Ký xong rồi có rút lại được không

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Ký xong rồi có rút lại được không

Kính gửi các Luật sư, tôi hôm trước trong lúc bị đầu óc không tỉnh táo và sức ép của những người xung quanh nên đã trót ký vào giấy đồng ý bán nhà, giờ suy nghĩ lại tôi không muốn bán nữa thì có rút lại chữ ký được không, căn nhà này có nhiều kỷ niệm và cũng là nơi cư trú duy nhất của tôi và các con, mẹ các cháu đã mất sớm, mong được giúp đỡ!


Luật sư Tư vấn Luật Dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 16 tháng 05 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề hủy bỏ hợp đồng đã ký kết

  • Bộ luật Dân sự 2015;
  • Luật Nhà ở 2014;
  • Luật Đất đai 2013.

3./ Luật sư tư vấn

Với trường hợp nêu trên, trên thực tế, việc bán nhà bao gồm cả việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Theo quy định pháp luật, hiệu lực của hợp đồng này được xác định như sau:

  • Đối với hình thức hợp đồng:

Căn cứ Khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014, Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013, đối với hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng có hiệu lực khi hợp đồng đảm bảo các quy định về nội dung theo quy định của pháp luật dân sự và quy định về hình thức yêu cầu hợp đồng phải được công chứng hoặc chứng thực. Đối với giao dịch về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực khi các bên thực hiện công chứng hoặc chứng thực hợp đồng và đăng ký chuyển quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Do đó, với trường hợp nêu trên của anh, dù anh đã ký vào giấy bán nhà thì hợp đồng anh ký nếu chưa được công chứng, chứng thực và chưa đăng ký chuyển quyền tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì hợp đồng chưa có hiệu lực hoặc vô hiệu về hình thức khi các bên đã thực hiện hợp đồng. Anh có quyền yêu cầu hủy hợp đồng đã ký và trả lại những gì đã nhận từ bên kia. Trường hợp bên kia không đồng ý cho anh hủy hợp đồng đã ký, anh có quyền yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu.

  • Về nội dung hợp đồng:

Trường hợp, hợp đồng đã ký đã được thực hiện công chứng hoặc chứng thực hay đăng ký làm phái sinh hiệu lực của hợp đồng. Trường hợp này, hợp đồng có thể được tuyên vô hiệu theo quy định pháp luật sau:

Căn cứ Điều 123 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng vô hiệu do trái pháp luật như sau:

Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.”

Theo quy định pháp luật dân sự, khi giao kết hợp đồng dân sự, các bên tự nguyện về ý chí và tự do thỏa thuận. Do đó, trong trường hợp này, khi giao kết hợp đồng dân sự anh đã có sự tác động và có sức ép từ người khác. Cho nên, ở đây là vi phạm pháp luật khi giao kết hợp đồng nêu trên.

Vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình, trong trường hợp này, nếu các bên chưa thực hiện hợp đồng, anh có quyền yêu cầu hủy hợp đồng khi hợp đồng chưa được thực hiện các quy định về hình thức để hợp đồng có hiệu lực. Khi các bên đã thực hiện hợp đồng, anh có thể gửi đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu. Trên cơ sở hợp đồng được tuyên vô hiệu, các bên trả lại cho nhau những gì đã nhận.

Với những tư vấn về câu hỏi Ký xong rồi có rút lại được không, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Bài liên quan:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com