Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. Việc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là một trong những phương pháp hữu hiệu để chủ sở hữu quyền khai thác quyền này của mình cũng như để bên nhận chuyển giao phát triển công việc kinh doanh của mình dựa trên những lợi thế của quyền sở hữu công nghiệp đã có. Để đáp ứng khách hàng có nhu cầu chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, Luật LVN cung cấp dịch vụ chuyển quyền sử dụng sở hữu công nghiệp.
1. Quy định chung về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
– Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp)
– Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp gồm 03 dạng sau đây: Hợp đồng độc quyền; Hợp đồng không độc quyền ; Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp
Lưu ý: Hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
+ Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao.
+ Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.
+ Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.
+ Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.
+ Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế
– Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu 02-HĐCN quy định tại Phụ lục D của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
+ 02 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;
+ Bản gốc văn bằng bảo hộ;
+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu côngcnghiệp (nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung);
+ Giấy uỷ quyền (Gửi lại khi nhận được yêu cầu)
+ Chứng từ nộp lệ phí.
– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
3. Trình tự, thủ tục tiến hành chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
– Cá nhân, tổ chức nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc các văn phòng đại diện của Cục tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua đại diện sở hữu công nghiệp.
– Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thẩm tra về tính hợp lệ của bộ hồ sơ chuyển quyền sử dụng. Thời hạn xử lý hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng sở hữu công nghiệp là 02 tháng (không bao gồm thời gian dành cho người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót)
+ Nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ (có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, cũng như thông tin kê khai chính xác, đúng quy định). Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, ghi nhận việc chuyển giao vào Sổ đăng ký quốc gia và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
+ Nếu xét thấy hồ sơ đăng ký không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối đơn. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày thông báo được ký mà người nộp hồ sơ không sửa chữa/sửa chữa không đúng hoặc không có ý kiến phản đối/có ý kiến nhưng không được chấp nhận thì Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối đăng ký hợp đồng.
4. Công việc Luật LVN thực hiện khi có yêu cầu dịch vụ
Khi có yêu cầu về dịch vụ, Luật LVN sẽ thực hiện các công việc dưới đây:
– Tư vấn sơ bộ về các vấn đề pháp luật có liên quan đến việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
– Trả cứu tính khả thi của việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
– Chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ
– Thay mặt khách hàng theo dõi tiến trình giải quyết tại Cục Sở hữu trí tuệ
– Thay mặt khách hàng nhận kết quả
– Trả hồ sơ và bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Khách hàng chỉ cần cung cấp các thông tin/tài liệu sau: bản gốc văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; thông tin của bên chuyển quyền và bên nhận chuyển quyền; giấy ủy quyền, Luật LVN sẽ hỗ trợ bạn hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Với tác phong làm việc chuyên nghiệp cùng đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm và nhiệt tình, Luật LVN cam kết đem lại cho khách hàng dịch vụ uy tín, hiệu quả với chi phí hợp lý nhất.
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn