Mẫu Hợp đồng thuê khoán bếp – Hợp đồng thuê khoán nấu ăn

Hợp đồng thuê khoán bếp, Hợp đồng thuê khoán nấu ăn, Hợp đồng thuê đầu bếp, Hợp đồng thuê nhân viên phục vụ nhà hàng.

1. Hợp đồng thuê khoán bếp là gì

Hợp đồng thuê khoán bếp là một hình thức hợp đồng giao khoán chịu sự điều chỉnh của pháp luật về dân sự, giữa ít nhất hai bên. Một bên giao khoán có trách nhiệm thanh toán chi phí giao khoản theo thỏa thuận giữa hai bên. Bên còn lại là bên nhận khoán có trách nhiệm thực hiện công việc nhận khoán. Hợp đồng thuê khoán bếp mang tính chất hợp đồng dịch vụ nhiều hơn, được áp dụng chỉ vào một thời điểm nhất định và không mang tính chất thường xuyên.

2. Những đặc trưng của Hợp đồng thuê khoán

Hợp đồng thuê khoán là loại hợp đồng song vụ, tức là bên trong hợp đồng sẽ có nghĩa vụ với nhau. Hợp đồng thuê khoán được chia ra thành hợp đồng thuê khoán tài sản và hợp đồng thuê khoán công việc.

a, Hợp đồng khoán việc (còn gọi là hợp đồng thuê khoán việc) là sự thỏa thuận của hai bên. Theo đó, bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán và khi hoàn thành phải bàn giao cho bên giao khoán kết quả của công việc đó. Bên giao khoán nhận kết quả công việc và có nghĩa vụ trả cho bên nhận khoán tiền thù lao đã thỏa thuận.

– Khoán trọn gói: Bên giao khoán, khoán toàn bộ cho bên nhận khoán các chi phí, bao gồm chi phí vật liệu; chi phí nhân công; chi phí công cụ lao động có liên quan  để hoàn thành công việc.

Bên giao khoán trả cho người nhận khoán một khoản tiền bao gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu; chi phí nhân công; chi phí công cụ lao động, lợi nhuận phát sinh từ việc nhận khoán.

– Khoán nhân công: Người nhận khoán phải tự bảo đảm công cụ lao động để hoàn thành công việc. Người giao khoán trả cho người nhận một khoản tiền công lao động, trong đó đã bao gồm tiền khấu hao công cụ lao động.

b, Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản đó và có nghĩa vụ trả tiền thuê

– Hợp đồng thuê khoán có đối tượng là tư liệu sản xuất.

– Thời gian thuê trong hợp đồng thuê khoán được xác định theo chu kì sản xuất, kinh doanh hoặc theo mùa, vụ.

– Trong hợp đồng thuê khoán mục đích của các bên chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

3. Hướng dẫn sử dụng Hợp đồng thuê khoán bếp

Hợp đồng thuê khoán bếp được sử dụng khi một bên muốn giao khoán công việc bếp và bên nhận giao khoán sẽ cung cấp dịch vụ để thực hiện công việc. Để hợp đồng có tính pháp lí, cần phải lưu ý đến một số điều khoản sau:

a,Thông tin các bên

Các bên cung cấp đủ và chính xác thông tin cá nhân của bên thuê khoán và bên nhận thuê khoán theo các tiêu chí: Họ tên, thông tin cá nhân, địa chỉ, số tài khoản…

Nếu là tổ chức thì cần cung cấp thông tin như: tên tổ chức, địa chỉ, mã số thuế, người đại diện

b, Đối tượng thuê khoán

Đối tượng cụ thể trong hợp đồng này là công việc làm bếp. Hai bên phải thống nhất rõ phạm vi của công việc được thuê khoán như công việc là gì, thời gian làm việc, cách thức cũng như quy trình công việc

c, Thời hạn thuê khoán

Thời hạn thuê khoán do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc có thỏa thuận nhưng không rõ ràng thì thời hạn thuê khoán có thể được xác định là hợp đồng không xác định thời hạn

d, Giá thuê khoán

Giá thuê khoán do các bên thỏa thuận. Hai bên cần nêu rõ ràng về giá thuê khoán bếp trong hợp đồng gồm những khoản chi phí nào, hình thức thanh toán là bằng tiền mặt hay chuyển khoản, thời gian thanh toán là ngày nào, lịch thanh toán theo chu kì ra sao……

e, Quyền và nghĩa vụ các bên

Dựa trên các quy định của pháp luật và ý trí, các bên thỏa thuận các quyền và nghĩa vụ tương ứng với từng bên trong hợp đồng. Nêu cụ thể quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để bảo đảm lợi ích của từng bên trong hợp đồng

4. Điều kiện để trở thành đầu bếp

Kiến thức chuyên môn: Đây là điều kiện vô cùng quan trọng để quyết định bước đi của bạn. Chỉ khi bạn có đầy đủ những kiến thức từ nấu nướng đến những công việc về quản lý, kỹ năng mềm thì bạn mới có cơ hội để tăng tiến

Tinh thần ham học hỏi, sáng tạo: Bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào, bạn muốn giỏi bạn phải ham học hỏi. Học tất cả những kiến thức mà có thể giúp ích cho công việc của bạn. Bạn có thể học nấu ăn ở trên Internet, trường lớp hay chính bạn bè, đồng nghiệp của mình.

Ngoài ra, một đầu bếp giỏi còn cần có khả năng sáng tạo. Chỉ có sáng tạo mới có thể hô biến những món ăn giản dị trở thành một tác phẩm nghệ thuật và mang sự hấp dẫn đến cho khách hàng.

Những kỹ năng quản lý, lập kế hoạch: Đây là một trong những kỹ năng giúp bạn trở thành đầu bếp chuyên nghiệp. Bạn phải có khả năng lãnh đạo, quản lý những nhân viên cấp dưới để giúp họ hoàn thành những công việc được giao. Sau đó bạn sẽ phải đưa ra những kế hoạch, những tính toán về tài chính để có phương án xử lý khi có vấn đề xảy ra.

Kỹ năng làm việc nhóm: Bạn đã từng nghe câu nói: “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa phải đi cùng nhau”. Chính xác là như vậy, chỉ có làm việc nhóm thì hiệu quả công việc mới đạt đến mức tối đa được.

Ví dụ như công việc đầu bếp của bạn: Nếu một người làm tất cả những công việc từ nhập nguyên liệu, sơ chế đến chế biến các món ăn thì hiệu quả công việc sẽ như thế nào? Bạn có câu trả lời rồi phải không? Vì thế hãy rèn luyện thói quen làm việc tập thể ngay bây giờ đi nhé.

Nghề đầu bếp không chỉ đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và khéo léo mà còn phải có ý tưởng sáng tạo, biết phối hợp nhiều công việc với nhau để tạo ra những món ăn ngon, đẹp mắt. Ngoài ra nó còn yêu cầu bạn phải có sức khỏe tốt, có khả năng chịu áp lực, có gu thẩm mỹ và sự nhạy bén với mùi vị

5. Hợp đồng thuê khoán bếp có phải Hợp đồng lao động không

Hiện nay, trong các văn bản pháp luật lao động hiện hành (bao gồm Bộ luật lao động năm 2019 và các văn bản hướng dẫn có liên quan) không có quy định cụ thể về khái niệm “hợp đồng khoán việc” hay “hợp đồng giao khoán công việc”. Tuy nhiên, nội dung về “hợp đồng khoán việc” hay “hợp đồng giao khoán công việc” lại được đề cập đến trong một số văn bản chuyên ngành như Nghị định 37/2015/NĐ-CP (đề cập hợp đồng giao khoán nội bộ). Trên cơ sở quy định về loại hợp đồng này đồng thời dựa trên khái niệm chung về hợp đồng được quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015, có thể hiểu:

Hợp đồng khoán việc (hay hợp đồng giao khoán công việc) được hiểu là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của bên nhận khoán việc và bên khoán việc về nội dung công việc khoán việc, theo đó, bên nhận khoán việc có nghĩa vụ hoàn thành một khối lượng công việc nhất định theo yêu cầu trong hợp đồng giao khoán, và có trách nhiệm bàn giao kết quả của công việc cho bên giao khoán việc khi hoàn thành công việc được giao. Còn bên giao khoán việc sẽ nghiệm thu kết quả công việc và có trách nhiệm thanh toán thù lao cho bên nhận khoán công việc theo nội dung thỏa thuận trong hợp đồng khoán việc đã giao kết.

Hợp đồng khoán việc không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp thường lựa chọn hình thức hợp đồng khoán việc để giao kết với hợp đồng lao động nhằm mục đích tránh được việc phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, việc giao kết hợp đồng khoán việc có thực sự phù hợp với quan hệ lao động – làm việc giữa hai bên hay không còn phụ thuộc vào bản chất công việc, tính chất quản lý giữa doanh nghiệp với người lao động… Như vậy, hợp đồng khoán việc không phải là hợp đồng lao động nên về nguyên tắc không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên việc ký kết hợp đồng khoán việc chỉ được áp dụng với những công việc ngắn hạn, không mang tính chất thường xuyên, ổn định, chỉ phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định, mang bản chất của một hợp đồng dịch vụ nhiều hơn khi một bên giao khoán một lượng công việc nhất định và yêu cầu bên nhận khoán việc phải hoàn thành và nhận thù lao từ việc hoàn thành công việc đó.

6. Mẫu Hợp đồng nhân viên phục vụ nhà hàng

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

Hà Nội, Ngày…..tháng…..năm……

HỢP ĐỒNG NHÂN VIÊN PHỤC VỤ NHÀ HÀNG

(Số…../HĐLĐ)

Căn cứ: Bộ luật dân sự 2015;

Căn cứ Bộ Luật lao động 2012

– Căn cứ vào nhu cầu thực tế của các bên,

Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của các bên, hôm nay ngày … tháng …. .năm ….

tại địa chỉ………………………………………………………………………………..chúng tôi bao gồm:

I, BÊN NHÂN VIÊN A

– Họ tên: …………………………………………………………………………..

– Năm sinh: ………………………………………………………………………..

– Quốc tịch: ………………………………………………………………………..

– Số CCCD/CMT: …………………………………………………………………

– Ngày cấp: ………………………………………Nơi cấp………………………..

– Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………

– Số điện thoại: ……………………………………………………………………

II, BÊN NHÀ HÀNG B

– Tên cơ sở: ………………………………………………………………………

– Người đại diện: ………………………………………………………………….

– Chức vụ: …………………………………………………………………………

– Mã số thuế:………………………………………………Fax:………………….

– Địa chỉ: …………………………………………………………………………..

– Số điện thoại: ……………………………………………………………………

– Emai: …………………………………………………………………………….

Theo như thoả thuận các bên đã thống nhất kí kết hợp đồng nhân viên phục vụ tại nhà hàng của phía bên B, hợp đồng kí kết gồm có những điều khoản sau:

Điều 1: Nội dung hợp đồng

Phía nhà hàng B có nhu cầu muốn tuyển thêm nhân viên phục vụ tại nhà hàng để đáp ứng cho yêu cầu công việc tại đây. Bên A đồng ý với lời mời của phía bên B và muốn kí kết hợp đồng nhân viên phục vụ tại nhà hàng với B. Bên B sẽ chi trả lương cho bên A theo hợp đồng này

Điều 2: Địa chỉ làm việc

Địa điểm làm việc là tại nhà hàng của B có địa chỉ tại ………………………………..

