Hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một loại hợp đồng thể hiện định hướng sự thỏa thuận giữa các bên về việc mua và bán với đối tượng ở đây là quyền sử dụng đất, tuy nhiên việc ký kết hợp đồng nguyên tắc chỉ mang tính chất ý chí khởi điểm ban đầu, ghi nhận những thỏa thuận cơ bản của các bên trước khi xây dựng, thỏa thuận cụ thể thành các điều khoản trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất có công chứng sau này. Tại Hợp đồng nguyên tắc, các bên cam kết sẽ thực hiện việc ký kết hợp đồng và chịu những hậu quả bất lợi (nếu có) khi không tiếp tục thực hiện ký kết hợp đồng. Hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm các nội dung cơ bản như sau:

1. Điều khoản về kiểm tra tính pháp lý của Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất cho phía người được nhận chuyển nhượng. Quyền sử dụng đất của người chuyển nhượng sẽ kết thúc. Để có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phải đáp ứng một số điều kiện pháp lí về chuyển nhượng theo Điều 188 Luật đất đai 2013 như sau:

a, Đề nghị bên chuyển nhượng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

Theo điểm a khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 và khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở 2014, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ 02 trường hợp.

Sau khi nhận được Giấy chứng nhận có thể tự mình kiểm tra các thông tin về nhà đất tại trang 2 của Giấy chứng nhận. Tuy nhiên, không phải ai cũng phát hiện được Giấy chứng nhận thật, giả.

Như vậy, việc yêu cầu bên chuyển nhượng xuất trình Giấy chứng nhận là cách kiểm tra xem nhà đất có hay không có Giấy chứng nhận, kể cả khi đặt cọc.

b, Kiểm tra thời hạn sử dụng đất

Căn cứ khoản 7 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, thời hạn sử dụng đất được ghi tại trang 2 của Giấy chứng nhận như sau:

– Đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì ghi thời hạn theo quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì ghi thời hạn sử dụng được công nhận theo quy định của pháp luật về đất đai.

– Trường hợp sử dụng đất có thời hạn thì ghi “Thời hạn sử dụng đất đến ngày …/…/… (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)”.

– Thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài thì ghi “Lâu dài”.

– Thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận là một phần thửa đất thì ghi thời hạn sử dụng đất theo từng mục đích sử dụng đất “Đất ở: Lâu dài; Đất… (ghi tên mục đích sử dụng theo hiện trạng thuộc nhóm đất nông nghiệp đối với phần diện tích vườn, ao không được công nhận là đất ở): sử dụng đến ngày …/…/… (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)”.

Như vậy, căn cứ vào trang 2 của Giấy chứng nhận thì sẽ biết được đất còn thời hạn sử dụng hay không.

c, Kiểm tra đất có thuộc quy hoạch, thế chấp hay tranh chấp không

Để biết nhà đất có thuộc quy hoạch, thế chấp hoặc tranh chấp hay không thì có một số cách kiểm tra như sau:

– Xem quy hoạch sử dụng đất trực tiếp tại trụ sở UBND cấp huyện, cấp xã.

– Xem trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện biết đất có thuộc quy hoạch hay không?

– Hỏi ý kiến công chức địa chính cấp xã hoặc người dân tại khu vực có thửa đất để có thêm thông tin.

– Xin thông tin tại Văn phòng đăng ký đất đai (đây là cách chắc chắn nhất), cụ thể Căn cứ Điều 9 Thông tư 34/2014/TT-BTNTM

Nếu quyền sử dụng đất không nằm trong các trường hợp trên thì đầy đủ tính pháp lý để thực hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất

2. Điều khoản về đặt cọc trong Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chi tiết và những rủi ro của nó

Việc đặt cọc cho hợp đồng là một giải pháp để đảm bảo cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng giữa hai bên. Theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.”

Đặt cọc là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phổ biến nhất khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Khi giao kết, hợp đồng cần ghi chính xác về tình trạng của quyền sử dụng đất, thoả thuận về thời điểm bên bán có nghĩa vụ giao đất, bên mua có nghĩa vụ trả tiền theo thoả thuận để đảm bảo quyền lợi giữa hai bên. Khi hợp đồng được giao kết, tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Trường hợp bên nhận đặt cọc từ chối việc thực hiện hợp đồng, thì sẽ phải trả lại bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Khi đặt cọc hợp đồng sẽ có một vài rủi ro xảy ra, một vài điều lưu ý như sau:

a, Cần phải phân biệt rõ tiền đặt cọc và tiền trả trước.

Về hình thức, tiền đặt cọc và tiền trả trước đều là khoản tiền (hoặc tài sản giá trị khác) mà bên mua giao trước cho bên bán, nhằm đảm bảo hợp đồng sẽ được giao kết. Tuy nhiên, về bản chất, 2 khái niệm này lại hoàn toàn khác biệt và không thể đánh đồng với nhau.

Cụ thể, đặt cọc là việc bên mua giao cho bên bán một khoản tiền (hoặc tài sản giá trị khác) trong thời hạn nhất định để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Trong khi đó, tiền trả trước là việc bên mua tiến hành trả trước một khoản tiền cho bên bán, nói cách khác là thực hiện trước một phần nghĩa vụ. Chính vì bản chất đã có sự khác biệt nên khi có vi phạm xảy ra, hậu quả pháp lý sẽ khác nhau tùy theo hình thức là tiền đặt cọc hay tiền trả trước.

