Tỷ lệ % thương tật khi bị tổn thương tai, mũi, họng

Tỷ lệ % thương tật khi bị đánh gây tổn thương tai, mũi, họng, bị tai nạn lao động, mất, dập các bộ phận thuộc vùng tai, mũi, họng.

Theo Thông tư số:20/2014/TT-BYT ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, tỷ lệ thương tật của các tổn thương cơ thể do tổn thương tai, mũi, họng được ghi nhận như sau:

 

TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO TỔN THƯƠNG TAI – MŨI – HỌNG

Tổn thương Tai – Mũi – Họng Tỷ lệ thương tật (%)
I. Tai  
1. Nghe kém hai tai  
1.1. Nghe kém nhẹ hai tai 7 – 9
1.2. Nghe kém nhẹ một tai – trung bình một tai 16 – 20
1.3. Nghe kém nhẹ một tai – nặng một tai 21 – 25
1.4. Nghe kém nhẹ một tai – quá nặng một tai 26 – 30
1.5. Nghe kém trung bình hai tai  
1.5.1. Mức độ I (thiếu hụt thính lực từ 36 đến 45%) 21 – 25
1.5.2. Mức độ II (thiếu hụt thính lực từ 46 đến 55%) 26 – 30
1.6. Nghe kém trung bình một tai – nghe kém nặng một tai 31 – 35
1.7. Nghe kém trung bình một tai – nghe kém rất nặng một tai 36 – 40
1.8. Nghe kém nặng hai tai  
1.8.1. Mức độ I (thiếu hụt thính lực từ 56 đến 65%) 41 – 45
1.8.2. Mức độ II (thiếu hụt thính lực từ 66 đến 75%) 46 – 50
1.9. Nghe kém nặng một tai – Nghe kém quá nặng một tai 51 – 55
1.10. Nghe kém quá nặng hai tai  
1.10.1. Mức độ I (thiếu hụt thính lực từ 76 đến 95%) 61 – 63
1.10.2 Mức độ II (thiếu hụt thính lực 100%) 71
2. Nghe kém một tai  
2.1. Nghe kém nhẹ một tai 3
2.2. Nghe kém trung bình một tai 9
2.3. Nghe kém nặng một tai 11 – 15
2.4. Nghe kém quá nặng một tai 16 – 20
3. Sẹo thủng màng nhĩ hay sẹo xơ dính màng nhĩ do sóng nổ làm giảm sức nghe

Xác định tỷ lệ theo mức độ nghe kém

 
4. Viêm tai giữa mạn tính sau chấn thương sóng nổ gây tổn thương tai giữa. Tỷ lệ theo sức nghe và cộng thêm từ 5 đến 10% (cộng lùi) tuỳ theo viêm tai giữa một bên hay hai bên, có kèm theo cholesteatome cộng thêm từ 11 đến 15% (cộng lùi).  
5. Vết thương vành tai  
5.1. Sẹo vành tai không co rúm 1 – 3
5.2. Mất một phần một vành tai hoặc sẹo co rúm một vành tai 5 – 9
5.3. Mất hoàn toàn một vành tai 15 – 20
5.4. Mất hoàn toàn hai vành tai 26 – 30
6. Sẹo chít hẹp ống tai  
6.1. Sẹo làm hẹp ống tai một bên (hạn chế âm thanh) 3 – 6
6.2. Sẹo làm hẹp ống tai hai bên 11 – 15
6.3. Nếu ống tai bị bít kín tỷ lệ tính theo mức độ nghe kém cộng lùi tỷ lệ ống tai bị bịt kín  
6.4. Nếu ống tai bị  bít kín gây viêm ống tai ngoài thì cộng từ 5 đến 7 % ở từng bên tai (cộng lùi)  
7. Vỡ xương đá không để lại di chứng 16 – 20
8. Vỡ xương đá để lại di chứng: Tỷ lệ mục 7 cộng tỷ lệ di chứng (cộng lùi)  
II. Mũi xoang
1. Khuyết mũi  
1.1. Khuyết một phần mũi ảnh hưởng ít thẩm mỹ 5 – 9
1.2. Khuyết một phần mũi có chỉ định ghép da 11 – 15
1.3. Khuyết một phần mũi có chỉ định ghép da và sụn 21 – 25
1.4. Khuyết nửa mũi 31 – 35
1.5. Khuyết hoàn toàn mũi 41 – 45
2. Sẹo chít hẹp lỗ mũi (do chấn thương) ảnh hưởng đến thở  
2.1. Sẹo chít hẹp một lỗ mũi 11 – 15
2.2. Sẹo bít cả một lỗ mũi 16 – 20
2.3. Sẹo chít hẹp hai lỗ mũi, ảnh hưởng nhiều đến thở 31 – 35
2.4. Sẹo bít hoàn toàn cả hai lỗ mũi phải thở bằng mồm 41 – 45
3. Tổn thương tháp mũi (Gãy, sập xương sống mũi,vẹo vách ngăn)  
3.1. Không ảnh hưởng đến chức năng thở và ngửi 9
3.2. Ảnh hưởng đến thở và ngửi rõ rệt 26 – 30
4. Rối loạn khứu giác một bên  
4.1. Rối loạn khứu giác một bên 7 – 9
4.2. Mất khứu giác hoàn toàn một bên

Tỷ lệ được cộng lùi từ 5 đến 10% đối với những nghề đặc biệt sử dụng khứu giác (sản xuất nước hoa, hương liệu, nấu ăn….)

11 – 15
5. Viêm mũi teo (Trĩ mũi)  
5.1. Viêm mũi teo một bên mũi 16 – 20
5.2. Viêm mũi teo hai bên 31 – 35
6. Chấn thương xoang  
6.1. Vỡ rạn hay lún thành xoang hàm hoặc xoang trán không di lệch 11 – 15
6.2. Mất một phần hay vỡ di lệch thành xoang hàm hoặc xoang trán 16 – 20
6.3. Chấn thương phức hợp mũi – sàng (vỡ kín mũi – sàng – bướm) cộng lùi với các tổn thương phối hợp đi kèm của các cơ quan khác 36 – 40
7. Chấn thương sọ – mặt (Tầng trên, giữa, dưới) theo tỷ lệ tổn thương các chức năng liên quan  
8. Viêm xoang sau chấn thương  
8.1. Viêm đơn xoang  
8.1.1. Một bên 6 – 10
8.1.2. Hai bên 11 – 15
8.2. Viêm đa xoang  
8.2.1. Một bên 16 – 20
8.2.2. Hai bên 26 – 30
8.3. Viêm xoang còn dị vật nằm trong xoang (chưa lấy ra được hoặc mổ không lấy ra được) hoặc có lỗ rò: Tỷ lệ cộng lùi 5% vào tỷ lệ viêm xoang  
III. Họng
1. Sẹo làm hẹp họng, hạ họng ảnh hưởng đến nuốt nhẹ (khó nuốt chất đặc) 11 – 15
2. Sẹo làm hẹp họng, hạ họng ảnh hưởng khó nuốt (khó nuốt chất lỏng) 26 – 30
3. Ăn qua ống thông dạ dầy (sonde) hoặc phải mở thông dạ dày do không ăn được qua đường họng 71 – 73
4. Mất vị giác: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và Hệ Thần kinh 7 – 9
IV. Thanh quản
1. Rối loạn tiếng nói do tổn thương của thanh quản – họng hoặc các cơ vùng cổ  
1.1. Nói khó  
1.1.1. Nói khó mức độ nhẹ (câu ngắn) 16 – 20
1.1.2. Nói khó mức độ vừa (từng tiếng) 26 – 30
1.1.3. Nói khó mức độ nặng (không rõ tiếng) 41 – 45
1.2. Không nói được phải giao tiếp bằng hình thức khác 61
2. Rối loạn giọng nói (do tổn thương nội thanh quản – dây thanh)  
2.1. Nói khản giọng 11 – 15
2.2. Nói không rõ tiếng 21 – 25
2.3. Mất tiếng 41 – 45
Ghi chú: Tỷ lệ được cộng lùi thêm 10% đối với những nghề hoạt động giao tiếp hàng ngày chủ yếu bằng tiếng nói (ca sĩ, diễn viên, phát thanh viên, giáo viên, nhạc công bộ hơi…)  
3. Rối loạn hô hấp (khó thở thanh quản)  
3.1.Khó thở nhẹ (chỉ xuất hiện khi hoạt động gắng sức đặc biệt) 26 – 30
3.2. Khó thở vừa (trung bình: khó thở xuất hiện khi gắng sức nhẹ) 46 – 50
3.3. Khó thở nặng (khó thở thường xuyên, kể cả khi nghỉ ngơi) 61 – 63
3.4. Phải mở khí quản vĩnh viễn 81

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com