Cập nhật BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT DÂN SỰ – LVNLAW mới nhất

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hiện nay có hàng trăm hàng nghìn hợp đồng dân sự được ký kết mỗi ngày. Tuy nhiên không phải hợp đồng nào sau khi ký kết cũng được các bên thực hiện, tuân thủ 100%. Từ đó nảy sinh ra những vi phạm hợp đồng và đương nhiên khi có vi phạm thì sẽ phát sinh việc bồi thường thiệt hại. Trong bài viết dưới đây, cùng LVNLAW tìm hiểu về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG HỢP ĐỒNG LÀ GÌ?

Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả. Bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế. Được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.

 

Pháp luật dân sự phân định hai loại thiệt hại trong thực tế bao gồm:

  • Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ tại hợp đồng, thỏa thuận dân sự đã ký (Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng).
  • Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cần phân biệt rõ hai loại thiệt hại này. 

PHÂN BIỆT BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

Điểm tương đồng 

– Đều là hình thức trách nhiệm dân sự có tác dụng nhằm buộc bên mang hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về mặt vật chất và tinh thần cho bên bị ảnh hưởng thiệt hại.

– Đều phát sinh khi:

  • Có thiệt hại xảy ra.
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả xảy ra.
  • Các bên có thể thỏa thuận với nhau giữa hình thức và mức bồi thường khi xảy ra thiệt hại.

Phân biệt 

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng  Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 
Căn cứ phát sinh 
  • Được xây dựng nên bởi các quy phạm điều chỉnh chế định hợp đồng.
  • Chỉ tồn tại khi một hợp đồng tồn tại. Trách nhiệm này phát sinh khi xuất hiện sự vi phạm về một hay nhiều nghĩa vụ được quy định cụ thể trong hợp đồng.
Phát sinh khi tồn tại một hành vi vi phạm pháp luật dân sự. Cố ý hay vô ý gây thiệt hại cho người khác và hành vi này cũng không liên quan đến bất cứ một hợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm 
  • Thiệt hại không phải là điều kiện bị quy định bắt buộc. Chỉ cần có hành vi vi phạm nghĩa vụ thì đã có thể phát sinh trách nhiệm dân sự.
  • Bên vi phạm vẫn phải tiến hành chịu đầy đủ trách nhiệm dù thiệt hại đã xảy ra hay chưa khi bên kia bị vi phạm hợp đồng.
  • Hai bên có thể dự liệu và thỏa thuận trước với nhau về những trường hợp thiệt hại do vi phạm hợp đồng và cách thức chịu trách nhiệm như bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm hợp đồng.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng gồm:

  • hành vi vi phạm pháp luật
  • có thiệt hại trên mặt thực tế
  • có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế, có lỗi.
Hành vi vi phạm  Hành vi này là hành vi vi phạm những cam kết được quy định cụ thể. Những nghĩa vụ mà hai bên tự ràng buộc nhau trong hợp đồng đã được thống nhất.

(Hành vi này chưa chắc đã vi phạm các quy định pháp luật chung mà chúng chỉ vi phạm “pháp luật” được thiết lập giữa những người tham gia giao kết hợp đồng.)

Hành vi này là hành vi vi phạm những quy định của pháp luật nói chung. Những quy định do nhà nước ban hành dẫn đến phát sinh gây ra thiệt hại.

Vì vậy đó có thể là hành vi vi phạm những quy định của pháp luật chuyên ngành khác như hình sự, hành chính, kinh tế…

Phương thức thực hiện 
  • Các bên có thể thỏa thuận với nhau về mức bồi thường hay phạt vi phạm. Kể từ khi hợp đồng được tiến hành giao kết (thể hiện bản chất thỏa thuận của hợp đồng).
  • Việc bồi thường thiệt hại sẽ không giải phóng người có nghĩa vụ khỏi trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ một cách thực tế.
Bên gây thiệt hại phải tiến hành bồi thường toàn bộ và kịp thời. Cả thiệt hại trực tiếp lẫn thiệt hại gián tiếp.

Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường. Hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc. Phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Thông thường sẽ làm chấm dứt nghĩa vụ.

