Không tôn trọng quyền nuôi con đã được tòa phán quyết xử lý thế nào

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Không tôn trọng quyền nuôi con đã được tòa phán quyết xử lý thế nào?

Tôi với vợ ly hôn năm 2016, chúng tôi có 1 con chung, tôi đã thống nhất sẽ trực tiếp nuôi con, cô ấy trợ cấp hàng tháng cho tới khi con 18 tuổi, và tòa khi xử đã đồng ý đưa việc đó áp dụng, nhưng gần đây khi tôi cho con về thăm mẹ thì cố ấy hay có hành vi ngăn cản tôi đón cháu về, có khi còn cố tình đưa cháu đi chơi xa vài tháng để tránh mặt tôi, như vậy tôi phải làm thế nào khi cố ấy không tôn trọng quyền nuôi con của tôi đã được tòa quyết định như thế?


Không tôn trọng quyền nuôi con đã được tòa phán quyết xử lý thế nào?
Không tôn trọng quyền nuôi con đã được tòa phán quyết xử lý thế nào?

Luật sư Tư vấn Không tôn trọng quyền nuôi con đã được tòa phán quyết xử lý thế nào – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 12 tháng 12 năm 2017

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

3./Luật sư trả lời

Căn cứ quy định Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

“Điều 82: Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 83 quy định: “Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”

Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống với người trực tiếp nuôi con và cấp dưỡng cho con sau ly hôn. Trường hợp người không được trực tiếp nuôi con gây cản trở việc trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục người trực tiếp nuôi con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của người đó. Bên cạnh đó, người trực tiếp nuôi con cũng có nghĩa vụ không được cản trợ người không được trực tiếp nuôi con thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con theo quy định nêu trên.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com