………………………………..………………………………..………………………

Điều 3: Chức vụ, công việc phải làm

Bên A sẽ là nhân viên phục vụ của nhà hàng với công việc yêu cầu thực hiện là những công việc như:……………………….. …………………………………………

……………………….……………………….……………………….…………………

Điều 4: Chế độ làm việc

– Thời gian làm việc là ……….. ngày trên tuần. Thời giờ làm việc là ……. tiếng/ngày, tức ……..tiếng/tuần.

– Thời gian nghỉ trưa ………h, từ ………h đến ………h

– Nghỉ phép: …. ngày/ tháng đối với tháng, còn đối với trường hợp

– Nếu trong một tháng mà không nghỉ đủ số ngày quy định thì sẽ được nghỉ bù sang tháng sau.

– Nghỉ quá số ngày quy định thì sẽ được trừ vào lương cơ bản số ngày nghỉ quá quy định.

– Chế độ nghỉ ngơi, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương hai bên sẽ thỏa thuận và theo quy định của pháp luật hiện hành.

– Chế độ nâng lương: Theo Nội quy và Quy định của Nhà hàng

– Được trang bị gồm: Đồng phục, giầy và các vật dụng khác

– Chế độ nghỉ ngơi (nghỉ hàng tuần, phép năm, lễ tết): được phép nghỉ………….

Điều 5: Thời hạn hợp đồng

– Thời hạn của hợp đồng kéo dài ……. tháng, bắt đầu từ ngày……tháng…….năm……

và kết thúc ngày……tháng…….năm…….

Điều 6: Trả lương, phương thức thanh toán

a, Mức lương cơ bản: ….……………..……………..……………..VNĐ/tháng.

– Phụ cấp khác: …..……………..……………..…………….. VNĐ/tháng

b, Hình thức trả lương: Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoán

Số tài khoản bên A:…………….. ……………..

Ngân hàng:…………….. ……………..

c, Phương thức trả lương: Bên B sẽ trả lương cho bên A vào ngày…….hàng tháng

– Trong trường hợp bất khả kháng, công ty phải ngừng vận hành và không đủ tiền chi trả lương. Thì tiền lương sẽ được trả sau….. ngày hoạt động lại. Quá thời hạn …. ngày thì công ty sẽ phải thanh toán lương và phí chậm trả được tính toán bằng cách áp dụng lãi suất hàng năm của ngân hàng là ….% trên khoản lương chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

Điều 7: Thử việc

– Thời gian thử việc là………..tháng

– Mức lương thử việc: Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng …….. % mức lương của công việc đó.

– Trong thời gian thử việc, bên B có nghĩa vụ phải thực hiện nghiêm chỉnh nội quy công ty, hoàn thành tốt công việc được giao. Qua thời gian thử việc mà bên A vẫn không đáp ứng được nhu cầu công việc của bên B thì bên B có quyền chấm dứt hợp đồng và trả lương tháng thử việc cho bên A.

Điều 8: Yêu cầu của công việc

– Tốt nghiệp các Trường trung cấp dạy nghề có liên quan.

– Chăm chỉ, thật thà và sẵn sàng tiếp thu ý kiến.

– Luôn có trách nhiệm với công việc và sẵn sàng làm việc lâu dài.

– Sức khỏe tốt.

Điều 9: Quyền lợi và nghĩa vụ của bên A

a, Quyền của bên A

– Bên A được nhận chi phí thanh toán đúng theo như lịch trình đã thoả thuận trong hợp đồng

– Có quyền yêu cầu bên B thanh toán nếu để xảy ra vi phạm chậm thanh toán hợp đồng

– Được nhận tất cả những chế độ, phụ cấp từ phía bên nhà hàng

b, Nghĩa vụ của bên A

– Bên A phải tuân thủ tất cả nội quy của phía bên nhà hàng

– Nếu để xảy ra hư hỏng, mất mát, làm mất tài sản vật chất của nhà hàng thì phải có trách nhiệm bồi thường vi phạm

– Đảm bảo thực hiện công việc đúng theo nhiệm vụ

Điều 10: Quyền và nghĩa vụ của bên B

a, Quyền của bên B

– Điều hành bên A hoàn thành công việc theo hợp đồng (bố trí, điều chuyển, tạm ngưng công việc)

– Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp.

– Có quyền đòi bồi thường, khiếu nại với cơ quan liên đới để bảo vệ quyền lợi của mình nếu người lao động vi phạm Pháp luật hay các điều khoản của hợp đồng này.

b, Nghĩa vụ của bên B

– Đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ như đã cam kết trong hợp đồng với bên A

– Thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo như hợp đồng

– Tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, chuyên môn về vị trí công việc của bên A.

– Không thanh toán tiền lương, tiền công nếu người lao động không làm đủ một …….tháng trong thời gian thử việc.

– Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật người lao động theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể (nếu có) và nội quy lao động của doanh nghiệp.

Điều 11: Chấm dứt hợp đồng

-Khi hết thời hạn hợp đồng

– Bên B được quyền chấm dứt hợp trước thời hạn đối với bên A có kết quả đánh giá hiệu suất công việc dưới mức quy định trong …… tháng liên tục.

– Khi bên B muốn chấm dứt hợp đồng  này, thì bên B phải báo trước bằng văn bản cho bên A ít nhất 30 ngày. Các trường hợp nghỉ việc không theo quy định bên B sẽ không chịu trách nhiệm thanh toán tháng lương làm việc cuối cùng.

Điều 12: Sự kiện bất khả kháng

a, Sự kiện bất khả kháng được hiểu là những sự việc xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được bao gồm: nhưng không hạn chế các sự kiện như thiên tai, hỏa hoạn, động đất, chiến tranh, bạo loạn, xung đột vũ trang…gây ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng này.

b, Khi xuất hiện một trong các trường hợp bất khả kháng thì bên bị tác động bởi trường hợp bất khả kháng phải thông báo trực tiếp cho bên còn lại biết trong thời hạn … ngày, kể từ ngày xảy ra trường hợp bất khả kháng việc bên bị tác động bởi trường hợp bất khả kháng không thực hiện được nghĩa vụ của mình sẽ không bị coi là vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng và cũng không phải là cơ sở để bên còn lại có quyền chấm dứt hợp đồng này.

