Quy định về thời gian nghỉ hưởng nguyên lương của người lao động mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Bài viết liên quan:
Người lao động nghỉ ốm, đau, bệnh tật, không xin phép có bị sa thải có đúng không?
Thời gian được tính là ngày nghỉ hằng năm của người lao động
Nghỉ ốm đau 02 tháng trong năm có ảnh hưởng gì đến thời gian nghỉ hằng năm?
Nghỉ việc khi chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm sẽ được giải quyết thế nào?
Người lao động nghỉ việc như thế nào cho đúng quy định pháp luật

Căn cứ pháp lý

– Bộ luật lao động (BLLĐ) 2012
– Nghị định 85/2015/NĐ-CP quy định chi tiết Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ

Việt Nam hiện là một quốc gia đang phát triển, với nguồn lao động dồi dào, trẻ, nhiệt huyết và kỹ năng, tay nghề ngày càng được nâng cao về chuyên môn, Việt Nam đang thu hút được nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước tuy nhiên lại đặt ra một số thách thức, quan ngại không hề nhỏ có liên quan đến lĩnh vực lao động như tiền lương; thời gian lao động hay an toàn lao động…Một trong những vấn đề quan trọng trong số đó phải kể đến là chế độ về “thời giờ nghỉ ngơi” trong khuôn khổ, phạm vi đã được pháp luật quy định nhằm bảo đảm hay trợ giúp người lao động cân bằng cuộc sống sinh hoạt đời thường và gián tiếp tạo động lực để cải thiện, năng xuất chất lượng công việc mà không bị xử phạt vô lý từ người sử dụng lao động.

Theo quy định hiện hành về pháp luật lao động (BLLĐ 2012), không có định nghĩa cụ thể thế nào về thời gian nghỉ ngơi của người lao động tuy nhiên dựa theo các nghiên cứu của các nhà khoa học hay của tổ chức lao động quốc tế ILO có thể hiểu “thời giờ nghỉ ngơi: là khoảng thời gian trong đó người lao động không phải thực hiện những nghĩa vụ lao động và có quyền sử dụng thời gian đó theo ý muốn của mình”. Với cách hiểu đó, Việt Nam đã nội luật hoá thành các quy định tại mục 2 chương VII BLLĐ 2012. Để hiểu rõ hơn về thời gian nghỉ ngơi của người lao động, Công ty Luật LVN xin được tư vấn cho quý khách hàng như sau:

Căn cứ Điều 111, 112, 115, 116 Bộ luật Lao động 2012 thì các trường hợp người lao động được nghỉ làm và hưởng nguyên lương gồm có:

– Tết Dương lịch: Nghỉ 01 ngày 
– Tết Âm lịch: Nghỉ 05 ngày liên tục (01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm hoặc 02 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm Âm lịch)
– Ngày Chiến thắng: Nghỉ 01 ngày (ngày 30/04 hàng năm)
– Ngày Quốc tế lao động: Nghỉ 01 ngày (ngày 01/05 hàng năm)
– Ngày Quốc khánh: Nghỉ 01 ngày (ngày 02/09 hàng năm)
– Ngày Giỗ tổ Hùng Vương: Nghỉ 01 ngày (ngày 10/3 Âm lịch hàng năm)
– Kết hôn: Nghỉ 03 ngày
– Con kết hôn: Nghỉ 01 ngày
– Bố/mẹ đẻ chết: Nghỉ 03 ngày
– Bố vợ/mẹ vợ chết hoặc bố chồng/mẹ chồng chết: Nghỉ 03 ngày
– Vợ/chồng chết: Nghỉ 03 ngày
– Con chết: Nghỉ 03 ngày
– Đối với người lao động làm việc từ đủ 12 tháng trở lên: ngày nghỉ hàng năm là 12 ngày và ngày nghỉ hàng năm tăng thêm theo thâm niên (cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ được tăng thêm tương ứng 01 ngày).

Ngoài các quy định chung về số ngày được nghỉ trọn vẹn, tuỳ thuộc vào tính chất, đặc thù của công việc mà người lao động trong quá trình làm việc sẽ có những thời gian nghỉ ngơi hợp lý như:

– Đối với người lao động bình thường làm những công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm hay đặc biệt nguy hiểm theo danh mục do Bộ lao động – Thương binh và xã hội ( được ban hành theo Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành) hoặc người lao động là người chưa thành niên, người khuyết tật thì số ngày nghỉ hàng năm là 14 ngày hay 16 ngày.

– Ngoài ra, đối với trường hợp là lao động nữ, thời giờ nghỉ ngơi có những ưu tiên khác biệt nhất định đã được quy định trong nghị định 85/2015/NĐ-CP như:
“Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ như sau: Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng;
Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ như sau: Mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi;”

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về vấn đề pháp lý liên quan đến thời giờ nghỉ ngơi của người lao động. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Vũ Quân

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Quy định về thời gian nghỉ hưởng nguyên lương của người lao động
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com