Một số vấn đề pháp lý khi xem xét gia nhập Công ước về quy chế người không quốc tịch năm 1954

Một số vấn đề pháp lý khi xem xét gia nhập Công ước về quy chế người không quốc tịch năm 1954

03/07/2014

Công ước về quy chế người không quốc tịch năm 1954 (Công ước) ra đời nhằm nâng cao vị thế của những người không quốc tịch, bảo vệ quyền con người, theo đó khẳng định nguyên tắc mọi người được hưởng các quyền và tự do cơ bản mà không bị phân biệt đối xử. Nghiên cứu, đề xuất việc gia nhập Công ước là sự thể chế hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước ta cũng như thực hiện cam kết của Việt Nam thực hiện các khuyến nghị được Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc thông qua theo cơ chế kiểm định định kỳ liên quan đến việc bảo vệ quyền của người không quốc tịch.

Để góp phần giúp độc giả tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn về mặt pháp lý khi xem xét gia nhập Công ước, tác giả Đặng Trung Hà – Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp – đã có bài viết “Một số vấn đề pháp lý khi xem xét gia nhập công ước về quy chế người không quốc tịch năm 1954” đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 64 trang tháng 5/2014. Bài viết đưa ra được mức độ tương thích của Công ước với các quy định của pháp luật Việt Nam, theo đó, một số nội dung cơ bản của Công ước đều phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, nhưng cũng có một số quy định của Công ước chưa có cơ chế thực thi. Đồng thời, tác giả cũng đánh giá, bình luận về những thuận lợi, khó khăn khi nghiên cứu gia nhập Công ước. Từ đó, bài viết đi đến kết luận, Việt Nam cần có những giải pháp trước hết về mặt pháp lý để đảm bảo những quyền tối thiểu, cơ bản của người không quốc tịch hiện đang cư trú hợp pháp trên lãnh thổ và cần phải hoàn thiện pháp luật trong nước trước khi tiến hành việc xem xét gia nhập Công ước.

Uyên Nhi

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com