Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Lan Ngọc
Bài viết liên quan:
Có được chia thừa kế không, khi người lập di chúc còn sống?
Con rể có được hưởng di sản được thừa kế từ bố, mẹ vợ không?
Phân chia di sản thừa kế
Thủ tục tách thửa đất theo quy định của pháp luật hiện hành
Có được ký kết hợp đồng lao động với người chưa thành niên?
|
Căn cứ pháp lý
– Bộ luật dân sự (BLDS) 2015
– Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015
– Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) 2014
– Thông tư 46/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
|
Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cư theo pháp luật về dân sự áp dụng vào trường hợp này, việc ông H chết trong trường hợp đã làm phát sinh một số quan hệ pháp lý kéo theo như:
- Quan hệ pháp luật về thừa kế
- Giải quyết tranh chấp liên quan đến việc hưởng di sản thừa kế
- Thực hiện nghĩa vụ trả nợ từ việc vay tài sản của ông H
- Trước hết, việc ông H chết không để lại di chúc cộng thêm thông tin ban đầu là ông H đã ly hôn vợ thì căn cứ theo pháp luật dân sự về thừa kế, các quyền và nghĩa vụ có liên quan đến tài sản của ông H trong trường hợp này sẽ được chia thừa kế theo pháp luật đã được quy định tại chương XXIII BLDS 2015. Theo đó, người con của ông H là N sẽ là đối tượng được hưởng toàn bộ các quyền và nghĩa vụ có liên quan do việc chấp nhận hưởng di sản của ông H. Di sản thừa kế sẽ bao gồm: căn nhà 3 tầng, 1 mảnh đất 70m2, 1 xe máy, nội thất bàn ghế trong nhà, tiền trợ cấp tử tuất một lần do tham gia chế độ bảo hiểm xã hội và thực hiện các nghĩa vụ tài sản khác do ông H đã xác lập trước khi chết.
Tuy nhiên, do N là người chưa thành niên cho nên việc xác lập các giao dịch dân sự, đặc biệt liên quan đến tài sản là bất động sản như nhà, đất…hay động sản phải đăng ký quyền sở hữu như xe máy…thì căn cứ theo quy định tại khoản 4 điều 21 BLDS 2015 việc xac lập giao dịch dân sự phải được sự đồng ý từ người đại diện theo pháp luật. Theo đó, trong trường hợp này bà T sẽ là người đại diện theo pháp luật của N ( căn cứ theo quy định tại điều 136 BLDS 2015 )
Như vậy, việc bà T thực hiện các giao dịch có liên quan đến tài sản được thừa kế của N sẽ được coi là hợp pháp nếu vì lợi ích của người được đại diện căn cứ theo theo khoản 2 điều 141 BLDS 2015:
Điều 141. Phạm vi đại diện
…
2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác…
|
2. Tiếp theo liên quan đến thắc mắc về việc hưởng tiền trợ cấp tử tuất một lần: căn cứ theo pháp luật về bảo hiểm xã hội, đối vói những đối tượng tham gia chế độ bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội được quy định tại khoản 1 điều 67 Luật bảo hiểm xã hội thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần.
Như vậy, việc bà T đã ly hôn với chồng sẽ không thuộc đối tượng được hưởng tiền trợ cấp tử tuất. Từ phân tích trên, đối với hành vi chiếm đoạt tiền tử tuất trái pháp luật ( hoặc không vì lợi ích của người được đại diện ) sẽ bị xử lý căn cứ theo điều 122 Luật bảo hiểm xã hội:
Điều 122. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội
1. Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
…
|
Bổ sung, hướng dẫn cho điều 122, việc chiếm đoạt số tiền trợ cấp từ BHXH là 140 triệu vì mục đích cá nhân thì căn cứ theo điểm c khoản 2 điều 214 BLHS 2015, bà T sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đồng thời phải có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền trợ cấp từ việc chiếm đoạt trái pháp luật.
Theo thông tin ban đầu là ông H vay tiền từ bà Y, bà E và cháu G, nếu có chứng cứ chứng minh về việc vay tài sản của ông H thì các cá nhân cho vay tiền được quyền ưu tiên thực hiện việc đòi lại tài sản từ cá nhân được quyền thừa kế lại tài sản căn cứ theo điều 26 BLTTDS về giải quyết tranh chấp dân sự.
Theo đó, các chứng cứ được xem là hợp pháp, có giá trị sử dụng tại Toà án phải tuân thủ điều kiện theo quy định tại điều 94 BLTTDS:
Điều 94. Nguồn chứng cứ
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
2. Vật chứng.
3. Lời khai của đương sự.
4. Lời khai của người làm chứng.
5. Kết luận giám định.
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
9. Văn bản công chứng, chứng thực.
10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
|
Tiếp theo là chứng cứ về việc xác lập giao dịch giữa bà E và ông H thông qua giao dịch chuyển khoản ngân hàng. Căn cứ theo pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt, việc các bên tiến hành việc chuyển tiền thông qua tổ chức trung gian là ngân hàng được kiểm soát thực hiện thông qua chứng từ thanh toán ( Thông tư 46/2014/TT-NHNN ). Như vậy, thông qua các chứng từ tài liệu được xác lập theo đúng trình tự, thủ tục, quy chế hoạt động nội bộ từ bên Ngân hàng và được giao cho các bên khi giao dịch được thực hiện thì được coi là chứng cứ đủ sức thuyết phục khi có tranh chấp tại Toà.
Chuyên viên: Nguyễn Hòa
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn