Khai thác rừng phòng hộ trái pháp luật bị xử phạt như thế nào? mới nhất
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt câu hỏi:
Ở quê mình 1 nhóm gia đình được xã xóm giao cho bảo vệ rừng thông phòng hộ. Nhưng nay phát hiện 1 cá nhân tự ý làm đường khai thác nhựa thông lén lút trái phép 2.4 ha. Nên đã báo cho xóm và xã được 5 ngày nhưng chưa giải quyết. Xin bạn tư vấn cho mình trách nhiệm nghĩa vụ nhóm hộ dân bảo vệ rừng và người vi phạm bị xử lý như thế nào?
Người gửi: Tuấn Tú
Bài viết liên quan:
– Tội vi phạm các quy định khai thác và bảo vệ rừng
– Xử phạt vi phạm hành vi chặt phá rừng trái phép
– Giao đất rừng cho hộ gia đình
– Xử phạt vi phạm hành vi chặt phá rừng trái phép
– Chặt phá rừng để trồng cây lâm sản thì bị xử lý như thế nào?
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:
1. Cơ sở pháp lý
– Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004
2. Khai thác rừng phòng hộ trái pháp luật bị xử phạt như thế nào?
Thứ nhất về trách nhiệm và nghĩa vụ của hộ dân bảo vệ rừng
Căn cứ theo Điều 69, Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 thì hộ gia đình được nhà nước giao rừng phòng hộ cần có các nghĩa vụ sau:
“Điều 69. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng phòng hộ
1. Có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 59 và Điều 60 của Luật này.
2. Xây dựng khu rừng theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý về rừng.
3. Được khai thác, sử dụng rừng, tận thu lâm sản theo quy định tại Điều 47 của Luật này.
4. Được chuyển đổi diện tích rừng được giao cho hộ gia đình, cá nhân trong cùng xã, phường, thị trấn; cá nhân được để thừa kế quyền sử dụng rừng theo quy định của pháp luật.”
Thứ hai, đối với hành vi vi phạm của cá nhân khai thác trái phép rừng phòng hộ
Có rất nhiều loại thông khác nhau, tùy theo từng loại thông sẽ được phân vào các nhóm gỗ quý hiếm khác nhau. Cần xác định xem cá nhân vi phạm đó đã khai thác nhựa của những loại thông nào theo Bảng phân loại các nhóm gỗ tại Việt Nam.
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 12, Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
“2.Khai thác rừng phòng hộ trái phép
a) Đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm:
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,5 m3.
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,5 m3 đến 1 m3.
– Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1 m3 đến 1,5 m3.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1,5 m3 đến 3 m3.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 3 m3đến 5 m3.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 5 m3đến 8 m3.
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 8 m3 đến 15 m3.
c) Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA:
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép dưới 0,5 m3.
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ 0,5 m3đến 0,7 m3.
– Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 0,7 m3 đến 1 m3.
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép từ trên 1 m3 đến 1,5 m3.
Do đó, cá nhân vi phạm sẽ bị chịu 1 trong các mức phạt theo quy định trên đây về khai thác rừng phòng hộ trái phép. Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra xem cá nhân vi phạm đó đã khai thác những loại thông nào? số lượng bao nhiêu? từ đó làm căn cứ để xét mức phạt.
Trên đây là tư vấn từ Luật LVN về vấn đề Khai thác rừng phòng hộ trái phép. Chúng tôi hy vọng quý khách có thể vận dụng được các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan , hoặc cần tư vấn, giải đáp quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý
Chuyên viên: Trần Thị Thủy Tiên
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Khai thác rừng phòng hộ trái pháp luật bị xử phạt như thế nào? Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam