Mẫu Hợp đồng Thi công xây dựng công trình

(Công bố kèm theo văn bản số 2508/BXD-VP ngày 26/11/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố mẫu hợp đồng xây dựng)


MỤC LỤC

Phần 1 – Các căn cứ ký kết hợp đồng

Phần 2 – Các điều khoản và điều kiện của hợp đồng

Điều 1. Hồ sơ hợp đồng và thứ tự ưu tiên

Điều 2. Các định nghĩa và diễn giải

Điều 3. Các qui định chung

Điều 4. Khối lượng và phạm vi công việc

Điều 5. Giá hợp đồng, Tạm ứng và thanh toán

Điều 6. thay đổi, điều chỉnh giá hợp đồng

Điều 7. tiến độ thi công và thời hạn hoàn thành

Điều 8. quyền và nghĩa vụ chung của Nhà thầu

Điều 9. Quyền và nghĩa vụ chung của Chủ đầu tư

Điều 10. Nhiệm vụ quyền hạn của nhà tư vấn

(Trong trường hợp Chủ đầu tư thuê tư vấn

Điều 11. Nhà thầu phụ được chỉ định

Điều 12. Tạm ngừng và Chấm dứt Hợp đồng bởi Chủ đầu tư

Điều 13. các qui định về việc sử dụng lao động

Điều 14. vật liệu, Thiết bị và tay nghề của Nhà thầu

Điều 15. chạy thử khi hoàn thành

Điều 16. Nghiệm thu của chủ đầu tư

Điều 17. Trách nhiệm đối với các sai sót

Điều 18. đo lường và đánh giá

Điều 19. Tạm ngừng và Chấm dứt Hợp đồng bởi Nhà thầu

Điều 20. Rủi ro và Trách nhiệm

Điều 21. Bảo hiểm

Điều 22. Bất khả kháng

Điều 23. Khiếu nại và xử lý các tranh chấp

Điều 24. Quyết toán hợp đồng

Điều 25. Điều khoản chung

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––––

(Địa danh), ngày……tháng……..năm…….

HỢP ĐỒNG THI CÔNG XÂY DỰNG

Số: ……/…..(Năm) /…(ký hiệu hợp đồng)

Về việc: Thi công xây dựng

Cho công trình hoặc gói thầu (tên công trình và hoặc gói thầu) Số ………….

thuộc dự án (tên dự án) ………..

Giữa

( Tên giao dịch của chủ đầu tư )

( Tên giao dịch của Nhà thầu )

 

Phần 1 – Các căn cứ ký kết hợp đồng

Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4;

Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 thỏng 11 năm 2005,của Quốc hội khoá;

Căn cứ  Nghị định số 111/2006/NĐ – CP ngày 29 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn Nhà thầu .

Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình ;

Căn cứ Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng ;

Căn cứ kết quả lựa chọn Nhà thầu tại văn bản số (Quyết định số …).

Phần 2 – Các điều khoản và điều kiện của hợp đồng

Mở đầu

Hôm nay, ngày ….. tháng ….. năm ……. tại (Địa danh) …………………………, chúng tôi gồm các bên dưới đây:

  1. Chủ đầu tư (viết tắt là CĐT),

Tên giao dịch …………………………..

Đại diện (hoặc người đươc uỷ quyền) là: ………………  Chức vụ: …………

Địa chỉ: …………………..

Tài khoản: ……………….

Mã số thuế : ………………..

Điện thoại: ……………………..              Fax : …………………………

E-mail : ……………………………

là một Bên

  1. Nhà thầu:

Tên giao dịch :

Đại diện (hoặc người đươc uỷ quyền) là: ….. . …  Chức vụ: ……………

Địa chỉ: …………………………………………………………………..

Tài khoản: ………………………………………………………………

Mã số thuế : ………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………     Fax :    …………………………..

E-mail : ……………………………………

là Bên còn lại.

Chủ đầu tư  và Nhà thầu  được gọi riêng là Bên và gọi chung là Các Bên.

Các Bên tại đây thống nhất thoả thuận như sau:

Điều 1. Hồ sơ hợp đồng và thứ tự ưu tiên

1.1. Hồ sơ hợp đồng  

Hồ sơ hợp đồng là bộ phận không tách rời của hợp đồng, bao gồm các căn cứ ký kết hợp đồng, các điều khoản, điều kiện của hợp đồng này và các tài liệu sau:

1.1.1. Thông báo trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu;

1.1.2. Điều kiện riêng (nếu có): Phụ lục số … [Tiến độ thi công]; Phụ lục số … [Giá hợp đồng, tạm ứng và thanh toán]; Phụ lục số … [Các loại biểu mẫu];

1.1.3. Đề xuất của Nhà thầu và tài liệu kèm theo;

1.1.4. Các chỉ dẫn kỹ thuật, các bản vẽ thiết kế, điều kiện tham chiếu (Phụ lục số …[Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của Chủ đầu tư]);

1.1.5. Các sửa đổi, bổ sung bằng văn bản, biên bản đàm phán hợp đồng;

1.1.6. Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền tạm ứng và các bảo lãnh khác (nếu có);

1.1.7. Các tài liệu khác (các tài liệu – Phụ lục bổ sung trong quá trình thực hiện Hợp đồng).

1.2. Thứ tự ưu tiên của các tài liệu

Nguyên tắc những tài liệu cấu thành nên hợp đồng là quan hệ thống nhất giải thích tương hỗ cho nhau, nhưng nếu có điểm nào không rõ ràng hoặc không thống nhất thì các bên có trách nhiệm trao đổi và thống nhất. Trường hợp, các bên không thống nhất được thì thứ tự ưu tiên các tài liệu cấu thành hợp đồng để xử lý vấn đề không thống nhất được qui định như sau:

1.2.1. Thông báo trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu;

1.2.2. Điều kiện riêng (nếu có): Phụ lục số … [Tiến độ thi công]; Phụ lục số … [Giá hợp đồng, tạm ứng và thanh toán]; Phụ lục số … [Các loại biểu mẫu và Các tài liệu khác là bộ phận của Hợp đồng];

1.2.3. Đề xuất của Nhà thầu và tài liệu kèm theo (Phụ lục số … [Hồ sơ dự thầu hoặc sồ sơ đè xuất của Nhà thầu];

1.2.4. Các chỉ dẫn kỹ thuật, các bản vẽ thiết kế, điều kiện tham chiếu (Phụ lục số …[Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của Chủ đầu tư]);

1.2.5. Các sửa đổi, bổ sung bằng văn bản, biên bản đàm phán hợp đồng;

1.2.6. Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền tạm ứng và các bảo lãnh khác (nếu có);

1.2.7. Các tài liệu khác (các tài liệu – Phụ lục bổ sung trong quá trình thực hiện Hợp đồng).

Điều 2. Các định nghĩa và diễn giải

Các từ và cụm từ (được định nghĩa và diễn giải) sẽ có ý nghĩa như diễn giải sau đây và  được áp dụng cho Hợp đồng này trừ khi ngữ cảnh đòi hỏi diễn đạt từ một ý nghĩa khác:

2.1. “Chủ đầu tư” là ….. (tên giao dịch của chủ đầu tư) như đó núi đến trong phần các bên tham gia hợp đồng và những người  có quyền kế thừa hợp phỏp của Chủ đầu tư mà không phải là bất kỳ đối tượng nào do người đó uỷ quyền.

2.2. “Nhà thầu”  là ………… (tờn của Nhà thầu trong đơn dự thầu được Chủ đầu tư Chấp thuận) như được nờu ở phần các bên tham gia hợp đồng và những người kế thừa hợp phỏp của Nhà thầu mà không phải là bất kỳ đối tượng nào do người đó uỷ quyền.

2.3. “Đại diện Chủ đầu tư” là … (người được Chủ đầu tư nêu ra trong Hợp đồng hoặc được chỉ định theo từng thời gian theo Điều … Khoản …  [Đại diện của Chủ đầu tư]) và điều hành công việc thay mặt cho Chủ đầu tư.

2.4. Nhà tư vấn là người do Chủ đầu tư thuê để thực hiện việc giám sát thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình.

2.5. Tư vấn thiết kế là nhà thầu thực hiện việc thiết kế xây dựng công trình.

2.6. Dự án là … (tên dự án).  

2.7. Đại diện Nhà tư vấn là người được Nhà tư vấn chỉ định làm đại diện để thực hiện các nhiệm vụ do tư vấn giao và chịu trách nhiệm trước Nhà tư vấn.

2.8. “Đại diện Nhà thầu” là … (người được Nhà thầu nêu ra trong Hợp đồng hoặc được Nhà thầu chỉ định theo Khoản 8.3 [Đại diện Nhà thầu]) và điều hành công việc thay mặt Nhà thầu.

2.9. “Nhà thầu phụ” là … (bất kỳ Tổ chức hay cá nhân nào ký hợp đồng với Nhà thầu để trực tiếp điều hành thi công xây dựng công trình trên công trường sau khi được Chủ đầu tư chấp thuận và những người kế thừa hợp pháp).

2.10.  “Hợp đồng” là phần căn cứ ký kết hợp đồng, các bên tham gia hợp đồng, những Điều kiện này và các tài liệu … (theo qui định tại Khoản 1.1 [Hồ sơ hợp đồng]).

2.11. “ Hồ sơ mời thầu” hoặc “ Hồ sơ Yêu cầu của Chủ đầu tư”  là toàn bộ tài liệu theo qui định tại Phụ lục số … [Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của Chủ đầu tư].

2.12. Hồ sơ Dự thầu” hoặc “Hồ sơ đề xuất của Nhà thầu” là đơn dự thầu được ký bởi Nhà thầu và tất cả các văn bản khác mà Nhà thầu đệ trình được đưa vào trong hợp đồng theo qui định tại Phụ lục số … [Hồ sơ dự thầu hoặc sồ sơ đề xuất của Nhà thầu].

2.13. Chỉ dẫn kỹ thuật (thuyết minh kỹ thuật) là các chỉ tiêu, tiêu chuẩn kỹ thuật được quy định cho Công trình … và bất kỳ sửa đổi hoặc bổ sung cho các chỉ tiêu, tiêu chuẩn kỹ thuật đó.

2.14. Bản vẽ thiết kế là tất cả các bản vẽ, bảng tính toán và thông tin kỹ thuật tương tự của Công trình … do Chủ đầu tư cấp cho Nhà thầu hoặc do Nhà thầu nộp đã được Chủ đầu tư chấp thuận.

2.15. Bảng tiên lượng là bảng kê chi tiết đã định giá và hoàn chỉnh về khối lượng các hạng mục công việc cấu thành một phần nội dung của Hồ sơ thầu.

2.16. Đơn dự thầu là đề xuất có ghi giá dự thầu để thi công, hoàn thiện công trình và sửa chữa mọi sai sót trong công trình theo đúng các điều khoản qui định của hợp đồng do Nhà thầu đưa ra đã được Chủ đầu tư chấp thuận.

2.17. Bên là Chủ đầu tư hoặc Nhà thầu tuỳ theo ngữ cảnh (yêu cầu) diễn đạt.

2.18. “Ngày khởi công” là ngày được thông báo theo Khoản 8.1 [Ngỡy khởi công], trừ khi được nêu khác trong thoả thuân Hợp đồng

2.19. “Thời hạn hoàn thành” là thời gian để hoàn thành công trình hoặc hạng mục công trình (tuỳ từng trường hợp) theo Khoản 7.2 [Thời hạn hoàn thành] bao gồm cả sự kéo dài thời gian theo Khoản 7.4 [Gia hạn thời gian hoàn thành], được tính từ ngày khởi công.

2.20. “Biên bản nghiệm thu” là biên bản được phát hành theo Điều 16 [Nghiệm thu của Chủ đầu tư]

2.21. “Ngày” trừ khi được quy định khỏc, “ngày” được hiểu là ngày dương lịch và “thỏng” được hiểu là thỏng dương lịch.

2.22. “Thiết bị Nhà thầu” là toàn bộ thiết bị máy móc, phương tiện, xe cộ và các thứ khác yêu cầu phải có để nhà thầu thi công, hoàn thành công trình và sửa chữa bất cứ sai sót nào. Tuy nhiên, thiết bị của Nhà thầu không bao gồm các công trình tạm, thiết bị của Chủ đầu tư (nếu có), thiết bị, vật liệu và bất cứ thứ nào khác nhằm tạo thành hoặc đang tạo thành một Công trình chính.

2.23. “Công trình chính” là các công trình … (tên công trình) mà Nhà thầu thi công theo Hợp đồng.

2.24. “Hạng mục công trình” là một công trình chính đơn lẻ được nêu trong hợp đồng (nếu có).

2.25. “Công trình tạm” là tất cả các công trình phục vụ thi công công trình chính.

2.26. Công trình là công trình chính và công trình tạm hoặc là một trong hai loại công trình này.

2.27. “Thiết bị của Chủ đầu tư” là máy móc, phương tiện do Chủ đầu tư cấp cho Nhà thầu sử dụng để thi công công trình, như đã nêu trong Phụ lục số … [Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của Chủ đầu tư].

2.28. “Bất khả kháng” được định nghĩa tại Điều 22 [Bất Khả kháng]

2.29. “Luật” là toàn bộ hệ thống luật pháp của nước Công hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

2.30. “Công trường” là  địa điểm Chủ đầu tư giao cho Nhà thầu để thi công công trình cũng như bất kỳ địa điểm nào khác được qui định trong hợp đồng.

2.31. “Thay đổi” là sự thay đổi (điều chỉnh) phạm vi công việc, Chỉ dẫn kỹ thuật, Bản vẽ thiết kế, Giá hợp đồng hoặc Tiến độ thi công khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Chủ đầu tư.

Điều 3. Các qui định chung

3.1. Luật và ngôn ngữ

Hợp đồng chịu sự điều tiết của hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Ngôn ngữ giao dịch là tiếng Việt (đối với các hợp đồng có sự tham gia của phía nước ngoài thì ngôn ngữ giao dịch là tiếng Việt và tiếng Anh).

3.2. Nhượng lại 

Không bên nào được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần Hợp đồng hoặc bất cứ phần lợi ích hoặc quyền lợi trong hoặc theo Hợp đồng. Tuy nhiên, các bên:

(a)  có thể chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần Hợp đồng với sự thoả thuận trước của phía bên kia theo sự suy xét thận trọng và duy nhất của phía bên đó.

(b)  có thể dùng làm bảo lãnh đối với một ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.

3.3. Việc bảo quản và cung cấp tài liệu

Tài liệu của Nhà thầu phải được Nhà thầu cất giữ cẩn thận, trừ khi và cho tới khi được Chủ đầu tư tiếp nhận. Nhà thầu phải cung cấp cho Chủ đầu tư  6 bản sao mỗi bộ tài liệu của Nhà thầu.

Nhà thầu phải giữ trên công trường một bản sao Hợp đồng và các tài liệu của hợp đồng theo Khoản 1.1 [Hồ sơ hợp đồng].

Nếu một Bên phát hiện thấy lỗi hoặc sai sót về mặt kỹ thuật trong một tài liệu đã chuẩn bị để dùng thi công công trình, thì Bên đó phải thông báo ngay cho Bên kia biết những lỗi hoặc sai sót này.

3.4. Việc bảo mật 

Ngoại trừ trường hợp cần thiết để thực hiện theo nghĩa vụ hoặc tuân theo các qui định của pháp luật, cả hai bên đều phải xem các chi tiết của Hợp đồng là bí mật và của riêng mình. Nhà thầu không được xuất bản, cho phép xuất bản hay để lộ bất kỳ chi tiết nào của công trình trên mọi sách báo thương mại hoặc kỹ thuật hoặc một nơi nào khác mà không có sự thoả thuận trước đó của Chủ đầu tư.

3.5. Chủ đầu tư sử dụng tài liệu của Nhà thầu  

Giữa các bên với nhau, Nhà thầu giữ bản quyền và các quyền sở hữu trí tuệ khác đối với tài liệu của Nhà thầu.

Nhà thầu được xem như (bằng cách ký Hợp đồng) cấp cho Chủ đầu tư một Giấy phép có thể chuyển nhượng không có thời hạn chấm dứt, không độc quyền, không phải trả tiền bản quyền về việc sao chụp, sử dụng và thông tin các tài liệu của Nhà thầu, bao gồm cả tiến hành và sử dụng các cải tiến. Giấy phép này phải:

(a) áp dụng trong suốt quá trình hoạt động thực tế hoặc dự định (dù dài thế nào chăng nữa) của các bộ phận liên quan đến công trình.

(b)  giao quyền cho ai đó sở hữu một cách thích hợp các phần liên quan đến công trình, sao chụp, sử dụng và thông tin tài liệu của Nhà thầu với mục đích hoàn thành, vận hành, bảo dưỡng, sửa đổi, điều chỉnh, sửa chữa và phá dỡ công trình, và

(c) trường hợp tài liệu của Nhà thầu ở dạng chương trình máy tính và phần mềm khác, cho phép họ sử dụng trên bất cứ máy vi tính nào trên công trường và các nơi khác như đã trù tính cụ thể trong Hợp đồng, kể cả việc thay máy tính do Nhà thầu cấp.

Trường hợp, Nhà thầu không đồng ý thì Chủ đầu tư (hoặc Đại diện của mình) không được sử dụng, sao chụp tài liệu của Nhà thầu hoặc thông tin cho bên thứ 3 vì mục đích khác với những mục đích cho phép trong Khoản này.

3.6. Việc Nhà thầu sử dụng tài liệu của Chủ đầu tư

Giữa các bên, Chủ đầu tư giữ bản quyền và các quyền sở hữu trí tuệ khác về Hồ sơ mời thầu (hoặc hồ sơ yêu cầu của Chủ đầu tư) và các tài liệu khác của Chủ đầu tư hoặc đại diện của Chủ đầu tư. Nhà thầu có thể, bằng chi phí của mình, sao chụp, sử dụng và nhận thông tin về những tài liệu này vì mục đích của Hợp đồng. Nếu không được sự đồng ý của Chủ đầu tư Nhà thầu sẽ không được sao chụp, sử dụng hoặc thông tin những tài liệu đó cho bên thứ 3, trừ khi điều đó là cần thiết vì mục đích của Hợp đồng.

3.7. Tuân thủ pháp luật

Nhà thầu, khi thực hiện Hợp đồng, phải tuân thủ pháp luật hiện hành của nước Công hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Các bên phải:

(a)  Chủ đầu tư phải đảm bảo điều kiện khởi công công trình theo qui định của pháp luật ;

(b) Nhà thầu phải thông báo, nộp tất cả các loại thuế, lệ phí, phí và có tất cả giấy phép và phê chuẩn, theo qui định của pháp luật liên quan đến thi công xây dựng, hoàn thành công trình và sửa chữa sai sót; Nhà thầu phải bồi thường và gánh chịu thiệt hại cho Chủ đầu tư những hậu quả do sai sót vì không tuân thủ pháp luật của mình gây ra.

3.8. Đồng trách nhiệm và đa trách nhiệm

Trường hợp là Nhà thầu liên danh thì:

(a) HỢP ĐỒNG này ràng buộc trỏch nhiệm riờng rẽ và liờn đới mỗi thành viờn trong liờn danh (cựng với người thừa kế và người được chuyển nhượng hợp phỏp tương ứng của thành viờn đú). HỢP ĐỒNG sẽ được hiểu và diễn giải một cỏch tương ứng như vậy;

(b)  Liên danh Nhà thầu này phải thông báo cho Chủ đầu tư về người đứng đầu liên danh, là người sẽ có thẩm quyền liên kết Nhà thầu và từng thành viên trong liên danh;

(c) NHÀ THẦU ĐỨNG ĐẦU liên danh được chấp thuận là cú đầy đủ thẩm quyền để ràng buộc tất cả cỏc thành viờn tạo thành NHÀ THẦU trong tất cả cỏc vấn đề liờn quan đến HỢP ĐỒNG và được uỷ quyền để đưa ra cỏc quyết định thay mặt NHÀ THẦU, và được đơn phương định đoạt việc thực thi tất cả cỏc quyền hạn trao cho NHÀ THẦU theo HỢP ĐỒNG này.

(d) Nhà thầu không được thay đổi cơ cấu hoặc tư cách pháp lý của mình nếu không được sự đồng ý của Chủ đầu tư.

Để trỏnh hiểu lầm, trỏch nhiệm riờng rẽ và liờn đới của mỗi thành viờn tạo thành NHÀ THẦU sẽ khụng cú ý định để bị ảnh hưởng hoặc chịu ảnh hưởng bởi nội dung của Thoả thuận liờn danh trong Phụ lục số …

Điều 4. Khối lượng và phạm vi công việc

Nhà thầu sẽ thực hiện việc thi công xây dựng công trình được mô tả trong Phụ lục số … [Hồ sơ mời thầu hoặc Hồ sơ yêu cầu của Chủ đầu tư] trên cơ sở giá hợp đồng theo Điều 5 [Giá hợp đồng, tạm ứng và thanh toán], như được mô tả chung, nhưng không giới hạn bởi các Khoản từ 4.1 đến 4.13 dưới đây và sẽ sửa chữa mọi sai sót thuộc trách nhiệm của mình. Các công việc thi công nói trên được gọi chung là Công việc sẽ được thực hiện phù hợp với các yêu cầu của hợp đồng và đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư một cách hợp lý, với mục đích cuối cùng là cung cấp cho chủ đầu tư một công trình hoàn chính, an toàn và vận hành một cách hiệu quả. Nhà thầu sẽ:

4.1.  Thi công xây dựng công trình như được mô tả trong Phụ lục số … [Hồ sơ mời thầu hoặc Hồ sơ yêu cầu của Chủ đầu tư];

4.2. Cung cấp hoặc thu xếp để cung cấp tất cả các lao động, quản lý, thiết bị và vật tư cần thiết để thực hiện công việc ngoại trừ trường hợp đặc biệt được qui định trong hợp đồng;

4.3. Thiết lập các qui trình, các hệ thống quản lý, báo cáo đầy đủ nhằm kiểm soát chất lượng và tiến độ của Công việc một cách chặt chẽ và cung cấp cho Chủ đầu tư đầy đủ các thông tin để có thể đánh giá tiến độ thực tế của Công việc một cách độc lập;

4.4. Thi công xây dựng tất cả các công trình tạm và duy trì tất cả các hạng mục đó một cách an toàn và hiệu quả cho việc thực hiện Công việc cho đến khi chúng được đưa ra khỏi công trường hoặc hoàn trả theo yêu cầu của hợp đồng;

4.5. Tuyển dụng, đào tạo, tổ chức, quản lý và giám sát Nhà thầu phụ và lao động trên công trường phục vụ cho Công việc, đảm bảo rằng họ được chỉ dẫn về phương pháp làm việc thích hợp và an toàn lao động;

4.6. Cung cấp, quản lý và qui định việc đi lại trong khu vực công trường; việc đến và đi từ công trường một cách an toàn và có trật tư đối với Nhân lực của Nhà thầu bao gồm: lao động tại hiện trường, nhân viên quản lý và giám sát, nhân viên quản lý công trường, nhân sự của các nhà cung cấp, nhà thầu phụ;

4.7. Chuẩn bị chạy thử (vận hành) công trình như qui định tại Phụ lục số … [Hồ sơ mời thầu hoặc Hồ sơ yêu cầu của Chủ đầu tư];

4.8. Thực hiện chạy thử công trình như qui định tại Phụ lục số … [Hồ sơ mời thầu hoặc Hồ sơ yêu cầu của Chủ đầu tư];

4.9. Giám sát và chỉ đạo việc chạy thử công trình;

4.10. Thu xếp các thủ tục hải quan bao gồm cả việc thu xếp các loại bảo đảm, lưu kho, vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam đối với tất cả vật tư, thiết bị, hàng hoá nhập khẩu nào phục vụ cho thi công xây dựng công trình;

4.11. Phối hợp với các Nhà thầu phụ, nhà cung cấp, các Bên khác do Nhà thầu thuê có liên quan đến Công việc và với các Nhà bản quyền công nghệ (nếu có) nhằm đảm bảo rằng tất cả các vật tư thiết bị sử dụng vào công trình đúng theo qui định của hợp đồng;

4.12. Cung cấp tất cả các thiết bị và dịch vụ khác cần thiết để đạt được nghiệm thu bàn giao công trình theo hợp đồng;

4.13. Luôn luôn thực hiện Công việc một cách an toàn

Bất kỳ hoạt động nào không được nêu rõ tại Điều này nhưng có thể suy diễn từ hợp đồng là cần thiết để hoàn thành Công việc thì Nhà thầu sẽ thực hiện và chi phí cho công việc đó được coi như là đã tính trong giá hợp đồng, trừ khi có qui định khác trong hợp đồng.

Điều 5. Giá hợp đồng, Tạm ứng và thanh toán 

5.1. Giá hợp đồng

5.1.1. Sau khi đánh giá toàn bộ công việc mà Nhà thầu đã thực hiện và đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo qui định của hợp đồng, Chủ đầu tư sẽ thanh toán cho Nhà thầu giá hợp đồng gồm:

  1. a) Bằng Việt Nam Đồng: …………………… và
  2. b) Bằng Ngoại tệ: …………………………… và
  3. c) Bất kỳ khoản bổ sung hay giảm trừ nào do thay đổi Công việc được Chủ đầu tư phê duyệt.

5.1.2. Giá hợp đồng là không đổi, ngoại trừ các trường hợp được qui định tại Điều 6 [Thay đổi, điều chỉnh giá hợp đồng] và được thanh toán bằng các đồng tiền tương ứng (VNĐ và ngoại tệ);

5.1.3. Trừ khi có các quy định khác một cách rõ ràng trong hợp đồng, giá hợp đồng bao gồm tất cả các chi phí để thực hiện Công việc: toàn bộ chi phí, phí, lợi nhuận và tất cả các loại thuế liên quan đếnCông việc theo đúng qui định của pháp luật;

5.1.4. Giá hợp đồng bao gồm tất cả chi phí liên quan đến bản quyền, …

5.1.5. Trừ khi có qui định khác rõ ràng trong hợp đồng, Nhà thầu phải tự chịu mọi rủi ro liên quan đến chi phí thực hiện Công việc và Nhà thầu được xem như đã có được tất cả các thông tin cần thiết và đã tính đến tất cả các tình huống có thể ảnh hưởng tới chi phí khi xác định giá hợp đồng;

5.1.6. Giá hợp đồng sẽ được điều chỉnh trong các trường hợp:

  1. a) Thay đổi Công việc đã được thoả thuận giữa các Bên trong hợp đồng này, và
  2. b) Những điều chỉnh đã được qui định trong Điều 6 [Thay đổi, điều chỉnh giá hợp đồng].

5.2. Tạm ứng

5.2.1. Sau khi nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng và bảo đảm tiền tạm ứng (nếu có), Chủ đầu tư sẽ ứng trước cho Nhà thầu số tiền:

  1. a) Bằng Việt Nam đồng: ………….. , và
  2. b) Bằng Ngoại tệ: …………………….., và

5.2.2. Số tiền tạm ứng này sẽ được Chủ đầu tư thu hồi ngay ở lần thanh toán đầu tiên và các lần thanh toán tiếp theo và thu hồi hết khi thanh toán đạt 80% giá hợp đồng như được qui định chi tiết tại Phụ lục số … [Giá hợp đồng, tạm ứng và thanh toán]. Nhà thầu phải đảm bảo rằng bảo đảm thực hiện hợp đồng và bảo đảm tiền tạm ứng (nếu có) là có giá trị và có hiệu lực cho đến khi kết thúc hoàn toàn việc thu hồi ứng.

5.2.3. Tiền tạm ứng sẽ được thu hồi bằng cách giảm trừ trong các lần thanh toán. Tỷ lệ giảm trừ sẽ dựa trên tỷ lệ thu hồi được quy định trong Phụ lục số … [Giá hợp đồng, tạm ứng và thanh toán]

Trường hợp, tạm ứng vẫn chưa được hoàn trả trước khi ký biên bản nghiệm thu công trình và trước khi chấm dứt Hợp đồng theo Điều 12 [Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng bởi Chủ đầu tư], Điều 19 [Tạm ngừng và Chấm dứt hợp đồng bởi Nhà thầu] hoặc Điều 22 [Bất khả kháng] (tuỳ từng trường hợp), khi đó toàn bộ số tiền tạm ứng chưa thu hồi được này sẽ là nợ đến hạn và Nhà thầu phải chịu trách nhiệm thanh toán cho Chủ đầu tư.

5.3. Thanh toán

5.3.1. Tiến độ thanh toán

Chủ đầu tư sẽ thanh toán cho Nhà thầu toàn bộ giá hợp đồng đã ký sau khi Nhà thầu hoàn thành hợp đồng và được nghiệm thu.

Việc thanh toán thực hiện theo qui định của Tiến độ thanh toán được nêu cụ thể tại Phụ lục số … [Giá hợp đồng, tạm ứng và thanh toán hợp đồng], khi đó trừ khi được nêu khác với quy định trong Tiến độ thanh toán này thì:

(a) Các đợt thanh toán thực hiện theo Tiến độ thanh toán

(b) Trường hợp, tiến độ thi công thực tế chậm hơn tiến độ thanh toán, Chủ đầu tư có thể đồng ý xác định mức thanh toán theo tiến độ thanh toán của hợp đồng hoặc thanh toán theo tiến độ thi công thực tế khi Nhà thầu hoàn thành công việc.

5.3.2. Hồ sơ thanh toán

Nhà thầu sẽ nộp hồ sơ thanh toán … bộ lên Chủ đầu tư sau khi đến thời hạn thanh toán nêu trong Hợp đồng bằng biểu mẫu theo qui định của Phụ lục số … [Các loại biểu mẫu và Các tài liệu khác là bộ phận của Hợp đồng, có thể bao gồm cả các tài liệu bổ sung trong quá trình thực hiện Hợp đồng] hoặc các biểu mẫu được Chủ đầu tư chấp thuận (Hồ sơ thanh toán theo hướng dẫn tại Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng, sau đây viết tắt là TT06).

5.3.3. Thời hạn thanh toán

Trừ trường hợp có quy định khác với Khoản 9.4 [Khiếu nại của Chủ đầu tư], sau khi nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ theo qui định của hợp đồng Chủ Đầu tư sẽ thanh toán cho Nhà thầu trong vòng … ngày làm việc.

5.3.4. Thanh toán bị chậm trễ

Nếu Nhà thầu không nhận được tiền thanh toán theo Khoản 5.3 [Thanh toán], Chủ đầu tư sẽ phải bồi thường thiệt hại về tài chính theo từng tháng trên cơ sở số tiền đã không được thanh toán trong thời gian chậm trễ theo lãi suất … cho … tháng (ngày, tuần, …do các bên qui định) đầu; Lãi suất … cho … tháng (ngày, tuần, …do các bên qui định) thứ 2 …

Nhà thầu sẽ được nhận khoản bồi thường này không cần có thông báo chính thức và không làm ảnh hưởng quyền lợi khác.

5.3.5. Thanh toán tiền bị giữ lại

“Tiền bị giữ lại” là khoản tiền chưa thanh toán hết khi các bên chưa đủ căn cứ để xác định giá trị của các lần thanh toán và tiền mà Chủ đầu tư giữ lại để bảo hành công trình (nếu có).

Chủ đầu tư sẽ thanh toán toàn bộ các khoản tiền bị giữ lại cho Nhà thầu khi các bên đã đủ căn cứ để xác định giá trị của các lần thanh toán và khi Nhà thầu hoàn thành nghĩa vụ bảo hành công trình theo qui định tại Khoản …

5.3.6. Loại tiền dùng để thanh toán

Giá hợp đồng sẽ được thanh toán bằng đồng tiền Việt Nam (VNĐ) và Ngoại tệ (nếu có), việc thanh toán sẽ được thực hiện như sau :

  1. a) Tỷ lệ hoặc các khoản tiền được tính bằng nội tệ và ngoại tệ và tỷ giá trao đổi ấn định được sử dụng để tính tiền thanh toán như đã nêu cụ thể trong Thoả thuận hợp đồng, trừ khi có thoả thuận khác của cả hai bên;
  2. b) Việc thanh toán và giảm trừ theo Khoản 5.2 [Tạm ứng] và Khoản 6.5 [Điều chỉnh do thay đổi về pháp luật] sẽ được tính bằng các loại tiền tệ và tỷ lệ được áp dụng; và
  3. c) Việc thanh toán các thiệt hại được nêu cụ thể trong Điều kiện riêng sẽ được tính bằng các loại tiền tệ và tỷ lệ được nêu trong Điều kiện riêng;
  4. d) Các thanh toán khác của Nhà thầu cho Chủ đầu tư sẽ được tính bằng loại tiền tệ mà số tiền do Chủ đầu tư đã chi tiêu bằng loại tiền đó hoặc bằng tiền tệ mà cả hai Bên có thể thỏa thuận;
  5. e) Nếu bất cứ số tiền nào mà Nhà thầu thanh toán cho Chủ đầu tư bằng loại tiền tệ riêng vượt quá số tiền mà Chủ đầu tư phải trả cho Nhà thầu bằng loại tiền tệ đó, Chủ đầu tư có thể thu lại phần cân đối của số tiền này từ các khoản tiền khác mà Chủ đầu tư thanh toán cho Nhà thầu bằng các loại tiền tệ khác; và
  6. f) Nếu không có tỷ giá trao đổi nào được nêu trong Hợp đồng, thì sẽ sử dụng tỷ giá giao dịch bình quân vào ngày thanh toán và do Ngân hàng Nhà nước công bố.

Việc thanh toán số tiền đến hạn phải trả bằng mỗi loại tiền tệ sẽ được chuyển vào tài khoản ngân hàng của Nhà thầu.

Điều 6. thay đổi, điều chỉnh giá hợp đồng

6.1. Giá hợp đồng có thể được điều chỉnh trong các trường hợp sau (việc áp dụng tuỳ thuộc từng hợp đồng cụ thể):

6.1.1. Bổ sung công việc ngoài phạm vi qui định trong hợp đồng đã ký kết;

6.1.2. Khi ký kết hợp đồng có sử dụng đơn giá tạm tính đối với những công việc hoặc khối lượng công việc mà ở thời điểm ký hợp đồng Bên giao thầu và Bên nhận thầu chưa đủ điều kiện xác định chính xác đơn giá và đồng ý điều chỉnh khi có đủ điều kiện;

6.1.3. Khi khối lượng phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng mà nhà thầu phải thực hiện theo hợp đồng thì xem xét điều chỉnh đơn giá của khối lượng phát sinh đó;

6.1.4. Các đơn giá mà Bên giao thầu và Bên nhận thầu đồng ý xem xét, điều chỉnh lại sau khoảng thời gian nhất định kể từ khi thực hiện hợp đồng;

6.1.5. Trường hợp giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị nêu trong hợp đồng có biến động lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện hợp đồng hoặc khi Nhà nước thay đổi các chính sách có liên quan thì phải báo cáo Người có thẩm quyền xem xét quyết định;

6.1.6. Do các trường hợp bất khả kháng qui định trong hợp đồng;

6.2. Phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng

6.2.1. Đối với trường hợp bổ sung công việc ngoài phạm vi công việc qui định trong hợp đồng thì phần giá hợp đồng điều chỉnh được xác định trên cơ sở khối lượng các công việc bổ sung và đơn giá các công việc bổ sung. Đơn giá các công việc bổ sung được xác định như sau:

(a) Đối với các khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc hợp đồng mà trong hợp đồng đã có đơn giá thì phương pháp điều chỉnh theo Điểm 6.2.3 sau;

(b) Đối với những khối lượng công việc bổ sung mà trong hợp đồng chưa có đơn giá: thì phương pháp điều chỉnh được qui định như sau … (theo hướng dẫn tại Điều 27 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ, sau đây viết  tắt là NĐ99)

6.2.2. Đối với trường hợp khi ký kết hợp đồng có sử dụng đơn giá tạm tính cho những công việc mà ở thời điểm ký hợp đồng các Bên chưa đủ điều kiện xác định chính xác đơn giá và đồng ý điều chỉnh khi có đủ điều kiện thì giá hợp đồng điều chỉnh cho những công việc này được xác định trên cơ sở khối lượng thực hiện và đơn giá điều chỉnh theo … (do các bên tự thoả thuận về phương pháp, cách thức điều chỉnh).

6.2.3. Đối với trường hợp khối lượng phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng mà nhà thầu phải thực hiện theo hợp đồng thì đơn giá của khối lượng phát sinh đó được điều chỉnh theo qui định sau:

(a) Đối với các khối lượng phát sinh tăng hoặc giảm nhỏ hơn 20% (từ 80% cho đến 120%) khối lượng công việc tương ứng mà Nhà thầu phải thực hiện theo hợp đồng thì sử dụng đơn giá được qui định trong hợp đồng;

(b) Đối với các khối lượng phát sinh tăng hơn 20% (từ trên 120%) khối lượng công việc tương ứng mà Nhà thầu phải thực hiện theo hợp đồng thì đơn giá được điều chỉnh như sau: … (do các bên tự thoả thuận về phương pháp, cách thức điều chỉnh theo nguyên tắc tại Điều 27 NĐ99);

(c) Đối với các khối lượng phát sinh giảm hơn 20% (dưới 80%) khối lượng công việc tương ứng mà Nhà thầu phải thực hiện theo hợp đồng thì đơn giá được điều chỉnh như sau: … (do các bên tự thoả thuận về phương pháp, cách thức điều chỉnh theo nguyên tắc tại Điều 27 NĐ99);

6.2.4. Điều chỉnh đơn giá sau khoảng thời gian nhất định kể từ khi thực hiện hợp đồng: thì giá hợp đồng điều chỉnh cho những công việc này được xác định trên cơ sở khối lượng thực hiện và đơn giá điều chỉnh. (Phương pháp điều chỉnh đơn giá các bên tham gia hợp đồng có thể tham khảo một trong các phương pháp được hướng dẫn tại mục 2.9.3 của TT06)

6.2.5. Trường hợp giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị nêu trong hợp đồng có biến động lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện hợp đồng hoặc khi Nhà nước thay đổi các chính sách có liên quan thì phải báo cáo Người có thẩm quyền xem xét quyết định. Khi đó, phương pháp điều chỉnh được qui định như sau:

(a) Trường hợp Người có thẩm quyền có hướng dẫn phương pháp điều chỉnh thì thực hiện theo các hướng dẫn đó;

(b) Trường hợp Người có thẩm quyền không có hướng dẫn cụ thể thì việc điều chỉnh thực hiện như sau … (do các bên tự thoả thuận về phương pháp, cách thức điều chỉnh theo nguyên tắc tại Điều 27 NĐ99).

6.2.6. Trường hợp bất khả kháng thực hiện theo Điều 22 [Bất khả kháng]

6.2.7. Trường hợp, các công việc phát sinh là công việc nhỏ hoặc phụ, thì việc thay đổi sẽ được thực hiện trên cơ sở ngày công làm việc. Công việc sau đó sẽ được định giá theo bảng đơn giá ngày công được nêu trong Hợp đồng hoặc được Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) chấp thuận.

Các căn cứ để tính trượt giá được xác định vào thời điểm 28 ngày trước ngày Nhà thầu nộp hồ sơ thanh toán.

6.3. Quyền được thay đổi của Chủ đầu tư và Nhà thầu

Việc thay đổi có thể được Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) triển khai vào bất cứ lúc nào trước khi cấp Biên bản nghiệm thu công trình bằng việc yêu cầu thay đổi hoặc do Nhà thầu trình đề xuất.

Nhà thầu chỉ được phép tiến hành thay đổi hoặc sửa chữa các công việc khi có sự chấp thuận của Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn).

Mọi sửa đổi này không có giá trị làm giảm hoặc vô hiệu hoá hiệu lực hợp đồng.

Trường hợp, Nhà thầu không thực hiện được bất kỳ thay đổi nào theo yêu cầu của Chủ đầu tư thì Nhà thầu phải thông báo ngay cho Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) và nêu rõ lý do (i) Nhà thầu không thể có được những phương tiện cần thiết theo yêu cầu cho việc thay đổi, (ii) việc đó sẽ làm giảm sự an toàn hoặc ổn định của công trình hoặc (iii) việc đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc đạt được các bảo lãnh thực hiện. Khi nhận được thông báo này Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) sẽ xem xét quyết định hoặc thay đổi hướng dẫn.

6.4. Thủ tục thay đổi  

Khi Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) yêu cầu thay đổi hoặc Nhà thầu đề xuất thay đổi, Nhà thầu sẽ trả lời bằng văn bản lý do tại sao Nhà thầu không thể đáp ứng (nếu là trường hợp đó) hoặc nộp:

(a) Bản mô tả thiết kế được đề xuất và / hoặc công việc sẽ được tiến hành và kế hoạch thực hiện chúng,

(b) Đề xuất của Nhà thầu về các thay đổi cần thiết cho Tiến độ thi công xây dựng công trình theo Khoản 7.3 [Tiến độ thi công xây dựng công trình] và cho thời gian hoàn thành và

(c) Đề xuất của Nhà thầu về việc điều chỉnh Giá hợp đồng.

Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) ngay sau khi nhận được đề xuất đó sẽ trả lời nêu rõ đồng ý hay không đồng ý hoặc có ý kiến khác. Nhà thầu sẽ không được trì hoãn công việc nào trong khi đợi sự phản hồi từ phía Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn).

Mỗi thay đổi phải được đánh giá theo Điều 18 [Đo lường và đánh giá] trừ khi Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) chỉ dẫn hoặc chấp thuận khác theo điều này.

6.5. Điều chỉnh do các thay đổi về pháp luật  

Giá hợp đồng sẽ được điều chỉnh để tính đến việc tăng hoặc giảm chi phí nảy sinh từ thay đổi trong luật pháp của Nhà nước (bao gồm việc ban hành luật mới và việc sửa đổi bổ sung các luật hiện hành) hoặc những qui định của Chính phủ có tính pháp lý (gọi chung là thay đổi về pháp luật) có hiệu lực sau Ngày khởi công làm ảnh hưởng đến Nhà thầu trong việc thực hiện những nghĩa vụ theo Hợp đồng.

Nếu Nhà thầu phải chịu (hoặc sẽ phải chịu) sự chậm trễ và / hoặc những chi phí phát sinh thêm do việc thay đổi về pháp luật đó, thì Nhà thầu sẽ thông báo cho Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) và theo Khoản 23.1 [Khiếu nại của nhà thầu] sẽ được phép:

(a) Kéo dài thời gian cho sự chậm trễ đó nếu việc hoàn thành bị (hoặc sẽ bị) trì hoãn theo Khoản 7.4 [Gia hạn thời gian hoàn thành]

(b) Thanh toán các chi phí đó, sẽ được tính vào Giá hợp đồng.

Sau khi nhận được thông báo này, Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) sẽ đồng ý hoặc quyết định những vấn đề này theo Khoản 10.5 [Quyết định].

Điều 7. Tiến độ thi công và thời hạn hoàn thành

7.1. Ngày khởi công  

Ngày khởi công là … (ghi cụ thể ngày … tháng … năm …) hoặc:

(a) Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) phải thông báo trước cho Nhà Thầu không ít hơn … (28 ngày) về Ngày khởi công và

(b) Ngày Khởi công sẽ là trong vòng … ngày sau khi Hợp đồng có hiệu lực.

Nhà thầu sẽ bắt đầu tiến hành thi công xây dựng công trình ngay sau ngày khởi công và sẽ thực hiện thi công xây dựng công trình đúng thời hạn mà không được chậm trễ.

7.2. Thời hạn hoàn thành

Nhà thầu phải hoàn thành toàn bộ công trình và mỗi hạng mục công trình (nếu có) trong khoảng thời hạn hoàn thành công trình hoặc hạng mục công trình (tuỳ theo từng trường hợp) bao gồm :

(a) Đã qua các lần chạy thử khi hoàn thành công trình hoặc hạng mục công trình tuỳ từng trường hợp và

(b) Hoàn thành tất cả các công việc đã được nêu trong Hợp đồng hoặc hạng mục công trình để được xem xét là đã hoàn thành và được nghiệm thu theo Khoản 16.1 [nghiệm thu công trình và hạng mục công trình].

7.3. Tiến độ thi công xây dựng công trình 

Nhà thầu sẽ trình cho Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn tiến độ thi công chi tiết trong vòng … ngày sau Ngày khởi công. Nhà thầu cũng sẽ trình tiến độ thi công đã được sửa đổi nếu tiến độ thi công trước đó không phù hợp với tiến độ thực tế hoặc không phù hợp với nghĩa vụ của Nhà thầu. Trừ khi được nêu khác trong hợp đồng, mỗi bản tiến độ thi công sẽ bao gồm:

(a) Trình tự thực hiện công việc của Nhà thầu và thời gian thi công dự tính cho mỗi giai đoạn chính của công trình;

(b) Quá trình và thời gian kiểm tra, kiểm định được nêu cụ thể trong Hợp đồng, và

(c) Báo cáo bổ trợ trong đó bao gồm :

(i) mô tả chung về các phương pháp mà Nhà thầu  định áp dụng và các giai đoạn chính trong việc thi công công trình, và

(ii) Các chi tiết cho thấy sự ước tính hợp lý của Nhà thầu về số lượng mỗi loại Nhân lực và mỗi loại Thiết bị của Nhà thầu cần thiết trên công trường cho mỗi giai đoạn chính.

Nhà thầu sẽ thực hiện theo tiến độ thi công và nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng đã quy định, trừ khi Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn trong vòng … ngày sau khi nhận được bản tiến độ thi công thông báo cho Nhà thầu biết phạm vi mà bản tiến độ thi công này không phù hợp với Hợp đồng. Người của Chủ đầu tư sẽ được phép dựa vào bản tiến độ thi công này để vạch ra kế hoạch cho các hoạt động của họ.

Nhà thầu phải thông báo ngay lập tức cho Chủ đầu tư về các sự kiện hoặc tình huống cụ thể có thể xảy ra trong tương lai có tác động xấu hoặc làm chậm việc thi công công trình hay làm tăng giá hợp đồng. Trong trường hợp đó, Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn có thể yêu cầu Nhà thầu báo cáo về những ảnh hưởng của các sự kiện hoặc tình huống trong tương lai và / hoặc đề xuất theo Khoản 6.4 [Thủ tục thay đổi]

Bất cứ thời điểm nào Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn thông báo cho Nhà thầu là tiến độ thi công đã không tuân thủ (trong phạm vi đã định) đúng Hợp đồng hoặc phù hợp với tiến độ thực tế và với các ý định đã nêu ra của Nhà thầu, Nhà thầu phải nộp cho Chủ đầu tư một bản tiến độ thi công sửa đổi phù hợp với khoản này.

7.4. Gia hạn Thời gian hoàn thành  

Nhà thầu sẽ được phép theo Khoản 23.1 [Khiếu nại của nhà thầu] gia hạn thời gian hoàn thành nếu và ở phạm vi mà việc hoàn thành cho mục đích của Khoản 16.1 [nghiệm thu công trình và hạng mục công trình] đang hoặc sẽ bị chậm trễ do một trong những lý do sau đây :

(a) có sự thay đổi (trừ khi việc điều chỉnh thời gian hoàn thành đã được thống nhất theo Khoản 6.4 [Thủ tục thay đổi] hoặc một sự thay đổi quan trọng của một hạng mục công trình có trong hợp đồng.

(b) nguyên nhân của sự chậm trễ dẫn đến việc được kéo dài thêm về mặt thời gian theo một Khoản của những Điều kiện này,

(c) Trong điều kiện thời tiết xấu bất thường;

(d) Việc thiếu nhân lực hay hàng hoá không thể lường trước được do các hoạt động của Chính phủ hoặc dịch bệnh gây ra;

(e) sự chậm trễ, trở ngại trên công trường do Chủ đầu tư, nhân lực của Chủ đầu tư hay các Nhà thầu khác của Chủ đầu tư gây ra.

Nếu Nhà thầu tự coi như mình đã được phép gia hạn thời gian hoàn thành, Nhà thầu phải thông báo cho Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn theo Khoản 23.1 [Khiếu nại của nhà thầu]. Khi xác định việc kéo dài thời gian theo Khoản 23.1, Chủ đầu tư (hoặc nhà tư vấn) phải xem xét lại những quyết định trước đó và có thể tăng, chứ không được giảm tổng thời gian kéo dài.

7.5. Chậm trễ do Nhà chức trách   

Nếu những điều kiện sau đây được áp dụng, cụ thể như:

(a) Nhà thầu đã thực hiện đúng các thủ tục do Nhà nước quy định, nhưng nhà chức trách không được thực hiện đúng với thời hạn qui định hoặc không thực hiện công việc do  Nhà thầu đã đề nghị và

(b) Việc làm chậm hoặc đình chỉ công việc đó mà một Nhà thầu có kinh nghiệm không thể lường trước được khi nộp Hồ sơ dự thầu.

Khi đó việc chậm trễ hoặc không thực hiện công việc này sẽ được coi là nguyên nhân gây chậm trễ theo Khoản 7.4 [Gia hạn thời gian hoàn thành].

7.6. Tiến độ thi công thực tế đạt được  

Bất cứ thời điểm nào:

(a) Tiến độ thi công thực tế quá chậm để hoàn thành công việc trong khoảng thời gian hoàn thành, và/hoặc

(b) Tiến độ đã bị hoặc sẽ bị chậm hơn so với tiến độ thi công kế hoạch (dự kiến) của công việc đó theo Khoản 7.3 [Tiến độ thi công xây dựng công trình].

mà không phải do những nguyên nhân đã nêu trong Khoản 7.4 [Gia hạn thời gian hoỡn thỡnh), khi đó Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn có thể hướng dẫn cho Nhà thầu, theo Khoản 7.3 [Tiến độ thi công xây dựng công trình], trình một bản tiến độ thi công được sửa đổi và báo cáo hỗ trợ mô tả các phương pháp được sửa đổi mà Nhà thầu đề xuất áp dụng để thực hiện tiến độ và hoàn thành trong thời gian hoàn thành.

Trừ khi Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) có thông báo khác, Nhà thầu sẽ áp dụng những phương pháp đã được sửa đổi này, mà chúng có thể yêu cầu tăng số giờ làm việc và số lượng nhân lực của Nhà thầu và/hoặc hàng hóa mà Nhà thầu phải chịu rủi ro và mọi chi phí. Nếu những phương pháp được sửa đổi này dẫn đến những chi phí thêm cho Chủ đầu tư , theo Khoản 9.4 [Khiếu nại của Chủ đầu tư], Nhà thầu sẽ phải thanh toán những chi phí này cho Chủ đầu tư, ngoài những thiệt hại do việc chậm trễ gây ra (nếu có) theo Khoản 7.7 dưới đây.

7.7. Những thiệt hại do chậm trễ  

Nếu Nhà thầu không tuân thủ Khoản 7.2 [Thời hạn hoỡn thỡnh], thì Nhà thầu theo Khoản 9.4 (Khiếu nại của Chủ đầu tư] sẽ phải chi trả cho Chủ đầu tư đối với những thiệt hại do lỗi này. Những thiệt hại này sẽ là số tiền được nêu trong Phụ lục số … [Tiến độ thi công xây dựng công trình] sẽ được trả hàng ngày trong khoảng thời gian giữa thời gian hoàn thành theo hợp đồng và ngày đã nêu trong Biên bản nghiệm thu công trình. Tuy nhiên, tổng số tiền theo Khoản này sẽ không vượt quá tổng số tiền tối đa do thiệt hại vì chậm chễ gây ra (nếu có) được nêu trong Điều kiện riêng.

Những thiệt hại này sẽ chỉ là những thiệt hại do Nhà thầu đền bù vì lỗi đã gây ra, chứ không phải là việc chấm dứt theo Khoản 12.2 [Chấm dứt hợp đồng bởi chủ đầu tư] trước khi hoàn thành Công trình. Những thiệt hại này không làm giảm nhẹ đi cho Nhà thầu nghĩa vụ hoàn thành công trình hoặc bất cứ trách nhiệm, nhiệm vụ nào theo như trong Hợp đồng.

7.8. Tạm ngừng công việc  

Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) vào bất cứ thời điểm nào đều có thể hướng dẫn Nhà thầu tạm ngừng tiến độ của một hạng mục hay toàn bộ công trình. Trong thời gian tạm ngừng đó, Nhà thầu phải bảo vệ, đảm bảo hạng mục hoặc công trình không bị xuống cấp, mất mát hay bị hư hỏng.

Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) sẽ thông báo nguyên nhân tạm ngừng. Nếu và ở phạm vi nguyên nhân được thông báo và là trách nhiệm của Nhà thầu, khi đó những Khoản 7.9, 7.10 và 7.11 sau đây sẽ không được áp dụng.

7.9. Hậu quả của việc tạm ngừng

Nếu Nhà thầu gặp phải sự chậm trễ và/hoặc phải chịu các chi phí do tuân thủ các hướng dẫn của Nhà tư vấn theo Khoản 7.8 [tạm ngừng công việc] và / hoặc từ việc tiến hành lại công việc, Nhà thầu phải thông báo cho Nhà tư vấn và theo quy định của Khoản 23.1 [Khiếu nại của nhà thầu] được :

(a) gia hạn thời gian để bù cho chậm trễ này, nếu việc hoàn thành bị hoặc sẽ bị chậm theo Khoản 7.4 [Gia hạn thời gian hoỡn thỡnh] và

(b) thanh toán các chi phí liên quan được cộng thêm vào Giá hợp đồng.

Sau khi nhận được thông báo này, Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) phải tiến hành theo Khoản 10.5 [Quyết định] để thống nhất hoặc quyết định những vấn đề này.

Nhà thầu sẽ không được quyền kéo dài thời gian hay thanh toán các chi phí cho việc sửa các hậu quả do của Nhà thầu.

7.10. Thanh toán tiền thiết bị và các vật liệu trong trường hợp tạm ngừng công việc

Nhà thầu sẽ được Chủ đầu tư thanh toán giá trị của thiết bị và các vật liệu chưa được vận chuyển đến công trường (vào ngày tạm ngừng ) nếu :

(a) Công việc đối với thiết bị hoặc sự cung cấp thiết bị và / hoặc các vật liệu đã bị trì hoãn hơn … ngày và

(b) Thiết bị và / hoặc các vật liệu này đã được Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn và Nhà thầu chấp thuận là tài sản của Chủ đầu tư.

7.11. Việc tạm ngừng kéo dài quá thời gian qui định  

Nếu việc tạm ngừng theo Khoản 7.8 [Tạm ngừng công việc] đã tiếp tục diễn ra quá … ngày, Nhà thầu có thể yêu cầu Chủ đầu tư cho phép tiếp tục tiến hành công việc. Nếu Chủ đầu tư không chấp thuận trong vòng … ngày sau khi Nhà thầu đã yêu cầu, Nhà thầu có thể thông báo cho Chủ đầu tư và coi như việc tạm ngừng sẽ bị bỏ qua theo Điều 6 [Thay đổi, điều chỉnh giá hợp đồng] của hạng mục công trình bị ảnh hưởng. Nếu việc tạm ngừng ảnh hưởng đến toàn bộ công trình, Nhà thầu có thể thông báo kết thúc Hợp đồng theo Khoản 19.2 [Chấm dứt Hợp đồng bởi Nhà thầu].

7.12. Tiếp tục tiến hành công việc

Sau khi được sự chấp thuận hay hướng dẫn tiếp tục tiến hành công việc của Chủ đầu tư, các bên sẽ cùng kiểm tra công trình, thiết bị và các vật liệu bị ảnh hưởng do việc tạm ngừng. Nhà thầu sẽ sửa chữa chỗ xuống cấp, hư hỏng hay mất mát của công trình, thiết bị hoặc các vật liệu đã xảy ra trong thời gian tạm ngừng.

Điều 8. Quyền và nghĩa vụ chung của Nhà thầu

8.1. Trách nhiệm chung của Nhà thầu  

Nhà thầu phải thi công và hoàn thành công trình theo Hợp đồng và chỉ dẫn của Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn và phải sửa chữa bất kỳ sai sót nào trong công trình.

Nhà thầu phải cung cấp thiết bị, máy móc và tài liệu của Nhà thầu được nêu trong Hợp đồng và toàn bộ nhân lực, vật liệu tiêu hao và những vật dụng cùng các dịch vụ khác, dù là những thứ có tính chất tạm thời hoặc lâu dài, được đòi hỏi trong và cho thi công công trình và sửa chữa sai sót.

Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, ổn định và an toàn của mọi thao tác trên công trường và mọi biện pháp thi công. Trừ khi, tới chừng mực được qui định trong hợp đồng, Nhà thầu (i) phải chịu trách nhiệm về toàn bộ tài liệu của Nhà thầu, công trình tạm và thiết kế mỗi hạng mục thiết bị, vật liệu được đòi hỏi cho hạng mục đó theo đúng hợp đồng, và (ii) không phải chịu trách nhiệm theo cách nào khác đối với thiết kế và đặc tính kỹ thuật của Công trình chính.

Công trình này phải bao gồm tất cả công việc cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của Chủ đầu tư, hoặc được đề cập đến trong Hợp đồng và tất cả các công việc (kể cả không được nêu trong Hợp đồng) cần thiết cho sự ổn định hoặc việc hoàn thành hoặc sự an toàn và bản thân sự vận hành tốt công trình.

Bất kỳ lúc nào Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn có thể yêu cầu, Nhà thầu phải đệ trình các chi tiết của việc bố trí và các biện pháp thi công mà Nhà thầu đề xuất để được chấp thuận áp dụng cho việc thi công xây dựng công trình. Không được thay đổi đáng kể những sự bố trí và các biện pháp nếu không thông báo trước cho Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn.

Nếu hợp đồng xác định rằng Nhà thầu sẽ thiết kế một phần nào đó của Công trình chính, thì trừ khi có qui định khác trong điều kiện riêng:

(a) Nhà thầu phải nộp cho Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn các tài liệu của Nhà thầu về phần này theo đúng trình tự được nêu trong hợp đồng;

(b) Các tài liệu đó của Nhà thầu phải phù hợp với đặc tính kỹ thuật và các bản vẽ, phải được viết bằng ngôn ngữ giao tiếp xác định tại Khoản 3.1 [Luật và ngôn ngữ] và phải bao gồm những thông tin bổ sung cho Nhà tư vấn yêu cầu để thêm vào trong bản vẽ để phối hợp thiết kế của mỗi bên.

(c) Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về bộ phận này và khi công trình được hoàn thành, bộ phận này phải phù hợp với mục đích mà nó được dự định như được xác định trong hợp đồng.

(d) Trước khi bắt đầu chạy thử khi hoàn thành, Nhà thầu phải trình cho Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn các tài liệu hoàn công, các sổ tay vận hành và bảo trì phù hợp với đặc tính kỹ thuật với đầy đủ chi tiết do Chủ đầu tư đề ra để vận hành, bảo trì, tháo dỡ lắp đặt lại, điều chỉnh và sửa chữa bộ phận này của công trình. Bộ phận này chưa được coi là hoàn thành cho mục đích nghiệm thu bàn giao theo Khoản 16.1 [Nghiệm thu công trình và hạng mục công trình] cho tới khi các tài liệu và các sổ tay được trình cho Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn.

8.2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

Nhà thầu (bằng chi phí của mình) phải có được Bảo đảm thực hiện với số lượng và loại tiền tệ như qui định tại Phụ lục số … [Bảo đảm thực hiện] để thực hiện đúng Hợp đồng.

Nhà thầu phải gửi Bảo đảm thực hiện cho Chủ đầu tư trong vòng … ngày sau khi cả hai bên đã ký hợp đồng. Bảo đảm thực hiện phải do một pháp nhân hoặc thể nhân cấp và được Chủ đầu tư chấp thuận và phải theo mẫu ở phụ lục số … [Các biểu mẫu] hoặc theo mẫu khác được Chủ đầu tư chấp thuận.

Nhà thầu phải đảm bảo rằng Bảo đảm thực hiện có giá trị và có hiệu lực tới khi Nhà thầu đã thi công và hoàn thành công trình và sửa chữa xong các sai sót. Nếu các điều khoản của Bảo đảm thực hiện nêu rõ ngày hết hạn và Nhà thầu chưa hoàn thành các nghĩa vụ của hợp đồng vào thời điểm … ngày trước ngày hết hạn, Nhà thầu sẽ phải gia hạn giá trị của Bảo đảm thực hiện cho tới khi công việc đã được hoàn thành và mọi sai sót đã được sửa chữa xong.

Chủ đầu tư không được đòi thanh toán tiền về Bảo đảm thực hiện ngoại trừ số tiền mà Chủ đầu tư được quyền hưởng theo Hợp đồng trong trường hợp:

(a) Nhà thầu không gia hạn được hiệu lực của Bảo đảm thực hiện như đã mô tả ở đoạn trên, trong trường hợp đó Chủ đầu tư có thể đòi toàn bộ số tiền của Bảo đảm thực hiện,

(b) Nhà thầu không trả cho Chủ đầu tư khoản nợ như Nhà thầu thoả thuận hoặc được xác định phải trả tại Khoản 9.4 [Khiếu nại của Chủ đầu tư] hoặc Điều 21 [Khiếu nại và xử lý các tranh chấp], trong vòng … ngày sau khi thoả thuận hoặc quyết định phải trả,

(c) Nhà thầu không sửa chữa những sai sót trong vòng … ngày sau khi nhận được thông báo của Chủ đầu tư yêu cầu sửa chữa sai sót, hoặc

(d) Trường hợp cho phép Chủ đầu tư được chấm dứt Hợp đồng theo Khoản 12.2 [Chấm dứt hợp đồng bởi chủ đầu tư], bất kể có thông báo chấm dứt hay chưa.

Chủ đầu tư phải bồi thường và gánh chịu những thiệt hại cho Nhà thầu về những hư hỏng, tổn thất và chi phí liên quan (bao gồm chi phí và lệ phí tư pháp) do việc khiếu nại về Bảo đảm thực hiện gây nên ở phạm vi mà Chủ đầu tư không được phép khiếu nại.

Chủ đầu tư phải trả lại Bảo đảm thực hiện hợp đồng cho Nhà thầu trong vòng … ngày sau khi nhận được một bản sao biên bản nghiệm thu và sau khi nhận được bảo đảm thực hiện bảo hành công trình theo qui định tại Khoản 8.9.

8.3. Đại diện Nhà thầu  

Nhà thầu phải chỉ định đại diện mình và uỷ quyền cho người đại diện điều hành công việc thay mặt Nhà thầu thực hiện Hợp đồng .

Trừ khi đại diện Nhà thầu được nêu tên trong Hợp đồng, trước ngày khởi công, Nhà thầu phải nộp cho Chủ đầu tư tên và thông tin về người mà Nhà thầu đề nghị làm Đại diện của Nhà thầu để xem xét và đồng ý. Nếu người này không được chấp nhận hoặc sau đó bị gạt bỏ hoặc nếu người được bổ nhiệm không đảm bảo hoạt động với tư cách là người đại diện Nhà thầu thì, một cách tương tự, Nhà thầu phải trình tên và các thông tin về người đại diện khác thích hợp cho vị trí này.

Nếu không được sự đồng ý trước của Chủ đầu tư (hoăc Nhà tư vấn), Nhà thầu không được bãi nhiệm đại diện Nhà thầu hoặc bổ nhiệm người khác thay thế.

Toàn bộ thời gian của Đại diện Nhà thầu phải được dành cho việc chỉ đạo thực hiện hợp đồng của Nhà thầu. Nếu đại diện của Nhà thầu buộc phải tạm thời vắng mặt tại công trường trong thời gian thi công công trình, Nhà thầu phải cử người thay thế phù hợp với sự chấp thuận trước của Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn.

Đại diện của Nhà thầu, thay mặt Nhà thầu, phải tiếp nhận các chỉ dẫn theo Khoản 10.3 [Các chỉ dẫn của Nhà tư vấn]

Đại diện của Nhà thầu có thể giao nhiệm vụ và qui định rõ thẩm quyền cho bất cứ người nào có năng lực đồng thời có thể huỷ bỏ việc uỷ quyền này tại bất cứ thời điểm nào. Việc giao nhiệm vụ hoặc huỷ bỏ sẽ chỉ có hiệu lực khi Chủ đầu tư nhận được thông báo trước do đại diện Nhà thầu ký, nêu rõ tên, nhiệm vụ và thẩm quyền của người được giao hoặc huỷ bỏ.

Đại diện Nhà thầu và những người này phải thông thạo ngôn ngữ giao tiếp được xác định tại Khoản 3.1 [Luật và ngôn ngữ].

8.4. Nhà thầu phụ  

Nhà thầu không được ký giao lại hợp đồng cho thầu phụ để thực hiện thi công toàn bộ công trình.

Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về mọi hành động hoặc sai sót của thầu phụ, các đại diện hoặc nhân viên của họ như thể đó là hoạt động và sai sót của Nhà thầu:

(a) Nhà thầu sẽ không cần có sự chấp thuận của Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) về các nhà cung cấp vật liệu hoặc về một hợp đồng thầu phụ mà trong đó Nhà thầu phụ đã được ghi tên trong hợp đồng.

(b) Cần phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) đối với bất kỳ nhà thầu phụ nào (chưa được nêu trong hợp đồng) được đề nghị.

(c) Nhà thầu phải gửi thông báo cho Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) không ít hơn … ngày trước ngày dự định bắt đầu công việc của mỗi Nhà thầu phụ.

(d) Mỗi hợp đồng thầu phụ phải có qui định có thể cho phép Chủ đầu tư yêu cầu hợp đồng thầu phụ được nhượng lại cho Chủ đầu tư theo Khoản 8.5 [Nhượng lại lợi ích của hợp đồng thầu phụ] (nếu hoặc khi có thể áp dụng được), hoặc trong trường hợp chấm dứt hợp đồng theo Khoản 12.2 [Chấm dứt hợp đồng bởi chủ đầu tư].

