại 2005 đã quy định cứng nhắc hơn so với Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989. Tại Điều 40 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định: “Bên vi phạm hợp đồng kinh tế được xét giảm hoặc miễn hoàn toàn trách nhiệm tài sản trong các trường hợp sau đây: 1) Gặp thiên tai, địch hoạ và các trở lực khách quan khác không thể lường trước được và đã thi hành mọi biện pháp cần thiết để khắc phục ; 2) Phải thi hành lệnh khẩn cấp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; 3) Do bên thứ ba vi phạm hợp đồng kinh tế với bên vi phạm nhưng bên thứ ba không phải chịu trách nhiệm tài sản trong các trường hợp quy định tại điểm 1 và điểm 2 của Điều này”. Tất cả các luật quy định về hợp đồng sau này như Bộ luật dân sự 1995, Luật thương mại 1997, Bộ luật dân sự 2005, Luật thương mại 2005 đã không kế thừa sự tiến bộ này mà lại loại bỏ nó ra khỏi các trường hợp miễn trách nhiệm được quy định trong luật.

Tương tự với trường hợp trên, pháp luật thương mại hiện hành chưa dự liệu trường hợp miễn trừ trách nhiệm do một bên uỷ quyền cho bên thứ ba thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng mà bên thứ ba này vi phạm nghĩa vụ trong một số trường hợp cụ thể. Theo Công ước Viên 1980 tại Ðiều 79 thì nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình do người thứ ba mà họ nhờ thực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng cũng không thực hiện điều đó, thì bên ấy chỉ được miễn trách nhiệm trong trường hợp bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm chiếu theo quy định của công ước và người thứ ba cũng sẽ được miễn trách nếu các quy định của công ước được áp dụng cho họ. Như vậy, quy định này của Luật Thương mại 2005 vẫn còn thiếu xót, chưa hoàn toàn tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và đảm bảo để bảo vệ quyền lợi ích của các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại.

3. Về trường hợp miễn trừ trách nhiệm khi hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý

Việc miễn trách nhiệm được áp dụng khi “hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng” tại Điều 294 cũng rất khó hiểu và khó áp dụng. “Các bên” ở trong trường hợp này có nghĩa là cả bên vi phạm và bên bị vi phạm, thế nhưng việc không thể biết quyết định cơ quan nhà nước có thẩm quyền dẫn đến vi phạm hợp đồng chỉ có ý nghĩa đối với bên vi phạm hợp đồng, từ đó khẳng định bên vi phạm hợp đồng không có “lỗi”.

Việc bên bị vi phạm có biết hay không thì về bản chất không ảnh hưởng gì đến thái độ của bên vi phạm hợp đồng. Giả sử bên bị vi phạm hợp đồng khi ký hợp đồng biết trước khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chắc chắn dẫn đến việc vi phạm hợp đồng và cứ ký hợp đồng trong khi bên vi phạm hợp đồng không hề biết. Vậy khi có hành vi vi phạm hợp đồng do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước, bên vi phạm hợp đồng có được miễn trách nhiệm hay không khi bên bị vi phạm chứng minh được mình biết trước quyết định đó? Thêm vào nữa, việc hiểu thế nào là không thể biết để từ đó quy định cho họ được miễn trách nhiệm đối với trường hợp này cũng còn quá chung chung. Việc biết sự tồn tại của quyết định của cơ quan nhà nước có buộc phải theo một nguồn thông tin chính thức hay có thể biết bằng nhiều cách khác nhau? Cơ quan quản lý nhà nước có phải thông báo bằng văn bản hay chỉ cần thông báo bằng miệng về quyết định đó thì thương nhân mới được biết về nó, hay nếu bên bị vi phạm chỉ cần chứng minh các bên biết sự tồn tại của quyết định đó, bất kể biết theo kiểu gì và bằng cách nào cũng đều là chứng cứ để bên vi phạm phải gánh chịu trách nhiệm?

Bên cạnh đó, Công ước Viên 1980 và pháp luật các nước trên thế giới không thừa nhận trường hợp này là một trường hợp miễn trừ trách nhiệm cho bên vi phạm trong hợp đồng thương mại. Do đó, khi giao kết thương mại với một bên là nước ngoài, khi gặp phải trường hợp này thì bên vi phạm là chủ thể Việt Nam vẫn phải chịu trách nhiệm đối với vi phạm hợp đồng thương mại mà không được miễn trừ trách nhiệm. Mặc dù vậy, pháp luật thương mại cũng không quy định về trách nhiệm đối với trường hợp này thuộc về ai, trong khi vì quyết định hay chính sách của cơ quan quản lý mà bên vi phạm không thực hiện được nghĩa vụ của mình mới dẫn đến vi phạm xảy ra. Như vậy, đã cho thấy một bất cập nữa trong pháp luật nước ta, điều này ảnh hưởng đến chính lợi ích của chủ thể hoạt động thương mại Việt Nam.

IV. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI

 Thứ nhất, quy định cụ thể về các điều kiện để xác định một sự kiện là căn cứ miễn trừ trách nhiệm

Quy định của pháp luật hiện hành chỉ đi vào liệt kê các sự kiện là căn cứ miễn trừ trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại mà không đưa ra khái niệm cũng như điều kiện để áp dụng các căn cứ đó, gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật. Do đó, cần quy định điều kiện để một sự kiện là căn cứ miễn trừ trách nhiệm bao gồm thời điểm xảy ra là sau khi các bên đã ký kết hợp đồng và ở thời điểm ký kết các bên không biết hoặc không thể biết đến việc sự kiện đó sẽ xảy ra; sự kiện đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vi phạm; và khi sự kiện đó xảy ra các bên đã áp dụng mọi biện pháp nhưng không thể khắc phục.

Thứ hai, quy định rõ về trường hợp miễn trách nhiệm do xảy ra sự kiện bất khả kháng

Cần có quy định làm rõ sự kiện bất khả kháng đối với các bên trong hợp đồng khi có vi phạm xảy ra vì nguyên nhân này cũng như đối với bên thứ ba tham gia trong quan hệ này.

Về trường hợp có bên thứ ba tham gia, sự kiện bất khả kháng cần quy định điều kiện cụ thể để trở thành căn cứ miễn trừ trách nhiệm với bên thứ ba trở thành căn cứ miễn trừ trách nhiệm cho một bên trong hợp đồng thương mại. Chỉ khi hợp đồng của bên vi phạm với bên thứ ba có quan hệ mật thiết với hợp đồng của bên vi phạm với bên bị vi phạm và việc bên thứ ba vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc vi phạm hợp đồng của bên vi phạm và bên vi phạm không thể khắc phục được. Bên cạnh đó, cũng cần quy định rõ giới hạn của việc áp dụng này, nếu không có thể có thể dẫn chiếu đến nhiều bên và gay thiệt hại cho chính bên bị vi phạm[11].

Thứ ba, bỏ quy định về trường hợp miễn trừ trách nhiệm đối với trường hợp thi hành quyết định của cơ quan quản lý là căn cứ miễn trừ trách nhiệm.

Nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với quy định của các điều ước quốc tế và thuận tiện trong giao lưu thương mại, thì việc bỏ quy định này là hợp lý. Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với các điều ước quốc tế, hệ thuống pháp luật của các nước trên thế giới, giúp phát triển giao lưu thương mại với các nước trên thế giới. Có thể thấy, hiện nay chúng ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng hơn, tham gia ngày càng nhiều các hiệp định thương mại và các hiệp ước với các quốc gia khác trong lĩnh vực thương mại. Đối với hoạt động thương mại trong nước, việc quy định này có thể gây ảnh hưởng về lợi ích cho các chủ thể, vì đôi khi hoạt động thương mại không chỉ dừng lại ở hai bên mà theo cơ chế luân chuyển thì miễn trách nhiểm cho chủ thể này nhưng đã vô hình làm cho chủ thể khác có hành vi vi phạm. Đối với hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài, thì hiện nay Công ước Viên và pháp luật các nước không thừa nhận trường hợp miễn trách này. Do đó, ý nghĩa thứ hai là, để đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia hợp đồng thương mại.  Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển, đặc biệt là trong quan hệ thương mại quốc tế.

Vậy, với những trình bày ở trên, có thể thấy pháp luật nước ta đã quy định về trường hợp miễn trừ trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại khá mở. Tuy nhiên các quy định lại không rõ ràng, gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật trên thực tế và chưa dự trù được hết các trường hợp có thể xảy ra. Điều này đòi hỏi pháp luật cần có những sửa đổi cho hoàn thiện, rõ ràng hơn để đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật một cách có hiệu quả, bảo vệ tính công bằng trong hoạt động thương mại và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết. Bên cạnh đó, các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng thương mại cũng cần tự bảo vệ mình bằng việc tự thỏa thuận trước những trường hợp miễn trách nhiệm cho các bên để tránh những rủi ro không đáng có có thể xảy ra trên cơ sở không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

[1] Xem Điều 388 Bộ luật Dân sự 2005

[2] Chu Tùng Anh, Phân tích và bình luận các quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm

[3] Xem Điểm c Khoản 3 Điều 165 Luật Hàng không dân dụng 2006 sửa đổi, bổ sung 2014

[4] Xem Khoản 1 và điểm b, c, d, đ, e, h, k, l, m Khoản 2 Điều 78 Bộ luật Hàng hải 2005

[5] Xem Điều 296 Luật Thương mại 2005

[6] Điều 80 Công ước Viên 1980 quy định: “Một bên không được viện dẫn một sự không thực hiện nghĩa vụ của bên kia trong trừng mực mà sự không thực hiện đó là do những hành vi hay sơ suất của chính họ”

[7] Xem Điểm a, i, r Khoản 2 Điều 78 Bộ luật Hàng hải 2005

[8] Xem Điều 39 Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2000

[9] Từ điển Luật học

[10] ThS. Bùi Hưng Nguyên, BÌNH LUẬN VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG
TẠI ĐIỀU 294 LUẬT THƯƠNG MẠI 2005

[11] Hoàng Thị Hà Phương, Luận văn Thạc sỹ Luật học: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại – Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Trong đời sống quốc tế hiện nay, bên cạnh quốc gia – chủ thể đầu tiên và cơ bản của Luật Quốc tế, thì sự xuất hiện và phát triển của các tổ cức quốc tế liên chính phủ đóng vai trò ngày càng quan trọng, là trung tâm phối hợp hành động nhằm bảo vệ lợi ích về chính trị, kinh tế, văn hóa,… của các thành viên. Mỗi một tổ chức liên chính phủ khi ra đời đều nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định. Những thành viên của các tổ chức đó bên cạnh những nghĩa vụ phải thực hiện còn được hưởng những quyền lợi riêng của thành viên tổ chức liên chính phủ trao cho trên cơ sở việc thực hiện nghĩa vụ của các thành viên khác và ngược lại. Do đó, mỗi tổ chức liên chính phủ khi thành lập ra đều xây dựng những quy chế thành viên để lựa chọn thành viên và nhằm phù hợp với mục tiêu xây dựng của tổ chức. Để hiểu rõ hơn về quy chế thành viên của tổ chức liên chính phủ, em đã chọn tìm hiểu về đề tài: “Phân tích một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về quy chế thành viên của một tổ chức quốc tế liên chính phủ”.

I. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC QUỐC TẾ LIÊN CHÍNH PHỦ

  1. Khái niệm

Tổ chức quốc tế là một thực thể liên kết các quốc gia và các chủ thể khác của Luật Quốc tế, hình thành trên cơ sở điều ước quốc tế, có quyền năng của chủ thể Luật Quốc tế, có hệ thống các cơ quan để duy trì hoạt động thường xuyên theo đúng mục đích, tôn chỉ của tổ chức đó.

  1. Đặc điểm

– Về thành viên: Tổ chức liên chính phủ là mô hình liên kết chủ yếu của các quốc gia độc lập, có chủ quyền. Bên cạnh đó, một số tổ chức quốc tế cũng thừa nhận tư cách thành viên của các chủ thể khác như đối với Tổ chức thương mại thế giới (WTO) có thành viên bao gồm các quốc gia ( Mỹ, Việt Nam,..), tổ chức liên chính phủ (Liên minh châu Âu – EU) và cả các vùng lãnh thổ độc lập (Hồng Kông, Đài Loan,…).

– Về cơ sở pháp lý để thành lập và hoạt động: Tổ chức quốc tế liên chính phủ được thành lập và hoạt động dựa trên cơ sở một điều ước quốc tế được kí kết giữa các thành viên tham gia tổ chức. Các điều ước quốc tế này đều có ý nghĩa là điều lệ của tổ chức liên chính phủ với những quy định cụ thể về mục đích thành lập, nguyên tắc, cơ cấu tổ chức, quyền và nghĩa vụ của các thành viên,… Quy trình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế này được điều chỉnh bởi các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế.

– Về quyền năng của chủ thể Luật quốc tế: Quyền năng chủ thể Luật Quốc tế của tổ chức liên chính phủ mang tính chất phái sinh và hạn chế. Quyền năng này không tự nhiên sinh ra vốn có mà được sinh ra từ quyền năng gốc của các thành viên, do sự thỏa thuận của các thành viên trao cho. Bởi sự phái sinh từ quyền năng gốc của các thành viên nên phạm vi quyền và nghĩa vụ của tổ chức cũng bị giới hạn trong thỏa thuận trao quyền của các thành viên. Tuy nhiên, khi tham gia vào quan hệ Luật Quốc tế, tổ chức liên chính phủ cũng là một chủ thể của Luật Quốc tế, nên việc thực việc các quyền và nghĩa vụ mang tính độc lập nhân danh chính mình trong quan hệ đó.

– Về cơ cấu thường trực để duy trì hoạt động chức năng: Tổ chức liên chính phủ có một hệ thống các cơ quan thường trực để duy trì hoạt động, đồng thời thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Hệ thống cơ quan thường trực này bao gồm các cơ quan chính và các cơ quan bổ trợ phối hợp, giúp việc với cơ quan chính thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức.

3. Phân loại

Tổ chức quốc tế liên chính phủ hiện nay có phạm vi và nội dung hợp tác đa dạng, bao trùm hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống quốc tế. Do vậy, để phân loại các tổ chức có thể căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau, trong đó có thể kể đến một số tiêu chí thường gặp[1]:

– Căn cứ vào tiêu chí thành viên chia thành tổ chức quốc tế khu vực (EU,..), tổ chức quốc tế liên khu vực(NATO,..), tổ chức quốc tế toàn cầu(UN,…).

– Căn cứ vào phạm vi hợp tác: Tổ chức quốc tế chia thành: Tổ chức quốc tế chung (UN,EU,ASEAN,..), Tổ chức quốc tế chuyên môn (WTO,IMF,..)

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ QUY CHẾ THÀNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC LIÊN CHÍNH PHỦ

Trong cơ cấu của một tổ chức liên chính phủ, thành viên của tổ chức có thể là quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ khác hoặc các chủ thể khác của Luật Quốc tế. Quy chế thành viên của các tổ chức liên chính phủ hoàn toàn không giống nhau. Đối với các tổ chức hiện nay, căn cứ vào thời gian gia nhập tổ chức có thể chia thành viên của tổ chức thành thành viên sáng lập và thành viên gia nhập. Thành viên sáng lập nhà những thành viên tham gia vào hội nghị thành lập tổ chức, ký kết điều ước quốc tế thành lập tổ chức (ví dụ đối với ASEAN thành viên sáng lập bao gồm 5 nước: Thái lan, Singapo, Maylaixia, Inđonesia và Philippin). Thành viên gia nhập là những thành viên không tham gia vào quá trình thành lập tổ chức mà chỉ trở thành thành viên khi tổ chức đó đang hoạt động (ở ASEAN thì Việt Nam, Lào, Capuchia là những thành viên gia nhập sau, khi ASEAn đang hoạt động). Khi xây dựng tổ chức, các thành viên sáng lập cũng xây dựng những điều kiện pháp lý cơ bản về quy chế thành viên để các thành viên trong tổ chức tuân thủ, đáp ứng. Quy chế thành viên bao gồm những nội dung cơ bản như sau:

  1. Điều kiện và thủ tục gia nhập tổ chức quốc tế liên chính phủ

Trở thành thành viên của một tổ chức quốc tế liên chính phủ là quyền cơ bản của các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế. Tuy nhiên, không phải các quốc gia muốn tham gia vào một tổ chức quốc tế thì sẽ được tham gia mà phải đáp ứng những điều kiện do tổ chức đó đề ra.

(i) Về điều kiện gia nhập: Mỗi tổ chức quốc tế tùy thuộc vào mục đích thành lập, chức năng hoạt động của mình, mà đưa ra những điều kiện để kết nạp thêm thành viên. Để gia nhập vào tổ chức quốc tế, các thành viên phải đáp ứng những điều kiện khách quan chủ quan khác nhau. Điều kiện khách quan là những điều kiện từ phía tổ chức đặt ra dựa trên những đặc điểm khách quan về mặt địa lý, tự nhiên,.. của các quốc gia muốn gia nhập như đối với ASEAN đưa ra điều kiện để một quốc gia thành thành viên của ASEAN thì phải có vị trí địa lý nằm trong khu vực Đông Nam Á. Điều kiện chủ quan là những điều kiện xuất phát từ ý chí, khả năng của các quốc gia như sự tự nguyện xin gia nhập, khả năng thực hiện quyền ngĩa vụ của thành viên hay khả năng gách vác nghĩa vụ của tổ chức,..

(ii) Về thủ tục ra nhập: Bên cạnh việc đáp ứng những điều kiện gia nhập, các văn bản về thành lập tổ chức còn ghi nhận về trình tự, thủ tục mà các quốc gia hoặc chủ thể khác của Luật Quốc tế phải thực hiện khi muốn gia nhập. Theo đó, các quốc gia muốn gia nhập vào tổ chức thì làm đơn và gửi đơn xin ra nhập cho cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận của tổ chức. Sau đó, đơn xin gia nhập có thể được xem xét và thông qua tại các hội nghị của tổ chức theo các hình thức khác nhau.

  1. Quy và nghĩa vụ cơ bản của các thành viên

Khi trở thành thành viên chính thức của một tổ chức quốc tế, các quốc gia hoặc chủ thể khác của Luật Quốc tế tham gia vào tổ chức quốc tế sẽ có được những quyền lợi cơ bản của thành viên và gánh vác các nghĩa vụ pháp lý trên cơ sở quy định tại hiến chương, điều lệ của tổ chức. Dựa trên thực tế hiện nay, hầu hết các tổ chức đều ghi nhận cho các thành viên tổ chức mình những quyền như: Quyền bình đẳng giữa các thành viên khi tham gia vào các hoạt động của tổ chức; Quyền được có đại điện tại tổ chức quốc tế; Quyền được tham gia đề cử, ứng cử vào các cơ quan của tổ chức quốc tế; Quyền rút khỏi tổ chức quốc; Quyền được hưởng các trợ giúp từ tổ chức;…

Tương ứng với những quyền được tổ chức quốc tế trao cho, các thành viên cũng phải đảm nhận những nghĩa vụ tương ứng đối với tổ chức, thành viên khác như: Tuân thủ đầy đủ, tự nguyện các nghĩa vụ thành viên; Tôn trọng quyền năng độc lập của tổ chức; Đóng góp tài chính cho các hoạt động của tổ chức; Dành cho tổ chức và các nhân viên của tổ chức các quyền ưu đãi miễn trừ cần thiết để duy trì hoạt động thường xuyên, hiệu quả; Giải quyết các bất đồng, tranh chấp với các thành viên khác bằng phương thức hòa bình;…

  1. Chấm dứt tư cách thành viên của tổ chức quốc tế liên chính phủ

Bên cạnh các điều kiện gia nhập, các quyền và nghĩa vụ của thành viên tổ chức, quy chế thành viên của tổ chức quốc tế liên chính phủ còn ghi nhận về việc chấm dứt tư cách thành viên của tổ chức. Tư cách thành viên của tổ chức bị chấm dứt trong các trường hợp:

 a)Rút khỏi tổ chức quốc tế

Rút khỏi tổ chức quốc tế được hiểu là hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia thành viên nhằm chấm dứt tư cách thành viên của mình trong tổ chức quốc tế. Rút khỏi tổ chức quốc tế là quyền của quốc gia thành viên. Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động của tổ chức được diễn ra ổn định, các tổ chức thường quy định điều kiện và thủ tục trong trường hợp này rất chặt chẽ trong điều lệ hoạt động của các tổ chức. Việc rút khỏi tổ chức quốc tế là hành vi đơn phương của quốc gia thành viên, thể hiện sự tự nguyện từ bỏ tư cách thành viên và sự ràng buộc với tổ chức quốc tế về các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quy chế thành viên của tổ chức đó. Khi tự nguyện rút khỏi tổ chức, quốc gia thành viên có thể xin gia nhập lại tổ chức khi có nhu cầu và mong muốn quay lại trở lại tổ chức ở một thời điểm nào đó sau khi rút khỏi.

b) Đình chỉ quy chế thành viên

Đình chỉ quy chế thành viên của tổ chức là chế tài do tổ chức quốc tế áp dụng với các thành viên của tổ chức mình do có hành vi vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ được quy định trong điều kệ của tổ chức nhưng chưa đến mức bị khai trừ khỏi tổ chức nhằm buộc thành viên đó chấm dứt ngay hành vi vi phạm. Dựa vào mức độ vi phạm của quốc gia thành viên, tổ chức quốc tế có thể áp dụng hình thức đình chỉ một phần hoặc toàn bộ quy chế thành viên trong một khoảng thời gian nhất định. Trong khoảng thời gian đó, tùy thuộc vào phạm vi đình chỉ mà thành viên đó không được thực hiện những quyền của thành viên tổ chức như không được biểu quyết trong các cơ quan của tổ chức, tạm thời không thực hiện quyền đại diện tại các cơ quan thường trự của tổ chức,… Sau thời gian bị đình chỉ, tư cách thành viên của quốc gia bị đình chỉ sẽ được khôi phục lại như ban đầu.

c) Khai trừ khỏi tổ chức quốc tế

Khai trừ khỏi tổ chức quốc tế thực chất là một biện pháp chế tài mà tổ chức quốc tế áp dụng đối với thành viên có hành vi vi phạm nghiêm trọng và có hệ thống các nguyên tắc nền tảng trong tổ chức và hoạt động của tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, khác với rút khỏi tổ chức quốc tế là hành vi đơn phương xuất phát từ ý chí tự nguyện của quốc gia thành viên thì khai trừ khỏi tổ chức quốc tế là một “hình phạt” mà tổ chức quốc tế dành cho thành viên vi phạm điều lệ của tổ chức. Với việc bị áp dụng “hình phạt” này, mọi quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên trong tổ chức sẽ tự động chấm dứt và có thể vĩnh viễn không thể quay lại hoặc xin gia nhập vào tổ chức quốc tế đó một lần nữa.

III. THỰC TIỄN VỀ QUY CHẾ THÀNH VIÊN CỦA QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ (IMF)

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là một tổ chức quốc tế về tài chính và tiền tệ mà thành viên là chính phủ các nước. IMF được thành lập đồng thời với Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (Ngân hàng Thế giới) tại Hội nghị quốc tế Bretton Wood tổ chức vào tháng 7 năm 1944. Cho tới tháng 9 năm 2011, IMF bao gồm 187 quốc gia thành viên[3] với mục tiêu thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, bảo đảm sự ổn định tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thương mại thế giới, kích thích việc làm và phát triển kinh tế bền vững, giảm đói nghèo trên toàn thế giới. IMF cũng đưa ra những tư vấn chính sách, và giúp đỡ về mặt tài chính cho các nước thành viên trong những giai đoạn khó khăn về kinh tế, đồng thời làm việc với các nước đang phát triển để giúp các nước này đạt được sự ổn định về kinh tế vĩ mô và giảm đói nghèo.

  1. Điều kiện và thủ tục gia nhập IMF

Theo quy định tại Mục 1 Điều 2 Điều lệ thành lập IMF thì: “Các thành viên ban đầu của quỹ là những quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc và Hội nghị tiền tệ và tài chính của Liên hợp Quốc, chấp nhận tư cách thành viên IMF trước ngày 31 tháng 12 năm 1945”. Có thể thấy IMF được thành lập như một tổ chức quốc tế chuyên môn thuộc hệ thống Liên Hợp quốc, để trở thành thành viên của IMF, xuyên suốt từ ban đầu đến nay, các quốc gia phải đáp ứng điều kiện là thành viên của Liên Hợp Quốc.

Từ thời điểm kết thúc chiến tranh lạnh, IMF đã mở rộng và phát triển hơn rất nhiều. Sau nhiều lần sửa đổi Điều lệ thành lập IMF đến nay, điều kiện để gia nhập IMF được quy định cụ thể tại Điều 1 Điều lệ như sau:

– Là quốc gia thành viên của Liên hợp quốc;

– Sẵn sàng gắn bó, trung thành với các chức năng và nguyên tắc chủ đạo của IMF;

– Chấp nhận sự ràng buộc và tuân thủ Điều lệ thành lập IMF;

– Có khả năng và sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ thành viên.

Có thể thấy trên cơ sở chủ quyền quốc gia, việc gia nhập tổ chức quốc tế là quyền của các quốc gia. Nhưng khi tham gia vào tổ chức, thì việc tuân thủ những quy tắc, luật lệ của tổ chức là nghĩa vụ mà mọi quốc gia thành viên của tổ chức phải thực hiện, chấp hành. Từ những điều kiện gia nhập nêu trên, có thể thấy những tiêu chí để gia nhập IMF hầu hết là những điều kiện mang tính khách quan mà mọi tổ chức quốc tế đều đòi hỏi thành viên của mình phải đáp ứng. Tuy nhiên, để trở thành thành viên của IMF, quốc gia xin gia nhập phải phụ thuộc vào sự chấp nhận của các quốc gia thành viên khác của tổ chức.

Điều lệ thành lập IMF quy định về thẩm quyền quyết định việc kết nạp thành viên mới thuộc về Hội đồng thống đốc trên cơ sở khuyến nghị của Ban Giám đốc điều hành. Hội đồng thống đốc quyết định kết nạp thành viên mới khi có đủ 50% phiếu thuận đồng ý. Thủ tục xin gia nhập và kết nạp cũng do Ban Giám đốc điều hành quy định, cụ thể như sau:

Một quốc gia tự nguyện thể hiện sự mong muốn tham gia IMF, Ban Giám đốc điều hành sẽ xem xét khả năng của quốc gia đó có thể đáp ứng các nghĩa vụ thành viên hay không. Khả năng này được xem xét dựa vào các chỉ số được công bố của quốc gia đó như thu nhập GDP bình quân, dự trữ ngoại tệ,… Thực tế, để có thể tranh thủ lá phiếu của các thành viên Ban Giám đốc điều hành và giúp cho quá trình gia nhập được thuận lợi, các quốc gia ứng viên sẽ phải tìm hiểu kĩ và tranh thủ sự ủng hộ của các thành viên có tỷ lệ phiếu bầu cao trong IMF (Tỉ lệ phiếu bầu phụ thuộc vào số tiền ký quỹ của các quốc gia thành viên) và nhóm các quốc gia lớn trước thời hạn Ban Giám đốc điều hành bắt đầu xem xét, đánh giá tiềm lực ứng viên.

Các cuộc tiếp xúc ban đầu giữa quốc gia ứng viên với IMF diễn ra dưới nhiều hình thức, từ yêu cầu chính thức cho tới các diễn đàn thương niên hoặc các cuộc gặp gỡ chính thức giữa các nhân vật quan trọng của quốc gia ứng viên với các quan chức của IMF nhằm thực hiện các cuộc vận động hành lang cho quá trình gia nhập IMF. Trong đó, cuộc gặp gỡ chính thức đầu tiê của quốc gia ứng viên với IMF là quan trọng nhất bởi đây là cuộc gặp sẽ có đầu đủ đại diện của các cơ quan có thẩm quyền của IMF.

Sau khi gặp gỡ, tiếp xúc với các ứng viên, Ban Giám đốc điều hành sẽ đánh giá năng lực của ứng viên. Khi quốc gia ứng viên được Ban Giám đốc đánh giá có đủ khả năng thực hiện các nghĩa vụ bắt buộc đối với thành viên IMF, quốc gia đó sẽ gửi một yêu cầu chính thức tới Ban Giám đốc điều hành của IMF, có chữ kí của người đứng đầu Nhà nước hoặc một quan chức cấp cao có thẩm quyền của quốc gia đó như Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Tài chính,…

Ngay sau khi yêu cầu gia nhập của quốc gia được Hội đồng Thống đốc chấp nhận theo sự khuyến nghị của Ban Giám đốc điều hành, IMF sẽ gửi một bản thông cáo đến quốc gia đó. Nội dung bản thông cáo sẽ bao gồm yêu cầu của IMF yêu cầu quốc gia cung cấp các dữ liệu cần thiết cho các tính toán hạn ngạch và lịch sử kinh tế của quốc gia cũng như tình trạng của hệ thống kinh tế và tài chính hiện hành của quốc gia. Đồng thời, trong thông cáo sẽ yêu cầu quốc gia đó thông báo công khai trong nước các quy tắc và tiêu chuẩn của IMF, về những thông tin và số liệu thống kê đã cung cấp cho IMF cũng như các thông tin về tài chính, chi tiết thủ tục gia nhập và các nghĩa vụ đối với thành viên IMF.

Đối với việc chấm dứt tư cách thành viên của tổ chức, IMF không ghi nhận cụ thể đối với việc rút khỏi tổ chức như thế nào hay những chế tài khác mà thành viên phải chịu khi vi phạm quyền và nghĩa vụ của thành viên tổ chức. cũng như nhiều tổ chức quốc tế khác, việc tham gia tổ chức hoàn toàn là do tự nguyện và do mong muốn của các quốc gia, bên cạnh đó khi là thành viên các quốc gia đạt được những lợi ích nhất định, cho nên việc tuân thủ nghĩa vụ của tổ chức cũng tương đối nghiêm túc, không quá vi phạm nghĩa vụ của tổ chức.

  1. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên IMF

Như đã trình bày, khi tham gia vào một tổ chức quốc tế liên chính phủ, các quốc gia thành viên bên cạnh đáp ứng điều kiện để được gia nhập tổ chức thì khi đã gia nhập phải thực hiện những nghĩa vụ của thành viên nhằm hướng tổ chức đạt được những mục tiêu, định hướng để ra khi thành lập tổ chức. Trong IMF, cũng như hầu hết các tổ chức quốc tế trên thế giới, các nghĩa vụ của thành viên được quy định tại Điều lệ thành lập IMF, cụ thể là tại Điều 8 bao gồm:

– Tạo điều kiện cho đồng tiền của các nước được chuyển đổi tự do (không áp dụng những hạn chế trong thanh toán đối với những giao dịch quốc tế vãng lai);

– Loại bỏ dần các hạn chế về hối đoái (không áp dụng những hạn chế trong chuyển tiền đối với những giao dịch quốc tế vãng lai);

– Tôn trọng quy định của các thành viên khác về hối đoái phù hợp với quy định của IMF;

– Cung cấp thông tin tài chính cho IMF (chỉ khi thật cần thiết đối với hoạt động của Quỹ bao gồm cả những thông tin cần thiết cho việc thực hiện các mục tiêu của Quỹ);

– Tham vấn với các nước khác việc ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế về tiền tệ;

– Các chính sách về tài sản dự trữ phải phù hợp với các quy định của IMF.

Bên cạnh đó, với mục đích thiết yếu của hệ thống tiền tệ quốc tế IMF là cung cấp một khuôn khổ tạo điều kiện cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ, vốn giữa các nước; duy trì tăng trưởng kinh tế và sự ổn định tài chính, các thành viên của IMF trong một số trường hợp cần thiết còn phải thực hiện một số nghĩa vụ chung về chính sách kinh tế – tài chính trong nước và đối với các thỏa thuận trao đổi với các nước khác (qui định tại Mục 1 Điều 4 của Điều lệ thành lập IMF) đó là:

– Phải thiết lập các chính sách kinh tế và tài chính dài hạn với mục tiêu đảm bảo tăng trưởng kinh tế một cách ổn định, phụ thuộc vào tình hình thực tế;

– Xây dựng một hệ thống tiền tệ có tính ổn định, tạo tiền đề cho quá trình sản xuất trong nước không bị gián đoạn và không làm xuất hiện những biến động lớn;

– Không thực hiện các biện pháp nhằm phân biệt đối xử với các hệ thống tiền tệ quốc tế và các biện pháp làm biến động tỷ giá hối đoái trong nước, mà từ đó tạo sự mất cân bằng các khoản thanh toán hoặc nhằm đạt được một lợi thế cạnh tranh không lành mạnh với các thành viên khác;

– Tuân thủ đúng theo các quy định về các thỏa thuận trao đổi đã cam kết.

Cùng với các nghĩa vụ phải thực hiện, các thành viên khi tham gia vào IMF cũng được hưởng các quyền lợi thiết thực tương ứng với các chức năng của tổ chức đó là:

– Được quyền yêu cầu các khoản hỗ trợ tín dụng từ IMF để triển khai các dự án phát triển kinh tế xã hội, khắc phục thâm hụt trong cán cân thanh toán quốc tế, giải quyết những khó khăn tài chính bất thường gây ra do thiên nhiên, hoặc góp phần ổn định những mặt hàng chiến lược về nguyên liệu, nhiên liệu (các khoản tín dụng để triển khai các đề án phát triển kinh tế xã hội, các khoản vay dự trữ điều hòa nhằm tài trợ cho những nước tham gia Quỹ dự trữ điều hòa nguyên liệu chiến lược quốc tế, hoặc sử dụng Quyền rút vốn đặc biệt SDR – IMF phát hành SDR và lập Quỹ quyền rút vốn đặc biệt cho tất cả các nước thành viên. Số lượng SDR phát hành trong mỗi đợt phân phối cho từng nước căn cứ vào tỷ lệ góp vốn…);

– Quyền được yêu cầu hỗ trợ về mặt kĩ thuật trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính – kinh tế từ phía IMF;

– Quyền được tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề chung của IMF như chính sách, kế hoạch ngắn và dài hạn, các vấn đề về thành viên, cơ cấu tổ chức, nhân sự của Quỹ … thông qua Hội đồng Thống đốc và các lá phiếu phụ thuộc vào giá trị đóng góp.

