Hợp đồng mua bán nội thất, mua bán đồ phong thủy được sử dụng cho các mục đích trao đổi, mua bán đồ sử dụng trong gia đình, đồ sinh hoạt, đồ gia dụng, đồ trang trí không gian.
1. Các nội dung cơ bản phải có của Hợp đồng mua bán nội thất
Nội dung cơ bản phải có của Hợp đồng mua bán nội thất gồm các điều khoản sau:
- Giấy phép kinh doanh của các bên
- Thời hạn thực hiện hợp đồng
- Tên hàng hoá, số lượng, chủng loại
- Thời gian giao nhận hàng hàng, địa điểm giao nhận, cách thức giao nhận hàng
- Chính sách bảo hành
- Giá cả, địa điểm thanh toán, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán
- Đặt cọc
- Quyền và nghĩa vụ các bên
- Thuế, phí, lệ phí
- Các thoả thuận khác
- Rủi ro và bất khả kháng
- Chấm dứt hợp đồng
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng
- Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
- Giải quyết tranh chấp
- Bảo mật
Ngoài ra, các bên có thể bàn bạc, thống nhất với nhau về các điều khoản khác, miễn sao không trái quy định của pháp luật.
2. Kinh nghiệm khi làm Hợp đồng mua bán nội thất
Một số điểm cần lưu ý khi làm Hợp đồng mua bán nội thất:
2.1. Chủ thể của Hợp đồng mua bán nội thất:
Cần ghi rõ thông tin của các bên như: tên DN, địa chỉ trụ sở chính, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật, mã số thuế DN, số tài khoản ngân hàng sử dụng để giao dịch… theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Khi tiến hành giao kết hợp đồng, các bên có thể liên hệ và yêu cầu đối tác cung cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để đảm bảo đúng thông tin và thẩm quyền ký kết.
2.2. Giá của Hợp đồng mua bán nội thất:
Cần ghi rõ tổng giá trị của hợp đồng. Doanh nghiệp cần lưu ý đồng tiền thanh toán là Việt Nam đồng, trừ một số trường hợp được Nhà nước cho phép sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Thông tư 32/2013/TT-NHNN. Ngoài ra một điều khoản mà các chủ thể hay bỏ qua đó là cách xác định giá khi có biến động, khi có sự kiện bất khả kháng. Điều khoản này rất quan trọng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
2.3. Phương thức và thời gian thanh toán trong Hợp đồng mua bán nội thất:
Các bên cần ghi rõ phương thức thanh toán (chuyển khoản hay tiền mặt) và thời gian thanh toán cụ thể với số tiền thanh toán của từng đợt. Để đảm bảo an toàn, các bên có thể mở LC hoặc sử dụng các biện pháp bảo lãnh tại ngân hàng cho việc thanh toán.
2.4. Thời điểm, cách thức giao nhận:
Đối với bên mua, cần quy định rõ những điều kiện kèm theo và thời điểm cụ thể trong tiến trình mua bán để bên bán thực hiện nghĩa vụ trong việc chuyển giao hàng theo quy định của hợp đồng.
2.5. Đặt cọc trong Hợp đồng mua bán nội thất:
Bên mua cần đặt cọc một khoản tiền để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trước khi bên bán giao hàng hoá. Các bên có thể tự thoả thuận về hình thức và thời điểm đặt cọc.
2.6. Chính sách bảo hành:
Chính sách bảo hành là một điều khoản quan trọng trong Hợp đồng mua bán nội thất. Trong trường hợp đồ nội thất bị hư hỏng, khiếm khuyết thì căn cứ vào chính sách bảo hành, bên mua sẽ được sửa đổi, thay thế đồ nội thất đó mà không mất thêm chi phí.
2.7. Quyền và nghĩa vụ của các bên:
Các bên cần chi tiết hóa các nghĩa vụ trong giai đoạn trước, trong và sau khi thực hiện hợp đồng cũng như thời điểm chấm dứt cụ thể.
2.8. Rủi ro và bất khả kháng ở Hợp đồng mua bán nội thất:
Các bên cần quy định rõ các trường hợp được coi là rủi ro và bất khả kháng cũng như trách nhiệm của các bên khi xảy ra rủi ro và bất khả kháng.
3. Mức thuế trong Hợp đồng mua bán nội thất
CCPL: Khoản 3 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP
=> Mức thuế suất được áp dụng cho hợp đồng mua bán nội thất là 8%.
4. Cam kết bảo hành trong Hợp đồng mua bán nội thất
Các bên nên quy định rõ về căn cứ bảo hành, chính sách bảo hành, cam kết bảo hành trong hợp đồng mua bán nội thất. Đồng thời thoả thuận rõ về các điều khoản ràng buộc trách nhiệm, phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại nếu bên bán không bảo hành cho bên mua trong trường hợp nội thất bị hư hỏng, khiếm khuyết.
5. Mẫu Hợp đồng mua bán nội thất
Công ty Luật LVN – Luật sư Tư vấn trực tuyến – Gọi ngay 1900.0191
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
Hà Nội , ngày … tháng … năm …
HỢP ĐỒNG MUA BÁN NỘI THẤT
( Số : … / HĐMB – …… )
- Căn cứ : Bộ luật dân sự 2015
- Căn cứ vào thỏa thuận của các bên
Hôm nay , ngày … / … / … tại ….. , chúng tôi gồm :
BÊN A : Ông …. ( Bên bán )
CMND số : …. cấp tại ….. ngày cấp …. / …../ ….
Địa chỉ thường trú : ….
Mã số thuế : ……
Số điện thoại liên lạc : ….
BÊN B : Ông …. ( Bên mua )
CMND số : …. Cấp tại ….. ngày cấp …. / …../ ….
Địa chỉ thường trú : ….
Mã số thuế : ……
Số điện thoại liên lạc : ….
Sau khi bàn bạc , hai bên thống nhất cùng ký kết hợp đồng số … ngày …./…/… với nội dung như sau :
Điều 1 . Nội dung của hợp đồng mua bán nội thất
- Theo đề nghị của Bên B , Bên A đồng ý bán cho Bên B một bộ nội thất phòng ngủ gồm 01 giường , 01 tủ quần áo và 01 bàn trang điểm .
- Chất liệu : Gỗ công nghiệp MFC
- Quy cách kỹ thuật :
- Giường : gồm ….. , màu ….
- Tủ quần áo : gồm ….. , màu
- Bàn trang điểm : gồm …. , màu ….
- Địa điểm giao hàng : tại ….
Điều 2 . Thời gian thực hiện hợp đồng và bảo hành đồ nội thất
- Giao hàng vào ngày …. / …. / ….
- Thời gian bảo hành : 3 tháng kể từ ngày giao hàng đối với các lỗi về mặt kỹ thuật của sản phẩm .
Điều 3 . Thực hiện hợp đồng
- Ngày … / …. / … Bên A sẽ giao hàng cho Bên B vào lúc … giờ … phút .
- Bên A sẽ giao hàng cho Bên B tại ….
- Bên B sẽ thanh toán số tiền còn lại cho Bên A sau khi đã nhận đủ hàng .
- Mọi chi phí vận chuyển sẽ do Bên B chịu trách nhiệm chi trả .
- Trong quá trình giao hàng nếu xảy ra vấn đề sẽ do Bên A chịu trách nhiệm .
- Ngoài ra , trong trường hợp Bên B phát hiện lỗi vật lý của sản phẩm trong vòng 07 ngày thì Bên A phải chịu trách nhiệm .
Điều 4 . Giá cả và phương thức thanh toán
1. Giá cả :
Nội thất có giá …. ( Giá trên đã bao gồm thuế VAT 5% )
2. Phương thức thanh toán :
Bên B sẽ thanh toán cho Bên A bằng hình thức thanh toán tiền mặt
- Lần 1 : Bên B thanh toán trước cho bên A 50 % tổng số tiền giá trị của hợp đồng khi ký kết hợp đồng là …..
- Lần 2: Bên B thanh toán cho bên A 50 % giá trị còn lại của hợp đồng sau khi sản phẩm được giao đến là ….
Sau mỗi lần nhận tiền , Bên B phải xuất hóa đơn xác nhận đã thanh toán cho Bên A .
Điều 5 . Quyền và nghĩa vị của các bên
Bên A :
- Đảm bảo cung cấp sản phẩm nội thất đúng chất lượng và quy cách kỹ thuật cho bên Bên B theo thỏa thuận .
- Cung cấp đầy đủ thông tin hóa đơn tài chính cho Bên B theo đúng giá trị thực tế nghiệm thu bàn giao .
- Chịu trách nhiệm lắp ráp và bảo hành sản phẩm theo đúng thỏa thuận .
- Cung cấp thông tin , tài liệu liên quan đến sản phẩm và hướng dẫn sử dụng cho Bên B .
- Trong vòng 07 ngày kể từ ngày bàn giao và trước ngày … , nếu sản phẩm có hiện tượng bị lỗi về mặt vật lý hoặc lỗi về mặt kỹ thuật của sản phẩm thì Bên A phải đổi cho Bên B sản phẩm cùng loại , có giá trị tương đương sản phẩm cũ , đổi miễn phí cho Bên B .
Trường hợp Bên A không còn sản phẩm cùng loại thì phải hoàn trả cho Bên B số tiền tương ứng với giá trị của sản phẩm đồng thời phải bồi thường thiệt hại cho Bên A 2% giá trị hợp đồng .
- Các quyền và nghĩa vụ khác của bên bán theo quy định pháp luật .
Bên B :
- Chịu trách nhiệm bố trí mặt bằng và tạo điều kiện cho Bên A chuyển hàng và giao hàng theo đúng hợp đồng đã ký kết .
- Thanh toán cho Bên A toàn bộ số tiền theo hợp đồng ngay sau khi Bên A cung cấp đủ hàng hóa và giấy tờ hợp lệ .
- Trường hợp Bên B chưa kịp nhận hàng hóa thì phải báo trước cho Bên A và mọi chi phí phát sinh do việc chậm nhận hàng của Bên B sẽ do Bên B chịu .
