Học sinh đánh nhau có bị đi tù?

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Học sinh đánh nhau có bị đi tù?

Em có xích mích với 1 vài anh lớp trên trong trường, để đề phòng thì khi đi học em đã mang theo mình 1 tuýp sắt cất trong cặp, giờ nghỉ trưa hôm nay, các anh ý bao vây em lại và định đánh thì em rút tuýp ra và chống lại, bảo vệ trường bắt quả tang và nói sẽ giao bọn em cho công an xử lý, em xin hỏi là em đánh nhau thì có bị cho đi tù không ạ?


Luật sư Tư vấn Luật Hình sự – Gọi 1900.0191

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 24 tháng 04 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đánh nhau của học sinh

  • Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017;
  • Bộ luật Dân sự 2015;
  • Nghị định 167/2015/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

3./ Luật sư tư vấn

     Việc học sinh đánh nhau bên cạnh việc gây ảnh hưởng tới trật tự công cộng, nó còn để lại những tổn hại về sức khỏe, tính mạng của các bên. Do đó, tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi đánh nhau gây ra, người thực hiện hành vi này sẽ bị áp dụng những biện pháp xử lý và gánh chịu những trách nhiệm pháp lý khác nhau, cụ thể:

  • Bồi thường dân sự:

Căn cứ Điều 584, 585 Bộ luật Dân sự 2015,  khi có hành vi đánh nhau gây tổn hại về sức khỏe cho các bên hoặc những thiệt hại đối với người thứ 3, các bên đều phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Trường hợp bên bị thiệt hại cũng có lỗi, thì nghĩa vụ bồi thường sẽ được bù trừ, các bên sẽ không được bồi thường thiệt hại đối với phần lỗi do mình gây ra.

Bên cạnh trách nhiệm bồi thường dân sự với những thiệt hại xảy ra do hành vi đánh nhau, người có hành vi này sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình.

  • Xử lý hành chính:

Khi có hành vi đánh nhau, những người tham gia thực hiện việc đánh nhau sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật như sau:

Căn cứ điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi đánh nhau, theo đó, với hành vi đánh nhau, người có hành vi này sẽ bị: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

  • Xử lý hình sự:

Trong trường hợp việc đánh nhau gây xâm hại sức khỏe, tính mạng của người khác cầu thành tội phạm hình sự, người thực hiện hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của bộ luật.

Trước hết, căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, theo đó độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam là từ đủ 14 tuổi trở lên. Tuy nhiên, trên cơ sở chính sách pháp luật hình sự Việt Nam, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, đối với nhóm tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, nhóm tuổi này khi có hành vi phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội thì mới truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trên cơ sở tuổi chịu trách nhiệm hình sự nêu trên, người có hành vi đánh nhau khi gây ra thiệt hại về sức khỏe cầu thành tội phạm theo quy định pháp luật hình sự. Dựa theo quy định của pháp luật, tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi gây ra đồng thời dựa trên độ tuổi của người thực hiện hành vi tại thời điểm xảy ra vụ việc mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành xử lý hành chính hoặc khởi tố truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, Căn cứ Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 hiện hành quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy him hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy him hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

….”

Theo đó, khi người nào có hành vi xâm hại tới sức khỏe người khác một cách cố ý, thiệt hại gây ra từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp theo quy định của pháp luật quy định nêu trên thì người đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm này.

Ngoài ra, bên cạnh việc xem xét đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự, đối với học sinh khi đánh nhau, dựa trên độ tuổi khi thực hiện hành vi mà khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự, việc áp dụng hình phạt tù đối với nhóm người ở độ tuổi khác nhau cũng là khác nhau. Cụ thể, với nhóm người chưa thành niên khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự, việc quyết định hình phạt dựa trên quy định của pháp luật trên cơ sở hành vi người đó đã thực hiện và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm của người đó mà Tòa án quyết định mức hình phạt thích hợp. Đối với nhóm tuổi dưới 18 tuổi, việc áp dụng hình phạt mang tính giáo dục, phòng ngừa là chủ yếu, pháp luật quy định hạn chế việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với nhóm tuổi này nếu việc áp dụng là không thực sự cần thiết và các biện pháp khác đủ mang tính răn đe, phòng ngừa, giáo dục người phạm tội.

Như vậy, việc học sinh đánh nhau là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, tuy nhiên, cần căn cứ vào độ tuổi của người đó khi xảy ra vụ việc và những thiệt hại thực tế xảy ra để xem xét việc người này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình hay không, cũng như việc áp dụng hình phạt tù cần tuân theo quy định pháp luật. Trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi đánh nhau sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính đã nêu ở trên. Ngoài ra, bên cạnh các trách nhiệm pháp lý là những biện pháp xử lý của nhà nước khi một người vi phạm các quy phạm mà pháp luật đề ra, người này có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại dân sự đối với những tổn hại do hành vi đánh nhau gây ra.

Với những tư vấn về câu hỏi Học sinh đánh nhau có bị đi tù?, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

 

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com