Điều 13: Vi phạm và phạt vi phạm hợp đồng

Nếu bên B thanh toán chậm cho phía bên A thì bên A có quyền yêu cầu bên B thanh toán ngay và phải trả thêm một khoản lãi phạt với mức lãi suất hiện hành của Ngân hàng nhà nước đưa ra

Nếu bên A thực hiện công việc dưới mức yêu cầu thì sẽ bị phạt lương là……………………………….VNĐ. Nếu làm dưới yêu cầu quá 3 tháng thì sẽ bị đình chỉ hợp đồng

Điều 14: Tranh chấp và giải quyết tranh chấp

a, Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu có tranh chấp phát sinh các bên giải quyết trên tinh thần hoà giải, thương lượng. Các bên tiến hành thương lượng, hòa giải ít nhất …..lần trong vòng …….tháng kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.Trường hợp thương lượng bất thành, một trong hai bên có quyền khởi kiện ra toà án nhân dân có thẩm quyền của Việt Nam để giải quyết.

b, Hợp đồng này được xác lập và thi hành theo pháp luật của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.nội dung là đối tượng của tranh chấp.

Điều 15: Những điều khoản khác

– Hợp đồng này có giá trị từ ngày ký đến ngày thanh lý hợp đồng

– Các Bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ được quy định tại hợp đồng này.

– Hợp đồng này được lập thành ….. bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ….. bản để thực hiện.

BÊN A                                        BÊN TRƯỜNG MẦM NON

(Chữ kí)                                                          (Chữ kí)

7. Mẫu Hợp đồng bếp trường học

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

Hà Nội, Ngày…..tháng…..năm……

HỢP ĐỒNG BẾP TRƯỜNG HỌC

(Số…../HĐLĐ)

Căn cứ theo Bộ luật dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015

– Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 năm 2005

Căn cứ vào nhu cầu thực tế của các bên,

Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của các bên, hôm nay ngày … tháng …. .năm ….

tại địa chỉ………………………………………………………………………………..chúng tôi bao gồm:

I, BÊN ĐƯỢC THUÊ A

– Họ tên: …………………………………………………………………………..

– Năm sinh: ………………………………………………………………………..

– Quốc tịch: ………………………………………………………………………..

– Số CCCD/CMT: …………………………………………………………………

– Ngày cấp: ………………………………………Nơi cấp………………………..

– Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………

– Số điện thoại: ……………………………………………………………………

II, BÊN TRƯỜNG HỌC B

– Tên cơ sở: ………………………………………………………………………

– Người đại diện: ………………………………………………………………….

– Chức vụ: …………………………………………………………………………

– Mã số thuế:………………………………………………Fax:………………….

– Địa chỉ: …………………………………………………………………………..

– Số điện thoại: ……………………………………………………………………

– Emai: …………………………………………………………………………….

Điều 1: Nội dung hợp đồng

Phía bên trường học B muốn thuê một nhân viên nhà bếp để phục vụ cho công việc của nhà trường. Bên A đồng ý sẽ nhận làm chức vụ là nhân viên nhà bếp cho trường học B. Bên A sẽ phải thực hiện công việc nấu ăn vào buổi trưa cho bên B vào các ngày đi học và bên B sẽ chi trả lương cho phía bên A.

Điều 2: Mô tả công việc

– Hàng ngày tiếp nhận và kiểm tra chất lượng thực phẩm từ nhà phân phối giao.

– Đảm bảo số lượng và chất lượng thực phẩm luôn được tươi mới.

– Sơ chế chuẩn bị và nấu ăn theo thực đơn cho nhà trường.

– Bố trí sắp xếp các món ăn được hoàn thành đúng thời gian

– Phối hợp cùng với đồng nghiệp làm các công việc khác trong bếp.

– Giữ gìn bếp luôn gọn gàng, vệ sinh để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Điều 3. Yêu cầu công việc

– Đã tốt nghiệp một khoác nấu ăn

– Có kinh nghiệm nấu ăn cho tổ chức đơn vị, công ty

– Tốt nghiệp các Trường trung cấp dạy nghề có liên quan.

– Chăm chỉ, thật thà và sẵn sàng tiếp thu ý kiến.

– Luôn có trách nhiệm với công việc và sẵn sàng làm việc lâu dài.

– Sức khỏe tốt.

Điều 4: Thời hạn hợp đồng

Hợp đồng kí kết có thời hạn là ……..năm. Bắt đầu công việc từ ngày……tháng……năm……. đến ngày……tháng……năm……..

Điều 5: Địa điểm làm việc

Địa điểm làm việc có địa chỉ tại:………………………………………………………..

Điều 6: Thử việc

– Thời gian thử việc là……tháng

– Mức lương thử việc: Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

– Trong thời gian thử việc, bên B có nghĩa vụ phải thực hiện nghiêm chỉnh nội quy công ty, hoàn thành tốt công việc được giao. Qua thời gian thử việc mà bên A vẫn không đáp ứng được nhu cầu công việc của bên B thì bên B có quyền chấm dứt hợp đồng và trả lương tháng thử việc cho bên A.

Điều 7: Chế độ làm việc

-Thời gian làm việc: Làm việc  tiếng/ngày, bắt đầu từ…..h

– Làm việc từ thứ hai đến thứ sáu trong tuần

 -Nghỉ phép: …. ngày/ tháng đối với tháng, còn đối với trường hợp

Nếu trong một tháng mà không nghỉ đủ số ngày quy định thì sẽ được nghỉ bù sang tháng sau.

Nghỉ quá số ngày quy định thì sẽ được trừ vào lương cơ bản số ngày nghỉ quá quy định.

