Câu hỏi:

Thân gửi các luật sư! Tôi có một thắc mắc trong quá trình làm việc rất mong được các luật sư giải đáp:

Công ty tôi có khoảng hơn 20 nhân viên trong đó chỉ có khoảng 10 nhân viên là làm việc thường xuyên, còn bộ phận còn lại là nhân viên kinh doanh. Do tính chất công việc kinh doanh có áp lực về doanh thu nên rất nhiều người chỉ làm việc một thời gian rồi nghỉ việc. Hoặc có nhiều người chỉ chờ để cuối tháng lấy lương cứng mà không mang lại doanh thu cho Công ty. Vì vậy Giám đốc công ty chỉ muốn ký hợp đồng lao động theo từng tháng một và chỉ trả lương cho nhân viên có doanh thu (theo mẫu kèm theo) hoặc ký hợp đồng ngắn hạn (dưới 3 tháng).

Tuy nhiên, đối chiếu với các quy định của pháp luật hiện nay thì dường như điều này là bất khả thi. Hiện nay tôi rất băn khoăn là phải làm cách nào để có thể ký hợp đồng ngắn hạn với nhân viên mà không trái luật? Nếu ký 2 lần đầu là hợp đồng 3 tháng được không? (vì theo quy định thì không được ký hợp đồng thời vụ thời hạn dưới 12 tháng với công việc có tính chất thường xuyên)

Trong một bài trả lời của luật sư Trần Hồng Phong (Không nên ký hợp đồng thời vụ 3 tháng và “né” bảo hiểm xã hội) có viết “Đơn cử như công ty luật hợp danh Ecolaw của chúng tôi, tuy không tới 10 người như công ty của bạn, nhưng chúng tôi đều thỏa thuận ngay từ khi tuyển dụng là nếu người nào “vượt qua” được 6 tháng làm việc thì công ty sẽ ký hợp đồng vô thời hạn ngay và tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người đó.” Như vậy thì phải chăng trong 6 tháng đầu, Ecolaw cũng đã ký hợp đồng 6 tháng với một công việc có tính chất thường xuyên đối với nhân viên của mình? Như vậy hình như cũng chưa đúng với quy định của luật lao động lắm thì phải? hay tôi đã có nhầm lẫn trong cách hiểu quy định của pháp luật?? Rất mong các luật sư giải đáp thắc mắc của tôi. Xin chân thành cám ơn ( Trang Q.)

 

 

Trả lời:

Câu hỏi của bạn quả là sự “thú vị khó chịu” đối với tôi, vì bạn đã đọc khá kỹ và “bắt bẻ” phần trả lời của tôi trước đây.

Quan điểm của chúng tôi, là nên tôn trọng và vận dụng pháp luật một cách linh hoạt, trên cơ sở không “chèn ép” ai. Vì bản chất của pháp luật là hướng đến sự công bằng, sự hợp tình hợp lý, giải quyết được vấn đề – chứ không cứ nhất nhất phải theo đúng luật thì mới là đúng, là duy nhất. Trong thực tế cuộc sống, rất nhiều khi do áp dụng luật quá cứng nhắc mà rớt cuộc dẫn đến hậu quả là làm khổ cho nhau, thậm chí dẫn đến sự vô lý, phi lý.

Đôi khi, chúng ta cần chấp nhận “lách luật”, chấp nhận có sai. Nhưng cái sai đó không hại đến ai, không phải là nghiêm trọng. Và chấp nhận luôn tình huống “lỡ có chuyện gì” thì sẽ bị “phạt hành chính” chẳng hạn.

Tôi nói như vậy không phải là ngụy biện hay ủng hộ việc làm không đúng luật (mà thậm chí ngược lại). Điều mà tôi muốn nói là pháp luật không bao giờ là hoàn thiện, tuyệt mỹ – mà cần liên tục bổ sung, thay đổi – theo hướng ngày càng phù hợp và theo kịp thực tế cuộc sống, bảo đảm công bằng xã hội, bảo đảm sự quản lý và vận hành của doanh nghiệp (nói riêng) một cách hiệu quả.

Quay trở lại câu hỏi của bạn, theo tôi nghĩ, chính từ những thông tin như bạn nêu, và từ những thông tin ở công ty Ecolaw – cho thấy việc luật lao động hiện nay qui định hợp đồng có thời hạn phải từ tối thiểu 12 tháng là không hợp lý – theo quan điểm của tôi. Trên thực tế, không hẳn ai (kể cả phía người lao động lẫn người sử dụng lao động) cũng đều muốn hợp đồng dài hạn (12 tháng trở lên). Vì rất nhiều lý do.

Theo tinh thần đó, theo tôi công ty bạn có thể và nên ký hợp đồng với người bán hàng theo nhiều hình thức như : “Hợp đồng cộng tác bán viên bán hàng” hoặc “Hợp đồng lao động thời vụ” đều được – 1, 2, 3 tháng. Nếu ai làm việc ổn định, lâu dài thì ký hợp đồng có thời hạn 6 tháng, 12 tháng. Tất nhiên, nếu sau này có tranh chấp hay ai “tố cáo” thì có thể bị cơ quan chức năng mời lên “nhắc nhở”. Nhưng tóm lại thì cũng không có gì nghiêm trọng, vì công ty cũng không lừa gạt gì ai. Theo hiểu biết của tôi thì tại một số công ty bảo hiểm nhân thọ, người ta xem mỗi nhân viên bán hàng là một “đại lý”, không có hợp đồng lao động. Rõ ràng cũng là sự “lách luật” vậy.

Qua những điều trình bày trên, tôi xác định những thắc mắc của bạn là hoàn toàn xác đáng, không hề nhầm lẫn. Và hy vọng rằng phần trả lời trên là một “thông điệp” để công ty bạn có thể hướng đến cách giải quyết hợp tình hợp lý nhất. Thân mến.

Wiki Luật kính đáp!

Câu trả lời trên chỉ mang tính chất tham khảo nằm trong khuôn khổ phạm vi nội dung câu hỏi mà quý khách gửi tới. Đối với trường hợp cụ thể hơn hoặc xuất hiện các tình tiết pháp lý khác thì các văn bản pháp luật điều chỉnh trên đây có thể không được áp dụng hoặc đã hết hiệu lực và được thay thế bằng văn bản khác.

    Để giải quyết nhanh chóng, chính xác những vướng mắc đang mắc phải hay nhu cầu tư vấn hỗ trợ pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi, yêu cầu của quý khách sẽ được chuyển đến các luật sư đầu ngành trong từng lĩnh vực cùng trực tiếp trao đổi và giải đáp.

    Chúng tôi rất mong được phục vụ, hợp tác cùng Quý khách!
Xin gửi đến Quý khách hàng lời chúc Sức khỏe, Hạnh phúc, Thành công và lời chào trân trọng nhất./.

Bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến!

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi:

Tôi là nhân viên phòng Tổ chức – hành chính của một công ty, có thắc mắc muốn xin tư vấn mong các luật sư vui lòng giải đáp giúp. Hiện công ty tôi đang cần thuê 1 bảo vệ, đã tìm được nhân sự, nhưng người này đã 58 tuổi (gần hết tuổi lao động). Nếu ký hợp đồng lao động thì liên quan nhiều đến chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động, chỉ còn 2 năm nữa là nhân sự đó đến tuổi hưu.

Xin các luật sư cho tôi biết có thể ký hợp đồng dịch vụ bảo vệ với người này được không? Theo tôi biết, chủ thể của hợp đồng dịch vụ phải là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh (trường hợp này không có đăng ký kinh doanh).

Ngoài hợp đồng lao động và hợp đồng dịch vụ (nếu được) có thể ký dạng hợp đồng nào khác không? như hợp đồng khoán việc chẳng hạn. Xin nói thẳng, ý của lãnh đạo muốn trả luôn một khoản cho người lao động, không phải vướng đến chế độ, nhưng với điều kiện phải có sự ràng buộc (bằng thỏa thuận hợp đồng) để hai bên có trách nhiệm.

Nếu có thể, xin luật sư cho biết tôi có thể tham khảo những văn bản pháp luật nào về hợp đồng, về dịch vụ bảo vệ? Rất mong nhận được ý kiến tư vấn của các luật sư. Tôi xin cám ơn! (Quang T.)

 

 

Trả lời:

Đúng như bạn nêu, trong trường hợp này hai bên không thể ký hợp đồng dịch vụ. Vì nhân sự dự kiến là cá nhân, không có khả năng cung ứng “dịch vụ bảo vệ”.

Do vậy, nếu công ty bạn thuê người này làm bảo vệ thì thực chất giữa hai bên đã có một hợp đồng thuộc dạng “hợp đồng lao động. Vì theo điều 26 Bộ luật lao động định nghĩa “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”.

Về hình thức và thời hạn của hợp đồng lao động thuê làm bảo vệ này, cần căn cứ theo hồ sơ nhân thân thực tế của người đó.

Nếu người đó lâu nay đã từng đi làm việc, có sổ bảo hiểm xã hội (tức là có đóng bảo hiểm xã hội), thì công ty bạn có thể và nên ký hợp đồng lao động thuộc dạng xác định thời hạn, chẳng hạn là 2 năm. Và vẫn đóng đầy đủ bảo hiểm (y tế, xã hội) cho người này. Khi đến tuổi nghỉ hưu, người này sẽ được hưởng chế độ hưu trí. Và thậm chí sau khi người đó đã chính thức nghỉ hưu, công ty bạn vẫn có thể tuyển dụng làm thêm theo các hợp đồng gia hạn từng năm một cũng không sao. Khi đó sẽ được quyền gộp tất cả các khoản (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội …) vào tiền lương. Điều này được qui định tại Nghị định 33/2003 của Chính phủ.

Còn nếu người đó lâu nay chưa có sổ bảo hiểm xã hội, thì việc nay công ty có đóng bảo hiểm xã hội thì người này vẫn không đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí. Do vậy công ty bạn có thể ký hợp đồng theo dạng khoán làm công việc bảo vệ cũng được. Mặc dù về nguyên tắc thì điều này không đúng lắm – khi áp theo các qui định của pháp luật lao động. Tuy nhiên cũng có thể linh hoạt, vì thực chất công ty cũng không làm điều gì trái đạo đức, hai bên có sự thỏa thuận rõ ràng. Nếu sau này “lỡ đâu” có chuyện gì thì cũng chỉ bị nhắc nhở, xử phạt hành chính chút đỉnh, không sao.

Cũng cần nói rõ lại là hợp đồng “khoán việc” mà tôi nói ở trên thực chất vẫn là một dạng hợp đồng lao động. Tuy nhiên có thể đặt tên là “Hợp đồng lao động – về việc khoán việc bảo vệ” hoặc “Hợp đồng khoán việc – về việc làm bảo vệ” cũng đều được.

Về nội dung công việc bảo vệ, công ty nên căn cứ vào tình hình thực tế mà thỏa thuận về cách thức, qui trình bảo vệ … Điều cần lưu ý là trong hợp đồng không được “bắt” người lao động làm việc quá 48 giờ/tuần và mỗi tuần phải được nghỉ cố định tối thiểu một ngày. Nếu quá thời hạn trên thì xem như làm thêm ngoài giờ. Công ty phải trả thêm khoản này (không nên ghi là “khoán cả tiền làm thêm ngoài giờ vào tiền lương hàng tháng”, mà nên tách biệt hẳn hòi).

Nói tóm lại, đôi khi cũng cần linh động và “phá rào” một chút theo hướng hai bên cùng có lợi. Thân mến.

Wiki Luật kính đáp!

    Câu trả lời trên chỉ mang tính chất tham khảo nằm trong khuôn khổ phạm vi nội dung câu hỏi mà quý khách gửi tới. Đối với trường hợp cụ thể hơn hoặc xuất hiện các tình tiết pháp lý khác thì các văn bản pháp luật điều chỉnh trên đây có thể không được áp dụng hoặc đã hết hiệu lực và được thay thế bằng văn bản khác.

    Để giải quyết nhanh chóng, chính xác những vướng mắc đang mắc phải hay nhu cầu tư vấn hỗ trợ pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi, yêu cầu của quý khách sẽ được chuyển đến các luật sư đầu ngành trong từng lĩnh vực cùng trực tiếp trao đổi và giải đáp.

    Chúng tôi rất mong được phục vụ, hợp tác cùng Quý khách!
Xin gửi đến Quý khách hàng lời chúc Sức khỏe, Hạnh phúc, Thành công và lời chào trân trọng nhất./.

Bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến!

 

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi :

Ngày 1-1-2010 tôi vào thử việc tại Công Ty TP. với vị trí Quản Lý Trung Tâm Ngoại Ngữ. Ngày 1-2-2010 tôi ký Hợp Đồng Lao Động vô thời hạn với mức lương 900 USD. Đến ngày 4-5-2010, do thấy điều kiện công tác không phù hợp với năng lực làm việc, tôi có viết thư xin nghỉ việc, thông báo ngày nghỉ việc chính thức là ngày 25-6-2010 (theo quy định thông báo trước 45 ngày của Luật Lao Động). Ngày 17-5-2010, tôi nhận được 2 văn bản từ công ty như sau:

1. Thông báo (đề ngày 17-5-2010) với nội dung về thỏa thuận các điều kiện nghỉ việc của tôi, trong đó có các nội dung chính sau: Tôi sẽ được nghỉ việc từ ngày 17- 5-2010. Công Ty đảm bảo trả đầy đủ lương tính đến ngày 24-6-2010 cho tôi và sẽ chuyển khoản cho tôi vào cuối mỗi tháng. Tôi phải thực hiện các công tác sau từ ngày 17-5 đến ngày 24-6: Bàn giao bản chính giấy phép dạy học số XX, Quyết định số YY, hồ sơ con dấu. Cung cấp thông tin, hỗ trợ nhân viên của công ty trong các vấn đề liên quan. Bàn giao công việc khi có yêu cầu.

2. Quyết định không số, đề ngày 24-6-2010 về việc chấm dứt hợp đồng lao động với tôi từ ngày 25-6- 2010.

Đến đầu tháng 6-2010, tôi có làm việc với chị trợ lý giám đốc công ty và bàn giao công việc cùng các giấy tờ sau: Bản chính giấy phép dạy học số XX, Quyết định số YY thành lập Cơ Sở Anh Ngữ Thông Minh, Hóa đơn đỏ chi phí làm con dấu Cơ Sở Anh Ngữ Thông Minh, con Dấu của Cơ Sở Anh Ngữ Thông Minh. Như vậy, tôi đã hoàn tất các trách nhiệm của mình trong Thông Báo không số ngày 17-5- 2010 giữa tôi và Công Ty.

Tuy nhiên, đến ngày 3-7-2010 tôi vẫn không nhận được khoản lương tháng 6-2010 như đã thỏa thuận. Tôi có gọi cho bộ phận nhân sự của Thiên Phước nhưng được trả lời miệng là lương của tôi không chuyển khoản do tôi chưa hoàn tất công việc.

Ngày 5-7-2010, tôi có viết email cho ông giám đốc hỏi về việc lương của tôi và việc trả lại sổ BHXH thì không nhận được câu trả lời.

Đến ngày 8-7-2010, tôi viết thêm 1 email nữa cho ông giám đốc, lần này có gửi thêm cho trợ lý của ông thì nhận được email trả lời của người trợ lý với nội dung:

– Yêu cầu tôi phải hoàn tất các tác vụ sau để được nhận lương:

– Cung cấp hồ sơ, thủ tục để Công Ty mở thêm chi nhánh.

– Liên lạc với đơn vị nhận hợp đồng giữ xe của trường để lấy lại tiền đặt cọc do Công Ty hủy hợp đồng.

Tôi có trả lời email ngay trong ngày là 2 công việc trên không thuộc phạm vi trách nhiệm của tôi. Trong email trả lời tôi, vào ngày 08-7-2010, ông giám đốc chỉ thông báo ngắn gọn là sẽ gửi cho tôi một bức thư chính thức, và yêu cầu tôi bàn giao công việc.

Đến ngày 12-7-2010 tôi nhận được một văn bản qua thư bảo đảm, đề ngày 01-7-2010 (?) của ông Phó Giám Đốc công Ty, với nội dung:

– Từ ngày 22-6 công ty liên lạc với tôi bằng diện thoại di động nhưng không được, và đã gửi email cho tôi nhưng không có phản hồi.

– Đề nghị tôi bàn giao lại các file liên quan đến thủ tục xin phép thành lập Cơ Sở Ngoại Ngữ T.

– Liên lạc với cơ sở nhận giữ xe để lấy lại tiền đặt cọc cho Công Ty.

Công văn còn yêu cầu tôi hoàn tất trước ngày 14-7-2010 (chỉ 2 ngày sau khi gửi công văn) mà không hề đả động gì đến việc trả lương cũng như sổ BHXH của tôi.

Nay kính nhờ văn phòng luật sư tư vấn giúp các bước để tôi có thể:

1. Đòi quyền lợi hợp pháp và dược trả lại sổ BHXH để làm việc tại nơi khác.

2. Nếu trong trường hợp cần khiếu kiện, vui lòng tư vấn giúp tôi các bước cũng như chi phí. Rất mong nhận được hồi âm của quý Văn Phòng. (B.N).

 

 

Trả lời :

Sự việc của bạn khá phức tạp về tình tiết, các giấy tờ thật giả lẫn lộn nên khó có thể đánh giá chính xác ngay được.

Lẽ ra, với những câu hỏi như thế này chúng tôi sẽ chỉ trao đổi trực tiếp với bạn mà không cần đăng trên. Tuy nhiên, vì chúng tôi cũng đã từng nhận được khá nhiều câu hỏi và yêu cầu từ những người khác giống như bạn, nên chúng tôi quyết định đăng bài viết này (gồm ý kiến trả lời) để nhiều bạn đọc khác nắm rõ hơn phần nào về hướng giải quyết trong các trường hợp tương tự (dù không giống về nội dung).

– Thứ nhất, chúng tôi cho rằng những vấn đề mà hai bên “nói qua nói lại” không nằm trong việc chấm dứt hợp đồng lao động của bạn. Dù rằng có thể trên thực tế, trong quá trình làm việc trước đây hai bên cũng đã đề cập đến những vấn đề này – nhưng không rõ ràng, không thể hiện bằng văn bản. Và do vậy, nay cũng không có cơ sở để công ty bạn ràng buộc hay “làm khó” với bạn theo kiểu như vậy.

– Thứ hai, tuy vậy, chúng tôi cho rằng những yêu cầu từ phía công ty thực ra cũng không hẳn là hoàn toàn vô lý. Những file tài liệu mà công ty yêu cầu bạn bàn giao (liên quan đến thủ tục thành lập cơ sở ngoại ngữ) – có thể xem là tài sản, tài liệu của công ty. Về nguyên tắc, bạn không có quyền lưu giữ và sử dụng những tài liệu này sau khi đã nghỉ việc. Tương tự, việc công ty yêu cầu bạn liên hệ với cơ sở giữ xe để nhận tiền cọc rất có thể cũng là một thủ tục hay qui định nào đó mà nay không có bạn thì công ty không thể thực hiện được.

– Với quan điểm “một điều nhín, chín điều lành”, theo tôi, nếu thực sự bạn có thể sắp xếp thời gian làm được những việc đó thì bạn cũng nên làm. Vì nếu làm xong, công ty hiển nhiên sẽ giải quyết mọi quyền lợi còn tồn đọng của bạn – vì đã “cam kết” rõ ràng bằng văn bản. Như vậy có phải là nhanh chóng và vui vẻ hơn không ?

– Tất nhiên, bạn có thể không đồng ý vì thấy vô lý và phiền toái (theo cách nhận định của bạn như trong thư). Trong trường hợp này, bạn có thể gửi “Đơn yêu cầu giải quyết” đến Ban giám đốc công ty. Và cuối đơn nên ghi rõ “chậm nhất ngày 30-7-2010 mà công ty chưa giải quyết thỏa đáng thì tôi sẽ gửi đơn kiện, nhờ tòa án giải quyết”.

Và như vậy, xem như bạn chấp nhận và đối diện với một vụ tranh chấp mà phần thắng có lẽ sẽ thuộc về mình, nhưng sẽ mất khá nhiều thời gian, công sức và có thể cả tiền bạc – tốn kém hơn nhiều so với việc “nhường một bước” như tôi đã phân tích ở trên.

Tôi tin rằng bạn sẽ chọn được phương án giải quyết tốt nhất cho mình.

Wiki Luật kính đáp!

Câu trả lời trên chỉ mang tính chất tham khảo nằm trong khuôn khổ phạm vi nội dung câu hỏi mà quý khách gửi tới. Đối với trường hợp cụ thể hơn hoặc xuất hiện các tình tiết pháp lý khác thì các văn bản pháp luật điều chỉnh trên đây có thể không được áp dụng hoặc đã hết hiệu lực và được thay thế bằng văn bản khác.

    Để giải quyết nhanh chóng, chính xác những vướng mắc đang mắc phải hay nhu cầu tư vấn hỗ trợ pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi, yêu cầu của quý khách sẽ được chuyển đến các luật sư đầu ngành trong từng lĩnh vực cùng trực tiếp trao đổi và giải đáp.

    Chúng tôi rất mong được phục vụ, hợp tác cùng Quý khách!
Xin gửi đến Quý khách hàng lời chúc Sức khỏe, Hạnh phúc, Thành công và lời chào trân trọng nhất./.

Bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến!

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi:

Kính chào luật sư, tôi có một số thắc mắc rất mong được giúp đỡ.

Ngày 6/7/2010, tôi được công ty S.P nhận vào làm việc và tôi phải làm thử việc từ 6/7/2010 đến 30/10/2010. Đến 1/11/2010, tôi được kí hợp đồng với thời hạn 6 tháng(từ 1/11/2010 đến 30/4/2011). Nhưng đến 30/4/2011, thời hạn hợp đồng của tôi đã hết nhưng công ty không thông báo cho biết là đã hết HĐ hay gia hạn HĐ và tôi vẫn làm việc bình thường. Ngày 30/6/2011, công ty mời tôi đến văn phòng và thanh toán tiền lương tháng 6 cho tôi và thông báo không ký hợp đồng tiếp nữa. Ngoài tiền lương tháng 6 tôi không nhận được khoảng trợ cấp nào. Vậy công ty giải quyết như vậy có đúng không? Xin chân thành cám ơn (Tung Th)

 

 

Trả lời:

Qua thông tin của bạn, tôi cho rằng công ty S.P có nhiều điểm sai rất đáng lên án, phê phán.

Trước hết, theo qui định tại Điều 32 Bộ luật lao động, thời gian thử việc là không quá 60 ngày đối với lao động có chuyên môn kỹ thuật cao và không quá 30 ngày đối với lao động khác. Ở đây, công ty bắt anh thử việc tới gần 4 tháng là hoàn toàn sai (mà thực chất là bóc lột trái phép sức lao động).

Về nguyên tắc, sau tối đa 60 ngày (tạm xem là 2 tháng), tức là khoảng ngày 6-9-2010 do đã hết thời gian thử việc mà công ty vẫn nhận anh vào làm, nên xem như hai bên đã chính thức phát sinh một (bản) hợp đồng lao động có thời hạn ít nhất 12 tháng – tức là tối thiểu tới tháng 9-2011.

Thứ hai, việc ngày 1-11-2010 công ty ký hợp đồng lao động với anh trong thời hạn 6 tháng, hết hạn ngày 30-4-2011, nhưng mãi 2 tháng sau (ngày 30-6-2011) mới thông báo không tái ký hợp đồng mới là đã “quá trễ” đối với công ty – và công ty phải chịu hậu quả pháp lý về việc này.

Theo qui định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật lao động, thì “ Khi hợp đồng lao động hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới, hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn”.

Đối chiếu với qui định trên, có thể xác định (nếu “không thèm” nói tới trường hợp đầu) giữa anh và công ty hiện nay đã phát sinh một (bản) hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Do vậy, việc công ty mới đây mời anh lên thanh toán lương tháng 6-2011 rồi nói theo kiểu giống như hai bên không có mối quan hệ pháp lý nào là hoàn toàn sai.

Anh có thể in bài trả lời này, trực tiếp gặp Trưởng phòng nhân sự hoặc giám đốc công ty, yêu cầu công ty nhận anh tiếp tục làm việc, hoặc hai bên có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng. Trong trường hợp này, anh có quyền yêu cầu công ty bồi thường thêm khoảng vài tháng lương.

Nếu công ty vẫn không chịu giải quyết thỏa đáng, anh có thể và nên kiện ra tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chúc anh giải quyết mọi việc tốt đẹp.

Wiki Luật kính đáp!

Câu trả lời trên chỉ mang tính chất tham khảo nằm trong khuôn khổ phạm vi nội dung câu hỏi mà quý khách gửi tới. Đối với trường hợp cụ thể hơn hoặc xuất hiện các tình tiết pháp lý khác thì các văn bản pháp luật điều chỉnh trên đây có thể không được áp dụng hoặc đã hết hiệu lực và được thay thế bằng văn bản khác.

    Để giải quyết nhanh chóng, chính xác những vướng mắc đang mắc phải hay nhu cầu tư vấn hỗ trợ pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi, yêu cầu của quý khách sẽ được chuyển đến các luật sư đầu ngành trong từng lĩnh vực cùng trực tiếp trao đổi và giải đáp.

    Chúng tôi rất mong được phục vụ, hợp tác cùng Quý khách!
Xin gửi đến Quý khách hàng lời chúc Sức khỏe, Hạnh phúc, Thành công và lời chào trân trọng nhất./.

Bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến!

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thưa luật sư. Khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật thì người lao động được nhận trợ cấp thôi việc? Đúng hay sai? Tại sao? Xin cảm ơn!

Được nhận trợ cấp thôi việc khi đơn phương chấm dứt hợp đồng?

Luật sư tư vấn:
Điều 48 Bộ luật Lao động quy định:
“Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”
Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật phải đáp ứng các điều kiện: đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên và người lao động chưa tham gia BHTN thì người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi của khách hàng: Nghỉ việc ở công ty cũ có phải trả lại sổ BHXH và thẻ BHYT không?

Các anh chị cho mình hỏi : Mình sắp tới sẽ xin nghỉ việc ở công ty. Mình cũng vừa được công ty làm sổ Bảo hiểm xã hội và thẻ Bảo hiểm y tế 1 tuần . Vậy khi đó nếu công ty bắt mình trả lại Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế thì có đúng luật không. Và nếu mình xin vào công ty khác thì BHXH và BHYT cũ còn dc sử dụng không


Luật sư Luật bảo hiểm xã hội – Tư vấn trực tuyến gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 09/07/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề quy định về sổ Bảo hiểm xã hội và thẻ bảo hiểm y tế

Bộ luật lao động 2012

Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

3./ Luật sư trả lời nghỉ việc ở công ty cũ có phải trả lại sổ BHXH và thẻ BHYT không?

Theo những thông tin ban cung cấp, chúng tôi đưa quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ khoản 3 Điều 47 Bộ luật lao động 2012 thì khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng có nghĩa vụ như sau:

 “Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”

Như vậy, khi bạn nghỉ bạn sẽ báo với công ty cũ để công ty chốt sổ báo giảm lao động để gửi tới cơ quan bảo hiểm xã hội, thực hiện xong công ty phải hoàn trả lại đầy đủ giấy tờ cũng như sổ bảo hiểm xã hội để bạn có thể thực hiện đóng bảo hiểm ở công ty mới.

Đối với thẻ bảo hiểm y tế nếu còn thời hạn vẫn sử dụng được bình thường khi đi khám chữa bệnh.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi của khách hàng: Tai nạn trong công trình xây dựng nằm ngoài hợp đồng, hậu quả và trách nhiệm

Các anh chị Luật sư cho em hỏi ạ: em có người nhà bị tai nạn trong công trình xây dựng (người nhà em được chủ thầu thuê vào dọn dẹp công trình, do công trình sắp xong, theo hợp đồng miệng thì đã hết ngày làm công cho công trình đó, tuy nhiên người nhà em hôm sau vẫn vào công trình làm nốt và nhặt đồng nát còn lại thì xảy ra tai nạn ngã từ tầng 3 của công trình, ngã trong hố làm thang máy (chưa làm thang máy). Hiện đang nằm viện, có khả năng mất lao động hoàn toàn. Sau khi bị ngã gia đình ko báo chính quyền, chủ đầu tư có cho người đến cùng gia đình lo liệu và nộp viện phí. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có thỏa thuận gì giữa chủ đầu tư, chủ thầu và gia đình. Vậy em muốn hỏi theo luật thì xử lý thế nào, bên chủ đầu tư, hay nhà thầu họ có phải chịu trách nhiệm gì không, và chịu thế nào, gia đình chưa báo chính quyền về vụ tại nạn thì có sao không (vì bên chủ đầu tư, hay nhà thầu họ có vẻ cũng không muốn mình đi báo), từ ngày ngã đến nay đã 2 tuần. Em xin trân thành cảm ơn các anh chị giúp đỡ.


Luật sư Luật lao động – Tư vấn trực tuyến gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 27/06/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề tai nạn trong công trình xây dựng nằm ngoài hợp đồng, hậu quả và trách nhiệm

Bộ luật dân sự 2015

Bộ luật lao động 2012

Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

3./ Luật sư trả lời tai nạn trong công trình xây dựng nằm ngoài hợp đồng, hậu quả và trách nhiệm

Căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên có thể được xác lập bằng văn bản, bằng hành vi, bằng miệng. Trong trường hợp này hợp đồng được xác lập bằng miệng, đây cũng là một trong những căn cứ để giải quyết tranh chấp phát sinh.

Tuy nhiên, hợp đồng đã hết hạn như đã thỏa thuận, người nhà bạn vẫn vào dọn và không may bị tai nạn, như vậy để yêu cầu bên nhà thầu chịu trách nhiệm rất khó. Bạn cần xem xét là nguyên nhân tai nạn ở đây là gì? Xuất phát từ người nhà bạn hay do công trình xây dựng không đảm bảo là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cho người nhà bạn.

Từ đó, bạn có thể xem xét quy định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự 2015:

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

……………………………………………………………………………………………..

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Mặc dù hợp đồng lao động được xác lập giữa các bên đã chấm dứt, pháp luật vẫn dự liệu đối với trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong trường hợp này nếu người nhà bạn chứng minh được việc xây dựng công trình không đảm bảo,…… là nguyên nhân dẫn đến tai nạn cho người nhà bạn thì người nhà bạn có thể thỏa thuận, thương lượng với nhà thầu để có thể giải quyết một cách thuận lợi nhất cho các bên theo quy định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi của khách hàng: Nghỉ ngang hợp đồng trước hạn có những bất lợi gì

Nhờ mọi người tư vấn giúp em ca này ạ. Em nộp đơn xin nghỉ việc ngày 19/4, trong đơn ghi 30/6 nghỉ ( lý do để thời gian dài như vậy là vì sau một hồi kỳ kèo nói chuyện với giám đốc tới lui là cho công t thư thả tìm người thay). Nay 22/5 có 1 công ty khác chế độ tốt hơn , lương thưởng cao hơn nhiều kêu em 1/6 đi làm. Em xin giám đốc công ty hiện tại em làm hết tháng 5, nhưng họ không chịu, kêu làm hết tháng 6. Hợp đồng lao động là 1 năm tới tháng 7/2019 . Nếu trường hợp của em nghỉ ngang thì sẽ như thế nào vậy ạ? Sẽ có những bất lợi gì cho em, và có bị công ty phật hay bồi thường gì không. Em cảm ơn ạ?


Luật sư Luật lao động. – Tư vấn trực tuyến gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 20/06/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề nghỉ ngang hợp đồng trước hạn có những bất lợi gì

– Bộ luật dân sự 2015

– Bộ luật lao động 2012

3./ Luật sư trả lời nghỉ ngang hợp đồng trước hạn có những bất lợi gì

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận thống nhất giữa người sử dụng lao động và người lao động, do vậy khi hợp đồng có hiệu lực các bên phải tuân thủ theo mọi Điều khoản của hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận phát sinh hoặc theo quy định của Bộ luật lao động 2012 và các văn bản pháp luật khác điều chỉnh có liên quan.

Dựa trên những thông tin bạn cung cấp, ban muốn nghỉ việc trước thời hạn của Hợp đồng, có thông báo nhưng không được sự đồng ý của Công ty. Trường hợp bạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ áp dụng theo Điều 428 Bộ luật dân sự 2015.

“Điều 428. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng

  1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
  2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
  4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
  5. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.”

Do vây, căn cứ theo quy định trên nếu bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng bạn có thể sẽ bị phạt vi phạm, bồi thường theo Điều khoản của Hợp đồng lao động và tùy theo mức độ thiệt hại mà người sử dụng lao động phải chịu khi bạn nghỉ việc trước thời hạn.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi của khách hàng: Có thể ủy quyền chấm dứt hợp đồng lao động không

Chào anh/chị,

Em có câu hỏi, mong anh chị giúp đỡ.

Em hiện nay đang công tác tại công ty A với hợp đồng 1 năm, từ ngày 05/07/2018, em làm đơn đi làm việc tại nước ngoài. Bên nước ngoài cấp visa cho em, và em sẽ nhận việc tại nước ngoài vào ngày 28/8 này. ( Khi đi xin visa em không cần giấy giới thiệu của công ty A.)

Vậy em làm đơn chấm dứt hợp đồng lao động với công ty A.

nhưng do thủ tục giấy tờ sẽ khá lâu, nên em muốn làm GIẤY ỦY QUYỀN cho một người bạn em ở Việt Nam sẽ thay em giải quyết những vấn đề còn lại của việc chấm dứt hợp đồng lao động với công ty A được không ạ?


Luật sư Tư vấn Bộ luật dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 22/10/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Việc ủy quyền chấm dứt hợp đồng lao động

  • Bộ luật dân sự năm 2015
  • Bộ luật lao động năm 2012

3./ Luật sư trả lời Có thể ủy quyền chấm dứt hợp đồng lao động không

Giấy ủy quyền được hiểu là một văn bản pháp lý trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại giấy ủy quyền. Trong việc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Khoản 2 Điều 134 Bộ luật dân sự:

… 2.Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó. …”

Căn cứ Khoản 1 Điều 138 Bộ luật dân sự:

Điều 138. Đại diện theo ủy quyền

1.Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. …

Mà theo quy định của pháp luật lao động thì những thủ tục sau “đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” không phải là một trong những công việc mà pháp luật quy định người lao động phải tự mình xác lập, thực hiện. Nên, người lao động hoàn toàn có quyền ủy quyền cho một người khác đủ điều kiện để đại diện cho người lao động tham gia việc chấm dứt hợp đồng lao động

Căn cứ Điều 141 Bộ luật dân sự:

Điều 141.Phạm vi đại diện

1.Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:

a)Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

b)Điều lệ của pháp nhân;

c)Nội dung ủy quyền;

d)Quy định khác của pháp luật.

2.Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3.Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4.Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.”

Theo đó, bạn nên xác lập hợp đồng ủy quyền và thực hiện hoạt động công chứng hợp đồng. Trong hợp đồng ghi rõ phạm vi ủy quyền để đảm bảo an toàn trong việc thực hiện ủy quyền giữa các bạn.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn hoàn toàn có thể ủy quyền cho một người bạn để giải quyết các vấn đề còn lại của việc chấm dứt hợp đồng lao động với công ty A. Tuy nhiên, bạn nên làm hợp đồng ủy quyền để có sự ràng buộc cho cả hai bên, trong hợp đồng có ghi rõ phạm vi ủy quyền (nội dung công việc).

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi của khách hàng: Xin nghỉ việc trước bao nhiêu ngày đối với có và không có hợp đồng lao động

Xin chào Luật sư, em có 2 trường hợp về nghỉ việc mong Anh, chị, em tư vấn giùm.

Trường hợp 1: Làm công ty chưa có Hợp đồng lao động thì mình xin nghỉ trước bao nhiêu ngày thì không vi phạm Luật lao động.

Trường hợp 2: Nếu có Hợp đồng lao động thì mình xin nghỉ trước khoảng bao nhiêu ngày.

Em xin cám ơn anh chị em


Luật sư Tư vấn Bộ luật Lao động – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 01/10/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Bộ luật Lao động năm 2012

3./ Luật sư trả lời Xin nghỉ việc trước bao nhiêu ngày đối với có và không có hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động được hiểu là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Do yếu tố tự nguyện nên người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật mà chỉ phải thông báo trước cho người sử dụng lao động một thời gian nhất định tùy theo loại hợp đồng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động đã ký kết.

Trong trường hợp làm cho công ty mà chưa có hợp đồng lao động thì việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo quy định sau:

Căn cứ Khoản 2 Điều 16 Bộ luật Lao động:

Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động

… 2.Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.”

Theo đó, mặc dù hai bên chưa có hợp đồng lao động bằng văn bản nhưng nếu việc sử dụng lao động là với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng và các bên đã có giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói thì việc báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện như đã có hợp đồng lao động dưới hình thức văn bản.

Còn nếu, hai bên chưa giao kết hợp đồng lao động dưới bất kỳ hình thức nào, hoặc có giao kết bằng lời nói nhưng công việc không phải là công việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng thì việc sử dụng lao động lúc đó chỉ được coi là thử việc. Căn cứ Khoản 2 Điều 29 Bộ luật Lao động thì trong trường hợp này người lao động có thể hủy bỏ thỏa thuận thử việc bất cứ lúc nào trong thời gian thử việc mà không cần báo trước cho người sử dụng lao động.

Trong trường hợp đã có hợp đồng lao động thì việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thực hiện theo quy định sau:

Căn cứ Khoản 1 Điều 37 Bộ luật lao động thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn nếu:

-Người lao động không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động; Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động; Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động; Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục. Nhưng phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 3 ngày làm việc.