- Các quyền và nghĩa vụ khác của bên mua theo quy định pháp luật .
Điều 6 . Chấm dứt hợp đồng
- Hợp đồng chấm dứt sau khi các bên đã thực hiện đầy đủ nội dung của hợp đồng .
- Nếu Bên A giao hàng chậm cho Bên B trong thời gian 10 ngày thì Bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng . Trong trường hợp này , Bên A phải hoàn trả cho Bên B số tiền đặt cọc( thanh toán đợt 1 ) và phải chịu một khoản tiền bồi thường do gây thiệt hại là 30 triệu đồng .
- Nếu Bên B chậm thanh toán tiền cho Bên A trong thời gian 10 ngày thì Bên A có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng . Trong trường hợp này , Bên A phải hoàn trả cho Bên B số tiền đã đặt cọc ( thanh toán đợt 1 ) và phải chịu môt khoản tiền do gây thiệt hại là 30 triệu đồng .
Điều 7 : Giải quyết tranh chấp hợp đồng
- Hai bên cam kết thực hiện các điều khoản đã ghi trong hợp đồng , trong quá trình thực hiện nếu có xảy ra tranh chấp 2 bên phải thông báo cho nhau để tìm cách giải quyết . Trường hợp 2 bên không thỏa thuận được sẽ do Tòa án giải quyết .
Điều 8 : Phạt vi phạm
- Trường hợp Bên A giao chậm hàng trong thời gian 03 – 09 ngày sẽ phải chịu mức phạt vi phạm hợp đồng là 5 % tổng giá trị hợp đồng .
- Trường hợp Bên B chậm thanh toán tiền cho Bên A trong thời gian 03 – 09 ngày sẽ phải chịu thêm lãi suất cho thời gian chậm thanh toán là 3%/ tháng
- Trường hợp Bên A giao không đúng số lượng / chất lượng của hàng hóa sẽ phải chịu mức phạt 5 % tổng giá trị hợp đồng .
Hợp đồng này được lập thành 02 bản , mỗi bên giữ 1 bản có giá trị pháp lý như nhau .
Hợp đồng có giá trị kể từ ngày ký .
ĐẠI DIỆN BÊN A | ĐẠI DIỆN BÊN B |
DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ 500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191
6. Hợp đồng mua bán đồ gỗ nội thất
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
……………….., ngày …. tháng … năm ….
HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐỒ GỖ NỘI THẤT
(Số:…./…../HĐMB)
Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp năm 2020;
Căn cứ Luật Thương mại năm 2005;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2020;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022);
Căn cứ Nghị định số 09/VBHN-BTNMT ngày 25/10/2019 về quản lý chất thải và phế liệu quy định về quản lý chất thải bao gồm chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, sản phẩm thải lỏng, nước thải, khí thải công nghiệp và các chất thải đặc thù khác; bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu;
Căn cứ mong muốn, nguyện vọng của hai bên;
Hôm nay, ngày … tháng … năm … tại …, chúng tôi gồm có:
- BÊN MUA (viết tắt là bên A)
– Địa chỉ trụ sở chính:……………………………………………………………………………….
– Ngành nghề kinh doanh:……………………………………………………………………………………………………
– GCNĐKKD số:..………………………………………Được cấp bởi………………………………
– Ngày cấp: …../…../…….. Nơi cấp: ……………………………………………………………………
– Số điện thoại:..…………………………………Email:……………………..……………………..
– Số tài khoản:………………………………….………mở tại ngân hàng…………………………
– Đại diện (hoặc người được uỷ quyền) là……………………………………. Chức vụ…………..
– Giấy uỷ quyền số………ngày..…tháng…..năm….. (nếu thay Giám đốc ký)
Viết ngày … tháng … năm … do……………………………… chức vụ ……………………… ký
- BÊN BÁN (viết tắt là bên B)
– Địa chỉ trụ sở chính:……………………………………………………………………………….
– Ngành nghề kinh doanh:……………………………………………………………………………………………………
– GCNĐKKD số:..………………………………………Được cấp bởi………………………………
– Ngày cấp: …../…../…….. Nơi cấp: ……………………………………………………………………
– Số điện thoại:..…………………………………Email:……………………..……………………..
– Số tài khoản:………………………………….………mở tại ngân hàng…………………………
– Đại diện (hoặc người được uỷ quyền) là……………………………………. Chức vụ…………..
– Giấy uỷ quyền số………ngày..…tháng…..năm….. (nếu thay Giám đốc ký)
Viết ngày … tháng … năm … do……………………………… chức vụ ……………………… ký
Các bên thống nhất thoả thuận nội dung hợp đồng như sau:
ĐIỀU 1: NỘI DUNG THOẢ THUẬN
1.1. Các bên tham gia hợp đồng này trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng và có quan hệ mua bán với nhau trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
1.2. Bên B đồng ý cung cấp số lượng lớn các sản phẩm đồ gỗ nội thất và bên A đồng ý mua theo chính sách giá của bên B.
- a) Danh sách các sản phẩm đồ gỗ nội thất:
STT |
Tên sản phẩm |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
- b) Quy cách phẩm chất sản phẩm:
STT |
Tên sản phẩm |
Kích thước |
Khối lượng |
Thiết kế |
Ghi chú |
1.3. Bên B cam kết sản phẩm đồ gỗ nội thất bên B đều đạt tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5373:2020, chất lượng cao, mới sản xuất, chưa được sử dụng.
1.4. Bằng cách kí vào hợp đồng này, các bên đồng ý với mọi điều khoản trong đây.
ĐIỀU 2: ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
2.1. Bên B cam kết đã được cấp các giấy tờ sau:
- a) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất gỗ;
- b) Giấy xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường;
- c) Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy số;
2.2. Bên A cam kết đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh gỗ.
ĐIỀU 3: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN
3.1. Trách nhiệm chung của các bên:
- a) Tất cả các thông tin, giấy tờ do hai bên xuất trình để giao kết và thực hiện hợp đồng này đều là sự thật, nếu bên nào có điều gì sai trái, sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường toàn bộ mọi thiệt hại gây ra cho bên kia, cũng như cho bên thứ ba, nếu có;
- b) Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ bất cứ điều khoản nào của hợp đồng này đều phải được sự đồng ý của cả hai bên và phải được công chứng;
- c) Toàn bộ các quyền lợi, lợi ích và các nghĩa vụ (nếu có) phát sinh từ việc thực hiện hợp đồng này đều do hai bên tự thoả thuận và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, trong mọi trường hợp không ảnh hưởng đến hợp đồng này;
- d) Tất cả các vấn đề phát sinh (nếu có) chưa được hai bên thoả thuận trong hợp đồng này được áp dụng theo quy định của pháp luật.
3.2. Trách nhiệm của bên A:
- a) Cung cấp các tài liệu, giấy tờ cần thiết để ký hợp đồng;
- b) Cung cấp các thông tin về sản phẩm, số lượng cho bên B;
- c) Hướng dẫn bên B thực hiện các điều khoản về cách thức giao nhận sản phẩm, thời gian giao nhận sản phẩm;
- d) …………………….
3.3. Trách nhiệm của bên B:
- a) Cung cấp các tài liệu, giấy tờ cần thiết để ký hợp đồng;
- b) Đáp ứng các điều kiện về sản phẩm mà bên A đề ra;
- c) Giải đáp thắc mắc của bên A trong quá trình làm việc;
- d) ……………………..
ĐIỀU 4: THỜI GIAN GIAO, NHẬN HÀNG
4.1. Thời gian giao:…………………..bởi……………………………………….tại địa chỉ…………………………….
4.2. Thời gian nhận:………………….bởi……………………………………….tại địa chỉ…………………………….
4.3. Nếu giao theo đợt thì:
- a) Đợt 1: Ngày ………………Địa điểm ……………………………………………………
- b) Đợt 2: Ngày ………………Địa điểm ……………………………………………………
- c) Đợt 3: Ngày ……………….Địa điểm …….………………………………………………
ĐIỀU 5: TRÁCH NHIỆM GIAO, NHẬN HÀNG HOÁ
5.1. Trách nhiệm giao hàng hoá:
- a) Bên B có trách nhiệm giao đúng thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng, mẫu mã sản phẩm cho bên A;
- b) Bên B có trách nhiệm bảo quản sản phẩm trong quá trình vận chuyển đến cho bên A.
5.2. Trách nhiệm nhận hàng hoá:
- a) Bên A có trách nhiệm nhận sản phẩm đúng thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng, mẫu mã từ bên B;
- b) Bên A có trách nhiệm bảo quản sản phẩm sau khi bên B giao.
5.3. Cả hai bên đều có trách nhiệm ký vào Biên bản giao, nhận hàng khi hàng được đưa tới địa chỉ…………………………………….
Trường hợp có sự thay đổi về địa điểm giao hàng, bên A có nghĩa vụ báo cho bên B biết trước thời gian giao hàng ….. ngày để bên B có thể tính toán, dự liệu cung đường và thời tiết. Nếu không thông báo về sự thay đổi địa điểm hoặc không đề cập đến địa điểm giao hàng, bên B sẽ giao sản phẩm đến địa chỉ thoả thuận trong hợp đồng này và yêu cầu bên A nhận hàng. Nếu bên A không thể nhận hàng, bên B sẽ vận chuyển hàng hoá về kho tại địa chỉ ……………………………. Khi đó, bên A có nghĩa vụ thanh toán các chi phí phát sinh như phí vận chuyển, phí lưu kho,…
5.4. Chậm giao, nhận hàng:
- a) Trường hợp chậm giao hàng, bên B có nghĩa vụ thông báo cho bên A biết. Bên A sẽ gia hạn thêm …. ngày; nếu hết thời hạn đó mà bên B vẫn chưa hoàn thành công việc thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Khi đó, bên B sẽ phải chịu mọi rủi ro và bồi thường các chi phí liên quan khác như: phí vận chuyển, phí lưu kho,…
- b) Trường hợp chậm nhận hàng, bên A có nghĩa vụ thông báo cho bên B biết. Bên B có thể cho phép hàng hoá được chuyển về kho của mình. Nếu bên B không đồng ý thì bên A sẽ phải chịu mọi rủi ro và bồi thường các chi phí khác như: phí vận chuyển, phí lưu kho,…
Khi đó hàng hoá sẽ được chuyển tới kho…………………………tại địa chỉ………………………………….và bên A sẽ bị phạt lưu kho là: ……………………
(Bằng chữ:…………………………………………………………………………………………………………….)