Hiện nay, với xu thế hội nhập và mở rộng liên kết toàn cầu, xu hướng liên kết các nhóm quốc gia ngày càng gia tăng tạo lên ngày càng nhiều các tổ chức quốc tế. Việc mở rộng quy mô của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào quy chế pháp lý đối với thành viên của tổ chức đó. Do vậy, để phù hợp với sự phát triển mở rộng và bền vững của các tổ chức quốc tế trên thế giới, mỗi tổ chức cần xây dựng cho mình những quy chế thành viên phù hợp với mục tiêu, hoạt động và mức độ ảnh hưởng của mình trong khu vực và trên thế giới. Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn về quy chế thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF –  một trong những tổ chức quốc tế hoạt động có quy mô và hiệu quả trên thế giới cho thấy, quy chế thành viên của các tổ chức phù hợp với mục tiêu của tổ chức và việc chấm dứt tư cách thành viên của tổ chức không phải ở tổ chức nào cũng quy định đầy đủ về các vấn đề này.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN, CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1. Công ty chứng khoán

a) Khái niệm

Công ty chứng khoán là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chứng khoán, thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các nghiệp vụ: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán.

b)  Đặc điểm, phân loại công ty chứng khoán

Từ khái niệm nêu trên cho thấy công ty chứng khoán là một loại doanh nghiệp nên nó có đầy đủ những đặc điểm của doanh nghiệp nói chung. Bên cạnh đó, do công ty chứng khoán kinh doanh trong lĩnh vực đặc thù nên có những đặc điểm pháp lý riêng biệt giúp phân biệt chúng với các doanh nghiệp kinh doanh khác, bao gồm: (i) lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh; (ii) hình thức tổ chức pháp lý; (iii) về phương diện quản lý nhà nước; (iv) pháp luật điều chỉnh. Cụ thể:

(i)  Về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh: Công ty chứng khoán là chủ thể kinh doanh trên thị trường chứng khoán có hoạt động kinh doanh chính, thường xuyên và mang tính nghề nghiệp là kinh doanh chứng khoán. Pháp luật chứng khoán quy định, công ty chứng khoán được thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán dưới đây theo giấy phép được cấp: Môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn chứng khoán[2]. Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) chỉ cấp giấy phép hoạt động bảo lãnh phát hàn khi công ty chứng khoán đã được phép hoạt động tự doanh. Công ty được thực hiện nghiệp vụ lưu kí chứng khoán khi được cấp giấy phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán hoặc tự doanh chứng khoán. Ngoài ra, công ty chứng khoán được nhận ủy thác quản lý tài sản giao dịch chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân, cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác theo quy định của Bộ tài chính[3]. Có thể thấy, ở nước ta, công ty chứng khoán được thực hiện nhiều nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, trừ nghiệp vụ quản lý doanh mục đầu tư và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, nếu có đủ điều kiện và được UBCKNN cấp phép cho các hoạt động đó. So với các chủ thể kinh doanh khác trên thị trường chứng khoán như: công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán… công ty chứng khoán được thực hiện nhiều nghiệp vụ kinh doanh doanh hơn. Tuy nhiên, so với trước đây, nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán đã bị thu hẹp hơn thể hiện ở việc công ty chứng khoán không được thực hiện nghiệp vụ quản lý doanh mục đầu tư mà chuyển sang cho công ty quản lý quỹ. Quy định xuất phát từ tính đặc thù của nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư và giúp hạn chế xung đột lợi ích giữa các nghiệp vụ trong công ty chứng khoán, đồng thời làm cho pháp luật chứng khoán Việt Nam tương đồng với pháp luật củ nhiều nước.

(ii) về hình thức tổ chức pháp lý

Công ty chứng khoán chỉ được tổ chức dược hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam[4].

(iii) Về phương diện quản lý nhà nước

Công ty chứng khoán đặt dưới sự quản lý nhà nước trực tiếp của cơ quan quản lý chuyên trách. Cụ thể, ở Việt Nam , UBCKNN là cơ quan trực tiếp quản lý và giám sát hoạt động của công ty.

 (iv) Pháp luật điều chỉnh

Công ty chứng khoán là doanh nghiệp được thành lập, hoạt động trên cơ sở pháp luật chứng khoán và các văn bản pháp luật có liên quan.

Từ những đặc điểm nêu trên, có thể phân loại công ty chứng khoán theo các tiêu chí sau đây:

*Căn cứ vào hình thức tổ chức pháp lý doanh nghiệp, công ty chứng khoán chia làm hai loại: Công ty chứng khoán cổ phần và công ty TNHH kinh doanh chứng khoán trong đó có hai loại là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên.

*Căn cứ vào hình thức đầu tư và nguồn vốn của chủ sở hữu, có thể chia công ty chứng khoán thành ba loại : Công ty chứng khoán 100% vốn trong nước; công ty chứng khoán 100% vốn nươc nước; công ty chứng khoán hỗn hợp bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư ngoài nước; chi nhánh công ty nước ngoài ở Việt Nam.

c) Vai trò của công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán

Công ty chứng khoán là định chế tài chính trung gian quan trọng trên thị trường chứng khoán. Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán đã chứng minh, thị trường chứng khoán không thể thiếu loại chủ thể này, công ty chứng khoán cần cho cả người phát hành, người đầu tư chứng khoán và là nhân tố quyết định sự phát triển, sôi động của thị trường chứng khoán, cụ thể:

Khi một doanh nghiệp muốn huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoá, không phải họ tự đi bán số chứng khoán mà họ định phát hành. Họ không làm tốt được việc đó bởi họ không có bộ máy chuyên môn. Cần có những nhà chuyên nghiệp mua bán chứng khoán cho họ. Đó là các công ty chứng khoán, với nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệp nghề nghiệp, và bộ máy tổ chức thích hợp, thực hiện được vai trò trung gian môi giới mua bán, phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư và thực hiện một số dịch vụ khác cho cả người đầu tư và người phát hành.

Các công ty chứng khoán là các tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của thị trường chứng khoán nói riêng. Nhờ các công ty chứng khoán mà cổ phiếu trái phiếu lưu thông buôn bán tấp nập trên thị trường chứng khoán, qua đó, một lượng vốn khổng lồ được đưa vào đầu tư từ việc tập hợp những nguồn vốn lẻ tẻ trong công chúng.

– CTCK tạo ra cơ chế huy động vốn bằng cách nối những người có tiền với những người muốn huy động vốn.Các ngân hàng, các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư đều là các trung gian tài chính với vai trò huy động vốn, các tổ chức này có vai trò làm chiếc cầu nối và đồng thời là kênh dẫn cho vốn chảy từ một hay một số bộ phận nào đó của nền kinh tế có dư thừa vốn đến các bộ phận khác của nền kinh tế đang thiếu vốn. Các công ty chứng khoán thường đảm nhiệm vai trò này qua các hoạt động bảo lãnh phát hành và môi giới chứng khoán.

– Các CTCK cung cấp một cơ chế giá cả.Ngành công nghiệp chứng khoán nói chung, công ty chứng khoán nói riêng, thông qua các sở giao dịch chứng khoán và thị trường OTC, có chức năng cung cấp một cơ chế giá cả nhằm giúp các nhà đầu tư có được sự đánh giá đúng thực tế và chính xác về giá trị khoản đầu tư của mình. Các sở giao dịch chứng khoán niêm yết giá cổ phiếu của các công ty từng ngày một trên các báo cáo tài chính. Ngoài ra, chứng khoán của nhiều công ty lớn không được niêm yết ở sở giao dịch cũng có thể được công bố trên các tờ báo tài chính. Các công ty chứng khoán còn có một chức năng quan trọng là can thiệp trên thị trường, góp phần điều tiết giá chứng khoán. Theo quy định, công ty chứng khoán bắt buộc phải dành ra một tỷ lệ nhất định giao dịch của mình để mua chứng khoán vào khi giá chứng khoán trên thị trường đang giảm và bán ra khi giá chứng khoán cao.

– Các CTCK giúp chuyển chứng khoán thành tiền mặt.Các nhà đầu tư luôn muốn có được khả năng chuyển tiền mặt thành chứng khoán có giá và ngược lại trong một môi trường đầu tư ổn định. Các công ty chứng khoán đảm nhận chức năng chuyển đổi này, giúp nhà đầu tư phải chịu ít thiệt hại nhất khi tiến hành đầu tư. Chẳng hạn, trong hầu hết các nghiệp vụ đầu tư ở Sở giao dịch chứng khoán và thị trường OTC ngày nay, một nhà đầu tư có thể hàng ngày chuyển đổi tiền mặt thành chứng khoán và ngược lại mà không phải chịu thiệt hại đáng kể đối với giá trị khoản đầu tư của mình (ít nhất thì cũng không chịu thiệt hại do cơ chế giao dịch chứng khoán gây nên). Nói cách khác, có thể có một số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến giá trị đầu tư, chẳng hạn như tin đồn về một vấn đề nào đó trong nền kinh tế, nhưng giá trị khoản đầu tư nói chung không giảm đi do cơ chế mua bán.

Khi thực hiện các chức năng của mình, các công ty chứng khoán cũng tạo ra sản phẩm, vì các công ty này hoạt động với tư cách đại lý hay công ty ủy thác trong quá trình mua bán các chứng khoán được niêm yết và không được niêm yết, đồng thời cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư cho các cá nhân đầu tư, các công ty cổ phần và cả chính phủ nữa.

-Các CTCK thực hiện tư vấn đầu tư.Các công ty chứng khoán với đầy đủ các dịch vụ không chỉ thực hiện mệnh lệnh của khách hàng, mà còn tham gia vào nhiều dịch vụ tư vấn khác nhau thông qua việc nghiên cứu thị trường rồi cung cấp các thông tin đó cho các công ty và các cá nhân đầu tư.

– Các CTCK tạo ra các sản phẩm mới.Trong mấy năm gần đây, chủng loại chứng khoán đã phát triển với tốc độ rất nhanh do một số nguyên nhân, trong đó có yếu tố dung lượng thị trường và biến động thị trường ngày càng lớn, nhận thức rõ ràng hơn của khách hàng đối với thị trường tài chính và sự nỗ lực trong tiếp thị của các công ty chứng khoán. Ngoài cổ phiếu (thường và ưu đãi) và trái phiếu đã được biết đến, các công ty chứng khoán hiện nay còn bán trái phiếu chính phủ (trung ương và địa phương), chứng quyền, trái quyền, các hợp đồng tương lai, hợp đồng lựa chọn và các sản phẩm lai tạo đa dạng khác phù hợp với thay đổi trên thị trường và môi trường kinh tế.

2. Công ty quản lý quỹ

a) Khái niệm

Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (công ty quản lý quỹ) là doanh nghiệp theo mô hình công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn, được thành lập để hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật chứng khoán và các văn bản pháp luật có liên quan.

b) Đặc điểm, phân loại công ty quản lý quỹ

Từ những quy định của pháp luật hiện hành về công ty quản lý quỹ, công ty có những đặc điểm cơ bản như sau:

Thứ nhất, công ty quản lý quỹ được thành lập và hoạt động theo sự cho phép của UBCKNN. Việc cấp phép của UNCKNN nhằm mục đích thẩm tra về năng lực dự kiến của công ty trước khi nó được thành lập nhằm đảm bảo khi đi vào hoạt động, công ty có thể thực hiện tốt các chức năng của mình và tránh gây tổn thương không đáng có cho các nhà đầu tư chỉ vì không đủ năng lực kinh doanh. Đồng thời qua đó thực hiện chức năng giám sát của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Thứ hai, hoạt động chính của công ty quản lý quỹ là hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán theo sự ủy thác của các nhà đầu tư vào quỹ hoặc sự ủy thác của các nhà đầu tư riêng lẻ. Hoạt động quản lý quỹ bao gồm việc nắm giữ tài sản của quỹ, trực tiếp tiến hành hoạt động đầu tư chứng khoán từ nguồn vốn của quỹ, quản lý danh mục đầu tư quỹ,… Công ty quản lý quỹ có thể quản lý một hoặc nhiều quỹ đầu tư chứng khoán nhưng phải đảm bảo các quỹ này phải độc lập với nhau kể cả về tài chính cũng như quản lý để đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư cũng như mục tiêu đầu tư của từng quỹ. Ngoài nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ còn thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư theo sự ủy thác của nhà đầu tư ngoài quỹ. Hoạt động quản lý quỹ, quản lý danh mục đầu tư của công ty quản lý quỹ khác với hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán và hoạt động đầu tư của công ty đầu tư chứng khoán ở chỗ, nguồn vốn đầu tư không thuộc sở hữu của chính công ty mà là của các nhà đầu tư ủy thác cho công ty quản lý quỹ.

Qua phân tích những đặc điểm, dựa vào các tiêu chí khác nhau có thể phân loại công ty quản lý quỹ như sau:

*Căn cứ vào mô hình quản lý có thể chia công ty quản lý quỹ thành hai loại là công ty trách nhiệm hữu hạn quản lý quỹ và công ty cổ phần quản lý quỹ.

*Căn cứ vào mối quan hệ với chủ thể góp vốn thì công ty quản lý quỹ chia thành hai loại là công ty quản lý quỹ độc lập và công ty quản lý quỹ phụ thuốc.

c) Vai trò của công ty quản lý quỹ trên thị trường chứng khoán

 Xuất phát từ vai trò của quỹ đầu tư chứng khoán là tạo ra hiệu quả và góp phần ổn định thị trường chứng khoán, góp phần tăng cung – cầu về chứng khoán và góp phần phát triển thị trường vốn và tăng cường năng lực quản trị doanh nghiệp. Quản lý hiệu quả các quỹ đầu tư chứng khoán có thể tăng lượng tiền đầu tư. Trong đó, công ty quản lý quỹ là nhận sự ủy thác quản lý quỹ hoặc chính là tổ chức đứng ra thành lập quỹ, cũng như quản lý điều hành hoạt động của quỹ sau khi thành lập. Do đó có thể thấy, công ty quản lý quỹ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán.

Công ty quản lý quỹ được thành lập trên cơ sở đáp ứng những điều kiện theo quy định về pháp luật để được cấp phép bới UBCKNN. Công ty hoạt động theo một cơ cấu tổ chức được quy định chặt chẽ đối kể cả đối với việc lãnh đạo và điều hành công ty cũng như các hoạt động phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Chính vì vậy, công ty quản lý quỹ thực hiện các hoạt động quản lý đối với quỹ giúp đảm bảo cho hoạt động quản lý quỹ hiệu quả, bảo vệ quyền lợi và tránh những rủi ro cho các nhà đầu tư khi họ không được tổ chức chuyên nghiệp mang tính chất nghiệp vụ như công ty quản lý quỹ.

3. Ngân hàng thương mại

a) Khái niệm

Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận

b) Đặc điểm và phân loại ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một loại tổ chức tín dụng, nên nó mang đặc điểm của của tổ chức tín dụng, cụ thể:

Thứ nhất, ngân hàng thương mại là doanh nghiệp, có đối tượng kinh doanh trực tiếp là tiền tệ. Có thể thấy, về bản chất, ngân hàng thương mại là loại doanh nghiệp đặc thù được thể hiện qua đối tượng kinh doanh của ngân hàng như đã nêu.

Thứ hai, ngân hàng thương mại là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chính, thường xuyên và mang tính nghề nghiệp. Nội dung kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại là kinh doanh, cung ứng thường xuyên hoặc một số các nghiệp vụ: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng thanh toán qua tài khoản.

Thứ ba, ngân hàng thương mại là loại hình doanh nghiệp chịu sự quản lý nhà nước của Ngân hàng nhà nước và thuộc phạm vi áp dụng của pháp luật ngân hàng.

Ngân hàng thương mại được phân chia thành các loại theo những tiêu chí khác nhau, cụ thể:

*Căn cứ vào phạm vi kinh doanh trong các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật mà ngân hàng thương mại hoạt động có thể phân chia thành hai loại là ngân hàng chuyên doanh và ngân hàng kinh doanh đa năng, tổng hợp.

Ở Việt Nam, ngân hàng thương mại có các loại hình sau:

– Ngân hàng thương mại nhà nước;

– Ngân hàng thương mại cổ phần;

– Ngân hàng liên doanh;

– Ngân hàng 100% vốn nước ngoài;

– Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

c) Vai trò của ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán

Trong thị trường chứng khoán, vai trò của ngân hàng thương mại được thể hiện ở các khía cạnh sau: về hàng hóa, về tổ chức trung gian, về thông tin, về sự điều tiết cung cầu và về định chế tài chính trên thị trường. Đó là những yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự phát triển của thị trường nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Thông qua việc phân tích ảnh hưởng và tác động của ngân hàng thương mại đến thị trường chứng khoán sẽ cho ta thấy được hơn hết vai trò của ngân hàng thương mại đối với thị trường chứng khoán, cụ thể như sau:

– Vai trò của ngân hàng trong việc tạo hàng hóa cho thị trường chứng khoán: ngân hàng tạo ra hàng hóa cho thị trường chứng khoán dưới hai góc độ trực tiếp và gián tiếp. Trên góc độ trực tiếp, ngân hàng thương mại có thể tham gia hoạt động với tư cách là người phát hành cả cổ phiếu để tạo nguồn vốn khi mới thành lập hoặc vốn bổ sung thêm hoạt động. Ngoài ra, các ngân hàng không kể thành phần sở hữu đều có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn từ nền kinh tế. Việc này tạo ra cho thị trường chứng khoán một khối lượng hàng hóa rất lớn ở thị trường thứ cấp.

Bên cạnh đó, Ngân hàng với tư cách là một tổ chức trung gian, thực hiện các nghiệp vụ trung gian chứng khoán như bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chúng khoán, ….. đã góp phần không nhỏ giúp các doanh nghiệp khác phát hành chứng khoán, gián tiếp tạo sự đa dạng về hàng hoá cho thị trường chứng khoán. Thứ nhất, phải kể đến đó là Ngân hàng thương mại là nhân tố góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước thành các công ty cổ phần. Ngân hàng tham gia vào việc thành lập công ty cổ phần hoặc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước với tỷ lệ cổ phiếu đáng kể để có đủ điều kiện tham gia quản trị kinh doanh, tín nhiệm.

Thứ hai, ngân hàng thương mại cũng giữ một vai trò quan trọng trong việc giúp các công ty phát hành chứng khoán trên thị trường thứ cấp. Khi những nhà sáng lấp một công ty nào đó muốn phát hành chứng khoán để thu hút vốn, họ có thể dựa vào uy tín và kinh nghiệm của ngân hàng để ký hợp đồng về việc phát hành và bán các chứng khoán của mình. Như vậy, ngân hàng thực hiện chức năng môi giới phát hành chứng khoán cho những người muốn bán, người muốn mua. Bên cạnh đó, bằng cách cung cấp dịch vụ tư vấn cổ phần hóa, tư vấn niêm yết, thực hiện bảo lãnh khách hàng chứng khoán trong đợt phát hành và giúp nhà đầu tư đánh giá đúng và chính xác về giá trị các khoản đầu tư của mình.

– Vai trò trung gian chứng khoán của ngân hàng thương mại: Trong thị trường chứng khoán, vói tư cách là một tổ chức trung gian, Ngân hàng thương mại sẽ đưa đường dẫn lối để hai bên gặp nhau thông qua các nghiệp vụ của ngân hàng trên thị trường chứng khoán.

Ngân hàng thương mại với kiến thức rộng, am hiểu tình hình kinh tế chung và rất rành hoạt động của các công ty. Do vậy, ngân hàng thương mại không phải là một người môi giới thông thường, mà giữ vai trò vô cùng chủ động trong việc thương lượng chứng khoán, thay thế thân chủ để cam kết mua bán chứng khoán với giá định sẵn do chính trung gian chứng khoán lựa chọn.

Với các nghiệp vụ chủ yếu của mình trên thị trường chứng khoán như kinh doanh chứng khoán, môi giới chứng khoán và bảo lãnh chứng khoán đã góp phần vào hoạt động có hiệu quả của thị trường chứng khoán.

– Vai trò điều chỉnh cung cầu chứng khoán của ngân hàng thương mại trên thị trường chính khoán: Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính trên thị trường tài chính với hoạt động cơ bản nhất đó là nhận tiền gửi và tiến hành cho vay nhằm đáp ứng như cầu của nền kinh tế. Lãi suất tiền gửi và cho vay của các ngân hàng có tác động không nhỏ đến mục cung cầu chứng khoán trên thị trường vầ giá của những chứng khoán đó.

Một vai trò khác của ngân hàng thương mại đối với cung cầu chứng khoán trên thị trường chứng khoán đó là cung cấp cơ chế giá cho các khoản đầu tư. Ngân hàng thương mại sẽ tạo cơ chế giá chứng khoán trên thị trường thứ cấp thông qua các Sở giao dịch chứng khoán. Ngân hàng thương mại còn tạo cơ chế giá trên thị trường sơ cấp: khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, công ty chứng khoán thực hiện vai trò tạo cơ chế giá chứng khoán thông qua việc xác định và tư vấn cho tổ chức phát hành mức giá phát hành hợp lý đối với các chứng khoán trong đợt phát hành

II.  MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN, CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

1. Mối quan hệ giữa công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại

Trong hoạt động đầu tư chứng khoán, công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại luôn có mối quan hệ gắn bó, hỗ trợ, bổ trợ lẫn nhau và cùng tạo ra những lợi ích. Điều này thể hiện ở các nội dung sau:

Thứ nhất, công ty chứng khoán được thành lập để hoạt động kinh doanh chứng khoán phải đáp ứng điều kiện riêng đối với từng loại hình doanh nghiệp của công ty trong đó có sự tham gia góp vốn của ngân hàng thương mại với tư cách là cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn với tỷ lệ vốn góp nhất định. Cụ thể, đối với công ty chứng khoán thành lập theo hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, thì ít nhất phải có 1 cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn là ngân hàng thương mại có tỷ lệ vốn góp tối thiểu là 30%. Công ty chứng khoán thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu  hạn 1 thành viên thì chủ sở hữu là  ngân hàng thương mại. Như vậy, tiền đề của việc thực hiện hoạt động đầu tư, ngân hàng thương mại tham gia vào việc thành lập, tổ chức hoạt động của công ty chứng khoán[7].

Thứ hai, Khi thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán, công ty chứng khoán làm trung gian đại diện cho khách hàng, tiến hành mua, bán chứng khoán cho khách hàng và được hưởng hoa hồng từ hoạt động đó. Khi quản lý tiền của khách hàng, công ty chứng khoán đảm bảo quản lý tách bạch tiền gửi giao dịch chứng khoán của từng khách hàng và tách bạch tiền của khách hàng với tiền của công ty chứng khoán. Bên cạnh đó, Công ty chứng khoán không được trực tiếp nhận và chi trả tiền mặt để giao dịch chứng khoán của khách hàng mà phải thực hiện qua ngân hàng thương mại đồng thời không được lạm dụng tiền của khách hàng dưới mọi hình thức[8]. Để thực hiện được những yêu cầu trên, công ty chứng khoán phải xây dựng hệ thống quản lý tiền và bổ sung các phương thức để khách hàng lựa chọn, tham gia vào hệ thống quản lý và các phương thức này có sự tham gia, kết hợp chặt chẽ của ngân hàng thương mại, cụ thể bao gồm như sau:

 – Khách hàng của công ty chứng khoán mở tài khoản trực tiếp tại ngân hàng thương mại do công ty chứng khoán lựa chọn để quản lý tiền giao dịch chứng khoán. Trong phương thức này, khách hàng, công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại có hợp đồng thỏa thuận về cách thức xác nhận, phong tỏa số dư tiền và chuyển tiền thanh toán giao dịch chứng khoán của khách hàng. Sau khi lệnh mua chứng khoán của khách hàng được khớp, công ty chứng khoán có quyền yêu cầu ngân hàng nơi nhà đầu tư mở tài khoản thực hiện chuyển tiền tương ứng với giá trị khớp lệnh vào tài khoản thanh toán giao dịch chứng khoán do công ty chứng khoán đứng tên mở tại ngân hàng thương mại do công ty chứng khoán lựa chọn. Công ty chứng khoán có nghĩa vụ thay mặt cho khách hàng thực hiện thanh toán giao dịch chứng khoán với các bên có liên quan.

– Công ty chứng khoán mở tài khoản chuyên dụng tại ngân hàng thương mại để quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng. Tài khoản chuyên dụng phải mở riêng biệt và tách bạch với các tài khoản khác của công ty chứng khoán. Tài khoản chuyên dụng này chỉ phục vụ cho giao dịch của khách hàng, cụ thể:

+ Khách hàng nộp, chuyển tiền vào tài khoản giao dịch chứng khoán;

+Khách hàng rút, chuyển tiền ra khỏi tài khoản giao dịch chứng khoán;

+Khách hàng thanh toán giao dịch chứng khoán;

+ Khách hàng ký quỹ giao dịch, nộp tiền đấu giá mua chứng khoán;

+ Khách hàng thanh toán thực hiện quyền mua chứng khoán;…

Sự tham gia của ngân hàng thương mại trong hoạt động quản lý tiền của khách hàng trong công ty chứng khoán giúp cho hoạt động đầu tư chứng khoán của khách hàng đảm bảo an toàn, tránh sự lạm dụng tiền vào các hoạt động đầu tư khác của công ty chứng khoán.

Thứ ba, trong hoạt động chào bán chứng khoán, công ty chứng khoán tham gia góp phần làm cho hoạt động chào bán được tiếp cận và phân phối được hết số lượng chứng khoán dự kiến, là một trong những cách thức giúp cho đợt chào bán huy động đầu tư của tổ chức phát hành được thành công. Trong hoạt động bảo lãnh phát hành, công ty chứng khoán đứng ra cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại không được phân phối hết. Khi thực hiện hoạt động này, công ty chứng khoán phải mở một tài khoản ngân hàng riêng biệt tại ngân hàng thương mại để nhận tiền đặt mua chứng khoán của các nhà đầu tư. Ngân hàng thương mại quản lý tài khoản theo quy định và phong tỏa tài khoản đó cho đến khi cuộc chào bán kết thúc.

Thứ tư, trong thị trường chứng khoán, ngân hàng thương mại cũng là một tổ chức trung gian có tính chuyên nghiệp am hiểu tình hình kinh tế và am hiểu hoạt động của các công ty. Với nghiệp vụ chủ yếu trên thị trường chứng khoán như kinh doanh chứng khoán, môi giới chứng khoán, bảo lãnh chứng khoán, ngân hàng thương mại đã góp phần vào hoạt động hiệu quả của các hoạt động đầu tư trong thị trường chứng khoán. Mà cụ thể là thông qua các công ty chứng khoán, thực hiện vai trò cầu nối giữa nhà đầu tư với các doanh nghiệp, góp phần huy động các nguồn vốn mới hiệu quả cho nền kinh tế, đẩy mạnh các nghiệp vụ môi giới và bảo lãnh chứng khoán, nâng cao chất lượng và mở rộng hoạt động tư vấn đầu tư.

Thứ năm, Chính hoạt động của cá Công ty chứng khoán thuộc các ngân hàng thương mại và các nhân viên môi giới của họ là một yếu tố góp phần hoàtn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh chứng khoán. Nếu môi trường pháp lý không đủ chặt chẽ và việc thực hiện không nghiêm thì mâu thuẫn sẽ phát sinh có thể dẫn đến làm đổ vỡ thị trường. Công ty chứng khoán cùng các nhân viên của mình sẽ đưa pháp luật đến với nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư luôn có ý thức tìm hiểu và tuân thủ pháp luật trong quá trình tìm kiếm lợi ích; đồng thời các công ty chứng khoán cũng kịp thời phản ánh cho các nhà làm luật kịp thời chỉnh sửa những bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật.

2. Mối quan hệ giữa công ty quản lý quỹ với ngân hàng thương mại

Trong hoạt động đầu tư chứng khoán, công ty quan lý quy và ngân hàng thương mại tồn tại mối quan hệ gắn bó, hợp tác như sau:

Thứ nhất, ngân hàng thương mại tham gia vào thành lập công ty quản lý quỹ đầu tư. Công ty quản lý quỹ tùy theo loại hình doanh nghiệp mà ngân hàng thương mại tham gia với tư cách và tỷ lệ vốn góp khác nhau. Đối với công ty quản lý quỹ thành lập theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần, thì một thành viên góp vốn hoặc cổ đông sáng lập là ngân hàng thương mại sở hữu tối thiểu 30% vốn điều lệ của công ty. Với tỷ lệ vốn điều lệ như trên, thì ngân hàng thương mại tham gia vào hoạt động của công ty. Công ty quản lý quỹ thành lập theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì chủ sở hữu là ngân hàng thương mại.

Thứ hai, trong hoạt động đầu tư chứng khoán, mặc dù công ty quản lý quỹ chịu trách nhiệm quản lý quỹ nhưng toàn bộ tiền và tài sản của quỹ lại do ngân hàng (ngân hàng thương mại) –  một tổ chức độc lập với công ty quản lý quỹ và bản thân quỹ đứng ra bảo quản. Ngân hàng chịu trách nhiệm giáp sát việc tuân thủ pháp luật, tuân thủ điều lệ công ty của công ty quản lý quỹ. Ngân hàng này do công ty quản lý quỹ chọn theo các điều kiện mà pháp luật quy định và thực hiện việc bảo quản và giám sát hoạt động của công ty quản lý quỹ trên cơ sở hợp đồng được ký kết với công ty quản lý quỹ. Với sự tham gia của ngân hàng, làm cho tách bạch giữa quyền quản lý của công ty và quyền nắm giữ tài sản của quỹ. Việc tách bạch như vậy, không những đảm bảo cho những nhà đầu tư yên tâm trong về khả năng kiểm soát của ngân hàng giám sát từ đó cũng yên tâm thực hiện các hoạt động đầu tư, nhưng thực chất cũng giúp cho công ty quản lý quỹ giảm bớt chi phí quản lý, bởi do tính chất nghiệp vụ thì ngân hàng thương mại sẽ chuyên nghiệp hơn, do đó, chi phí quản lý sẽ thấp hơn.

Thứ ba, ngân hàng thương mại (ngân hàng giám sát) hỗ trợ về mặt kỹ thuật hoặc tài chính  trong hoạt động quản lý quỹ đầu tư. Những nghiệp vụ như lưu ký chứng khoán, công ty quản lý quỹ không đủ khả năng để thực hiện mà sẽ phải có những phương tiện cần thiết để bảo quản, ghi chép giao dịch… Những hỗ trợ này cần thiết cho công ty quản lý quỹ khi quản lý nhiều quỹ khác nhau mà yêu cầu của pháp luật lại tách biệt về nội dung về tài sản giữa chúng.

III. ĐỀ XUẤT CÁC Ý KIẾN PHÁP LÝ NHẰM ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN, CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1. Hạn chế, bất cập của hoạt động đầu tư tài chính

Trải qua hơn 16 năm xây dựng và phát triển, thể chế của TTCK Việt Nam đã từng bước được hoàn thiện. Thị trường đã xây dựng các quy tắc để vận hành thông qua việc tạo lập khuôn khổ pháp lý khá đồng bộ, thống nhất, từng bước khắc phục được những mâu thuẫn, xung đột giữa các văn bản pháp luật khác có liên quan; tạo cơ sở cho TTCK Việt Nam phát triển và hội nhập với thị trường tài chính quốc tế, đồng thời nâng cao khả năng quản lý, giám sát thị trường của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN). Trong mỗi giai đoạn phát triển của thị trường, Bộ Tài chính, UBCKNN, các Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK)… đã đưa ra nhiều giải pháp để thúc đẩy TTCK phát triển hiệu quả. Tuy nhiên, đánh giá toàn diện thì thể chế TTCK Việt Nam vẫn còn một số hạn chế, bất cập, cụ thể:

Thứ nhất, khung pháp lý cho thị trường chứng khoán (TTCK) vẫn chưa bao quát mọi hoạt động của thị trường, một số cơ chế chính sách chưa theo kịp diễn biến của các giao dịch, cung cầu về hàng hóa luôn mất cân đối, ảnh hưởng đến tính thanh khoản của chứng khoán. Mặt khác, TTCK là thị trường bậc cao, hoạt động theo nguyên tắc thị trường, nhưng không ít các hoạt động có liên quan đến giao dịch, phát hành chứng khoán, lãi suất, cơ chế xác định giá, cơ chế đấu thầu… lại chưa tuân theo nguyên tắc thị trường.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của TTCK, mà còn tạo ra một số rủi ro tiềm ẩn khó lường, trong khi các quy định về quản lý, giám sát và cưỡng chế khi cần thiết vẫn còn nhiều hạn chế.

Về các bộ phận của TTCK: thị trường cổ phiếu đã có sự tăng trưởng khá nhưng thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) chưa phát triển; TTCK phái sinh (TTCKPS) đang trong quá trình hình thành. Do thị trường TPDN chưa phát triển, nên việc cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp và nền kinh tế vẫn chủ yếu do các ngân hàng thương mại (NHTM) đáp ứng (chiếm 86%). Trong khi đó, trên 80% vốn huy động của các NHTM là không kỳ hạn và ngắn hạn.

Vì thế, các văn bản hiện hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) buộc phải cho phép các NHTM sử dụng tối đa 60% vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn (đến hết ngày 31/12/2016, sau đó điều chỉnh giảm theo lộ trình) và tăng tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ so với nguồn vốn ngắn hạn của chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ 15% lên 35%, của NHTM nhà nước từ 15% lên 25%. Điều này không chỉ gây rủi ro lớn cho nền kinh tế và cho hệ thống tài chính nói chung mà còn rủi ro cho cả TTCK và các NHTM.

Khi sức ép về vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp dồn vào NHTM thì khó có thể có sự phát triển ổn định trong dài hạn đối với cả các ngân hàng và TTCK. Cũng chính thực trạng sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn với tỷ lệ lớn, luôn tiềm ẩn rủi ro kỳ hạn, nên lãi suất cho vay của các ngân hàng đối với doanh nghiệp khó giảm. Mặt khác, khi TTCK mới đi vào vận hành, việc thành lập hai SGDCK tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh phù hợp với đặc thù của các loại hàng hóa là cần thiết.

Nhưng khi các SGDCK này đã vận hành ổn định, quy mô thị trường từng bước mở rộng mà vẫn tiếp tục duy trì hai SGDCK với cơ chế và hàng hóa giao dịch không có nhiều điểm khác biệt, đã làm tăng chi phí đầu tư của các thành viên thị trường, tăng chi đầu tư phát triển công nghệ phục vụ giao dịch và cũng gây không ít khó khăn cho cơ quan quản lý trong việc quản lý, giám sát thị trường.

Thứ hai, về các tổ chức tham gia thị trường. Các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường như: CTCK, quỹ đầu tư, các nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư cá nhân, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán… Trong thời gian qua, các CTCK, công ty quản lý quỹ (CTQLQ) phát triển nhanh chóng trong khi quản trị công ty (QTCT) không được coi trọng, quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức này còn bất cập, nên không ít các CTCK hoạt động thua lỗ, năng lực tài chính kém, nguồn nhân lực chất lượng thấp.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chính CTCK mà còn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Bên cạnh việc phát triển quá nóng của các CTCK, CTQLQ thì TTCK vẫn còn thiếu các nhà tạo lập thị trường, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm có uy tín để TTCK Việt Nam phát triển ổn định. Do đó, TTCK Việt Nam vẫn bị đánh giá thấp so với tiềm năng phát triển. Hệ thống các nhà đầu tư tham gia thị trường ngày càng tăng, đến nay đã có 1.792.336 tài khoản của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, nhưng trong đó có đến 1.781.870 tài khoản là của nhà đầu tư cá nhân[10].

Vì thế, sự thiếu chuyên nghiệp ở hầu hết các giao dịch chứng khoán là phổ biến. Điều này không chỉ phản ánh việc thiếu các Quỹ đầu tư để tập hợp các nguồn vốn nhỏ lẻ của nhà đầu tư cá nhân, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng quản lý, giám sát các giao dịch của các cơ quan quản lý trên TTCK.

Bên cạnh đó, giữa NHTM và CTCK hay CTQLQ còn xuất hiện mối quan hệ giằng néo nhau trong việc quản lý tài sản của các nhà đầu tư và trong chính hoạt động của các chủ thể này. Điều này gây mất an toàn đối với hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư trên thị trường, gây lên tâm lý e ngại đối với các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường tạo nên một thị trường chứng khoán không tuân theo quy luật như ở nước ta.