-Nếu do bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động hoặc được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước và hợp đồng lao động là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì phải báo cho người sử dụng lao động ít nhất 30 ngày. Nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì báo trước ít nhất 03 ngày làm việc.

-Nếu người lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải báo trước cho người sử dụng lao động theo thời hạn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.

Căn cứ Khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao động thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày (trừ trường hợp người lao động là lao động nữ mang thai và phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền  thì chỉ phải báo trước theo thời hạn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định).

Như vậy, tùy vào hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động và người lao động đã ký kết cũng như lý do dẫn đến việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà thời hạn báo trước sẽ khác nhau. Khi có hợp đồng lao động theo quy định thì việc báo trước sẽ nằm trong phạm vi từ 3 ngày làm việc đến 45 ngày, khi không có hợp đồng lao động theo đúng quy định thì người lao động có quyền nghỉ bất cứ lúc nào mà không phải báo trước.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Ký cam kết có giá trị như hợp đồng lao động không
Kính chào các luật sư, em làm cho một công ty dịch vụ thiết kế, em đã làm được 2 năm nhưng giữa em và công ty lại chỉ có biên bản cam kết làm việc chứ không có hợp đồng lao động như vậy thì có hợp lý không ạ, nếu xảy ra biến cố gì thì liệu em có được các chế độ như người lao động không ạ, cam kết đó có cả hai bên ký, em và công ty ký đóng dấu. Em có dự định sẽ làm việc lâu dài tại đây.

Luật sư Tư vấn Bộ luật Lao động – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 27 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Hợp đồng lao động

  • Bộ luật Lao động năm 2012.
  • Bộ luật Dân sự năm 2015.

3./ Luật sư tư vấn

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động” nên thông thường, để tạo ràng buộc giữa hai bên cũng như để tuân thủ quy định của pháp luật người sử dụng lao động và người lao động sẽ ký với nhau một hợp đồng lao động. Tuy nhiên, có nhiều người sử dụng lao động để hạn chế nghĩa vụ của mình mà chỉ ký cam kết lao động với người lao động, việc này là không đúng với quy định của pháp luật, cụ thể:

Điều 18 Bộ luật Lao động quy định về “nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động”:

1.Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

2.Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động.”

Theo đó, người sử dụng lao động có nghĩa vụ ký Hợp đồng lao động với người lao động theo quy định. Nên trong trường hợp này người lao động có thể yêu cầu người sử dụng lao động bổ sung việc ký kết hợp đồng lao động cho đúng quy định của pháp luật.

Về việc người lao động ký cam kết lao động với người sử dụng lao động thì bản chất đây là một giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, việc bạn có được hưởng chế độ như người lao động hay không không được quyết định bởi bạn có ký hợp đồng hay không mà tùy thuộc vào nội dung của hợp đồng và việc người sử dụng lao động có thực hiện các nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho bạn hay không.

Trong trường hợp bản cam kết có quy định về quyền và nghĩa vụ của hai bên (người lao động và người sử dụng lao động) thì người sử dụng lao động phải thực hiện các nghĩa vụ như đã cam kết. Việc bạn có được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp không thì tùy thuộc vào việc người sử dụng lao động có thực hiện các nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho bạn không, nếu có, bạn vẫn được hưởng các chế độ như trợ cấp thôi việc, chế độ thai sản, ốm đau,… theo quy định khi đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định.

Như vậy, việc ký cam kết giữa bạn và người sử dụng lao động là không hợp lý, còn các chế độ bạn được hưởng còn tùy thuộc vào nội dung cam kết của bạn và việc người sử dụng lao động có thực hiện việc đóng bảo hiểm cho bạn theo quy định hay không.

Với những tư vấn về câu hỏi Ký cam kết có giá trị như hợp đồng lao động không, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Sa thải người lao động vì cộng dồn lỗi đúng hay sai?

Vợ tôi làm việc trong một phân xưởng may được 5 năm nay, vẫn bình thường và không có vấn đề gì, tuy nhiên đợt vừa rồi không hiểu vì vấn đề gì mà 1 lô hàng bị phản ánh và trả về từ phía khách hàng, công ty có vẻ không hài lòng và tiến hành rất nhiều cuộc họp kiểm điểm, khiển trách, trong quá trình đó tìm ra lỗi có của vợ tôi, phía công ty đã tiến hành họp kỷ luật lao động vợ tôi và cộng với hành vi bị kỷ luật lần trước chưa hoàn thành đó là xin nghỉ không lương 4 ngày liên tiếp không báo trước đúng quy định, lần này họ ra quyết định sa thải vợ tôi, họ tiến hành họp và ra quyết định chỉ trong 5 ngày, như vậy liệu có đúng quy trình không, vợ chồng tôi là người lao động nên không có am hiểu nhiều về pháp luật, chỉ thấy có vẻ không được thỏa đáng, xin được luật sư hướng dẫn thêm, chúng tôi cảm ơn rất nhiều!


Luật sư Tư vấn Luật lao động – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 07 tháng 09 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Hình thức kỷ luật sa thải

  • Bộ luật lao động 2012

3./ Luật sư tư vấn

Sa thải là hình thức kỉ luật lao động dẫn đến quan hệ lao động của người lao động bị chấm dứt, người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Người lao động có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

Căn cứ Điều 126 Bộ luật lao động 2012, các trường hợp người lao động bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải bao gồm:

“Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”

Do đó, trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn, người lao động chưa thực hiện xong hình thức kỷ luật hay chưa được xóa kỷ luật mà đã tái phạm hành vi vi phạm trước đây thì người sử dụng lao động có quyền áp dụng hình thức xử lý kỷ luật là sa thải.

Tuy nhiên, trong trường hợp anh trình bày, vợ anh vi phạm kỷ luật với hành vi vi phạm khác với hành vi vi phạm chưa được xóa kỷ luật. Do đó, việc áp dụng hình thức kỷ luật sa thải là trái với quy định của pháp luật. Vợ anh có quyền khiếu nại hành vi xử lý kỷ luật trái phép của công ty đến thủ trưởng cơ quan. Nếu công ty không chấp nhận việc khiếu nại thì vợ anh có quyền khởi kiện vụ án tranh chấp lao động đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Như vậy, việc cộng dồn lỗi của hai lần vi phạm kỷ luật mà hai hành vi vi phạm khác nhau thì không được phép áp dụng hình thức kỷ luật sa thải, trừ các trường hợp được phép áp dụng đã nêu trên.

Với những tư vấn về câu hỏi Sa thải người lao động vì cộng dồn lỗi đúng hay sai?, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Gia hạn hợp đồng vào phụ lục được không

Xin kính chào các luật sư, mong các luật sư tư vấn giúp tôi trong tình huống này, công ty tôi đã ký hợp đồng lao động với 1 cá nhân ban đầu là thử việc, sau đó là hợp đồng 1 năm, nay chúng tôi muốn giữ lại người này để làm việc lâu dài với công ty nhưng chưa muốn ký Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, như vậy chúng tôi có thể ký phụ lục hợp đồng gia hạn thời gian và mức lương kèm vào hợp đồng lao động 1 năm cũ được không?


Luật sư Tư vấn Luật lao động – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 23 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Gia hạn hợp đồng

  • Bộ luật lao động 2012

3./ Luật sư tư vấn

Hợp đồng lao động có thể được giao kết dưới hình thức của 03 loại sau: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Hợp đồng lao động có xác định thời hạn; Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Căn cứ Điều 22 Bộ luật lao động 2012, khi hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng lao động có thời hạn trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Như vậy, khi hợp đồng xác định thời hạn là 01 năm hết hạn, thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày hợp đồng 01 năm này hết hạn, công ty phải giao kết hợp đồng lao động mới với người lao động. Trường hợp công ty vẫn muốn ký kết hợp đồng mới là hợp đồng xác định thời hạn thì chỉ được ký thêm 01 lần. Sau đó, nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng không xác định thời hạn. Vì vậy, công ty không được phép gia hạn hợp đồng lao động bằng việc ghi vào phụ lục hợp đồng.

Với những tư vấn về câu hỏi Gia hạn hợp đồng vào phụ lục được không, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Nghỉ việc rồi kinh doanh tự do thì được hưởng những chế độ gì

Xin chào anh chị, em dự định sẽ nghỉ việc ở công ty đang làm hiện tại để kinh doanh tự do, em làm việc từ năm 2015, tới nay đã được gần 3 năm, ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn và có đầy đủ các chế độ về bảo hiểm, mức lương của em tại vị trí hiện tại là hơn 5 triệu đồng, như vậy, khi nghỉ việc em sẽ có những chế độ bảo hiểm gì?

Khi em kinh doanh tự do thì có coi là có công việc không, liệu có bất lợi gì khi hưởng chế độ không?


Luật sư Tư vấn Bộ luật Lao động – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 27 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Chế độ được hưởng khi nghỉ việc

  • Bộ luật Lao động năm 2012
  • Luật Việc làm năm 2013

3./ Luật sư tư vấn

Thường thì khi nghỉ việc, người lao động đã đóng bảo hiểm từ đủ 12 tháng trở lên theo quy định của pháp luật sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc khi hợp đồng lao động chấm dứt và trợ cấp thất nghiệp khi chưa tìm được việc làm, được tư vấn hỗ trợ giới thiệu việc làm miễn phí thông qua trung tâm dịch vụ việc làm, có thể được hỗ trợ học nghề theo quy định. Còn khi người lao động nghỉ việc để kinh doanh tự do thì được hưởng các chế độ sau:

Điều 48 Bộ luật Lao động quy định về trợ cấp thôi việc”:

“1.Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2.Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3.Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”

Điều 36 của Bộ luật Lao động quy định:

“1.Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.

2.Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

3.Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. …

5.Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

6.Người lao động chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

7.Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động. …

9.Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.

10.Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.”

Theo đó, việc người lao động xin nghỉ việc cũng là một trong các trường hợp mà người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc.

Về bảo hiểm thất nghiệp. Khoản 1 Điều 9 Bộ luật Lao động quy định “việc làm là hoạt động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm”, do đó, kinh doanh tự do cũng được coi là một việc làm. Mà Điều 49 Luật Việc làm quy định điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp:

“Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1.Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a)Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b)Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2.Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3.Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4.Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a)Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b)Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c)Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d)Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ)Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e)Chết.”

Theo đó, vì bạn nghỉ việc để kinh doanh tự do nên bạn sẽ không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, trong tình huống của bạn, bạn được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật khi xin nghỉ việc để kinh doanh tự do.

Với những tư vấn về câu hỏi Nghỉ việc rồi kinh doanh tự do thì được hưởng những chế độ gì, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Xin nghỉ việc trước thời gian cam kết và cách tính đền bù chi phí đào tạo

Tôi cần xin hướng dẫn về pháp luật trong trường hợp của mình như sau: Tôi được tuyển dụng làm việc tại công ty Nhật, thời gian đầu là ký hợp đồng thử việc 3 tháng, sau đó tôi đạt yêu cầu nên họ ký hợp đồng lao động với thời hạn 5 năm với tôi, đi làm được khoảng hơn 1 năm thì công ty có kế hoạch đào tạo và tôi có trong danh sách đi Nhật để đào tạo nâng cao chuyên môn, kinh phí công ty hỗ trợ 100% trừ các sinh hoạt phí khác với cam kết phục vụ công ty sau đó ít nhất 3 năm, sau khi đi học về tôi đã làm cho công ty được 2 năm, nhưng mức lương hiện tại lại quá thấp so với những khối lượng công việc mà tôi phải chịu trách nhiệm tôi cảm thấy không công bằng, giờ mà tôi nghỉ thì tôi có phải bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo không hay chỉ bồi thường 1/3 thôi hay là cách tính thế nào? Rất mong được luật sư hướng dẫn cụ thể để tôi có thể lựa chọn phương án tốt nhất cho mình, cám ơn luật sư!


Luật sư Tư vấn Bộ luật lao động – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 27 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Bồi thường chi phí đào tạo

Bộ luật Lao động năm 2012

3./ Luật sư tư vấn

Sau khi ký kết hợp đồng lao động, trước khi hết thời gian theo thỏa thuận được ghi trong hợp đồng lao động, người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên khi người lao động nghỉ việc khi chưa hết thời gian cam kết trước khi đi đào tạo thì ngoài việc thông báo trước khi nghỉ còn cần phải bồi thường chi phí đào tạo trên.

Theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động thì người lao động có quyền “đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật”.

Khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao động quy định:

3.Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

Theo đó, người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày.

Về vấn đề đào tạo người lao động. Do người lao động đã ký cam kết với người sử dụng lao động về việc sau khi đi đào tạo về sẽ phục vụ công ty ít nhất là 03 năm nên thỏa thuận này chỉ hết hiệu lực khi người lao động đã làm việc cho đơn vị đủ 03 năm sau khi đi đào tạo về.

Trong trường hợp chưa làm hết 03 năm như đã cam kết, mới làm được 02 năm và người lao động không tiếp tục làm nữa thì người lao động phải bồi thường các chi phí đào tạo mà công ty đã bỏ ra theo quy định tại Khoản 3 Điều 43 Bộ luật Lao động.

Khoản 3 Điều 62 Bộ luật Lao động quy định:

“3.Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.”

Do chi phí sinh hoạt khác do bạn chi trả nên chi phí này không được tính vào chi phí đào tạo của công ty. Tuy nhiên, pháp luật không quy định cách tính bồi thường do vi phạm thời hạn cam kết của người lao động nên vấn đề này được tiến hành theo thỏa thuận của bên sử dụng lao động và người lao động nhưng thường thì sẽ tính như sau: chi phí đền bù sẽ bằng tổng chi phí của khóa học chia cho thời gian yêu cầu phải phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa học được tính bằng số tháng làm tròn nhân với thời gian phục vụ đào tạo còn lại.

Như vậy, trong trường hợp của bạn thì bạn có thể đơn phương hủy hợp đồng lao động tuy nhiên phải báo trước cho người sử dụng lao động biết trước 45 ngày, và bồi thường chi phí lao động theo thỏa thuận, mức bồi thường thông thường trong trường hợp của bạn là 1/3 chi phí đào tạo do sau khi đào tạo bạn đã làm ở đây được 02 năm.

Với những tư vấn về câu hỏi Xin nghỉ việc trước thời gian cam kết và cách tính đền bù chi phí đào tạo, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Cách ghi ngày chấm dứt hợp đồng lao động

Công ty e gặp phải mấy vấn đề sau:

1. Có 1 ng công nhân mất vào ngày lễ 30/4, vậy mình ghi ngày chấm dứt hợp đồng là 30/4 có phạm luật không, nếu không thì mình ghi ngày nào? Và nếu mất ngày 30/4 thì người đó có được hưởng lương của ngày 30/4 không ạ?

2. Nếu công nhân xảy ra tai nạn và mất trên đường đi làm về, tức là đã đi làm đủ 8 tiếng, thì thời gian chấm dứt Hợp đồng lao động là ngày nào? Và tiền lương giải quyết thế nào ạ? Có quy định nào cụ thể ghi rõ ngày chấm dứt hợp đồng lao động là ngày công nhân thôi việc và không làm việc ở công ty tức là không có dữ liệu chấm công không ạ?

3. Trường hợp công nhân có bố chồng mất, đc giải quyết chế độ là nghỉ 3 ngày, nhưng ngày thứ 3 người đó tự động đi làm, vậy tính tiền lương cho ngày thứ 3 này công ty phải tính thế nào?


Luật sư Tư vấn Luật lao động – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 22 tháng 06 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Cách ghi ngày chấm dứt hợp đồng lao động

  • Bộ luật lao động 2012

3./ Luật sư tư vấn

Các trường hợp anh/chị nêu trên được xử lý như sau:

Căn cứ vào Khoản 6 Điều 36 Bộ luật lao động 2012 có quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, trong đó có trường hợp “Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.”

Như vậy, sự kiện người lao động chết là căn cứ dẫn đến chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động sẽ ra quyết định và ghi thời gian chấm dứt hợp đồng lao động, tuy nhiên, thời gian chấm dứt hợp đồng lao động phải cùng thời gian hoặc sau khi người lao động chết. Ngoài ra, người thân còn được hưởng các trợ cấp khác như: chế độ tử tuất, trợ cấp thôi việc,…

Về vấn đề hưởng lương, người lao động nếu làm việc vào ngày nghỉ lễ 30/4 sẽ được hưởng lương ít nhất 300% so với ngày thường cùng các phần lương chưa nhận. Trường hợp người lao động đã làm việc xong 8 tiếng trong ngày thì được hưởng lương cả 8 tiếng đó cùng với các phần lương chưa nhận.

Căn cứ  Điều 116 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:

“1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.”

Trường hợp công nhân có bố chồng mất, được giải quyết chế độ là nghỉ 3 ngày, nhưng ngày thứ 3 người đó tự động đi làm thì vẫn tính lương như ngày làm việc bình thường.

Như vậy, thời gian ghi chấm dứt hợp đồng khi người lao động chết là thời gian cùng hoặc sau thời điểm người lao động chết. Lương và các trợ cấp khác được tính như trên. Trường hợp người lao động nghỉ việc riêng nhưng ngày nghỉ đi làm thì việc hưởng lương vẫn tính như bình thường.

Với những tư vấn về câu hỏi Cách ghi ngày chấm dứt hợp đồng lao động, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Hợp đồng liên doanh 3 bên

Hợp đồng liên doanh 3 bên
Hợp đồng liên doanh 3 bên

Định nghĩa Hợp đồng liên doanh 3 bên

Hợp đồng liên doanh 3 bên dưới đây là mẫu hợp đồng được sử dụng nhiều nhất, tuy nhiên trong một số trường hợp, các thỏa thuận điều khoản của hợp đồng liên danh có thể được thay đổi nếu nhu cầu của các đơn vị là khác nhau. Các đơn vị cần tuyệt đối lưu ý bố cục và sự chặt chẽ, liên kết giữa các điều khoản hợp đồng nếu có sự điều chỉnh mới nội dung.

Mẫu Hợp đồng liên doanh 3 bên

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

HỢP ĐỒNG LIÊN DOANH

Hợp đồng số: ……../HĐLD

Hôm nay, vào hồi …h…, ngày …… tháng … năm ….

Tại: ………………………………………

Chúng tôi gồm có:

Bên A (Công ty …)

–          Tên cơ quan: ………………………………………

–          Địa chỉ: ………………………………

–          Điện thoại số: ………………………

–          Tài khoản số: …………………………

Mở tại ngân hàng: …………………………………

–          Đại diện là Ông (bà) ………………………

–          Chức vụ: …………………

–          Giấy ủy quyền số: ………………… (nếu có)

–          Viết ngày ……………………

–          Do …………… Chức vụ ……………… ký

Bên B (Công ty …)

–          Tên cơ quan: ……………………

–          Địa chỉ: ……………………………

–          Điện thoại số: ………………………

–          Tài khoản số: ……………………

Mở tại ngân hàng: ……………………

–          Đại diện là Ông (bà) ……………………………

–          Chức vụ: …………………………

–          Giấy ủy quyền số: ………………………… (nếu có)

–          Viết ngày ……………………………

–          Do ………………… Chức vụ …………… ký

Bên C (Như trên)

Các bên thống nhất lập hợp đồng liên doanh với nội dung như sau:

Điều 1: Thành lập xí nghiệp liên doanh

  1. Tên xí nghiệp liên doanh ……. (Xí nghiệp …….. công ty …….. tổng công ty ……….)
  2. Địa chỉ dự kiến đóng tại ………………………
  3. Các hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp: ……………

Điều 2: Tổng vồn đầu tư và vốn pháp định của xí nghiệp liên doanh

1. Tổng vốn đầu tư

Cho XNLD dự kiến khoảng …………………

Bao gồm các nguồn: ……………………

2. Vốn pháp định là:

…………………………

3. Tỷ lệ góp vốn của các bên vào vốn pháp định:

…………………

–          Bên A là ……………….. bằng các hình thức sau ………………

–          Bên B là ………………. bằng các hình thức sau ………………

4. Kế hoạch và tiến độ góp vốn.

–          Quý 1 năm …….. sẽ góp là ……………………

Trong đó:

  • Bên A góp: ……………………………………………
  • Bên B góp: ……………………………………………

–          Quý 2 năm ……… sẽ góp là …………………………………

v.v…

5. Điều kiện và thủ tục chuyển nhượng vốn đầu tư.
6. Điều kiện:

(nêu những hoàn cảnh phải chuyển vùng, phải tập trung thực hiện chức năng mới v.v… Có cơ quan sẵn sàng nhận chuyển nhượng, chuyển nhượng trong nội bộ cần điều kiện gì? Bên ngoài cần điều kiện gì?….

7. Thủ tục
  • (Sự nhất trí của các bên liên doanh, quy định tỉ lệ…
  • Những thủ tục pháp lý và tài chính…)

Điều 3: Danh mục, số lượng, chất lượng thiết bị, vật tư chủ yếu cần cho hoạt động kinh doanh và nguồn cung cấp

Bảng chiết tính thiết bị, vật tư của XNLD

Số TT Danh mục Đơn vị tính Số lượng Chất lượng Nguồn cung cấp
         

Điều 4: Quy cách, số lượng, chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ

  1. Quy cách: Quy định kích thước, màu sắc v.v…
  2. Số lượng: Dự kiến sản xuất theo kế hoạch và nhu cầu thị trường theo tháng, quý, năm …
  3. Chất lượng: Theo tiêu chuẩn nào? Hàm lượng các chất chủ yếu? Theo mẫu đã sản xuất thử v.v…

Lưu ý: Nếu là cơ sở dịch vụ ghi rõ số tiền dự kiến sẽ thu được trong tháng, quý, hoặc năm.

Điều 5: Thời hạn hoạt động của XNLD, những trường hợp cần kết thúc hoạt động và giải thể XNLD.

  1. XNLD ….. đăng ký thời gian hoạt động là …. Năm. Nếu có điều kiện thuận lợi xin kéo dài thêm … năm.
  2. XNLD … sẽ kết thúc trước thời hạn và giải thể XNLD trong những trường hợp sau đây:

–          Gặp rủi ro (cháy, nổ, bão, lụt) hủy hoại từ 80% trở lên tổng tài sản của XNLD.

–          Bị vỡ nợ, không còn khả năng thanh toán.

–          Thua lỗ liên tiếp 2 năm liền.

–          Bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động.

Điều 6: Công tác tài chính và kế toán của xí nghiệp liên doanh

1. Các nguyên tắc tài chính cần áp dụng gồm:

………………………………………………

………………………………………………

2. Công tác kế toán

–          Thiết lập hệ thống kế toán nào.

–          Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định: mỗi năm bao nhiêu%

–          Tỷ lệ trích lập các quỹ của xí nghiệp

  • Quỹ khuyến khích phát triển sản xuất: (Có thể từ 30 -35% lợi nhuận).
  • Quỹ khen thưởng: Trích từ nguồn nào, bao nhiêu %
  • Quỹ phúc lợi: ….

Hội đồng quản trị (hay đại hội công nhân viên chức quyết định các tỷ lệ trên?…

–          Cách thức bảo hiểm tài sản của XNLD.

  • Lập hợp đồng bảo hiểm với chi nhánh Bảo Việt ….
  • Các biện pháp khác: …
3. Công tác kiểm tra kế toán.

–          Chế độ kiểm tra sổ sách kế toán trong XNLD

–          Chế độ giám sát của Kế toán trưởng.

–          Chấp hành sự kiểm tra của cơ quan tài chính có thẩm quyền.

–          Chấp hành sự kiểm tra của Ngân hàng về sử dụng vốn vay.v.v…

Điều 7: Tổ chức và cơ chế quản lý XNLD

1. Số lượng và thành phần hội đồng quản tri

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

2. Nhiệm vụ, quyền hạn, nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị và chủ tịch, các phó chủ tịch Hội đồng quản trị.

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

3. Cách thức bầu (hoặc chỉ định hay thuê) giám đốc và các phó giám đốc XNLD:

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

4. Nhiệm vụ, quyền hạn, nhiệm kỳ của giám đốc, các phó giám đốc.

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

5. Những trường hợp cần bãi chức giám đốc, phó giám đốc trước thời hạn.

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

Điều 8: Tỉ lệ phân chia lãi, lỗ và rủi ro cho các bên liên doanh.

Căn cứ vào tỉ lệ góp vốn các bên thỏa thuận phân chia lãi, lỗ và rủi ro như sau:

  1. Bên A: ……… % vì đã góp ……… % vốn.
  2. Bên B: ……… % vì đã góp …….. % vốn.
  3. …….

Điều 9: Quan hệ lao động trong XNLD

1.Các nguyên tắc tuyển lao động.

–          Lập hợp đồng lao động theo 3 hình thức: dài hạn (5 năm), ngắn hạn (6 tháng – 12 tháng) và theo vụ việc.

–          Qua thử tay nghề và kiểm tra bằng cấp được đào tạo …

2. Áp dụng chế độ bảo hộ lao động.

……………………………………………………

……………………………………………………

……………………………………………………

3. Thời gian làm việc và nghỉ ngơi

……………………………………………………

……………………………………………………

……………………………………………………

4. Các hình thức trả lương cần áp dụng
5. Lương khoán sản phẩm:

……………………………………………………

……………………………………………………

……………………………………………………

6. Lương cấp bậc:

……………………………………………………

……………………………………………………

……………………………………………………

7. Hoạt động của công đoàn

(có cần thành lập không? Chuyên trách hay kiêm nhiệm).

8. Chế độ bảo hiểm cho người lao động.

–          Ốm đau

–          Già yếu

–          Tai nạn

–          Thai sản

v.v…..

Điều 10: Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân.

  1. Đưa đi đào tạo: (Tiêu chuẩn như thế nào) Số lượng …
  2. Bố trí đi bồi dưỡng ngắn hạn: Số lượng …
  3. Kế hoạch mời chuyên gia trong nước và nước ngoài đến xí nghiệp phổ biến kỹ thuật và kinh nghiệm.
  4. Kế hoạch bồi dưỡng và thi tay nghề nâng cấp bậc kỹ thuật của đội ngũ công nhân.

Điều 11: Trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng

  1. Trách nhiệm Bên A (xác định các nghĩa vụ vật chất).
  2. Trách nhiệm Bên B
  3. Trách nhiệm Bên C

Điều 12: Thủ tục giải quyết các tranh chấp trong hợp đồng liên doanh (tương tự HĐHTKD).

Điều 13: Các thỏa thuận khác (nếu cần)

Điều 14: Hiệu lực của hợp đồng.

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ….đến ngày …….

Các bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý sau khi hợp đồng hết hiệu lực … ngày. Chủ tịch hội đồng quản trị có trách nhiệm tổ chức và thông báo thời gian, địa điểm triệu tập cuộc họp thanh lý.

ĐẠI DIỆN BÊN A                         ĐẠI DIỆN BÊN B                           ……………

Chức vụ                                        Chức vụ                                    Chức vụ

(Ký tên, đóng dấu)                         (Ký tên, đóng dấu)                    (Ký tên, đóng dấu)

Tham khảo thêm:

DỊCH VỤ TƯ VẤN SOẠN HỢP ĐỒNG TRỌN GÓI CHỈ 500.000đ

(Giao kết quả ngay lập tức sau 24h)

Liên hệ: 1900.0191

CÁC LOẠI HỢP ĐỒNGThời gian hoàn thành
Hợp đồng kinh tế, thương mại24h
Hợp đồng mua bán hàng hóa24h
Hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa24h
Hợp đồng mua bán nguyên liệu/xăng dầu/khí đốt24h
Hợp đồng mua bán lâm sản/hải sản/thủy sản/nông sản24h
Hợp đồng kinh doanh thương mại quốc tế24h
Hợp đồng gia công/đặt hàng24h
Hợp đồng lắp đặt24h
Hợp đồng quảng cáo/marketing/PR24h
Hợp đồng vận tải/vận chuyển24h
Hợp đồng dịch vụ24h
Hợp đồng tư vấn thiết kế24h
Hợp đồng thuê khoán24h
Hợp đồng thầu/đấu thầu24h
Hợp đồng xây dựng/thi công24h
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất24h
Hợp đồng chuyển nhượng căn hộ/nhà ở/thửa đất/dự án24h
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất24h
Hợp đồng thuê đất/nhà ở/mặt bằng24h
Hợp đồng thuê xưởng/khu công nghiệp/kho bãi24h
Hợp đồng góp vốn/tài sản24h
Hợp đồng chuyển nhượng vốn/cổ phần24h
Hợp đồng thuê mượn tài sản24h
Hợp đồng thuê thiết bị/dụng cụ24h
Hợp đồng thỏa thuận cho vay tiền24h
Hợp đồng liên doanh/liên danh24h
Hợp đồng hợp tác kinh doanh 2 bên24h
Hợp đồng hợp tác kinh doanh 3 bên24h
Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp24h
Hợp đồng chuyển giao công nghệ24h
Hợp đồng chuyển nhượng mô hình kinh doanh24h
Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu24h
Hợp đồng đại diện hình ảnh24h
Hợp đồng quản lý ca sĩ/người mẫu24h
Hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu24h
Hợp đồng đầu tư24h
Hợp đồng đại lý/đại lý độc quyền24h
Hợp đồng lao động24h
Hợp đồng giáo dục/đào tạo24h
Hợp đồng tài trợ/ký quỹ24h
Hợp đồng đặt cọc24h
Hợp đồng ủy quyền24h
24h

Kho mẫu hợp đồng của chúng tôi luôn được cập nhật những mẫu Hợp đồng chi tiết, đầy đủ nhất. Tất cả các loại hợp đồng kinh tế; hợp đồng dân sự; hợp đồng thương mại; hợp đồng mua bán; hợp đồng dịch vụ; hợp đồng kinh doanh đều được xây dựng dựa trên các quy định về hợp đồng mới nhất căn cứ vào những điều chỉnh của Luật Thương mại, Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp tại từng thời kỳ.

Dựa trên nguyên tắc trung thực, thiện chí và tôn trọng thỏa thuận của các bên nằm trong hành lang pháp luật cho phép. Chúng tôi sẽ đảm bảo tính pháp lý cao nhất cho mỗi hợp đồng, có thể sử dụng làm căn cứ giải quyết mọi tranh chấp sau này và tham gia các thủ tục hành chính, khởi kiện, điều tra hợp pháp.

Với nguyên tắc nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, chúng tôi đáp ứng được mọi nhu cầu dù khó khăn nhất từ phía khách hàng. Hãy liên hệ ngay để nhận được ưu đãi khi đặt Dịch vụ soạn Hợp đồng qua Hotline 1900.0191.

Dịch vụ Hợp đồng khác của Công ty Luật LVN

Bên cạnh dịch vụ soạn thảo Hợp đồng, để bảo vệ cho khách hàng mọi lúc mọi nơi trên những hợp đồng đã được ký kết, chúng tôi cung cấp các dịch vụ như kiểm tra, đánh giá hợp đồng; tùy chỉnh điều khoản theo yêu cầu thực tế; giải quyết các tranh chấp về hợp đồng; tư vấn xử lý vi phạm hợp đồng và hàng loạt những vướng mắc khác.

  • Rà soát nội dung của hợp đồng;
  • Phân loại hợp đồng;
  • Làm rõ bản chất, mục đích, ý nghĩa, đặc điểm của các loại hợp đồng;
  • Tư vấn đàm phán hợp đồng;
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng;
  • Giải quyết thanh lý hợp đồng và thu hồi công nợ;
  • Xây dựng hệ thống hợp đồng mẫu nội bộ;
  • Tư vấn cập nhật pháp luật về hợp đồng;
  • Bổ sung Phụ lục Hợp đồng;
  • Các vấn đề liên quan tới hóa đơn, thuế, giấy phép;

Mọi yêu cầu xin gửi về hòm thư: wikiluat@gmail.com hoặc liên hệ trực tiếp Hotline: 1900.0191 để được chúng tôi hỗ trợ.

Với thời gian tiếp nhận là 24/7, phục vụ khách hàng là hạnh phúc của chúng tôi.

Xin trân trọng cảm ơn!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Công ty Luật LVN cung cấp: Bản cam kết thời gian làm việc sau khi ký hợp đồng lao động

Luật sư Tư vấn trực tuyến – Gọi ngay 1900.0191


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————

BẢN CAM KẾT

Kính gửi: BAN LÃNH ĐẠO CÔNG TY CP ………………………………………

Tên tôi là:

Bộ phận:

Được sự chấp thuận của Ban lãnh đạo Công ty, sau khi đã đọc kỹ và hiểu rõ về nội dung đã ghi trong hợp đồng Lao động, cũng như nội quy lao động, tôi đồng ý ký hợp đồng với công ty.

Trong quá trình làm việc, tôi xin cam kết những điều sau đây:

1.Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

2.Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy Lao động của Công ty

3.Cộng tác với công ty ít nhất 01 năm

Nếu vi phạm những điều cam kết trên, tôi xin chịu mọi phán quyết từ phía công ty.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm ……..

Kính đơn


Tham khảo thêm:

DỊCH VỤ TƯ VẤN SOẠN HỢP ĐỒNG TRỌN GÓI CHỈ 500.000đ

(Giao kết quả ngay lập tức sau 24h)

Liên hệ: 1900.0191

CÁC LOẠI HỢP ĐỒNGThời gian hoàn thành
Hợp đồng kinh tế, thương mại24h
Hợp đồng mua bán hàng hóa24h
Hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa24h
Hợp đồng mua bán nguyên liệu/xăng dầu/khí đốt24h
Hợp đồng mua bán lâm sản/hải sản/thủy sản/nông sản24h
Hợp đồng kinh doanh thương mại quốc tế24h
Hợp đồng gia công/đặt hàng24h
Hợp đồng lắp đặt24h
Hợp đồng quảng cáo/marketing/PR24h
Hợp đồng vận tải/vận chuyển24h
Hợp đồng dịch vụ24h
Hợp đồng tư vấn thiết kế24h
Hợp đồng thuê khoán24h
Hợp đồng thầu/đấu thầu24h
Hợp đồng xây dựng/thi công24h
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất24h
Hợp đồng chuyển nhượng căn hộ/nhà ở/thửa đất/dự án24h
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất24h
Hợp đồng thuê đất/nhà ở/mặt bằng24h
Hợp đồng thuê xưởng/khu công nghiệp/kho bãi24h
Hợp đồng góp vốn/tài sản24h
Hợp đồng chuyển nhượng vốn/cổ phần24h
Hợp đồng thuê mượn tài sản24h
Hợp đồng thuê thiết bị/dụng cụ24h
Hợp đồng thỏa thuận cho vay tiền24h
Hợp đồng liên doanh/liên danh24h
Hợp đồng hợp tác kinh doanh 2 bên24h
Hợp đồng hợp tác kinh doanh 3 bên24h
Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp24h
Hợp đồng chuyển giao công nghệ24h
Hợp đồng chuyển nhượng mô hình kinh doanh24h
Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu24h
Hợp đồng đại diện hình ảnh24h
Hợp đồng quản lý ca sĩ/người mẫu24h
Hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu24h
Hợp đồng đầu tư24h
Hợp đồng đại lý/đại lý độc quyền24h
Hợp đồng lao động24h
Hợp đồng giáo dục/đào tạo24h
Hợp đồng tài trợ/ký quỹ24h
Hợp đồng đặt cọc24h
Hợp đồng ủy quyền24h
24h

Kho mẫu hợp đồng của chúng tôi luôn được cập nhật những mẫu Hợp đồng chi tiết, đầy đủ nhất. Tất cả các loại hợp đồng kinh tế; hợp đồng dân sự; hợp đồng thương mại; hợp đồng mua bán; hợp đồng dịch vụ; hợp đồng kinh doanh đều được xây dựng dựa trên các quy định về hợp đồng mới nhất căn cứ vào những điều chỉnh của Luật Thương mại, Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp tại từng thời kỳ.

Dựa trên nguyên tắc trung thực, thiện chí và tôn trọng thỏa thuận của các bên nằm trong hành lang pháp luật cho phép. Chúng tôi sẽ đảm bảo tính pháp lý cao nhất cho mỗi hợp đồng, có thể sử dụng làm căn cứ giải quyết mọi tranh chấp sau này và tham gia các thủ tục hành chính, khởi kiện, điều tra hợp pháp.

Với nguyên tắc nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, chúng tôi đáp ứng được mọi nhu cầu dù khó khăn nhất từ phía khách hàng. Hãy liên hệ ngay để nhận được ưu đãi khi đặt Dịch vụ soạn Hợp đồng qua Hotline 1900.0191.

Dịch vụ Hợp đồng khác của Công ty Luật LVN

Bên cạnh dịch vụ soạn thảo Hợp đồng, để bảo vệ cho khách hàng mọi lúc mọi nơi trên những hợp đồng đã được ký kết, chúng tôi cung cấp các dịch vụ như kiểm tra, đánh giá hợp đồng; tùy chỉnh điều khoản theo yêu cầu thực tế; giải quyết các tranh chấp về hợp đồng; tư vấn xử lý vi phạm hợp đồng và hàng loạt những vướng mắc khác.

  • Rà soát nội dung của hợp đồng;
  • Phân loại hợp đồng;
  • Làm rõ bản chất, mục đích, ý nghĩa, đặc điểm của các loại hợp đồng;
  • Tư vấn đàm phán hợp đồng;
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng;
  • Giải quyết thanh lý hợp đồng và thu hồi công nợ;
  • Xây dựng hệ thống hợp đồng mẫu nội bộ;
  • Tư vấn cập nhật pháp luật về hợp đồng;
  • Bổ sung Phụ lục Hợp đồng;
  • Các vấn đề liên quan tới hóa đơn, thuế, giấy phép;

Mọi yêu cầu xin gửi về hòm thư: wikiluat@gmail.com hoặc liên hệ trực tiếp Hotline: 1900.0191 để được chúng tôi hỗ trợ.