8.5. Nhượng lại lợi ích của hợp đồng thầu phụ

Nếu nghĩa vụ của Nhà thầu phụ kéo dài đến sau ngày hết hạn của thời hạn thông báo sai sót có liên quan, và trước ngày hết hạn, Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn chỉ dẫn cho Nhà thầu nhượng lại lợi ích của các nghĩa vụ đó cho Chủ đầu tư thì Nhà thầu phải thực hiện. Trừ khi được nêu khác đi trong việc nhượng lại, Nhà thầu sẽ không còn nghĩa vụ pháp lý với Chủ đầu tư về công việc do Nhà thầu phụ thực hiện, sau khi việc nhượng lại có hiệu lực.

8.6. Hợp tác  

Như đã được quy định trong Hợp đồng hoặc chỉ dẫn của Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn, Nhà thầu phải có trách nhiệm thực hiện việc hợp tác trong công việc đối với:

(a) Nhân lực của Chủ đầu tư,

(b) Các Nhà thầu khác do Chủ đầu tư thuê, và

(c) Các nhân viên của các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước,

là những người có thể được thuê hoặc cử đến để thực hiện công việc không có trong Hợp đồng ở trên.

Các dịch vụ cho những người này và các Nhà thầu khác có thể bao gồm việc sử dụng thiết bị của Nhà thầu, các công trình tạm hoặc việc bố trí đường vào công trường là trách nhiệm của Nhà thầu. Trường hợp các dịchvụ này làm phát sinh chi phí ngoài giá hợp đồng thì các bên xem xét thoả thuận bổ sung chi phí này.

Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về các hoạt động thi công xây lắp của mình trên công trường, và phải phối hợp các hoạt động của mình với hoạt động của các Nhà thầu khác ở phạm vi (nếu có) được nêu rõ trong hồ sơ mời thầu (hồ sơ yêu cầu của Chủ đầu tư).

Theo Hợp đồng, nếu có yêu cầu Chủ đầu tư trao cho Nhà thầu quyền sử dụng bất cứ nền móng, kết cấu, nhà xưởng hoặc phương tiện tiếp cận nào theo đề nghị của Nhà thầu, Nhà thầu phải nộp những hồ sơ đề nghị này cho Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn theo đúng  thời gian và thể thức quy định trong Hồ sơ mời thầu.

8.7. Định vị các mốc  

Nhà thầu phải định vị công trình theo các mốc và cao trình tham chiếu được xác định trong Hợp đồng. Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm về việc định vị đúng tất cả các hạng mục của công trình và phải điểu chỉnh sai sót về vị trí, cao độ, kích thước hoặc căn tuyến của công trình.

Chủ đầu tư sẽ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ sai sót nào về việc cung cấp thông tin trong các mục được chỉ ra trên đây hoặc các thông báo để tham chiếu đó (các điểm mốc, tuyến và cao trình chuẩn), nhưng Nhà thầu phải cố gắng thích hợp để kiểm chứng độ chính xác của chúng trước khi sử dụng.

Trường hợp, Nhà thầu bị chậm trễ và / hoặc phải chịu chi phí mà không phải do lỗi của mình gây ra, thì Nhà thầu sẽ thông báo cho Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn và có quyền thực hiện theo Khoản 23.1 [Khiếu nại của nhà thầu] về:

(a) Gia hạn thời gian cho sự chậm trễ đó, nếu việc hoàn thành bị hoặc sẽ bị chậm trễ theo Khoản 7.4 [Gia hạn thời gian hoàn thành] và

(b) Thanh toán mọi chi phí cộng thêm vào giá hợp đồng.

Sau khi nhận được thông báo, Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn sẽ tiến hành theo Khoản 10.5 [Quyết định] để đồng ý hoặc quyết định (i) xem có phải và (nếu đúng như vậy) thì tới mức nào mà sai sót không thể phát hiện được một cách hợp lý, và (ii) những vấn đề được mô tả ở đoạn phụ (a) và (b) trên đây liên quan đến mức độ này.

8.8. Các quy định về an toàn  

Nhà thầu phải:

(a) Tuân thủ tất cả quy định an toàn lao động hiện hành;

(b) Quan tâm tới sự an toàn cho tất cả những người được phép có mặt trên công trường;

(c) Nỗ lực bằng mọi biện pháp hợp lý để đảm bảo công trường và công trình gọn gàng nhằm tránh gây nguy hiểm cho những người này;

(d) Đảm bảo có hàng rào, chiếu sáng, bảo vệ và trông nom Công trình cho tới khi hoàn thành và bàn giao theo Điều 16 [Nghiệm thu của Chủ đầu tư];

(e) Làm mọi công trình tạm (gồm đường sá, đường đi bộ, trạm gác và hàng rào) cần thiết cho việc thi công xây dựng công trình, để sử dụng và bảo vệ công chúng và các chủ sở hữu và người đang cư trú ở các khu đất lân cận.

8.9. Đảm bảo chất lượng và bảo hành công trình  

8.9.1. Nhà thầu phải tuân thủ đúng các qui định về quản lý chất lượng công trình xây dựng hiện hành của Nhà nước (bao gồm cả trách nhiệm của Nhà thầu đối với việc bảo hành công trình) trong việc thi công xây dựng công trình phù hợp với các nội dung đã nêu trong Hợp đồng nhưng không làm giảm bớt bất kỳ nhiệm vụ, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm nào của Nhà thầu theo Hợp đồng và Chủ đầu tư có quyền kiểm tra bất cứ khâu nào trong quá trình thi công xây dựng của Nhà thầu.

8.9.2. Sau khi nhận được biên bản nghiệm thu công trình, hạng mục công trình để đưa vào sử dụng Nhà thầu phải:

(a) Thực hiện việc bảo hành công trình trong thời gian … (24 tháng đối với các công trình cấp đặc biệt và cấp 1 hoặc 12 tháng các công trình cấp 2, cấp 3 và cấp 4).

(b) Nộp cho Chủ đầu tư bảo đảm thực hiện bảo hành công trình trong vòng … ngày sau ngày nhận được biên bản nghiệm thu công trình, hạng mục công trình để đưa vào sử dụng. Bảo đảm thực hiện bảo hành này phải có giá trị cho đến hết thời gian bảo hành và phải do một thể nhân hoặc pháp nhân cấp và phải theo mẫu qui định trong Phụ lục số … [Các biểu mẫu] hoặc mẫu khác thì phải được Chủ đầu tư chấp thuận;

(c) Trong thời gian bảo hành công trình Nhà thầu phải sửa chữa mọi sai sót, khiếm khuyết do lỗi của Nhà thầu gây ra trong quá trình thi công công trình bằng chi phí của Nhà thầu. Việc sửa chữa các lỗi này phải được bắt đầu trong vòng không quá … ngày sau khi nhận được thông báo của Chủ đầu tư về các lỗi này. Nếu quá thời hạn này mà Nhà thầu không bắt đầu thực hiện các công việc sửa chữa thì Chủ đầu tư có quyền thuê một nhà thầu khác (bên thứ ba) thực hiện các công việc này và toàn bộ chi phí cho việc sửa chữa để chi trả cho bên thứ ba sẽ do Nhà thầu chịu. Nhà thầu phải thanh toán cho bên thứ ba trong vòng … ngày sau khi nhận được thông báo của Chủ đầu tư về các khoản thanh toán này. Trường hợp, hết hạn thanh toán mà Nhà thầu vẫn không thanh toán các khoản chi phí này thì Chủ đầu tư sẽ thực hiện theo Điều 23 [Khiếu nại và xử lý tranh chấp] để yêu cầu Nhà thầu phải thanh toán.

8.10. Điều kiện về công trường   

Chủ đầu tư phải có sẵn để cung cấp cho Nhà thầu toàn bộ các số liệu liên quan mà Chủ đầu tư có về điều kiện địa chất, địa chất thủy văn và những nội dung của công tác khảo sát về công trường, bao gồm cả các yếu tố môi trường liên quan đến Hợp đồng.

Trong phạm vi có thể thực hiện được (có tính đến chi phí và thời gian), Nhà thầu được coi là đã có được tất cả những thông tin cần thiết về những rủi ro, bất trắc và những tình huống khác có thể ảnh hưởng hoặc tác động đến hồ sơ dự thầu hoặc công trình. Cũng tới một chừng mực như vậy, Nhà thầu được coi là đã thẩm tra và xem xét công trường, khu vực xung quanh công trường, các số liệu và thông tin có sẵn nêu trên, và đã được thoả mãn trước khi nộp thầu, về tất cả những khía cạnh có liên quan, bao gồm (không hạn chế) về:

(a) Địa hình của công trường, bao gồm cả các điều kiện địa chất công trình,

(b) Điều kiện địa chất thủy văn và khí hậu;

(c) Mức độ và tính chất của công việc và vật liệu cần thiết cho việc thi công, hoàn thành công trình và sửa chữa sai sót.

(d) Các qui định của pháp luật về lao động của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

(e) Các yêu cầu của Nhà thầu về đường vào, ăn, ở, phương tiện, nhân lực, điều kiện giao thông, nước và các dịch vụ khác.

Nhà thầu được coi là đã thoả mãn về tính đúng và đủ của điều kiện công trường để xác định Giá hợp đồng.

8.11. Điều kiện vật chất không lường trước được

Trong khoản này, “ các điều kiện vật chất “ là các điều kiện vật chất tự nhiên và nhân tạo những trở ngại vật chất khác cũng như gây ô nhiễm mà Nhà thầu gặp phải tại công trường khi thi công công trình, bao gồm cả các điều kiện ngầm dưới đất, điều kiện thuỷ văn nhưng không kể các điều kiện khí hậu.

Nếu Nhà thầu gặp phải các điều kiện vật chất bất lợi mà Nhà thầu cho là không lường trước được, thì Nhà thầu phải thông báo cho Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn biết một cách sơm nhất có thể được. Thông báo này sẽ mô tả các điều kiện vật chất sao cho Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn có thể kiểm tra được và phải nêu lý do tại sao Nhà thầu coi các điều kiện vật chất đó là không lường trước được. Nhà thầu phải tiếp tục thi công xây dựng công trình, sử dụng các biện pháp thoả đáng và hợp lý và là thích ứng với điều kiện vật chất đó, và phải tuân theo bất kỳ chỉ dẫn nào mà Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn có thể đưa ra. Nếu một chỉ dẫn tạo ra sự thay đổi, thì áp dụng theo Điều 6 [Thay đổi, điều chỉnh giá hợp đồng].

Nếu và tới mức độ khi mà Nhà thầu, gặp phải các điều kiện vật chất thuộc loại không lường trước được, gửi thông báo về việc đó, bị chậm trễ và / hoặc gánh chịu chi phí do các điều kiện này gây nên, thì Nhà thầu được hưởng quyền theo Khoản 23.1 [Khiếu nại của nhà thầu] về;

(a) Gia hạn thời gian để bù cho bất kỳ sự chậm trễ nào như vậy, nếu việc hoàn thành bị hoặc sẽ bị chậm trễ, theo Khoản 7.4 [Gia hạn thời gian hoàn thành], và

(b) Thanh toán bất kỳ chi phí nào như vậy và được đưa vào giá hợp đồng

Tuy nhiên trước khi chi phí bổ sung được chấp thuận hoặc quyết định lần cuối cùng theo đoạn phụ (b), Nhà tư vấn cũng có thể xem xét lại xem có phải những điều kiện vật chất khác ở các phần tương tự của công trình (nếu có) là thuận lợi hơn và đã, một cách hợp lý, được dự tính trước khi Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu. Nếu và tới chừng mực là những điều kiện thuận lợi hơn đó đã xảy ra, Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn có thể thực hiện phù hợp với Khoản 10.5 [Quyết định] để đồng ý hoặc quyết định giảm bớt chi phí, sinh ra cho những điều kiện này, có thể được đưa vào (trừ bớt) trong giá hợp đồng và chứng chỉ thanh toán. Tuy nhiên, hệ quả thực của toàn bộ sự điều chỉnh theo đoạn phụ (b) và toàn bộ khoản bớt trừ này, đối với các điều kiện tự nhiên gặp phải trong các phần tương tự của công trình, sẽ không dẫn đến sự giảm giá thực trong giá hợp đồng.

Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn có thể tính đến bất kỳ bằng chứng nào của những điều kiện vật chất được Nhà thầu thấy trước khi nộp hồ sơ dự thầu và có thể Nhà thầu có được, nhưng không bị ràng buộc bởi bất kỳ bằng chứng nào như vậy.

8.12. Quyền về đường đi và phương tiện  

Nhà thầu phải chịu toàn bộ chi phí và lệ phí cho các quyền về đường đi lại chuyên dùng và / hoặc tạm thời mà Nhà thầu cần có, bao gồm lối vào công trường. Nhà thầu, tự mình, cũng phải có thêm các phương tiện khác bên ngoài công trường cần cho công việc bằng sự chịu rủi ro và kinh phí của mình.

8.13. Tránh ảnh hưởng đến các công trình và dân cư   

Nhà thầu không được can thiệp một cách không cần thiết hoặc không thích hợp vào:

(c) Sự thuận tiện của công chúng, hoặc

(d) Việc tiếp cận, sử dụng và chiếm lĩnh toàn bộ đường đi, vỉa hè bất kể nó là công cộng hay thuộc quyền kiểm soát của Chủ đầu tư hoặc những người khác.

Nhà thầu phải bồi thường và đảm bảo cho Chủ đầu tư không bị mọi thiệt hại gây ra do tất cả các hư hỏng, tổn thất và chi phí (bao gồm các lệ phí và chi phí pháp lý) do bất kỳ sự can thiệp không cần thiết và không phù hợp nào gây ra.

8.14. Đường vào công trường

Nhà thầu phải được coi là đã thoả mãn về sự có sẵn và phù hợp của các tuyến đường tới công trường. Nhà thầu phải nỗ lực hợp lý để tránh làm hư hỏng đường hoặc cầu do việc sử dụng đi lại của Nhà thầu hoặc người của Nhà thầu gây ra. Những nỗ lực này phải bao gồm việc sử dụng đúng các phương tiện và tuyến đường thích hợp.

Trừ khi được quy định khác trong các Điều kiện này:

(a) Nhà thầu (trong quan hệ giữa các bên) sẽ phải chịu trách nhiệm sửa chữa nếu Nhà thầu làm hỏng khi sử dụng các tuyến đường đó;

(b) Nhà thầu phải cung cấp các biển hiệu, biển chỉ dẫn cần thiết dọc tuyến đường và phải xin phép nếu các cơ quan liên quan yêu cầu cho việc sử dụng các tuyến đường, biển hiệu, biển chỉ dẫn;

(c) Chủ đầu tư không chịu trách nhiệm về bất cứ khiếu nại nào có thể nảy sinh từ việc sử dụng hoặc các việc liên quan khác đối với các tuyến đường đi lại;

(d) Chủ đầu tư không bảo đảm sự thích hợp hoặc sẵn có các tuyến đường riêng biệt nào, và

(e) Chi phí do sự không thích hợp hoặc không có sẵn các tuyến đường vào cho yêu cầu sử dụng của Nhà thầu, sẽ do Nhà thầu chịu.

8.15. Vận chuyển Hàng hoá  

Trừ khi có quy định khác:

(a) Nhà thầu phải thông báo cho Chủ đầu tư không muộn hơn … (21 ngày) trước ngày mà mọi thiết bị hoặc hạng mục hàng hoá chính khác được vận chuyển tới công trường;

(b) Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về việc đóng gói, xếp hàng, vận chuyển, nhận, dỡ hàng, lưu kho và bảo vệ toàn bộ hàng hoá và các vật dụng khác cần cho công trình; và

(c) Nhà thầu phải bồi thường và gánh chịu thiệt hại cho Chủ đầu tư đối với các hư hỏng, mất mát và chi phí (kể cả lệ phí và phí tư pháp) do việc vận chuyển hàng hoá và phải thương lượng và thanh toán toàn bộ yêu cầu đòi đền bù phát sinh từ việc vận tải của họ.

8.16. Thiết bị Nhà thầu  

Nhà thầu phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ thiết bị Nhà thầu. Khi được đưa tới công trình, thiết bị của Nhà thầu phải là để dùng riêng cho việc thi công công trình. Nhà thầu không được di chuyển ra khỏi công trường bất kỳ một mục thiết bị chủ yếu nào nếu không được sự đồng ý của Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn. Tuy nhiên, không yêu cầu phải có sự đồng ý đối với các xe cộ vận chuyển hành hoá hoặc Nhân lực Nhà thầu ra khỏi công trường.

8.17. Bảo vệ Môi trường  

Nhà thầu phải thực hiện các bước hợp lý để bảo vệ môi trường (cả trên và ngoài công trường) và hạn chế thiệt hại và ảnh hưởng tới con người và tài sản do ô nhiễm, tiếng ồn và các hậu quả khác từ hoạt động của Nhà thầu gây ra.

Nhà thầu phải đảm bảo rằng các khí thải, chất thải trên mặt đất và dòng thải do hoạt động của Nhà thầu không được vượt quá mức quy định trong các yêu cầu của Chủ đầu tư và không được vượt quá mức quy định của luật hiện hành.

8.18. Điện, nước và năng lượng khác  

Trừ trường hợp quy định ở dưới đây, Nhà thầu phải chịu trách nhiệm cung cấp điện, nước và các dịch vụ khác mà Nhà thầu cần.

Nhà thầu có quyền sử dụng cho mục đích thi công Công trình việc cung cấp điện, nước và dịch vụ khác có thể có trên công trường mà các chi tiết và giá đã được đưa ra trong các yêu cầu của Chủ đầu tư. Nhà thầu, tự mình phải chịu rủi ro và dùng chi phí của mình, cung cấp máy móc thiết bị cần thiết để sử dụng những dịch vụ này và để đo số lượng tiêu thụ.

Số lượng tiêu thụ và số tiền phải trả (theo giá cả này) cho các dịch vụ phải được chấp thuận hoặc xác định theo Khoản 9.4 [Khiếu nại của Chủ đầu tư ] và Khoản 10.5 [Quyết định]. Nhà thầu phải thanh toán những khoản tiền này.

8.19. Thiết bị và vật liệu do Chủ đầu tư cấp (nếu có)

Chủ đầu tư phải có sẵn các thiết bị của mình (nếu có) để Nhà thầu dùng cho thi công công trình phù hợp với các chi tiết nội dung , bố trí sắp xếp và giá cả được nêu trong đặc tính kỹ thuật. Trừ khi có quy định khác trong các đặc tính kỹ thuật thì:

(a) Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm đối với thiết bị của Chủ đầu tư, trừ trường hợp

(b) Nhà thầu phải chịu trách nhiệm đối với từng thiết bị của Chủ đầu tư trong khi người của Nhà thầu vận hành, lái, điều khiển quản lý hoặc kiểm soát nó.

Số lượng thích hợp và số tiền phải trả (với giá đã nêu) để sử dụng thiết bị của Chủ đầu tư phải được đồng ý hoặc quyết định theo Khoản 9.4 [Khiếu nại của chủ đầu tư] và Khoản 10.5 [Quyết định]. Nhà thầu phải thanh toán số tiền này cho Chủ đầu tư.

Chủ đầu tư phải cung cấp, miễn phí, “các vật liệu do mình cung cấp” (nếu có) theo các chi tiết nêu trong các yêu cầu của Chủ đầu tư. Chủ đầu tư phải chịu rủi ro và dùng chi phí của mình, cung cấp những vật tư này tại thời điểm và địa điểm được quy định trong Hợp đồng. Nhà thầu phải kiểm tra những vật liệu này và phải thông báo kịp thời cho Chủ đầu tư về sự thiếu hụt, sai sót hoặc không có của những vật liệu này. Trừ khi hai bên có thoả thuận khác, Chủ đầu tư phải xác định ngay sự thiết hụt, sai sót như đã được thông báo.

Sau khi được kiểm tra, vật liệu cấp không sẽ phải được Nhà thầu bảo quản và giám sát cẩn thận. Trách nhiệm kiểm tra, bảo quản của Nhà thầu không tách Chủ đầu tư khỏi trách nhiệm đối với sự thiếu hụt, sai sót, lỗi không thấy rõ khi kiểm tra.

8.20. Báo cáo Tiến độ

Trừ khi có quy định khác trong Điều kiện riêng, các báo cáo tiến độ thực hiện hàng tháng sẽ được Nhà thầu chuẩn bị và nộp cho Nhà tư vấn … bản. Báo cáo đầu tiên phải tính từ ngày khởi công đến ngày cuối cùng của tháng đầu. Sau đó, các báo cáo phải được nộp hàng tháng, mỗi báo cáo phải nộp trong vòng … ngày sau ngày cuối cùng của khoảng thời gian liên quan.

Báo cáo phải liên tục cho tới khi Nhà thầu hoàn thành toàn bộ công việc còn tồn lại tại thời điểm hoàn thành được nêu trong Biên bản nghiệm thu công trình.

Mỗi báo cáo phải có:

(a) ảnh mô tả tình trạng gia công chế tạo và tiến độ trên công trường;

(b) Đối với việc gia công chế tạo hạng mục chính của thiết bị và vật tư, tên của nơi sản xuất, tiến độ phần trăm và ngày thực sự hoặc dự kiến:

  • Bắt đầu gia công chế tạo,
  • Việc giám sát của Nhà thầu,
  • Việc kiểm tra, thí nghiệm , và
  • Vận chuyển và tới công trường;

(c) Các chi tiết được mô tả tại Khoản 13.9 [Báo cáo về nhân lực và thiết bị của nhà thầu];

(d) Bản sao tài liệu đảm bảo chất lượng, kết quả thí nghiệm và chứng chỉ của vật liệu;

(e) Danh mục các thay đổi, thông báo được đưa ra theo Khoản 9.4 [Khiếu nại của Chủ đầu tư ] và thông báo được đưa ra theo Khoản 23.1 [Khiếu nại của nhà thầu];

(f) Số liệu thống kê về an toàn, gồm chi tiết của các hoạt động và các trường hợp nguy hại liên quan đến yếu tố môi trường và quan hệ công cộng;

(g) So sánh tiến độ theo kế hoạch và thực tế, với chi tiết của mọi sự việc hoặc tình huống có thể gây nguy hiểm cho việc hoàn thành theo Hợp đồng, và các biện pháp đang (hoặc sẽ) được áp dụng để khắc phục sự chậm trễ.

8.21. An ninh công trường  

Trừ khi có quy định khác trong những Điều kiện riêng:

(a) Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về việc không cho phép những người không có nhiệm vụ vào công trường, và

(b) Những người có nhiệm vụ được giới hạn trong phạm vi nhân lực của Nhà thầu và của Chủ đầu tư và những người khác do Chủ đầu tư (hoặc người thay mặt) thông báo cho Nhà thầu biết, là những người có nhiệm vụ của các Nhà thầu khác do Chủ đầu tư thuê làm việc trên công trường.

8.22. Hoạt động của Nhà thầu trên công trường  

Nhà thầu phải giới hạn các hoạt động của mình trong phạm vi công trường, và khu vực bổ sung mà Nhà thầu có và được Chủ đầu tư đồng ý là nơi làm việc. Nhà thầu phải có sự chú ý cần thiết để giữ cho thiết bị của Nhà thầu và nhân lực của Nhà thầu chỉ hoạt động trong phạm vi công trường và các khu vực bổ sung và giữ cho không lấn sang khu vực lân cận.

Trong thời gian thi công công trình, Nhà thầu phải giữ cho công trường không có các cản trở không cần thiết, và phải cất giữ hoặc sắp xếp thiết bị hoặc vật liệu thừa của Nhà thầu. Nhà thầu phải dọn sạch rác và dỡ bỏ công trình tạm ra khỏi công trường khi không cần nữa.

Sau khi Biên bản nghiệm thu đã được cấp cho công trình, Nhà thầu phải dọn sạch và đưa đi tất cả thiết bị Nhà thầu, nguyên vật liệu thừa, phế thải xây dựng, rác rưởi và công trình tạm. Nhà thầu phải để lại những khu vực đó của công trường và công trình trong trạng thái sạch sẽ và an toàn. Tuy nhiên, Nhà thầu có thể để lại công trường, trong giai đoạn thông báo sai sót, những hàng hoá cần để Nhà thầu hoàn thành nghĩa vụ theo Hợp đồng .

8.23. Các vấn đề khác có liên quan  

Tất cả các cổ vật, đồng tiền, đồ cổ hoặc các di vật khác hoặc các hạng mục địa chất hoặc khảo cổ được tìm thấy trên công trường sẽ được đặt dưới sự bảo quản và thẩm quyền của Chủ đầu tư. Nhà thầu phải chú ý không cho người của mình hoặc người khác lấy đi hoặc làm hư hỏng các đồ vật tìm thấy này.

Khi phát hiện ra những đồ vật này, Nhà thầu phải thông báo ngay cho Chủ đầu tư để hướng dẫn giải quyết. Nếu Nhà thầu gặp phải sự chậm trễ và/ hoặc phải chịu chi phí để thực hiện hướng dẫn thì Nhà thầu phải thông báo tiếp cho Chủ đầu tư và có quyền theo Khoản 23.1 [Khiếu nại của nhà thầu] đòi:

(a) Kéo dài thời gian bù cho sự chậm trễ này, nếu việc hoàn thành bị hoặc sẽ bị chậm theo Khoản 7.4 [Gia hạn thời gian hoàn thành]

(b) Thanh toán các chi phí đó và sẽ được tính vào Giá hợp đồng.

Sau khi nhận được thông báo tiếp theo này, Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) phải tiến hành theo Khoản 10.5 [Quyết định] để đồng ý hoặc quyết định những vấn đề này.

Điều 9. Quyền và nghĩa vụ chung của Chủ đầu tư

9.1. Quyền tiếp cận công trường

Chủ đầu tư phải cho Nhà thầu quyền tiếp cận và sử dụng toàn bộ các phần của công trường trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Nếu không quy định thời gian trong Phụ lục số … [hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của Chủ đầu tư], Chủ đầu tư phải cho phép Nhà thầu quyền tiếp cận và quyền sử dụng công trường để triển khai thi công xây dựng công trình đúng theo tiến độ thi công đã trình cho Chủ đầu tư theo Khoản 7.3 [Tiến độ thi công xây dựng công trình]

Trường hợp, Nhà thầu không nhận được quyền tiếp cần và sử dụng công trường do sự chậm trễ của Chủ đầu tư và phải gánh chịu chi phí phát sịnh trong thời gian này, thì Nhà thầu phải thông báo cho Chủ đầu tư và được quyền theo Khoản 23.1 [Khiếu nại của nhà thầu] yêu cầu:

(a) kéo dài thời gian thời gian thi công do sự chậm trễ này, nếu việc hoàn thành bị chậm hoặc sẽ bị chậm, theo Khoản 7.4 [Gia hạn thời gian hoàn thành]

(b) được thanh toán chi phí phát sinh và cộng thêm vào trong Giá hợp đồng.

Sau khi nhận được thông báo này Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) phải thực hiện theo Khoản 10.5 [Quyết định] để chấp thuận hoặc quyết định vấn đề này.

Tuy nhiên, nếu và trong phạm vi mà việc Chủ đầu tư không cho phép những quyền ấy cho Nhà thầu là do sai sót hoặc sự chậm trễ của Nhà thầu, bao gồm một sai sót, hoặc chậm trễ trong việc nộp bất cứ tài liệu nào của Nhà thầu, thì Nhà thầu sẽ không được quyền hưởng việc gia hạn thời gian, chi phí này.

9.2. Giấy phép, chứng chỉ hoặc hoặc giấy chấp thuận

Chủ đầu tư phải (trường hợp ở vị thế làm được điều này) hỗ trợ hợp lý cho Nhà thầu theo yêu cầu của Nhà thầu:

(a) Có được bản sao các bộ Luật của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam liên quan đến Hợp đồng mà Nhà thầu chưa có;

(b) Về việc xin giấy phép hoặc văn bản chấp thuận mà pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam yêu cầu, gồm những loại:

  • Nhà thầu được đòi hỏi phải có theo Khoản 3.7 [Tuân thủ luật pháp]
  • Để cung cấp hàng hoá, bao gồm thông qua thủ tục hải quan, và
  • Để xuất các thiết bị của Nhà thầu khi đưa chúng đi khỏi công trường.

9.3. Nhân lực của Chủ đầu tư

Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm đảm bảo người của Chủ đầu tư và các Nhà thầu khác của Chủ đầu tư trên công trường:

(a) Hợp tác với sự nỗ lực của Nhà thầu theo Khoản 8.6 [Hợp tác]

(b) Hành động tương tự như những gì yêu cầu Nhà thầu thực hiện theo điểm (a), (b) và (c) của Khoản 8.8 [Các quy định về an toàn] và theo Khoản 8.17 [Bảo vệ môi trường]

9.4. Khiếu nại của Chủ đầu tư  

Nếu Chủ đầu tư tự xét thấy mình có quyền với bất kỳ thanh toán nào theo bất cứ điều nào của những Điều kiện này hoặc các quy định khác liên quan đến Hợp đồng, và/ hoặc đối với việc kéo dài thời gian thông báo sai sót, Chủ đầu tư phải thông báo và cung cấp các chi tiết cụ thể cho Nhà thầu. Tuy nhiên, không phải thông báo đối với các khoản thanh toán đúng hạn theo Khoản 8.18 [Điện, nước và năng lượng khác], theo Khoản 8.20 [Thiết bị và vật liệu của Chủ đầu tư cấp], hoặc các dịch vụ khác do Nhà thầu yêu cầu.

Phải thông báo càng sớm càng tốt sau khi Chủ đầu tư nhận thấy vấn đề hoặc tình huống dẫn tới khiếu nại. Thông báo về việc kéo dài Thời hạn thông báo sai sót phải được thực hiện trước khi hết hạn thời gian thông báo.

Các thông tin chi tiết phải xác định cụ thể điều hoặc cơ sở khiếu nại khác, và phải bao gồm minh chứng của số tiền và/hoặc sự kéo dài mà Chủ đầu tư tự cho mình có quyền được hưởng liên quan đến Hợp đồng. Chủ đầu tư sau đó phải tiến hành theo Khoản 10.5 [Quyết định] để nhất trí hoặc quyết định (i) số tiền (nếu có) mà Chủ đầu tư có quyền yêu cầu Nhà thầu thanh toán và/hoặc (ii) kéo dài (nếu có) thời hạn thông báo sai sót theo Khoản 17.3 [Kéo dài thêm thời hạn thông báo sai sót].

Chủ đầu tư có thể khấu trừ số tiền này từ bất kỳ khoản nợ hay sẽ nợ nào của Nhà thầu. Chủ đầu tư chỉ được quyền trừ hoặc giảm số tiền từ tổng số được xác nhận khoản nợ của Nhà thầu hoặc theo một khiếu nại nào khác đối với Nhà thầu theo Khoản này.

Điều 10. Nhiệm vụ quyền hạn của nhỡ tư vấn

(Trong trường hợp Chủ đầu tư thuê tư vấn)

10.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Nhà tư vấn

Nhà tư vấn là Người sẽ thực hiện các nhiệm vụ do Chủ đầu tư phân công cho Nhà tư vấn trong hợp đồng. Nhà tư vấn có thể bao gồm những cá nhân có trình độ chuyên môn phù hợp và có đủ năng lực để thực hiện những công việc này.

Nhà tư vấn không có quyền sửa đổi hợp đồng. Nhà tư vấn có thể thực hiện quyền hạn được gắn với chức danh Nhà tư vấn như đã được xác định hoặc được bao hàm do thấy cần thiết trong hợp đồng. Nếu Nhà tư vấn được yêu cầu phải có sự chấp thuận của Chủ đầu tư trước khi thực thi một quyền hạn được xác định cụ thể thì những yêu cầu này phải được nói rõ trong Hợp đồng. Chủ đầu tư cam kết không áp đặt thêm những gò ép đối với quyền hạn của Nhà tư vấn, trừ những gì đã thoả thuận với Nhà thầu.

Tuy nhiên, mỗi khi Nhà tư vấn thực thi một quyền hạn được xác định cụ thể mà cần có sự chấp thuận của Chủ đầu tư thì (vì mục đích của hợp đồng) Chủ đầu tư được xem như đã chấp thuận.

Trừ khi được nêu khác đi trong điều kiện này, thì:

(a) Mỗi khi thực thi nhiệm vụ hoặc thực hiện một quyền hạn đã được xác định cụ thể hoặc bao hàm trong hợp đồng, Nhà tư vấn được xem là làm việc cho Chủ đầu tư.

(b) Nhà tư vấn không có quyền giảm bớt bất kỳ nhiệm vụ, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm nào theo hợp đồng, cho một bên nào, và

(c) Bất kỳ sự chấp thuận, kiểm tra, xác nhận, đồng ý, xem xét, thẩm tra, chỉ dẫn, thông báo, đề xuất, yêu cầu, thử hoặc hành động tương tự nào của Nhà tư vấn (bao gồm cả trường hợp không có sự phản đối) cũng không hề miễn cho Nhà thầu khỏi bất kỳ trách nhiệm nào theo hợp đồng, bao gồm cả trách nhiệm đối với các sai sót, bỏ sót, không nhất quán và không tuân thủ đúng.

10.2. Uỷ quyền của Nhà tư vấn

Nhà tư vấn có thể phân công nhiệm vụ và uỷ quyền cho một số cá nhân nhất định sau khi được sự chấp thuận của Chủ đầu tư. Những cá nhân này có thể là một Nhà tư vấn thường trú và / hoặc giám sát viên độc lập được chỉ định để giám sát và / hoặc chạy thử các hạng mục thiết bị và / hoặc vật liệu. Sự phân công, uỷ quyền hoặc huỷ bỏ sự phân công, uỷ quyền của Nhà tư vấn phải thể hiện bằng văn bản và chỉ có hiệu lực khi nào cả hai bên nhận được văn bản đó. Tuy nhiên, trừ khi có thoả thuận khác của hai bên, Nhà tư vấn sẽ không uỷ quyền để quyết định bất kỳ vấn đề gì theo Khoản 10.5 [Quyết định].

Các cá nhân này phải là những người có trình độ phù hợp, đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ theo uỷ quyền, đồng thời phải thông thạo ngôn ngữ giao tiếp như đã được xác định tại Khoản 3.1 [Luật và ngôn ngữ].

Mỗi cá nhân được phân công nhiệm vụ hoặc được uỷ quyền, chỉ được quyền đưa ra chỉ dẫn cho Nhà thầu trong phạm vi được xác định trong sự uỷ quyền. Bất kỳ sự chấp thuận, kiểm tra, xác nhận, đồng ý, xem xét, giám sát, chỉ dẫn, thông báo, đề xuất, yêu cầu, kiểm định hoặc hành động tương tự nào của một cá nhân phù hợp với sự uỷ quyền sẽ có cùng hiệu lực như là việc thực hiện công việc của chính Nhà tư vấn. Tuy nhiên:

(a) Bất kỳ một sự không thành công trong công việc, không chấp thuận một công việc, thiết bị hoặc vật liệu nào đó, sẽ không có nghĩa là sự phê duyệt, và do vậy, sẽ không phương hại đến quyền của Nhà tư vấn trong việc bác bỏ công việc, thiết bị hoặc vật liệu đó.

(b) Nếu Nhà thầu có điều gì hoài nghi đối với một quyết định hoặc chỉ dẫn nào đó của các cá nhân này thì Nhà thầu có thể nêu vấn đề đó với Nhà tư vấn, là người sẽ nhanh chóng khẳng định, đảo ngược hoặc thay đổi quyết định hoặc chỉ dẫn đó.

10.3. Chỉ dẫn của Nhà tư vấn 

Nhà tư vấn có thể đưa ra cho Nhà thầu (bất kỳ lúc nào) các chỉ dẫn và bản vẽ bổ sung hoặc sửa đổi cần thiết cho việc thi công xây dựng công trình và sửa chữa mọi sai sót, tất cả phải phù hợp với hợp đồng. Nhà thầu sẽ chỉ nhận các chỉ dẫn của Nhà tư vấn hoặc người được uỷ quyền. Nếu có bất kỳ sự chỉ dẫn nào tạo nên sự thay đổi thì sẽ áp dụng theo Điều 6 [Thay đổi, điều chỉnh giá hợp đồng].

Nhà thầu phải tuân theo các chỉ dẫn do Nhà tư vấn hoặc người được uỷ quyền đưa ra, về bất kỳ vấn đề nào có liên quan đến hợp đồng. Khi có thể, các chỉ dẫn của Nhà tư vấn và người được uỷ quyền phải được đưa ra ở dạng văn bản. Nếu Nhà tư vấn hoặc một người được uỷ quyền:

(a) Đưa ra chỉ dẫn bằng miệng

(b) Nhận được sự đề nghị hoặc yêu cầu bằng văn bản về chỉ dẫn từ bản thân nhưng không trả lời bằng cách đưa ra ý kiến bằng văn bản trong vòng hai ngày làm việc, sau khi nhận được đề nghị hoặc yêu cầu đó.

Thì sự đề nghị hoặc yêu cầu đó chính là chỉ dẫn bằng văn bản của Nhà tư vấn hoặc người được uỷ quyền (tuỳ trường hợp).

10.4. Thay thế Nhà tư vấn

Nếu Chủ đầu tư có ý định thay thế Nhà tư vấn thì không ít hơn … (42 ngày) trước khi dự định thay thế, Chủ đầu tư phải thông báo cho Nhà thầu biết chi tiết tương ứng của Nhà tư vấn được dự kiến thay thế. Chủ đầu tư không được thay thế Nhà tư vấn bằng một người mà Nhà thầu có ý kiến từ chối một cách có lý do bằng cách gửi thông báo cho Chủ đầu tư kèm theo các chi tiết để làm các lý lẽ để giải thích.

10.5. Quyết định (Trường hợp Chủ đầu tư không thuê tư vấn thì Khoản này áp dụng cho chính Chủ đầu tư)

Những điều kiện này qui định rằng, Nhà tư vấn (thay mặt cho Chủ đầu tư) sẽ tiến hành công việc theo Khoản này để đồng ý hay quyết định một vấn đề, Nhà tư vấn phải trao đổi ý kiến với từng bên để cố gắng đạt được sự thống nhất chung. Trường hợp không đạt được sự thống nhất, Nhà tư vấn sẽ đưa ra một quyết định khách quan phù hợp với hợp đồng, có xem xét thích đáng đến những sự việc có liên quan.

Nhà tư vấn cần thông báo cho hai bên về từng thoả thuận hay quyết định với lý lẽ bảo vệ của mình. Mỗi bên phải cố gắng tôn trọng hiệu lực của mỗi thoả thuận hoặc quyết định, trừ khi và cho tới khi được xem xét theo Điều 23 [ Khiếu nại và xử lý các tranh chấp].

Điều 11. Nhà thầu phụ được chỉ định

11.1. Định nghĩa “ Nhà thầu phụ được chỉ định “

Trong hợp đồng, “ Nhà thầu phụ được chỉ định “ là một Nhà thầu phụ:

(a) Được nêu trong hợp đồng là một Nhà thầu phụ được chỉ định, hoặc

(b) Được Nhà tư vấn chỉ dẫn cho Nhà thầu thuê làm Nhà thầu phụ theo Điều 6 [Thay đổi, điều chỉnh giá hợp đồng]

11.2. Phản đối việc chỉ định

Nhà thầu không có bất kỳ nghĩa vụ nào phải thuê một Nhà thầu phụ được chỉ định khi Nhà thầu nêu ra ý kiến từ chối hợp lý bằng cách thông báo cho Nhà tư vấn càng sớm càng tốt với những lý lẽ chi tiết để chứng minh. Việc phản đối được coi là hợp lý, nếu được đưa ra dựa trên bất cứ vấn đề nào được nêu ra tại đây (trong số những vấn đề khác), trừ khi Chủ đầu tư đồng ý bồi thường cho Nhà thầu về những vấn đề, hoặc hậu quả từ vấn đề nảy sinh:

(a) Có lý do để tin rằng Nhà thầu phụ không đủ khả năng, nguồn lực hoặc sức mạnh tài chính;

(b) Hợp đồng thầu phụ không nêu ra là Nhà thầu phụ được chỉ định sẽ bồi thường cho Nhà thầu về những hậu quả từ sự thiếu thận trọng hoặc sử dụng hàng hoá không đúng mục đích, do Nhà thầu phụ, các đại lý hoặc nhân viên của Nhà thầu phụ gây ra;

(c) Hợp đồng thầu phụ không nêu ra rằng, đối với công việc của hợp đồng thầu phụ (gồm cả thiết kế nếu có) Nhà thầu phụ được chỉ định sẽ:

(i) Cam kết với Nhà thầu những trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý mà sẽ giúp được Nhà thầu miễn được nghĩa vụ và trách nhiệm theo hợp đồng, và

(ii) Bồi thường cho Nhà thầu về tất cả trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý nảy sinh từ hợp đồng hoặc có liên quan đến hợp đồng và từ những hậu quả hoặc bất kỳ sự không thành công nào của Nhà thầu phụ trong việc thực hiện các trách nhiệm hoặc hoàn thành nghĩa vụ pháp lý đó.

11.3. Thanh toán cho Nhà thầu phụ được chỉ định

Nhà thầu sẽ thanh toán cho Nhà thầu phụ được chỉ định các khoản tiền mà Nhà tư vấn xác định là phải trả theo hợp đồng thầu phụ. Các khoản tiền này cộng với các khoản thanh toán khác sẽ được đưa vào trong giá hợp đồng theo điểm (b) của Khoản 5.2 [Tạm ứng], trừ  trường hợp được nêu trong Khoản 11.4 [Bằng chứng đã thanh toán cho Nhà thầu phụ được chỉ định].

11.4. Bằng chứng đã thanh toán cho Nhà thầu phụ được chỉ định

Trước khi phát hành một giấy thanh toán bao gồm một khoản tiền có thể trả cho Nhà thầu phụ được chỉ định, Nhà tư vấn có thể đòi hỏi Nhà thầu cung cấp bằng chứng hợp lý rằng Nhà thầu phụ được chỉ định đã nhận được tất cả các khoản được hưởng phù hợp với những giấy thanh toán trước đây, trừ đi khoản bị giảm bớt được áp dụng để giữ lại hoặc cách nào khác. Trừ khi Nhà thầu:

(a) Nộp cho Nhà tư vấn bằng chứng hợp lý hoặc:

(b) Giải thích rõ với Nhà tư vấn bằng văn bản rằng Nhà thầu được hưởng một cách hợp lý quyền giữ lại hoặc từ chối thanh toán các khoản này và Nộp cho Nhà tư vấn bằng chứng hợp lý rằng Nhà thầu phụ được chỉ định đã được thông báo về việc Nhà thầu được hưởng các quyền đó.

Sau đó Chủ đầu tư có thể (theo sự xét đoán duy nhất của mình) thanh toán, trực tiếp cho Nhà thầu phụ được chỉ định, một phần hoặc toàn bộ các khoản tiền đã được xác nhận trước đây (trừ phần giữ lại vẫn thường áp dụng) là khoản được hưởng của Nhà thầu phụ được chỉ định mà Nhà thầu đã không đệ trình được các bằng chứng đã nêu ở điểm (a) hoặc (b) trên đây. Nhà thầu sau đó phải thanh toán lại cho Chủ đầu tư khoản tiền mà Chủ đầu tư đã thanh toán trực tiếp cho Nhà thầu phụ được chỉ định.

Điều 12. Tạm ngừng và Chấm dứt Hợp đồng bởi Chủ đầu tư

12.1. Thông báo sửa chữa  

Nếu Nhà thầu không thực hiện nghĩa vụ theo Hợp đồng, Chủ đầu tư có thể ra thông báo yêu cầu Nhà thầu phải thực hiện và sửa chữa các sai hỏng trong khoảng thời gian hợp lý cụ thể.

12.2. Chấm dứt Hợp đồng bởi Chủ đầu tư  

Chủ đầu tư sẽ được quyền chấm dứt Hợp đồng nếu Nhà thầu :

(a) không tuân thủ Khoản 8.2 [Bảo đảm thực hiện] hoặc với một thông báo theo Khoản 15.1 [Thông báo sửa chữa],

(b) bỏ dở Công trình hoặc thể hiện rõ ràng ý định không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo Hợp đồng,

(c) không có lý do chính đáng mà lại không tiếp tục công trình theo Điều 7 [Tiến độ thi công và thời hạn hoàn thành],

(d) cho thầu phụ toàn bộ công trình hoặc chuyển nhượng Hợp đồng mà không có sự thỏa thuận theo yêu cầu,

(e) bị phá sản hoặc vỡ nợ, bị đóng cửa, bị quản lý tài sản, phải thương lượng với chủ nợ hoặc tiếp tục kinh doanh dưới sự giám sát của người quản lý tài sản, người được uỷ quyền hoặc người quản lý vì lợi ích của chủ nợ hoặc đã có hành động hoặc sự kiện nào xảy ra (theo các Luật được áp dụng) có ảnh hưởng tương tự tới các hoạt động hoặc sự kiện này, hoặc

(f) đưa hoặc có ngỏ ý đưa (trực tiếp hoặc gián tiếp) đút lót, quà cáp hay tiền hoa hồng hoặc các vật khác có giá trị cho người nào đó như phần thưởng hoặc để mua chuộc :

(i)  để thực hiện hoặc chịu thực hiện các hành động liên quan đến Hợp đồng, hoặc

(ii)  để tỏ ra là thiên vị hay không thiên vị một người nào đó có liên quan đến Hợp đồng,

hoặc nếu Nhân viên của Nhà thầu, đại lý hoặc các Thầu phụ đưa hoặc có ngỏ ý đưa (trực tiếp hoặc gián tiếp) cho người nào đó như phần thưởng hoặc để mua chuộc như được mô tả trong phần (f). Tuy nhiên, việc thưởng hay thù lao một cách hợp pháp cho Người của Nhà thầu sẽ không cho quyền chấm dứt Hợp đồng.

Nếu có ở một trong những trường hợp này, Chủ đầu tư có thể, bằng cách thông báo cho Nhà thầu trước … (14 ngày), chấm dứt Hợp đồng và trục xuất Nhà thầu ra khỏi công trường. Tuy nhiên, trong trường hợp của phần (e) hoặc (f), Chủ đầu tư có thể thông báo chấm dứt Hợp đồng ngay lập tức.

Sự lựa chọn của Chủ đầu tư trong việc quyết định chấm dứt Hợp đồng sẽ không được làm ảnh hưởng đến các quyền lợi khác của Chủ đầu tư, theo Hợp đồng.

Nhà thầu phải rời Công trường và chuyển các hàng hóa cần thiết, các tài liệu của Nhà thầu và các hồ sơ thiết kế khác của Nhà thầu cho Chủ đầu tư. Tuy nhiên, Nhà thầu sẽ cố gắng hết mức để tuân thủ ngay lập tức các hướng dẫn hợp lý được nêu trong thông báo (i) chuyển nhượng hợp đồng phụ, và (ii) bảo vệ tính mạng và tài sản hay cho sự an toàn của công trình.

Sau khi chấm dứt Hợp đồng, Chủ đầu tư có thể hoàn thành Công trình và/hoặc sắp đặt cho các đơn vị khác thực hiện. Chủ đầu tư và các đơn vị này khi đó có thể sử dụng bất cứ hàng hóa, tài liệu nào của Nhà thầu nào và các tài liệu thiết kế khác do Nhà thầu thực hiện hoặc do đại diện Nhà thầu thực hiện.

Chủ đầu tư sẽ thông báo rằng thiết bị của Nhà thầu và các Công trình tạm thời sẽ được giải phóng cho Nhà thầu ở tại hoặc gần Công trường. Nhà thầu sẽ ngay lập tức sắp xếp để chuyển đi, rủi ro và chi phí cho việc này sẽ do Nhà thầu chịu. Tuy nhiên, nếu đến lúc này mà Nhà thầu còn nợ Chủ đầu tư một khoản thanh toán nào thì Chủ đầu tư được quyền bán chúng để lấy lại tiền. Số tiền dư ra sẽ được trả cho Nhà thầu.

12.3. Xác định giá vào ngày chấm dứt Hợp đồng  

Ngay khi thông báo chấm dứt theo Khoản 12.2 [Chấm dứt hợp đồng bởi chủ đầu tư] có hiệu lực, Chủ đầu tư theo Khoản 10.5 [Quyết định] sẽ đồng ý hoặc xác định giá trị của công trình, hàng hóa và tài liệu của Nhà thầu và các khoản tiền phải thanh toán cho Nhà thầu cho các công việc được thực hiện theo đúng Hợp đồng.

12.4. Thanh toán sau khi chấm dứt hợp đồng  

Sau khi thông báo chấm dứt hợp đồng theo Khoản 12.2 [Chấm dứt hợp đồng bởi chủ đầu tư] có hiệu lực, Chủ đầu tư có thể :

(a) Tiến hành theo Khoản 9.4 [Khiếu nại của Chủ đầu tư],

(b) Không thanh toán thêm cho Nhà thầu cho đến khi chi phí thiết kế (nếu có), thi công, hoàn thành và sửa chữa các sai sót và hư hỏng do chậm trễ trong hoàn thành (nếu có) và các chi phí khác mà Chủ đầu tư chịu đã được thiết lập và / hoặc

(c) Thu lại từ Nhà thầu các phí tổn do hư hỏng, mất mát mà Chủ đầu tư phải chịu và các chi phí thêm khác của việc hoàn thành Công trình, sau khi tính đến bất kỳ một khoản nợ nào đối với Nhà thầu theo Khoản 12.3 [Xác định giá vào ngày chấm dứt Hợp đồng]. Sau khi đã thu hồi lại từ các mất mát, hư hỏng và các chi phí thêm, Chủ đầu tư sẽ thanh toán phần tiền cân đối cho Nhà thầu.

12.5. Quyền chấm dứt Hợp đồng của Chủ đầu tư   

Chủ đầu tư có quyền chấm dứt Hợp đồng vào bất cứ lúc nào thuận tiện cho Chủ đầu tư, bằng cách thông báo cho Nhà thầu việc chấm dứt Hợp đồng. Việc chấm dứt này sẽ có hiệu lực … (28 ngày) sau ngày đến sau của các thời điểm mà Nhà thầu nhận được thông báo này của Chủ đầu tư hoặc Chủ đầu tư trả lại Bảo lãnh thực hiện. Chủ đầu tư sẽ không được chấm dứt Hợp đồng theo Khoản này để tự thi công công trình hoặc sắp xếp cho để Nhà thầu khác thi công công trình.

Sau khi chấm dứt Hợp đồng, Nhà thầu phải tiến hành theo Khoản 19.3 [Ngừng công việc và di dời thiết bị của Nhà thầu] và sẽ được thanh toán theo Khoản 22.6 [Chấm dứt công trình có lựa chọn, thanh toán và hết trách nhiệm].

Điều 13. Các qui định về việc sử dụng lao động

13.1. Việc tuyển dụng lao động  

Trừ khi có quy định khác trong Hồ sơ mời thầu (Hồ sơ yêu cầu của Chủ đầu tư), Nhà thầu sẽ sắp xếp việc tuyển dụng lao động, người địa phương hay ở nơi người khác và trả lương, bố trí ăn ở và đi lại cho họ.

13.2. Mức lương và các điều kiện lao động  

Nhà thầu sẽ trả mức lương và tôn trọng các điều kiện lao động, không thấp hơn so với các mức lương và điều kiện lao động do Nhà nước quy định cho từng Ngành nghề tương ứng với từng thời điểm. Nếu không có mức lương hoặc điều kiện lao động nào đã được quy định mà có thể áp dụng được thì Nhà thầu sẽ áp dụng các mức lương và điều kiện lao động, không thấp hơn mức lương và điều kiện lao động chung ở địa phương mà các chủ lao động khác  trả cho các Ngành nghề tương tự như của Nhà thầu.

Nhà thầu không được tuyển dụng hay có ý định tuyển nhân viên và người lao động đang làm trong bộ máy của Chủ đầu tư

13.3. Việc tuân thủ các qui định pháp luật về lao động  

Nhà thầu phải tuân thủ tất cả các qui định của pháp luật về lao động hiện hành được áp dụng cho nhân lực của Nhà thầu, bao gồm cả các qui định của pháp luật có liên quan đến việc làm, sức khỏe, an toàn, phúc lợi, nhập cư, di cư và tất cả các những quyền lợi hợp pháp của họ. Nhà thầu phải yêu cầu tất cả nhân lực của mình tuân thủ các qui định này.

13.4. Giờ lao động

Không tiến hành làm việc trên công trường vào những ngày nghỉ của địa phương, hoặc ngoài giờ làm việc bình thường, trừ khi:

(a) có quy định khác trong Hợp đồng,

(b) có sự chấp thuận của Chủ đầu tư, hoặc

(c) công việc không thể tránh được hoặc cần thiết phải làm để bảo vệ cho sự tồn tại hoặc tài sản hay sự an toàn của công trình, trong trường hợp đó Nhà thầu sẽ phải thông báo ngay cho Chủ đầu tư.

13.5. Điều kiện sinh hoạt cho nhân viên và người lao động  

Trừ khi được quy định khác trong các yêu cầu của Chủ đầu tư, Nhà thầu phải cung cấp và duy trì tất cả các phương tiện ăn, ở và bảo vệ sức khoẻ cần thiết cho nhân lực của Nhà thầu. Nhà thầu phải cung cấp mọi điều kiện cho nhân viên của Chủ đầu tư như đã nêu trong Hồ sơ mời thầu (hoặc Hồ sơ yêu cầu của Chủ đầu tư).

Nhà thầu không được cho phép bất cứ nhân lực nào của Nhà thầu có chỗ ở vĩnh cửu trong khu vực công trường.

13.6. Sức khỏe và an toàn lao động  

Nhà thầu luôn luôn có những sự cẩn trọng hợp lý để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho nhân lực của Nhà thầu. Phối hợp với các cơ quan y tế địa phương, Nhà thầu phải đảm bảo rằng các nhân viên y tế, các phương tiện cấp cứu, phòng chăm sóc người ốm, dịch vụ cấp cứu phải luôn luôn sẵn sàng trên công trường và tại các nơi ở của nhân lực của Nhà thầu và Chủ đầu tư, đồng thời phải có sự sắp xếp phù hợp để đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh, phúc lợi cần thiết và phòng chống các dịch bệnh.

Nhà thầu sẽ chỉ định một an toàn viên ở công trường, chịu trách nhiệm về đảm bản an toàn và phòng tránh tai nạn. Người này phải có trình độ để đảm nhận trọng trách này, và có quyền đưa ra những hướng dẫn và áp dụng những biện pháp để phòng tránh tai nạn. Trong suốt quá trình thi công công trình, Nhà thầu phải cung cấp những gì mà người này cần thiết để thực hiện trách nhiệm và quyền hạn này.

Nhà thầu sẽ gửi cho Chủ đầu tư các chi tiết về tai nạn càng sớm càng tốt sau khi xảy ra. Nhà thầu sẽ giữ những giấy tờ liên quan đến tình trạng sức khỏe, an toàn và phúc lợi của người lao động, thiệt hại về mặt tài sản, như Chủ đầu tư đã yêu cầu một cách hợp lý.

13.7. Giám sát của Nhà thầu  

Trong suốt quá trình thi công công trình và cả thời gian cần thiết sau đó để hoàn thành các nghĩa vụ của Nhà thầu, Nhà thầu sẽ có sự giám sát cần thiết để vạch kế hoạch, sắp xếp, chỉ đạo, quản lý, kiểm tra và thử nghiệm công việc.

Việc giám sát sẽ được giao cho một số lượng đầy đủ người có đủ kiến thức về ngôn ngữ giao tiếp (được quy định trong Khoản 3.1 [Luật và Ngôn ngữ] và về các hoạt động sẽ được tiến hành (bao gồm cả các phương pháp và các kỹ thuật cần thiết, những khó khăn có thể sẽ gặp phải và những biện pháp đề phòng tai nạn) để thỏa mãn yêu cầu công trình cũng như việc thi công công trình được an toàn

13.8. Nhân lực Nhà thầu  

Nhân lực của Nhà thầu phải có trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp tương xứng về nghề nghiệp, công việc của họ. Chủ đầu tư có thể yêu cầu Nhà thầu sa thải (hay tác động để sa thải) bất cứ nhân lực nào ở công trường hay công trình, kể cả đại diện của Nhà thầu nếu những người đó :

(a) khăng khăng giữ thái độ sai trái hoặc thiếu cẩn thận,

(b) thực hiện nhiệm vụ một cách thiếu năng lực hoặc bất cẩn,

(c) không tuân thủ bất kì điều khoản nào của Hợp đồng, hoặc

(d) cố ý làm những việc gây phương hại đến an toàn, sức khoẻ hoặc bảo vệ môi trường.

Nếu đúng như vậy, Nhà thầu sẽ chỉ định (hoặc buộc phải chỉ định) một người khác thích hợp để thay thế.

13.9. Báo cáo về nhân lực và thiết bị của Nhà thầu   

Nhà thầu phải trình cho Chủ đầu tư những chi tiết về số lượng của mỗi cấp bậc nhân lực của Nhà thầu và của mỗi loại thiết bị của Nhà thầu có trên công trường. Các chi tiết sẽ được báo cáo hàng tháng, theo biểu mẫu mà Chủ đầu tư đã quy định, cho đến khi Nhà thầu đã hoàn thành tất cả các công việc còn dở dang vào ngày hoàn thành công trình được nêu trong Biên bản nghiệm thu công trình.

13.10. Hành vi gây rối  

Nhà thầu phải luôn luôn cẩn trọng để tránh bất kỳ các hành vi gây rối hoặc mất trật tự nào do nhân lực của Nhà thầu gây ra và để giữ sự bình ổn và để bảo vệ sự yên bình cho con người và tài sản ở trên và gần công trường.

Điều 14. Vật liệu, Thiết bị và tay nghề của Nhà thầu

14.1. Cách thức thực hiện  

Nhà thầu sẽ thực hiện việc gia công, chế tạo thiết bị; sản xuất các loại vật liệu để phục vụ cho việc thi công xây dựng công trình :

(a) theo cách thức ( nếu có) được nêu ra trong Hợp đồng,

(b) với một tay nghề thành thạo và một cách cẩn thận, phù hợp với cách làm thực tế đã được thừa nhận và

(c) với các phương tiện trang bị phù hợp và các vật liệu không nguy hiểm, trừ khi được quy định khác trong Hợp đồng.

14.2. Việc lấy và cung cấp mẫu vật tư, vật liệu: 

Nhà thầu phải nộp các mẫu vật liệu dưới đây và thông tin tương ứng cho Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn để có sự chấp thuận trước khi sử dụng vật liệu cho công trình

(a) Các tiêu chuẩn của nhà sản xuất vật liệu và các mẫu được nêu trong hợp đồng, tất cả chi phí do Nhà thầu chịu;

(b) Các mẫu bổ sung theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn như là một thay đổi.

Từng mẫu phải được gắn nhãn hiệu về xuất xứ và việc sử dụng được dự kiến trong công trình.

14.3. Giám định  

Người của Chủ đầu tư trong mọi thời điểm thích hợp sẽ :

(a) được quyền vào tất cả các nơi trên công trường và các nơi để khai thác nguyên vật liệu tự nhiên, và

(b) trong quá trình sản xuất, gia công, chế tạo và xây dựng (ở trên công trường, nơi được quy định đặc biệt trong hợp đồng hay ở nơi khác) được quyền kiểm tra, kiểm định, đo lường, thử các loại vật liệu, tay nghề và kiểm tra tiến trình gia công, chế tạo thiết bị, sản xuất vật liệu.

Nhà thầu sẽ tạo mọi điều kiện cho người của Chủ đầu tư để tiến hành các hoạt động này, bao gồm cả việc cho phép ra vào,cung cấp các phương tiện, các giấy phép và thiết bị an toàn. Những hoạt động này không làm giảm đi bất cứ nghĩa vụ hoặc trách nhiệm nào của Nhà thầu.

Đối với các công việc mà nhân viên của Chủ đầu tư được quyền xem xét đo luờng và/hoặc kiểm định, Nhà thầu phải thông báo cho Chủ đầu tư biết khi bất cứ công việc như vậy đã xong và trước khi được phủ lấp, hoặc không còn được nhìn thấy hoặc đóng gói để lưu kho hoặc vận chuyển. Khi đó Chủ đầu tư sẽ hoặc là tiến hành ngay việc kiểm tra, giám định, đo lường hoặc kiểm định không được chậm trễ mà không có lý do hoặc thông báo ngay cho Nhà thầu là Chủ đầu tư không đòi hỏi phải làm như vậy. Trường hợp Nhà thầu không gửi được thông báo thì, nếu và khi Chủ đầu tư yêu cầu, Nhà thầu phải mở lại công trình ra, sau đó lấp lại và hoàn thiện tất cả đều bằng chi phí của mình.

14.4. Chạy thử từng phần của công trình  

Khoản này sẽ được áp dụng cho tất cả các lần chạy thử được nêu trong Hợp đồng, ngoài việc chạy thử sau khi hoàn thành (nếu có)

Nhà thầu phải cung cấp các máy móc, sự trợ giúp, tài liệu và các thông tin khác, điện, thiết bị, nhiên liệu, vật dụng, dụng cụ, người lao động, vật liệu và nhân viên có trình độ và kinh nghiệm cần thiết để tiến hành chạy thử cụ thể một cách hiệu quả. Nhà thầu phải thống nhất với Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn về thời gian, địa điểm tiến hành chạy cụ thể của thiết bị, vật liệu và các hạng mục công trình khác.

Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn có thể theo Điều 6 [Thay đổi, điều chỉnh giá hợp đồng] có thể thay đổi địa điểm hoặc các chi tiết của các lần chạy thử cụ thể hoặc hướng dẫn Nhà thầu để tiến hành các lần chạy thử bổ sung. Nếu các lần chạy thử bổ sung hoặc thay đổi này cho thấy thiết bị, vật liệu hoặc tay nghề được kiểm định không phù hợp với Hợp đồng thì các chi phí cho việc tiến hành những thay đổi này sẽ do Nhà thầu chịu bất kể những điều khoản khác của Hợp đồng.

Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn phải thông báo trước 24 tiếng đồng hồ cho Nhà thầu về ý định của mình là sẽ tham gia vào lần chạy thử. Nếu như Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn không tham gia vào lần chạy thử tại địa điểm và thời gian đã thoả thuận, Nhà thầu có thể tiến hành chạy thử và việc chạy thử coi như đã được tiến hành với sự có mặt của Chủ đầu tư, trừ khi có sự chỉ dẫn khác từ phía Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn.

Nếu Nhà thầu phải chịu sự chậm trễ hay chịu các chi phí do tuân thủ các hướng dẫn của Chủ đầu tư hay do sự chậm trễ thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư, Nhà thầu phải thông báo cho Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn biết và được hưởng quyền theo Khoản 23.1 [Khiếu nại của nhà thầu] để:

(a) gia hạn thời gian do sự chậm trễ này, nếu như việc hoàn thành bị chậm hoặc sẽ bị chậm theo Khoản 7.4 [Gia hạn thời gian hoàn thành], và

(b) thanh toán mọi chi phí cộng thêm vào Giá hợp đồng.

Sau khi nhận được thông báo, Nhà tư vấn sẽ theo Khoản 10.5 [Quyết định] đồng ý hoặc quyết định các vấn đề này.

Nhà thầu phải trình ngay cho Chủ đầu tư các báo cáo có xác nhận về các lần chạy thử. Khi các lần chạy thử cụ thể đã được tiến hành xong, Chủ đầu tư sẽ phê duyệt biên bản chạy thử của Nhà thầu. Nếu như Chủ đầu tư không tham gia vào các cuộc kiểm định, coi như họ đã chấp nhận các báo cáo là chính xác.

14.5. Từ chối  

Nếu như kết quả của cuộc kiểm tra, giám sát, đo đạc hay thử nghiệm cho thấy có những lỗi của thiết bị, vật liệu, thiết kế hay tay nghề hoặc không phù hợp với Hợp đồng, Nhà tư vấn có thể từ chối các thiết bị, vật liệu, thiết kế hoặc nhân lực tay nghề bằng cách thông báo cho Nhà thầu với các lý do. Nhà thầu phải sửa chữa sai sót ngay lập tức và đảm bảo cho các mục đã bị bác bỏ được xử lý cho phù hợp với Hợp đồng.

Nếu Nhà tư vấn yêu cầu là thiết bị, vật liệu, thiết kế hay tay nghề cần được kiểm định lại, các cuộc kiểm định sẽ được tiến hành lại theo đúng những trình tự và điều kiện đã làm trước đó. Nếu như việc từ chối và kiểm định lại dẫn đến những chi phí thêm cho Chủ đầu tư thì Nhà thầu sẽ phải chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí này cho Chủ đầu tư theo Khoản 9.4 [Khiếu nại của Chủ đầu tư].

14.6. Công việc sửa chữa  

Mặc dầu đã có những cuộc kiểm định trước đó hay đã cấp chứng chỉ, Nhà tư vấn có thể chỉ dẫn Nhà thầu tiến hành :

(a) đưa đi khỏi công trường hoặc thay thế các thiết bị, vật liệu không phù hợp với Hợp đồng,

(b) dỡ bỏ và tiến hành lại công việc nếu không phù hợp với hợp đồng, và

(c) tiến hành công việc cần gấp để đảm bảo an toàn công trình hoặc do một tai nạn, sự kiện không lường trước hoặc nguyên nhân khác.

Nhà thầu làm theo chỉ dẫn đó trong một thời gian hợp lý, đó là thời gian (nếu có) được xác định trong chỉ dẫn hoặc phải tiến hành ngay, nếu tính cấp bách được xác định theo điểm (c) trên đây.

Nếu Nhà thầu không tuân theo chỉ dẫn, Chủ đầu tư theo Khoản 8.3 [Các chỉ dẫn] sẽ có quyền thuê và trả lương cho người khác tiến hành các công việc. Trừ khi Nhà thầu được hưởng quyền thanh toán cho công việc, Nhà thầu sẽ phải trả theo Khoản 9.4 [Khiếu nại của Chủ đầu tư] tiền thanh toán cho Chủ đầu tư cho toàn bộ chi phí do không tuân thủ chỉ dẫn gây ra.

14.7. Quyền sở hữu thiết bị và vật liệu

Mỗi danh mục thiết bị và vật liệu trong phạm vi phù hợp với Luật của nước sở tại, sẽ trở thành tài sản của Chủ đầu tư, trong bất kỳ trường hợp nào xẩy ra trước những thời điểm được nêu dưới đây mà không bị chiếm giữ và bị cản trở :

(a) Khi chúng được cung cấp tới công trường;

(b) Khi Nhà thầu được hưởng thanh toán cho giá trị của thiết bị và các vật liệu theo Khoản 7.10 [Thanh toán tiền thiết bị và các vật liệu trong trường hợp tạm ngừng công việc].

14.8. Lệ phí sử dụng  

Trừ khi có quy định khác trong các yêu cầu của Chủ đầu tư, Nhà thầu sẽ phải trả tiền bản quyền, tiền thuê và những tiền khác cho:

(a) các vật liệu tự nhiên lấy từ bên ngoài công trường, và

(b) các vật liệu thải do phá dỡ, đào bới và các vật liệu dư thừa khác (có thể là tự nhiên hay nhân tạo) trừ trường hợp có bãi thải trên công trường như được nêu cụ thể trong Hợp đồng

Điều 15. Chạy thử khi hoàn thành

15.1. Nghĩa vụ của Nhà thầu  

Nhà thầu sẽ tiến hành các cuộc kiểm định khi hoàn thành theo Khoản này và Khoản 15.4 [Không vượt qua các kiểm định khi hoàn thành], sau khi đã cung cấp các tài liệu theo điểm (d) Khoản 8.1 [Trách nhiệm chung của Nhà thầu].

Nhà thầu sẽ thông báo cho Nhà tư vấn không muộn hơn … ngày về ngày mà Nhà thầu đã sẵn sàng tiến hành các cuộc kiểm định khi hoàn thành. Trừ khi đã có thỏa thuận khác, các cuộc kiểm định hoàn thành sẽ được tiến hành trong vòng … ngày sau ngày đã thông báo, vào ngày mà Nhà tư vấn đã chỉ dẫn.

Khi xem xét kết quả của các cuộc kiểm định khi hoàn thành, Nhà tư vấn sẽ có xem xét đến hiệu quả của việc sử dụng công trình do Chủ đầu tư yêu cầu về hoạt động hoặc các đặc tính khác của công trình. Ngay sau khi các công trình hay hạng mục đã vượt qua các cuộc kiểm định khi hoàn thành, Nhà thầu sẽ trình bản báo cáo đã được chứng nhận về kết quả của các cuộc kiểm định này cho Nhà tư vấn.

15.2. Việc kiểm định bị chậm trễ  

Nếu các cuộc kiểm định khi hoàn thành bị quá chậm trễ do Chủ đầu tư, thì Khoản 15.4 [Không vượt qua các kiểm định khi hoàn thành] và / hoặc Khoản 16.3 [Can thiệp vào các lần chạy thử khi hoàn thành] sẽ được áp dụng.

Nếu các cuộc kiểm định khi hoàn thành bị quá chậm trễ do Nhà thầu, Nhà tư vấn có thể bằng thông báo yêu cầu Nhà thầu tiến hành các cuộc kiểm định trong vòng … (21 ngày) sau khi nhận được thông báo. Nhà thầu sẽ tiến hành các cuộc kiểm định vào ngày hoặc các ngày trong thời gian đó được Nhà thầu ấn định và phải thông báo cho Nhà tư vấn.

Nếu Nhà thầu không tiến hành các cuộc kiểm định khi hoàn thành trong vòng … (21 ngày) thì người của Chủ đầu tư có thể tiến hành các cuộc kiểm định mà Nhà thầu phải chịu rủi ro và chi phí cho các cuộc kiểm định đó. Các cuộc kiểm định khi hoàn thành khi đó sẽ được coi là đã tiến hành với sự có mặt của Nhà thầu và kết quả kiểm định sẽ được chấp nhận là chính xác.

15.3. Kiểm định lại  

Nếu công trình hay hạng mục không vượt qua được các cuộc kiểm định khi hoàn thành, thì Khoản 14.5 [Từ chối] sẽ được áp dụng và Nhà tư vấn hoặc Nhà thầu có thể yêu cầu tiến hành lại các cuộc kiểm định không đạt và các công việc có liên quan theo những quy trình và điều kiện tương tự trước đó.

15.4. Không vượt qua các cuộc kiểm định khi hoàn thành  

Nếu công trình hay hạng mục không vượt qua được các cuộc kiểm định khi hoàn thành đã được tiến hành lại theo Khoản 15.3 [kiểm định lại], khi đó Chủ đầu tư có quyền :

(a) Yêu cầu tiếp tục tiến hành kiểm định lại theo Khoản 15.3;

(b) Nếu như việc công trình hay hạng mục không vượt qua các cuộc kiểm định làm ảnh hưởng cơ bản đến lợi ích của Chủ đầu tư có được từ đó, sẽ loại bỏ công trình hoặc hạng mục (tuỳ theo từng trường hợp), trong trường hợp đó Chủ đầu tư sẽ được các sự bù đắp như phần (c) của Khoản 17.4 [Không sửa chữa được sai sót]; hoặc

(c) Cấp Biên bản nghiệm thu công trình, nếu Chủ đầu tư yếu cầu.

Trong trường hợp của phần (c), Nhà thầu khi đó sẽ thực hiện tất cả các nghĩa vụ khác theo Hợp đồng, và Giá hợp đồng sẽ bị giảm đi một số tiền để bù vào số tiền mà Chủ đầu tư bị thiệt từ việc giá trị công trình bị giảm đi do việc không qua được kiểm định. Trừ khi việc giảm giá do nguyên nhân này gây ra được nêu cụ thể (hay xác định được phương pháp tính toán) trong Hợp đồng, Chủ đầu tư có thể yêu cầu việc giảm giá được: (i) hai bên thoả thuận (khi hoàn toàn vừa lòng chỉ riêng về vấn đề này) và sẽ thanh toán trước khi cấp Biên bản nghiệm thu công trình, hoặc (ii) xác định và thanh toán theo Khoản 9.4 [Khiếu nại của Chủ đầu tư] và Khoản 10.5 [Quyết định].

Điều 16. Nghiệm thu của chủ đầu tư

16.1. Nghiệm thu công trình và các hạng mục công trình  

Trừ những quy định trong Khoản 15.4 [Không vượt qua các cuộc chạy thử khi hoàn thành], công trình sẽ được Chủ đầu tư tiếp nhận khi (i) công trình đã được hoàn thành theo đúng Hợp đồng, bao gồm cả những vấn đề được nêu trong Khoản 7.2 [Thời hạn hoàn thành] và trừ những nội dung được cho phép trong phần (a) dưới đây và (ii) đã được cấp Biên bản nghiệm thu công trình hoặc coi là đã được cấp Chứng chỉ theo Khoản này.

Nhà thầu có thể bằng cách thông báo cho Nhà tư vấn để xin được cấp Biên bản nghiệm thu công trình không sớm hơn … ngày trước khi, theo Nhà thầu, công trình đã được hoàn thành và sẵn sàng để bàn giao. Nếu công trình được chia thành các hạng mục, bằng cách tương tự, Nhà thầu có thể xin được cấp Biên bản nghiệm thu cho mỗi hạng mục.

Nhà tư vấn, trong vòng … ngày sau nhận được đơn của Nhà thầu, sẽ :

(a) Cấp Biên bản nghiệm thu công trình cho Nhà thầu, nêu rõ ngày mà công trình hay hạng mục đã được hoàn thành theo Hợp đồng, trừ những công việc nhỏ còn tồn đọng lại và các sai sót về cơ bản không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng công trình hay các hạng mục cho mục đích ban đầu (cho đến khi hoặc trong khi những việc này đang được hoàn thành và các sai sót đang được sửa chữa), hoặc

(b) Bác bỏ đơn và đưa ra lý do và nêu cụ thể những công việc mà Nhà thầu cần phải làm để được cấp Biên bản nghiệm thu công trình. Nhà thầu sẽ phải hoàn thành những công việc này trước khi đưa ra thông báo tiếp theo Khoản này.

Nếu Nhà tư vấn không cấp Biên bản nghiệm thu công trình hay bác bỏ đơn của Nhà thầu trong thời gian … (28 ngày) và nếu công trình hay hạng mục (tuỳ theo từng trường hợp) về cơ bản đúng với Hợp đồng, Biên bản nghiệm thu công trình coi như đã được cấp vào ngày thứ … (28).

16.2. Nghiệm thu bộ phận công trình

Chủ đầu tư có thể sẽ cấp biên bản nghiệm thu cho từng phần của Công trình chính.

Chủ đầu tư sẽ không sử dụng bất cứ phần nào của công trình (trừ trường hợp sử dụng tạm thời nhưng đã được nêu cụ thể trong hợp đồng hoặc hai bên cùng đồng ý) trừ khi và cho đến khi được cấp Biên bản nghiệm thu phần công trình đó. Tuy nhiên, nếu Chủ đầu tư sử dụng bất cứ phần nào của công trình trước khi Biên bản nghiệm thu đã được cấp, thì:

(a) Phần công trình được sử dụng sẽ được coi là đã được tiếp nhận kể từ ngày nó được đưa vào sử dụng;

(b) Nhà thầu sẽ không chịu trách nhiệm về phần công trình đó kể từ ngày này, khi đó trách nhiệm thuộc về Chủ đầu tư, và

(c) Nếu Nhà thầu yêu cầu Chủ đầu tư sẽ cấp Biên bản nghiệm thu cho phần công trình này.

Sau khi Chủ đầu tư đã cấp Biên bản nghiệm thu cho một phần công trình, Nhà thầu sẽ được tạo điều kiện sớm nhất để thực hiện các bước cần thiết để tiến hành các cuộc chạy thử khi hoàn thành còn tồn lại. Nhà thầu sẽ tiến hành các cuộc chạy thử khi hoàn thành này càng sớm càng tốt trước khi hết hạn của thời hạn thông báo sai sót.

Nếu Nhà thầu phải chịu các chi phí do việc tiếp nhận và / hoặc sử dụng của Chủ đầu tư mà không phải là việc sử dụng được nêu cụ thể trong hợp đồng và được hai bên đồng ý, khi đó Nhà thầu sẽ (i) thông báo cho Chủ đầu tư và (ii) theo Khoản 23.1 [Khiếu nại của nhà thầu] được quyền thanh toán các chi phí đó cộng với lợi nhuận hợp lý và được tính vào giá hợp đồng. Sau khi nhận được thông báo này, Chủ đầu tư sẽ đồng ý hoặc xác định chi phí này và lợi nhuận theo Khoản 10.5.

Nếu Biên bản nghiệm thu đã được cấp cho một phần công trình (chứ không phải là một hạng mục) thì những thiệt hại do chậm trễ hoàn thành công việc của những phần còn lại của công trình sau đó sẽ được giảm xuống. Tương tự, những thiệt hại do chậm trễ cho phần còn lại của hạng mục (nếu có) mà phần công trình này thuộc về cũng sẽ được giảm bớt. Đối với bất kỳ thời gian chậm trễ nào sau ngày được nêu cụ thể trong Biên bản nghiệm thu này, sự giảm bớt theo tỷ lệ trong các thiệt hại do sự chậm trễ đó sẽ được tính theo tỷ lệ mà giá trị của phần đã được xác nhận mang đến cho giá trị của công việc hoặc bộ phận (nếu trường hợp xảy ra) xét như là một tổng thể. Theo Khoản 10.5 [Quyết định] Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn sẽ đồng ý hoặc xác định những phần hiệt hại được giảm bớt này. Những điều khoản của đoạn này sẽ chỉ áp dụng cho tỷ lệ thiệt hại do trì hoãn gây ra hàng ngày theo Khoản 7.7 [Những thiệt hại do chậm trễ], và sẽ không ảnh hưởng đến giá tối đa của các thiệt hại này.

16.3. Can thiệp vào các lần chạy thử khi hoàn thành   

Nếu quá … ngày mà Nhà thầu không tiến hành các cuộc chạy thử khi hoàn thành vì nguyên nhân do Chủ đầu tư, thì khi đó Chủ đầu tư sẽ coi như đã nghiệm thu công trình hay hạng mục công trình (tuỳ từng trường hợp) vào ngày mà lẽ ra các cuộc chạy thử khi hoàn thành đã được hoàn tất.

Theo đó Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn sẽ cấp Biên bản nghiệm thu công trình và Nhà thầu sẽ tiến hành ngay các cuộc chạy thử khi hoàn thành càng sớm càng tốt trước ngày hết hạn của thời hạn thông báo sai sót. Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn sẽ thông báo trước … ngày về yêu cầu tiến hành các cuộc chạy thử khi hoàn thành theo những điều khoản của hợp đồng.

Nếu Nhà thầu gặp phải sự chậm trễ hay phải chịu các chi phí do sự chậm trễ tiến hành các cuộc chạy thử khi hoàn thành gây ra, Nhà thầu sẽ thông báo cho Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn biết và theo Khoản 23.1 được quyền :

(a) gia hạn thời gian để bù lại cho sự chậm trễ đó, nếu như việc hoàn thành đang hoặc sẽ bị chậm trễ theo Khoản 7.4 [Gia hạn thời gian hoàn thành] và

(b) thanh toán các chi phí cộng thêm lợi nhuận hợp lý, tính vào Giá hợp đồng.

Sau khi nhận được thông báo này, Chủ đầu tư sẽ đồng ý hoặc xác định những vấn đề này theo Khoản 10.5 [Quyết định]

Điều 17. Trách nhiệm đối với các sai sót

17.1. Hoàn thành Công việc còn dở dang và sửa chữa sai sót  

Để công trình và tài liệu của Nhà thầu và mỗi hạng mục cần phải luôn ở trong tình trạng do Hợp đồng quy định (trừ trường hợp bị hỏng) đến ngày hết hạn của thời hạn thông báo sai sót, Nhà thầu sẽ phải :

(a) Hoàn thành các công việc còn tồn đọng vào ngày đã nêu trong Biên bản nghiệm thu trong khoảng thời gian hợp lý mà Chủ đầu tư yêu cầu, và

(b) Thực hiện các công việc sửa chữa các sai sót hoặc hư hỏng do Chủ đầu tư thông báo vào ngày hoặc trước thời hạn thông báo sai sót của công trình hay hạng mục hết hạn (trường hợp nếu xảy ra).

Nếu sai sót xuất hiện hoặc hư hỏng xảy ra, Nhà thầu sẽ được Chủ đầu tư thông báo.

17.2. Chi phí cho việc sửa chữa sai sót  

Tất cả công việc được nêu trong phần (b) của Khoản 17.1 [Hoàn thành công việc dở dang và sửa chữa sai sót] sẽ được tiến hành và Nhà thầu phải chịu rủi ro và các chi phí, nếu và ở mức độ công việc được quy cho là :

(b) Thiết bị, các vật liệu hoặc tay nghề không phù hợp với Hợp đồng,

(c) Nhà thầu không tuân thủ các nghĩa vụ khác.

Nếu và ở mức độ mà việc đó được quy cho nguyên nhân khác, Nhà thầu sẽ được Chủ Đầu tư thông báo ngay lập tức và khi đó sẽ áp dụng Khoản 6.4 [Thủ tục thay đổi].

17.3. Kéo dài thêm thời hạn thông báo sai sót

Theo Khoản 9.4 [Khiếu nại của Chủ đầu tư] Chủ đầu tư sẽ được quyền kéo dài thêm Thời hạn thông báo sai sót về công trình hoặc hạng mục nếu và ở mức độ mà công trình, hạng mục công trình hay một bộ phận chính của Nhà máy (tuỳ từng trường hợp và sau khi đã nghiệm thu) không thể sử dụng được cho mục đích đã định do sai sót hoặc hư hỏng. Tuy nhiên, Thời gian thông báo sai sót sẽ không được kéo dài quá ….. năm (cụ thể do các bên tự thoả thuận).

Nếu việc cung cấp và / hoặc lắp đặt thiết bị và / hoặc các vật liệu bị tạm ngừng theo Khoản 7.8 [tạm ngừng công việc] hay Khoản 19.1 [Quyền tạm ngừng công việc của Nhà thầu], theo Điều này nghĩa vụ của Nhà thầu sẽ không áp dụng cho những sai sót hoặc hư hỏng xảy ra quá … (2 năm) sau khi Thời gian thông báo sai sót hết hiệu lực

17.4. Không sửa chữa được sai sót  

Nếu Nhà thầu không sửa chữa được các sai sót hay hư hỏng trong khoảng thời gian hợp lý, Chủ đầu tư hoặc đại diện của Chủ đầu tư có thể ấn định ngày để sửa chữa các sai sót hay hư hỏng. Nhà thầu sẽ được thông báo về ngày này.

Nếu Nhà thầu không sửa chữa được các sai sót hay hư hỏng vào ngày đã thông báo và việc sửa chữa sẽ được thực hiện mà Nhà thầu phải chịu chi phí theo Khoản 17.2 [Chi phí sửa chữa sai sót], Chủ đầu tư (tuỳ theo lựa chọn) có thể :

(a) Tự tiến hành công việc hoặc thuê người khác theo cách thức hợp lý và Nhà thầu phải chịu mọi chi phí, nhưng Nhà thầu sẽ không chịu trách nhiệm về công việc này ; và Nhà thầu theo Khoản 9.4 [Khiếu nại của Chủ đầu tư] phải trả cho Chủ đầu tư những chi phí hợp lý phát sinh từ việc Chủ đầu tư sửa chữa các sai sót hoặc hư hỏng;

(b) Khấu trừ hợp lý trong Giá hợp đồng theo Khoản 10.5 [Quyết định]; hoặc

(c) nếu sai sót hoặc hư hỏng dẫn đến việc Chủ đầu tư về cơ bản bị mất toàn bộ lợi ích từ công trình hay phần lớn công trình, sẽ chấm dứt toàn bộ Hợp đồng hay phần lớn công trình không thể đưa vào sử dụng cho mục đích đã định. Khi đó, theo Hợp đồng hay không, Chủ đầu tư sẽ được quyền lấy lại toàn bộ số tiền đã trả cho công trình hoặc một phần công trình đó (tùy từng trường hợp cụ thể) cộng thêm với chi phí tài chính và chi phí tháo dỡ phần công trình đó, dọn dẹp công trường và trả thiết bị, các vật liệu lại cho Nhà thầu.

17.5. Di chuyển sản phẩm bị sai sót  

Nếu sai sót hoặc hư hỏng không thể sửa chữa tốt ngay trên công trường được và được Chủ đầu tư đồng ý, Nhà thầu có thể chuyển khỏi công trường thiết bị hoặc cấu kiện bị sai sót hay hư hỏng để sửa chữa. Sự đồng ý này của Chủ đầu tư có thể yêu cầu Nhà thầu tăng số tiền cho bảo lãnh Hợp đồng bằng chi phí thay thế toàn bộ các phần này hay cung cấp sự bảo đảm phù hợp khác.

17.6. Các kiểm định thêm   

Nếu việc sửa chữa sai sót hoặc hư hỏng có thể ảnh hưởng đến sự vận hành của công trình, Chủ đầu tư có thể yêu cầu tiến hành lại bất cứ cuộc kiểm định nào nêu trong Hợp đồng, bao gồm cả các cuộc kiểm định khi hoàn thành và/hoặc kiểm định sau khi hoàn thành. Yêu cầu này có thể được thông báo trong vòng …(28 ngày) sau khi đã sửa chữa sai sót hoặc hư hỏng.

Các kiểm định này phải được tiến hành theo các điều kiện được áp dụng cho các kiểm định trước, chỉ khác là được tiến hành bằng sự rủi ro và kinh phí của bên chịu trách nhiệm, theo Khoản 17.2 [Chi phí sửa chữa sai sót] cho chi phí sửa chữa sai sót.

17.7. Nhà thầu tìm nguyên nhân  

Nhà thầu sẽ, nếu Nhà tư vấn yêu cầu, tìm nguyên nhân dẫn đến sai sót theo chỉ dẫn của Nhà tư vấn. Trừ khi sai sót đã được sửa chữa bằng chi phí của Nhà thầu theo Khoản 17.2 [Chi phí sửa chữa sai sót], chi phí của việc tìm kiếm nguyên nhân cộng với lợi nhuận hợp lý sẽ được Nhà tư vấn đồng ý hoặc quyết định theo Khoản 10.5 [Quyết định] và sẽ được tính vào Giá hợp đồng.

17.8. Biên bản nghiệm thu   

Việc thực hiện các nghĩa vụ của Nhà thầu sẽ không được coi là đã hoàn thành nếu Nhà thầu chưa được Chủ đầu tư cấp Biên bản nghiệm thu, nêu rõ ngày mà Nhà thầu đã hoàn thành nghĩa vụ của mình theo đúng Hợp đồng.

Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn sẽ cấp Biên bản nghiệm thu trong vòng … ngày sau ngày hết hạn của Thời hạn thông báo sai sót hoặc ngay sau khi Nhà thầu đã cung cấp tất cả các tài liệu của Nhà thầu và đã hoàn thành và kiểm định tất cả công trình, bao gồm cả việc sửa chữa các sai sót. Nếu Chủ Đầu tư không cấp Biên bản thực hiện thì:

(a) Biên bản nghiệm thu được xem như đã được cấp vào ngày thứ … (28) sau ngày đáng lẽ phải được cấp theo yêu cầu của khoản này, và

(b) Khoản 17.11 [Giải phóng mặt bằng] và điểm (a) của Khoản 24.2 [Chấm dứt trách nhiệm của Chủ đầu tư] sẽ không được áp dụng.

Chỉ có Biên bản nghiệm thu mới được coi là cấu thành nên việc chấp nhận công trình.

17.9. Những nghĩa vụ chưa được hoàn thành

Sau khi đã cấp Biên bản nghiệm thu, mỗi bên sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện tại thời điểm đó. Hợp đồng vẫn được coi là có hiệu lực đối với các mục đích xác định nội dung và phạm vi của những nghĩa vụ chưa thực hiện.

17.10. Giải phóng mặt bằng  

Khi nhận được Biên bản nghiệm thu, Nhà thầu sẽ dọn khỏi công trường tất cả các thiết bị của Nhà thầu, vật liệu còn thừa, rác và các công trình tạm còn lại.

Nếu tất cả những vật dụng này không được dọn khỏi công trường trong vòng … ngày sau khi Chủ đầu tư cấp Biên bản nghiệm thu, Chủ đầu tư có thể bán hoặc thải bỏ các vật đó. Chủ đầu tư có quyền được thanh toán các chi phí phát sinh từ việc bán hoặc thải bỏ hay lưu các vật dụng đó trên công trường.

Việc cân đối các khoản tiền thu được từ việc bán các vật dụng trên sẽ được trả cho Nhà thầu. Nếu số tiền này ít hơn các chi phí mà Chủ đầu tư phải trả, Nhà thầu sẽ trả phần chi phí phát sinh dôi ra cho Chủ đầu tư.

Điều 18. Đo lường và đánh giá

18.1. Công việc cần đo lường   

Các công việc được đo lường và đánh giá để thanh toán theo Điều này. Khi nào Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) yêu cầu đo lường phần nào của công trình, thì gửi thông báo hợp lý cho Đại diện của Nhà thầu, người này sẽ:

(a) Nhanh chóng tham gia hoặc cử đại diện có năng lực khác để giúp Nhà tư vấn trong công tác đo lường, và

(b) cung cấp các yêu cầu riêng của Nhà tư vấn.

Nếu Nhà thầu không tham gia hoặc không cử người đại diện, việc đo lường của Nhà tư vấn (hoặc đại diện) sẽ được chấp nhận như là chính xác.

Nếu Nhà thầu xem xét và không đồng ý với báo cáo, và / hoặc không ký vào xem như thoả thuận thì Nhà thầu phải thông báo cho Nhà tư vấn về các vấn đề mà báo cáo bị đánh giá không chính xác. Sau khi nhận được thông báo, Nhà tư vấn cần xem lại các báo cáo và / hoặc công nhận hoặc thay đổi chúng. Nếu Nhà thầu không thông báo như vậy cho Nhà tư vấn trong vòng …(14 ngày) sau khi được yêu cầu xem xét báo cáo, thì các báo cáo được chấp nhận là chính xác.

18.2. Phương pháp đo lường  

Ngoại trừ đã được qui định khác trong hợp đồng và không kể đến các thông lệ địa phương:

(a) Sự đo lường sẽ được tiến hành theo khối lượng hoàn thành của mỗi hạng mục của các Công trình chính.

(b) Phương pháp đo lường phải áp dụng theo bảng khối lượng hoặc theo bảng được áp dụng khác.

18.3. Đánh giá

Ngoại trừ được qui định khác trong hợp đồng, Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) phải tiến hành theo Khoản 10.5 [Quyết định] để đồng ý hoặc xác định giá hợp đồng bằng cách đánh giá từng hạng mục của công trình, áp dụng việc đánh giá đã được thoả thuận hoặc xác định theo Khoản 18.1, 18.2 ở trên và tỷ giá thích hợp cho hạng mục.

Đối với mỗi hạng mục công trình, tỷ giá thích hợp hoặc giá của hạng mục sẽ là tỷ giá hoặc giá được xác định cho hạng mục đo lường trong hợp đồng, và nếu không có hạng mục như vậy, sẽ được xác định theo công việc tương đương. Tuy nhiên, một tỷ giá hoặc giá mới sẽ thích hợp với một hạng mục công trình nếu:

(a) khối lượng đo lường được của hạng mục thay đổi quá 20% so với khối lượng trong bảng khối lượng hoặc bảng khác, hoặc

(b) công trình được chỉ dẫn theo Điều 6 [Thay đổi, điều chỉnh giá hợp đồng]; (ii) không có tỷ giá hoặc giá xác định trong hợp đồng cho hạng mục đó, và (iii) không có tỷ giá hoặc giá xác định thích hợp bời vì hạng mục công trình không cùng tính chất, hoặc không được thực hiện theo điều kiện tương tự như mọi hạng mục ở trong hợp đồng.

Mỗi tỷ giá hoặc giá mới sẽ được suy ra từ các tỷ giá hoặc giá có liên quan trong hợp đồng, với các điều chỉnh hợp lý có chú ý đến các điều được mô tả trong mục (a) và / hoặc (b) nếu được. Nếu không có tỷ giá hoặc giá có liên quan để suy ra tỷ giá hoặc giá mới, thì sẽ suy ra từ giá để thực hiện công trình hợp lý, cùng với lợi nhuận hợp lý, có kể đến các vấn đề khác có liên quan.

Cho đến khi một tỷ giá hoặc giá thích hợp được thoả thuận hoặc xác định, Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) sẽ xác định một tỷ giá hoặc giá thích hợp để làm căn cứ cho các các đợt thanh toán.

18.4. Sự bỏ sót

Khi sự bỏ sót một công việc nào đó hình thành một phần việc (hoặc tất cả) của một thay đổi mà giá trị đã không được thoả thuận, nếu

(a) Nhà thầu sẽ phát sinh (hoặc đã phát sinh) chi phí, thì đã được xem như được trả một khoản tiền hình thành một phần giá hợp đồng thoả thuận.

(b) Việc bỏ sót công việc sẽ dẫn tới (hoặc đã dẫn tới) một khoản tiền không nằm trong giá hợp đồng và

(c) Chi phí không được xem như đã đưa vào trong việc đánh giá của công việc thay thế nào.

Do đó, Nhà thầu sẽ thông báo cho Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) theo qui định với các báo cáo giải trình chi tiết. Sau khi nhận được thông báo đó, Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) sẽ tiến hành theo Khoản 10.5 [Quyết định] để thoả thuận hoặc quyết định chi phí đó sẽ được đưa vào trong giá hợp đồng.

Điều 19. Tạm ngừng và Chấm dứt Hợp đồng bởi Nhà thầu

19.1. Quyền tạm ngừng công việc của Nhà thầu   

Nếu Chủ đầu tư không tuân thủ Khoản 5.3 [Thanh toán], Nhà thầu có thể, sau khi thông báo cho Chủ đầu tư không muộn hơn … ngày, sẽ tạm ngừng công việc (hoặc giảm tỷ lệ công việc) trừ khi và cho đến khi Nhà thầu được tạm ứng, thanh toán theo các điều khoản của hợp đồng, tùy từng trường hợp và như đã mô tả trong thông báo.

Việc tạm ngừng công việc của Nhà thầu theo khoản này không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của Nhà thầu đối với các chi phí tài chính theo Mục 5.3.4 [Thanh toán bị chậm trễ] và để chấm dứt hợp đồng theo Khoản 19.2 [Chấm dứt Hợp đồng bởi Nhà thầu].

Nếu Nhà thầu tiếp đó nhận được tạm ứng hoặc thanh toán (như đã nêu trong Khoản tương ứng và trong thông báo trên) trước khi thông báo chấm dứt hợp đồng, Nhà thầu phải tiếp tục tiến hành công việc trở lại như bình thường ngay khi có thể được.

Nếu Nhà thầu phải chịu sự chậm trễ và/hoặc các chi phí phát sinh là hậu quả của việc tạm ngừng công việc (hoặc do giảm tỷ lệ công việc) theo Khoản này, Nhà thầu phải thông báo cho Chủ đầu tư và theo Khoản 23.1 [Khiếu nại của nhà thầu] có quyền:

(a) gia hạn thời gian để bù cho sự chậm trễ như vậy, nếu việc hoàn thành đang hoặc sẽ bị chậm trễ theo Khoản 7.4 [Gia hạn thời gian hoàn thành], và

(b) thanh toán cho chi phí đó cộng thêm lợi nhuận hợp lý, được tính vào giá hợp đồng.

Sau khi nhận được thông báo này, Chủ đầu tư sẽ đồng ý hoặc quyết định các vấn đề này theo Khoản 10.5 [Quyết định].

19.2. Chấm dứt Hợp đồng bởi Nhà thầu  

Nhà thầu được quyền chấm dứt hợp đồng nếu :

(a) Nhà thầu không nhận được số tiền được thanh toán đúng theo trong vòng … (42 ngày) sau khi hết hạn thời gian thanh toán được nêu trong Mục 5.3.3 [Thời hạn thanh toán] mà việc thanh toán phải được tiến hành trong thời gian đó (trừ việc giảm trừ theo Khoản 7.4 [Khiếu nại của Chủ đầu tư] ),

(b) Chủ đầu tư về cơ bản không thực hiện nghĩa vụ theo Hợp đồng,

(c) Chủ đầu tư không tuân thủ Khoản 3.2 [Nhượng lại],

(d) việc tạm ngừng bị kéo dài ảnh hưởng đến toàn bộ công trình như được mô tả trong Khoản 7.11 [Việc tạm ngừng kéo dài quá thời gian qui định], hoặc

(e) Chủ đầu tư bị phá sản, vỡ nợ, bị đóng cửa, bị quản lý tài sản phải điều đình với chủ nợ hoặc tiếp tục kinh doanh dưới sự điều hành của người được uỷ thác hoặc người đại diện cho quyền lợi của chủ nợ hoặc nếu đã có hành động hoặc sự kiện nào đó xẩy ra (theo các Luật hiện hành) có tác dụng tương tự tới các hành động hoặc sự kiện đó.

Trong bất cứ sự kiện hoặc trường hợp nào được nêu trên, Nhà thầu có thể, bằng thông báo trước … (14 ngày) cho Chủ đầu tư để chấm dứt Hợp đồng. Tuy nhiên trong trường hợp của điểm (e) Nhà thầu có thể thông báo chấm dứt Hợp đồng ngay lập tức.

19.3. Ngừng Công việc và di dời thiết bị Nhà thầu  

Sau khi nhận được thông báo kết thúc Hợp đồng theo Khoản 12.5 [Quyền chấm dứt Hợp đồng của Chủ đầu tư] , Khoản 19.2 [Chấm dứt Hợp đồng bởi Nhà thầu] hoặc Khoản 22.6 [Chấm dứt công trình có lựa chọn, thanh toán và hết trách nhiệm] đã có hiệu lực, Nhà thầu sẽ ngay lập tức :

(a) ngừng tất cả các công việc thêm, ngoại trừ các công việc đã được Chủ đầu tư hướng dẫn để bảo vệ con người và tài sản hoặc an toàn của công trình.

(b) chuyển giao toàn bộ tài liệu của Nhà thầu, thiết bị, các vật liệu và các công việc khác mà Nhà thầu đã được thanh toán, và

(c) di dời tất cả hàng hóa khỏi công trường, ngoại trừ các thứ cần thiết cho an toàn và rời khỏi công trường.

19.4. Thanh toán khi chấm dứt Hợp đồng  

Sau khi thông báo chấm dứt Hợp đồng theo Khoản 19.2 [Chấm dứt Hợp đồng bởi Nhà thầu] đã có hiệu lực, Chủ đầu tư sẽ ngay lập tức :

(a) trả lại bảo lãnh thực hiện cho Nhà thầu,

(b) thanh toán cho Nhà thầu theo Khoản 22.6 [Chấm dứt công trình có lựa chọn, thanh toán và hết trách nhiệm] , và

(c) thanh toán cho Nhà thầu số tiền do mất mát về lợi nhuận hoặc mất mát hư hỏng khác mà Nhà thầu phải chịu do việc chấm dứt Hợp đồng này.

Điều 20. Rủi ro và Trách nhiệm

20.1. Bồi thường

Nhà thầu phải bồi thường và gánh chịu những tổn hại cho Chủ đầu tư, các nhân viên của Chủ đầu tư và các đại lý riêng của họ, đối với các khiếu nại, hỏng hóc, mất mát và các chi phí (bao gồm phí và các chi phí pháp lý) có liên quan đến:

(a) Tổn hại thân thể, bệnh tật, ốm đau, bệnh tật hay chết, của bất cứ người nào xảy ra trong hoặc ngoài quá trình tiến hành hoặc do nguyên nhân thi công và hoàn thành công trình và sửa chữa các sai sót, trừ khi có thể quy cho việc cẩu thả, cố ý làm hoặc vi phạm Hợp đồng bởi Chủ đầu tư, các nhân viên của Chủ đầu tư, hoặc bất kỳ đạI diện riêng nào của họ, và

(b) Hỏng hóc hay mất mát của bất cứ tàI sản nào, là bất động sản hay của cá nhân (không phải là công trình), ở phạm vi mà những hỏng hóc hay mất mát này:

(i) Phát sinh từ hoặc trong quá trình tiến hành hoặc do nguyên nhân của thi công và hoàn thành công trình và sửa chữa các sai sót,

(ii) Được quy cho sự bất cẩn, cố ý làm hoặc vi phạm Hợp đồng bởi Nhà thầu, nhân lực của Nhà thầu, hoặc các đạI lý riêng của họ, hoặc bất cứ người nào trực tiếp hay gián tiếp được họ thuê.

Chủ đầu tư phải bồi thường và gánh chịu những tổn hại cho Nhà thầu, các nhân viên của Nhà thầu và các đạI lý riêng của họ, đối với các khiếu nại, thiệt hại, mất mát và chi phí ( bao gồm phí và các phí pháp lý) liên quan đến (1) tổn hại thân thể, ốm đau, bệnh tật hay chết được quy cho sự cẩu thả, cố ý làm hoặc vi phạm Hợp đồng bởi Chủ đầu tư, các nhân viên của Chủ đầu tư, hoặc các đạI lý riêng của họ, và (2) các vấn đề mà trách nhiệm không thuộc bảo hiểm, như đã mô tả trong phần (d)(i), (ii) và (iii) của Khoản 21.3 [ Bảo hiểm đối với việc tổn thương người và thiệt hại tài sản].

20.2. Sự cẩn trọng của Nhà thầu đối với công trình

Nhà thầu sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với việc bảo đảm công trình và hàng hoá từ ngày khởi công cho đến ngày phát hành Biên bản nghiệm thu hoặc coi như được phát hành theo Khoản 16.1 [nghiệm thu công trình và hạng mục công trình] cho công trình, khi trách nhiệm được chuyển qua Chủ đầu tư. Nếu Biên bản nghiệm thu được phát hành ( hoặc coi như đã phát hành) cho bất cứ hạng mục hay công trình nào, thì trách nhiệm bảo đảm bất kỳ hạng mục nào của công trình đó được chuyển cho Chủ đầu tư.

Sau khi trách nhiệm được chuyển một cách phù hợp cho Chủ đầu tư, Nhà thầu sẽ nhận trách nhiệm bảo đảm đến bất kỳ công việc nào còn tồn lại chưa giải quyết xong vào ngày được nêu trong Biên bản nghiệm thu cho đến khi các công việc này được hoàn thành.

Nếu bất cứ việc mất mát hay hư hỏng nào xảy ra cho công trình, hàng hoá hoặc tàI liệu của Nhà thầu nào trong khoảng thời gian Nhà thầu đang chịu trách nhiệm bảo đảm, do bất cứ lí do nào không được liệt kê trong Khoản 20.3 [Rủi ro của Chủ đầu tư], Nhà thầu sẽ phải sửa những mất mát hay hư hỏng bằng sự rủi ro và chi phí của Nhà thầu, để công trình, hàng hoá và tàI liệu của Nhà thầu đúng với Hợp đồng.

Nhà thầu sẽ phải chịu trách nhiệm đối với bất cứ hỏng hóc hay mất mát do các hoạt động mà Nhà thầu thực hiện sau khi Biên bản nghiệm thu đã được phát hành. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm đối với bất cứ một hỏng hóc hay mất mát xảy ra sau khi Biên bản nghiệm thu đã được phát hành và cả những việc xảy ra trước đó mà Nhà thầu chịu trách nhiệm.

20.3. Rủi ro của Chủ đầu tư 

Các rủi ro được tham chiếu trong Khoản 20.4 dưới đây là :

(a) chiến tranh, thái độ thù địch (bất kể chiến tranh được tuyên bố hay không), xâm lược, hoạt động thù địch nước ngoài,

(b) nổi loạn, khủng bố, cách mạng, khởi nghĩa, quân sự, hoặc chiếm đoạt quyền lực, hoặc nội chiến,

(c) nổi loạn, bạo động hay hỗn loạn trong nước sở tại do những người không phải là nhân viên của Nhà thầu và người làm thuê khác của Nhà thầu và Nhà thầu phụ gây ra.

(d) bom đạn của chiến tranh, chất nổ, ion hoá gây phóng xạ trong nước sở tại, ngoạI trừ có thể quy kết cho Nhà thầu sử dụng đạn của chiến tranh, chất nổ, phát xạ hoặc các hoạt động của phóng xạ, và

(e) áp lực của các loạI sóng gây ra bởi máy bay hoặc các phương tiện hàng không có tốc độ của âm thanh hoặc siêu thanh.

20.4. Hậu quả của các rủi ro của Chủ đầu tư

Nếu và trong chừng mực nào đó mọi rủi ro được liệt kê trong Khoản 20.3 trên đây đẫn đến mất mát hay hư hỏng cho công trình, bất động sản, hàng hoá hay các tài liệu của Nhà thầu, thì Nhà thầu phải ngay lập tức gửi thông báo cho Chủ đầu tư và sửa chữa sự mất mát và hư hỏng trong phạm vi Chủ đầu tư yêu cầu.

Nếu Nhà thầu phải chịu sự chậm trễ và/hoặc chịu chi phí do sửa chữa những mất mát hay hư hỏng này Nhà thầu phải gửi một thông báo cho Chủ đầu tư và sẽ có quyền theo Khoản 23.1 [Khiếu nại của nhà thầu] để:

(a) kéo dài thời gian vì sự chậm trễ này, nếu việc hoàn thành bị hoặc sẽ bị chậm chễ, theo Khoản 7.4 [Gia hạn thời gian hoàn thành], và

(b) thanh toán mọi chi phí sẽ được cộng vào Giá hợp đồng.

Sau khi nhận thông báo tiếp theo này, Chủ đầu tư phải thực hiện theo Khoản 10.5 [Quyết định] để nhất trí hay quyết định các vẫn đề này.

20.5. Quyền sở hữu công nghiệp và trí tuệ

Trong Khoản này, “sự xâm phạm” nghĩa là sự xâm phạm (hay bị cho là xâm phạm) bất cứ một bằng sáng chế, thiết kế đã đăng ký, quyền sao chụp, nhãn hiệu, mác thương mại, bí mật thương mại hay quyền sở hữu công nghiệp và trí tuệ khác liên quan đến công trình; và “khiếu nại” nghĩa là sự đòi hỏi quyền lợi (hay kiện tụng đòi hỏi quyền lợi) do thấy rằng bị xâm phạm.

Khi một Bên không gửi thông báo cho Bên kia về bất cứ khiếu nại nào trong vòng …  ngày từ khi tiếp nhận khiếu nại, Bên thứ nhất sẽ bị coi là không phải bồi thường theo Khoản này.

Chủ đầu tư phải bồi thường và gánh chịu tổn hại cho Nhà thầu đối với bất kỳ khiếu nại cho rằng bị xâm phạm, đó là hoặc đã là:

(a) một kết quả không tránh khỏi của sự phục tùng của Nhà thầu đối với các yêu cầu của Chủ đầu tư, hay

(b) kết quả của việc công trình đang được sử dụng bởi Chủ đầu tư;

(i) Vì một mục đích khác hơn là mục đích được chỉ ra hoặc đã được suy ra một cách thích đáng bởi hợp đồng, hoặc

(ii) Liên quan đến bất kỳ thứ gì không được cung cấp bởi Nhà thầu, trừ khi việc sử dụng như vậy được tiết lộ cho Nhà thầu trước Ngày khởi công hay được nêu trong Hợp đồng.

Nhà thầu sẽ bồi thường và gánh chịu mọi tổn hại cho Chủ đầu tư đối với bất cứ khiếu nại khác nảy sinh hoặc liên quan đến (i) thiết kế, chế tạo, xây dựng hoặc thực hiện Công trình của Nhà thầu, (ii) sử dụng thiết bị của Nhà thầu, hoặc (iii) sử dụng Công trình một cách đúng đắn.

Nếu một bên có quyền được đền bù theo khoản này, Bên bồi thường có thể (bằng chi phí của mình) tiến hành các cuộc đàm phán để giảI quyết khiếu nạI và bất cứ kiện tụng hay phân xử nào có thể nảy sinh từ đó. Bên khác sẽ, theo yêu cầu và bằng chi phí của Bên đền bù, hỗ trợ trong tranh cãi về khiếu nại. Bên khác này (cùng với nhân viên của mình) sẽ không được làm bất cứ điều gì có thể làm tổn hại đến bên đền bù, trừ khi Bên đền bù không thực hiện bất kỳ cuộc đàm phán, kiện tụng hay giải quyết tranh chấp khi được Bên kia yêu cầu.

20.6. Giới hạn của trách nhiệm 

Không Bên nào phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với Bên kia vì sự mất mát trong sử dụng bất kỳ công trình nào, sự mất mát về lợi nhuận, sự mất mát của bất kỳ Hợp đồng nào hay sự mất mát thiệt hại không trực tiếp hay do hậu quả để lại mà Bên kia có thể phảI chịu liên quan đến Hợp đồng, ngoài những quy định trong Khoản 19.4 [Thanh toán khi chấm dứt hợp đồng] và Khoản 20.1 [ Bồi thường].

Toàn bộ trách nhiệm pháp lý của Nhà thầu đối với Chủ đầu tư, theo hoặc liên quan đến Hợp đồng ngoài Khoản 8.18 [Điện, nước và năng lượng khác], Khoản 8.19 [Thiết bị và vật liệu do Chủ đầu tư cấp], Khoản 20.1 [Bồi thường] và Khoản 20.5 [Quyền sở hữu công nghiệp và trí tuệ ], phải không đựợc vượt quá Giá hợp đồng.

Khoản này sẽ không giới hạn trách nhiệm pháp lý trong các trường hợp gian dối, bỏ cuộc cố ý hay cư xử sai trái một cách liều lĩnh bởi Bên phạm lỗi.

Điều 21. Bảo hiểm  

21.1. Các yêu cầu chung về bảo hiểm

Trong Điều khoản này, đối với mỗi loại bảo hiểm “Bên bảo hiểm “ có nghĩa là Bên chịu trách nhiệm thực hiện và duy trì bảo hiểm được quy định trong Khoản liên quan.

Khi Nhà thầu là Bên bảo hiểm, mỗi bảo hiểm phải được thực hiện bởi các Nhà bảo hiểm với các khoản mục được Chủ đầu tư thoả thuận. Các khoản mục này phải tương thích với các khoản mục được cả hai Bên thoả thuận trước khi họ ký kết thoả thuận hợp đồng. Thoả thuận về các khoản mục này phải được quyền ưu tiên đứng trước các quy định của Điều này.

Khi Chủ đầu tư là bên bảo hiểm, mỗi bảo hiểm phải được thực hiện bởi nhà bảo hiểm với các khoản thích hợp.

Nếu yêu cầu phải bồi thường cho đối tượng bảo hiểm chung, thì việc bồi thường phải được áp dụng riêng cho mỗi đối tượng bảo hiểm như thể một Hợp đồng bảo hiểm riêng biệt đã được phát hành cho mỗi đối tượng trong bảo hiểm chung. Nếu yêu cầu phải bồi thường cho đối tượng được bổ sung vào bảo hiểm chung tức về danh nghĩa được bổ sung cho vào bảo hiểm được quy định trong Điều này, (i) Nhà thầu phải theo Hợp đồng đại diện cho đối tương được bảo hiểm chung bổ sung này ngoại trừ việc Chủ đầu tư đại diện cho các nhân viên của mình, (ii) đối tượng được bảo hiểm chung bổ sung sẽ không có quyền nhận thanh toán trực tiếp từ Nhà bảo hiểm hoặc có bất kỳ quan hệ trực tiếp nào với nhà bảo hiểm, và (iii) Bên bảo hiểm phải yêu cầu mọi đối tượng được bảo hiểm chung bổ sung phải tuân thủ các điều kiện quy định trong Hợp đồng bảo hiểm.

Mỗi Hợp đồng bảo hiểm cho sự mất mát hay thiệt hạI sẽ thanh toán bằng các loại tiền tệ được yêu cầu để bù đắp mất mát và thiệt hại. Các khoản thanh toán được nhận từ nhà Bảo hiểm phải được sử dụng để bù đắp mất mát hay thiệt hại.

Bên bảo hiểm liên quan, trong các khoảng thời gian riêng được nêu trong Điều kiện riêng (được tính toán từ ngày khởi công) phải nộp cho bên kia :

(a) bằng chứng về việc những bảo hiểm được mô tả trong Điều này đã được thực hiện, và

(b) các bản sao các Hợp đồng bảo hiểm được mô tả trong Khoản 21.2 [Bảo hiểm cho công trình và thiết bị của Nhà thầu], và Khoản 23.3 [Bảo hiểm tổn thương cho người và thiệt hại về tỡi sản].

Khi tiền đóng bảo hiểm đã được thanh toán, Bên bảo hiểm phải nộp chứng từ thanh toán cho Bên kia.

Mỗi bên đều phải tuân thủ theo các điều kiện quy đinh trong mỗi Hợp đồng bảo hiểm. Bên bảo hiểm phải thông báo các thông tin liên quan đến các thay đổi trong thực hiện thi công công trình cho Nhà bảo hiểm và đảm bảo rằng, việc bảo hiểm sẽ được duy trì theo Điều này.

Không bên nào được thay đổi tài liệu đối với các khoản mục bảo hiểm mà không có thoả thuận trước của Bên kia. Nếu một Nhà bảo hiểm thay đổi (hay dự định) thay đổi, thì Bên được Nhà bảo hiểm thông báo trước phải thông báo ngay cho Bên kia.

Nếu bên bảo hiểm không thực hiện và đảm bảo hiệu lực bảo hiểm như yêu cầu thực hiện và đảm bảo theo Hợp đồng, hoặc không cung cấp chứng cứ đầy đủ và các bản sao các Hợp đồng bảo hiểm đầy đủ phù hợp với Khoản này, Bên kia có thể (theo sự lựa chọn của mình và không gây tổn hại cho bất cứ quyền lợi hay biện pháp đền bù khác) thực hiện bảo hiểm cho sự cố liên quan và trả tiền đóng bảo hiểm thích đáng. Bên bảo hiểm sẽ thanh toán các khoản tiền đóng bảo hiểm này cho bên kia và Giá hợp đồng sẽ được điều chỉnh tương ứng.

Không có gì trong khoản này giới hạn nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý hoặc trách nhiệm của Nhà thầu hay Chủ đầu tư theo các điều khoản khác của Hợp đồng hay các khoản mục khác. Mọi khoản không được bảo hiểm hay không được bồi thường bởi nhà bảo hiểm phải do Nhà thầu và/ hoặc Chủ đầu tư chịu theo các nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên, nếu Bên bảo hiểm không thực hiện và không đảm bảo hiệu lực mỗi bảo hiểm hiện có mà nó yêu cầu thực hiện và duy trì theo Hợp đồng, và Bên kia cũng không đồng ý huỷ bỏ và cũng không thực hiện Bảo hiểm cho đền bù liên quan đến sai phạm này, thì mọi khoản tiền lẽ ra đã được hoàn trả theo bảo hiểm này phải được Bên bảo hiểm trả.

Các thanh toán bởi một Bên cho bên khác sẽ theo Khoản 9.4 [Khiếu nại của Chủ đầu tư] hay Khoản 23.1 [Khiếu nại của nhà thầu] để áp dụng.

21.2. Bảo hiểm công trình và thiết bị của Nhà thầu  

Bên Bảo hiểm phải bảo hiểm cho công trình, máy móc thiết bị, vật tư và tài liệu của Nhà thầu không thấp hơn toàn bộ chi phí phục hồi bao gồm cả các chi phí phá dỡ, di dời chất thải xây dựng và các phí nghiệp vụ và lợi nhuận. Bảo hiểm này sẽ có hiệu lực từ ngày chứng từ được nộp theo phần (a) của Khoản 18.1 [Yêu cầu chung đối với bảo hiểm], tới ngày phát hành Biên bản nghiệm thu công trình.

Bên bảo hiểm phải duy trì bảo hiểm này để cung cấp bảo hiểm cho đến ngày phát hành Chứng chỉ thực hiện, cho mất mát hay hư hỏng mà Nhà thầu chịu trách nhiệm xuất phát từ nguyên nhân xảy ra trước khi phát hành Biên bản nghiệm thu, và cho mất mát hay hư hỏng gây nên bởi Nhà thầu hay Nhà thầu phụ trong qúa trình hoạt động khác [bao gồm những mất mát hay hư hỏng theo Điều 17 [Trách nhiệm đối với các sai sót] và Điều 15 [Chạy thử khi hoỡn thỡnh].

Bên bảo hiểm phải bảo hiểm cho các thiết bị của Nhà thầu không ít hơn toàn bộ giá trị thay thế, bao gồm cả vận chuyển đến công trình. Đối với mỗi hạng mục thiết bị của Nhà thầu, bảo hiểm phải có hiệu lực trong khi thiết bị đang được vận chuyển đến công trình và cho đến khi nó không còn cần thiết như là thiết bị của Nhà thầu nữa.

Trừ khi có quy định khác trong Điều kiện riêng, các bảo hiểm theo Khoản này:

(a) Phải được thực hiện và duy trì bởi Nhà thầu như Bên bảo hiểm,

(b) Phải đứng tên chung của các Bên, mà họ có quyền cùng nhận các khoản thanh toán từ các Nhà Bảo hiểm, các khoản thanh toán đang giữ hoặc phân bổ giữa các bên cho mục đích duy nhất là bù đắp mất mát hay thiệt hại,

(c) Phải bù đắp mất mát hay thiệt hại do bất cứ nguyên nhân nào không được liệt kê trong Khoản 20.3 [Rủi ro của Chủ đầu tư],

(d) Phải bù đắp mất mát hay thiệt hại từ những rủi ro được liệt kê trong phần (c), (g) và (h) của Khoản 20.3 [Rủi ro của Chủ đầu tư], với sự bù trừ cho từng sự cố không lớn hơn khoản được nêu trong Điều kiện riêng (nếu khoản này không được nêu, phần (d) sẽ không được áp dụng), và

(e) tuy nhiên có thể loại trừ mất mát hay thiệt hại và sự phục hồi của :

(i) một phần của các công trình ở trong điều kiện khuyết tật do sai phạm trong chất lượng nguyên vật liệu hay trình độ tay nghề (nhưng đền bù sẽ gồm các phần khác bị mất mát hay thiệt hại như là kết quả trực tiếp của điều kiện bị khuyết tật này và không giống như được miêu tả trong phần (ii) dưới đây),

(ii) một phần của các công trình bị mất mát hay thiệt hại nhằm phục hồi một phần khác của các công trình nếu phần kia ở trong điều kiện khuyết tật do sai phạm trong chất lượng nguyên vật liệu hay trình độ tay nghề,

(iii) một phần của các công trình được bàn giao cho Chủ đầu tư, trừ khi Nhà thầu chịu trách nhiệm pháp lý vì mất mát hay thiệt hại, và

Nếu quá một năm sau ngày khởi công, sự bồi thường được mô tả trong phần (d) trên đây không còn là các khoản mục hợp lý có tính thương mại, Nhà thầu phải (với tư cách là Bên bảo hiểm) thông báo cho Chủ đầu tư với các chi tiết hỗ trợ. Chủ đầu tư sau đó (i) sẽ có quyền theo Khoản 9.4 [Khiếu nại của Chủ đầu tư] thanh toán một khoản tương đương các khoản mục hợp lý có tính thương mại như Nhà thầu muốn được trả một khoản bồi thường như vậy, và (ii) được coi như, trừ khi họ có được sự bồi thường ở các khoản mục hợp lý có tính thương mại, đã thông qua sự bỏ sót theo Khoản 22.1 [Các yêu cầu chung về bảo hiểm].

21.3. Bảo hiểm tổn thương cho người và thiệt hại về tài sản   

Bên bảo hiểm phải bảo hiểm đối với trách nhiệm pháp lý của mỗi Bên về bất kỳ sự mất mát hay hư hỏng, tử vong hay tổn hại thân thể có thể xảy ra đối với mọi tài sản vật chất (ngoại trừ những thứ được bảo hiểm theo Khoản 21.2 [Bảo hiểm cho công trình và thiết bị của Nhà thầu] hoặc đối với người (trừ những người được bảo hiểm theo Khoản 21.4 [Bảo hiểm cho nhân lực của Nhà thầu], có thể xảy ra do việc thực hiện Hợp đồng của Nhà thầu và xảy ra trước khi phát hành Chứng nhận thực hiện.

Bảo hiểm này phải giới hạn cho mỗi sự cố không ít hơn số tiền được nêu trong Điều kiện riêng với không giới hạn số lượng sự cố. Nếu số tiền không được nêu trong Hợp đồng, thì khoản này sẽ không áp dụng.

Ngoại trừ có quy định khác trong Điều kiện riêng, các bảo hiểm được nêu rõ trong Khoản này:

(a) phải có hiệu lực và được duy trì bởi Nhà thầu với tư cách là Bên bảo hiểm,

(b) phải có các tên chung của các bên,

(c) phải được mở rộng để bảo hiểm đối với trách nhiệm pháp lý cho mọi mất mát hay hư hỏng về tài sản của Chủ đầu tư (trừ những thứ được bảo hiểm theo khoản 21.2) nảy sinh do việc thực hiện Hợp đồng của Nhà thầu, và

(d) tuy nhiên, có thể loại trừ trách nhiệm pháp lý trong phạm vi phát sinh từ:

(i) quyền của Chủ đầu tư có các Công trình chính được thi công trên, phía trên, bên dưới, trong hoặc xuyên qua bất kỳ vùng đất nào, và chiếm giữ vùng đất này cho các Công trình chính,

(ii) sự hư hỏng là kết quả không tránh khỏi của các trách nhiệm của Nhà thầu trong thi công các công trình và sửa chữa mọi khuyết tật, và

(ii) một nguyên nhân được nêu trong Khoản 20.3 [Rủi ro của Chủ đầu tư], ngoại trừ việc có khoản bồi thường cho các khoản mục hợp lý có tính thương mại.

21.4. Bảo hiểm cho nhân lực của Nhà thầu  

Nhà thầu phải thực hiện và duy trì bảo hiểm đối với trách nhiệm pháp lý cho các khiếu nại về hư hỏng, mất mát và chi phí (bao gồm các phí pháp lý và các chi phí) do tổn thất, ốm đau, bệnh tật hay tử vong của bất kỳ người nào được Nhà thầu thuê hay bất kỳ nhân viên nào khác của Nhà thầu.

Chủ đầu tư phải được bồi thường theo Hợp đồng bảo hiểm, ngoại trừ việc bảo hiểm này có thể không gồm các mất mát và khiếu nại phát sinh từ một hành vi hay sự bất cẩn của Chủ đầu tư hay các nhân viên của Chủ đầu tư.

Bảo hiểm phải được duy trì đầy đủ hiệu lực và hiệu quả trong suốt toàn bộ thời gian mà các nhân viên này giúp thi công công trình. Đối với các nhân công của Nhà thầu phụ, bảo hiểm này có thể do Nhà thầu phụ thực hiện, nhưng Nhà thầu phải có trách nhiệm đối với việc tuân thủ theo Điều này.

Điều 22. Bất khả kháng

22.1. Định nghĩa về Bất khả kháng

Trong Điều này, “Bất khả kháng” có nghĩa là một sự kiện hoặc trường hợp bất thường:

(a) ngoài khả năng kiểm soát của một Bên,

(b) Bên đó không có thể dự phòng một cách hợp lý trước khi ký kết Hợp đồng,

(c) đã xảy ra mà bên đó không thể tránh hay khắc phục một cách hợp lý, và

(d) thực chất không thể quy cho bên kia.

Bất khả kháng có thể gồm, nhưng không giới hạn, những sự kiện hay trường hợp bất thường thuộc các loại được liệt kê dưới đây, nếu thoả mãn các điều kiện từ (a) đến (d) ở trên:

(i) chiến tranh, tình trạng chiến tranh (bất kể có tuyên bố chiến tranh hay không) sự xâm lược, hoạt động của kẻ thù nước ngoài,

(ii) nổi loạn, khủng bố, cách mạng, khởi nghĩa, đảo chính hoặc nội chiến,

(iii) nổi loạn, náo loạn, vi phạm kỷ luật, bãi công, hay bị bao vây bởi những người không phải là người của Nhà thầu và các người làm thuê khác của Nhà thầu và Nhà thầu phụ.

(iv) vũ khí đạn dược của chiến tranh, vật liệu nổ, phóng xạ ion hoặc ô nhiễm do hoạt động phóng xạ, ngoại trừ do có thể quy kết cho việc Nhà thầu sử dụng vũ khí đạn dược, chất nổ, phóng xạ và hoạt động phóng xạ, và

(v) các thiên tai như động đất, lốc, bão hay hoạt động núi lửa.

22.2. Thông báo về Bất khả kháng

Nếu một bên bị hoặc sẽ bị cản trở thực hiện bất cứ nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng do tình trạng bất khả kháng, Bên đó phải gửi thông báo cho bên kia về sự việc hoặc trường hợp gây nên tình trạng bất khả kháng và phải nêu rõ các nghĩa vụ, công việc đã và/hoặc sẽ bị cản trở. Thông báo phải được gửi trong vòng … ngày sau khi bên đó nhận biết được tình trạng, hoặc lẽ ra đã nhận biết được về sự việc hoặc trường hợp gây nên tình trạng bất khả kháng.

Bên đó, khi đã thông báo, phải được miễn cho việc thực hiện công việc thuộc nghĩa vụ trong thời gian mà tình trạng bất khả kháng cản trở việc thực hiện của họ.

Dẫu cho có các quy định nào khác của Khoản này, thì bất khả kháng cũng không áp dụng đối với các nghĩa vụ thanh toán tiền của bất cứ bên nào cho bên kia theo Hợp đồng.

22.3. Nghĩa vụ giảm sự chậm trễ đến thấp nhất

Mỗi Bên thường xuyên phải có sự nỗ lực hợp lý để tối thiểu hoá chậm trễ trong việc thực hiện Hợp đồng do bất khả kháng.

Một bên phải gửi thông báo cho bên kia khi không còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng bất khả kháng.

22.4. Các hậu quả của bất khả kháng

Nếu Nhà thầu bị cản trở thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào của mình theo hợp đồng do bất khả kháng mà đã thông báo theo Khoản 22.2 [Thông báo về bất khả kháng], và chịu sự chậm trễ và/ hoặc chịu chi phí do bất khả kháng, Nhà thầu sẽ có quyền theo Khoản 23.1 [Khiếu nại của nhà thầu]:

(a) kéo dài thời gian do sự chậm trễ như vậy, nếu việc hoàn thành bị và sẽ bị chậm trễ, theo Khoản 7.4 [Gia hạn thời gian hoàn thành], và

(b) Nếu sự việc hay trường hợp thuộc loại được mô tả trong phần từ (i) tới (iv) của Khoản 19.1 [Định nghĩa về bất khả kháng] và, trong trường hợp từ phần (ii) tới (iv) xảy ra ở nước sở tại, được thanh toán các chi phí này.

Sau khi nhận được thông báo này, Chủ đầu tư phải thực hiện theo Khoản 10.5 [Quyết định} để nhất trí hay quyết định các vấn đề này.

22.5. Bất khả kháng ảnh hưởng đến Nhà thầu phụ

Nếu bất kỳ Nhà thầu phụ nào có quyền theo Hợp đồng hay theo thoả thuận liên quan đến các công việc làm giảm nhẹ tình trạng bất khả kháng theo các khoản bổ sung hay rộng hơn những gì đã quy định trong Điều này, thì những sự việc và tình trạng bất khả kháng bổ sung hoặc rộng hơn này sẽ không miễn cho Nhà thầu khỏi phải thực hiện hoặc cho phép họ được giảm nhẹ theo Điều này.

22.6. Chấm dứt hợp đồng, thanh toán, hết trách nhiệm 

Nếu việc thực hiện công trình cơ bản đang được tiến hành bị cản trở liên tục trong thời gian … ngày do Bất khả kháng đã được thông báo theo Khoản 22.2 [Thông báo Bất khả kháng] hoặc trong nhiều khoảng thời gian mà tổng số là trên … ngày do cùng bất khả kháng đã được thông báo, thì một trong hai Bên có thể gửi thông báo chấm dứt Hợp đồng cho Bên kia. Trong trường hợp này, việc chấm dứt Hợp đồng sẽ có hiệu lực … ngày sau khi có thông báo và Nhà thầu phải thực hiện theo Khoản 19.3 [Ngừng công việc và di dời thiết bị của Nhà thầu].

Đối với trường hợp chấm dứt này, Chủ đầu tư sẽ phải thanh toán cho Nhà thầu:

(a) các khoản thanh toán cho bất kỳ công việc nào đã được thực hiện mà giá đã được nêu trong Hợp đồng;

(b) Chi phí cho thiết bị và vật tư được đặt hàng cho công trình đã được chuyển tới cho Nhà thầu, hoặc những thứ Nhà thầu có trách nhiệm chấp nhận giao hàng: thiết bị và vật tư này sẽ trở thành tài sản (và là rủi ro) của Chủ đầu tư khi đã được Chủ đầu tư thanh toán, và Nhà thầu sẽ để cho Chủ đầu tư tuỳ ý sử dụng;

(c) mọi chi phí hoặc trách nhiệm khác mà trong trường hợp bất khả kháng Nhà thầu phải chịu một cách hợp lý với hy vọng hoàn thành công trình;

(d) Chi phí di chuyển các công trình tạm và thiết bị của Nhà thầu khỏi công trình và trả lại các hạng mục thiết bị này cho công trình của Nhà thầu ở nước của họ (hoặc đến một nơi khác với chi phí không lớn hơn); và

(e) Chi phí bồi thường cho đội ngũ nhân viên và các người lao động được Nhà thầu thuê cho toàn bộ thời gian liên quan đến công trình vào thời điểm chấm dứt Hợp đồng.

22.7. Hết trách nhiệm thực hiện theo qui định của pháp luật

Bất kể mọi quy định khác của Điều này, nếu một sự việc hay trường hợp ngoài khả năng kiểm soát của các Bên (bao gồm, nhưng không giới hạn chỉ ở bất khả kháng) xảy ra mà làm một hoặc hai Bên không thể hoặc không theo luật để hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng của họ hoặc theo luật điều chỉnh Hợp đồng, mà các bên được quyền không phải tiếp tục thực hiện hợp đồng, trên cơ sở thông báo của bên này cho bên kia về sự việc hoặc trường hợp này thì:.