Thứ ba, chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc định hướng, quản lý, giám sát và hỗ trợ sự phát triển của TTCK. Những bất ổn của thị trường trong thời gian qua, một mặt phát sinh từ chính những yếu tố nội tại của thị trường như thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận của thị trường (thị trường sơ cấp, thị trường UPCoM, thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu), giữa TTCK với thị trường ngoại hối, thị trường tín dụng ngân hàng, mặt khác còn thể hiện sự thiếu quyết liệt của một số Bộ/ngành trong việc xử lý những vấn đề liên quan đến đến TTCK.

Thị trường tài chính bị phân khúc, thiếu sự minh bạch trong quản trị điều hành và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý, giám sát ở tầm vĩ mô, cũng như các thông tin thị trường chưa được truyền thông một cách chuẩn xác, kịp thời, đầy đủ đến các nhà đầu tư, trong khi yếu tố tâm lý luôn bị chi phối nặng nề bởi các tin đồn…

2. Đề xuất ý kiến pháp lý nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động đầu tư tài chính của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng thương mại

Từ những hạn chế bất cập của hoạt động đầu tư tài chính nói chung nêu trên, để đảm bảo an toàn trong hoạt động đầu tư của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và ngân hàng thương mại, em xin đưa ra những đề xuất pháp lý như sau:

Một là, tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các nguyên tắc, khuôn khổ pháp lý về thành lập, tổ chức hoạt động của công ty chứng khoán (CTCK), công ty quản lý quỹ (CTQLQ), Ngân hàng thương mại (NHTM),…  để thúc đẩy TTCK phát triển một cách sâu, rộng theo hướng minh bạch, đồng bộ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các nhà đầu tư và phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Cụ thể, cần có những quy

Hai là, các thành viên tham gia thị trường cần có giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động. Đối với các CTCK, CTQLQ… tiếp tục tái cơ cấu theo hướng nâng cao yêu cầu về năng lực tài chính, yêu cầu về cơ sở vật chất, về QTCT và yêu cầu về nguồn nhân lực, cần giảm bớt số lượng CTCK thông qua việc sáp nhập, mua lại, giải thể, hướng một số CTCK lớn là những nhà tạo lập thị trường hiệu quả.

Hiện nay, tuy số lượng CTCK đã giảm, nhưng so với quy mô TTCK một số quốc gia trong khu vực, thì số lượng CTCK ở Việt Nam vẫn quá lớn (79 CTCK[12]), trong khi giá trị vốn hóa còn rất nhỏ.

Ba là, xây dựng cơ chế phối hợp trong việc điều hành các chính sách có liên quan đến TTCK. Một số chính sách tác động mạnh đến TTCK là chính sách tài chính và chính sách tiền tệ (CSTT). Trong thời gian qua, việc điều hành CSTT của NHNN theo hướng nới lỏng hoặc thắt chặt đều tác động rất mạnh đến tính thanh khoản của TTCK. TTCK cũng rất nhạy cảm theo sự mở rộng hay thu hẹp tín dụng của NHTM.

Bốn là, tạo hàng hóa có chất lượng tốt cho thị trường. Việc thực hiện cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cần gắn với niêm yết để tạo hàng hóa có chất lượng cho TTCK.

Đồng thời, cần tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chiến lược (trong và ngoài nước) mua cổ phiếu, TPDN do các doanh nghiệp Việt Nam phát hành theo phương thức thỏa thuận, hoặc đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược, để một số doanh nghiệp cải thiện nhanh hơn về năng lực tài chính, chất lượng quản trị, năng lực cạnh tranh.

Thực tế tại một số NHTM cổ phần (NHTMCP) có yếu tố nước ngoài cho thấy, khi có sự tham gia của nhà ĐTNN với tỷ lệ 20% – 30%, các NHTM Việt Nam đã nhanh chóng khắc phục được một số yếu kém về năng lực tài chính, trình độ công nghệ, kỹ năng quản lý.

Vì vậy, để cải thiện năng lực tài chính của các CTCK, các doanh nghiệp sau CPH cũng như các NHTMCP, đồng thời tăng tính hấp dẫn về cổ phiếu của các loại hình doanh nghiệp, trong đó có các DNNN đã CPH, NHTM nhà nước đã CPH nhưng Nhà nước đang giữ cổ phần chi phối lớn, rất cần giảm tỷ lệ sở hữu vốn của Nhà nước xuống mức hợp lý hơn (tối đa 65% đối với một số NHTMCP lớn; 51% đối với một số doanh nghiệp mà Nhà nước cần nắm giữ quyền chi phối; dưới 30%, thậm chí không cần nắm giữ cổ phần đối với các doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ quyền chi phối).

Một khi Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối lớn tại các doanh nghiệp cổ phần, NHTMCP thì vẫn khó có sự bứt phá mạnh, tính minh bạch trong quản trị nội bộ, tránh nhiệm giải trình với cổ đông vẫn hạn chế.

Chỉ khi giảm sự can thiệp trực tiếp của các Bộ/ngành vào hoạt động doanh nghiệp, ngân hàng, sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động theo quy luật thị trường và phải chịu tránh nhiệm về hoạt động của mình trước các cổ đông, trong đó có cổ đông nhà nước. Tuy nhiên, khi giảm tỷ lệ vốn của Nhà nước, tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, người ta thường lo ngại đến vấn đề thâu tóm.

Để tránh hiện tượng này, ngay từ bây giờ, NHNN, Bộ Tài chính có thể đưa ra một số quy định đối với các nhà ĐTNN và công bố công khai để các nhà đầu tư biết. Ví dụ, quy định nhà đầu tư phải bán lại (toàn bộ hay một phần) cổ phần sau một thời gian thỏa thuận, với những lợi ích rõ ràng cho các bên. Điều này đã có một số nước trong khu vực thực hiện.

Năm là, tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tham gia thị trường, xử lý nghiêm các vi phạm đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng phương tiện truyền thông (báo chí, trang tin…) đưa thông tin sai lệch, thông tin thiếu đầy đủ, làm méo mó thông tin, hoặc đưa thông tin bất lợi cho thị trường mà không rõ nguồn gốc.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, cần rõ ràng, minh bạch về việc điều hành các chính sách kinh tế – tài chính cũng như các thông tin vĩ mô để mọi nhà đầu tư biết, hiểu đúng và chấp hành nghiêm quy định của pháp luật.

Cải tiến và nâng cao chất lượng công tác truyền thông để nhà đầu tư tiếp cận được thông tin dễ dàng, kịp thời về chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Công ước ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) là một trong những điều ước quốc tế quan trọng nhất trong quan hệ thương mại quốc tế hiện nay. Gia nhập CISC chính là trang bị công cụ pháp lý hữu hiệu để cho doanh nghiệp Việt Nam thành công trên thương trường thế giới. Kể từ 1/1/2017, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của CISG. Điều này là sự thay đổi không nhỏ trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng và quan hệ thương mại quốc tế nói chung đối với các doanh nghiệp Việt Nam.Trong CISG, một bên trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế có thể áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng nếu chứng minh được bên còn lại “vi phạm cơ bản hợp đồng”. Trong CISG, Vi phạm cơ bản hợp đồng được quy định tại Điều 25. Tuy nhiên, tính đến nay vẫn chưa có hướng dẫn, giải thích rõ nội hàm của khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng nói trên. Nhiều câu hỏi xoay quanh khái niệm này vẫn chưa có lời giải đáp: thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra đến mức nào thì được coi là vi phạm cơ bản hợp đồng? Mục đích của các bên khi giao kết hợp đồng là gì? Có thể nói rằng, “vi phạm cơ bản hợp đồng” là khái niệm phức tạp và đến nay có tác giả nước ngoài cho rằng vi phạm cơ bản hợp đồng là khái niệm “vô nghĩa, trừu tượng và mơ hồ”. Vậy để trình bày những hiểu biết về điều khoản quy định về “vi phạm cơ bản hợp đồng” trong CISG, cũng như đưa ra những ý kiến bình luận về thực tiễn áp dụng điều khoản này, bài tiểu luận sẽ làm rõ vấn đề liên quan đến đề bài tập số 5: “Phân tích Điều 25 của CISG. Bình luận về thực tiễn giải quyết các tranh chấp liên quan tới điều khoản này”.

1.  “Vi phạm cơ bản hợp đồng” theo quy định của Công ước Viên

Khái niệm “vi phạm cơ bản hợp đồng” được quy định tại Điều 25 Công ước Viên 1980, theo đó “Một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu qủa đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự”.

Từ quy định trên, xét về mặt lý thuyết, có thể thấy vi phạm cơ bản hợp đồng được xác định dựa trên các yếu tố: (i) Phải có sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng; (ii) Sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đó phải dẫn đến hậu quả là một bên mất đi điều mà họ chờ đợi, mong muốn có được, đạt được từ việc giao kết hợp đồng ; (iii) Bên vi phạm hợp đồng có khả năng nhìn thấy trước được hậu quả của sự vi phạm đó.

(i) Vi phạm cơ bản hợp đồng phải xuất phát từ sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.  CISG không đưa ra định nghĩa về sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Tuy nhiên, vi phạm nghĩa vụ hợp đồng có thể hiểu là việc một bên giao kết hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng, thực hiện không hết hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng. Ví dụ, các bên thỏa thuận cụ thể về nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng nhưng người bán không giao hàng, giao hàng thiếu, giao sai hàng hoặc giao hàng không đúng chất lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Như vậy, nếu người bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng, như việc hàng hóa được giao thiếu về số lượng hoặc không phù hợp về chất lượng hoặc giao sai chủng loại hàng mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, thì được coi là người bán đã có sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

(ii) Vi phạm cơ bản hợp đồng làm cho bên bị vi phạm không đạt được điều họ chờ đợi, mong muốn đạt được từ việc giao kết hợp đồng có nghĩa phải làm cho bên bị phạm bị thiệt hại đáng kể trên cơ sở hợp đồng. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến thiệt hại cho bên bị vi phạm là từ sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của bên vi phạm. Thiệt hại đáng kể là những thiệt hại làm cho bên bị vi phạm mất đi cái mà họ chờ đợi, mong muốn có được, đạt được từ việc giao kết hợp đồng trên cơ sở hợp đồng. CISG không giải thích rõ thiệt hại đáng kể là gì. Vì vậy, việc xác định mức độ thiệt hại là đáng kể hay không đáng kể sẽ do tòa án (hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp) quyết định căn cứ vào từng trường hợp, từng vụ tranh chấp cụ thể. Ví dụ, phải căn cứ vào giá trị kinh tế của hợp đồng, sự tổn hại về mặt tiền bạc do hành vi vi phạm hợp đồng hoặc mức độ mà hành vi vi phạm hợp đồng gây cản trở đến các hoạt động khác của bên bị vi phạm.

(iii) Đối với sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng dẫn đến thiệt hại cho bên bị vi phạm, bên vi phạm hợp đồng có khả năng nhìn thấy trước được hậu quả của sự vi phạm đó. Bởi CISG quy định trường hợp loại trừ được hiểu là mặc dù có hành vi vi phạm hợp đồng dẫn đến thiệt hại cho bên bị vi phạm của bên vi phạm nhưng hành vi vi phạm hợp đồng đó sẽ không bị coi là vi phạm cơ bản hợp đồng nếu bên vi phạm “không thể nhìn thấy trước hậu quả của hành vi vi phạm đó và người ở vào hoàn cảnh tương tự cũng không thể tiên liệu được”. Chính xác hơn, khả năng nhìn thấy trước hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng là yếu tố cần thiết để xác định hành vi vi phạm đó có phải là một sự vi phạm cơ bản hợp đồng hay không. Khả năng tiên liệu trước được những thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra sẽ phụ thuộc vào kiến thức của bên vi phạm về những sự kiện xoay quanh giao dịch[1] như kinh nghiệm, mức độ tinh tế và khả năng tổ chức của bên vi phạm[2].

2. Bình luận về việc áp dụng điều khoản về  vi phạm cơ bản hợp đồng qua thực tiễn giải quyết một số vụ tranh chấp

Như đã trình bày ở phần trên, CISG chỉ nêu ra khái niệm “vi phạm cơ bản hợp đồng” mà không giải thích rõ các yếu tố cầu thành lên vi phạm cơ bản cụ thể ra sao. Cũng bởi vậy vừa tạo lên ưu điểm cho việc áp dụng điều khoản quy định về “vi phạm cơ bản hợp đồng” này, vừa tạo lên hạn chế khi áp dụng nó.

a) Ưu điểm

Thứ nhất, điều khoản về “vi phạm cơ bản hợp đồng” quy định tại Điều 25 CISG được áp dụng linh hoạt theo từng vụ việc cụ thể xảy ra trên thực tế. CISG đưa ra khái niệm “một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu qủa đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự”, nhưng không giải thích rõ ràng những yếu tố cấu thành của vi phạm cơ bản trong quy phạm trên. Do đó, với mỗi vụ việc khác nhau, tùy theo tình tiết, điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, mà khi xảy ra tranh chấp Thẩm phán hoặc Trọng tài viên giải quyết vụ việc sẽ căn cứ vào đó để xác định xem hành vi của một bên có phải là vi phạm cơ bản hợp đồng hay không.

Ví dụ như, theo quy định tại Điều 25 CISG, một trong những yếu tố quan trọng để xác định vi phạm cơ bản là thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây nên lên tới mức làm cho bên bị vi phạm không đạt được cái mà họ chờ đợi từ hợp đồng. Như vậy, tính nghiêm trọng của hậu quả do hành vi vi phạm gây nên được xem như sự thiệt hại đáng kể mà bên bị vi phạm phải gánh chịu do hành vi vi phạm của bên vi phạm. Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về vấn đề này, tòa án đã sử dụng một số tiêu chí dưới đây để xác định tính nghiêm trọng của hậu quả do hành vi vi phạm gây nên, tức là xác định mức độ “đáng kể” của thiệt hại mà bên bị vi phạm phải gánh chịu.

Tình huống dưới đây xác định vi phạm cơ bản căn cứ vào tỷ lệ hàng hóa bị tổn thất trên tổng giá trị của hàng hóa được giao:

Vụ Delchi v. Rotorex[3] được xem là ví dụ điển hình trong việc sử dụng tiêu chí về tỷ lệ phần trăm của hàng hóa bị tổn thất khi xác định một vi phạm cơ bản hợp đồng. Vào tháng 1/1988, Rotorex đồng ý bán 10.800 máy nén khí cho Delchi để sử dụng cho máy điều hòa trong phòng. Trước khi ký kết hợp đồng, Rotorex gửi cho Delchi mẫu máy nén kèm theo chi tiết kỹ thuật về hiệu suất sử dụng. Tuy nhiên, trong khi lô hàng thứ hai đang trên đường vận chuyển cho Delchi, Delchi phát hiện rằng một số lượng lớn máy nén của lô hàng thứ nhất có chất lượng không phù hợp với mẫu và tiêu chí kỹ thuật kèm theo. Cụ thể, Rotorex phát hiện có đến 93% số máy nén điều hòa được giao có khả năng làm lạnh yếu và tiêu thụ nhiều điện năng hơn so với hàng mẫu cùng chi tiết kỹ thuật kèm theo hàng mẫu. Tòa phúc thẩm Liên bang đã giữ nguyên phán quyết của Tòa án New York và cho rằng người bán đã có sự vi phạm cơ bản hợp đồng vì khả năng làm lạnh và tiêu thị điện năng của điều hòa là yếu tố quan trọng xác định giá trị về chất lượng sản phẩm.

Tiêu chí căn cứ vào tỷ lệ tổn thất để xác định một vi phạm cơ bản hợp đồng thường được áp dụng đối với những tổn thất của hàng hóa chiếm tỷ lệ lớn (trên 90%) trong tổng giá trị hàng hóa. Tuy nhiên, khó có thể dự đoán được là tỷ lệ hàng hóa không phù hợp với hợp đồng từ 10% – 50% có bị xem là vi phạm cơ bản hay không, bởi vì trong vụ Christmas trees[4] giữa người bán Đan mạch và người mua Pháp, Tòa án tuyên là có sự vi phạm cơ bản hợp đồng khi tòa án căn cứ vào tỷ lệ 25%-50% hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, tức là chỉ 75% cây thông có chất lượng tốt và 50% cây thông có chất lượng tốt bậc nhì phù hợp với quy định của hợp đồng. Ngày 28/11/2996, giữa người bán và người mua đã ký hợp đồng bằng một thỏa thuận miệng về việc giao cây thông noel cho người mua. Ngày 29/11/1996, người mua đã gửi fax xác nhận những nội dung mà các bên đã thỏa thuận qua điện thoại trước đó và người mua không đưa ra được bằng chứng nào chứng minh là người mua đã từ chối nội dung của bản fax này. Vì thế, tòa án căn cứ vào nội dung của hợp đồng được ký bằng điện thoại, theo đó người bán giao 1.000 đến 1.200 cây thông noel cho người mua, trong đó 40% cây thông có chất lượng tốt nhất, 60% cây thông có chất lượng tốt bậc nhì, cây to không có khiếm khuyết nghiêm trọng với chiều cao từ 1.7m đến 2.2m, giá 100 DKK/1 cây. Tuy nhiên, người bán lại giao hàng với tỷ lệ có tới 25%-50% số cây thông không phù hợp với hợp đồng. Trong vụ tranh chấp này, tòa án tuyên hành vi vi phạm của người bán là vi phạm cơ bản hợp đồng.

Từ những dẫn chứng nếu trên, đã cho ta thấy rằng, việc áp dụng điều khoản về vi phạm cơ bản căn cứ vào tỷ lệ hàng hóa bị tổn thất trên tổng giá trị của hàng hóa được giao nói riêng hay các yếu tố khác cấu thành vi phạm cơ bản nói chung, thì việc áp dụng nó hoàn toàn linh hoạt, không có sự cố định, dập khuôn máy móc khi áp dụng. Điều này giúp cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đạt được hiệu quả.

Thứ hai, từ việc không quy định cụ thể, rõ ràng nêu trên cũng giúp cho CISG có thể áp dụng trong thời gian dài, hạn chế sự sửa đổi, bổ sung. Như chúng ta đã biết, việc kí kết, thông qua được một điều ước quốc tế giữa các quốc gia là một điều không dễ dàng, bằng chứng là việc CISG được lý kết năm 1980 nhưng đến năm 1988 mới có hiệu lực sau khi được phê chuẩn bởi 11 quốc gia. Do đó, bên cạnh việc có thể áp dụng linh hoạt, thì quy định như trên giúp nó phù hợp với yêu cầu thực tế trong một khoảng thời gian dài mà không cần sửa đổi, bổ sung so với việc quy định quá rõ ràng cụ thể thường dễ thay đổi do có sự thay đổi của thực tiễn xã hội.

b) Hạn chế

Thứ nhất, việc không quy định cách hiểu rõ ràng về điều khoản này dẫn đến sự khó khăn trong việc áp dụng. Bởi CISG là một điều ước quốc tế đa phương, không có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể thế nào là “sự vi phạm”, thế nào là thiệt hại “trong một chừng mực đáng kể” như trong quy định tại Điều 25. Cho nên, nó dẫn đến cách hiểu không thống nhất giữa các bên, cũng như giữa cơ quan tài phán khi áp dụng quy định này.Vì các bên, ai cũng muốn được lợi cho mình mà cơ quan tài phán cũng khó xác định nếu không có những tình tiết rõ ràng mà chủ yếu dựa vào sự lập luận của các bên và ý chí chủ quan của mình để phán đoán, đưa ra kết luận.

Thứ hai, cũng vì sự quy định không rõ ràng nêu trên, mặc dù được áp dụng linh hoạt trong khi giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, thì nó cũng là nguyên nhân dẫn đến hạn chế. Bởi sự quy định không rõ ràng, nên việc áp dụng điều khoản về vi phạm cơ bản phụ thuộc vào ý chí chủ quan, trình độ của cơ quan tài phán mà cụ thể là Thẩm phán, trọng tài viên trực tiếp xem xét, giải quyết vụ việc. Đôi khi, Thẩm phán, trọng tài viên của vụ việc này coi một hành vi vi phạm của một bên là vi phạm cơ bản, nhưng ở một vụ việc khác, do Tòa án khác giải quyết thì nó lại không được xác định là một vi phạm cơ bản.

Ví dụ như, xác định vi phạm cơ bản căn cứ vào tỷ lệ hàng hóa bị tổn thất trên tổng giá trị của hàng hóa được giao đã trình bày. Trong vụ Christmas trees sự vi phạm dẫn tới tỷ lệ 25-50% hàng hóa không phù hợp lại được Tòa án xác định là một vi phạm cơ bản hợp đồng. Trong vụ tranh chấp Frozen Meat giữa người bán Đức và người mua Thụy Sĩ, mặc dù 25% chất lượng thịt đông lạnh không phù hợp với quy định trong hợp đồng, thậm chí thịt đông lạnh quá béo và ướt, giá trị thịt đông lạnh giảm đi 25% tương ứng nhưng tòa án tuyên quyết định rằng thiệt hại đó là chưa đủ “đáng kể” và hành vi vi phạm hợp đồng của người bán không cấu thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng[5].

Từ đây, có thể thấy việc áp dụng điều khoản về vi phạm cơ bản này phụ thuộc rất nhiều vào ý chí chủ quan, trình độ của Thẩm phán, trọng tài viên nói riêng và cơ quan tài phán nói chung khi tham gia giải quyết các vụ tranh chấp liên quan tới hợp đồng mua bán quốc tế.

 

Vi phạm cơ bản hợp đồng là Thuật ngữ pháp lý này có lẽ không còn xa lạ với giới nghiên cứu luật pháp cũng như những người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, thậm chí là các doanh nghiệp khi thuật ngữ này được quy định trong Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 và được Quốc hội khóa 11 thông qua ngày 14/6/2005. Có thể nói rằng, nội hàm khái niệm “vi phạm cơ bản hợp đồng” theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 cũng như của CISG là rất rộng. Tuy nhiên, qua thực tiễn giải quyết một số vụ tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có áp dụng CISG, Tòa án các nước thành viên cũng đã đưa ra được một số căn cứ thực tiễn làm cơ sở cho việc giải thích nhằm làm rõ khái niệm này. Mặc dù vậy, Tòa án của các nước khác nhau có quan điểm không giống nhau hoàn toàn khi gặp vấn đề liên quan đến vi phạm cơ bản hợp đồng. Với Việt Nam, việc quy định “vi phạm cơ bản” trong Luật Thương mại năm 2005 là cần thiết để xử lý những trường hợp vi phạm hợp đồng và là cơ sở để tuyên bố tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng. Việc áp dụng khái niệm này trong thực tiễn sẽ có thể gặp không ít khó khăn nếu không có được những hướng dẫn, giải thích cụ thể.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

I. Những vấn đề lý luận chung về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuế

1, Thanh tra thuế

Thanh tra thuế là hoạt động kiểm tra của tổ chức chuyên trách làm công tác kiểm tra của cơ quan thuế đối với đối tượng thanh tra nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi trái pháp luật. Công việc thanh tra thuế dựa trên cơ sở xác minh và thu thập chứng cư về hành vi vi phạm pháp luật về thuế qua phân tích thông tin dữ liệu liên quan đến người nộp thuế.

Có thể coi thanh tra thuế là kiểm tra đối tượng nộp thuế ở mức độ cao hơn, toàn diện hơn. Thanh tra thuế được thục hiện theo định kỳ đối với người nộp thuế lớn, nghành nghề kinh doanh đa dạng, quy mô lớn, phức tạp hoặc đối với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế và thành tra thuế là để giải quyết các kiếu nại, tố cáo về thuế hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng bộ tài chính.

2, Kiểm tra thuế

Kiểm tra là “xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”, để chỉ hoạt động của chủ thể tác động vào đối tượng kiểm tra (có thể trực thuộc hoặc không trực thuộc). Như vậy, kiểm tra thuế được hiểu là việc xem xét các chủ thể chấp hành các chính sách pháp luật về thuế có đúng hay không, kiểm tra việc thực hiện chính sách về thuế do nhà nước ban hành.

Dưới góc độ pháp lý, kiểm tra thuế là công việc thường xuyên mang tính chất nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế được thực hiện tại cơ quan quản lý thuế dựa trên hồ sơ kê khai của người nộp thuế, hằm đánh giá tình hình đầy đủ, chính xác các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế hoặc đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế.

3, Xử lí vi phạm về thuế

Vi phạm pháp luật là hành vi làm trái các quy định pháp luật, do các tổ chức, cá nhân thực hiện với lỗi xác định, gây thiệt hại đến lợi ích chung và do đó phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi đó của mình. Từ đây, có thể hiểu vi phạm pháp luật thuế là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật thuế do các tổ chức cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, gây thiệt hại về trật tự công và tổ chức, cá nhân đó phải chịu trách nhiệm về hành vi đó của mình.

Xử lý vi phạm pháp luật về thuế là các hoạt động của chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào các quy định hiện hành áp dụng các biện pháp pháp xử lý hành chính hoặc hình sự đối với các tổ chức cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.

Trên thực tế, phần lớn các chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế luôn dùng nhiều hành vi , cách thức khác nhau nhằm lẩn tránh nghĩa vụ nộp thuế hoặc làm giảm bớt nghĩa vụ nộp thuế. Để có thể đảm bảo cho nguồn thu ngân sách nhà nước được ổn định, tạo sự bình đẳng cho các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội pháp luật cần thiết phải quy định các biện phạm xử lý vi phạm về thuế, khôi phục các quan hệ xã hội đã bị hành vi trái pháp luật xâm hại.

Tuy theo tính chất, mức độ khác nhau mà xử lý vi phạm về thuế bao gồm

– Xử lý hành chính: áp dụng đối với những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế nhưng chưa đến mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự

– Xử lý hình sự: áp dụng đối với hành vi làm trái các quy định của pháp luật hình sự, do các tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý, xâm phạm đến các lợi ích phát sinh từ quan hệ nộp thuế được Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi 2009) bảo vệ.

Trong cơ chế tự khai, tự nộp, chế tài xử lý vi phạm pháp luật thuế không phải là mục tiêu chính của quản lý thuế mà chỉ là một công cụ nhằm khuyến khích sự tuân thủ. Trên bình diện tổng thể của quản lý thuế, xử lý vi phạm pháp luật thuế mang nặng tính “răn đe” để hướng đối tượng nộp thuế  thực hiệnsự tuân thủ pháp luật thuế. Nếu mọi trường hợp không tuân thủ đúng pháp luật thuế đều được phát hiện, xử lý chính xác, nghiêm khắc, kịp thời thì có tác dụng phòng ngừa, thúc đẩy các đối tượng nộp thuế hướng đến sự tuân thủ pháp luật thuế.

4, Mục tiêu của hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về thuế

Giám sát nghiêm ngặt hoạt động của các đối tượng nộp thuế cũng như cơ quan nhà nước thực hiện hoạt động quản lý thuế. Đảm bảo các đối tượng này nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về thuế và công tác quản lý thu ngân sách. Từ đó phòng ngừa , kịp thời phát hiện và xử lí các hành vi vi phạm pháp luật thuế, ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi tiêu cực, tham nhũng.

Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, đánh gia việc chấp hành các quy định pháp luật về thuế nhằm phát huy nhân tố tích cực, nhanh chóng hoàn thiện, đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của các chính sách thuế mà nhà nước ban hành.

Đảm bảo sự công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế, bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà nước, , quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân thực hiên nghĩa vụ nộp thuế.

Nâng cao trach nhiệm của cơ quan quản lí thuế, cụ thể là các cán bộ trực tiếp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế, nâng cao ý thức trách nhiệm tuân thủ các quy định pháp luật. Nhanh chóng ngăn chặn các hành vi tiêu cực, tham nhũng, xây dựng đội ngũ cãn bộ thuế trong sạch, giỏi chuyên môn, gỏi nghiệp vụ.

II. Nội dung pháp luật về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuế

1, Pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế

Pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế. Đây là một bộ phần của hệ thống phá luật thuế nói riêng và hề thống pháp luật Việt Nam nói chung.

Cũng như nhứng ngành luật khác, việc thanh tra, kiểm tra thuế cũng phải thự hiện các nguyên tắc mang tính chủ đọa, xuyên suốt toàn bộ quá trình tổ chức, xây dựng và thực hiện pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế và nó có tính bắt buộc các chủ thể phải tuân theo trong quá trình tiến hành. Điều 75 Luật Quản lý thuế năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2012 quy định những nguyên tắc đó như sau: thực hiện dựa trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế; Không cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là người nộp thuế; Tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

a, Pháp luật về thanh tra thuế

Các quy định của pháp luật về thanh tra thuế được quy định từ Điều 81 đến Điều 87 Luật Quản lý thuế năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2012. Trong đó có những vấn đề như sau:

Chủ thể có thẩm quyền thanh tra: Căn cứ vào điểm 3 khoản 9 Luật Quản lý thuế thì chủ thể có thẩm quyền thanh tra thuế là cơ quan quản lý thuế.

Đối tượng bị thanh tra: là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế cho cơ quan nhà nước.

Phạm vi thanh tra: Không phải trong mọi trường hợp mà cơ quan quản lý thuế đều đưuọc phép tiến hành thanh tra người nộp thuế. Phạm vi thanh tra thuế khá là bó hẹp khi chỉ thanh tra trong các trường hợp nhất định quy định tại Điều 81 Luật Quản lý thuế quy định về  các trường hợp thanh tra thuế như sau:

– Đối với doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng thì thanh tra định ký một năm không quá một lần.

– Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế. Trường hợp này, cơ quan quản lý thuế chỉ được tiến hành khi có đầy đủ căn cứ xác định người nộp thuế có các hành vi khai thiếu nghĩa vụ thuế, trốn thuế, gian lận thuế nhưng chưa đến mực phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng bộ tài chính.

Hình thức: Từ quy định tại Điều 81 Luật quản lý thuế, có thể thấy có hai hình thức thanh tra thuế là thanh tra theo kế hoạch và thanh tra bất thường.

– Thanh tra theo kế hoạch chỉ áp dụng với các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng. Thanh tra định kỳ một năm không quá một lần và được thực hiện căn cứ vào kế hoạch thanh tra hàng năm đã được phê duyệt. Việc lập kế hoạch thanh tra phải dựa trên cơ sở phân tích thông tin về người nộp thuế .Từ đó phát hiện và lập danh sách người nộp thuế có dấu hiệu bất thường trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế để . Danh sách của cơ quan thuế cấp dưới phải nộp lên cơ quan thuế cấp trên để phòng trường hợp có sự trùng lặp giưa các cấp. Kế hoạch thanh tra phải bao gồm những nội dung sau: đối tượng thanh tra, kỳ thanh tra, loại thuế thuộc diện thanh tra, thời gian dự kiến tiến hành thanh tra.

– Thanh tra bất thường áp dụng đối với các trường hợp

  • Phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế. Cơ quan quản lý thuế chỉ được thanh tra thuế đối với người nộp thuế trong trường hợp này khi có các căn cứ cho rằng người nộp thuế khai thiếu nghĩa vụ thuế, trốn thuế, có hành vi gian lận thuế nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể là người nộp thuế có hành vi vi phạm, vi phạm nhiều lần, tại nhiều địa bàn, có liên đến các tổ chức khác; trong khi kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế, người nộp thuế có các dấu hiệu tẩu tán tài liệu, tang vật liên quan đến việc trốn thuế….
  • Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan thuế các cấp hoặc Bộ trưởng bộ tài chính

b, Pháp luật về kiểm tra thuế

Chủ thể có thẩm quyền kiểm tra và đối tượng bị kiểm tra thuế: Tương tư như đối với hoạt động thanh tra thuế, chủ thể có thẩm quyền kiểm tra thuế là cơ quan quản lý thuế và đối tượng bị kiểm tra là các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.

Phạm vi kiểm tra: Dễ nhận thấy, phạm vi kiểm tả thuế rộng hơn rất nhiều so với phạm vi thanh tra thuế. Việc kiểm tra thuế áp dụng đối với tất cả các đối tượng nộp thuế theo quy định của pháp luật. Hoạt động này cũng mang tính thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức và phương pháp khác nhau để phù hợp với đặc điểm của từng khách thể điều tra.

Hình thức: Luật quản lý thuế năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2012 ghi nhận hai hình thức kiểm tra thuế bao gồm: kiểm tra tạ trụ sở cơ quan quản lý thuế và kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.

  • Kiểm tra tại trụ sở cơ quan quản lý thuế

Trình tự, thủ tuc kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế được quy định tại Điều 77 Luật Quản lý thuế. Theo đó, việc kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế phải được tiến hành trên cơ sở đánh giá tính đầy đủ và chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế. Khi kiểm tra, cơ quan thuế phải tiến hàn so sánh, đối chiếu nội dung trong hồ sơ thuế với các thông tin, tài liệu liên quan, các quy định của pháp luật về thuế, kết quả kiểm tra thực tế hàng háo trong trường hợp hàng háo xuất nhập khẩu. Sauk hi kiểm tra, cơ quan thuế xác nhận kiểm tra thuế vào hồ sơ nộp thuế. Nếu hồ sơ khai đầy đủ, chính xác thì chấp nhận, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì cơ quan thuế thông báo với người nộp thuế biết để hoàn chỉnh hồ sơ. Đối với trường hợp qua xem xét, so sánh, đối chiếu mà phát hiện ra nội dung khai chưa đúng , số liệu khai chưa chính xác hoặc có các nội dung cần xác minh về số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miến, được giảm, được hoàn trả… thì cơ quan thuế thông báo đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu. Nếu hết thời hạn theo thông báo của cơ qua thuế mà người nộp thuể không giải trình hoặc bổ sung thông tin còn thiếu thì cơ quan thuế sẽ ấn định số thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế tùy thei từng trường hợp.

  • Kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế

– Theo quy định tại Điều 78 Luật Quản lí thuế năm 2006 sửa dổi bổ sung năm 2012 thì cơ quan quản lí thuế chỉ được kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế trong các trường hợp sau đây:

  • Trường hợp hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế không đúng
  • Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan nếu cơ quan hải quan phát hiện hồ sơ thuế có nội dung cần làm rõ thì yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu. Trường hợp không chứng minh được số thuế đã khai là đúng hoặc quá thời hạn mà không giải trình được thì thủ trưởng cơ quan hải quan ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.
  • Các trường hợp kiểm tra sau thông quan, bao gồm kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra chọn mẫu để đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế và kiểm tra đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
  • Các trường hợp xác định đối tượng kiểm tra theo tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế qua phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế; kiểm tra đối với trường hợp có phát sinh dấu hiệu vi phạm pháp luật và các trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề kiểm tra do thủ trưởng cơ quan quản lý thuế cấp trên quyết định

 – Trình tự, thủ tục kiểm tra được quy định tại Điều 78 Luật quản lí thuế năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2012 như sau:

  • Công bố quyết định kiểm tra thuế khi bắt đầu tiến hành kiểm tra thuế;
  • Đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra thuế;
  • Thời hạn kiểm tra thuế không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp kiểm tra theo kế hoạch đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì thời hạn không quá mười lăm ngày;
  • Trong trường hợp cần thiết, quyết định kiểm tra thuế được gia hạn một lần; thời gian gia hạn không quá thời hạn quy định tại điểm c khoản này;
  • Lập biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra;
  • Xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra.