5.5. Các giấy tờ khi thực hiện giao dịch hàng hóa cần phải có:
- a) Hóa đơn bán hàng có xác nhận của hai bên;
- b) Biên bản giao nhận hàng, trong đó nêu rõ các nội dung về thời gian giao, địa điểm giao, số lượng, khối lượng, kiện hàng, thùng hàng, tên người giao, tên người nhận;
- c) Chứng từ kèm theo hàng hoá.
5.6. Nghĩa vụ giao, nhận sản phẩm hoàn thành khi đáp ứng được các điều kiện đã thỏa thuận trên.
ĐIỀU 6: KIỂM TRA HÀNG HOÁ
6.1. Khi hàng hoá được giao đến, bên A có trách nhiệm nhận đủ hàng hoá và kiểm tra lại số lượng, mẫu mã, tình trạng hàng hoá mà bên B giao đến. Khi kiểm tra hàng hoá, bên A phải quay lại video bóc dỡ hàng để làm căn cứ xử lý các vấn đề phát sinh. Bên B sẽ không xử lý các trường hợp khiếu nại, hàng hoá sai sót, khiếm khuyết mà không có video kiểm tra hàng hoá.
- a) Trường hợp bên B đã giao đúng số lượng, chất lượng, mẫu mã hàng hoá và bên A đã nhận đủ hàng hoá, các bên kí vào Biên bản giao, nhận hàng hoá. Biên bản này được sao thành 02 bản, bên 0A giữ 1 bản, bên B giữ 01 bản;
- b) Trường hợp phát hiện ra hàng hoá sai sót, hỏng hóc, khiếm khuyết, bên A phải báo ngay cho bên B biết (gửi kèm video) để bên B khắc phục tình trạng trên.
Thời gian khắc phục hàng hoá sai sót, hỏng hóc, khiếm khuyết được thực hiện theo quy định tại Điều 9.3 hợp đồng này;
- c) Trường hợp phát hiện thiếu hàng hoá, bên A phải báo ngay cho bên B biết (gửi kèm video) để bên B thực hiện nghĩa vụ bổ sung hàng hoá.
Thời gian bổ sung hàng hoá được thực hiện trong vòng …… ngày kể từ khi bên A phát hiện tình trạng thiếu hàng hoá. Mọi chi phí phát sinh từ việc bổ sung hàng hoá do bên B chi trả.
6.2. Nếu bên B không kiểm tra hàng hoá trước khi nhận và không có phản hồi lại với bên A trong vòng …… giờ sau khi giao hàng thì mọi trách nhiệm và khoản bồi thường thiệt hại phát sinh sau này đều do bên B tự chịu, kể cả khi phát sinh trách nhiệm với bên thứ ba.
ĐIỀU 7: LẮP ĐẶT HÀNG HOÁ
7.1. Bên B có nghĩa vụ lắp đặt các sản phẩm đồ gỗ nội thất mà bên A đã mua trong vòng ….. giờ sau khi giao sản phẩm tới.
7.2. Nhân viên lắp đặt sản phẩm đồ gỗ nội thất bên B và bên A phải trao đổi, thống nhất về vị trí lắp đặt trước khi nhân viên bên B tiến hành việc lắp đặt.
7.3. Trong thời gian nhân viên bên B lắp đặt sản phẩm đồ gỗ nội thất, bên A cam kết tạo điều kiện, hỗ trợ bên B để công việc có thể tiến hành một cách thuận lợi.
7.4. Sau khi lắp đặt, bên B không hỗ trợ việc tháo dỡ, di chuyển, tái lắp đặt sản phẩm đồ gỗ nội thất trong trường hợp bên A thay đổi ý kiến về vị trí lắp đặt.
ĐIỀU 8: NGHIỆM THU VIỆC LẮP ĐẶT
8.1. Các bên có nghĩa vụ tiến hành nghiệm thu việc lắp đặt các sản phẩm đồ gỗ nội thất sau khi lắp đặt.
- a) Trường hợp việc nghiệm thu diễn ra suôn sẻ, các bên cùng ký vào Biên bản nghiệm thu việc lắp đặt đồ gỗ nội thất, xác nhận nghiệm thu thành công;
- b) Trường hợp việc nghiệm thu chưa đạt yêu cầu, bên A phải báo ngay cho nhân viên bên B biết để tiến hành khắc phục, giải quyết vấn đề. Nhân viên bên B có trách nhiệm sửa chữa, khắc phục vấn đề trong phạm vi có thể.
8.2. Việc khắc phục, giải quyết các hư hỏng, khiếm khuyết phát hiện ra sau này được thực hiện theo các quy định tại Điều 9 hợp đồng này.
ĐIỀU 9: CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH HÀNG HOÁ
9.1. Thời hạn bảo hành hàng hoá: …… tháng kể từ khi bên B nhận được sản phẩm.
9.2. Căn cứ bảo hành hàng hoá:
- a) Bên B chỉ nhận bảo hành hàng hoá trong trường hợp sản phẩm hư hỏng, khiếm khuyết trong các trường hợp sau:
– Sản phẩm đồ gỗ nội thất vẫn còn thời hạn bảo hành;
– Sản phẩm đồ gỗ nội thất còn nguyên vẹn, chưa bị tác động, sửa chữa;
– Sản phẩm đồ gỗ nội thất bị lỗi do khâu sản xuất, lắp đặt, vận chuyển;
– Bên A phải xuất trình được Giấy bảo hành do bên B cấp và Hợp đồng mua bán này khi yêu cầu bảo hành.
- b) Bên B không nhận bảo hành hàng hoá đối với đồ gỗ nội thất trong các trường hợp sau:
– Sản phẩm đồ gỗ nội thất đã hết thời hạn bảo hành;
– Bên A tự ý sửa chữa sản phẩm mà không thông báo với bên B;
– Sản phẩm đồ gỗ nội thất không được sử dụng đúng quy cách hướng dẫn của nhân viên tư vấn bên B, từ đó gây móp, nứt, cong,…
– Sản phẩm đồ gỗ nội thất bị hư hại, biến dạng do môi trường bên ngoài bất thường: quá ẩm, quá khô, mối, nhiệt độ cao hay do các thiết bị điện, nước, hóa chất, dung môi bên A sử dụng không phù hợp.
9.3. Thời gian tiến hành bảo hành: Việc bảo hành hàng hoá được tiến hành trong ……. ngày kể từ khi phát hiện.
Trường hợp bên B thực hiện nghĩa vụ bảo hành chậm hơn khoảng thời gian trên, bên B sẽ bị phạt ……% giá trị hợp đồng.
9.4. Chi phí bảo hành: Miễn phí.
Mọi chi phí phát sinh từ việc bảo hành hàng hoá do bên B thanh toán.
9.5. Cả hai bên đều có trách nhiệm ký vào Biên bản giao, nhận hàng hoá khi giao, nhận các sản phẩm đồ gỗ nội thất đã được bảo hành.
ĐIỀU 10: CHÍNH SÁCH BẢO TRÌ HÀNG HOÁ
10.1. Trong trường hợp hết thời hạn bảo hành hoặc khi có nhu cầu bảo trì hàng hoá, bên A có thể liên lạc với bên B để bên B tiến hành chính sách bảo trì cho bên A.
10.2. Bên B nhận bảo trì hàng hoá với hầu hết các trường hợp, trừ trường hợp sản phẩm đồ gỗ nội thất đã bị biến dạng trầm trọng.
10.3. Chi phí bảo trì:
- a) Bên B cam kết miễn phí chi phí nhân công khi bên A sử dụng chính sách bảo trì bên B. Bên A chỉ phải thanh toán chi phí nguyên vật liệu, linh kiện thay thế.
- b) Bên B sẽ cung cấp bảng giá bảo trì cho các nguyên vật liệu, linh kiện tại thời điểm bên A yêu cầu.
10.3. Quy trình bảo trì:
- a) Bước 1: Bên A liên lạc với bên B qua hotline ……….. để cung cấp thông tin về việc bảo trì đồ gỗ nội thất;
- b) Bước 2: Bên B xác nhận tình trạng đồ gỗ nội thất tại thời điểm bên A gọi cho bên B và đặt lịch hẹn;
- c) Bước 3: Sau khi bên A xác nhận, bên B điều phối nhân viên đến địa chỉ của bên A để thực hiện việc bảo trì;
- d) Bước 4: Sau khi hoàn tất bảo trì, các bên ký vào Biên bản nghiệm thu bảo trì đồ gỗ nội thất và bên A thanh toán chi phí cho bên B.
ĐIỀU 11: GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
11.1. Giá trị hợp đồng:…………………………………………………………………………………..
(Bằng chữ:…………………………………………………………………………………………………………….)
Giá trên đã bao gồm tiền thuế VAT và các lệ phí khác.
11.2. Đồng tiền thanh toán: Việt Nam đồng.
11.3. Phương thức thanh toán:……………………………………………….(Chuyển khoản/ Tiền mặt)
Nếu là chuyển khoản, bên A phải chuyển số tiền vào số tài khoản……………………mở tại ngân hàng…………………………cho bên B.
11.4. Thời gian thanh toán:…………………………….(Thanh toán toàn bộ/ Thanh toán từng đợt)
- a) Trường hợp thanh toán toàn bộ: Bên A phải thanh toán 100% giá trị hợp đồng cho bên B trong vòng …… ngày/ tuần sau khi kí kết hợp đồng này;
- b) Trường hợp thanh toán từng đợt: Việc thanh toán sẽ được chia làm 2 lần:
– Lần 01 (Từ ngày……….đến ngày…………..): Bên A thanh toán trước 70% giá trị đơn hàng;
– Lần 02 (Từ ngày……….đến ngày…………..): Bên A thanh toán nốt 30% giá trị đơn hàng còn lại.