Đối với đặt cọc:

– Nếu hợp đồng được thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền

– Nếu bên đặt cọc từ chối việc thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc

– Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Đối với trả tiền trước: Khi có bên vi phạm nghĩa vụ hoặc không tiến hành thực hiện hợp đồng thì khoản tiền trả trước về nguyên tắc sẽ được hoàn lại cho bên đã trả mà không kèm theo bất cứ khoản phạt nào.

b, Minh bạch khoản bồi thường, phạt cọc khi xảy ra tranh chấp

Trong giao dịch mua bán nhà, đất, việc yêu cầu bồi thường thiệt hại tiền đặt cọc là quyền lợi chính đáng của người mua. Bởi số tiền đặt cọc khi giao dịch bất động sản thường rất lớn, giá trị chuyển nhượng cao, nếu bên bán bất ngờ “hủy kèo” mà không bồi thường thì bên mua sẽ là người chịu thiệt. Theo đó, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng đặt cọc, bên bán ngoài việc hoàn lại số tiền đặt cọc còn phải trả cho người mua khoản bồi thường hoặc khoản phạt vi phạm theo thỏa thuận trước đó trong hợp đồng. Người mua lưu ý phải xem xét kỹ điều khoản về tiền phạt/ bồi thường này để bảo đảm quyền lợi cho mình.

c, Nên công chứng hợp đồng đặt cọc

Tuy Luật không bắt buộc nhưng để bảo đảm tính pháp lý cũng như tránh trường hợp tranh chấp xảy ra, người mua nên thực hiện việc công chứng. Để thực hiện thủ tục công chứng, hai bên cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ gồm các giấy tờ như: Phiếu yêu cầu công chứng; dự thảo hợp đồng; bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng; bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có…

3. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thể có tối đa bao nhiêu chủ thể tham gia

Trong một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thể có nhiều người tham gia, pháp luật không có quy định cụ thể về số lượng người tham gia tối đa vào hợp đồng nhượng quyền sử dụng đất

Ngoài trường hợp chủ thể là một cá nhân thì có những trường hợp khác phía bên chủ thể là vợ chồng hoặc một nhóm người.

– Trường hợp vợ chồng cùng chung sở hữu quyền sử dụng đất.

Theo khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân gia đình 2014 về Tài sản chung của vợ chồng

“Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”

Như vậy trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ ghi cả tên cả hai vợ chồng. Khi tham gia hợp đồng có liên quan đến quyền sử dụng đất thì cả vợ và chồng phải có sự thoả thuận bằng văn bản của cả vợ và chồng theo Điều 35 Luật Hôn nhân gia đình 2014.

“Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung

1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

a) Bất động sản;

b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.”

– Trường hợp một nhóm người cùng chung quyền sử dụng đất

Theo Khoản 2, Điều 98 của Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người một Giấy chứng nhận; trường hợp chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện”.

Như vậy nếu trong một hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất của một nhóm người thì tất cả chủ thể trong nhóm người đó có quyền tham gia hợp đồng.

4. Pháp luật quy định Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất như thế nào

Pháp luật có một số quy định đối với Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cụ thể như sau:

a, Phải được lập thành văn bản theo Khoản 1 Điều 502 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan”. Hợp đồng phải được lập thành văn bản vì nó ràng buộc về quyền và nghĩa vụ của những người tham gia giao kết, đồng thời còn tránh được trường hợp gây khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp sau này.

b, Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013. Công chứng, chứng thực được xem là một công cụ pháp lý hữu hiệu để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên. Việc công chứng, chứng thực không chỉ ràng buộc về quyền và nghĩa vụ mà còn thể hiện tính xác thực, hợp pháp của giao dịch và tạo ra sự ổn định trong các giao dịch về dân sự.

c, Tình trạng của đối tượng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Phải đáp ứng các điều kiện như:

– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

– Trong thời hạn sử dụng đất.

d, Quy định về nội dung của hợp đồng

Điều 501 Bộ luật dân sự 2015 quy định nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất như sau:

Quy định chung về hợp đồng và nội dung của hợp đồng thông dụng có liên quan trong Bộ luật này cũng được áp dụng với hợp đồng về quyền sử dụng đất, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất không được trái với quy định về mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

e, Quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng

Các bên trong hợp đồng cần đưa ra các thoả thuận cụ thể về trách nhiệm của mỗi bên trong hợp đồng từ đó có thể đưa ra được quy định về các trường hợp vi phạm và phương án xử lí các hành vi vi phạm đó. Ràng buộc trách nhiệm với nhau để đảm bảo các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo như hợp đồng, cũng là để tránh các trường hợp tranh chấp xảy ra. Trường hợp tranh chấp xảy ra thì quy định trách nhiệm của các bên sẽ là căn cứ để giải quyết tranh chấp hợp đồng theo quy định pháp luật.

5. Thuế trong Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là bao nhiêu

Khi tham gia hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì sẽ có một số loại thuế được phát sinh ra như sau:

a, Thế nhu nhập cá nhân

Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, khoản thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản phải chịu thuế thu nhập cá nhân là khoản thu nhập nhận được từ việc chuyển nhượng bất động sản bao gồm:

– Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất

– Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Thông thường bên chịu thuế là chuyển nhượng quyền sử dụng đất, còn bên mua không phải chịu khoản thuế này.

b, Thuế suất

Thuế suất đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 2% trên giá chuyển nhượng.

Cách tính thuế: Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 2%

c, Chi phí khác

Ngoài ra hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có những loại phí khác như

– Phí trước bạ: người mua sẽ nộp lệ phí trước bạ. Theo Điều 8 Nghị định 10/2022/NĐ-CP, mức thu lệ phí trước bạ khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 0,5%.