-Chế độ nghỉ ngơi, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương hai bên sẽ thỏa thuận và theo quy định của pháp luật hiện hành.

– Chế độ bảo hiểm: Theo quy định của Pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế

Điều 8: Chi trả lương, thưởng

-Mức lương cơ bản: …. VNĐ/tháng.

– Phụ cấp khác: ….. VNĐ/tháng

– Hình thức trả lương: Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoán

Số tài khoản bên A:……………..

Ngân hàng:……………..

– Phương thức trả lương: Bên B sẽ trả lương cho bên A vào ngày…….hàng tháng

Trong trường hợp bất khả kháng, công ty phải ngừng vận hành và không đủ tiền chi trả lương. Thì tiền lương sẽ được trả sau….. ngày hoạt động lại. Quá thời hạn …. ngày thì công ty sẽ phải thanh toán lương và phí chậm trả được tính toán bằng cách áp dụng lãi suất hàng năm của ngân hàng là ….% trên khoản lương chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

Điều 9. An toàn lao động

– Bên B phải có ý thức về an toàn lao động

– Mọi rủi ro trong giờ làm việc do lỗi của bên A và ngoài giờ làm việc do bên A gây ra phải tự chịu hoàn toàn trách nhiệm.

– Những rủi ro khác do sự điều động của bên B gây ra thì bên B phải chịu toàn bộ trách nhiệm

Điều 10. Quyền lợi và nghĩa vụ của bên A

a, Quyền lợi của bên A

-Được thanh toán lương đầy đủ

-Được hưởng các chế độ theo Luật lao động quy định

-Được đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật, nhưng phải thông báo trước cho phía bên B chậm nhất 1 tháng

-Bồi thường vi phạm và vật chất trong trường hợp làm hỏng, mất, lấy cắp công cụ dụng cụ và tài sản chung của trường

 b, Nghĩa vụ của bên A

-Đảm bảo hoàn thành công việc được giao trong quá trình làm việc

-Nếu có bất kể trường hợp nào xảy ra về món ăn thì bên A sẽ chịu kỉ luật trước nhà trường

– Trung thực không gian dối trong công việc, làm việc nghiêm túc

Điều 11. Quyền hạn và nghĩa vụ của bên B

a, Quyền hạn của bên B

-Điều hành bên A hoàn thành công việc theo hợp đồng(bố trí, điều chuyển, tạm ngưng công việc)

-Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp.

-Có quyền đòi bồi thường, khiếu nại với cơ quan liên đới để bảo vệ quyền lợi của mình nếu người lao động vi phạm Pháp luật hay các điều khoản của hợp đồng này.

b, Nghĩa vụ của bên B

-Đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ như đã cam kết trong hợp đồng với bên A

– Thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo như hợp đồng

-Tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, chuyên môn về vị trí công việc của bên A.

Điều 12. Chấm dứt hợp đồng

-Khi hết thời hạn hợp đồng

– Bên B được quyền chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn đối với bên A có kết quả đánh giá hiệu suất công việc dưới mức quy định trong 03 tháng liên tục.

-Khi bên B muốn chấm dứt hợp đồng  này, thì bên B phải báo trước bằng văn bản cho bên A ít nhất 30 ngày  . Các trường hợp nghỉ việc không theo quy định bên B sẽ không chịu trách nhiệm thanh toán tháng lương làm việc cuối cùng.

Điều 13: Sự kiện bất khả kháng

a, Sự kiện bất khả kháng được hiểu là những sự việc xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được bao gồm: nhưng không hạn chế các sự kiện như thiên tai, hỏa hoạn, động đất, chiến tranh, bạo loạn, xung đột vũ trang…gây ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng này.

b, Khi xuất hiện một trong các trường hợp bất khả kháng thì bên bị tác động bởi trường hợp bất khả kháng phải thông báo trực tiếp cho bên còn lại biết trong thời hạn … ngày, kể từ ngày xảy ra trường hợp bất khả kháng việc bên bị tác động bởi trường hợp bất khả kháng không thực hiện được nghĩa vụ của mình sẽ không bị coi là vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng và cũng không phải là cơ sở để bên còn lại có quyền chấm dứt hợp đồng này.

Điều 14: Vi phạm và phạt vi phạm hợp đồng

Nếu bên B thanh toán chậm cho phía bên A thì bên A có quyền yêu cầu bên B thanh toán ngay và phải trả thêm một khoản lãi phạt với mức lãi suất hiện hành của Ngân hàng nhà nước đưa ra

Nếu bên A thực hiện công việc dưới mức yêu cầu thì sẽ bị phạt lương là……………………………….VNĐ. Nếu làm dưới yêu cầu quá 3 tháng thì sẽ bị đình chỉ hợp đồng

Điều 15: Tranh chấp và giải quyết tranh chấp

a, Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu có tranh chấp phát sinh các bên giải quyết trên tinh thần hoà giải, thương lượng. Các bên tiến hành thương lượng, hòa giải ít nhất …..lần trong vòng …….tháng kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.Trường hợp thương lượng bất thành, một trong hai bên có quyền khởi kiện ra toà án nhân dân có thẩm quyền của Việt Nam để giải quyết.

b, Hợp đồng này được xác lập và thi hành theo pháp luật của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.nội dung là đối tượng của tranh chấp.

Điều 16: Những điều khoản khác

– Hợp đồng này có giá trị từ ngày ký đến ngày thanh lý hợp đồng

– Các Bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ được quy định tại hợp đồng này.

– Hợp đồng này được lập thành ….. bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ….. bản để thực hiện.