11.5. Bên B chỉ bắt đầu giao hàng khi bên A đã thanh toán đủ số tiền trong khoảng thời gian hai bên thoả thuận.
11.6. Trường hợp bên A chậm thanh toán, bên B có quyền tính lãi suất ….%/ ngày trên số tiền trả chậm bắt đầu từ ngày kết thúc thời hạn thanh toán đến khi bên B nhận đủ số tiền. Trong thời hạn ……… ngày, bên A vẫn chưa thanh toán, bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Khi đó, bên B toàn quyền định đoạt số tiền đặt cọc.
ĐIỀU 12: ĐẶT CỌC
12.1. Bên A giao cho bên B khoản tiền đặt cọc là …………………… sau khi ký hợp đồng để đảm bảo nghĩa vụ thực hiện hợp đồng.
(Bằng chữ: ……………………………………….)
12.2. Tiền đặt cọc của bên A không được tính vào tổng giá trị hợp đồng. Bên B sẽ hoàn trả đủ số tiền đặt cọc trên sau khi bên A hoàn tất việc thanh toán hợp đồng.
12.3. Việc trả tiền đặt cọc được thực hiện cùng ngày với ngày bên A hoàn tất thủ tục thanh toán hợp đồng.
Trường hợp bên A chậm trả tiền đặt cọc, bên B có quyền tính lãi suất là ….% trên số tiền trả chậm bắt đầu từ khi kết thúc ngày trả lại nhà cho đến khi bên B nhận lại đủ số tiền đặt cọc. Trong thời hạn ……… ngày, bên A vẫn chưa thanh toán, bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Khi đó, bên B toàn quyền định đoạt số tiền đặt cọc.
ĐIỀU 13: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A
13.1. Quyền của bên A:
- a) Kiểm tra hàng hoá trước khi nhận và sau khi lắp đặt;
- b) Yêu cầu bên B giao hàng hoá và lắp đặt sản phẩm đúng thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng, mẫu mã;
- c) Yêu cầu bên B bổ sung hàng hoá khi giao thiếu;
- d) Yêu cầu bên B khắc phục các sai sót, hỏng hóc, khiếm khuyết được phát hiện khi kiểm tra hàng hoá và khi lắp đặt sản phẩm;
- d) Yêu cầu bên B bảo hành các sản phẩm đủ điều kiện quy định tại Điều 9.2 hợp đồng này;
đ) Yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên B gây ra thiệt hại;
- e) Được hướng dẫn về cách sử dụng, bảo quản sản phẩm đồ gỗ nội thất;
- g) Đơn phương chấm dứt hợp đồng.
13.2. Nghĩa vụ của bên A:
- a) Nhận hàng đúng thời gian, địa điểm thỏa thuận;
- b) Thanh toán đúng thời hạn và phương thức cho bên B;
- c) Cung cấp kịp thời kế hoạch, chỉ dẫn và những chi tiết khác để việc vận chuyển hàng hóa của bên B thực hiện không bị trì hoãn;
- d) Bảo quản sản phẩm đồ gỗ nội thất đúng hướng dẫn sau khi nhận được từ bên B;
đ) Báo cho bên B khi các sự kiện, vấn đề nằm ngoài phạm vi hợp đồng xảy ra;
- e) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
ĐIỀU 14: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B
14.1. Quyền của bên B:
- a) Yêu cầu bên A nhận sản phẩm đúng chất lượng, số lượng, mẫu mã, thời gian, địa điểm đã thoả thuận;
- b) Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên A nếu thấy chỉ dẫn đó có thể ảnh hưởng đến tiến độ giao sản phẩm, quy trình lắp đặt sản phẩm nhưng phải báo ngay cho bên A biết;
- c) Yêu cầu bên A đặt cọc để đảm bảo nghĩa vụ thực hiện hợp đồng;
- d) Yêu cầu bên A thanh toán đúng thời hạn và phương thức;
đ) Từ chối bảo hành cho các sản phẩm không đạt điều kiện quy định tại Điều 9.2 hợp đồng này;
- e) Yêu cầu bên A bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên A gây ra thiệt hại;
- g) Đơn phương chấm dứt hợp đồng.
14.2. Nghĩa vụ của bên B:
- a) Giao hàng hoá và lắp đặt sản phẩm đúng thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng, mẫu mã cho bên A;
- b) Báo cho bên A biết khi có sự thay đổi về giá sản phẩm;
- c) Tiến hành bổ sung hàng hoá cho bên A khi giao thiếu;
- d) Tiến hành đổi, trả, thay thế hàng hoá cho bên A khi phát hiện các sai sót, khiếm khuyết trong quá trình kiểm tra, lắp đặt sản phẩm;
đ) Bảo hành các sản phẩm đủ điều kiện quy định tại Điều 9.2 hợp đồng này;
- e) Hướng dẫn bên A về cách sử dụng, bảo quản sản phẩm đồ gỗ nội thất;
- g) Bảo quản vật liệu xây dựng trên đường vận chuyển;
- h) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
ĐIỀU 15: THUẾ, PHÍ, LỆ PHÍ
15.1. Các bên có nghĩa vụ kê khai và nộp các loại thuế, phí, lệ phí phát sinh từ việc giao kết, thực hiện hợp đồng này.
15.2. Bên A có trách nhiệm:
- a) Nộp thuế giá trị gia tăng 8% đối với mặt hàng đồ gỗ nội thất. Khoản thuế này đã bao gồm trong giá trị hợp đồng;
- b) Kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp từ việc kinh doanh mặt hàng đồ gỗ nội thất cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
15.3. Bên B có trách nhiệm nộp thuế giá trị gia tăng 8% đối với hợp đồng mua bán đồ gỗ nội thất và kê khai, nộp thuế thu doanh nghiệp từ việc kinh doanh, sản xuất mặt hàng đồ gỗ nội thất cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
ĐIỀU 16: XỬ LÝ PHẾ LIỆU, PHẾ PHẨM
16.1. Các sản phẩm đồ gỗ nội thất bị hư hỏng, giảm chất lượng trong quá trình vận chuyển, lưu chứa, kinh doanh thì bên B phải chịu trách nhiệm thu hồi, xử lý.
16.2. Các bên cam kết:
- a) Có những biện pháp riêng để xử lý phế liệu, phế phẩm hình thành trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng;
- b) Tuân thủ theo đúng các quy định về xử lý phế liệu, phế phẩm và bảo vệ môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 09/VBHN-BTNMT;
- c) Tự chịu trách nhiệm về hành vi xử lý phế liệu và bảo vệ môi trường của mình trước pháp luật.
ĐIỀU 17: RỦI RO VÀ BẤT KHẢ KHÁNG
17.1. Rủi ro là nguy cơ tiêu cực có thể ảnh hưởng đến thực hiện hợp đồng.
- a) Bên A phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại đối với bên B, trừ trường hợp bên A chứng minh không phải lỗi của bên A;
- b) Bên B phải chịu thiệt thòi về những rủi ro trong quá trình mua bán trên nếu bên A chứng minh là họ không có lỗi và đã làm đầy đủ trách nhiệm được giao. Trong trường hợp này, bên B phải chịu hoàn toàn những tổn thất đã xảy ra.
17.2. Bất khả kháng là sự kiện rủi ro không thể tiên liệu trước cũng như không thể chống đỡ được khi xảy ra như động đất, bão, lũ lụt, lở đất, chiến tranh, dịch bệnh lan truyền.
- a) Bất khả kháng không bao gồm sự sơ suất hoặc cố ý của một bên nào đó, hoặc bất kỳ sự cố nào mà một bên dự kiến được vào thời điểm ký kết hợp đồng và tránh được (hoặc khắc phục được) trong quá trình thực hiện hợp đồng;
- b) Việc một bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình sẽ không bị coi là vi phạm hợp đồng trong trường hợp phát sinh từ sự kiện bất khả kháng với điều kiện bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng đó thực hiện các biện pháp đề phòng theo nội dung của hợp đồng này.
17.3. Các biện pháp thực hiện trong tình trạng bất khả kháng:
- a) Bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải tiến hành các biện pháp để hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng với thời gian sớm nhất và phải thông báo cho bên kia biết sự kiện bất khả kháng vào thời gian sớm nhất. Trong bất kì tình huống nào việc thông báo cũng không được chậm hơn ……… ngày sau khi sự kiện bất khả kháng xảy ra. Đồng thời cung cấp bằng chứng về nguyên nhân sự kiện bất khả kháng và thông báo việc khắc phục trở lại điều kiện bình thường vào thời gian sớm nhất;
- b) Các bên sẽ gia hạn thực hiện hợp đồng tương ứng bằng thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng mà bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của mình.
– Trường hợp cả hai bên không muốn tiếp tục thực hiện việc mua bán đồ gỗ nội thất sau khi sự kiện bất khả kháng xảy ra thì hợp đồng có thể kết thúc trước thời hạn theo thoả thuận của hai bên;
– Trường hợp một trong hai bên không muốn tiếp tục thực hiện việc mua bán đồ gỗ nội thất sau khi sự kiện bất khả kháng xảy ra thì bên không muốn tiếp thực hiện hợp đồng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại.
ĐIỀU 18: ĐÌNH CHỈ HỢP ĐỒNG
18.1. Trường hợp đình chỉ hợp đồng dẫn tới hậu quả công việc không được thực hiện ngay mà phải thực hiện sau một khoảng thời gian:
- a) Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng;
- b) Trường hợp một trong hai bên bị buộc tạm dừng hoạt động do vi phạm quy định của pháp luật.
Trong các trường hợp trên, các bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hợp đồng sau khi sự kiện làm tạm dừng hợp đồng kết thúc. Nếu không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng thì thực hiện theo quy định tại điểm b) Điều 17.3 hợp đồng này.