– Phí công chứng: mức tính phí công chứng cho hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC

– Phí cấp giáy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

– Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

6. Mẫu Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất công ty

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Số:…../HĐCNQSDĐ

Căn cứ Luật Kinh doanh bất động sản ngày 25 tháng 11 năm 2014;

– Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

– Căn cứ theo Bộ luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 24 tháng 11 năm 2015

– Căn cứ các nghị định có liên quan

Căn cứ vào thoả thuận giữa hai bên hôm nay ngày……tháng…….năm……. tại địa chỉ………………………………………………………………………………………..chúng tôi gồm có:

I, BÊN CHUYỂN NHƯỢNG A

– Tên công ty: …………………………………………………………………..

– Người đại diện: ………………………………………………………………….

– Chức vụ: …………………………………………………………………………

– Mã số thuế:………………………………………………Fax:………………….

– Địa chỉ: …………………………………………………………………………..

– Số điện thoại: ……………………………………………………………………

– Emai: …………………………………………………………………………….

II, BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG B

– Tên công ty: …………………………………………………………………..

– Người đại diện: ………………………………………………………………….

– Chức vụ: …………………………………………………………………………

– Mã số thuế:………………………………………………Fax:………………….

– Địa chỉ: …………………………………………………………………………..

– Số điện thoại: ……………………………………………………………………

– Emai: …………………………………………………………………………….

Theo như thoả thuận giữa hai bên, bên A và bên B đã đồng ý với nhau và đi đến kí kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất công ty của phía bên A, hợp đồng có những điều khoản sau:

Điều 1: Đối tượng của hợp đồng

Thông tin diện tích đất công ty A gồm những điều sau đây:

– Diện tích: ……/ m2 (Bằng chữ: ……)

– Loại đất: ……………………….Hạng đất (nếu có) ……………………………

– Địa chỉ: …………..

– Thửa đất số: ……….

– Thời hạn sử dụng đất còn lại: ………………………………………………..

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: …………………..do……………………………………cấp ngày…….. tháng …….. năm…….

– Số tầng cao của công trình xây dựng: ……………………..

– Chiều cao tối đa của công trình xây dựng: ……………….

– Các chỉ tiêu khác theo quy hoạch được duyệt:………….

Điều 2: Nội dung hợp đồng

Bên A có nhu cầu muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bên B đã thoả thuận và đồng ý nhận quyền sử dụng đất công ty phía bên A. Trong quá trình thực hiện hợp đồng các bên cam kết thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm với nhau theo đúng như những gì các bên thoả thuận. Sau khi các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ xong, bên B sẽ thanh toán giá trị hợp đồng này.

Điều 3: Bàn giao đất và đăng ký quyền sử dụng

1. Bàn giao quyền sử dụng đất

a) Việc bàn giao quyền sử dụng đất phải được các bên lập thành biên bản, tuân thủ đúng quy định của pháp luật về đất đai.

b) Bên chuyển nhượng A có trách nhiệm bàn giao cho bên B các giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất kèm theo quyền sử dụng đất:

– Bản gốc của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với trường hợp bắt buộc phải có giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật);

– Bản sao các các giấy tờ khác theo thỏa thuận: ……

2. Đăng ký quyền sử dụng đất

Trong thời hạn ……ngày kể từ ngày hợp đồng này được ký kết, bên chuyển nhượng có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để đăng ký quyền sử dụng đất cho Bên nhận chuyển nhượng tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai, trừ trường hợp bên nhận chuyển nhượng tự nguyện làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất.

Bên nhận chuyển nhượng có trách nhiệm phối hợp với Bên chuyển nhượng thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 4: Kiểm tra tình trạng đất công ty

Việc kiểm tra đất công ty có thuộc quy hoạch, thế chấp hoặc tranh chấp hay không sẽ là phần trách nhiệm của bên B. Trước khi tiến hành chuyển nhượng bên B sẽ xác nhận lại những thông tin tình trạng đất công ty

Điều 5: Giá trị chuyển nhượng

– Giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất: ……………

– Tiền thuế VAT: …………………………………………………

Giá chuyển nhượng chưa bao gồm: các loại  phí, lệ phí trước bạ, lệ phí pháp luật liên quan đến việc thực hiện các thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho Bên nhận chuyển nhượng

Điều 6: Trách nhiệm thanh toán các loại phí và lệ phí

Trách nhiệm thanh toán các loại phí, lệ phí được đưa ra ở Điều 5 của hợp đồng này sẽ do bên nhận chuyển nhượng thanh toán

Điều 7: Phương thức thanh toán

– Bên B sẽ thanh toán trước cho phía bên A khoản tiền …………………………(VNĐ)

Sau khi cả hai bên hoàn tất thủ tục cho việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì bên B sẽ thanh toán số tiền còn lại

– Bên B thanh toán cho phía bên A với hình thức: (tiền mặt/chuyển khoản)……………..

Số tài khoản bên A:………………

Ngân hàng:…………………….

Người thụ hưởng:……………………

– Trường hợp hai bên tiến hành thanh toán thông qua người thứ ba thì hai bên cần đưa ra giấy uỷ quyền rõ ràng

Điều 8: Thời gian thanh toán

Thời gian để bên B thanh toán cho phía bên A là …….. ngày sau khi hoàn tẩt thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất công ty

Điều 9: Tiền cọc

Bên B thanh toán trước cho phía bên A số tiền là ………………………………(VNĐ) vào ngày …… tháng ……. năm …….. để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng

Khi thanh toán hợp đồng số tiền cọc có thể chuyển lại cho bên B hoặc dùng để trừ vào số tiền thanh toán tuỳ thoả thuận các bên

Trong trường hợp hai bên không hoàn thành hợp đồng, hợp đồng bị chấm dứt, vô hiệu thì số tiền đặt cọc được chuyển lại cho bên B

Điều 10: Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng A

10.1 Quyền của bên chuyển nhượng:

a) Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thanh toán tiền theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng;

b) Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhận đất theo đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bồi thường thiệt hại do lỗi của bên nhận chuyển nhượng gây ra;

d) Không bàn giao đất khi chưa nhận đủ tiền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