(a) Các Bên sẽ hết nghĩa vụ tiếp tục thực hiện công việc này, mà không làm phương hại các quyền của bất kể bên nào đối với bất kỳ sự vi phạm Hợp đồng từ trước, và

(b) Tổng số tiền Chủ đầu tư phải trả cho Nhà thầu sẽ giống như số tiền lẽ ra đã phải trả theo Khoản 22.6 [Chấm dứt công trình có lựa chọn, thanh toán và hết trách nhiệm] nếu Hợp đồng đã bị chấm dứt theo Khoản 22.6.

Điều 23. Khiếu nại và xử lý các tranh chấp

23.1. Khiếu nại của Nhà thầu

Trong trường hợp Nhà thầu tự cho rằng mình có quyền đối với bất kỳ sự gia hạn thời gian hoàn thành và/hoặc bất cứ sự thanh toán thêm theo bất kỳ Điều khoản nào của các Điều kiện này hoặc là có liên quan tới Hợp đồng, Nhà thầu phải thông báo cho Chủ đầu tư mô tả sự việc hay trường hợp dẫn tới việc phát sinh khiếu nại. Thông báo phải được đưa ra ngay và không được quá … (28 ngày) sau khi Nhà thầu nhận thấy hoặc lẽ ra đã ý thức được sự việc hoặc trường hợp.

Nếu Nhà thầu không thông báo về khiếu nại, trong vòng … (28 ngày) thì thời gian hoàn thành sẽ không được kéo dài, Nhà thầu sẽ không được quyền thanh toán thêm và Chủ đầu tư không phải chịu mọi trách nhiệm về khiếu nại. Nếu không sẽ áp dụng những quy định sau đây của Khoản này.

Nhà thầu cũng phải trình các thông báo khác theo Hợp đồng yêu cầu và các chi tiết bổ sung cho việc khiếu nại, tất cả đều có liên quan tới sự việc hoặc trường hợp này.

Nhà thầu phải giữ các bản hồ sơ hiện có ở tại công trường hoặc là ở một nơi mà Chủ đầu tư có thể chấp nhận vì có thể sẽ cần thiết để minh chứng cho khiếu nại . Với việc không thừa nhận trách nhiệm của Chủ đầu tư, Chủ đầu tư có thể sau khi nhận được bất cứ một thông báo nào theo Khoản này, phải giám sát việc lưu giữ các hồ sơ và/hoặc hướng dẫn Nhà thầu tiếp tục lưu giữ lâu hơn các hồ sơ hiện có. Nhà thầu phải cho phép Chủ đầu tư kiểm tra tất cả các hồ sơ, và phải nộp các bản sao (nếu được yêu cầu) cho Chủ đầu tư.

Trong thời gian … ngày sau khi Nhà thầu ý thức được (hoặc lẽ ra đã phải ý thức được), về sự việc hoặc trường hợp đưa đến khiếu nại, hoặc là trong khoảng thời gian khác tương tự mà có thể được Nhà thầu đưa ra và được Chủ đầu tư phê duyệt, Nhà thầu phải gửi cho Chủ đầu tư đầy đủ chi tiết khiếu nại bao gồm cả các chi tiết hỗ trợ về cơ sở của việc khiếu nại và của yêu cầu kéo dài thời gian và / hoặc thanh toán thêm. Nếu sự việc hoặc trường hợp dẫn đến khiếu nại vẫn tiếp tục có hiệu lực thì:

(a) các chi tiết đầy đủ của khiếu nại sẽ được xem xét như là tạm thời;

(b) Nhà thầu phải gửi trực tiếp các khiếu nại tạm thời hàng tháng cho thấy sự chậm trễ tích lại và/hoặc khoản tiền khiếu nại và những chi tiết cụ thể mà Chủ đầu tư có thể yêu cầu; và

(c) Nhà thầu phải gửi bản khiếu nại cuối cùng trong vòng … ngày sau khi hết ảnh hưởng do sự việc hoặc trường hợp gây ra, hoặc trong khoảng thời gian khác có thể được Nhà thầu đề xuất và được Chủ đầu tư đồng ý.

Trong vòng … ngày sau khi nhận được một khiếu nại hoặc các chi tiết hỗ trợ thêm cho khiếu nại trước đây, hoặc trong khoảng thời gian khác có thể được Chủ đầu tư đề xuất và Nhà thầu chấp nhận, Chủ đầu tư phải trả lời với sự tán thành hay không tán thành và các nhận xét chi tiết. Họ cũng có thể yêu cầu thêm bất cứ chi tiết nào, nhưng tuy nhiên phải được trả lời trên các nguyên tắc của vụ khiếu nại trong khoảng thời gian đó.

Mỗi Chứng chỉ thanh toán phải bao gồm các khoản tiền khiếu nại như đã được chứng minh hợp lý đúng với các điều khoản liên quan của Hợp đồng. Ngoại trừ và cho đến khi các chi tiết được cung cấp đầy đủ để chứng minh toàn bộ khiếu nại, Nhà thầu sẽ chỉ được quyền thanh toán cho phần của khiếu nại mà đã có thể chứng minh được.

Chủ đầu tư sẽ phải tiến hành theo Khoản 10.5 [Quyết định] để thống nhất hoặc quyết định (i) gia hạn (nếu có) thời gian hoàn thành (trước hoặc sau hạn định) theo Khoản 7.4 [Gia hạn thời gian hoàn thành] và /hoặc (ii) thanh toán thêm (nếu có) mà Nhà thầu được quyền theo Hợp đồng.

Các yêu cầu của Khoản này là phần bổ sung thêm cho mọi khoản khác có thể áp dụng cho một khiếu naị. Nếu Nhà thầu không tuân thủ Khoản này hoặc Khoản khác có liên quan đến khiếu nại, thì bất cứ sự kéo dài thời gian hoàn thành và / hoặc khoản thanh toán thêm sẽ phải được xét đến mức độ ( nếu có ) mà sự vi phạm này đã cản trở hoặc làm ảnh hưởng đến việc điều tra khiếu nại, trừ khi khiếu nại không nằm trong đoạn thứ hai của Khoản này.

23.2. Việc cử Ban xử lý tranh chấp  

Các tranh chấp phải được phân xử bởi Ban xử lý tranh chấp theo Khoản 23.4 [Có Quyết định của Ban xử lý tranh chấp]. Các bên sẽ cùng chỉ định ra Ban xử lý tranh chấp vào thời hạn …… ngày sau khi một bên thông báo cho Bên kia về ý định của mình về việc đưa tranh chấp lên Ban xử lý tranh chấp dựa theo Khoản 23.4.

Ban xử lý tranh chấp gồm, như quy định trong Điều kiện riêng, một hoặc ba người có trình độ phù hợp (“những thành viên”). Nếu số lượng thành viên không được quy định như vậy và các Bên không thống nhất, thì Ban xử lý tranh chấp sẽ gồm ba người.

Nếu Ban xử lý tranh chấp bao gồm ba người, thì mỗi Bên sẽ cử một thành viên để cho bên kia chấp thuận. Các bên sẽ lấy ý kiến của hai thành viên này và sẽ thoả thuận về thành viên thứ ba, người sẽ được chỉ định làm Chủ tịch.

Tuy nhiên, nếu như có danh sách các thành viên hiện có trong Hợp đồng, thì các thành viên sẽ được chọn từ danh sách này hơn là một người nào khác mà không thể hoặc không tự nguyện chấp nhận sự chỉ định vào Ban xử lý tranh chấp.

Sự thống nhất giữa các Bên và cả thành viên duy nhất (“người xử lý tranh chấp”) hoặc là từng người một trong ba thành viên được sẽ kết hợp chặt chẽ bằng việc tham khảo Điều kiện chung của thoả thuận xử lý tranh chấp được nêu trong Phụ lục của Điều kiện chung, với các sửa đổi được thống nhất giữa các thành viên.

Các khoản thù lao cho thành viên duy nhất hoặc của mỗi một trong ba thành viên sẽ được các bên thống nhất khi thoả thuận các mục chỉ định. Mỗi bên sẽ chịu trách nhiệm trả một nửa khoản thù lao này.

Nếu ở thời điểm nào đó mà các bên thoả thuận, họ có thể chỉ định một người thích hợp hoặc các người để thay thế một hoặc nhiều thành viên của Ban Xử lý. Trừ khi các Bên thoả thuận khác, việc chỉ định sẽ có hiệu lực nếu một thành viên từ chối đảm nhận hoặc không thể đảm nhận bởi nguyên nhân tử vong, không có năng lực, từ chức hoặc kết thúc nhiệm kỳ. Việc thay thế phải được chỉ định theo cách tương tự như đối với việc chỉ định hoặc thoả thuận người bị thay thế như mô tả trong khoản này.

Việc chỉ định bất cứ thành viên nào có thể bị kết thúc bằng sự nhất trí của cả hai Bên, nhưng không được bởi Chủ đầu tư hoặc Nhà thầu tự ý hành động. Mặt khác trừ khi có sự đồng ý của cả hai Bên, việc chỉ định Ban xử lý tranh chấp (gồm mỗi thành viên) sẽ chấm dứt khi Ban xử lý tranh chấp đã đưa ra quyết định về việc phân xử tranh chấp theo Khoản 23.4 trừ khi các tranh chấp khác đã được đưa lên Ban xử lý tranh chấp vào thời gian đó theo Khoản 23.4, ở trường hợp mà thời điểm liên quan sẽ là khi Ban xử lý tranh chấp đã đưa ra quyết định về những tranh chấp này.

23.3. Không thoả thuận được về Ban xử lý tranh chấp 

Nếu có bất cứ điều kiện nào dưới đây gồm:

(a) các Bên bất đồng trong việc chỉ định thành viên duy nhất của Ban xử lý tranh chấp vào thời hạn được nêu trong Khoản 23.2,

(b) một trong hai Bên không đề cử được thành viên (để bên kia chấp thuận) cho Ban xử lý tranh chấp gồm ba người vào thời hạn đó,

(c) các Bên không thống nhất việc chỉ định thành viên thứ ba (để giữ vai trò Chủ tịch của Ban xử lý tranh chấp ) vào thời hạn đó,

(d) các Bên không thống nhất việc chỉ định một người thay thế trong vòng … (42 ngày) ngay sau ngày mà thành viên duy nhất hoặc một trong ba thành viên từ chối hoặc không thể đảm nhận công việc do tử vong, không đủ khả năng, từ chức hoặc hết nhiệm kỳ,

thì cơ quan chỉ định hoặc viên chức có tên trong Điều kiện riêng, dựa trên yêu cầu của một Bên nào hoặc cả hai Bên và sau khi trao đổi thoả đáng với hai Bên, sẽ chỉ định thành viên vào Ban xử lý tranh chấp. Việc chỉ định này sẽ là kết luận cuối cùng. Mỗi Bên phải có trách nhiệm trả một nửa tiền thù lao cho cơ quan hoặc viên chức được quyền chỉ định này.

23.4. Có quyết định của Ban xử lý tranh chấp

Nếu một tranh chấp (bất cứ loại nào) xảy ra giữa các Bên liên quan đến, hoặc phát sinh ngoài Hợp đồng hoặc việc thi công công trình, bao gồm bất cứ tranh chấp nào liên quan đến việc chứng nhận, xác định, hướng dẫn, ý kiến hoặc đánh giá của Chủ đầu tư, thì ngay sau khi Ban xử lý tranh chấp được chỉ định theo Khoản 23.2 [Việc cử Ban xử lý tranh chấp] và 23.3 [Không thoả thuận được về Ban xử lý tranh chấp] mỗi bên có thể đề đạt tranh chấp bằng văn bản cho Ban xử lý tranh chấp để ra quyết định, có gửi các bản sao cho Bên kia. Các ý kiến này phải được nêu rõ là chúng được thực hiện theo Khoản này.

Đối với Ban xử lý tranh chấp có ba người thì Ban xử lý tranh chấp sẽ được coi như đã nhận các ý kiến này vào ngày Chủ tịch Ban xử lý tranh chấp cũng nhận được.

Hai Bên phải ngay lập tức có đủ mọi thông tin cho Ban xử lý tranh chấp, tạo điều kiện tiếp cận công trường và các phương tiện phù hợp mà Ban xử lý tranh chấp có thể yêu cầu cho mục đích đưa ra quyết định cho việc tranh chấp, Ban xử lý tranh chấp phải được coi là không hành động như các trọng tài.

Trong thời gian … ngày sau khi nhận được các ý kiến như vậy, hoặc nhận được khoản tạm ứng theo như Phụ lục số … [Ban xử lý tranh chấp]. Những Điều kiện chung của thoả thuận xử lý tranh chấp, bất cứ kỳ hạn nào muộn hơn, hoặc trong khoảng thời gian khác có thể được Ban xử lý tranh chấp đề xuất và được hai Bên chấp thuận Ban xử lý tranh chấp phải đưa ra quyết định của mình, những quyết định này phải hợp lý và phải được công bố rằng nó phù hợp với khoản này. Tuy nhiên nếu như không Bên nào thanh toán đầy đủ các hoá đơn được nộp bởi mỗi thành viên đúng theo Phụ lục số … [Ban xử lý tranh chấp], Ban xử lý tranh chấp sẽ không có nghĩa vụ phải đưa ra quyết định cho đến khi hoá đơn được thanh toán đầy đủ. Quyết định sẽ ràng buộc hai Bên phải thực hiện ngay lập tức quyết định trừ khi và cho đến khi được xem xét lại theo sự hoà giải hoặc một quyết định trọng tài như được mô tả dưới đây. Trừ khi Hợp đồng đã chấm dứt, khước từ hoặc huỷ bỏ, Nhà thầu phải tiếp tục thực hiện công trình theo Hợp đồng.

Nếu một Bên không thoả mãn với quyết định của Ban xử lý tranh chấp, thì Bên đó trong vòng … ngày sau khi nhận được quyết định, có thể thông báo cho Bên kia về việc chưa thoả mãn của mình. Nếu Ban xử lý tranh chấp không đưa ra quyết định trong vòng … ngày (hoặc thời gian khác được chấp nhận) sau khi nhận được hồ sơ hoặc khoản thanh toán như vậy thì bên này trong vòng …… ngày sau thời hạn này có thể thông báo cho Bên kia về việc chưa thoả mãn.

Trong mỗi sự kiện, thông báo về việc chưa thoả mãn phải công bố là nó phù hợp với Khoản này, và trình bày những vấn đề của Tranh chấp và những lý do chưa thoả mãn. Ngoại trừ những quy định trong Khoản 23.7 [Không tuân thủ quyết định của Ban xử lý tranh chấp] và 23.8 [Hết hạn việc chỉ định Ban xử lý tranh chấp], không bên nào được quyền khởi sự phân xử tranh chấp trừ khi một thông báo về việc chưa thoả mãn đã được đưa ra theo khoản này.

Nếu Ban xử lý tranh chấp đã đưa ra quyết định của mình về một vấn đề tranh chấp cho hai bên, và không có thông báo việc chưa thoả mãn do các bên đưa ra trong vòng …… ngày sau khi nhận được quyết định của Ban xử lý tranh chấp, thì quyết định sẽ là cuối cùng và ràng buộc cả hai bên.

23.5. Hoà giải một cách hữu hảo

Đối với nội dung mà thông báo chưa thoả mãn được đưa ra theo Khoản 23.4 ở trên, các Bên phải cố gắng để giải quyết tranh chấp bằng hoà giải trước khi khởi kiện. Tuy nhiên trừ khi các Bên thoả thuận khác, việc trọng tài phân xử có thể tiến hành vào hoặc sau ngày thứ … sau ngày thông báo không thoả mãn được đưa ra, thậm chí đã không có một cố gắng hoà giải nào.

23.6. Trọng tài    

Trừ khi tranh chấp được giải quyết bằng hoà giải, còn bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến quyết định của Ban xử lý tranh chấp (nếu có) chưa phải là cuối cùng và ràng buộc đều phải được giải quyết bởi trọng tài Việt Nam. Ngoại trừ có những thoả thuận khác bởi hai bên:

(a) Tranh chấp phải được giải quyết xong theo các Quy tắc trọng tài của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam,

(b) Tranh chấp phải được giải quyết bởi ba trọng tài được chỉ định theo các Quy tắc này và

(c) Việc giải quyết tranh chấp của trọng tài phải được thực hiện bằng ngôn ngữ giao tiếp được quy định trong khoản 3.1 [Luật và Ngôn ngữ ].

Các trọng tài sẽ có toàn quyền được xem xét duyệt lại mọi chứng chỉ, xác định, hướng dẫn, các ý kiến hoặc đánh giá của Chủ đầu tư (hay đại diện của họ) và mọi quyết định của Ban xử lý tranh chấp liên quan đến tranh chấp.

Sẽ không bên nào bị hạn chế trong việc đưa ra trước các trọng tài những bằng chứng hay luận cứ trước đây đã được trình tại Ban xử lý tranh chấp hoặc những lý do không thoả mãn được nêu ra trong thông báo không thoả mãn. Mọi quyết định của Ban xử lý tranh chấp phải được xem xét như chứng cớ trong phân xử trọng tài.

Việc trọng tài phân xử có thể được bắt đầu trước hoặc sau khi hoàn thành công trình. Trách nhiệm của các Bên và Ban xử lý tranh chấp sẽ không bị thay đổi bởi bất kỳ lý do nào gây ra bởi việc phân xử trọng tài được diễn ra trong quá trình thực hiện công trình.

23.7. Không tuân thủ quyết định của Ban xử lý tranh chấp 

Trong trường hợp mà :

(a) Không Bên nào đưa ra thông báo không thoả mãn trong thời gian được quy định tại Khoản 23.4 [Có Quyết định của Ban xử lý tranh chấp],

(b) Quyết định có liên quan của Ban xử lý tranh chấp (nếu có) là cuối cùng và bắt buộc,

(c) Một Bên không tuân thủ quyết định này thì Bên kia có thể trong khi không làm tổn hại đến các quyền lợi khác có thể có, tự đưa việc không tuân thủ này lên trọng tài phân xử theo Khoản 23.6 [Trọng tỡi]. Khoản 23.4 [Có Quyết định của Ban xử lý tranh chấp] và Khoản 20.5 [Hoỡ giải một cách hữu hảo] sẽ không được áp dụng cho việc này.

23.8. Hết hạn việc chỉ định của Ban xử lý tranh chấp

Nếu tranh chấp xảy ra giữa các bên liên quan đến hoặc phát sinh ngoài hợp đồng hoặc việc thực hiện công trình và không có Ban xử lý tranh chấp tại chỗ, do bởi hết hạn chỉ định hay lý do khác thì:

(a) Khoản 23.4 [Có Quyết định của Ban xử lý tranh chấp] và Khoản 23.5 [Hòa giải một cách hữu hảo] sẽ không áp dụng, và

(b) Tranh chấp có thể được trực tiếp đưa lên trọng tài phân xử theo Khoản 23.6 [Trọng tỡi].

Điều 24. Quyết toán hợp đồng

24.1. Quyết toán hợp đồng

Trong vòng 30 ngày sau khi nhận được Biên bản nghiệm thu và xác nhận của Chủ đầu tư rằng Nhà thầu đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo qui định của hợp đồng, Nhà thầu sẽ trình cho Chủ đầu tư … bộ dự thảo quyết toán hợp đồng với các tài liệu trình bày chi tiết theo mẫu mà Chủ đầu tư đã chấp thuận:

  1. a) Giá trị của tất cả các công việc được làm theo đúng Hợp đồng, và
  2. b) Số tiền khác mà Nhà thầu coi là đến hạn thanh toán theo Hợp đồng hoặc các thỏa thuận khác .

Nếu Chủ đầu tư không đồng ý hoặc cho rằng Nhà thầu chưa cung cấp đủ cơ sở để xác nhận một phần nào đó của dự thảo quyết toán hợp đồng, Nhà thầu sẽ cung cấp thêm thông tin khi Chủ đầu tư có yêu cầu hợp lý và sẽ thay đổi dự thảo theo sự nhất trí của hai bên. Nhà thầu sẽ chuẩn bị và trình cho Chủ đầu tư quyết toán hợp đồng như hai bên đã nhất trí.

Tuy nhiên nếu sau khi có những cuộc thảo luận giữa các bên và bất kỳ thay đổi nào trong dự thảo quyết toán hợp đồng mà hai bên đã nhất trí, Chủ đầu tư sẽ thanh toán các phần đã thống nhất này của dự thảo quyết toán hợp đồng phù hợp với Khoản 5.3 [Thanh toán].

Khi trình quyết toán hợp đồng, Nhà thầu sẽ trình Bản thanh toán trên giấy tờ khẳng định rằng toàn bộ Quyết toán hợp đồng thể hiện việc thanh toán đầy đủ và giải quyết xong tất cả số tiền phải trả cho Nhà thầu theo hoặc liên quan đến Hợp đồng. Bản thanh toán này có thể nêu rằng nó sẽ có hiệu lực khi Nhà thầu đã nhận lại Bảo lãnh Hợp đồng và việc cân bằng nợ nần của số tiền này mà Bản thanh toán sẽ có hiệu lực vào ngày đó.

Căn cứ vào Khoản 5.3 [Thanh toán], Chủ đầu tư sẽ thanh toán cho Nhà thầu toàn bộ số tiền còn nợ sau khi trừ đi tất cả số tiền mà Chủ đầu tư được quyền theo Khoản 9.4 [Khiếu nại của Chủ đầu tư].

24.2. Chấm dứt trách nhiệm của Chủ đầu tư  

Chủ đầu tư sẽ không chịu trách nhiệm với Nhà thầu về bất cứ việc gì và vấn đề gì theo hoặc liên quan đến Hợp đồng hoặc thi công Công trình, trừ khi Nhà thầu đã nêu cụ thể một số tiền dùng cho việc đó :

  1. a) Trong Quyết toán hợp đồng và
  2. b) Trừ những vấn đề và việc nảy sinh sau khi ký Biên bản nghiệm thu công trình trong bản quyết toán hợp đồng được nêu trong Khoản 24.1 [Quyết toán hợp đồng].

Tuy nhiên, Khoản này không giới hạn trách nhiệm của Chủ đầu tư về các nghĩa vụ bồi thường hay trách nhiệm của Chủ đầu tư trong các trường hợp gian dối, cố ý vi phạm hay tiến hành sai công việc do lơ là của Chủ đầu tư .

Điều 25. Điều khoản chung

25.1. Hai bên cam kết thực hiện đúng những điều đã quy định trong hợp đồng này

25.2. Hợp đồng này bao gồm … trang, và ……… Phụ lục được lập thành … bản bằng tiếng Việt. Chủ đầu tư sẽ giữ … bản tiếng Việt. Nhà thầu  sẽ giữ … bản tiếng Việt (Trường hợp có sử dụng từ hai thứ Ngôn ngữ trở lên thì qui định thêm về số bản hợp đồng bằng các Ngôn ngữ khác).

25.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày………………………….

Đại diện Nhà thầu            Đại diện chủ đầu tư

 

 

Tham khảo thêm:

DỊCH VỤ TƯ VẤN SOẠN HỢP ĐỒNG TRỌN GÓI CHỈ 500.000đ

(Giao kết quả ngay lập tức sau 24h)

Liên hệ: 1900.0191

CÁC LOẠI HỢP ĐỒNGThời gian hoàn thành
Hợp đồng kinh tế, thương mại24h
Hợp đồng mua bán hàng hóa24h
Hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa24h
Hợp đồng mua bán nguyên liệu/xăng dầu/khí đốt24h
Hợp đồng mua bán lâm sản/hải sản/thủy sản/nông sản24h
Hợp đồng kinh doanh thương mại quốc tế24h
Hợp đồng gia công/đặt hàng24h
Hợp đồng lắp đặt24h
Hợp đồng quảng cáo/marketing/PR24h
Hợp đồng vận tải/vận chuyển24h
Hợp đồng dịch vụ24h
Hợp đồng tư vấn thiết kế24h
Hợp đồng thuê khoán24h
Hợp đồng thầu/đấu thầu24h
Hợp đồng xây dựng/thi công24h
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất24h
Hợp đồng chuyển nhượng căn hộ/nhà ở/thửa đất/dự án24h
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất24h
Hợp đồng thuê đất/nhà ở/mặt bằng24h
Hợp đồng thuê xưởng/khu công nghiệp/kho bãi24h
Hợp đồng góp vốn/tài sản24h
Hợp đồng chuyển nhượng vốn/cổ phần24h
Hợp đồng thuê mượn tài sản24h
Hợp đồng thuê thiết bị/dụng cụ24h
Hợp đồng thỏa thuận cho vay tiền24h
Hợp đồng liên doanh/liên danh24h
Hợp đồng hợp tác kinh doanh 2 bên24h
Hợp đồng hợp tác kinh doanh 3 bên24h
Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp24h
Hợp đồng chuyển giao công nghệ24h
Hợp đồng chuyển nhượng mô hình kinh doanh24h
Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu24h
Hợp đồng đại diện hình ảnh24h
Hợp đồng quản lý ca sĩ/người mẫu24h
Hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu24h
Hợp đồng đầu tư24h
Hợp đồng đại lý/đại lý độc quyền24h
Hợp đồng lao động24h
Hợp đồng giáo dục/đào tạo24h
Hợp đồng tài trợ/ký quỹ24h
Hợp đồng đặt cọc24h
Hợp đồng ủy quyền24h
24h

Kho mẫu hợp đồng của chúng tôi luôn được cập nhật những mẫu Hợp đồng chi tiết, đầy đủ nhất. Tất cả các loại hợp đồng kinh tế; hợp đồng dân sự; hợp đồng thương mại; hợp đồng mua bán; hợp đồng dịch vụ; hợp đồng kinh doanh đều được xây dựng dựa trên các quy định về hợp đồng mới nhất căn cứ vào những điều chỉnh của Luật Thương mại, Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp tại từng thời kỳ.

Dựa trên nguyên tắc trung thực, thiện chí và tôn trọng thỏa thuận của các bên nằm trong hành lang pháp luật cho phép. Chúng tôi sẽ đảm bảo tính pháp lý cao nhất cho mỗi hợp đồng, có thể sử dụng làm căn cứ giải quyết mọi tranh chấp sau này và tham gia các thủ tục hành chính, khởi kiện, điều tra hợp pháp.

Với nguyên tắc nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, chúng tôi đáp ứng được mọi nhu cầu dù khó khăn nhất từ phía khách hàng. Hãy liên hệ ngay để nhận được ưu đãi khi đặt Dịch vụ soạn Hợp đồng qua Hotline 1900.0191.

Dịch vụ Hợp đồng khác của Công ty Luật LVN

Bên cạnh dịch vụ soạn thảo Hợp đồng, để bảo vệ cho khách hàng mọi lúc mọi nơi trên những hợp đồng đã được ký kết, chúng tôi cung cấp các dịch vụ như kiểm tra, đánh giá hợp đồng; tùy chỉnh điều khoản theo yêu cầu thực tế; giải quyết các tranh chấp về hợp đồng; tư vấn xử lý vi phạm hợp đồng và hàng loạt những vướng mắc khác.

  • Rà soát nội dung của hợp đồng;
  • Phân loại hợp đồng;
  • Làm rõ bản chất, mục đích, ý nghĩa, đặc điểm của các loại hợp đồng;
  • Tư vấn đàm phán hợp đồng;
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng;
  • Giải quyết thanh lý hợp đồng và thu hồi công nợ;
  • Xây dựng hệ thống hợp đồng mẫu nội bộ;
  • Tư vấn cập nhật pháp luật về hợp đồng;
  • Bổ sung Phụ lục Hợp đồng;
  • Các vấn đề liên quan tới hóa đơn, thuế, giấy phép;

Mọi yêu cầu xin gửi về hòm thư: wikiluat@gmail.com hoặc liên hệ trực tiếp Hotline: 1900.0191 để được chúng tôi hỗ trợ.

Với thời gian tiếp nhận là 24/7, phục vụ khách hàng là hạnh phúc của chúng tôi.

Xin trân trọng cảm ơn!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Mẫu Hợp đồng chuyển giao công nghệ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – hạnh phúc

——-o0o——-

  HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

(Số:…. /HĐCGCN)

Hôm nay, ngày… tháng… năm …, chúng tôi gồm:
Bên chuyển giao: (bên A)

  • Tên doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………………………..
  • Trụ sở chính: ………………………………………………………………………………………………………….
  • Điện thoại: …………………………………………………………………………………………………………….
  • Tài khoản số: …………………………………………………………………………………………………………
  • Đại diện là: …………………………………………………………………………………………………………….
  • Theo giấy uỷ quyền số (nếu có): ………………..

Bên nhận chuyển giao: (bên B)

  • Tên doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………………………..
  • Trụ sở chính: ………………………………………………………………………………………………………….
  • Điện thoại: …………………………………………………………………………………………………………….
  • Tài khoản số: …………………………………………………………………………………………………………
  • Đại diện là: …………………………………………………………………………………………………………….
  • Theo giấy uỷ quyền số (nếu có): ………………………………………………………………………………..

Hai bên cam kết các điều khoản sau

Điều 1: Đối tuợng chuyển giao

  • Tên (sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu hàng hoá, bí quyết công nghệ):
  • Đặc điểm công nghệ:
  • Kết quả áp dụng công nghệ:
  • Căn cứ chuyển giao (số văn bằng bảo hộ nếu có):

Điều 2: Chất lượng, nội dung công nghệ

  • Công nghệ đạt tiêu chuẩn gì?
  • Mô tả nội dung và tính năng của công nghệ:

Điều 3: Phạm vi và thời hạn chuyển giao

  • Phạm vi: Độc quyền hay không độc quyền? Sử dụng trong lãnh thổ nào?
  • Thời hạn chuyển giao: Do hai bên thoả thuận phù hợp với thời hạn mà đối tượng chuyển giao được bảo hộ (nếu có).

Điều 4: Địa điểm và tiến độ chuyển giao

  1. Địa điểm:
  2. Tiến độ:

 Điều 5: Thời hạn bảo hành công nghệ

 Điều 6: Giá chuyển giao công nghệ và phương thức thanh toán

  • Giá chuyển giao:
  • Phương thức thanh toán:

Điều 7: Phạm vi, mức độ giữ bí mật của các bên

 Điều 8: Nghĩa vụ bảo hộ công nghệ của bên giao và bên nhận chuyển giao

 Điều 9: Nghiệm thu kết quả chuyển giao công nghệ

 Điều 10: Cải tiến công nghệ chuyển giao của bên nhận chuyển giao

Mọi cải tiến của bên nhận chuyển giao đối với công nghệ chuyển giao thuộc quyền sở hữu của bên nhận chuyển giao.

Điều 11: Cam kết của bên chuyển gíao về đào tạo nhân lực cho thực hiện công nghệ chuyển giao

  • Số luợng:
  • Thời gian:
  • Chi phí đào tạo:

Điều 12: Quyền và nghĩa vụ của các bên

  1. Bên chuyển giao
  • Cam kết là chủ sở hữu hợp pháp của công nghệ chuyển giao và việc chuyển giao công nghệ sẽ không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của bất kỳ bên thứ 3 nào khác. Bên chuyển giao có trách nhiệm, với chi phí của mình, giải quyết mọi tranh chấp phát sinh từ việc chuyển giao công nghệ theo hợp đồng này.
  • Có nghĩa vụ hợp tác chặt chẽ và giúp đỡ bên nhận chuyển giao chống lại mọi sự xâm phạm quyền sở hữu từ bất kỳ bên thứ 3 nào khác.
  • Đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ.
  • Nộp thuế chuyển giao công nghệ.
  • Có quyền/không được chuyển giao công nghệ trên cho bên thứ 3 trong phạm vi lãnh thổ quy định trong hợp đồng này.
  1. Bên nhận chuyển giao
  • Cam kết chất lượng sản phẩm sản xuất theo công nghệ nhận chuyển nhượng không thấp hơn chất lượng sản phẩm do bên chuyển giao sản xuất. Phương pháp đánh giá chất lượng do hai bên thoả thuận.
  • Trả tiền chuyển giao theo hợp đồng.
  • Không được phép/được phép chuyển giao lại cho bên thứ 3 công nghệ trên.
  • Ghi chú xuất xứ công nghệ chuyển giao trên sản phẩm.
  • Đăng ký hợp đồng (nếu có thoả thuận).

Điều 13: Sửa đổi, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng

Hợp đồng có thể bị sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu bằng văn bản của một trong các bên và được đại diện hợp pháp của các bên ký kết bằng văn bản. Các điều khoản sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ thời điểm được sửa đổi.

Hợp đồng bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

  • Hết thời hạn ghi trong hợp đồng.
  • Quyền sở hữu công nghiệp bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ.
  • Hợp đồng không thực hiện được do nguyên nhân bất khả kháng như: thiên tai, bãi công, biểu tình, nổi loạn, chiến tranh và các sự kiện tương tự.

Điều 14: Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Bên nào vi phạm hợp đồng phải chịu phạt hợp đồng và bồi thường cho bên kia toàn bộ thiệt hại theo quy định của…

 Điều 15: Luật điều chỉnh hợp đồng

Hợp đồng này được điều chỉnh bởi luật của nước…

Điều 16: Trọng tài

Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này phải được giải quyết trước hết thông qua thương lượng, hoà giải. Trong trường hợp không giải quyết được thì các bên có quyền kiện đến trọng tài quốc tế tại…

Điều 17: Điều khoản thi hành

Hợp đồng được xây dựng trên cơ sở bình đẳng và tự nguyện. Hai bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng này.

Hợp đồng được lập thành… (bản) bằng tiếng Anh… (bản) bằng tiếng Việt có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ… (bản) để thi hành.

Bên A                                                                                                   Bên B

    (ký tên, đóng dấu)                                                                                (ký tên, đóng dấu)

Tham khảo thêm:

DỊCH VỤ TƯ VẤN SOẠN HỢP ĐỒNG TRỌN GÓI CHỈ 500.000đ

(Bàn giao kết quả ngay lập tức trong 24h)

CÁC LOẠI HỢP ĐỒNGThời gian hoàn thành
Hợp đồng kinh tế, thương mại24h
Hợp đồng mua bán hàng hóa24h
Hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa24h
Hợp đồng mua bán nguyên liệu/xăng dầu/khí đốt24h
Hợp đồng mua bán lâm sản/hải sản/thủy sản/nông sản24h
Hợp đồng kinh doanh thương mại quốc tế24h
Hợp đồng gia công/đặt hàng24h
Hợp đồng lắp đặt24h
Hợp đồng quảng cáo/marketing/PR24h
Hợp đồng vận tải/vận chuyển24h
Hợp đồng dịch vụ24h
Hợp đồng tư vấn thiết kế24h
Hợp đồng thuê khoán24h
Hợp đồng thầu/đấu thầu24h
Hợp đồng xây dựng/thi công24h
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất24h
Hợp đồng chuyển nhượng căn hộ/nhà ở/thửa đất/dự án24h
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất24h
Hợp đồng thuê đất/nhà ở/mặt bằng24h
Hợp đồng thuê xưởng/khu công nghiệp/kho bãi24h
Hợp đồng góp vốn/tài sản24h
Hợp đồng chuyển nhượng vốn/cổ phần24h
Hợp đồng thuê mượn tài sản24h
Hợp đồng thuê thiết bị/dụng cụ24h
Hợp đồng thỏa thuận cho vay tiền24h
Hợp đồng liên doanh/liên danh24h
Hợp đồng hợp tác kinh doanh 2 bên24h
Hợp đồng hợp tác kinh doanh 3 bên24h
Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp24h
Hợp đồng chuyển giao công nghệ24h
Hợp đồng chuyển nhượng mô hình kinh doanh24h
Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu24h
Hợp đồng đại diện hình ảnh24h
Hợp đồng quản lý ca sĩ/người mẫu24h
Hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu24h
Hợp đồng đầu tư24h
Hợp đồng đại lý/đại lý độc quyền24h
Hợp đồng lao động24h
Hợp đồng giáo dục/đào tạo24h
Hợp đồng tài trợ/ký quỹ24h
Hợp đồng đặt cọc24h
Hợp đồng ủy quyền24h
24h

Kho mẫu hợp đồng của chúng tôi luôn được cập nhật những mẫu Hợp đồng chi tiết, đầy đủ nhất. Tất cả các loại hợp đồng kinh tế; hợp đồng dân sự; hợp đồng thương mại; hợp đồng mua bán; hợp đồng dịch vụ; hợp đồng kinh doanh đều được xây dựng dựa trên các quy định về hợp đồng mới nhất căn cứ vào những điều chỉnh của Luật Thương mại, Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp tại từng thời kỳ.

Dựa trên nguyên tắc trung thực, thiện chí và tôn trọng thỏa thuận của các bên nằm trong hành lang pháp luật cho phép. Chúng tôi sẽ đảm bảo tính pháp lý cao nhất cho mỗi hợp đồng, có thể sử dụng làm căn cứ giải quyết mọi tranh chấp sau này và tham gia các thủ tục hành chính, khởi kiện, điều tra hợp pháp.

Với nguyên tắc nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, chúng tôi đáp ứng được mọi nhu cầu dù khó khăn nhất từ phía khách hàng. Hãy liên hệ ngay để nhận được ưu đãi khi đặt Dịch vụ soạn Hợp đồng qua Hotline 1900.0191.

Dịch vụ Hợp đồng khác của Công ty Luật LVN

Bên cạnh dịch vụ soạn thảo Hợp đồng, để bảo vệ cho khách hàng mọi lúc mọi nơi trên những hợp đồng đã được ký kết, chúng tôi cung cấp các dịch vụ như kiểm tra, đánh giá hợp đồng; tùy chỉnh điều khoản theo yêu cầu thực tế; giải quyết các tranh chấp về hợp đồng; tư vấn xử lý vi phạm hợp đồng và hàng loạt những vướng mắc khác.

  • Rà soát nội dung của hợp đồng;
  • Phân loại hợp đồng;
  • Làm rõ bản chất, mục đích, ý nghĩa, đặc điểm của các loại hợp đồng;
  • Tư vấn đàm phán hợp đồng;
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng;
  • Giải quyết thanh lý hợp đồng và thu hồi công nợ;
  • Xây dựng hệ thống hợp đồng mẫu nội bộ;
  • Tư vấn cập nhật pháp luật về hợp đồng;
  • Bổ sung Phụ lục Hợp đồng;
  • Các vấn đề liên quan tới hóa đơn, thuế, giấy phép;

Mọi yêu cầu xin gửi về hòm thư: wikiluat@gmail.com hoặc liên hệ trực tiếp Hotline: 1900.0191 để được chúng tôi hỗ trợ.

Với thời gian tiếp nhận là 24/7, phục vụ khách hàng là hạnh phúc của chúng tôi.

Xin trân trọng cảm ơn!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Mẫu Hợp đồng đại lý

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——-o0o——-

HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ

Số: [SO HD]/HĐKT

Bên A: [TEN DOANH NGHIEP]

Trụ sở: [DIA CHI DOANH NGHIEP]

Tài khoản số: [SO TAI KHOAN]

Điện thoại: [SO DT]                                  Fax: [SO FAX]

Đại diện: Ông (Bà) [HO VA TEN]

Bên B: [TEN DOANH NGHIEP]

Địa chỉ đăng ký hoạt động: [DIA CHI DANG KY HOAT DONG]

Giấy phép Đăng ký Kinh doanh: [SO GIAY PHEP KINH DOANH]

Tài khoản số: [SO TAI KHOAN]

Điện thoại: [SO DT]                                  Fax: [SO FAX]

Đại diện: Ông (Bà) [HO VA TEN]

Sau khi bàn bạc hai bên nhất trí cùng ký kết hợp đồng đại lý với nội dung và các điều khoản sau đây:

Điều 1: Điều khoản thỏa thuận chung

Bên B nhận làm đại lý bao tiêu cho Bên A các sản phẩm [TEN SAN PHAM] mang nhãn hiệu: [TEN NHAN HIEU] và theo đăng ký chất lượng số: [SO DANG KY CHAT LUONG] do Bên A sản xuất và kinh doanh. Bên B tự trang bị cơ sở vật chất, địa điểm kinh doanh, kho bãi và hoàn toàn chịu trách nhiệm tất cả hàng hóa đã giao trong việc tồn trữ, trưng bày, vận chuyển. Bên B bảo đảm thực hiện đúng các biện pháp tồn trữ, giữ được phẩm chất hàng hóa như Bên A đã cung cấp, đến khi giao cho người tiêu thụ. Bên A không chấp nhận hoàn trả hàng hóa do bất kỳ lý do gì (ngoại trừ trường hợp có sai sót về sản phẩm).

Điều 2: Phương thức giao hàng

Bên A giao hàng đến cửa kho của Bên B hoặc tại địa điểm thuận tiện do Bên B chỉ định. Bên B đặt hàng với số lượng, loại sản phẩm cụ thể [SO LUONG, LOAI SAN PHAM] bằng thư, fax, điện tính.

  • Chi phí xếp dỡ từ xe vào kho của Bên B do Bên B chi trả (kể cả chi phí lưu xe do xếp dỡ chậm).
  • Số lượng hàng hóa thực tế Bên A cung cấp cho bên B có thể chênh lệch với đơn đặt hàng nếu Bên A xét thấy đơn đặt hàng đó không hợp lý. Khi đó hai bên phải có sự thỏa thuận về khối lượng, thời gian cung cấp.
  • Thời gian giao hàng: [THOI GIAN THEO THOE THUAN] (để tham khảo, sẽ có thời gian cụ thể cho từng cửa hàng).

Điều 3: Phương thức thanh toán

  • Bên B thanh toán cho Bên A tương ứng với giá trị số lượng hàng giao ghi trong mỗi hóa đơn trong vòng [SO NGAY] ngày kể từ ngày cuối của tháng Bên B đặt hàng.
  • Giới hạn mức nợ: Bên B được nợ tối đa là [SO TIEN] bao gồm giá trị các đơn đặt hàng trước đang tồn đọng cộng với giá trị của đơn đặt hàng mới. Bên A chỉ giao hàng khi Bên B thanh toán cho bên A sao cho tổng số nợ tồn và giá trị đặt hàng mới nằm trong mức nợ được giới hạn.
  • Thời điểm thanh toán được tính là ngày Bên A nhận được tiền, không phân biệt cách thức chi trả. Nếu trả làm nhiều lần cho một hóa đơn thì thời điểm được tính là lúc thanh toán cho lần cuối cùng.
  • Số tiền chậm trả ngoài thời gian đã quy định, phải chịu lãi theo mức lãi suất cho vay của ngân hàng trong cùng thời điểm. Nếu việc chậm trả kéo dài hơn 3 tháng thì bên B phải chịu thêm lãi suất quá hạn của ngân hàng cho số tiền chậm trả và thời gian vượt quá 3 tháng.
  • Trong trường hợp cần thiết, Bên A có thể yêu cầu Bên B thế chấp tài sản mà Bên B có quyền sở hữu để bảo đảm cho việc thanh toán…………………………………………………………

Điều 4: Giá cả

  • Các sản phẩm cung cấp cho Bên B được tính theo giá bán sỉ, do Bên A công bố thống nhất trong khu vực.
  • Giá cung cấp này có thể thay đổi theo thời gian nhưng Bên A sẽ thông báo trước cho Bên B ít nhất là [SO NGAY] ngày. Bên A không chịu trách nhiệm về sự chênh lệch giá trị tồn kho do chênh lệch giá nếu có xảy ra.
  • Tỷ lệ hoa hồng: [TÙY TỪNG KHU VỰC VÀ TỪNG CỬA HÀNG SẼ CÓ TỶ LỆ HOA HONG KHÁC NHAU].

Điều 5: Bảo hành

Bên A bảo hành riêng biệt cho từng sản phẩm cung cấp cho Bên B trong trường hợp bên B tiến hành việc tồn trữ, vận chuyển, hướng dẫn sử dụng và giám sát, nghiệm thu đúng với nội dung đã huấn luyện và phổ biến của Bên A.

Điều 6: Hỗ trợ

  • Bên A cung cấp cho Bên B các tư liệu thông tin khuếch trương thương mại.
  • Bên A hướng dẫn cho nhân viên của Bên B những kỹ thuật cơ bản để có thể thực hiện việc bảo quản đúng cách.
  • Mọi hoạt động quảng cáo do Bên B tự thực hiện, nếu có sử dụng đến logo hay nhãn hiệu hàng hóa của Bên A phải được sự đồng ý của Bên A.

Điều 7: Độc quyền

  • Hợp đồng này không mang tính độc quyền trên khu vực.
  • Bên A có thể triển khai ký thêm hợp đồng tổng đại lý với thể nhân khác nếu xét thấy cần thiết để tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa của mình.
  • Bên A cũng có thể ký kết hợp đồng cung cấp sản phẩm trực tiếp cho các công trình trọng điểm bất cứ nơi nào.

Điều 8: Thời gian hiệu lực, kéo dài và chấm dứt hợp đồng

  • Hợp đồng này có giá trị kể từ ngày ký đến hết ngày [NGAY THANG NAM]. Nếu cả hai bên mong muốn tiếp tục hợp đồng, các thủ tục gia hạn phải được thỏa thuận trước khi hết hạn hợp đồng trong thời gian tối thiểu là [SO NGAY] ngày.
  • Trong thời gian hiệu lực, một bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải báo trước cho Bên kia biết trước tối thiểu là [SO NGAY] ngày.
  • Bên A có quyền đình chỉ ngay hợp đồng khi Bên B vi phạm một trong các vấn đề sau đây:
  1. Làm giảm uy tín thương mãi hoặc làm giảm chất lượng sản phẩm của Bên A bằng bất cứ phương tiện và hành động nào.
  2. Bán phá giá so với Bên A quy định.
  • Khi bị đình chỉ hợp đồng, Bên B phải thanh toán ngay cho Bên A tất cả nợ còn tồn tại.

Điều 9: Bồi thường thiệt hại

  • Bên B phải chịu trách nhiệm bồi thường cho Bên A giá trị thiệt hại do mình gây ra ở các trường hợp sau:
  1. Bên B yêu cầu đơn đặt hàng đặc biệt, Bên A đã sản xuất nhưng sau đó Bên B hủy bỏ đơn đặt hàng đó.
  2. Bên B hủy đơn đặt hàng khi Bên A trên đường giao hàng đến Bên B.

Bên B vi phạm các vấn đề nói ở Điều 7 đến mức Bên A phải đình chỉ hợp đồng.

  • Bên A bồi thường cho Bên B trong trường hợp giao hàng chậm trễ hơn thời gian giao hàng thỏa thuận gây thiệt hại cho Bên B.
  • Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng, bên nào muốn chấm dứt hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia nếu có.

Điều 10: Xử lý tranh chấp

Trong khi thực hiện nếu có vấn đề phát sinh hai bên cùng nhau bàn bạc thỏa thuận giải quyết. Những chi tiết không ghi cụ thể trong hợp đồng này, nếu có xảy ra, sẽ thực hiện theo quy định chung của Luật Thương mại, Nghị định 25/CP và pháp luật hiện hành.

Nếu hai bên không tự giải quyết được, việc tranh chấp sẽ được phân xử tại Tòa án Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Quyết định của Tòa án là cuối cùng mà các bên phải thi hành. Phí Tòa án sẽ do bên có lỗi chịu trách nhiệm thanh toán.

Hợp đồng này được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị như nhau.

            ĐẠI DIỆN BÊN B                                                                       ĐẠI DIỆN BÊN A

          Chức vụ                                                                                        Chức vụ

                 (Ký tên, đóng dấu)                                                                     (Ký tên, đóng dấu)

Tham khảo thêm:

DỊCH VỤ TƯ VẤN SOẠN HỢP ĐỒNG TRỌN GÓI CHỈ 500.000đ

(Bàn giao kết quả ngay lập tức trong 24h)

CÁC LOẠI HỢP ĐỒNGThời gian hoàn thành
Hợp đồng kinh tế, thương mại24h
Hợp đồng mua bán hàng hóa24h
Hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa24h
Hợp đồng mua bán nguyên liệu/xăng dầu/khí đốt24h
Hợp đồng mua bán lâm sản/hải sản/thủy sản/nông sản24h
Hợp đồng kinh doanh thương mại quốc tế24h
Hợp đồng gia công/đặt hàng24h
Hợp đồng lắp đặt24h
Hợp đồng quảng cáo/marketing/PR24h
Hợp đồng vận tải/vận chuyển24h
Hợp đồng dịch vụ24h
Hợp đồng tư vấn thiết kế24h
Hợp đồng thuê khoán24h
Hợp đồng thầu/đấu thầu24h
Hợp đồng xây dựng/thi công24h
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất24h
Hợp đồng chuyển nhượng căn hộ/nhà ở/thửa đất/dự án24h
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất24h
Hợp đồng thuê đất/nhà ở/mặt bằng24h
Hợp đồng thuê xưởng/khu công nghiệp/kho bãi24h
Hợp đồng góp vốn/tài sản24h
Hợp đồng chuyển nhượng vốn/cổ phần24h
Hợp đồng thuê mượn tài sản24h
Hợp đồng thuê thiết bị/dụng cụ24h
Hợp đồng thỏa thuận cho vay tiền24h
Hợp đồng liên doanh/liên danh24h
Hợp đồng hợp tác kinh doanh 2 bên24h
Hợp đồng hợp tác kinh doanh 3 bên24h
Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp24h
Hợp đồng chuyển giao công nghệ24h
Hợp đồng chuyển nhượng mô hình kinh doanh24h
Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu24h
Hợp đồng đại diện hình ảnh24h
Hợp đồng quản lý ca sĩ/người mẫu24h
Hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu24h
Hợp đồng đầu tư24h
Hợp đồng đại lý/đại lý độc quyền24h
Hợp đồng lao động24h
Hợp đồng giáo dục/đào tạo24h
Hợp đồng tài trợ/ký quỹ24h
Hợp đồng đặt cọc24h
Hợp đồng ủy quyền24h
24h

Kho mẫu hợp đồng của chúng tôi luôn được cập nhật những mẫu Hợp đồng chi tiết, đầy đủ nhất. Tất cả các loại hợp đồng kinh tế; hợp đồng dân sự; hợp đồng thương mại; hợp đồng mua bán; hợp đồng dịch vụ; hợp đồng kinh doanh đều được xây dựng dựa trên các quy định về hợp đồng mới nhất căn cứ vào những điều chỉnh của Luật Thương mại, Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp tại từng thời kỳ.

Dựa trên nguyên tắc trung thực, thiện chí và tôn trọng thỏa thuận của các bên nằm trong hành lang pháp luật cho phép. Chúng tôi sẽ đảm bảo tính pháp lý cao nhất cho mỗi hợp đồng, có thể sử dụng làm căn cứ giải quyết mọi tranh chấp sau này và tham gia các thủ tục hành chính, khởi kiện, điều tra hợp pháp.

Với nguyên tắc nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, chúng tôi đáp ứng được mọi nhu cầu dù khó khăn nhất từ phía khách hàng. Hãy liên hệ ngay để nhận được ưu đãi khi đặt Dịch vụ soạn Hợp đồng qua Hotline 1900.0191.

Dịch vụ Hợp đồng khác của Công ty Luật LVN

Bên cạnh dịch vụ soạn thảo Hợp đồng, để bảo vệ cho khách hàng mọi lúc mọi nơi trên những hợp đồng đã được ký kết, chúng tôi cung cấp các dịch vụ như kiểm tra, đánh giá hợp đồng; tùy chỉnh điều khoản theo yêu cầu thực tế; giải quyết các tranh chấp về hợp đồng; tư vấn xử lý vi phạm hợp đồng và hàng loạt những vướng mắc khác.

  • Rà soát nội dung của hợp đồng;
  • Phân loại hợp đồng;
  • Làm rõ bản chất, mục đích, ý nghĩa, đặc điểm của các loại hợp đồng;
  • Tư vấn đàm phán hợp đồng;
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng;
  • Giải quyết thanh lý hợp đồng và thu hồi công nợ;
  • Xây dựng hệ thống hợp đồng mẫu nội bộ;
  • Tư vấn cập nhật pháp luật về hợp đồng;
  • Bổ sung Phụ lục Hợp đồng;
  • Các vấn đề liên quan tới hóa đơn, thuế, giấy phép;

Mọi yêu cầu xin gửi về hòm thư: wikiluat@gmail.com hoặc liên hệ trực tiếp Hotline: 1900.0191 để được chúng tôi hỗ trợ.

Với thời gian tiếp nhận là 24/7, phục vụ khách hàng là hạnh phúc của chúng tôi.

Xin trân trọng cảm ơn!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Năm 2010, Công ty X (Việt Nam) nộp đơn đăng ký nhãn hiệu MANLI và hình cho dược phẩm (nhóm 05), tuy nhiên đơn bị từ chối vì bị coi là tương tự với nhãn hiệu MANLYX của công ty Y (Thái Lan) đã được bảo hộ cũng cho sản phẩm dược phẩm nhóm 05. Bằng lập luận và áp dụng các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hãy đưa ra giải pháp công ty X có thể vận dụng để nhãn hiệu MANLI được chấp nhận bảo hộ?

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

1. Tóm tắt tình huống

Công ty Y (Thái Lan) được bảo hộ nhãn hiệu “MANLYX” cho dược phẩm nhóm 5

Năm 2010: Công ty X (Việt Nam) nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “MANLI và hình” cho dược phẩm nhóm 5 nhưng bị từ chối vì bị coi là tương tự với nhãn hiệu “MANLYX”.

2. Phân tích tình huống

Thứ nhất, về quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp của công ty Y với nhãn hiệu “MANLYX”

Theo đề bài, Công ty Y (Thái Lan) đã được bảo hộ đối với nhãn hiệu “MANLYX” cho sản phẩm dược phẩm nhóm 5. Ở đây, đề bài không nói rõ việc được bảo hộ nhãn hiệu của công ty Y tại Việt Nam hay chưa. Nếu nhãn hiệu này chưa được công nhận ở Việt Nam, thì vấn đề nhãn hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ không được đặt ra, công ty X có thể hiện việc đăng ký nhã hiệu của mình. Nếu nhãn hiệu của công ty Y đã được bảo hộ ở Việt Nam, cần xác định việc nhãn hiệu đó được bảo hộ là thông qua thủ tục cấp văn bằng bảo hộ hay thủ tục công nhận nhãn hiệu nổi tiếng.

Trường hợp công ty Y được bảo hộ nhãn hiệu “MANLYX” theo con đường công nhận nhãn hiệu nổi tiếng, thì công ty X muốn được chấp thuận bảo hộ nhãn hiệu của mình phải chứng minh được dấu hiệu “MANLI và hình” của mình không tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng của công ty Y.

Trường hợp công ty Y được bảo hộ nhãn hiệu “MANLYX” thông qua việc đăng ký nhãn hiệu hoặc công nhận đơn đăng ký quốc tế, thì công ty X muốn được chấp thuận bảo hộ nhãn hiệu có thể thực hiện theo hai cách: một là chứng minh nhãn hiệu của mình không gây nhầm lẫn để Cục Sở hữu trí tuệ chấp thuận đơn đăng ký của mình; hai là, chứng minh nhãn hiệu của mình là nhãn hiệu nổi tiếng

Thứ hai, về việc công ty X có được chấp thuận bảo hộ dấu hiệu “MANLI và hình” cho sản phẩm dược phẩm nhóm 5

Để xem xét việc công ty X có được chấp nhận bảo hộ đối với nhãn hiệu “MANLI và hình” hay không, ta cần xét đến 2 yếu tố: (i) quyền đăng ký bảo hộ của công ty X đối với nhãn hiệu “MANLI và hình”; (ii) nhãn hiệu “MANLI và hình” có đáp ứng được điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu.

(i) Quyền đăng ký bảo hộ của công ty X đối với nhãn hiệu

Xét theo tình huống chỉ ra, công ty X nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “MANLI và hình” cho dược phẩm nhóm 5 mà không nói rõ thông tin về tư cách chủ thể. Do đó, ở đây có thể coi là công ty X là tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa và có quyền đăng ký nhãn hiệu này.

(ii) Xét về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu đối với nhãn hiệu “MANLI và hình”

Theo quy định tại Điều 72,73,74 Luật SHTT, điều kiện để được bảo hộ nhãn hiệu đối với một nhãn hiệu bao gồm hai điều kiện:

(1) Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

(2) Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác

Dựa vào tình huống, xét với nhãn hiệu “MANLI và hình” ta có thể thấy:

Một là: nhãn hiệu  “MANLI và hình” là dấu hiệu kết hợp bởi nhiều yếu tố bao gồm cả hình vẽ, hình ảnh, từ ngữ, màu sắc. Do đó, có thể khẳng định, dấu hiệu này là dấu hiệu có thể hình thấy được.

Hai là: nhãn hiệu “MANLI và hình” chưa được đăng ký cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cùng loại nào đang được bảo hộ tại thời điểm công ty X đi đăng ký hay trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn đối với sản phẩm hàng hóa dịch vụ cùng loại hoặc khác loại với nhãn hiệu nổi tiếng nào. Tuy nhiên, Cục Sở hữu trí tuệ lại cho rằng, nhãn hiệu này tương tự đến mức gây nhầm lẫn với  nhãn hiệu “MANLYX” của công ty Y đang được bảo hộ (ở đây xác định nhãn hiệu “MANLYX” đang được bảo hộ tại Việt Nam).

Để đánh giá sự tương tự đến mức gây nhầm lẫn của dấu hiệu yêu cầu đăng ký với nhãn hiệu khác Điều 39.8 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN đã quy định:“Để đánh giá dấu hiệu yêu cầu đăng ký nêu trong đơn có trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác (sau đây gọi là “nhãn hiệu đối chứng”) hay không, cần phải so sánh về cấu trúc, nội dung, cách phát âm (đối với dấu hiệu chữ), ý nghĩa và hình thức thể hiện của dấu hiệu (đối với cả dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình), đồng thời phải tiến hành so sánh hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đối chứng theo quy định tại điểm này.

Dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đối chứng: dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu đối chứng nếu dấu hiệu đó giống hệt nhãn hiệu đối chứng về cấu trúc, nội dung, ý nghĩa và hình thức thể hiện”

Từ quy định trên đây, để xác định xem nhãn hiệu “MANLI và hình” có tương tự đến mức gây nhầm lần với nhãn hiệu “MANLYX” đã được bảo hộ hay không, ta xét tên các yếu sau:

Thức nhất, về cầu trúc: Công ty X đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu “MANLI và hình”, cấu trúc nhãn hiệu ở đây gồm hai phần là phần dấu hiệu từ ngữ và phần dấu hiệu hình, trong khi nhãn hiệu “MANLYX” của công ty Y được bảo hộ chỉ gồm phần từ ngữ mà không có dấu hiệu hình.

Thứ hai, về cách phát âm: Mặc dù hai dấu hiệu có thể có cách phát âm tương đối giống nhau. Tuy nhiên, cách phát âm của từ “MANLI” có thể chỉ được người tiêu dùng phát âm là “man-li”, còn cách phát âm của từ “MANLYX” có thể được người tiêu dùng phát âm là “man-ly” giống với “MANLI” hoặc “man-líc” khác hoàn toàn,… Do vậy, về cách phát âm, hai từ này không hoàn toàn là giống nhau.

Thứ ba, về ý nghĩa và hình thức thể hiện của dấu hiệu: hai nhãn hiệu này đều là cụm từ không có ý nghĩa. Do đó, ta đi xét về hình thức thể hiện dấu hiệu, nhãn hiệu của công ty X có phần hình khác hoàn toàn so với nhãn hiệu của công ty Y chỉ bao gồm phần từ ngữ. Xét về độ tương tự của MANLYX và MANLI, ta nhận thấy như sau:

– Về số lượng chữ cái: MANLI chỉ bao gồm 5 chữ cái M,A,N,L,I, trong khi MANLYX có 6 chữ cái M,A,N,L,Y,X. dấu hiệu “MANLI” có 4/6 chữ cái giống với dấu hiệu “MANLYX”.

– Về cách sắp xếp các chữ cái: cả hai có 4 chữ cái đầu được sắp xếp giống nhau (MANL), tuy nhiên chữ cái tiếp theo trong nhãn hiệu của công ty X là chữ “I” trong khi nhãn hiệu của công ty Y là chữ “YX”.

Thứ tư, về so sánh hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu: Cả hai nhãn hiệu đều được các chủ thể đăng ký cho sản phẩm hàng hóa là dược phẩm nhóm 5. Tuy nhiên, cần lưu ý đó là, dược phẩm nhóm 5 là các chế phẩm dược, thú y; Chế phẩm vệ sinh dùng cho mục đích y tế; Chất ăn kiêng dùng trong ngành y, thực phẩm cho trẻ sơ sinh; Cao dán, vật liệu dùng để băng bó; Vật liệu để hàn răng và sáp nha khoa[1] như Chế phẩm để làm sạch không khí, Aldehit dùng trong ngành dược,…. Do đó, có thể thấy, nhóm sản phẩm hàng hóa này là nhóm sản phẩm hàng hóa tương đối nhạy cảm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, cho nên khi lựa chọn sản phẩm, người tiêu dùng sẽ chú ý rất nhiều đến đặc tính, chất lượng của sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm chứ không phải chỉ căn cứ vào tên gọi để lựa chọn sản phẩm. Vì vậy, việc sử dụng nhãn hiệu “MANLI” của công ty X (Việt Nam) không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa của công ty Y (Thái Lan).

Như vậy, từ những phân tích đánh gía nêu trên, có thể thấy, nhãn hiệu “MANLI và hình” của công ty X không tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “MANLYX” của công ty Y đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam (không vi phạm quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 74 Luật SHTT).

3. Giải pháp giúp công ty X được đăng ký bảo hộ với nhãn hiệu “MANLI”

Từ những phân thích nêu trên, em xin đưa ra các giải pháp để nhãn hiệu của công ty X được chấp thuận bảo hộ.

Phướng án 1: Chứng minh nhãn hiệu “MANLI và hình” của công ty X không tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “MANLYX” của công ty Y

Với những phân tích về quyền đăng ký của công ty X và các điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được nhãn hiệu “MANLI và hình” đáp ứng như đã trình bày ở phần 2.II nêu trên, thì công ty X có thể sử dụng các lập luận nêu trên để trình bày với Cục Sở hữu trí tuệ để được Cục chấp thuận đơn đăng ký và thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu “MANLI và hình” cho sản phẩm dược phẩm nhóm 5 của mình theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Phướng án 2: Công ty X nhãn hiệu “MANLI và hình” của mình là nhãn hiệu nổi tiếng

Ngoài việc chứng minh  dấu hiệu của “MANLI và hình” không tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đang được bảo hộ của công ty Y ra, thì công ty X có thể thực hiện việc chứng minh nhãn hiệu của mình là nổi tiếng để được bảo hộ theo cơ chế người nối tiếng. Để được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng thì công ty X phải cung cấp các tài liệu, giấy tờ chứng minh theo các tiêu chí: Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo; Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành; Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu; Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu; Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng; Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu[2].

Về thủ tục công nhận nhãn hiệu nổi tiếng: Điểm 42 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN thì để được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng chủ sở hữu nhãn hiệu phải chứng minh nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện để được coi là nổi tiếng hoặc Nhãn hiệu đã được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng thông qua việc được công nhận theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc theo quyết định công nhận của Cục Sở hữu trí tuệ.

Kết luận:

Vậy, để được chấp thuận bảo hộ nhãn hiệu, công ty X có thể thực hiện một trong hai phương án. Tuy nhiên, với những dữ kiện đề bài cung cấp và từ thực tế thu thập tài liệu, giấy tờ chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng, thì công ty X nên ưu tiên lựa chọn phương án số 1 bằng những lập luận nêu trên.

[1] Theo Thoả ước Ni-xơ về Phân loại quốc tế hàng hoá/dịch vụ dùng để đăng ký nhãn hiệu ngày 15.06.1957, được sửa đổi tại Stốckhôm 14.07.1967 và tại Giơnevơ ngày 13.05.1977 và được bổ sung tại Giơnevơ ngày 28.09.1979 – BẢNG DANH MỤC CÁC NHÓM HÀNG HÓA/DỊCH VỤ NI-XƠ ( Phiên bản 9)

[2] Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

SO SÁNH NHÃN HIỆU VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

1. Giống nhau

Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý có những điểm tương đồng như sau:

Một là, Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đều là sản phẩm trí tuệ, là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cụ thể đều là các đối tượng mang tính chỉ dẫn thương mại nhằm mục đích cung cấp thông tin về xuất xứ, chủ thể kinh doanh,.. Bản thân chúng được coi là một loại hàng hóa đặc biệt, có giá trị kinh tế và có khả năng ứng dụng vào hoạt động kinh doanh.

Hai là, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đều là dấu hiệu có thể bao gồm hình ảnh, ký tự, màu sắc hoặc là tổng thể các yếu tố trên để phân biệt sản phẩm, hàng hóa của chủ thể này với sản phẩm, hàng hóa của chủ thể khác.

Ba là, Về căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp, cả hai đều xác lập quyền sở hữu công nghiệp trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục Sở hữu trí tuệ) theo thủ tục đăng ký theo quy định của pháp luật hoặc công nhận đăng ký quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trừ trường hợp đối với nhãn hiệu nổi tiếng[1].

Bốn là, Phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đều trên toàn lãnh thổ Việt Nam[2].

