Yêu cầu về vệ sinh cho cơ sở kinh doanh thịt tươi của động vật

Câu hỏi: Yêu cầu về vệ sinh cho cơ sở kinh doanh thịt tươi của động vật

Gia đình tôi là nơi có tiếng ở làng về phân phối thịt động vật tươi đi các chợ đầu mối trong xã và huyện, nay chúng tôi muốn mở rộng cơ sở hơn nữa để hoạt động kinh doanh được ổn định, xin được tư vấn các yêu cầu về vệ sinh cho cơ sở kinh doanh thịt tươi của động vật.


Yêu cầu về vệ sinh cho cơ sở kinh doanh thịt tươi của động vật
Yêu cầu về vệ sinh cho cơ sở kinh doanh thịt tươi của động vật

Luật sư Tư vấn Yêu cầu về vệ sinh cho cơ sở kinh doanh thịt tươi của động vật – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 20 tháng 09 năm 2017

2. Cơ sở pháp lý

Luật an toàn thực phẩm năm 2010

Thông tư 33/2012/TT-BNNPTNT quy định điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm ăn được của động vật ở dạng tươi sống dùng làm thực phẩm

3. Luật sư trả lời

Theo quy định Luật an toàn thực phẩm năm 2010

“Điều 24. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống

1. Cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an toàn trong bảo quản, vận chuyển thực phẩm quy định tại các điều 18, 20 và 21 của Luật này;

b) Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh.”

Theo quy định tại Thông tư 33/2012/TT-BNNPTNT quy định điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm ăn được của động vật ở dạng tươi sống dùng làm thực phẩm

“Điều 12. Yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng

1. Có nguồn cung cấp nước và điện ổn định.

2. Có vòi nước, chậu rửa tay và xà phòng.

3. Theo quy định tại khoản 2 và 4 Điều 7 của Thông tư này.

4. Phải đảm bảo có đủ ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng điện trắng là 200 Lux. Bóng đèn phải có lưới hoặc chụp bảo vệ.

“Điều 13. Yêu cầu đối với trang thiết bị, làm sạch và khử trùng

1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Thông tư này.

2. Có thiết bị lạnh theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này.

3. Có quy trình làm sạch và khử trùng tiêu độc trang thiết bị, dụng cụ và khu vực bán hàng.

Điều 14. Yêu cầu đối với kho bảo quản

1. Có địa điểm cố định, thuận tiện cho việc xuất, nhập thịt và phụ phẩm.

2. Có giá kê phù hợp, được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước và dễ làm vệ sinh và khử trùng tiêu độc.

3. Thịt và phụ phẩm phải được xếp để có không khí lưu thông tốt và phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu với mặt sàn 15 cm, cách tường và trần 50 cm, khoảng cách lối đi đảm bảo thuận tiện cho người và phương tiện khi xếp dỡ hàng.

4. Có khu vực xếp riêng thịt từng loại động vật hoặc phủ tạng khi thịt và phủ tạng chưa được bao gói.

5. Có thiết bị duy trì nhiệt độ từ 0 – 5oC để bảo quản thịt và phụ phẩm.

6. Có nhiệt kế và bộ phận điều chỉnh nhiệt độ gắn trực tiếp hoặc điều khiển từ xa cho mỗi thiết bị lạnh.

7. Có sổ sách theo dõi nhiệt độ bảo quản mỗi ngày hai lần và số lượng hàng xuất nhập và nguồn gốc của từng sản phẩm.

8. Bề mặt trong kho và các trang thiết bị chứa đựng thịt và phụ phẩm phải được vệ sinh sạch sẽ.

9. Cơ sở phải có quy trình làm sạch và khử trùng tiêu độc đối với kho bảo quản.

Điều 15. Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển

Phương tiện vận chuyển thịt và phụ phẩm phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y theo quy định.

Điều 16. Yêu cầu đối với người làm việc

1. Theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này.

2. Người làm việc phải mang bảo hộ lao động.

Điều 17. Yêu cầu về quản lý chất thải

1. Có thiết bị thu gom và xử lý chất thải rắn.

2. Trong trường hợp không có thiết bị xử lý chất thải rắn, cơ sở phải ký hợp đồng với tổ chức được cấp phép hành nghề thu gom chất thải.”

Theo đó, để mở cơ sở kinh doanh thịt động vật thì ngoài các điều kiện về giấy phép kinh doanh thì cơ sở kinh doanh nếu muốn hoạt động cần phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ y tế. Để được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở cần phải đáp ứng điều kiện sau:

  • Yêu cầu vệ sinh an toàn đối với nơi kinh doanh thịt động vật (ánh sáng, nguồn nước, vị trí kinh doanh,…)
  • Yêu cầu đối với trang thiết bị, làm sạch và khử trùng (điều kiện về trang thiết bị sử dụng)
  • Yêu cầu đối với kho bảo quản
  • Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển
  • Yêu cầu đối với người làm việc
  • Yêu cầu về quản lý chất thải (có thiết bị thu gom, xử lý chất thải,…)

      Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com