BÊN NHÂN VIÊN A                                        BÊN TRƯỜNG HỌC B

(Chữ kí)                                                                 (Chữ kí)

8. Hợp đồng thuê khoán bếp

Hợp đồng khoán việc là một trong những hợp đồng phổ biến trong đời sống nhưng chưa được quy định rõ trong pháp luật hiện nay. Căn cứ vào phạm vi công việc được giao khoán thì có thể phân hợp đồng khoán việc thành hai loại hợp đồng như sau:

 – Hợp đồng khoán việc toàn bộ: Bên giao khoán (bên khoán việc) giao toàn bộ công việc cũng như các chi phí cần thiết để thực hiện việc hoàn thành công việc. Trường hợp này, trong khoản thù lao trả cho người nhận khoán việc sẽ không chỉ bao gồm tiền công lao động để thực hiện công việc giao khoán mà còn bao gồm các chi phí khác để giúp người nhận khoán việc hoàn thành công việc được giao.

 – Hợp đồng khoán việc từng phần: Bên khoán việc không giao toàn bộ công việc mà chỉ giao một phần công việc và người nhận khoán việc phải tự lo các công cụ, vật trang để hoàn thành công việc. Tuy nhiên khi trả tiền thù lao khoán việc cho bên nhận khoán việc thì ngoài tiền công lao động, bên giao khoán công việc sẽ phải tính đến giá trị khấu hao của công cụ lao động.

– Hợp đồng thuê khoán bếp là một hình thức hợp đồng giao khoán chịu sự điều chỉnh của pháp luật về dân sự, giữa ít nhất hai bên. Một bên giao khoán có trách nhiệm thanh toán chi phí giao khoản theo thỏa thuận giữa hai bên. Bên còn lại là bên nhận khoán có trách nhiệm thực hiện công việc nhận khoán. Hợp đồng thuê khoán bếp mang tính chất hợp đồng dịch vụ nhiều hơn, được áp dụng chỉ vào một thời điểm nhất định và không mang tính chất thường xuyên.

Dưới đây là một mẫu hợp đồng thuê khoán bếp:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——–***——–

…, ngày … tháng … năm …

HỢP ĐỒNG THUÊ KHOÁN BẾP

Số: ……. /HĐKV-…

  • Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015 và các Nghị định hướng dẫn thi hành;
  • Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân hợp nhất năm 2014 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành;
  • Căn cứ thỏa thuận giữa các bên.

Hôm nay, ngày … tháng … năm … tại trụ sở Công ty …, các bên gồm có:

BÊN A: CÔNG TY … (BÊN THUÊ)

Địa chỉ                    : …

Mã số thuế              : …

Đại diện                  : Ông/bà …                                   Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại           : …                                               Fax: …

Tài khoản                : …

BÊN B: ÔNG/BÀ …. (BÊN ĐƯỢC THUÊ)

Số CMND/CCCD    : …                          cấp ngày…/…/…       tại …

Sinh ngày                : …/…/…

Địa chỉ thường trú   : …                                              

Dân tộc                   : …                          Tôn giáo: …

Số điện thoại           : …

Tài khoản                : …

Sau khi bàn bạc, hai bên đã thỏa thuận và thống nhất ký kết hợp đồng thuê khoán bếp số …/HĐKV-… với nội dung như sau:

ĐIỀU 1. NỘI DUNG HỢP ĐỒNG

Bên A đồng ý thuê Bên B và Bên B đồng ý nhận thực hiện các công việc mà Bên A giao khoán theo hình thức khoán việc toàn bộ. Bên A giao toàn bộ công việc cần hoàn thành cho Bên B và thanh toán các chi phí cần thiết để hoàn thành công việc. Bên B hoàn thành các công việc được giao theo thời gian thỏa thuận và tự lo công cụ, vật dụng để hoàn thành công việc.

ĐIỀU 2. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

2.1.     Tiến độ thực hiện công việc:

          Bên B phải thực hiện các công việc được Bên A giao theo thỏa thuận trong hợp đồng này trong … ngày, từ ngày … đến ngày …

2.2.     Địa điểm làm việc:

          Bên B làm các công việc được Bên A giao theo thỏa thuận hợp đồng này tại … Địa chỉ: ….

2.3.     Công việc của Bên B:

Công việc cụ thể mà Bên A giao cho Bên B đảm nhận là:

– Lên thực đơn cho Bên A duyệt trước ít nhất 01 ngày;

– Nấu ăn theo thực đơn đã được Bên A đồng ý;

– Dọn dẹp và vệ sinh trang thiết bị nấu ăn trong phòng bếp;

– …

ĐIỀU 3. MỨC LƯƠNG, HÌNH THỨC VÀ THỜI HẠN TRẢ LƯƠNG

3.1.     Mức lương:

          Bên A chi trả tiền lương khoán cho Bên B theo dựa trên khối lượng và chất lượng công việc hoàn thành.

          Lương khoán của Bên B bằng mức lương khoán nhân với tỷ lệ hoàn thành công việc. Trong đó:

– Mức lương khoán là … VNĐ (… Việt Nam đồng). Mức lương khoán bao gồm tiền công lao động và các chi phí khác để giúp Bên B hoàn thành công việc được giao. Bảng kê khai mức lương khoán được quy định chi tiết tại phụ lục hợp đồng này.

– Tỷ lệ hoàn thành công việc được tính theo bảng kiểm định chất lượng tại phụ lục hợp đồng này.

          Bên A có nghĩa vụ trích tiền lương khoán nêu trên của Bên B để nộp thuế thu nhập cá nhân thay cho Bên B.

3.2. Hình thức trả lương:

          Bên A sẽ thanh toán cho Bên B bằng cách chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng theo thông tin như sau:

  • Tên tài khoản       :
  • Số tài khoản         :
  • Ngân hàng           :
  • Chi nhánh            :

3.3. Thời hạn trả lương:

          Bên A thanh toán cho Bên B thành 02 đợt:

          – Lần 1: Bên A tạm ứng cho Bên B … VNĐ (… Việt Nam đồng) tại thời điểm ký kết hợp đồng này.

