Kinh doanh đồ chơi người lớn có gian hàng trưng bày có vi phạm luật gì không

Câu hỏi của khách hàng: Kinh doanh đồ chơi người lớn có gian hàng trưng bày có vi phạm luật gì không

Tôi dự định kinh doanh đồ chơi người lớn sex toy có gian hàng trưng bày. Theo các luật sư tôi có phạm luật kinh doanh gì không


Luật sư Tư vấn Luật đầu tư– Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 15/11/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Kinh doanh đồ chơi người lớn có bị cấm không

  • Luật đầu tư năm 2014 được sửa đổi, bổ sung năm 2016
  • Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 124/2015/NĐ-CP)

3./ Luật sư trả lời Kinh doanh đồ chơi người lớn có gian hàng trưng bày có vi phạm luật gì không

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì những tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật đầu tư không cấm. Do việc kinh doanh đồ chơi người lớn không phải là ngành, nghề đầu tư, kinh doanh mà pháp luật cấm. Nên, chủ thể kinh doanh ngành nghề này sẽ không bị xử phạt do việc kinh doanh mặt hàng này.

Căn cứ Điều 6 Luật đầu tư:

“Điều 6. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh

1.Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:

a)Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này;

b)Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;

c)Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này;

d)Kinh doanh mại dâm;

đ)Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;

e)Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.

g)Kinh doanh pháo nổ.”

Theo đó, việc kinh doanh mặt hàng “đồ chơi người lớn” (sex toy) không phải là hoạt động đầu tư kinh doanh bị cấm. Mà theo nguyên tắc thì “Nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm” (Khoản 1 Điều 5 Luật đầu tư). Nên bạn sẽ không bị xử phạt vì hoạt động kinh doanh đồ chơi người lớn.

Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo hàng hóa của mình rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có hại cho giáo dục nhân cách cũng như sức khỏe của trẻ em.

Căn cứ Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP:

“Điều 21. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác

1.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

c)Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

d)Kinh doanh hàng hóa có nhãn, bao bì hàng hóa có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng hoặc thông tin khác sai sự thật, gây nhầm lẫn về chủ quyền quốc gia, truyền thống lịch sử hoặc phương hại đến bản sắc văn hóa, đạo đức lối sống, đoàn kết dân tộc và trật tự an toàn xã hội.

…2.Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.

3.Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng.

4.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

5.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

6.Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

7.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

8.Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.

9.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

10.Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

11.Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

12.Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

… 14.Hình thức xử phạt bổ sung:

a)Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b)Tịch thu phương tiện vi phạm là công cụ, máy móc hoặc vật khác được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;

15.Biện pháp khắc phục hậu quả:

a)Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm; buộc thu hồi tiêu hủy tang vật vi phạm đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều này;

b)Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa; buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này;

c)Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, việc kinh doanh đồ chơi người lớn (bao gồm cả trưng bày sản phẩm tại cửa hàng để bán) không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Nên bạn sẽ không bị xử phạt. Tuy nhiên, cơ quan chức năng vẫn có thể xử phạt việc kinh doanh này nếu mặt hàng của bạn là hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có nhãn, bao bì hàng hóa có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng hoặc thông tin gây phương hại đến bản sắc văn hóa, đạo đức lối sống.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com