10.2 Nghĩa vụ của bên chuyển nhượng:

a) Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về quyền sử dụng đất và chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp;

b) Chuyển giao đất cho bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đủ diện tích, đúng vị trí và tình trạng đất theo thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai và giao Giấy chứng nhận cho bên nhận chuyển nhượng, trừ trường hợp bên nhận chuyển nhượng có văn bản đề nghị tự làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận;

d) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

e) Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật;

Điều 11: Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng B

11.1. Quyền của bên nhận chuyển nhượng

a) Yêu cầu bên chuyển nhượng cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về quyền sử dụng đất chuyển nhượng;

b) Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao đất đủ diện tích, đúng vị trí và tình trạng đất theo thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Yêu cầu bên chuyển nhượng làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai và giao Giấy chứng nhận cho bên nhận chuyển nhượng;

d) Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất bồi thường thiệt hại do lỗi của bên chuyển nhượng gây ra;

e) Có quyền sử dụng đất kể từ thời điểm nhận bàn giao đất từ bên chuyển nhượng;

11.2 Nghĩa vụ của bên nhận chuyển

a) Thanh toán tiền cho bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo thời hạn và phương thức thỏa thuận trong hợp đồng;

b) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

c) Xây dựng nhà, công trình xây dựng tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và quy hoạch được duyệt;

d) Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật;

Điều 12: Vi phạm và phạt vi phạm hợp đồng

– Nếu quá …..ngày, kể từ ngày đến hạn phải thanh toán tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo thỏa của hợp đồng mà bên nhận chuyển nhượng không thực hiện thanh toán thì sẽ bị tính lãi suất phạt quá hạn trên tổng số tiền chậm thanh toán là: ….% theo lãi suất do Ngân hàng ………………. công bố tại thời điểm thanh toán và được tính bắt đầu từ ngày phải thanh toán đến ngày thực trả. Bên chuyển nhượng A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng này và số tiền cọc vẫn do bên A giữ

– Nếu bên chuyển nhượng A chậm bàn giao đất quá ….ngày, kể từ ngày phải bàn giao đất theo thỏa thuận của hợp đồng này thì Bên nhận chuyển nhượng có quyền tiếp tục thực hiện hợp đồng này với thỏa thuận bổ sung về thời điểm bàn giao đất mới hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng. Trường hợp chấm dứt hợp đồng thì bên chuyển nhượng A sẽ hoàn trả lại tiền cọc cho bên B

–  Nếu các bên có hành vi vi phạm điều khoản khác của hợp đồng thì sẽ chịu phạt số tiền tương đương ……% giá trị hợp đồng

Điều 13: Cam kết của các bên

1, Bên chuyển nhượng cam kết:

a) Quyền sử dụng đất của hợp đồng này không thuộc diện đã chuyển nhượng cho người khác, không thuộc diện bị cấm chuyển nhượng theo quy định của pháp luật;

b) Quyền sử dụng đất của hợp đồng này được tạo lập theo đúng quy hoạch, đúng thiết kế và các bản vẽ được duyệt đã cung cấp cho Bên nhận chuyển nhượng;

2, Bên nhận chuyển nhượng cam kết:

a) Đã tìm hiểu, xem xét kỹ thông tin về Quyền sử dụng đất chuyển nhượng;

b) Đã được Bên chuyển nhượng cung cấp bản sao các giấy tờ, tài liệu và thông tin cần thiết liên quan đến quyền sử dụng đất, Bên nhận chuyển nhượng đã đọc cẩn thận và hiểu các quy định của hợp đồng này cũng như các phụ lục đính kèm. Bên nhận chuyển nhượng đã tìm hiểu mọi vấn đề mà Bên nhận chuyển nhượng cho là cần thiết để kiểm tra mức độ chính xác của các giấy tờ, tài liệu và thông tin đó;

c) Số tiền Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trả cho Bên chuyển nhượng theo hợp đồng này là hợp pháp, không có tranh chấp với bên thứ ba. Bên chuyển nhượng sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với việc tranh chấp khoản tiền mà Bên nhận chuyển nhượng đã thanh toán cho Bên chuyển nhượng theo hợp đồng này. Trong trường hợp có tranh chấp về khoản tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất này thì hợp đồng này vẫn có hiệu lực đối với hai bên;

d) Cung cấp các giấy tờ cần thiết khi Bên chuyển nhượng yêu cầu theo quy định của pháp luật để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho Bên nhận chuyển nhượng;

3, Việc ký kết hợp đồng này giữa các bên là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, lừa dối.

4, Trong trường hợp một hoặc nhiều điều, khoản, điểm trong hợp đồng này bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên là vô hiệu, không có giá trị pháp lý hoặc không thể thi hành theo quy định hiện hành của pháp luật thì các điều, khoản, điểm khác của hợp đồng này vẫn có hiệu lực thi hành đối với hai bên. Hai bên sẽ thống nhất sửa đổi các điều, khoản, điểm bị tuyên vô hiệu hoặc không có giá trị pháp lý hoặc không thể thi hành theo quy định của pháp luật và phù hợp với ý chí của hai bên.

Điều 14: Chấm dứt hợp đồng

 Các trường hợp chấm dứt hợp đồng:

a) Hai bên thoả thuận về điều khoản chấm dứt hợp đồng.

b) Bên nhận chuyển nhượng chậm thanh toán tiền nhận chuyển nhượng theo thoả thuận

c) Bên chuyển nhượng chậm bàn giao đất theo thỏa thuận

d) Khi hai bên hoàn thành xong nghĩa vụ, trách nhiệm và tiến hành thủ tục thanh lý hợp đồng

d) Trong trường hợp bên bị tác động bởi sự kiện bất khả kháng không thể khắc phục được để tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn … ngày, kể từ ngày xảy ra sự kiện bất khả kháng và hai bên cũng không có thỏa thuận khác thì một trong hai bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng này và việc chấm dứt hợp đồng này không được coi là vi phạm hợp đồng.