18.2. Trường hợp đình chỉ hợp đồng dẫn tới hậu quả đơn phương chấm dứt hợp đồng:
- a) Trường hợp một bên không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên còn lại không thể đạt được;
- b) Trường hợp một bên không thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong khoảng thời gian quy định tại hợp đồng này;
- c) Trường hợp một trong hai bên có dấu hiệu không trung thực về thông tin cung cấp;
- d) Trường hợp một trong hai bên có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, làm nhục bên còn lại;
đ) Trường hợp một trong hai bên không muốn gia hạn hợp đồng sau khi sự kiện bất khả kháng xảy ra;
- e) Trường hợp sản phẩm nội thất của bên B không đạt tiêu chuẩn TCVN 5373:2020 như bên B cam kết;
- g) Trường hợp bên A chậm thanh toán;
- h) Trường hợp bên A chậm đặt cọc;
- i) Trường hợp bên B chậm giao hàng.
18.3. Bên đình chỉ hợp đồng phải thông báo cho bên kia biết về việc đình chỉ trong vòng …….. ngày. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên đình chỉ hợp đồng phải bồi thường. Khi hợp đồng bị đình chỉ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm bị chấm dứt và và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đóng góp, thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và duy trì thực hiện điều khoản bảo mật.
ĐIỀU 19: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
19.1. Căn cứ chấm dứt hợp đồng:
- a) Theo thoả thuận của các bên;
- b) Hợp đồng hết thời hạn;
- c) Mục đích của các bên đã đạt được;
- d) Một bên bị phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động;
đ) Trường hợp các bên không muốn gia hạn hợp đồng khi xảy ra sự kiện bất khả kháng;
- e) Đối tượng của hợp đồng không còn.
19.2. Bên chấm dứt hợp đồng phải thông báo cho bên kia biết về việc hủy bỏ trong vòng ……… ngày. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên chấm dứt hợp đồng phải bồi thường. Khi hợp đồng bị chấm dứt thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm bị chấm dứt và và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đóng góp, thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và duy trì thực hiện điều khoản bảo mật.
ĐIỀU 20: ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
20.1. Các bên đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng khi bên kia vi phạm các điều khoản quy định tại Điều 18.2 hợp đồng này nhưng phải báo trước ……… ngày cho bên kia biết, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
20.2. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về điều khoản bảo mật, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
20.3. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.
ĐIỀU 21: PHẠT VI PHẠM VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
21.1. Căn cứ phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại:
- a) Một trong hai bên đã ký hợp đồng mà không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt 8% giá trị phần hợp đồng đã ký và bồi thường toàn bộ thiệt hại phát sinh cho bên còn lại;
- b) Trường hợp sản phẩm đồ gỗ nội thất của bên B không đạt TCVN 5373:2020, bên A bị phạt ….% giá trị hợp đồng;
- c) Trường hợp bên B chậm bảo hành, bên B sẽ bị phạt một khoản tiền là ……… đồng/ ngày bảo hành muộn;
- d) Trường hợp bên B không giao đúng mẫu mã, sản phẩm bên A yêu cầu, bên B bị phạt ….% giá trị sản phẩm cho mỗi mã sản phẩm sai;
đ) Trường hợp sản phẩm của bên B gây ra thiệt hại cho bên thứ ba, bên B có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và thanh toán chi phí phát sinh cho bên thứ ba. Đồng thời bồi thường cho bên A về những thiệt hại gián tiếp như: danh tiếng, uy tín,…
- e) Trường hợp bên A chậm nhận hàng, bên A sẽ bị phạt khoản tiền là …… đồng/ ngày nhận muộn;
- g) Trường hợp bên A không nhận hàng, bên A phải đền ……% giá trị hợp đồng.
21.2. Thời hạn thanh toán khoản tiền bồi thường trong vòng ………… ngày/ tuần kể từ khi thiệt hại xảy ra và đã được ước tính giá trị thiệt hại. Sau ………. ngày, một trong các bên chậm thanh toán tiền bồi thường thì bên còn lại có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
ĐIỀU 22: CÁC THOẢ THUẬN KHÁC
22.1. Về đóng gói hàng hoá:
Bên B sẽ phải đóng gói hàng hóa đúng yêu cầu để tránh hư hỏng trong quá trình chuyên chở hàng hoá tới nơi nhận cuối cùng như đã quy định trong hợp đồng. Việc đóng gói phải đảm bảo để chịu đựng không giới hạn việc va chạm trong khi bốc dỡ chuyển tải và khi hàng hoá bị phơi dưới nhiệt độ cao tại bãi cất giữ ngoài trời. Kích thước và trọng lượng của mỗi kiện hàng không vượt quá ……..kg.
22.2. Về sự cố xảy ra khi vận chuyển hàng hoá: Trường hợp trên đường vận chuyển hàng hoá xảy ra sự cố khiến cho hàng hoá bị hư hỏng, thất lạc:
- a) Nếu bên B mua bảo hiểm chuyến đi, chi phí đó sẽ do bên bảo hiểm chi trả;
- b) Nếu bên B không có bảo hiểm chuyến đi, bên B sẽ thanh toán …..% thiệt hại và bên A sẽ thanh toán …% còn lại.
ĐIỀU 24: QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
24.1. Bên B chịu trách nhiệm hoàn toàn về quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp của các sản phẩm đồ gỗ nội thất bên B cung cấp.
24.2. Trường hợp phát sinh tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ đối với thiết kế, mẫu mã của sản phẩm, bên B hoàn toàn tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại đối với bên thứ ba.
24.3. Trường hợp bên B bị thu hồi, tiêu huỷ sản phẩm do vi phạm quyền sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp, bên B có nghĩa vụ đền ……% giá trị hợp đồng và bồi thường mọi thiệt hại phát sinh trực tiếp lẫn gián tiếp cho bên A.
ĐIỀU 25: BẢO MẬT
25.1. Mỗi bên sẽ không tiết lộ bất cứ thông tin nào liên quan đến hợp đồng này hoặc của bên còn lại cho bất cứ bên thứ ba nào mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của bên còn lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
25.2. Mỗi bên cam kết bảo mật các bí mật thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, hệ thống nhân sự,dữ liệu tài chính cũng như các đối tác đầu tư, các hợp đồng/thỏa thuận hợp tác đầu tư; các thông tin trong nội bộ công ty; những dạng thông tin khác mà công ty có thể xác định là bí mật và quan trọng đối với hoạt động của công ty tùy theo từng thời điểm.
25.3. Bên B cam kết không tiết lộ các chủ đề liên quan đến bảo mật quy định tại Điều 24.2 hợp đồng này cho ai biết, kể cả khi sau này ký kết hợp đồng với các đại lý du lịch khác.
25.4. Bên A cam kết có biện pháp phù hợp để đảm bảo rằng những nhân viên có liên quan của mình cũng tuân thủ quy định này và sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp có bất cứ hành vi nào vi phạm quy định này.
25.5. Điều khoản này sẽ vẫn có hiệu lực kể cả sau khi hợp đồng này hết hạn hoặc chấm dứt.
ĐIỀU 26: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
26.1. Hai bên cần phải chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề bất lợi phát sinh các bên kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi (có lập biên bản);
26.2. Trường hợp có vấn đề tranh chấp không tự thương lượng được trong thời gian 30 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp, bất kỳ bên nào cũng có thể yêu cầu chuyển vụ việc đến Tòa án là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết những vụ tranh chấp này.
ĐIỀU 27: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
27.1. Hợp đồng này có hiệu lực ………. năm kể từ ngày …………
27.2. Các bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này;
27.3. Các bên đã tự đọc hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng và ký vào hợp đồng này trước sự có mặt của người có thẩm quyền chứng thực;
26.4. Mỗi bên không được phép chuyển giao bất cứ quyền, nghĩa vụ nào trong hợp đồng này cho bất cứ bên thứ ba nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của bên còn lại.
27.5. Hợp đồng này bao gồm ….. trang, và …… phụ lục được lập thành ….. bản bằng tiếng Việt. Bên A sẽ giữ ….. bản tiếng Việt, bên B sẽ giữ …… bản tiếng Việt (Trường hợp có sử dụng từ hai thứ ngôn ngữ trở lên thì quy định thêm về số bản hợp đồng bằng các ngôn ngữ khác).
BÊN A |
BÊN B |
(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên) |
(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên) |
7. Mẫu hợp đồng mua bán nội thất văn phòng
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
……………….., ngày …. tháng … năm ….
HỢP ĐỒNG MUA BÁN NỘI THẤT VĂN PHÒNG
(Số:…./…../HĐMB)
Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp năm 2020;
Căn cứ Luật Thương mại năm 2005;
Căn cứ mong muốn, nguyện vọng của hai bên;
Hôm nay, ngày … tháng … năm … tại …, chúng tôi gồm có:
- BÊN MUA (viết tắt là bên A)
– Địa chỉ trụ sở chính:……………………………………………………………………………….
– Ngành nghề kinh doanh:……………………………………………………………………………………………………
– GCNĐKKD số:..………………………………………Được cấp bởi………………………………
– Ngày cấp: …../…../…….. Nơi cấp: ……………………………………………………………………
– Số điện thoại:..…………………………………Email:……………………..……………………..
– Số tài khoản:………………………………….………mở tại ngân hàng…………………………
– Đại diện (hoặc người được uỷ quyền) là……………………………………. Chức vụ…………..
– Giấy uỷ quyền số………ngày..…tháng…..năm….. (nếu thay Giám đốc ký)
Viết ngày … tháng … năm … do……………………………… chức vụ ……………………… ký
- BÊN BÁN (viết tắt là bên B)
– Địa chỉ trụ sở chính:……………………………………………………………………………….
– Ngành nghề kinh doanh:……………………………………………………………………………………………………
– GCNĐKKD số:..………………………………………Được cấp bởi………………………………
– Ngày cấp: …../…../…….. Nơi cấp: ……………………………………………………………………
– Số điện thoại:..…………………………………Email:……………………..……………………..
– Số tài khoản:………………………………….………mở tại ngân hàng…………………………
– Đại diện (hoặc người được uỷ quyền) là……………………………………. Chức vụ…………..