2, Pháp luật về xử lí vi phạm pháp luật về thuế

Nội dung pháp luật về xử lý vi phạm về thuế được cụ thể hóa tại Luật quản lý thuế năm 2006 (sửa đổi năm 2012) , Nghị định 129/2013/NĐ – CP và Bộ Luật hình sự năm 1999 (sửa đổi năm 2009). Theo đó, ta có thể làm rõ các vấn đề sau:

Chủ thể có thẩm quyền: Theo quy định tại Điều 109 Luật quản lý thuế thì chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm bao gồm Chủ tịch ủy ban nhân dân các cáp xử lý đối với các vi phạm về các thủ tục thuế. Đối với các hành vi chậm nọp tiền thuế, khai sẵn dẫn đên thiếu số tiền nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, trốn thuế, gian lận thuế thì thẩm quyền xử lí vi phạm thuộc về các cơ quan quản lý thuế. Cụ thể là Thủ trưởng cơ quan quản lí thuế, Cục trưởng cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục hải quan.

Đối tượng bị xử lí vi phạm pháp luật về thuế bao gồm người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế, tổ chức tín dụng có hành vi vi phạm hành chính về thuế và các tổ chức, cá nhận khác có liên quan.

Phân loại hành vi vi phạm luật về thuế: Tùy theo mức độ, tính chất vi phạm của các hành vi mà nhà nước có quy định những biện pháp xử lí khác nhau. Vi phạm pháp luật về thuế chủ yếu thuộc về một trong các hành vi sau:

– Vi phạm hành chính về thuế: vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế là hành vi làm trái các quy định của pháp luật hành chính về thuế, do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến những lợi ích được pháp luật hành chính bảo vệ nhưng chưa đến mức xử lý hình sự và phải chịu trách nhiệm hành chính. Theo quy định tại Nghị định 129/2013/NĐ – CP các hành vi vi phạm pháp luật về thuế bị xử lí hành chính bao gồm: Chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế so với thời hạn quy định; hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế; hành vi chậm nộp  hố sơ khai thuế so với thời hạn quy định; hành vi vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế; hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn; hành vi trốn thuế, gian lận thuế; ngoài ra còn có việc xử lí vi phạm hành chính đối với các tổ chức tín dụng và các cá nhân, tổ chức có liên quan.

Đối với các hành vi này thì chủ yếu áp dụng chế tài hành chính để xử lí. Các biện pháp bao gồm cảnh cáo, phạt tiền…đối với mỗi hành vi vi phạm khác nhau sẽ có hình thức xử lí và mức phạt khác nhau. Hình thức xử phạt và mức xử phạt vi phạm hành chính về thuế được quy định cụ thể tại Nghị định 129/2013/NĐ – CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

– Vi phạm hình sự về thuế: là hành vi trái pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm hại đến các lợi ích phát sinh từ quan hệ pháp luật về thuế được Luật hình sự bảo vệ. Thực tiến cho thấy các hành vi vi phạm hình sự chủ yếu trong lĩnh vực thuế là hành vi trốn thuế, hành vi tham ô tiền thuế, hành vi nhận hổi lội, hành vi làm dụng quyền hạn khi thi hành công vụ, hành vi cố ý làm trái các nguyên tắc quản lí tài chính trong lĩnh vực thuế. Các hành vi này đều được cụ thể bằng các Điều luật quy định trong BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 cụ thể như sau: Tội trốn thuế (Điều 161 BLHS); Tội tham ô tài sản (Điều 278 BLHS); Tội nhận hối lộ (Điều 278 BLHS); Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281 BLHS). Tương ứng với những hành vi đó, người có hành vi vi phạm sẽ phải chịu các chế tài hình sự tùy theo mức độ và tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi.

III. Thực trạng vấn đề thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm pháp luật về thuế từ năm 2015 đến nay.

1, Ưu điểm và thành tựu đạt được

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm là một chức năng cần thiết để đảm bảo cho sự tồn tại và thực hiện các chức năng quản lý nhà nước. Công tác thanh tra, kiểm tra xử lí vi phạm nói chung và công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuế nói riêng có vai trò hết sức quan trọng, góp phần phát huy những nhân tố tích cực, hạn chế, ngăn ngừa các mặt tiêu cực làm ổn định tình hình kinh tế, chính trị, tăng kỉ cương, công bằng xã hội. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm về thuế từ khi có Luật quản lý thuế năm 2006 đã đạt được những bước phát triển nhất định, đặc biệt gần đây nhất từ năm 2015 đến nay, công tác này cũng đạt được những thành tựu đáng kể.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện được nhiều vụ vi phạm pháp luật về thuế

Kết quả 6 tháng đầu năm 2015, cơ quan thuế đã thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với 29.034 DN; số thuế xử lý tăng thu qua thanh tra, kiểm tra 4.543,82 tỷ đồng;  giảm khấu trừ 455,4 tỷ đồng; giảm lỗ 7.870,4 tỷ đồng. Đôn đốc nộp vào NSNN trên 2.981,97 tỷ đồng, trong đó:

  • Về thanh tra, ngành Thuế đã thanh tra tại 3.958 DN; xử lý truy thu, truy hoàn và phạt 2.157,87 tỷ đồng; giảm khấu trừ 221 tỷ đồng; giảm lỗ 4.130,4 tỷ đồng và nộp NSNN 1.107,2 tỷ đồng.
  • Về kiểm tra, ngành Thuế đã kiểm tra tại 25.077 DN; xử lý truy thu, truy hoàn và phạt 2.195 tỷ đồng, giảm khấu trừ 214,7 tỷ đồng; giảm lỗ 4.79,1 tỷ đồng và nộp NSNN 1.683,8 tỷ .
  • Ngành Thuế cũng đã thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế với 865.353 hồ sơ, xử lý điều chỉnh tăng thu 190,9 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2015 kết quả thanh tra, kiểm tra thuế năm 2015 được công bố rộng rãi như sau:

  • Thanh tra, kiểm tra được 79.297 doanh nghiệp, bằng 118,26% so với năm 2014.
  • Tổng số tiền thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là: 12.350,83 tỷ đồng, bằng
  • 116,94% so với năm 2014;
  • Giảm khấu trừ: 1.239,1 tỷ đồng, bằng 118,83% so với năm 2014 và giảm lỗ qua thanh tra, kiểm tra là: 23.044,45 tỷ đồng, bằng 116,90% so với năm 2014,
  • Số đã nộp NSNN: 9.136,62 tỷ đồng, đạt 73,97% số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra và bằng 118% so với cùng kỳ năm 2014.

Năm 2016, với kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp thuộc ngành nghề, lĩnh vực có khả năng có số thu lớn trong các ngành, các hoạt động như kinh doanh dầu khí, xăng dầu, điện lực, viễn thông, quản cáo truyền hình…; tập trung thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp lớn kết quả thanh tra, kiểm tra thuế đạt được trong 6 tháng đầu năm 2016 như sau:

  • Số lượng Doanh nghiệp đã được thanh tra, kiểm tra thuế: 32.493 DN, đạt 36,25% kế hoạch.
  • Số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 5.701,5 tỷ đồng, tăng 19,78% so với cùng kỳ năm 2015.

Qua báo cáo về kết quả thanh tra, kiểm tra cho thấy ngành thuế đã sát sao và quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ, điều này thể hiện ở chính những con số nêu trên, chúng đề có sự vượt trội hơn so với thời kì trước.

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm pháp luật về thuế đạt được nhiều thành tựu, trờ thành công cụ hữu hiệu để chống thất thu ngân sách nhà nước và răn đe các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

Bên cạnh những biện pháp quản lí thu thuế hiện đại, cải cách thủ tục hành chính thuế, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước, một công cụ hữu hiệu không thể không nhắc đến là việc thực hiện các biện pháp chủ động, tích cực triển khai thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế. Nhờ đó mà từ năm 2015 đến này, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức do tình hình tài chính, tiền tệ thế giới và khu vực diễn ra phức tạp tuy nhiên nhiệm vụ và công tác thuế năm 2015 vẫn đạt được những thành tựu quan trọng. Tổng số thu NSNN do cơ quan thuế quản lý đạt 806.378 tỷ đồng, bằng 110,2% dự toán (tương ứng vượt 74.778 tỷ đồng), tăng 17,7% so với thực hiện năm 2014. Trong đó phần phấn đấu tăng thu nội địa với mức vượt 15,7% so với dự toán (tương ứng vượt 100.268 tỷ đồng) và tăng 26,2% so với thực hiện năm 2014 để kết tinh thành con số tuyệt đối 738.868 tỷ đồng, đã bù đắp đáng kể cho phần hụt thu từ dầu thô do giá giảm (tương ứng hụt 25.490 tỷ đồng), giúp cân đối và ổn định nguồn thu cho NSNN.

Ngoài ra, với chức năng, nhiệm vụ thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế, giải quyết tố cáo về hành vi trốn thuế, lậu thuế liên quan đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi Cục thuế quản lí, năm qua, cơ quan thuế đã tăng cường kiểm tra đồng bộ và hiệu quả các biện pháp chống thất thu ngân sách từ công tác thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm pháp luật về thuế. Trong đó, tập trung thanh tra khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, chú trọng các doanh nghiệp có doanh thu lớn, số thuế giá trị gia tăng âm kéo dài hoặc không có số thuế nộp, những doanh nghiệp có số lỗ lớn….

Như vậy, có thể nói công tác thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm pháp luật về thuế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động quản lí và thu ngân sách nhà nước. Hoạt động thanh tra, kiểm tra phát huy hiệu quả không chỉ xử lí kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, chống thâm hụt ngân sách nhà nước mà còn là hình thức răn de các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế của mình đóng ghóp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

2, Những vấn đề còn tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm pháp luật về thuế vẫn còn tồn tại nhiều ván đề hạn chế cần được khác phục

Thứ nhất, tình trạng hiểu biết về thuế, ý thức chấp hành các luật, pháp lệnh về thuế của đại bộ phận người dân còn hạn chế, chưa tạo dự luận xã hội lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Đặc biệt là hiện nay khi nền kinh tế đan phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng thường xuyên và liên tục thì hành vi trốn thuế, gian lận thuế ngày càng nhiều, diễn ra ngày càng phổ biên với tính chất và mức độ khác nhau. Đặc biệt là tình trạng trốn thuế, lậu thuế, lạm dụng thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu và các hành vi vi phạm khác được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn nhưng phổ biến nhất là hành vi gian lận nội dung của hóa đơn, chứng từ trốn thuế; tạm nhập tái xuất, trên thực tế không có việc tái xuất mà vẫn làm thủ tục xuất hàng, tiêu thụ.

Thứ hai, tình trạng trùng lặp, trồng chéo trong hoạt động của cơ quan thanh tra, kiểm tra. Hoạt động thanh tra chưa minh bạch, hiệu quả, chất lượng của các cán bộ thanh tra, kiểm tra còn kém.

Trên thực tế, một doanh nghiệp có thể phải tiếp đến 16 – 17 đoàn thanh tra trong một năm. Chỉ trong một lĩnh vực mà đoàn thanh tra này vừa ra thì đoàn thanh tra khác lại vào. Hoạt động thanh tra chưa minh bạch khi còn không ít các trường hợp khi kiểm tra việc nộp thuế thanh tra viên cố tình kéo dài thời gian, gây nhũng nhiễu, bức xúc. Doanh nghiệp nào không biết điều, không chiu chi thì sẽ bị kiểm tra thường xuyên; doanh nghiệp nào quan hệ tốt thì sẽ ít hoặc không bị thanh tra.

Thứ ba, quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm pháp luật về thuế còn nhiều thiếu sót. Thẩm quyền của cơ quan thuế trong thanh tra, kiểm tra thuế còn bị hạn chế. Theo quy định của pháp luật, cơ quan thuế không có quyền kiểm kê đột xuất tài sản của người nộp thuế khi phát hiện có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế. Điều này đã phần nào làm hạn chế khả năng chứng minh hành vi trốn thuế của người nộp thuế, đặc biệt là trường hợp trốn thuế qua hành vi bán hàng không phản ánh vào sổ sách kế toán.

Thư tư, Một số quy định trong các văn bản pháp luật về các sắc thuế cụ thể còn chưa rõ ràng, chưa minh bạch và có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, gây khó khăn cho hoạt động thực thi pháp luật. Các thủ tục cần thiết phải thực hiện trong thanh tra, kiểm tra thuế mặc dù đã được bổ sung, song vẫn chưa được quy định đầy đủ trong các văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ như các quy định về cách thức cung cấp thông tin trước khi kiểm tra gồm những cách thức nào? Bằng văn bản hay lời nói? và thời hạn yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin trước khi tiến hành thanh tra là bao lâu?  thời hạn tạm dừng thanh tra, kiểm tra thuế trong quá trình thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế; thời hạn bãi bỏ quyết định kiểm tra trong những trường hợp được bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế theo quy định của pháp luật; quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra lại các kết luận kiểm tra thuế.

3, Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về thuế

Cơ quan quản lí thuế nâng cao ý thức pháp luật cho người nộp thuế thông qua các hình thức tuyên truyền, giáo dục họ chấp hành pháp luật về thuế, kiểm tra thường xuyên, định kì những đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.

Có biện pháp hiệu quả để đấu tranh với các hành vi vi phạm, tội phạm trốn thuế, chủ động phát hiện vi phạm, tội phạm trốn thuế, đánh trúng các vụ trốn thuế, thu hồi tiền cho ngân sách, xửu lí nghiêm minh các đối tượng phạm tội nhằm bảo vệ kỉ cương pháp luật, tạo mội trường lành mạnh trong sản xuất, kinh doanh bảo vệ nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lí thuế và can bộ thanh tra, kiểm tra thuế. Bổ sung các quy định của pháp luật và các quy định của riêng ngành thuế để tăng cường trách nhiệm của cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế. Không ngừng đào tạo, nâng cao chất lượng về đạo đức và chuyên môn cho lực lượng thanh tra, kiểm tra. thuế.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra trong nội bộ ngành. Trong hoạt động quản lí nhà nước, hoạt động thanh tra, kiểm tra mang tính tất yếu. trong lĩnh vực thuế, việc thanh tra kiêm tra là rất cần thiết để nhanh chóng phát hiện các trường hợp cán bộ thuế không thực hiện đúng nhiệm vụ mà pháp luật yêu cầu. Ngoài ra, cũng cần tăng cường sự kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với cơ quan, cán bộ thuế. Khi chịu sự giám sát cả ở trong lấn ngoài thì các hành vi vi phạm sẽ sớm bị phát hiện và loại trừ.

Nghiên cứu, bổ sung các quy định của pháp luật còn thiếu về thẩm quyền của cơ quan quản lí thuế. Rà soát soát lại toàn bộ các văn bản luật và hướng dẫn thi hành các luật thuế để sửa đổi những nội dung không rõ ràng, tránh việc hểu sai gây ra những sai phạm trong việc thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm pháp luật về thuế. Tiếp tục kiểm tra, rà soát để bổ sung cho đầy đủ các thủ tục cần thiết phải thực hiện, lược bỏ các thủ tục không cần thiết trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm pháp luật về thuế.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được hình thành nhằm xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định gắn kết về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội. Các mục tiêu đề ra được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc được quy định trong Hiến chương ASEAN. Trong đó, một trong những nguyên tắc đặc trưng nhất của ASEAN là nguyên tắc đồng thuận. Với xu thế ngày càng hội nhập và mở cửa rộng rãi như hiện nay, nguyên tắc đồng thuận phần nào đã gây khó khăn cho sự phát triển của ASEAN, nhất là khi Cộng đồng ASEAN đã được chính thức hình thành. Do đó, có nhận định cho rằng: “Hiện nay, nguyên tắc đồng thuận đang được ASEAN sử dụng dể thông qua các quyết định của mình, bên cạnh những ưu điểm, nguyên tắc đồng thuận cũng đã và đang bộc lộ rất nhiều hạn chế. Vì vậy, để hiện thực hóa những mục tiêu đã đặt ra khi Cộng đồng ASEAN đã chính thức được hình thành, ASEAN cần phải thay thế nguyên tắc đồng thuận bằng một nguyên tắc khác linh hoạt và phù hợp hơn”. Cùng với những tìm hiểu về nguyên tắc hoạt động này của ASEAN, bài viết dưới đây, em xin đưa ra những quan điểm của mình về nhận định này.

1. Nội dung nguyên tắc đồng thuận

Nguyên tắc đồng thuần được ghi nhận tại Điều 20 Hiến Chương ASEAN năm 2007, cụ thể: “1. Việc ra quyết định dựa trên tham vấn và đồng thuận là một nguyên tắc cơ bản của ASEAN.

2.Khi không có đồng thuận, Cấp cao ASEAN có thể xem xét việc đưa ra quyết định cụ thể.

3.Khoản 1 và 2 trong Điều này sẽ không ảnh hưởng tới các phương thức ra quyết định đã được nêu trong các văn kiện pháp lý liên quan khác của ASEAN.

4.Trong trường hợp có sự vi phạm nghiêm trọng hoặc không tuân thủ, vấn đề này sẽ được trình lên Cấp cao ASEAN để quyết định.”

Nguyên tắc đồng thuận với ý nghĩa là một thủ tục thông qua quyết định, được coi là “hoạt động nhằm soạn ra một văn bản thông qua thương lượng và thông qua văn bản đó mà không cần biểu quyết.” Đồng thuận có nghĩa là không có sự phản đối nào dựa trên sự tự do, tự nguyện. Để đạt được đồng thuận, người ta phải tiến hành thảo luận, thương lượng, đồng thời sử dựng các kỹ thuật nhằm dung hòa giữa các bên.

Theo nguyên tắc này, một quyết định chỉ được thông qua khi tất cả các nước thành viên ASEAN nhất trí thông qua hay có nghĩ là một quyết định chỉ được coi là của ASEAn khi được tất cả các nước thành viên nhất trí thông qua. Quyết định sẽ không được thông qua nếu có chỉ một quốc gia thành viên phản đối, vì vậy nguyên tắc này nhằm đảm bảo lợi ích của tất cả các quốc gia thành viên. Đây là nguyên tắc cơ bản trong việc quyết định các chính sách hợp tác quan trọng cũng như các lĩnh vực quan trọng của ASEAN. Đây là nguyên tắc bao trùm trong các cuộc hợp và hoạt động của ASEAN.

2. Ưu điểm và hạn chế của nguyên tắc đồng thuận

a)Ưu điểm

Thứ nhất, xét về lịch sử các quốc gia Đông Nam Á trừ Thái Lan thì hầu hết đều là thuộc địa của các cường quốc. Do đó, các nước đế quốc luôn có mong muốn ngăn cản sự phát triển của chủ nghĩa khu vực ở các nước thuộc địa. Trong khi đó, các quốc gia Đông Nam Á tuy gần về khoảng cách địa lý nhưng lại thiếu hiểu biết lẫn nhau. Bên cạnh đó, ASEAN được thành lập dựa trên tiền đề chính trị là chủ yếu, mục tiêu quan trọng là xây dựng lòng tin giữa các quốc gia thành viên nhằm giữ vững nền tảng chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội ổn định trong khu vực trước tình hình thế giới có nhiều biến động. Vì vậy, biểu quyết đa số khi thông qua các kế hoạch chung là không khả thi và việc biểu quyết thông qua sự đồng thuận của tất cả các quốc gia sau khi trải qua quá trình tham vấn sẽ xây dựng lòng tin vững chắc cũng như sự tự nguyện đồng tình tuyệt đối giữa các quốc gia ASEAN.

Thứ hai, ASEAN là khu vực có sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia, việc sử dụng nguyên tắc đồng thuận sẽ làm cho các quốc gia thỏa mãn khi bày tỏ thái độ phản đối, đồng ý, hay im lặng đối với các hoạt động của ASEAN vì mỗi quốc gia có một lá phiếu như nhau, ngang nhau trong mọi vấn đề dù là nước lớn hay nước bé. Khi tất cả đồng thuận tức là các nước đã tìm ra tiếng nói chung, các quyết định đưa ra sẽ dễ dàng được tất cả các thành viên tích cực thực hiện, thúc đẩy liên kết khu vực ngày càng bền vững, phát triển.

Thứ ba, Xét về mặt chính trị, việc có thể im lặng sẽ cho phép các quốc gia tránh được gánh nặng về chính trị mỗi khi phải đưa ra câu trả lời công khai. Hơn nữa, nó còn giúp quốc gia khỏi bị “mất mặt” trước những thành viên khác và thậm chí, góp phần tô vẽ cho hình ảnh chung của Hiệp hội, bởi vì các thành viên đều tin rằng một kết quả biểu quyết không phải là 100% thuận sẽ làm xấu đi hình ảnh của Hiệp hội và ảnh hưởng tới bầu không khí hợp tác chung. Ngoài ra, việc ý kiến của một quốc gia bị đa số phủ quyết cũng có thể gây nên những căng thẳng về tình hình chính trị của quốc gia đó, điều mà không một nhà lãnh đạo nào muốn, nhất là trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Tóm lại, nó góp phần giữ gìn sự ổn định chính trị của mỗi quốc gia và thông qua đó, giữ gìn sự ổn định của khu vực..

b) Hạn chế

Thứ nhất, một trong những đặc tính quan trọng của nguyên tắc đồng thuận và tham vấn, đó là văn bản được thông qua khi có sự “im lặng” từ các bên. Sự im lặng này được hiểu như không có chống đối. Tuy nhiên, im lặng không nhất thiết là đồng ý, vì thế đôi khi nguyên tắc này che dấu sự không thỏa mãn của một số bên, và quyết định được thông qua chưa chắc đã là kết quả của sự đồng ý của tất cả mọi thành viên. Nói một cách khác, quyết định được thông qua nhờ áp dụng nguyên tắc này là “ý kiến tập thể nhưng không phải là ý kiến nhất trí hoàn toàn của mọi người”, nó không phải là bằng chứng của một thỏa thuận thật sự có hiệu quả giữa các bên, mà chỉ là bằng chứng của việc không có ý kiến phản đối chính thức. Cái giá phải trả là văn bản được thông qua thường mang tính “chung chung”.

Thứ hai, con đường đạt được sự đồng thuận, nhất là trong hành động, chưa bao giờ là dễ dàng, đối với nội bộ ASEAN cũng như trong quan hệ ASEAN với các nước đối tác. Không ít cơ chế của ASEAN đã phải trải qua quá trình hoài thai nặng nhọc, kéo dài gần chục năm mà vẫn chưa thực thành hình như kì vọng. Về mặt thời gian, thủ tục thông qua quyết định của ASEAN sẽ rất nặng nề và chậm chạp, bởi vì nó luôn đòi hỏi những cuộc thảo luận và tham vấn lâu dài giữa các bên trước khi đi đến một thỏa thuận. Vô hình chung, chính những đối tác chậm chạp nhất sẽ là những người có tiếng nói cuối cùng và quyết định trong quá trình thông qua các kế hoạch. Vì vậy, nếu như áp dụng nguyên tắc này là rất có lợi khi vấn đề cần được giải quyết chỉ diễn ra từ từ, thì điều này sẽ bất lợi trong trường hợp cần đưa ra các quyết định khẩn cấp. Nguyên tắc này nhiều khi làm chậm tiến trình hợp tác của Cộng đồng nói riêng và ASEAN nói chung. Việc khó đạt được sự đồng thuận  do sự đa dạng về thể chế chính trị, trình độ phát triển kinh tế và nhiều nét khác biệt về văn hóa – xã hội giữa các quốc gia thành viên.

3. Bình luận về nhận định thay đổi nguyên tắc ra quyết định của ASEAN

Với những ưu điểm, hạn chế đã trình bày của nguyên tắc đồng thuận, xét với tình hình hiện nay của ASEAN, thì nhận định đầu bài đã nêu được những quan ngại mà các quốc gia ASEAN tính tới khi thành lập Cộng đồng ASEAN. Tuy nhiên, với sự phát triển lâu dài của ASEAN, nguyên tắc đồng thuận vẫn được giữ vững và phù hợp với mục tiêu ban đầu của ASEAN, cùng với những thay đổi trong cơ chế hoạt động làm cho việc áp dụng nguyên tắc  hài hòa, phù hợp với nhu cầu phát triển khu vực.

Trong Tuyên bố Băng Cốc (Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – 8/8/1967) – được coi là Tuyên bố khai sinh ra ASEAN –  nêu rõ tôn chỉ và mục đích của Hiệp hội là:

“Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng;”

Hiến chương ASEAN khẳng định lại về các nguyên tắc cơ bản của ASEAN (gồm 13 nguyên tắc) về: Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, bản sắc dân tộc; Không xâm lược hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; giải quyết hòa bình các tranh chấp; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau…, đồng thời bổ sung một số nguyên tắc mới như: Tăng cường tham vấn về những vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN; Không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào nhằm sử dụng lãnh thổ của một nước thành viên đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và ổn định kinh tế của các nước thành viên khác…

Như vậy, xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định về an ninh khu vực trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, bình đẳng, không can thiệp vào nội bộ các quốc gia thành viên là điều mà ASEAN hướng tới trên hết. Do đó, việc thực hiện cơ chế ra quyết định theo nguyên tắc đồng thuận không chỉ đạt được sự tin tưởng, tôn trọng nhau giữa các quốc gia thành viên nhằm đạt được mục tiêu chung về an ninh khu vực mà còn là một đặc trưng cơ bản, mang bản sắc của ASEAN so với các tổ chức khác trên thế giới.

Cộng đồng ASEAN – AC ra đời, các hạn chế của nguyên tắc đồng thuận bộc lộ ngày càng rõ và ảnh hưởng đến tiến trình xây dựng, phát triển của các trụ cột của AC. Đây là điều mà nhận định đã nhắc tới và đặt ra yêu cầu xóa bỏ nguyên tắc đồng thuận. Nhưng, nguyên tắc đồng thuận như đã thể hiện mang bản sắc của ASEAN và không phải trong trường hợp nào, nó cũng gây cản trở tới sự phát triển của AC. Do đó, thay vì xóa bỏ, đối với mỗi cộng đồng, xây dựng cách thức khắc phục hạn chế đối với nguyên tắc này là phù hợp nhất.

Đối với Cộng đồng chính trị – an ninh – APSC, ảnh hưởng của nguyên tắc đồng thuận tới việc xây dựng và phát triển của cộng đồng này là rất lớn vì nó liên quan tới vấn đề chính trị – an ninh của các quốc gia mà xưa nay luôn rất nhạy cảm. Yếu tố quan trọng dẫn đến sự ra đời của ASEAN là yếu tố về chính trị an ninh và ASEAN ra đời nhằm giữ vững ổn định khu vực. Các quốc gia thành viên ASEAN hầu hết từng là thuộc địa, nên rất nhạy cảm với những biến động về chính trị. Do đó, nếu xóa bỏ nguyên tắc đồng thuận thay vào đó là một nguyên tắc hoạt động theo đa số, thì việc xây dựng lòng tin giữa các quốc gia sẽ càng khó khăn hơn, vì bản thân các quốc gia sẽ cho rằng chủ quyền quốc gia mình có nguy cơ bị đe dọa và phải lệ thuộc của các nước khác.

Tuy nhiên, hạn chế của nguyên tắc lớn nhất của nguyên tắc này cũng ở chỗ, mỗi quốc gia đều giữ một lá phiếu quyết định, khiến cho các chiến lược về chính trị an ninh càng khó đạt được sự đồng thuận nhất là khi một quốc gia thành viên bị một nước khác ngoài khu vực chi phối. Do đó, một cơ chế bỏ phiếu dựa trên “siêu đa số” nên được đưa ra thảo luận. Theo đó, mỗi quốc gia thành viên sẽ được hưởng một phiếu có giá trị ngang nhau và bất cứ quyết định nào được đưa ra cũng cần phải được hậu thuẫn bởi ít nhất 7 trong số 10 quốc gia thành viên, ASEAN có thể cân nhắc một ngưỡng cao hơn. Ví dụ, khi quyết định về các vấn đề cực kỳ quan trọng, ASEAN có thể áp dụng cơ chế bỏ phiếu theo đa số ba phần tư. Theo đó các quyết định cần được hậu thuẫn bởi ít nhất 8 trong số 10 quốc gia thành viên.

Trong trường hợp không thể đạt được đồng thuận về vấn đề nào đó, cần có sự phân biệt rõ ràng giữa hai loại vấn đề. Loại thứ nhất là các vấn đề có tác động rõ ràng đối với chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và sự tự chủ trong nước của một quốc gia thành viên bất kỳ; và loại thứ hai là những vấn đề có tác động rõ ràng đối với hòa bình và an ninh của khu vực.Các quốc gia thành viên của ASEAN phải tìm kiếm đồng thuận trong các vấn đề thuộc loại thứ nhất, trừ khi quốc gia bị tác động trực tiếp có quyết định khác. Còn đối với các vấn đề thuộc loại thứ hai, ASEAN cần áp dụng nguyên tắc ra quyết định dựa trên bỏ phiếu theo đa số. Theo đó, nếu một vấn đề đang được cân nhắc không có tác động rõ ràng tới chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc sự tự chủ chính trị của một quốc gia thành viên bất kỳ nhưng lại có tác động quan trọng tới hòa bình và an ninh của khu vực, thì quốc gia thành viên đó không nên được phép phủ quyết chống lại lợi ích của chín thành viên còn lại và gây phương hại tới hòa bình và an ninh khu vực. Như vậy, với việc phân chia như trên, hạn chế của nguyên tắc đồng thuận tác động tới vấn đề an ninh khu vực sẽ được phần nào giảm xuống. Cũng có nghĩa, chúng ta không cần thay đổi hẳn một cơ chế ra quyết định ban đầu của ASEAN mà thực tế, từ khi được thành lập đến nay, ASEAN vẫn đứng vững và ngày càng phát triển.

Đối với Cộng đồng kinh tế – AEC, như đã trình bày, nguyên tắc đồng thuận có thể làm chậm quá trình hợp tác, hội nhập kinh tế của các quốc gia thành viên ASEAN. Do sự đa dạng về thể chế chính trị, trình độ kinh tế và khác biệt về văn hóa – xã hội giữa các nước thành viên nên quá trình thương lượng để có được sự đồng thuận để của tất cả các quốc gia thành viên là rất mất thời gian. Trong khi đó hội nhập kinh tế, hợp tác kinh tế,… đòi hỏi sự quyết định nhanh chóng, thức thời. Chính vì vậy mà nguyên tắc đồng thuận thể hiện rõ hơn những hạn chế của nó trong lĩnh vực kinh tế.

Để khắc phục những điểm yếu này, tăng tính linh hoạt, năng động và đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế thì AEC áp dụng công thức –X (trước kia là 2+X). Công thức –X cho phép thực hiện cơ chế linh hoạt trên tinh thần không bắt buộc các thành viên ASEAN phải thực hiện cam kết chung khi chưa sẵn sàng. Các quốc gia có nền kinh tế phát triển có thể tham gia các cam kết kinh tế riêng mà không bị kéo lại bởi các quốc gia có nền kinh tế chưa phát triển, ngược lại các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển không bị bắt buộc phải gồng mình thực hiện các cam kết khi tình hình trong nước chưa đủ khả năng thực hiện.

Đối với Cộng đồng văn hóa – xã hội – ASCC, mặc dù các quốc gia ASEAN có sự đa dạng về văn hóa, nhưng các quốc gia đều nhất trí xây dựng ASCC là cộng đồng đùm bọc nhau, thân thiện, bình đẳng, tạo động lực và những yếu tố cần thiết để phát triển kinh tế, giữ vững hòa bình, xã hội an toàn, thịnh vượng. Có thể nói, trong các trụ cột của AC thì ASCC là cộng đồng mà nguyên tắc đồng thuận được thực hiện cởi mở và thành công nhất, vì vấn đề phát triển con người là vấn đề mà tất cả các quốc gia ASEAN đều hướng tới.

Vậy, nguyên tắc đồng thuận cho đến nay đã đóng một vai trò rất quan trọng đối với thành công của ASEAN. Tuy nhiên, do bối cảnh khu vực đã thay đổi nhanh chóng, nguyên tắc này đang khiến cho ASEAN trở nên kém hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề cấp bách. Tuy vậy, ASEAN vẫn có lợi ích rất lớn trong việc duy trì nguyên tắc đồng thuận trong càng nhiều vấn đề quan trọng càng tốt. Đưa ra các sáng kiến mới xây dựng cơ chế giúp hạn chế của nguyên tắc này đang được ASEAN quan tâm. Do đó, em cho rằng, việc thay thế nguyên tắc này là như trong nhận định nêu ra là không cần thiết đối với ASEAN.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

I. Khái niệm về “văn hoá” và vai trò của văn hoá theo tư tưởng Hồ Chí Minh

1. Khái niệm “văn hoá”

Khái niệm “văn hoá” được Hồ Chí Minh định nghĩa lần đầu tiên vào năm 1942-1946 như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương tức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.

2. Vai trò của văn hoá

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh xác định: Văn hoá là đời sống tinh thần của xã hội,là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng. Văn hoá đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Điều này khẳng định vai trò quan trọng của văn hoá đối với đời sống.

Bốn yếu tố văn hoá, kinh tế, chính trị và xã hội có quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau. Ba yếu tố còn lại là cơ sở để có thể hình thành được một nền văn hoá phát triển.

Văn hoá không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải có tác động qua lại với hai yếu tố đó.

Để làm rõ hơn về vai trò ta tìm hiểu những nội dung sau:

  • Văn hóa quan trọng ngang kinh tế, chính trị, xã hội.

Chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường cho văn hóa phát triển.

Cho dù là ở các nước thuộc địa hay ở Việt Nam thì làm chính trị cũng là làm cách mạng giải phóng dân tộc giành chính quyền, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng văn hóa, mở đường cho văn hóa phát triển. Người nói: “ Xã hội nào, văn nghệ thế ấy… Dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhân dân ta bị nô lệ thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn, không thể phát triển được”. Do đó, để văn hoá có cơ hội được tự do phát triển, tự do phát huy được khả năng của nó thì dân ta phải làm cách mạng chính trị trước. Ở nước ta, tiến hành cách mạng chính trị cũng chính là tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc để giành chính quyền, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội. Để từ cơ sở đó, chúng ta giải phóng được văn hoá, tạo điều kiện cho con đường phát triển văn hoá được mở rộng.

Không chỉ riêng chính trị mà với kinh tế cũng vậy, từ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng kinh tế thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng không thể thiếu trong việc phát triển văn hoá. Người cho rằng: “văn hoá là một kiến trúc thượng tầng, nhưng cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được”. Như vậy, vấn đề đặt ra là kinh tế phải đi trước một bước. Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã tổng kết: Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hóa… để nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ta”.

  • Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng nhưng không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị. Văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế.

Tuy “kinh tế có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được”, nhưng điều đó không có nghĩa là văn hóa “thụ động” chờ cho kinh tế phát triển xong rồi mới đến lượt mình phát triển. Văn hóa có tính tích cực chủ động, đóng vai trò to lớn thúc đẩy kinh tế và chính trị phát triển như một động lực. Theo Hồ Chí Minh, “Trình độ văn hoá của nhân dân sẽ giúp cho chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.

