Việt Nam là một nước ta có nền nông nghiệp phát triển lâu đời với phần lớn dân số sản xuất nông nghiệp. Do đó chất lượng sản phẩm giống cây trồng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiêp. Để tạo ra một giống cây trồng mới, tác giả thường mất nhiều thời gian, công sức, tiền của. Tuy nhiên người thứ ba có thể dễ dàng nhân giống. Vì thế cá nhân, tổ chức khi tạo ra giống cây trồng mới cần thực hiện thut tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho mình.  Nắm bắt nhu cầu khách hàng, Luật LVN cung cấp cho khách hàng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

1. Điều kiện của tổ chức cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng. 
Tổ chức, cá nhân bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng; tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng.
Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.

3. Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng bao gồm:
– Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định
– Ảnh chụp, tờ khai kỹ thuật theo mẫu quy định;
– Giấy uỷ quyền nếu đơn được nộp thông qua đại diện;
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người đăng ký là người được chuyển giao quyền đăng ký;
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Mỗi đơn chỉ được đăng ký bảo hộ cho một giống cây trồng.

4. Trình tự thực hiện đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

Bước 1. Nộp đơn 
Tổ chức, cá nhân nộp đơn tại Cục Trồng Trọt thuộc Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bước 2: Tiếp nhận đơn 
Bước 3: Thẩm định hình thức đơn và thông báo, từ chối hoặc chấp nhận đơn
Nếu Đơn hợp lệ thì yêu cầu người đăng ký gửi mẫu giống đến cơ sở khảo nghiệm. 
Thẩm định hình thức đơn: 15 ngày kể từ ngày nhận đơn 
Bước 4: Công bố đơn 
Công bố đơn hợp lệ trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày đơn được chấp nhận.
Bước 5. Thẩm định nội dung đơn 
Việc thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ gồm thẩm định tính mới; tên giống cây trồng; khảo nghiệm và thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật đối với giống cây trồng.
Thời hạn thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật là 90 ngày kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm kỹ thuật;
Bước 6.  Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu thẩm định và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Trồng Trọt sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ nếu được cấp bằng.
Kết quả nhận được là Giấy chứng nhận đăng ký Giống cây trồng mới.

5. Công việc Luật LVN thực hiện khi có yêu cầu dịch vụ

Luật LVN sẽ thực hiện các công việc sau đây khi khách hàng có yêu cầu dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng:
– Tư vấn cho khách hàng các vấn đề pháp lý có liên quan đến đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
– Đánh giá tính khả thi của đối tượng đăng ký.
– Chuẩn bị hồ sơ theo quy định cho khách hàng.
– Thay mặt khách hàng nộp đơn tại Cục Trồng Trọt thuộc Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Theo dõi quá trình thẩm định đơn.
– Định hướng cho khách hàng sửa chữa, bổ sung khi đơn chưa đáp ứng điều kiện bảo hộ.
– Theo dõi quá trình giải quyết tại Cục Trồng Trọt thuộc Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Thay mặt khách hàng nhận kết quả tại Cục Trồng Trọt thuộc Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký Giống cây trồng mới cho khách hàng.
Khách hàng chỉ cần cung các thông tin/tài liệu sau: ảnh chụp, tờ khai kỹ thuật về mẫu giống cây trồng; giấy ủy quyền, Luật LVN sẽ soạn thảo toàn bộ hồ sơ, thực hiện mọi thủ tục và bàn giao giấy chứng nhận đăng ký Giống cây trồng mới đến tận nhà cho quý khách. Sử dụng dịch vụ của Luật Việt Phong, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm với tác phong làm việc hoàn toàn chuyên nghiệp cùng với đội ngũ luật sư, chuyên viên đầy kinh nghiệm và lòng nhiệt tình.