Trách nhiệm pháp lý khi chậm trả nợ tín dụng ngân hàng mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Kính chào luật sư.

Tôi có sử dụng thẻ tín dụng của FE CREDIT với hạn mức 35.000.000, do có việc cần nên tôi đã sử dụng hết hạn mức trong thẻ. Sau một thời gian do công việc kinh doanh gặp khó khăn nên tôi không thể trả số tiền trên và thời gian trễ hạn đến nay là 2 tháng. Do đi công tác nên tôi không mang điện thoại có gắn thẻ sim đăng kí thông tin liên lạc với ngân hàng nên không có ai nghe máy. Đến nay khi về thì tôi có đọc được một tin nhắn yêu cầu đến tòa án nhân dân Thủ Đức để  tiến hành hòa giải với hồ sơ kiện từ phía Ngân hàng VPbank về hành vi “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” số tiền 43.000.000 vào ngày 10/10/2018. Sau tin nhắn có thêm là: Sau thời gian trên phía Tòa án sẽ tiến hành bắt tạm giam để khởi tố Hình sự theo Pháp luật hiện hành.
Tôi xin hỏi cách giải quyết như thế nào và tôi có thể lùi thời gian hòa giải lại được không? Xin cảm ơn!

Giang Nguyễn.

Bài viết liên quan:
– Không trả được nợ tín dụng ngân hàng có bị coi là lừa đảo chiếm đoạt tài sản

– Vay tín chấp trả chậm thì bị xử lý thế nào?

– Trách nhiệm pháp lý khi không trả nợ đúng hạn

– Trách nhiệm pháp lý khi không trả nợ đúng hạn

– Trả nợ ngân hàng quá hạn có bị nộp phạt hay không?

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật hình sự năm 2015
– Bộ luật dân sự năm 2015
– Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật LVN, đối với câu hỏi của bạn Công ty  Luật LVN xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến chậm trả nợ tín dụng.

Theo thông tin bạn cung cấp thì tin nhắn đó chắc chắn không phải từ phía Tòa án, có thể đó là tin nhắn bên ngân hàng đang tạo áp lực. Vì Tòa án sẽ không làm việc qua tin nhắn. Căn cứ vào điều 170 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Điều 170. Nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Bộ luật này và pháp luật có liên quan.

Xét đến hành vi ” lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và căn cứ vào điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015:

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Trong trường hợp này, bạn đã vay tài sản thông qua hợp đồng một cách hợp pháp nhưng bạn không hề sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản cũng như đến thời hạn trả lại tài sản, bạn không có đủ điều kiện để trả chứ không phải có điều kiện mà cố tình không trả. Do đó, bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Tuy nhiên, bạn phải có nghĩa vụ trả nợ và phải chịu trách nhiệm khi chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Căn cứ vào điều 466, điều 357 Bộ luật dân sự năm 2015:

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Điều 357. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền
1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.

Trong trường hợp bên phía ngân hàng khởi kiện bạn ra Tòa dân sự thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Tùy thuộc vào tình hình kinh tế, Tòa Án sẽ không yêu cầu bạn phải trả toàn bộ tiền vay, tiền lãi chậm trả trong một lần, mà anh chị có thể được thực hiện nhiều lần cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ. Do đó, bạn cần tuân thủ pháp luật về trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia phiên xét xử, về khoản nợ, bạn có thể trình bày về hoàn cảnh gia đình để được yêu cầu về thời gian thanh toán nghĩa vụ phù hợp.

Trên đây là tư vấn của Công ty  Luật LVN về các vấn đề pháp lý liên quan đến chậm trả nợ tín dụng. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty  Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
                                                                                                                                                      Chuyên viên: Diệu Linh            

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Trách nhiệm pháp lý khi chậm trả nợ tín dụng ngân hàng
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com