– Giấy uỷ quyền số………ngày..…tháng…..năm….. (nếu thay Giám đốc ký)
Viết ngày … tháng … năm … do……………………………… chức vụ ……………………… ký
Các bên thống nhất thoả thuận nội dung hợp đồng như sau:
ĐIỀU 1: NỘI DUNG THOẢ THUẬN
1.1. Các bên tham gia hợp đồng này trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng và có quan hệ mua bán với nhau trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
1.2. Bên B đồng ý cung cấp số lượng lớn các sản phẩm nội thất văn phòng và bên A đồng ý mua theo chính sách giá của bên B.
- a) Danh sách các sản phẩm nội thất văn phòng:
STT |
Tên sản phẩm |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
- b) Quy cách phẩm chất sản phẩm:
STT |
Tên sản phẩm |
Kích thước |
Khối lượng |
Thiết kế |
Ghi chú |
1.3. Bên B cam kết sản phẩm nội thất văn phòng bên B đều đạt các tiêu chí về công năng, tính thẩm mỹ, chất lượng và độ mới. Bản thiết kế của các sản phẩm nội thất văn phòng trên được nêu rõ trong Phụ lục đính kèm theo Hợp đồng này.
1.4. Bằng cách kí vào hợp đồng này, các bên đồng ý với mọi điều khoản trong đây.
ĐIỀU 2: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN
2.1. Trách nhiệm chung của các bên:
- a) Tất cả các thông tin, giấy tờ do hai bên xuất trình để giao kết và thực hiện hợp đồng này đều là sự thật, nếu bên nào có điều gì sai trái, sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường toàn bộ mọi thiệt hại gây ra cho bên kia, cũng như cho bên thứ ba, nếu có;
- b) Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ bất cứ điều khoản nào của hợp đồng này đều phải được sự đồng ý của cả hai bên và phải được công chứng;
- c) Toàn bộ các quyền lợi, lợi ích và các nghĩa vụ (nếu có) phát sinh từ việc thực hiện hợp đồng này đều do hai bên tự thoả thuận và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, trong mọi trường hợp không ảnh hưởng đến hợp đồng này;
- d) Tất cả các vấn đề phát sinh (nếu có) chưa được hai bên thoả thuận trong hợp đồng này được áp dụng theo quy định của pháp luật.
2.2. Trách nhiệm của bên A:
- a) Cung cấp các tài liệu, giấy tờ cần thiết để ký hợp đồng;
- b) Cung cấp các thông tin về số lượng sản phẩm, nhu cầu sử dụng cho bên B để bên B tư vấn;
- c) Hướng dẫn bên B thực hiện các điều khoản về cách thức giao nhận sản phẩm, thời gian giao nhận sản phẩm;
- d) …………………….
2.3. Trách nhiệm của bên B:
- a) Cung cấp các tài liệu, giấy tờ cần thiết để ký hợp đồng;
- b) Đáp ứng các điều kiện về sản phẩm mà bên A đề ra;
- c) Giải đáp thắc mắc của bên A trong quá trình làm việc;
- d) ……………………..
ĐIỀU 3: THỜI GIAN GIAO, NHẬN HÀNG
3.1. Thời gian giao:…………………..bởi……………………………………….tại địa chỉ…………………………….
3.2. Thời gian nhận:………………….bởi……………………………………….tại địa chỉ…………………………….
3.3. Nếu giao theo đợt thì:
- a) Đợt 1: Ngày ………………Địa điểm ……………………………………………………
- b) Đợt 2: Ngày ………………Địa điểm ……………………………………………………
- c) Đợt 3: Ngày ……………….Địa điểm …….………………………………………………
ĐIỀU 4: TRÁCH NHIỆM GIAO, NHẬN HÀNG HOÁ
4.1. Trách nhiệm giao hàng hoá:
- a) Bên B có trách nhiệm giao đúng thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng, mẫu mã sản phẩm cho bên A;
- b) Bên B có trách nhiệm bảo quản sản phẩm trong quá trình vận chuyển đến cho bên A.
4.2. Trách nhiệm nhận hàng hoá:
- a) Bên A có trách nhiệm nhận sản phẩm đúng thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng, mẫu mã từ bên B;
- b) Bên A có trách nhiệm bảo quản sản phẩm sau khi bên B giao.
4.3. Cả hai bên đều có trách nhiệm ký vào Biên bản giao, nhận hàng khi hàng được đưa tới địa chỉ…………………………………….
Trường hợp có sự thay đổi về địa điểm giao hàng, bên A có nghĩa vụ báo cho bên B biết trước thời gian giao hàng ….. ngày để bên B có thể tính toán, dự liệu cung đường và thời tiết. Nếu không thông báo về sự thay đổi địa điểm hoặc không đề cập đến địa điểm giao hàng, bên B sẽ giao sản phẩm đến địa chỉ thoả thuận trong hợp đồng này và yêu cầu bên A nhận hàng. Nếu bên A không thể nhận hàng, bên B sẽ vận chuyển hàng hoá về kho tại địa chỉ ……………………………. Khi đó, bên A có nghĩa vụ thanh toán các chi phí phát sinh như phí vận chuyển, phí lưu kho,…
4.4. Chậm giao, nhận hàng:
- a) Trường hợp chậm giao hàng, bên B có nghĩa vụ thông báo cho bên A biết. Bên A sẽ gia hạn thêm …. ngày; nếu hết thời hạn đó mà bên B vẫn chưa hoàn thành công việc thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Khi đó, bên B sẽ phải chịu mọi rủi ro và bồi thường các chi phí liên quan khác như: phí vận chuyển, phí lưu kho,…
- b) Trường hợp chậm nhận hàng, bên A có nghĩa vụ thông báo cho bên B biết. Bên B có thể cho phép hàng hoá được chuyển về kho của mình. Nếu bên B không đồng ý thì bên A sẽ phải chịu mọi rủi ro và bồi thường các chi phí khác như: phí vận chuyển, phí lưu kho,…
Khi đó hàng hoá sẽ được chuyển tới kho…………………………tại địa chỉ………………………………….và bên A sẽ bị phạt lưu kho là: ……………………
(Bằng chữ:…………………………………………………………………………………………………………….)
4.5. Các giấy tờ khi thực hiện giao dịch hàng hóa cần phải có:
- a) Hóa đơn bán hàng có xác nhận của hai bên;
- b) Biên bản giao nhận hàng, trong đó nêu rõ các nội dung về thời gian giao, địa điểm giao, số lượng, khối lượng, kiện hàng, thùng hàng, tên người giao, tên người nhận;
- c) Chứng từ kèm theo hàng hoá.
4.6. Nghĩa vụ giao, nhận sản phẩm hoàn thành khi đáp ứng được các điều kiện đã thỏa thuận trên.
ĐIỀU 5: KIỂM TRA HÀNG HOÁ
5.1. Khi hàng hoá được giao đến, bên A có trách nhiệm nhận đủ hàng hoá và kiểm tra lại số lượng, mẫu mã, tình trạng hàng hoá mà bên B giao đến. Khi kiểm tra hàng hoá, bên A phải quay lại video bóc dỡ hàng để làm căn cứ xử lý các vấn đề phát sinh. Bên B sẽ không xử lý các trường hợp khiếu nại, hàng hoá sai sót, khiếm khuyết mà không có video kiểm tra hàng hoá.
- a) Trường hợp bên B đã giao đúng số lượng, chất lượng, mẫu mã hàng hoá và bên A đã nhận đủ hàng hoá, các bên kí vào Biên bản giao, nhận hàng hoá. Biên bản này được sao thành 02 bản, bên 0A giữ 1 bản, bên B giữ 01 bản;
- b) Trường hợp phát hiện ra hàng hoá sai sót, hỏng hóc, khiếm khuyết, bên A phải báo ngay cho bên B biết (gửi kèm video) để bên B khắc phục tình trạng trên.
Thời gian khắc phục hàng hoá sai sót, hỏng hóc, khiếm khuyết được thực hiện theo quy định tại Điều 8.3 hợp đồng này;
- c) Trường hợp phát hiện thiếu hàng hoá, bên A phải báo ngay cho bên B biết (gửi kèm video) để bên B thực hiện nghĩa vụ bổ sung hàng hoá.
Thời gian bổ sung hàng hoá được thực hiện trong vòng …… ngày kể từ khi bên A phát hiện tình trạng thiếu hàng hoá. Mọi chi phí phát sinh từ việc bổ sung hàng hoá do bên B chi trả.
5.2. Nếu bên B không kiểm tra hàng hoá trước khi nhận và không có phản hồi lại với bên A trong vòng …… giờ sau khi giao hàng thì mọi trách nhiệm và khoản bồi thường thiệt hại phát sinh sau này đều do bên B tự chịu, kể cả khi phát sinh trách nhiệm với bên thứ ba.
ĐIỀU 6: LẮP ĐẶT HÀNG HOÁ
6.1. Bên B có nghĩa vụ lắp đặt các sản phẩm nội thất văn phòng mà bên A đã mua khi giao sản phẩm tới.
6.2. Nhân viên lắp đặt sản phẩm nội thất văn phòng bên B và bên A phải trao đổi, thống nhất về vị trí lắp đặt trước khi nhân viên bên B tiến hành việc lắp đặt.
6.3. Trong thời gian nhân viên bên B lắp đặt sản phẩm nội thất văn phòng, bên A cam kết tạo điều kiện, hỗ trợ bên B để công việc có thể tiến hành một cách thuận lợi.
6.4. Sau khi lắp đặt, bên B không hỗ trợ việc tháo dỡ, di chuyển, tái lắp đặt sản phẩm nội thất văn phòng trong trường hợp bên A thay đổi ý kiến về vị trí lắp đặt.
ĐIỀU 7: NGHIỆM THU VIỆC LẮP ĐẶT
7.1. Các bên có nghĩa vụ tiến hành nghiệm thu việc lắp đặt các sản phẩm nội thất văn phòng sau khi lắp đặt.
- a) Trường hợp việc nghiệm thu diễn ra suôn sẻ, các bên cùng ký vào Biên bản nghiệm thu việc lắp đặt nội thất văn phòng, xác nhận nghiệm thu thành công;
- b) Trường hợp việc nghiệm thu chưa đạt yêu cầu, bên A phải báo ngay cho nhân viên bên B biết để tiến hành khắc phục, giải quyết vấn đề. Nhân viên bên B có trách nhiệm sửa chữa, khắc phục vấn đề trong phạm vi có thể.
