Người gây thương tích không đền bù thì phải làm sao

Câu hỏi của khách hàng: Người gây thương tích không đền bù thì phải làm sao

các anh các chị luật sư ơi cho em hỏi tí.em làm trong công ti bị thằng bạn nó đáp miếng sắt vào chân khâu 5 mũi. nó không đền em thì em có cách nào bắt nó đền em không ạ. em cảm ơn


Luật sư Tư vấn Bộ luật tố tụng dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 07/01/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện bồi thường

  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

3./ Luật sư trả lời Người gây thương tích không đền bù thì phải làm sao

Với câu hỏi của bạn về việc một người gây thương tích cho bạn nhưng không thực hiện việc đền bù chúng tôi xin tư vấn như sau:

Trước hết, bạn cần biết, bạn có quyền yêu cầu một người thực hiện nghĩa vụ của họ đối với mình nhưng lại không thể bắt buộc người đó thực hiện nghĩa vụ như thế nào hay mức độ ra sao. Việc bắt buộc một chủ thể nào đó phải thực hiện công việc gì khi họ không mong muốn, tự nguyện thực hiện phải là do các cơ quan nhà nước, chủ thể có thẩm quyền áp dụng dựa trên quyền lực mà Nhà nước giao cho những chủ thể này.

Theo đó, để bắt buộc người này thực hiện nghĩa vụ của họ đối với bạn, bạn cần phải yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham gia yêu cầu người này thực hiện nghĩa vụ.

Mà thông thường, trong trường hợp của bạn thì bạn cần làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Khi gửi đơn, bạn cần nộp kèm theo các tài  liệu, chứng cứ chứng  minh người mà bạn khởi kiện là người có nghĩa vụ bồi thường do đã gây thiệt hại về sức khỏe cho bạn nhưng hai bên không thỏa thuận được về các vấn đề xoay quanh việc bồi thường thiệt hại.

Việc bạn bị người khác đáp miếng sắt vào chân phải khâu 5 mũi thuộc trường hợp phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bạn cần chứng minh căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người gây thiệt hại.

Căn cứ Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS) quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

“Điều 584.Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1.Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2.Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3.Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 585 BLDS 2015 thì thiệt hại thực tế phải bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vât, phương thức bồi thường là một lần hoặc nhiều lần sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.

Theo đó, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Tuy nhiên, người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp phát sinh thiệt hại là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại (trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác).

Sự kiện bất khả kháng là những sự kiện bất ngờ, không thể lường trước và không kiểm soát được vì vậy nếu người kia gây thương tích cho bạn trong trường hợp này thì họ không phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Khi rơi vào trường hợp người kia phải bồi thường cho bạn mà người đó không thực hiện nghĩa vụ này thì bạn có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại trong thời hiệu khởi kiện (03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm theo quy định tại Điều 588 BLDS 2015).

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 26, Điều 35, Điều 39 và Điều 40 Bộ luật tố tụng thì thông thường Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người gây thương tích đồng thời là người có trách nhiệm bồi thường cho bạn cư trú, làm việc.

Như vậy, nếu bạn có căn cứ về việc người gây thương tích cho bạn có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho bạn theo quy định tại Điều 590 BLDS 2015 thì bạn có thể thỏa thuận về các vấn đề bồi thường với người này sao cho phù hợp với các quy định của pháp luật. Trường hợp người đó không thực hiện bồi thường, bạn có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết. Khi có quyết định của Tòa án về việc yêu cầu người này bồi thường thiệt hại cho bạn mà người này vẫn không bồi thường thì cơ quan thi hành án dân sự là chủ thể có thẩm quyền bắt buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com