Các hình thức của văn bản ghi âm được pháp luật thừa nhận

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Các hình thức của văn bản ghi âm được pháp luật thừa nhận

Việc tôi ghi âm một cuộc đối thoại của tôi với một người mà người đó đồng ý làm người làm chứng cho tôi khi ra cơ quan nhà nước, nhưng giờ họ lại chối không làm chứng nữa thì liệu bản ghi âm đấy của tôi có thể sử dụng được không, pháp luật có cho phép không, vì giờ họ lại nói họ không làm chứng nữa, không giúp tôi nữa thì có được không?


Luật sư Tư vấn Bộ luật tố tụng dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 09 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề điều kiện để tài liệu nghe được là chứng cứ

Bộ luật Tố tụng Dân sự số 92/2015/QH13.

3./ Luật sư tư vấn

Tài liệu ghi âm được coi là chứng cứ chứng minh cho một sự kiện khi:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 94 Bộ luật Tố tụng Dân sự thì chứng cứ có thể được thu thập từ tài liệu nghe được, mà máy ghi âm là một loại tài liệu nghe được. Tuy nhiên theo quy định tại Khoản 2 Điều 95 Bộ luật Tố tụng Dân sự thì đoạn ghi âm này chỉ được coi là chứng cứ khi được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người ghi âm về xuất xứ của tài liệu hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm đó.

Bên cạnh đó, trong trường hợp người đã nói trong đoạn ghi âm kia không thừa nhận đây là giọng của mình thì đoạn ghi âm sẽ chỉ được công nhận khi có kết luận giám định giọng nói trong đoạn ghi âm là của người đó.

Tuy nhiên, xét về bản chất, đoạn ghi âm ghi lại cuộc đối thoại của hai người trong đó một người đồng ý đứng ra làm chứng cho người kia là một giao dịch dân sự. Trong trường hợp này, việc xác định được cuộc hội thoại là có thật giữa hai người thì người đã đồng ý làm chứng kia cũng không nhất định phải đứng ra làm chứng như đã hứa, việc đứng ra làm chứng là hoàn toàn tự nguyện.

Nhưng, nếu trong đoạn ghi âm có thể hiện người làm chứng sẽ đứng ra làm chứng sự kiện gì thì có thể dựa và đoạn ghi âm để chứng minh sự việc đó có diễn ra, không nhất thiết người làm chứng phải làm chứng việc đó trước tòa.

Như vậy, với những chi tiết bạn nêu ra, về cơ bản đoạn ghi âm của bạn có thể là chứng cứ khi được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người ghi âm về xuất xứ của tài liệu hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm đó, sự việc được chứng minh sẽ tùy theo nội dung đoạn ghi âm của bạn.

Với những tư vấn về câu hỏi Các hình thức của văn bản ghi âm được pháp luật thừa nhận, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com