Cập nhật Chức năng hoạt động của văn phòng đại diện mới nhất

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp đều mong muốn thương hiệu, tên doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh của mình được nhiều người biết đến và phủ sóng ở nhiều nơi. Nhằm mục đích mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm hay có thể tiếp cận gần hơn với khách hàng, nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức thành lập Văn phòng đại diện (VPĐD) tại các địa bàn doanh nghiệp mong muốn mở rộng kinh doanh.Vậy chức năng hoạt động của VPĐD gồm những chức năng nào? Phạm vi hoạt động của VPĐD đến đâu? Trong bài viết này, LVNLAW sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về chức năng, nội dung hoạt động của VPĐD của các doanh nghiệp trong nước và VPĐD của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Bài viết liên quan:

>> Thủ tục thay đổi địa chỉ văn phòng đại diện

>> Thủ tục đóng cửa văn phòng đại diện nước ngoài

>> Thủ tục đóng văn phòng đại diện

Khái niệm văn phòng đại diện là gì?

Văn phòng đại diện của các doanh nghiệp trong nước

Theo khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, VPĐD được định nghĩa như sau: “VPĐD là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. ” 

Cũng theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, VPĐD không được trực tiếp kinh doanh. Theo quy định này, VPĐD không được ký kết các hợp đồng kinh tế với dấu của Văn phòng đại diện, nhưng vẫn ký kết hợp đồng theo sự uỷ quyền của Doanh nghiệp đã mở VPĐD đó sẽ đóng dấu doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có quyền thành lập VPĐD ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều VPĐD tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có quyền thay đổi nội dung đã đăng ký, có quyền giao dịch nhưng không có quyền hoạt động kinh doanh trực tiếp như các chi nhánh của mình.

Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Theo khoản 6 Điều 3 Luật Thương mại 2005, VPĐD của công ty nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của công ty nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.

Chức năng hoạt động của văn phòng đại diện

Chức năng hoạt động của Văn phòng đại diện của các doanh nghiệp trong nước (Khác tỉnh)

Nội dung hoạt động của VPĐD là đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp theo uỷ quyền và bảo vệ các quyền và lợi ích đó.

VPĐD được lập ra với chức năng sau:

  • Thực hiện chức năng của một văn phòng liên lạc;
  • Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới

Ngoài ra, VPĐD không được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời nào khác. VPĐD không có quyền tự nhân danh mình ký kết hợp đồng riêng. Doanh nghiệp chịu tất cả các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của VPĐD nên việc hạch toán của VPĐD là phụ thuộc vào doanh nghiệp.

Trong trường hợp doanh nghiệp muốn thành lập thêm đơn vị phụ thuộc chỉ với chức năng hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng và đối tác không thực hiện chức năng kinh doanh, doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn thành lập VPĐD để tránh việc phải thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế phức tạp. Ngoài ra, đối với các ngành nghề dịch vụ không thực hiện trực tiếp tại địa chỉ của đơn vị như: du lịch, xây dựng, tư vấn,….thì hình thức thành lập VPĐD tại các tỉnh khác là một lựa chọn hợp lý.

Như vậy, nhìn chung, VPĐD được lập ra với chức năng là một văn phòng trung gian chịu trách nhiệm liên lạc, giao dịch với các đối tác; thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới; có thể tiến hành rà soát thị trường, phát hiện hành vi xâm phạm ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh của Công ty, hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp đối thủ, đại diện công ty khiếu kiện về sự vi phạm nói trên.

Chức năng hoạt động của Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

VPĐD của Thương nhân nước ngoài được thành lập tại Việt Nam, hoạt động theo Giấy phép hoạt động được cấp bởi Sở Công Thương tỉnh/Thành phố cấp trung ương, có con dấu tròn và mã số thuế để duy trì hoạt động.

Theo Điều 30 Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về VPĐD, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, VPĐD thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập Văn phòng đại diện trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

Văn phòng đại diện có được ký hợp đồng không?

Căn cứ theo Luật Thương mại năm 2005 Điều 18 khoản 3: “Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này.”

Trường hợp là đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam: Theo nghị định 72/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại điều 20 khoản 3: “Trong trường hợp thương nhân nước ngoài ủy quyền cho người đứng đầu VPĐD giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết thì phải thực hiện việc ủy quyền bằng văn bản cho từng lần giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết.”

Đối với trường hợp này thì người đứng đầu VPĐD của Công ty nước ngoài tại Việt Nam có thể giao kết hợp đồng mua bán nếu được sự ủy quyền bằng văn bản của Công ty. Việc ủy quyền sẽ phải bằng văn bản và chỉ cho từng lần giao kết hợp đồng.

Như vậy VPĐD không có chức năng giao kết, ký kết hợp đồng trừ trường hợp đó là VPĐD của thương nhân, công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Cần lưu ý khi tiến hành giao dịch với VPĐD trong ký kết hợp đồng. Hợp đồng ký kết với VPĐD là nhân danh cho doanh nghiệp, nên khi thảo luận và tiến hành ký kết hợp đồng với VPĐD, bên đối tác cần yêu cầu phía văn phòng đại diện xuất trình giấy ủy quyền hợp pháp từ phía doanh nghiệp. Nội dung của giấy ủy quyền này phải liên quan trực tiếp đến hợp đồng ký kết để tránh phát sinh tranh chấp gây thiệt hại về tài chính cũng như uy tín của các bên.

Tham khảo thêm:

>> Thủ tục thành lập văn phòng đại diện

>> Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam

>> Thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần

Ngoài lưu ý quan trọng về thẩm quyền nêu trên khi tham gia giao dịch và ký kết hợp đồng, doanh nghiệp cần tham khảo về điều lệ, quy chế công ty của các doanh nghiệp thành lập để hiểu rõ hơn về thẩm quyền và hoạt động của chủ thể này, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình.

Mọi thắc mắc và ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobile: 1900.0191 – 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Website: https://luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com