Với thời gian tiếp nhận là 24/7, phục vụ khách hàng là hạnh phúc của chúng tôi.

Xin trân trọng cảm ơn!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Công ty Luật LVN cung cấp: Mẫu Hồ sơ mời sơ tuyển gói thầu xây lắp

Luật sư Tư vấn trực tuyến – Gọi ngay 1900.0191


(Ban hành kèm theo Quyết định số 1591 /2007/QĐ-BKH ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

 

Mẫu hồ sơ mời sơ tuyển này được áp dụng cho gói thầu xây lắp theo quy định tại Chương III Nghị định 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 khi thực hiện hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước và quốc tế. Đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, nếu được nhà tài trợ chấp thuận thì áp dụng theo Mẫu này hoặc có thể sửa đổi, bổ sung một số nội dung theo yêu cầu của nhà tài trợ.

Khi áp dụng Mẫu này, chủ đầu tư cần căn cứ vào tính chất, đặc điểm của gói thầu mà đưa ra các yêu cầu trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế; không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Trong Mẫu này, những chữ in nghiêng là nội dung mang tính hướng dẫn sẽ được người sử dụng cụ thể hóa tùy theo yêu cầu và tính chất từng gói thầu. Mẫu hồ sơ mời thầu này gồm các phần sau:

Phần thứ nhất. Yêu cầu về thủ tục sơ tuyển

Chương I.         Chỉ dẫn đối với nhà thầu

Chương II.        Bảng dữ liệu sơ tuyển

Chương III.        Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển

Chương IV.       Biểu mẫu dự sơ tuyển

Phần thứ hai. Yêu cầu về công trình xây lắp

Chương V.        Tóm tắt các yêu cầu về công trình xây lắp

Trong quá trình áp dụng Mẫu này, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời xem xét, chỉnh lý.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

HỒ SƠ MỜI SƠ TUYỂN

(tên gói thầu)

(tên dự án)

(tên chủ đầu tư)

 

 

______, ngày ___ tháng ___ năm ___

Đại diện hợp pháp của bên mời thầu

(Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

 

 

MỤC LỤC

 

Phần thứ nhất – Yêu cầu về thủ tục sơ tuyển

Chương I.    Chỉ dẫn đối với nhà thầu

  1. Tổng quát
  2. Chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển
  3. Nộp hồ sơ dự sơ tuyển
  4. Mở và đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển
  5. Trúng sơ tuyển

Chương II.   Bảng dữ liệu sơ tuyển

Chương III. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển

Chương IV.  Biểu mẫu dự sơ tuyển

Mẫu số 1. Đơn dự sơ tuyển

Mẫu số 2. Giấy ủy quyền

Mẫu số 3. Thỏa thuận liên danh sơ bộ

Mẫu số 4. Kê khai thông tin về nhà thầu

Mẫu số 5. Kê khai năng lực tài chính của nhà thầu

Mẫu số 6. Kê khai các hợp đồng đang thực hiện của nhà thầu

Mẫu số 7. Danh mục các hợp đồng tương tự do nhà thầu thực hiện

Phần thứ hai – Yêu cầu về công trình xây lắp

Chương V.   Tóm tắt các yêu cầu về công trình xây lắp

Phụ lục………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………28

 

CÁC TỪ VIẾT TẮT

 

BDL Bảng dữ liệu sơ tuyển
HSMST Hồ sơ mời sơ tuyển
HSDST Hồ sơ dự sơ tuyển
TCĐG Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển
Gói thầu ODA Là gói thầu thuộc chương trình, dự án sử dụng vốn ODA từ các nhà tài trợ (Ngân hàng Thế giới – WB, Ngân hàng phát triển châu á – ADB, Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản – JBIC, Ngân hàng tái thiết Đức – KfW, Cơ quan phát triển Pháp – AFD…)
Nghị định 111/CP Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
VND Đồng Việt Nam
USD Đồng đô la Mỹ

 

 

Phần thứ nhất

YÊU CẦU VỀ THỦ TỤC SƠ TUYỂN

Chương I
CHỈ DẪN ĐỐI VỚI NHÀ THẦU

  1. TỔNG QUÁT

Mục 1. Khái quát về gói thầu

Bên mời thầu mời nhà thầu tham gia sơ tuyển đối với gói thầu xây lắp thuộc dự án nêu tại BDL. Tên gói thầu, phạm vi công việc, nguồn vốn để thực hiện gói thầu, thời gian tổ chức đấu thầu được nêu trong BDL.

Mục 2. Điều kiện tham gia sơ tuyển

  1. Có tư cách hợp lệ như quy định trong BDL;
  2. Chỉ được tham gia trong một HSDST với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc là nhà thầu liên danh; trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận liên danh sơ bộ;
  3. Đáp ứng điều kiện năng lực hoạt động xây dựng như quy định trong BDL;
  4. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu như quy định trong BDL.

Mục 3. Hồ sơ mời sơ tuyển và phát hành hồ sơ mời sơ tuyển

HSMST bao gồm các nội dung được liệt kê tại Mục lục của HSMST này. Bên mời thầu phát hành miễn phí HSMST cho các nhà thầu có nhu cầu tham dự sơ tuyển. Việc kiểm tra, nghiên cứu các nội dung của HSMST để chuẩn bị HSDST thuộc trách nhiệm của nhà thầu.

Mục 4. Giải thích làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển

Trường hợp nhà thầu muốn được giải thích làm rõ HSMST thì phải gửi văn bản đề nghị đến bên mời thầu theo địa chỉ và thời gian ghi trong BDL (nhà thầu có thể thông báo trước cho bên mời thầu qua fax, e-mail…). Sau khi nhận được văn bản yêu cầu làm rõ HSMST theo thời gian quy định trong BDL, bên mời thầu sẽ có văn bản trả lời và gửi cho tất cả các nhà thầu nhận HSMST.

Mục 5. Sửa đổi hồ sơ mời sơ tuyển

Trường hợp cần thiết, bên mời thầu sẽ tiến hành sửa đổi HSMST (bao gồm cả việc gia hạn thời hạn nộp HSDST nếu cần thiết) bằng cách gửi văn bản sửa đổi HSMST tới tất cả các nhà thầu nhận HSMST trước thời điểm đóng sơ tuyển một số ngày nhất định được quy định trong BDL. Tài liệu này là một phần của HSMST. Nhà thầu phải thông báo cho bên mời thầu bằng văn bản theo đường bưu điện hoặc fax, e-mail là đã nhận được các tài liệu sửa đổi đó.

Mục 6. Chi phí dự sơ tuyển

Nhà thầu phải chịu mọi chi phí liên quan đến quá trình tham gia sơ tuyển, kể từ khi nhận HSMST cho đến khi thông báo kết quả sơ tuyển, đối với các nhà thầu trúng sơ tuyển tính đến khi mời thầu.

  1. CHUẨN BỊ HỒ SƠ DỰ SƠ TUYỂN

Mục 7. Ngôn ngữ sử dụng

HSDST cũng như tất cả văn bản và tài liệu trao đổi giữa bên mời thầu và nhà thầu liên quan đến việc sơ tuyển phải được viết bằng ngôn ngữ như quy định trong BDL.

Mục 8. Nội dung hồ sơ dự sơ tuyển

HSDST do nhà thầu chuẩn bị phải bao gồm những nội dung sau:

  1. Đơn dự sơ tuyển theo quy định tại Mục 9 Chương này;
  2. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu theo quy định tại Mục 10 Chương này.

Mục 9. Đơn dự sơ tuyển

Đơn dự sơ tuyển do nhà thầu chuẩn bị và được điền đầy đủ theo Mẫu số 1 Chương IV có chữ ký của người đại diện hợp pháp của nhà thầu (là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu hoặc người được ủy quyền kèm theo giấy ủy quyền hợp lệ theo Mẫu số 2 Chương IV). Trường hợp ủy quyền, nhà thầu gửi kèm theo các tài liệu, giấy tờ theo quy định trong BDL để chứng minh tư cách hợp lệ của người được ủy quyền. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự sơ tuyển phải do từng thành viên trong liên danh ký, trừ trường hợp văn bản thỏa thuận liên danh sơ bộ có quy định các thành viên trong liên danh thỏa thuận cho thành viên đứng đầu liên danh ký đơn dự sơ tuyển.

Mục 10. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu

  1. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu:
  2. a) Đối với nhà thầu độc lập, phải cung cấp các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của mình như quy định trong BDL.
  3. b) Đối với nhà thầu liên danh, phải cung cấp các tài liệu sau đây:
  • Các tài liệu theo quy định tại điểm a khoản này đối với từng thành viên trong liên danh;
  • Văn bản thỏa thuận liên danh sơ bộ giữa các thành viên theo Mẫu số 3 Chương IV, trong đó phải dự kiến phần công việc của từng thành viên, thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh, địa điểm và thời gian ký văn bản thỏa thuận liên danh sơ bộ, chữ ký của các thành viên, con dấu (nếu có); trường hợp các thành viên ủy quyền cho thành viên đứng đầu liên danh ký đơn dự sơ tuyển thì phải nêu rõ trong văn bản thỏa thuận liên danh sơ bộ.
  1. Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu

Thông tin về năng lực kỹ thuật, năng lực tài chính và kinh nghiệm của nhà thầu trong lĩnh vực xây lắp được liệt kê theo các Mẫu từ số 4 đến 7 Chương IV. Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu liên danh là tổng năng lực và kinh nghiệm của các thành viên; từng thành viên phải chứng minh kinh nghiệm và năng lực của mình là đáp ứng yêu cầu của HSMST cho phần việc dự kiến đảm nhiệm trong liên danh.

Mục 11. Quy cách của hồ sơ dự sơ tuyển

  1. Nhà thầu phải chuẩn bị một bản gốc và một số bản chụp HSDST được quy định trong BDL và ghi rõ “bản gốc” và “bản chụp” tương ứng. Nhà thầu không nộp bản gốc HSDST sẽ bị loại. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và phù hợp giữa bản chụp và bản gốc. Trong quá trình đánh giá, nếu bên mời thầu phát hiện bản chụp có lỗi kỹ thuật như bị nhòe, không rõ chữ, chụp thiếu trang và những lỗi khác thì lấy nội dung của bản gốc làm cơ sở. Trường hợp bản chụp có nội dung sai khác so với bản gốc thì tùy theo mức độ sai khác, bên mời thầu sẽ quyết định xử lý cho phù hợp, chẳng hạn sai khác đó là không cơ bản, không làm thay đổi bản chất của HSDST thì được coi là lỗi chấp nhận được; nhưng nếu sai khác đó làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDST so với bản gốc thì bị coi là gian lận, HSDST sẽ bị loại, đồng thời nhà thầu sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật về đấu thầu hiện hành và quy định pháp luật khác có liên quan.
  2. HSDST phải được đánh máy, in bằng mực không tẩy được, đánh số trang theo thứ tự liên tục. Các văn bản bổ sung làm rõ HSDST của nhà thầu phải được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký.
  3. Những chữ viết chen giữa, tẩy xóa hoặc viết đè lên bản đánh máy chỉ có giá trị khi có chữ ký ở bên cạnh của người ký đơn dự sơ tuyển và được đóng dấu (nếu có).
  4. NỘP HỒ SƠ DỰ SƠ TUYỂN

Mục 12. Niêm phong và cách ghi trên túi đựng hồ sơ dự sơ tuyển

  1. HSDST phải được đựng trong túi có niêm phong bên ngoài (cách đánh dấu niêm phong do nhà thầu tự quy định). Cách trình bày các thông tin trên túi đựng HSDST được quy định trong BDL.
  2. Trong trường hợp HSDST gồm nhiều tài liệu, nhà thầu cần thực hiện việc đóng gói toàn bộ tài liệu sao cho việc tiếp nhận và bảo quản HSDST của bên mời thầu được thuận tiện, đảm bảo sự toàn vẹn của HSDST, tránh thất lạc, mất mát.

Mục 13. Thời hạn nộp hồ sơ dự sơ tuyển

  1. HSDST do nhà thầu nộp trực tiếp hoặc gửi đến địa chỉ của bên mời thầu nhưng phải đảm bảo bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng sơ tuyển quy định trong BDL.
  2. Bên mời thầu có thể gia hạn thời hạn nộp HSDST (thời điểm đóng sơ tuyển) trong trường hợp cần tăng thêm số lượng HSDST hoặc khi cần sửa đổi HSMST theo quy định tại Mục 5 Chương này.
  3. Khi gia hạn thời hạn nộp HSDST, bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho các nhà thầu đã nộp HSDST, đồng thời thông báo gia hạn thời hạn nộp HSDST phải được đăng tải trên báo Đấu thầu tối thiểu 1 kỳ và đăng trên trang thông tin điện tử về đấu thầu; đối với đấu thầu quốc tế còn phải đăng tải đồng thời trên một tờ báo tiếng Anh được phát hành rộng rãi. Khi thông báo, bên mời thầu phải ghi rõ thời điểm đóng sơ tuyển mới để nhà thầu sửa lại thời gian có hiệu lực của HSDST nếu thấy cần thiết. Nhà thầu đã nộp HSDST có thể nhận lại và chỉnh sửa HSDST của mình. Trường hợp nhà thầu chưa nhận lại hoặc không nhận lại HSDST thì bên mời thầu quản lý HSDST đó theo chế độ quản lý hồ sơ “mật”.

Mục 14. Hồ sơ dự sơ tuyển nộp muộn

Bất kỳ tài liệu nào thuộc HSDST mà bên mời thầu nhận được sau thời điểm đóng sơ tuyển đều được coi là không hợp lệ và được gửi trả lại cho nhà thầu theo nguyên trạng, trừ tài liệu làm rõ HSDST theo yêu cầu của bên mời thầu.

  1. MỞ VÀ ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ SƠ TUYỂN

Mục 15. Mở hồ sơ dự sơ tuyển

  1. Việc mở HSDST được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng sơ tuyển theo ngày, giờ, địa điểm quy định trong BDL.
  2. Bên mời thầu tiến hành mở lần lượt HSDST của từng nhà thầu có tên trong danh sách nhận HSMST và nộp HSDST trước thời điểm đóng sơ tuyển theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu.
  3. Sau khi mở HSDST, bên mời thầu lập biên bản mở HSDST và gửi bản chụp cho các nhà thầu đã nộp HSDST đúng quy định.

Mục 16. Làm rõ hồ sơ dự sơ tuyển

Trong quá trình đánh giá HSDST, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu làm rõ nội dung HSDST. Việc làm rõ HSDST chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có HSDST cần phải làm rõ và được thực hiện dưới hình thức trao đổi trực tiếp (bên mời thầu mời nhà thầu đến gặp trực tiếp để trao đổi, những nội dung hỏi và trả lời phải được lập thành văn bản) hoặc gián tiếp (bên mời thầu gửi văn bản yêu cầu làm rõ và nhà thầu phải trả lời bằng văn bản). Trong văn bản yêu cầu làm rõ, cần quy định thời hạn làm rõ của nhà thầu. Nội dung làm rõ HSDST thể hiện bằng văn bản được bên mời thầu bảo quản như một phần của HSDST. Trường hợp quá thời hạn làm rõ mà nhà thầu không trả lời hoặc bên mời thầu không nhận được văn bản làm rõ, hoặc nhà thầu có văn bản làm rõ nhưng không đáp ứng được yêu cầu làm rõ của bên mời thầu thì bên mời thầu xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Mục 17. Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển

  1. Đánh giá sơ bộ HSDST

Bên mời thầu kiểm tra tính hợp lệ và sự đầy đủ của HSDST, gồm:

  1. a) Tính hợp lệ của đơn dự sơ tuyển (Mẫu số 1 Chương IV) theo quy định tại Mục 9 Chương này;
  2. b) Sự đáp ứng đối với các điều kiện tham gia sơ tuyển theo quy định tại Mục 2 và tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu theo quy định tại khoản 1 Mục 10 Chương này;
  3. c) Bản gốc HSDST theo quy định tại Mục 11 Chương này.

Bên mời thầu loại bỏ HSDST không đáp ứng một trong các điều kiện nêu trên. Các HSDST được đánh giá là hợp lệ theo quy định tại khoản này được đưa vào bước đánh giá chi tiết.

  1. Đánh giá chi tiết HSDST

Bên mời thầu tiến hành đánh giá chi tiết HSDST trên cơ sở các yêu cầu của HSMST và TCĐG nêu tại Chương III.

 

  1. TRÚNG SƠ TUYỂN

Mục 18. Điều kiện được xét duyệt trúng sơ tuyển

Nhà thầu được xét duyệt trúng sơ tuyển khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  1. Có HSDST hợp lệ;
  2. Có HSDST được đánh giá về năng lực và kinh nghiệm là đạt yêu cầu theo TCĐG quy định tại Chương III.

Mục 19. Thông báo kết quả sơ tuyển

Ngay sau khi chủ đầu tư quyết định phê duyệt kết quả sơ tuyển, bên mời thầu gửi văn bản thông báo kết quả sơ tuyển cho các nhà thầu tham dự sơ tuyển (bao gồm cả nhà thầu trúng sơ tuyển và nhà thầu không trúng sơ tuyển). Nhà thầu trúng sơ tuyển được mời tham gia đấu thầu.

 

 

Chương II

BẢNG DỮ LIỆU SƠ TUYỂN

            BDL bao gồm các nội dung chi tiết của gói thầu theo một số Mục tương ứng trong Chương I (Chỉ dẫn đối với nhà thầu). Nếu có bất kỳ sự khác biệt nào so với các nội dung tương ứng trong Chương I thì căn cứ vào các nội dung trong Chương này.

 

Mục Khoản Nội dung
1   Tên dự án: __________ [Nêu tên dự án được duyệt]

 

– Tên gói thầu: __________  [Nêu tên gói thầu theo kế hoạch đấu thầu được duyệt]

– Nội dung công việc chủ yếu: _______ [Nêu nội dung yêu cầu]

– Nguồn vốn để thực hiện gói thầu: _______________

[Nêu rõ nguồn vốn hoặc phương thức thu xếp vốn để thanh toán cho nhà thầu; trường hợp sử dụng vốn ODA thì phải nêu rõ tên nhà tài trợ và cơ cấu nguồn vốn (ngoài nước, trong nước)]

– Thời gian tổ chức đấu thầu: _______________

[Nêu cụ thể thời gian theo kế hoạch đấu thầu được duyệt]

2 1 Tư cách hợp lệ của nhà thầu: _______________

 

[Tùy theo tính chất của gói thầu mà nêu yêu cầu về tư cách hợp lệ của nhà thầu trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 7 của Luật Đấu thầu, chẳng hạn yêu cầu nhà thầu phải cung cấp bản sao được chứng thực của một trong các loại văn bản sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký hoạt động hợp pháp… Đối với gói thầu ODA nêu yêu cầu theo quy định của nhà tài trợ]

  3 Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức: _________

 

[Tùy theo loại, cấp công trình mà nêu yêu cầu về điều kiện năng lực trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật về xây dựng]

  4 Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu: _______________

 

[Tùy theo yêu cầu của gói thầu mà nêu yêu cầu trên cơ sở tuân thủ nội dung về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu]

4   – Địa chỉ bên mời thầu: __________ [nêu địa chỉ bên mời thầu]

 

– Thời gian nhận được văn bản yêu cầu giải thích làm rõ HSMST không muộn hơn ____ ngày trước thời điểm đóng sơ tuyển.

[Tùy theo tính chất của gói thầu mà ghi số ngày cụ thể cho phù hợp]

5   Tài liệu sửa đổi HSMST (nếu có) sẽ được bên mời thầu gửi đến tất cả các nhà thầu nhận HSMST trước thời điểm đóng sơ tuyển tối thiểu ____ ngày.

 

[Ghi số ngày cụ thể, nhưng phải đảm bảo đủ thời gian để nhà thầu hoàn chỉnh HSDST]

7   Ngôn ngữ sử dụng: ________________

 

[Nêu cụ thể ngôn ngữ sử dụng. Đối với đấu thầu trong nước là tiếng Việt. Đối với đấu thầu quốc tế, HSMST có thể được lập bằng tiếng Anh hoặc bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Trường hợp HSMST bằng tiếng Anh thì cần quy định HSDST phải bằng tiếng Anh. Trường hợp HSMST bằng tiếng Việt và tiếng Anh thì cần quy định nhà thầu có thể lựa chọn một trong hai thứ tiếng (tiếng Việt hoặc tiếng Anh) để lập HSDST. Đối với các tài liệu khác có liên quan thì cần yêu cầu giới hạn trong một số loại ngôn ngữ thông dụng, nếu nhà thầu sử dụng ngôn ngữ khác thì yêu cầu có bản dịch sang ngôn ngữ cùng với ngôn ngữ của HSDST. Đối với gói thầu ODA nêu yêu cầu theo quy định của nhà tài trợ]

9   Tài liệu, giấy tờ để chứng minh tư cách hợp lệ của người được ủy quyền: ________________

 

[Nêu cụ thể văn bản pháp lý mà nhà thầu cần phải gửi để chứng minh tư cách hợp lệ của người được ủy quyền như bản sao được chứng thực Điều lệ công ty, Quyết định thành lập chi nhánh…]

10 1 a) Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu: __________

 

[Nêu yêu cầu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu trên cơ sở phù hợp với yêu cầu của Mục 2 của BDL này, ví dụ bản sao được chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký hoạt động hợp pháp…]

11 1 Số lượng HSDST phải nộp:

 

– 1 bản gốc; và

– ____ bản chụp [Ghi rõ số lượng yêu cầu nhưng không quy định quá 5 bản]

12 1 Cách trình bày các thông tin trên túi đựng HSDST: ________

 

[Nêu cụ thể cách trình bày, ví dụ:

– Tên, địa chỉ, điện thoại của nhà thầu: ____________

– Địa chỉ nộp HSDST [tên, địa chỉ của bên mời thầu]: ________

– Tên gói thầu: _______________________________________

– Không được mở trước____ giờ, ngày ___  tháng ___năm ___  (Ghi theo thời điểm mở hồ sơ dự sơ tuyển)]

13 1 Thời điểm đóng sơ tuyển: ____ giờ, ngày ____ tháng ____ năm___ [Nêu cụ thể thời điểm đóng sơ tuyển tùy theo yêu cầu của gói thầu cho phù hợp]
15 1 Việc mở HSDST sẽ được tiến hành công khai vào lúc ____ giờ, ngày ____ tháng ____ năm, tại ________________________

 

[Ghi rõ ngày, giờ, địa điểm tiến hành việc mở HSDST, trong đó quy định thời điểm mở HSDST đảm bảo việc mở HSDST phải tiến hành ngay sau thời điểm đóng sơ tuyển]

Chương III

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ SƠ TUYỂN

            Chương này bao gồm TCĐG về năng lực kỹ thuật, năng lực tài chính, kinh nghiệm và các nội dung liên quan khác (nếu có yêu cầu) của nhà thầu. Các tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Chương này được sử dụng theo tiêu chí “đạt”, “không đạt”. Nhà thầu “đạt” tất cả các nội dung thì được đánh giá là đáp ứng yêu cầu sơ tuyển (Ví dụ minh họa về TCĐG được nêu tại Phụ lục của Mẫu này).

            TCĐG dưới đây chỉ mang tính hướng dẫn, khi soạn thảo nội dung này cần căn cứ theo tính chất của gói thầu mà quy định cho phù hợp.

            TCĐG phải công khai trong HSMST. Trong quá trình đánh giá HSDST phải tuân thủ TCĐG nêu trong HSMST, không được thay đổi, bổ sung bất kỳ nội dung nào.

 

Mục 1. TCĐG về kinh nghiệm

 

TT Nội dung yêu cầu Mức yêu cầu tối thiểu để được đánh giá là đáp ứng
(đạt)
1 Kinh nghiệm chung về xây dựng

 

Số năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng

 

 

____ (1) năm

2

 

 

Kinh nghiệm thực hiện các hợp đồng tương tự đảm bảo tiến độ và chất lượng  
Kinh nghiệm thực hiện hợp đồng có quy mô và tính chất tương tự gói thầu đang thực hiện sơ tuyển trong____ [ghi số năm] (2) năm qua.

 

Tính chất tương tự căn cứ theo các tiêu chí như loại, cấp công trình, giá trị, quy mô thực hiện, tính chất, độ phức tạp, điều kiện thi công… như mô tả tại Chương V.

Trong trường hợp liên danh, kinh nghiệm này được tính bằng tổng kinh nghiệm của các thành viên.(3)

 
(a) sè l­îng hîp ®ång ®¹t ____ (4) hîp ®ång
(b) gi¸ hîp ®ång ®¹t gi¸ trÞ ____ (5) cho mçi hîp ®ång
3 C¸c yªu cÇu kh¸c (nÕu cã)  

 

ViÖc ®¸nh gi¸ ®­îc thùc hiÖn trªn c¬ së sè liÖu kª khai t¹i MÉu sè 7 Ch­¬ng IV vµ c¸c tµi liÖu kÌm theo.

Ghi chú:

(1) Thông thường là 5 năm hoặc 10 năm, trong một số trường hợp có thể quy định ít hơn để khuyến khích sự tham gia của các nhà thầu mới được thành lập.

(2) Thông thường là 5 năm, trong một số trường hợp có thể quy định ít hơn để khuyến khích sự tham gia của các nhà thầu mới được thành lập.

(3) Trường hợp liên danh, đánh giá kinh nghiệm của thành viên liên danh theo nội dung công việc chính dự kiến đã được nêu trong thỏa thuận liên danh sơ bộ.

(4) Thông thường yêu cầu từ 1 đến 3 hợp đồng.

(5)  Giá trị mỗi hợp đồng tương tự thông thường quy định bằng 80% giá gói thầu đang xét.

 

Mục 2. TCĐG về năng lực kỹ thuật

 

TT Nội dung yêu cầu Mức yêu cầu tối thiểu để được đánh giá là đáp ứng (đạt)
1 Nhân sự  
Nêu yêu cầu về số lượng, năng lực và trình độ cán bộ chủ chốt trực tiếp thực hiện gói thầu.

 

Trong trường hợp liên danh, nhân sự của cả liên danh là tổng hợp nhân sự do từng thành viên trong liên danh đề xuất.

 
2 Thiết bị thi công  
Nêu yêu cầu về số lượng, chủng loại, khả năng huy động… đối với các thiết bị thi công cần thiết để thực hiện gói thầu.

 

Trong trường hợp liên danh, thiết bị thi công của cả liên danh là tổng hợp thiết bị do từng thành viên trong liên danh đề xuất.

 
3 Các yêu cầu khác (nếu có)  

 

Việc đánh giá được thực hiện trên cơ sở số liệu kê khai tại Mẫu số 4 Chương IV và các tài liệu kèm theo.

 

Mục 3. TCĐG về năng lực tài chính

 

TT Nội dung yêu cầu Mức yêu cầu tối thiểu để được đánh giá là đáp ứng (đạt)
1   Doanh thu  
1.1 Doanh thu trung bình hàng năm trong ____ [ghi số năm] năm gần đây (1)  
1.2 Trong trường hợp liên danh, doanh thu trung bình hàng năm của cả liên danh được tính bằng tổng doanh thu trung bình hàng năm của mỗi thành viên trong liên danh, trong đó:  
  (a) Doanh thu trung bình hàng năm trong____ [ghi số năm] năm qua của thành viên đứng đầu liên danh (thông thường không thấp hơn 40% mức quy định tại điểm 1.1 Mục này)
  (b) Doanh thu trung bình hàng năm trong____ [ghi số năm] năm qua của từng thành viên khác trong liên danh (thông thường không thấp hơn 25% mức quy định tại điểm 1.1 Mục này)
2   Tình hình tài chính lành mạnh  
 

 

 

Nhà thầu phải đáp ứng yêu cầu về tình hình tài chính lành mạnh (chọn một hoặc một số chỉ tiêu tài chính phù hợp) (2). Trong trường hợp liên danh, từng thành viên trong liên danh phải đáp ứng yêu cầu về tình hình tài chính lành mạnh.  
  (a) số năm nhà thầu hoạt động có lãi trong thời gian yêu cầu báo cáo về tình hình tài chính theo khoản 1 Mục này từ ____ năm trở lên

 

 

  (b) tỉ suất thanh toán hiện hành đạt mức ____
  (c) giá trị ròng đạt mức ____
  (d) nhà thầu thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong toàn bộ thời gian yêu cầu báo cáo về tình hình tài chính theo khoản 1 Mục này
3   Lưu lượng tiền mặt(3)  
3.1 Nhà thầu phải đảm bảo lưu lượng tiền mặt nhằm đáp ứng yêu cầu của gói thầu đạt mức__ trong__tháng
3.2 Trong trường hợp liên danh, lưu lượng tiền mặt của cả liên danh được tính bằng tổng lưu lượng tiền mặt của mỗi thành viên trong liên danh, trong đó:  
  (a) Lưu lượng tiền mặt của thành viên đứng đầu liên danh

 

 

đạt mức__ trong__tháng (thông thường không thấp hơn 40% mức quy định tại khoản 3.1 Mục này)
  (b) Lưu lượng tiền mặt nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác xây dựng của từng thành viên khác trong liên danh đạt mức ___ trong ____ tháng (thông thường không thấp hơn 25% mức quy định tại khoản 3.1 Mục này)
4   Các yêu cầu khác (nếu có)  

 

Việc đánh giá được thực hiện trên cơ sở số liệu kê khai tại các Mẫu số 5 và 6 Chương IV và các tài liệu kèm theo.

Ghi chú:

(1) Đối với yêu cầu về doanh thu:

  • Thời gian yêu cầu thông thường là 3 năm. Trong một số trường hợp có thể quy định số năm ít hơn để khuyến khích sự tham gia của các nhà thầu mới được thành lập.
  • Mức yêu cầu doanh thu trung bình hàng năm được xác định theo công thức sau:

Yêu cầu về mức doanh thu trung bình hàng năm = Giá gói thầu tính theo trung bình năm x  k;

Thông thường yêu cầu hệ số k trong công thức này là 2, trong trường hợp gói thầu có giá trị lớn thì có thể giảm xuống 1,5.

(2) Đối với yêu cầu về tình hình tài chính:

Có thể quy định một số chỉ tiêu để đánh giá về tình hình tài chính của nhà thầu với cách tính cụ thể như sau:

  • Tùy theo thực tế gói thầu mà yêu cầu nhà thầu hoạt động bình quân có lãi (lợi nhuận) ở mức bình thường trong 2 hoặc 3 năm trong thời gian yêu cầu báo cáo về tình hình tài chính theo khoản 1 Mục này.
  • Tỉ suất thanh toán hiện hành cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của nhà thầu, tính bằng công thức sau:

Tỉ suất thanh toán hiện hành = tài sản ngắn hạn / nợ ngắn hạn

Tỉ suất thanh toán hiện hành lớn hơn 1 cho biết doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ đến hạn (có hơn 1 đồng tài sản bảo đảm cho 1 đồng nợ). Tỉ suất thanh toán hiện hành của các doanh nghiệp xây dựng thường không cao, vì vậy cần căn cứ vào thực tế của từng ngành mà quy định cụ thể.

  • Giá trị ròng (vốn chủ sở hữu) cho biết khả năng tăng trưởng của một doanh nghiệp, thường quy định mức tối thiểu là giá trị ròng phải không âm và tính bằng công thức sau:

Giá trị ròng = Tổng tài sản – tổng nợ phải trả

(3) Đối với yêu cầu về lưu lượng tiền mặt:

  • Lưu lượng tiền mặt (dòng tiền) mà nhà thầu có được qua tài sản có thể chuyển thành tiền mặt, nguồn vốn tín dụng và những phương tiện tài chính khác, trừ đi lượng tiền mặt sử dụng cho các hợp đồng đang thực hiện, phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu về tiền mặt trong quá trình thực hiện gói thầu;
  • Cách tính thông thường đối với mức yêu cầu về lưu lượng tiền mặt:

Lưu lượng tiền mặt yêu cầu = Giá gói thầu theo trung bình tháng  x  t;

trong đó t là khoảng thời gian trung bình dự kiến cần thiết kể từ khi nhà thầu phát hành hóa đơn đến khi chủ đầu tư thanh toán theo hóa đơn đó.

 

Chương IV

BIỂU MẪU DỰ SƠ TUYỂN

Mẫu số 1

ĐƠN DỰ SƠ TUYỂN

                                                            ________, ngày ____ tháng ____ năm ____

Kính gửi: __________________[ghi tên bên mời thầu]

(sau đây gọi là bên mời thầu)

Sau khi nghiên cứu HSMST và văn bản sửa đổi HSMST [ghi số của văn bản bổ sung nếu có] mà chúng tôi đã nhận được, chúng tôi, [ghi tên nhà thầu], cam kết tham gia sơ tuyển gói thầu [ghi tên gói thầu xây lắp] theo đúng yêu cầu của HSMST.

Nếu HSDST của chúng tôi được chấp nhận, chúng tôi sẽ tham gia đấu thầu gói thầu [ghi tên gói thầu xây lắp].

Chúng tôi cam kết các thông tin kê khai trong HSDST này là chính xác, trung thực.

Đại diện hợp pháp của nhà thầu

                                                     (Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 2

GIẤY ỦY QUYỀN (1)

 

Hôm nay, ngày ___ tháng ___ năm ___, tại ______

Tôi là [ghi tên, số CMTND hoặc số hộ chiếu, chức danh của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu] là người đại diện theo pháp luật của [ghi tên nhà thầu] có địa chỉ tại [ghi địa chỉ của nhà thầu] bằng văn bản này ủy quyền cho [ghi tên, số CMTND hoặc số hộ chiếu, chức danh của người được ủy quyền]thực hiện các công việc sau đây trong quá trình tham gia sơ tuyển và đấu thầu gói thầu [ghi tên gói thầu]thuộc dự án [ghi tên dự án] do [ghi tên bên mời thầu] tổ chức (2):

– Ký đơn dự sơ tuyển;

– Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với bên mời thầu trong quá trình tham gia sơ tuyển, kể cả các văn bản đề nghị làm rõ HSMST và văn bản giải thích làm rõ HSDST. ([1])

Người được ủy quyền nêu trên chỉ thực hiện các công việc trong phạm vi ủy quyền với tư cách là đại diện hợp pháp của [ghi tên nhà thầu]. [Ghi tên nhà thầu] chịu trách nhiệm hoàn toàn về những công việc do [ghi tên người được ủy quyền] thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

Giấy ủy quyền có hiệu lực kể từ ngày ____ đến ngày ____ (3) và được lập thành ____ bản có giá trị pháp lý như nhau, người ủy quyền giữ ____ bản, người được ủy quyền giữ ____ bản.

 

Người được ủy quyền

 

(Ghi tên, chức danh, ký tên và
đóng dấu nếu có)

Người ủy quyền

 

(Ghi tên người đại diện theo pháp luật của nhà thầu, chức danh, ký tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 3

THỎA THUẬN LIÊN DANH SƠ BỘ (1)

             , ngày  tháng    năm                

Gói thầu:                                    [ghi tên gói thầu]

Thuộc dự án:                  [ghi tên dự án]

  • Căn cứ (2)                    [Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội];
  • Căn cứ (2)                      [Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng];
  • Căn cứ hồ sơ mời sơ tuyển gói thầu _______ [ghi tên gói thầu] ngày ____ tháng ____ năm ____;

Chúng tôi, đại diện cho các bên ký thỏa thuận liên danh sơ bộ, gồm có:

Tên thành viên liên danh [ghi tên từng thành viên liên danh]

Đại diện là ông/bà:                                                                                                       

Chức vụ:                                                                                                                                  

Địa chỉ:                                                                                                                                    

Điện thoại:                                                                                                                               

Fax:                                                                                                                                         

E-mail:                                                                                                                         

Tài khoản:                                                                                                                                

Mã số thuế:                                                                                                                              

Giấy ủy quyền số                       ngày                 tháng   năm                   (trường hợp được ủy quyền).

Các bên thống nhất ký kết thỏa thuận liên danh sơ bộ với nội dung như sau:

Điều 1. Nguyên tắc chung

  1. Các bên tự nguyện hình thành liên danh để tham gia sơ tuyển gói thầu [ghi tên gói thầu] thuộc dự án [ghi tên dự án].
  2. Các bên thống nhất tên gọi của liên danh cho mọi giao dịch liên quan đến gói thầu là: [điền tên của liên danh theo thỏa thuận].
  3. Các bên cam kết không bên nào được tự ý tham gia độc lập hoặc hợp tác dưới bất kỳ hình thức nào với bên khác để tham gia sơ tuyển đối với gói thầu này.
  4. Khi liên danh trúng sơ tuyển gói thầu nêu trên, các bên sẽ ký thỏa thuận liên danh để tham gia đấu thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu đối với gói thầu này.

Điều 2. Phân công trách nhiệm

  1. Thành viên đứng đầu liên danh

Các bên thỏa thuận để [ghi tên một bên] làm thành viên đứng đầu liên danh, đại diện cho liên danh thực hiện công việc sau trong quá trình tham gia sơ tuyển gói thầu (3):

  • Nhận hồ sơ mời sơ tuyển;

– Ký đơn dự sơ tuyển;

– Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với bên mời thầu.

  1. Dự kiến trách nhiệm của từng thành viên trong liên danh để thực hiện gói thầu

Các bên tham gia liên danh dự kiến phân công trách nhiệm của từng thành viên như sau: [ghi nội dung công việc chính dự kiến của từng thành viên kể cả thành viên đứng đầu liên danh].

Điều 3. Hiệu lực của thỏa thuận liên danh sơ bộ

Thỏa thuận liên danh sơ bộ có hiệu lực kể từ ngày ký và chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:

  1. Liên danh trúng sơ tuyển gói thầu nêu trên;
  2. Liên danh không trúng sơ tuyển gói thầu nêu trên;
  3. Hủy sơ tuyển gói thầu theo thông báo của bên mời thầu.

Thỏa thuận liên danh sơ bộ được lập thành                     bản, mỗi bên giữ                       bản có giá trị pháp lý như nhau.

Đại diện hợp pháp của thành viên đứng đầu liên danh

(Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

Đại diện hợp pháp của thành viên liên danh

(Ghi tên từng thành viên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tùy theo tính chất và yêu cầu của gói thầu, nội dung thỏa thuận liên danh sơ bộ theo mẫu này có thể được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

(2) Cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định hiện hành. Đối với gói thầu ODA ghi theo quy định của nhà tài trợ.

(3) Phạm vi ủy quyền bao gồm một hoặc nhiều công việc nêu trên.

 

Mẫu số 4

KÊ KHAI THÔNG TIN VỀ NHÀ THẦU

                                                            ________, ngày ____ tháng ____ năm ____

 

Tên nhà thầu

 

[Ghi tên đầy đủ của nhà thầu]

Địa chỉ của nhà thầu

 

[Ghi địa chỉ đầy đủ]

Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu

 

[Ghi cụ thể các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của nhà thầu]

Năng lực hoạt động xây dựng

 

[Ghi cụ thể hạng năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng]

Nhân sự chủ chốt của nhà thầu

 

[Ghi rõ các thông tin về nhân sự chủ chốt như:

– Chỉ huy trưởng công trường,

– Giám sát thi công xây dựng,
– Cán bộ kỹ thuật,
– Kỹ sư,
– Kiến trúc sư,

– …

kèm theo lý lịch gồm họ tên, tuổi, nghề nghiệp, thâm niên công tác, trình độ, công việc đã làm tương tự với công việc dự kiến được phân công trong gói thầu, dự kiến vị trí được giao]

Thiết bị thi công của nhà thầu

 

[Ghi cụ thể số lượng thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải phục vụ thi công tại hiện trường – năm và nước sản xuất, công suất, khả năng huy động, hình thức huy động]

Hệ thống đảm bảo chất lượng

 

[Ghi hệ thống đảm bảo chất lượng mà nhà thầu đã đạt được, nếu có]

Đại diện theo pháp luật của nhà thầu

 

Tên: [ghi tên đầy đủ]

Địa chỉ: [điền địa chỉ đầy đủ]

Điện thoại: [điền số điện thoại, kể cả mã quốc gia, mã vùng]

Fax: [điền số fax, kể cả mã quốc gia, mã vùng]

E-mail: [ghi địa chỉ e-mail]

Nhà thầu gửi đính kèm các văn bản sau:

 

1. Bản sao được chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký hoạt động, Tài liệu chứng minh năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Mục 2 và khoản 1 Mục 10 Chương I;

2. Các văn bản theo yêu cầu về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu quy định tại khoản 4 Mục 2 Chương I;

3. Trong trường hợp là nhà thầu liên danh, văn bản thỏa thuận liên danh sơ bộ theo quy định tại khoản 1 Mục 10 Chương I;

4. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng lao động hoặc cam kết của nhân sự đã kê khai;

5. Tài liệu chứng minh hoặc cam kết có sẵn thiết bị (thuộc sở hữu của nhà thầu hoặc có thể thuê).

 

                                                                                  

Ghi chú:

Trong trường hợp liên danh, yêu cầu từng thành viên trong liên danh kê khai theo mẫu này.

 

Mẫu số 5

KÊ KHAI NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NHÀ THẦU

 

________, ngày ____ tháng ____ năm ____

Tên nhà thầu: ________________________ [ghi tên đầy đủ của nhà thầu]

  1. Tóm tắt các số liệu về tài chính trong _____ năm tài chính gần đây [ghi số năm theo quy định tại khoản 1 Mục 3 Chương III].

Đơn vị tính: ____ (VND, USD…)

TT   Năm ____ Năm ____ Năm ____
1 Tæng tµi s¶n      
2 Tæng nî ph¶i tr¶      
3 Tµi s¶n ng¾n h¹n      
4 Nî ng¾n h¹n      
5 Doanh thu      
6 Lîi nhuËn tr­íc thuÕ      
7 Lîi nhuËn sau thuÕ      
8 C¸c néi dung kh¸c  (nÕu cã yªu cÇu)      

 

  1. Cam kÕt vÒ l­u l­îng tiÒn mÆt sö dông cho gãi thÇu:
  2. Tµi s¶n cã thÓ chuyÓn thµnh tiÒn mÆt: ____________________________
    (kÌm theo tµi liÖu chøng minh)
  3. Nguån vèn tÝn dông: _________________________________________
    (kÌm theo v¨n b¶n x¸c nhËn cña tæ chøc cung cÊp tÝn dông)
  4. Nh÷ng ph­¬ng tiÖn tµi chÝnh kh¸c: ______________________________
    (kÌm theo tµi liÖu chøng minh)
  5. Tµi liÖu göi ®Ýnh kÌm nh»m ®èi chøng víi c¸c sè liÖu mµ nhµ thÇu kª khai gåm (nhµ thÇu chØ cÇn nép b¶n chôp cña c¸c tµi liÖu nµy):
  6. B¸o c¸o tµi chÝnh ®· ®­îc kiÓm to¸n hoÆc ®­îc c¬ quan cã thÈm quyÒn x¸c nhËn theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt trong _____ n¨m tµi chÝnh gÇn ®©y [ghi sè n¨m theo quy ®Þnh t¹i kho¶n 1 Môc 3 Ch­¬ng III];
  7. Tê khai tù quyÕt to¸n thuÕ hµng n¨m theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt vÒ thuÕ (cã x¸c nhËn cña c¬ quan thuÕ lµ nhµ thÇu ®· nép Tê khai) trong _____ n¨m tµi chÝnh gÇn ®©y [ghi sè n¨m theo quy ®Þnh t¹i kho¶n 1 Môc 3 Ch­¬ng III];
  8. Biªn b¶n kiÓm tra quyÕt to¸n thuÕ cña nhµ thÇu (nÕu cã) trong _____ n¨m tµi chÝnh gÇn ®©y [ghi sè n¨m theo quy ®Þnh t¹i kho¶n 1 Môc 3 Ch­¬ng III].

                                                          Đại diện hợp pháp của nhà thầu

(Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

Ghi chú:

Trong trường hợp liên danh, yêu cầu từng thành viên trong liên danh kê khai theo mẫu này.

 

Mẫu số 6

KÊ KHAI CÁC HỢP ĐỒNG ĐANG THỰC HIỆN CỦA NHÀ THẦU

________, ngày ____ tháng ____ năm ____

Tên nhà thầu: ________________________ [ghi tên đầy đủ của nhà thầu]

 

TT Tên hợp đồng Tên dự án Tên chủ đầu tư Giá
hợp đồng (hoặc giá trị được giao thực hiện)
Giá trị phần công việc chưa hoàn thành Ngày hợp đồng có hiệu lực Ngày
kết thúc hợp đồng
1              
2              
3              
4              
             

 

Nhà thầu phải gửi kèm theo bản chụp các văn bản, tài liệu liên quan đến các hợp đồng đó.

                                                                                  

Ghi chú:

Trong trường hợp liên danh, yêu cầu từng thành viên trong liên danh kê khai theo mẫu này.

 

Mẫu số 7

HỢP ĐỒNG TƯƠNG TỰ DO NHÀ THẦU THỰC HIỆN (1)

                                                               ________, ngày ____ tháng ____ năm ____

Tên nhà thầu: ________________________ [ghi tên đầy đủ của nhà thầu]

Thông tin về từng hợp đồng, mỗi hợp đồng cần đảm bảo các thông tin sau đây:

 

Tên và số hợp đồng        [điền tên đầy đủ của hợp đồng, số ký hiệu]
Ngày ký hợp đồng       [điền ngày, tháng, năm]
Ngày hoàn thành [điền ngày, tháng, năm]
Giá hợp đồng [điền tổng giá hợp đồng bằng số tiền và đồng tiền đã ký] Tương đương _____VND hoặc USD [điền số tiền quy đổi ra VND hoặc USD]
Trong trường hợp là thành viên trong liên danh hoặc nhà thầu phụ, ghi giá trị phần hợp đồng mà nhà thầu đảm nhiệm [điền phần trăm giá hợp đồng trong tổng giá hợp đồng] [điền số tiền và đồng tiền đã ký] Tương đương ____VND hoặc USD [điền số tiền quy đổi ra VND hoặc USD]
Tên dự án: [điền tên đầy đủ của dự án có hợp đồng đang kê khai]
Tên chủ đầu tư: [điền tên đầy đủ của chủ đầu tư trong hợp đồng đang kê khai]
 Địa chỉ:

 

Điện thoại/fax:

E-mail:

[điền đầy đủ địa chỉ hiện tại của chủ đầu tư]

 

[điền số điện thoại, số fax kể cả mã quốc gia, mã vùng, địa chỉ e-mail]

[điền địa chỉ e-mail đầy đủ, nếu có]

Mô tả tính chất tương tự theo quy định tại khoản 2 Mục 1 Chương III (2)
 1. Loại, cấp công trình [điền thông tin phù hợp]
 2. Về giá trị [điền số tiền quy đổi ra VND hoặc USD]
 3. Về quy mô thực hiện [điền quy mô theo hợp đồng]
 4. Về độ phức tạp và điều kiện  thi công [mô tả về độ phức tạp của công trình]
 5. Các đặc tính khác [điền các đặc tính khác theo Chương V]
       

 

Nhà thầu phải gửi kèm theo bản chụp các văn bản, tài liệu liên quan đến các hợp đồng đó.

          

Ghi chú:

(1) Trong trường hợp liên danh, yêu cầu từng thành viên trong liên danh kê khai theo mẫu này.

Nhà thầu kê khai theo mẫu này cho từng hợp đồng tương tự đã và đang thực hiện.

(2)  Nhà thầu chỉ kê khai nội dung tương tự với yêu cầu của gói thầu.

Phần thứ hai

YÊU CẦU VỀ CÔNG TRÌNH XÂY LẮP

Chương V

TÓM TẮT CÁC YÊU CẦU VỀ CÔNG TRÌNH XÂY LẮP

            Chương này gồm thông tin yêu cầu về công trình, kế hoạch thực hiện… của gói thầu xây lắp đang thực hiện sơ tuyển.

  1. Giới thiệu chung về dự án

[Nêu thông tin tóm tắt về dự án như tên dự án, chủ đầu tư, nguồn vốn, Quyết định đầu tư, các hoạt động chính của dự án, địa điểm thực hiện dự án…] 

  1. Mô tả sơ bộ về công trình xây lắp

[Phần này nêu thông tin về loại, cấp, quy mô và tính chất, độ phức tạp của công trình, đặc điểm xây dựng công trình.]

  1. Kế hoạch thực hiện

[Nêu thời gian dự kiến thực hiện và hoàn thành công trình.]

  1. Địa điểm thực hiện gói thầu và những thông tin liên quan khác

[Nêu những thông tin về điều kiện tự nhiên – xã hội tại khu vực xây dựng, điều kiện và phương tiện đi lại, phương tiện thông tin liên lạc, bản vẽ và thuyết minh tóm tắt của thiết kế đã được phê duyệt, các dịch vụ do chủ đầu tư cung cấp để thực hiện công trình…]

PHỤ LỤC

Ví dụ: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển gói thầu xây dựng nhà máy cấp nước công suất 100.000 m3 nước/ngày; giá gói thầu 260 tỉ VND, thời gian thực hiện hợp đồng là 26 tháng.

  1. TCĐG về kinh nghiệm

 

TT Nội dung Mức độ đáp ứng
Đạt Không đạt
1 Kinh nghiệm chung về xây dựng

 

Số năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng

 

 

≥ 7 năm

 

 

< 7 năm

2

 

 

Kinh nghiệm thực hiện các hợp đồng tương tự đảm bảo tiến độ và chất lượng    
Kinh nghiệm thực hiện hợp đồng xây dựng nhà máy cấp nước 100.000 m3nước/ngày trong 5 năm qua. Trong trường hợp liên danh, kinh nghiệm này được tính bằng tổng kinh nghiệm của các thành viên    
(a) số lượng hợp đồng

 

(b) giá hợp đồng

≥ 2 hợp đồng

 

≥ 200 tỉ VND cho mỗi hợp đồng

< 2 hợp đồng

 

< 200 tỉ VND cho mỗi hợp đồng

 

 

  1. TCĐG về năng lực kỹ thuật

 

TT Nội dung Mức độ đáp ứng
Đạt Không đạt
1   Nhân sự    
  Nhà thầu phải có nhân sự đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Trong trường hợp liên danh, nhân sự của cả liên danh là tổng hợp nhân sự do từng thành viên trong liên danh đề xuất.    
  Đội ngũ cán bộ chủ chốt:    
  (a) Chỉ huy trưởng công trường    
– Năng lực của chỉ huy trưởng công trường

 

 

theo quy định của pháp luật về xây dựng  
– Thâm niên trong thi công xây dựng công trình ≥ 10 năm < 10 năm
– Trình độ học vấn Bằng cấp đúng chuyên ngành Bằng cấp không đúng chuyên ngành
– Kinh nghiệm thực hiện các công trình tương tự ≥ 5 công trình < 5 công trình
– Là chủ nhiệm các công trình tương tự ≥ 2 công trình < 2 công trình
(b) Kỹ sư cấp nước    
– Trình độ học vấn Bằng cấp đúng chuyên ngành Bằng cấp không đúng chuyên ngành
– Kinh nghiệm thi công xây dựng công trình ≥ 7 năm < 7 năm
– Kinh nghiệm thực hiện các công trình tương tự ≥ 3 công trình < 3 công trình
(c) Kỹ sư cơ khí    
– Trình độ học vấn Bằng cấp đúng chuyên ngành Bằng cấp không đúng chuyên ngành
– Kinh nghiệm thi công xây dựng công trình ≥ 5 năm < 5 năm
– Kinh nghiệm thực hiện các công trình tương tự ≥ 2 công trình < 2 công trình
(d) Kỹ sư điện    
– Trình độ học vấn Bằng cấp đúng chuyên ngành Bằng cấp không đúng chuyên ngành
– Kinh nghiệm thi công xây dựng công trình ≥ 5 năm < 5 năm
– Kinh nghiệm thực hiện các công trình tương tự ≥ 2 công trình < 2 công trình
(đ) Kỹ sư điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA)    
– Trình độ học vấn Bằng cấp đúng chuyên ngành Bằng cấp không đúng chuyên ngành
– Kinh nghiệm thi công xây dựng công trình ≥ 5 năm < 5 năm
– Kinh nghiệm thực hiện các công trình tương tự ≥ 2 công trình < 2 công trình
(e) Quản lý hành chính và hậu cần    
Kinh nghiệm quản lý hành chính tại công trường ≥ 5 năm < 5 năm
Kinh nghiệm thực hiện các công trình tương tự ≥ 2 công trình < 2 công trình
2   Thiết bị thi công    
  Nhà thầu phải đáp ứng yêu cầu về thiết bị thi công sử dụng cho gói thầu. Trong trường hợp liên danh, thiết bị thi công của cả liên danh là tổng hợp thiết bị do từng thành viên trong liên danh đề xuất.    
2.1 Số lượng, chủng loại máy móc và thiết bị xây dựng chính cho công tác đất, công tác bê tông, công tác khác (không kể máy móc và thiết bị đang dùng cho hợp đồng dở dang) Số lượng và chủng loại phù hợp với biện pháp thi công đề xuất Số lượng và chủng loại không phù hợp với biện pháp thi công đề xuất
2.2  

 

Khả năng huy động của máy móc và thiết bị chính

≥ 50% máy móc và thiết bị là có thể huy động ngay (thuộc sở hữu của nhà thầu hoặc được nhà thầu thuê dài hạn) < 50% máy móc và thiết bị có thể huy động ngay
2.3 Tuổi trung bình của máy móc và thiết bị chính
(không tính các phương tiện vận tải)
≤ 7 năm > 7 năm
2.4 Tuổi trung bình của các phương tiện vận tải ≤ 3 năm > 3 năm
3   Hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng Chứng chỉ ISO 9001 hoặc 9002 Không có các chứng chỉ này

 

 

  1. TCĐG về năng lực tài chính

 

TT Nội dung Mức độ đáp ứng
Đạt Không đạt
1   Doanh thu    
1.1 Doanh thu trung bình hàng năm trong 5 năm qua ≥ 240 tỉ VND < 240 tỉ VND
1.2 Trong trường hợp liên danh, doanh thu trung bình hàng năm của cả liên danh được tính bằng tổng doanh thu trung bình hàng năm của mỗi thành viên trong liên danh, trong đó:

 

(a) Doanh thu trung bình hàng năm trong 5 năm qua của thành viên đứng đầu liên danh

(b) Doanh trung bình hàng năm  trong 5 năm qua của từng thành viên khác trong liên danh

 

 

≥ 96 tỉ VND

 

≥ 60 tỉ VND

 

 

< 96 tỉ VND

 

< 60 tỉ VND

2   Tình hình tài chính lành mạnh    
  Tình hình tài chính lành mạnh:

 

(a) số năm nhà thầu hoạt động có lãi trong 5 năm qua

(b) tỉ suất thanh toán hiện hành

 

 

≥ 5 năm


> 1

 

 

< 5 năm


≤ 1

3   Lưu lượng tiền mặt    
3.1 Lưu lượng tiền mặt nhằm đáp ứng yêu cầu của gói thầu ≥ 30 tỉ VND trong 3 tháng < 30 tỉ VND trong 3 tháng
3.2 Trong trường hợp liên danh, lưu lượng tiền mặt của cả liên danh được tính bằng tổng lưu lượng tiền mặt của mỗi thành viên trong liên danh, trong đó:

 

(a) Lưu lượng tiền mặt nhằm đáp ứng yêu cầu của gói thầu của thành viên đứng đầu liên danh

(b) Lưu lượng tiền mặt nhằm đáp ứng yêu cầu của gói thầu của từng thành viên khác trong liên danh

 

 

≥ 12 tỉ VND trong 3 tháng

≥ 7,5 tỉ VND trong 3 tháng

 

 

< 12 tỉ VND trong 3 tháng

< 7,5 tỉ VND trong 3 tháng

 

 

Ghi chú:

(1) Trường hợp ủy quyền thì bản gốc giấy ủy quyền phải được gửi cho bên mời thầu cùng với đơn dự sơ tuyển theo quy định tại Mục 9 Chương I. Việc ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu cho cấp phó, cấp dưới, giám đốc chi nhánh, người đứng đầu văn phòng đại diện của nhà thầu để thay mặt cho người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thực hiện một hoặc các nội dung công việc trên đây. Việc sử dụng con dấu (nếu có) trong trường hợp được ủy quyền có thể là dấu của nhà thầu hoặc dấu của đơn vị mà cá nhân liên quan được ủy quyền.

(2) Phạm vi ủy quyền bao gồm một hoặc nhiều công việc nêu trên.

(3) Ghi ngày có hiệu lực và ngày hết hiệu lực của giấy ủy quyền phù hợp với quá trình tham gia sơ tuyển.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Điều lệ công ty cổ phần

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———o0o———

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỀU LỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN …………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hà Nội, Tháng ……/……….

 

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

—-***—-

 

ĐIỀU LỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN …………

–          Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH 11 được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp;

–          Điều lệ này được soạn thảo và thông qua bởi các cổ đông sáng lập ngày ……………;

 

CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Hình thức, tên gọi và trụ sở Công ty

1.1 Công ty thuộc hình thức Công ty cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ……….
Tên giao dịch: ……….. JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: ………….,JSC
Địa chỉ trụ sở chính: …………, Hà Nội.
Điện thoại: .                                      Fax: .
Email:   Website:  

Hội đồng quản trị Công ty quyết định việc lập hay huỷ bỏ chi nhánh, văn phòng đại diện của Công ty.

Điều 2: Ngành, nghề kinh doanh:

2.1 Công ty kinh doanh những ngành nghề sau:

 

 

Công ty được phép hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và Điều lệ này nhằm đạt hiệu quả kinh tế tốt nhất cho các cổ đông. 

Điều 3: Vốn điều lệ:

Vốn điều lệ của công ty:   ……. VNĐ (Bằng chữ: ……………………….)

Trong đó: Vốn bằng tiền là: ……..VNĐ (Bằng chữ: ………… …………….)

Số cổ phần: ………. cổ phần ( ………. cổ phần )

  • Loại cổ phần:

  • Cổ phần phổ thông : . …….cổ phần ( ………… cổ phần )

  • Cổ phần ưu đãi: Không

  • Mệnh giá cổ phần: ………….. VNĐ (Bằng chữ :……………… ………..)

Điều 4: Cơ cấu và phương thức huy động vốn:

a/ Tỷ lệ góp vốn của các cổ đông sáng lập Công ty:

1………… góp ……. đồng, tương ứng với ……… cổ phần,  chiếm …..% tổng vốn điều lệ.

  1. ………… góp …….. đồng, tương ứng với ……… cổ phần, chiếm …..% tổng vốn điều lệ.
  2. ………… góp …….. đồng, tương ứng với ……… cổ phần, chiếm …..% tổng vốn điều lệ.

b/ Vốn điều lệ công ty có thể được góp bằng tiền, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác.

c/Thời hạn góp vốn : Đến ngày ………………..

Điều 5: Tăng, giảm vốn điều lệ

5.1 Đại hội đồng cổ đông Công ty quyết định tăng vốn điều lệ của Công ty nếu thấy cần thiết thông qua việc: tích luỹ lợi nhuận mà Công ty thu được, các cổ đông đầu tư vốn bổ sung, phát hành thêm cổ phiếu gọi thêm các cổ đông mới.

5.2 Việc giảm vốn điều lệ công ty do Đại hội đồng cổ đông quyết định trên cơ sở vốn còn lại của công ty nhưng vẫn đảm bảo công ty hoạt động bình thường.

Điều 6: Cổ đông sáng lập Công ty

6.1. ……………………. Giới tính: …………..
Sinh ngày: …………… Dân tộc: ……….. Quốc tịch: …………….
CMND số:
…………. Do Công an …………. cấp ngày  ……………
Nơi đăng ký HKTT: …………………………………
Chỗ ở hiện tại: …………………………..
6.2. ……………………. Giới tính: …………..
Sinh ngày: …………… Sinh ngày: ……………
CMND số:
…………. Do Công an …………. cấp ngày  ……………
Nơi đăng ký HKTT: …………………………………
Chỗ ở hiện tại: …………………………..
6.3. ……………………. Giới tính: …………..
Sinh ngày: …………… Sinh ngày: ……………
CMND số:
…………. Do Công an …………. cấp ngày  ……………
Nơi đăng ký HKTT: …………………………………
Chỗ ở hiện tại: …………………………..

 

Điều 7: Các loại cổ phần

  1. Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
  2. Công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi.

Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:

a) Cổ phần ưu đãi biểu quyết;

b) Cổ phần ưu đãi cổ tức;

c) Cổ phần ưu đãi hoàn lại;

d) Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.

Chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

  1. Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
  2. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.
  3. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

Điều 8: Cổ phiếu

Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên. Cổ phiếu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

b) Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Số lượng cổ phần và loại cổ phần;

d) Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;

đ) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức đối với cổ phiếu có ghi tên;

e) Tóm tắt về thủ tục chuyển nhượng cổ phần;

g) Chữ ký mẫu của người đại diện theo pháp luật và dấu của công ty;

h) Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu;

i) Các nội dung khác theo quy định tại các điều 81, 82 và 83 của Luật Doanh nghiệp 2005 đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi.

  1. Trường hợp có sai sót trong nội dung và hình thức cổ phiếu do công ty phát hành thì quyền và lợi ích của người sở hữu nó không bị ảnh hưởng. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc công ty phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do những sai sót đó gây ra đối với công ty.
  2. Trường hợp cổ phiếu bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác thì cổ đông được công ty cấp lại cổ phiếu theo đề nghị của cổ đông đó.

Đề nghị của cổ đông phải có cam đoan về các nội dung sau đây:

a) Cổ phiếu thực sự đã bị mất, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác; trường hợp bị mất thì cam đoan thêm rằng đã tiến hành tìm kiếm hết mức và nếu tìm lại được sẽ đem trả công ty để tiêu huỷ;

b) Chịu trách nhiệm về những tranh chấp phát sinh từ việc cấp lại cổ phiếu mới.

Đối với cổ phiếu có giá trị danh nghĩa trên mười triệu đồng Việt Nam, trước khi tiếp nhận đề nghị cấp cổ phiếu mới, người đại diện theo pháp luật của công ty có thể yêu cầu chủ sở hữu cổ phiếu đăng thông báo về việc cổ phiếu bị mất, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác và sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng thông báo sẽ đề nghị công ty cấp cổ phiếu mới.

Điều 9: Sổ đăng ký cổ đông

  1. Công ty cổ phần phải lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sổ đăng ký cổ đông có thể là văn bản, tập dữ liệu điện tử hoặc cả hai loại này.
  2. Sổ đăng ký cổ đông phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

b) Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;

c) Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;

d) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức;

đ) Số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần.

  1. Sổ đăng ký cổ đông được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty hoặc Trung tâm đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. Cổ đông có quyền kiểm tra, tra cứu hoặc trích lục, sao chép nội dung sổ đăng ký cổ đông trong giờ làm việc của công ty hoặc Trung tâm đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.
  2. Cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần trở lên phải được đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày có được tỷ lệ sở hữu đó.

Điều 10: Quyền của cổ đông phổ thông

  1. Cổ đông phổ thông có các quyền sau đây:

a) Tham dự và phát biểu trong các Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;

b) Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

c) Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;

d) Được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người không phải là cổ đông, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 84 của Luật này;

đ) Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;

e) Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;

g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty;

h) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

  1. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây:

a) Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (nếu có);

b) Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát;

c) Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;

d) Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản; phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;

đ) Các quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ công ty.

  1. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều này có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:

a) Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;

b) Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị đã vượt quá sáu tháng mà Hội đồng quản trị mới chưa được bầu thay thế;

c) Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty.

Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng cổ đông phải được lập bằng văn bản và phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty, căn cứ và lý do yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Kèm theo yêu cầu phải có các tài liệu, chứng cứ về các vi phạm của Hội đồng quản trị, mức độ vi phạm hoặc về quyết định vượt quá thẩm quyền.

  1. Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:

a) Các cổ đông phổ thông tự nguyện tập hợp thành nhóm thoả mãn các điều kiện quy định để đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thông báo về việc họp nhóm cho các cổ đông dự họp biết chậm nhất ngay khi khai mạc Đại hội đồng cổ đông;

b) Căn cứ số lượng thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều này được quyền đề cử một hoặc một số người theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông làm ứng cử viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Trường hợp số ứng cử viên được cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì số ứng cử viên còn lại do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cổ đông khác đề cử.

Điều 11: Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông

  1. Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì thành viên Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút.

  1. Tuân thủ Điều lệ và Quy chế quản lý nội bộ công ty.
  2. Chấp hành quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.
  3. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ công ty.
  4. Cổ đông phổ thông phải chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty dưới mọi hình thức để thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Vi phạm pháp luật;

b) Tiến hành kinh doanh và các giao dịch khác để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

c) Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.

Điều 12: Cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông ưu đãi biểu quyết

  1. Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông.
  2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có các quyền sau đây:

a) Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

  1. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.

Điều 13: Cổ phần ưu đãi cổ tức và quyền của cổ đông ưu đãi cổ tức

  1. Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.
  2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có các quyền sau đây:

a) Nhận cổ tức với mức theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Được nhận lại một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty, sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản;

c) Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

  1. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Điều 14. Cổ phần ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ đông ưu đãi hoàn lại

  1. Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.
  2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
  3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Điều 15. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập

  1. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  2. Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty phải thông báo việc góp vốn cổ phần đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
  3. a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh;
  4. b) Tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán, số cổ phần các cổ đông sáng lập đăng ký mua;
  5. c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông sáng lập là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần đăng ký mua, số cổ phần và trị giá cổ phần đã thanh toán, loại tài sản góp vốn cổ phần của từng cổ đông sáng lập;
  6. d) Tổng số cổ phần và giá trị cổ phần đã thanh toán của các cổ đông sáng lập;

đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.

Người đại diện theo pháp luật của công ty phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại đối với công ty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không trung thực, không chính xác, không đầy đủ.

  1. Trường hợp có cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua thì số cổ phần chưa góp đủ đó của cổ đông sáng lập được xử lý theo một trong các cách sau đây:
  2. a) Các cổ đông sáng lập còn lại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty;
  3. b) Một hoặc một số cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó;
  4. c) Huy động người khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; người nhận góp vốn đó đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Trong trường hợp này, cổ đông sáng lập chưa góp cổ phần theo đăng ký đương nhiên không còn là cổ đông của công ty.

Khi số cổ phần đăng ký góp của các cổ đông sáng lập chưa được góp đủ thì các cổ đông sáng lập cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số cổ phần chưa góp đủ đó.

  1. Trường hợp các cổ đông sáng lập không đăng ký mua hết số cổ phần được quyền chào bán thì số cổ phần còn lại phải được chào bán và bán hết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  2. Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.

Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ.

Điều 16: Chào bán và chuyển nhượng cổ phần

  1. Hội đồng quản trị quyết định thời điểm, phương thức và giá chào bán cổ phần trong số cổ phần được quyền chào bán. Giá chào bán cổ phần không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chào bán hoặc giá trị được ghi trong sổ sách của cổ phần tại thời điểm gần nhất, trừ những trường hợp sau đây:
  2. a) Cổ phần chào bán lần đầu tiên cho những người không phải là cổ đông sáng lập;
  3. b) Cổ phần chào bán cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ ở công ty;
  4. c) Cổ phần chào bán cho người môi giới hoặc người bảo lãnh. Trong trường hợp này, số chiết khấu hoặc tỷ lệ chiết khấu cụ thể phải được sự chấp thuận của số cổ đông đại diện cho ít nhất 75% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết;
  5. d) Các trường hợp khác và mức chiết khấu trong các trường hợp đó do Điều lệ công ty quy định.
  6. Trường hợp công ty phát hành thêm cổ phần phổ thông và chào bán số cổ phần đó cho tất cả cổ đông phổ thông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ tại công ty thì phải thực hiện theo quy định sau đây:
  7. a) Công ty phải thông báo bằng văn bản đến các cổ đông theo phương thức bảo đảm đến được địa chỉ thường trú của họ. Thông báo phải được đăng báo trong ba số liên tiếp trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày thông báo.
  8. b) Thông báo phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức; số cổ phần và tỷ lệ cổ phần hiện có của cổ đông tại công ty; tổng số cổ phần dự kiến phát hành và số cổ phần cổ đông được quyền mua; giá chào bán cổ phần; thời hạn đăng ký mua; họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty. Thời hạn xác định trong thông báo phải hợp lý đủ để cổ đông đăng ký mua được cổ phần. Kèm theo thông báo phải có mẫu phiếu đăng ký mua do công ty phát hành;
  9. c) Cổ đông có quyền chuyển quyền ưu tiên mua cổ phần của mình cho người khác;
  10. d) Nếu phiếu đăng ký mua cổ phần không được gửi về công ty đúng hạn như thông báo thì cổ đông có liên quan coi như đã không nhận quyền ưu tiên mua. Trường hợp số lượng cổ phần dự định phát hành không được cổ đông và người nhận chuyển quyền ưu tiên mua đăng ký mua hết thì số cổ phần dự kiến phát hành còn lại sẽ do Hội đồng quản trị quản lý. Hội đồng quản trị có thể phân phối số cổ phần đó cho cổ đông của công ty hoặc người khác theo cách thức hợp lý với điều kiện không thuận lợi hơn so với những điều kiện đã chào bán cho các cổ đông, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông có chấp thuận khác hoặc cổ phần được bán qua trung tâm giao dịch chứng khoán.
  11. Cổ phần được coi là đã bán khi được thanh toán đủ và những thông tin về người mua quy định tại khoản 2 Điều 86 của Luật này được ghi đúng, ghi đủ vào sổ đăng ký cổ đông; kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty.
  12. Sau khi cổ phần được bán, công ty phải phát hành và trao cổ phiếu cho người mua. Công ty có thể bán cổ phần mà không trao cổ phiếu. Trong trường hợp này, các thông tin về cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 86 của Luật Doanh nghiệp 2005 được ghi vào sổ đăng ký cổ đông là đủ để chứng thực quyền sở hữu cổ phần của cổ đông đó trong công ty.
  13. Các cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp 2005. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng văn bản theo cách thông thường hoặc bằng cách trao tay cổ phiếu. Giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện uỷ quyền của họ ký. Bên chuyển nhượng vẫn là người sở hữu cổ phần có liên quan cho đến khi tên của người nhận chuyển nhượng được đăng ký vào sổ đăng ký cổ đông.

Trường hợp chỉ chuyển nhượng một số cổ phần trong cổ phiếu có ghi tên thì cổ phiếu cũ bị huỷ bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại.

  1. Điều kiện, phương thức và thủ tục chào bán cổ phần ra công chúng thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Chính phủ quy định hướng dẫn việc chào bán cổ phần riêng lẻ.

Điều 17. Phát hành trái phiếu

  1. Công ty cổ phần có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
  2. Công ty không được quyền phát hành trái phiếu trong các trường hợp sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:
  3. a) Không thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành, không thanh toán hoặc thanh toán không đủ các khoản nợ đến hạn trong ba năm liên tiếp trước đó;
  4. b) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế bình quân của ba năm liên tiếp trước đó không cao hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu định phát hành.

Việc phát hành trái phiếu cho các chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn không bị hạn chế bởi các quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

  1. Trong trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác thì Hội đồng quản trị có quyền quyết định loại trái phiếu, tổng giá trị trái phiếu và thời điểm phát hành, nhưng phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp gần nhất. Báo cáo phải kèm theo tài liệu và hồ sơ giải trình quyết định của Hội đồng quản trị về phát hành trái phiếu.

Điều 18. Mua cổ phần, trái phiếu

Cổ phần, trái phiếu của công ty cổ phần có thể được mua bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty và phải được thanh toán đủ một lần.

Điều 19. Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông

  1. Cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định về các vấn đề quy định tại khoản này.
  2. Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thoả thuận được về giá thì cổ đông đó có thể bán cổ phần cho người khác hoặc các bên có thể yêu cầu một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Công ty giới thiệu ít nhất ba tổ chức định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.

Điều 20: Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty

Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán theo quy định sau đây:

  1. Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã được chào bán trong mỗi mười hai tháng. Trong trường hợp khác, việc mua lại cổ phần do Đại hội đồng cổ đông quyết định;
  2. Hội đồng quản trị quyết định giá mua lại cổ phần. Đối với cổ phần phổ thông, giá mua lại không được cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua lại, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Đối với cổ phần loại khác, nếu Điều lệ công ty không quy định hoặc công ty và cổ đông có liên quan không có thoả thuận khác thì giá mua lại không được thấp hơn giá thị trường;
  3. Công ty có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ cổ phần của họ trong công ty. Trong trường hợp này, quyết định mua lại cổ phần của công ty phải được thông báo bằng phương thức bảo đảm đến được tất cả cổ đông trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày quyết định đó được thông qua. Thông báo phải có tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty, tổng số cổ phần và loại cổ phần được mua lại, giá mua lại hoặc nguyên tắc định giá mua lại, thủ tục và thời hạn thanh toán, thủ tục và thời hạn để cổ đông chào bán cổ phần của họ cho công ty.

Cổ đông đồng ý bán lại cổ phần phải gửi chào bán cổ phần của mình bằng phương thức bảo đảm đến được công ty trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thông báo. Chào bán phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức; số cổ phần sở hữu và số cổ phần chào bán; phương thức thanh toán; chữ ký của cổ đông hoặc người đại diện theo pháp luật của cổ đông. Công ty chỉ mua lại cổ phần được chào bán trong thời hạn nói trên.

Điều 21: Điều kiện thanh toán và xử lý các cổ phần được mua lại

  1. Công ty chỉ được quyền thanh toán cổ phần được mua lại cho cổ đông theo quy định tại Điều 90 và Điều 91 của Luật Doanh nghiệp 2005 nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
  2. Cổ phần được mua lại theo quy định tại Điều 90 và Điều 91 của Luật Doanh nghiệp 2005 được coi là cổ phần thu về và thuộc số cổ phần được quyền chào bán.
  3. Cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu cổ phần đã được mua lại phải được tiêu huỷ ngay sau khi cổ phần tương ứng đã được thanh toán đủ. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do không tiêu huỷ hoặc chậm tiêu huỷ cổ phiếu gây ra đối với công ty.
  4. Sau khi thanh toán hết số cổ phần mua lại, nếu tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty giảm hơn 10% thì công ty phải thông báo cho tất cả các chủ nợ biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thanh toán hết số cổ phần mua lại.

Điều 22: Trả cổ tức

  1. Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo các điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi.
  2. Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức cho cổ đông khi công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam và có thể được thanh toán bằng séc hoặc lệnh trả tiền gửi bằng bưu điện đến địa chỉ thường trú của cổ đông.

Cổ tức có thể được thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng khi công ty đã có đủ chi tiết về ngân hàng của cổ đông để có thể chuyển trực tiếp được vào tài khoản ngân hàng của cổ đông. Nếu công ty đã chuyển khoản theo đúng các thông tin chi tiết về ngân hàng như thông báo của cổ đông thì công ty không chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh từ việc chuyển khoản đó.

