Khái niệm năng lực hành vi dân sự

  1. Khái niệm năng lực hành vi dân sự

Trước hết, cần hiểu năng lực hành vi là khả năng của các cá nhân hay tổ chức do pháp luật quy định, bằng các hành vi của chính mình thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý và tự chịu trách nhiệm về những hành vi ấy. Năng lực hành vi dân sự là một bộ phận cấu thành của năng lực chủ thể của cá nhân trong quan hệ pháp luật dân sự . Như vậy, năng lực hành vi dân sự là khả năng của chủ thể do pháp luật quy định, bằng hành vi và theo ý chí của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực hành vi dân sự của chủ thể bao gồm khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền dân sự và thực hiện nghĩa vụ dân sự cụ thể; khả năng tự chịu trách nhiệm bằng tài sản về hành vi của mình, bao gồm cả hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp.

  1. Khái niệm năng lực hành vi dân sự của cá nhân

Để tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, mỗi cá nhân đều phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi cần thiết cho quan hệ đó. Pháp luật dân sự quy định, ngay từ khi một cá nhân được sinh ra thì họ đã có khả năng có các quyền và nghĩa vụ dân sự.

Các quyền và nghĩa vụ này của mỗi cá nhân là như nhau và chỉ chấm dứt khi người đó chết. Đây chính là năng lực pháp luật dân sự của cá nhân. Trong khi đó, năng lực hành vi dân sự là khả năng cá nhân bằng hành vi của mình để tự mình xác lập các quan hệ dân sự và thực hiện các quyền, nghĩa vụ trong quan hệ đó lại được quy định tương đối phức tạp hơn, tùy vào từng trường hợp nhất định mà năng lực hành vi dân sự của mỗi cá nhân không giống nhau. BLDS năm 2005 đưa ra khái niệm năng lực hành vi thông qua qui định: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.”[1]. Với qui định này ta có thể nhận thấy năng lực pháp luật chính là tiền đề, điều kiện để cá nhân có năng lực hành vi, còn năng lực hành vi dân sự thực chất là năng lực về ý chí, năng lực phán đoán, năng lực hành động và năng lực chịu trách nhiệm về các hành vi pháp lý của mình.

“Xét trên hai phương diện ngôn ngữ tâm, sinh lí thì năng lực hành vi lại được hiểu theo hai cách như sau: Về ngôn ngữ thì “năng lực” là điều kiện chủ quan và tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó, “hành vi” là cách xử sự, biểu hiện ra bên ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể. ở phương diện này, năng lực hành vi dân sự là khả năng nhận thể hiện xử sự và kiểm soát, làm chủ các xử sự đó của cá nhân. Về tâm, sinh lí thì năng lực hành vi dân sự cá nhân có hai yếu tố là lý trí và mong muốn chủ quan. Trong đó, lý trí là khả năng nhận thức bằng suy luận, biểu hiện khả năng làm chủ các xử sự của mình, mong muốn chủ quan là sự theo đuổi một mục đích nhất định mà bản thân muốn hướng tới và thiên về cảm giá, tình cảm của cá nhân. Ở đây, năng lực hành vi dân sự cá nhân là sự hòa hợp giữa lý trí và mong muốn chủ quan của cá nhân khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự.”[2]

Xuất phát từ quan niệm chung như vậy nên BLDS Việt Nam cũng như BLDS các nước đều qui định về chế độ năng lực hành vi dựa trên cơ sở năng lực phán đoán và được xem xét dưới hai khía cạnh: năng lực xác lập giao dịch và năng lực gánh chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Trên cơ sở đó, BLDS Việt Nam chia năng lực hành vi dân sự của cá nhân thành các mức:

  • Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
  • Người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ
  • Người không có năng lực hành vi dân sự
  • Người bị mất năng lực hành vi dân sự
  • Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

Bên cạnh đó, NLHVDS của cá nhân có những đặc điểm:

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân do nhà nước quy định dựa trên sự phát triển về độ tuổi, khả năng nhận và làm chủ hành vi của cá nhân. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân do nhà nước quy định dựa trên sự phát triển về độ tuổi, khả năng nhận và làm chủ hành vi của cá nhân. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân chỉ có khi cá nhân đạt một độ tuổi nhất định và có thể bị mất hoặc bị hạn chế khi cá nhân còn sống. Ngoài việc căn cứ vào độ tuổi phát triển về thể chất, sự phát triển về tinh thần cũng được pháp luật chú trọng khi quy định về mức độ của năng lực hành vi dân sự. Bởi nếu là khả năng của cá nhân thì cá nhân đó phải có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình.

 Năng lực hành vi dân sự của cá nhân không bình đẳng, cá nhân khác nhau có năng lực hành vi dân sự khác nhau. Pháp luật phân chia năng lực hành vi dân sự của cá nhân thành các mức độ khác nhau căn cứ vào nhiều yếu tố dựa trên sự phát triển tâm sinh lí, khả năng nhận thức vào điều kiện hành vi thể hiện qua độ tuổi.

  1. Người thành niên, chưa thành niên

Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, việc xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân là rất quan trọng, mà trước tiên, căn cứ để xác định đó là độ tuổi. Dựa vào độ tuổi, các nhà làm luật phân chia thành từng nhóm người khác nhau, cũng là để dựa vào đó, cho thấy họ có năng lực hành vi dân sự mà chưa cần xem xét đến vấn đề nhận thức. Điều 18 BLDS quy định : “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên”. Theo đó, người thành niên là người có độ tuổi từ đủ mười tám tuổi trở lên và người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. Khái niệm trên, là cơ sở để áp dụng các thuật ngữ “người thành niên” , “ người chưa thành niên” trong các quy định được ghi nhận trong các văn bản khác nhau, điều chỉnh các mối quan hệ pháp luật dân sự. Ví dụ như: Điều 107 – Đại diện của hộ gia đình; Điều 647 – Người lập di chúc; Điều 58 – Giám hộ…..

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com