          – Lần 2: Bên A thanh toán cho Bên B theo mức lương khoán đã tính toán và khấu trừ đi chi phí đã tạm ứng ở lần thanh toán đầu tiên.

Bên A phải thanh toán chi phí đúng thời hạn và đầy đủ cho Bên B. Thời hạn thanh toán chậm tối đa là … ngày kể từ ngày phải thanh toán theo quy định trong hợp đồng. Sau ngày thứ … chậm thanh toán, Bên A phải chịu phạt lãi chậm thanh toán theo mức lãi suất tăng 1%/ngày chậm thanh toán (nhưng không quá 8% tổng giá trị hợp đồng) và bồi thường nếu có thiệt hại theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 4. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN

4.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A:

  • Quyền của Bên A:
    • Yêu cầu Bên B hoàn thành đúng công việc được giao khoán trong đúng thời gian đã thỏa thuận trong hợp đồng;
    • Điều hành và giám sát Bên B hoàn thành công việc theo hợp đồng;
    • Áp dụng chế tài và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật và hợp đồng này;
    • Các quyền khác theo quy định pháp luật.
  • Nghĩa vụ của Bên A:
    • Thanh toán đầy đủ và đúng mức lương cho Bên B theo hợp đồng này;
    • Trích tiền lương khoán của Bên B để đóng thuế thu nhập cá nhân cho Bên B;
    • Kê khai và đóng các loại thuế liên quan đến hợp đồng này;
    • Các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.

4.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B:

  • Quyền của Bên B:
    • Yêu cầu Bên A thanh toán đầy đủ và đúng hạn mức lương theo thỏa thuận;
    • Yêu cầu Bên A trích tiền lương khoán để đóng thuế thu nhập cá nhân cho Bên B;
    • Áp dụng chế tài và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật và hợp đồng này;
    • Các quyền lợi khác theo quy định pháp luật.
  • Nghĩa vụ của Bên B:
    • Thực hiện các công việc được giao khoán theo hợp đồng này;
    • Giữ gìn cơ sở vật chất tại nơi được giao khoán công việc. Trường hợp Bên B làm hư hại, gây ra thiệt hại cho cơ sở vật của Bên A tại nơi được giao khoán công việc, Bên B phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Bộ luật Dân sự và bị phạt …% giá trị hợp đồng.
    • Tự chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nếu do lỗi trực tiếp của Bên B;
    • Tuân theo sự giám sát và điều hành của Bên A;
    • Các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.

ĐIỀU 5. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM HỢP ĐỒNG

5.1.     Nếu một bên vi phạm bất cứ điều khoản nào trong hợp đồng thì phải chịu mức phạt vi phạm theo thỏa thuận nhưng không quá 8% giá trị hợp đồng. Trường hợp không có thỏa thuận, mức phạt áp dụng cho mỗi hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm là …% tổng giá trị hợp đồng. Nếu có thiệt hại xảy ra, bên vi phạm hợp đồng phải đồng thời bồi thường thiệt hại và xử lý hậu quả phát sinh để thực hiện được hợp đồng một cách tốt nhất.

5.2.    Giá trị bồi thường thiệt hại mà bên vi phạm phải bồi thường bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra, các khoản chi phí phát sinh trực tiếp do hành vi vi phạm và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

5.3.     Chi phí kiểm tra xác minh lỗi vi phạm và thiệt hại gây ra do bên có hành vi vi phạm có trách nhiệm chi trả.

ĐIỀU 6. THANH LÝ HỢP ĐỒNG.

6.1.     Hợp đồng chấm dứt khi các bên hoàn thành quyền và nghĩa vụ với nhau và không có thỏa thuận khác.

6.2.     Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên thỏa thuận được với nhau về việc chấm dứt hợp đồng, hợp đồng này sẽ chấm dứt kể từ thời điểm đạt được thỏa thuận giữa hai bên.

6.3.     Hợp đồng chấm dứt khi một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật và hợp đồng này.

ĐIỀU 7. ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

7.1.     Các bên không được đơn phương chấm dứt hợp đồng trừ trường hợp pháp luật quy định khác. Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải bồi thường …% tổng giá trị của hợp đồng này cho bên kia và bồi thường thiệt hại (nếu có), trừ trường hợp bên đơn phương chấm dứt hợp đồng chứng minh được bên kia có vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng hoặc các trường hợp khác được quy định trong hợp đồng.

7.2.     Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc pháp luật có quy định. Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải chứng minh được lỗi của bên kia. Chi phí kiểm tra xác minh lỗi vi phạm và thiệt hại gây ra do bên có hành vi vi phạm có trách nhiệm chi trả.

          Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nếu không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. Bên vi phạm bị phạt …% giá trị hợp đồng và phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm. Ngoài ra, bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

7.3.     Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải thông báo cho bên còn lại trước trong vòng … ngày. Nếu thông báo chậm quá … ngày hoặc không thông báo sẽ bị phạt …% tổng giá trị hợp đồng và phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại (nếu có).

ĐIỀU 8. BẢO MẬT THÔNG TIN

          Hai bên không được tiết lộ cho bên thứ ba bất kỳ thông tin và tài liệu nào liên quan đến hợp đồng này, các phụ lục kèm theo hợp đồng và liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng này, trừ trường hợp được sự chấp thuận bằng văn bản của bên kia hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

          Sau khi hợp đồng này chấm dứt hoặc xảy ra tranh chấp, điều khoản này vẫn sẽ còn hiệu lực pháp lý.

ĐIỀU 9. SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG

9.1.   Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Nếu xảy ra sự kiện bất khả kháng, hai bên sẽ không bị coi là vi phạm hợp đồng nếu chứng minh được sự kiện bất khả kháng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi vi phạm hợp đồng và toàn bộ thiệt hại xảy ra (nếu có thiệt hại).