Yếu tố lỗi  Phát sinh do lỗi cố ý hoặc vô ý của người không thực hiện. Hoặc thực hiện không đúng với hợp đồng quy định. Trừ trường hợp đã có sự thỏa thuận khác hoặc pháp luật ban hành quy định khác. Việc phân biệt lỗi vô ý và cố ý cũng có ý nghĩa. Nhưng bên cạnh đó  thì người có hành vi vi phạm có thể chịu trách nhiệm. Ngay cả khi không phạm lỗi trong trường hợp pháp luật có quy định.
Thời điểm phát sinh trách nhiệm bồi thường  Kể từ thời điểm hợp đồng bắt đầu có hiệu lực và có bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Kể từ thời điểm xảy ra hành vi gây thiệt hại.

TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG HỢP ĐỒNG

Có ba trường hợp loại trừ trách nhiệm dân sự cụ thể như sau:

Loại trừ trách nhiệm dân sự do sự kiện bất khả kháng. 

Để được loại trừ thì cần đáp ứng đủ điều kiện là:

  • Sự kiện bất khả kháng xảy ra một cách khách quan. Không thể tiên liệu được và không thể khắc phục được. Mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép; 
  • Sự kiện bất khả kháng và hành vi vi phạm hợp đồng của bên có nghĩa vụ phải có mối quan hệ nhân quả với nhau. Khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra, bên có nghĩa vụ áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng của mình để khắc phục. Nhưng không thể khắc phục được và đã vi phạm hợp đồng.

Loại trừ trách nhiệm dân sự do lỗi hoàn toàn của bên có quyền 

  • Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự. Nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được hoàn toàn là do lỗi của bên có quyền.
  • Bên bán không phải bồi thường thiệt hại. Nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua.

Như vậy thì bên có nghĩa vụ ngoài việc phải chứng minh, mình không có lỗi, còn phải chứng minh lỗi thuộc về bên có quyền thì lúc đó mới được loại trừ trách nhiệm dân sự

Loại trừ trách nhiệm dân sự do thỏa thuận trong hợp đồng

Các bên có thể tự thỏa thuận trong hợp đồng những điều kiện khác. Các bên không phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm hợp đồng khi thỏa mãn các điều kiện đó. 

Như vậy, pháp luật đã để cho các chủ thể tự do thỏa thuận về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Thì đương nhiên cũng để cho các chủ thể tự do thỏa thuận về điều khoản loại trừ trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng.

MỨC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG HỢP ĐỒNG ĐƯỢC XÁC ĐỊNH THẾ NÀO?

Mức bồi thường thiệt hại cũng là một phần trong nội dung được thỏa thuận. Nếu trong hợp đồng có quy định cụ thể về các khoản bồi thường và mức bồi thường thì việc xác định mức bồi thường sẽ làm theo quy định của hợp đồng (Điều khoản bồi thường không được trái quy định của pháp luật)

Trong trường hợp hợp đồng không có quy định về mức bồi thường. Thì mức bồi thường thiệt hại do các bên sử dụng phương pháp thỏa thuận và quyết định.

Trường hợp hai bên không thể thỏa thuận và hợp đồng cũng không có điều khoản về bồi thường thiệt hại khi vi phạm. Thì sẽ xác định theo quy định của pháp luật, cụ thể:

  • Theo khoản 2 điều 518 BLDS 2015: Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Và chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng. Mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
  • Theo khoản 2 điều 302 LTM 2005, giá trị bồi thường thiệt hại gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra. Và khoản lợi trực tiếp bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. 

THỜI HIỆU YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG HỢP ĐỒNG 

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại của người bị thiệt hại được xác định tại Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Như vậy, tính từ ngày người bị thiệt hại biết hoặc phải biết mình bị thiệt hại. Thì thời gian để người bị thiệt hại nộp đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm.

DỊCH VỤ TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HỢP ĐỒNG DÂN SỰ 

LVNLAW luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong việc giải quyết tranh chấp các loại  hợp đồng. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng. Chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới các nhà đầu tư dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất. Chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Địa chỉ: K28 Ngõ 68 Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Mobile: 1900.0191; 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn 

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com