Ở Việt Nam, Rau Đà Lạt, Cao su Việt Nam, Sữa Ba Vì, Bún bò Huế,… là những nhãn hiệu chứng nhận nổi tiếng ở Việt Nam.. Chủ thể nhãn hiệu chứng nhận thường là các hiệp hội doanh nghiệp, liên minh doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước hoặc chính bản thân nhà nước. Nhiều chủ thể có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu chứng nhận đang băn khoăn không biết trình tự, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu chứng nhận như thế nào. Để hỗ trợ khách hàng có nhu cầu, Luật LVN cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận.

1. Định nghĩa về nhãn hiệu chứng nhận và quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận

Theo quy định luật sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. 
Quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận thuộc về tổ chức có thẩm quyền kiểm định và xác nhận rằng sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chuẩn về đặc tính đã xác định và không có chức năng kinh doanh hàng hoá/dịch vụ là đối tượng kiểm định và xác nhận có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận.
Tài liệu yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận gồm:
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (2 bản): theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A TT 01/2007/TT-BKHCN;
– 09 mẫu nhãn hiệu giống nhau: Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai;
– Giấy đăng ký kinh doanh (bản sao), hợp đồng hoặc tài liệu khác xác nhận hoạt động sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ của người nộp đơn nếu Cục sở hữu trí tuệ có nghi ngờ về tính xác thực của các thông tin nêu trong đơn
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận. Cụ thể bao gồm các nội dung sau:
+ Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu.
+ Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu.
+ Các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu.
+ Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu.
+ Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có”
 + Tài liệu chứng minh tư cách người nộp đơn. 
– Bản thuyết minh chất lượng hàng hoá/dịch vụ;
– Bản đồ xác định địa giới (yêu cầu bản đồ địa giới này phải được xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan có thẩm quyền, trong trường hợp nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý hoặc tính chất, chất lượng phụ thuộc vùng địa lý đó)

3.Trình tự thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
Bước 1: Nộp đơn
Cá nhân, tổ chức nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc các văn phòng đại diện của Cục tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Bước 2: Tiếp nhận đơn
Bước 3: Thẩm định hình thức đơn
Thẩm định hình thức đơn là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức, về các đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn,… Từ đó xác định đơn có hợp lệ hay không.
Thời gian thẩm định hình thức của đơn là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Bước 4: Công bố đơn
Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là đơn hợp lệ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày được chấp nhận lòa đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
Bước 5: Thẩm định nội dung đơn
Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Bước 6: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu trí tuệ.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, thời gian đăng ký nhãn hiệu là 13 tháng kể từ ngày nộp đơn. Tuy nhiên thời gian trên thực tế thường kéo dài khoảng 18-24 tháng. Cụ thể:
+ Thời gian thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn
+ Công bố Đơn trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ: 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp thuận
+ Thẩm định nội dung của nhãn hiệu: không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn
+ Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu: 01-02 tháng
Trên thực tế thời hạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tuỳ thuộc vào số lượng đơn nộp vào Cục tại thời điểm xét nghiệm

4. Kết quả đạt được từ việc sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tập thể của Luật LVN

Để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, Quý khách chỉ cần cung cấp cho chúng tôi các thông tin/tài liệu sau đây:
+ Mẫu nhãn hiệu xin đăng ký 
+ Danh mục sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cần đăng ký.
+ Tên và địa chỉ của chủ sở hữu nhãn hiệu
+ Giấy ủy quyền (Cung cấp khi sau khi nhận được thông tin đăng ký)
Với sự chuyên nghiệp, tận tâm và linh hoạt của đội ngũ chuyên viên công ty Luật Việt Phong, quý khách hàng sẽ nhanh chóng nắm trong tay Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận.
Lưu ý: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận sẽ có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

5. Công việc Luật LVN thực hiện khi có yêu cầu dịch vụ

Khi khách hàng có yêu cầu, Luật LVN sẽ thực hiện các công việc dưới đây:
– Tư vấn cho khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận
 – Tư vấn tính khả thi của đối tượng muốn bảo hộ.
– Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ.
– Thay mặt khách hàng theo dõi tiến trình giải quyết tại Cục Sở hữu trí tuệ.
– Sửa chữa, khắc phục trong trường hợp đơn còn thiếu sót.
– Thay mặt khách hàng nhận kết quả.
– Tư vấn cho khách hàng về việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sau khi cấp
– Bàn giao văn bằng bảo hộ cho khách hàng.
Với phương châm “chất lượng dịch vụ hàng đầu, luôn đảm bảo kết quả công việc và chất lượng dịch vụ”, Luật LVN cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn và tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể cho khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả và thuận tiện nhất. Chúng tôi sở hữu đội ngũ tư vấn viên có chuyên môn cao và quy trình tư vấn chuyên nghiệp, luôn tự tin cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ hoàn hảo nhất và cam kết đảm bảo việc cấp Văn bằng bảo hộ được đúng thời hạn.