2. Khác nhau

Trên cơ sở các yếu tố liên quan đến việc bảo hộ đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, em xin đưa ra các điểm khác biệt giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý thông qua bảng dưới đây như sau:

Tiêu chí Nhãn hiệu Chỉ dẫn địa lý
Khái niệm Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau Khoản 22 Điều 4 Luật SHTT: Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể
Chức năng Nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với chủ thế khác. Chỉ dẫn địa lý chỉ dẫn sản phẩm có nguồn gốc từ một khu vực, vùng lãnh thổ hay một quốc gia cụ thể.
Đối tượng Nhãn hiệu dùng cho các hàng hóa dịch vụ Chỉ dẫn địa lý dùng cho hàng hóa (các sản phẩm có nguồn gốc địa lý,…)
Điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp Nhãn hiệu phải thỏa mãn điều kiện quy định tại Điều 72,73,74 Luật SHTT, có thể khái quát bao gồm hai điều kiện:

-Nhãn hiệu phải nhìn thấy được

– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác

Nhìn chung, điều kiện bảo hộ của nhãn hiệu dễ dàng đáp ứng hơn đối với chỉ dẫn địa lý.

Chỉ dẫn địa lý phải thỏa mãn điều kiện quy định tại Điều 79,80,81,82 Luật SHTT, có thể khái quát bao gồm hai điều kiện:

– Đúng là sản phẩm có xuất xứ từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.

– Sản phẩm có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý quyết định (sản phẩm gắn với điều kiện tự nhiên, khí hậu, con người khu vực,…)

Chủ thể có quyền đăng ký Điều 87 Luật SHTT quy định: Cá nhân, tổ chức được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình (Đối với các loại nhãn hiệu riêng lại có quy định riêng về chủ thể được quyền đăng ký) Điều 88 Luật SHTT quy định: Nhà nước có quyền đăng ký.

Nhà nước có thể cho phép – Bản thân cá nhân hoặc tổ chức sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;

-Tổ chức đại diện cho tổ chức, cá nhân sản xuất;

– Cơ quan hành chính địa phương thực hiện đăng ký.

Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp Tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

(Khoản 1 Điều 121 Luật SHTT)

Nhà nước là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý theo quy định tại Khoản 4 Điều 121 Luật SHTT
Chủ thể có quyền sử dụng -Chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng đối với nhãn hiệu thông thường.

-Chủ sở hữu, Thành viên của tổ chức đăng ký nhãn hiệu tập thể (Khoản 17 Điều 4);

-Cá nhân, tổ chức được đáp ứng tiêu chuẩn được chủ sở hữu cho phép đối với nhãn hiệu chứng nhận (Khoản 18 Điều 4)

Các cá nhân, tổ chức sản xuất sản phẩm đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
Thời hạn bảo hộ 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm ( Khoản 6 Điều 93 Luật SHTT) Vô thời hạn kể từ ngày được cấp văn bằng bảo hộ

(Khoản 7 Điều 93 Luật SHTT)

Thủ tục xác lập việc bảo hộ – Đối với nhãn hiệu nổi tiếng: chủ sở hữu của nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện của nhãn hiệu nổi tiếng yêu cầu công nhận theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc theo quyết định công nhận của Cục Sở hữu trí tuệ Thủ tục đăng ký: Chủ thể có thẩm quyền đăng ký đối với chỉ dẫn địa lý đáp ứng các điều kiện bảo hộ nộp đơn đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước
Thời hạn thẩm định nội dung đăng ký sở hữu công nghiệp Không quá 9 tháng kể từ ngày công bố đơn (điểm b Khoản 2 Điều 119 Luật SHTT) Không quá 6 tháng kể từ ngày công bố đơn (điểm d Khoản 2 Điều 119 Luật SHTT)
Thời điểm chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điểm a, b, c, d, đ, e Khoản 1 Điều 95 Luật SHTT Điểm g Khoản 1 Điều 95 Luật SHTT:

Các điều kiện tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính cả sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi hay không còn nữa

Giờ  hạn trong việc chuyển giao – Nhãn hiệu được phép chuyển nhượng quyền sở hữu nhưng phải thỏa mãn điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu (khoản 5 Điều 139)

– Được phép chuyển giao quyền sử dụng cho người khác với điều kiện người được chuyển giao phải ghi trên hàng hóa về việc hàng hóa đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu (Khoản 4 Điều 142)

– Chỉ dẫn địa lý không được phép chuyển nhượng quyền sở hữu cho người khác (khoản 2 Điều 139)

– Không được chuyển giao quyền sử dụng (khoản 1 Điều 142)

Hành vi xâm phạm quyền SHCN Theo Khoản 1 Điều 129 bao gồm các hành vi:

Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

– Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

– Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Theo Khoản 3 Điều 129 bao gồm các hành vi:

– Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;

– Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý;

– Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;

– Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy.

[1] Xem Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 (Sau đây gọi là Luật SHTT)

[2] Xem Khoản 1 Điều 93 Luật SHTT

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Quyền sở hữu trí tuệ trong luật doanh nghiệp?

Tôi đang nghiên cứu về quyền sở hữu trí tuệ trong luật doanh nghiệp việt nam, rất mong được các luật sư giúp đỡ, trân trọng cảm ơn.

Nguyễn Trang


Quyền sở hữu trí tuệ trong luật doanh nghiệp?
Quyền sở hữu trí tuệ trong luật doanh nghiệp?

Luật sư Tư vấn Quyền sở hữu trí tuệ trong luật doanh nghiệp – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 14 tháng 12 năm 2017

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

– Luật Doanh nghiệp 2014

– Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009

3./Luật sư trả lời

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam thì Luật doanh nghiêp và Luật sở hữu trí tuệ có mối liên quan với nhau. Tuy nhiên không được quy định ra từng điều cụ thể.

Dưới đây là một số điều trong Luật doanh nghiệp có liên quan đến Luật sở hữu trí tuệ:

Căn cứ Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp bao gồm:

– Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định;

– Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

– Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về việc tên trùng và tên gây nhầm lẫn như sau:

“Điều 42 . Tên trùng và tên gây nhầm lẫn

1. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

2. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:

a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;

b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;

e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và g của khoản này không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký.”

Việc các doanh nghiệp đặt tên trùng nhau hoặc gây nhầm lẫn sẽ xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ về tên thương mại theo quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ. Căn cứ Luật sở hữu trí tuê 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định như sau:

Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Tên thương mại là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó. Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Căn cứ Điều 78 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:

“Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;

2. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;

3. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.”

Như vậy, trên cơ sở pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật về doanh nghiệp, khi một công ty được thành lập và tiến hành hoạt động kinh doanh, tên công ty khi đăng kí không được trùng hoặc gây nhầm lẫn tên của công ty khác trên cơ sở bảo hộ tên thương mại của những tên thương mại đã được đưa vào sử dụng trước trong cùng lĩnh vực đó của các công ty đã đăng kí thành lập và hoạt động trước đó. Vì vậy cho thấy, pháp luật doanh nghiệp và pháp luật sở hữu trí tuệ luôn có sự liên kết, thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Nhãn hiệu được bảo hộ trong thời gian bao lâu

Một nhãn hiệu đã được đăng ký thì sẽ được bảo hộ trong thời gian bao lâu, hết thời gian đó mình có cần làm thủ tục gia hạn không, và nếu không làm thủ tục gia hạn thì nhãn hiệu đó sẽ bị rơi vào tình trạng gì, mong được mọi người am hiểu thì giải thích giúp mình nhé, xin cảm ơn.


Luật sư Tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 05 tháng 07 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề thời hạn bảo hộ nhãn hiệu

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009

3./ Luật sư tư vấn

Nhãn hiệu được bảo hộ khi được đăng ký và được cấp Văn bằng bảo hộ. Theo đó, thời hạn bảo hộ nhãn hiệu phụ thuộc vào thời hạn có hiệu lực của văn bằng bảo hộ. Cụ thể, hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được xác định như sau:

Căn cứ Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hay thời hạn bảo hộ được quy định như sau:

“1. Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

……

6.Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.”

Theo đó, kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ hết mười năm kể từ ngày nộp đơn. Thời hạn này có thể tiếp tục kéo dài nhiều lần nếu chủ thể có quyền đăng ký gia hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, mỗi lần gia hạn được tính tiếp 10 năm bảo hộ.

Căn cứ Điều 94 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009“2. Để gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực.

Theo đó, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực nếu muốn tiếp tục gia hạn thời gian bảo hộ cho nhãn hiệu đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Trường hợp chủ văn bằng bảo hộ không tiếp tục nộp lệ phí gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, thì hiệu lực văn bằng bảo hộ sẽ chấm dứt theo quy định tại Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009. Khi hiệu lực của văn bằng bảo hộ chấm dứt, nhãn hiệu sẽ không được tiếp tục bảo hộ theo quy định pháp luật.

Như vậy, Nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ được bảo hộ trong thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể tiếp tục được bảo hộ nếu chủ văn bằng nộp phí gia hạn theo quy định trước khi hết thời hạn bảo hộ nêu trên. Khi không thực hiện việc duy trì thời hạn, nhãn hiệu không được tiếp tục bảo hộ và được coi là khi cá nhân, tổ chức khác nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trùng, tương tự với nhãn hiệu đó thì không bị coi là bị trùng hay tương tự và được đăng ký bảo hộ theo quy định pháp luật.

Với những tư vấn về câu hỏi Nhãn hiệu được bảo hộ trong thời gian bao lâu, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

  1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ

Trong ba loại biện pháp được áp dụng để giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, ranh giới giữa biện pháp hình sự và hai biện pháp còn lại là biện pháp dân sự và biện pháp hành chính tương đối rõ ràng.[1] Thông thường, hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp bị xử lý hình sự nếu trước đó đã bị xử lý hành chính. Trong khi đó, ranh giới giữa biện pháp dân sự và biện pháp hành chính lại chưa thật sự rõ ràng, đặc biệt vấn đề những tranh chấp nào được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự và những tranh chấp nào được giải quyết bằng “con đường” hành chính. Hệ quả là, nhiều tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ lẽ ra phải được giải quyết theo thủ tụng tố tụng dân sự nhưng lại giải quyết theo thủ tục hành chính. Theo thống kê, trong những năm qua, hầu hết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ được giải quyết bằng biện pháp hành chính. Không ít người lo ngại rằng, việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ đang bị hành chính hoá. Quy định không rõ ràng về thẩm quyền dẫn đến sự chồng chéo trong hoạt động của các cơ quan, các cơ quan đôi khi thực hiện công việc không thuộc thẩm quyền của mình, ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989 lần đầu tiên quy định cho Toà án thẩm quyền xét xử các tranh chấp về quyền trí tuệ mà cụ thể là quyền sở hữu công nghiệp tại Điều 29. Theo quy định của Pháp lệnh, thẩm quyền xét xử các tranh chấp sở hữu công nghiệp của Toà án rất hẹp. Cụ thể, Toà án chỉ có thẩm quyền xét xử bốn loại tranh chấp và vi phạm sau: hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của chủ văn bằng bảo hộ; tranh chấp liên quan đến việc tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải trả khoản tiền cho chủ văn bằng bảo hộ trong trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hưũ công nghiệp; tranh chấp liên quan đến việc cấp văn bằng bảo hộ cho tổ chức, cá nhân không có quyền nộp đơn; tranh chấp liên quan đến việc trả thù lao cho tác giả và người thừa kế của tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp[2].

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 chỉ quy định tranh chấp về quyền sở hữu trí tụê, chuyển giao công nghệ thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án (khoản 40-Điều 25, khoản 2-Điều 29). Bộ luật dân sự năm 1995 và các văn bản hướng dẫn thi hành về quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp trong Bộ luật[3] cũng chỉ quy định: tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, tác giả, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có quyền khởi kiện yêu cầu cơ quan nhà nước thẩm quyền bảo vệ quyền của mình khi bị xâm hại; tranh chấp về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự[4]. Ngày 21/8/1997, Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Công văn số 97/KHXX xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp. Tiếp đó, ngày 5/12/2001, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ văn hoá-thông tin đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BVHTT về giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền tác giả tại Toà án nhân dân. Tuy nhiên, tất cả những văn bản pháp luật này cũng chưa quy định rõ, đầy đủ các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ cụ thể nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án theo thủ tục tố tụng dân sự.

Trên cơ sở các quy định rải rác trong các văn bản pháp luật kể trên về thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết tranh chấp quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và thực tế phát sinh, giải quyết các tranh chấp này, thẩm quyền theo vụ việc có thể được xác định như sau:

Những tranh chấp về quyền tác giả thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

  • Tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức nhằm xác định tác giả, đồng tác giả, chủ sở hữu tác phẩm;

     

  • Tranh chấp giữa tác giả, đồng tác giả không phải là chủ sở hữu tác phẩm và chủ sở hữu tác phẩm về các quyền nhân thân, quyền tài sản của các chủ thể này;

  • Tranh chấp về thừa kế quyền tác giả;

  • Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng sử dụng tác phẩm;

  • Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng dịch vụ bản quyền tác giả;

  • Tranh chấp giữa tác giả, chủ sở hữu tác phẩm gốc với tác giả, chủ sở hữu tác phẩm phái sinh (tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn);

  • Tranh chấp giữa tác giả, chủ sở hữu tác phẩm với những người có quyền kề cận (quyền liên quan đến quyền tác giả) là người biểu diễn, tổ chức sản xuất băng ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng;

  • Tranh chấp giữa những tổ chức, cá nhân có quyền liên quan đến quyền tác giả, bao gồm: người biểu diễn, tổ chức sản xuất băng ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng và những người khác có hành vi vi phạm quyền của họ;

  • Tranh chấp giữa tác giả, đồng tác giả với những người có liên quan nhưng không phải là tác giả, bao gồm: người sưu tầm tài liệu cho tác giả, người cung cấp tài chính và phương tiện vật chất khác.

Tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

  • Tranh chấp nhằm xác định ai là tác giả, chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp đối tượng sở hữu công nghiệp;

     

  • Tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng khởi kiện cá nhân, tổ chức (trong đó bao gồm cả chủ sở hữu các đối tượng này) xâm phạm quyền tác giả của mình;

  • Chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng, tên thương mại, bí mật kinh doanh; người có quyền sử dụng hợp pháp tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý có khởi kiện cá nhân, tổ chức xâm phạm quyền sở hữu, quyền sử dụng của mình;

  • Chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp khởi kiện người sử dụng trước các đối tượng sở hữu công nghiệp này trong trường hợp người sử dụng trước chuyển giao quyền sử dụng cho người khác hoặc mở rộng khối lượng, phạm vi so với ngày công bố trong đơn;

  • Cá nhân, tổ chức khởi kiện cá nhân, tổ chức khác cản trở, hạn chế quyền tự do sáng tạo, quyền sở hữu các sản phẩm trí tuệ của mình;

  • Tranh chấp về thừa kế quyền sở hữu công nghiệp;

  • Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hưũ công nghiệp (còn gọi là hợp đồng li-xăng);

  • Tranh chấp về hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;

  • Tranh chấp về quyền nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Bằng độc quyền hoặc Giấy chứng nhận);

  • Tranh chấp về việc trả thù lao và các khoản phí khác giữa Cục sở hữu trí tuệ và các chủ thể khác.

Rõ ràng, nếu so sánh với quy định của Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989, pháp luật hiện hành đã giành cho Toà án thẩm quyền rộng hơn rất nhiều trong việc xét xử các tranh chấp về quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (Điều 25, Điều 27, Điều 33, Điều 34), thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sở hữu trí tuệ của Toà án được xác định như sau: 1.Nếu tranh chấp sở hữu trí tuệ thuần tuý là tranh chấp dân sự, thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện; 2.Nếu tranh chấp sở hữu trí tuệ thuần tuý là tranh chấp dân sự nhưng có đương sự hoặc đối tượng sở hữu trí tuệ ở nước ngoài, thuộc quyền của Toà án cấp tỉnh; 3.Nếu tranh chấp sở hữu trí tuệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận được coi là tranh chấp thương mại, kinh doanh và thuộc thẩm quyền của Toà án cấp tỉnh.

  1. Người có quyền khởi kiện tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ

Bên cạnh vấn đề thẩm quyền, cần phải quy định rõ ai có quyền khởi kiện tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ trước Toà án theo thủ tụng tố tụng dân sự. Vấn đề nguyên đơn trong vụ kiện về quyền sở hữu trí tuệ cũng chưa được quy định trong bất kỳ văn bản pháp luật nào. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 chỉ quy định “Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm. Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn”. Nguyên đơn có các quyền, nghĩa vụ được quy định tại khoản 1, Điều 59-Bộ luật tố tụng dân sự.

Do pháp luật không quy định ai có quyền khởi kiện tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, dẫn đến trong thực tế người có quyền khởi kiện đôi khi bỏ mất quyền khởi kiện hoặc người không có quyền khởi kiện lại khởi kiện nên không được Toà án giải quyết.

Nguyên đơn trong vụ án về quyền sở hữu trí tuệ có thể là tác giả, chủ sở hữu đối tượng sở hữu trí tuệ hoặc một số người có quyền liên quan khác. Cụ thể như sau:

Đối với những tranh chấp về quyền tác giả, những người sau đây có quyền khởi kiện:

  • Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm;

     

  • Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm;

  • Chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả;

  • Người được thừa kế của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm;

  • Người có quyền liên quan đến quyền tác giả, bao gồm: người biểu diễn; tổ chức sản xuất băng âm thanh, băng hình; tổ chức phát sóng;

  • Người có quyền sử dụng hợp pháp tác phẩm thông qua hợp đồng sử dụng tác phẩm;

  • Tổ chức, cá nhân được các chủ thể trên uỷ quyền theo quy định của pháp luật.

Đối với tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp, những người sau đây có quyền khởi kiện:

  • Tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng.

     

  • Chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng, nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí mật kinh doanh.

  • Người sử dụng hợp pháp tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý.

  • Người được thừa kế quyền sở hữu công nghiệp.

  • Người có quyền sử dụng hợp pháp các đối tượng sở hữu công nghiệp thông qua hợp đồng li-xăng.

  • Người biểu diễn; tổ chức, cá nhân sản xuất băng ghi âm, ghi hình; tổ chức phát thanh, truyền hình.

  • Tổ chức, cá nhân được các chủ thể trên uỷ quyền theo quy định của pháp luật.

Khi xác định nguyên đơn trong trong chấp về quyền sở hữu trí tuệ, cần lưu ý: Đối với quyền tác giả, quyền khởi kiện yêu cầu bảo hộ quyền tác giả phát sinh từ thời điểm cá nhân sáng tạo ra tác phẩm và thể hiện sự sáng tạo đó dưới một hình thức vật chất nhất định. Tức là, nếu một người có ý tưởng sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, nhưng chưa thể hiện ý tưởng này dưới bất kỳ hình thức nào như: giấy, gỗ, vải… thì không thể khởi kiện yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền của mình đối với ý tưởng. Hơn nữa, trong trường hợp tác giả, chủ sở hữu tác phẩm khởi kiện cá nhân, tổ chức xâm phạm quyền của họ (trừ các quyền nhân thân quy định tại điểm a, b, đ-khoản 1-Điều 751-Bộ luật dân sự), việc khởi kiện chỉ được chấp nhận trong thời hạn tác phẩm được bảo hộ. Thời hạn đó là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết. Đối với quyền sở hữu công nghiệp, nếu tác giả, chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp đối tượng sở hữu công nghiệp khởi kiện tổ chức, cá nhân khác xâm phạm quyền của mình phải là người đã được cấp Văn bằng bảo hộ cho đối tượng sở hữu công nghiệp đó; và hành vi vi phạm xảy ra trong thời hạn bảo hộ.

  1. Chứng cứ

Khi giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, cũng như đối với các vụ án dân sự khác, “đương sự có yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh” (Điều 79-Bộ luật tố tụng dân sự). Tuy nhiên, việc chứng minh trong vụ án về quyền sở hữu trí tuệ thường khó khăn hơn rất nhiều so với các vụ án dân sự khác.

Theo quy định tại Điều 82-Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, pháp luật thừa nhận chín nguồn chứng cứ mà đương sự được sử dụng để đảm bảo nghĩa vụ chứng minh của mình. Ngoài quy định chung này trong Bộ luật tố tụng dân sự, không có bất kỳ một văn bản pháp luật nào quy định về chứng cứ trong quá trình giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ[5].

Trong các loại chứng cứ được quy định tại Điều 82-Bộ luật tố tụng dân sự, các nguồn sau đây có thể được sử dụng khi giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ: các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; các vật chứng; lời khai của đương sự; lời khai của ngừoi làm chứng; kết luận giám định; kết quả định giá tài sản. Tuỳ từng loại tranh chấp cụ thể mà chứng cứ được sử dụng khác nhau, đương sự có thể đưa ra một hoặc một số loại chứng cứ.

Đối với tranh chấp về quyền tác giả, các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được có giá trị là chứng cứ bao gồm:

  • Giấy chứng nhận bản quyền tác giả do Cục bản quyền thuộc Bộ Văn hoá-thông tin cấp. Giấy chứng nhận bản quyền tác giả là chứng cứ để chứng minh người có tên trong Giấy này là tác giả của tác phẩm. Trong trường hợp đương sự không làm thủ tục đăng ký tại Cục bản quyền tác giả, nếu muốn chứng minh là tác giả, đương sự phải chứng minh mình đã sáng tạo ra tác phẩm và sự sáng tạo đó đã được định hình dưới một hình thức vật chất;

     

  • Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học thể hiện dưới hình thức: bài báo, sách, tạp chí, băng, đĩa âm thanh, băng, đĩa hình… có nội dung vi phạm tác phẩm đã được bảo hộ;

  • Hợp đồng thuê sáng tạo; hợp đồng lao đồng và văn bản giao việc trong trường hợp chứng minh cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu tác phẩm;

  • Di chúc hợp pháp, bản án, quyết định của Toà án về việc chia di sản thừa kế trong trường hợp giải quyết tranh chấp phát sinh từ thừa kế quyền tác giả;

  • Hợp đồng sử dụng tác phẩm trong trường hợp giải quyết tranh chấp về hợp đồng sử dụng tác phẩm;

  • Hợp đồng dịch vụ bản quyền tác giả trong trường hợp giải quyết tranh chấp về hợp đồng dịch vụ bản quyền tác giả;

  • Hợp đồng thuê biểu diễn nghệ thuật, hợp đồng tổ chức sản xuất chương trình văn hoá, nghệ thuật; hợp đồng sản xuất, phát hành băng ghi âm, ghi hình; hợp đồng trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình trong trường hợp giải quyết tranh chấp phát sinh từ những quan hệ này;

  • Hoá đơn thanh toán thù lao, nhuận bút trong trường hợp giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền hưởng các khoản này của tác giả.

Đối với tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp, các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được có giá trị là chứng cứ bao gồm:

  • Văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp được sử dụng để chứng minh người có tên trong văn bằng là tác giả, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp. Cụ thể là Bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, Bằng bảo hộ giống cây trồng mới;

     

  • Hợp đồng thuê sáng tạo; hợp đồng lao đồng và văn bản giao việc trong trường hợp chứng minh là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp trong trường hợp chứng minh ai là tác giả, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp;

  • Di chúc hợp pháp, bản án, quyết định của Toà án về việc chia di sản thừa kế trong trường hợp giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sở hữu công nghiệp;

  • Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, hợp đồng li-xăng trong trường hợp giải quyết tranh chấp phát sinh từ những hợp đồng này;

  • Hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp trong trường hợp giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này;

  • Đơn và các giấy tờ khác chứng minh đã nộp đơn;

  • Các hợp đồng, giấy tờ khác về việc mua bán, gửi giữ, quảng cáo, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá/dịch vụ có gắn đối tượng sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ trong trường hợp chứng minh hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp;

  • Các hoá đơn, chứng từ hợp lệ;

  • Danh mục nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng trong trường hợp chứng minh nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại giống hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng.

Bên cạnh đó, một số vật chứng cũng có thể được sử dụng. Ví dụ: Hàng hoá gắn đối tượng sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ; hàng hoá gắn đối tượng sở hữu công nghiệp bị coi là vi phạm; các khoản thu lợi bất chính…

  1. Giám định

Vấn đề giám định thường được đặt ra trong trường hợp đối tượng sở hữu trí tuệ đang tranh chấp là đối tượng phức tạp. Theo Điều 90 – Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định theo sự thoả thuận lựa chọn của các bên đương sự hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự. Kết luận giám định là một nguồn chứng cứ quan trọng. Tuy nhiên, Điều 67 – Bộ luật tố tụng dân sự về người giám định chỉ quy định chung chung “Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của lĩnh vực có đối tượng cần giám định”. Cho đến nay, trong lĩnh vực sở hưũ trí tuệ, chưa có quy định cụ thể cơ quan nào có thẩm quyền giám định, trình tự, thủ tục giám định ra sao. Trong thực tế, thẩm quyền giám định đối tượng sở hữu trí tuệ thuộc về Cục sở hữu trí tuệ, trong khi đó đây lại là một cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.

Nên quy định một cơ quan độc lập có thẩm quyền giám định đối tượng sở hữu trí tuệ, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đối với quyền tác giả, đó là cơ quan độc lập thuộc Bộ văn hoá-thông tin, còn đối với quyền sở hữu công nghiệp, đó là cơ quan thuộc Bộ khoa học-công nghệ.

  1. Xác định mức bồi thường

Thủ tục tố tụng dân sự cho phép tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và tác giả, chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp cũng như các chủ thể có quyền liên quan khác được quyền khởi kiện yêu cầu Toà án công nhận quyền của mình; buộc người có hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp chấm dứt hành vi xâm phạm; yêu cầu người có hành vi xâm phạm; và buộc người có hành vi xâm phạm phải bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể về cách thức xác định thiệt hại, mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp quyền sở hữu trí tuệ bị xâm hại. Nếu chỉ căn cứ vào các quy định về “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” tại chương 5, phần thứ ba của Bộ luật dân sự sẽ không thoả đáng khi giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại do đối tượng sở hữu trí tuệ bị xâm phạm. Hơn nữa, theo nguyên tắc, nguyên đơn có nghĩa vụ chứng minh mức độ thiệt hại thực tế và thiệt hại tiềm tàng của mình do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gây ra. Tuy nhiên, để chứng minh được điều này là điều không đơn giản với nguyên đơn.

Hiện nay, các Toà án rất lúng túng trong việc giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn. Trong hầu hết các vụ việc, việc xác định mức bồi thường cho nguyên đơn là không thoả đáng, bởi vậy không bảo vệ được lợi ích chính đáng của họ. Về vấn đề này cần được xác định rõ trong Luật sở hữu trí tuệ đang được xây dựng, hoặc hướng dẫn xét xử của Toà án nhân dân tối cao.

Theo chúng tôi, nên quy định: Thứ nhất, mức bồi thường được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế mà tác giả, chủ sở hữu, người có quyền sử dụng hợp pháp đối tượng sở hữu trí tuệ phải gánh chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Thứ hai, thiệt hại bao gồm: Thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Thiệt hại về vật chất bao gồm: tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, chi phí hợp lý để thuê luật sư, tổn thất về cơ hội kinh doanh. Thiệt hại về tinh thần bao gồm: tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần.

  1. Kết luận

Rõ ràng, cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ theo thủ tục tố tụng dân sự chưa cụ thể, chưa đầy đủ. Điều này gây khó khăn cho các cơ quan giải quyết tranh chấp và cho cả đương sự, làm cho hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta không cao. Bởi vậy, việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ nói chung và giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ theo thủ tục tố tụng dân sự nói riêng vô cùng cần thiết.

Để bảo đảm giải quyết tốt hơn tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ theo thủ tụng tố tụng dân sự, cần phải quy định cụ thể hơn về các vấn đề: 1. Những tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án; 2. Những tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ trước Toà án; 3. Các chứng cứ đương sự được sử dụng trong quá trình chứng minh; 4. Cơ quan có thẩm quyền giám định và trình tự, thủ tục giám định; 5. Nguyên tắc bồi thường và xác định mức định bồi thường khi quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm.

Nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật tố tụng dân sự về giải quyết tranh chấp quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp, theo chúng tôi: không nên bổ sung các quy định về những vấn đề được phân tích trên đây vào Bộ luật tố tụng dân sự mà nên theo hướng quy định trong các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng dân sự và đặc biệt là văn bản hướng dẫn xét xử của Toà án nhân dân tối cao (bên cạnh đó, cũng nên quy định trong văn bản pháp luật nội dung là Luật sở hữu trí tuệ). Bởi vì, Bộ luật tố tụng dân sự là cơ sở pháp lý quan trọng nhất trong việc giải quyết các vụ việc dân sự. Bộ luật chỉ quy định chung về nguyên tắc, trình tự, thủ tục, quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự mà không quy định cụ thể cho từng vụ án, việc dân sự.

Đồng thời với việc hoàn thiện các quy định pháp luật, cần thiết phải nâng cao trình độ của các thẩm phán chuyên trách về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Điều này góp phần nâng cao quả giải quyết tranh chấp và làm tăng độ tin cậy của các đương sự trong tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ./.

[1] Để bảo vệ quyền tác giả, Bộ luật hình sự năm 1999 quy định hai tội: tội xâm phạm quyền tác giả (Điều 131) và tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác (Điều 271). Để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Bộ luật hình sự năm 1999 quy định các tội: 1. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi (Điều 158); Tội lừa dối khách hàng (Điều 162); Tội xâm phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170); Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171).

[2] Xem khoản 3-Điều 9; khoản 2-Điều 14; khoản 2 và khoản 3-Điều 28 của Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989.

[3] Nghị định 76-CP ngày 29/11/1996 của Chính Phủ hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật dân sự, Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính Phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp chỉ quy định

  1. Xem Điều 759– Bộ luật dân sự; điểm c-khoản 1, Điều 796– Bộ luật dân sự; điểm c-khoản 1-Điều 800–Bộ luật dân sự; Điều 7- Nghị định 76/CP; Điều 54-Nghị định 63/CP.
  2. Dự thảo Luật sở hữu trí tuệ cũng quy định về chứng cứ mà đương sự có quyền sử dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, đây vẫn là quy định sơ sài.

 

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

PGS.TS. TRẦN VĂN HẢI – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Dẫn nhập

Vào năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên của WTO, tổ chức này hiện có tới 162 thành viên[1], vì vậy một trong những nhược điểm của nó là sự khó khăn để tiến đến một thỏa thuận chung liên quan đến bất kỳ vấn đề gì thuộc lĩnh vực thương mại quốc tế, trong đó có SHTT. Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – viết tắt là TPP) khắc phục được nhược điểm này của WTO.

Có 12 nước tham gia đàm phán TPP gồm 4 quốc gia sáng lập là Brunei, Chile, New Zealand, Singapore, sau đó (xếp theo thứ tự thời gian tham gia) là Hoa Kỳ, Australia, Peru, Việt Nam, Malaysia, Mexico, Canada, Nhật Bản.

Ngày 05.10.2015 các nước tham gia đàm phán TPP ký văn bản cuối cùng, TPP là một thỏa thuận toàn diện bao quát tất cả các khía cạnh của một hiệp định thương mại tự do, bao gồm thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, mua sắm công, doanh nghiệp nhà nước, thương mại và lao động, thương mại và môi trường, thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ (SHTT),…

Để hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống pháp luật về SHTT, được đánh giá là tương đối tương thích với pháp luật về SHTT của một số quốc gia tiên tiến, nhưng tình trạng xâm phạm quyền SHTT tại Việt Nam vẫn không hề giảm mà đang có xu hướng gia tăng. Bài viết không dẫn chứng những đánh giá của các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam về tình trạng xâm phạm quyền SHTT, xin được phép dẫn nguồn từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ.

Trong Báo cáo đặc biệt số 301 trong 2 năm liên tiếp (2014 và 2015), Văn phòng Bộ Thương mại Hoa Kỳ (Office of the United States Trade Representative – USTR) đã xếp Việt Nam vào danh sách các quốc gia đứng đầu thế giới cần ưu tiên theo dõi (Priority Watch List)về tình trạng xâm phạm quyền SHTT.[2]

Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đã và sẽ gặp những khó khăn về SHTT trong giao dịch thương mại quốc tế, mà trước hết là trong giao dịch thương mại với các quốc gia TPP, khi hiệp định này được vận hành trong thời ngắn trước mắt.

 

2. Về quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ với các quốc gia TPP

Về lĩnh vực SHTT trong TPP, Hoa Kỳ là quốc gia đề xuất nhiều điểm được xem là rất khó thực thi đối với các quốc gia có nền kinh tế ở mức trung bình. Trong bản báo cáo về đàm phán TPP được lập ngày 30.3.2015 trình Quốc hội Hoa Kỳ, tại các mục: TPP và “tái cân bằng” ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (The TPP and the “Rebalance” in the Asia-Pacific Region), Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Technical Barriers to Trade), Sự minh bạch và giá cả công nghệ bảo vệ sức khỏe và dược phẩm (Transparency and Pricing of Health Care Technology and Pharmaceuticals) và một số mục khác[3], đã thể hiện chính sách của Hoa Kỳ về SHTT. Do đó, khi nghiên cứu về quan hệ thương mại trong TPP, rất nên tìm hiểu vị trí của Hoa Kỳ không những trong quá trình đàm phán mà ngay cả khi TPP được vận hành.

Hoa Kỳ là quốc gia có tiềm lực kinh tế và tiềm lực khoa học và công nghệ mạnh nhất trong số các quốc gia tham gia TPP (Hoa Kỳ là quốc gia cấp patent[4] nhiều nhất trên thế giới). Số liệu do Ủy ban Thương mại quốc tế của Hoa Kỳ công bố về xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa giữa Hoa Kỳ với các quốc gia TPP năm 2014 cho thấy:

Bảng 1. Xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa giữa Hoa Kỳ với các quốc gia TPP

(xếp theo thứ tự từ ít đến nhiều trong xuất khẩu)

 

 

TT

Xuất khẩu sang

 

Nhập khẩu từ

Quốc gia

Triệu USD

Quốc gia

Triệu USD

1

Brunei

550

Brunei

32

2

New Zealand

4.261

New Zealand

3.980

3

Việt Nam

5.725

Việt Nam

30.584

4

Peru

10.070

Peru

6.079

5

Malaysia

13.136

Malaysia

30.448

6

Chile

16.630

Chile

9.491

7

Australia

26.668

Australia

10.670

8

Singapore

30.532

Singapore

16.463

9

Nhật Bản

66.964

Nhật Bản

133.939

10

Mexico

240.326

Mexico

294.157

11

Canada

312.125

Canada

346.063

Nguồn: tác giả tổng hợp từ tài liệu của U.S. International Trade Commission (2014)[5]

Điểm đáng lưu ý là theo tài liệu do U.S. International Trade Commission (2014) công bố thì không ghi nhận việc xuất, nhập khẩu dịch vụ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong năm này[6], cũng tài liệu này cho thấy vào năm 2013 Việt Nam đầu tư FDI vào Hoa Kỳ với 234 triệu USD và Hoa Kỳ đầu tư FDI vào Việt Nam là 1,398 tỷ USD.[7]

Bảng 1 cho thấy, Hoa Kỳ hưởng lợi rất nhiều về quan hệ thương mại với Canada, Mexico, Nhật Bản, Singapore, Australia, mặt khác cũng cần thấy rằng 5 quốc gia trong TPP vừa nêu cũng là các nước có nền thực thi quyền SHTT nghiêm, nhất là về lĩnh vực dược phẩm, đặc biệt trong đó có Canada, Mexico, Nhật Bản và Australia là các quốc gia mạnh về quan hệ thương mại quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp.

3. Về quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia TPP

Để có cái nhìn về vị trí của Việt Nam trong quan hệ thương mại quốc tế đối với các nước tham gia TPP, xin dẫn bảng sau đây:

Bảng 2.

Xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với các quốc gia TPP

(xếp theo thứ tự từ ít đến nhiều trong xuất khẩu)

 

 

TT

Xuất khẩu sang

 

Nhập khẩu từ

Quốc gia

Triệu USD

Quốc gia

Triệu USD

1

Brunei

16

Brunei

197

2

Peru

113

Peru

93

3

Chile

186

Chile

408

4

New Zealand

239

New Zealand

405

5

Mexico

1.153

Mexico

84

6

Canada

1.618

Canada

407

7

Singapore

2.044

Singapore

11.421

8

Australia

3.261

Australia

2.034

9

Malaysia

4.739

Malaysia

4.209

10

Nhật Bản

13.726

Nhật Bản

11.802

11

Hoa Kỳ

30.584

Hoa Kỳ

5.725

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nghiên cứu của Brock R. Williams (2013)[8]

Bảng 2 cho thấy Việt Nam giao dịch thương mại quốc tế nhiều với Hoa Kỳ, Nhật Bản – hai quốc gia có nền thực thi quyền SHTT được xem là nghiêm nhất thế giới.

Qua bảng 1 và bảng 2, có thể nhận định xét thuần túy về quan hệ thương mại quốc tế (xin nhấn mạnh chỉ xét thuần túy về quan hệ thương mại quốc tế) thì Việt Nam không phải là mối quan tâm hàng đầu của Hoa Kỳ và Nhật Bản, nhưng Việt Nam lại hưởng lợi nhiều trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Từ nhận định này cho thấy để giải quyết những khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam về SHTT trong quan hệ thương mại với các quốc gia TPP trước hết cần phải vượt qua những rào cản về SHTT do Hoa Kỳ đề xuất trong TPP. Cũng xin lưu ý là những khác biệt về SHTT trong TPP lại phần lớn do Hoa Kỳ và Nhật Bản đề xuất.

Sau đây, bài viết xin điểm một số rào cản về SHTT mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải khi TPP được vận hành.

4. Rào cản về nhãn hiệu

Điều 18.18 TPP[9] quy định: Không Bên nào được quy định rằng dấu hiệu phải được nhìn thấy là điều kiện để đăng ký nhãn hiệu, cũng không được từ chối việc đăng ký nhãn hiệu là một âm thanh. Ngoài ra, mỗi Bên phải nỗ lực để cho phép đăng ký nhãn hiệu mùi.

Như vậy, TPP quy định dấu hiệu “nghe thấy” chắc chắn phải được đăng ký là nhãn hiệu và dấu hiệu “ngửi thấy” có thể được đăng ký là nhãn hiệu. Thực tế, trên thế giới đã có nhiều quốc gia quy định về nhãn hiệu không nhìn thấy (Non-visible), bao gồm: Nhãn hiệu âm thanh (Sound marks); Nhãn hiệu mùi (Olfactory marks); Nhãn hiệu vị (Taste marks). Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên công nhận việc đăng ký nhãn hiệu mùi vị – “mùi thơm tươi mát của nước hoa Plumeria” dùng cho chỉ may và thêu ren vào năm 1990. Do đó, việc Hoa Kỳ đề xuất và được TPP chấp nhận quy định về nhãn hiệu như vừa nêu là điều không khó hiểu.

Nhưng điều không khó hiểu trên lại là rào cản cho các doanh nghiệp Việt Nam, khi Điều 72.1. Luật SHTT Việt Nam quy định: Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc. Như vậy, pháp luật Việt Nam chỉ quy định dấu hiệu “nhìn thấy” có thể được đăng ký là nhãn hiệu.

Cần phải để ý rằng, rào cản vừa nêu đối với các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ diễn ra trong quan hệ thương mại với các quốc gia TPP, mà còn diễn ra trong quan hệ thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới. Xin dẫn chứng, theo Quyết định ngày 11.2.1999, Phòng giải quyết khiếu nại của Cơ quan hài hòa hóa nội địa nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp của Cộng đồng Châu Âu (The Office for Harmonization in the Internal Market – OHIM, Community Trade Mark in the European Union) đã cho phép đăng ký nhãn hiệu “mùi cỏ tươi mới cắt” cho bóng tennis, đồng thời cũng qui định cụ thể về yêu cầu đối với đơn, trình tự, thủ tục đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu âm thanh, trong đó bao gồm những dấu hiệu âm thanh sau: tác phẩm âm nhạc, một phần của tác phẩm âm nhạc, những tiếng động có nguồn gốc nhất định.[10]

Như vậy, các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm, ghi âm… sẽ gặp rào cản khi TPP được vận hành như đã phân tích.

5. Rào cản về chỉ dẫn địa lý

Việt Nam là một quốc gia có tỷ trọng nông nghiệp cao trong nền kinh tế nói chung, chúng ta thường tự hào mình có nhiều sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, nhưng cần phải thấy rằng thế giới không đánh giá cao về sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam. Xin dẫn chứng, trong các tài liệu do Tổ chức SHTT Thế giới (WIPO) phát hành chỉ thấy nhắc đến một số sản phẩm có danh tiếng như trà Darjeeling, phomat Parmigiano, rượu vang Bordeaux, thịt bò Kobe, khoai tây Idaho, cà phê cao nguyên xanh Jamaica (Jamaica Blue Mountain coffee), rượu Tequila Mexico… [11], WIPO không nhắc đến bất kỳ sản phẩm nông nghiệp nào của Việt Nam trong danh mục các nông sản nổi tiếng trên thế giới, qua đây cho thấy bất lợi của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, đấy là chưa nói đến hiện tượng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm trồng trọt và dư lượng kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi.

Điều 18.30 TPP quy định: Các Bên thừa nhận chỉ dẫn địa lý có thể được bảo hộ thông qua một nhãn hiệu hoặc hệ thống đặc thù hoặc các phương tiện pháp lý khác. TPP không định nghĩa “các phương tiện pháp lý khác” (other legal means) là những phương tiện gì, nhưng Điều QQ.C.2[12] và một số điều khác thuộc mục C: nhãn hiệu (Section C: Trademarks), Hoa Kỳ và 5 quốc gia khác đề nghị bảo hộ nhãn hiệu tập thể (Collective Marks) và nhãn hiệu chứng nhận (Certification Marks) thay vì bảo hộ chỉ dẫn địa lý, 6 quốc gia còn lại (trong đó có Việt Nam) không đồng ý với đề nghị này (xin xem thêm bảng 3).

Về quan điểm bảo hộ hoặc không bảo hộ chỉ dẫn địa lý cũng không thống nhất trên phạm vi thế giới, trong số 167 nước có hệ thống pháp luật về SHTT thì có tới 111 nước (trong đó có EU) có các quy định riêng biệt về chỉ dẫn địa lý, trong khi 56 nước còn lại (trong đó có Hoa Kỳ) lại sử dụng các quy định về bảo hộ nhãn hiệu (trademark) để sử dụng thay cho việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý.[13] Trong số các quốc gia không bảo hộ chỉ dẫn địa lý, người ta thấy có các nước nông nghiệp như Angola, Bangladesh, Botswana, Cambodia, Congo, Ethiopia, Kenya, Lào, Madagascar, Philippines, Yemen, Zambia…[14]

Để thấy những bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, xin so sánh tương quan về tiềm lực kinh tế giữa các nước bảo hộ chỉ dẫn địa lý và các nước không bảo hộ chỉ dẫn địa lý qua kết quả tổng hợp sau:

Bảng 3.

So sánh GDP của các quốc gia bảo hộ/không bảo hộ chỉ dẫn địa lý

 

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý

 

Không bảo hộ chỉ dẫn địa lý

 

TT

Quốc gia

GDP (tỷ USD)

TT

Quốc gia

GDP (tỷ USD)

1

Chile

277

1

Australia

1.505

2

Malaysia

312

2

Brunei

16

3

Mexico

1.259

3

Canada

1.825

4

Peru

207

4

Japan

4.902

5

Singapore

296

5

New Zealand

181

6

Việt Nam

171

6

USA

16.800

 

Tổng

2.522

 

Tổng

25.229

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ công bố của IMF[15]

Bảng 3 cho thấy GDP của các quốc gia không bảo hộ chỉ dẫn địa lý gấp khoảng 10 lần GDP của các quốc gia có bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Từ đó có thể nhận định, Việt Nam và các quốc gia thuộc nhóm bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong TPP sẽ buộc phải để các quốc gia còn lại dẫn dắt cuộc chơi trong giao lưu thương mại liên quan đến nông sản ít nhất trong nội bộ các quốc gia TPP.

Cho đến cuối năm 2015, Việt Nam đã bảo hộ 47 chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp (xin xem Phụ lục kèm theo). Nhưng cần phải thấy rằng hiệu quả của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong thương mại quốc tế chỉ ở mức rất thấp, mới ghi nhậnchỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” cho sản phẩm nước mắm được bảo hộ tại EU. Sau đó, ngày 18/9/2014, Cục Sở hữu trí tuệ Thái Lan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột” cho sản phẩm cà phê của Việt Nam, đổi lại trong cùng ngày Việt Nam cũng phải bảo hộ chỉ dẫn địa lý Isan Thái Lan cho sản phẩm tơ tằm truyền thống của Thái Lan.

Điểm đáng lưu ý là ngày 23.05.2007, Việt Nam bảo hộ vhir dẫn địa lý cho rượu Pisco của Peru (một quốc gia tham gia TPP), nhưng ngược lại cho đến thời điểm này Peru chưa hề bảo hộ bất kỳ một chỉ dẫn địa lý nào cho sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam.

6. Rào cản tiếp cận quyền sản xuất thuốc gốc đối với các doanh nghiệp dược phẩm

Ngay trong quá trình đàm phán TPP, Hoa Kỳ đã công bố các đề xuất liên quan đến sáng chế dược phẩm, trong đó đáng lưu ý là văn bản do Văn phòng đại diện Thương mại Hoa Kỳ công bố tháng 11/2013 có đề cập đến quyền sản xuất thuốc gốc. [16]

Theo đó, thuốc gốc (generic drugs, viết tắt là generics) là thuốc tương đương sinh học với biệt dược về các tính chất dược động học và dược lực học, được sản xuất khi quyền sở hữu công nghiệp của biệt dược đã hết thời hạn bảo hộ. Để một biệt dược được cấp patent, ngoài 3 điều kiện về tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp thì các yêu cầu bắt buộc phải có là phải được nghiên cứu trên động vật (Animal Studies), nghiên cứu lâm sàng trên người (Clinical Studies), khả dụng sinh học (Bioavailability), nhưng thuốc gốc chỉ cần chứng minh tương đương sinh học (Bioequivalence).[17] Đây là lý luận về thuốc gốc do Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ quy định.

Các doanh nghiệp dược phẩm thuộc quốc gia có tiềm lực khoa học và công nghệ yếu (trong đó có Việt Nam) thường chờ patent cấp cho biệt dược hết thời hạn bảo hộ để dành quyền sản xuất thuốc gốc. Nhưng trong quá trình đàm phán TPP, Hoa Kỳ đã đề xuất thêm những yêu cầu mới để ngăn cản việc có thể sản xuất thuốc gốc. Tại điều QQ.E.1.2bis Hoa Kỳ và Nhật Bản đề nghị cấp patent cho sáng chế có đặc tính khác biệt (distinguishing features) ngay cả trong trường hợp nó không tạo nên một hiệu quả mới đối với sản phẩm đã biết. Đề nghị này đã vấp phải sự phản đối của 10 quốc gia còn lại.

Về đề xuất của Hoa Kỳ và Nhật Bản, xét trên cơ sở lý luận cho thấy không thể kéo dài thời hạn bảo hộ sáng chế cơ bản thêm một thời gian bằng thời hạn bảo hộ sáng chế phụ thuộc (nếu chứng minh được sáng chế phụ thuộc hội tụ đủ các yếu tố tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp).

Điều 137, Luật SHTT của Việt Nam quy định: “Nghĩa vụ cho phép sử dụng sáng chế cơ bản nhằm sử dụng sáng chế phụ thuộc: (1). Sáng chế phụ thuộc là sáng chế được tạo ra trên cơ sở một sáng chế khác (gọi là sáng chế cơ bản) và chỉ có thể sử dụng được với điều kiện phải sử dụng sáng chế cơ bản; (2). Trong trường hợp chứng minh được sáng chế phụ thuộc tạo ra một bước tiến quan trọng về kỹ thuật so với sáng chế cơ bản và có ý nghĩa kinh tế lớn, chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc có quyền yêu cầu chủ sở hữu sáng chế cơ bản chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản với giá cả và điều kiện thương mại hợp lý”.

Cụm từ “tạo ra một bước tiến quan trọng về kỹ thuật so với sáng chế cơ bản” trong Điều 137 Luật SHTT Việt Nam hoàn toàn khác biệt với cụm từ “basis that the product did not result in an enhanced efficacy of the known product when the applicant has set forth distinguishing features establishing…” tại Điều QQ.E.1.2bis do Hoa Kỳ và Nhật Bản đề nghị.

Đề xuất này của Hoa Kỳ và Nhật Bản tạo nên tiền đề cho việc lợi dụng để “làm mới sáng chế – Evergreening”, trong khi đó bản chất của Evergreening phải là thay thế công nghệ (technology replacement) cải tiến công nghệ (technology refresh)[18], Điều QQ.E.1.2bis dẫn đến hệ quả là không có bất kỳ một doanh nghiệp dược phẩm nào được quyền sản xuất thuốc gốc nếu sáng chế được bổ sung thêm một tính năng vào thời điểm nó gần hết thời hạn bảo hộ.

Trong thực tế, người ta thấy patent số US4952411 do Cơ quan sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) cấp ngày 28.8.1990 cho Phương pháp ức chế sự lây truyền virus AIDS (Method of inhibiting the transmission of AIDS virus) doCharles L. Fox, Jr., Shanta M. Modak là các đồng tác giả, giải pháp kỹ thuật này do Trustees of Columbia University in the City of New York nộp đơn ngày 18.10.1988, nhưng kể từ lúc nộp đơn đến thời điểm này đã quá 20 năm nhưng patent này vẫn còn hiệu lực bằng những sáng chế phái sinh khác. Bởi vậy, chưa có bất kỳ một doanh nghiệp dược phẩm nào thuộc các quốc gia có tiềm lực KH&CN kém được quyền áp dụng phương pháp trên để tạo nên biệt dược cung cấp cho bệnh nhân nghèo.

Về việc kéo dài thời hạn bảo hộ đối với sáng chế dược phẩm, tại Điều QQ.E.12 Hoa Kỳ đề xuất thời hạn bảo hộ dữ liệu thử nghiệm đối với thuốc thông thường là 5 năm, nhưng thời hạn bảo hộ dữ liệu thử nghiệm đối với thuốc sinh học là 12 năm.

Trong khi đó, Điều 128 Luật SHTT Việt Nam quy định nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm: “1. Trong trường hợp pháp luật có quy định người nộp đơn xin cấp phép kinh doanh, lưu hành dược phẩm, nông hoá phẩm phải cung cấp kết quả thử nghiệm hoặc bất kỳ dữ liệu nào khác là bí mật kinh doanh thu được do đầu tư công sức đáng kể và người nộp đơn có yêu cầu giữ bí mật các thông tin đó thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp cần thiết để các dữ liệu đó không bị sử dụng nhằm mục đích thương mại không lành mạnh và không bị bộc lộ, trừ trường hợp việc bộc lộ là cần thiết nhằm bảo vệ công chúng.

2. Kể từ khi dữ liệu bí mật trong đơn xin cấp phép được nộp cho cơ quan có thẩm quyền đến hết năm năm kể từ ngày người nộp đơn được cấp phép, cơ quan đó không được cấp phép cho bất kỳ người nào nộp đơn muộn hơn nếu trong đơn sử dụng dữ liệu bí mật nêu trên mà không được sự đồng ý của người nộp dữ liệu đó…”

Như vậy, những khó khăn cho các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam lại tăng thêm. Quy định này không chỉ tác động đến ngành công nghiệp dược phẩm, mà còn tác động đến giá thuốc ở Việt Nam.

Theo khảo sát được Trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore công bố thì giá thuốc đại trà ở Việt Nam cao hơn 11.41 lần mức trung bình trên thế giới và giá thuốc đặc trị cao hơn 46,58 lần mức trung bình trên thế giới[19], nếu các doanh nghiệp dược phẩm ở Việt Nam mà bị hạn chế quyền sản xuất thuốc gốc, quyền tiếp cận với dữ liệu thử nghiệm thì giá thuốc vẫn là gánh nặng chi phí cho các bệnh nhân.

Những vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực y, dược trong TPP đã được tác giả phân tích trên các diễn đàn về SHTT, do đó trong khuôn khổ bài viết này xin không đề cập.[20]

7. Giải pháp cho vấn đề nghiên cứu

Để có thể khắc phục những rào cản về SHTT đối với các doanh nghiệp Việt Nam, bài viết đề xuất các giải pháp:

7.1. Giải pháp về nhãn hiệu

Về quy định bảo hộ nhãn hiệu đối với âm thanh, mùi, vị, cần tìm hiểu quy định của pháp luật quốc tế về SHTT. Điều 15 Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (TRIPs) quy định: “Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hóa”. Như vậy, pháp luật quốc tế không ngăn cấm việc lấy âm thanh, mùi, vị làm nhãn hiệu. Cũng cần thấy rằng, trước khi gia nhập WTO, Việt Nam đã phê chuẩn TRIPs, nhưng cho đến nay Việt Nam chưa ban hành các quy định về bảo hộ nhãn hiệu đối với âm thanh, mùi, vị là quá muộn. Do đó, thiết nghĩ nên bổ sung các quy định này vào hệ thống pháp luật về SHTT.

7.2. Giải pháp về chỉ dẫn địa lý

Nên xây dựng pháp luật về SHTT theo hướng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận kèm theo chỉ dẫn địa lý, để giải quyết trường hợp đối với các sản phẩm hiện được bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam nếu xuất khẩu sang các nước không bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong TPP (mà bảng 3 đã nêu).

Ví dụ có thể bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận cho vải thiều Lục Ngạn, vải thiều Thanh Hà khi xuất khẩu sản phẩm này sang các nước sang Hoa Kỳ và Australia như đã làm trong năm 2015.

Rất nên lưu ý, theo quy định về nguyên tắc bảo hộ độc lập của Công ước về bảo hộ sở hữu công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý do Cục SHTT Việt Nam cấp chỉ có hiệu lực bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam, do đó cần tiến hành thủ tục đăng lý bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận hoặc nhãn hiệu tập thể tại các quốc gia thuộc nhóm không bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong bảng 3 hoặc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại các quốc gia thuộc nhóm có bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong bảng 3 đối với chỉ dẫn địa lý do Cục SHTT Việt Nam cấp. Việc này cần tiến hành ngay, tránh tình trạng để một chủ thể nào đó đăng ký trước như trường hợp cà phê Buôn Ma Thuột tại Trung Quốc.[21]

7.3. Khắc phục rào cản về quyền sản xuất thuốc gốc

Đây là vấn đề rất phức tạp, khó có thể khắc phục bằng các biện pháp pháp lý, bởi vậy giải pháp cho vấn đề này nên là thay vì nhập khẩu sản phẩm thuốc rồi chờ đến khi patent hết hiệu lực bảo hộ để dành quyền sản xuất thuốc, thì nên nhập khẩu công nghệ sản xuất thuốc, qua đó dần nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp dược phẩm và cũng là biện pháp để thị trường dược phẩm không phụ thuộc vào giá thuốc do các công ty dược phẩm của nước ngoài nắm độc quyền chi phối.

Trong trường hợp này, nếu patent hết hiệu lực bảo hộ thì kể từ thời điểm đó doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ sản xuất thuốc không phải trả phí license, ngược lại nếu chủ sở hữu áp dụng biện pháp “làm mới sáng chế – Evergreening” như đã phân tích để kéo dài hiệu lực bảo hộ patent thì các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm của Việt Nam cũng đã quen với thị trường.

8. Kết luận

Khi TPP được vận hành sẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thị trường thế giới, thúc đẩy đầu tư của các nước vào Việt Nam, mức tăng đầu tư sẽ giúp thúc đẩy sự hình thành vốn cố định và tạo cơ hội cho Việt Nam khai thác các lợi thế tiềm năng, các ngành công nghiệp, trước hết là dệt may không chỉ nhận ưu đãi từ thị trường Hoa Kỳ, mà còn đạt giá trị gia tăng lớn hơn trong chuỗi cung ứng. Gia nhập TPP sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư, hợp tác với các nước nhằm hiện đại hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu.

Cơ hội là rất lớn, tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ gặp phải nhiều rào cản, trong đó có rào cản về SHTT. Do hạn chế về khuôn khổ của bài viết, tác giả chưa thể phân tích tất cả các rào cản về SHTT mà chỉ phân tích một số rào cản và tạm thời đưa ra một số giải pháp như đã phân tích.,.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1. Nguyễn Thị Quế Anh (2010), Phân loại nhãn hiệu theo hình thức của nhãn hiệu, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, số 26 (2010), tr.100-108

2. Center for Drug Evaluation and Research, U.S. Food and Drug Administration (2006), Generic Drugs

3. European Generic Medicines Association (2007), Evergreening of Pharmaceutical Market Protection, Retrieved 2007-10-19

4. F. Fergusson, Mark A. McMinimy, Brock R. Williams (2015), The Trans-Pacific Partnership (TPP) Negotiations and Issues for Congress, March 20, 2015

5. IMF, World Economic Outlook, April 2014

6. International Trade Centre, The World Trade Organization and the United Nations (2009), Guide to Geographical Indications: Linking products and their origins. ISBN 92-9137-365-6 United Nations Sales No. E.09.III.T.2, p.23

7. International Trade Centre, The World Trade Organization and the United Nations (2009), Countries with trademark protection of GIs, p.126

8. Office of the United States Trade Representative (USTR) International Intellectual Property Alliance đều ra Báo cáo đặc biệt số 301 – Special 301 Report

9. Office­ United States Trade Representative, (2013) Stakeholder Input Sharpens, Focuses U.S. Work on Pharmaceutical Intellectual Property Rights in the Trans-Pacific Partnership.

10. Cao Minh Quang (2012), Drug Price Policy in Vietnam Letting the market set prices is not as easy as it seems, Lee Kuan Yew School of Public Policy at the National University of Singapore

11. Secret TPP treaty (October 16, 2014), Intellectual Property Chapter working document for all 12 nations with negotiating positions.

12. TPP Treaty: Intellectual Property Rights Chapter, Consolidated Text (October 5, 2015)

13. U.S. International Trade Commission (2014), U.S. Foreign Direct Investment (FDI) with TPP Countries, 2013

14. U.S. International Trade Commission (2014), U.S. Goods Trade with TPP Countries, 2014

15. U.S. International Trade Commission (2014), U.S. Private Services Trade with TPP Countries, 2013

16. Williams Brock R. (2013), Trans-Pacific Partnership (TPP) Countries: Comparative Trade and Economic Analysis. Analyst in International Trade and Finance, Congressional Research Service, 7-5700, June 10, 2013

17. WTO (2015), Members and Observers

PHỤ LỤC

DANH SÁCH CÁC CHỈ DẪN ĐỊA LÝ ĐƯỢC BẢO HỘ TẠI VIỆT NAM

(Tính đến ngày 12.11.2015)

 

 

Số đăng bạ

 

Ngày cấp

Chỉ dẫn địa lý

Sản phẩm

00001

01.06.2001

Phú Quốc

Nước mắm

00002

06.06.2001

Mộc Châu (Sơn La)

Chè Shan tuyết

00003

13.05.2002

Cognac

Rượu mạnh (Cộng hòa Pháp)

00004

14.10.2005

Buôn Ma Thuột

Cà phê nhân

00005

08.02.2006

Đoan Hùng (Phú Thọ)

Bưởi quả

00006

15.11.2006

Bình Thuận

Quả thanh long

00007

15.02.2007

Lạng Sơn

Hoa hồi

00008

23.05.2007

Pisco

Rượu (Cộng hòa Peru)

00009

25.05.2007

Thanh Hà (Hải Dương)

Quả vải thiều

00010

30.05.2007

Phan Thiết

Nước mắm

00011

31.05.2007

Hải Hậu (Nam Định)

Gạo Tám Xoan

00012

31.05.2007

Vinh

Quả cam

00013

20.09.2007

Tân Cương (thái Nguyên)

Chè

00014

25.06.2008

Hồng Dân (Bạc Liêu)

Gạo Một Bụi Đỏ

00015

25.06.2008

Lục Ngạn (Bắc Giang)

Vải thiều

00016

30.09.2009

Hòa Lộc

Xoài Cát

00017

30.09.2009

Đại Hoàng (Hà Nam)

Chuối Ngự

00018

07.01.2010

Văn Yên

Quế vỏ

00019

25.06.2010

Hậu Lộc (Thanh Hóa)

Mắm tôm

00020

19.07.2010

Huế

Nón lá

00021

08.09.2010

Bắc Kạn

Hồng không hạt

00022

09.11.2010

Phúc Trạch

Quả bưởi

00023

19.11.2010

Scotch whisky

Rượu mạnh (Scốt-len)

00024

19.11.2010

Tiên Lãng

Thuốc lào

00025

10.10.2011

Bảy Núi

Gạo Nàng Nhen Thơm

00026

21.03.2011

Trùng Khánh

Hạt dẻ

00027

10.08.2011

Bà Đen

Mãng cầu (na)

00028

13.10.2011

Nga Sơn (Thanh Hóa)

Cói

00029

13.10.2011

Trà My

Quế vỏ

00030

07.02.2012

Ninh Thuận

Nho

00031

14.11.2012

Tân Triều

Bưởi

00032

14.11.2012

Bảo Lâm

Hồng không hạt

00033

14.11.2012

Bắc Kạn

Quýt

00034

30.11.2012

Yên Châu (Sơn La)

Xoài tròn

00035

01.03.2013

Mèo Vạc (Hà Giang)

Mật ong

00036

29.08.2013

Năm roi Bình Minh

Bưởi

00037

12.12.2013

Chả mực “Hạ Long”

Chả mực

00038

12.12.2013

Muối ăn Bạc Liêu

Muối ăn

00039

18.12.2013

Luận Văn (Thọ Xuân, Thanh Hóa)

Bưởi

00040

18.12.2013

Hoa mai vàng Yên Tử

Hoa mai vàng

00041

26.03.2014

Con ngán Quảng Ninh

Con ngán

00042

18.9.2014

Isan Thái Lan

Tơ tằm truyền thống

00043

25.09.2014

Điện Biên

Gạo

00044

28.10.2014

Vĩnh Kim (Tiền Giang)

Vú sữa Lò rèn

00045

28.10.2014

Quảng Trị

Hạt tiêu

00046

05.11.2014

Cao Phong (Hòa Bình)

Cam

00047

12.11.2015

Vân Đồn (Quảng Ninh)

Sá sùng

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ tài liệu của Cục SHTT Việt Nam)


[1] Ngày 30.11.2015, WTO đã kết nạp thành viên thứ 162 là Kazakhstan, nguồn: WTO (2015), Members and Observers

[2] Vào tháng 2 hằng năm, Office of the United States Trade Representative (USTR) International Intellectual Property Alliance đều ra Báo cáo đặc biệt số 301 – Special 301 Report, trong đó thống kê tình trạng xâm phạm quyền SHTT tại các quốc gia trên thế giới. Theo đó, năm 2013 có 7 nước (không có Việt Nam) nằm trong danh sách các quốc gia xâm phạm quyền SHTT nhiều nhất trên thế giới (Priority Watch List). Năm 2014 Việt Nam là một trong 9 nước và năm 2015 Việt Nam là một trong 10 nước có tên Priority Watch List. Cũng cần nhắc thêm là, trong 11 năm liên tiếp, Trung Quốc luôn luôn giữ vị trí đứng đầu trong Priority Watch List.

[3] Xin tham khảo thêm: F. Fergusson, Mark A. McMinimy, Brock R. Williams (2015), The Trans-Pacific Partnership (TPP) Negotiations and Issues for Congress, March 20, 2015

[4] Trong bài này, patent được dùng với hàm nghĩa duy nhất để chỉ bằng độc quyền sáng chế.

[5] U.S. International Trade Commission (2014), U.S. Goods Trade with TPP Countries, 2014

[6] Xin tham khảo thêm: U.S. International Trade Commission (2014), U.S. Private Services Trade with TPP Countries, 2013

[7] Theo: U.S. International Trade Commission (2014), U.S. Foreign Direct Investment (FDI) with TPP Countries, 2013

[8] Brock R. Williams (2013), Trans-Pacific Partnership (TPP) Countries: Comparative Trade and Economic Analysis. Analyst in International Trade and Finance, Congressional Research Service, 7-5700, June 10, 2013

[9] Trong bài viết này, tác giả sử dụng văn bản TPP Treaty: Intellectual Property Rights Chapter, Consolidated Text (October 5, 2015), có tham khảo một phần bản dịch tiếng Việt do Trung tâm WTO thuộc Bộ Công Thương phát hành.

[10] Xin tham khảo thêm: Nguyễn Thị Quế Anh, Phân loại nhãn hiệu theo hình thức của nhãn hiệu, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, số 26 (2010), tr.100-108

[11] The International Trade Centre, The World Trade Organization and the United Nations (2009), Guide to Geographical Indications: Linking products and their origins. ISBN 92-9137-365-6 United Nations Sales No. E.09.III.T.2, p.23

[12] Trong bài viết này, những quy định bắt đầu bằng ký hiệu QQ. được trích dẫn từ tài liệu Secret TPP treaty (October 16, 2014), Intellectual Property Chapter working document for all 12 nations with negotiating positions.

[13] The International Trade Centre, The World Trade Organization and the United Nations (2009), Tài liệu đã dẫn, trang 146.

[14] Nguồn: The International Trade Centre, The World Trade Organization and the United Nations (2009), sách đã dẫn, Countries with trademark protection of GIs, p.126

[15] Nguồn: IMF, World Economic Outlook, April 2014

[16] Office­ United States Trade Representative, (2013) Stakeholder Input Sharpens, Focuses U.S. Work on Pharmaceutical Intellectual Property Rights in the Trans-Pacific Partnership.