Điều 15: Sự kiện bất khả kháng

a, Sự kiện bất khả kháng được hiểu là những sự việc xảy ra một cách khách quan, không thểlường trước được bao gồm: nhưng không hạn chế các sự kiện như thiên tai, hỏa hoạn, động đất, chiến tranh, bạo loạn, xung đột vũ trang…gây ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng này.

b, Khi xuất hiện một trong các trường hợp bất khả kháng thì bên bị tác động bởi trường hợp bất khả kháng phải thông báo bằng văn bản hoặc thông báo trực tiếp cho bên còn lại biết trong thời hạn … ngày, kể từ ngày xảy ra trường hợp bất khả kháng Việc bên bị tác động bởi trường hợp bất khả kháng không thực hiện được nghĩa vụ của mình sẽ không bị coi là vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng và cũng không phải là cơ sở để bên còn lại có quyền chấm dứt hợp đồng này.

Điều 16: Thông báo

– Việc thông báo là để các bên có thể theo dõi tình hình công việc của các bên, hoặc thông báo về bất kì yêu cầu, khiếu nại, thoả thuận thay đổi khác……

– Hình thức thông báo của các bên có thể thông qua Mail, số điện thoại, thông báo trực tiếp bằng văn bản

Email bên A:……………………

Email bên B:……………………

Số điện thoại bên A:……………………..

Số điện thoại bên B:………………………

– Nếu có đề nghị thay đổi về địa chỉ, hình thức và tên người nhận thông báo thì phải lập văn bản; nếu khi đã có thay đổi về (địa chỉ, hình thức, tên người nhận thông báo do các bên thỏa thuận …..) thì các bên phải có trách nhiệm thông báo lại với nhau.

Điều 17: Tranh chấp và giải quyết tranh chấp

– Các bên tiến hành giải quyết tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng này thông qua con đường thương lượng, hòa giải trên tinh thần thiện chí, hợp tác. Trong trường hợp hòa giải không thành, các bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành giải quyết.

– Trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án, các bên duy trì thực hiện những nội dung khác của Hợp đồng, trừ nội dung là đối tượng của tranh chấp.

Điều 18: Những điều khoản khác

– Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày … tháng …. năm ….

– Các Bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ được quy định tại hợp đồng này.

– Mọi điều khoản sửa đổi, bổ sung đối với hợp đồng này chỉ có giá trị nếu được thực hiện bằng văn bản và được đại diện có thẩm quyền của hai bên ký kết (Văn bản này là một bộ phận không thể tách rời hợp đồng).

– Hợp đồng này được lập thành ….. bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ….. bản để thực hiện.

BÊN CHUYỂN NHƯỢNG A BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG B

(Chữ kí) (Chữ kí)

7. Mẫu Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

VÀ TÀI SẢN TRÊN ĐẤT

Số:…../HĐCNQSDĐ

– Căn cứ Luật Kinh doanh bất động sản ngày 25 tháng 11 năm 2014;

– Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

– Căn cứ theo Bộ luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 24 tháng 11 năm 2015

– Căn cứ các nghị định có liên quan

I, BÊN CHUYỂN NHƯỢNG A

– Họ tên: …………………………………………………………………………..

– Năm sinh: ………………………………………………………………………..

– Quốc tịch: ………………………………………………………………………..

– Số CCCD/CMT: …………………………………………………………………

Ngày cấp: ………………………………………Nơi cấp………………………..

– Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………

– Số điện thoại: ……………………………………………………………………

(Nếu là tổ chức

– Tên công ty: ……………………………………………………………………..

– Người đại diện: ………………………………………………………………….

– Chức vụ: …………………………………………………………………………

– Mã số thuế:………………………………………………Fax:………………….

– Địa chỉ: …………………………………………………………………………..

– Số điện thoại: ……………………………………………………………………

– Emai: …..……………………………………………………………………….)

II, BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG B

– Họ tên: …………………………………………………………………………..

– Năm sinh: ………………………………………………………………………..

– Quốc tịch: ………………………………………………………………………..

– Số CCCD/CMT: …………………………………………………………………

Ngày cấp: ………………………………………Nơi cấp………………………..

– Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………

– Số điện thoại: ……………………………………………………………………

(Nếu là tổ chức

– Tên công ty: ……………………………………………………………………..

– Người đại diện: ………………………………………………………………….

– Chức vụ: …………………………………………………………………………

– Mã số thuế:………………………………………………Fax:………………….

– Địa chỉ: …………………………………………………………………………..

– Số điện thoại: ……………………………………………………………………

– Emai: …..……………………………………………………………………….)

Theo như thoả thuận giữa hai bên, bên A và bên B đã đồng ý với nhau và đi đến kí kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của phía bên A, hợp đồng có những điều khoản sau:

Điều 1: Đối tượng của hợp đồng

Thông tin quyền sử dụng đất của bên A gồm những điều sau đây:

– Thửa đất số: ……………………………………………

– Tờ bản đồ số:…………………………………………..

– Địa chỉ thửa đất: ……………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………..

– Diện tích: …………………………. m2

– Hình thức sử dụng:

  • Sử dụng riêng: ………………………………. m2
  • Sử dụng chung: ……………………………… m2

– Mục đích sử dụng:……………………………………

– Thời hạn sử dụng:…………………………………….

– Nguồn gốc sử dụng:…………………………………

– Tài sản gắn liền với đất bao gồm:………………………..

