Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

_Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam:

+Chính phủ can thiệp về thiết lập hành chính, lãnh thổ bằng cách đề nghị Quốc hội, uỷ ban thường vụ Quốc hội.

+Chính phủ thiết lập bộ máy hành chính nhà nước nhưng do Quốc hội quyết định.

+Chính phủ là cơ quan quản lí nền hành chính quốc gia.

+Chính phủ quản lí các ngành của nền kinh tế quốc dân; đảm bảo và bảo vệ quyền con người và quyền công dân.

+Phạm vi quản lí có hiệu lực trên toàn quốc.

_Chính phủ thực hiện quyền hành pháp:

+Đề xuất, xây dựng chính sách vĩ mô, định hướng phát triển kinh tế- xã hội, dự thảo luật trình Quốc hội.

+Ban hành chính sách, kế hoạch cụ thể thuộc thẩm quyền; ban hành các văn bản dưới luật để thực thi các chủ trương, chính sách, văn bản do Quốc hội ban hành.

+Tổ chức thực hiện pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện kế hoạch, chính sách bởi các cơ quan hành chính nhà nước nhằm thống nhất quản lí các lĩnh vực của đời sống xã hội.

_Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội:

+Chính phủ do Quốc hội bầu ra, nhiệm kì theo nhiệm kì của Quốc hội, khi Quốc hội hết nhiệm kì, Chính phủ tiếp tục hoạt động cho đến khi bầu ra Chính phủ mới.

+Những văn bản do Quốc hội ban hành, Chính phủ phải chịu trách nhiệm cụ thể hoá và triển khai thành hiện thực.

+Quốc hội giám sát các hoạt động của Chính phủ để đảm bảo Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn của mình 1 cách nghiêm túc…

          Chính phủ do Quốc hội thành lập ra, nhiệm kì theo nhiệm kì của Quốc hội khi Quốc hội hết nhiệm kì, Chính phủ tiếp tục hoạt động cho đến khi bầu ra Chính phủ mới.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

_Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, vì:

+Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra tại kì họp thứ nhất của mỗi khoá Hội đồng nhân dân dưới hình thức bỏ phiếu kín.Kết quả bầu cử các thành viên của uỷ ban nhân dân được sự phê chuẩn của chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp. Đối với kết quả bầu cử các thành viên của uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.

+Uỷ ban nhân dân là cơ quan chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND, biến những quy định trong các nghị quyết đó thành hiện thực.

+Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trực tiếp.

_Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương:

+Quản lí hành chính nhà nước là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất, được coi là chức năng của Uỷ ban nhân dân.

+Hoạt động quản lí của uỷ ban nhân dân mang tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội về chính trị, kinh tế, văn hoá- xã hội…đối với mọi đối tượng.

+Hoạt động quản lí của uỷ ban nhân dân mang tính thống nhất; chỉ giới hạn trong phạm vi địa phương đó.

          Chức năng của uỷ ban nhân dân: Quản lí nhà nước, vì quản lí nhà nước là hoạt động chủ yếu, bao trùm lên toàn bộ hoạt động của uỷ ban nhân dân.

          Trật tự hình thành cuả uỷ ban nhân dân: Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra tại kì họp thứ nhất của mỗi khoá Hội đồng nhân dân dưới hình thức bỏ phiếu kín.Kết quả bầu cử các thành viên của uỷ ban nhân dân được sự phê chuẩn của chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp. Đối với kết quả bầu cử các thành viên của uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Về vị trí,tính chất, chức năng của chính phủ

Vị trí,tính chất, chức năng của Chính phủ đã được quy định trong Điều 109 Hiến pháp năm 1992 . Theo đó: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.Hiến pháp năm 1992 mới chỉ đề cập đến Chính phủ với tư cách là cơ quan chấp hành, cơ quan hành chính Nhà nước còn Chính phủ với tư cách là cơ quan thực hiện quyền hành pháp chưa được làm rõ.Hiến pháp năm 2013 kế thừa đồng thời bổ sung để thể hiện một cách toàn diện tính chất, vị trí, chức năng của Chính phủ. Điều 94 Hiến pháp năm 2013: “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội”.Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, Hiến pháp chính thức khẳng định vị trí, tính chất của Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, nhấn mạnh và đề cao hơn tính chất, vị trí Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp xác định cụ thể, rõ ràng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, vai trò của Chính phủ trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com