Tố cáo sư chùa nợ tiền thì phải tới đâu

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Tố cáo sư chùa nợ tiền thì phải tới đâu

Gần nhà tôi có 1 ngôi chùa do một số người ở đâu đến xây lập đã được 5 năm nay rồi, những người tu hành ở đây đều không nghiêm chỉnh, họ còn vay tiền của các hộ xung quanh lấy danh nghĩa là tiền hương quả cho chùa nhưng vay hoài mà không trả, cũng phải tầm hơn chục triệu rồi, chính quyền địa phương thì làm ngơ, giờ chúng tôi giờ có thể báo tới đâu để xử lý tình trạng trên.


Luật sư Tư vấn Luật Dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 25 tháng 06 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề tố cáo sư chùa nợ tiền không trả

  • Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
  • Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

3./ Luật sư tư vấn

Vay tiền là một giao dịch dân sự. Do đó, khi bên vay tiền không thực hiện nghĩa vụ của mình, bên cho vay có thể xử lý như sau:

Trước hết, trường hợp này, khi sư chùa không thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình, anh/chị có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc người này phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

Cụ thể:

Anh/chị làm đơn khởi kiện gửi tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi sư chùa đang cư trú, kèm theo đơn khởi kiện, anh/chị nộp các giấy tờ chứng minh việc vay tiền để Tòa án xác minh và giải quyết.

Căn cứ Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

– Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

– Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

– Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện.

– Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ (nếu có);

– Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện ;

– Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở  thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng;

– Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

– Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

– Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

Tuy nhiên, ở đây, sư chùa có hành vi cố tình không trả dù có điều kiện để trả và hành vi viện lý do sử dụng tiền vào mục đích hương hỏa, hành vi được thực hiện nhiều lần thì hành vi này đã có tính chất tội phạm, anh/chị có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan công an về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Trường hợp công an địa phương không xử lý, anh/chị có quyền gửi khiếu nại đến cơ quan cấp trên để yêu cầu xác minh, xử lý theo quy định pháp luật.

Như vậy, trường hợp này, với quan hệ vay tiền, anh/chị thực hiện quyền khởi kiện hoặc tố giác hành vi này tới cơ quan công an để xác minh, điều tra và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Với những tư vấn về câu hỏi Tố cáo sư chùa nợ tiền thì phải tới đâu, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com