  1. Hội đồng quản trị phải lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất ba mươi ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức phải được gửi bằng phương thức bảo đảm đến được địa chỉ đăng ký tất cả cổ đông chậm nhất mười lăm ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo phải ghi rõ tên công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần từng loại của cổ đông; mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận, thời điểm và phương thức trả cổ tức; họ, tên, chữ ký của Chủ tịch hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty.
  2. Trường hợp cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức từ công ty.

Điều 23. Thu hồi tiền thanh toán cổ phần mua lại hoặc cổ tức

Trường hợp việc thanh toán cổ phần mua lại trái với quy định tại khoản 1 Điều 92 của Luật Doanh nghiệp 2005 hoặc trả cổ tức trái với quy định tại Điều 93 của Luật Doanh nghiệp 2005 thì các cổ đông phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận; trường hợp cổ đông không hoàn trả được cho công ty thì cổ đông đó và tất cả thành viên Hội đồng quản trị phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số tiền, tài sản đã trả cho cổ đông mà chưa được hoàn lại.

CHƯƠNG II: CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TY

Điều 24: Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần:

Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc; đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát.

Điều 25: Người đại diện theo pháp luật của công ty:

Giám đốc( Chủ tịch Hội đồng quản trị ) là người đại diện theo pháp luật của công ty được quy định tại Điều lệ công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú ở Việt Nam; trường hợp vắng mặt trên ba mươi ngày ở Việt Nam thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ công ty để thực hiện các quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty.

 

Điều 26: Nghĩa vụ của người quản lý công ty

  1. Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc và người quản lý khác có các nghĩa vụ sau đây:
  2. a) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của Luật này, pháp luật có liên quan, Điều lệ công ty, quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
  3. b) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và cổ đông của công ty;
  4. c) Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông của công ty; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
  5. d) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về các doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có phần vốn góp, cổ phần chi phối; thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty.
  6. Ngoài các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này, Hội đồng quản trị và Giám đốc không được tăng lương, trả thưởng khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn.
  7. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Điều 27: Hợp đồng, giao dịch phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận

  1. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận:
  2. a) Cổ đông, người đại diện uỷ quyền của cổ đông sở hữu trên 35% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ;
  3. b) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc;
  4. c) Doanh nghiệp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 điều trên của Luật Doanh nghiệp 2005 và người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc.
  5. Hội đồng quản trị chấp thuận các hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật phải gửi đến các thành viên Hội đồng quản trị; niêm yết tại trụ sở chính, chi nhánh của công ty dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung chủ yếu của giao dịch. Hội đồng quản trị quyết định việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày niêm yết; thành viên có lợi ích liên quan không có quyền biểu quyết.
  6. Đại hội đồng cổ đông chấp thuận các hợp đồng và giao dịch khác trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Hội đồng quản trị trình dự thảo hợp đồng hoặc giải trình về nội dung chủ yếu của giao dịch tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Trong trường hợp này, cổ đông có liên quan không có quyền biểu quyết; hợp đồng hoặc giao dịch được chấp thuận khi có số cổ đông đại diện 65% tổng số phiếu biểu quyết còn lại đồng ý.
  7. Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật khi được giao kết hoặc thực hiện mà chưa được chấp thuận theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Người đại diện theo pháp luật của công ty, cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc có liên quan phải bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó.

Điều 28: Đại hội đồng cổ đông

  1. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
  2. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
  3. a) Thông qua định hướng phát triển của công ty;
  4. b) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
  5. c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát;
  6. d) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;

đ) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty;

  1. e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
  2. g) Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
  3. h) Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;
  4. i) Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;
  5. k) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ công ty.
  6. Cổ đông là tổ chức có quyền cử một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền thực hiện các quyền cổ đông của mình theo quy định của pháp luật; trường hợp có nhiều hơn một người đại diện theo uỷ quyền được cử thì phải xác định cụ thể số cổ phần và số phiếu bầu của mỗi người đại diện. Việc cử, chấm dứt hoặc thay đổi người đại diện theo uỷ quyền phải được thông báo bằng văn bản đến công ty trong thời hạn sớm nhất. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
  7. a) Tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số và ngày quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh của cổ đông;
  8. b) Số lượng cổ phần, loại cổ phần và ngày đăng ký cổ đông tại công ty;
  9. c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền;
  10. d) Số cổ phần được uỷ quyền đại diện;

đ) Thời hạn đại diện theo uỷ quyền;

 

  1. e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo uỷ quyền và người đại diện theo pháp luật của cổ đông.

Công ty phải gửi thông báo về người đại diện theo uỷ quyền quy định tại khoản này đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.

Điều 29: Thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông

  1. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên hoặc bất thường; ít nhất mỗi năm họp một lần. Địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.
  2. Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của Hội đồng quản trị, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá sáu tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Đại hội đồng cổ đông thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây:

  1. a) Báo cáo tài chính hằng năm;
  2. b) Báo cáo của Hội đồng quản trị đánh giá thực trạng công tác quản lý kinh doanh ở công ty;
  3. c) Báo cáo của Ban kiểm soát về quản lý công ty của Hội đồng quản trị, Giám đốc;
  4. d) Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại;

đ) Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền.

  1. Hội đồng quản trị phải triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty;
  3. b) Số thành viên Hội đồng quản trị còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật;
  4. c) Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79 của Luật Doanh nghiệp 2005 ;
  5. d) Theo yêu cầu của Ban kiểm soát;

đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

  1. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thời hạn thì Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày số thành viên Hội đồng quản trị còn lại như quy định tại điểm b hoặc nhận được yêu cầu quy định tại điểm c và điểm d khoản 3 Điều này.

Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông như quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh đối với công ty.

  1. Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại khoản 4 Điều này thì trong thời hạn ba mươi ngày tiếp theo, Ban kiểm soát thay thế Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật này.

Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông như quy định thì Trưởng ban kiểm soát phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh đối với công ty.

  1. Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại khoản 5 Điều này thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79 của Luật Doanh nghiệp 2005 đã yêu cầu có quyền thay thế Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005.

Trong trường hợp này, cổ đông hoặc nhóm cổ đông triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông có thể đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh giám sát việc triệu tập và tiến hành họp nếu xét thấy cần thiết.

  1. Người triệu tập phải lập danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông, cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại liên quan đến danh sách cổ đông, lập chương trình và nội dung cuộc họp, chuẩn bị tài liệu, xác định thời gian và địa điểm họp, gửi thông báo mời họp đến từng cổ đông có quyền dự họp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005.
  2. Chi phí cho việc triệu tập và tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông theo quy tại các khoản 4, 5 và 6 của Điều này sẽ được công ty hoàn lại.

Điều 30: Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông

  1. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập dựa trên sổ đăng ký cổ đông của công ty. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập khi có quyết định triệu tập và phải lập xong chậm nhất ba mươi ngày trước ngày khai mạc họp Đại hội đồng cổ đông.
  2. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần từng loại, số và ngày đăng ký cổ đông của từng cổ đông.
  3. Cổ đông có quyền kiểm tra, tra cứu, trích lục và sao danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông; yêu cầu sửa đổi những thông tin sai lệch hoặc bổ sung những thông tin cần thiết về mình trong danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông.

Điều 31: Chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông

  1. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải lập danh sách cổ đông có quyền dự họp và biểu quyết; chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu cuộc họp và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp; xác định thời gian, địa điểm họp và gửi thông báo mời họp đến các cổ đông có quyền dự họp.
  2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79 của Luật Doanh nghiệp 2005 có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông. Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến công ty chậm nhất ba ngày làm việc trước ngày khai mạc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định thời hạn khác. Kiến nghị phải ghi rõ tên cổ đông, số lượng từng loại cổ phần của cổ đông, số và ngày đăng ký cổ đông tại công ty, vấn đề kiến nghị đưa vào chương trình họp.
  3. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông chỉ có quyền từ chối kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này nếu có một trong các trường hợp sau đây:
  4. a) Kiến nghị được gửi đến không đúng thời hạn hoặc không đủ, không đúng nội dung;
  5. b) Vấn đề kiến nghị không thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
  6. c) Trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty.
  7. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải chấp nhận và đưa kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này vào dự kiến chương trình và nội dung cuộc họp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này; kiến nghị được chính thức bổ sung vào chương trình và nội dung cuộc họp nếu được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.

Điều 32: Mời họp Đại hội đồng cổ đông

  1. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất cả cổ đông có quyền dự họp chậm nhất bảy ngày làm việc trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn. Thông báo được gửi bằng phương thức bảo đảm đến được địa chỉ thường trú của cổ đông.

Thông báo mời họp phải có tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh của công ty; tên, địa chỉ thường trú của cổ đông hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông; thời gian và địa điểm họp.

  1. Kèm theo thông báo mời họp phải có mẫu chỉ định đại diện theo uỷ quyền dự họp, chương trình họp, phiếu biểu quyết, các tài liệu thảo luận làm cơ sở thông qua quyết định và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp.

Nếu công ty có trang thông tin điện tử thì thông báo mời họp và các tài liệu gửi kèm theo phải được công bố trên trang thông tin điện tử đó đồng thời với việc gửi thông báo cho các cổ đông.

Điều 33: Quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông

  1. Cổ đông là cá nhân, người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông là tổ chức trực tiếp hoặc uỷ quyền bằng văn bản cho một người khác dự họp Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp cổ đông là tổ chức không có người đại diện theo uỷ quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 96 của Luật Doanh nghiệp 2005 thì uỷ quyền người khác dự họp Đại hội đồng cổ đông.
  2. Việc uỷ quyền cho người đại diện dự họp Đại hội đồng cổ đông phải lập thành văn bản theo mẫu của công ty và phải có chữ ký theo quy định sau đây:
  3. a) Trường hợp cổ đông là cá nhân là người uỷ quyền thì phải có chữ ký của cổ đông đó và người được uỷ quyền dự họp;
  4. b) Trường hợp người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông là tổ chức là người uỷ quyền thì phải có chữ ký của người đại diện theo uỷ quyền, người đại diện theo pháp luật của cổ đông và người được uỷ quyền dự họp;
  5. c) Trong trường hợp khác thì phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của cổ đông và người được uỷ quyền dự họp.

Người được uỷ quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải nộp văn bản uỷ quyền trước khi vào phòng họp.

  1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, phiếu biểu quyết của người được uỷ quyền dự họp trong phạm vi được uỷ quyền vẫn có hiệu lực khi có một trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Người uỷ quyền đã chết, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
  3. b) Người uỷ quyền đã chấm dứt việc uỷ quyền.
  4. Quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng nếu công ty nhận được thông báo bằng văn bản về một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này chậm nhất hai mươi tư giờ trước giờ khai mạc cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông.
  5. Trường hợp cổ phần được chuyển nhượng trong thời gian từ ngày lập xong danh sách cổ đông đến ngày khai mạc họp Đại hội đồng cổ đông thì người nhận chuyển nhượng có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông thay thế cho người chuyển nhượng đối với số cổ phần đã chuyển nhượng.

Điều 34: Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông

  1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết;
  2. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết;
  3. Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Trong trường hợp này, cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộc vào số cổ đông dự họp và tỷ lệ số cổ phần có quyền biểu quyết của các cổ đông dự họp.
  4. Chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyền thay đổi chương trình họp đã được gửi kèm theo thông báo mời họp theo quy định tại Điều 100 của Luật Doanh nghiệp 2005

Điều 35: Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông

Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành theo quy định sau đây:

  1. Trước ngày khai mạc cuộc họp, phải tiến hành đăng ký việc dự họp Đại hội đồng cổ đông cho đến khi bảo đảm việc đăng ký đầy đủ các cổ đông có quyền dự họp. Người đăng ký dự họp sẽ được cấp thẻ biểu quyết tương ứng với số vấn đề cần biểu quyết trong chương trình họp;
  2. Chủ toạ, thư ký và ban kiểm phiếu của cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được quy định như sau:
  3. a) Chủ tịch Hội đồng quản trị làm chủ toạ các cuộc họp do Hội đồng quản trị triệu tập; trường hợp Chủ tịch vắng mặt hoặc tạm thời mất khả năng làm việc thì các thành viên còn lại bầu một người trong số họ làm chủ toạ cuộc họp; trường hợp không có người có thể làm chủ toạ thì thành viên Hội đồng quản trị có chức vụ cao nhất điều khiển để Đại hội đồng cổ đông bầu chủ toạ cuộc họp trong số những người dự họp và người có số phiếu bầu cao nhất làm chủ toạ cuộc họp;
  4. b) Trong các trường hợp khác, người ký tên triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông điều khiển để Đại hội đồng cổ đông bầu chủ toạ cuộc họp và người có số phiếu bầu cao nhất làm chủ toạ cuộc họp;
  5. c) Chủ toạ cử một người làm thư ký lập biên bản họp Đại hội đồng cổ đông;
  6. d) Đại hội đồng cổ đông bầu ban kiểm phiếu không quá ba người theo đề nghị của chủ toạ cuộc họp;
  7. Chương trình và nội dung họp phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngay trong phiên khai mạc. Chương trình phải xác định rõ và chi tiết thời gian đối với từng vấn đề trong nội dung chương trình họp;
  8. Chủ toạ và thư ký họp Đại hội đồng cổ đông có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để điều khiển cuộc họp một cách hợp lý, có trật tự, đúng theo chương trình đã được thông qua và phản ánh được mong muốn của đa số người dự họp;
  9. Đại hội đồng cổ đông thảo luận và biểu quyết theo từng vấn đề trong nội dung chương trình. Việc biểu quyết được tiến hành bằng cách thu thẻ biểu quyết tán thành nghị quyết, sau đó thu thẻ biểu quyết không tán thành, cuối cùng kiểm phiếu tập hợp số phiếu biểu quyết tán thành, không tán thành, không có ý kiến. Kết quả kiểm phiếu được chủ toạ công bố ngay trước khi bế mạc cuộc họp;
  10. Cổ đông hoặc người được uỷ quyền dự họp đến sau khi cuộc họp đã khai mạc được đăng ký và có quyền tham gia biểu quyết ngay sau khi đăng ký. Chủ toạ không được dừng cuộc họp để những người đến muộn đăng ký; trong trường hợp này, hiệu lực của những biểu quyết đã tiến hành không bị ảnh hưởng;
  11. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông có quyền:
  12. a) Yêu cầu tất cả người dự họp chịu sự kiểm tra hoặc các biện pháp an ninh khác;
  13. b) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền duy trì trật tự cuộc họp; trục xuất những người không tuân thủ quyền điều hành của chủ toạ, cố ý gây rối trật tự, ngăn cản tiến triển bình thường của cuộc họp hoặc không tuân thủ các yêu cầu về kiểm tra an ninh ra khỏi cuộc họp Đại hội đồng cổ đông;
  14. Chủ toạ có quyền hoãn cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đã có đủ số người đăng ký dự họp theo quy định đến một thời điểm khác hoặc thay đổi địa điểm họp trong trường các trường hợp sau đây:
  15. a) Địa điểm họp không có đủ chỗ ngồi thuận tiện cho tất cả người dự họp;
  16. b) Có người dự họp có hành vi cản trở, gây rối trật tự, có nguy cơ làm cho cuộc họp không được tiến hành một cách công bằng và hợp pháp.

Thời gian hoãn tối đa không quá ba ngày, kể từ ngày cuộc họp dự định khai mạc;

  1. Trường hợp chủ toạ hoãn hoặc tạm dừng họp Đại hội đồng cổ đông trái với quy định tại khoản 8 Điều này, Đại hội đồng cổ đông bầu một người khác trong số những người dự họp để thay thế chủ toạ điều hành cuộc họp cho đến lúc kết thúc và hiệu lực các biểu quyết tại cuộc họp đó không bị ảnh hưởng.

Điều 36: Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông

  1. Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
  2. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông:
  3. a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
  4. b) Thông qua định hướng phát triển công ty;
  5. c) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán;
  6. d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;

đ) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;

  1. e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
  2. g) Tổ chức lại, giải thể công ty.
  3. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi có đủ các điều kiện sau đây:
  4. a) Được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận;
  5. b) Đối với quyết định về loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty; đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác thì phải được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận;
  6. c) Việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên.
  7. Các quyết định được thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông với số cổ đông trực tiếp và uỷ quyền tham dự đại diện 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự và thủ tục triệu tập, nội dung chương trình họp và thể thức tiến hành họp không được thực hiện đúng như quy định.
  8. Trường hợp thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận;
  9. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông phải được thông báo đến cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày quyết định được thông qua.

Điều 37: Thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông

Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thực hiện theo quy định sau đây:

  1. Hội đồng quản trị có quyền lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông bất cứ lúc nào nếu xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty;
  2. Hội đồng quản trị phải chuẩn bị phiếu lấy ý kiến, dự thảo quyết định của Đại hội đồng cổ đông và các tài liệu giải trình dự thảo quyết định. Phiếu lấy ý kiến kèm theo dự thảo quyết định và tài liệu giải trình phải được gửi bằng phương thức bảo đảm đến được địa chỉ thường trú của từng cổ đông;
  3. Phiếu lấy ý kiến phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
  4. a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh của công ty;
  5. b) Mục đích lấy ý kiến;
  6. c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông hoặc đại diện theo uỷ quyền của cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần của từng loại và số phiếu biểu quyết của cổ đông;
  7. d) Vấn đề cần lấy ý kiến để thông qua quyết định;

đ) Phương án biểu quyết bao gồm tán thành, không tán thành và không có ý kiến;

  1. e) Thời hạn phải gửi về công ty phiếu lấy ý kiến đã được trả lời;
  2. g) Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty;
  3. Phiếu lấy ý kiến đã được trả lời phải có chữ ký của cổ đông là cá nhân, của người đại diện theo uỷ quyền hoặc người đại diện theo pháp luật của cổ đông là tổ chức.

Phiếu lấy ý kiến gửi về công ty phải được đựng trong phong bì dán kín và không ai được quyền mở trước khi kiểm phiếu. Các phiếu lấy ý kiến gửi về công ty sau thời hạn đã xác định tại nội dung phiếu lấy ý kiến hoặc đã bị mở đều không hợp lệ;

  1. Hội đồng quản trị kiểm phiếu và lập biên bản kiểm phiếu dưới sự chứng kiến của Ban kiểm soát hoặc của cổ đông không nắm giữ chức vụ quản lý công ty.

Biên bản kiểm phiếu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

  1. a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh;
  2. b) Mục đích và các vấn đề cần lấy ý kiến để thông qua quyết định;
  3. c) Số cổ đông với tổng số phiếu biểu quyết đã tham gia biểu quyết, trong đó phân biệt số phiếu biểu quyết hợp lệ và số biểu quyết không hợp lệ, kèm theo phụ lục danh sách cổ đông tham gia biểu quyết;
  4. d) Tổng số phiếu tán thành, không tán thành và không có ý kiến đối với từng vấn đề;

đ) Các quyết định đã được thông qua;

  1. e) Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật của công ty và của người giám sát kiểm phiếu.

Các thành viên Hội đồng quản trị và người giám sát kiểm phiếu phải liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của biên bản kiểm phiếu; liên đới chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh từ các quyết định được thông qua do kiểm phiếu không trung thực, không chính xác;

  1. Biên bản kết quả kiểm phiếu phải được gửi đến các cổ đông trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm phiếu;
  2. Phiếu lấy ý kiến đã được trả lời, biên bản kiểm phiếu, toàn văn nghị quyết đã được thông qua và tài liệu có liên quan gửi kèm theo phiếu lấy ý kiến đều phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty;
  3. Quyết định được thông qua theo hình thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản có giá trị như quyết định được thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.

Điều 38: Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông

  1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải được ghi vào sổ biên bản của công ty. Biên bản phải lập bằng tiếng Việt, có thể cả bằng tiếng nước ngoài và phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
  2. a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh;
  3. b) Thời gian và địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông;
  4. c) Chương trình và nội dung cuộc họp;
  5. d) Chủ toạ và thư ký;

đ) Tóm tắt diễn biến cuộc họp và các ý kiến phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông về từng vấn đề trong nội dung chương trình họp;

  1. g) Số cổ đông và tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp, phụ lục danh sách đăng ký cổ đông, đại diện cổ đông dự họp với số cổ phần và số phiếu bầu tương ứng;
  2. h) Tổng số phiếu biểu quyết đối với từng vấn đề biểu quyết, trong đó ghi rõ tổng số phiếu tán thành, không tán thành và không có ý kiến; tỷ lệ tương ứng trên tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp;
  3. i) Các quyết định đã được thông qua;
  4. k) Họ, tên, chữ ký của chủ toạ và thư ký.

Biên bản được lập bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài đều có hiệu lực pháp lý như nhau.

  1. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải làm xong và thông qua trước khi bế mạc cuộc họp.
  2. Chủ toạ và thư ký cuộc họp phải liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung biên bản.

Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải được gửi đến tất cả cổ đông trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày bế mạc cuộc họp.

Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, phụ lục danh sách cổ đông đăng ký dự họp, toàn văn nghị quyết đã được thông qua và tài liệu có liên quan gửi kèm theo thông báo mời họp phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.

Điều 39: Yêu cầu huỷ bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông

Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Ban kiểm soát có quyền yêu cầu Toà án hoặc Trọng tài xem xét, huỷ bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:

  1. Trình tự và thủ tục triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông không thực hiện đúng theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty;
  2. Trình tự, thủ tục ra quyết định và nội dung quyết định vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty.

Điều 40: Hội đồng quản trị

  1. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
  2. Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
  3. a) Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
  4. b) Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
  5. c) Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
  6. d) Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty;

đ) Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật Doanh nghiệp 2005;

  1. e) Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của Luật này hoặc Điều lệ công ty;
  2. g) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, trừ hợp đồng và giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 120 của Luật Doanh nghiệp 2005;
  3. h) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó;
  4. i) Giám sát, chỉ đạo Giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
  5. k) Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;
  6. l) Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định;
  7. m) Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
  8. n) Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
  9. o) Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;
  10. p) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiÖp 2005 và Điều lệ công ty.
  11. Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết.
  12. Khi thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, Hội đồng quản trị tuân thủ đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp quyết định do Hội đồng quản trị thông qua trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty thì các thành viên chấp thuận thông qua quyết định đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định đó và phải đền bù thiệt hại cho công ty; thành viên phản đối thông qua quyết định nói trên được miễn trừ trách nhiệm. Trong trường hợp này, cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục trong thời hạn ít nhất một năm có quyền yêu cầu Hội đồng quản trị đình chỉ thực hiện quyết định nói trên.

Điều 41: Nhiệm kỳ và số lượng thành viên Hội đồng quản trị

  1. Hội đồng quản trị có không ít hơn ba thành viên, không quá mười một thành viên, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Số thành viên Hội đồng quản trị phải thường trú ở Việt Nam do Điều lệ công ty quy định. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là năm năm. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá năm năm; thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
  2. Hội đồng quản trị của nhiệm kỳ vừa kết thúc tiếp tục hoạt động cho đến khi Hội đồng quản trị mới được bầu và tiếp quản công việc.
  3. Trường hợp có thành viên được bầu bổ sung hoặc thay thế thành viên bị miễn nhiệm, bãi nhiệm trong thời hạn nhiệm kỳ thì nhiệm kỳ của thành viên đó là thời hạn còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng quản trị.
  4. Thành viên Hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông của công ty.

 

Điều 42: Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị

  1. Thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
  2. a) Có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này;
  3. b) Là cổ đông cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông hoặc người khác có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
  4. Đối với công ty con là công ty mà Nhà nước sở hữu số cổ phần trên 50% vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng quản trị không được là người liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.

Điều 43: Chủ tịch Hội đồng quản trị

  1. Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị theo quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị thì Chủ tịch được bầu trong số thành viên Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
  2. Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
  3. a) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;
  4. b) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị;
  5. c) Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị;
  6. d) Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;

đ) Chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông;

  1. e) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
  2. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt thì uỷ quyền bằng văn bản cho một thành viên khác để thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có người được uỷ quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị không làm việc được thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số quá bán.

Điều 44: Cuộc họp Hội đồng quản trị

  1. Trường hợp Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch thì cuộc họp đầu tiên của nhiệm kỳ Hội đồng quản trị để bầu Chủ tịch và ra các quyết định khác thuộc thẩm quyền phải được tiến hành trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc bầu cử Hội đồng quản trị nhiệm kỳ đó. Cuộc họp này do thành viên có số phiếu bầu cao nhất triệu tập. Trường hợp có nhiều hơn một thành viên có số phiếu bầu cao nhất và ngang nhau thì các thành viên đã bầu theo nguyên tắc đa số một người trong số họ triệu tập họp Hội đồng quản trị.
  2. Hội đồng quản trị có thể họp định kỳ hoặc bất thường. Hội đồng quản trị có thể họp tại trụ sở chính của công ty hoặc ở nơi khác.
  3. Cuộc họp định kỳ của Hội đồng quản trị do Chủ tịch triệu tập bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết, nhưng mỗi quý phải họp ít nhất một lần.
  4. Chủ tịch Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Hội đồng quản trị khi có một trong các trường hợp sau đây:
  5. a) Có đề nghị của Ban kiểm soát;
  6. b) Có đề nghị của Giám đốc hoặc ít nhất năm người quản lý khác;
  7. c) Có đề nghị của ít nhất hai thành viên Hội đồng quản trị;
  8. d) Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

Đề nghị phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ mục đích, vấn đề cần thảo luận và quyết định thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.

  1. Chủ tịch phải triệu tập họp Hội đồng quản trị trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị quy định tại khoản 4 Điều này. Trường hợp Chủ tịch không triệu tập họp Hội đồng quản trị theo đề nghị thì Chủ tịch phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại xảy ra đối với công ty; người đề nghị có quyền thay thế Hội đồng quản trị triệu tập họp Hội đồng quản trị.
  2. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người triệu tập họp Hội đồng quản trị phải gửi thông báo mời họp chậm nhất năm ngày làm việc trước ngày họp nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Thông báo mời họp phải xác định cụ thể thời gian và địa điểm họp, chương trình, các vấn đề thảo luận và quyết định. Kèm theo thông báo mời họp phải có tài liệu sử dụng tại cuộc họp và phiếu biểu quyết của thành viên.

Thông báo mời họp được gửi bằng bưu điện, fax, thư điện tử hoặc phương tiện khác, nhưng phải bảo đảm đến được địa chỉ của từng thành viên Hội đồng quản trị được đăng ký tại công ty.

  1. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người triệu tập phải gửi thông báo mời họp và các tài liệu kèm theo đến các thành viên Ban kiểm soát và Giám đốc như đối với thành viên Hội đồng quản trị.

Thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc không phải là thành viên Hội đồng quản trị, có quyền dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị; có quyền thảo luận nhưng không được biểu quyết.

  1. Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số thành viên trở lên dự họp.

Thành viên không trực tiếp dự họp có quyền biểu quyết thông qua bỏ phiếu bằng văn bản. Phiếu biểu quyết phải đựng trong phong bì kín và phải được chuyển đến Chủ tịch Hội đồng quản trị chậm nhất một giờ trước giờ khai mạc. Phiếu biểu quyết chỉ được mở trước sự chứng kiến của tất cả những người dự họp.

Quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp chấp thuận; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị.

  1. Thành viên phải tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng quản trị. Thành viên được uỷ quyền cho người khác dự họp nếu được đa số thành viên Hội đồng quản trị chấp thuận.

Điều 45: Biên bản họp Hội đồng quản trị

  1. Các cuộc họp của Hội đồng quản trị phải được ghi vào sổ biên bản. Biên bản phải lập bằng tiếng Việt và có thể cả bằng tiếng nước ngoài, có các nội dung chủ yếu sau đây:
  2. a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh;
  3. b) Mục đích, chương trình và nội dung họp;
  4. c) Thời gian, địa điểm họp;
  5. d) Họ, tên từng thành viên dự họp hoặc người được uỷ quyền dự họp; họ, tên các thành viên không dự họp và lý do;

đ) Các vấn đề được thảo luận và biểu quyết tại cuộc họp;

  1. e) Tóm tắt phát biểu ý kiến của từng thành viên dự họp theo trình tự diễn biến của cuộc họp;
  2. g) Kết quả biểu quyết trong đó ghi rõ những thành viên tán thành, không tán thành và không có ý kiến;
  3. h) Các quyết định đã được thông qua;
  4. i) Họ, tên, chữ ký của tất cả thành viên hoặc đại diện theo uỷ quyền dự họp.

Chủ toạ và thư ký phải chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của nội dung biên bản họp Hội đồng quản trị.

  1. Biên bản họp Hội đồng quản trị và tài liệu sử dụng trong cuộc họp phải được lưu giữ tại trụ chính của công ty.
  2. Biên bản lập bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài có giá trị pháp lý ngang nhau.

Điều 46: Quyền được cung cấp thông tin của thành viên Hội đồng quản trị

  1. Thành viên Hội đồng quản trị có quyền yêu cầu Giám đốc, Phó giám đốc, người quản lý các đơn vị trong công ty cung cấp các thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty và của các đơn vị trong công ty.
  2. Người quản lý được yêu cầu phải cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của thành viên Hội đồng quản trị.

Điều 47: Miễn nhiệm, bãi nhiệm và bổ sung thành viên Hội đồng quản trị

  1. Thành viên Hội đồng quản trị bị bãi nhiệm, miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Không có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Điều 110 của Luật Doanh nghiệp 2005;
  3. b) Không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị trong sáu tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
  4. c) Có đơn xin từ chức;
  5. d) Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.
  6. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thành viên Hội đồng quản trị có thể bị miễn nhiệm bất cứ lúc nào theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
  7. Trường hợp số thành viên Hội đồng quản trị bị giảm quá một phần ba so với số quy định tại Điều lệ công ty thì Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày số thành viên bị giảm quá một phần ba để bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị.

Trong các trường hợp khác, tại cuộc họp gần nhất, Đại hội đồng cổ đông bầu thành viên mới thay thế thành viên Hội đồng quản trị đã bị miễn nhiệm, bãi nhiệm.

Điều 48: Giám đốc

  1. Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.
  2. Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Nhiệm kỳ của Giám đốc không quá năm năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc áp dụng theo quy định tại Điều 57 của Luật Doanh nghiệp 2005.

Giám đốc công ty không được đồng thời làm Giám đốc của doanh nghiệp khác.

  1. Giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
  2. a) Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;
  3. b) Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;
  4. c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
  5. d) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty;

đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;

  1. e) Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc ;
  2. g) Tuyển dụng lao động;
  3. h) Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
  4. i) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị.
  5. Giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Nếu điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.

Điều 49: Ban kiểm soát

  1. Ban kiểm soát có từ ba đến năm thành viên nếu Điều lệ công ty không có quy định khác; nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá năm năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
  2. Các thành viên Ban kiểm soát bầu một người trong số họ làm Trưởng ban kiểm soát. Quyền và nhiệm vụ của Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam và phải có ít nhất một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên.
  3. Trong trường hợp vào thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì Ban kiểm soát đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nhiệm vụ cho đến khi Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ.

Điều 50: Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Ban kiểm soát

  1. Thành viên Ban kiểm soát phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
  2. a) Từ 21 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này;
  3. b) Không phải là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc và người quản lý khác.
  4. Thành viên Ban kiểm soát không được giữ các chức vụ quản lý công ty. Thành viên Ban kiểm soát không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty.

Điều 51: Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát

  1. Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
  2. Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
  3. Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và sáu tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị.

Trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh hằng năm của công ty và báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.

  1. Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79 của Luật Doanh nghiệp 2005.
  2. Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79 của Luật Doanh nghiệp 2005, Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông hoặc nhóm cổ đông có yêu cầu.

Việc kiểm tra của Ban kiểm soát quy định tại khoản này không được cản trở hoạt động bình thường của Hội đồng quản trị, không gây gián đoạn điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

  1. Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
  2. Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty quy định tại Điều 119 của Luật Doanh nghiệp 2005 thì phải thông báo ngay bằng văn bản với Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.
  3. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, Điều lệ công ty và quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
  4. Ban kiểm soát có quyền sử dụng tư vấn độc lập để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.

Điều 52: Quyền được cung cấp thông tin của Ban kiểm soát

  1. Thông báo mời họp, phiếu lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản trị và các tài liệu kèm theo phải được gửi đến thành viên Ban kiểm soát cùng thời điểm và theo phương thức như đối với thành viên Hội đồng quản trị.
  2. Báo cáo của Giám đốc trình Hội đồng quản trị hoặc tài liệu khác do công ty phát hành được gửi đến thành viên Ban kiểm soát cùng thời điểm và theo phương thức như đối với thành viên Hội đồng quản trị.
  3. Thành viên Ban kiểm soát có quyền tiếp cận các hồ sơ, tài liệu của công ty lưu giữ tại trụ sở chính, chi nhánh và địa điểm khác; có quyền đến các địa điểm nơi người quản lý và nhân viên của công ty làm việc.
  4. Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, người quản lý khác phải cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin, tài liệu về công tác quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của Ban kiểm soát.

Điều 53: Nghĩa vụ của thành viên Ban kiểm soát

  1. Tuân thủ đúng pháp luật, Điều lệ công ty, quyết định của Đại hội đồng cổ đông và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
  2. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và cổ đông của công ty.
  3. Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông công ty; không được sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
  4. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ công ty.
  5. Trường hợp vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này mà gây thiệt hại cho công ty hoặc người khác thì các thành viên Ban kiểm soát phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới bồi thường thiệt hại đó.

Mọi thu nhập và lợi ích khác mà thành viên Ban kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp có được do vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này đều thuộc sở hữu của công ty.

  1. Trường hợp phát hiện có thành viên Ban kiểm soát vi phạm nghĩa vụ trong thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao thì Hội đồng quản trị phải thông báo bằng văn bản đến Ban kiểm soát; yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.

Điều 54: Miễn nhiệm, bãi nhiệm Ban kiểm soát

  1. Thành viên Ban kiểm soát bị miễn nhiệm, bãi nhiệm trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Ban kiểm soát theo quy định tại Điều 122 của Luật Doanh nghiệp 2005 ;
  3. b) Không thực hiện quyền và nhiệm vụ của mình trong sáu tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
  4. c) Có đơn xin từ chức;
  5. d) Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.
  6. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thành viên Ban kiểm soát có thể bị miễn nhiệm bất cứ khi nào theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
  7. Trường hợp Ban kiểm soát vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình có nguy cơ gây thiệt hại cho công ty thì Hội đồng quản trị triệu tập Đại hội đồng cổ đông để xem xét và miễn nhiệm Ban kiểm soát đương nhiệm và bầu Ban kiểm soát mới thay thế.
  8. Đối với công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán thì báo cáo tài chính hằng năm của công ty cổ phần đã phải được kiểm toán trước khi trình Đại hội đồng cổ đông xem xét, thông qua.
  9. Các báo cáo và tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này phải được gửi đến Ban kiểm soát để thẩm định chậm nhất ba mươi ngày trước ngày khai mạc cuộc họp thường niên của Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
  10. Báo cáo và tài liệu do Hội đồng quản trị chuẩn bị; báo cáo thẩm định của Ban kiểm soát và báo cáo kiểm toán phải có ở trụ sở chính và chi nhánh của công ty chậm nhất bảy ngày làm việc trước ngày khai mạc cuộc họp thường niên của Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

Cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục ít nhất một năm có quyền tự mình hoặc cùng với luật sư hoặc kế toán và kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề trực tiếp xem xét các báo cáo quy định tại Điều này trong thời gian hợp lý.

 

CHƯƠNG III: CĂN CỨ, PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THÙ LAO, TIỀN LƯƠNG VÀ THƯỞNG CHO NGƯỜI QUẢN LÝ VÀ THÀNH VIÊN BAN KIỂM SOÁT HOẶC KIỂM SOÁT VIÊN

Điều 55: Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc

  1. Công ty có quyền trả thù lao, tiền lương cho thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.
  2. Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì thù lao, tiền lương và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc được trả theo quy định sau đây:
  3. a) Thành viên Hội đồng quản trị được hưởng thù lao công việc và tiền thưởng. Thù lao công việc được tính theo số ngày công cần thiết hoàn thành nhiệm vụ của thành viên Hội đồng quản trị và mức thù lao mỗi ngày. Hội đồng quản trị dự tính mức thù lao cho từng thành viên theo nguyên tắc nhất trí. Tổng mức thù lao của Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông quyết định tại cuộc họp thường niên;
  4. b) Thành viên Hội đồng quản trị có quyền được thanh toán các chi phí ăn, ở, đi lại và chi phí hợp lý khác mà họ chi trả khi thực hiện nhiệm vụ được giao;
  5. c) Giám đốc được trả lương và tiền thưởng. Tiền lương của Giám đốc do Hội đồng quản trị quyết định.
  6. Thù lao của thành viên Hội đồng quản trị và tiền lương của Giám đốc và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty, phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.

Điều 56: Công khai các lợi ích liên quan

  1. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc và người quản lý khác của công ty phải kê khai các lợi ích liên quan của họ với công ty, bao gồm:
  2. a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp mà họ có sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần; tỷ lệ và thời điểm sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần đó;
  3. b) Tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp mà những người có liên quan của họ cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần hoặc phần vốn góp trên 35% vốn điều lệ.
  4. Việc kê khai quy định tại khoản 1 Điều này phải được thực hiện trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày phát sinh lợi ích liên quan; việc sửa đổi, bổ sung phải được khai báo với công ty trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày có sửa đổi, bổ sung tương ứng.
  5. Việc kê khai quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được thông báo cho Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên và được niêm yết, lưu giữ tại trụ sở chính của doanh nghiệp. Cổ đông, đại diện theo uỷ quyền của cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc có quyền xem xét nội dung kê khai bất cứ lúc nào nếu xét thấy cần thiết.
  6. Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để thực hiện công việc dưới mọi hình thức trong phạm vi công việc kinh doanh của công ty đều phải giải trình bản chất, nội dung của công việc đó trước Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và chỉ được thực hiện khi được đa số thành viên còn lại của Hội đồng quản trị chấp thuận; nếu thực hiện mà không khai báo hoặc không được sự chấp thuận của Hội đồng quản trị thì tất cả thu nhập có được từ hoạt động đó thuộc về công ty.