“Văn hóa ở trong chính trị” tức văn hóa phải tham gia vào nhiệm vụ chính trị, tham gia cách mạng, kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Khi lãnh đạo nhân dân đi theo con đường cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh đã vạch ra đường lối mới, không đi theo hướng nâng cao trình độ văn hoá rồi mới tính đến độc lập tự do mà thay vào đó là tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc để giành chính quyền, để giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, nhờ đó mới có thể giải phóng văn hoá, tạo cơ hội cho văn hoá có cơ hội phát triển.

“Văn hóa ở trong kinh tế” tức là văn hóa phải phục vụ, thúc đẩy việc xây dựng và phát triển kinh tế. Không chỉ vậy, kinh tế là thuộc cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hoá, xây dựng kiến trúc thượng tầng. Từ đó, Hồ Chí Minh nêu ra luận điểm phải dựng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng để có điều kiện xây dựng và phát triển văn hoá.

“Văn hóa ở trong kinh tế và chính trị” cũng có nghĩa là chính trị và kinh tế phải có tính văn hóa. Đây là một đòi hỏi chính đáng của văn hóa hiện đại. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta chủ trương gắn văn hoá với phát triển, chủ trương đưa các giá trị văn hoá thấm sâu vào kinh tế và chính trị, làm cho văn hoá thực sự vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

II. Một số lĩnh vực chính của văn hoá theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Văn hoá bao gồm nhiều lĩnh vực, tuy nhiên theo quan điểm của Hồ Chí Minh thfi những lĩnh vực chính bao gồm: văn hoá giáo dục, văn hoá văn nghệ và văn hoá đời sống.

1.Văn hoá giáo dục

Theo Người, nền giáo dục phong kiến là nền giáo dục xa rời thực tế, không quan tâm đến thực nghiệm, coi kinh sách cả thánh hiền là đỉnh cao của tri thức. Nền giáo dục này coi trọng và hướng tới là kẻ sĩ, người quân tử, bậc trượng phu. Trong khi đó, người phụ nữ bị tước quyền học vấn.

Nền giáo dục của thực dân theo quan điểm của Hồ Chí Minh là nền giáo dục “ngu dân” mà chúng áp dụng ở các nước thuộc địa. Không những không giúp người dân được mở mang trí tuệ mà nó còn khiến cho nhân dân “đần độn thêm”. Đó là nền giáo dục đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát. Người đã tố cáo nền giáo dục thực dân trước cả thể giới nhằm thức tỉnh nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân các nước thuộc địa đứng lên đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, việc xác định xây dựng một nền giáo dục mới được xác định là mục tiêu lâu dài và cấp bách của nước ta, không thể để vấn đề này bị chậm trễ.

Để xây dựng nền văn hoá giáo dục của nước Việt Nam độc lập, Hồ Chí Minh đã nêu ra nhều quan điểm rất quan trọng. Những quan điểm ấy được Người nêu ra cũng với thực tiễn phát triển nền giáo dục của nước ta định hướng cho văn hoá giáo dục phát triển đúng đắn và giành được những thành tựu to lớn. Nền văn hoá giáo dục mới ra đời trong cách mạng và phát triển trong hai cuộc kháng chiến lâu dài, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta thực sự là niềm tự hào của nhân dân.

Những quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hoá giáo dục tập trung ở các điểm sau:

– Mục tiêu của văn hoá giáo dục là thực hiện cả ba chức năng của văn hoá bằng giáo dục, có nghĩa là bằng quá trình dạy và học, vì theo Người dạy và học là để mở mang dân trí, nâng cao kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp, những phẩm chất trong sáng và phong cách lành mạnh cho nhân dân; dạy và học là để đào tạo những con người mới của có đức vừa có tài, theo Người, học để làm việc, làm người, làm cán bộ, do vậy, phải có thực học, học không phải để chạy theo bằng “công noong trí thức hoá”, “trí thực công nông hoá”, xây dựng đội ngũ trí thức ngày càng đông đảo và có trình độ ngày càng cao; dạy và ọc còn phải đào tạo những lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh để theo kịp các nước khác trên thế giới.

– Phải tiến hành cải cách giáo dục để xây dựng một hệ thống trường lớp với chương trình, nội dung dạy và học thật khoa học, thật hợp lý, phù hợp với những bước phát triển của ta, bao gồm cả văn hoá, chính trị, khoa học – kĩ thuật, chuyên môn nghề nghiệp và lao động. Học văn hoá, kĩ thuật phải đồng thời với học chính trị, nếu không đồng thời thì chẳng khác nào như người nhắm mắt mà đi. Học chính trị là học chủ nghĩa Mác- Lênin và đường lối quan điểm của Đảng để hiểu được nhiệm vụ cách mạng và xây dựng cho bản thân mình là một phương pháp nhận thức đúng đắn trước những diễn biến phức tạp của cuộc sống và vững tin vào lý tưởng cách mạng, tránh được những sai lầm, vấp ngã. Do vậy, học phải sáng tạo, học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học ập phải kết hợp với lao động và phải tẩy sạch mọi tàn dư của nền giáo dục nô dịch; để đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục cần phải phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Sự nơi lỏng, yếu kém ở bất cứ khâu nào cũng đều hạn chế kết quả của giáo dục.

– Học ở mọi nơi, mọi lúc; học mọi người; học suốt đời; coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại. Học ở trường lớp chỉ là một phần, phần còn lại chủ yếu là học trong lao động, trong công tác và trong thực tiễn. Không chỉ có những người thầy ở trường mà còn xung quanh ta còn có nhiều người thầy khác. Học không bao giờ là thừa. Học tâp là quá trình lao động gian khổ, học phải có quyết tâm, có nghị lực và phải say mê, hơn  nữa học còn phải có phương pháp đúng mới đạt được hiệu quả cao. Người nào tự cho mình biết đủ, tài giỏi rồi thì đó mới chính là người dốt nát nhất.

– Phải giáo dục để không ngừng nâng cao trình độ của cán bộ, đảng viên và nhân dân, nghĩa là vừa nâng cao trình độ của dân trí vừa nâng cao trình độ đảng trí.Vì có trình độ mới có khả năng tổng kết kinh nghiệm, hiểu rõ quy luật và làm theo đúng quy luật sẽ thúc đẩy sự phát triển, không hiểu quy luật mà làm trái quy luật sẽ phải trả giá. Đối với cán bộ , đảng viên, Người đòi hỏi: một là, phải nâng cao sự tu dưỡng về chủ nghĩa Mác- Lênin để vận dụng lập trường, quan điểm, phương pháp Mác- Lênin vào tổng kết những kinh nghiệm hoạt động của Đảng; hai là,phải học tập văn hoá, khoa học, kĩ thuật, kinh tế và quản lí, cán bộ ngành nào thì phải biết chuyên môn ngành ấy. Có như vậy mới không rời vào tình trạng lãnh đạo chung chung, giáo điều.

2. Văn hoá văn nghệ

Văn nghệ là biểu hiện tập trung nhất của nền văn hoá, là đỉnh cao của đời sống tinh thần, là hình ảnh của tâm hồn dân tộc. Hồ Chí Minh đã khai sinh ra một nền văn nghệ cách mạng và chính Người là một trong những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận sáng tạo văn hoá văn nghê. Những cống hiến của Hồ Chí Minh về văn hoá văn nghệ là một bộ phận đặc sắc trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của người.

Văn nghệ là một trong ba lĩnh vực quan trọng nhất của văn hoá. Nền văn hoá văn nghệ cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm những đặc điểm sau:

-Văn nghệ là mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội mới, con người mới. Trên mặt trận văn hoá văn nghệ, Hồ Chí Minh hoạt động rất tích cực. Cùng với một số sáng tác văn nghệ như “bản án chế độ thực dân Pháp”, “con rồng tre”,..Người đã lật mặt được bộ mặt tàn ác cũng như âm mưu của cướp nước, đồng thời cũng cổ vũ được tinh thần của nhân dân, biến những sáng tạo nghệ thuật của mình thành vũ khí sắc bén chống lại những kẻ đầu sỏ của chủ nghĩa thực dân Pháp, bè lũ vua quan phong kiến bạc nhược. Với tinh thần “Nay trong thơ có thép; Nhà thơ cũng phải biết xung phong”, Người chỉ rõ ngòi bút của các văn nghệ sĩ cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà.

-Văn nghệ phải gắn với đời sống của nhân dân. Đó chính là thực tiễn đời sống lao động sản xuất, chiến đấu, sinh hoạt và xây dựng xã hội mới. Văn nghệ phản ánh thực tiễn đời sống, vừa thúc đẩy sự phát triển của thực tiễn đời sống theo quy luật của cái đẹp. Theo Hồ Chí Minh, chỉ có thực tiễn đời sống của nhân dân mới đem lại nguồn sinh khi vô tận cho sáng tác và sáng tạo văn hoá văn nghệ và nghệ thuật. Thực tiễn ấy cung cấp những chất liệu vô tận cho văn nghệ sĩ sáng tạo và mọi sự sáng tạo của họ luôn hướng về nhân dân, hướng về người lao động. Do vậy, người chiến sĩ văn nghệ phải hoà mình với quần chúng và không được quên rằng chỉ có nhân dân mới nuôi dưỡng cho sáng tác của mình. Bên cạnh đó, nhân dân không chỉ là những người thưởng thức các sáng tác văn nghệ mà họ cũng là những người sáng tác. Chính những tác phẩm đó là những viên ngọc quý giá của xã hội.

-Cần phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước cũng như của dân tộc, phải phản ánh cho hay, cho chân thật sự nghiệp cách mạng của nhân dân và chúng cần phải có được sự yêu mến của quần chúng nhân dân. Những tác phẩm muốn đạt được điều đó cần phải có tính nghệ thuật cao, phải khiến cho người đọc hiểu được nội dung mà tác giả muốn truyền đạt và sau khi đọc xong, người đọc phải ngẫm nghĩ, phải nhớ đến nó. Về văn phong thì phải trong sáng, tươi vui, chân thật và gần gũi, đem lại nhiều điểu bổ ích đối với nhân dân. Trong đó có thể chứa những chi tiết hư cấu nhưng những điều ấy cần được dựa trên những điều có thực chứ không nên tạo ra những tình tiết hư cấu quá đà, xa rời hiện thực. Phản ánh chân thực còn là phản ánh có tính định hướng, giúp cho nhân dân nhận ra và loại bỏ những điều xấu xa, sai trái để hướng tới những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên định hướng chứ không phải ép buộc. Không nên ép mọi người cứ chăm chăm, răm rắp theo một khuôn mẫu nào đó mà cần có sự đa dạng và sáng tạo phong phú các tác phẩm nghệ thuật để tránh sự nhàm chán.

3.Văn hoá đời sống

Ngay sau khi cách mạng thành công, Hồ Chí Minh đã phát động phong trào xây dựng đời sống mới vào tháng 1/1947. Đó là phong trào xây dựng lối sống, nếp sống, phong cách sống, chất lượng sống,… và đến tháng 3/1947 Hồ Chí Minh viết cuốn sách đời sống mới để hướng dẫn nhân dân cách làm. Cuộc vận động của Người đã nhanh chóng trở thành phong trào quần chúng sôi nổi và có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc.

Cuốn Đời sống mới của Hồ Chí Minh bao gồm đạo đức mới, lối sống mới và cả nếp sống mới. Ba nội dung này gắn bó với nhau tạo thành một khối thống nhất có quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó quan trọng nhất là đạo đức vì nó gắn liền với nếp sống và lối sống và được thể hiện qua hai nội dung này. Chính vì điều này mà xây dựng đạo đức mới cần được tiến hành đồng thời với xây dựng lối sống mới và nếp sống mới.

Đạo đức mới bao gồm Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Theo như Hồ Chí Minh đã từng viết: “…thực hành đời sống mới là Cần, Kiệm, Liêm, Chính”; “ Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở thành hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”; “Nêu cao và thực hiện Cần, Kiệm, Liêm, Chính tức là nhen lửa cho cuộc sống mới.

Lối sống mới theo quan điểm của Người là lối sống có lý tưởng, có đạo đức, có phong cách sống và phong cách làm việc. Theo Người thì đó là lối sống văn minh, tiên tiến và có sự kết hợp hài hoà truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hoá nhân loại. Xây dựng lối sống mới cũng là sửa đổi cách sống và cách làm việc sao cho khoa học và hợp lí. Giống như lối sống của Người thực hiện. Hồ Chí Minh luôn thể hiện một cách viết, cách nói chân thật, dễ hiểu mà tế nhị, bình dân và không thô thiển, phô trương hay cầu kì. Điều này khiến cho tư tưởng của Người dễ dàng đi vào lòng người dân bởi chúng dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm.

Nếp sống mới là quá trình xây dựng thói quen cho lối sống mới. Nó hướng tới xoá bỏ thói quen của lối sống cũ, xây dựng những phong tục tập quán mới và xoá bỏ những thứ cũ. Tuy nhiên không phải là bất cứ thứ gì cũ cũng bỏ đi, ta nên thay thế những hủ tục hoặc những điều chưa hợp lí thì sửa đổi sao cho phù hợp. Đối với những phong tục cũ nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu, phù hợp với lối sống thì vẫn nên giữ lại và phát huy nó. Tất cả nhằm hướng tới một nếp sống mới, nếp sống văn minh, lịch sự. Tuy rằng việc sửa đổi những phong tục tập quán cũ còn gặp nhiều khó khăn nhưng ta vẫn nên cố gắng làm điều đó bằng cách nâng cao nhận thức của nhân dân, kiên trì theo đuổi mục tiêu thì mới có thể làm được. Hơn nữa trong việc này cần có những tấm gương đi đầu để mọi người có thể làm theo và đó chính là những người cán bộ. Họ phải nói được và làm được mới có thể khiến nhân dân tin và làm theo.

Việc xây dựng văn hoá đời sống không phải chuyện của một người mà nó cần có sự chung tay thực hiện của mọi người, từng gia đình, làng, xã, huyện,…Mọi người có chung tay thì mới có thể xây dựng đất nước ta ngày càng phát triển được.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

1.Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo sự việc

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định tại Điều 170 như sau:

1. Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm sau đây :

a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;

c) Các tội quy định tại các điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật hình sự.

2.Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử.”

Thẩm quyền xét xử theo sự việc là sự phân định thẩm quyền xét xử giữa tòa án các cấp với nhau căn cứ vào tính chất của tội phạm. Theo đó, việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự sẽ được phân chia thẩm quyền cho hai cấp tòa án: Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực và Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu, cụ thể:

a) Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực:

Theo như quy định tại khoản 1 Điều 170 ở trên, Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng trừ các tội được quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 170 nêu trên. Đó là các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh, và các tội quy định tại các điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.

So sánh với thẩm quyền xét xử theo sự việc của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, thì Bộ luật mới quy định về thẩm quyền của hai Tòa án này tại khoản 1 Điều 268 như sau: “1. Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:

a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;

c) Các tội quy định tại các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 của Bộ luật hình sự;

d) Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Về cơ bản với Bộ luật mới, thẩm quyền xét xử theo sự việc của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực không thay đội về loại tội, vẫn là các tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, số lượng tội phạm thuộc các loại tội đó bị loại trừ cho cấp xét xử khác thì lại nhiều hơn. Bộ luật mới có quy định thêm về tội phạm không thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực mặc dù có thuộc 3 loại tội trong thẩm quyền đó là các tội được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc quy định này có ý nghĩa nhằm đảm bảo cho việc xét xử những vụ án hình sự thuộc các tội đó được giải quyết chính xác, đảm bảo đủ điều kiện thu thập các chứng cứ, tài liệu liên quan, mà chuyên môn nghiệp vụ của cấp trên đáp ứng được.

b) Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 170 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử. Trước hết, xét xử những vụ án không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyên và Tòa án quân sự khu vực là những vụ án hình sự thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có mức cao nhất của khung hình phạt là trên mười lăm nam, chung thân hoặc tử hình và các tội quy định tại điểm a, b, c tại khoản 1 Điều 170 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, đó là các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội quy định tại các điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Ngoài ra, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu còn có thẩm quyền xét xử sơ thẩm với những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới khi lấy lên để xét xử. Bộ luật tố tụng hình sự 2003 không quy định cụ thể những vụ án nào thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực nhưng Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu lấy lên để xét xử. Do đó, Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát và Thủ trưởng cơ quan điều ra cấp tỉnh cần căn cứ vào khả năng thực tế của các Thẩm phán, Kiểm sát viên và Điều tra viên ở cấp huyện mà xác định những loại vụ án nào cần lấy lên để điều tra, truy tố và xét xử ở cấp tỉnh. Tuy nhiên, về cơ bản thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân sự được quy định hoàn toàn giống với Bộ luật tố tụng hình sự 1988, do đó có thể áp dụng quy định tại Thông tư số liên tịch 02/TTLN ngày 12/01/1989 của Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ tư pháp – Bộ nội vụ hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 1988, nêu rõ: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân cấp tỉnh cần lấy lên điều tra, tuy tố và xét xử những vụ án sau: Vụ án phức tạp (có nhiều tình tiết khó đánh giá thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp nhiều ngành), khó chứng minh, khó giải quyết; Vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, sĩ quan Công an, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cấp huyện, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.

Bên cạnh đó, Điều 173 quy định về việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của các Tòa án khác cấp như sau: “Khi bị cáo phạm nhiều tội, trong đó có tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp trên, thì Tòa án cấp trên xét xử toàn bộ vụ án.”. Căn cứ vào quy định đó, thì những vụ án có nhiều tội phạm, mà trong đó có cả tội phạm thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới và tội phạm thẩm quyền của Tòa án cấp trên thì Tòa án cấp trên xét xử toàn bộ vụ án. Trường hợp này cũng được coi là trường hợp thuộc thẩm quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu.

Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được quy định tại khoản 2 Điều 268 như sau: “2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án:

a) Vụ án hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực;

b) Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài;

c) Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.

Nhìn vào quy định trên, cho thấy sự khác biệt về thẩm quyền xét xử sở thẩ, của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu trong Bộ luật mới. Trong đó, luật mới giữ nguyên thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án cấp khu vực như Bộ luật hiện hành, đó là các tội đặc biết nghiêm trọng có mức cao nhất của khung hình phạt là trên mười lăm năm, chung thân hoặc tử hình, và các tội khác quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 là các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội được quy định tại các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 của Bộ luật hình sự năm 2015 và các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam . Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự thuộc các trường hợp là: Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài; Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người. Về việc xét xử bị cáo có nhiều tội thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án khác cấp được quy định tại Điều 271 BLTTHS 2015 như sau: “Khi bị cáo phạm nhiều tội, trong đó có tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp trên thì Tòa án cấp trên xét xử toàn bộ vụ án.

So với Bộ luật hiện hành, thì thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu vẫn giống với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng có mức cao nhất của khung hình phạt là trên mười lăm năm, chung thân, tử hình;  những vụ án có tình tiết phức tạp;  những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới được lấy lên xét xử và cả việc xét xử những vụ án mà bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền xét xử của các Tòa án khác cấp; nhưng Bộ luật mớ quy định rộng hơn và cụ thể hơn so với Bộ luật hiện hành. Với quy định về thẩm quyền xét xử các tội phạm được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam và vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài, đây là sự quy định rộng hơn về thẩm quyền cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu. Điều này là phù hợp bởi những vụ án mà các tội phạm được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam và vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài, dù mức độ nguy hiểm của hành vi thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới, nhưng nó có tính chấp phức tạp hơn vì có thêm yếu tố nước ngoài, sẽ có một số thủ tục mà nếu để cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự khu vực xét xử hay kéo theo nó là việc điều tra, truy tố có thể được thực hiện bởi Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cùng cấp,sẽ đảm bảo cho việc điều tra, giải quyết xét xử vụ án hình sự này được chính xác, khách quan công bằng.

Với quy định tại điểm c khoản 2 Điều 268 Bộ luật mới là sự cụ thể hóa việc áp dụng thực tiễn các trường hợp thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu trước đây. Cụ thể là việc quy định rõ những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực mà được Tòa án nhân dân cấp tình và Tòa án quân sự cấp quân khu lấy lên để xét xử. Đây là điểm mới đáng nói tới của Bộ luật năm 2015. Các nhà làm luật đã quy định cụ thể hơn về thẩm quyền, ghi nhận chính thức những vụ án hình sự thực tế đang được xét xử vào trong quy định của pháp luật. Việc ghi nhận này có ý nghĩa quan trọng đối với việc tiến hành tố tụng, không còn như trong việc áp dụng Bộ luật hiện hành, mặc dù Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu vẫn xét xử những vụ án đó, nhưng không có hướng dẫn cụ thể, mà chỉ nói là được lấy những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới để xét xử. Điều này dẫn tới nhiều vụ án thuộc thẩm quyền cấp dưới nhưng Tòa cấp trên vẫn lấy lên xét xử dù đó là những vụ án mà Tòa cấp dưới xét xử vẫn đảm bảo được sự chính xác, công bằng.

2.Thẩm quyền xét xử theo đối tượng

a)Tòa án quân sự

Bộ luật tố tụng hình sự 2003 không quy định cụ thể về thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự theo đối tượng đối với Tòa án quân sựTheo quy định tại Điều 49 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014:

Các Tòa án quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để xét xử những vụ án mà bị cáo là quân nhân tại ngũ và những vụ án khác theo quy định của luật.

Theo như quy định trên, có thể hiểu theo Bộ luật hiện hành, thì thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự sẽ trong trường hợp bị cáo thuộc hai nhóm đối tượng: một là, bị cáo là quân nhân; hai là, thuộc một trong các trường hợp liên quan bí mật quân sự, phạm tội gây thiệt hai cho quân nhân hoặc trường hợp vụ án vừa có người phạm tội thuộc thẩm quyền của Tòa án án nhân dân, vừa thuộc thẩm quyền của tòa án quân sự thì do Tòa án quân sự xét xử một phần hoặc toàn bộ tùy vào việc có thể tách hoặc không thể tách vụ án.

Về giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giữa Tòa án quân sự và Tòa án nhân dân, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định như sau: “3. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa Toà án nhân dân và Tòa án quân sự do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.” Như vậy, Bộ luật hiện hành chỉ quy định việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án quân sự và Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định, chứ không quy định cụ thể việc giải quyết đó là như thế nào.

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền xét xử vụ án hình sự của Tòa án quân sự tại Điều 272 như sau:

1. Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử:

a) Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân;

b) Vụ án hình sự mà bị cáo không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.

2.Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật.

Theo quy định ở trên, Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân; bị cáo không thuộc các đối tượng trên nhưng vụ án có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ. Và Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật.

Về việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự được quy định tại Điều 273 BLTTHS 2015:

Khi vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân thì thẩm quyền xét xử được thực hiện:

1.Trường hợp có thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự; Tòa án nhân dân xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân;

2.Trường hợp không thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án.

Như vậy, khi bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự thì tùy vào trường hợp để quyết định thẩm quyền xét xử. Trong trường hợp có thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử những bị cáo và những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của mình như ở trên. Trong trường hợp không thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án đó.

Qua phân tích ở trên, có thể thấy Bộ luật tố tụng hình sự mới đã có những bổ sung đầy đủ hơn so với Bộ luật hiện hành. Trong khi Bộ luật tố tụng hình sự không quy định rõ thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, thì Bộ luật mới đã ghi nhân thêm thẩm quyền của Tòa án quân sự. Việc bổ sung này càng làm cho những quy định của bộ luật tố tụng được đầy đủ, hoàn chỉnh hơn, dễ dàng cho việc áp dụng. Bên cạnh đó, hai bộ luật cũng có điểm tương đồng trong quy định về việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự và Tòa án nhân dân đều do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.  Mặc dù về nội dung thẩm quyền của Tòa án quân sự không có sự thay đổi vì hiện nay đã áp dụng Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014, nhưng việc bổ sung thêm những quy định về thẩm quyền của Tòa án quân sự vào bộ luật mới là cần thiết. Bộ luật tố tụng hình sự bổ sung quy định để cụ thể hóa việc thi hành quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 tại Điều 272 và phân định rõ thẩm quyền của Tòa án quân sự với Tòa án nhân dân. Đây là sự khác biệt cơ bản nhất giữa 2 bộ luật.

b)Tòa án nhân dân

Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành và Bộ luật mới thì Tòa án nhân dân có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự trong trường hợp còn lại ( trừ thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự). Về cơ bản thẩm quyền của Tòa án nhân dân của cả hai bộ luật là giống nhau, đều xét xử các vụ án hình sự trong các trường hợp phạm tội còn lại mà không thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự.

3.Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ

Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ được quy định tại Điều 171, 172 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Trước hết, Điều 171 quy định như sau:

1. Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trong trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.

2.Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì do Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử.

Bị cáo phạm tội ở nước ngoài, nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì do Tòa án quân sự cấp quân khu trở lên xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương.

Theo như quy định trên, thẩm quyền của Tòa án để xét xử vụ án hình sự được xác định theo nguyên tắc nơi tội phạm được thực hiện. Có nghĩa là, tội phạm thực hiện hành vi ở nơi nào, thì Tòa án nới đó có thẩm quyền xét xử vụ án đó. Trong trường hợp tội phạm thực hiện ở nhiều nơi khác nhau hoặc trong vụ án không xác định được nơi thực hiện tội phạm, thì theo quy định ở trên thẩm quyền xét xử sẽ được xác định là Tòa án ở nơi kết thúc việc điều tra. Với trường hợp phạm tội ở nước ngoài, nếu xét xử ở Việt Nam thì do Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước thì tùy từng trường hợp sẽ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm xét xử. Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nhưng bị cáo thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì việc xét xử sẽ do Tòa án quân sự cấp quân khu trở lên xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương.

Điều 172 BLTTHS hiện hành quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án có tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hại Việt Nam như sau:

Những tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hải Việt Nam thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam, nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký.

Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển, còn không phận, Không phận là bầu trời do một quốc gia kiểm soát bao phủ lãnh thổ và lãnh hải của quốc gia đó. Như vậy, khi tàu biển tàu bay hoạt động ra ngoài vị trí của lãnh hải, không phận của nước ta, mà hành vi phạm tội được thực trên đó, thì thẩm quyền xét xử sẽ do Tòa án Việt nam xét xử. Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi có sân bay, bến cảng mà tàu bay, tàu biển trở về đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc có thể là nơi đã đăng kí tàu bay, tàu biển đó.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ tại Điều 269, 270. Trước hết, Điều 269 quy định:

1. Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.

2.Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử.

Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương.

Nhìn vào quy định của Bộ luật mới, về cơ bản nguyên tắc để xác định thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ vẫn là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trong trường hợp tội phạm thực hiện ở nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Bộ luật mới vẫn giữ nguyên quan điểm của điểm của bộ luật hiện hành, đó là đối với trường hợp này, thẩm quyền xét xử sẽ do Tòa án nơi kết thúc việc điều tra đảm nhiệm việc xét xử. Ngoài ra, việc xét xử tội phạm được thực hiện ở nước ngoài nhưng xét xử ở Việt Nam, Bộ luật mới cũng giữ nguyên quy định như Bộ luật hiện hành là thẩm quyền xét xử sẽ do Tòa án nhân dân nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử và cả trong trường hợp bị cáo thuộc đối tượng xét xử của Tòa án quân sự thực hiện tội phạm ở nước ngoài, thì thẩm quyền xét xử sẽ do Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương. Tuy nhiên, đối với trường hợp bị cáo phạm tội ở nước ngoài được xét xử ở Việt Nam, nhưng không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước, thì đối với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã có sự thay đổi. Đó là thẩm quyền xét xử vẫn do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định nhưng giao cho một trong ba tòa, là Tòa án nhân dân thành phó Hà Nội, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng, hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử, khác với việc chỉ giao cho hai tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong bộ luật hiện hành. Việc quy định thêm thẩm quyền xét xử cho Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng là một bổ sung mang tính cần thiết, phù hợp, đảm bảo cho việc xét xử thuận tiện, nhanh chóng đối với từng bị cáo, vụ án hình sự.

Thẩm quyền xét xử tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc ngoài lãnh hải của Việt Nam được quy định tại Điều 270 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như sau:

Tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc ngoài lãnh hải của Việt Nam thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký.

Quy định này đã được giữ nguyên theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003. Tòa án xét xử những vụ án trong trường hợp này thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam nơi có sân bay, bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đo được đăng ký.

  1. Chuyển vụ án

Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về chuyển vụ án tại Điều 174 như sau:

Khi thấy vụ án không thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án chuyển vụ án cho Tòa án có thẩm quyền xét xử. Việc chuyển vụ án cho Tòa án ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu do Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu quyết định.

Chỉ được chuyển vụ án cho Tòa án khác khi vụ án chưa được xét xử. Trong trường hợp này, việc chuyển vụ án do Chánh án Tòa án quyết định. Nếu vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự hoặc Tòa án cấp trên thì vụ án đã được đưa ra xét xử vẫn phải chuyển cho Tòa án có thẩm quyền. Trong trường hợp này, việc chuyển vụ án do Hội đồng xét xử quyết định.

Trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án, Tòa án phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp, báo cho bị cáo và những người có liên quan trong vụ án.

Theo như quy định ở trên, nếu vụ án không thuộc thẩm quyền của tòa án đang thụ lý hồ sơ, thì Tòa án đó phải chuyển vụ án cho Tòa án có thẩm quyền. Vụ án phải chuyển cho Tòa án ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu sẽ do Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Tòa án quân sự cấp quân khu quyết định việc chuyển án. Khi chuẩn bị xét xử sơ thẩm, nếu thấy vụ án đó không thuộc thẩm quyền xét xử thì vụ án phải được chuyển, việc quyết định sẽ do Chánh án Tòa án quyết định. Khi tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, nếu thấy vụ án đó không thuộc thẩm quyền xét xử thì việc chuyển án chỉ được thực hiện trong hai trường hợp, đó là: trường hợp vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự, hoặc vụ án đó thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp trên. Sau khi chuyển án từ khi có quyết định chuyển vụ án, Tòa án phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị cáo và những người có liên quan biết về việc chuyển vụ án.

Bên cạnh đó, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định tại Điều 274 như sau:

1. Khi vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì Tòa án trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát đã truy tố để chuyển đến Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố.

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát đã truy tố phải ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố để giải quyết theo thẩm quyền. Việc chuyển vụ án ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu thực hiện theo quy định tại Điều 239 của Bộ luật này.

Khi xét thấy vụ án vẫn thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án đã trả hồ sơ thì Viện kiểm sát chuyển lại hồ sơ vụ án đến Tòa án kèm theo văn bản nêu rõ lý do; nếu Tòa án xét thấy vụ án vẫn không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì việc giải quyết tranh chấp thẩm quyền xét xử thực hiện theo Điều 275 của Bộ luật này. Viện kiểm sát phải thực hiện theo quyết định của Tòa án có thẩm quyền.

2.Thời hạn truy tố và áp dụng biện pháp ngăn chặn được thực hiện theo quy định tại Điều 240 và Điều 241 của Bộ luật này.

Về vấn đề liên quan tới chuyển vụ án, Bộ luật mới đã có sự sửa đổi hoàn toàn so với Bộ luật hiện hành. Trong BLTTHS 2003, việc chuyển án phải do Tòa án tự mình chuyển cho Tòa án khác, không được trả hồ sơ cho Viện kiểm sát, sau khi trả thì phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về việc chuyển vụ án. Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đã quy định khác với Bộ luật hiện hành, khi vụ án không thuộc thẩm quyền của Tòa án thì Tòa án sẽ trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát đã ra quyết định truy tố, Viện kiểm sát sẽ chuyển tới Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố để giải quyết theo thẩm quyền, thời hạn chuyển là chậm nhất 3 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ. Việc quy định chuyển vụ án không do Tòa án trực tiếp chuyển đi là một điểm mới tiền bộ của Bộ luật mới. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành thì sau khi thụ lý hồ sơ vụ án để chuẩn bị xét xử, nếu Toà án thấy vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án mình thì chuyển vụ án cho Toà án có thẩm quyền xét xử vụ án đó. Việc chuyển vụ án trong giai đoạn điều tra là do Cơ quan điều tra đề nghị và Viện kiểm sát quyết định, nhưng việc chuyển vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử lại do Toà án tự quyết định, Toà án chỉ thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Trong khi đó có nhiều trường hợp việc chuyển vụ án của Toà án nếu Viện kiểm sát không đồng ý thì Toà án có thẩm quyền xét xử vụ án đó cũng không xét xử được. Ví dụ: Toà án nhân dân huyện H sau khi thụ lý vụ án hình sự thấy không thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án mình, đã quyết định chuyển vụ án cho Toà án nhân dân huyện M, Toà án nhân dân huyện M cũng thấy vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án mình, nhưng Viện kiểm sát nhân dân huyện M không thay đổi bản cáo trạng vì cho rằng vụ án vẫn thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện H.

Đây là vấn đề tuy không phổ biến nhưng thực tiễn xét xử đã xảy ra nhiều trường hợp do không có sự thống nhất giữa Toà án với Viện kiểm sát dẫn đến việc lẽ ra vụ án phải được chuyển cho Toà án có thẩm quyền xét xử nhưng không chuyển được hoặc Toà án “buộc phải” xét xử vụ án sai thẩm quyền để rồi bị Toà án cấp phúc thẩm hoặc Toà án cấp giám đốc thẩm huỷ bản án vì vi phạm về thẩm quyền xét xử. Ngay cả khi bản án đã bị huỷ vì xét xử không đúng thẩm quyền thì việc giải quyết vụ án đó theo thẩm quyền xét xử cũng gặp khó khăn, nếu như Viện kiểm sát và Toà án không thống nhất về thẩm quyền xét xử. Việc quy định như Bộ luật tố tụng mới, đã giải quyết được những khó khăn và thiếu xót nói trên của Bộ luật tố tụng hiện hành.

Bên cạnh đó, nếu việc chuyển vụ án ra ngoài phạm vi cấp tỉnh, cấp quân khu thì thực hiện theo Điều 239 BLTTHS 2015, đó là: “Việc chuyển vụ án cho Viện kiểm sát ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu quyết định.” Như vậy, chuyển vụ án ra ngoài phạm vi nói trên sẽ do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu quyết định.

Bộ luật mới đã quy định cả trường hợp Tòa án trả hồ sơ do không thuộc thẩm quyền, nhưng Viện kiểm sát có lý do cho rằng, Tòa án đó có thẩm quyền, thì Viện kiểm sát vẫn chuyển lên cho Tòa án án đó và kèm theo văn bản nêu rõ lý do. Nhưng nếu Tòa án xét thấy mình không có thẩm quyền xét xử, thì việc giải quyết tranh chấp sẽ theo Điều 275 của Bộ luật: “1. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, giữa các Tòa án quân sự khu vực trong cùng một quân khu do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu quyết định.

2.Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, giữa các Tòa án quân sự khu vực thuộc các quân khu khác nhau do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi kết thúc việc điều tra quyết định.

3.Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh, giữa các Tòa án quân sự cấp quân khu do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương quyết định.

4.Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.

Việc chuyển vụ án để xét xử theo thẩm quyền được thực hiện theo quy định tại Điều 274 của Bộ luật này.

Như vậy, với quy định ở trên, việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền sẽ được giải quyết dựa theo quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân, Chánh án Tòa án quân sự cấp trên xử lý.

Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền theo như luật mới ở trên cũng có những sửa đổi, bổ sung hợp lý hơn so với Bộ luật hiện hành. Cụ thể, theo BLTTHS 2003 việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử được quy định tại Điều 175 như sau: “1. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử do Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp quyết định.