9.2.   Bên chịu ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải thông báo cho bên kia trong vòng tối đa … ngày kể từ khi sự kiện bất khả kháng tác động lên việc thực hiện hợp đồng. Nếu thông báo chậm quá … ngày hoặc không thông báo sẽ bị phạt …% tổng giá trị hợp đồng và phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại (nếu có).

ĐIỀU 10. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

          Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết bằng thương lượng, hòa giải. Trường hợp thương lượng, hòa giải không thành, tranh chấp sẽ được giải quyết tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

          Hợp đồng gồm 07 trang, được lập thành 02 bản, có giá trị pháp lý như nhau và mỗi bên giữ một bản.

          Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký.

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN ĐẠI B

Tham khảo thêm:

DỊCH VỤ TƯ VẤN SOẠN HỢP ĐỒNG TRỌN GÓI CHỈ 500.000đ

(Giao kết quả ngay lập tức sau 24h)

Liên hệ: 1900.0191

CÁC LOẠI HỢP ĐỒNGThời gian hoàn thành
Hợp đồng kinh tế, thương mại24h
Hợp đồng mua bán hàng hóa24h
Hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa24h
Hợp đồng mua bán nguyên liệu/xăng dầu/khí đốt24h
Hợp đồng mua bán lâm sản/hải sản/thủy sản/nông sản24h
Hợp đồng kinh doanh thương mại quốc tế24h
Hợp đồng gia công/đặt hàng24h
Hợp đồng lắp đặt24h
Hợp đồng quảng cáo/marketing/PR24h
Hợp đồng vận tải/vận chuyển24h
Hợp đồng dịch vụ24h
Hợp đồng tư vấn thiết kế24h
Hợp đồng thuê khoán24h
Hợp đồng thầu/đấu thầu24h
Hợp đồng xây dựng/thi công24h
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất24h
Hợp đồng chuyển nhượng căn hộ/nhà ở/thửa đất/dự án24h
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất24h
Hợp đồng thuê đất/nhà ở/mặt bằng24h
Hợp đồng thuê xưởng/khu công nghiệp/kho bãi24h
Hợp đồng góp vốn/tài sản24h
Hợp đồng chuyển nhượng vốn/cổ phần24h
Hợp đồng thuê mượn tài sản24h
Hợp đồng thuê thiết bị/dụng cụ24h
Hợp đồng thỏa thuận cho vay tiền24h
Hợp đồng liên doanh/liên danh24h
Hợp đồng hợp tác kinh doanh 2 bên24h
Hợp đồng hợp tác kinh doanh 3 bên24h
Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp24h
Hợp đồng chuyển giao công nghệ24h
Hợp đồng chuyển nhượng mô hình kinh doanh24h
Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu24h
Hợp đồng đại diện hình ảnh24h
Hợp đồng quản lý ca sĩ/người mẫu24h
Hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu24h
Hợp đồng đầu tư24h
Hợp đồng đại lý/đại lý độc quyền24h
Hợp đồng lao động24h
Hợp đồng giáo dục/đào tạo24h
Hợp đồng tài trợ/ký quỹ24h
Hợp đồng đặt cọc24h
Hợp đồng ủy quyền24h
24h

Kho mẫu hợp đồng của chúng tôi luôn được cập nhật những mẫu Hợp đồng chi tiết, đầy đủ nhất. Tất cả các loại hợp đồng kinh tế; hợp đồng dân sự; hợp đồng thương mại; hợp đồng mua bán; hợp đồng dịch vụ; hợp đồng kinh doanh đều được xây dựng dựa trên các quy định về hợp đồng mới nhất căn cứ vào những điều chỉnh của Luật Thương mại, Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp tại từng thời kỳ.

Dựa trên nguyên tắc trung thực, thiện chí và tôn trọng thỏa thuận của các bên nằm trong hành lang pháp luật cho phép. Chúng tôi sẽ đảm bảo tính pháp lý cao nhất cho mỗi hợp đồng, có thể sử dụng làm căn cứ giải quyết mọi tranh chấp sau này và tham gia các thủ tục hành chính, khởi kiện, điều tra hợp pháp.

Với nguyên tắc nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, chúng tôi đáp ứng được mọi nhu cầu dù khó khăn nhất từ phía khách hàng. Hãy liên hệ ngay để nhận được ưu đãi khi đặt Dịch vụ soạn Hợp đồng qua Hotline 1900.0191.

Dịch vụ Hợp đồng khác của Công ty Luật LVN

Bên cạnh dịch vụ soạn thảo Hợp đồng, để bảo vệ cho khách hàng mọi lúc mọi nơi trên những hợp đồng đã được ký kết, chúng tôi cung cấp các dịch vụ như kiểm tra, đánh giá hợp đồng; tùy chỉnh điều khoản theo yêu cầu thực tế; giải quyết các tranh chấp về hợp đồng; tư vấn xử lý vi phạm hợp đồng và hàng loạt những vướng mắc khác.

  • Rà soát nội dung của hợp đồng;
  • Phân loại hợp đồng;
  • Làm rõ bản chất, mục đích, ý nghĩa, đặc điểm của các loại hợp đồng;
  • Tư vấn đàm phán hợp đồng;
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng;
  • Giải quyết thanh lý hợp đồng và thu hồi công nợ;
  • Xây dựng hệ thống hợp đồng mẫu nội bộ;
  • Tư vấn cập nhật pháp luật về hợp đồng;
  • Bổ sung Phụ lục Hợp đồng;
  • Các vấn đề liên quan tới hóa đơn, thuế, giấy phép;

Mọi yêu cầu xin gửi về hòm thư: wikiluat@gmail.com hoặc liên hệ trực tiếp Hotline: 1900.0191 để được chúng tôi hỗ trợ.

Với thời gian tiếp nhận là 24/7, phục vụ khách hàng là hạnh phúc của chúng tôi.

Xin trân trọng cảm ơn!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com