7.2. Việc khắc phục, giải quyết các hư hỏng, khiếm khuyết phát hiện ra sau này được thực hiện theo các quy định tại Điều 8 hợp đồng này.
ĐIỀU 8: CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH HÀNG HOÁ
8.1. Thời hạn bảo hành hàng hoá: …… tháng kể từ khi bên B nhận được sản phẩm.
8.2. Căn cứ bảo hành hàng hoá:
- a) Bên B chỉ nhận bảo hành hàng hoá trong trường hợp sản phẩm hư hỏng, khiếm khuyết trong các trường hợp sau:
– Sản phẩm nội thất văn phòng vẫn còn thời hạn bảo hành;
– Sản phẩm nội thất văn phòng còn nguyên vẹn, chưa bị tác động, sửa chữa;
– Sản phẩm nội thất văn phòng bị lỗi do khâu sản xuất, lắp đặt, vận chuyển;
– Bên A phải xuất trình được Giấy bảo hành do bên B cấp và Hợp đồng mua bán này khi yêu cầu bảo hành.
- b) Bên B không nhận bảo hành hàng hoá đối với sản phẩm nội thất văn phòng trong các trường hợp sau:
– Sản phẩm nội thất văn phòng đã hết thời hạn bảo hành;
– Bên A tự ý sửa chữa sản phẩm mà không thông báo với bên B;
– Sản phẩm nội thất văn phòng không được sử dụng đúng quy cách hướng dẫn của nhân viên tư vấn bên B, từ đó gây móp, nứt, cong,…
– Sản phẩm nội thất văn phòng bị hư hại, biến dạng do môi trường bên ngoài bất thường: quá ẩm, quá khô, mối, nhiệt độ cao hay do các thiết bị điện, nước, hóa chất, dung môi bên A sử dụng không phù hợp.
8.3. Thời gian tiến hành bảo hành: Việc bảo hành hàng hoá được tiến hành trong ……. ngày kể từ khi phát hiện.
Trường hợp bên B thực hiện nghĩa vụ bảo hành chậm hơn khoảng thời gian trên, bên B sẽ bị phạt ……% giá trị hợp đồng.
8.4. Chi phí bảo hành: Miễn phí.
Mọi chi phí phát sinh từ việc bảo hành hàng hoá do bên B thanh toán.
8.5. Cả hai bên đều có trách nhiệm ký vào Biên bản giao, nhận hàng hoá khi giao, nhận các sản phẩm nội thất văn phòng đã được bảo hành.
ĐIỀU 9: CHÍNH SÁCH BẢO DƯỠNG HÀNG HOÁ
9.1. Trong trường hợp hết thời hạn bảo hành hoặc khi có nhu cầu bảo trì hàng hoá, bên A có thể liên lạc với bên B để bên B tiến hành chính sách bảo dưỡng cho bên A.
9.2. Bên B nhận bảo dưỡng hàng hoá với hầu hết các trường hợp, trừ trường hợp sản phẩm nội thất văn phòng đã bị biến dạng trầm trọng.
9.3. Chi phí bảo trì:
- a) Bên B cam kết miễn phí chi phí nhân công khi bên A sử dụng chính sách bảo trì bên B. Bên A chỉ phải thanh toán chi phí nguyên vật liệu, linh kiện thay thế.
- b) Bên B sẽ cung cấp bảng giá bảo trì cho các nguyên vật liệu, linh kiện tại thời điểm bên A yêu cầu.
9.3. Quy trình bảo trì:
- a) Bước 1: Bên A liên lạc với bên B qua hotline ……….. để cung cấp thông tin về việc bảo trì nội thất văn phòng;
- b) Bước 2: Bên B xác nhận tình trạng nội thất văn phòng tại thời điểm bên A gọi cho bên B và đặt lịch hẹn;
- c) Bước 3: Sau khi bên A xác nhận, bên B điều phối nhân viên đến địa chỉ của bên A để thực hiện việc bảo trì;
- d) Bước 4: Sau khi hoàn tất bảo trì, các bên ký vào Biên bản nghiệm thu bảo trì nội thất văn phòng và bên A thanh toán chi phí cho bên B.
ĐIỀU 10: GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
10.1. Giá trị hợp đồng:…………………………………………………………………………………..
(Bằng chữ:…………………………………………………………………………………………………………….)
Giá trên đã bao gồm tiền thuế VAT và các lệ phí khác.
10.2. Đồng tiền thanh toán: Việt Nam đồng.
10.3. Phương thức thanh toán:……………………………………………….(Chuyển khoản/ Tiền mặt)
Nếu là chuyển khoản, bên A phải chuyển số tiền vào số tài khoản……………………mở tại ngân hàng…………………………cho bên B.
10.4. Thời gian thanh toán:…………………………….(Thanh toán toàn bộ/ Thanh toán từng đợt)
- a) Trường hợp thanh toán toàn bộ: Bên A phải thanh toán 100% giá trị hợp đồng cho bên B trong vòng …… ngày/ tuần sau khi kí kết hợp đồng này;
- b) Trường hợp thanh toán từng đợt: Việc thanh toán sẽ được chia làm 2 lần:
– Lần 01 (Từ ngày……….đến ngày…………..): Bên A thanh toán trước 70% giá trị đơn hàng;
– Lần 02 (Từ ngày……….đến ngày…………..): Bên A thanh toán nốt 30% giá trị đơn hàng còn lại.
10.5. Bên B chỉ bắt đầu giao hàng khi bên A đã thanh toán đủ số tiền trong khoảng thời gian hai bên thoả thuận.
10.6. Trường hợp bên A chậm thanh toán, bên B có quyền tính lãi suất ….%/ ngày trên số tiền trả chậm bắt đầu từ ngày kết thúc thời hạn thanh toán đến khi bên B nhận đủ số tiền. Trong thời hạn ……… ngày, bên A vẫn chưa thanh toán, bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Khi đó, bên B toàn quyền định đoạt số tiền đặt cọc.
ĐIỀU 11: ĐẶT CỌC
11.1. Bên A giao cho bên B khoản tiền đặt cọc là …………………… sau khi ký hợp đồng để đảm bảo nghĩa vụ thực hiện hợp đồng.
(Bằng chữ: ……………………………………….)
11.2. Tiền đặt cọc của bên A không được tính vào tổng giá trị hợp đồng. Bên B sẽ hoàn trả đủ số tiền đặt cọc trên sau khi bên A hoàn tất việc thanh toán hợp đồng.
11.3. Việc trả tiền đặt cọc được thực hiện cùng ngày với ngày bên A hoàn tất thủ tục thanh toán hợp đồng.
Trường hợp bên A chậm trả tiền đặt cọc, bên B có quyền tính lãi suất là ….% trên số tiền trả chậm bắt đầu từ khi kết thúc ngày trả lại nhà cho đến khi bên B nhận lại đủ số tiền đặt cọc. Trong thời hạn ……… ngày, bên A vẫn chưa thanh toán, bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Khi đó, bên B toàn quyền định đoạt số tiền đặt cọc.
ĐIỀU 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A
12.1. Quyền của bên A:
- a) Kiểm tra hàng hoá trước khi nhận và sau khi lắp đặt;
- b) Yêu cầu bên B giao hàng hoá và lắp đặt sản phẩm đúng thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng, mẫu mã;
- c) Yêu cầu bên B bổ sung hàng hoá khi giao thiếu;
- d) Yêu cầu bên B khắc phục các sai sót, hỏng hóc, khiếm khuyết được phát hiện khi kiểm tra hàng hoá và khi lắp đặt sản phẩm;
- d) Yêu cầu bên B bảo hành các sản phẩm đủ điều kiện quy định tại Điều 8.2 hợp đồng này;
đ) Yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên B gây ra thiệt hại;
- e) Được hướng dẫn về cách sử dụng, bảo quản sản phẩm nội thất văn phòng;
- g) Đơn phương chấm dứt hợp đồng.
12.2. Nghĩa vụ của bên A:
- a) Nhận hàng đúng thời gian, địa điểm thỏa thuận;
- b) Thanh toán đúng thời hạn và phương thức cho bên B;
- c) Cung cấp kịp thời kế hoạch, chỉ dẫn và những chi tiết khác để việc vận chuyển hàng hóa của bên B thực hiện không bị trì hoãn;
- d) Bảo quản sản phẩm nội thất văn phòng đúng hướng dẫn sau khi nhận được từ bên B;
đ) Báo cho bên B khi các sự kiện, vấn đề nằm ngoài phạm vi hợp đồng xảy ra;
- e) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
ĐIỀU 13: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B
13.1. Quyền của bên B:
- a) Yêu cầu bên A nhận sản phẩm đúng chất lượng, số lượng, mẫu mã, thời gian, địa điểm đã thoả thuận;
- b) Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên A nếu thấy chỉ dẫn đó có thể ảnh hưởng đến tiến độ giao sản phẩm, quy trình lắp đặt sản phẩm nhưng phải báo ngay cho bên A biết;
- c) Yêu cầu bên A đặt cọc để đảm bảo nghĩa vụ thực hiện hợp đồng;
- d) Yêu cầu bên A thanh toán đúng thời hạn và phương thức;
đ) Từ chối bảo hành cho các sản phẩm không đạt điều kiện quy định tại Điều 8.2 hợp đồng này;
- e) Yêu cầu bên A bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên A gây ra thiệt hại;
- g) Đơn phương chấm dứt hợp đồng.