2.Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi kết thúc việc điều tra quyết định.

3.Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa Toà án nhân dân và Tòa án quân sự do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.

Nhìn vào hai điều luật, có thể thấy quy định về việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền của Bộ luật mới cụ thể hơn Bộ luật hiện hành. Theo bộ luật hiện hành chỉ quy định chung tại khoản 1 là việc giải quyết tranh chấp do Chánh án Tòa án cấp trên quyết định còn ở bộ luật mới, nhà làm luật đã sửa đổi, quy định chi tiết từng trường hợp tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án ở các cấp, Tòa án quân sự và Tòa án nhân dân. Việc quy định này giúp đảm bảo việc giải quyết được nhanh chóng, chính xác, có thể thấy ngay được ai là người ra quyết định giải quyết việc tranh chấp khi rơi vào các trường hợp được quy định trong luật, từ đó, việc thực hiện và áp dụng luật cũng trở lên dễ dàng, hiệu quả hơn.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THẨM QUYỀN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN VÀ THẨM QUYỀN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN THEO LOẠI VIỆC

  1. Thẩm quyền dân sự của Tòa án

“Thẩm quyền” là một khái niệm quan trọng, trung tâm của khoa học pháp lý. Có thể nói, không có thuật ngữ nào được sử dụng phổ biến trong pháp luật như thuật ngữ “thẩm quyền”. Có nhiều quan điểm khác nhau về việc giải thích khái niệm này, xét dưới góc độ pháp lý Thẩm quyền có thể được hiểu là quyền chính thức được xem xét để kết luận hoặc định đoạt, quyết định một vấn đề. Với mỗi lĩnh vực, quyền xem xét, kết luận, định đoạt lại được hiểu theo nghĩa khác nhau và theo cơ chế, thủ tục khác nhau.

Trong tố tụng dân sự, Thẩm quyền dân sự của Tòa án nhân dân (Tòa án) là quyền thụ lý, xem xét, ban hành các quyết định khi giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự. Theo quy định của BLTTDS 2015, để xác định đúng thẩm quyền của Tòa án khi thụ lý giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án và đương sự phải xem xét trên các phương diện: Thẩm quyền của Tòa án theo loại việc; thẩm quyền của Tòa án theo cấp quản lý hành chính; thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ hoặc theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu.

Việc xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án có ý nghĩa quan trọng trong việc phân định thẩm quyền giữa các Tóa án, giữa các tòa trong một Tòa án và giữa Tòa án với cơ quan Nhà nước khác và là căn cứ để Tòa án áp dụng thủ tục để giải quyết các vụ việc dân sự. Phân định thẩm quyền góp phần cho Tòa án giải quyết đúng đắn, có hiểu quả, giảm sự chồng chéo khi thực hiện nhiệm vụ, giúp các đương sự lựa chọn chính xác Tòa án có thẩm quyền giải quyết đối với vụ việc của mình, tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí,…

  1. Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc

Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc là loại thẩm quyền dân sự của Tòa án trong đó xác định những loại việc mà Tòa án có thẩm quyền thụ lý, giải quyết các vụ việc dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự. Việc phân chia thẩm quyền này nhằm phân định thẩm quyền của Tòa án theo thủ tục TTDS với  thủ tục tố tụng hành chính, tố tụng hình sự và thẩm quyền dân sự của Tòa án với trọng tài thương mại, cơ quan quản lý như Ủy ban nhân dân.

Cơ sở dựa trên tính chất của các quan hệ pháp luật nội dung cần được giải quyết tại Tòa án ( dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động) đều có cùng tính chất, thuần túy là quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân giữa các chủ thể với nhau được hình thành dựa trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết và thỏa thận giữa các bên và quyền định đoạt, tự do ý chí của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật.

Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc được phân chia theo loại việc có tranh chấp và loại việc không có tranh chấp trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động.

II. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA BLTTDS 2015 VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN.

Kế thừa Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 và Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự số 65/2011/QH12, BLTTDS 2015  đã có nhiều điểm sửa đổi căn bản, toàn diện về Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc nhằm thể chế hóa, hoàn thiện các quy định cho phù hợp với Hiến pháp 2013, Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, khắc phục những vướng mắc, bất cập từ thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự.

  1. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong lĩnh vực dân sự

a) Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Kế thừa Điều 25 BLTTDS 2004, Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự số 65/2011/QH12, Căn cứ Khoản 2, 3, 7, 8, 9, 14 Điều 26 BLTTDS 2015, ngoài các tranh chấp đã được đề cập tại BLTTDS sửa đổi 2011, BLTTDS 2015 quy định bổ sung các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:

Thứ nhất, tại Khoản 2 Điều 26 BLTTDS 2015 có bổ sung thêm tranh chấp về các quyền khác đối với tài sản. Đây là sự ghi nhận thêm về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyền khác đối với tài sản bên cạnh các tranh chấp về quyền sở hữu tài sản đã được ghi nhận tại Khoản 2 Điều 25 BLTTDS 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011. Sự bổ sung quy định này là dể phù hợp với quy định của BLDS 2015 có hiệu lực sắp tới về quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được quy định tại phần thứ hai của Bộ luật này. Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, có thể chia thành động sản và bất động sản. Bất động sản hoặc động sản có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Quyền tài sản là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. BLDS 2015 bổ sung quy định về các quyền khác đối với tài sản, theo đó, các quyền khác đó bao gồm: quyền đối với bất động sản liền kề; quyền hưởng dụng và quyền bề mặt. Như vậy, tranh chấp về tài sản liên quan đến tài sản tồn tại dưới các loại: tranh chấp về tài sản hiện có hoặc tranh chấp về tài sản hình thành trong tương lại (đó là tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản đang trong giai đoạn được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm,…); tranh chấp về quyền sở hữu tài sản ( tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà,..); hoặc có thể là tranh chấp về các quyền khác đối với tài sản (quyền đối với lối đi chung của các chủ sở hữu đối với bất động sản liền kề,…).

Việc ghi nhận bổ sung như trên là hoàn toàn phù hợp. Trước hết, nó phù hợp với quy định của quan hệ pháp luật nội dung là BLDS 2015 trong thời gian tới khi Bộ luật này có hiệu lực thi hành. Đảm bảo đủ cơ sở pháp lý để Tòa án thực hiện chức năng tư pháp của mình. Không để lọt cho các tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể mà không có cơ quan nào đứng ra xem xét, phân định, giải quyết.

Thứ hai, Khoản 3 BLTTDS 2015 bổ sung thêm tranh chấp về giao dịch dân sự. Theo đó, Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự. Cách hiểu về giao dịch dân sự và hợp đồng dân sự ở BLDS 2015 vẫn kế thừa BLDS 2005, theo đó: Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự; Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, cần phân biệt hợp đồng dân sự theo pháp luật dân sự quy định là hợp đồng dân sự theo nghĩa rộng (tức là gồm cả các hợp đồng dân sự trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại, lao động,…). Đối với hợp đồng dân sự theo quy định tại Khoản 3 Điều 26 này là các hợp đồng dân sự được hiểu theo nghĩa hẹp nhằm phân biệt với hợp đồng kinh doanh thương mại theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015. BLTTDS 2015 quy định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về giao dịch dân sự, tức là bao gồm cả các tranh chấp về hành vi pháp lý đơn phương. Tranh chấp về hợp đồng dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại Điều 26 này có thể là tranh chấp về hợp đồng vay tiền, mua bán tài sản, hợp đồng tặng cho,… Về hành vi pháp lý đơn phương hiện nay không được định nghĩa cụ thể trong luật. Dựa vào quy định về giao dịch dân sự trong BLDS 2005 cũng như quy định trong BLDS 2015 có thể hiểu hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch dân sự trong đó thể hiện ý chí của một bên chủ thể nhằm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Hành vi pháp lý đơn phương ví dụ như: lập di chúc, từ chối hưởng di sản thừa kế, hai cá nhân cùng hứa thưởng,… Vậy, hành vi pháp lý đơn phương có thể thể hiện ý chí của hai chủ thể. Do đó có thể xảy ra tranh chấp và Tòa án sẽ là cơ quan giải quyết tranh chấp này.

Dựa vào ý nghĩa nội hàm của giao dịch dân sự và hợp đồng dân sự của BLDS, có thể thấy rằng quy định này có thể đã gây nên sự trùng lặp vì theo cách hiểu trong pháp luật dân sự thì giao dịch dân sự đã bao gồm cả hợp đồng dân sự. Tuy nhiên, ở Khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015 này lại quy định có sự phân biệt tranh chấp về giao dịch dân sự và về hợp đồng dân sự. Nếu cơ quan có thẩm quyền không có văn bản hướng dẫn về vấn đề này, thì đây có thể coi là một lỗi trong kĩ thuật lập pháp của nước ta khi xây dựng quy định của pháp luật nước ta khi xây dựng quy định có sự chồng chéo nhau ngay tại một điều luật.

Thứ ba, Khoản 7 Điều 26 BLTTDS 2015 quy định về Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính. Đây là quan hệ tranh chấp được bổ sung đề phù hợp với quy định của Luật Cạnh tranh năm 2004 và thực tiễn giao lưu dân sự. Theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì biện pháp ngăn chặn hành chính có thể là: tạm giữ người, tạm giữ tang vật,… Khi chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính nếu trên không đúng, gây thiệt hại cho bên bị điều tra thì bên khiếu nại hoặc cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh phải có trách nhiệm bồi thường tùy vào từng trường hợp. Mức bồi thường do bên bị điều tra và bên khiếu nại hoặc cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh tự thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì bên bị điều tra có quyền khởi kiện tại TA để yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự. Người đề nghị và những người có liên quan đến việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng có trách nhiệm bồi hoàn khoản tiền mà cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh đã bồi thường cho bên bị điều tra.

Nhà làm luật bổ sung quy định trên đây, trước hết là đáp ứng yêu cầu thực tiễn giao lưu dân sự, phù hợp với quy định của Luật Cạnh tranh 2004. Bên cạnh đó là hoàn thiện hệ thống pháp luật hình thức, hợp thức trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của TA trong quy định của BLTTDS. Nhìn nhận khách quan, việc quy định bổ sung này là hoàn toàn hợp lý.

Thứ tư, trên cơ sở phù hợp với quy định của Luật Tài nguyên nước 2012, tại Khoản 8 Điều 26 BLTTDS 2015 đã bổ sung quy định Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước là một quan hệ pháp luật tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của TA. Xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước hiện hành được hiểu là hành vi của một chủ thể xả các chất thải vào các nguồn nước được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2012. Như vậy, tranh chấp phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng, xã thải vào nguồn nước có thể là tranh chấp về xác định ai có quyền sử dụng, khái thác sử dụng nguồn nước hoặc về bồi thường thiệt hại liên quan đến tài nguyên nước giữa các chủ thể như cá nhân, cơ quan, tổ chức và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sử dụng, quản lý tài nguyên nước, xả thải vào tài nguyên nước. Tuy nhiên, Căn cứ vào Điều 76 Luật Tài nguyên nước 2012, những tranh chấp do nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết là Ủy ban nhân dân, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tòa án. Vậy, những tranh chấp về khai thác, sử dụng tai nguyên nước, xả thải vào nguồn nước thuộc thẩm quyền giải quyết của TA theo quy định của Luật Tài nguyên nước 2012 đó là: Những tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước thuộc trường hợp không phải xin cấp giấy phép thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện mà các bên không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp của UBND cấp huyện. Những tranh chấp phát sinh trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của UBND cấp tỉnh; trường hợp các bên không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Toà án. Những tranh chấp phát sinh trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Tài nguyên và môi trường; trường hợp các bên không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì có quyền khởi kiện tại Toà. Yêu cầu về bồi thường thiệt hại liên quan đến giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước sẽ do Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Vậy, với việc quy định bổ sung thêm quan hệ tranh chấp hoàn toàn mới này vào BLTTDS 2015 so với BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011) trước đây đã góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về TTDS phù hợp hơn với các quy định trong Luật Tài nguyên nước 2012, đảm bảo việc quy định đầy đủ các căn cứ pháp lý, tạo điều kiện việc áp dụng pháp luật được hiệu quả, dễ dàng, thuận tiện.

Thứ năm, bên cạnh kế thừa quy định tại Khoản 7 Điều 25 BLTTDS 2004 sửa đổi 2011, Khoản 9 Điều 26 BLTTDS 2015 đã có sự sửa đổi bổ sung thêm tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng  là các quan hệ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của TA. Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 quy định chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất để trồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; nhận chuyện nhượng từ chủ rừng khác. Chủ rừng có quyền chung được pháp luật ghi nhận là quyền được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp đối với rừng được giao, được thuê. Tuy nhiên khi có tranh chấp xảy ra ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng, thì không phải tranh chấp nào cũng sẽ do TA giải quyết. Căn cứ Điều 84 Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 quy định “Các tranh chấp về quyền sử dụng rừng đối với các loại rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng do Toà án nhân dân giải quyết. Các tranh chấp về quyền sử dụng đất có rừng, đất trồng rừng được áp dụng theo quy định của pháp luật về đất đai”. Vậy, căn cứ vào đó, TA có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự liên quan đến quyền sử dụng rừng đối với các loại rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng. Quy định này giúp BLTTDS 2015 phù hợp với quy định trong các văn bản pháp luật nội dung, cụ thể ở đây là Luật bảo vệ và phát triển rừng. Đảm bảo đủ cơ sở pháp lý để việc áp dụng phát luật nội dung và hình thức có sự đồng nhất, góp phần giải quyết hiệu quả, chính xác các tranh chấp xảy ra khi TA thụ lý giải quyết.

b) Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của TA

Yêu cầu dân sự là việc giữa cá nhân, cơ quan tổ chức không có tranh chấp, mà chỉ có yêu cầu TA công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự. Khi người yêu cầu nộp đơn yêu cầu giải quyết yêu cầu dân sự thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 27 BLTTDS 2015 thì TA có trách nhiệm xem xét, thụ lý giải quyết theo quy định.

So với Điều 26 BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011), BLTTDS 2015 vẫn kế thừa nhưng có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn với thực tiễn và các quy định của quan hệ pháp luật nội dung, cụ thể:

Thứ nhất, tại Khoản 1 Điều 27 BLTTDS 2015 đã bổ sung thêm một nội dung về yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người thuộc đối tượng có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Đây là sự bổ sung phù hợp với quy phạm pháp luật dân sự được quy định trong BLDS 2015. Mặc dù, hiện này BLDS 2005 vẫn còn hiệu lực thi hành, nhưng thời gian tới BLDS 2015 sẽ có hiệu lực. Do vậy, mặc dù bây giờ BLTTDS 2015 được giải quyết trên cơ sở BLDS 2005, nhưng từ thời điểm 1/1/2017 BLDS 2015 có hiệu lực, thì BLTTDS 2015 cũng cần có sự phù hợp tương thích với văn bản pháp luật này. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo cách hiểu của BLDS 2015 là người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự. Theo đó, dựa trên yêu cầu của người đó, của những người có quyền lợi liên quan hoặc cơ quan, tổ chức và trên cơ sở giám định pháp y tâm thần chứng minh người đó thì TA sẽ ra quyết định tuyên bố người đó có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Tương tự, với trường hợp hủy bỏ khi có căn cứ họ không còn khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người có quyền yêu cầu yêu cầu TA hủy bỏ quyết định tuyên bố.

Thứ hai, bổ sung thêm yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án . Đây là một yêu cầu hoàn toàn mới trong BLTTDS 2015. Kết quả hòa giải thành vụ việc ngoài Tòa án là kết quả hòa giải thành vụ việc xảy ra giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền có nhiệm vụ hòa giải đã hòa giải thành theo quy định của pháp luật về hòa giải. Vậy, khi có tranh chấp dân sự xảy ra giữa cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể không thông qua việc khởi kiện mà thông qua việc hòa giải của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có nhiệm vụ hòa giải theo quy định của pháp luật hòa giải. Kết quả hòa giải có thể  là hòa giải thành hoặc hòa giải không thành. Khi hòa giải thành cơ quan, tổ chức cá nhân được yêu cầu TA công nhận kết quả hòa giải thành giữa các bên, để kết quả hòa giải này được mang tính pháp lý có tính bắt buộc thực hiện với các bên. TA căn cứ vào quy định tại Điều 417, Điều 418 BLTTDS 2015 ra quyết định công nhận hoặc không công nhận đối với quyết định hòa giải ngoài TA.

Quy định này tạo điều kiện thuận lợi giúp TA giảm tải số lượng vụ án phải giải quyết, tiết kiệm chi phí, tiền bạc cho các bên tranh chấp và cho Nhà nước trong việc giải quyết tranh chấp, đảm bảo thông tin,bí mật và tình cảm giữa các bên. Vậy, quy định này phù hợp với thực tiễn giải quyết hiện nay, khi nhiều trường hợp các bên có thể thông qua việc hòa giải do một cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ khác đứng ra hòa giải cũng đạt được kết qua như mong muốn của các bên mà không phải thông qua TA tốn kém thời gian và chi phí. Bên cạnh đó, có những trường hợp, các bên tranh chấp thông qua hòa giải có thể bảo mật thông tin cá nhân hơn so với việc TA giải quyết. Do đó, bổ sung quy định này là hòa toàn hợp lý.

Thứ ba, bổ sung quy định TA có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định về thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam tại Điểm đ Khoản 2 Điều 470 BLTTDS 2015. Đây là quy định hoàn toàn mới so với BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011). Sự bổ sung này là để phù hợp với những quy định của BLDS 2015 về nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự liên quan đến những trường hợp xác định quyền sở hữu đối với tài sản trong điều kiện không xác định được chủ sở hữu của tài sản đó. Với quy định này, chủ thể chiếm hữu hay được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật có cơ hội được Nhà nước Việt Nam công nhận quyền sở hữu bằng một quyết định có hiệu lực của Tòa án. Tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó. Chủ sở hữu từ bỏ quyền tài sản được thể hiện qua việc chủ sở hữu tự chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình việc mình từ bỏ quyền sở hữu với tài sản đó. Khi có căn cứ cho rằng, tài sản mình đang quản lí là vô chủ, người đang quản lý tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy,.. thì người đó có quyền yêu cầu TA tuyên bố tài sản ấy là vô chủ. Căn cứ vào quy định cuat BLDS 2015, TA thụ lý và ra quyết định công nhận quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ.

  1. Thẩm quyền giải quyết theo loại việc của TA trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình

a) Những tranh chấp về HNGĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của TA

So với quy định tại Điều 27 BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011) về tranh chấp về HNGĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của TA Điều 28 BLTTDS 2015 đã bổ sung các quan hệ tranh chấp về: chia tài sản sau khi ly hôn; về sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật và sửa đổi quy định về các tranh chấp khác về HNGĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của TA.

Thứ nhất, về việc bổ sung tranh chấp về chia tài sản sau khi ly hôn. Liên quan đến vấn đề tài sản sau khi ly hôn, thực tế có những trường hợp sau khi có bản án giải quyết ly hôn đã có hiệu lực của TA, các bên mới phát sinh tranh chấp về tài sản và yêu cầu TA giải quyết dù trước đó các bên đã tự thỏa thuận, không yêu cầu TA giải quyết. Điều này xảy ra ngày càng nhiều trên thực tế và đây chính là tranh chấp về tài sản sau khi ly hôn được BLTTDS 2015 quy định thuộc thẩm quyền giải quyết của TA. Trước đây, BLTTDS 2004 sửa đổi 2011 chỉ quy định dạng tranh chấp về chia tài sản khi ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của TA, nên khi dạng tranh chấp về tài sản sau ly hôn phát sinh, các TA thường thụ lý vào nhóm quan hệ tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, trong khi bản chất của các loại tranh chấp này phát sinh từ lĩnh vực HNGĐ. Bởi vậy, việc bổ sung tranh chấp chia tài sản sau khi ly hôn giúp cho quy định BLTTDS 2015 là phù hợp với thực tế, khắc phục được những hạn chế thiếu xót, bất cập qua thực tiễn thi hành BLTTDS 2004 sửa đổi 2011.

Thứ hai, bổ sung thêm tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Lần đầu tiên trong lịch sử, pháp luật HNGĐ Việt Nam đã ghi nhân quyền được sinh con bằng kĩ thuật sinh sản, được nhờ người khác mang thai hộ vì mục đích nhân đạo của những cặp vợ chồng gặp vấn đề về sức khỏe không có khả năng có con theo ý nguyện. Cùng với sự ghi nhận này, thì ắt hẳn sẽ có những tranh chấp mới phát sinh. Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kĩ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.Mang thai hộ có hai hình thức, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, tuy nhiên hiện nay pháp luật chỉ thừa nhận và điều chỉnh việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và quy định cho TA có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hình thức này. Việc sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hiện nay trên thực tế có thể xảy ra những tình huống tranh chấp khi thực hiện mang thai hộ bằng biện pháp thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm như: người mang thai hộ không giao con cho bố mẹ, hoặc bố mẹ không nhận con khi con được sinh ra, hay ban đầu vì mục đích nhân đạo nhưng sau đó lại đòi tiền công hoặc lợi ích vật chất từ người nhờ mang thai hộ,…. Vậy để phù hợp với quy định mới của pháp luật HNGĐ, cũng đảm bảo thực hiện chức năng bảo vệc công lý của TA, BLTTDS 2015 đã bổ sung quy định cho TA có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp liên quan đến sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Đây là sự bổ sung hợp lý của BLTTDS 2015.

Thứ ba, về thẩm quyền giải quyết tranh chấp HNGĐ của TA, BLTTDS 2015 cũng đã bổ sung thêm tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật. Cũng là tranh chấp về nuôi con và chia tài sản chung, nhưng khác với Khoản 1 của Điều 28 BLTTDS 2015 đối với quan hệ hôn nhân hợp pháp, ở tranh chấp này, nhà làm luật xét đến quan hệ hôn nhân của hai bên tranh chấp không được pháp luật thừa nhận, bảo vệ. Nam, nữ đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật HNGĐ sống chung với nhau như vợ, chồng mà không đăng kí kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng. Nam, nữ sống chung với nhau như vợ, chồng, có đăng kí kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn, theo yêu cầu bị TA ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật. Hai trường hợp này đều không phát sinh quan hệ vợ chồng, do đó những tranh chấp về quyền nuôi con khi không cùng sống chung, hoặc việc chia tài sản khi không còn sống chung là những tranh chấp xảy ra phổ biến. Việc giải quyết những tranh chấp này được các nhà làm luật trao cho TA là phù hợp với những quy định của pháp luật HNGĐ và thực tiễn xã hội hiện nay.

b) Những yêu cầu về HNGĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của TA

Cùng quy định các loại việc HNGĐ thuộc thẩm quyền của TA, so với Điều 28 BLTTDS 2004 sửa đổi 2011, Điều 29 BLTTDS 2015 đã có sự điều chỉnh và thay đổi như sau:

Thứ nhất, chỉnh sửa, bổ sung về yêu cầu công nhận thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Theo BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011), người yêu cầu chỉ có quyền yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha mẹ. BLTTDS 2015, TA được quyền công nhận thêm các thỏa thuận của các chủ thể khác có liên quan ( cơ quan, tổ chức, cá nhân) về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Vậy, để đảm bảo quyền của con cái được chăm lo, nuôi dưỡng, bảo vệ và phát triển lành mạnh sau khi ly hôn, cha, mẹ hay các chủ thể khác có thể thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con. TA có trách nhiệm xem xét, công nhận sự thỏa thuận này. Việc bổ sung này là phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng quyền được nhận những chăm sóc, giáo dục tốt nhất đối với con cái khi quan hệ hôn nhân không còn.

Thứ hai, chỉnh sửa, bổ sung quy định tại Khoản 9 Điều 29 BLTTDS 2015 so với BLTTDS 2004 sửa đổi 2011 như sau: Ngoài bản án, quyết định HNGĐ của Tòa án nước ngoài thì quyết định của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài cũng được TA công nhận cho thi hành hoặc không công nhận khi không có yêu cầu thi hành ở Việt Nam nếu đương sự có yêu cầu. Quy định này đã mở rộng đối tượng mà TA có thẩm quyền công nhân cho thi hành hoặc không công nhận với những bản án, quyết định không do TA hay cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết. Việc quy định này là phù hợp với yêu cầu thực tế đối với những tranh chấp xảy ra ở nước ngoài có thể là do TA nước ngoài hay cơ quan khác có thẩm quyền ở nước ngoài giải quyết thì khi về Việt Nam nó đều được TA Việt Nam xem xét công nhận cho thi hành hoặc không công nhận khi không có yêu cầu thi hành ở Việt Nam nếu có yêu cầu.

Thứ ba, bổ sung thêm loại yêu cầu mà TA có thẩm quyền giải quyết ở các Khoản 6,7,8,10 Điều 29 BLTTDS 2015. Đó là các yêu cầu mới được pháp luật nội dung quy định và phù hợp với thực tế đang xảy ra hiện nay:

Một là, yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật HNGĐ. Bên cạnh việc quy định TA có thẩm quyề giải quyết các tranh chấp về mang thai hộ thì những yêu cầu liên quan đến vấn đề này cũng thuộc thẩm quyền giải quyết của TA. Những yêu cầu liên quan đến mang thai hộ có thể là: yêu cầu công nhận thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa hai bên, công nhận cha mẹ cho con khi thực hiện mang thai bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản,… Đưa loại việc này vào danh mục những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của TA trong BLTTDS 2015 đã thể hiện được sự tương thích phù hợp với các quy định của của Luật HNGĐ 2014, dự liệu được trước những yêu cầu có thể phát sinh liên quan đến việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đã được pháp luật HNGĐ thừa nhận.

Hai là, Yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án. Luật HNGĐ 2014 cho phép vợ chồng trong quan hệ hôn nhân hợp pháp được quyền thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân đồng thời cũng tôn trọng sự thỏa thuận của họ khi họ muốn “trở lại” với chế độ tài sản chung sau khoảng thời gian việc chia tài sản chung đã được công nhận bằng một bản án, quyết định của TA đã có hiệu lực pháp luật. Việc quy định cho TA có thẩm quyền giải quyết yêu cầu này là hợp lý, phù hợp với pháp luật HNGĐ, đảm bảo tôn trọng sự thỏa thuận của các bên vợ chồng và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên. Bản án, quyết định của TA về chia tài sản chung đã được thực hiện, do vậy, để đảm bảo việc chấm dứt hiệu lực của nó thì cần một quyết định có giá trị pháp lý tương đương của TA về vấn đề này, do đó. TA là cơ quan giải quyết việc dân sự này là hoàn toàn hợp lý và phù hợp.

Ba là, Yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Việc công nhận chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận là một điểm tiến bộ của Luật HNGĐ 2014. Để thỏa thuận này có hiệu lực thì cần phải đáp ứng những điều kiện có hiệu lực của mộ giao dịch dân sự theo quy định pháp luật dân sự và các nội dung có liên quan được pháp luật HNGĐ điều chỉnh. Tuy nhiên, trên thực tế thỏa thuận có thể vi phạm quy định về hình thức, hoặc ý chí tự nguyện của các bên tham gia thỏa thuận, ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ ba,… Do đó, để bảo vệ lợi ích của những người có liên quan, phù hợp với quy định của pháp luật nội dung, TA có thẩm quyền giải quyết loại việc này. Việc quy định như vậy là hợp lý phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của TA.

Bốn là, Yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Yêu cầu xác định cha, mẹ, cho con ở đây là yêu cầu dân sự trên cơ sở quan hệ huyết thống, không có tranh chấp xảy ra. Nội dung này không được quy định trong BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011) nhưng đã được bổ sung trong BLTTDS 2015, tạo cơ hội cho các đương sự có thêm một giải pháp khác để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Sự điều chỉnh bổ sung này xuất phát từ quy định mới trong Luật HNGĐ 2014 về mang thai hộ và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản,… cũng như thực tế đời sống liên quan đến vấn đề này đặt ra. Do đó. Việc quy định thêm trường hợp thẩm quyền giải quyết của TA cũng là hợp lý.

  1. Thẩm quyền giải quyết theo loại việc của TA trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại

a) Những tranh chấp về KDTM thuộc thẩm quyền giải quyết của TA

Về cơ bản, BLTTDS 2015 kế thừa các quy định của BLTTDS 2004 sửa đổi 2011khi xác định 4 loại quan hệ tranh chấp trong lĩnh vực KDTM thuộc thẩm quyền giải quyết của TA. Bên cạnh đó, BLTTDS 2015 đã có sự điều chỉnh để phù hợp hơn với bản chất quan hệ KDTM và thực tiễn  ngày càng phát triển các tranh chấp KDTM về cả số lượng và độ phức tạp trong bố cảnh toàn cầu kinh tế hiện nay.

Thứ nhấtKhoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015: Khi xác định các tranh chấp KDTM thuộc thẩm quyền giải quyết của TA, Khoản 1 Điều 29 BLTTDS 2004 sửa đổi 2011 đã liệt kê 14 hoạt động của các bên tham gia là cá nhân, tổ chức đăng kí kinh doanh và đều vì mục đích lợi nhuận. Quy định này của BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011) vừa mang tính định tính, vừa mang tính định lượng dẫn đến việc quy định vừa thừa, vừa thiếu. Với quy định như thế, nếu muốn phù hợp với thực tiễn thì nhà làm luật phải luôn bổ sung các lĩnh vực tranh chấp mới. Ngược lại, Khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015 đã kế thừa những quy định mang tính định tính khi xác định các điều kiện để xác định một tranh chấp trong lĩnh vực KDTM thuộc thẩm quyền giải quyết của TA đó là Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Đồng thời đã loại bỏ các hạn chế về việc liệt kê các loại tranh chấp trong hoạt động KD. Việc bổ sung này thể hiện tư duy tiến bộ của các nhà làm luật, giúp quy định này phù hợp hơn, tăng thêm tuổi thọ và mang tính phổ quát cao.

Thứ hai là quy định bổ sung thẩm quyền của TA trong vệc giải quyết Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty. Thông thường, người được xem là thành viên của công ty phải có quyền sở hữu đối với phần vốn góp được ghi trong điều lệ của công ty. Để có quyền sở hữu thì người đó với công ty hoặc thành viên khác trong công ty phải phát sinh giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các bên chỉ mới giao kết giao dịch chuyển nhượng mà chưa thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận làm phát sinh những tranh chấp. Tranh chấp này có thể là về quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc yêu cầu chấm dứt hợp đồng góp vốn và bồ thường thiệt hại phát sinh,… những tranh chấp này sẽ do TA có thẩm quyền giải quyết. Việc bổ sung tranh chấp này giúp quy định thêm đầy đủ và phù hợp với thực tiễn ngày càng phát trển trong quan hệ kinh doanh hiện nay và trong tương lai.

Thứ ba, ở Khoản 4 Điều 30 BLTTDS 2015, so với quy định tại Khoản 3 Điều 29 BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011), BLTTDS 2015 có sự bổ sung thêm một quan hệ tranh chấp mới thuộc thẩm quyền giải quyết của TA là “tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần”. Quy định này là phù hợp và thống nhất với Luật Doanh nghiệp 2014, đó là thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch HĐTV, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và cán bộ quản lý của công ty; Cổ đông, nhóm cổ đông có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khời kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Tuy nhiên, không phải tất cả cổ đông, nhóm cố đông điều có quyền khởi kiện mà chỉ có cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong 6 tháng mới được pháp luật trao quyền và chỉ khi thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty vi phạm một trong những nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 161 Luật Doanh nghiệp 2014 thì TA mới có căn cứ thụ lý giải quyết.

b) Những yêu cầu về KDTM thuộc thẩm quyền giải quyết của TA

Với lần sửa đổi này của BLTTDS 2015, các yêu cầu KDTM thuộc thẩm quyền của TA đã mở rộng thêm hai yêu cầu mới bên cạnh những yêu cầu đã được quy định tại Điều 30 BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011).

Thứ nhất, tại Khoản 1 Điều 31 BLTTDS 2015 về Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Quyền yêu cầu hủy quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong một số trường hợp nhất định là một quyền quan trọng giúp bảo vệ quyền lợi của cổ đông nói chung và cổ đông thiểu số nói riêng vì không phải mọi quyết định của Đại hội đồng cổ đông cũng đúng quy định pháp luật và điều lệ của công ty hay đảm bảo quyền lợi cho tất cả các cổ động trong công ty. Tuy nhiên TA cần lưu ý một số vấn đề khi tiếp nhận cũng như giải quyết yêu cầu này, đó là: Về thời hiệu yêu cầu hủy bỏ quyết định là trong thời hạn 90 ngày kể tự ngày nhận được biên bản hợp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ đông nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên. Về chủ thể có yêu cầu là cổ động hoặc nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 10% cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng hoặc một tỉ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty. Nội dung vi phạm pháp luật khi ban hành quyết định của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của HĐTV: về trình tự thủ tục triệu taaoj họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông không thực hiện đúng quy định tại Khoản 2 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2014, nội dung vi phạm quy định pháp luật hoặc Điều lệ công ty. Và đơn yêu cầu phải đáp ứng đươc một số nội dung theo quy định của pháp luật. Như vậy, những yêu cầu đáp ứng những điều kiện trên sẽ do TA xem xét, ra quyết định.

Quy định mở rộng này đảm bảo sự tương thích của BLTTDS 2015 với Luật Doanh nghiệp 2014, phù hợp với thực tiễn, bảo đảm bảo vệ quyền và lợi ích cho những cổ đông, nhóm cổ đông đông yếu thế trong quan hệ pháp luật này.

Thứ hai, mở rộng thêm Yêu cầu bắt giữ tàu bay, tàu biển theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng Việt Nam, về hàng hải Việt Nam, trừ trường hợp bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án. Yêu cầu bắt giữ tàu bay, tàu biển trên thực chất là yêu cầu Tòa án áo dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo giải quyết vụ án của đương sự. Đương sự yêu cầu bắt giữ tàu biển là để đảm bảo giải quyết khiếu nại, thi hành án dân sự, thực hiện ủy thác tư pháp của TP nước ngoài. Khi có yêu cầu, TA cấp tỉnh nơi có cảng biển, cảng thủy nội địa mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp có nhiều bến cảng thuộc địa phận các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau thì TA tỉnh nơi có bến cảng mà tàu bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó. Để đảm bảo lợi ích của chủ nợ, chủ sở hữu, người thứ ba ở mặt đất bị thiệt hại hoặc người có quyền, lợi ích đối với tài bay hoặc để thi hành án dấn sự theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng Việt Nam, cơ quan, tổ chức cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bắt giữ tàu bay tại cảng biển hàng không.