[17] Center for Drug Evaluation and Research, U.S. Food and Drug Administration (2006), Generic Drugs

[18] Xin tham khảo thêm: European Generic Medicines Association (2007), Evergreening of Pharmaceutical Market Protection, Retrieved 2007-10-19

[19] Cao Minh Quang (2012), Drug Price Policy in Vietnam Letting the market set prices is not as easy as it seems, Lee Kuan Yew School of Public Policy at the National University of Singapore

[20] Xin tham khảo thêm: Trần Văn Hải (2015), Bảo hộ sáng chế phương pháp chẩn đoán, điều trị và phẫu thuật cho người khi TPP được vận hành, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Cơ hội và thách thức về sở hữu trí tuệ khi Việt Nam tham gia thương mại quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội tổ chức ngày 18 tháng 12 năm 2015

[21] Xin tham khảo thêm: Trần Văn Hải (2011), Vụ thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột và bài học về bảo vệ tài sản trí tuệ cho các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Hoạt động khoa học số tháng 10.2011 (629), tr. 13-16, ISSN 1859-4794.

SOURCE: TẠP CHÍ THƯƠNG HIỆU VIỆT, SỐ 76 +77 (2016), TR 19-25.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Xác định tội danh, vấn đề lý luận và thực tiễn mà chúng tôi đề cập trong bài viết này không phải là mới, nhưng đối với người làm công tác điều tra, truy tố, xét xử trong hoạt động tố tụng hình sự lại là vấn đề thời sự được quan tâm hàng ngày. Vì có xác định tội danh đúng thì mới áp dụng pháp luật hình sự đúng, ra bản án mới đúng pháp luật, người phạm tội mới chấp nhận bản án, cúi đầu nhận tội và mới đạt được yêu cầu của việc xử án là xét xử đúng người, đúng tội.

Bài viết này tập trung trao đổi về kỹ năng, quy trình (các bước) xác định tội danh và một số vấn đề trong thực tiễn hoạt động xác định tội danh.

1. Kỹ năng xác định tội danh

Bước 1: Xác định tội phạm

Trong đời sống xã hội có nhiều người có hành vi gây nguy hại cho xã hội, nhưng không phải tất cả các hành vi gây nguy hại cho xã hội đều là tội phạm. Trong Bộ luật Hình sự (xin viết tắt là BLHS) hiện hành có quy định, có hành vi tuy có gây nguy hại cho xã hội nhưng không phải là tội phạm như là: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự (quy định tại Điều 13 Bộ luật Hình sự); hoặc là hành vi phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm (quy định tại Điều 15 Bộ luật Hình sự); hoặc là hành vi trong tình thế cấp thiết vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ tới lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa (quy định tại Điều 16 Bộ luật Hình sự). Ví dụ, một tàu thuỷ chuyên chở 100 tấn gạo từ miền Nam ra miền Bắc, với trọng lượng tàu biển và trọng lượng 100 tấn gạo thì tàu thuỷ chỉ có thể chịu đựng được gió cấp 5. Trên đường đi gặp mưa, bão gió trên cấp 5, vì muốn bảo vệ con tàu mà các thuỷ thủ trên tàu, thuyền trưởng nhận định nếu con tàu giảm trọng tải 15 tấn thì vượt qua được gió bão cấp 6, cấp 7, còn nếu giữ nguyên 100 tấn gạo thì có nguy cơ tàu thuỷ bị chìm vì gió cấp 6, cấp 7 nên thuyền trưởng quyết định, vứt bỏ 15 tấn gạo xuống biển. Kết quả là con tàu vượt qua được cơn bão có gió cấp 6, 7. Trường hợp này thiệt hại 15 tấn gạo là nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn, đó là con tàu, cùng đoàn thuỷ thủ và 85 tấn gạo.v.v. Trong BLHS còn có quy định khác để làm căn cứ xác định trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi gây nguy hại cho xã hội là tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Điều 12 BLHS quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

“1- Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

2- Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.

Như vậy, ngoài các trường hợp mà BLHS quy định không phải là tội phạm và tuổi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không phải chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự, thì người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, mà hành vi gây nguy hại cho xã hội đó là bị coi là tội phạm, thì họ phải chịu hình phạt của Nhà nước đối với hành vi gây nguy hại cho xã hội mà họ đã gây ra.

Tội phạm là gì? Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự thì: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.

Theo quy định tại Điều 8 Bộ luật Hình sự về khái niệm tội phạm mà chúng tôi trình bày ở trên, thì chúng ta hiểu là: Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự mà thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội, mà hành vi nguy hiểm cho xã hội đó xâm phạm đến một trong các quan hệ xã hội quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự thì hành vi nguy hiểm đó là tội phạm.

Đã từ lâu, các nhà khoa học về tội phạm học, cùng các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đã xác định được các căn cứ để xác định tội phạm hay còn gọi là các yếu tố cấu thành tội phạm hoặc là các cấu thành bắt buộc của tội phạm. Các yếu tố cấu thành đó là:

Một là, mặt chủ thể của tội phạm: Là con người cụ thể, đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và là người có năng lực trách nhiệm hình sự.

Hai là, mặt chủ quan của tội phạm: Là động cơ, mục đích thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Và là lỗi khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật (bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý)

Ba là, mặt khách thể của tội phạm: Là quan hệ xã hội mà Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ bảo vệ.

Bốn là, mặt khách quan của tội phạm: Là các hành vi của chủ thể, biểu hiện ra bên ngoài trong quá trình thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Các hành vi này, có thể là bằng hành động nhưng cũng có thể là bằng không hành động.

Phải có đủ bốn yếu tố này mới cấu thành tội phạm. Thiếu một trong bốn yếu tố này, thì không phải là tội phạm. Do đó, chúng ta thấy rằng:

+ Những hành vi có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm.

+ Những tội phạm được quy định trong các điều luật trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự được gọi là tội.

+ Người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định, thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Bước 2: Đối chiếu hành vi của bị cáo bị truy tố với dấu hiệu cấu thành của tội bị truy tố.

Nghiên cứu nội dung các điều luật trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự, chúng ta thấy trong từng điều luật có quy định rõ các cấu thành của tội trong điều luật đó. Các cấu thành này, tạo nên sự khác biệt giữa tội này với tội khác. Ví dụ: Tội “giết con mới đẻ”. Điều 94 Bộ luật Hình sự quy định các cấu thành của tội “giết con mới đẻ” như sau:

+ Người mẹ nào

+ Do ảnh hưởng nặng nề về tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt

+ Mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó

+ Hậu quả là đứa trẻ chết

Như vậy là, tội “giết con mới đẻ” có 4 cấu thành bắt buộc, trong đó chủ thể của tội này bắt buộc phải là người mẹ sinh ra đứa trẻ đó. Ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu có thể là trường hợp không có chồng mà mang thai rồi đẻ con hoặc là đẻ nhiều con gái, mà nhà chồng cho rằng đẻ con gái là đem tai hoạ về nhà chồng.v.v. mà người mẹ của đứa trẻ đó, không chịu đựng nổi dư luận xã hội hoặc sức ép tâm lý của nhà chồng… Hoàn cảnh khách quan đặc biệt có thể là trường hợp đứa trẻ có dị dạng… Hành vi khách quan của người mẹ là giết con hoặc vứt bỏ đứa con đó ở nơi kín đáo làm đứa con chết…

Con mới đẻ là trường hợp đứa trẻ mới sinh ra trong bày ngày tuổi (ý kiến của cơ quan y tế, được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn tại Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 26/11/1986).

Do đó, trường hợp Viện kiểm sát truy tố bị cáo về tội “giết con mới đẻ” thì Thẩm phán được phân công là Chủ toạ phiên toà phải đối chiếu bị cáo và các hành vi mà Viện kiểm sát truy tố, có trùng hợp với các cấu thành của tội “giết con mới đẻ” mà chúng tôi đã trình bày ở trên hay không. Nếu bị cáo và các hành vi bị truy tố trùng hợp với các cấu thành của tội “giết con mới đẻ” quy định tại Điều 94 Bộ luật Hình sự, thì chấp nhận tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố bị cáo và chấp nhận điều luật áp dụng của Bộ luật Hình sự đối với bị cáo. Còn nếu, có một cấu thành của tội “giết con mới đẻ” mà khác với bị cáo bị truy tố hoặc khác với một trong các hành vi mà Viện kiểm sát truy tố, thì người bị truy tố không phạm vào tội “giết con mới đẻ” quy định tại Điều 94 Bộ luật Hình sự mà là phạm vào một tội khác. Ví dụ: Bị cáo không phải là người mẹ đẻ ra đứa trẻ bị giết, hoặc bị cáo là người mẹ đẻ ra đứa trẻ bị giết nhưng đứa trẻ bị giết đã 9 hoặc 10 ngày tuổi, thì bị cáo không phạm vào tội “giết con mới đẻ” mà phạm vào tội “giết người” quy định tại Điều 93 Bộ luật Hình sự.

Tóm lại, việc xác định tội danh tiến hành theo hai bước mà chúng tôi trình bày ở trên là phù hợp với lý luận ở chỗ căn cứ vào bốn yếu tố cấu thành tội phạm và phù hợp với thực tiễn ở chỗ là đối chiếu các cấu thành của tội mà Viện kiểm sát truy tố với bị cáo và các hành vi vi phạm pháp luật mà Viện kiểm sát truy tố có trùng hợp với nhau hay không. Nếu trùng hợp thì chấp nhận tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố, nếu không trùng hợp thì cần phải làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật bị truy tố là phạm vào tội nào. Có như vậy xác định tội danh mới đúng.

2. Những vấn đề trong thực tế về xác định tội danh

Căn cứ vào bốn yếu tố cấu thành tội phạm và các cấu thành của từng tội quy định tại từng điều luật trong Phần các tội phạm của BLHS cũng như trong thực tế đấu tranh chống tội phạm ở nước ta cho thấy, có nhiều trường hợp mà người có hành vi vi phạm giống nhau, nhưng việc xác định tội danh lại hoàn toàn khác nhau. Ví dụ: A và B đều có hành vi để chất ma tuý trong người (lượng chất ma tuý đủ để truy tố), cùng tham gia giao thông, cùng bị bắt giữ, sau đó A bị truy tố về tội “mua bán trái phép chất ma tuý”, còn B bị truy tố về tội “vận chuyển trái phép chất ma tuý”. Những trường hợp như thế này, thì căn cứ vào đâu để xác định tội danh khác nhau? Chúng tôi xác định là: căn cứ vào bốn yếu tố cấu thành tội phạm mà chúng ta có thể nhận thấy rằng: Trường hợp, mặt chủ thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm và mặt khách thể của tội phạm là giống nhau, nhưng mặt chủ quan của tội phạm khác nhau, thì tội danh khác nhau. Trở lại ví dụ nêu ở trên, tuy A và B cùng có hành vi để chất ma tuý trong người, cùng tham gia giao thông, cùng bị bắt giữ, nhưng mục đích, động cơ (mặt chủ quan của tội phạm) để chất ma tuý trong người của A là khác với B ở chỗ: đối với A là nhằm mục đích để bán chất ma tuý, còn đối với B là nhằm mục đích giao ma tuý cho người khác để được trả công. Do đó, tội danh đối với A là tội “mua bán trái phép chất ma tuý”, còn tội danh đối với B là tội “vận chuyển trái phép chất ma tuý” và như vậy là đủ bốn yếu tố cấu thành tội phạm của từng tội.

Do đó, đối với trường hợp mà người có hành vi vi phạm pháp luật bị truy tố trước Toà án là giống nhau, thì người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tại phiên toà cần phải làm rõ động cơ, mục đích của người khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đó là để làm gì? Có như vậy mới không mắc sai lầm trong việc xác định tội danh.

Tuy nhiên, trong thực tế còn có trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật giống nhau, động cơ mục đích khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật giống nhau, khách thể của tội phạm cũng giống nhau, nhưng việc xác định tội danh lại khác nhau.

Ví dụ: Vụ án thứ nhất: Vụ Nguyễn Trọng T. Toà án tỉnh H xét xử sơ thẩm tại bản án số 254/2009/HSST ngày 21/7/2009. Tóm tắt nội dung vụ án như sau: T quen biết các cháu Trần Minh Đ và Trần Thành C (người bị giết chết sinh năm 1996) và quen biết cha mẹ các cháu Đ và C. Đầu tháng 1/2009, T có ý định bắt cóc cháu Đ để tống tiền cha mẹ cháu Đ, lấy tiền tiêu Tết âm lịch Kỷ Sửu.

Chiều ngày 7/01/2009, T gặp cháu Đ đi xe đạp, T định hỏi cháu Đ xin đi nhờ xe đạp với mục đích rủ cháu Đ đến chỗ vắng để thực hiện mục đích tống tiền, nhưng xe đạp của cháu Đ không có đèo hàng phía sau nên T không thực hiện ý định phạm tội. Sau đó, T gặp C đi học về bằng xe đạp, T biết gia đình cháu C kinh tế khá giả nên T thay đổi ý định là sẽ bắt cóc cháu C.

 

Khoảng 17 giờ ngày 9/01/2009, T chờ sẵn ở cổng trường học của cháu C, lúc cháu C từ cổng trường đi ra, T rủ cháu C đi thả diều, cháu C đồng ý, T dùng xe đạp của cháu C chở cháu C đi ra bãi ngô bên bờ sông chơi đến hơn 19 giờ, lúc này trời chạng vạng tối, không có người qua lại, T bất ngờ bẻ quặt hai tay cháu C ra sau lưng, dúi người xuống đất, T dùng đầu gối đè lên tay cháu C sau đó T nhặt được thanh gỗ ở gần đó đập liên tiếp vào gáy cháu C, cháu C đau đớn giãy giụa và nói “mày, mày, mày…” sợ bị lộ, T bóp chặt cổ cháu C, thấy cháu C không cử động, T mới bỏ tay ra rồi lục soát túi quần cháu C lấy được một điện thoại di động nhãn hiệu Motorola, sau đó ném xác cháu C xuống sông cùng thanh gỗ hung khí và chiếc ba lô đựng sách của cháu C để phi tang. T chiếm đoạt xe đạp đem bán được 540.000 đồng, dùng điện thoại di động chiếm đoạt được nhắn tin và gọi điện đến số máy di động của mẹ cháu C với nội dung như sau: Con trai là cháu C bị một đối tượng bắt cóc, phải đem 350 triệu đồng đến đặt tại một nơi do T quy định rồi đi về, thì sẽ thả cháu C, nếu không làm theo yêu cầu, thì sẽ giết cháu C (mặc dù T đã giết cháu C rồi), gia đình cháu C chấp nhận làm theo yêu cầu của T, T đứng gần điểm hẹn nhìn thấy bố cháu C để túi tiền tại nơi T quy định và đã đi xa, đến khoảng 3 giờ sáng hôm sau 10/01/2009, T lấy được túi tiền thì bị bắt cùng vật chứng là 148 triệu đồng.

 

Toà án tỉnh H đã kết án và xử phạt đối với Nguyễn Trọng T như sau: Tử hình về tội “Giết người”, 4 năm tù về tội “Cướp tài sản” (chiếc điện thoại di động và xe đạp), 6 năm tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản” (đối với số tiền 148 triệu đồng). Tổng hợp hình phạt đối với 3 tội mà T phải chấp hành là tử hình.

– Vụ án thứ hai: Vụ Phạm Đức B, Toà án tỉnh N xét xử sơ thẩm tại bản án số 75/2008/HSST ngày 31/7/2008. Tóm tắt nội dung vụ án như sau: B là thanh niên trẻ tuổi (sinh ngày 20/10/1989) lười học tập, lười lao động nhưng đua đòi, ham chơi. Để có tiền tiêu, B đã có hành vi: Vào chiều ngày 09/11/2007, cháu Nguyễn Tiến T (là người bị B giết chết, sinh ngày 24/11/2000) đi học về vào nhà B chơi, cùng xem phim với B, sau đó cháu T ra sân chơi với con chó con nhà B. Lúc này B thấy cháu T đang vui chơi với con chó. B đã lấy ruột dây phanh xe đạp (dây bằng kim loại) siết chặt vào cổ cháu T một lúc, làm cháu T nghẹt thở ngã xuống đất, B đưa cháu T vào trong nhà dùng dầu xoa bóp để cháu T hồi tỉnh nhưng cháu T đã chết, B lấy bông đặt gần mũi để kiểm tra xem đã chết hẳn chưa. Biết cháu T chết thật nên B lấy dây cao su buộc mũi, buộc chân, buộc tay cháu T đem dấu vào bụi chuối ở trong vườn, đến đêm khuya B buộc đá vào xác cháu T rồi vứt xuống ao để xoá dấu vết. Sáng hôm sau, ngày 10/11/2007, B gọi điện thoại cho mẹ cháu T nói là: Đến 11 giờ cùng ngày đem 50 triệu đồng đến điểm hẹn mà B quy định, thì được nhận lại cháu T (mặc dù B đã giết chết cháu T từ chiều ngày hôm trước) mẹ cháu T chấp nhận điều kiện của B. Sau đó, B lại thay đổi địa điểm không giao tiền ở điểm đã hẹn mà để 50 triệu đồng vào thùng rác, buồng vệ sinh nữ tại siêu thị thành phố V, rồi đến cửa khách sạn P để nhận cháu T, B nhờ bạn nữ của B vào buồng vệ sinh nữ lấy tiền ở thùng rác giúp B. Khi bạn nữ của B đưa tiền cho B, thì bị bắt cùng vật chứng là 50 triệu đồng.

Toà án tỉnh N đã tuyên xử phạt đối với Phạm Đức B như sau: Tử hình về tội “Giết người”, 5 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” (đối với số tiền 50 triệu đồng). Tổng hợp hình phạt đối với 2 tội mà B phải chấp hành là tử hình.

Hai vụ án này, Toà án cấp phúc thẩm đã xét xử phúc thẩm. Kết quả là Toà án cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của bị cáo và giữ nguyên bản án sơ thẩm đối với Nguyễn Trọng T và đối với Phạm Đức B.

Vấn đề đặt ra trong hai vụ án này là: Sau khi giết người xong, T và B đều có hành vi là nói gian dối với cha mẹ người bị giết là các cháu C và T đều sống nhằm mục đích để cha mẹ người bị giết tin tưởng và đưa tiền theo yêu cầu của bị cáo. Tuy nhiên ở mỗi Toà án cấp sơ thẩm lại xác định tội danh khác nhau: Toà án tỉnh H xác định tội danh là tội “cưỡng đoạt tài sản”, còn Toà án tỉnh N xác tội danh là tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và trong hai bản án phúc thẩm đều xác định là: Toà án cấp sơ thẩm xét xử đúng người, đúng tội. Vậy thì, trong hai tội này, tội nào được xác định là đúng với lý luận về xác định tội danh và đúng với các cấu thành của tội mà Toà án đã kết tội.

 



Chúng tôi trở lại vấn đề căn bản của việc xác định tội danh để làm rõ tội nào là đúng và theo trình tự sau đây:

* Xác định có tội phạm về chiếm đoạt tài sản sau khi giết người không?

 

Chúng tôi khẳng định là có tội phạm xảy ra. Cụ thể như sau:

 

– Về mặt chủ thể của tội phạm: Các bị cáo T và B đều là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

 

– Về mặt chủ quan của tội phạm: Các bị cáo T và B đều có động cơ, mục đích là nhằm chiếm đoạt tài sản của cha, mẹ các cháu C và T.

 



– Về mặt khách thể của tội phạm: Các bị cáo T và B đều xâm phạm đến quyền sở hữu về tài sản của cha mẹ các cháu C và T mà Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ.

 



– Về mặt khách thể của tội phạm: Các bị cáo T và B đều có hành vi sau khi giết người xong, đã có lời nói gian dối với cha mẹ người bị giết chết (các cháu C và T) là các cháu C và T đều sống để cha mẹ người bị giết chết tin tưởng mà giao tài sản cho bị cáo và nhận con đem về.

 



* Đối chiếu các hành vi của bị cáo bị truy tố với các cấu thành của tội “Cưỡng đoạt tài sản” (đối với vụ án Nguyễn Trọng T).

 



Theo quy định tại Điều 135 Bộ luật Hình sự, thì tội “cưỡng đoạt tài sản” có các cấu thành sau đây:

 



+ Người nào

 



+ Đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần người khác

 



+ Nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt…

 



Đối với Nguyễn Trọng T, bị truy tố về 3 tội, trong đó có tội “cưỡng đoạt tài sản” theo điểm d khoản 2 Điều 135 Bộ luật Hình sự. Đối chiếu các hành vi phạm tội của T mà Viện kiểm sát tỉnh H truy tố về tội “cưỡng đoạt tài sản” với các cấu thành của tội “cưỡng đoạt tài sản” quy định tại Điều 135 Bộ luật Hình sự mà chúng tôi đã trích dẫn ở trên thì Nguyễn Trọng T có 2 cấu thành phù hợp với 2 cấu thành của tội quy định tại Điều 135 Bộ luật Hình sự là:

 



Một là: Người nào: Người nào ở đây là chủ thể của tội phạm mà cụ thể là Nguyễn Trọng T. Đối với T đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (T sinh năm 1980, T phạm tội ngày 09/01/2009. Lúc này T đã 28 tuổi 9 ngày) và có năng lực trách nhiệm hình sự. Cụ thể là: T nhận thức được hành vi mà T phạm tội đối với người bị hại.

 



Hai là: Nhằm chiếm đoạt tài sản: Khi T thông báo cho cha mẹ cháu C thì T nói rõ là đem tiền đến điểm mà T quy định, thì sẽ nhận được con (cháu C).

 



Còn cấu thành thứ 3, quy định tại Điều 135 BLHS là “đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần người khác” thì không có. Cụ thể là: nếu cháu C còn sống, bị T nhốt giữ ở một nơi khác, mà T sử dụng cháu C để đe doạ, uy hiếp tinh thần đối với cha mẹ cháu C thì mới có căn cứ để xác định là T đe doạ uy hiếp tinh thần. Nhưng trong vụ án này, cháu C đã chết từ trước khi T liên hệ với cha mẹ cháu C. Trong bản án sơ thẩm (trang số 5) cũng xác định cháu C đã chết từ trước rồi. Bản án nhận định là: “Hậu quả cháu C bị chết đuối… Sau đó, T sử dụng chiếc ĐTDĐ lấy của cháu C nhắn tin đe doạ anh Trần Văn T và chị Vũ Thị T là bố mẹ của cháu C yêu cầu phải nộp 350.000.000 đồng, thì mới thả cháu C về (mặc dù T đã giết hại cháu C”… Lời nói của T lúc này với cha mẹ cháu C không phải là đe doạ mà là sự gian dối để người bị hại tin là thật. Như vậy là, về tội “cưỡng đoạt tài sản”, thì Nguyễn Trọng T không có đầy đủ 3 cấu thành mà kết án Nguyễn Trọng T về tội “cưỡng đoạt tài sản” là không đúng với tội mà Nguyễn Trọng T đã phạm phải.

 



* Đối chiếu các hành vi mà bị cáo bị truy tố với các cấu thành của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” (đối với vụ án Phạm Đức B).

 



Theo quy định tại Điều 139 Bộ luật Hình sự (hành vi phạm tội của B thực hiện vào ngày 09/11/2007) năm 1999 chưa sửa đổi bổ sung thì tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” có cấu thành sau đây:

 



+ Người nào

 



+ Bằng thủ đoạn gian dối

 



+ Chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc… thì bị phạt

 



Đối với Phạm Đức B, bị truy tố về 2 tội, trong đó có tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điểm e khoản 2 Điều 139 Bộ luật Hình sự. Đối chiếu các hành vi phạm tội của B mà Viện kiểm sát tỉnh N truy tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với các cấu thành của tội“lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 139 Bộ luật Hình sự mà chúng tôi đã trích dẫn ở trên, thì Phạm Đức B có cấu thành phù hợp với 3 cấu thành của tội quy định tại Điều 139 Bộ luật Hình sự.

 



Một là: Người nào: Người nào ở đây là chủ thể của tội phạm, mà cụ thể là Phạm Đức B. Đối với B đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (B sinh ngày 20/10/1989, B phạm tội ngày 09/11/2007. Lúc này B đã 18 tuổi 20 ngày) và có năng lực trách nhiệm hình sự. Cụ thể là B nhận thức được hành vi mà B phạm tội đối với người bị hại.

 



Hai là: Chiếm đoạt tài sản của người khác: Cụ thể là B đã chiếm đoạt 50.000.000 đồng của cha mẹ cháu T và bị bắt ngay khi B chiếm đoạt số tiền này.

 



Ba là: Bằng thủ đoạn gian dối: Cụ thể là: Cháu T đã chết rồi nhưng B nói với cha mẹ cháu T là cháu T còn sống đang ở khách sạn P thành phố V. Lời nói này là thủ đoạn gian dối của B nhằm mục đích để cha mẹ cháu T tin là: Cháu T còn sống thật, có như vậy B mới chiếm đoạt được tài sản của cha mẹ cháu T.

 



Như vậy, các hành vi của B bị truy tố có đầy đủ các cấu thành của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được quy định tại Điều 139 Bộ luật Hình sự, Toà án tỉnh N kết án Phạm Đức B về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là đúng tội mà B đã phạm phải. Về tội này của B trong bản án sơ thẩm của Toà án nhân dân N nhận định như sau (trang 3) “B gọi điện cho chị H (mẹ cháu T) để trao đổi việc nhận tiền, B hướng dẫn cho chị H đi đến phòng vệ sinh nữ số 2 Siêu thị Intimex và bỏ tiền vào trong sọt rác. Chị H làm theo hướng dẫn của B, sau đó chị H đòi gặp cháu T, nhưng B nói dối T đang ở khách sạn P tại phòng 101 không gặp được và dập máy điện thoại…”.

 



Cũng trong thực tế có một số tội việc xác định tội danh hay bị sai là: Tội “cố ý gây thương tích” với tội “giết người”; tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” với tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; tội “buôn lậu” với tội “vận chuyển trái phép hàng hoá tiền tệ qua biên giới”; tội “cướp tài sản” với tội “cưỡng đoạt tài sản”.v.v.

 



Việc xác định tội danh trong vụ án hình sự, những vấn đề lý luận và thực tiễn luôn luôn được sự quan tâm của người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự mà trong những vụ án mà chúng tôi trình bày trên đây chỉ là ví dụ để minh họa trong thực tế hoạt động tố tụng hình sự. Tuy nhiên, yêu cầu của công việc xét xử án hình sự là phải xét xử đúng người, đúng tội và việc xác định đúng người phạm tội, đúng tội đã phạm lại là trách nhiệm của người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự. Để đạt được yêu cầu này, thì vấn đề cơ bản là phải nắm vững nguyên tắc cơ bản về xác định tội danh.

Hoàng Văn Thành

TAND huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

 

 
 

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thống kê các vụ giải quyết tranh chấp trong WTO theo thứ tự DS

Số hiệu Mô tả Thời gian
DS458 Australia — Một số biện pháp về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và các yêu cầu về đóng gói bao bì trơn đối với các sản phẩm thuốc lá và bao bì (Nguyên đơn: Cuba) 03/05/2013
DS457 Peru – Thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm nông nghiệp (Nguyên đơn: Guatemala) 12/04/2013
DS456 Ấn Độ – Các biện pháp liên quan tới pin và module năng lượng mặt trời (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 06/02/2013
DS455 Indonesia – Hoạt động nhập khẩu các sản phẩm từ trồng trọt, động vật và các sản phẩm từ động vật (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 10/01/2013
DS454 Trung Quốc – Thuế chống bán phá giá áp dụng với Ống thép đúc không gỉ chất lượng cao (“HP – SSST”) từ Nhật Bản (Nguyên đơn: Nhật Bản) 20/12/2012
DS453 Argentina – Các biện pháp liên quan tới thương mại mại hàng hóa và thương mại dịch vụ (Nguyên đơn: Panama) 12/12/2012
DS452 EU và một số quốc gia thành viên: Các biện pháp ảnh hưởng tới lĩnh vực năng lượng tái tạo (Nguyên đơn: Trung Quốc) 05/11/2012
DS451 Trung Quốc – Các biện pháp liên quan tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may (Nguyên đơn: Mexico) 15/10/2012
DS450 Trung Quốc – Các biện pháp ảnh hưởng tới ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 17/09/2012
DS449 Hoa Kỳ – Thuế chống bán phá giá và Thuế đối kháng đối với một số sản phẩm của Trung Quốc (Nguyên đơn: Trung Quốc) 17/09/2012
DS448 Hoa Kỳ – Các biện pháp ảnh hưởng tới việc nhập khẩu chanh tươi (Nguyên đơn: Argentina) 03/09/2012
DS447 Hoa Kỳ – Các biện pháp ảnh hưởng tới hoạt động nhâp khẩu động vật, thịt và các sản phẩm nguồn gốc động vật nhập khẩu từ Argentina (Nguyên đơn: Argentina) 30/08/2012
DS446 Argentina – Các biện pháp ảnh hưởng tới việc nhập khẩu hàng hóa (Nguyên đơn: Mexico) 24/08/2012
DS445 Argentina – Các biện pháp ảnh hưởng nhập khẩu hàng hóa (Nguyên đơn: Nhật Bản) 21/08/2012
DS444 Argentina – Các biện pháp ảnh hưởng tới việc nhập khẩu hàng hóa ( Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 21/08/2012
DS443 EU và một số quốc gia thành viên – Một số biện pháp liên quan tới việc nhập khẩu dầu diesel sinh học (Nguyên đơn: Argentina) 17/08/2012
DS442 Liên minh châu Âu – Thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm rượu béo nhập khẩu từ Indonesia (Nguyên đơn: Indonesia) 30/07/2012
DS441 Australia – Các biện pháp liên quan tới nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và các yêu cầu đóng gói khác áp dụng với các sản phẩm thuốc lá và bao bì (Nguyên đơn: Cộng hòa Dominica) 18/07/2012
DS440 Trung Quốc – Thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng đối với ô tô nhập khẩu từ Hoa Kỳ (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 05/07/2012
DS439 Nam Phi – Thuế chống bán phá giá đối với thịt gà đông lạnh nhập khẩu từ Brazil (Nguyên đơn: Brazil) 21/06/2012
DS438 Argentina –  Các biện pháp ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu hàng hóa (Nguyên đơn: Liên minh châu Âu) 25/05/2012
DS437 Hoa Kỳ – Thuế đối kháng đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc (Nguyên đơn: Trung Quốc) 25/05/2012
DS436 Hoa Kì – Biện pháp chống trợ cấp đối với tấm thép carbon nhập khẩu từ Ấn Độ (Nguyên đơn: Ấn Độ) 12/04/2012
DS435 Australia – Các biện pháp liên quan đến thương hiệu và yêu cầu đóng gói các sản phẩm thuốc lá (Nguyên đơn: Honduras) 04/04/2012
DS434 Australia – Các biện pháp liên quan đến thương hiệu và yêu cầu đóng gói các sản phẩm thuốc lá (Nguyên đơn: Ukraine) 13/03/2012
DS433 Trung Quốc – Các biện pháp liên quan tới việc xuất khẩu đất hiếm, tungsten (wolfram) và molybdenum (Nguyên đơn: Nhật Bản) 13/03/2012
DS432 Trung Quốc – Các biện pháp liên quan tới việc xuất khẩu đất hiếm, tungsten (wolfram) và molybdenum (Nguyên đơn: EU) 13/03/2012
DS431 Trung Quốc – Các biện pháp liên quan tới việc xuất khẩu đất hiếm, tungsten (wolfram) và molybdenum (Nguyên đơn: Hoa Kì) 13/03/2012
DS430 Ấn Độ – Các biện pháp liên quan tới hoạt động nhập khẩu hàng nông sản từ Hoa Kì (Nguyên đơn:  Hoa Kì) 06/03/2012
DS429 Hoa Kì – Các biện pháp chống bán phá giá với tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam (Nguyên đơn: Việt Nam) 20/02/2012
DS428 Thổ Nhĩ Kì – Các biện pháp tự vệ đối với hàng nhập khẩu sợi bông (Nguyên đơn: Ấn Độ) 13/02/2012
DS427 Trung Quốc – Các biện pháp thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng với lò nướng từ Hoa Kì (Nguyên đơn: Hoa Kì) 20/09/2011
DS426 Canada – Các biện pháp liên quan tới chương trình thuế quan năng lượng sạch (FIT) (Nguyên đơn: EU) 11/08/2011
DS425 Trung Quốc – Thuế chống bán phá giá chính thức đối với thiết bị kiểm tra an ninh bằng X quang nhập khẩu từ EU (Nguyên đơn: EU) 25/07/2011
DS424 Hoa Kỳ – Các biện pháp chống bán phá giá chống bán phá giá với việc nhập khẩu một số sản phẩm thép không gỉ từ Italia (Nguyên đơn: EU) 01/04/2011
DS423 U-crai-na – Thuế đối với rượu chưng cất (Nguyên đơn: Môn-đô-va) 03/03/2011
DS422 Hoa Kỳ – Các biện pháp chống bán phá giá đối với một số loại tôm đông lạnh nhập khẩu từ Trung Quốc (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 28/02/2011
DS421 Môn-đô-va – Các biện pháp ảnh hưởng đến nhập khẩu và lưu thông hàng hóa nội địa (Phí môi trường) (Nguyên đơn: Ucraina) 17/02/2011
DS420 Hoa Kỳ – Biện pháp chống bán phá giá đối với thép cán cacbon chống ăn mòn của Hàn Quốc (Nguyên đơn: Hàn Quốc) 31/01/2011
DS419 Trung Quốc – Các biện pháp liên quan tới thiết bị phong điện (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 22/12/2010
DS418 Cộng hòa Đô-mi-ni-ca – Các biện pháp tự vệ đối với việc nhập khẩu các sản phẩm túi xách polypropylene và sợi hình ống (Nguyên đơn: En-xan-va-đo) 19/10/2010
DS417 Cộng hòa Đô-mi-ni-ca – Các biện pháp tự vệ đối với việc nhập khẩu các sản phẩm túi xách polypropylene và sợi hình ống (Nguyên đơn: Honduras) 18/10/2010
DS416 Cộng hòa Đô-mi-ni-ca – Các biện pháp tự vệ đối với việc nhập khẩu các sản phẩm túi xách polypropylene và sợi hình ống (Nguyên đơn: Goa-tê-ma-la) 15/10/2010
DS415 Cộng hòa Đô-mi-ni-ca – Các biện pháp tự vệ đối với việc nhập khẩu các sản phẩm túi xách polypropylene và sợi hình ống (Nguyên đơn: Costa Rica) 15/10/2010
DS414 Trung Quốc – Thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng đối với một số sản phẩm thép của Hoa Kỳ (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 15/09/2010
DS413 Trung Quốc – Biện pháp tác động tới dịch vụ thanh toán điện tử (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 15/09/2010
DS412 Ca-na-đa – Một số biện pháp gây ảnh hưởng đến ngành năng lượng tái tạo (Nguyên đơn: Nhật Bản) 13/09/2010
DS411 Armenia – Các biện pháp tác động tới nhập khẩu và bán hàng nội địa của thuốc lá và đồ uống có cồn (Nguyên đơn: Ucraina) 20/07/2010
DS410 Argentina – Thuế chống bán phá giá áp đặt lên chốt và chuỗi  (Nguyên đơn: Peru) 19/05/2010
DS409 EU và nước thành viên – Tịch thu thuốc (generic drugs) quá cảnh (Nguyên đơn: Braxin) 12/05/2010
DS408 EU và nước thành viên –  Tịch thu thuốc (generic drugs) quá cảnh (Nguyên đơn: Ấn Độ) 11/05/2010
DS407 Trung Quốc –  Thuế chống bán phá giá tạm thời áp đặt với chốt sắt, thép nhập khẩu từ EU (Nguyên đơn: EU) 07/05/2010
DS406 Hoa Kỳ – Các biện pháp liên quan tới sản xuất và buôn bán thuốc lá (Clove Cigarettes) (Nguyên đơn: Indonesia) 07/04/2010
DS405 EU – Biện pháp chống bán phá giá đối với giầy da nhập khẩu từ Trung Quốc (Nguyên đơn: Trung Quốc) 04/02/2010
DS404 Hoa Kỳ – Biện pháp chống bán phá giá áp đặt với tôm nhập khẩu từ Việt Nam (Nguyên đơn: Việt Nam) 01/02/2010
DS403 Philippines – Thuế áp đặt với rượu chưng cất (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 14/01/2010
DS402 Hoa Kỳ – Sử dụng quy tắc “Quy về không” trong biện pháp chống bán phá giá đối với các sản phẩm của Hàn Quốc (Nguyên đơn: Hàn Quốc) 24/11/2009
DS401 EC – Biện pháp cấm nhập khẩu và marketing đối với sản phẩm từ hải cẩu (seal products) (Nguyên đơn: Na uy) 05/11/2009
DS400 EC- Biện pháp cấm nhập khẩu và marketing đối với sản phẩm từ hải cẩu (seal products) (Nguyên đơn: Canada) 02/11/2009
DS399 Hoa Kỳ – Các biện pháp liên quan tới nhập khẩu lốp xe tải, xe chở khách từ Trung Quốc (Nguyên đơn: Trung Quốc) 14/09/2009
DS398 Trung Quốc – Các biện pháp liên quan tới hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu thô (Nguyên đơn: Mexico) 21/08/2009
DS397 EC – Biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với chốt sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc (Nguyên đơn: Trung Quốc) 31/07/2009
DS396 Philippines – Các loại thuế đối với Rượu chưng cất (Nguyên đơn: EC) 29/07/2009
DS395 Trung Quốc – Các biện pháp liên quan tới xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu thô (Nguyên đơn: EC) 23/06/2009
DS394 Trung Quốc – Các biện pháp liên quan tới xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu thô (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 23/06/2009
DS393 Chile – Biện pháp chống bán phá giá đối với bột lúa mỳ nhập khẩu từ Achentina (Nguyên đơn: Achentina) 14/05/2009
DS392 Hoa Kỳ – Một số biện pháp liên quan tới nhập khẩu gia cầm xuất xứ từ Trung Quốc (Nguyên đơn: Trung Quốc) 17/04/2009
DS391 Hàn Quốc – Các biện pháp liên quan tới nhập khẩu thịt và thịt bò từ Canada (Nguyên đơn: Canada) 09/04/2009
DS390 Trung Quốc – Các khoản trợ cấp, cho vay và ưu đãi khác (Nguyên đơn: Guatemala) 19/01/2009
DS389 EC – Các biện pháp liên quan tới các sản phẩm thịt và thịt gia cầm nhập khẩu từ Hoa Kỳ (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 16/01/2009
DS388 Trung Quốc – Các khoản trợ cấp, cho vay và ưu đãi khác (Nguyên đơn: Mexico) 19/12/2008
DS387 Trung Quốc – Các khoản trợ cấp, cho vay và ưu đãi khác (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 19/12/2008
DS386 Hoa Kỳ – Yêu cầu ghi nhãn quốc gia xuất xứ (Nguyên đơn: Mexico) 17/12/2008
DS385 EC – Lệnh rà soát cuối kỳ thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng đối với sản phẩm PET nhập khẩu từ Ấn Độ (Nguyên đơn: Ấn Độ) 04/12/2008
DS384 Hoa Kỳ – Yêu cầu ghi nhãn quốc gia xuất xứ (Nguyên đơn: Canada) 01/12/2008
DS383 Hoa Kỳ – Biện pháp chống bán phá giá áp dụng với túi nhựa đừng hàng Polyethylene (Polyethylene Retail Carrier Bags) nhập khẩu từ Thái Lan (Nguyên đơn: Thái Lan) 26/11/2008
DS382 Hoa Kỳ – Lệnh rà soát hành chính và các biện pháp chống bán phá giá liên quan tới sản phẩm nước cam nhập khẩu từ Braxin (Nguyên đơn: Braxin) 27/11/2008
DS381 Hoa Kỳ – Các biện pháp liên quan tới hoạt động nhập khẩu, xúc tiến và kinh doanh cá ngừ, các sản phẩm cá ngừ (Tuna and Tuna products) (Nguyên đơn: Mexico) 24/10/2008
DS380 Ấn Độ – Thuế và các biện pháp liên quan tới sản phẩm Rượu và rượu chưng cất nhập khẩu (Wines and Spirits) (Nguyên đơn: EC) 22/09/2008
DS379 Hoa Kỳ – Thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng chính thức đối với một số sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc (Nguyên đơn: Trung Quốc) 19/09/2008
DS378 Trung Quốc – Các biện pháp ảnh hưởng tới dịch vụ thông tin tài chính và các nhà cung cấp thông tin tài chính nước ngoài (Nguyên đơn: Canada) 20/06/2008
DS377 EC – Biện pháp thuế đối với các sản phẩm công nghệ thông tin (Nguyên đơn: Đài Loan) 12/06/2008
DS376 EC – Biện pháp thuế đối với các sản phẩm công nghệ thông tin (Nguyên đơn: Nhật Bản) 28/05/2008
DS375 EC – Biện pháp thuế đối với các sản phẩm công nghệ thông tin (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 28/05/2008
DS374 Nam Phi – Biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm Giấy (Uncoated Woodfree Paper) (Nguyên đơn: Indonesia) 09/05/2008
DS373 Trung Quốc – Các biện pháp ảnh hưởng tới dịch vụ thông tin tài chính và các nhà cung cấp thông tin tài chính nước ngoài (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 03/03/2008
DS372 Trung Quốc – Các biện pháp ảnh hưởng tới dịch vụ thông tin tài chính và các nhà cung cấp thông tin tài chính nước ngoài (Nguyên đơn: EC) 03/03/2008
DS371 Thái Lan – Các biện pháp tài chính và hải quan đối với sản phẩm thuốc lá nhập khẩu từ Philippines (Nguyên đơn: Philippines) 07/02/2008
DS370 Thái Lan – Định giá hải quan đối với một số sản phẩm nhập khẩu từ EC (Nguyên đơn: EC) 25/01/2008
DS369 EC – Biện pháp cấm nhập khẩu và marketing đối với sản phẩm từ hải cẩu (Seal Products) (Nguyên đơn: Canada) 25/09/2007
DS368 Hoa Kỳ – Quyết định áp thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng sơ bộ đối với sản phẩm Giấy (Coated Free Sheet Paper) của Trung Quốc (Nguyên đơn: Trung Quốc) 14/09/2007
DS367 Australia – Các biện pháp ảnh hưởng tới nhập khẩu sản phẩm táo của New Zealand (Nguyên đơn: New Zealand) 31/08/2007
DS366 Colombia – Giá chỉ định và hạn chế cảng nhập cảnh (Nguyên đơn: Panama) 12/07/2007
DS365 Hoa Kỳ – Hỗ trợ trong nước và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu các sản phẩm nông sản (Nguyên đơn: Braxin) 11/07/2007
DS364 EC – Cơ chế nhập khẩu mặt hàng chuối (Nguyên đơn: Panama) 22/06/2007
DS363 Trung Quốc – Các biện pháp ảnh hưởng tới quyền kinh doanh và dịch vụ phân phối các ấn phẩm và các sản phẩm giải trí nghe nhìn (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 10/04/2007
DS362 Trung Quốc – Các biện pháp ảnh hưởng tới bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 10/04/2007
DS361 EC- Cơ chế nhập khẩu mặt hàng chuối (Nguyên đơn: Colombia) 21/03/2007
DS360 Ấn Độ – Thuế bổ sung và phụ thêm đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Hoa Kỳ (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 06/03/2007
DS359 Trung Quốc – Các biện pháp hoàn phí, cắt giảm hoặc miễn giảm thuế và các thanh toán khác (Nguyên đơn: Mexico) 26/02/2007
DS358 Trung Quốc – Các biện pháp hoàn phí, cắt giảm hoặc miễn giảm thuế và các thanh toán khác (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 02/02/2007
DS357 Hoa Kỳ – Trợ cấp và hỗ trợ trong nước đối với ngô và các sản phẩm nông sản khác (Nguyên đơn: Canada) 08/01/2007
DS356 Chile – Biện pháp tự vệ chính thức áp đặt với các sản phẩm sữa (Nguyên đơn: Achentina) 28/12/2006
DS355 Braxin – Biện pháp chống bán phá giá đối với các sản phẩm nhựa cây nhập khẩu từ Achentina (Nguyên đơn: Achentina) 26/12/2006
DS354 Canada – Miễn và giảm thuế đối với mặt hàng rượu và bia (Nguyên đơn: EC) 29/11/2006
DS353 Hoa Kỳ – Các biện pháp liên quan tới thương mại máy bay dân dụng loại lớn – Đệ đơn lần thứ 2 (Nguyên đơn: EC) 27/06/2005
DS352 Ấn Độ – Các biện pháp ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu và buôn bán rượu và rượu chưng cất của EC (Nguyên đơn: Liên minh châu Âu) 20/11/2006
DS351 Chile – Biện pháp tự vệ tạm thời đối với các sản phẩm sữa (Nguyên đơn: Achentina) 25/10/2006
DS350 Hoa Kỳ – Tiếp tục duy trì và áp dụng phương pháp “Quy về 0” (Nguyên đơn: EC) 02/10/2006
DS349 EC – Các biện pháp ảnh hưởng tới hạn ngạch thuế quan đối với tỏi tươi (Nguyên đơn: Achentina) 06/09/2006
DS348 Colombia – Biện pháp hải quan đối với hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ Panama (Nguyên đơn: Panama) 20/07/2006
DS347 EC và các nước thành viên – Các biện pháp ảnh hưởng tới thương mại máy bay dân dụng lớn (Đệ đơn lần 2) (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 31/01/2006
DS346 Hoa Kỳ – Tiến hành rà soát hành chính biện pháp chống bán phá giá đối với ống dẫn dầu nhập khẩu từ Achentina (Nguyên đơn: Achentina) 20/06/2006
DS345 Hoa Kỳ – Hướng dẫn ký quỹ hải quan đối với thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng áp đặt với hàng hóa Ấn Độ (Nguyên đơn: Ấn Độ) 06/06/2006
DS344 Hoa Kỳ – Biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm thép không gỉ nhập khẩu từ Mexico (Nguyên đơn: Mexico) 26/05/2006
DS343 Hoa Kỳ – Biện pháp liên quan tới sản phẩm tôm nhập khẩu từ Thái Lan (Nguyên đơn: Thái Lan) 24/04/2006
DS342 Trung Quốc – Biện pháp liên quan tới hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô (Nguyên đơn: Canada) 13/04/2006
DS341 Mexico – Biện pháp chống trợ cấp chính thức áp đặt với dầu ôliu nhập khẩu từ EC (Nguyên đơn: EC) 31/03/2006
DS340 Trung Quốc – Biện pháp liên quan tới hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 30/03/2006
DS339 Trung Quốc – Biện pháp liên quan tới hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô (Nguyên đơn: EC) 30/03/2006
DS338 Canada – Thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tạm thời đối với hạt ngô nhập khẩu từ Hoa Kỳ (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 17/03/2006
DS337 EC – Biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm cá hồi nuôi nhập khẩu từ Nauy (Nguyên đơn: Na uy) 17/03/2006
DS336 Nhật Bản – Thuế đối kháng áp đặt với sản phẩm bộ nhớ truy cập động ngẫu nhiên nhập khẩu từ Hàn Quốc (Nguyên đơn: Hàn Quốc) 14/03/2006
DS335 Hoa Kỳ – Biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nhập khẩu từ Ecuador (Nguyên đơn: Ecuador) 17/11/2005
DS334 Thổ Nhĩ Kỳ – Biện pháp liên quan tới nhập khẩu gạo (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 02/11/2005
DS333 Cộng hòa Dominica – Mức phí quy đổi ngoại tệ liên quan tới hàng nhập khẩu từ Costa Rica (Nguyên đơn: Costa Rica) 12/09/2005
DS332 Braxin – Biện pháp ảnh hưởng tới sản phẩm lốp đúc nhập khẩu (Retreaded Tyres) (Nguyên đơn: EC) 20/06/2005
DS331 Mexico -Thuế chống bán phá giá áp đặt lên ống và ống thép nhập khẩu từ Guatemala (Nguyên đơn: Guatemala) 17/06/2005
DS330 Achentina – Thuế đối kháng áp đặt lên sản phẩm dầu olive, bột mỳ và đào nhập khẩu (Nguyên đơn: EC) 29/04/2005
DS329 Panama – Phân loại thuế quan đối với một số sản phẩm sữa (Nguyên đơn: Mexico) 16/03/2005
DS328 EC – Biện pháp tự vệ chính thức đối với sản phẩm cá hồi (Nguyên đơn: Nauy) 01/03/2005
DS327 Ai cập – Thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm diêm nhập khẩu từ Pakistan (Nguyên đơn: Pakistan) 21/02/2005
DS326 EC – Biện pháp tự vệ chính thức đối với sản phẩm cá hồi (Nguyên đơn: Chile) 08/02/2005
DS325 Hoa Kỳ – Quyết định chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ nhập khẩu từ Mexico (Nguyên đơn: Mexico) 05/01/2005
DS324 Hoa Kỳ – Biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với tôm nhập khẩu từ Thái Lan (Nguyên đơn: Thái Lan) 09/12/2004
DS323 Nhật Bản – Hạn ngạch nhập khẩu đối với sản phẩm táo tía tẩm ướp và sấy khô (Nguyên đơn: Hàn Quốc) 01/12/2004
DS322 Hoa Kỳ – Các biện pháp liên quan tới phương pháp  “Quy về 0” và Rà soát hoàng hôn (Nguyên đơn: Nhật Bản) 24/11/2004
DS321 Canada – Tiếp tục ngừng thực hiện nghĩa vụ trong tranh chấp với EC về hoocmon (Nguyên đơn: EC) 08/11/2004
DS320 Hoa Kỳ – Tiếp tục ngừng thực hiện nghĩa vụ trong tranh chấp với EC về hoocmon (Nguyên đơn: EC) 08/11/2004
DS319 Hoa Kỳ – Điều 776 của Đạo luật thuế quan năm 1930 (Nguyên đơn: EC) 05/11/2004
DS318 Ấn Độ – Các biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm nhập khẩu từ các vùng lãnh thổ hải quan riêng biệt: Đài Loan, Bành Hồ, Kim Môn và Mã Tổ (Nguyên đơn: Đài Loan) 28/10/2004
DS317 Hoa Kỳ – Biện pháp ảnh hưởng tới thương mại máy bay dân dụng loại lớn (Nguyên đơn: EC) 06/10/2004
DS316 EC và các nước thành viên – Biện pháp ảnh hưởng tới thương mại máy bay dân dụng loại lớn (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 06/10/2004
DS315 EC – Các vấn đề hải quan chọn lọc (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 21/09/2004
DS314 Mexico – Biện pháp chống trợ cấp tạm thời đối với dầu olive nhập khẩu từ EC (Nguyên đơn: EC) 18/08/2004
DS313 EC – Thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm sắt cuộn cán mỏng nhập khẩu từ Ấn Độ (Nguyên đơn: Ấn Độ) 05/07/2004
DS312 Hàn Quốc – Thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm giấy nhập khẩu từ Indonesia (Nguyên đơn: Indonesia) 04/06/2004
DS311 Hoa Kỳ – Rà soát thuế đối kháng đối với gỗ xẻ mềm của Canada (Nguyên đơn: Canada) 14/04/2004
DS310 Hoa Kỳ – Quyết định của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ về lúa mỳ vụ xuân của Canada (Nguyên đơn: Canada) 08/04/2004
DS309 Trung Quốc – Thuế giá trị gia tăng đối với mạch tích hợp (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 18/03/2004
DS308 Mexico – Biện pháp thuế áp đặt với đồ uống không cồn và các loại nước giải khát khác (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 16/03/2004
DS307 EC  – Viện trợ cho tàu thương mại (Nguyên đơn: Hàn Quốc) 13/02/2004
DS306 Ấn Độ – Biện pháp chống bán phá giá đối với các sản phẩm pin nhập khẩu từ Bangladesh (Nguyên đơn: Bangladesh) 28/01/2004
DS305 Ai Cập – Các biện pháp ảnh hưởng tới các sản phẩm dệt may nhập khẩu (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 23/12/2003
DS304 Ấn Độ – Biện pháp chống bán phá giá đối với các sản phẩm nhập khẩu từ EC (Nguyên đơn: EC) 08/12/2003
DS303 Ecuador – Biện pháp tự vệ chính thức đối với sản phẩm nhập khẩu tấm xơ ép mật độ trung bình (Nguyên đơn: Chile) 24/11/2003
DS302 Cộng hòa Dominican – Các biện pháp ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu và buôn bán quốc tế sản phẩm thuốc lá (Nguyên đơn: Cộng hòa Honduras) 08/10/2003
DS301 EC – Các biện pháp ảnh hưởng tới kinh doanh tàu thương mại (Nguyên đơn: Hàn Quốc) 03/09/2003
DS300 Cộng hòa Dominican – Các biện pháp ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu thuốc lá (Nguyên đơn: Cộng hòa Honduras) 28/08/2003
DS299 EC – Biện pháp đối kháng áp đặt với sản phẩm bộ xử lý bộ nhớ truy cập động ngẫu nhiên nhập khẩu từ Hàn Quốc (Nguyên đơn: Hàn Quốc) 25/07/2003
DS298 Mexico – Một số biện pháp giá trong định giá hải quan và các mục đích khác (Nguyên đơn: Cộng hóa Guatemala) 22/07/2003
DS297 Croatia – Biện pháp ảnh hưởng tới nhập khẩu động vật và các sản phẩm thịt tươi sống (Nguyên đơn: Hungary) 09/07/2003
DS296 Hoa Kỳ – Điều tra chống trợ cấp đối với sản phẩm bán dẫn truy cập bộ nhớ ngẫu nhiên (DRAMS) nhập khẩu từ Hàn Quốc (Nguyên đơn: Hàn Quốc) 30/06/2003
DS295 Mexico – Biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với gạo và thịt bò nhập khẩu (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 16/06/2003
DS294 Hoa Kỳ – Pháp luật, quy định và phương pháp (Quy về 0) trong tính toán biên độ phá giá (Nguyên đơn: EC) 12/06/2003
DS293 EC – Các biện pháp liên quan tới phê duyệt và tiếp thị các sản phẩm công nghệ sinh học (Nguyên đơn: Achentina) 14/05/2003
DS292 EC – Các biện pháp liên quan tới phê duyệt và tiếp thị các sản phẩm công nghệ sinh học (Nguyên đơn: Canada) 13/05/2003
DS291 EC – Các biện pháp liên quan tới phê duyệt và tiếp thị các sản phẩm công nghệ sinh học (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 13/05/2003
DS290 EC – Bảo vệ thương hiệu và định vị địa lý cho thực phẩm và hàng nông sản (Nguyên đơn: Australia) 17/04/2003
DS289 Cộng hòa Séc – Thuế bổ sung đối với thịt lợn nhập khẩu từ Ba Lan (Nguyên đơn: Ba Lan) 16/04/2003
DS288 Nam Phi – Biện pháp chống bán phá giá chính thức áp đặt với chăn nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ (Nguyên đơn: Thổ Nhĩ Kỳ) 09/04/2003
DS287 Australia – Cơ chế cách ly đối với một số hàng nhập khẩu (Nguyên đơn: EC) 03/04/2003
DS286 EC – Phân loại hải quan đối với sản phẩm gà rút xương đông lạnh (Nguyên đơn: Thái Lan) 25/03/2003
DS285 Hoa Kỳ – Các biện pháp ảnh hưởng tới dịch vụ cung cấp sàn đánh bạc xuyên biên giới (Nguyên đơn: Antigua và Barbuda) 13/03/2003
DS284 Mexico – Một số biện pháp ngăn cản nhập khẩu đỗ đen từ Nicaragua (Nguyên đơn: Nicaragua) 17/03/2003
DS283 EC – Trợ cấp xuất khẩu đối với sản phẩm đường (Nguyên đơn: Thái Lan) 14/03/2003
DS282 Hoa Kỳ – Biện pháp chống bán phá giá đối với ống dẫn dầu nhập khẩu từ Mexico (Nguyên đơn: Mexico) 18/02/2003
DS281 Hoa Kỳ – Biện pháp chống bán phá giá đối với xi măng nhập khẩu từ Mexico (Nguyên đơn: Mexico) 31/01/2003
DS280 Hoa Kỳ – Thuế chống trợ cấp đối với tấm thép nhập khẩu từ Mexico (Nguyên đơn: Mexico) 21/01/2003
DS279 Ấn Độ – Duy trì hạn chế nhập khẩu theo chính sách xuất nhập khẩu 2002-2007 (Nguyên đơn: EC) 23/12/2002
DS278 Chile – Biện pháp tự vệ chính thức đối với đường fructose nhập khẩu (Nguyên đơn: Achentina) 20/12/2002
DS277 Hoa Kỳ – Điều tra của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ đối với gỗ xẻ mềm của Canada (Nguyên đơn: Canada) 20/12/2002
DS276 Canada – Các biện pháp liên quan tới xuất khẩu lúa mỳ và các đối xử đối với hạt nhập khẩu (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 17/12/2002
DS275 Venezuela – Biện pháp cấp phép nhập khẩu đối với hàng nông sản (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 07/11/2002
DS274 Hoa Kỳ – Các biện pháp tự vệ chính thức đối với các sản phẩm thép (Nguyên đơn: Đài Loan) 01/11/2002
DS273 Hàn Quốc – Các biện pháp liên quan tới kinh doanh các loại tàu thương mại (Nguyên đơn: EC) 21/10/2002
DS272 Peru – Thuế chống bán phá giá tạm thời áp đặt với dầu thực vật nhập khẩu từ Achentina (Nguyên đơn: Achentina) 21/10/2002
DS271 Australia – Các biện pháp liên quan tới hoạt động nhập khẩu sản phẩm dứa tươi (Nguyên đơn: Philippines) 18/10/2002
DS270 Australia – Các biện pháp ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu rau và hoa quả tươi (Nguyên đơn: Philippines) 18/10/2002
DS269 EC – Phân loại hải quan đối với sản phẩm gà rút xương đông lanh (Nguyên đơn: Braxin) 11/10/2002
DS268 Hoa Kỳ – Rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá đối với ống dẫn dầu nhập khẩu từ Achentina (Nguyên đơn: Achentina) 07/10/2002
DS267 Hoa Kỳ – Trợ cấp cho sản phẩm bông vùng cao (Nguyên đơn: Braxin) 27/09/2002
DS266 EC – Trợ cấp xuất khẩu đối với sản phẩm đường (Nguyên đơn: Braxin) 27/09/2002
DS265 EC – Trợ cấp xuất khẩu đối với sản phẩm đường (Nguyên đơn: Australia) 27/09/2002
DS264 Hoa Kỳ – Quyết định phá giá cuối cùng đối với gỗ xẻ mềm nhập khẩu từ Canada (Nguyên đơn: Canada) 13/09/2002
DS263 EC – Các biện pháp ảnh hưởng tới mặt hàng rượu nhập khẩu (Nguyên đơn: Achentina) 04/09/2002
DS262 Hoa Kỳ – Rà soát cuối kỳ thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với các sản phẩm thép nhập khẩu từ Pháp và Đức (Nguyên đơn: EC) 25/07/2002
DS261 Uruguay – Đãi ngộ thuế đối với một số sản phẩm (Nguyên đơn: Chile) 18/06/2002
DS260 EC – Biện pháp tự vệ tạm thời đối với các sản phẩm thép nhập khẩu (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 30/05/2002
DS259 Hoa Kỳ – Biện pháp tự vệ chính thức đối với các sản phẩm thép nhập khẩu (Nguyên đơn: Braxin) 21/05/2002
DS258 Hoa Kỳ – Biện pháp tự vệ chính thức đối với các sản phẩm thép nhập khẩu (Nguyên đơn: New Zealand) 14/05/2002
DS257 Hoa Kỳ – Quyết định áp thuế chống trợ cấp cuối cùng đối với gỗ xẻ mềm nhập khẩu từ Canada (Nguyên đơn: Canada) 03/05/2002
DS256 Thổ Nhĩ Kỳ – Lệnh cấm nhập khẩu thức ăn cho vật nuôi (Nguyên đơn: Hungary) 03/05/2002
DS255 Peru – Đại ngộ thuế đối với một số sản phẩm nhập khẩu (Nguyên đơn: Chile) 22/04/2002
DS254 Hoa Kỳ – Biện pháp tự vệ chính thức đối với các sản phẩm thép nhập khẩu (Nguyên đơn: Na uy) 04/04/2002
DS253 Hoa Kỳ – Biện pháp tự vệ chính thức đối với các sản phẩm thép nhập khẩu (Nguyên đơn: Thụy Sỹ) 03/04/2002
DS252 Hoa Kỳ – Biện pháp tự vệ chính thức đối với các sản phẩm thép nhập khẩu (Nguyên đơn: Trung Quốc) 26/03/2002
DS251 Hoa Kỳ – Biện pháp tự vệ chính thức đối với các sản phẩm thép nhập khẩu (Nguyên đơn: Hàn Quốc) 20/03/2002
DS250 Hoa Kỳ – Thuế môn bài tại bang Florida áp đặt với cam và bưởi nhập khẩu (Nguyên đơn: Braxin) 20/03/2002
DS249 Hoa Kỳ – Biện pháp tự vệ chính thức đối với các sản phẩm thép nhập khẩu (Nguyên đơn: Nhật Bản) 20/03/2002
DS248 Hoa Kỳ – Biện pháp tự vệ chính thức đối với các sản phẩm thép nhập khẩu (Nguyên đơn: EC) 07/03/2002
DS247 Hoa Kỳ – Biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với gỗ xẻ mềm nhập khẩu từ Canada (Nguyên đơn: Canada) 06/03/2002
DS246 EC – Các điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan đối với các nước đang phát triển (Nguyên đơn: Ấn Độ) 05/03/2002
DS245 Nhật Bản – Các biện pháp ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu táo (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 01/03/2002
DS244 Hoa Kỳ – Rà soát cuối kỳ thuế chống bán phá giá đối với tấm thép cacbon chống mòn nhập khẩu từ Nhật  Bản (Nguyên đơn: Nhật Bản) 30/01/2002
DS243 Hoa Kỳ – Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may (Nguyên đơn: Ấn Độ) 11/01/2002
DS242 EC – Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (Nguyên đơn: Thái Lan) 07/12/2001
DS241 Achentina – Thuế chống bán phá giá chính thức đối với gia cầm (Nguyên đơn: Braxin) 07/11/2001
DS240 Romani – Cấm nhập khẩu lúa mỳ và bột lúa mỳ (Nguyên đơn: Hungary) 18/10/2001
DS239 Hoa Kỳ – Thuế chống bán phá giá áp đặt với kim loại silic nhập khẩu từ Braxin (Nguyên đơn: Braxin) 18/09/2001
DS238 Achentina – Biện pháp tự vệ chính thức đối với đào đóng hộp nhập khẩu (Nguyên đơn: Chile) 14/09/2001
DS237 Thổ Nhĩ Kỳ – Thủ tục nhập khẩu trái cây tươi (Nguyên đơn: Ecuado) 31/08/2001
DS236 Hoa Kỳ – Quyết định sơ bộ liên quan tới gỗ xẻ mềm nhập khẩu từ Canada (Nguyên đơn: Canada) 21/08/2001
DS235 Slovakia – Biện pháp tự vệ đối với sản phẩm đường nhập khẩu (Nguyên đơn: Ba Lan) 11/07/2001
DS234 Hoa Kỳ – Luật chống bán phá giá và chống trợ cấp năm 2000 (Nguyên đơns: Canada; Mexico) 21/05/2001
DS233 Achentina – Các biện pháp ảnh hưởng tới dược phẩm nhập khẩu (Nguyên đơn: Ấn Độ) 25/05/2001
DS232 Mexico – Các biện pháp ảnh hưởng tới sản phẩn diêm nhập khẩu (Nguyên đơn: Chile) 17/05/2001
DS231 EC – Mô tả thương mại đối với cá sardine (Nguyên đơn: Peru) 20/03/2001
DS230 Chile – Biện pháp tự vệ và thay đổi thời hạn liên quan tới sản phẩm đường nhập khẩu (Nguyên đơn: Colombia) 17/04/2001
DS229 Braxin – Thuế chống bán phá giá đối với các loại túi sợi đay nhập khẩu từ Ấn Độ (Nguyên đơn: Ấn Độ) 09/04/2001
DS228 Chile – Biện pháp tự vệ đối với sản phẩm đường (Nguyên đơn: Colombia) 15/03/2001
DS227 Peru – Các loại thuế áp đặt với thuốc lá (Nguyên đơn: Chile) 01/03/2001
DS226 Chile – Biện pháp tự vệ tạm thời đối với hỗn hợp dầu ăn (Nguyên đơn: Achentina) 19/02/2001
DS225 Hoa Kỳ – Thuế chống bán phá giá đối với ống thẳng nhập khẩu từ Italy (Nguyên đơn: EC) 05/02/2001
DS224 Hoa Kỳ – Quy định về bằng sáng chế của Hoa Kỳ (Nguyên đơn: Braxin) 31/01/2001
DS223 EC – Biểu hạn ngạch thuế quan đối với gluten ngô (Corn Gluten Feed) nhập khẩu từ Hoa Kỳ (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 25/01/2001
DS222 Canada – Bảo lãnh vay và tín dụng xuất khẩu đối với máy bay (regional Aircraft) (Nguyên đơn: Braxin) 22/01/2001
DS221 Hoa Kỳ – Điều 129(c)(1) Hiệp định Vòng đàm phán Uruguay (Nguyên đơn: Canada) 17/01/2001
DS220 Chile – Hệ thống dải giá và biện pháp tự vệ liên quan tới hàng nông sản (Nguyên đơn: Guatemala) 05/01/2001
DS219 EC – Thuế chống bán phá giá đối với  ống sắt đúc dễ uốn hoặc phụ kiện ống nhập khẩu từ Braxin (Nguyên đơn: Braxin) 21/12/2000
DS218 Hoa Kỳ – Thuế chống trợ cấp đối với các sản phẩm thép cacbon nhập khẩu từ Braxin (Nguyên đơn: Braxin) 21/12/2000
DS217 Hoa Kỳ – Luật chống bán phá giá và chống trợ cấp năm 2000 (Nguyên đơn: Australia; Braxin; Chile; EC; Ấn Độ; Indonesia; Nhật Bản; Hàn Quốc; Thái Lan) 21/12/2000
DS216 Mexico – Biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với máy biến thế (Nguyên đơn: Braxin) 20/12/2000
DS215 Philippines – Biện pháp chống bán phá giá liên quan tới nhựa polypropylene nhập khẩu từ Hàn Quốc (Nguyên đơn: Hàn Quốc) 15/12/2000
DS214 Hoa Kỳ – Biện pháp tự vệ chính thức đối với dây thép và ống hàn tròn nhập khẩu (Nguyên đơn: EC) 01/12/2000
DS213 Hoa Kỳ – Thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm tấm thép cacbon chống mòn nhập khẩu từ Đức (Nguyên đơn: EC) 10/11/2000
DS212 Hoa Kỳ – Biện pháp chống trợ cấp đối với một số sản phẩm nhập khẩu từ EC (Nguyên đơn: EC) 10/11/2000
DS211 Ai Cập – Biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với thép cây nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ (Nguyên đơn: Thổ Nhĩ Kỳ) 06/11/2000
DS210 Bỉ – Biện pháp hành chính trong xây dựng thuế hải quan đối với gạo (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 12/10/2000
DS209 EC – Các biện pháp liên quan tới cà phê hòa tan (Nguyên đơn: Braxin) 12/10/2000
DS208 Thổ Nhĩ Kỳ – Thuế chống bán phá giá đối với phụ kiện ống sắt và thép (Nguyên đơn: Braxin) 09/10/2000
DS207 Chile – Hệ thống dải giá và biện pháp tự vệ liên quan tới hàng nông sản (Nguyên đơn: Achentina) 05/10/2000
DS206 Hoa Kỳ – Biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp liên quan tới tấm thép nhập khẩu từ Ấn Độ (Nguyên đơn: Ấn Độ) 04/10/2000
DS205 Ai Cập – Cấm nhập khẩu đối với dầu đậu nành và cá ngừ đóng hộp (Nguyên đơn: Thái Lan) 22/09/2000
DS204 Mexico – Các biện pháp liên quan tới dịch vụ viễn thông (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 17/08/2000
DS203 Mexico – Các biện pháp liên quan tới buôn bán lợn sống (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 10/07/2000
DS202 Hoa Kỳ – Biện pháp tự vệ chính thức đối với ống cuộn carbon nhập khẩu từ Hàn Quốc (Nguyên đơn: Hàn Quốc) 13/06/2000
DS201 Nicaragua – Các biện pháp ảnh hưởng tới hàng nhập khẩu từ Honduras và Colombia (Nguyên đơn: Honduras) 06/06/2000
DS200 Hoa Kỳ – Mục 306 của Đạo luật Thương mại năm 1974 và những sửa đổi bổ sung (Nguyên đơn: EC) 05/06/2000
DS199 Braxin – Các biện pháp liên quan tới bảo hộ bằng sáng chế (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 30/05/2000
DS198 Romani – Các biện pháp về giá nhập khẩu tối thiểu (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 30/05/2000
DS197 Braxin – Các biện pháp về giá nhập khẩu tối thiểu (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 30/05/2000
DS196 Achentina – Một số biện pháp bảo hộ bằng sáng chế và dữ liệu đánh giá (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 30/05/2000
DS195 Philippines – Các biện pháp ảnh hưởng tới đầu tư và thương mại trong lĩnh vực xe máy (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 23/05/2000
DS194 Hoa Kỳ – Các biện pháp hạn chế xuất khẩu như trợ cấp (Nguyên đơn: Canada) 19/05/2000
DS193 Chile – Các biện pháp ảnh hưởng tới nhập khẩu và quá cảnh cá kiếm (Nguyên đơn: EC) 19/04/2000
DS192 Hoa Kỳ – Các biện pháp tự vệ chuyển tiếp đối với sợi cotton cuộn nhập khẩu từ Pakistan (Nguyên đơn: Pakistan) 03/04/2000
DS191 Ecuador – Biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm xi măng nhập khẩu từ Mexico (Nguyên đơn: Mexico) 15/03/2000
DS190 Achentina – Các biện pháp tự vệ chuyển tiếp đối với một số sản phẩm vải dệt từ cotton và hỗn hợp cotton nhập khẩu từ Braxin (Nguyên đơn: Braxin) 11/02/2000
DS189 Achentina – Biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với bìa cứng carton nhập khẩu từ Đức và biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với gạch ngói nhập khẩu từ Italy (Nguyên đơn: EC) 26/01/2000
DS188 Nicaragua – Các biện pháp ảnh hưởng tới các sản phẩm nhập khẩu từ Honduras và Colombia (Nguyên đơn: Colombia) 17/01/2000
DS187 Trinidad và Tobago – Biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với mỳ ống Macaroni và Spaghetti nhập khẩu từ Costa Rica (Nguyên đơn: Costa Rica) 17/01/2000
DS186 Hoa Kỳ – Mục 337 của Đạo luật Thuế quan năm 1930 và các sửa đổi bổ sung (Nguyên đơn: EC) 12/01/2000
DS185 Trinidad và Tobago – Biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm mỳ ống, mỳ sợi nhập khẩu từ Costa Rica (Nguyên đơn: Costa Rica) 18/11/1999
DS184 Hoa Kỳ – Biện pháp chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép cuộn cán nóng nhập khẩu từ Nhật  Bản (Nguyên đơn: Nhật Bản) 18/11/1999
DS183 Braxin – Các biện pháp giấy phép xuất khẩu và giá xuất khẩu tối thiểu (Nguyên đơn: EC) 14/10/1999
DS182 Ecuado – Biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với xi măng nhập khẩu từ Mexico (Nguyên đơn: Mexico) 05/10/1999
DS181 Colombia – Biện pháp tự vệ đối với tơ polyester thô nhập khẩu từ Thái Lan (Nguyên đơn: Thái Lan) 07/09/1999
DS180 Hoa Kỳ – Phân loại lại một số sản phẩm xiro đường (Nguyên đơn: Canada) 06/09/1999
DS179 Hoa Kỳ – Biện pháp chống bán phá giá liên quan tới thép cuộn, thép tấm và thép dải không gỉ nhập khẩu từ Hàn Quốc (Nguyên đơn: Hàn Quốc) 30/07/1999
DS178 Hoa Kỳ – Biện pháp tự vệ đối với các sản phẩm thịt cừu sống, sấy khô hoặc đông lạnh nhập khẩu từ Australia (Nguyên đơn: Australia) 23/07/1999
DS177 Hoa Kỳ – Biện pháp tự vệ đối với các sản phẩm thịt cừu sống, sấy khô hoặc đông lạnh nhập khẩu từ New Zealand (Nguyên đơn: New Zealand) 16/07/1999
DS176 Hoa Kỳ – Mục 211 Đạo luật Omnibus năm 1998 (Nguyên đơn: EC) 08/07/1999
DS175 Ấn Độ – Biện pháp liên quan tới thương mại và đầu tư trong lĩnh vực ô tô (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 02/06/1999
DS174 EC – Bảo hộ Thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho hàng nông sản và thực phẩm (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 01/06/1999
DS173 Pháp – Các biện pháp liên quan tới việc triển khai hệ thống quản lý bay  (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 21/05/1999
DS172 EC – Các biện pháp liên quan tới việc triển khai hệ thống quản lý bay (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 21/05/1999
DS171 Achentina – Bảo hộ sáng chế đối với dược phẩm và bảo hộ dữ liệu đánh giá đối với hóa chất nông nghiệp (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 06/05/1999
DS170 Canada – Điều khoản về bảo hộ bằng sáng chế (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 06/05/1999
DS169 Hàn Quốc – Các biện pháp ảnh hưởng tới sản phẩm thịt bò tười, sấy khô và đông lạnh nhập khẩu (Nguyên đơn: Australia) 13/04/1999
DS168 Nam Phi – Thuế chống bán phá giá đối với một số dược phẩm nhập khẩu từ Ấn Độ (Nguyên đơn: Ấn Độ) 01/04/1999
DS167 Hoa Kỳ – Điều tra chống trợ cấp đối với gia súc nuôi nhập khẩu từ Canada (Nguyên đơn: Canada) 19/03/1999
DS166 Hoa Kỳ – Biện pháp tự vệ chính thức đối với bột mỳ gluten nhập khẩu từ EC (Nguyên đơn: EC) 17/03/1999
DS165 Hoa Kỳ – Biện pháp nhập khẩu đối với một số sản phẩm từ EC (Nguyên đơn: EC) 04/03/1999
DS164 Achentina – Các biện pháp ảnh hưởng tới giầy da nhập khẩu (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 01/03/1999
DS163 Hàn Quốc – Các biện pháp liên quan tới mua sắm chính phủ (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 16/02/1999
DS162 Hoa Kỳ – Luật Chống bán phá giá năm 1916 (Nguyên đơn: Nhật Bản) 10/02/1999
DS161 Hàn Quốc – Biện pháp liên quan tới sản phẩm thịt bò tươi sống, sấy khô và đông lạnh nhập khẩu (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 01/02/1999
DS160 Hoa Kỳ – Điều 110(5) Luật bản quyền của Hoa Kỳ (Nguyên đơn: EC) 26/01/1999
DS159 Hungary – Biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ Cộng hòa Séc (Nguyên đơn: Cộng hòa Séc) 21/01/1999
DS158 EC – Cơ chế nhập khẩu, kinh doanh và phân phối sản phẩm chuối (Nguyên đơns: Guatemala; Honduras; Mexico; Panama; Hoa Kỳ) 20/01/1999
DS157 Achentina – Biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với mũi khoan nhập khẩu từ Italy (Nguyên đơn: EC) 14/01/1999
DS156 Guatemala – Biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với xi măng pooclang xám nhập khẩu từ Mexico (Nguyên đơn: Mexico) 05/01/1999
DS155 Achentina – Các biện pháp liên quan tới sản phẩm thuộc da bò xuất khẩu và nhập khẩu da thành phẩm (Nguyên đơn: EC) 23/12/1998
DS154 EC – Các biện pháp liên quan tới ưu đãi khác biệt đối với sản phẩm cà phê (Nguyên đơn: Braxin) 07/12/1998
DS153 EC – Bảo hộ bằng sáng chế đối với dược phẩm và các sản phẩm hóa chất nông nghiệp (Nguyên đơn: Canada) 02/12/1998
DS152 Hoa Kỳ – Điều 301–310 Đạo luật Thương mại năm 1974 (Nguyên đơn: EC) 25/11/1998
DS151 Hoa Kỳ – Các biện pháp ảnh hưởng tới hàng dệt may (II) (Nguyên đơn: EC) 19/11/1998
DS150 Ấn Độ – Một số biện pháp liên quan tới thuế hải quan (Nguyên đơn: EC) 31/10/1998
DS149 Ấn Độ – Hạn chế nhập khẩu (Nguyên đơn: EC) 28/10/1998
DS148 Cộng hòa Séc – Các biện pháp ảnh hưởng tới nhập khẩu lúa mỳ từ Hungary (Nguyên đơn: Hungary) 12/10/1998
DS147 Nhật Bản – Hạn ngạch thuế quan và trợ cấp liên quan tới thuộc da (Nguyên đơn: EC) 08/10/1998
DS146 Ấn Độ – Các biện pháp ảnh hưởng tới lĩnh vực ô tô (Nguyên đơn: EC) 06/10/1998
DS145 Achentina – Thuế chống trợ cấp đối với lúa mì gluten nhập khẩu từ EC (Nguyên đơn: EC) 23/09/1998
DS144 Hoa Kỳ – Một số biện pháp liên quan tới gia súc, thịt lợn và các loại hạt nhập khẩu từ Canada (Nguyên đơn: Canada) 25/09/1998
DS143 Cộng hòa Slovakia – Biện pháp liên quan tới thuế nhập khẩu lúa mỳ từ Hungary (Nguyên đơn: Hungary) 19/09/1998
DS142 Canada – Các biện pháp liên quan tới ngành sản xuất ô tô (Nguyên đơn: EC) 17/08/1998
DS141 EC – Thuế chống bán phá giá đối với ga trải giường cotton nhập khẩu từ Ấn Độ (Nguyên đơn: Ấn Độ) 03/08/1998
DS140 EC – Điều tra chống bán phá giá đối với vải cotton mộc nhập khẩu từ Ấn Độ (Nguyên đơn: Ấn Độ) 03/08/1998
DS139 Canada – Một số biện pháp liên quan tới ngành sản xuất ô tô (Nguyên đơn: Nhật Bản) 03/07/1998
DS138 Hoa Kỳ – Áp thuế chống trợ cấp đối với các sản phẩm thép cacbon chì và bitmut cán nóng nhập khẩu từ Anh (Nguyên đơn: EC) 12/06/1998
DS137 EC – Biện pháp liên quan tới gỗ cây tùng, bách nhập khẩu từ Canada (Nguyên đơn: Canada) 17/06/1998
DS136 Hoa Kỳ – Luật thuế chống bán phá giá năm 1916 (Nguyên đơn: EC) 04/06/1998
DS135 EC – Biện pháp liên quan tới miăng và các sản phẩm chưa miăng (Nguyên đơn: Canada) 28/05/1998
DS134 EC – Hạn chế đối với thuế nhập khẩu gạo (Nguyên đơn: Ấn Độ) 27/05/1998
DS133 Cộng hòa Slovakia – Biện pháp liên quan tới hoạt động nhập khẩu các sản phẩm bơ sữa và hoạt động quá cảnh gia súc (Nguyên đơn: Thụy Sỹ) 07/05/1998
DS132 Mexico – Điều tra chống bán phá giá đối với xiro ngô hàm lượng đường fructose cao (HFCS) nhập khẩu từ Hoa Kỳ (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 08/05/1998
DS131 Pháp – Một số biện pháp thuế thu nhập hình thành nên trợ cấp (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 05/05/1998
DS130 Ailen – Một số biện pháp thuế thu nhập hình thành nên trợ cấp (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 05/05/1998
DS129 Hi Lạp – Một số biện pháp thuế thu nhập hình thành nên trợ cấp (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 05/05/1998
DS128 Hà Lan – Một số biện pháp thuế thu nhập hình thành nên trợ cấp (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 05/05/1998
DS127 Bỉ – Một số biện pháp thuế thu nhập hình thành nên trợ cấp (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 05/05/1998
DS126 Australia – Các trợ cấp đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu da trong công nghiệp ô tô  (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 04/05/1998
DS125 Hi Lạp – Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với các chương trình truyền hình và phim ảnh (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 04/05/1998
DS124 EC – Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với các chương trình truyền hình và phim ảnh (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 30/04/1998
DS123 Achentina – Biện pháp tự vệ đối với giầy dép nhập khẩu (Nguyên đơn: Indonesia) 22/04/1998
DS122 Thái Lan – Thuế chống bán phá giá với sắt hay thép góc, hình và thép hình tổ hợp và dầm chữa H từ Ba Lan (Nguyên đơn: Ba Lan) 06/04/1998
DS121 Achentina – Biện pháp tự vệ đối với giầy dép nhập khẩu (Nguyên đơn: EC) 06/04/1998
DS120 Ấn Độ – Các biện pháp ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng hóa (Nguyên đơn: EC) 11/03/1998
DS119 Australia – Các biện pháp chống bán phá giá đối với giấy phủ (Coated Woodfree Paper Sheets) (Nguyên đơn: Thụy Sỹ) 20/02/1998
DS118 Hoa Kỳ – Thuế bảo trì cảng (Nguyên đơn: EC) 06/02/1998
DS117 Canada – Các biện pháp liên quan tới dịch vụ phân phối phim (Nguyên đơn: EC) 20/01/1998
DS116 Braxin – Các biện pháp liên quan tới điều khoản thanh toán trong nhập khẩu (Nguyên đơn: EC) 08/01/1998
DS115 EC – Các biện pháp ảnh hưởng tới chuyển nhượng quyền tác giả và các quyền liên quan (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 06/01/1998
DS114 Canada – Bảo hộ bằng sáng chế đối với dược phẩm (Nguyên đơn: EC) 19/12/1997
DS113 Canada – Các biện pháp ảnh hưởng tới các sản phẩm sữa xuất khẩu (Nguyên đơn: New Zealand) 29/12/1997
DS112 Peru – Điều tra chống trợ cấp đối với xe buýt nhập khẩu từ Braxin (Nguyên đơn: Braxin) 23/12/1997
DS111 Hoa Kỳ – Hạn ngạch thuế quan đối với lạc nhập khẩu (Nguyên đơn: Achentina) 19/12/1997
DS110 Chile – Thuế áp đặt với đồ uống có cồn (Nguyên đơn: EC) 15/12/1997
DS109 Chile – Thuế áp đặt với đồ uống có cồn (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 11/12/1997
DS108 Hoa Kỳ – Áp đặt thuế đối với “Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài” (Nguyên đơn: EC) 18/11/1997
DS107 Pakistan – Các biện pháp ảnh hưởng tới xuất khẩu nguyên liệu da và tấm bọc (Nguyên đơn: EC) 07/11/1997
DS106 Australia – Trợ cấp đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu bọc da dùng cho ô tô (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 10/11/1997
DS105 EC – Cơ chế nhập khẩu, kinh danh và phân phối sản phẩm chuối (Nguyên đơn: Panama) 24/10/1997
DS104 EC – Các biện pháp ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu pho mát (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 08/10/1997
DS103 Canada – Các biện pháp ảnh hưởng tới nhập khẩu sữa và xuất khẩu các sản phẩm từ sữa (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 08/10/1997
DS102 Philippines – Các biện pháp liên quan tới thịt lợn và thịt gia cầm (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 07/10/1997
DS101 Mexico – Điều tra chống bán phá giá với xiro ngô hàm lượng đường fructose cao (HFCS) nhập khẩu từ Hoa Kỳ (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 04/09/1997
DS100 Hoa Kỳ – Các biện pháp liên quan tới sản phẩm thịt gia cầm nhập khẩu (Nguyên đơn: EC) 18/08/1997
DS99 Hoa Kỳ – Thuế chống bán phá giá áp đặt với sản phẩm bán dẫn truy cập bộ nhớ ngẫu nhiên (DRAMS) từ 1 Megabit trở lên nhập khẩu từ Hàn Quốc (Nguyên đơn: Hàn Quốc) 14/08/1997
DS98 Hàn Quốc – Biện pháp tự vệ chính thức đối với một số sản phẩm sữa nhập khẩu (Nguyên đơn: EC) 12/08/1997
DS97 Hoa Kỳ – Điều tra chống trợ cấp đối với cá hồi nhập khẩu từ Chile (Nguyên đơn: Chile) 05/08/1997
DS96 Ấn Độ – Hạn chế số lượng nhập khẩu đối với hàng nông sản, dệt may và công nghiệp (Nguyên đơn: EC) 18/07/1997
DS95 Hoa Kỳ – Biện pháp ảnh hưởng tới mua sắm chính phủ (Nguyên đơn: Nhật Bản) 18/07/1997
DS94 Ấn Độ – Hạn chế số lượng nhập khẩu đối với hàng nông sản, dệt may và công nghiệp (Nguyên đơn: Thụy Sỹ) 17/07/1997
DS93 Ấn Độ – Hạn chế số lượng nhập khẩu đối với hàng nông sản, dệt may và công nghiệp  (Nguyên đơn: New Zealand) 16/07/1997
DS92 Ấn Độ – Hạn chế số lượng nhập khẩu đối với hàng nông sản, dệt may và công nghiệp (Nguyên đơn: Canada) 16/07/1997
DS91 Ấn Độ – Hạn chế số lượng nhập khẩu đối với hàng nông sản, dệt may và công nghiệp (Nguyên đơn: Australia) 16/07/1997
DS90 Ấn Độ – Hạn chế số lượng nhập khẩu đối với hàng nông sản, dệt may và công nghiệp (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 15/07/1997
DS89 Hoa Kỳ – Thuế chống bán phá giá đối với ti vi màu nhập khẩu từ Hàn quốc (Nguyên đơn: Hàn Quốc) 10/07/1997
DS88 Hoa Kỳ – Biện pháp ảnh hưởng tới mua sắm chính phủ (Nguyên đơn: EC) 20/06/1997
DS87 Chile – Thuế áp đặt với đồ uống có cồn (Nguyên đơn: EC) 04/06/1997
DS86 Thụy Điển – Các biện pháp ảnh hưởng tới thực thi quyền sở hữu trí tuệ (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 28/05/1997
DS85 Hoa Kỳ – Các biện pháp liên quan tới các sản phẩm dệt  may và quần áo (Nguyên đơn: EC) 22/05/1997
DS84 Hàn Quốc – Thuế áp đặt với đồ uống có cồn (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 23/05/1997
DS83 Đan mạch – Các biện pháp liên quan tới thực thi quyền sở hữu trí tuệ (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 14/05/1997
DS82 Ailen – Các biện pháp liên quan tới chuyển nhượng quyền tác giả và các quyền liên quan (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 14/05/1997
DS81 Braxin – Các biện pháp ảnh hưởng tới thương mại và đầu tư trong lĩnh vực ô tô (Nguyên đơn: EC) 07/05/1997
DS80 Bỉ – Các biện pháp liên quan tới dịch vụ niêm giám điện thoại thương mại (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 02/05/1997
DS79 Ấn Độ – Bảo hộ bằng sáng chế đối với dược phẩm và hóa chất nông nghiệp (Nguyên đơn: EC) 28/04/1997
DS78 Hoa Kỳ – Biện pháp tự vệ đối với chổi broom corn (Nguyên đơn: Colombia) 28/04/1997
DS77 Achentina – Các biện pháp liên quan tới hàng dệt may, quần áo và giầy dép (Nguyên đơn: EC) 21/04/1997
DS76 Nhật Bản – Các biện pháp liên quan tới hàng nông sản (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 07/04/1997
DS75 Hàn Quốc – Thuế áp đặt với đồ uống có cồn (Nguyên đơn: EC) 02/04/1997
DS74 Philippines – Các biện pháp liên quan tới thịt lợn và thịt gia cầm (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 01/04/1997
DS73 Nhật Bản – Mua sắm vệ tinh nhân tạo (Nguyên đơn: EC) 26/03/1997
DS72 EC – Các biện pháp liên quan tới sản phẩm bơ sữa (Nguyên đơn: New Zealand) 24/03/1997
DS71 Canada – Các biện pháp ảnh hưởng tới xuất khẩu máy bay dân sự (Nguyên đơn: Braxin) 10/03/1997
DS70 Canada – Các biện pháp ảnh hưởng tới việc xuất khẩu máy bay dân sự (Nguyên đơn: Braxin) 10/03/1997
DS69 EC – Các biện pháp ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu một số sản phẩm thịt gia cầm (Nguyên đơn: Braxin) 24/02/1997
DS68 Ailen  –  Phân loại hải quan đối với một số linh kiện máy tính (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 14/02/1997
DS67 Anh – Phân loại hải quan đối với một số linh kiện máy tính (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 14/02/1997
DS66 Nhật Bản – Các biện pháp ảnh hưởng tới sản phẩm thịt lợn nhập khẩu (Nguyên đơn: EC) 25/01/1997
DS65 Braxin – Các biện pháp ảnh hưởng tới thương mại và đầu tư trong lĩnh vực ô tô (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 10/01/1997
DS64 Indonesia – Các biện pháp ảnh hưởng tới ngành sản xuất ô tô (Nguyên đơn: Nhật Bản) 29/11/1996
DS63 Hoa Kỳ – Các biện pháp chống bán phá giá đối với ure (Solid Urea) nhâp khẩu từ Cộng hòa Dân chủ Đức (Nguyên đơn: EC) 28/11/1996
DS62 EC – Phân loại hải quan đối với một số linh kiện máy tính (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 08/11/1996
DS61 Hoa Kỳ – Cấm nhập khẩu đối với tôm và một số sản phẩm từ tôm (Nguyên đơn: Philippines) 25/10/1996
DS60 Guatemala – Điều tra chống bán phá giá đối với xi măng pooclăng từ Mexico (Nguyên đơn: Mexico) 17/10/1996
DS59 Indonesia – Một số biện pháp liên quan tới ngành sản xuất ô tô (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 08/10/1996
DS58 Hoa Kỳ – Cấm nhập khẩu tôm và các sản phẩm từ tôm (Nguyên đơns: Ấn Độ; Malaysia; Pakistan; Thái Lan) 08/10/1996
DS57 Australia – Chương trình tín dụng nhập khẩu hàng dệt may và giầy dép (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 07/10/1996
DS56 Achentina – Các biện pháp liên quan tới giầy dép, dệt may và các sản phẩm khác (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 04/10/1996
DS55 Indonesia – Một số biện pháp liên quan tới ngành sản xuất ô tô (Nguyên đơn: Nhật Bản) 04/10/1996
DS54 Indonesia – Một số biện pháp liên quan tới ngành sản xuất ô tô (Nguyên đơn: EC) 03/10/1996
DS53 Mexico – Định giá hải quan hàng nhập khẩu (Nguyên đơn: EC) 27/08/1996
DS52 Braxin – Một số biện pháp liên quan tới thương mại và đầu tư trong lĩnh vực ô tô (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 09/08/1996
DS51 Braxin – Một số biện pháp đầu tư lĩnh vực ô tô (Nguyên đơn: Nhật Bản) 30/07/1996
DS50 Ấn Độ – Bảo hộ bằng sáng chế đối với dược phẩm và các sản phẩm hóa chất nông nghiệp (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 02/07/1996
DS49 Hoa Kỳ – Điều tra chống bán phá giá đối với cà chua tươi hoặc sấy khô nhập khẩu từ Mexico (Nguyên đơn: Mexico) 01/07/1996
DS48 EC – Các biện pháp liên quan tới thịt và các sản phẩm thịt (hormones) (Nguyên đơn: Canada) 28/07/1996
DS47 Thổ Nhĩ Kỳ – Hạn chế nhập khẩu hàng dệt may (Nguyên đơn: Thái Lan) 20/06/1996
DS46 Braxin – Chương trình tài chính hỗ trợ xuất khẩu máy bay (Nguyên đơn: Canada) 19/06/1996
DS45 Nhật Bản – Các biện pháp ảnh hưởng tới dịch vụ phân phối (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 13/06/1996
DS44 Nhật Bản – Các biện pháp ảnh hưởng tới tiêu thụ giấy và phim tráng ảnh (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 13/06/1996
DS43 Thổ Nhĩ Kỳ – Thuế đối với doanh thu từ phim nước ngoài (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 12/06/1996
DS42 Nhật Bản – Các biện pháp liên quan tới thiết bị ghi âm (Nguyên đơn: EC) 28/05/1996
DS41 Hàn Quốc – Một số biện pháp liên quan tới kiểm tra mặt hàng nông sản (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 24/05/1996
DS40 Hàn Quốc – Pháp luật, quy định và thực tiễn trong lĩnh vực mua sắm thiết bị viễn thông (Nguyên đơn: EC) 05/05/1996
DS39 Hoa Kỳ – Lệnh tăng thế đối với một số sản phẩm của EC (Nguyên đơn: EC) 18/04/1996
DS38 Hoa Kỳ – Quyền tự do của người dân Cuba và Luật đoàn kết dân chủ (Nguyên đơn: EC) 03/05/1996
DS37 Bồ Đào Nha – Bảo hộ bằng sáng chế theo luật sở hữu công nghiệp (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 30/04/1996
DS36 Pakistan – Bảo hộ bằng sáng chế đối với dược phẩm và các sản phẩm hóa học trong nông nghiệp (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 30/04/1996
DS35 Hungary – Trợ cấp xuất khẩu hàng nông sản (Nguyên đơns: Achentina; Australia; Canada; New Zealand; Thái Lan; Hoa Kỳ) 27/03/1996
DS34 Thổ Nhĩ Kỳ – Hạn chế nhập khẩu các sản phẩm dệt may (Nguyên đơn: Ấn Độ) 21/03/1996
DS33 Hoa Kỳ – Các biện pháp ảnh hưởng tới áo sơ mi dệt len, áo choàng nhập khẩu từ Ấn Độ (Nguyên đơn: Ấn Độ) 14/03/1996
DS32 Hoa Kỳ – Các biện pháp ảnh hưởng tới hàng nhập khẩu áo khoác len, lông cừu dành cho phái đẹp (Nguyên đơn: Ấn Độ) 14/03/1996
DS31 Canada – Một số biện pháp liên quan tới tạp chí xuất bản định kỳ (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 11/03/1996
DS30 Braxin – Thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm dừa sấy khô và bột sữa dừa nhập khẩu từ Sri Lanka (Nguyên đơn: Sri Lanka) 23/02/1996
DS29 Thổ Nhĩ Kỳ – Hạn chế nhập khẩu hàng dệt may (Nguyên đơn: Hong Kong, Trung Quốc) 12/02/1996
DS28 Nhật Bản – Các biện pháp liên quan tới thiết bị ghi âm (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 09/02/1996
DS27 EC – Cơ chế nhập khẩu, kinh doanh và phân phối sản phẩm chuối (Nguyên đơns: Ecuador; Guatemala; Honduras; Mexico; Hoa Kỳ) 05/02/1996
DS26 EC – Các biện pháp liên quan tới thịt và các sản phẩm thịt (Hormones) (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 26/01/1996
DS25 EC – Thực thi các cam kết tại vòng đàm phán Uruguay liên quan tới mặt hàng gạo (Nguyên đơn: Uruguay) 14/12/1995
DS24 Hoa Kỳ – Các biện pháp hạn chế nhập khẩu bông và sản phẩm đồ lót làm từ sợi nhân tạo (Nguyên đơn: Costa Rica) 22/12/1995
DS23 Venezuela – Điều tra chống bán phá giá đối với ống dẫn dầu nhập khẩu (OCTG) (Nguyên đơn: Mexico) 05/12/1995
DS22 Braxin – Các biện pháp liên quan tới sản phẩm dừa sấy khô (Nguyên đơn: Philippines) 30/11/1995
DS21 Australia – Các biện pháp ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu các sản phẩm thuộc họ cá hồi (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 20/11/1995
DS20 Hàn Quốc – Các biện pháp liên quan tới sản phẩm nước đóng chai (Nguyên đơn: Canada) 08/11/1995
DS19 Ba Lan – Cơ chế nhập khẩu mặt hàng ô tô (Nguyên đơn: Ấn Độ) 28/09/1995
DS18 Australia – Các biện pháp liên quan tới hoạt động nhập khẩu cá hồi (Nguyên đơn: Canada) 05/10/1995
DS17 EC  – Các loại thuế đối với gạo nhập khẩu (Nguyên đơn: Thailand) 05/10/1995
DS16 EC – Cơ chế nhập khẩu, kinh doanh và phân phối sản phẩm chuối (Nguyên đơns: Cộng hòa Guatemala; Cộng hòa Honduras; Mexico; Hoa Kỳ) 28/09/1995
DS15 Nhật Bản – Các biện pháp ảnh hưởng tới hoạt độn mua sắm các thiết bị viễn thông (Nguyên đơn: EC) 18/08/1995
DS14 EC – Mô tả thương mại của sò điệp (Nguyên đơn: Chile) 24/07/1995
DS13 EC – Thuế đối với các sản phẩm hạt nhập khẩu (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 19/07/1995
DS12 EC – Mô tả thương mại của sò điệp (Nguyên đơn: Peru) 18/07/1995
DS11 Nhật Bản – Các loại thuế đối với đồ uống có cồn (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 07/07/1995
DS10 Nhật Bản – Các loại thuế đối với đồ uống có cồn (Nguyên đơn: Canada) 07/07/1995
DS9 EC – Các loại thuế đối với sản phẩm ngũ cốc nhập khẩu (Nguyên đơn: Canada) 30/06/1995
DS8 Nhật Bản – Các loại thuế đối với đồ uống có cồn (Nguyên đơn: EC) 21/06/1995
DS7 EC – Mô tả thương mại của sò điệp (Nguyên đơn: Canada) 19/05/1995
DS6 Hoa Kỳ – Áp thuế nhập khẩu đối với ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản theo Điều 301 và 304 Luật Thương mại năm 1974 (Nguyên đơn: Nhật Bản) 17/05/1995
DS5 Hàn Quốc – Các biện pháp liên quan tới thời hạn sử dụng của các sản phẩm (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 03/05/1995
DS4 Hoa Kỳ – Tiêu chuẩn đối với xăng dầu thường và xăng dầu tái chế (Nguyên đơn: Braxin) 10/04/1995
DS3 Hàn Quốc – Các biện pháp liên quan tới đánh giá và kiểm tra hàng nông sản (Nguyên đơn: Hoa Kỳ) 04/04/1995
DS2 Hoa Kỳ – Tiêu chuẩn đối với xăng dầu thường và xăng dầu tái chế (Nguyên đơn: Venezuela) 24/01/1995
DS1 Malaysia – Lệnh cấm nhập khẩu đối với Polyethylene và Polypropylene (Nguyên đơn: Singapore) 10/01/1995