Điều 57: Thù lao và lợi ích khác của thành viên Ban kiểm soát

Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định thì thù lao và lợi ích khác của thành viên Ban kiểm soát được thực hiện theo quy định sau đây:

  1. Thành viên Ban kiểm soát được trả thù lao theo công việc và được hưởng các lợi ích khác theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông quyết định tổng mức thù lao và ngân sách hoạt động hằng năm của Ban kiểm soát căn cứ vào số ngày làm việc dự tính, số lượng và tính chất của công việc và mức thù lao bình quân hằng ngày của thành viên;
  2. Thành viên Ban kiểm soát được thanh toán chi phí ăn, ở, đi lại, chi phí sử dụng dịch vụ tư vấn độc lập với mức hợp lý. Tổng mức thù lao và chi phí này không vượt quá tổng ngân sách hoạt động hằng năm của Ban kiểm soát đã được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông có quyết định khác;
  3. Thù lao và chi phí hoạt động của Ban kiểm soát được tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và phải được lập thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty.

CHƯƠNG IV: TÀI CHÍNH

Điều 58: Thể lệ quyết toán, trả cổ tức và lập quỹ

57.1 Năm quyết toán bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm, riêng năm đầu tiên hoạt động bắt đầu từ ngày ra hoạt động và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, công ty phải gửi báo cáo tài chính hàng năm đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua đến cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh. Tóm tắt nội dung báo cáo tài chính hàng năm phải được thông báo đến tất cả cổ đông.

57.2 Việc lập quỹ theo quy định của pháp luật do Đại hội đồng cổ đông công ty quyết định. Hàng năm sau khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, lợi nhuận được phân bổ như sau:

  • Quỹ dự trữ bắt buộc: 5%

  • Quỹ phúc lợi tập thể:5%

  • Quỹ phát triển sản xuất kinh doanh: 10%

  • Quỹ khen thưởng:5%

57.3 Trả cổ tức

  1. Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo các điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi.
  2. Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức cho cổ đông khi công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam và có thể được thanh toán bằng séc hoặc lệnh trả tiền gửi bằng bưu điện đến địa chỉ thường trú của cổ đông.

Cổ tức có thể được thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng khi công ty đã có đủ chi tiết về ngân hàng của cổ đông để có thể chuyển trực tiếp được vào tài khoản ngân hàng của cổ đông. Nếu công ty đã chuyển khoản theo đúng các thông tin chi tiết về ngân hàng như thông báo của cổ đông thì công ty không chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh từ việc chuyển khoản đó.

  1. Hội đồng quản trị phải lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất ba mươi ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức phải được gửi bằng phương thức bảo đảm đến được địa chỉ đăng ký tất cả cổ đông chậm nhất mười lăm ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo phải ghi rõ tên công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần từng loại của cổ đông; mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận, thời điểm và phương thức trả cổ tức; họ, tên, chữ ký của Chủ tịch hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty.
  2. Trường hợp cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức từ công ty.

Điều 59: Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp

1.bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
  2. b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
  3. c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục;
  4. d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  5. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

Điều 60: Thủ tục giải thể doanh nghiệp

Việc giải thể doanh nghiệp được thực hiện theo quy định sau đây:

  1. Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
  2. a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
  3. b) Lý do giải thể;
  4. c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá sáu tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
  5. d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
  6. e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  7. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.
  8. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp.

Đối với trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.

Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

  1. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:
  2. a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
  3. b) Nợ thuế và các khoản nợ khác.

Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty.

  1. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.
  2. Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải giải thể trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trình tự và thủ tục giải thể được thực hiện theo quy định tại Điều này.

Sau thời hạn sáu tháng quy định tại khoản này mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó coi như đã được giải thể và cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật, các thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh toán.

Điều 61: Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể

Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây:

  1. Cất giấu, tẩu tán tài sản;
  2. Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
  3. Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;
  4. Ký kết hợp đồng mới không phải là hợp đồng nhằm thực hiện giải thể doanh nghiệp;
  5. Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
  6. Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
  7. Huy động vốn dưới mọi hình thức khác.

Điều 62: Phá sản doanh nghiệp

Việc phá sản doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.

Điều 63: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ công ty

Tranh chấp nội bộ công ty được giải quyết trên nguyên tắc thương lượng, hoà giải các bên cùng có lợi. Nếu không thương lượng, hoà giải được thì các tranh chấp nội bộ công ty được giải quyết thông qua Toà án có thẩm quyền của Việt Nam.

Điều 64: Điều khoản cuối cùng

  1. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
  2. Điều lệ này được lập thành 64 điều, đã được toàn thể các cổ đông thông qua và có hiệu lực kể từ ngày được cấp Chứng nhận Đăng ký kinh doanh.

 

CHỮ KÝ CỦA CÁC CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP

………………………..

…………………

         ……………………………

 

 

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

NỘI QUY LAO ĐỘNG

NỘI QUY LAO ĐỘNG

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Bản quy chế hoạt động này áp dụng cho toàn thể nhân viên làm việc tại doanh nghiệp, kể cả nhân viên trong thời gian thử việc, học việc, tập sự, thực tập.

Tất cả nhân viên phải tuân thủ theo Luật Lao Động Việt Nam, Luật pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và bản quy chế này.

Mọi trường hợp không quy định trong bản quy chế này sẽ được giải quyết theo các văn bản pháp luật của Nhà nước.

CHƯƠNG II

TUYỂN DỤNG – THỬ VIỆC

Điều 2: Tuyển dụng

Người lao động được tuyển dụng vào doanh nghiệp phải là công dân hợp pháp của nước CHXHCN Việt Nam, có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu chức danh công ty cần tuyển dụng. Trong trường hợp cần thiết doanh nghiệp sẽ tuyển lao động là chuyên gia nước ngoài.

–          Mọi vấn đề liên quan đến việc tuyển dụng phải tuân theo quy chế tuyển dụng của doanh nghiệp.

–          Khi được tuyển dụng, nhân viên mới sẽ được tạo mọi điều kiện thuận lợi để sớm hội nhập vào công việc và môi trường mới.

Điều 3: Thử việc

3.1.             Khi được tuyển dụng, nhân viên phải trải qua thời gian thử việc:

–          Không quá 60 ngày đối với công việc cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật bậc đại học và trên đại học;

–          Không quá 30 ngày đối với công việc cần trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, Giáo sư, P. Giáo sư;

–          Trong thời gian thử việc người lao động được hưởng 80% mức lương của chức danh dự tuyển.

3.2.             Nhân viên trong thời gian thử việc có quyền và nghĩa vụ sau đây:

–                Chấp hành nghiêm túc nội quy lao động của doanh nghiệp.

–                Tuân thủ sự phân công của người phụ trách và cố gắng hoàn thành một cách tốt nhất nhiệm vụ được giao.

–                Có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu thấy công việc không phù hợp.

 

CHƯƠNG III

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Điều 4: Loại hợp đồng

–                 Mọi người lao động chính thức trong doanh nghiệp đều được ký hợp đồng theo mẫu quy định của Bộ Lao động Thương binh và xã hội.

–                 Hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở thỏa thuận và phù hợp với pháp luật lao động, thể hiện rõ trách nhiệm của các bên..

Điều 5: Tạm hoãn HĐLĐ

HĐLĐ được tạm hoãn thực hiện trong những trường hợp sau:

  • Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc đi làm các nghĩa vụ công dân khác do pháp luật quy định;
  • Người lao động bị tạm giữ, tạm giam;
  • Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

ĐIỀU 6: CHẤM DỨT HĐLĐ

HĐLĐ được chấm dứt trong những trường hợp sau:

–          Hết hạn hợp đồng;

–          Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;

–          Người lao động bị kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ theo quyết định của Tòa án;

–          Người lao động chết, mất tích theo công bố của Tòa án.

ĐIỀU 7: DOANH NGHIỆP CÓ QUYỀN ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HĐLĐ TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP SAU:

7.1. Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo Hợp đồng;

7.2. Người lao động bị sa thải do:

  1. Có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của Văn phòng;
  2. Bị xử lý kỷ luật chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật;
  3. Tự ý bỏ việc 10 ngày trong một tháng hoặc 30 ngày trong một năm mà không có lý do chính đáng;
  4. Người lao động làm theo HĐLĐ không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, theo HĐLĐ xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 6 tháng liền, theo HĐLĐ dưới một năm ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng mà chưa hồi phục;
  5. Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác mà Văn phòng đã tìm mọi cách khắc phục nhưng vẫn phải thu hẹp quy mô, giảm chỗ làm việc;
  6. Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc chuyển nhượng.

Điều 8: Thời hạn báo trước cho người lao động trong trường hợp doanh nghiệp đơn phương chấm dứt HĐLĐ:

–          Đối với nhân viên có hợp đồng không xác định thời hạn                               : 45 ngày

–          Đối với nhân viên có hợp đồng thời hạn từ một đến ba năm                          : 30 ngày

–          Đối với nhân viên có hợp đồng thời vụ thời hạn dưới một năm                      : 03 ngày

Điều 9: Khi chấm dứt Hợp đồng lao động (trừ trường hợp bị kỷ luật sa thải theo khoản a, b, mục 4, điều 10 Bản quy chế này), người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc như sau:

9.1. Mỗi năm công tác liên tục tại doanh nghiệp (kể cả thời gian thử việc, chờ việc) được trợ cấp bằng ½ tháng lương cơ bản.

9.2. Số tháng lẻ làm việc dôi ra được tính như sau:

–          Từ 01 tháng đến dưới 07 tháng được tính bằng 06 tháng

–          Từ 07 tháng đến 12 tháng được tính bằng 01 năm.

9.3. Trường hợp do thay đổi cơ cấu mà người lao động đang làm việc thường xuyên bị mất việc làm thì doanh nghiệp sẽ đào tạo lại, nếu không đáp ứng được việc làm mới mà phải cho thôi việc thì cứ mỗi năm làm việc người lao động được hưởng trợ cấp 01 tháng lương.

Điều 10: Người lao động có quyền đơn phương chấm đứt HĐLĐ trong những trường hợp sau:

–          Không được bố trí đúng công việc, đúng địa điểm, hoặc các điều kiện làm việc không được đảm bảo như thỏa thuận trong hợp đồng.

–          Theo thỏa thuận khác.

Điều 11: Thời hạn báo trước trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ:

–          Đối với nhân viên có hợp đồng không xác định thời hạn                               : 45 ngày

–          Đối với nhân viên có hợp đồng thời hạn từ một đến ba năm                          : 30 ngày

–          Đối với nhân viên có hợp đồng thời vụ thời hạn dưới một năm                      : 03 ngày

Nhân viên tự nguyện xin thôi việc phải làm đơn trình bày và phải hoàn thành các thủ tục bàn giao (nếu cần thiết) theo quy định rồi mới được rời khỏi Văn phòng.

CHƯƠNG IV

TIỀN LƯƠNG – PHỤ CẤP – TRỢ CẤP – CÔNG TÁC PHÍ

Điều 12: Cơ cấu tiền lương của doanh nghiệp bao gồm:

  • Lương chính: Không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định cho từng chức danh công việc (trường hợp nhân viên học việc có thể thỏa thuận khác).

Điều 13: Cách thức và kỳ hạn trả lương:

13.1. Lương và các khoản thu nhập của nhân viên được chi trả bằng tiền mặt và thanh toán theo cách thức sau đây: Tiền lương tháng: sẽ được chi trả một lần/tháng vào ngày …….. hàng tháng cộng với các phụ cấp, trợ cấp (nếu có).

13.2. Trường hợp đặc biệt doanh nghiệp phải thanh toán lương và thu nhập chậm thì sẽ không được quá năm ngày so với bình thường và sẽ thông báo nguyên nhân cho nhân viên biết.

Điều 14: Chế độ làm thêm giờ

  • Làm thêm giờ vào ngày thường: được trả lương bằng 150% lương giờ của ngày thường.
  • Làm thêm giờ vào ngày chủ nhật: được trả lương bằng 200% lương giờ của ngày thường.
  • Làm thêm giờ vào ngày nghỉ Lễ hàng năm: được trả lương bằng 300% lương giờ của ngày thường.

Tổng số giờ làm thêm của nhân viên không được quá 4 (bốn) giờ trong một ngày hoặc 200 (hai trăm) giờ trong một năm (cộng dồn).

CHƯƠNG V

BẢO HIỂM XÃ HỘI – BẢO HIỂM Y TẾ

Điều 15: Bảo hiểm xã hội (BHXH)

Doanh nghiệp sẽ thực hiện chế độ đóng BHXH cho toàn bộ người lao động trong Văn phòng ngay sau khi hết thời hạn thử việc và được chính thức lập HĐLĐ theo mức đóng quy định theo thang bảng lương trên cơ sở quy định của pháp luật.

15.1. Hàng tháng doanh nghiệp sẽ thay mặt người lao động đóng toàn bộ khoản BHXH cho cơ quan BHXH.

15.2. Khi tham gia đóng BHXH, người lao động sẽ được cấp sổ BHXH và được cơ quan BHXH chi trả trợ cấp trong những trường hợp như: nghỉ ốm, nghỉ thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nghỉ hưu, tử tuất.

Điều 16: Bảo hiểm y tế (BHYT)

Doanh nghiệp sẽ thực hiện chế độ đóng BHYT cho toàn bộ người lao động trong Văn phòng ngay sau khi hết thời hạn thử việc và được chính thức lập HĐLĐ theo mức đóng theo quy định của pháp luật.

16.1. Hàng tháng doanh nghiệp sẽ thay mặt người lao động đóng BHYT cho cơ quan BHYT.

16.2. Khi tham gia đóng BHYT, nhân viên sẽ được cấp thẻ BHYT, phiếu khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế do nhân viên tự chọn và sẽ được khám, điều trị theo quy định của BHYT hiện hành.

CHƯƠNG VI

THỜI GIỜ LÀM VIỆC – THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

Điều 17: Thời giờ làm việc

  • Số ngày làm việc trong tuần của doanh nghiệp từ thứ hai đến thứ sáu và sáng thứ bảy
  • Giờ làm việc trong ngày:            Buổi sáng từ 08:00 đến 12:00

Buổi chiều từ13:30 đến 17:30

  • Thời gian nghỉ giữa buổi: từ 12:00 đến 13:30.

Điều 18: Ngày nghỉ và những quy định liên quan

18.1. Nghỉ hàng tuần: chiều thứ bảy, chủ nhật.

18.2. Nghỉ Lễ: Nhân viên được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương những ngày Lễ sau:

–          Tết Dương lịch                       : một ngày  (ngày 01 tháng 01 dương lịch)

–          Tết Âm lịch                             : bốn ngày  (một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm

âm lịch)

–          Ngày Chiến thắng                   : một ngày  (ngày 30 tháng 4 dương lịch)

–          Ngày Quốc Tế Lao Động          : một ngày  (ngày 01 tháng 5 dương lịch)

–          Ngày Quốc Khánh                   : một  ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch)

Nếu những ngày nghỉ trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì CB-NV được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.

Nếu nhân viên nước ngoài làm việc tại Văn phòng thì được nghỉ thêm một ngày Tết cổ truyền dân tộc và một ngày Quốc Khánh của nước họ và được hưởng nguyên lương.

18.3. Nghỉ phép năm:

–          Nhân viên có 12 (mười hai) tháng làm việc tại Văn phòng thì được nghỉ hàng năm hưởng nguyên lương 12 (mười hai) ngày.

–          Nhân viên có dưới 12 (mười hai) tháng làm việc thì thời gian nghỉ hàng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với thời gian làm việc và có thể được thanh toán bằng tiền (đối với một số trường hợp được Trưởng văn phòng  phê duyệt).

–          Số ngày nghỉ phép hàng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc tại Văn phòng, cứ năm năm làm việc thì được nghỉ thêm một ngày.

18.4. Nghỉ việc riêng hưởng lương và không hưởng lương:

–          Nghỉ việc riêng được hưởng lương:

ü              Kết hôn            : nghỉ ba ngày.

ü              Con kết hôn      : nghỉ một ngày.

ü              Bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết: nghỉ ba ngày.

–          Nhân viên có thể thỏa thuận với Văn phòng để nghỉ không hưởng lương trong những trường hợp như sau:

ü              Nhân viên đã nghỉ hết tiêu chuẩn phép năm, nhưng cần nghỉ thêm để giải quyết việc cá nhân.

ü              Hoàn cảnh gia đình thực sự khó khăn cần có mặt để giải quyết.

ü              Sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, bản thân có nguyện vọng, có thể thỏa thuận với Văn phòng để nghỉ thêm nhưng tổng thời gian nghỉ thai sản tối đa không quá sáu tháng.

ü              Nhân viên bị ốm đau đã điều trị hết thời gian cho phép mà vẫn chưa khỏi cần phải điều trị thêm (có giấy xác nhận của cơ quan y tế).

18.5. Nghỉ ốm và nghỉ thai sản:

–          Nghỉ ốm: Trường hợp nhân viên bị ốm không thể đi làm được, phải báo cho cấp trên trực tiếp biết càng sớm càng tốt và ngay sau khi đi làm việc trở lại phải đệ đơn xin nghỉ ốm kèm theo giấy chứng nhận của bác sĩ (nếu có).

ü              Nhân viên làm việc trên 12 (mười hai) tháng sẽ được phép nghỉ ốm ba ngày (không liên tục) trong một năm và được hưởng nguyên lương. Khi nghỉ ốm từ hai đến bảy ngày liên tục trở lên phải có giấy bác sĩ và sẽ hưởng 75% lương. Khi nghỉ trên bảy ngày thì sẽ được giải quyết theo chế độ BHXH.

ü              Nhân viên làm việc dưới 12 (mười hai) tháng sẽ được nghỉ ốm một ngày trong một năm và được huởng nguyên lương. Trường hợp nghỉ từ hai ngày trở lên thì phải có giấy bác sĩ và sẽ hưởng 75% lương.

ü              Nếu thời gian nghỉ ốm kéo dài quá 30 (ba mươi) ngày thì Văn phòng sẽ giải quyết cho nhân viên đó tạm nghỉ không hưởng lương và tuyển chọn nhân viên khác bổ sung. Khi hết bệnh, Văn phòng sẽ thu xếp bố trí công việc trở lại.

–          Nghỉ thai sản:

ü              Thời gian được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là bốn tháng. Nếu sinh con đôi trở lên thì tính con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 30 (ba mươi) ngày.

ü              Nhân viên nữ có thể đi làm việc trước khi hết hạn nghỉ thai sản với điều kiện đã nghỉ 60 (sáu mươi) ngày trở lên tính từ khi sinh con và phải được đồng ý của bác sĩ.

ü              Trong thời gian nghỉ thai sản, người lao động nữ đã đóng BHXH được hưởng trợ cấp BHXH bằng 100% mức tiền lương tham gia BHXH và được trợ cấp thêm một tháng lương đóng BHXH.

ü              Trong thời gian có thai, nhân viên được nghỉ việc để đi khám thai ba lần (mỗi lần một ngày).

ü              Trường hợp sẩy thai, nhân viên được nghỉ 20 (hai mươi) ngày nếu thai dưới ba tháng; 30 (ba mươi) ngày nếu thai từ ba tháng trở lên.

 

CHƯƠNG VII

SỬ DỤNG, BẢO VỆ TÀI SẢN

Điều 19: Sử dụng và bảo vệ tài sản doanh nghiệp

19.1. Nhân viên được trang bị các thiết bị và phương tiện làm việc trong suốt thời gian làm việc tại doanh nghiệp, có trách nhiệm giữ gìn cẩn thận, sử dụng, vận hành đúng thao tác, hiệu quả và tiết kiệm các tài sản này. Khi chuyển công tác qua đơn vị khác hay khi nghỉ việc, nhân viên phải bàn giao đầy đủ những tài sản này cho người được chỉ định.

19.2. Trường hợp xảy ra bất kỳ hư hỏng, mất mát tài sản được trang bị, nhân viên phải lập tức báo cáo cấp trên của mình để tìm cách giải quyết và khắc phục. Tùy từng trường hợp cụ thể, doanh nghiệp xem xét các hình thức, mức độ kỷ luật tương ứng.

CHƯƠNG VIII

AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG – PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Điều 20: An toàn vệ sinh lao động

20.1. Các bộ phận, phòng ban, CB-NV có trách nhiệm bảo đảm phòng làm việc luôn ngăn nắp, sạch sẽ. Không được tự ý dán hoặc treo các đồ vật và giấy tờ lên tường, cửa kính, tủ đựng tài liệu.

20.2. Phải thu xếp ngăn nắp gọn gàng bàn làm việc, lưu trữ các tài liệu quan trọng khi kết thúc công việc hàng ngày. Không ăn quà, bánh trong giờ làm việc.

Điều 21: Phòng cháy chữa cháy

21.1. Nhân viên phải luôn nâng cao ý thức trong việc phòng cháy, chữa cháy.

21.2. Khi phát hiện ra sự cố do các máy móc thiết bị có khả năng dẫn đến hỏa hoạn thì nhân viên phải áp dụng các biện pháp kịp thời và thông báo ngay cho bảo vệ biết để giải quyết.

 

CHƯƠNG IX

KỶ LUẬT LAO ĐỘNG – HÌNH THỨC KỶ LUẬT,

TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

 

Điều 22: Hình thức kỷ luật

22.1. Khiển trách (bằng miệng hoặc bằng văn bản):

–          Vi phạm thời gian làm việc, nghỉ ngơi;

–          Vi phạm Nội quy an toàn và vệ sinh lao động, nhưng chưa gây tác hại đến tài sản và con người;

–          Những lỗi lầm nhỏ, mắc phải lần đầu.

22.2. Chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn:

–          Không chấp hành mệnh lệnh điều hành sản xuất kinh doanh của người trực tiếp quản lý;

–          Không tuân thủ quy trình công nghệ, vi phạm nội quy an toàn và vệ sinh lao động dẫn đến nguy cơ gây tai nạn lao động, hư hỏng tài sản Văn phòng;

–          Những vi phạm có tác hại đến lợi ích Văn phòng hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động nhưng chưa đến mức nghiêm trọng;

–          Đã bị khiển trách mà tái phạm trong thời gian 03 tháng kể từ ngày thi hành kỷ luật.

22.3. Sa thải:

–          Theo quy định tại Điều 85 Luật lao động 2002.

Điều 23: Trách nhiệm vật chất – bồi thường thiệt hại

Nhân viên làm hư hỏng, để mất dụng cụ, thiết bị, làm ra sản phẩm kém chất lượng, tiêu hao vật tư, nguyên liệu quá định mức hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp đều phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

–          Trường hợp thiệt hại không nghiêm trọng và do sơ suất thì phải bồi thường nhiều nhất 3 tháng lương bằng cách khấu trừ không quá 30% tiền lương hàng tháng.

–          Trường hợp nghiêm trọng ngoài bồi thường thiệt hại còn bị sa thải.

–          Trong trường hợp bất khả kháng thì không phải bồi thường.

 

CHƯƠNG X

ĐIU KHOẢN THI HÀNH

Điều 24:

  • Quy chế hoạt động này có hiệu lực kể từ ngày được Giám đốc phê duyệt.
  • Quy chế hoạt động này được phổ biến đến từng nhân viên trong doanh nghiệp
  • Nhân viên trong doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh quy chế này.

 

 

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

QUYẾT ĐỊNH (V/v: Chuyển đổi hình thức doanh nghiệp)

TÊN DOANH NGHIỆP

SỐ: ……../QĐ – …….

 

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

=====0O0=====

……….., ngày ………. tháng ……  năm ……..

 QUYẾT ĐỊNH

(V/v: Chuyển đổi hình thức doanh nghiệp)

 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG/HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN/CHỦ DOANH NGHIỆP …………..

 

–          Căn cứ Luật Doanh nghiệp 60/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005;

–          Căn cứ Nghị định 88/2006/NĐ – CP ban hành ngày 28/09/2006 về đăng ký kinh doanh;

–          Căn cứ vào Điều lệ Công ty …………………..

 

 QUYẾT ĐỊNH

Điều 1 : Chuyển đổi hình thức công ty ……………. sanh hình thức Công ty …………………, cụ thể như sau:

1.Tên công ty được chuyển đổi:

Tên tiếng việt: ………………………………….

Tên giao dịch anh: …………………………

Tên viết tắt: …………………………

Trụ sở chính:  ………………………………………………….

  1. Tên công ty sau khi chuyển đổi:

Tên tiếng việt: ………………………………….

Tên giao dịch anh: …………………………

Tên viết tắt: …………………………

Trụ sở chính:   …………………………

  1. Thời hạn chuyển tài sản, phần vốn góp của Công ty ………………… thành tài sản, phần vốn của công ty: ngày ………………….
  2. Phương án sử dụng lao động: chuyển số lao động đã ký kết hợp đồng lao động từ Công ty ………….sang công ty …………….

Sau khi chuyển đổi sẽ hoạt động theo mô hình công ty ………., hoạt động độc lập, kế thừa các quyền và nghĩa vụ của công ty được chuyển đổi.

  1. Vốn điều lệ: ………….
  2. Ngành nghề kinh doanh: ……………………..
  3. Thành viên/ cổ đông công ty: ………………………….
  4. Người đại diện theo pháp luật: ………………………..
  5. Thời hạn thực hiện chuyển đổi: ngày …………………..

Điều 2: Các Ông, bà trong Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/ Chủ doanh nghiệp, Giám đốc và các Phòng ban có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện quyết định này.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký

 

 

Nơi nhận:

–          Phòng ĐKKD – SKHĐT;

–          Như điều 2;

–          Lưu VT.

TM CÔNG TY…….

(HOẶC CHỦ DOANH NGHIỆP ……..)

 

 

 

……………………………………….

 

 

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

QUY CHẾ VỀ MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP CÔNG TÁC GIỮA BAN GIÁM ĐỐC VÀ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ CÔNG TY CỔ PHẦN XYZ

 

QUY CHẾ

VỀ MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP CÔNG TÁC GIỮA BAN GIÁM ĐỐC VÀ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ CÔNG TY CỔ PHẦN XYZ

  • Căn cứ Luật Công đoàn;

     

  • Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

  • Căn cứ Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác có liên quan;

  • Căn cứ Điều lệ Công ty XYZ

  • Tổng Giám đốc Công ty và Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty XYZ nhất trí ký ban hành Quy chế phối hợp hoạt động và mối quan hệ công tác giữa Ban Giám đốc Công ty và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty XYZ như sau.

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1 : Bản Quy chế  này quy định mối quan hệ công tác và phối hợp hoạt động giữa Ban Giám đốc (BGĐ) Công ty XYZ với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở (BCH CĐCS) Công ty XYZ, trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của Công ty, phát triển nguồn tài nguyên nhân lực, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ người lao động trong Công ty nhằm thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển của Công ty, từng bước xây dựng Công ty thành một tập đoàn kinh tế tài chính vững mạnh.

Điều 2 : Bản Quy chế này xây dựng trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn đã được quy định trong luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam, đồng thời dựa trên cơ sở Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Công ty, cụ thể trên các lĩnh vực công tác sau:

  • Những lĩnh vực công tác mà BCH CĐCS cùng tham gia với BGĐ Công ty triển khai thực hiện.

     

  • Những lĩnh vực công tác BGĐ Công ty và BCH CĐCS cùng phối hợp tổ chức thực hiện.

  • Những lĩnh vực công tác BGĐ Công ty tham gia với BCH CĐCS Công ty triển khai thực hiện.

CHƯƠNG II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

NHỮNG LĨNH VỰC CÔNG TÁC BCH CĐCS CÙNG THAM GIA

VỚI BGĐ CÔNG TY ĐỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

Điều 3 : Khi xây dựng các văn bản pháp qui nội bộ có liên quan tới quyền lợi và trách nhiệm của người lao động, BGĐ Công ty thông báo cho BCH CĐCS được biết nội dung và gửi văn bản dự thảo cho BCH CĐCS Công ty để BCH CĐCS lấy ý kiến tham gia đóng góp của người lao động trước khi Tổng Giám đốc ký ban hành, nhằm đảm bảo thưc hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà Nước, các nghị quyết, quyết định của tổ chức công đoàn cấp trên đồng thời thực hiện có kết quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch hàng năm của Công ty đã được sự phê chuẩn của Đại hội đồng cổ đông.

Điều 4 : Khi xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực trong Công ty, BGĐ Công ty gửi văn bản dự thảo cho BCH CĐCS để BCH CĐCS lấy ý kiến tham gia của người lao động về những vấn đề có liên quan đến nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của người lao động trước khi triển khai thực hiện các kế hoạch này.

Điều 5 : Trước khi Tổng Giám đốc ký hoặc trình Hội đồng quản trị ký ban hành các văn bản có liên quan đến việc sáp nhập hoặc giải thể các bộ phận công tác nằm trong bộ máy tổ chức của Công ty, cách chức, miễn nhiệm các cán bộ chủ chốt của Công ty hoặc cho người lao động thôi việc Tổng Giám đốc Công ty có thể thông báo cho BCH CĐCS được biết để CĐCS tham gia ý kiến nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với người lao động cũng như sắp sếp lại tổ chức Công đoàn cho phù hợp với cơ cấu tổ chức mới.

Điều 6 : Với tư cách là một thành viên trong Hội đồng thi đua, khen thưởng của Công ty, Chủ tịch CĐCS được quyền tham gia ý kiến và tham gia biểu quyết trong các cuộc họp xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua và khen thưởng các cá nhân và tập thể có thành tích công tác hoặc có những đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững và lâu dài của Công ty trước khi trình Tổng Giám đốc, với tư cách Chủ tịch Hội đồng có ý kiến kết luận cuối cùng.

Điều 7 : Với tư cách là một thành viên trong Hội đồng kỷ luật của Công ty, Chủ tịch CĐCS là người thay mặt tập thể người lao động tại Công ty đứng ra bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người lao động được đưa ra xử lý trước Hội đồng; là người giám sát việc áp dụng, viện dẫn các quy định của luật pháp cùng các quy định trong Nội quy lao động của Công ty trong quá trình xử lý người lao động vi phạm; là người đưa ra các tình tiết có liên quan đến nhân thân, hoàn cảnh gia đình của người lao động vi phạm để đề nghị Hội đồng xem xét giảm nhẹ trong khi xử lý kỷ luật người lao động.

Điều 8 : Là một bên trong Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, những người được BCH CĐCS cử tham gia Hội đồng với tư cách đại diện người lao động thực hiện các quyền và trách nhiệm của mình trong việc hoà giải các tranh chấp lao động giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động như được quy định tại Bộ Luật lao động và các văn bản pháp luật có liên quan.

Điều 9 : BCH CĐCS cùng tham gia với Ban Giám đốc Công ty trong việc tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chánh sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy định, quy chế khác của Công ty.

NHỮNG LĨNH VỰC CÔNG TÁC BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY VÀ BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ CÙNG PHỐI HỢP TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

Điều 10 : Ban Giám đốc Công ty và BCH CĐCS  cùng phối hợp thực hiện các công tác sau đây:

1-  Tổ chức các phong trào thi đua, phong trào hành động cách mạng trong CNVC nhằm hưởng ứng các đợt vận động chính trị lớn của Đảng và nhà nước, đồng thời thực hiện có kết quả cao các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch hàng năm của Công ty đã được sự phê chuẩn của Đại hội đồng cổ đông.

2- Tổ chức giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nội dung của Quy chế này  3- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các bộ phận công tác thuộc Công ty trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của CNVC thông qua Đại hội CNVC được tổ chức hàng năm và việc thực hiện quy chế dân chủ ở Công ty cổ phần ban hành kèm theo nghị định số 87/2007 ngày 28/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

4- Tổ chức, hướng dẫn cho người lao động trong Công ty thực hiện tốt việc ký kết hợp đồng lao động, giám sát và đôn đốc việc thực hiện thoả ước lao động tập thể, các quy định về bảo hộ lao động, các chính sách về tiền lương, BHXH, BHYT cùng các quyền lợi khác của người lao động đã được ghi trong Bộ luật lao động và trong các quy chế nội bộ của Công ty.

5- Tổ chức kiểm tra các bộ phận công tác thuộc Công ty trong việc thực hiện vệ sinh môi trường, an toàn lao động, điều kiện làm việc của CNVC, công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ, thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt và an toàn lao động cho CNVC trong Công ty.

6- Giải quyết tranh chấp lao động, giải quyết khiếu nại tố cáo, kiến nghị  của người lao động phù hợp với các quy định của pháp luật.

7- Tổ chức sơ kết, tổng kết các phong trào, các chuyên đề công tác mà Tổng Giám đốc và BCH CĐCS Công ty cùng phối hợp chỉ đạo thực hiện.

NHỮNG LĨNH VỰC CÔNG TÁC BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY THAM GIA CÙNG BAN CHẤP HÀNH CĐCS TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

Điều 11 :

  1. Khi xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động trong việc chấp hành pháp luật, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của nhà nước, chấp hành nội quy lao dộng, các quy định, quy chế nội bộ của Công ty, các kế hoạch công tác của CĐCS, BCH CĐCS thông báo và gửi văn bản dự thảo cho Tổng Giám đốc Công ty để tham khảo ý kiến của Tổng Giám đốc trước khi triển khai thực hiện.

2- Khi tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện, các hoạt động văn hoá, văn nghệ thể thao trong CNVC toàn Công ty. BCH CĐCS thông báo và gửi kế hoạch dự thảo cho Tổng Giám đốc Công ty để Tổng Giám đốc chỉ đạo cho Lãnh đạo các bộ phận công tác trong Công ty cùng phối hợp với BCH CĐCS tổ chức thực hiện.

3- Khi lập kế hoạch phát đề bạt cán bộ công đoàn ở các bộ phận công tác, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thuyên chuyển các cán bộ chủ chốt của CĐCS, BCH CĐCS  gửi văn bản dự thảo cho Tổng Giám đốc Công ty để tham khảo ý kiến trước khi triển khai tổ chức thực hiện.

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC

Điều 12 :

  1. Ban Giám đốc Công ty và BCH CĐCS đảm bảo thường xuyên trao đổi ý kiến, cung cấp thông tin cho nhau về kết quả triển khai thực hiện các mặt công tác của Công ty cũng như các mặt hoạt động công đoàn trong từng thời gian.

2- Các bộ phận công tác của Công ty và các Tổ công đoàn có trách nhiệm phối hợp giải quyết và thực hiện những nhiệm vụ cụ thể khi được Tổng giám đốc và BCH CĐCS Công ty phân công.

3- Tổng giám đốc hoặc người được Tổng Giám đốc ủy quyền và BCH CĐCS Công ty họp liên tịch mỗi năm 02 lần vào giữa năm và cuối năm nhằm kiểm điểm, đánh giá việc phối hợp hoạt động cũng như việc thực hiện các nghị quyết liên tịch của hai bên (nếu có).

4- Chủ tịch Công đoàn được Tổng Giám đốc mời tham dự các cuộc họp giao ban hàng tuần của Công ty, mời dự các cuộc họp của Công ty có liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của người lao động, các cuộc họp sơ kết, tổng kết hoặc các cuộc họp triễn khai việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm của Công ty.

5- BCH CĐCS Công ty mời Tổng giám đốc dự Đại hội CĐCS, Đại hội CNVC và các cuộc họp quan trọng của BCH CĐCS để Tổng giám đốc thông báo cho BCH CĐCS về những định hướng, mục tiêu, của Công ty trong ngắn hạn cũng như dài hạn, các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, tham gia cùng với BCH CĐCS trong việc qu‎yết định các nội dung công tác mà hai bên cùng phối hợp chỉ đạo thực hiện.

 

CHƯƠNG III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13 :  Sửa đổi, bổ sung Quy chế

Trong    quá trình thực hiện Quy chế này, nếu phát sinh nhu cầu sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động của Công ty và các thay đổi của luật pháp có liên quan đến hoạt động của Công ty và của công đoàn, thì các Tổng Giám đốc và/hoặc BCH CĐCS có thể đề xuất các nội dung cần bổ sung, sửa đổi để hai bên cùng xem xét và quyết định các nội dung cần bổ sung, sửa đổi.

Quyết định sửa đổi, bổ sung các nội dung có liên quan trong Quy chế này sẽ có hiệu lực thì hành khi được Tổng Giám đốc và BCH CĐCS nhất trí thông qua.

Chủ tịch Công đoàn cơ sở có trách nhiệm công bố các nội dung của Quy chế được bổ sung, sửa đổi trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày các nội dung này được Tổng Giám đốc và Chủ tịch CĐCS cùng ký ban hành

 

Điều 14 Hiệu lực thi hành.

Bản Quy chế này gồm 3 Chương, 15 điều được Tổng Giám đốc và BCH CĐCS Công ty XYZ nhất trí thông qua tại cuộc họp liên tịch tổ chức ngày    tháng    năm 2010.

Quy chế này áp dụng cho tất cả các nhiệm kỳ công tác của Ban Giám đốc và nhiệm kỳ của BCH CĐCS Công ty XYZ.

 

Điều 15 Điều khoản thi hành.