  1. Thẩm quyền giải quyết theo loại việc của Tòa án trong lĩnh vực lao động

a) Những tranh chấp về LĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của TA

So với quy định của BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011) thì những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của TA được quy định theo hướng mở rộng hơn. TA không chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp LĐ ( bao gồm tranh chấp LĐ cá nhân, tranh chấp LĐ tập thể về quyền) mà còn có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến lao động, tranh chấp về đình công bất hợp pháp và các tranh chấp khác về lao động. Có thể thấy, hầu hết các tranh chấp LĐ đều thuộc thẩm quyền của TA. Cụ thể, bên cạnh những tranh chấp được giữ nguyên hoặc kế thừa có sửa đổi phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật nội dung hiện nay từ quy định của BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011), BLTTDS 2015 có mở rộng thêm tranh chấp như sau:

Thứ nhất, mở rộng thẩm quyền của TA giải quyết các tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm: tranh chấp về học nghề, tập nghề; về cho thuê lại lao động; về quyền công đoàn, kinh phí công đoàn; và về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Những tranh chấp này không phải tranh chấp LĐ vì không phát sinh giữa các chủ thể của quan hệ LĐ, về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong quan hệ LĐ, nhưng những tranh chấp này thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật lao động. Khác với tranh chấp LĐ, các tranh chấp này không phải thông qua thủ tục tiền tố tụng trước khi yêu cầu TA giải quyết. Đây là quy định mới hoàn toàn so với BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011) của BLTTDS 2015. Thực tế cho thấy, đó là những tranh chấp đang xảy ra rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày, tuy nhiện lại không quy định rõ cơ quan nào có thẩm quyền sẽ đứng ra giải quyết những vụ việc có liên quan nêu trên. Việc quy định bổ sung này, giúp cho pháp luật đầy đủ, hoàn thiện hơn, không bỏ xót những trường hợp xảy ra trên thực tế.

Thứ hai, bổ dung thêm tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp. Đình công là quyền của tập thể lao động. Tuy nhiên, trường hợp đình công bất hợp pháp theo quy định tại Điều 215 BLLĐ 2012 mà gây thiệt hại cho người sử dụng lao động, thì tổ chức công đoàn lãnh đạo đình công phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Nếu người sử dụng lao động và tổ chức công đoàn lãnh đạo cuộc đình không không thống nhất được trách nhiệm bồi thường khi có thiệt hại xảy ra do đình công bất hợp pháp thì một trong hai bên có quyền yêu cầu TA giải quyết. Đây là quy định hoàn toàn mới của BLTTDS 2015 so với BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011), theo đó, trước đây, những tranh chấp có liên quan đến việc đình công được áp dụng theo quy định của BLLĐ 2012, thì Tòa án nhân dân không có thẩm quyền trong việc giải quyết, xử lý việc đình công. Tuy nhiên, sau mỗi cuộc đình công bất hợp pháp, vấn đề thiệt hại là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi, do đó, việc nhà làm luật quy định thêm việc Tòa án giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại là hợp lý đảm bảo cho những thiệt hại xảy ra từ việc đình công bất hợp pháp sẽ được giải quyết hợp lý và đúng pháp luật.

b) Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của TA

So với quy định của BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011), phạm vi những yêu cầu về LĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của TA tại Điều 33 BLTTDS 2015 được quy định theo hướng mở rộng hơn. Trong các yêu cầu về LĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của TA thì yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định LĐ của TA nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của TA nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam ở khoản 3; Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết lao động của Trọng tài nước ngoài ở khoản 4 là những yêu cầu đã quy định trong BLTTDS 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011). Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu; yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công là những yêu cầu mới được bổ sung trong BLTTDS 2015.

Thứ nhất, về Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu. Yêu cầu này được hiểu là việc người LĐ, tập thể LĐ, người sử dụng LĐ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có đơn yêu cầu TA tuyên bố hợp đồng LĐ, thỏa ước LĐ tập thể vô hiệu. Sở dĩ BLTTDS 2015 bổ sung yêu cầu này vào nhóm yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của TA vì: trước thời điểm BLLĐ 2012 được ban hành, thẩm quyền tuyên bố hợp đồng LĐ vô hiệu thuộc về thanh tra lao động, thẩm quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu thuộc về cơ quan lao động cấp tỉnh. Đến khi BLLĐ 2012 được ban hành, thẩm quyền tuyên bố hợp đồng LĐ vô hiệu, thỏa ước LĐ tập thể vô hiệu thuộc về Thanh tra lao động và TA , riêng tuyên bố thỏa ước LĐ tập thể vô hiệu chỉ thuộc về TA. Tuy nhiên, thời điểm BLLĐ 2012 ra đời thì Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS đã có hiệu lực pháp luật. Đến này, khi BLTTDS 2015 ra đời và có hiệu lực, căn cứ Khoản 1 Điều 516 thì thẩm quyền tuyên bố hợp đồng LĐ, thỏa ước LĐ tập thể vô hiệu chỉ thuộc về TA, thẩm quyền của Thanh tra lao động bị bãi bỏ.

Thứ hai, về yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Đây cũng là yêu cầu mới được bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của TA. Yêu cầu này có thể được hiểu là việc tổ chức đại diện tập thể LĐ, người sử dụng LĐ có đơn yêu cầu TA xét tính hợp pháp của cuộc đình công khi cuộc đình công đang diễn ra hoặc sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày cuộc đình công chấm dứt. Mặc dù đây là yêu cầu mới nhưng không phải đến khi BLTTDS 2015 có hiệu lực thì TA mới có quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Mà TA được trao cho quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công kể từ ngày 1/7/2007- ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ 1994 có hiệu lực. Tuy nhiên, trình tự, thủ tục xét tính hợp pháp của cuộc đình công được quy định trong luật nội dung, hiện nay là BLLĐ 2012, ngoại trừ một số quy định liên quan đến thủ tục gửi đơn yêu cầu xem xét tới TA., việc thay đổi Thẩm phán của Hội đồng xét xử xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công được quy định trong BLTTDS. BLTTDS 2015 đã bổ sung các quy định về thẩm quyền giải quyết, trình tự thủ tục xét tính hợp pháp của cuộc đình công, đảm bảo việc áp dụng chung, thống nhất trong một văn bản. Cùng với đó là quy định về trình tự, thủ tục này trong BLLĐ 2012 sẽ hết hiệu lực.

Vậy, bên cạnh kế thừa, quy định mở rộng thêm các yêu cầu mới và việc sửa đổi trường hợp loại trừ đối với các yêu cầu khác, có thể thấy, thẩm quyền giải quyết yêu cầu lao động của TA đã được mở rộng tối đa, hầu hết các yêu cầu đều thuộc thẩm quyền giải quyết của TA. Việc mở rộng này là hoàn toàn phù hợp với chứng năng của TA và các nguyên tắc cơ bản trong TTDS, đồng thời đáp ứng tình hình thực tiễn các yêu cầu xảy ra trên thực tế.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Các quy định về hình thức của hợp đồng và hợp đồng dân sự vô hiệu về hình thức theo Bộ luật Dân sự năm 2005

Theo quy định tại Điều 388 Bộ luật Dân sự 2005 về Hợp đồng dân sự, khái niệm hợp đồng dân sự được trình bày như sau: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”. Hợp đồng dân sự là một dạng của Giao dịch dân sự. Như vậy, để tuân thủ điều kiện có hiệu lực thì hợp đồng dân sự cũng phải có đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, các điều kiện này được quy định tại Điều 122 của Bộ luật như sau:

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

2.Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.

Như vậy, nhìn vào quy định trên có thể thấy, trong trường hợp pháp luật có quy định thì hình thức của giao dịch dân sự cũng là một trong những điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung hay hợp đồng dân sự nói chung. Quy định về hình thức giao dịch dân sự, được quy định tại Điều 124: “1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản.

2.Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Hay cụ thể hơn, hình thức của hợp đồng dân sự được nhà làm luật quy định cụ thể tại Điều 401 của Bộ luật như sau: “1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

2.Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Theo như quy định trên, giao dịch dân sự nói chung hay hợp đồng dân sự có thể được giao kết thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng một hành vi cụ thể, việc thể hiện dưới hình thức nào do các bên tham gia hợp đồng dân sự thỏa thuận với nhau, trừ trường hợp pháp luật có quy định, thì việc thể hiện ý chí, thỏa thuận của các bên bắt buộc phải được ghi nhận sước hình thức đó, nếu trái quy định thì hiệu lực của hợp đồng sẽ không được pháp luật thừa nhân cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia. Bên cạnh việc quy định hợp đồng thể hiện dưới hình thức nào, thì nhầ làm luật còn quy định về việc trong một số hợp đồng, thì bên cạnh hình thức (thường là văn bản) thì hợp đồng đó phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký và xin phép thì bắt buộc các bên giao kết hợp đồng phải thực hiện theo, nếu không tuân thủ thì hợp đồng đó sẽ bị vô hiệu

Bộ luật Dân sự 2005 quy định về hợp đồng vô hiệu như sau: “1. Các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 127 đến Điều 138 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.” Trong đó, Điều 127 có quy định: “Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu.” Như đã phân tích ở trên về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, thì hình thức cũng là một điều kiện để giao dịch dân sự hay hợp đồng dân sự có hiệu lực nếu có quy định của pháp luật về hình thức, như vậy nếu không đáp ứng được điều kiện đó, thì hợp đồng dân sự sẽ vô hiệu và phải chịu những hậu quả pháp lý đối với hợp đồng dân sự vô hiệu. Hậu quả pháp lý đã được quy định cụ thể tại Điều 137 Bộ luật Dân sự 2005: “1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

Khi một giao dịch dân sự hay hợp đồng dân sự vô hiệu, căn cứ vào quy định ở trên, thì coi như không làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên tại thời điểm xác lập. Điều này có nghĩa là, khi hợp đồng dân sự vô hiệu thì các bên quy trở về như thời điểm ban đầu khi chưa có hợp đồng dân sự, quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên không phát sinh, thay đổi hay chấm dứt như đã thỏa thuận trong hợp đồng dân sự. Cũng do vậy, mà khi hợp đồng dân sự bị tuyên vô hiệu, thì các bên quay lại trạng thái ban đầu , trả lại cho nhau những gì đã nhận, đã thực hiện theo thỏa thuận mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu vì lý do gì mà không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả thay thế bằng một khoản tiền hợp lý, tương xứng với vật phải hoàn trả. Với những hoa lợi, lợi tức phát sinh khi đã thực hiện hợp đồng đó, thì sẽ bị tịch thu, vì hợp đồng này, thực tế khi thực hiện không có hiệu lực pháp luật, không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, do đó những hoa lợi, lợi tức được sinh ra sẽ bị tịch thu. Nếu việc thực hiện hợp đồng bị vô hiệu đó, mà người thực hiện hợp đồng gây thiệt hại thì phải bồ thường cho phía bên kia.

2. So sánh giữa các quy định về hình thức của hợp đồng và hợp đồng vô hiệu về hình thức của Bộ luật Dân sự 2005 và Bộ luật Dân sự 2015

Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức của giao dịch dân sự tại Điều 119 như sau: “1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Bộ luật Dân sự 2015 đã bỏ quy định về hình thức của hợp đồng dân sự so với Bộ luật Dân sự năm 2005. Về cơ bản, đây là một sửa đổi hợp lý, bởi hợp đồng dân sự là một kiểu của giao dịch dân sự, do đó, chỉ cần áp dụng quy định của giao dịch dân sự, thì việc thực hiện, giao kết các hợp đồng vẫn diễn ra bình thường. Xem xét quy định trên, cũng thấy được điểm khác biệt của Bộ luật Dân sự 2015. Mặc dù về cơ bản, bộ luật mới đã kế thừa và phát huy những quy định cũ hợp lý là quy định về hình thức vào gốm lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể, bên cạnh đó, Bộ luật mới đã bổ sung quy định về hình thức giao kết bằng văn bản. Đó là sự thừa nhận của pháp luật về hình thức giao dịch thông qua thư điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

Về hiệu lực của hợp đồng dân sự, trước hết là của giao dịch dân sự, Điều 117 BLDS 2015 quy định: “1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2.Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.” Về cơ bản quy định này vẫn giống quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành, hình thức cũng là một điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nếu được pháp luật quy định. Như vậy, với hợp đồng dân sự thì hình thức cũng được thực hiện như đối với giao dịch dân sự, và việc vô hiệu hợp đồng có thể xảy ra nếu các bên vi phạm quy định về hình thức do pháp luật quy định.

Một điểm đáng nói của Bộ luật dân sự 2015 là bên cạnh các trường hợp giao dich dân sự vô hiệu mà Bộ luật hiện hành đang quy định, Bộ luật mới đã có riêng một điều khoản quy định về việc vô hiệu của giao dịch hay hợp đồng do thực hiện không đúng, không tuân thủ các quy định của pháp luật về hình thức. Trường hợp hợp giao dịch dân sự hay đồng dân sự vô hiệu về hình thức được quy định tại Điều 129 BLDS 2015:

Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

1.Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

2.Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Theo như quy định trên đây, việc giao kết thực hiện sai quy định về hình thức không còn bị vô hiệu hoàn toàn so với quy định tại Bộ luật hiện hành nữa. BLDS năm 2015 vẫn ghi nhận hình thức là một điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo tinh thần của BLDS năm 2005. Tuy nhiên, khi các bên giao dịch đã đáp ứng những điều kiện nhất định do luật dự liệu (một bên hoặc các bên đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trong giao dịch) thì giao dịch dù có vi phạm về hình thức vẫn được Tòa án công nhận hiệu lực pháp lý, làm cơ sở để phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên.

    Quy định này là một sự thay đổi linh hoạt về tiêu chí đánh giá hiệu lực pháp lý giao dịch dân sự so với BLDS năm 2005. BLDS năm 2015 đã giải thoát điều kiện tuân thủ về hình thức trong mọi trường hợp của BLDS năm 2005 để bảo vệ đến cùng quyền và lợi ích hợp pháp người tham gia giao dịch có ý chí tự nguyện thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trong giao dịch. Đây là một giải pháp nhằm hạn chế cơ hội việc một bên không tự nguyện tham gia giao dịch hay kí kết hợp đồng dân sự, lại viện dẫn lý do vi phạm về hình thức của giao dịch để hủy toàn bộ giao dịch khi giá trị của đối tượng hợp đồng biến động có lợi hơn cho bên không thiện chí tham gia.[1]

II. XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRÊN CƠ SỞ SO SÁNH QUY ĐỊNH GIỮA BLDS NĂM 2005 VÀ BLDS NĂM 2015

1. Tình huống

Bà A có một mảnh đất 200 m2 và ngồi nhà một tầng trên đất đó sinh sống với một người con nuôi là C ( bà A nhận nuôi C đến năm 18 tuổi giúp bố mẹ C). Tháng 10/2014, bà A dự định sang Mỹ định cư với D – con gái bà A lấy chồng bên Mỹ , khi đó C 16 tuổi. Trước khi đi, bà A trao đổi với B là cháu họ của mình rằng, nếu B đồng nuôi C đến khi 18 tuổi như lời hứa của bà với bố mẹ C, thì bà sẽ cho B mảnh đất và ngôi nhà của mình như đã kể trên, và B đồng ý. Ngày 22/10/2014, Bà A và B viết giấy tặng cho tài sản trong đó ghi rõ bà A tặng cho B mảnh đất đó với điều kiện B phải nuôi dưỡng, chăm sóc cho C đến khi C đủ 18 tuổi, hai bên ký và điểm chỉ vào giấy tờ đó. Bà A giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho anh B giữ. Xong xuôi, bà sang Mỹ sinh sống với con gái. B chuyển về sống trong ngôi nhà và cũng nuôi dưỡng chăm sóc C nhưng không đi chuyển quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sang tên mình. Tháng 1/2015, B đã sửa sang cho ngôi nhà khang trang hơn. Đến tháng 1 năm 2016, do con gái ly hôn, bà cùng con gái mình trở về Việt Nam. Con gái bà A tìm hiểu, thì được biết hợp đồng tặng cho nhà ở phải công chứng, chứng thực, mà trước đây bà A chỉ ký tên điểm chỉ vào hợp đồng cho đất, do đó đã xúi bà A đi đòi lại đất và nhà đã cho B. Bà A đến gặp B và đòi lại mảnh đất và nhà ở đã cho B và nói sẽ trả lại B khoản tiền nuôi dưỡng C và sửa sang ngôi nhà. Anh B không đồng ý, lúc này anh B mới lên Ủy ban nhân dân huyện để làm thủ tục sang tên, thì cán bộ không sang tên cho B với lý do hợp đồng tặng cho của anh với bà A bị vô hiệu do chưa đi công chứng, chứng thực. Tháng 3 năm 2016, Bà A yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng giữa bà và anh B nêu trên vô hiệu.

2. Giải quyết tình huống trên cơ sở so sánh quy định giữa quy định của BLDS 2005 và BLDS 2015

Trước hết, với tình huống trên, ta cần xem xét đến điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Theo quy định tại Điều 467 Bộ luật dân sự 2005 như sau:

1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.

2.Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

Căn cứ vào quy định trên, có quy định về hình thức của hợp đồng tặng cho bất động sản là phải công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký. Đối với bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu thì phải đăng kí quyền sở hữu thì hợp đồng mới có hiệu lực pháp luật kể từ đó. Xét tình huống này, hợp đồng được giao kết là tặng cho bất động sản có điều kiện, bất động sản ở đây là quyền sử dụng đất và nhà ở trên đó. Theo quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở 2014 có quy định như sau:

1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.

2.Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.

3.Văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.

4.Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.

Mà theo quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự cũng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tại Khoản 2 Điều 122 BLDS 2005: “2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.

Như vậy, căn cứ vào các quy định ở trên, xét với tình huống này, khi giao kết hợp đồng tặng cho bên cạnh việc lập thành văn bản, các bên phải công chứng, chứng thực hợp đồng đó, và đối với loại tài sản được giao kết trong hợp đồng, thì theo pháp luật hiện hành tài sản đó phải được đăng ký quyền sở hữu thì hiệu lực của hợp đồng mới phát sinh, quyền và nghĩa vụ của các bên khi xảy ra tranh chấp tới hợp đồng sẽ được pháp luật bảo vệ.

Theo quy định tại Điều 127 BLDS 2005: “Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu.” Như vậy, trong tình huống này, hợp đồng tặng cho của bà A và B không đáp ứng được yêu cầu có hiệu lực của Hợp đồng tặng cho Bất động sản mà pháp luật yêu cầu, do đó, theo quy định thì hợp đồng này vô hiệu do vi phạm hình thức của hợp đồng.

Do bà A yêu cầu, cho nên giải quyết hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

Trước hết về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu vẫn còn, theo quy định tại khoản Điều 136 BLDS 2005: “1. Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại các điều từ Điều 130 đến Điều 134 của Bộ luật này là hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập…

Căn cứ vào quy định trên, xét theo tình huống thì việc bà A yêu cầu là đúng. Như đã xác định ở trên, thì hợp đồng dân sự giữa bà A và B bị vô hiệu do vi phạm điều kiện có hiệu lực về hình thức, vì vậy, Tòa án phải tuyên hợp đồng này vô hiệu. Hậu quả pháp lý của nó khi vô hiệu là các quyền và nghĩa vụ phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt theo thỏa thuận từ hợp đồng sẽ không bị phát sinh từ thời điểm xác lập hợp đồng, theo quy định tại Điều 137 BLDS 2005:

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

2.Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

Căn cứ vào quy đinh trên, xét trong tình huống, thì mọi thỏa thuận của bà A và anh B như trong hợp đồng tặng cho sẽ không phát sinh hiệu lực. các bên khôi phục tình trạng ban đầu, và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, tức là anh B phải trả lại nhà cho bà B và không phát sinh nghĩa vụ nuôi C như đã thỏa thuận. Tuy nhiên, do anh B đã thực hiện theo thỏa thuận là nuôi C và đã sửa sang ngôi nhà, nên bà A có trách nhiệm trả số tiền nuôi dưỡng C trong suốt thời gian B nuôi dưỡng, chăm sóc và số tiền mà B đã bỏ ra để tu sửa lại ngôi nhà đó.

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận như trên, thì việc pháp luật hiện hành quy định như trên nhìn chung là B sẽ là người chịu thiệt thòi, vì B luôn thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trong hợp đồng đã thỏa thuận với bà A. Do vậy, để khắc phục những tình trạng như tình huống trên, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định cụ thể về trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm hình thức quy định tại Điều 129 như sau:

“ Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

1.Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

2.Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Trước hết, hợp đồng của bà A và B xác lập là hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện, tài sản ở đây là bất động sản, theo quy định tại Điều 459 của Bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng này như sau:

1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

2.Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.” Do đó, hợp đồng dân sự được xác lập trong tình huống phải lập thành văn bản và công chứng chứng thực. Nhưng khi xác lập hợp đồng, các bên đã không thực hiện việc công chứng chứng thực, do đó, đã vi phạm quy định về hình thức của hợp đồng. Dựa vào việc không công chứng, chứng thực Bà A đã yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng trên vô hiệu.Thời hiệu của để yêu cầu tuyên giao dịch vô hiệu trong trường hợp này theo BLDS 2015 cũng là 2 năm theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 132 Bộ luật này như sau: “1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:

….

đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.” Như vậy, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên giao dịch dân sự vô hiệu vẫn còn, nên việc bà B yêu cầu là đúng.

Nhưng căn cứ vào quy định trên, nếu dùng quy định tại Điều 129 BLDS 2015 để giải quyết tình huống, thì hợp đồng dân sự giữa bà A và B sẽ không bị Tòa án tuyên vô hiệu, vì những lý do sau đây: Thứ nhất, trong hợp đồng hai người đã giao kết đã được lập thành văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về hình thức là phải công chứng, chứng thực hợp đồng đó. Tuy nhiên, các bên không biết đến việc này, nên vẫn thực hiện các nghĩa vụ phát sinh theo như hợp đồng đã thỏa thuận. Thứ hai, B vẫn nuôi dưỡng, chăm sóc C từ khi bà A đi, nếu nhìn theo số tuổi của C thì từ khi giao kết hợp đồng, B phải nuôi C từ khi xác lập hợp đồng là 16 tuổi đến khi C đủ 18 tuổi, đến thời điểm bà A về, thì B đã thực hiện việc nuôi dưỡng C trong hơn 1 năm. Do đó, có thể thể thấy B đã thực hiện ít nhất hai phần ba phần nghĩa vụ của mình so với thỏa thuận với bà A.

Từ hai cơ sở nêu trên, thì trường hợp này hợp đồng dân sự giữa bà A và B sẽ không bị tuyên vô hiệu. Các quyền và nghĩa vụ vẫn phát sinh, bà A không thể đòi lại đất và nhà của mình đã cho B vì lí do hợp đồng chưa thực hiện hết yêu cầu về hình thức do chưa công chứng, chứng thực. Tòa án vẫn công nhận hiệu lực của hợp đồng tặng cho này, và theo quy định ở trên thì hợp đồng này sẽ không phải công chứng, chứng thực. Do đó, B có thể dùng hợp đồng này để lên các cơ quan có thẩm quyền để đăng ký chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sang tên mình để chính thức xác lập quyền sở hữu đối với bất động sản.

Cách giải quyết tình huống theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, nhà làm luật quy định, mọi giao dịch dân sự hay hợp đồng dân sự không đáp ứng đủ yêu cầu về hình thức của giao dịch hay hợp đồng đối với các trường hợp mà pháp luật quy định, trong trường hợp này là hợp đồng tặng cho bất động sản, thì hợp đồng đó vô hiệu về hình thức, nhà làm luật không quan tâm đến việc hợp đồng đó đã đang được thực hiện chưa, và một số trường hợp thì việc vô hiệu hợp đồng sẽ dẫn tới thiệt thòi cho một bên khi vẫn thực hiện đúng như hợp đồng. Cách giải quyết của Bộ luật dân sự 2015 đã giải quyết được vấn đề trên của Bộ luật dân sự 2005, trong trường hợp này thì hợp đồng đã thực hiện thiếu điều kiện có hiệu lực về hình thức đó là không đi công chứng, chứng thực, nhưng B vẫn đang thực hiện theo nghĩa vụ của mình như trong hợp đồng đã thỏa thuận. Do đó, Bộ luật mới vẫn công nhận hiệu lực của hợp đồng dù không được công chứng, chứng thực như quy định của pháp luật về loại hợp đồng này.

Như vậy, nhìn vào hai cách giải quyết một tình huống theo Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật dân sự 2015, có thể thấy, ở Bộ luật 2015, việc giải quyết giao dịch dân sự hay hợp đồng dân vô hiệu do vi phạm hình thức đã có hướng cởi mở hơn, không còn khuôn mẫu chung đối với tất cả các trường hợp. Giao dịch dân sự trong đời sống dân sinh luôn được thực hiện dưới rất nhiều trường hợp riêng biệt, việc điều chỉnh lại quy phạm trên là một ví dụ để giúp cho việc áp dụng pháp luật phù hợp với thực tiễn, đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho các bên tham gia hợp đồng một cách tự nguyện và tuân thủ đúng giao kết đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

I. KHÁI QUÁT VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

1. Một số khái niệm

a)  Khái niệm bạo lực gia đình

– Khái niệm

Trước hết, theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật.

Bạo lực có thể hiểu là việc đe dọa, hay sử dụng sức mạnh thể chất, quyền lực làm tổn hại tới người khác về thể chất, tinh thần làm ảnh hưởng tới sự phát triển và gây ra những mất mát cho người đó. Vậy, Bạo lực gia đình có thể hiểu là hành vi cố ý của thành viên trong gia đình gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Nói cách khác, Bạo lực gia đình (BLGĐ) là bất kì việc sử dụng vũ lực hay cưỡng ép tình dục, dù đã sử dụng hoặc đe dọa sử dụng, trong quan hệ tình cảm hoặc quan hệ gia đình. Bạo lực gia đình có thể bao gồm một hành vi đơn lẻ, hoặc các hành vi tại nên một kiểu lạm dụng trong cả hành vi tấn công hoặc kiểm soát.

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý. Mục đích là để thiết lập và áp dụng quyền lực và và sự kiểm soát đối với người khác. Bạo lực được sử dụng để đe dọa, xúc phạm hoặc làm nạn nhân khiếp sợ.

– Các dạng bạo lực gia đình:

Có thể phân chia thành các dạng như sau:

Phân chia theo hình thức bạo hành: bạo lực gia đình bao gồm bạo hành thể chất, bạo hành về tinh thần, bạo hành về kinh tế, bạo hành về tình dục.

Phân chia theo nạn nhân của BLGĐ gồm BLGĐ giữa vợ và chồng, BLGĐ đối với trẻ em, BLGĐ đối với người già.

b) Khái niệm bạo lực gia đình giữa vợ và chồng

Trong số các dạng BLGĐ, BLGĐ giữa vợ và chồng là kiểu bạo hành chủ yếu và chiếm số lượng lớn trong cuộc sống. Bạo lực gia đình giữa vợ và chồng có thể hiểu là hành vi cố ý của vợ hoặc chồng  gây tổn hại hoặc có khản năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế, cho vợ hoặc chồng trong gia đình. Trên thực tế, nạn nhân của bạo lực gia đình giữa vợ và chồng chủ yếu là người vợ trong gia đình chịu tổn hại do người chồng của mình gây ra.

2. Các hình thức BLGĐ giữa vợ và chồng

a) Bạo lực về thể chất

Đó là những hành vi xâm hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người vợ hoặc chồng như: đánh đập, ngược đãi, hành hạ về mặt thể xác, làm tổn hại đến sức khỏe, thậm chí tước đoạt tính mạng của vợ, chồng… Những hành vi này khiến cho người vợ hoặc chồng đau đớn, thương tích ở các mức độ khác nhau, thậm chí dẫn đến tử vong. Đối với hình thức bạo lực này, nạn nhân chủ yếu là người vợ, người phụ nữ trong gia đình. Thực tế, đây là hình thức nguy hiểm và hay xảy ra nhất, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp cho sức khỏe dễ nhận biết, tuy nhiên các vụ bảo lực gia đình đối với vợ chồng chỉ khi có hậu quả nghiêm trọng xảy ra thì mới bị phát giác và truy cứu.

b) Bạo lực về tinh thần

Hình thức BLGĐ về tinh thần cũng khá phổ biến nhưng thường không thể hiện rõ nét và dễ nhận biết như hình thức bạo lực thể chất. Các hành vi bạo lực về thể chất, về tình dục cũng gây ra những tổn thương về tinh thần mạnh mẽ. Đối với bạo lực về tinh thần là những hành vi lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, làm nhục, buộc làm nhữn việc trái đạo đức, tạo các áp lực về tâm lý, gây tổn thương tinh thần thông qua lời nói, tin nhắn,… giữa vợ chồng. Đây là hình thức mà người vợ hay người chồng đều có thể gây ra tổn thương cho nhau, nhưng mức độ tổn thương không thể hiện quá rõ nét ra bên ngoài. Tuy nhiên, hành vi này cũng gây tổn thương tâm lý nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tinh thần của vợ hoặc chồng, sang chấn tâm lý, tinh thần sa sút có thể ảnh hưởng đến công việc, tình trạng tinh thần hằng ngày hoặc hơn nữa là có thể dẫn đến các bệnh về tâm lý.

c) Bạo lực về kinh tế

 Hình thức bạo lực này thể hiện ở việc vợ, chồng cưỡng ép chồng hoặc vợ lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của học hoặc kiểm soát thu nhập của vợ, chồng nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính. Đây là kiểu bảo lực không quá phổ biến ở Việt Nam, trong quan hệ vợ, chồng thì cả vợ hoặc chồng đều có thể trở thành nạn nhân của dạng bạo lực này. Tuy nhiên, ở các vùng nông thôn, miền núi nơi có tư tưởng gia trưởng và lạc hậu thì người vợ rất dễ trở thành nạn nhân của bạo lực kinh tế.

d) Bạo lực về tình dục

Đây là dạng bạo lực xảy ra khá phổ biến ở vợ chồng, bao gồm các hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục, cưỡng dâm, hiếp dâm, ép buộc sử dụng văn hóa phẩm đồi trụy để thỏa mãn nhu cầu tình dục. Thực tế, hình thức bạo lực này khá tế nhị, nạn nhân chủ yếu là người vợ nên thường có xu hướng giấu diếm, không cho người khác biết. Hình thức bạo lực này, ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, thậm chí là sức khỏe của người phụ nữ, dẫn đến các chứng bệnh rối loạn, trầm cảm thậm chí là tự tử.

3. Hậu quả của hành vi BLGĐ giữa vợ và chồng

Tình trạng BLGĐ giữa vợ và chồng diễn ra khá phổ biến và phức tạp, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội và sự phát triển bền vững lành mạnh của gia đình. Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình  thì vợ chồng có quyền và nghĩa vụ yêu thương nhau, chính BLGĐ là nguyên nhân phá vỡ quan hệ gia đình và làm tăng xu hướng ly hôn trong xã hội hiện nay. BLGĐ để lại những hậu quả nặng nề mà khi xảy ra, 2 bên vợ chồng khó có thể bù đắp được lại cả về sức khỏe, tinh thần sau này. Cụ thể, BLGĐ nói chung hay BLGĐ giữa vợ và chồng nói riêng để lại những hậu quả:

Hậu quả đối với nạn nhân người vợ, người chồng:

Có thể thấy, khi BLGĐ xảy ra giữa vợ và chồng, thì dù nạn nhân là người vợ hay người chồng, người đó cũng phải chịu những tổn thương đau đớn nhất định về thể chất, tinh thần cũng như những gánh nặng tâm lý, bệnh tật ngoài ý muốn có thể xảy ra. Về  thể chất, người vợ, người chồng có thể bị hủy hoại sức khỏe, thương tích đau đớn, có thể bị khuyết tật suốt đời, thậm chí dẫn đến tử vong.Về tinh thần, nạn nhân luôn ám ảnh bị bạo lực; chán nản, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, mất tự tin, hoang mang, trầm cảm; cảm thấy cuộc sống nặng nề, căng thẳng và tuyệt vọng. Chính những tổn thương tinh thần có thể dẫn đến những hệ lụy khác khi tinh thần con người không còn tỉnh táo như tự tử, hành hạ con cái,…Về sức khỏe sinh sản, BLGĐ có thể dẫn đến mang thai ngoài ý muốn, thai nhi suy dinh dưỡng, sẩy thai, đẻ non, lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV.

Hậu quả đối với người gây bạo lực gia đình giữa vợ chồng

BLGĐ khi xảy ra sẽ là tiền đề phá hỏng mối quan hệ vợ – chồng, cha mẹ – con cái, ông bà-cháu, cảm thấy cô đơn ngay trong gia đình. BLGĐ giữa vợ và chồng là nguyên nhân gây rạn nứt quan hệ vợ – chồng được vun đắp từ trước. Người vợ, người chồng gây ra BLGD có thể phải đóng tiền nộp phạt vi phạm hành chính đối với hành vi bạo lực với người chồng, người vợ của mình. Với những hậu quả nghiêm trọng, người vợ, người chồng gây BLGĐ có thể còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình.

Hậu quả với trẻ em

BLGĐ giữa vợ và chồng không những gây tổn hại đến chính họ, mà còn kéo theo những hệ lụy đối với con cái. Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha mẹ có nghĩa vụ đảm bảo cho con sống trong môi trường được bảo vệ, yêu thương, chăm sóc. Do đó, khi BLGĐ giữa vợ chồng xảy ra, những đứa con sẽ phải sống trong môi trường chỉ có cãi vã, đánh đập, chửi rủa. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của chúng cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách sau này. Những đứa con có thể cảm thấy chán ghét về nhà, chán ghét bố mẹ chúng, bỏ nhà đi lang thang hoặc xa ngã vào những tệ nạn xã hội xấu khi mà bố mẹ chúng hàng ngày luôn cãi nhau, đánh đập mà không thể chăm sóc tốt cho chúng. Có những trường hợp, BLGĐ giữa vợ và chồng những con cũng là nạn nhân bị bạo lực khi người vợ, hoặc người chồng trút giận cả lên đứa con của họ. Đây là một trong những nguyên nhân những đứa con sống trong gia đình có BLGĐ không hòa đồng, tự ti bản thân, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử hoặc phá phách, ương ngạnh, đi theo con đường xấu.

Hậu quả đối với gia đình

BLGĐ giữa vợ chồng là tiền đề cho việc ly thân, ly hôn giữa vợ chồng, phá vỡ quan hệ vợ chồng. Bên cạnh đó, khi có tổn thất xảy ra, những khoản bù đắp, chi phí chi trả cho những tổn thương lại lấy từ chính tài sản của gia đình. Khi vợ, chồng bị BLGĐ gây ra những tổn thương không thể tiếp tục làm việc, nó sẽ làm giảm năng suất lao động hay chính là làm giảm thu nhaaoj chung của gia đình, đời sống gia đình có thể sẽ gặp phải những khó khăn.

Hậu quả đối với xã hội

BLGĐ nói chung hay BLGĐ giữa vợ và chồng nói riêng làm giảm sự đóng góp của nạn nhân và người gây bạo lực gia đình đối với xã hội tạo ra lực lượng lao động tương lai có sức khỏe thể chất và tinh thần yếu, thiếu sáng tạo.Nếu không xử lý triệt để hành vi bạo lực này, xã hội sẽ chấp nhận và dung túng cho các hành vi bạo lực gia đình. Đồng thời, BLGĐ làm hạn chế hiệu quả công tác phòng chống HIV/AIDS và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh,.. tạo ra những hệ lụy xấu cho xã hội.

II. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

1. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình gồm: “Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam”.

