Gió thổi rơi chậu cây vào xe người khác có phải bồi thường

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Gió thổi rơi chậu cây vào xe người khác có phải bồi thường?

Tôi để chậu cây trên tầng 2 của nhà tôi, chiều hôm kia thì thời tiết chuyển gió mạnh nên 1 chậu đã bị gió tạt rơi xuống đường và rơi vào 1 chiếc ô tô đang đậu trên vỉa hè, chiếc ô tô này bị hư hỏng tương đối về kính xe và họ yêu cầu tôi bồi thường, như vậy tôi có phải bồi thường không, tôi thấy thiệt hại này xảy ra là do thời tiết thì tôi đâu có lỗi, chậu cây tôi để rất sâu phía trong, nhưng do gió mạnh nên quật chậu đổ rồi lăn xuống.


Gió thổi rơi chậu cây vào xe người khác có phải bồi thường
Gió thổi rơi chậu cây vào xe người khác có phải bồi thường

Luật sư Tư vấn Gió thổi rơi chậu cây vào xe người khác có phải bồi thường – Gọi 1900.0191

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 09 tháng 01 năm 2018

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Bộ luật Dân sự 2015

3./ Luật sư trả lời

Căn cứ Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau;

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1.Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2.Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3.Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Theo đó, trong bất cứ trường hợp nào, trừ khi đó là trường hợp bất khả kháng và trường hợp hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại thì việc gió thổi làm rơi chậu cây vào xe người khác đều đặt ra yêu cầu chủ sở hữu chậu cây bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu xe.

Trường hợp bất khả kháng được hiểu theo điều 156 BLDS 2015 là: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”

Ví dụ: Mặc dù chậu cây đã được rào chắn cẩn thận nhưng do gió bão quá to khiến chậu cây rơi xuống là hư hỏng xe của người khác thì có thể coi như là một trường hợp bất khả kháng.

Căn cứ Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015, thiệt hại được bồi thường toàn bộ và kịp thời dựa trên mức thiệt hại thực tế xảy ra. Các bên tự thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại với một số các lưu ý sau:

– Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

– Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

– Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

–  Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com