Đơn yêu cầu ngân hàng trả lời

Đơn yêu cầu ngân hàng trả lời là văn bản được người dân viết gửi tới cá nhân, đơn vị có thẩm quyền. Bạn đang thắc mắc, tìm kiếm mẫu để xem đơn có những nội dung gì, căn cứ pháp luật nào và viết ra sao. Xin mời theo dõi bài viết của chúng tôi.

Hướng dẫn viết Đơn yêu cầu ngân hàng trả lời

Những hướng dẫn cơ bản để tự viết Đơn yêu cầu ngân hàng trả lời đúng, cập nhật liên tục, đảm bảo pháp lý.

  • Cá nhân, tổ chức nhận đơn là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo quy định pháp luật chuyên ngành (phần “Kính gửi:…”);
  • Dưới tên đơn là nêu ra nội dung chính của đơn (phần “V/v:…”);
  • Dẫn chiếu các văn bản, thỏa thuận, hợp đồng, pháp luật có liên quan (phần “Căn cứ:…”);
  • Chủ thể viết Đơn yêu cầu ngân hàng trả lời là người có quyền, lợi ích trực tiếp mong muốn giải quyết (phần “Tên tôi là:…”);
  • Các thông tin của người viết đơn cần được điền đầy đủ như năm sinh, nơi cư trú, số CMND/CCCD, số điện thoại (phần “Năm sinh:…, CMND/CCCD số:…”);
  • Nội dung đơn là nội dung sự việc cần được giải quyết (phần “Trình bày nội dung:…”);
  • Người viết đơn ký tên ở cuối đơn kèm theo lời cam đoan (phần “Người viết đơn:…”);
  • Hình thức đơn: Viết tay hoặc đánh máy không bắt buộc theo mẫu;

Mẫu Đơn yêu cầu ngân hàng trả lời


Đơn bao gồm những nội dung cơ bản sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

————–o0o————–

…. , ngày …  tháng … năm 201..

ĐƠN YÊU CẦU NGÂN HÀNG TRẢ LỜI

(V/v: Phát mại tài sản mà không thông báo)

Căn cứ Hợp đồng tín dụng số ….. ngày ….. tháng …. năm …..

Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2005 hoặc 2015 (tùy thuộc vào thời điểm ký hợp đồng tín dụng)

Kính gửi: – NGÂN HÀNG ……… – CHI NHÁNH ………..

Tôi là: ………………………………………………………………………………………………………….

Chứng minh nhân dân số: ………………….    Cấp ngày: …………………        Tại: ………….

Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………………………

Nơi ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ……………………………………….     Email: ………………………………………

Tôi xin trình bày sự việc như sau:

Ngày ….. tháng …. năm ……., tôi có ký hợp đồng tín dụng số ………… với Ngân hàng ……….. – Chi nhánh ……… vay …………………… đồng thế chấp ………….

Đến ngày …. tháng … năm …. là thời hạn để tôi thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc cho ngân hàng, nhưng, do tình hình kinh tế khó khăn nên tôi chưa thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ toàn bộ số nợ gốc cho ngân hàng.

Tuy nhiên, ngày …. tháng … năm …. tôi phát hiện ngân hàng thực hiện phát mãi tài sản tôi thế chấp bảo đảm cho khoản vay mà không thông báo cho tôi được biết về việc phát mãi này.

(Dựa theo quy định tại Điều 300 Bộ luật dân sự 2015, thông báo về việc xử lý tài sản đảm bảo quy định như sau:

Điều 300. Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm

1.Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác.

Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.

2.Trường hợp bên nhận bảo đảm không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác.”)

Vì lẽ đó, tôi làm đơn này kính đề nghị ngân hàng tạm dừng việc phát mãi tài sản và có văn bản trả lời cho tôi về việc phát mãi tài sản mà không thông báo nêu trên.

Kính mong quý Ngân hàng xem xét, giải quyết. Tôi xin trân thành cảm ơn!

                                                                                                           Người làm đơn

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ 500 NGÀN ĐỒNG -> LIÊN HỆ 1900.0191

 

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com