 

 

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ trong hợp đồng lao động cần được hướng dẫn

19/02/2016

Vấn đề lao động trong nền kinh tế thị trường, pháp luật luôn tôn trọng nguyên tắc tự do, bình đẳng, thiện chí và trung thực giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) với người lao động (NLĐ) khi ký kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) thông qua thị trường sức lao động. Thực tiễn cho thấy, nhiều tổn thất rất nặng nề về do doanh thu bị sụt giảmhoặc nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn đẩy doanh nghiệp đến “bờ vực” phá sản mà NSDLĐ phải gánh chịu do NLĐ đã tiết lộ những bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, bí mật thương mại cho doanh nghiệp cạnh tranh khác, hoặc cho chính bản thân họ sử dụng những “bí quyết” đó để trở thành đối thủ cạnh tranh với chính NSDLĐ trước đây. Do đó, rất cần thiết có sự điều chỉnh của luật về vấn đề này, mà theo đó, đặt ra một giới hạn trong việc thiết lập quan hệ HĐLĐ, hạn chế quyền tự do làm việc của NLĐ, nhằm chống lại việc tiết lộ hoặc sử dụng những “bí mật” của NSDLĐ. Đây cũng là một nội dung quan trọng trong luật lao động hiện đại – Điều khoản quy định về giữ gìn bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh  hay còn gọi là điều khoản bảo mật; điều khoản cấm cạnh tranh hay điều khoản hạn chế cạnh tranh, nhằm hướng tới bảo vệ các quyền và lợi ích  của NSDLĐ trong quan hệ lao động có tính cạnh tranh cao trong nền kinh tế thị trường.

Hiện nay, khi chúng ta chưa có luật riêng điều chỉnh về hợp đồng thì vấn đề giao kết hợp đồng nói chung chịu sự chi phối của luật dân sự, cụ thể là Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS). Bên cạnh pháp luật chung về hợp đồng, việc giao kết và thực hiện HĐLĐ được quy định khá chi tiết trong Bộ luật Lao động năm 2012 (BLLĐ 2012) bằng việc xác định các nguyên tắc trong giao kết hợp đồng. Cụ thể, Điều 17 BLLĐ 2012 quy định về nguyên tắc giao kết HĐLĐ, như sau:

1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

2. Tự do giao kết HĐLĐ nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội”.

Các nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc chung của BLDS, cho phép các bên trong hợp đồng được tự do thỏa thuận và xác định các nội dung trong HĐLĐ. Sự tự do này trên thực tế được sử dụng và khai thác một cách triệt để, đặc biệt về phía NSDLĐ. Tự do hợp đồng cho phép các bên thỏa thuận thêm những nội dung bên ngoài các nội dung cơ bản theo yêu cầu tại Điều 23[1]BLLĐ 2012. Một trong những nội dung thỏa thuận thêm thường được NSDLĐ quan tâm đưa vào HĐLĐ là về nghĩa vụ của NLĐ trong việc giữ gìn bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh cho NSDLĐ.

BLLĐ 2012 đã lần đầu tiên và một cách rõ ràng cho phép các bên ký kết HĐLĐ thỏa thuận một điều khoản giữ gìn bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, mà theo đó, tại khoản 2 Điều 23 BLLĐ 2012 quy định: “Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm”. Quy định này được xem như một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực pháp luật lao động, góp phần đưa pháp luật lao động của Việt Nam tiến gần với pháp luật lao động của các nước có nền pháp lý tương đối phát triển. Đây là điều khoản được xây dựng với mục đích ngăn ngừa, hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh giữa NLĐ đã thôi không làm việc cho NSDLĐ, bảo vệ NSDLĐ và những lợi ích hợp pháp của họ. Tuy nhiên, việc vận dụng quy định trên vào thực tiễn cũng còn không ít vướng mắc và còn nhiều cách hiểu khác nhau, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về sự thỏa thuận “cấm cạnh tranh” được áp dụng cho những loại công việc nhất định nào; giới hạn của điều khoản “cấm cạnh tranh” trong từng loại hợp đồng; thời điểm chấm dứt áp dụng điều khoản hạn chế đó;…nên trong nhiều HĐLĐ điều khoản “hạn chế cạnh tranh” được NSDLĐ triệt để áp dụng theo hướng nghiêng về bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình, nhưng lại ảnh hưởng lớn đến quyền và lợp ích hợp pháp của NLĐ.

Nghiên cứu thêm quy định tại Điều thứ 30 của Bộ luật Lao động Việt Nam, ban hành theo Dụ số 15 ngày mồng 8 tháng bảy năm 1952, do Đức Bảo Đại, Quốc trưởng ký có ghi rõ:

“Công-nhân phải hiến trọn cả sự hoạt-động chức nghiệp của mình cho xí-nghiệp dùng mình, trừ ra khi nào trong khế-ước lao động có định khác.

Nhưng ngoài thời-giờ làm việc và ngoài ra khi nào có giao-ước khác hơn, công-nhân tùy-thích hoạt-độgn theo nghề-nghiệp của mình mà không có tính-cách cạnh-tranh với xí-nghiệp đang dùng hay làm tổn-hại đến sự làm đúng đắn công việc mà hai bên đã giao kết.

Điều nào trong khế-ước không cấm công-nhân hoạt động về một nghề-nghiệp gì sau khi mãn hay bãi khế-ước, thì đương nhiên vô hiệu lực, trừ ra khi nào sự hoạt-động bị ngăn cấm có tính-cách để cạnh-tranh với chủ-nhân, nếu thời-hạn ngăn cấm không quá một năm và nếu chỗ cấm hoạt-động không xa chỗ làm việc cũ không quá 50 cây số ngàn.”

Có thể thấy nhà làm luật lúc bấy giờ đã có sự phân chia các giới hạn của tự do giao kết HĐLĐ. Mà theo đó, Giới hạn thứ nhất là, giới hạn do sự tồn tại của một khế ước lao động chưa đoạn tiêu. Nghĩa là NLĐ không thể giao kết HĐLĐ nếu đang duy trì một HĐLĐ khác. Quy định này hoàn toàn khác so với quy định của BLLĐ hiện hành cho phép NLĐ có thể cùng lúc giao kết và thực hiện nhiều HĐLĐ[2]. Giới hạn thứ hai là, giới hạn do một điều khoản cấm cạnh tranh. Theo giới hạn này, NSDLĐ có quyền đòi hỏi NLĐ của mình phải cam kết là sẽ không làm cho một NSDLĐ khác sau khi đã chấm dứt HĐLĐ với mình. Điều này có nghĩa là nếu đã có một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đang có giá trị thì quyền tự do giao kết HĐLĐ mới của NLĐ phải chịu sự giới hạn của thỏa thuận đó.Lý giải cho cơ sở ban hành quy định giới hạn thứ hai là do trong quá trình làm việc cho một NSDLĐ, NLĐ có được nhiều kiến thức chuyên môn hay biết được bí mật sản xuất, kinh doanh; bí mật công nghệ; bí mật thương mại… kể cả sự quen biết với khách hàng. Nếu NLĐ này đi làm việc ở chỗ khác và mang những sự hiểu biết này đến phục vụ cho NSDLĐ khác thì có thể sẽ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho NSDLĐ đã dùng họ, đặc biệt nếu NSDLĐ khác này lại là một đối thủ cạnh tranh của NSDLĐ ban đầu trong cùng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.

Thực tiễn vận dụng quy định tại khoản 2 Điều 23 BLLĐ 2012, khi ký kết HĐLĐ nhất là NSDLĐ là nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh mà một bên đối tác là nước ngoài, khi thuê mướn lao động yêu cầu NLĐ ký một thỏa thuận không được cạnh tranh. Theo đó, NLĐ không được tiết lộ bí mật công nghệ; bí mật kinh doanh;…kể cả việc lợi dụng sự quen biết khách hàng, hay lợi dụng sự huấn luyện đặc biệt của NSDLĐ trước đó để làm việc cho doanh nghiệp cạnh tranh hoặc chính bản thân họ cạnh tranh với NSDLĐ cũ, hoặc cam kết không làm việc cho doanh nghiệp cạnh tranh trong quá trình thực hiện hợp đồng dưới bất kỳ hình thức nào. Như vậy, sự tồn tại của thỏa thuận này là để yêu cầu NLĐ không được làm việc cho doanh nghiệp cạnh tranh trong khi đang thực hiện HĐLĐ hoặc sau khi chấm dứt HĐLĐ, hoặc chính bản thân NLĐ không được cạnh tranh với doanh nghiệp mà mình đã từng phục vụ. Nghiên cứu điều khoản quy định về giữ gìn bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của nhiều HĐLĐ cho thấy, điểm giống nhau cơ bản, đó là, luôn được giới hạn trong thời gian, không gian, một số loại công việc nhất định và kể cả trách nhiệm bồi thường trong trường hợp NLĐ vi phạm, nhưng cũng không ít những điểm khác biệt nổi lên, đó là, thời gian, không gian “bảo mật” không tuân theo một giới hạn cố định nào; trách nhiệm bồi thường của NLĐ trong trường hợp vi phạm cam kết cũng không theo khuôn mẫu nào và đặc biệt nghĩa vụ của NSDLĐ phải thực hiện để đổi lấy sự cam kết của NLĐ về nội dung này lại không được đề cập đến!

Quy định giữ gìn bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh với bản chất như đã nêu trên có thể thấy, là một sự bảo vệ rất tốt cho quyền lợi của NSDLĐ. Tuy nhiên, một cách gián tiếp nó gây ra những trở ngại, mất mát cũng rất quan trọng cho quyền được tự do làm việc, lựa chọn việc làm của NLĐ theo quy định của pháp luật hiện đại.

Tại khoản 3 Điều 50 BLLĐ 2012 quy định: “Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu.”. Vậy so với quy định tại khoản 2 Điều 23 BLLĐ 2012, hai quy định này có mâu thuẫn nhau không? Theo quan điểm nghiên cứu của tác giả, khoản 2 Điều 23 BLLĐ 2012 là một trường hợp ngoại lệ của khoản 3 Điều 50 BLLĐ 2012. Có nghĩa là nếu có thỏa thuận về trách nhiệm phải bảo vệ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của NSDLĐ bằng cách hạn chế một số các quyền của NLĐ thì điều khoản này không thể vô hiệu. Nếu không, quy định mới ở Điều 23 BLLĐ 2012 là quy định không thể áp dụng được. Như vậy, hiểu quy định về khoản 2 Điều 23 BLLĐ 2012 như thế nào cho đúng nhằm dung hòa lợi ích giữa NSDLD với NLĐ khi tham gia ký kết HĐLĐ?

Theo quan điểm của tác giả, quyền lợi và nghĩa vụ trong quan hệ dân sự luôn đi liền với nhau, quyền của bên này đồng thời là nghĩa vụ của bên kia. NSDLĐ khi xây dựng điều khoản trong HĐLĐ để bảo vệ quyền lợi của mình phải theo hướng dung hòa với quyền lợi của NLĐ. Có nghĩa là, để đổi lại với những hạn chế nhất định về việc phải giữ bí mật, NLĐ phải được hưởng những quyền lợi nhất định cụ thể nào đó và cả trách nhiệm bồi thường trong trường hợp không thực hiện được cam kết. Cụ thể,  các bên có thể thỏa thuận về điều khoản “cấm cạnh tranh” như sau:

Về nghĩa vụ của NLĐ: NLĐ cam kết không tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của NSDLĐ ngay cả sau khi chấm dứt HĐLĐ, cam kết không làm việc cho các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực, trong giới hạn thời gian và không gian nhất định, cam kết không sử dụng các bí mật công nghệ, kinh doanh để tiến hành các hoạt động nghề nghiệp tự do của mình. Nếu NLĐ vi phạm cam kết phải chịu trách nhiệm bồi thường bằng khoản tiền tương ứng từ 30% đến 50% của 12 tháng tiền lương trước khi NLĐ thôi việc.

Về nghĩa vụ của NSDLĐ: NSDLĐ phải giành cho NLĐ những ưu đãi nhất định, ví dụ trả một khoản tiền ngoài lương cho việc giữ bí mật của NLĐ.

Có thể thấy khoản 2 Điều 23 BLLĐ 2012 là một quy định mở, nó cho phép NLĐ có quyền lựa chọn giữa hai khả năng, một là, tôn trọng cam kết để nhận được những lợi ích nhất định, hai là, phá vỡ cam kết và bồi thường. Trong sự tính toán cân nhắc giữa các lợi ích được và mất, tùy từng bối cảnh cụ thể, NLĐ có thể lựa chọn giải pháp phù hợp cho riêng mình.

Kiến nghị

Từ thực tế trên, để đảm bảo cân bằng lợi ích của các bên trong quan hệ lao động, việc áp dụng quy định giữ gìn bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh phải được thiết lập với những giới hạn nhất định. Các giới hạn này có thể bao gồm:

Thứ nhất, giới hạn về những trường hợp áp dụng quy định giữ gìn bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh. Trên thực tế, áp dụng quy định này sẽ là ràn buộc,  hạn chế nhất định quyền của NLĐ trong cơ hội việc tìm việc làm theo nghề nghiệp của mình sau này. Do đó, chỉ nên áp dụng một cách có giới hạn với những đối tượng NLĐ đặc thù. Cụ thể, chỉ áp dụng đối với những đối tượng NLĐ làm việc trực tiếp trong các lĩnh vực có tiếp xúc với các bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, như: Nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý và điều hành, luật sư, kế toán, nhân viên kỹ thuật, nhân viên y tế, luật sư, ca sĩ, người mẫu thời trang,…Ví dụ: Đối với nhân viên quản lý hay điều hành thì phạm vi thỏa thuận không được cạnh tranh rộng hơn, như: cấm dụ dỗ khách hàng, tiết lộ bí mật thương mại, tham gia quyết định quản lý cho nhà cạnh tranh, quan hệ sở hữu chứng khoán trong công ty cạnh tranh… Nói chung, giám đốc hay những nhà quản lý khác có thâm niên là những người tìm kiếm hoặc bị thu hút bởi những cơ hội hợp tác để cạnh tranh với công ty mà họ đã từng phục vụ; Luật sư hay nhân viên tài chính: thỏa thuận cấm cạnh tranh đối với hai nghề này bị chi phối rất lớn bởi sự tín nhiệm và sự lựa chọn của khách hàng;… Để làm được điều này cần có giới hạn những công việc nào là những công việc có liên quan đến bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh.

Thứ hai, sau khi chấm dứt HĐLĐ, vấn đề thông thường được đặt ra là “cái gì” thuộc về NLĐ và “cái gì” là thuộc về NSDLĐ. Nhưng phức tạp nhất vẫn là những tranh chấp liên quan đến tài sản vô hình, như: i) Thông tin về các quy trình sản xuất hay khách hàng; ii) Ý tưởng sáng tạo của NLĐ được cấp bản quyền hay bằng sáng chế; iii) Sự thần tượng của công chúng biểu hiện ở chỗ tính cách của NLĐ được coi như là một phần của sản phẩm, dịch vụ khi đưa ra thị trường. Nói chung, NSDLĐ cho rằng NLĐ không thể sáng tạo được những tài sản đó nếu không có sự đầu tư về vốn và quản lý của họ. Ngược lại, NLĐ cho rằng đó chính là tài năng và công sức mà họ bỏ ra để duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chẳng hạn, NLĐ và NSDLĐ thường có tranh chấp liên quan đến việc xác định ai là người có quyền giữ quyền tác giả hoặc quyền sở hữu đối với sản phẩm trí tuệ được tạo nên trong quá trình lao động như: sáng chế, giải pháp hữu ích, mẫu mã hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp hay nhãn hiệu hàng hóa. Về nguyên tắc chung đặt ra là người có quyền giữ quyền tác giả đối với sản phẩm chính là tác giả hay đồng tác giả của sản phẩm đó. Tuy nhiên, sự loại trừ được đặt ra trong trường hợp sản phẩm được tạo nên bởi sự thuê mướn.Tác giả là NLĐ làm việc theo HĐLĐ, hoặc theo hợp đồng nghiên cứu và phát triển nhưng NSDLĐ là người có quyền nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ hoặc bằng sáng chế đối với sản phẩm đó trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Trong trường hợp này chủ sở hữu và tác giả là khác nhau. Nhưng không phải trong mọi trường hợp đều đơn giản như vậy, việc xác định sản phẩm được tạo nên trên cơ sở thuê mướn lao động yêu cầu tính cách hóa mối quan hệ giữa tác giả và người ủy quyền, đó là mối quan hệ giữa chủ và thợ, ở đó có những yếu tố cần phải được xem xét cụ thể như sau: Mức độ kiểm soát mà NSDLĐ có thể thực hiện đối với chi tiết của tác phẩm; NLĐ có được tham gia vào một công việc rõ ràng hay không; Công việc đó có luôn được hướng dẫn bởi NSDLĐ hay một chuyên gia không; Kỹ năng yêu cầu trong nghề nghiệp; NSDLĐ có cung cấp phương tiện, công cụ, nơi làm việc cho người thực hiện công việc đó không; Thời gian được thuê mướn; Cách thức trả tiền, theo thời gian hay theo công việc; Tác phẩm được tạo nên có là một phần hoạt động thường lệ của NSDLĐ không; Chi phí cho việc tạo nên tác phẩm có nằm trong chi phí sản xuất, kinh doanh hay không. Do đó, để tránh những tranh chấp phát sinh, thiết nghĩ cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu ban hành hướng dẫn cụ thể nội dung này.

Thứ ba, cần cụ thể hóa nội dung quy định tại khoản 2 Điều 23 BLLĐ 2012 thành những nội dung cụ thể, như:  

– NLĐ tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh thì có thể bị sa thải;

– NLĐ là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh thì phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất;

– NLĐ phải có trách nhiệm bồi thường phí đào tạo trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng;

– Cấm hành vi lôi kéo, mua chuộc nhân viên hoặc khách hàng của thương nhân khác;…

Thứ tư, giới hạn về thời gian và không gian mà NLĐ chịu sự giới hạn của cam kết. Ưu tiên cho sự thỏa thuận giữa NSDLĐ với NLĐ. Tuy nhiên, nếu trường hợp giữa các bên không thể thỏa thuận được thì pháp luật cũng cần quy định mức giới hạn tối đa áp dụng cho từng nhóm đối tượng. Có như vậy mới vừa  bảo vệ quyền lợi của NSDLĐ đồng thời cũng không làm thiệt thòi quá mức quyền lợi của NLĐ.

Thứ năm, trên cơ sở quy định của luật, khi điều khoản quy định áp dụng giữ gìn bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh có hiệu lực thì NLĐ có nghĩa vụ phải thi hành. Nếu NLĐ vi phạm, người chủ cũ có quyền khởi kiện tại Tòa án và NLĐ bị buộc phải bồi thường thiệt hại hoặc phải trả một khoản tiền mà hai bên đã thỏa thuận trước trong hợp đồng. Trước tính cấp thiết đó, thiết nghĩ pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này cần có quy định tương ứng, cần dự liệu về cơ chế tố tụng để thực hiện quyền yêu cầu bồi thường của NSDLĐ cũng là một vấn đề cần quan tâm trong việc xây dựng các hướng dẫn thi hành trong lĩnh vực này. Cụ thể, đó là việc kiện yêu cầu bồi thường trong dân sự hay bồi thường trong quan hệ lao động đặc thù hay kết hợp cả hai, vừa sử dụng cơ chế của bồi thường thiệt hại trong dân sự, vừa sử dụng các quy tắc đặc thù trong quan hệ lao động. Sự  minh bạch, rõ ràng sẽ giúp cho các chủ thể, nhất là NSDLĐ có thể thực hiện quyền của mình một cách thuận lợi. Mặt khác, giới hạn cho sự tồn tại của một HĐLĐ chưa hết hiệu lực. Tình trạng này không cho phép NLĐ cùng một lúc có thể ký một hợp đồng thứ hai với NSDLĐ khác. Cho nên, nếu NLĐ tự ý nghỉ việc, đối với hợp đồng xác định thời hạn, mà không viện dẫn được sự kiện bất khả kháng hay lỗi của NSDLĐ thì phải bồi thường trừ hợp đồng không xác định thời hạn. Trách nhiệm liên đới bồi thường cũng được xác định nếu NSDLĐ cũ có chứng cứ chứng minh được rằng: NSDLĐ mới đã tham gia vào việc xúi giục NLĐ nghỉ việc; NSDLĐ mới biết rõ là NLĐ còn bị ràng buộc bởi HĐLĐ đang có hiệu lực mà vẫn thuê mướn, thì trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cũng cần đặt ra đối với NSDLĐ mới, nhất là đối với những khoản chi phí thực tế mà NSDLĐ cũ bỏ ra để đào tạo hoặc huấn luyện đặc biệt cho NLĐ để thực hiện công việc.

Tóm lại, việc ghi nhận và cho phép đưa vào HĐLĐ điều khoản giữ gìn bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ là điểm tiến bộ của pháp luật lao động. Tuy nhiên, đây là một quy định mới chỉ dừng lại ở “khung” nên rất cần sự hướng dẫn cụ thể để có thể áp dụng, phục vụ cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan trong hợp đồng.



Phạm Thị Hồng Đào

Văn phòng luật sư Thạnh Hưng



[1]Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

c) Công việc và địa điểm làm việc;

d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;

g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm.

3. Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hoả hoạn, thời tiết.

4. Nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước do Chính phủ quy định.

[2]Điều 21. Giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động

Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.

Trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

 

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Những lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu bao gồm kích thước nhãn hiệu, phạm vi, nội dung đăng ký bảo hộ, biện pháp tăng tính nhận diện của thương hiệu, logo khi đã đăng ký, cách khai đơn đăng ký để nhãn hiệu được bảo vệ rộng nhất,…

Dù đã thực hiện thủ tục Đăng ký độc quyền nhãn hiệu nhiều lần hay mới chỉ thực hiện lần đầu, các bạn cũng đều phải lưu ý những vấn đề sau đây:

Lưu ý nên đăng ký bảo hộ mỗi phần tên thương hiệu hay là cả hình ảnh

Nhãn hiệu thông thường sẽ bao gồm cả phần hình và phần chữ. Tuy nhiên phần chữ sẽ có tính cố định cao hơn, do phần hình có thể sẽ được thiết kế lại theo từng năm hay nhu cầu trong quá trình hoạt động kinh doanh kéo dài.

Không may, việc thiết kế lại hay cải tiến này sẽ không được bảo hộ theo Văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu cũ, nói cách khác, đây được coi là nhãn hiệu mới và chưa đăng ký. Vậy làm sao để cá nhân, doanh nghiệp chỉ cần đăng ký một lần nhưng có thể đảm bảo thương hiệu, nhãn hiệu của mình có thể được bảo hộ kể cả sau này có mong muốn cải tiến thay đổi hình dạng nhãn hiệu cho đẹp hơn, phù hợp thời điểm lúc bấy giờ hơn.

Câu trả lời đó là nên đăng ký bảo hộ đối với phần chữ là tên nhãn hiệu. Ví dụ như “Vina Milk” hay “Diêm Thống Nhất”. Việc bảo hộ như thế này có thể đảm bảo cho cá nhân, doanh nghiệp có thể tùy biến cập nhật lại hình ảnh trên nhãn hiệu sao cho phù hợp với thị trường hiện tại, cách viết các chữ, sự cách điệu, điểm nhấn,… mà không lo ảnh hưởng đến tính bảo hộ.

Tất nhiên trong một số trường hợp cố định nhất định, chủ sở hữu chỉ muốn đăng ký với duy nhất 1 ý tưởng nhãn hiệu và không muốn thay đổi thiết kế sau này. Lúc đó có thể lựa chọn đăng ký cố định tổng thể nhãn hiệu cả phần chữ và phần hình. Tuy nhiên, đây hoàn toàn không nên là lựa chọn hàng đầu khi tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Lưu ý phần nào của nhãn hiệu có thể được bảo hộ, phần nào không

Nhãn hiệu là ý tưởng của chủ sở hữu, vì thế nó có thể là tổng hòa của những yếu tố, hình ảnh truyền thống cùng với những nét đặc trưng riêng. Ví dụ như hình ảnh rồng, lá trà, đồng tiền xu, chiếc bát, … Những hình ảnh này sẽ không thể được bảo hộ nếu khi thiết kế bản thân những hình ảnh này không có sự độc đáo thoát ly khỏi những khuôn khổ ban đầu. Phần đăng ký sẽ chỉ được bảo hộ đối với sự kết hợp của tất cả các yếu tố tạo nên sự khác biệt, và với trường hợp đó việc dễ gây nhầm lẫn giữa các nhãn hiệu là hoàn toàn có thể xảy ra.

Những lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu
Những lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu

Vì vậy, khi tiến hành thiết kế, sáng tạo nhãn hiệu, thương hiệu, logo, chủ sở hữu nên đưa ra những ý tưởng mới lạ, nếu muốn sử dụng những hình ảnh truyền thống đã quen thuộc thì cũng chỉ nên coi đó là khuôn mẫu để tiếp tục sáng tạo tránh việc bảo hộ không hoàn toàn đạt được mục đích đăng ký ban đầu.

Lưu ý tăng tính nhận diện của thương hiệu bằng phần mô tả thương hiệu, logo

Việc mô tả nhãn hiệu là vô cùng quan trọng trên nội dung đơn đăng ký độc quyền nhãn hiệu. Nó sẽ giúp cho nhãn hiệu của bạn có bộ nhận diện rõ ràng hơn. Các ý tưởng không thể trùng lặp và ý nghĩa của nhãn hiệu được trình bày rõ nét tại đây, đây cũng chính là một căn cứ để xem xét cấp văn bằng bảo hộ.

Vậy, hãy mô tả nhãn hiệu của bạn thật chính xác nhé, đôi khi nó chính là căn cứ để sau này các bạn có thể dựa vào trong những tranh chấp liên quan đến vấn đề Sở hữu trí tuệ đó.

Lưu ý nên đăng ký bảo hộ tại Việt Nam hay nước ngoài

Tại thời điểm hiện tại, việc hỗ trợ pháp luật giữa các quốc gia đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, về vấn đề Sở hữu trí tuệ thì vẫn còn rất nhiều khó khăn, cùng với đó là những khác biệt trong quy định pháp luật mỗi quốc gia. Vì vậy, hãy lựa chọn thị trường mà sản phẩm, dịch vụ của các bạn hướng tới chủ yếu để từ đó lựa chọn quốc gia đăng ký. Lưu ý, mức phí đăng ký sẽ áp dụng bao gồm chi phí theo quy định của Việt Nam và các điều ước quốc tế ký kết nên đôi khi sẽ là tương đối cao đổi lại những hiệu quả nhất định.

Hãy thật lưu ý với sự lựa chọn này!

Lưu ý xác định phạm vi sử dụng của nhãn hiệu để lựa chọn phạm vi đăng ký bảo hộ

Sẽ thật buồn khi sản phẩm, dịch vụ của bạn là về thuốc nhưng lại đăng ký lĩnh vực máy móc, đồ điện. Hoặc bạn chỉ lựa chọn lĩnh vực đồ uống khi đăng ký, nhưng sau đó lại muốn sử dụng nhãn hiệu trên cả lĩnh vực đồ ăn, nhà hàng,…

Bạn đã bỏ ra rất nhiều công sức để thiết kế và đăng ký nhãn hiệu của mình đối với lĩnh vực du lịch, nhưng mấy tháng sau bạn lại thấy một đơn vị sử dụng đúng nhãn hiệu đó của bạn để cung cấp dịch vụ thẩm mỹ. Bạn khởi kiện và đề nghị đơn vị đó không được sử dụng nhãn hiệu của bạn, nhưng họ không quan tâm, còn cơ quan chức năng thì thậm chí đã cấp văn bằng bảo hộ cho họ. Bạn không hiểu và hoàn toàn bối rối?! Đó là nguy hiểm khi bạn không nắm được quyền của mình và những gì bạn lựa chọn khi đăng ký bảo hộ độc quyền.

Việc bảo hộ nhãn hiệu độc quyền chỉ được đưa ra đối với nhãn hiệu trên một lĩnh vực trùng lặp nếu có, các nhãn hiệu ở các lĩnh vực khác nhau hoàn toàn có thể có những điểm tương đồng tương đối lớn nhưng vẫn được chấp nhận và phù hợp với quy định pháp luật. Vì thế, để bảo vệ tính “độc quyền” đối với nhãn hiệu của mình, bạn cần lựa chọn những nhóm sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang và sẽ có khả năng hoạt động trong tương lai để đăng ký cho thật đủ.

Lưu ý số lượng, chất lượng Mẫu nhãn hiệu, logo cần nộp theo đơn

Số lượng mẫu nhãn hiệu bạn cần nộp theo đơn là 7 mẫu tất cả với 2 mẫu dán trên Tờ khai và 5 mẫu rời gửi kèm. Mẫu nhãn hiệu cần được in rõ ràng, bằng giấy ảnh nều cần thiết và màu mực đúng với thiết kế nhất có thể. Do việc bảo hộ được dựa chủ yếu trên mẫu nhãn hiệu bạn gửi đăng ký, vì thế nếu bạn gửi kèm một nhãn hiệu bị in sai màu hay nhòe màu, bạn sẽ hoàn toàn phải chịu trách nhiệm đối với những vấn đề xảy ra. Không ai muốn một nhãn hiệu màu đỏ tươi lại được hiểu thành màu hồng đúng không.

Trên đây là một số lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu. Mong rằng có thể giúp các bạn sử dụng được tối đa quyền lợi của mình trong quá trình yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu. logo của bản thân.

Các bạn có thể tham khảo Dịch vụ của chúng tớ nếu gặp khó khăn trong việc tự mình đăng ký nhãn hiệu: Bảng giá đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ thương hiệu logo 2019.

Rất cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Trân trọng!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Pháp luật về bảo hộ tên thương mại của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam

06/10/2014

Trong những năm gần đây, cùng với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa về kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và đang trong quá trình đàm pháp gia nhập Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), thì nhận thức về sở hữu trí tuệ nói chung và về tên thương mại nói riêng của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng ở nước ta ngày càng được nâng cao. Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong việc bảo hộ tên thương mại, thì vấn đề vi phạm tên thương mại còn xảy ra nhiều nơi trên đất nước ta, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường. Để góp phần hoàn thiện pháp luật về tên thương mại và giúp các doanh nghiệp bảo vệ tài sản trí tuệ của mình phù hợp với xu hướng chung của quốc tế, trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu pháp luật về tên thương mại của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

1. Khái quát pháp luật về tên thương mại trên thế giới

Suốt chiều dài lịch sử phát triển của xã hội loài người, tri thức luôn là một trong các yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển. Sự bùng nổ công nghệ thông tin và công nghệ kỹ thuật số với những ứng dụng to lớn của nó trong mọi mặt của đời sống xã hội hàng ngày khẳng định điều đó. Tuy nhiên, tài sản trí tuệ là tài sản vô hình, vì vậy, sự hình thành, chuyển dịch và chấm dứt cũng như bảo hộ các quyền phát sinh từ tài sản vô hình có những điểm khác biệt so với tài sản hữu hình. Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp từ lâu đã trở thành mối quan tâm không chỉ của các tác giả sáng tạo ra các đối tượng sở hữu công nghiệp, của các chủ sở hữu đối tượng đó mà còn là mối quan tâm lớn của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở những nơi, những khu vực có nền kinh tế thị trường phát triển. Do đó, hầu hết các nước trên thế giới đều ban hành những quy định pháp luật riêng biệt để điều chỉnh các quan hệ liên quan tới quyền sở hữu công nghiệp.

Ở đây, trước tiên cần đề cập tới việc bảo hộ tên thương mại với tư cách là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp thông qua tìm hiểu những nét khái quát nhất của hệ thống pháp luật bảo hộ tên thương mại ở một số quốc gia, tìm hiểu tên thương mại theo Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp – Công ước quốc tế đa phương duy nhất đề cập trực tiếp tới vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại với số lượng thành viên tham gia là trên 150 quốc gia.

