Bố không có khả năng nuôi con thì mẹ có dành lại được quyền nuôi con

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Bố không có khả năng nuôi con thì mẹ có dành lại được quyền nuôi con

Mọi người giúp mình với được không ạ. Mình muốn biết sau khi ly hôn con ở với bố mà bây giờ bố không đi làm không có khả năng nuôi con nhưng một mực vẫn cứ giữ con và không hợp tác với mình. Giờ mình làm đơn và dành con thì có mất thời gian lâu không nếu bên kia vẫn nhất quyết không trả con thì liệu có được không?


Luật sư Tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 26 tháng 05 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề thay đổi quyền nuôi con

  • Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
  • Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

3./ Luật sư tư vấn

Sau ly hôn, vợ, chồng có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con dựa trên nhu cầu, hoàn cảnh khách quan. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được quy định như sau:

Căn cứ Điều 84 Luật Hôn nhân gia và gia đình 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn như sau:

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.”

Theo đó, trường hợp chứng minh được người chồng không còn đủ khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc con, chị có quyền gửi đơn yêu cầu Tòa án quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tòa án sẽ dựa trên các chứng cứ chứng minh được việc không đủ khả năng nuôi con và xem xét nguyên vọng của người con khi con đã đủ 7 tuổi và dưới 18 tuổi.

Về thời hạn giải quyết thay đổi người trực tiếp nuôi con khi hai vợ chồng không thỏa thuận được về thay đổi người trực tiếp nuôi con, việc giải quyết vụ án sẽ thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 theo các giai đoạn do pháp luật quy định.

Căn cứ Điều 190, 191, 193, 195, 196, 197 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, người có yêu cầu gửi đơn khởi kiện yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định.

Nội dung đơn bao gồm:

+ Ngày, tháng, năm viết đơn;

+ Tên Toà án có thẩm quyền giải quyết đơn;

+ Tên, địa chỉ của người yêu cầu;

+ Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự đó;

+ Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu, nếu có;
+ Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu;
+ Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.
Kèm theo Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp được gửi kèm theo đơn yêu cầu.

Hình thức nộp đơn: Nộp trực tiếp hoặc thông qua bưu điện tới Tòa án nơi người chồng đang cư trú. Trường hợp đơn không đủ các nội dung, tòa án gửi yêu cầu sửa đổi, bổ sung để người có yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện.

Trường hợp đơn đã đủ nội dung yêu cầu, Tòa án ra thông báo nộp tạm ứng án phí, người có yêu cầu phải nộp tạm ứng án phí trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận thông báo và nộp lại biên lai tạm ứng tiền án phí cho Tòa án. Sau khi nhận biên lai, Tòa án vào sổ thụ lý vụ án và gửi thông báo thụ lý vụ án cho các đương sự trong vụ án trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày thụ lý.

Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án giải quyết vụ án theo trình tự, thủ tục theo pháp luật tố tụng dân sự quy định.

Vậy, khi xét thấy chồng chị không đủ khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc con sau ly hôn, chị có quyền gửi đơn yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Trường hợp chồng chị không hợp tác, và việc thay đổi người trực tiếp nuôi con không thể thỏa thuận được, chị cần cung cấp các chứng cứ chứng minh chồng mình không đủ khả năng để tiếp tục trực tiếp nuôi con nữa. Trên cơ sở đó và có tham khảo ý kiến của con từ đủ 7 tuổi trở lên, Tòa án quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con trong thời hạn do pháp luật quy định.

Với những tư vấn về câu hỏi Bố không có khả năng nuôi con thì mẹ có dành lại được quyền nuôi con, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Bài liên quan:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com