Đây là nguyên tắc chủ đạo trong phòng, chống bạo lực gia đình nói chung và BLGĐ giữa vợ và chồng nói riêng bởi nhiều lý do. Xuất phát từ thực tế quan hệ trong gia đình mang tính khép kín, với các thành viên gia đình cũng như những người xung quanh, việc trong gia đình giữa vợ và chồng thì người ngoài ít có cơ hội xen vào.Vì thế những vụ BLGĐ thường khó phát hiện, khi bị phát hiện cũng khó xử lý bởi tâm lý e ngại của nạn nhân và cả những người biết chuyện, và thậm chí nếu xử lý rồi thì khả năng tái diễn cũng rất cao vì để tìm ra biện pháp ngăn chặn phù hợp là không dễ. Các quy định pháp luật khó vươn tới từng gia đình, bởi nhận thức của người dân về vấn đề này còn hạn chế, sự can thiệp thô bạo của pháp luật có thể dẫn tới phá hoại các mối quan hệ các thành viên gia đình. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hòa giải trong vấn đề này là rất quan trọng, góp phần định hướng hành vi của mỗi người: nạn nhân được trang bị kiến thức để tự bảo vệ; người có thể có hành vi bạo lực có thể nhận thức được tính chất, hậu quả của hành vi để tự kiềm chế tốt hơn; những người xung quanh biết được trách nhiệm tham gia phòng chống bạo lực gia đình và có ứng xử phù hợp.

Việc tuyên truyền giáo dục nếu kết hợp với truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc thì sẽ càng được phát huy tốt hơn nữa, bởi vì người Việt Nam nói chung chịu tác động khá lớn từ những tư tưởng này. Đặc biệt, ở những quan niệm “phép vua thua lệ làng”, trình độ dân trí thấp thì việc giáo dục người dân thông qua các phong tục, tập quán mới có thể phát huy hiệu quả lớn nhất.

Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

Đây là một trong những nguyên tắc chung của pháp luật. Riêng trong lĩnh vực bạo lực gia đình, việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi càng có ý nghĩa quan trọng, nếu không thì có thể trở thành “thói quen”, được chấp nhận với cả nạn nhân, người vi phạm và người xung quanh.

Bên cạnh đó, hành vi bạo lực càng kéo dài thì càng gây ra nhiều tổn thương cho nạn nhân, tổn thương tới mối quan hệ gia đình, quan hệ vợ chồng. Điều này sẽ được hạn chế rất nhiều nếu hành vi bị phát hiện và xử lý kịp thời.Người vợ, người chồng bị bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước.

Giúp đỡ nạn nhân, bảo vệ quyền và lợi ích của họ là điều cần thiết và được pháp luật ghi nhận như một nguyên tắc quan trọng, mọi người đều phải tuân theo. Những vấn đề về gia đình, quan hệ vợ chồng, trong đó có BLGĐ thường không nhận được sự quan tâm sâu sắc và đúng đắn của những người xung quanh, bởi vì họ coi đấy là chuyện riêng, chuyện nội bộ của mỗi nhà. Từ đó, việc giúp đỡ người vợ, người chồng là nạn nhân trở nên hạn chế, nhất là khi họ còn lo sợ  sự trả thù của người có hành vi bạo lực. Ngoài ra việc giúp đỡ nạn nhân như thế nào, bằng những phương tiện gì cũng gây cho họ những lúng túng nhất định, do đó pháp luật cho phép họ tùy khả năng, tình hình mà đưa ra những xử sự phù hợp nhất, ưu tiên những đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi…

Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Bạo lực gia đình từ lâu đã không còn là vấn đề của mỗi gia đình mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định xã hội; do đó việc phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm chung của cộng đồng chứ không phải chỉ là của nhà nước và những người có liên quan. Bên canh đó, công tác phòng, chống bạo lực gia đình vốn gặp nhiều khó khăn khi triển khai trên thực tế, nên rất cần sự quan tâm phối hợp của tất cả các thành viên trong xã hội.Việc quy định nguyên tắc này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của việc phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể

* Quyền, nghĩa vụ của người vợ , người chồng bị bạo lực gia đình

Quyền, nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình được quy định cụ thể tại Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007.Nạn nhân là người vợ, người chồng bị bạo lực gia đình , những người bị chính người chồng,người vợ của mình gây ra những tổn thương nhất định, rất cần được sự giúp đỡ của cộng đồng và xã hội. Khi hành vi bạo lực đã xảy ra trong gia đình thì những thành viên gia đình vì những mối quan hệ với người thực hiện hành vi bạo lực sẽ rất khó có sự can thiệp mạnh mẽ, dứt khoát cần thiết để bảo vệ nạn nhân. Do đó, nạn nhân cần sự giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ, sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc quy định đây là quyền của nạn nhân, tức là nghĩa vụ của các chủ thể khác phải thực hiện là hoàn toàn đúng đắn.

Bên cạnh đó, rất nhiều trường hợp, nạn nhân bạo lực gia đình cần sự giúp đỡ về y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật. Những tổn thương về thể chất có thể chữa lành bằng sự chăm sóc y tế, nhưng với tổn thương về tâm lý, nạn nhân không dễ dàng vượt qua được.Những sợ hãi, hoang mang, khủng hoảng…có thể theo họ một thời gian dài, khiến họ không lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống. Họ rất cần được tư vấn tâm lý để vượt qua những nỗi ám ảnh này, họ cần được biết rằng họ không có lỗi trong việc để hành vi bạo lực gia đình xảy ra, được hướng dẫn phải xử sự như thế nào khi những hành vi này tiếp diễn. Đặc biệt, họ cần biết những quy định của pháp luật về vấn đề này để nâng cao khả năng tự bảo vệ trong những trường hợp tương tự.

Ngoài ra, nạn nhân cũng cần có một nơi để tạm lánh để có thời gian cách li nhất định với người thực hiện hành vi bạo lực. Điều này có tác dụng làm cho cả hai bên có thời gian, cơ hội để nhìn nhận sự việc một rõ ràng hơn, bình tĩnh hơn. Với những kẻ thực hiện hành vi bạo lực một cách côn đồ, hung hãn, không có điểm dừng thì nơi tạm lánh này là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ nạn nhân.

Tuy nhiên, bên cạnh những quyền lợi như vậy, nạn nhân bạo lực gia đình cũng phải thực hiện nghĩa vụ nhất định, đó là: cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu. Do tính chất nhạy cảm của tội phạm, cũng như mối quan hệ đặc biệt của các chủ thể, pháp luật không đặt ra nghĩa vụ của nạn nhân trong việc phòng chống bạo lực gia đình hay tố giác người có hành vi bạo lực – điều này hoàn toàn hợp lý. Vậy tại sao lại quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin của nạn nhân? Bởi vì bạo lực dù diễn ra trong gia đình nhưng lại ảnh hưởng tới sự phát triển chung của toàn xã hội, do đó cần phải được xử lý kịp thời; nạn nhân cả bạo lực cần được bảo vệ, nhưng họ cũng cần tự bảo vệ mình trong giới hạn nhất định, và đó có thể coi là trách nhiệm của họ với cộng đồng, xã hội.

*Nghĩa vụ của người vợ, người chồng có hành vi bạo lực gia đình

Người có hành vi bạo lực gia đình là người vợ, người chồng đã gây ra những tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại cho người vợ, người chồng của mình. Điều 4 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định rõ nghĩa vụ của họ khi thực hiện hành vi BLGĐ.

Trước hết, khi thực hiện hành vi bạo lực và bị phát hiện, người vợ, người chồng có hành vi bạo lực gia đình phải tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực. Tôn trọng sự can thiệp có nghĩa là người vợ, người chồng có hành vi bạo lực gia đình phải lắng nghe, thực hiện theo những yêu cầu chính đáng của cộng đồng, không được có thái độ hung hãn, chống đối hay có ý định trả thù sự can thiệp đó. Quy định này tưởng chừng như chung chung nhưng lại rất cụ thể và sâu sắc. Người có hành vi bạo lực gia đình không chỉ thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của cộng đồng mà còn phải tôn trọng sự can thiệp đó, nghĩa là bản thân họ phần nào nhận biết được tính đúng đắn của việc can thiệp, cũng như phải có thái độ đúng mực với những người can thiệp.

Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cũng là nghĩa vụ của người vợ, người chồng có hành vi bạo lực. Trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình, những chủ thể có thẩm quyền có thể đưa ra những chế tài như: góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư, áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn…Việc bị xử lý hành vi bạo lực gia đình vốn không quen thuộc với người Việt, vì rất nhiều nghĩ đó là quyền của họ. Do đó, quy định người có hành vi bạo lực có nghĩa vụ chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền là cần thiết để tạo ra cơ sở pháp lý mạnh mẽ, buộc chủ thể phải thực hiện, bảo đảm hiệu quả của công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

Với những trường hợp nạn nhân bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cần tới sự can thiệp của y tế thì người thực hiện hành vi bạo lực phải kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối. Đây tưởng chừng như điều hiển nhiên, là ứng xử bắt buộc của các thành viên gia đình đối với nhau, nhưng lại là điều rất khó thực hiện khi một bên là chủ thể, một bên là nạn nhân của hành vi bạo lực. Người có hành vi bạo lực khi đã nhẫn tâm ra tay thì rất khó có chuyện thương xót, lo lắng cho nạn nhân mà đưa họ đi chữa trị, chăm sóc; hoặc có khi họ nhận thấy sai lầm của mình nhưng  do sợ bị phát hiện, sợ phải gánh trách nhiệm nên không dám đưa nạn nhân tới cơ sở chữa trị.

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình không nhắc tới quyền mà chỉ quy định nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình. Điều này trước hết có lẽ bởi vì những người này đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, nên họ phải chịu những trách nhiệm nhất định và không được hưởng sự bảo vệ của pháp luật trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận theo một khía cạnh thì có thể thấy: nghĩa vụ mà Luật nêu lên cũng đã hàm chứa một số quyền của họ: quyền nhận được sự can thiệp hợp pháp, quyền được thực hiện các hành động nhằm khắc phục hậu quả do hành vi của mình gây ra. Nếu nhìn nhận một cách tổng quát, có thể thấy rằng những hành vi bạo lực gia đình xuất phát từ sự nhẫn tâm, tàn ác, đê hèn không nhiều mà do những quan niệm sai lầm, do thiếu hiểu biết, do không được trang bị kỹ năng giải quyết tranh chấp hoặc do nóng giận. Do đó, pháp luật cũng cần phải cho họ những cơ hội để giác ngộ, sửa chữa sai lầm, cũng là tạo cơ hội cho gia đình của họ được hàn gắn.

3. Trách nhiệm của cá nhân, gia đình và các cơ quan tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình

*Trách nhiệm của cá nhân, gia đình

Trách nhiệm của gia đình, cá nhân được quy định trong Điều 32 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007. Qua đó, phải khẳng định rằng gia đình và thành viên gia đình đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình giữa vợ và chồng. Họ cùng chung sống dưới một mái nhà, có khả năng phát hiện nhanh chóng cũng như tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến, mức độ của hành vi bạo lực của người vợ, người chồng; họ cũng là người có khả năng thành công trong việc giáo dục, thuyết phục người có hành vi bạo lực thay đổi hành vi bởi hai bên có sự hiểu biết nhau, có mối quan hệ thân thiết nhau…

Tuy nhiên, trên thực tế đã cho thấy nhiều trường hợp các thành viên khác trong gia đình đã tiếp tay cho hành vi bạo lực như: mẹ xúi con trai “giáo dục” vợ bằng nắm đấm. Những hành động này phần nhiều không xuất phát từ ý xấu mà chỉ do quan niệm khác nhau của mỗi người, nhưng lại tác động rất lớn đến người thực hiện hành vi bạo lực.

Chính vậy pháp luật đã quy định gia đình và các thành viên gia đình phải có những trách nhiệm, phải có sự chủ động nhất định trong phòng, chống bạo lực gia đình: giáo dục, nhắc nhở, hòa giải mâu thuẩn giữa các thành viên, ngăn chặn người có hành vi bạo lực; chăm sóc nạn nhân…Đây là những việc họ hoàn toàn có khả năng thực hiện, còn việc có thực hiện hay không, thực hiện như thế nào thì lại phụ thuộc vào mỗi người, mỗi gia đình, mỗi hoàn cảnh. Pháp luật không quy định đây là nghĩa vụ mà chỉ là trách nhiệm của gia đình và các thành viên. Tuy nhiên, nếu có những hành vi bị cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình thì họ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật:

*Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khác

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã nêu lên trách nhiệm của rất nhiều cơ quan, tổ chức, trong đó có thể kể tới trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong việc tuyên truyền, phòng chống bạo lực gia đình. Ngoài ra, Luật cũng quy định cho Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương”. Trách nhiệm của một số Bộ, ngành cũng được cụ thể trong Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007.

4.  Xử lý vi phạm pháp luật về Phòng, chống bạo lực gia đình

Điều 42 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 đã quy định về xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, người vợ, người chồng mà có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình có thể bị xử lý bằng các biện pháp khác nhau, cụ thể: Xử lý kỷ luật, Xử lý hành chính; Xử lý theo pháp luật dân sự; Xử lý theo pháp luật hình sự.

III. THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH GIỮA VỢ  VÀ CHỒNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH GIỮA VỢ CHỒNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1. Đánh giá chung về tình hình BLGĐ giữa vợ chồng

Kết quả từ những cuộc điều tra, khảo sát thời gian qua cho thấy, BLGĐ ở Việt Nam không phải là vấn đề mới, song là vấn đề khá “nóng” đang diễn ra phức tạp.

Trước khi Luật phòng, chống bạo lục gia đình (PCBLGĐ) được ban hành, theo điều tra, khảo sát của Ủy ban các vấn đề  xã hội của Quốc Hội năm 2006 với 2000 mẫu đơn gồm người dân, nạn nhân BLGĐ, người gây BLGĐ, cán bộ xã, cán bộ y tế, công an, phụ nữ, TAND cấp huyện cho biết: Hằng năm 2,3% số gia đình có hành vi bạo lực thể chất (đánh đập), 25 % số gia đình có hành vi bạo lực tinh thần, 30% số cặp vợ chồng có hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục.

Điều tra gia đình Việt Nam do Bộ văn hóa, thể thao và du lịch, Tổng cục Thống Kê, Viện Gia đình và Giới, UNICEF thực hiện 2006 cho thấy: có khoảng 21,2% số cặp vợ chồng xảy ra các hiện tượng bảo lực như đánh đập, mắng chửi, chấp nhận quan hệ tình dục khi không có nhu cầu.

Theo nghiên cứu quốc gia về BLGĐ đối với phụ nữ tại Việt Nam năm 2010 do cục Thống kê – Tổ chức Y tế thế giới WHO tiến hành, cho thấy: cứ 3 phụ nữ có gia đình hoặc đã từng có gia đình thì có 1 người ( khoảng 34%) cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác và tình dục. Nếu xét các hình thức BLGĐ: thể xác, tinh thần, tình dục, thì có 58 số phụ nữ cho biết đã từng là nạn nhân của ít nhất một hình thức trên.

Theo tài liệu của Viện Khoa học xét xử, tính đến năm 2014 có 42% các vụ ly hôn mà nguyên nhân là do BLGĐ, trong đó 0,6% là tỷ lệ vợ đánh chồng, vợ mắng chửi chồng là 8,5%, vợ ép chồng quan hệ tình dục là 1,6%.

Như vậy, nếu nhìn vào kết quả của các cuộc khảo sát, nghiên cứu thì phụ nữ, mà cụ thể là người vợ là nạn nhân chủ yếu của BLGĐ giữa vợ và chồng, tuy nhiên bạo lực giữa vợ đối với chồng cũng ngày càng nhiều và nhận được sự quan tâm của dư luận.

Có thể thấy, BLGĐ giữa vợ và chồng là một hiện tượng xã hội tiêu cực, mang tính phổ biến, ở các vùng núi hay đồng bằng, thành thị và nông thôn, trong gia đình khá giả hay nghèo khó thì BLGĐ giữa vợ chồng đều đã xảy ra với các hình thức ngày càng phong phú, đan xen nhau..

2. Thực trạng áp dụng pháp luật PCBLGĐ

Công tác triển khai thi hành Luật PCBLGĐ được triển khai đồng bộ từ trung ương xuống địa phương, đồng thời có sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chình trị – xã hội và các tầng lớp nhân dân trên địa phương. Nhiều hoạt động hộ trợ PCBLGĐ đã được triển khai như: mở các lớp bồi dường hòa giải, tuyên truyền sâu rộng pháp luật về PCBLGĐ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc áp dụng, triển khai Luật PCBLGĐ cũng gặp không ít khó khăn:

Thứ nhất, công tác đánh giá, xử lý, giải quyết vụ việc BLGĐ chưa thực sự hiệu quả:

Có thể đưa ra ví dụ như ở huyện Ngọc Hồi tình Kontum, theo báo cáo đánh giá sợ kết qua 5 năm thực hiện triển khai công tác PCBLGĐ trên địa bàn huyện bắt đầu từ việc thống kê, báo cáo số liệu về PCBLGĐ ở cơ sở: một số cán bộ làm thống kê, báo cáo chưa nhận thức được đầy đủ về BLGĐ, từ đó không nhận dạng được các hình thức BLGĐ. Việc đánh giá, xử lý tình hình BLGĐ cũng chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác phát hiện, xử lý, giải quyết vụ việc BLGĐ cũng gặp nhiều khó khăn. Về phía cán bộ làm công tác hòa giải, mặc dù số cán bộ hòa giải ở cơ sở ngày càng được tăng cường nhưng họ chưa được bồi dường, tập huấn đầy đủ nên nghiệp vụ hiệu quả chưa cao.

Thứ hai, sự hiểu biết pháp luật PCBLGĐ của nạn nhân còn kém:

Nạn nhân bị BLGĐ chưa hiểu biết hết quyền và nghĩa vụ của mình, cũng như không chủ động báo cáo sự việc dẫn đến tính trạng BLGĐ không được phát hiện, xử lý kịp thời. Theo kết quả Nghiên cứu quôc gia về BLGĐ của Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp quốc công bố ngày 25/11/2010 cho thấy: có khoảng 60% phụ nữ từng bị BLGĐ về thể xác và tình dục do chồng gây ra cho biết họ có nghe về Luật PCBLGĐ những không nắm rõ về Luật. Thế nên đa số chỉ quan tâm tới quyền của nạn nhân khi xảy ra BLGĐ hơn nghĩa vụ của họ; trên 1/3 tổng số phụ nữ được hỏi chứ thấy được nghĩa vụ cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng khi có BLGĐ xảy ra, dù đây là nghĩa vụ mà pháp luật quy định để bảo vệ quyền lợi cho họ. Mặt khác, nhiều trường hợp người vợ, người chồng vị BLGĐ mà không biết mình là nạn nhận của BLGĐ, khi mà họ coi việc bị chồng, vợ đánh đập, mắng nhiếc như một thói quen. Bên cạnh đó, không phải lúc nào nạn nhân cũng biết và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của Luật PCBLGĐ.

Thứ ba, Khâu tuyên truyền phổ biến pháp luật còn hạn chế

Việc tuyên truyền về BLGĐ nói chung và BLGĐ giữa vợ chồng nói riêng còn hạn chế, dẫn đến quan niệm và cách nhìn nhận của nhiều người về hành vi GĐ còn chưa đúng. Bằng chứng là không ít người còn quan niệm lạc hậu chỉ những hậu quả nặng nề về mặt thể chất mới là hành vi BLGĐ. Những hành vi bạo lực tinh thần như mắng nhiếc, xua đổi, cưỡng ép tình dục còn chưa nhận biết rõ,… Thậm chí, chính những người cán bộ ở địa phương cũng không nhận thức được về hành vi BLGĐ mà thực hiện hành vi đó với vợ mình hay xúi giục con cái thực hiện hành vi BLGĐ.

Thứ tư, vai trò của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền còn rất mờ nhạt

Pháp luật về BLGĐ cũng chưa có một quy định cụ thể để ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thông tin, tuyên truyền về PCBLGĐ để nâng cao hiểu biết, từ đó thay đổi nhận thức của bản thân cũng như của người dân khi thực hiện công việc của mình. Các nhà làm luật không quy định cơ chế rõ ràng cụ thể cho việc thực thi trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trên thực tế mà chỉ quy định chung chung trong chương 4 Luật PCBLGĐ. Điều này chứng tỏ, những quy định về PCBLGĐ này chưa thực sự đi vào cuộc sống xã hội.

Thứ năm, các biện pháp xử lý còn chưa hợp lý và khó áp dụng trên thực tế

Với việc xử lý hành chính phạt tiền người có hành vi BLGĐ, đối với BLGĐ giữa vợ chồng thì đây là con dao hai lưỡi khiến tình trạng có thể nghiệm trọng hơn. Người chồng, vợ có hành vi bạo lực phải nộp phạt, sau đó lại trút giận lên nạn nhân với hành vi kinh khủng hơn, tinh vi hơn, hoặc trường hợp người phải nộp phạt không có thu nhập thì việc nộp phạt không đạt được ý nghĩa như mong muốn khi xây dựng chế tài này.

Hay quy định về cấm tiếp xúc trong một thời gian giữa nạn nhân và người gây ra BLGĐ là cần thiết, tuy nhiên thực tế ngoài mối quan hệ vợ chồng thì họ còn có nghĩa vụ với con cái, đặc biệt là những người mẹ, cho nên họ thường chọn cách nín nhịn. Do đó, việc thưc hiện biện pháp cũng khó khăn trên thực tế.

3.     Giải pháp tăng cường hiệu quả áp dụng pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình giữa vợ chồng

a) Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống BLGĐ

Có thể thấy, mặc dù được Đảng và Nhà nước quan tâm, dù đã có một hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình nhưng những quy định này thực sự chưa đi vào cuộc sống, chưa đi sâu vào nhận thức của người dân, và quan trọng hơn là chưa làm thay đổi cơ bản tình hình bạo lực gia đình trong xã hội trong thời gia qua, bạo lực gia đình giữa vợ và chồng ngày càng tăng và có xu hướng gây tổn thương cao hơn. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật với vấn đề bạo lực gia đình nói chung hay bạo lực gia đình giữa vợ chồng nói riêng thì cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, Làm rõ một số khái niệm quan trọng trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

Để công tác phòng, chống bạo lực gia đình đạt hiệu quả như mong đợi thì trước hết cần phải xác định rõ khái niệm “bạo lực gia đình” đang được đề cập tới. Trong xã hội, quan niệm về bạo lực gia đình của người dân còn khá mơ hồ, và dường như chỉ có hành vi bạo lực về mặt thể chất là được chú ý tới. Khi trong tiềm thức của mỗi người dân còn cho rằng một cái tát, một câu chửi mắng nhau lúc nóng giận là bình thường, con hư thì bố mẹ phải đánh để giáo dục, hay việc đáp ứng nhu cầu tình dục của chồng là nghĩa vụ của người vợ….thì chuyện ấy đương nhiên sẽ không bị coi là bạo lực gia đình, là vi phạm pháp luật. Vì vậy, muốn định hướng hành vi trước tiên cần phải định hướng về nhận thức, phải quy định một cách rõ ràng và cụ thể những hành vi mà pháp luật quy định là bạo lực gia đình và cần phải phòng chống.

Hiện nay, theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 chỉ đưa ra định nghĩa “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả nang gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” và liệt kê các hành vi được coi là bạo lực gia đình tại Khoản 1 Điều 2. Tức là pháp luật đã thừa nhận 3 nhóm hành vi bạo lực: Bạo lực về thể chất, bạo lực về tinh thần, bạo lực về kinh tế nhưng lại không đưa ra sự phân loại hành vi của từng nhóm. Ngoài ra, những hành vi được quy định cũng khá chung chung, trong khi trình độ nhận thức của đại đa số người dân còn hạn chế nên cần có sự hướng dẫn cụ thể.

Vì vậy, cần phải quy định rõ ràng hơn những hành vi bị coi là “bạo lực gia đình” và có sự tổng hợp các quy định tại những văn bản pháp luật khác nhau về các hành vi để đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả của các quy phạm pháp luật.

Bên cạnh việc chỉ ra các hành vi thì việc xác định rõ các đối tượng của bạo lực gia đình cũng rất quan trọng, từ đó có thể xây dựng các biện pháp phòng chống bạo lực gia đình thích hợp. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả nang gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” và bổ sung “Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng”(Khoản 2 Điều 2).

Tuy nhiên, Luật lại không giải thích khái niệm “thành viên gia đình” nên gây khó hiểu trong quá trình áp dụng luật. Hiện nay, đa số người dân vẫn dựa vào khái niện gia đình theo Luật Hôn nhân và gia đình “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật này”; từ đó cho rằng: thành viên gia đình là những người gắn bó với nhau do hôn nhân, do quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng. Sự suy luận này tưởng như rất logic nhưng suy cho cùng thì chẳng có căn cứ gì, bởi Luật Hôn nhân và gia đình và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình là hai đạo luật hoàn toàn độc lập nhau, có vị trí ngang bằng nhau trong hệ thống pháp luật, nên không thể tùy tiện áp dụng khái niệm của Luật này để giải thích quy định của Luật khác. Như vậy, hiện nay đối tượng điều chỉnh của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình chưa được quy định một cách rõ ràng, có thể gây ra nhiều cách hiểu khác nhau, và do đó việc áp dụng các quy định này để bảo vệ nạn nhân trở nên khó khăn hơn.

Thứ hai, hoàn thiện một số quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

Biện pháp cấm tiếp xúc: Việc quy định việc cấm tiếp xúc trong một thời gian giữa người có hành vi bạo lực và nạn nhân là cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho nạn nhân, để hai bên có thời gian cân nhắc về hành động và cũng là để giáo dục người có hành vi bạo lực về tội lỗi của họ. Tuy nhiên, biện pháp này yêu cầu có sự đồng ý của nạn nhân hoặc người giám hộ, điều này có phần chưa khả thi. Bởi vì, bản chất của những mối quan hệ trong gia đình là gắn bó thân thiết và bền chặt, nếu một người có ý từ bỏ, sống ra ngoài thì mối liên hệ giữa các thành viên thường bị cho rằng sẽ trở nên lỏng lẻo và khó chấp nhận, Hơn nữa, với những nạn nhân của bạo lực gia đình là phụ nữ và trẻ em, do họ phụ thuộc nhiều vào người chồng, người cha, đặc biệt phụ nữ lại rất gắn bó với con cái, nên dù bị đối xử tàn nhẫn nên họ vẫn có thể nín nhịn, tiếp tục sống chung với người có hành vi bạo lực. Do đó, việc quy định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc phải có sự đồng ý của nạn nhân mặc dù rất thỏa đáng khi để nạn nhân tự cân nhắc, quyết định theo tình cảm và ý thức của họ, nhưng mặt khác cũng là chưa thể bảo vệ họ tránh những hành vi bạo lực nguy hiểm có thể xảy ra tiếp theo.

Bên cạnh đó, quy định về một trong những điều kiện áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc chưa thật hợp lý: Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc, nơi ở này bao gồm nhà của người thân, bạn bè, địa chỉ tin cậy hoặc nơi ở khác mà nạn nhân bạo lực gia đình tự nguyện chuyển đến ở. (Điều 9 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04/02/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều cuat Luật Phòng, chống bạo lực gia đình). Rõ ràng như vậy, nạn nhân của bạo lực gia đình tiếp tục bị thiệt thòi: họ bị tổn thương, và để tránh những tổn thương này họ bị buộc phải rời khỏi nhà của mình. Như vậy, những người khác nhìn vào có thể cho rằng đó là “hình phạt”cho những người không biết cam chịu mà lên tiếng đòi công bằng cho mình. Trong khi đó, kẻ có hành vi bạo hành lại đương nhiên được ở nhà của mình, và việc nạn nhân không ở đó, thậm chí có khi là mong muốn của kẻ có hành vi bạo hành, nên họ có thể hoàn toàn không quan tâm. Quy định này vừa nhìn vào thì có thể thấy có lẽ dựa trên quy định về tự do cư trú của cá nhân, mà quên rằng nạn nhân cũng bắt buộc phải chọn nơi ở khác do những hành vi trái pháp luật của người có hành vi bạo lực; và những người thực hiện hành vi này hoàn toàn có thể bị tước bỏ quyền tự do lựa chọn nơi cư trú vì bản thân họ đã vi phạm pháp luật.

Do đó, khi áp dụng biện pháp này, trong một số trường hợp không cần đến sự yêu cầu hay cho phép của nạn nhân (trường hợp hành vi bạo lực gây tổn hại hết sức nghiêm trọng tới sức khỏe, danh dự của nạn nhân; hành vi lặp lại nhiều lần; người có hành vi đã được giáo dục mà tiếp tục vi phạm…). Đồng thời, nếu thực hiện cấm tiếp xúc thì người thực hiện hành vi có thể phải rời khỏi nơi cư trú (nếu nạn nhân không tìm được nơi ở khác thích hợp) và đảm bảo quyền trông nom, chăm sóc gia đình, con cái của nạn nhân. Trường hợp nạn nhân hoàn toàn bị lệ thuộc vào kinh tế thì khi cách li có thể xem xét việc yêu cầu cấp dưỡng cho nạn nhân.

Quy định về hình thức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình: Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình (Nghị định) – đã đưa ra những chế tài cần thiết đối với người thực hiện hành vi bạo lực gia đình. Tuy nhiên, quy định về hình thức phạt tiền của Nghị định này còn chưa được hợp lý, bởi mức hình phạt nhìn chung còn thấp, trong một số trường hợp là rất bất hợp lý như  hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình hoặc hành vi ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác thì mức phạt tiền chỉ từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Mức phạt như vậy là quá thấp, không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi. Ngay cả với những hình phạt cao hơn thì đối với những người có điều kiện kinh tế thì phạt tiền cũng không có ý nghĩa giáo dục họ. Ngược lại, trong nhiều trường hợp biện pháp này có thể trở thành “con dao hai lưỡi”, khiến tình trạng bạo lực nghiêm trọng hơn: người có hành vi bạo lực vì phải nộp phạt mà trút giận lên nạn nhân bằng những hành vi bạo lực kinh khủng hơn, tinh vi hơn…

Ngoài ra, những trường hợp người nộp phạt không có thu nhập thì việc phạt tiền đối với họ dường như không có nhiều ý nghĩa. Trường hợp chồng nát rượu, không công ăn việc làm mà còn có hành vi đánh đập vợ con thì  câu hỏi đặt ra “ai là người phải nộp phạt?” Pháp luật có quy định việc cưỡng chế, kê biên thi hành án, nhưng tài sản trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, nếu áp dụng chế tài này thì cơ quan thi hành án cũng gặp không ít khó khăn và hơn nữa quyền lợi về tài sản của vợ chồng cũng bị ảnh hưởng. Do đó, rất nhiều trường hợp nạn nhân phải đi nộp thay cho người có hành vi vi phạm, và như vậy thì không thể giáo dục người vi phạm mà chỉ làm nạn nhân không muốn tố cáo lần sau. Tương tự, trường hợp người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị xử phạt vì hành vi bạo lực với bố mẹ, nếu họ không có tiền nộp phạt thì nạn nhân – bố mẹ họ phải nộp thay.

Xuất phát từ bất cập trên chúng ta có thể bỏ chế tài phạt tiền đối với các hành vi nêu trên mà chẳng hạn thay vào đó là chế tài lao động công ích trong xử lý vi phạm hành chính trong phòng, chống bạo lực gia đình. Biện pháp này có thể mang tính khả thi cao hơn vì nó có ý nghĩa giáo dục tích cực với người có hành vi bạo lực, đồng thời không ảnh hưởng tới quyền lợi của nạn nhân. Hơn nữa, biện pháp này còn giáo dục tích cực đối với những cá nhân khác: họ không muốn hình thức xử phạt công khai, có nhiều người biết tới như vậy, nên sẽ cố gắng tránh bằng cách không thực hiện hành vi vi phạm. Tuy nhiên, nếu áp dụng biện pháp này thì cũng thấy đây là biện pháp còn khá mới ở nước ta, nên cũng có thể quy định một cách mềm dẻo, linh hoạt: chỉ áp dụng bắt buộc đối với người có hành vi tái phạm; tính thời gian lao động công ích tương đương với số tiền phạt…Nhưng nếu đã bị áp dụng hình thức xử phạt này thì không được cho phép thay thế bằng phạt tiền để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

– Quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền: có thể thấy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong phòng, chống bạo lực gia đình còn rất mờ nhạt, mà nguyên nhân chính là do các cơ quan này chưa thật sự ý thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác này, cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ đã được pháp luật quy định cho họ.Trong khi đó, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình cũng chưa có một quy định chặt chẽ để ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan này.

b) Tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật về PCBLGĐ giữa vợ và chồng

Để pháp luật PCBLGĐ đi vào thực tiễn đời sống, được nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh là một công việc cực kì khó khăn. Cho nên, việc cần xây dụng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật PCBLGĐ chỉ là bước đầu, khó khăn lớn nhất là việc tổ chức thực hiện, đưa pháp luật PCBLGĐ vào cuộc sống, biến pháp luật thành hoạt động thực tiễn của nhân dân. Đây là hoạt động mang tính quyết định thành công của việc điều chỉnh hành vi con người bằng pháp luật, để pháp luật do Nhà nước ban hành được chấp hành. Vì vậy, tổ chức thực hiện tốt pháp luật PCBLGĐ sẽ là một trong những biện pháp phòng chống vi phạm pháp luật PCBLGĐ hiệu quả.

Để tổ chức thực hiện tốt pháp luật PCBLGĐ thì một trong những biện pháp có ý nghĩa quyết định là giáo dục nâng cao ý thức pháp luật, năng lục thực hiện pháp luật PCBLGĐ trong cộng đồng. Cụ thể:

– Xây dựng chương trình giao dục truyền thông mạnh mẽ trên phạm vi rộng khắp trên toàn xã hội nhằm phổ biến kiến thức và nâng cao hiểu biết cộng đồng về pháp luật PCBLGĐ, từ đó huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc ngăn chặn vi phạm pháp luật PCBLGĐ

– Tăng cường tuyên truyền, giáo dục Luật PCBLGĐ sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ. Tại địa phương, cần đảm bảo thực hiện 100% các gia đình được học tập nội dung cơ bản của Luật PCBLGĐ.

– Tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ cấp cơ sở nâng cao năng lực quản lý, hiệu biết về pháp luật; tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng tư vấn, kỹ năng thương thuyết, hòa giải, kỹ năng công tác xã hội.Tổ chức các buổi sinh hoạt, tuyên truyền kiến thức về PCBGĐ.

– Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích pháp luật PCBLGĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao ý thức pháp luật; kết hợp với các chương trình xây dựng gia đình văn hóa; chương trình xây dựng nông thôn mới,…

– Kiểm tra việc thực hiện pháp luật PCBLGĐ ở các cơ quan đơn vị; xây dựng các câu lạc bộ gia đình hạnh phúc không có BLGĐ, tập huấn các kiến thức về PCBLGĐ cho các thành viên. Chính quyền, đoàn thể cần phối hợp với các chương trình xây dựng gia đình văn hóa và phòng chống tệ nạn xã hội để xây dựng các câu lạc bộ gia đình hạnh phúc không bạo lục gia đình.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

_Quyền chính trị, dân sự của công dân:

+Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị các cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

+Công dân có quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước là Quốc hội và HĐND các cấp.

+Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

+Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.

+Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

+Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm…

_Các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội:

+Quyền làm việc là một trong những quyền quan trọng nhát của công dân trong lĩnh vực các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội.

+Công dân có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

+Công dân có quyền học tập; có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ; có nơi ở hợp pháp; có quyền bình đẳng của phụ nữ đối với nam giới; quyền được bảo hộ về hôn nhân và gia đình.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com