Phân biệt giữa nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận mới nhất

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Thứ nhất, về định nghĩa:

Nhãn hiệu thông thường được định nghĩa tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009, 2019:

“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.

Nhãn hiệu tập thể được định nghĩa tại Khoản 17 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009, 2019:

“Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó”.
“Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu”.

Thứ hai, về chức năng:

Nhãn hiệu thông thường giúp phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác nhau.

Nhãn hiệu tập thể giúp phân biệt sản phẩm, dịch vụ của tập thể này với những đối tượng khác không thuộc tập thể đó.

Nhãn hiệu chứng nhận dùng để xác định và đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu đạt tiêu chuẩn chất lượng mà chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận cho phép. Việc chứng nhận chỉ được chủ sở hữu chứng nhận và đảm bảo về chất liệu, vật liệu, phương thức sản xuất hàng hóa hoặc hoạt động dịch vụ, chất lượng, tính chất, đặc tính khác của sản phẩm/dịch vụ, không phải chứng nhận về nguồn gốc địa lý cũng như chứng nhận về các đặc tính khác.

Thứ ba, về chủ thể sở hữu:

Nhãn hiệu thông thường có chủ sở hữu là các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh (Khoản 1 điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009, 2019).

Nhãn hiệu tập thể có chủ sở hữu là tổ chức và tất cả các thành viên trong tổ chức đó (Khoản 3 điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009, 2019).

Nhãn hiệu chứng nhận có chủ sở hữu là Tổ chức có khả năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó (Khoản 4 điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009, 2019).

Thứ tư, về chủ thể có quyền sử dụng:

Chủ thể có quyền sử dụng nhãn hiệu thông thường bao gồm chủ sở hữu nhãn hiệu và cá nhân, tổ chức được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép.

Chủ thể có quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể bao gồm tổ chức và các thành viên của tổ chức đó.

Chủ thể có quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận bao gồm các chủ thể có sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chuẩn và được chủ sở hữu cho phép gắn nhãn hiệu chứng nhận.

Thứ năm , về chủ thể nộp đơn đăng kí:

Chủ thể nộp đơn đăng kí nhãn hiệu thông thường là cá nhân, tổ chức có sản phẩm do mình sản xuất ra hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

Chủ thể nộp đơn đăng kí nhãn hiệu tập thể là tổ chức được thành lập hợp pháp.

Chủ thể nộp đơn đăng kí nhãn hiệu chứng nhận là tổ chức có khả năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ.

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tổng đài 24/7 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com