Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Trung tâm CDI
Bài viết liên quan:
Ai có trách nhiệm thông báo thời hạn trước khi chấm dứt hợp đồng lao động?
Thời hạn phải báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động
Chế độ nghỉ đới với phụ nữ nuôi con dưới 12 tháng
Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dựt hợp đồng?
Có được ký kết hợp đồng lao động với người chưa thành niên?
|
Căn cứ pháp lý
– Bộ luật lao động (BLLĐ) 2012
– Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015
– Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
|
Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ theo pháp luật về lao động, trong sự việc này đã xảy ra tranh chấp lao động giữa tập thể người lao động làm việc theo thời vụ với công ty môi giới lao động và người sử dụng lao động liên quan đến chế độ tham gia bảo hiểm xã hội. Theo đó, căn cứ theo điều 99 BLLĐ 2012 quy định:
Điều 99. Trả lương thông qua người cai thầu
1. Nơi nào sử dụng người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự thì người sử dụng lao động là chủ chính phải có danh sách và địa chỉ của những người này kèm theo danh sách những người lao động làm việc với họ và phải bảo đảm việc họ tuân theo quy định của pháp luật về trả lương, an toàn lao động, vệ sinh lao động.
2. Trường hợp người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự không trả lương hoặc trả lương không đầy đủ và không bảo đảm các quyền lợi khác cho người lao động, thì người sử dụng lao động là chủ chính phải chịu trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi đó cho người lao động.
|
Ngoài ra, căn cứ theo các quy định về bảo hiểm xã hội, tại khoản 1 điều 2 Luật bảo hiểm xã hội quy định:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
…
|
Tuy nhiên theo thông tin ban đầu là việc trả lương cho nhóm người lao động vẫn được đảm bảo thực hiện liên tục hàng tháng từ người sử dụng lao động nhưng không chi trả trực tiếp cho người lao động mà thông qua người cai thầu thực hiện. Hành vi này là không trái căn cứ theo các quy định pháp luật dân sự về giao kết, thực hiện giao dịch có liên quan đến hợp đồng lao động.
Tiếp theo liên quan đến thắc mắc về việc đã trừ tiền lương mỗi tháng của người lao động để đóng tiền tham gia chế độ bảo hiểm xã hội nhưng không thấy kê khai trong sổ bảo hiểm xã hội. Căn cứ theo điều 26 Nghị định 95/2013 quy định:
Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
…
2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
|
Theo đó, trong trường hợp có căn cứ về việc người có trách nhiệm tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không thực hiện hoặc chậm thực hiện các nghĩa vụ theo quy định về BHXH thì người lao động được quyền khiếu nại, tố cáo đến cơ quan Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi cơ quan đặt trụ sở hoặc nơi cư trú của cá nhân có trách nhiệm giải quyết căn cứ theo khoản 2 điều 36 Nghị định 95/2013 quy định:
Điều 36. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
…
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này.
…
|
Ngoài ra, 1 phương thức khác để đảm bảo quyền lợi cho người lao động có thể tiến hành thủ tục khởi kiện tại Toà án nhân dân cấp huyện nơi tổ chức cai thầu đặt trụ sở căn cứ theo điều 36 BLTTDS 2015 quy định:
Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.
…
|
Quy định hướng dẫn cho điều 36 BLTTDS, tại điều 32 BLTTDS hướng dẫn về các tranh chấp lao động được quyền khởi kiện tại Toà án, theo đó:
Điều 32. Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
…
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;…
|
Chuyên viên: Thu Thuỷ
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn