Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, xin nhờ luật sư tư vấn hộ em trường hợp tranh chấp sau. Khoảng 4 tháng trước, em có đứng ra mua trả góp hộ 1 người quen 1 chiếc xe máy, qua hình thức trả góp của 1 tổ chức tín dụng trong vòng 12 tháng. Sau đó giữa em và người ấy có làm 1 giấy xác nhận nội dung là em chỉ đứng ra mua xe và đứng tên trên giấy tờ xe, chủ xe là người ấy, giấy đó có sự xác nhận của chủ cửa hàng nơi bán xe. 3 tháng vừa rồi, người ấy vẫn đứng ra góp tiền đầy đủ và đúng hẹn. Nhưng tháng này thì chậm trễ và có ý định không góp, muốn đổ hết trách nhiệm góp tiền lên em.Vậy em muốn hỏi nếu người đó vẫn không chịu góp, em có quyền đòi lại xe không, vì xe đó là em đứng tên, và hiện tại giấy tờ xe vẫn do tổ chức tín dụng giữ. Nếu em đòi lại được xe nhưng em không có khả năng góp, thì tổ chức tín dụng sẽ xử lý như thế nào ạ. Và có khả năng nào em không đòi lại được xe nhưng vẫn phải đứng ra góp số tiền đó không ạ.Nhờ luật sư tư vấn hộ, em mong nhận được thư trả lời sớm. Cám ơn luật sư nhiều ạ.
Người hỏi: N.H.Đ (Tuyên Quang)
Tư vấn luật: 1900.0191
Luật sư tư vấn:
Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:
1/ Căn cứ pháp lý
– Bộ luật dân sự năm 2005;
– Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009;
2/ Trách nhiệm trả nợ khi đứng tên trong hợp đồng vay hộ người khác.
Trong trường hợp của bạn, bạn đang là người đứng tên trên hợp đồng vay nợ với tổ chức tín dụng. Trên cơ sở pháp lý, bạn là người có trách nhiệm trả nợ cho ngân hàng.
Căn cứ điều 474 Bộ luật dân sự thì nghĩa vụ trả nợ cho bên vay được quy định như sau:
“Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.
5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”
Vì thế trong trường hợp của mình bạn vẫn phải có nghĩa vụ trả cho chủ nợ. Sau đó, bạn sẽ có quyền yêu cầu bạn của bạn phải hoàn trả lại cho bạn.
3/ Có đòi lại được tài sản khi đứng tên vay hộ người khác hay không?
Căn cứ theo điều 124 Bộ luật dân sự năm 2005 thì hình thức giao dịch dân sự bao gồm:
“1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.”
Căn cứ theo điều 401 Bộ Luật dân sự năm 2005 thì Hợp đồng dân sự quy định như sau:
“1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.
2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Như vậy theo quy định của pháp luật thì vay tài sản không nhất thiết phải lập thành văn bản có công chứng chứng thực. Theo đó bạn hoàn toàn có thể yêu cầu bạn của bạn hoàn trả lại phần tài sản trong nghĩa vụ trả nợ với tổ chức tín dụng mà bạn đã thanh toán.
Sau đó nếu bạn của bạn vẫn không chịu hoàn trả lại cho bạn thì hành vi của người đó có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định điều 138 của Bộ luật hình sự:
“Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Như vậy bạn có thể tố cáo hành vi chiếm đoạt tài sản của người đó tới cơ quan có thẩm quyền.
4/ Thiếu nợ trả góp không có khả năng chi trả thì bị xử lý như thế nào?
Như đã phân tích ở trên rằng trên giấy tờ bạn vẫn là người đứng tên chủ sở hữu chiếc xe và có trách nhiệm trả nợ cho tổ chức tín dụng cho vay trả góp, do vậy bạn có thể đòi lại chiếc xe của mình đã nêu ở trên. Về giấy xác nhận chủ sở hữu xe xác lập giữa bạn, bạn của bạn và chủ cửa hàng bán xe sẽ bị vô hiệu do hợp đồng chính về nghĩa vụ trả tiền giữa bạn và bạn của bạn vô hiệu vì lý do lừa dối.
Trong trường hợp bạn không có khả năng chi trả nợ cho tổ chức tín dụng thì tùy vào hành vi của bạn sẽ bị xử lý như thế nào:
+ Nếu bạn có hành vi bỏ trốn hoặc có dấu hiệu lừa đảo dùng thủ đoạn gian dối để tránh khoản nợ thì có thể sẽ bị khởi tố vì một số tội về xâm phạm quyền sở hữu theo Bộ Luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.
+ Trong trường hợp, em bạn không có dấu hiệu vi phạm hình sự thuộc cái tội nêu trên thì bên tổ chức tín dụng cũng có thể làm đơn khởi kiện ra tòa án dân sự về việc em bạn vi phạm nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng vay tiền, em bạn sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định tại các điều của Bộ luật dân sự 2005:
Điều 302. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự
“1. Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.”
Điều 305. Trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự
“1. Khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực hiện thì bên có quyền có thể gia hạn để bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ; nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành thì theo yêu cầu của bên có quyền, bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại; nếu việc thực hiện nghĩa vụ không còn cần thiết đối với bên có quyền thì bên này có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về Trách nhiệm trả nợ khi đứng tên trong hợp đồng vay hộ người khác. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Trách nhiệm trả nợ khi đứng tên trong hợp đồng vay hộ người khác
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn