Lấy tài sản trừ nợ có bị coi là cưỡng đoạt tài sản không

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Lấy tài sản trừ nợ có bị coi là cưỡng đoạt tài sản không

Tôi có đặt cọc tiền mua hàng mà người đó không giao hàng mà còn dọn nhà đi nơi khác. Sau tìm hiểu tôi đã tìm ra chỗ ở mới và đã đến bắt người đó ký vào giấy cam kết là không thể trả tiền và đồng ý cho tôi lấy tài sản trong nhà để trừ nợ. Bây giờ người đó báo công an nói tôi đã xiết nợ và đòi thưa tôi ra toà. Vậy tôi có bị tội cưỡng đoạt tài sản không?


Lấy tài sản trừ nợ có bị coi là cưỡng đoạt tài sản không
Lấy tài sản trừ nợ có bị coi là cưỡng đoạt tài sản không

Luật sư Tư vấn Lấy tài sản trừ nợ có bị coi là cưỡng đoạt tài sản không – Gọi 1900.0191

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 30 tháng 01 năm 2018

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Bộ luật Dân sự 2015

Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

3./ Luật sư trả lời

Trước hết, căn cứ Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2015 quy định về Tội cưỡng đoạt tài sản như sau:

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Theo đó, trong trường hợp này, các bên đã thỏa thuận về việc lấy tài sản để trả nợ. Do đó, nếu bạn chứng minh được mình lấy tài sản là có sự thỏa thuận đồng ý của phía bên kia mà không có sự cưỡng đoạt nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác, thì hành vi của bạn không trái quy định pháp luật. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xác thực lại trên cơ sở các giấy tờ, tài liệu , chứng cứ có liên quan để xác định hành vi của bạn có trái quy định pháp luật hay không.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com