Ban Giám đốc và BCH CĐCS Công ty XYZ có trách nhiệm triển khai thực hiện Quy chế này.

Chủ tịch Công đoàn cơ sở có trách nhiệm ký và công bố Quy chế này.

Quy chế này thay thế “Quy chế về mối quan hệ giữa Ban Giám đốc và BCH CĐCS Công ty XYZ” ban hành ngày //2007, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2008.

 

 

 

TM. BAN CHẤP HÀNH CĐCS

TỔNG GIÁM ĐỐC

 

 

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN

QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN

(Ban hành kèm theo Quyết định số : ………../ QĐ/HĐQT ngày …. tháng ….. năm …..của

      Hội đồng quản trị Công ty cổ phần …………….)     

 

Điều 1: MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC

1.1 Quy chế hoạt động của Ban giám đốc Công ty cổ phần ……… (Sau đây gọi tắt là “Quy chế”)được xây dựng trên cơ sở Điều lệ của Công ty nhằm quy định cụ thể nguyên tắc hoạt động, cơ cấutổ chức của Ban Giám đốc, quyền hạn và nhiệm vụ của từng thành viên Ban Giám đốc;

1.2 Quy chế này được áp dụng trong mọi hoạt động của Ban Giám đốc và các thành viên của BanGiám đốc. Nếu có bất kỳ điều khoản nào trong Quy chế này mâu thuẫn với Điều lệ Công ty thì các quyđịnh của Điều lệ sẽ được áp dụng;

1.3 Các thuật ngữ dùng trong Quy chế này cũng có nghĩa như được định nghĩa trong Điều lệ

và Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị (Sau đây gọi tắt là “HĐQT”) của Công ty.

Điều 2: NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG

2.1 Ban Giám đốc hoạt động theo chế độ thủ trưởng. Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạtđộng hàng ngày của Công ty, là đại diện của Công ty trước pháp luật. Giám đốc phải chịu tráchnhiệm trước HĐQT Công ty và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mìnhđược quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty và trong Quy chế này;

2.2 Phó giám đốc, Kế toán trưởng là thành viên Ban Giám đốc của Công ty, chịu trách nhiệm giúpviệc cho Giám đốc theo các nhiệm vụ được Giám đốc phân công hoặc uỷ quyền như quy định tại Quychế này.

Điều 3: CƠ CẤU TỔ CHỨC, TIÊU CHUẨN CỦA THÀNH VIÊN BAN GIÁM ĐỐC

3.1 Thành viên của Ban Giám đốc bao gồm: Giám đốc, Các phó Giám đốc và Kế toán trưởng.

  1. 2 Các thành viên Ban Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm hoặc bãi miễn với đa số phiếu bằng thể thức trực tiếp bỏ phiếu hoặc biểu quyết.
  2. 3 Trong trường hợp đột xuất có vị trí thành viên BGĐ bị bỏ trống, Chủ tịch HĐQT có thể bổ nhiệm tạm thời một người thay thế và phải đệ trình HĐQT trong cuộc họp liền tiếp thông qua hoặc bổ nhiệmngười khác.
  3. 4 Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm thành viên Ban Giám đốc được quy định như sau:
  4. 4 .1 Giám đốc là người do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và phải

đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có trình độ học vấn từ Đại học trở lên thuộc các ngành kinh tế – kỷ thụật có liên quan đến họat động chủ yếu của công ty,

  • Có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý doanh nghiệp có hiểu biết pháp luật.

  • Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty.

  • Có sức khỏe, có phẩm chất, đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết.

  • Không thuộc các đối tượng cấm của Pháp luật: những người vị thành niên, người không đủ năng lựchành vi, người đã bị kết án tù, người đang thi hành hình phạt tù, nhân viên lực lượng vũ trang, vàngười đã bị phán quyết là đã làm cho công ty mà họ từng lãnh đạo trước đây bị phá sản.

  • Không kiêm nhiệm bất cứ một chức vụ quản lý, điều hành nào tại các tổ chức kinh tế khác trừ trườnghợp được HĐQT Công ty cử tham gia quản lý tại các D oanh nghiệp có vốn góp của Công ty;

  • Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc không quá 5 năm, có thể bổ nhiệm lại với số

nhiệm kỳ không hạn chế.

3 .4.2. Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Giám đốc; và phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có trình độ học vấn từ Đại học trở lên thuộc các ngành kinh tế – kỷ thụật có liên quan đến họat động chủ yếu của công ty,

  • Có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý doanh nghiệp, có hiểu biết pháp luật.

  • Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty.

  • Có sức khỏe, có phẩm chất, đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết.

  • Không thuộc các đối tượng cấm của Pháp luật: những người vị thành niên, người không đủ năng lựchành vi, người đã bị kết án tù, người đang thi hành hình phạt tù, nhân viên lực lượng vũ trang, vàngười đã bị phán quyết là đã làm cho công ty mà họ từng lãnh đạo trước đây bị phá sản.

  • Không kiêm nhiệm bất cứ một chức vụ quản lý, điều hành nào tại các tổ chức kinh tế khác trừ trườnghợp được HĐQT Công ty cử tham gia quản lý tại các doanh nghiệp có vốn góp của Công ty;

Nhiệm kỳ của phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc không quá 5 năm, có thể bổ nhiệm lại với sốnhiệm kỳ không hạn chế.

3.4.3 Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng hoặc kỷ luật theo đềnghị của Giám đố c và phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi theo quy định của pháp luật;

  • Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành và đấu tranh bảovệ nguyên tắc, chính sách, chế độ kinh tế, tài chính và pháp luật của Nhà nước

  • Có chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kế toán và có trình độ đại học chuyên ngành kinh tế kế toán trở lên;

  • Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là hai năm trở lên.

  • Có Chứng chỉ bồi dưỡng Kế toán trưởng;

  • Không thuộc đối tượng những người không được làm kế toán tröôûng theo quy định tại

Điều 51 của Luật Kếtoán.

  • Nhiệm kỳ của Kế toán trưởng không quá 5 năm, có thể bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ

không hạnchế.

Điều 4: QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA GIÁM ĐỐC

4.1 Chịu trách nhiệm cao nhất trong việc tổ chức, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanhhàng ngày của Công ty. Giám đốc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của mình phù hợp với luaät, vôùi quy định của Điều lệ Công ty và Quy chế này.

4.1.1 Tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của HĐQT, chỉ đạo thực hiện kế hoạch kinh doanhvà phương án đầu tư đã được HĐQT phê duyệt. Trong trường hợp không đồng ý với Nghị quyết,Quyết định của HĐQT, Giám đốc vẫn có trách nhiệm thực hiện Nghị quyết, quyết định của HĐQTnhưng có quyền bảo lưu ý kiến của mình và trình Đại hội đồng cổ đông xem xét trong phiên họp gầnnhất;

4.1.2 Khi thấy Nghị quyết, quyết định của HĐQT trái pháp luật, trái Điều lệ Công ty, Giám đốc có tráchnhiệm báo cáo để HĐQT thay đổi quyết định. Trong trường hợp HĐQT không thay đổi quyết định,Giám đốc có quyền từ chối thực hiện những Nghị quyết, Quyết định trái pháp luật đó của HĐQT.Khi từ chối thực hiện Nghị quyết, Quyết  định  của HĐQT, Giám đốc có trách nhiệm thông báo ngay với Ban kiểm soát.

4.1.3 Xây dựng kế hoạch, phương án kinh doanh hàng năm hoặc dự án đầu tư của Công ty trìnhHĐQT quyết định. Phê duyệt kế hoạch, phương án hoạt động kinh doanh của các bộ phận trong Công ty do Phó giám đốc trình;

4.1.4 Thay mặt HĐQT quản lý toàn bộ vốn, tài sản của Công ty, chịu trách nhiệm bảo toàn và pháttriển vốn theo đúng thẩm quyền được quy định tại Điều lệ của Công ty và Quy chế này;

4.1.5 Quyết định giá mua, giá bán nguyên liệu và các sản phẩm ( trừ những sản phẩm dịch vụ do nhànước quy định ).

4.1.6 Quyết định các biện pháp tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị, các biện pháp mở rộng sản xuất.

4.1.7 Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỹ luật đối với các cán bộ nhân viên dưới quyền.

4.1.8 Ký kết các hợp đồng kinh tế theo luật định.

4.1.9 Đại diện Công ty trong việc khởi kiện các vụ án có liên quan đến quyền lợi của công ty theo sựủy quyền của HĐQT ủy quyền bằng văn bản.

4.1.10 Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức & quy chế quản lý Công ty. Quyết định về việc tuyển dụnglao động, Quyết định tiền lương và phụ cấp đối với người lao động trong Công ty kể cả người quản lýthuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.

4.1.11 Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh. Các quyền và nhiệm vụ kháctheo quy định của pháp luật và Điều lệ của Công ty, nếu điều hành trái pháp luật, trái với Điều lệCông ty và trái với quyết định của HĐQT, gây thiệt hại cho Công ty thì Giám đốc hoặc Tổng Giámđốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho Công ty. Giám đốc, TổngGiám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, nếu tiết lộ thông tin bí mật của Công ty.

4.1.12 Tổ chức, điều hành hoạt động kinh doanh để hoàn thành chỉ tiêu hàng năm về kinh tế, chính trị-xã hội của Công ty theo kế hoạch đã được HĐQT giao;

4.1.13 Có quyền tuyển dụng thư ký, trợ lý giúp việc, quyền được thuê tổ chức tư vấn, chuyên giahỗ trợ công việc.

4.1.14 Chế độ phân công trách nhiệm trong các PGĐ do Giám đốc quyết định và được thông quatập thể bằng một quyết định. Việc phân công trách nhiệm cho các PGĐ có thể được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế hoạt động của Công ty theo từng thời kỳ. Giám đốc có thểthay đổi các nội dung đã được phân công khi xét thấy cần thiết hoặc có sự điều chỉnh lĩnh vực phâncông theo dõi trong các PGĐ. Việc điều chỉnh này phải có sự trao đổi bàn bạc trước với HĐQT liênquan và nội dung sửa đổi phải được thông qua bằng Nghị quyết

4.1.15 Trong lĩnh vực tổ chức hành chính Công ty:

  • Giám đốc tổ chức các phòng ban của Công ty, quyết định cơ cấu tổ chức, nhân sự và nhiệm vụhoạt động kinh doanh của các phòng ban trong Công ty. Kiến nghị với HĐQT cơ cấu tổ chức và các quy chế quản lý các chi nhánh, văn phòng đại diện của Công ty;

  • Ban hành nội quy lao động của Công ty và phê duyệt nội quy, quy chế quản lý nội bộ của các bộ phận trong Công ty (nếu có);

  • Điều hành hoạt động hành chính hiệu quả giữa các phòng ban để phục vụ công tác của HĐQT,công tác chính trị – xã hội khác. Phối hợp hoạt động tốt giữa Công ty với các đơn vị thành viên, các Công ty khác có hợp tác với Công ty;

  • Đề xuất và trình HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, mức lương, phụcấp của các chức danh thuộc thẩm quyền quản lý của HĐQT.

4.1. 16 Trong lĩnh vực lao động tiền lương:

  • Xây dựng và trình HĐQT phương án trả lương, thưởng hệ số lương cho tập thể, cá nhân người lao động theo kết quả kinh doanh của Công ty;

  • Xây dựng và trình HĐQT kế hoạch tuyển dụng, phương án sử dụng nguồn nhân lực phù hợp vớikế hoạch đầu tư, kinh doanh, đào tạo của Công ty. Quyết định việc thuê chuyên gia chuyên ngành kỹthuật, xin chấp thuận của HĐQT khi thuê chuyên gia nước ngoài, Việt kiều;

  • Ký hoặc uỷ quyền cho Phó giám đốc ký và giải quyết các vấn đề liên quan đến Hợp đồng lao độngvới nhân viên (trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của HĐQT );

  • Kiến nghị việc bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng và kỷ luật, chấm dứt Hợp đồng lao động

đối với trường hợp nhân viên thuộc thẩm quyền quản lý của HĐQT.

4.1.17 Được quyền ký các Hợp đồng có giá trị nhỏ hơn 09 tỷ đồng. Đối với các Hợp đồng có giá trịlớn hơn, Giám đốc lập tờ trình đề nghị Chủ tịch HĐQT ký hoặc ủy quyền cho Giám đốc ký hợpđồng;

4.1.18 Quyết định việc ký uỷ quyền cho Phó giám đốc ký các Hợp đồng và giao dịch dưới

đây:

  • Hợp đồng kinh tế có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn 200 triệu đồng;

  • Các khoản chi đột xuất của Công ty không quá 1 0 triệu đồng;

  • Chi phí giao dịch và tiếp khách không quá 0 3 triệu đồng;

4.1.19 Triệu tập và chủ trì các cuộc họp thường lệ và bất thường của Ban giám đốc; Chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp.

4.1.20 Yêu cầu Chủ tịch HĐQT triệu tập phiên họp bất thường để giải quyết công việc khẩn cấp củaCông ty. Khi đó, Giám đốc phải thông báo trước về nội dung chương trình nghị sự dự kiến cần giảiquyết tại cuộc họp và gửi các tài liệu cần thiết ( nếu có ) đến Chủ tịch HĐQT và các thành viênHĐQT trước phiên họp HĐQT ít nhất là (01) ngày.

4.1.21 Chế độ báo cáo của Giám đốc:

  • Báo cáo bằng văn bản cho HĐQT hàng quý và hàng năm về tình hình hoạt động và tài chính củaCông ty , các báo cáo này phải được gửi cho HĐQT. Nội dung báo cáo bao gồm kết quả hoạt độngkinh doanh, kế hoạch kinh doanh cho thời gian tiếp theo (tài chính, tổ

chức nhận sự, các hoạt động khác ) và đề xuất, kiến nghị xin phê duyệt của HĐQT (nếu có);

  • Báo cáo tổng hợp của Ban giám đốc trong phiên họp giao ban hàng tháng của Công ty về

tình hình hoạt động, tài chính và vấn đề tổ chức quản lý hoạt động trong Công ty;

  • Ngoài ra, Giám đốc phải báo cáo đột xuất theo yêu cầu của HĐQT. Việc thực hiện các báo cáo trên phải được lập thành văn bản;

  • Báo cáo của Giám đốc phải trung thực chính xác và Giám đốc chịu trách nhiệm trước

HĐQT và trước Pháp luật về các nội dung được đề cập trong các bản báo cáo;

4.1.22 Ngoài những công việc phải trình HĐQT theo quy định tại Điều lệ Công ty, Giám đốc cóquyền chủ động điều hành sản xuất kinh doanh theo thẩm quyền. Khi có các truờng hợp khẩn cấp(thiên tai, địch hoạ, ho hoạn, sự cố…), Giám đốc được quyền ra quyết định hoặc cho áp dụng cácbiện pháp vượt thẩm quyền của mình nhưng Giám đốc phải chịu trách nhiệm về những quyết định đó,đồng thời phải báo cáo lại cho HĐQT trong vòng (03) ngày kể từ ngày đưa ra quyết định.

4.2 Người đại diện theo uỷquyền

Giám đốc chỉ được uỷ quyền cho Phó giám đốc mà không được uỷ quyền cho bất kỳ người nào khácngoài Phó Giám đốc này theo một trong ba phương thức uỷ quyền sau:

4.2.1 Uỷ quyền toàn quyền: Nếu Giám đốc vì lý do nào đó, vắng mặt tại Công ty quá (30) ngày thìphải có giấy uỷ quyền toàn bộ các công việc thuộc thẩm quyền của Giám đốc cho Phó giám đốc vàbáo cáo bằng văn bản việc uỷ quyền toàn bộ đó cho Chủ tịch HĐQT. Việc ủy quyền chỉ được thựchiện sau khi được HĐQT chấp thuận. Nguời nhận uỷ quyền chịu trách nhiệm trước Giám đốc vàHĐQT về những việc đã làm theo uỷ quyền và phải báo cáo lại cho Giám đốc;

4.2.2 Uỷ quyền vụ việc: Các Hợp đồng kinh tế, các công văn, quyết định và một số công việc cụ thểcủa Công ty được Giám đốc uỷ quyền bằng văn bản cho Phó giám đốc theo lĩnh vực được phân công.Người nhận uỷ quyền không được uỷ quyền lại;

4.2.3 Uỷ quyền theo hình thức phân quyền thường xuyên: phân công chức năng, nhiệm vụ cụ thểđược thể hiện tại Quy chế này. Phó Giám đốc được uỷ quyền theo hình thức phân quyền thườngxuyên được quyền chủ động tổ chức thực hiện các công việc được uỷ quyền. Phó Giám đốc được uỷquyền chịu trách nhiệm trước Giám đốc, HĐQT và trước Pháp luật về các công việc được uỷ quyền. Phó Giám đốc được uỷ quyền không được uỷ quyền lại.

Điều 5: QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC

Phó Giám đốc là ngưòi giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc phân công phụ trách quản lý, điềuhành các hoạt động chuyên trách của Công ty, Phó Giám đốc có các quyền hạn và trách nhiệm sau:

5.1 Thực hiện các quyền hạn và trách nhiệm của Giám đốc thông qua việc uỷ quyền toàn bộ

hoặc từng vụ việc cụ thể trong trường hợp được Giám đốc uỷ quyền;

5.2 Quyền tổ chức, điều hành và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh theo sự phân công củaGiám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả hoạt động;

5.3 Quyền tham gia, thảo luận và biểu quyết các vấn đề tại các phiên họp của Ban giám đốc. Quyềnđược bảo lưu ý kiến khác với quyết định của Giám đốc hoặc Ban giám đốc. Trong trường hợp pháthiện thấy quyết định của Giám đốc không phù hợp với các quy định của Pháp luật, Điều lệ Côngty, Nghị quyết, quyết định của HĐQT, Phó  Giám  đốc có trách nhiệm báo cáo lại Giám đốc để sửachữa hoặc thay thế. Trường hợp Giám đốc không thay đổi quyết định, Phó Giám đốc có trách nhiệmbáo cáo Chủ tịch HĐQT xem xét quyết định;

5.4 Quyền ký các loại Hợp đồng và các khoản chi tiêu: Phó Giám đốc được phép ký các hợp đồng vàquyết định các khoản chi tiêu theo thẩm quyền và mức được Giám đốc phân công hoặc ủy quyềntheo quy định tại Điều 4.1.18 của Quy chế này. Các đề án, Hợp đồng lớn có tính chất phức tạp thì phải có ý kiến của các chuyên gia tư vấn trước khi trình lên Giám đốc;

5.5 Thường xuyên báo cáo Giám đốc về những công việc thực hiện được Giám đốc phân công. Có trách nhiệm chuẩn bị dự thảo của các đề án, hợp đồng, quyết định, văn bản, tài liệu liên quan đến lĩnhvực mình được phân công phụ trách trình lên Giám đốc theo lịch phân công công việc hoặc theo thời gian yêu cầu cụ thể của Giám đốc;

5.6 Đề xuất các vấn đề tổ chức nhân sự, tiền lương của các bộ phận do mình phụ trách để Giámđốc ký quyết định. Có trách nhiệm giải trình, thảo luận với Giám đốc về các vấn đề được đề cập trong các văn bản mà mình chuẩn bị;

5.7 Thay mặt Giám đốc cung cấp thông tin cho các cổ đông, trực tiếp hoặc phân công cho nhân viêncủa bộ phận mình phụ trách tiếp xúc với giới báo chí theo lịch phân công công việc của Giám đốc.Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc công bố thông tin trung thực và tuân thủ quy chế bảo mật của Công ty.

Điều 6: QUYỀN HẠN VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TRƯỞNG

Kế toán trưởng do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, chịu trách nhiệm trướcHĐQT và trước  Pháp luật trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình. Kế toán trưởng chịu sự chỉđạo trực tiếp của Giám đốc và thực hiện các công việc theo sự phân công của Giám đốc. Kế toán trưởng có các quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể sau:

6.1 Xây dựng và thực hiện hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán và điều hànhnghiệp vụ kế toán của Công ty theo các quy định hiện hành của pháp luật. Quy trình nghiệp vụ kếtoán phải phù hợp với chế độ kế toán mà Công ty đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền;

6.2 Tổ chức, quản lý và giám sát việc tuân thủ chế độ bảo mật đối với mọi sổ sách chứng từ, thông tintài liệu, số liệu kế toán tài chính. Kế toán trưởng chỉ được phép cung cấp số liệu cho Kiểm soát viênhoặc theo yêu cầu của các đối tượng khác khi có sự đồng ý của Giám đốc;

6.3 Tổ chức, quản lý và giám sát các hoạt động kế toán của các đơn vị bộ phận, chi nhaùnh trongCông ty, chịu trách nhiệm trực tiếp về tính thống nhất, chính xác của các nghiệp vụ kế toán trong toàn Công ty;

6.4 Tham mưu, đề xuất cho Giám đốc nhằm điều hòa về vốn cho các chi nhánh, các xưởng sản xuất, các dự án mà Công ty đầu tư;

6.5 Các báo cáo tài chính của Giám đốc phải có sự xác nhận của Kế toán trưởng. Kế toán trưởngvà Giám đốc cùng xác nhận và chịu trách nhiệm về các báo cáo tài chính đó;

6.6 Đề xuất cho Giám đốc về các quy chế vay mượn, cầm cố thế chấp, mua bán tài sản theo quy địnhcủa pháp luật. Có trách nhiệm giúp Giám đốc quản lý mọi nguồn vốn, tài sản của Công ty theo đúngquy định của pháp luật;

6.7 Kế toán trưởng chịu trách nhiệm cao nhất về tính trung thực của các số liệu ghi trong sổ sách,chứng từ trước Giám đốc và HĐQT. Khi có lỗi kỹ thuật phải sửa lại các số liệu trong sổ sách kế toánphải theo đúng các quy định hiện hành. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của việcsửa chữa các số liệu này;

6.8 Khi có lệnh của Giám đốc thì Kế toán trưởng phải có nghĩa vụ chấp hành. Nếu thấy lệnh đó có bấtkỳ vấn đề nào chưa rõ ràng hoặc có dấu hiệu vi phạm nguyên tắc tài chính thì Kế toán trưởng vẫnphải chấp hành nhưng được  quyền báo cáo trực tiếp cho HĐQT hoặc Trưởng Ban kiểm soát;

6.9 Chịu trách nhiệm cùng với Giám đốc lập các báo cáo tài chính như sau:

6.9.1 Báo cáo kết quả hoạt động SXKD năm, Bảng can đối kế toán, Bảng can đối số phát sinh,Bảng lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính, Bảng tăng giảm tài sản, Tình hình thực hiệnnghĩa vụ nhà nước, Thuế VAT, Thuê thu nhập, Tình hình tăng giảm nguồn vốn, Chi tiết công nợ,Tăng giảm tài sản, Một số chỉ tiêu đánh giá vv… của Công ty chậm nhất trong vòng 45 ngày sau khikết thúc năm tài chính;

6.9. 2 Các báo cáo hàng tháng lập theo quy định tại Quy chế quản lý tài chính Công ty được lập trong vòng (05) ngày đầu của tháng;

6.9.3 Kế hoạch tài chính cho năm tiếp theo được lập chậm nhất trong vòng (30) ngày đầu năm đểtrình Giám đốc xem xét và gửi HĐQT phê duyệt trước khi trình Đại hội đồng cổ đông phê chuẩn;

6.9.4 Chịu trách nhiệm bảo quaûn các tài liệu, chứng từ liên quan đến hoạt động tài chính kế

toán trong toàn công ty.

Điều 7 : CÁC PHIÊN HỌP CỦA BAN GIÁM ĐỐC

7.1 Ban giám đốc họp thường kỳ mỗi tháng ít nhất một lần. Các phiên họp của Ban giám

đốc được tổ chức theo hình thức giao ban thường kỳ và chế độ họp đột xuất:

7.1.1 Phiên họp giao ban thuờng kỳ: Do Giám đốc triệu tập theo lịch công tác của Công ty; Địa điểmvà thời gian được sắp xếp cho phù hợp với tình hình thực tế do Gíam ñoác ấn định. Thành phầntham dự cuộc họp BGĐ ngoài thành viên BGĐ, có thể mời một số thành viên như ban kiểm soát, Giám đốc các chi nhánh, cán bộ quản lý khác trong Công ty.

7.1.2 Phiên họp bất thường để giải quyết các công việc đột xuất của Công ty, được Giám

đốc triệu tập hoặc theo đề nghị của một trong các thành viên Ban giám đốc.

7.1.3 Các thành viên BGĐ cũng có quyền triệu tập cuộc họp BGĐ có sự tham dự của

HĐQT, ban kieåm soaùt, trong trường hợp Gíam ñoác sai phạm nghiêm trọng.

7.2 Nội dung của các phiên họp Ban giám đốc là tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuấtkinh doanh của Công ty, các bộ phận, đơn vị thành viên hay các dự án đầu tư, các vấn đề còn tồn tạicủa các phiên họp trước đó hay bất kỳ đề xuất, kiến nghị nào của thành viên Ban giám đốc. Ngoài ratrong phiên họp này, các thành viên Ban giám đốc có nghĩa vụ báo cáo, giải trình các vấn đề thuộc thẩm quyền quản lý của mình.

7.3 Hồ sơ cuộchọp :

7.3.1 Gíam ñoác có trách nhiệm chuyển biên bản cuộc họp của BGĐ cho các thành viên

HĐQT xem xét và đóng góp ý kiến trong thời gian 10 ngày kể từ ngày kết thúc phiên họp.

7.3.2 Biên bản họp BGĐ phải được lập bằng tiếng việt, có đầy đủ chữ ký của các thành viên BGĐ thamdự hợp lệ, đóng dấu giáp lai, lưu tại phòng Gíam ñoác trong thời gian 05 năm kể từ ngày tổ chức cuộchọp.

Điều 8: MỐI QUAN HỆ GIŨA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ GIÁM ĐỐC

8.1 Đối với các công việc thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông:

Giám đốc có trách nhiệm chỉ đạo các bộ phận chức năng thực hiện các công việc do HĐQT phân côngđể chuẩn bị các phiên họp thường niên và bất thường của Đại hội đồng cổ đông. Đối với những côngviệc thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Giám đốc có trách nhiệm chuẩn bị theophân công của HĐQT, báo cáo HĐQT thông qua để HĐQT trình Đại hội đồng cổ đông xem xét quyếtđịnh;

8.2 Đối với các công việc thuộc thẩm quyền của HĐQT:

Giám đốc là người chịu trách nhiệm tổ chức nghiên cứu xây dựng các dự án, laäp caùc kế hoạch,lấy ý kiến của các chuyên gia tư vấn và trình dự thảo lên HĐQT xem xét trong các phiên họp củaHĐQT. Giám đốc có trách nhiệm xây dựng quy trình trình duyệt, báo cáo HĐQT đảm bảo rõ ràngvề hình thức, chính xác về nội dung và phù hợp với các quy định hiện hành của Pháp luật;

Đối với các nội dung đã được HĐQT phê duyệt bằng văn bản, Giám đốc có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo tổ chức thực hiện các Nghị quyết, quyết định của HĐQT;

Giám đốc được ký kết một số các văn bản liên quan theo phân cấp của HĐQT và có trách nhiệm tổ chức thực hiện đề án, kế hoạch sau khi được HĐQT thông qua.

8.3 Việc lập và duyệt kế hoạch, quản lý tài chính, xây dựng đơn giá tiền lương, khoán công việc, chiphí…sẽ do Phó Giám đốc cùng với Trưởng các bộ phận phối hợp xây dựng trình Giám đốc để Giámđốc trình HĐQT phê duyệt theo thẩm quyền.

ĐIỀU 9 THAY ĐỔI THÀNH VIÊN –MIỄN NHIỆM TƯ CÁCH BGĐ :

9.1 Từ chức, từ nhiệm chức danh thành viên BGĐ

9.1.1 Giám đốc, phó Giám đốc , Kế toán Trưởng muốn từ nhiệm chức danh phải có đơn gửi đếnHĐQT. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đơn, HĐQT họp để xem xét và quyết định.

9.1.2 Trong trường hợp Giám đốc bị mất tư cách ban Giám đốc thì người khác tạm thời thay thế vàđược chủ tịch HĐQT bổ nhiệm. Sau đó trong cuộc họp HĐQT liền tiếp sẽ bổ nhiệm chính thức ngườithay thế.

9.1.3 Mọi trường hợp bị khuyết khác do HĐQT quyết định.

9.2 Miễn nhiệm tư cách ban Giám đốc :

9.2.1 Ban Giám đốc bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây :

  • Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

  • Từ chức

  • Vi phạm nghiêm trọng các quy định trong quy chế hoạt động của BGĐ.

  • Vi phạm các quy định trong điều lệ công ty.

9.2.2 Thành viên BGĐ đương nhiên bị mất tư cách thành viên BGĐ trong các trường hợp sau đây :

  • Mất trí, chết, mất quyền công dân.

  • Không đáp ứng được nhu cầu công việc.

ĐIỀU 10: ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA BGĐ :

10.1 Phòng tổ chức – hành chính Công ty có trách nhiệm chuyển và nhận tất cả các công văn tài liệu của BGĐ.

10.1.1 Đối với các công văn, quyết định do BGĐ ký phát hành phải được phòng TCHC Công ty lưu trữ bản chính và kịp thời sao gửi cho các phòng ban đơn vị trong Công ty.

10.1.2 Phòng TCHC Công ty cần sao gửi cho HĐQT các tài liệu liên quan về quản lý nhà nước, các quyết định điều hành quan trọng của GĐ và các báo cáo định kỳ của Công ty.

10.2 Tất cả các thành viên BGĐ có thể trực tiếp làm việc với HĐQT công ty.

10.3 Các thành viên BGĐ được hưởng lương, thưởng, phụ cấp, công tác phí… theo quy chế

trả lương và các quy định về chế độ liên quan của Công ty do HĐQT quyết định.

10.4 Các thành viên BGĐ được bố trí phòng làm việc riêng tại trụ sở chính của công ty với

đầy đủ phương tiện làm việc, hội họp và tiếp khách.

Điều 11: SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

11.1 Trong quá trình thực hiện, bất kỳ thành viên nào của Ban giám đốc cũng có thể đề xuất với Giámđốc về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế những quy định của Quy chế này cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty;

11.2 Trong trường hợp các quy định của Điều lệ Công ty liên quan đến Ban giám đốc thay đổi thìQuy chế này cũng phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các thay đổi trong Điều lệ Công ty;

11.3 Giám đốc đề xuất việc sửa đổi, bổ sung thay thế các quy định của Quy chế này để

HĐQT Công ty phêduyệt;

11.4 Bất cứ sửa đổi, bổ sung, thay thế nào trong Quy chế này chỉ có hiệu lực khi được

HĐQT phêduyệt.

Điều 12: HIỆU LỰC CỦA QUY CHẾ

12.1 Quy chế có hiệu lực khi được HĐQT phê duyệt phù hợp với các nguyên tắc hoạt động của HĐQT;

12.2 Quy chế này áp dụng cho tất cả các thành viên của Ban giám đốc.

Điều 13: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

  1. 1 Các thành viên của Ban giám đốc có trách nhiệm thực hiện đúng Quy chế này;

13.2 Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần ………….. ký và công bố Quy chế này

 

………., ngày ……. tháng ……. năm ……………

T.M HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập -Tự do – Hạnh phúc

………………………

QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TYCỔ PHẦN

( Ban hành kèm theo Quyết định số                  /QĐ-DL-HĐQT ngày           /    /20     của Hội

đồng quản trị Công ty cổ phần)

 

Quy chế này nêu ra những quy định nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ và quyền hạn, xác địnhnguyên tắc làm việc, cách thức chung về quản lý điều hành của Ban Giám đốc Công ty cổ phần (sau đây gọI là Công ty).

 

Điều 1. Nguyên tắc làm việc của Tổng Giám đốc:

1- Tổng Giám đốc Công ty là người trực tiếp điều hành các họat động của Công ty theo sự chỉ đạovà giám sát của HĐQT, theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty, Quy chế hoạt động củaHĐQT Công ty và theo ủy quyền trực tiếp của HĐQT của Công ty.

2- Tổng Giám đốc tổ chức quản lý và điều hành trong thẩm quyền toàn bộ họat

động sản xuất kinh doanh của Công ty theo chế độ thủ trưởng.

3- Mọi hoạt động quản lý điều hành của Tổng Giám đốc và bộ máy giúp việc Tổng Giám đốc phải tuânthủ đúng pháp luật, Điều lệ tổ chức và họat động, các quy chế nội bộ của Công ty và bảo đảm lợi ích cao nhất của Công ty.

 

Điều 2. Trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của Tổng Giám đốc:

1- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn chung nêu tại mục 3, 4 điều 25 của Điều lệ Công ty một cáchtốt nhất, với tinh thần trung thực và tận tụy, vì lợi ích của Công ty và Cổ đông của Công ty.

2- Quyết định tất cả những vấn đề không yêu cầu phải có nghị quyết của ĐHĐCĐ và HĐQT Công ty,hoặc những nội dung theo ủy quyền trực tiếp của HĐQT của Công ty.

3- Quyết định trong thẩm quyền tất cả những vấn đề quản lý điều hành, tổ chức hoạt động sản xuấtkinh doanh hàng ngày của Công ty.

4- Đề nghị HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, mức lương hoặc thù lao,các lợi ích và các điều khoản khác trong hợp đồng lao động đối với Phó Tổng Giám đốc, Kế toántrưởng, Trưởng phòng và cán bộ quản lý khác .

5- Ký hợp đồng với người lao động và quyết định tuyển dụng, bố trí công việc, điều động, khenthưởng, kỷ luật, mức lương, trợ cấp, lợi ích và các điều khoản khác liên quan đến hợp đồng laođộng của người lao động trong Công ty.

6- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật đối với các chức danh từ Trưởng các tổ sản xuất trở xuống.

7- Quyết định thành lập các Hội đồng tư vấn chuyên môn hoặc thuê chuyên gia tư vấn cho Tổng Giámđốc, quyết định mức thù lao cho họat động này trong khuôn khổ chi phí sản xuất kinh doanh đã được duyệt.

8- Được quyết định vượt thẩm quyền trong những trường hợp khẩn cấp như thiên tai, địch họa,hỏa hoạn, sự cố…, chịu trách nhiệm về những quyết định này và báo cáo ngay cho HĐQT.

 

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Tổng Giám đốc Công ty:

1- Phó Tổng Giám đốc Công ty điều hành những công việc được Tổng Giám đốc phân công  phụ trách hoặc ủy quyền, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc, trước Pháp luật về sự phân công vàủy quyền đó.

2- Được sử dụng quyền hạn của Tổng Giám đốc, nhân danh Tổng Giám đốc khi chỉ đạo điều  hành,tổ chức thực hiện các lĩnh vực được phân công hoặc ủy quyền.

3- Có trách nhiệm báo cáo Tổng Giám đốc về những hoạt động của mình được Tổng Giám đốc phân công.

Điều 4. Các mối quan hệ công tác của Tổng Giám đốc:

1- HĐQT, Ban kiểm soát, Thư ký Công ty thông báo yêu cầu, chương trình làm việc cho TổngGiám đốc khi cần sử dụng bộ máy điều hành để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

2- Quan hệ giữa Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc:

a- Tổng Giám đốc phụ trách chung mọi mặt công tác của Công ty và trực tiếp phụ trách một số lĩnhvực công tác cụ thể theo sự phân công. Phó Tổng Giám đốc được Tổng Giám đốc phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác cụ thể.

b- Khi Tổng Giám đốc vắng mặt tại trụ sở Công ty phải phân công cho một Phó Tổng Giám  đốc hoặc ngườI được ủy quyền trực giải quyết các công việc của Công ty; Khi Tổng Giám đốc vắng mặttại trụ sở từ 05 ngày liên tục trở lên phải có văn bản báo cáo Chủ tịch HĐQT, nêu rõ người được ủyquyền giải quyết công việc.

c- Việc phân công nhiệm vụ cụ thể đối với Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc vàviệc ủy quyền điều hành cho Phó Tổng Giám đốc phải được thông báo bằng văn bản cho mọi bộ phận trong Công ty.

d- Phó Tổng Giám đốc chủ động giải quyết công việc được phân công, nếu có vấn đề phức tạp thì báo cáo Tổng Giám đốc quyết định.

3- Quan hệ giữa Tổng Giám đốc và bộ máy giúp việc:

a- Tổng Giám đốc (và các Phó Tổng giám đốc) trực tiếp điều hành, làm việc, chỉ đạo công tác  chocác tổ sản xuất và đến từng nhân viên khi cần thiết (Trong trường hợp này nhân viên phải báo cáocho Trưởng các tổ sản xuất biết nắm tình hình và hỗ trợ).

b- Các tổ trưởng thuộc bộ máy giúp việc khi được Tổng Giám đốc cử đi họp hoặc giải quyết các côngviệc chuyên môn với địa phương, cơ quan bên ngoài thì phải xin ý kiến chỉ đạo của Tổng Giám đốc và sau đó báo cáo lại kết quả công tác.

4- Quan hệ giữa Tổng Giám đốc với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội hoạt động trong Công ty và các tổ chức, cơ quan liên quan:

a- Tổng Giám đốc Công ty có trách nhiệm tổ chức phối hợp công tác với các tổ chức chính trị, tổchức chính trị – xã hội hoạt động trong Công ty trên cơ sở phù hợp với các quy định của pháp luật,Điều lệ công ty và các Điều lệ họat động, các quy định của các tổ chức chính trị xã hội này nhằm xâydựng Công ty trở thành một thực thể kinh tế-xã hội vững mạnh, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhànước, Doanh nghiệp, Nhà đầu tư và Người lao động.