……………………………………………….………………………………………

……………………………………………….………………………………………

……………………………………………….………………………………………

Giấy tờ về quyền sở hữu tài sản có: ………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Điều 2: Nội dung công việc

Bên A có nhu cầu muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bên B đã thoả thuận và đồng ý nhận quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất phía bên A. Trong quá trình thực hiện hợp đồng các bên cam kết thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm với nhau theo đúng như những gì các bên thoả thuận. Sau khi các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ xong, bên B sẽ thanh toán giá trị hợp đồng này.

Điều 3: Bàn giao đất và đăng ký quyền sử dụng

3.1 Bàn giao quyền sử dụng đất

a) Việc bàn giao quyền sử dụng đất phải được các bên lập thành biên bản, tuân thủ đúng quy định của pháp luật về đất đai.

b) Bên chuyển nhượng A có trách nhiệm bàn giao cho bên B các giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất kèm theo quyền sử dụng đất:

– Bản gốc của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với trường hợp bắt buộc phải có giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật);

– Bản sao các các giấy tờ khác theo thỏa thuận: ……

3.2 Đăng ký quyền sử dụng đất

Trong thời hạn ……ngày kể từ ngày hợp đồng này được ký kết, bên chuyển nhượng có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để đăng ký quyền sử dụng đất cho Bên nhận chuyển nhượng tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai, trừ trường hợp bên nhận chuyển nhượng tự nguyện làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất.

Bên nhận chuyển nhượng có trách nhiệm phối hợp với Bên chuyển nhượng thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 4: Kiểm tra tình trạng đất và các tài sản gắn liền với đất

Việc kiểm tra đất công ty có thuộc quy hoạch, thế chấp hoặc tranh chấp hay không sẽ là phần trách nhiệm của bên B. Trước khi tiến hành chuyển nhượng bên B sẽ xác nhận lại những thông tin tình trạng quyền sử dụng đất

Điều 5: Giá trị chuyển nhượng

– Giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất: ……………

– Giá trị chuyển nhượng hạ tầng kỹ thuật: …………………

– Giá trị bán/chuyển nhượng nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất hoặc tài sản khác gắn liền với đất:

– Tiền thuế VAT: …………………………………………………

Giá chuyển nhượng chưa bao gồm: các loại  phí, lệ phí trước bạ, lệ phí pháp luật liên quan đến việc thực hiện các thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho Bên nhận chuyển nhượng

Điều 6: Trách nhiệm thanh toán các loại phí và lệ phí

Trách nhiệm thanh toán các loại phí, lệ phí được đưa ra ở Điều 5 của hợp đồng này sẽ do bên nhận chuyển nhượng thanh toán

Điều 7: Phương thức thanh toán

– Bên B sẽ thanh toán trước cho phía bên A khoản tiền …………………………(VNĐ)

Sau khi cả hai bên hoàn tất thủ tục cho việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì bên B sẽ thanh toán số tiền còn lại

– Bên B thanh toán cho phía bên A với hình thức: (tiền mặt/chuyển khoản)……………..

Số tài khoản bên A:………………

Ngân hàng:…………………….

Người thụ hưởng:……………………

– Trường hợp hai bên tiến hành thanh toán thông qua người thứ ba thì hai bên cần đưa ra giấy uỷ quyền rõ ràng

Điều 8: Thời gian thanh toán

Thời gian để bên B thanh toán cho phía bên A là …….. ngày sau khi hoàn tẩt thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất công ty

Điều 9: Tiền cọc

Bên B thanh toán trước cho phía bên A số tiền là ………………………………(VNĐ) vào ngày …… tháng ……. năm …….. để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng

Khi thanh toán hợp đồng số tiền cọc có thể chuyển lại cho bên B hoặc dùng để trừ vào số tiền thanh toán tuỳ thoả thuận các bên

Trong trường hợp hai bên không hoàn thành hợp đồng, hợp đồng bị chấm dứt, vô hiệu thì số tiền đặt cọc được chuyển lại cho bên B

Điều 10: Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng A

10.1 Quyền của bên chuyển nhượng:

a) Được yêu cầu bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thanh toán tiền theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng;

b) Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhận đất theo đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bồi thường thiệt hại do lỗi của bên nhận chuyển nhượng gây ra;

d) Không bàn giao đất khi chưa nhận đủ tiền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

10.2 Nghĩa vụ của bên chuyển nhượng:

a) Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về quyền sử dụng đất và chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp;

b) Chuyển giao đất cho bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đủ diện tích, đúng vị trí và tình trạng đất theo thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai và giao Giấy chứng nhận cho bên nhận chuyển nhượng, trừ trường hợp bên nhận chuyển nhượng có văn bản đề nghị tự làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận;

d) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

e) Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật;

Điều 11: Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng B

11.1. Quyền của bên nhận chuyển nhượng

a) Yêu cầu bên chuyển nhượng cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về quyền sử dụng đất chuyển nhượng;

b) Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao đất đủ diện tích, đúng vị trí và tình trạng đất theo thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Yêu cầu bên chuyển nhượng làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai và giao Giấy chứng nhận cho bên nhận chuyển nhượng;

d) Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất bồi thường thiệt hại do lỗi của bên chuyển nhượng gây ra;

e) Có quyền sử dụng đất kể từ thời điểm nhận bàn giao đất từ bên chuyển nhượng;

11.2 Nghĩa vụ của bên nhận chuyển

a) Thanh toán tiền cho bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo thời hạn và phương thức thỏa thuận trong hợp đồng;

b) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

c) Xây dựng nhà, công trình xây dựng tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và quy hoạch được duyệt;

d) Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật;