1.1. Pháp luật quốc tế về bảo hộ tên thương mại

Tên thương mại đã được nhắc đến trong Điều 2 (8) của Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ký ngày 14/7/1967: “Sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền liên quan đến các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; các cuộc biểu diễn của nghệ sĩ biểu diễn, các bản ghi âm và các chương trình phát sóng; các sáng chế trong tất cả các lĩnh vực sáng tạo của con người; các khám phá khoa học; các kiểu dáng công nghiệp; các nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ và các tên thương mại; bảo hộ chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh…”.

Bảo hộ tên thương mại theo Công ước Paris. Điều khoản về bảo hộ tên thương mại đã tồn tại ngay từ văn bản đầu tiên của Công ước Paris vào năm 1883. Hội nghị La hay năm 1952 đã sửa đổi nội dung của điều khoản cho phù hợp hơn với các điều khoản khác của công ước.

Theo Điều 8 Công ước Paris thì tên thương mại được bảo hộ tại tất cả các nước thành viên. Tuy nhiên, Công ước này không đưa ra quy định cụ thể về việc tên thương mại phải được bảo hộ dưới hình thức nào. Do vậy, chế độ pháp lý đối với tên thương mại tại các quốc gia khác nhau rất đa dạng. Tuy có những khác biệt nhất định nhưng ở tất cả các nước pháp luật về bảo hộ tên thương mại đều tập trung điều chỉnh các vấn đề: Những dấu hiệu nào có thể được sử dụng với tư cách là tên thương mại; trình tự xác lập quyền đối với tên thương mại; quyền và nghĩa vụ của người có tên thương mại; vấn đề bảo vệ và chấm dứt quyền đối với tên thương mại. Vấn đề xác định quyền đối với tên thương mại ở nước ngoài theo công ước có một số điểm đáng chú ý như sau:

Điều 8 Công ước Paris năm 1976 quy định: Tên thương mại được bảo hộ ở tất cả các nước thành viên của Liên hiệp mà không bị bắt buộc phải nộp đơn hoặc đăng ký, bất kể tên thương mại đó có hay không là một phần của một nhãn hiệu.

Theo nguyên tắc “chế độ quốc gia” được quy định tại Điều 2 Công ước thì tên thương mại của nước ngoài được bảo hộ như những tên thương mại của công dân nước sở tại[1].

Ngoài ra, việc bảo hộ tên thương mại ở nước ngoài còn phải đề cập đến trường hợp khi pháp luật quốc gia quy định các chế độ bảo hộ khác nhau cho tên thương mại có đăng ký và tên thương mại không đăng ký (ví dụ nhằm khuyến khích việc đăng ký) thì tên thương mại của người nước ngoài không đăng ký cũng chỉ được bảo hộ như tên thương mại không đăng ký của công dân nước sở tại.

Nếu như pháp luật ở nước thành viên của Công ước Paris coi dấu hiệu có khả năng làm cho người tiêu dùng bị nhầm lẫn là một trong những điều kiện không được bảo hộ của tên thương mại, thì nước thành viên đó có thể đưa ra yêu cầu rằng tên thương mại nước ngoài được bảo hộ nếu như nó đã được sử dụng trên thực tế hoặc có được biết đến ở mức độ nhất định tại các nước là thành viên của Công ước Paris. Những quy định như vậy có trong pháp luật của Đức, Pháp, Áo, Thụy Sỹ và một loạt các nước khác[2]. Tuy nhiên, tại nhiều nước thì tên thương mại nước ngoài lại được bảo hộ không phụ thuộc vào việc nó đã được sử dụng hoặc được biết đến ở mức độ nhất định tại nước sở tại; sự kiện mang ý nghĩa quyết định ở đây lại là việc tên thương mại đó đã được bảo hộ ở một trong các nước thành viên của Công ước Paris. Ví dụ điển hình về thực tiễn trên là: Quyết định của Tòa án thành phố Trônkheim (Na Uy) giải quyết vụ việc một công ty mỹ phẩm Na Uy mang tên thương mại “ERR A/C” (đã được đăng ký tại thành phố nói trên vào năm 1945) kiện yêu cầu cấm công ty Thụy Điển “ERR A/C” sử dụng tên thương mại này cho một cửa hàng buôn bán nước hoa của công ty được mở tại Trônkheim vào năm 1967. Tòa án đã không thừa nhận đơn kiện của công ty Na Uy vì cho rằng, tại Thụy Sỹ, bị đơn mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên lãnh thổ Na Uy và mới đăng ký nhãn hiệu đó tại thành phố Oxlô (Na Uy) là không có ý nghĩa đối với việc công nhận sự bảo hộ tên thương mại trên tại Na Uy. Theo Điều 8 Công ước Paris, công ty Thụy Sỹ có quyền trước đối với tên thương mại nói trên.

1.2. Hệ thống pháp luật bảo hộ tên thương mại ở một số quốc gia trên thế giới

Ở các nước, pháp luật điều chỉnh tên thương mại thường dựa vào đạo luật riêng về bảo hộ tên thương mại hoặc các văn bản luật dân sự, luật thương mại, luật về chống cạnh tranh không lành mạnh, luật về nhãn hiệu… hoặc được quy định bởi các án lệ tại các nước với hệ thống thông luật. Ví dụ: Thụy Điển là một trong số ít các nước có luật riêng về tên thương mại; Luật về nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ của Philippines (Phần 3 Bộ luật Sở hữu trí tuệ) có một điều riêng về tên thương mại và nhiều điều khoản áp dụng chung cho cả ba đối tượng, nhiều điều khoản về nhãn hiệu áp dụng tương tự cho tên thương mại; Luật Sở hữu công nghiệp (sở hữu trí tuệ) của các nước Tây Ban Nha, Mexico, các nước Mỹ La tinh, Srilanca có phần riêng về tên thương mại; tại Liên bang Nga, tên thương mại được bảo hộ trong khuôn khổ Bộ luật Dân sự, Luật về cạnh tranh và hạn chế độc quyền trên thị trường hàng hoá (Điều 10 Luật Liên bang Nga về cạnh tranh và hạn chế độc quyền trên thị trường hàng hoá), Luật Bảo vệ người tiêu dùng (Điều 9 Luật Liên bang Nga về bảo vệ người tiêu dùng)…

Việc điều chỉnh các quan hệ liên quan đến tên thương mại ở các nước cũng không đồng nhất. Sự khác biệt không chỉ tồn tại giữa các hệ thống pháp luật quốc gia về bảo hộ tên thương mại mà còn thể hiện cả ở trong hệ thống pháp luật của từng nước, nhất là các nước với hình thức cấu trúc liên bang. Ví dụ, tại Mỹ việc điều chỉnh các quan hệ này không thuộc thẩm quyền của chính quyền liên bang mà được xác định bởi pháp luật của từng bang[3].

Nguyên tắc lựa chọn tên thương mại: Pháp luật nhiều nước quy định hầu như bất cứ dấu hiệu nào cũng có thể được nhà kinh doanh lựa chọn làm tên thương mại cho mình. Nhà kinh doanh có thể thích dùng tên riêng của chính mình, nhưng cũng có thể tự lựa chọn một cái tên bất kỳ nào đó (không trái với pháp luật của nước mình) để làm tên thương mại. Nguyên tắc “tự do lựa chọn” này tồn tại ở Anh, Nhật, Mỹ và một loạt các nước có hệ thống pháp luật được xây dựng dưới ảnh hưởng của các quốc gia nêu trên. Tuy vậy, trong pháp luật về bảo hộ tên thương mại của các nước này cũng tồn tại một số hạn chế nhất định đối với việc lựa chọn tên thương mại. Chẳng hạn, hạn chế hoặc loại bỏ vệc sử dụng một số từ hay cụm từ riêng biệt (ví dụ, “hoàng gia”, “quốc tế”…) hoặc bắt buộc phải đưa vào thành phần tên thương mại những chỉ dẫn về tính chất, phạm vi trách nhiệm của chủ thể kinh doanh (ví dụ, “trách nhiệm hữu hạn”, “cổ phần”, “hợp danh”…).

Luật của hầu hết các nước trong hệ thống luật Châu Âu và những nước chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật này thì lại không cho phép chủ thể kinh doanh là cá nhân tự do lựa chọn tên thương mại, họ bắt buộc phải tiến hành công việc kinh doanh dưới tên riêng của chính mình, điều này có nghĩa là khi một cá nhân tiến hành hoạt động kinh doanh, thì họ phải sử dụng tên thật của mình làm tên thương mại mà không được lựa chọn một tên tự đặt bất kỳ nào khác. Chính bằng cách đó nên đã xuất hiện một số tên thương mại danh tiếng như SIMENS, ERICSSION… Những yêu cầu tương tự cũng được đưa ra đối với công ty hợp danh: Tên thương mại của các chủ thể này cần phải bao gồm tên thật của tất cả các thành viên sáng lập công ty hoặc tên thật của ít nhất một thành viên với việc bổ sung thêm từ “… và công ty (company)”, khi công ty được chuyển giao cho một chủ sở hữu mới thì tên thương mại cũ cũng phải được chuyển giao. Đối với những liên kết tư bản khác như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn… thì những yêu cầu đối với tên thương mại như trên không được áp dụng. Nhưng tên thương mại của những công ty này nhất thiết phải nêu được phạm vi hoạt động và loại hình tổ chức. Nếu tên thương mại không phù hợp với bản chất thực của công ty sử dụng tên thương mại đó thì công ty có thể bị yêu cầu thay đổi tên thương mại của mình.

Nguyên tắc xác lập quyền đối với tên thương mại: Ở các nước khác trên thế giới, việc xác lập quyền đối với tên thương mại được hình thành trên những cơ sở pháp lý khác nhau như: Sử dụng tên thương mại (đa số các nước); Đăng ký bắt buộc (ở một số nước xã hội chủ nghĩa cũ như Liên bang Nga, khu vực Trung Mỹ…); Sử dụng hoặc đăng ký tên thương mại, trong đó hình thức đăng ký được khuyến khích (ở một số nước như Thuỵ Điển, Srilanca, Tây Ban Nha)[4].

Như vậy, việc đăng ký tên thương mại có thể mang ý nghĩa làm phát sinh quyền nhưng cũng có thể chỉ mang ý nghĩa chứng thực quyền (tương tự như đối với nhãn hiệu hàng hóa). Cụ thể, quyền đối với tên thương mại xuất hiện từ sự kiện sử dụng tên thương mại, còn việc đăng ký tên thương mại sau đó chỉ có ý nghĩa củng cố thêm quyền đã xuất hiện từ trước mà không phải là bắt buộc. Ví dụ, tại Achentina quyền đối với tên thương mại được xác lâp trên cơ sở sự kiện sử dụng chứ không phải sự kiện đăng ký tên thương mại; trong một vụ việc được xem xét tại tòa thượng thẩm sự kiện bắt đầu sử dụng tên thương mại được xem như tình tiết là cơ sở cho việctừ chối một người khác đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trùng với tên thương mại đã được sử dụng trên, mặc dù tên thương mại đó chưa được đăng ký. Theo pháp luật Tây Ban Nha, nếu tên thương mại là tên của chủ công ty thì quyền đối với tên thương mại xuất hiện không phụ thuộc vào việc đăng ký, còn nếu tên thương mại là tên hư cấu thì quyền đối với tên thương mại đó chỉ được công nhận sau khi nó đã được đăng ký[5].

Một đặc trưng quan trọng của chế độ pháp lý đối với tên thương mại của các quốc gia trên thế giới là, quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại có những hạn chế nhất định về mặt đối tượng và không gian. Ở điểm này dường như chế độ pháp lý đối với tên thương mại có những nét tương đồng với một số đối tượng quyền sở hữu công nghiệp khác như sáng chế, nhãn hiệu. Tuy nhiên, sự hạn chế về đối tượng và không gian của quyền đối với tên thương mại được xem xét cụ thể như sau:

Tại Pháp, trong một tranh chấp về tên thương mại “OPEC” giữa một công ty sản xuất và tiêu thụ giấy và các sản phẩm về giấy với một công ty khác hoạt động trong lĩnh vực in và phát hành sách. Công ty thứ nhất bị công ty thứ hai kiện với lý do đã sử dụng tên thương mại “OPEC” trùng với những chữ cái đầu tiên trong tên đầy đủ của công ty thứ hai. Tòa án nhân dân thành phố Mác Xây đã từ chối công nhận đơn kiện nói trên với lý do: Thứ nhất, đối tượng bảo hộ ở đây phải là tên đầy đủ của công ty chứ không phải là những thành phần của nó; thứ hai, phạm vi hoạt động của bị đơn và nguyên đơn là khác nhau, do đó không thể nói đến vi phạm quyền đối với tên thương mại trong trường hợp này.

Ranh giới về lãnh thổ: Quyền đối với tên thương mại chỉ có hiệu lực trong một phạm vi không gian nhất định nơi tên thương mại được đăng ký. Tuy nhiên, theo pháp luật tại một loạt các nước bảo hộ tên thương mại trên cơ sở sự kiện sử dụng tên thương mại, thì tên thương mại được bảo hộ trên toàn bộ lãnh thổ từng nước đó không phụ thuộc vào mức độ được biết đến của nó tại các vùng lãnh thổ khác nhau trong nước. Như vậy, tùy thuộc vào pháp luật của các nước, tên thương mại có thể được bảo hộ trên toàn bộ lãnh thổ hoặc chỉ trong một phạm vi vùng nhất định của một quốc gia, nơi mà tên thương mại được đăng ký và trở nên phổ biến đối với mọi người. Những điều kiện bảo hộ tên thương mại của công dân nước sở tạicũng được áp dụng với tên thương mại của nước ngoài (trừ điều kiện về đăng ký). Nếu tại nước sở tại, tên thương mại nội địa được bảo hộ trên cơ sở nó đã được biết đến trên toàn bộ lãnh thổ hoặc một vùng lãnh thổ nhất định thì tên thương mại nước ngoài cũng chỉ được bảo hộ nếu như nó đã có danh tiếng tại nước đó. Ngược lại, nếu như tại nước sở tại điều kiện tên thương mại đã được biết đến không phải là một trong các tiêu chí bảo hộ thì tên thương mại nước ngoài sẽ được bảo hộ không phụ thuộc vào mức độ được biết đến của nó tại nước này. Do đó, có thể tồn tại những trường hợp nghịch cảnh khi tại nước xuất xứ tên thương mại chỉ được bảo hộ trên một phần lãnh thổ (nơi nó đã được biết đến), nhưng tại một nước khác, nơi không đưa ra điều kiện bảo hộ tên thương mại phải được biết đến, thì cũng tên thương mại đó lại được bảo hộ trên toàn lãnh thổ (mặc dù nó chưa được biết đến tại nước này).

Bên cạnh đó, nếu như pháp luật thường dành sự bảo hộ cao hơn đối với nhãn hiệu nổi tiếng thì trong khoa học pháp lý không tồn tại khái niệm tên thương mại nổi tiếng và chế độ bảo hộ cao hơn đối với những tên thương mại được biết đến một cách rộng rãi, có uy tín hơn cũng không tồn tại.

Như vậy, trong nền kinh tế thị trường với đặc tính cơ bản là cạnh tranh như hiện nay, thì hầu hết các quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm đến việc tạo ra công cụ pháp lý cho việc giải quyết những vấn đề liên quan đến tên thương mại, bởi lẽ, sự phát triển ổn định của các doanh nghiệp là tiền đề cho một nền kinh tế lớn mạnh.

2. Pháp luật Việt Nam về tên thương mại

2.1. Sự phát triển của pháp luật về tên thương mại ở Việt Nam

Sự hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về tên thương mại có thể chia ra làm 3 giai đoạn là: Giai đoạn trước năm 2000; Giai đoạn từ năm 2000 – 2005; Giai đoạn từ năm 2005 đến nay.

* Giai đoạn trước năm 2000

Cho đến trước khi Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 03/10/2000 thì vấn đề bảo hộ tên thương mại được đề cập trong một số văn bản pháp luật như: Bộ luật Dân sự được Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995 và có hiệu lực từ ngày 1/7/1996 đã công nhận và bảo hộ quyền tự do sáng tạo của cá nhân và quyền sở hữu công nghiệp (Điều 26 về quyền nhân thân, Điều 27 về bảo vệ quyền nhân thân, Điều 97 tên gọi của pháp nhân, Điều 780); Luật Thương mại… (Điều 20 về nội dung đăng ký kinh doanh; Điều 24 về tên thương mại, biển hiệu; Điều 32 về thuê, cho thuê, chuyển nhượng sản nghiệp thương mại), Luật Doanh nghiệp năm (Điều 24 về tên trụ sở và con dấu của doanh nghiệp), Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng (Điều 7 về nghiêm cấm một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh), sau khi ban hành Bộ luật Dân sự, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp (Điều 6 về tiêu chí bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá). Tuy nhiên, việc bảo hộ tên thương mại thông qua các quy định nêu trên còn đạt hiệu quả thấp, bởi lẽ:

Ở giai đoạn này, pháp luật chưa đưa ra một định nghĩa cụ thể về tên thương mại, do đó tên thương mại chỉ được bảo hộ gián tiếp thông qua những quy định về quản lý tên thương mại, tên gọi của pháp nhân, nội dung đăng ký kinh doanh của thương nhân…

Bên cạnh đó, mỗi văn bản pháp luật lại chỉ áp dụng cho một loại đối tượng nhất định: Bộ luật Dân sự năm 1995 không đề cập tới vấn đề tên gọi của tổ hợp tác, hộ gia đình; Luật Thương mại chỉ áp dụng cho các chủ thể kinh doanh thương mại (buôn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại); Luật Doanh nghiệp không áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị và các cá nhân, chủ thể kinh doanh nhỏ; Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng chỉ áp dụng cho việc tiêu dùng trong sinh hoạt chứ không áp dụng cho tiêu dùng trong sản xuất, dịch vụ[6].

Ngoài ra, tập hợp tất cả các quy định tại các văn bản pháp luật nêu trên cũng chưa đề cập một cách đầy đủ, toàn diện việc bảo hộ tên thương mại. Cụ thể: Không có quy định về nguyên tắc xác lập quyền đối với tên thương mại (tên thương mại chưa đăng ký hoàn toàn chưa được bảo hộ); không có quy định về nội dung quyền đối với tên thương mại; phạm vi bảo hộ tên thương mại còn rất hạn hẹp, chưa bảo đảm ngăn cấm việc sử dụng bất kỳ chỉ dẫn thương mại nào xung đột với tên thương mại, kể cả việc sử dụng tên thương mại không đăng ký, nhãn hiệu hàng hoá không đăng ký (mới chỉ bảo đảm được các tên thương mại đăng ký sau không bị trùng với các tên thương mại đăng ký trước và nhãn hiệu hàng hoá đăng ký bảo hộ không được nhầm lẫn với tên thương mại đang được bảo hộ).

* Giai đoạn từ năm 2000 đến 2005

Để khắc phục tình trạng kém hiệu quả của việc bảo hộ tên thương mại đã nêu trên và nhất là đáp ứng nhu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, ngày 3/10/2000 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/2000/NĐ-CPvề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp. Có thể nói, đây là văn bản pháp luật đề cập một cách khá đầy đủ việc bảo hộ tên thương mại. Cụ thể, Nghị định có quy định về điều kiện bảo hộ tên thương mại, chủ sở hữu tên thương mại, nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, thời hạn bảo hộ, hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, quyền yêu cầu xử lý việc xâm phạm, trình tự và thủ tục xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại.

So với giai đoạn trước năm 2000 thì sự ra đời của Nghị định số 54/2000/NĐ-CP đã tạo nên cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ tên thương mại với tư cách là đối tượng của sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, những quy định của pháp luật về tên thương mại trong giai đoạn này vẫn còn chung chung, chưa cụ thể và toàn diện, ví dụ như: Nghị định này vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa cụ thể về tên thương mại, không có quy định về nguyên tắc xác lập quyền đối với tên thương mại, quy định về việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại không rõ ràng, cụ thể.

* Giai đoạn từ năm 2005 đến nay

Có thể nói, đây là giai đoạn đánh dấu bước phát triển của pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ nói chung và về lĩnh vực sở hữu công nghiệp nói riêng, trong đó có pháp luật về tên thương mại, với sự ra đời của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và các văn bản pháp luật khác như: Luật Doanh nghiệp năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2005, Nghị định số 88/2006/NĐ-CP (về đăng ký kinh doanh), Nghị định số 43/2010/NĐ-CP (về đăng ký doanh nghiệp). Những văn bản pháp luật trên ra đời đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ tên thương mại ở Việt Nam, vì các văn bản này đề cập tương đối đầy đủ và chi tiết vấn đề bảo hộ tên thương mại với tư cách là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp.

Những quy định có liên quan trong các văn bản pháp luật nói trên chothấy, việc bảo hộ tên thương mại của Việt Nam được tiến hành tương đối phù hợp với thông lệ của nhiều nước trong lĩnh vực này. Theo đó, tên thương mại ở Việt Nam được hình thành theo nguyên tắc “tự do lựa chọn”. Các cá nhân, tổ chức hoàn toàn tự do trong việc lựa chọn chỉ dẫn thương mại là tên thương mại mà dưới nó họ sẽ tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên cũng tồn tại một số hạn chế nhất định đối với việc lựa chọn tên thương mại, chẳng hạn như: Tên thương mại không được là tên của các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tên thương mại của doanh nghiệp Việt Nam phải được viết bằng tiếng Việt và có thể bổ sung thêm bằng một số tiếng nước ngoài với khổ chữ nhỏ hơn… Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại tự động được xác lập khi có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật mà không cần phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều đó có nghĩa là, quyền đối với tên thương mại xuất hiện từ sự kiện sử dụng tên thương mại, không phụ thuộc tên thương mại đó có được đăng ký hay không. Tên thương mại tại Việt Nam được bảo hộ theo nguyên tắc “sự thật”. Tên thương mại phải thể hiện đúng loại hình tổ chức kinh doanh, phạm vi trách nhiệm pháp lý của các chủ thể sử dụng tên thương mại đó. Pháp luật thừa nhận quyền đối với tên thương mại là quyền tài sản thuộc sở hữu của chủ nhân tên thương mại đó. Những văn bản pháp luật này quy định cụ thể về các quyền của chủ sở hữu tên thương mại, các hành vi vi phạm, các phương thức và biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại.

2.2. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại là việc Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật để điểu chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh sau khi con người tạo ra tên thương mại, Nhà nước tổ chức các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sử dụng hợp pháp tên thương mại và những chủ thể khác liên quan đến việc sử dụng tên thương mại.

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại gồm: Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật về tên thương mại; vấn đề xác lập quyền; các phương thức, biện pháp khác nhau để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tên thương mại (bảo vệ quyền).

Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nhằm đảm bảo cho chủ sở hữu có vị trí độc quyền về sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, để bồi hoàn công sức của họ và thu lợi nhuận.

Với ý nghĩa này, quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại là quyền, nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến việc xác lập quyền đối với tên thương mại, dựa trên hành vi sử dụng tên thương mại của các chủ thể. Các quyền chủ quan này phải phù hợp với pháp luật quyền sở hữu công nghiệp nói chung và pháp luật về tên thương mại nói riêng.

* Vaitrò của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại

Tên thương mại là sản phẩm trí tuệ và tài sản vô hình của doanh nghiệp, bởi vậy việc bảo hộ tên thương mại có ý nghĩa rất lớn. Bảo hộ tên thương mại tạo nên một công cụ hữu hiệu cho các doanh nghiệp quảng bá và lưu thông hàng hoá một cách có hiệu quả trên thị trường cũng như bảo vệ và phát triển thị phần của mình, bảo đảm một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế.

Việc bảo hộ tên thương mại đầy đủ và có hiệu quả là cơ sở để chúng ta tham gia vào các sân chới lớn, các thị trường song phương, khu vực và toàn cầu, thu hút đầu tư và công nghệ nước ngoài, từ đó tạo ra những bước khởi sắc mới cho nền kinh tế. Bảo hộ sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ tên thương mại nói riêng đã trở thành một cam kết quan trọng mà Việt Nam phải thực hiện trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

* Điều kiện bảo hộ tên thương mại

Tên gọi của các chủ thể kinh doanh chỉ được coi là tên thương mại và các chủ thể này được hưởng các quyền chủ thể đối với tên thương mại của mình khi đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện bảo hộ cụ thể. Tên thương mại muốn được bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện sau:

Tính phân biệt của tên thương mại: Không phải bất kỳ tên thương mại nào cũng được pháp luật bảo hộ, để được bảo hộ theo pháp luật sở hữu trí tuệ, nhìn chung, tên thương mại phải có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Sự phân biệt này cần thiết được đặt ra trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh với các yếu tố phân biệt chủ yếu như: Phân biệt về hàng hoá, dịch vụ, hoạt động, cơ sở kinh doanh. Thông qua những yếu tố này để cá thể hoá chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác. Điều này cũng có thể được hiểu là nếu tên thương mại của hai chủ thể kinh doanh trùng nhau hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn nhưng hai chủ thể kinh doanh trong hai lĩnh vực khác nhau, thuộc hai lãnh thổ khác nhau thì vẫn được chấp nhận bảo hộ. Cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh là hai điều kiện song song đi đôi với nhau, nếu thiếu một trong hai yếu tố đó thì tên thương mại sẽ không được bảo hộ. Chẳng hạn như hai tên thương mại trùng nhau nhưng hai chủ thể kinh doanh lại không hoạt động trên một khu vực địa lý tuy rằng họ kinh doanh trong cùng một lĩnh vực hoặc hai chủ thể kinh doanh ở trên cùng một khu vực địa lý nhưng lại không kinh doanh trên cùng một lĩnh vực cũng không được pháp luật chấp nhận bảo hộ. Điều kiện bảo hộ này của tên thương mại cũng đơn giản hơn so với nhãn hiệu (theo quy định của pháp luật, một nhãn hiệu muốn được bảo hộ còn phải đáp ứng cả điều kiện: Phải không trùng và không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với các hàng hoá, dịch vụ không trùng và tương tự nếu các nhãn hiệu đó được công nhận là nổi tiếng hay được thừa nhận rộng rãi, được nhiều người biết đến).

Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng được các điều kiện sau đây:

– Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi: Nếu tên thương mại chỉ có phần mô tả thì không được bảo hộ, bởi lẽ phần mô tả không có khả năng tạo nên tính phân biệt cho tên thương mại (hai doanh nghiệp có tên thương mại khác nhau có thể có phần mô tả giống nhau), vì vậy tên thương mại bắt buộc phải chứa thành phần tên riêng để tạo ra sự phân biệt giữa các chủ thể kinh doanh[7].

– Tên thương mại không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng từ trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Tên trùng là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

Các trường hợp sau đây được coi là gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác: Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký; tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “&”; ký hiệu “-”; chữ “và”; tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp khác đã đăng ký; tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp khác đã đăng ký; tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi một hoặc một số số tự nhiên, số thứ tự hoặc một số chữ cái tiếng Việt (A, B, C…) ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký; tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước, hoặc “mới” ngay sau tên của doanh nghiệp đã đăng ký; tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi các từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự; trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký; tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng. Tên thương mại và nhãn hiệu đều có chức năng chỉ dẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ đó của cơ sở sản xuất kinh doanh nào, đều đưa ra một kết quả chung rằng ai là người chịu trách nhiệm về những hàng hoá, dịch vụ đó, bởi vậy nếu đã có nhãn hiệu thuộc quyền của người khác đã được xác lập trước thời điểm tên thương mại được bắt đầu thì đương nhiên chủ thể kinh doanh sẽ không được sử dụng tên thương mại đó nữa.

Cũng do tên thương mại thường là tên doanh nghiệp hoặc được sử dụng thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mỗi chủ thể kinh doanh, nên quyền sở hữu tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực và lãnh thổ kinh doanh, mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tên thương mại đó tại Cục Sở hữu trí tuệ. Điều này khác với việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với các chỉ dẫn đầu tư khác như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, những đối tượng này cần phải đăng ký mới được bảo hộ.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó mà không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục đăng ký nào. Việc đăng ký tên chủ thể kinh doanh theo quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục đăng ký hoạt động của doanh nghiệp và của các chủ thể kinh doanh khác chỉ có ý nghĩa ghi nhận ý định sử dụng tên gọi của chủ thể đó mà không có ý nghĩa xác lập quyền. Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh, vì vậy, phải có sự tồn tại củatổ chức, cá nhân mang tên thương mại thì việc sử dụng tên thương mại mới có ý nghĩa về mặt pháp lý. Tuy nhiên, việc có được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không phải là cơ sở pháp lý tuyệt đối để nói rằng quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại đã được xác lập. Để được xác lập, tên thương mại còn phải được sử dụng thông qua các hoạt động kinh doanh. Chủ sở hữu quyền đối với tên thương mại là tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động đăng ký kinh doanh dưới tên thương mại đó. Trương hợp trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và trên cùng một địa bàn kinh doanh có nhiều người cùng sử dụng một tên thương mại thì quyền đối với tên thương mại thuộc về người sử dụng đầu tiên.

Về mặt nguyên tắc, quyền đối với tên thương mại mang tính không hạn chế về mặt thời gian. Điều đó có nghĩa là sau khi đã xác lập quyền đối với tên thương mại, chủ thể kinh doanh có thể sử dụng nó mà không bị bất cứ một hạn chế nào về mặt thời gian, khi mà chủ thể kinh doanh còn tồn tại và tên thương mại còn thể hiện đúng hình thái tổ chức của chủ thể đó. Nếu địa vị pháp lý của chủ thể kinh doanh thay đổi, ví dụ như do kết quả của việc tổ chức lại doanh nghiệp hay thay đổi chủ doanh nghiệp thì những thay đổi đó cần được đưa vào tên thương mại, đương nhiên quyền đối với tên thương mại sẽ chấm dứt khi chủ thể kinh doanh chấm dứt sự tồn tại của mình.

Bên cạnh việc đưa ra những điều kiện bảo hộ tên thương mại, pháp luật còn quy định những tên gọi không được bảo hộ dưới danh nghĩa là tên thương mại, bao gồm:

Một là, tên gọi của các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc các chủ thể không liên quan tới hoạt động kinh doanh, bởi bản chất của tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân chỉ dùng trong hoạt động kinh doanh, còn tên gọi của các tổ chức, cá nhân khác không có chức năng hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật cũng như không liên quan đến các hoạt động kinh doanh thì sẽ không được coi là tên thương mại;

Hai là, tên gọi nhằm mục đích thực hiện chức năng của tên thương mại nhưng không có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh của các cơ sở kinh doanh trong cùng một lĩnh vực;

Ba là, tên thương mại gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã được sử dụng từ trước trên cùng một địa bàn và trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã được bảo hộ từ trước khi bắt đầu sử dụng tên thương mại đó. Địa bàn kinh doanh được hiểu là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng. Theo Nghị định số 88/2006/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh quy định: “Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn vớitên doanh nghiệp đã đăng ký trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” (Điều 11), thì địa bàn kinh doanh của doanh nghiệp là trong phạm vi một tỉnh, thành phố. Còn theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định: “Không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc”, thì “địa bàn kinh doanh” là trong phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, hiện nay, khi đăng ký kinh doanh cho một doanh nghiệp thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xem xét tên thương mại của doanh nghiệp đó có khả năng gây nhầm lẫn với tên thương mại của tất cả các doanh nghiệp khác trong phạm vi toàn quốc hay không. Hay nói cách khác, phạm vi bảo hộ tên thương mại là trong phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam. Lĩnh vực kinh doanh có thể hiểu như một mảng của nền kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh doanh tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình để thu lợi nhuận như lĩnh vực xây dựng, lĩnh vực may mặc, lĩnh vực sản xuất đồ gia dụng, nội thất. Căn cứ vào Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, người thành lập doanh nghiệp tự lựa chọn ngành, nghề kinh doanh và ghi mã ngành, nghề kinh doanh vào giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh đối chiếu và ghi ngành, nghề kinh doanh, mã số ngành, nghề kinh doanh vào giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế của doanh nghiệp. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực và không được sử dụng lại. Như vậy, trong mỗi lĩnh vực kinh doanh nếu một doanh nghiệp đã đăng ký tên thương mại của mình mà sau đó người khác lại xin đăng ký một tên thương mại giống như thế thì tên thương mại của chủ thể xin đăng ký sau sẽ không được bảo hộ.

* Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại

Bản chất quyền đối với tên thương mại là khả năng bảo đảm cho chủ thể tham gia vào các giao dịch dưới tên thương mại của mình. Trên cơ sở đó một đặc trưng quan trọng của chế độ pháp lý đối với tên thương mại là quyền đối với tên thương mại mang tính chất đặc quyền. Chủ thể có độc quyền khai thác tên thương mại của mình với điều kiện việc khai thác đó phải phù hợp với quy định của pháp luật.

Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại bao gồm tổng hợp các quyền của chủ sở hữu tên thương mại được pháp luật ghi nhận và bảo hộ. Pháp luật thừa nhận quyền đối với tên thương mại là quyền tài sản thuộc sở hữu của chủ sở hữu tên thương mại.

Tên thương mại là đối tượng sở hữu công nghiệp được xác lập tự độngdựa trên thực tế khai thác và sử dụng. Chủ sở hữu tên thương mại là những chủ thể (cá nhân, tổ chức) đang thực tế sử dụng, khai thác tên thương mại đó và nếu có tranh chấp xảy ra thì họ phải chứng minh được quyền hợp pháp của mình trước các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, chủ sở hữu tên thương mại còn là người được chuyển giao quyền sở hữu thông qua hợp đồng chuyển nhượng tên thương mại hoặc thông qua nhận di sản thừa kế. Theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu tên thương mại có các quyền cơ bản như:

Quyền sử dụng tên thương mại: Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp vào khai thác để thu được các lợi ích từ chúng mang lại có thể được xem như một trong những quyền năng quan trọng nhất của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp. Trên thực tế có rất nhiều cách thức khai thác khác nhau, nhưng đối với tên thương mại thì đó là dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo.

Quyền định đoạt: Thực tế có nhiều cách thức để chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt của mình đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp. Thứ nhất, chủ sở hữu công nghiệp có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu của mình cho người khác. Quyền chuyển nhượng cho người khác toàn bộ quyền đối với đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức ký kết hợp đồng bằng văn bản (gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp) phù hợp với quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự, kinh tế. Tuy nhiên, việc chuyển giao tên thương mại có điểm đặc biệt là chủ sở hữu tên thương mại có quyền chuyển giao tên thương mại theo hợp đồng hoặc theo thừa kế cho người khác với điều kiện việc chuyển giao phải được tiến hành cùng với toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh với tên thương mại đó. Thứ hai, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có quyền từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với các đối tượng đó. Thứ ba, để thực hiện quyền định đoạt của mình, chủ sở hữu tên thương mại có quyền để lại thừa kế cho những người khác (theo di chúc hoặc theo pháp luật) sau khi chết. Thừa kế trong trường hợp này gắn với chuyển giao toàn bộ cơ sở kinh doanh kèm theo tên thương mại.

Bên cạnh những quyền tài sản nói trên, thì chủ sở hữu tên thương mại có quyền sử dụng các biện pháp bảo vệ khi tên thương mại của mình bị xâm phạm, ví dụ như: Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người thực hiện hành vi xâm phạm quyền của mình phải chấm dứt hành vi đó và bồi thường thiệt hại.

Tóm lại, chủ sở hữu hợp pháp tên thương mại được pháp luật bảo hộ đầy đủ các quyền cơ bản nêu trên.

* Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại

Việc bảo vệ tên thương mại cũng giống như bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ khác là bảo vệ quyền tài sản của các chủ thể và được hiểu dưới hai phương diện sau đây:

Thứ nhất, theo phương diện khách quan: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại là tổng hợp các quy định của pháp luật công nhận chủ sở hữu tên thương mại được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được pháp luật thừa nhận.

Thứ hai, theo phương diện chủ quan: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại là những biện pháp cụ thể được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu tên thương mại tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm.

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại gồm việc xác định hành vi, tính chất và mức độ xâm phạm quyền đối với tên thương mại, xác định thiệt hại, yêu cầu và giải quyết yêu cầu xử lý xâm phạm, xử lý xâm phạm bằng biện pháp hành chính, kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, giám định sở hữu trí tuệ.

Qua những phân tích trên đây có thể thấy, pháp luật Việt Nam về bảo hộ tên thương mại ngày càng tiệm cận hơn với pháp luật của các quốc gia khác và phù hợp hơn với pháp luật quốc tế về bảo hộ tên thương mại. Hy vọng rằng, với việc bảo vệ của pháp luật đối với tên thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội cạnh tranh lành mạnh và khẳng định thương hiệu của mình với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới.

Bùi Huyền



[1] Công ước Paris năm 1883 (sửa đổi, bổ sung năm 1976)

[2] Nguyễn Thị Quế Anh (2002), “Một số vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại trên thế giới”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Chuyên san Kinh tế – Luật

[3] Nguyễn Thị Quế Anh (2002), “Một số vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại trên thế giới”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Chuyên san Kinh tế – Luật

[4] Phan Thị Thanh Hà (2000), Báo cáo tại Hội thảo về bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp mới ở Việt Nam, Hà Nội.

[5] Nguyễn Thị Quế Anh (2002), “Một số vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại trên thế giới”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Chuyên san Kinh tế – Luật

[6] Nguyễn Thị Quế Anh (2000), “Bảo hộ tên thương mại ở Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hộ tên thương mại”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Chuyên san Kinh tế – Luật

[7] Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp năm 2005, Hà Nội

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Lợi ích, khó khăn và một số kiến nghị cho Việt Nam trong quá trình hài hòa hóa pháp luật ASEAN

03/03/2016

Việt Nam đang ngày càng chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, có hiệu quả với trọng tâm là hội nhập kinh tế. Bên cạnh việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và gần đây vừa ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh kinh tế Á – ÂU (EAEU), đặc biệt đang nỗ lực cho việc hội nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và xây dựng Cộng đồng ASEAN[1].

Trong quá trình hội nhập quốc tế nói chung và đặc biệt hội nhập ASEAN nói riêng, hệ thống pháp luật Việt Nam sẽ không tránh khỏi những tác động nhất định về kinh tế, chính trị cũng như pháp luật. Vì vậy, thay đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia cho phù hợp với tiến trình hài hòa hóa pháp luật trong Cộng đồng ASEAN là một yêu cầu tất yếu hiện nay ở Việt Nam. Tuy nhiên, làm thế nào để hài hòa hóa pháp luật trong Cộng đồng ASEAN một cách hiệu quả nhất, vừa phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam, đồng thời, hài hòa với pháp luật chung của các quốc gia trong khu vực ASEAN đang là ván đề cấp thiết đặt ra.

1. Hài hòa pháp luật và lợi ích với Việt Nam

Hài hòa hóa pháp luật (legel harmonization) là sự kiện các quốc gia thống nhất các mục tiêu chung cần đạt được; sau đó mỗi quốc gia có quyền tự sửa đổi, ban hành pháp luật mới trong nước của mình để đạt được các mục tiêu chung đó[2].

Hài hòa hóa pháp luật là một trong những khuynh hướng quan trọng nhất trong các khuynh hướng phát triển chung của pháp luật trên thế giới. Bởi lẽ, với quá trình mở rộng hợp tác lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác kinh tế thì pháp luật đóng vai trò quan trọng, là yếu tố đảm bảo tính “liên kết ổn định”, vì vậy nhu cầu pháp luật chung ngày càng chiếm ưu thế trong pháp luật quốc tế.

Hài hòa hóa pháp luật giúp cho các quốc gia xích lại gần nhau hơn về mặt pháp luật, góp phần vào việc thúc đẩy các quốc gia trong khu vực hợp tác với nhau về phương diện chính trị, kinh tế một cách dễ dàng hơn, tạo thuận lợi cho sự phát triển chung của các quốc gia trong cùng một cộng đồng.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc hài hòa hóa pháp luật, trên thế giới có những khu vực không chỉ thành công với chủ trương hài hòa hóa pháp luật từ rất sớm, đưa lại nhiều giá trị thực tiễn cao, mà đỉnh cao nhất các khu vực này còn đạt được trong tiến trình đàm phán là nhất thể hóa pháp luật, góp phần thành công nhất định trong sự phát triển bền vững chung của từng quốc gia trong cộng đồng khu vực đó. Điển hình như Cộng đồng kinh tế chung Bắc Âu, từ đầu thế kỷ 19 đã bắt đầu chú trọng tới quá trình nhất thể hóa pháp luật, ban hành những văn bản chung cho 5 quốc gia trong Cộng đồng kinh tế chung Bắc Âu, sự hợp tác này chính thức vào năm 1872, khi các nhà luật học Bắc Âu tổ chức đại hội với mục đích hỗ trợ cho việc nhất thể hóa pháp luật. Đại hội đã thông qua về sự cấp thiết của việc nhất thể hóa pháp luật hối phiếu và sau đó hàng loạt các văn bản luật chung đã có hiệu lực trong khu vực như Luật về nhãn hiệu hàng hóa, Luật về Công ty thương mại, Luật Hàng hải… Không chỉ Bắc Âu mà Liên minh châu Âu (European Union – EU) còn được coi là một trong những mô hình tiến bộ nhất có thể tham khảo về hài hòa hóa pháp luật, bởi sự tiến bộ của việc hài hòa hóa được xác định dựa trên sự thỏa hiệp về chính sách giữa các nước thành viên hay những quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động hài hòa hóa được thể hiện bằng ngôn ngữ có thể tạo ra sự linh hoạt hay thỏa hiệp…

Thực tế, 2 trường hợp hài hòa hóa pháp luật trong Cộng đồng chung Bắc Âu và EU không chỉ mang lại thành công về hạn chế xung đột pháp luật trong khu vực mà còn giúp các quốc gia trong cộng đồng chung phát triển bền vững về mọi mặt: Cộng đồng kinh tế chung châu Âu, với sự thành công trong quá trình hài hòa hóa pháp luật đã giúp đạt được mục tiêu: i) Thiết lập một liên minh thuế quan với thuế suất nội địa chung; ii) Kiện toàn các chính sách chung về nông nghiệp, hàng hải, thương mại; iii) Mở rộng cộng đồng tới các nước châu Âu còn lại[3]. Còn đối với Cộng đồng chung Bắc Âu, các quốc gia như: Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan là các quốc gia đang phát triển tốt nhất thế giới. Các quốc gia này luôn ở phía trên bảng xếp hạng từ cạnh tranh kinh tế, y tế đến chỉ tiêu về hạnh phúc. Mô hình kinh tế tư bản Bắc Âu đã thu hút sự chú ý của thế giới[4]. Để tạo nên sự thành công đó phần lớn nhờ vào sự thành công của quá trình hài hòa hóa pháp luật trong khu vực Cộng đồng chung Bắc Âu. Vì vậy, trong thời gian tới, khi Việt Nam tham gia vào Cộng đồng ASEAN, đồng thời tiến tới xây dựng chính sách hài hòa hóa pháp luật trong khu vực, sẽ đưa đến cho Việt Nam nhiều lợi ích. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về chính trị, hài hòa hóa pháp luật góp phần vào việc thúc đẩy hợp tác về mặt chính trị giữa các quốc gia trong cộng đồng một cách gần gũi hơn. Bởi, pháp luật là công cụ quản lý của Nhà nước, khi các công cụ quản lý đó có sự tương đồng về mặt nội dung, sẽ quyết định đến một số tương đồng trong chính sách quản lý Nhà nước của cộng đồng đó, hạn chế được xung đột trong các chiến lược quản lý của các quốc gia. Khi không có sự xung đột giữa các chính sách quản lý của mỗi một quốc gia, góp phần tạo một môi trường hợp tác chính trị bền vững và thống nhất.

Thứ hai, về kinh tế, hài hòa hóa pháp luật của Việt Nam với các thành viên ASEAN, đặc biệt trong lĩnh vực pháp luật thương mại, góp phần giúp Việt Nam hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường – một trong ba khâu đột phá chiến lược của Việt Nam hiện nay. Công việc hài hòa này làm gia tăng tính dự đoán trước và làm giảm tính không chắc chắn của việc áp dụng pháp luật Việt Nam. Điều đó đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, giảm chi phí giao dịch, kinh doanh và rủi ro pháp lý ở Việt Nam. Qúa trình này giúp quan hệ kinh tế cũng như quan hệ văn hóa – xã hội và an ninh quốc phòng của Việt Nam ngày càng gắn kết với các thành viên khác trong khu vực ASEAN[5].

Thứ ba,về pháp luật quốc gia: (i) Hài hòa hóa pháp luật giúp cho các quốc gia xích lại gần nhau hơn về pháp luật; (ii) giải quyết được tình trạng xung đột pháp luật giữa các quốc gia; (iii) giúp cho các quốc gia tiếp thu, học hỏi lẫn nhau trong quá trình lập pháp để hoàn thiện hơn pháp luật của quốc gia mình. Đặc biệt, Việt Nam, một quốc gia đang phát triển, pháp luật cũng đang ngày một hoàn thiện để phù hợp với bối cảnh kinh tế, chính trị đang thay đổi hiện nay, nên việc tham gia vào Cộng đồng chung ASEAN và tham gia vào tiến trình hài hóa hóa pháp luật giữa các quốc gia trong khu vực sẽ giúp Việt Nam có một cái nhìn tổng thể giữa bức tranh pháp luật các quốc gia trong khu vực, giúp cho việc tiếp thu có chọn lọc những giá trị pháp lý của những quốc gia có hệ thống pháp luật tiến bộ, tiến tới hoàn thiện hơn pháp luật của quốc gia.

2. Khó khăn đối với Việt Nam trong quá trình hài hòa hóa pháp luật và một số nguyên nhân

Mặc dù, có những thuận lợi cơ bản nêu trên, quá trình hài hòa hóa pháp luật trong ASEANcủa Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân khách quan và chủ quan.

2.1. Nguyên nhân khách quan

Một là, mặc dù các quốc gia ASEAN đang quyết tâm xây dựng một cộng đồng kinh tế chung, đồng thời cũng tiến tới hài hòa hóa pháp luật với chủ trương xây dựng một hệ thống pháp luật chung, thống nhất giữa các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, một khó khăn đặt ra đối với Cộng đồng ASEAN hiện nay là pháp luật của các quốc gia trong khu vực, từ Hiến Pháp đến văn bản luật đều khác nhau giữa các hệ thống pháp luật. Điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn đối với Việt Nam nói riêng và đối với Cộng đồng ASEAN nói chung trong vấn đề xây dựng một luật chung thống nhất. Ví dụ, nghiên cứu về quy định tính hiệu lực trong Hiến pháp của các quốc gia ASEAN cho thấy hoàn toàn không có sự thống nhất giữa các quốc gia trong việc quy định tính hiệu lực của Hiến pháp. Ở góc độ chung, dựa trên sự đáp ứng các tiêu chí đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp (Hiến pháp là đạo luật pháp lý cao nhất; quy định mọi cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức đều phải tuyệt đối tuân thủ Hiến pháp; quy định bất kỳ văn bản pháp luật nào trái với Hiến pháp đều phải bị bãi bỏ hoặc không có hiệu lực thi hành) có thể chia thành 3 nhóm: Nhóm 1, các bản Hiến pháp trực tiếp quy định tính hiệu lực tối cao của Hiến pháp (bao gồm Hiến pháp Liên Bang Malaysia, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa Singapore); nhóm 2, các bản Hiến pháp gián tiếp quy định tính hiệu lực tối cao của Hiến pháp (bao gồm Hiến pháp các quốc gia như Cộng Hòa Indonesia và Cộng hòa Philippines); nhóm 3, các bản Hiến pháp ghi nhận không rõ ràng về tính hiệu lực của Hiến pháp (bao gồm Hiến pháp các quốc gia: Vương quốc Brunei; Cộng hòa liên bang Myanmar, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Hiến pháp Vương quốc Campuchia)[6].

Hai là, mặc dù nội bộ ASEAN đã có các cơ chế giải quyết tranh chấp nhưng chưa được áp dụng trên thực tế một cách hiệu quả. Theo quy định tại Hiến chương ASEAN năm 2007, các tổ chức và cơ chế của ASEAN gồm Hội đồng thượng đỉnh ASEAN; Hội đồng điều phối ASEAN (ACC); Hội đồng về cộng đồng ASEAN; các cuộc họp cấp Bộ trưởng ASEAN; Uỷ ban đại diện thường trực của ASEAN; Tổng thư ký và Ban thư ký của ASEAN. Tuy nhiên, cơ chế giải quyết tranh chấp chủ yếu thông qua đối thoại, đàm phán và tham vấn, bên cạnh đó biện pháp hòa giải hoặc trung gian là cơ chế thường được lựa chọn áp dụng. Thực tế, các tổ chức của ASEAN trong vấn đề giải quyết tranh chấp chưa phát huy hiệu qủa vai trò của mình.

Nhìn chung, việc áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN trong thực tế để giải quyết các tranh chấp xảy ra giữa các quốc gia thành viên ngày càng khiêm tốn. Ngoài lý do xuất phát từ truyền thống văn hóa pháp luật Đông Nam Á như đã nói ở trên, thì một trong những nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ bất cập của chính cơ chế giải quyết tranh chấp. Ví dụ như quy trình giải quyết tranh chấp thương mại theo Nghị định thư Viêng Chăn năm 2004 bị đánh giá là chưa đảm bảo tính minh bạch, thời gian quá dài…; ngoài ra, pháp luật về giải quyết tranh chấp của ASEAN luôn tôn trọng tự do thỏa thuận. Vì vậy, việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN không phải là nghĩa vụ và là lựa chọn duy nhất của các quốc gia thành viên[7].

Ba là, Cộng đồng ASEAN chưa có một hệ thống các thiết chế xây dựng các quy định pháp lý cho cộng đồng như Liên minh châu Âu (gồm: Nghị viện EU, Hội đồng EU và Ủy ban EU). Hiện nay, trong 209 công cụ pháp lý ASEAN, có 147 công cụ có hiệu lực, 21 công cụ chưa có hiệu lực, 39 công cụ bị bãi bỏ hoặc hết hiệu lực pháp luật. Trong đó, mỗi hội đồng của Cộng đồng ASEAN và các cơ quan cấp bộ trưởng, các cơ quan giúp việc đang hoàn thiện cơ chế pháp lý theo lĩnh vực mà họ phụ trách[8].

2.2. Nguyên nhân chủ quan

Một là,hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành còn nhiều hạn chế: Thiếu cụ thể, rõ ràng; trùng lặp, chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau; nhiều văn bản thiếu tính khả thi; tính ổn định của hệ thống quy phạm còn yếu. Một thời gian dài công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật chưa được chú trọng, do đó, thực tế có tình trạng khó phân biệt văn bản nào còn hiệu lực, văn bản nào hết hiệu lực. Hệ thống pháp luật như vậy gây khó khăn trong việc hài hòa hóa pháp luật với các quốc gia khác trong khu vực. Đặc biệt, trong chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020 đặt ra yêu cầu “xác định rõ quy trình, cơ chế “nội luật hóa” các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”, tuy nhiên Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, cũng như dự thảo mới nhất hiện nay của Luật sửa đổi vẫn tồn tại 2 thực trạng: (i) Một số quy định về trình tự, danh nghĩa ký kết điều ước quốc tế chưa phù hợp với Hiến pháp Việt Nam năm 2013; (ii) Vị trí của điều ước quốc tế chưa được thể hiện rõ trong thứ tự các nguồn của hệ thống pháp luật Việt Nam[9].

Hai là, địa vị pháp lý của Việt Nam trên trường quốc tế chưa cao, nên trong quá trình hài hòa hóa pháp luật, chúng ta khó có thể bảo vệ được quan điểm của mình trong việc đưa ra các quan điểm thống nhất các mục tiêu chung cần đạt được với các quốc gia trong khu vực để hoàn thiện pháp luật phù hợp với những mục tiêu chung nói riêng và đạt kết quả cao trong quá trình hài hòa hóa pháp luật trong Cộng đồng ASEAN nói chung. Quan trọng hơn, năng lực cán bộ, chuyên gia nghiên cứu, xây dựng pháp luật còn thiếu và yếu, chưa có đủ điều kiện nghiên cứu đầy đủ, toàn diện các luật mẫu, các chuẩn mực pháp lý chung có liên quan. Điều này dẫn đến thực tế là việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế liên quan trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh đa phần mang tính hình thức[10].

Ba là, một trong những khó khăn nhất là vấn đề ý thức chấp hành pháp luật của người dân, của các cơ quan, tổ chức. Có thể nói, phần lớn người dân Việt Nam thường cho rằng “pháp luật” là những mệnh lệnh mà người ta cần phải tuân thủ, là hình phạt, là trừng trị… Một số người lại quan niệm rằng, pháp luật chỉ là để giải quyết các tranh chấp. Người dân thường chỉ quan tâm tới pháp luật khi bản thân họ phải rơi vào tình thế sự việc miễn cưỡng, lợi ích bị xâm hại… dính líu tới pháp luật (kiện cáo, tranh chấp, bị phạt, bị cưỡng chế…)[11]. Với ý thức chấp hành pháp luật như vậy, khó có thể triển khai thực hiện luật chung của khu vực trên thực tế đối với Việt Nam, điều này sẽ là mối lo ngại lớn khi Việt Nam hài hòa với pháp luật các quốc gia trong khu vực.

3. Một số kiến nghị

3.1. Kiến nghị đối với các quốc gia ASEAN

Thứ nhất, các quốc gia trong khu vực cần hoàn thiện pháp luật quốc gia mình theo hướng tương đồng và phù hợp với pháp luật lẫn nhau trong cộng đồng ASEAN, quan trọng nhất là hài hòa về các quy định trong Hiến pháp, vì trong nền dân chủ hiện đại thì Hiến pháp giữ vị trí tối thượng về giá trị pháp lý trong hệ thống pháp luật quốc gia. Hiến pháp phù hợp sẽ giúp các quốc gia dễ dàng sửa đổi luật thực định theo hướng hài hòa pháp luật lẫn nhau.

Thứ hai, cần phát huy hiệu quả, vai trò của các tổ chức ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp, đặc biệt là tăng cường hơn nữa vai trò của Ban Thư ký ASEAN. Quan trọng nhất, trong thời gian tới cần thành lập nhóm cấp cao ASEAN để hoạt động sát sao hơn trong Cộng đồng ASEAN. Cần trao chức năng chính của nhóm này chủ yếu về chính trị và yếu tố pháp luật. Nhóm này phải có cuộc họp hàng tháng để trao đổi về vấn đề hợp tác sau năm 2015 của Cộng đồng ASEAN. Bởi yếu tố chính trị giúp các quốc gia trong khu vực hợp tác một cách hòa bình, ổn định. Yếu tố pháp luật là công cụ pháp lý mang đến yếu tố công bằng trong quyền, lợi ích giữa các quốc gia trong cùng một cộng đồng. Duy trì được 2 yếu tố này sẽ giúp chúng ta xây dựng được một cồng đồng chung ASEAN hợp tác, vững mạnh về mọi mặt.

3.2. Kiến nghị đối với Việt Nam

Có thể khẳng định, hài hòa hóa pháp luật trong cộng đồng chung ASEAN không chỉ tạo cơ hội thuận lợi cho các quốc gia trong khu vực xích lại gần nhau hơn về kinh tế, chính trị và pháp luật, mà còn giúp cho các quốc gia thành viên trong cộng đồng chung thể hiện được tiếng nói của mình trước cộng đồng chung để tiến tới xây dựng một đất nước phát triển. Do đó, trong quá trình tiến tới hài hòa hóa pháp luật ASEAN, Việt Nam cần phải tích cực, chủ động hơn trong quá trình này. Cụ thể:

Thứ nhất, muốn quá trình hài hòa hóa pháp luật khu vực ASEAN diễn ra với nhiều thuận lợi và đạt hiệu quả cao, thời gian tới phải đảm bảo các yếu tố đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch theo đúng tinh thần của chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Đặc biệt, cần chủ động hoàn thiện pháp luật quốc gia theo tinh thần của pháp luật chung trong cộng đồng. Điều quan trọng nhất, cần chú trọng sửa đổi quy định vị trí của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế trong vị trí nguồn của hệ thống pháp luật Việt Nam.

Thứ hai, nâng cao năng lực cán bộ, chuyên gia pháp lý am hiểu pháp luật quốc tế. Các cán bộ, chuyên gia pháp lý cần được tạo điều kiện để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong khu vực một cách hiệu quả.

Thứ ba, phải cố gắng khẳng định được vị trí của Việt Nam về mặt kinh tế, chính trị, xã hội trên trường quốc tế và trong khu vực ASEAN để tạo dựng tiếng nói về pháp luật Việt Nam trong tiến trình đàm phán, xây dựng một luật chung thống nhất trong cộng đồng ASEAN.

Thứ tư,phải chú trọng đến tuyên truyền ý thức của người dân, của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… trong việc tôn trọng và thực hiện luật chung thống nhất khi quá trình hài hòa hóa pháp luật thành công. Bởi hài hòa hóa pháp luật trên thực tế mới là thước đo đánh giá sự thành công của quá trình hài hòa hóa pháp luật trong khu vực.

ThS. Trần Thị Diệu Hương

Khoa Luật Quốc tế, ĐH Luật Huế



[1] Cộng đồng ASEAN sẽ được chính thức hình thành vào cuối năm 2015. Sự kiện này đặt ra cho các nước thành viên cộng đồng nhiều vấn đề, cả các vấn đề chính trị, kinh tế và pháp lý, trong đó có vấn đề hài hòa hóa pháp luật các nước ASEAN.

[2] Xem thêm: Nguyễn Thanh Tú (2015), Thuận lợi, khó khăn và lợi ích đối với Việt Nam trong tiến trình hài hòa pháp luật của khu vực Asean, Kỷ Yếu Hội thảo quốc tế Hài hòa pháp luật trong xây dựng cộng đồng Asean những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam và kinh nghiệm từ EU, tr.1.

[3]Xem thêm tại: vi.wikipedia.org/wiki/cộng-đồng-kinh-tế-châu-Âu.

[4] Xem thêm tại: www.nhipcauwto.com/Bắc-Âu-mô-hình-kinh-tế-xã-hội-kiểu-mẫu.

[5] Xem thêm: Nguyễn Thanh Tú, (2015), Thuận lợi, khó khăn và lợi ích đối với Việt Nam trong tiến trình hài hòa pháp luật của khu vực Asean, Kỷ Yếu Hội thảo quốc tế Hài hòa pháp luật trong xây dựng cộng đồng Asean những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam và kinh nghiệm từ EU, tr.5.

[6] Xem thêm tại: Trần Thị Diệu Hương (2015), Bàn về Quy định tính hiệu lực của Hiến Pháp Việt Nam trong góc nhìn đối chiếu với Hiến Pháp một số quốc gia Đông Nam Á, Tạp chí Nghề luật, số 6/2015, tr.71

[7] Xem thêm tại: Đỗ Mạnh Hồng, Chương VI (2014), Giáo trình Pháp luật cộng đồng ASEAN, Nxb. Công an nhân dân, tr. 382 và tr. 383.

[8] Xem thêm: Bài viết Cộng đồng theo nguyên tắc pháp quyền (2015), Kỷ yếu Hội thảo quốc tế hài hòa hóa pháp luật trong xây dựng cộng đồng ASEAN những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam và kinh nghiệm từ EU, tr.4 và tr.5.

[9] Xem thêm: Điều 6, LuậtKý kết, Gia nhập và Thực hiện điều ước quốc tế năm 2005.

[10] Xem thêm: Nguyễn Thanh Tú (2015), Thuận lợi, khó khăn và lợi ích với Việt Nam trong tiến trình hài hòa hóa pháp luật của khu vực ASEAN, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế hài hòa pháp luật trong cộng đồng ASEAN những vấn đề đặt ra với Việt Nam và kinh nghiệm từ EU.

[11]Xem thêm: Nguyễn Tất Viễn (2014), Một số biện pháp tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật trong tình hình mới, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số chuyên đề 60 năm Ngành Tư pháp.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi được gửi từ khách hàng:Thủ tục bán lại thương hiệu?

Năm 2015, tôi mở cửa hàng đồ uống, sữa chua với công thức gia đình, cửa hàng tôi được rất nhiều người quan tâm và ngày càng đông khách, tới nay đã có hơn 3 cơ sở tại khắp thành phố, doanh thu rất cao, nhưng giờ tôi có việc nhà phải qua Pháp và có khả năng sẽ không về Việt Nam nữa, bỏ đi thương hiệu này thì tôi rất tiếc vì nó là tâm huyết của tôi, tôi muốn bán lại cho người khác, cả thương hiệu, công thức và chuỗi cửa hàng thì thủ tục như thế nào, có cần đăng ký với cơ quan nào không, tôi chỉ yêu cầu họ thật sự có mong muốn và phát triển thương hiệu công thức này thôi?


Thủ tục bán lại thương hiệu
Thủ tục bán lại thương hiệu

Luật sư Tư vấn Thủ tục bán lại thương hiệu – Gọi 1900.0191

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 30 tháng 11 năm 2017

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009.

3./ Luật sư trả lời

Theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 không có khái niệm “thương hiệu”. “Thương hiệu” là một thuật ngữ được sử dụng trong Marketting đề cập tới các dấu hiệu được sử dụng trong thương mại như một công cự tiếp thị quan trọng, tạo dựng nên hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp trong con mắt người tiêu dùng bao gồm: Nhãn hiệu, tên thương mại,…

Như vậy, trong trường hợp này, bạn có thể thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, tên thương mại,…

Căn cứ Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, quy định về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như sau:

Điều 138. Quy định chung về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

1. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

2. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp).”

Căn cứ quy định nêu trên, việc chuyển quyền sở hữu công nghiệp phải được thể hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản và hợp đồng này phải có các nội dung chủ yếu được quy định tại Điều 140 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành như sau:

“1. Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;

2. Căn cứ chuyển nhượng;

3. Giá chuyển nhượng;

4. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.”

Căn cứ Khoản 3 Điều 6, Điều 148 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, sau khi kí hợp đồng chuyển nhượng, các bên có thể phải thực hiện việc đăng kí hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp theo quy định như sau:

Điều 148. Hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

1. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

2. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

3. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt.”

Như vậy khi thỏa thuận chuyển nhượng quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, hoặc đối tượng khác được xác lập bảo hộ trên cơ sở đăng kí tại cơ quan đăng kí theo quy định, thì bên cạnh việc kí kết hợp đồng chuyển nhượng, các bên phải thực hiện việc đăng kí theo quy định.

Hồ sơ đăng ký hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bao gồm:

1. Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định.

2. Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng.

3. Bản gốc văn bằng bảo hộ đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.

4. Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung.

5. Chứng từ nộp phí, lệ phí.

6. Giấy ủy quyền nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện.

Đối với đối tượng quyền sở hữu công nghiệp không xác lập trên cơ sở đăng kí bảo hộ thì việc chuyển nhượng có hiệu lực theo thỏa thuận của các bên.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Bài liên quan:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Phân biệt nhãn hiệu nổi tiếng với nhãn hiệu cạnh tranh?

Các luật sư cho em hỏi dựa vào những tiêu chí định nghĩa nào để: Phân biệt nhãn hiệu nổi tiếng với nhãn hiệu cạnh tranh. Em cảm ơn nhiều ạ.


Luật sư Tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 23 tháng 05 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề phân biệt nhãn hiệu nổi tiếng với nhãn hiệu cạnh tranh

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009

3./ Luật sư tư vấn

Hiện nay, pháp luật chưa ghi nhận về nhãn hiệu cạnh tranh, theo đó có thể hiểu, nhãn hiệu cạnh tranh cũng là một loại nhãn hiệu thông thường, áp dụng và chịu sự điều chỉnh của pháp luật đối với nhãn hiệu thông thường. Do đó, phân biệt nhãn hiệu nổi tiếng với nhãn hiệu cạnh tranh giống với phân biệt nhãn hiệu với nhãn hiệu nổi tiếng. Các điểm khác nhau cụ thể như sau:

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009:

Tiêu chí Nhãn hiệu Nhãn hiệu nổi tiếng
Khái niệm Nhãn hiệu thông thường được quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ: “nhãn hiệu là dấu hiệu dung để phân biệt  hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại khoản 20 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định: “nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dung biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”.
Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp: Xác lập trên cơ sở đăng ký tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền Xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;
Điều kiện bảo hộ Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.

2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Xem xét đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng dựa trên các tiêu chí:

1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo.

2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành.

3. Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp.

4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu.

5. Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu.

7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng.

8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

Thời hạn bảo hộ Theo quy định tại Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ thì có thời hạn là mười năm và có thể ra hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Thời hạn bảo hộ đến khi nhãn hiệu này không còn đáp ứng được các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng tại Điều 75 Luật sở hữ trí tuệ.
Cơ chế bảo hộ trong việc đăng ký Trong việc đăng ký, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền phản đối việc đăng ký hoặc yêu cầu hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với các dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đối với hàng hóa, dịch vụ. Trong việc đăng ký nhãn hiệu, nhãn hiệu thông thường bị coi là không có khả năng phân biệt và không được bảo hộ khi có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng.
Cơ chế bảo hộ khi có hành vi xâm phạm Nghiêm cấm hành vi:

Sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

Khi không được sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.

Bên cạnh bảo hộ đối với các hành vi xâm phạm như đối với nhãn hiệu, hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng bao gồm:

Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Với những tư vấn về câu hỏi Phân biệt nhãn hiệu nổi tiếng với nhãn hiệu cạnh tranh, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Bài liên quan:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com