  1. Tổng Giám đốc Công ty có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên địabàn hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các quy chế phối hợp để đảm bảo môi trường chínhtrị-xã hội ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Công ty.

 

Điều 5. Thẩm quyền ký các văn bản:

1- Mọi văn bản của Công ty ban hành có nội dung thuộc thẩm quyền của Tổng Giám đốc đều do Tổng Giám đốc ký.

2- Phó Tổng Giám đốc được quyền ký ban hành các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ tráchhoặc ủy quyền và phải gửi 1 bản cho Tổng Giám đốc để báo cáo.

3- Trưởng Phòng tổng hợp Công ty được quyền ký thừa lệnh Tổng Giám đốc các lọai văn bản sau:

  • Giấy giới thiệu.

  • Giấy đi đường của nhân viên Công ty và của khách đến làm việc tại Công ty.

  • Riêng các loại giấy tờ: Giấy tờ giao dịch, thông báo chuyên môn thông thường của các đơn vịtrong Công ty cho kịp thời khi cả Tổng Giám đốc (Các Phó Tổng Giám đốc)  đều đi vắng, chỉ được phép đóng dấu treo.

  1. Các bộ phận có trách nhiệm ký nháy vào văn bản do bộ phận mình soạn thảo trước khi trình TổngGiám đốc ký ban hành. Phòng Tổng hợp kiểm tra về mặt hình thức, số lượng và phát hành văn bản đúng theo quy định.

 

Điều 6. Các cuộc họp do Tổng Giám đốc triệu tập

1- Định kỳ, trong vòng 5 ngày đầu tháng, Tổng Giám đốc Công ty tổ chức và chủ trì cuộc họp đánhgiá toàn diện kết quả hoạt động của Công ty trong tháng trước và chương trình công tác tháng đó.Thành phần tham dự cuộc họp gồm có các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng các đơnvị thuộc hệ thống quản lý điều hành của Công ty, và những thành viên khác khi được Tổng Giám đốcmời. Địa điểm họp là trụ sở Công ty.

 

2- Tổng Giám đốc có thể triệu tập các cuộc họp đột xuất do Phòng Tổng hợp thông báo hoặc TổngGiám đốc thông báo trực tiếp để bàn bạc, giải quyết những vấn đề phát sinh hoặc khẩn cấp trongquá trình quản lý điều hành. Thành phần tham dự và địa điểm họp do Tổng Giám đốc quyết định.

3- Thủ tục tiến hành các cuộc họp trên tuân thủ Quy chế làm việc, Quy chế họp xem xét lãnh đạo của Công ty.

 

Điều 7. Chế độ hội họp và đi công tác của Tổng Giám đốc

1- Tổng Giám đốc có trách nhiệm tham dự các cuộc họp định kỳ, đột xuất do HĐQT triệu tập.

2- Tổng Giám đốc có trách nhiệm tham dự các cuộc họp do địa phương hoặc các cơ quan khác cóliên quan mời đích danh Tổng Giám đốc. Nếu Tổng Giám đốc không tham dự được thì phải cửngười có đủ chức năng, thẩm quyền thay thế dự họp, trừ trường hợp cơ quan mời họp không chấp nhận người thay thế.

3- Tổng Giám đốc quyết định đi công tác ngoại tỉnh theo yêu cầu công việc, quan hệ với các đối tác của Công ty.

4- Khi tham dự các cuộc họp và các chuyến công tác nêu trên, Tổng Giám đốc có quyền bố trí nhânviên giúp việc đi cùng. Các chi phí hội họp và công tác này thực hiện theo quy định của Công ty.

5- Khi Tổng Giám đốc có yêu cầu hội họp, công tác ở nước ngoài thì phải báo cáo chương trìnhvà nội dung cho Chủ tịch HĐQT phê duyệt.

 

Điều 8. Điều khoản thi hành

1- Quy chế này gồm 8 điều, có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

2- Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Công ty , trưởng các phòng ban và người lao động trong Công ty có trách nhiệm thi hành Quy chế này.

3- Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Tổng Giám đốc đề nghị và HĐQT Công ty quyết định.

 

 

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Mẫu số 07: QUYẾT ĐỊNH MỞ THỦ TỤC THANH LÝ TÀI SẢN
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28 tháng 4 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao)

Mẫu số 07

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28 tháng 4 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao)

 

TOÀ ÁN NHÂN DÂN……….(1)

__________________

Số:……/……./QĐ-TLTS(2)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————-

……, ngày…… tháng……. năm….

 

QUYẾT ĐỊNH MỞ THỦ TỤC THANH LÝ TÀI SẢN

TOÀ ÁN NHÂN DÂN…………………………

 

Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản:(3)

Ông (Bà)………………………………………………………………………………………………(4)

Căn cứ vào Điều 8 và Điều……… (5) của Luật phá sản;

Căn cứ vào Quyết định mở thủ tục phá sản số……../……../QĐ-MTTPS ngày…….. tháng…….. năm…………

Đối với:………………………………………………………………………………………………..(6)

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………..(7)

Xét thấy………………………………………………………………………………………………(8)

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

  1. Mở thủ tục thanh lý tài sản đối với:……………………………………………………..(9)

Địa chỉ………………………………………………………………………………………………. (10)

  1. Phương án phân chia tài sản của……………………………………………………….. (11) được thực hiện theo thứ tự sau đây:
  • Phí phá sản là:……………………………………………………….. đồng;

  • Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết là:…………………………………………………. đồng;

  • Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ là:………………………. đồng, theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng.

Trường hợp giá trị tài sản của………………………………………………. (12) sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật phá sản mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về…………………………………………………………….(13)

  1. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản,………………………………………………………………………….,(14)
    các chủ nợ có quyền khiếu nại; Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định này và những người mắc nợ của……………………………………………..(15)
    có quyền khiếu nại phần quyết định này liên quan đến nghĩa vụ của mình.

 

Nơi nhận:

(Ghi những nơi mà Toà án phải giao hoặc gửi và thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều 81 của Luật phá sản và lưu hồ sơ phá sản).

TOÀ ÁN NHÂN DÂN………………..

………………………………………(16)

 

 

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 07

(1) Ghi tên Toà án có thẩm quyền tiến hành thủ tục thanh lý tài sản; nếu Toà án tiến hành thủ tục phá sản là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (ví dụ: Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định mở thủ tục phá sản (ví dụ: Số: 02/2005/QĐ-TLTS).

(3) Nếu Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì thêm chữ “Tổ” trước hai chữ “Thẩm phán”.

(4) Ghi họ, tên Thẩm phán; nếu Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì ghi họ, tên Thẩm phán là Tổ trưởng, sau đó gạch ngang và ghi hai chữ “Tổ trưởng” (ví dụ: Ông Lê Hải Nam – Tổ trưởng); tiếp đó ghi họ, tên hai Thẩm phán còn lại.

(5) Nếu ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản thuộc trường hợp quy định tại điều nào thì ghi điều đó của Luật phá sản (ví dụ: nếu ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản trong trường hợp đặc biệt thì ghi Điều 78 của Luật phá sản).

(6), (7) và (9), (10) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục thanh lý tài sản.

(8) Nếu ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản thuộc trường hợp nào thì ghi theo quy định tại Điều luật đó của Luật phá sản.

Ví dụ 1: Nếu thuộc trường hợp quy định tại Điều 78 của Luật phá sản thì ghi: “Xét thấy (tên doanh nghiệp, hợp tác xã) hoạt động kinh doanh bị thua lỗ đã được Nhà nước áp dụng biện pháp đặc biệt để phục hồi hoạt động kinh doanh, nhưng vẫn không phục hồi được và không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu”.

Ví dụ 2: Nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 80 của Luật phá sản thì ghi: “Xét thấy sau khi Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết đồng ý với dự kiến các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu (tên doanh nghiệp, hợp tác xã) phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, nhưng (tên doanh nghiệp, hợp tác xã) không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 68 của Luật phá sản”.

(11), (12), (14) và (15) Ghi đầy đủ tên của doanh nghiệp, hợp tác xã.

(13) Tuỳ doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục thanh lý thuộc loại hình nào thì ghi đối tượng tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật phá sản.

(16) Nếu một Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì ghi “Thẩm phán”; nếu Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản, thì ghi:

“TM. Tổ Thẩm phán

Tổ trưởng”

 

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Mẫu số 04: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG GIỚI THIỆU VIỆC LÀM SÁU THÁNG ĐẦU NĂM (HOẶC CẢ NĂM)
Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Tên cơ quan quản lý

Tên Trung tâm

Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH
của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG GIỚI THIỆU VIỆC LÀM SÁU THÁNG ĐẦU NĂM (HOẶC CẢ NĂM)…..

Kính gửi:………………………………………………..

  1. Nhân sự của trung tâm
STT Nhân sự Phân theo tổ chức Phân theo trình độ CMKT
Lãnh đạo Trung tâm Tư vấn GTVL Dạy nghề Thông tin TTLĐ Tổ chức, Hành chính, Kế hoạch/TC Trên ĐH Đại học, cao đẳng THCN CNKT Khác
  Tổng số nhân viên                      
1 Biên chế                      
2 Hợp đồng lao động                      
  1. Cơ sở vật chất
STT Hạng mục Tổng số Trong đó sử dụng vào các hoạt động
Tư vấn Giới thiệu việc làm, cung ứng lao động Thông tin thị trường lao động Dạy nghề Khác
1 Tổng diện tích đất (m2)            
2 Diện tích đất xây dựng (m2)            
3 Diện tích đất sử dụng (m2)            
4 Giá trị trang thiết bị (triệu đồng)            

III. Tình hình đầu tư

STT Nguồn đầu tư Tổng số (triệu đồng) Trong đó sử dụng vào các hoạt động
Tư vấn Giới thiệu việc làm, cung ứng lao động Thông tin thị trường lao động Dạy nghề Khác
1 Nguồn tự có của Trung tâm            
2 Nguồn từ địa phương, cơ quan chủ quản            
3 Nguồn đầu tư từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia về việc làm            
4 Nguồn đầu tư từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Dạy nghề            
5 Nguồn từ các dự án, chương trình hợp tác quốc tế            
6 Các nguồn khác (ghi cụ thể)            
Cộng            
  1. kết quả hoạt động
STT Chỉ số Đơn vị Kế hoạch 6 tháng đầu năm
(hoặc cả năm)
Thực hiện trong kỳ
báo cáo
1 Tổng số người được tư vấn Người    
  Trong đó: + Phụ nữ    
                 + Người tàn tật    
Chia ra:    + Tư vấn về việc làm    
                 + Tư vấn về học nghề    
                 + Tư vấn về chính sách chế độ lao động    

 

STT Chỉ số Đơn vị

 

Kế hoạch 6 tháng đầu năm (hoặc cả năm) Thực hiện trong kỳ báo cáo
2 Tổng số người đến Trung tâm đăng ký tìm việc làm    
  Trong đó: + Phụ nữ    
                 + Người tàn tật    
                 + Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật    
                 + Lao động ngoại tỉnh    
3 Tổng số người được giới thiệu việc làm    
  Trong đó: + Phụ nữ    
                 + Người tàn tật    
                 + Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật    
                 + Lao động ngoại tỉnh    
Tỷ lệ lao động đăng ký tìm việc làm được giới thiệu việc làm %    
4 Tổng số người được Trung tâm giới thiệu việc làm nhận được việc làm Người    
  Trong đó: + Phụ nữ    
                 + Người tàn tật    
                 + Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật    
                 + Lao động ngoại tỉnh    
Tỷ lệ lao động được Trung tâm giới thiệu việc làm nhận được việc làm %    
5 Tổng số lao động do doanh nghiệp, tổ chức đề nghị cung ứng/tuyển    
  Trong đó: + Phụ nữ    
                 + Người tàn tật    
                 + Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật    
                 + Lao động ngoại tỉnh    
6 Tổng số lao động Trung tâm đã cung ứng/tuyển cho doanh nghiệp, tổ chức      
  Trong đó: + Phụ nữ    
                 + Người tàn tật    
                   + Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật    
                 + Lao động ngoại tỉnh    
7 Tổng số lao động cung ứng/tuyển được doanh nghiệp, tổ chức tuyển dụng Người    
  Trong đó: + Phụ nữ    
                 + Người tàn tật    
                 + Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật    
                 + Lao động ngoại tỉnh    
Tỷ lệ lao động cung ứng/tuyển được doanh nghiệp, tổ chức tuyển dụng %    
8 Số doanh nghiệp, tổ chức mà Trung tâm khai thác thông tin thị trường LĐ DN, TC    
  Trong đó: Trong địa bàn tỉnh, TP trực thuộc Trung ương    
9 Số DN, tổ chức được Trung tâm cung ứng thông tin thị trường LĐ DN, TC    
  Trong đó: Trong địa bàn tỉnh, TP trực thuộc Trung ương    
10 Tổng số người được đào tạo nghề Người    
  Trong đó: + Trung tâm tự đào tạo    
                 + Liên kết đào tạo    
                 + Đào tạo theo địa chỉ      
11 Số người được Trung tâm đào tạo đăng ký tìm việc làm qua Trung tâm    
12 Số người được Trung tâm đào tạo tìm được việc làm qua Trung tâm    
13 Số doanh nghiệp, tổ chức sử dụng dịch vụ của Trung tâm DN, TC    

……, ngày….. tháng….. năm….

Giám đốc Trung tâm

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:

  • Báo cáo sáu tháng đầu năm, Trung tâm chỉ báo cáo phần I và phần IV

  • Gửi 01 bản báo cáo về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

 

 

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

QUY CHẾ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN

DỰ THẢO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………………………

QUY CHẾ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
( Ban hành kèm theo Quyết định số                      /QĐ-DL-HĐQT ngày            /      /20   của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần)

 Quy chế này xác định hệ thống tổ chức và quản lý điều hành Công ty cổ phần (Sau đây gọi  làCông ty), quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng thành phần và mối quan hệ giữa cácthành phần, hướng đến mục tiêu bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý điều hành, đưahọat động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng ổn định và bền vững, đáp ứng chiến lược pháttriển của Công ty.

CHƯƠNGI

HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH, CÁC TỔCHỨC KHÁC TRONG CÔNG TY

Điều 1. Hệ thống tổ chức Công ty:

Hệ thống tổ chức và quản lý điều hành Công ty bao gồm các thành phần:

1- Ban giám đốc

2- Kế toán trưởng.

2- Các Phòng chuyên môn nghiệp vụ

Điều 2. Các Hội đồng tư vấn:

Tùy vào yêu cầu, tính chất, quy mô công việc, Tổng Giám đốc có thể thành lập các Hội đồng tư vấn của Công ty như Hội đồng khen thưởng kỷ luật,  Hội đồng kiểm kê, Hội đồng thi nâng bậc, … Các Hội đồng này là những tổ chức hoạt động có thời hạn theo nhu cầu thực tế, với chức năng tư vấn cho Tổng Giám đốc ra các quyết định được chính xác, hoặc thay mặt Tổng Giám đốc tổ chức thực hiện một lĩnh vực công tác chuyên môn cụ thể. Các Hội đồng này  làm việc theo nguyên tắc tập thể, đưa ra kết luận thông qua ý kiến bàn bạc và biểu quyết dân chủ.

Điều 3. Các tổ chức khác:

Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội họat động trong Công ty là những tổ chức của Người lao động, ngoài việc tuân thủ theo Pháp luật, Điều lệ và những hướng dẫn hoạt động của tổ chức mình, còn cần phải phù hợp với Điều lệ và các quy chế của Công ty. Những tổ chức này sẽ ký kết với Tổng Giám đốc Công ty Quy chế phối hợp hoạt động nhằm kết hợp hài hòa quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên, bảo đảm phục vụ tốt nhất lợi ích chung của Công ty.

CHƯƠNG II

BAN GIÁM ĐỐC, KẾ TOÁN TRƯỞNG

Điều 4. Ban Giám đốc Công ty:

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Giám đốc áp dụng theo Điều lệ Công ty và theo Quy chế làm việc của Ban Giám đốc công ty.

Điều 5. Kế toán trưởng:

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kế toán trưởng Công ty:

1- Kế toán trưởng Công ty chịu sự lãnh đạo của HĐQT và sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giámđốc Công ty, có chức năng tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, tài chính, thông tin kinh tế và hạch toán kế toán tại Công ty.

2- Kế toán trưởng có nhiệm vụ:

2.1. Tổ chức điều hành bộ máy kế toán Công ty và thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán theo quy định tại Điều 5 của Luật Kế toán, cụ thể là:

  1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
  2. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp Ngân sách Nhà nước,thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện vàngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
  3. Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị vàtài chính của Công ty.
  4. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.

2.2. Giám sát tài chính tại Công ty.

2.3. Là người chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu về hoạt động tài chính của công ty.

2.4. Lập Báo cáo tài chính định kỳ.

2.5. Thực hiện nhiệm vụ Trưởng phòng tài chính – kế toán Công ty và các nhiệm vụ khác theo sựphân công của HĐQT.

  1. Kế toán trưởng có quyền hạn:
  2. Quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
  3. Có quyền yêu cầu các bộ phận liên quan trong Công ty cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liênquan đến công việc kế toán và giám sát tài chính của Kế toán trưởng;
  4. Được quyền bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của Người ra quyết định;
  5. Có quyền báo cáo bằng văn bản cho Người đại diện theo pháp luật của Công ty khi phát hiện cácvi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong đơn vị; Trường hợp vẫn phải chấp hành quyết địnhthì báo cáo lên ĐHĐCĐ và/hoặc HĐQT và/hoặc BKS công ty mà không phải chịu trách nhiệm vềhậu quả của việc thi hành quyết định đó.

CHƯƠNG III

CÁC THÀNH PHẦN TRONG CƠ CẤU QUẢN LÝ CHUYÊNMÔN NGHIỆP VỤ

Điều 6. Các phòng chuyên môn:

Các phòng chuyên môn nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc Công ty, có chứcnăng giúp việc cho HĐQT và Tổng Giám đốc Công ty quản lý điều hành Công ty đối với lĩnh vựccông tác được giao.

Tùy theo từng giai đoạn, theo yêu cầu công việc, Tổng giám đốc công ty có thể quyết định thành lậpcác phòng chuyên môn cần thiết, sau khi thông qua HĐQT. Trong khi chưa có các phòng chuyênmôn, Tổng giám đốc chỉ định các cá nhân cụ thể thực hiện từng phần hoặc toàn bộ các chức năngcủa các phòng chuyên môn này.

Điều 7. Phòng  Tổng hợp:

1- Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành về công tác tổ chức lao độngvà tiền lương, công tác hành chính quản trị; công tác thi đua phong trào và công tác thống kê về hoạt động SXKD.

2- Nhiệm vụ và quyền hạn:

a- Tổ chức thực hiện công tác quản lý nhân sự, quản lý toàn bộ hồ sơ người lao động, thực hiện việcký kết hợp đồng lao động để cung cấp thông tin cho việc bố trí, sắp xếp, sử dụng và ngừng sử dụnglao động, giúp Tổng Giám đốc nhận xét, đánh giá người lao động của Công ty định kỳ hoặc theo yêu cầu.

b- Thẩm định trình Tổng Giám đốc quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, xếp lương, nâng bậc lương, khen thưởng, kỷ luật, … đối với tất cả người lao động thuộc thẩm quyềnquyết định của  Tổng Giám đốc.

c- Quản lý và thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối vớiNgười lao động trong Công ty đúng theo quy định của Nhà nước và Quy chế nội bộ của Công ty.

e- Tổ chức thực hiện quy họach phát triển nguồn nhân lực, bao gồm: Kế họach đào tạo, bồi dưỡng;kế hoạch tuyển dụng; Kế hoạch quỹ tiền lương.

f- Theo dõi việc triển khai thực hiện các quy chế nội bộ của Công ty, làm đầu mối tổng hợp các ý kiếngiúp lãnh đạo Công ty bổ sung, sửa đổi các quy chế nội bộ phù hợp với yêu cầu thực tế.

g- Làm các thủ tục đề nghị các cấp có thẩm quyền cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phéphành nghề và các giấy phép hoạt động khác cho Công ty và các đơn vị trực thuộc.

h- Tiếp nhận, xem xét, xác minh đơn thư khiếu tố, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến công nhân viênchức, người lao động của Công ty và kiến nghị Tổng Giám đốc giải quyết theo thẩm quyền.

i- Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, phối hợp với các bộ phận thực hiện quy định an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn phòng chống cháy nổ.

j- Tổ chức phổ biến những văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền giáo dụcpháp luật. Hướng dẫn công tác thi đua, tuyên truyền trong Công ty.

k- Quản lý công tác hành chính quản trị, thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, thư viện, ấn loát, thông tin liên lạc, đời sống, lễ tân, phục vụ hội họp, hội nghị, phương tiện đi lại.

l- Làm đầu mối làm việc với các cơ quan bảo vệ pháp luật, thanh tra, kiểm tra. Tiếp khách, báo chí,cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức xã hội đến làm việc với Công ty. Thay mặt Công ty làm việcvới chính quyền địa phương nơi đóng trụ sở Công ty. Tham dự các cuộc họp, hội nghị của các cơquan bên ngoài theo ủy quyền của Tổng Giám đốc.

m- Tổng hợp số liệu thực hiện báo cáo thống kê  kết quả kinh doanh, định kỳ và đột xuất;

n- Tham gia công tác kiểm kê vật tư, tài sản của Công ty p. Quản trị Webside và mạng nội bộ của Công ty

  1. Thực hiện các nhiệm vụ khác do HĐQT và Tổng Giám đốc công ty giao.

Điều 8. Phòng Tài chính – Kế toán:

1- Chức năng: Tham mưu giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành công tác kinh tế tài chínhvà hạch toán kế toán; Xúc tiến và quản lý công tác đầu tư tài chính; Thực hiện và theo dõi công táctiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập hoặc chi trả theo chế độ, chính sách đối với người lao động.

2- Nhiệm vụ và quyền hạn:

a- Tham gia, phối hợp với các đơn vị xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư xâydựng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

b- Lập kế hoạch đầu tư tài chính, kế hoạch tín dụng, cân đối các nguồn vốn phù hợp với tình hìnhhoạt động kinh doanh và chiến lược đầu tư phát triển của Công ty trong từng thời kỳ.

c- Theo dõi, tính toán, cập nhật, báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình sử dụng quản lý cácqũy, tài sản, vật tư, các nguồn vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

d- Tổng hợp, lập báo cáo thống kê về tài chính, kế toán.

e- Xây dựng, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy chế tài chính và những quy định vềchi phí khác áp dụng trong nội bộ Công ty.

f- Quản lý mọi khoản thu chi theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và quy định của Công ty,bảo đảm phục vụ tốt cho mọi hoạt động của Công ty.

g- Tính toán, trích nộp đầy đủ và kịp thời các khoản nộp ngân sách, nghĩa vụ thuế và những nghĩa vụkhác đối với Nhà nước theo luật định; Thanh toán và thu hồi đúng, kịp thời các món nợ phải thu, phảitrả

h- Tổ chức thực hiện chi trả cổ tức theo đúng Điều lệ, nghị quyết của HĐQT.

i- Phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan xây dựng quy chế trả lương, xây dựng kế hoạch tiềnlương, quản lý và chi tiêu các qũy đúng quy định của Nhà nước và phù hợp với tình hình thực tế của Công ty.

j- Thanh toán tiền lương và các khoản khác thuộc chế độ, chính sách đúng kỳ, đúng quy định chocông nhân viên chức, người lao động trong Công ty; Lập sổ theo dõi thu nhập cá nhân và nộp thuếthu nhập các nhân. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quy chế trả lương tại các đơn vị.

k- Tham gia nghiệm thu các công trình đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên công trình, thiết bị của Công ty.

l- Chủ trì công tác quyết toán đúng kỳ hạn kết quả sản xuất kinh doanh, các công trình đầu tư xâydựng, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên công trình, thiết bị của Công ty.

m- Tham gia các công tác sau đây: Thẩm định các hồ sơ dự án đầu tư xây dựng, đầu tư phát triển;công tác đấu thầu;

n- Tổ chức công tác kiểm kê tài sản, vật tư theo định kỳ và đột xuất. o- Phục vụ công tác kiểm toán theo yêu cầu.

p- Theo dõi thị trường chứng khoán khi Công ty niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, tổng hợp tình hình phục vụ thông tin lãnh đạo.

q- Tổ chức bảo quản lưu trữ các tài liệu kế toán, tài chính, giữ bí mật các tài liệu và số liệu này.

r- Bảo quản, lưu trữ các hồ sơ, chứng từ có giá của Công ty.

s- Thực hiện các nhiệm vụ khác do HĐQT và Tổng Giám đốc công ty giao.

Điều 9. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng Phòng :

1- Tổ chức thực hiện tốt mọi công tác của phòng mình phụ trách. Chỉ đạo, hướng dẫn nhân viênthuộc quyền chấp hành đúng chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy chế nội bộCông ty. Trường hợp vắng mặt không thể trực tiếp giải quyết công việc, Trưởng phòng phải sắp xếp,phân công phó phòng hoặc một nhân viên trong phòng nắm tình hình hoặc thụ lý giải quyết và phảichịu trách nhiệm về sự phân công này.

2- Giao nhiệm vụ và phân công công tác cụ thể cho từng nhân viên trong phòng; Kiểm tra việc chấphành của nhân viên và đôn đốc thực hiện đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác của phòng mình.

3- Chủ động quan hệ hợp tác chặt chẽ và thiện chí với các đơn vị trong Công ty để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

4- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị trong Công ty về phần  nghiệpvụ do mình phụ trách, phát hiện kịp thời những thiếu sót, hướng dẫn các đơn vị sửa chữa và thực hiện đúng.

5- Quản lý tài sản, dụng cụ, phương tiện phục vụ công tác của phòng.

6- Quản lý lao động (ngày công, giờ công, chất lượng công việc) trong phòng đúng quy định, đảmbảo hòan thành nhiệm vụ với chất lượng, năng suất và hiệu quả cao; Nhận xét, đánh giá và đề nghịkhen thưởng, kỷ luật, nâng lương, nâng bậc, giải quyết các chế độ, chính sách đối với nhân viên trong phòng.

7- Được quyền đề xuất việc tuyển dụng, thuyên chuyển nhân viên dưới quyền.

Điều 10. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó phòng :

1- Phó phòng có nhiệm vụ giúp Trưởng phòng tổ chức thực hiện, theo dõi và kiểm tra các nhiệmvụ công tác của đơn vị. Ngoài ra, Phó phòng còn phụ trách một số công việc cụ thể  theo sựphân công của Tổng Giám đốc và Trưởng phòng.

2- Thường xuyên báo cáo Trưởng phòng biết tình hình, kết quả thực hiện công tác do mình phụtrách. Khi được cấp trên trực tiếp giao nhiệm vụ, phó phòng phải báo cáo cho Trưởng phòng biết, nắmtình hình và hỗ trợ.

3- Thay mặt Trưởng phòng điều hành họat động hàng ngày của phòng khi Trưởng phòng  đivắng; Giải quyết những công việc được Trưởng phòng ủy nhiệm.

CHƯƠNG IV

CÁC THÀNH PHẦN TRONG CƠ CẤU

ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT KINH DOANH TRỰC TUYẾN

Điều 11. Chức năng:

Tổ trưởng các tổ sản xuất là những người thay mặt Ban Giám đốc trực tiếp tổ chức công tác sảnxuất kinh doanh và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty.

Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ trưởng :

1- Tổ chức thực hiện sự chỉ đạo, lãnh đạo điều hành của Ban Giám đốc Công ty, các hướng  dẫn  vàsự giám sát về mặt nghiệp vụ có liên quan của các phòng nghiệp vụ Công ty.

2- Thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng toàn bộ thiết bị, tài sản tại đơn vị ; Báo cáo, đề xuất,phản ánh kịp thời cho Ban Giám đốc mọi tình hình khi có yêu cầu hoặc khi phát hiện có dấu hiệu bấtthường, sự cố.

3- Chỉ đạo và chịu trách nhiệm chính đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháynổ, phòng chống bão lụt của đơn vị.

4- Quản lý sử dụng tài sản, thiết bị, phương tiện kinh doanh và phục vụ sinh hoạt được trang bị (xe,máy, điện thọai, điện sinh họat, dụng cụ văn phòng, dụng cụ an toàn và bảo hộ lao động, …) hiệu quả,đúng mục đích, theo đúng các quy chế nội bộ của Công ty.

5- Chỉ đạo và chịu trách nhiệm chính đảm bảo công tác an ninh quốc phòng, bảo vệ, trật tự trị an,phòng chống tệ nạn xã hội

6- Quản lý, điều hành, phân công lao động, lịch trực, theo dõi chấm công cho các tổ sản xuất, nhânviên thuộc quyền; Nhận xét, đánh giá và đề nghị khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, nâng bậc, giảiquyết các chế độ, chính sách đối với nhân viên thuộc quyền.

7- Theo quy định của Ban Giám đốc, được quyền chủ động chi mua sắm các công cụ dụng cụ cógiá trị nhỏ để kịp thời phục vụ cho yêu cầu kinh doanh của đơn vị;

CHƯƠNG V

BAN QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH

Điều 13. Tùy theo yêu cầu, HĐQT có thể thành lập Ban quản lý công trình theo hình thức Chủ đầutư trực tiếp quản lý dự án để quản lý các dự án do Công ty làm chủ đầu tư. Ban Quản lý dự án chịusự điều hành của Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Pháp luật và trước  HĐQT theo nhiệmvụ, quyền hạn được giao. Tổ chức, cá nhân quản lý dự án phải có đủ điều kiện năng lực theo quyđịnh của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 về quản dự án đầu tư xây dựng công trình.

Điều 14. Nhiệm vụ và quyền hạn:

Ban Quản lý công trình có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

  1. Thực hiện các thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng, chuẩn bị mặt bằng và các công việc khác phụcvụ cho việc xây dựng công trình;
  2. Chuẩn bị hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình để chủ đầu tư tổ chức thẩmđịnh, phê duyệt theo quy định;
  3. Chuẩn bị Hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn xét thầu và tổ chức lựa chọn nhà thầu trình HĐQT phê duyệt;
  4. Thực hiện đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà thầu theo ủy quyền của HĐQT.
  5. Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng hoặc thực hiện nhiệm vụ giám sát của chủ đầu tư trong trường hợp thuê tư vấn giám sát.
  6. Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường của công trình xây dựng;
  7. Nghiệm thu, bàn giao công trình;
  8. Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.
  9. Tuỳ theo đặc điểm cụ thể của dự án, HĐQT có thể uỷ quyền cho Ban Quản lý công trình thực hiện một phần các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư.

Điều 15. Ban Quản lý công trình được đồng thời quản lý nhiều dự án khi có đủ điều kiện năng lựcvà được HĐQT cho phép (kể cả những dự án quản lý theo hợp đồng dịch vụ do  Công ty ký) .Ban Quản lý công trình không được phép thành lập các Ban Quản lý dự án trực thuộc hoặc thànhlập các đơn vị sự nghiệp có thu để thực hiện việc quản lý dự án.

Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình quy mô lớn, phức tạp hoặc  theo tuyến thì Ban Quảnlý công trình được phép đề nghị thuê các tổ chức tư vấn để quản lý các dự án thành phần.

Ban Quản lý công trình được đề nghị ký hợp đồng thuê cá nhân, tổ chức tư vấn nước ngoài có kinhnghiệm, năng lực để phối hợp với Ban Quản lý dự án quản lý các công việc ứng dụng công nghệ xâydựng mới mà tư vấn trong nước chưa đủ năng lực thực hiện hoặc có yêu cầu đặc biệt khác.

Điều 16.      Ban Quản lý công trình có thể là bộ phận chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Trườnghợp là Ban Quản lý dự án kiêm nhiệm thì sẽ cử một người làm thường trực để phối hợp các hoạtđộng của Ban, các phòng chức năng có nhiệm vụ phân công thực hiện các nhiệm vụ như quy địnhtại điểm 2, theo chức năng của bộ phận mình.

CHƯƠNG VI

QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA CÁC THÀNH PHẦN TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH

Điều 17. Quan hệ giữa Tổng Giám đốc và các Phó Tổng giám đốc được thực hiện theo Quy chế làm việc của Ban Giám đốc Công ty.

Điều 18. Quan hệ giữa lãnh đạo Công ty với các Trưởng phòng nghiệp vụ, Trưởng Ban quảnlý dự án (gọi chung là các đơn vị) và giữa các tổ trưởng với nhau:

1- Tổng Giám đốc (các Phó Tổng giám đốc)  trực tiếp quản lý, chỉ đạo, điều hành, công tác cho cácTrưởng các đơn vị và đến từng nhân viên khi cần thiết, trường hợp này nhân viên phải báo cáo cho trưởng bộ phận biết nắm tình hình và hỗ trợ.

2- HĐQT, BKS, Thư ký Công ty thông báo yêu cầu, chương trình làm việc cho Tổng Giám đốc khicần sử dụng bộ máy điều hành để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

3- Các Trưởng phòng nghiệp vụ chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về quản lý và điều hành công việc của phòng mình.

4- Trưởng các bộ phận, Trưởng Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về quảnlý và điều hành công việc của mình, đồng thời chịu sự hướng dẫn và giám sát về mặt nghiệp vụ có liên quan của các phòng nghiệp vụ.

5- Cán bộ, công nhân viên thực hiện nhiệm vụ do trưởng các tổ sản xuất trực tiếp giao, chịu  trách nhiệm trước Trưởng các tổ sản xuất về nhiệm vụ, chất lượng công tác của mình.

6- Mối quan hệ giữa tổ sản xuất là mối quan hệ hợp tác, tôn trọng lẫn nhau và có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ của Công ty.

Điều 19. Điều khoản thi hành

1- Quy chế này gồm 19 điều, có hiệu lực kể từ ngày ký quyết định ban hành.

2- Mọi thành viên trong Công ty đều có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Quy chế này.

3- Trong quá trình thực hiện, Quy chế sẽ được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế sảnxuất kinh doanh của Công ty.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Mẫu số 6

Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2012/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

 

TÊN CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
TÊN DOANH NGHIỆP
——–
PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
—————-

 

TT Nội dung Tổng số Ghi chú
I Tổng số lao động tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa    
1 Lao động không thuộc diện ký hợp đồng lao động    
2 Lao động làm việc theo HĐLĐ    
  a) Lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn    
b) Làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng    
c) Làm việc theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định dưới 03 tháng    
3 Lao động đang nghỉ việc nhưng có tên trong danh sách lao động của công ty    
II Số lao động sẽ nghỉ việc tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa    
1 Số lao động đủ điều kiện nghỉ hưu theo chế độ hiện hành    
2 Số lao động sẽ chấm dứt hợp đồng lao động    
  a) Hết hạn hợp đồng lao động    
b) Tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động    
c) Chấm dứt hợp đồng lao động với lý do khác theo quy định của pháp luật    
3 Số lao động không bố trí được việc làm tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp    
  a) Số lao động dôi dư thực hiện theo Nghị định số 91/2010/NĐ-CP    
b) Số lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động và trả trợ cấp mất việc làm    
III Số lao động sẽ chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần    
1 Số lao động mà hợp đồng lao động còn thời hạn    
2 Số lao động nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội    
  a) Ốm đau    
b) Thai sản    
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp    
3 Số lao động đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động    
  a) Nghĩa vụ quân sự    
b) Nghĩa vụ công dân khác    
c) Bị tạm giam, tạm giữ    
d) Do hai bên thỏa thuận (không quá 03 tháng)    

 

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ngày … tháng … năm …
GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

 

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Mẫu số 1

Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2012/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

 

TÊN CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
TÊN DOANH NGHIỆP
————-
DANH SÁCH LAO ĐỘNG
TẠI THỜI ĐIỂM CÔNG BỐ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
——————

 

Số TT Họ và tên Năm sinh Chức danh công việc đang làm Trình độ chuyên môn nghiệp vụ Hiện đang thực hiện loại hợp đồng lao động Thời điểm tuyển dụng vào doanh nghiệp Tổng số năm thực tế làm việc trong khu vực nhà nước (năm) Nơi ở hiện nay, điện thoại liên hệ (nếu có)
Nam Nữ
(A) (B) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
1                  
2                  
3                  
                 
                 

 

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ngày …. tháng … năm …
GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

  • Cột B: Ghi toàn bộ số lao động của doanh nghiệp cổ phần hóa, gồm:

  • Lao động không thuộc đối tượng ký hợp đồng lao động (HĐLĐ), gồm Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của doanh nghiệp.

  • Lao động làm việc theo HĐLĐ, gồm lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn (bao gồm cả lao động tuyển dụng trước ngày 30 tháng 8 năm 1990 nhưng chưa chuyển sang ký HĐLĐ); lao động làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; HĐLĐ theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

  • Lao động đang nghỉ việc nhưng có tên trong danh sách lao động của công ty, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

  • Cột 4: Nếu là viên chức thì ghi ngành và trình độ đào tạo; nếu là công nhân thì ghi nghề và bậc thợ;

  • Cột 5: Nếu không thuộc đối tượng ký HĐLĐ ghi ký hiệu là (K); HĐLĐ không xác định thời hạn được ghi ký hiệu là (A); HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ghi ký hiệu là (B); HĐLĐ theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ghi ký hiệu là (C); tuyển dụng trước ngày 30 tháng 8 năm 1990 nhưng chưa chuyển sang ký hợp đồng lao động ghi ký hiệu là (D);

  • Cột 6: Ghi ngày, tháng, năm được tuyển dụng vào doanh nghiệp;

  • Cột 8: Ghi cụ thể địa chỉ nơi ở hiện nay và điện thoại liên hệ (nếu có).

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com