Điều 12: Vi phạm và phạt vi phạm hợp đồng

– Nếu quá …..ngày, kể từ ngày đến hạn phải thanh toán tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo thỏa của hợp đồng mà bên nhận chuyển nhượng không thực hiện thanh toán thì sẽ bị tính lãi suất phạt quá hạn trên tổng số tiền chậm thanh toán là: ….% theo lãi suất do Ngân hàng ………………. công bố tại thời điểm thanh toán và được tính bắt đầu từ ngày phải thanh toán đến ngày thực trả. Bên chuyển nhượng A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng này và số tiền cọc vẫn do bên A giữ

– Nếu bên chuyển nhượng A chậm bàn giao đất quá ….ngày, kể từ ngày phải bàn giao đất theo thỏa thuận của hợp đồng này thì Bên nhận chuyển nhượng có quyền tiếp tục thực hiện hợp đồng này với thỏa thuận bổ sung về thời điểm bàn giao đất mới hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng. Trường hợp chấm dứt hợp đồng thì bên chuyển nhượng A sẽ hoàn trả lại tiền cọc cho bên B

–  Nếu các bên có hành vi vi phạm điều khoản khác của hợp đồng thì sẽ chịu phạt số tiền tương đương ……% giá trị hợp đồng

Điều 13: Cam kết của các bên

13.1 Bên chuyển nhượng cam kết:

a) Những thông tin về nhân thân, về thửa đất và tài sản gắn liền với đất đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật.

b) Thửa đất thuộc trường hợp được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

c) Tại thời điểm giao kết Hợp đồng này:

– Thửa đất và tài sản gắn liền với đất không có tranh chấp.

– Quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

d) Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc.

e) Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

13. 2 Bên nhận chuyển nhượng cam kết:

a) Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật.

b) Đã xem xét kỹ, biết rõ về thửa đất và tài sản gắn liền với đất nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này và các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

c) Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc.

d) Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

Điều 14: Chấm dứt hợp đồng

 Các trường hợp chấm dứt hợp đồng:

a) Hai bên thoả thuận về điều khoản chấm dứt hợp đồng.

b) Bên nhận chuyển nhượng chậm thanh toán tiền nhận chuyển nhượng theo thoả thuận

c) Bên chuyển nhượng chậm bàn giao đất theo thỏa thuận

d) Khi hai bên hoàn thành xong nghĩa vụ, trách nhiệm và tiến hành thủ tục thanh lý hợp đồng

d) Trong trường hợp bên bị tác động bởi sự kiện bất khả kháng không thể khắc phục được để tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn … ngày, kể từ ngày xảy ra sự kiện bất khả kháng và hai bên cũng không có thỏa thuận khác thì một trong hai bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng này và việc chấm dứt hợp đồng này không được coi là vi phạm hợp đồng.

Điều 15: Sự kiện bất khả kháng

a, Sự kiện bất khả kháng được hiểu là những sự việc xảy ra một cách khách quan, không thểlường trước được bao gồm: nhưng không hạn chế các sự kiện như thiên tai, hỏa hoạn, động đất, chiến tranh, bạo loạn, xung đột vũ trang…gây ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng này.

b, Khi xuất hiện một trong các trường hợp bất khả kháng thì bên bị tác động bởi trường hợp bất khả kháng phải thông báo bằng văn bản hoặc thông báo trực tiếp cho bên còn lại biết trong thời hạn … ngày, kể từ ngày xảy ra trường hợp bất khả kháng Việc bên bị tác động bởi trường hợp bất khả kháng không thực hiện được nghĩa vụ của mình sẽ không bị coi là vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng và cũng không phải là cơ sở để bên còn lại có quyền chấm dứt hợp đồng này.

Điều 16: Thông báo

– Việc thông báo là để các bên có thể theo dõi tình hình công việc của các bên, hoặc thông báo về bất kì yêu cầu, khiếu nại, thoả thuận thay đổi khác……

– Hình thức thông báo của các bên có thể thông qua Mail, số điện thoại, thông báo trực tiếp bằng văn bản

Email bên A:……………………

Email bên B:……………………

Số điện thoại bên A:……………………..

Số điện thoại bên B:………………………

– Nếu có đề nghị thay đổi về địa chỉ, hình thức và tên người nhận thông báo thì phải lập văn bản; nếu khi đã có thay đổi về (địa chỉ, hình thức, tên người nhận thông báo do các bên thỏa thuận …..) thì các bên phải có trách nhiệm thông báo lại với nhau.

Điều 17: Tranh chấp và giải quyết tranh chấp

– Các bên tiến hành giải quyết tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng này thông qua con đường thương lượng, hòa giải trên tinh thần thiện chí, hợp tác. Trong trường hợp hòa giải không thành, các bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành giải quyết.

– Trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án, các bên duy trì thực hiện những nội dung khác của Hợp đồng, trừ nội dung là đối tượng của tranh chấp.

Điều 18: Những điều khoản khác

– Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày … tháng …. năm ….

– Các Bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ được quy định tại hợp đồng này.

– Mọi điều khoản sửa đổi, bổ sung đối với hợp đồng này chỉ có giá trị nếu được thực hiện bằng văn bản và được đại diện có thẩm quyền của hai bên ký kết (Văn bản này là một bộ phận không thể tách rời hợp đồng).

–  Hợp đồng này được lập thành ….. bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ….. bản để thực hiện.

BÊN CHUYỂN NHƯỢNG A BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG B

(Chữ kí) (Chữ kí)

8. Tư vấn Mẫu Hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng quyền sử dụng đất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————–oOo————-

………., ngày ….. tháng ….. năm ……

HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Số: ………../HĐNTCNQSDĐ

Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015;

Căn cứ Luật Đất đai 2013;

Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của các bên;

Hôm nay, ngày ….. tháng …. năm ….. tại ……………………………………………………………..

