Nội dung bài viết là những tư vấn, thủ tục được cập nhật liên tục, tuy nhiên luôn chỉ mang tính chất tham khảo, để được hướng dẫn cụ thể nhất, quý khách vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191 để được trợ giúp.
Chứng chỉ năng lực xây dựng là yêu cầu bắt buộc của tổ chức cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Tổ chức phải có chứng chỉ năng lực khi tham gia hoạt động xây dựng thuộc các lĩnh vực như khảo sát xây dựng gồm: khảo sát địa hình; khảo sát địa chất, địa chất thủy văn công trình hoặc lập quy hoạch xây dựng,… Vậy trình tự thủ tục cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng tiến hành như thế nào? Trong phạm vi bài viết, Luật LVN xin tư vấn tới quý khách hàng thủ tục cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng để khách hàng tham khảo và thực hiện đúng theo quy định pháp luật.
1. Đối tượng thực hiện
Tổ chức phải có chứng chỉ năng lực khi tham gia hoạt động xây dựng thuộc các lĩnh vực sau đây:
•Khảo sát xây dựng gồm: khảo sát địa hình; khảo sát địa chất, địa chất thủy văn công trình.
•Lập quy hoạch xây dựng.
•Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng gồm: thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình; thiết kế điện – cơ điện công trình; thiết kế cấp – thoát nước công trình; thiết kế thông gió – cấp thoát nhiệt; thiết kế mạng thông tin – liên lạc trong công trình xây dựng.
•Lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng.
•Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
•Thi công xây dựng công trình.
•Giám sát thi công xây dựng gồm: giám sát công tác xây dựng công trình; giám sát lắp đặt thiết bị công trình; giám sát lắp đặt thiết bị công nghệ.
•Kiểm định xây dựng.
•Quản lý, thẩm tra chi phí đầu tư xây dựng.
Lưu ý:
+ Một tổ chức có thể đề nghị cấp chứng chỉ năng lực cho một hoặc nhiều lĩnh vực tương ứng với các hạng khác nhau theo quy định của Thông tư số 17/2016/TT-BXD. Tổ chức chưa đủ Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực được tham gia các hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định tại Điều 10 Thông tư số 17/2016/TT-BXD đối với dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình quy mô cấp IV; dự án sửa chữa, cải tạo, bảo trì công trình quy mô cấp IV khi người phụ trách lĩnh vực chuyên môn của tổ chức có Điều kiện năng lực phù hợp với lĩnh vực đó.
+ Tổ chức nước ngoài không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực theo quy định tại Thông tư số 17/2016/TT-BXD khi hoạt động xây dựng tại Việt Nam.
2. Thành phần hồ sơ
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực bao gồm các tài liệu sau:
– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục số 03 Thông tư số 17/2016/TT-BXD.
– Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập tổ chức; bản quy trình quản lý thực hiện công việc; hệ thống quản lý chất lượng tương ứng với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
– Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của Bản danh sách các cá nhân chủ chốt, nhân viên, công nhân kỹ thuật (nếu có) có liên quan và kê khai kinh nghiệm hoạt động xây dựng của tổ chức theo quy định tại Phụ lục số 04 Thông tư số 17/2016/TT-BXD kèm theo các văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động của các cá nhân chủ chốt, công nhân kỹ thuật (nếu có) liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ năng lực; hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành đã thực hiện (mỗi lĩnh vực và loại không quá 03 hợp đồng, 03 biên bản nghiệm thu hoàn thành của công việc tiêu biểu đã thực hiện).
– Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của Bản kê khai năng lực tài chính trong thời gian 03 năm tính đến thời Điểm đề nghị cấp chứng chỉ năng lực, máy móc, thiết bị, phần mềm máy tính có liên quan đến lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức.
3. Trình tự thực hiện
Bước 1. Tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại qua bưu điện hoặc trực tiếp tới cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực (cơ quan cấp chứng chỉ năng lực bao gồm: Cục Quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I; Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III đối với tổ chức có trụ sở chính tại địa bàn hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình)
Bước 2. Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm kiểm tra sự đầy đủ và tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực về yêu cầu bổ sung hồ sơ hoặc tổ chức phúc tra để xác minh hồ sơ nếu cần thiết.
Bước 3. Tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ năng lực:
+ Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm đánh giá năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 17/2016/TT-BXD và trình Cơ quan cấp chứng chỉ năng lực quyết định.
Thời gian đánh giá, cấp chứng chỉ năng lực không quá 15 ngày đối với chứng chỉ năng lực hạng I; 10 ngày đối với Chứng chỉ năng lực hạng II và III kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
+ Trong thời gian tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định cấp chứng chỉ năng lực, Cơ quan cấp chứng chỉ năng lực theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 17/2016/TT-BXD có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị cấp Mã số chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục số 15 Thông tư số 17/2016/TT-BXD tới Bộ Xây dựng. Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Xây dựng có trách nhiệm phát hành Mã số chứng chỉ năng lực, đồng thời thực hiện việc tích hợp thông tin để quản lý, tra cứu chứng chỉ năng lực và công bố thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Thông tư số 17/2016/TT-BXD.
Lưu ý:
– Việc thu và sử dụng lệ phí cấp chứng chỉ năng lực (kể cả trường hợp đề nghị cấp lại hoặc bổ sung lĩnh vực hoạt động xây dựng) thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính. Tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ có nghĩa vụ nộp lệ phí cấp chứng chỉ năng lực khi nộp hồ sơ. Lệ phí không hoàn trả trong mọi trường hợp.
– Trường hợp tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực với các hạng khác nhau thì Cơ quan cấp chứng chỉ năng lực hạng cao nhất sẽ thực hiện cấp chứng chỉ năng lực cho tổ chức đó.
– Cơ quan cấp chứng chỉ năng lực có thẩm quyền thu hồi, cấp lại, Điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực của tổ chức do mình cấp.
– Chứng chỉ năng lực có hiệu lực trong thời hạn 05 năm. Tổ chức có chứng chỉ năng lực đã hết hạn hoặc có nhu cầu Điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực phải làm thủ tục cấp lại theo quy định.
4. Công việc Luật LVN thực hiện khi có yêu cầu dịch vụ
Khi khách hàng có yêu cầu dịch vụ tư vấn xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, Luật LVN sẽ hỗ trợ và thực hiện các công việc sau đây:
– Tư vấn những quy định của pháp luật về việc hồ sơ, thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng;
– Tiến hành soạn thảo hồ sơ xin chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho khách hàng;
– Đại diện lên cơ quan chức năng để nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho khách hàng;
– Đại diện theo dõi hồ sơ và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
– Đại diện nhận kết quả tại cơ quan chức năng cho khách hàng.
Khách hàng có nhu cầu tư vấn và sử dụng dịch vụ của Luật LVN, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí 24/7: 1900.0191 để được hỗ trợ. Rất mong được hợp tác cùng quý khách!