Điều kiện kinh doanh của hoạt động môi giới tín dụng

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Điều kiện kinh doanh của hoạt động môi giới tín dụng?

Mong được các luật sư tư vấn hướng dẫn cho tôi về điều kiện kinh doanh cũng như yêu cầu của pháp luật về lĩnh vực kinh doanh, hoạt động môi giới tín dụng, đơn vị nào sẽ là đơn vị kiểm tra những điều kiện này của chúng tôi và cấp phép cho chúng tôi, xin cảm ơn.

Hiếu


Điều kiện kinh doanh của hoạt động môi giới tín dụng
Điều kiện kinh doanh của hoạt động môi giới tín dụng

Luật sư Tư vấn Điều kiện kinh doanh của hoạt động môi giới tín dụng – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 18 tháng 01 năm 2018

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

  • Luật thương mại 2005;
  • Luật Các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
  • Nghị định 10/2011/NĐ-CP Nghị định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 về ban hàng Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng;
  • Thông tư 40/2011/TT-NHNN Thông tư quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam;
  • Thông tư 17/2016/TT-NHNN Thông tư quy định về hoạt động môi giới tiền tệ ngân hàng của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

3./Luật sư trả lời

Môi giới tín dụng hay theo cách gọi của Luật Các tổ chức tín dụng là môi giới tiền tệ là việc làm trung gian có thu phí môi giới để thu xếp thực hiện các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác giữa các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác.

Mối giới tín dụng là một hình thức môi giới thương mại. Theo Điều 150 Luật Thương mại 2005, Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.

Theo đó, điều kiện đầu tiên để kinh doanh hoạt động môi giới tín dụng thì chủ thể thực hiện môi giới phải là thương nhân. Thương nhân theo Điều 6 Luật Thương mại được giải thích là bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Do đó, chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh phải được thành lập, hoạt động một cách độc lập thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Theo Điều 107 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì chỉ có ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng được thực hiện hoạt động môi giới tiền tệ. Căn cứ theo Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, Điều 4 Thông tư 40/2011/TT-NHNN, ngân hàng thương mại phải thành lập, kinh doanh dưới hình thức theo quy định pháp luật, cụ thể là công ty cổ phần nếu là ngân hàng thương mại trong nước và phải thành lập doanh nghiệp dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn nếu là ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh. Đối với tổ chức tín dụng nước ngoài là ngân hàng thương mại thì được hoạt động dưới dạng Văn phòng đại diện hoặc chi nhánh. Để thực hiện hoạt động môi giới tiền tệ, bên cạnh việc thành lập doanh nghiệp, ngân hàng thương mại phải được cấp phép kinh doanh đối với hoạt động môi giới tiền tệ.

Điều kiện, trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động và các quy định về vốn của các tổ chức tín dụng nêu trên được quy định tại Chương II và mục 3 chương III Thông tư 40/2011/TT-NHNN (xem chi tiết mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng tại danh mục kèm theo Nghị định 10/2011/NĐ-CP).

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện về chủ thể, người muốn thực hiện hoạt động môi giới tiền tệ còn phải đáp ứng các điều kiện về môi giới tiền tệ được nêu trong Thông tư 17/2016/TT-NHNN cụ thể như sau:

“Điều 4. Nguyên tắc môi giới tiền tệ

1.Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về hoạt động môi giới tiền tệ phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan, trong đó phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau: quy trình, thủ tục thực hiện môi giới tiền tệ; phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của những người liên quan đến hoạt động môi giới tiền tệ; quản lý rủi ro đối với hoạt động môi giới tiền tệ.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế quy định nội bộ về hoạt động môi giới tiền tệ, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) quy định nội bộ được ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

2.Việc thực hiện môi giới tiền tệ phải tuân thủ quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

3.Có ít nhất một bên khách hàng được môi giới tiền tệ là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.

3.Đảm bảo trung thực, khách quan, vì lợi ích hợp pháp của khách hàng:

a) Thông tin về giao dịch được môi giới tiền tệ và thông tin khác được khách hàng cho phép cung cấp phải được phản ánh đầy đủ, chính xác;

b) Không được cung cấp thông tin sai lệch hoặc can thiệp dưới mọi hình thức nhằm làm sai lệch thông tin dẫn đến khách hàng đánh giá không chính xác về giao dịch được môi giới tiền tệ và/hoặc ảnh hưởng tới lợi ích hợp pháp của khách hàng;

4.Không cung cấp thông tin liên quan đến khách hàng và giao dịch được môi giới tiền tệ cho bên thứ ba, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.

5.Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được đồng thời vừa là bên môi giới, vừa là một bên thực hiện giao dịch được môi giới tiền tệ với khách hàng.

Điều 5. Phạm vi môi giới tiền tệ

Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cung ứng dịch vụ môi giới tiền tệ đối với các hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 6. Phương thức thực hiện môi giới tiền tệ

Bên môi giới có thể thực hiện hoạt động môi giới tiền tệ thông qua giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp qua mạng máy vi tính và/hoặc điện thoại với khách hàng, hoặc các phương thức khác do các bên thỏa thuận phù hợp với Điều kiện của các bên, tuân thủ quy định của pháp luật.

Điều 7. Hợp đồng môi giới tiền tệ

Bên môi giới và khách hàng ký hợp đồng môi giới tiền tệ trên cơ sở thỏa thuận của các bên, phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

1.Thông tin về bên môi giới, khách hàng.

2.Phương thức thực hiện môi giới tiền tệ.

3.Phí môi giới tiền tệ và các chi phí khác có liên quan (nếu có).

4.Phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán.

5.Quyền, nghĩa vụ của các bên.

6.Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

7.Quy định về xử lý tranh chấp.

8.Hiệu lực của hợp đồng.

9.Các thỏa thuận khác phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 8. Phí môi giới tiền tệ

Phí môi giới tiền tệ và các chi phí khác có liên quan do bên môi giới và khách hàng thỏa thuận.

Điều 9. Lưu trữ hồ sơ

Bên môi giới phải lập và lưu trữ hồ sơ hoạt động môi giới tiền tệ bao gồm:

1.Hợp đồng môi giới tiền tệ.

2.Các tài liệu khác liên quan đến việc thực hiện giao dịch môi giới tiền tệ.”

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com