Chúng tôi bao gồm:

BÊN CHUYỂN NHƯỢNG – BÊN A

– Tên doanh nghiệp: ………………………………………………………………………………………..

– Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: ……….

– Mã số doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………………..

– Người đại diện theo pháp luật: ………………………….. Chức vụ: ………………………….

– Số điện thoại liên hệ: …………………………………………………………………………………….

– Số tài khoản (nếu có): ……………………………. Tại ngân hàng: …………………………..

– Mã số thuế: ………………………………………………………………………………………………..

BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG – BÊN B

– Ông/Bà:………………………………………………………………………………………………………

– Sinh ngày: ………………………./……………………../………………………………………….

– Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số: ………………………….Cấp ngày: …../ ……./..

Tại ………………………………………………………………………………………………………………

– Quốc tịch (đối với người nước ngoài): ………………………………………………………………

– Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………………………………………

– Số điện thoại: …………………………………………………………………………………………….

– Email: ……………………………………………………………………………………………………….

Nếu bên chuyển nhượng/ bên nhận chuyển nhượng là cá nhân/tổ chức thì ghi thông tin như với cá nhân/ tổ chức nêu trên.

Hai bên thỏa thuận, thống nhất các nguyên tắc chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau:

Điều 1. Thông tin về thửa đất chuyển nhượng

1.Quyền sử dụng đất của bên A đối với thửa đất theo: …………………………

………………………………………………………………………………………………………………………..

(Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ….)

2.Đặc điểm cụ thể của thửa đất như sau:

– Thửa đất số: ……………………………………………………………………………………………….

– Tờ bản đồ số: ………………………………………………………………………………………………

– Địa chỉ thửa đất: ………………………………………………………………………………………….

– Diện tích: ……………./………m2 (Bằng chữ: ……………………………………………………)

– Hình thức sử dụng:

+ Sử dụng riêng: ………………. m2

+ Sử dụng chung: ……………… m2

– Mục đích sử dụng: ………………………………………………………………………………………..

– Thời hạn sử dụng: ………………………………………………………………………………………..

– Nguồn gốc sử dụng: ………………………………………………………………………………………

Những hạn chế về quyền sử dụng đất (nếu có): …………………………………………………….

3.Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất:

a) Đất đã có hạ tầng kỹ thuật (nếu là đất trong dự án đã được đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để chuyển nhượng);

b) Đặc điểm nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất: …………….(nếu có).

Điều 2: Cam kết chuyển nhượng

 Bên A cam kết chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên cho bên B với giá …………….. (………. đồng) cùng các nội dung:

+ Thửa đất nêu trên thuộc quyền sử dụng hợp pháp của bên A;

+ Tình trạng thửa đất hiện tại không có tranh chấp, không bị thế chấp, đặt cọc cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào, không bị hạn chế quyền chuyển nhượng bởi bất kỳ quyết định hành chính của cơ quan nhà nước nào.

Điều 3: Đặt cọc

1. Bên B đặt cọc cho bên A số tiền là……………… đồng ( Bằng chữ: ………..)

2. Bên B thanh toán đặt cọc cho bên A bằng hình thức trả tiền mặt. Việc đặt cọc do các bên thực hiện được ghi nhận bằng văn bản.

3. Số tiền đặt cọc sẽ được sử dụng vào việc thanh toán giá chị hợp đồng sau này. Trường hợp không tiến hành việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo sự thống nhất của hai bên, số tiền cọc sẽ được trả lại cho bên B.

Điều 4: Cam kết của các bên

– Các bên cam kết các thông tin kê khai nêu trên là trung thực, đầy đủ và đúng sự thật.

– Trong thời gian soạn thảo nội dung hợp đồng chuyển nhượng, các bên không hủy ngang hợp đồng trừ trường hợp được sự đồng ý của bên còn lại. Vì một lý do nào đó, bất cứ bên nào đơn phương chấm dứt việc ký kết hợp đồng nếu không được bên còn lại đồng ý thì sẽ phải chịu phạt bằng với giá trị thanh toán toán hợp đồng cùng với:

+ Nếu bên A là bên vi phạm, bên A sẽ phải trả lại tiền đặt cọc cho bên B

+ Nếu bên B là bên vi phạm, bên B sẽ mất tiền cọc đã đặt cọc cho bên A.

– Các bên cam kết sẽ giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất dự kiến vào ngày …………… Hợp đồng do bên B soạn thảo trên cơ sở các nguyên tắc đã được ghi nhận nêu trên. Trước khi ký kết tối thiểu là …..ngày, bên B phải chuyển giao nội dung hợp đồng cho bên A xem xét thông qua. Trường hợp không chuyển giao cho bên A đúng thời hạn nêu trên mà không có lý do chính đáng thông báo bằng văn bản cho bên A, thì bên B phải chịu trách nhiệm ……………………….

Bên A có trách nhiệm thông báo cho bên B về các nội dung thông tin, điều khoản hợp đồng sau …. ngày kể từ ngày nhận được hợp đồng do bên B chuyển giao. Trường hợp quá thời hạn ….. ngày bên A không thông báo cho bên B về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng mà không có lý do chính đáng được thông báo bằng văn bản cho bên B thì nội dung hợp đồng được giữ nguyên và bên A phải chịu trách nhiệm với những thông tin trên hợp đồng.

Điều 5: Giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được thì thống nhất chọn Tòa án hoặc trọng tài giải quyết theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng nguyên tắc có hiệu lực kể từ khi bên cuối cùng ký, điểm chỉ vào hợp đồng.

Hợp đồng này bao gồm …. trang được lập thành …. bản bằng Tiếng việt, mỗi bên giữ …. bản, có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN BÊN AĐẠI DIỆN BÊN B

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com