13.2. Nghĩa vụ của bên B:
- a) Giao hàng hoá và lắp đặt sản phẩm đúng thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng, mẫu mã cho bên A;
- b) Báo cho bên A biết khi có sự thay đổi về giá sản phẩm;
- c) Tiến hành bổ sung hàng hoá cho bên A khi giao thiếu;
- d) Tiến hành đổi, trả, thay thế hàng hoá cho bên A khi phát hiện các sai sót, khiếm khuyết trong quá trình kiểm tra, lắp đặt sản phẩm;
đ) Bảo hành các sản phẩm đủ điều kiện quy định tại Điều 8.2 hợp đồng này;
- e) Hướng dẫn bên A về cách sử dụng, bảo quản sản phẩm nội thất văn phòng;
- g) Bảo quản vật liệu xây dựng trên đường vận chuyển;
- h) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
ĐIỀU 14: THUẾ, PHÍ, LỆ PHÍ
14.1. Các bên có nghĩa vụ kê khai và nộp các loại thuế, phí, lệ phí phát sinh từ việc giao kết, thực hiện hợp đồng này.
14.2. Bên A có trách nhiệm:
- a) Nộp thuế giá trị gia tăng 8% đối với mặt hàng nội thất văn phòng. Khoản thuế này đã bao gồm trong giá trị hợp đồng;
- b) Kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp từ việc kinh doanh mặt hàng nội thất văn phòng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
14.3. Bên B có trách nhiệm nộp thuế giá trị gia tăng 8% đối với hợp đồng mua bán nội thất văn phòng.
ĐIỀU 15: RỦI RO VÀ BẤT KHẢ KHÁNG
15.1. Rủi ro là nguy cơ tiêu cực có thể ảnh hưởng đến thực hiện hợp đồng.
- a) Bên A phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại đối với bên B, trừ trường hợp bên A chứng minh không phải lỗi của bên A;
- b) Bên B phải chịu thiệt thòi về những rủi ro trong quá trình mua bán trên nếu bên A chứng minh là họ không có lỗi và đã làm đầy đủ trách nhiệm được giao. Trong trường hợp này, bên B phải chịu hoàn toàn những tổn thất đã xảy ra.
15.2. Bất khả kháng là sự kiện rủi ro không thể tiên liệu trước cũng như không thể chống đỡ được khi xảy ra như động đất, bão, lũ lụt, lở đất, chiến tranh, dịch bệnh lan truyền.
- a) Bất khả kháng không bao gồm sự sơ suất hoặc cố ý của một bên nào đó, hoặc bất kỳ sự cố nào mà một bên dự kiến được vào thời điểm ký kết hợp đồng và tránh được (hoặc khắc phục được) trong quá trình thực hiện hợp đồng;
- b) Việc một bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình sẽ không bị coi là vi phạm hợp đồng trong trường hợp phát sinh từ sự kiện bất khả kháng với điều kiện bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng đó thực hiện các biện pháp đề phòng theo nội dung của hợp đồng này.
15.3. Các biện pháp thực hiện trong tình trạng bất khả kháng:
- a) Bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải tiến hành các biện pháp để hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng với thời gian sớm nhất và phải thông báo cho bên kia biết sự kiện bất khả kháng vào thời gian sớm nhất. Trong bất kì tình huống nào việc thông báo cũng không được chậm hơn ……… ngày sau khi sự kiện bất khả kháng xảy ra. Đồng thời cung cấp bằng chứng về nguyên nhân sự kiện bất khả kháng và thông báo việc khắc phục trở lại điều kiện bình thường vào thời gian sớm nhất;
- b) Các bên sẽ gia hạn thực hiện hợp đồng tương ứng bằng thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng mà bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của mình.
– Trường hợp cả hai bên không muốn tiếp tục thực hiện việc mua bán nội thất văn phòng sau khi sự kiện bất khả kháng xảy ra thì hợp đồng có thể kết thúc trước thời hạn theo thoả thuận của hai bên;
– Trường hợp một trong hai bên không muốn tiếp tục thực hiện việc mua bán nội thất văn phòng sau khi sự kiện bất khả kháng xảy ra thì bên không muốn tiếp thực hiện hợp đồng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại.
ĐIỀU 16: ĐÌNH CHỈ HỢP ĐỒNG
16.1. Trường hợp đình chỉ hợp đồng dẫn tới hậu quả công việc không được thực hiện ngay mà phải thực hiện sau một khoảng thời gian:
- a) Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng;
- b) Trường hợp một trong hai bên bị buộc tạm dừng hoạt động do vi phạm quy định của pháp luật.
Trong các trường hợp trên, các bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hợp đồng sau khi sự kiện làm tạm dừng hợp đồng kết thúc. Nếu không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng thì thực hiện theo quy định tại điểm b) Điều 15.3 hợp đồng này.
16.2. Trường hợp đình chỉ hợp đồng dẫn tới hậu quả đơn phương chấm dứt hợp đồng:
- a) Trường hợp một bên không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên còn lại không thể đạt được;
- b) Trường hợp một bên không thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong khoảng thời gian quy định tại hợp đồng này;
- c) Trường hợp một trong hai bên có dấu hiệu không trung thực về thông tin cung cấp;
- d) Trường hợp một trong hai bên có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, làm nhục bên còn lại;
đ) Trường hợp một trong hai bên không muốn gia hạn hợp đồng sau khi sự kiện bất khả kháng xảy ra;
- e) Trường hợp sản phẩm nội thất của bên B không đạt tiêu chuẩn như bên B cam kết tại điểm d) Điều 1.1 hợp đồng này;
- g) Trường hợp bên A chậm thanh toán;
- h) Trường hợp bên A chậm đặt cọc;
- i) Trường hợp bên B chậm giao hàng.
16.3. Bên đình chỉ hợp đồng phải thông báo cho bên kia biết về việc đình chỉ trong vòng …….. ngày. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên đình chỉ hợp đồng phải bồi thường. Khi hợp đồng bị đình chỉ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm bị chấm dứt và và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đóng góp, thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và duy trì thực hiện điều khoản bảo mật.
ĐIỀU 17: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
17.1. Căn cứ chấm dứt hợp đồng:
- a) Theo thoả thuận của các bên;
- b) Hợp đồng hết thời hạn;
- c) Mục đích của các bên đã đạt được;
- d) Một bên bị phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động;
đ) Trường hợp các bên không muốn gia hạn hợp đồng khi xảy ra sự kiện bất khả kháng;
- e) Đối tượng của hợp đồng không còn.
17.2. Bên chấm dứt hợp đồng phải thông báo cho bên kia biết về việc hủy bỏ trong vòng ……… ngày. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên chấm dứt hợp đồng phải bồi thường. Khi hợp đồng bị chấm dứt thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm bị chấm dứt và và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đóng góp, thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và duy trì thực hiện điều khoản bảo mật.
ĐIỀU 18: ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
18.1. Các bên đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng khi bên kia vi phạm các điều khoản quy định tại Điều 16.2 hợp đồng này nhưng phải báo trước ……… ngày cho bên kia biết, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
18.2. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về điều khoản bảo mật, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
18.3. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.
ĐIỀU 19: PHẠT VI PHẠM VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
19.1. Căn cứ phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại:
- a) Một trong hai bên đã ký hợp đồng mà không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt 8% giá trị phần hợp đồng đã ký và bồi thường toàn bộ thiệt hại phát sinh cho bên còn lại;
- b) Trường hợp sản phẩm nội thất văn phòng của bên B không đạt các tiêu chuẩn cam kết tại Điều 1.1 hợp đồng, bên A bị phạt ….% giá trị hợp đồng;
- c) Trường hợp bên B chậm bảo hành, bên B sẽ bị phạt một khoản tiền là ……… đồng/ ngày bảo hành muộn;
- d) Trường hợp bên B không giao đúng mẫu mã, sản phẩm bên A yêu cầu, bên B bị phạt ….% giá trị sản phẩm cho mỗi mã sản phẩm sai và có nghĩa vụ giao lại cho bên A các sản phẩm thoả thuận;
đ) Trường hợp sản phẩm của bên B gây ra thiệt hại cho bên thứ ba, bên B có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và thanh toán chi phí phát sinh cho bên thứ ba;
- e) Trường hợp bên A chậm nhận hàng, bên A sẽ bị phạt khoản tiền là …… đồng/ ngày nhận muộn;
- g) Trường hợp bên A không nhận hàng, bên A phải đền ……% giá trị hợp đồng.
19.2. Thời hạn thanh toán khoản tiền bồi thường trong vòng ………… ngày/ tuần kể từ khi thiệt hại xảy ra và đã được ước tính giá trị thiệt hại. Sau ………. ngày, một trong các bên chậm thanh toán tiền bồi thường thì bên còn lại có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
ĐIỀU 20: CÁC THOẢ THUẬN KHÁC
20.1. Về đóng gói hàng hoá:
Bên B sẽ phải đóng gói hàng hóa đúng yêu cầu để tránh hư hỏng trong quá trình chuyên chở hàng hoá tới nơi nhận cuối cùng như đã quy định trong hợp đồng. Việc đóng gói phải đảm bảo để chịu đựng không giới hạn việc va chạm trong khi bốc dỡ chuyển tải và khi hàng hoá bị phơi dưới nhiệt độ cao tại bãi cất giữ ngoài trời. Kích thước và trọng lượng của mỗi kiện hàng không vượt quá ……..kg.
20.2. Về sự cố xảy ra khi vận chuyển hàng hoá: Trường hợp trên đường vận chuyển hàng hoá xảy ra sự cố khiến cho hàng hoá bị hư hỏng, thất lạc:
- a) Nếu bên B mua bảo hiểm chuyến đi, chi phí đó sẽ do bên bảo hiểm chi trả;
- b) Nếu bên B không có bảo hiểm chuyến đi, bên B sẽ thanh toán …..% thiệt hại và bên A sẽ thanh toán …% còn lại.
ĐIỀU 21: BẢO MẬT
21.1. Mỗi bên sẽ không tiết lộ bất cứ thông tin nào liên quan đến hợp đồng này hoặc của bên còn lại cho bất cứ bên thứ ba nào mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của bên còn lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
21.2. Mỗi bên cam kết bảo mật các bí mật thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, hệ thống nhân sự,dữ liệu tài chính cũng như các đối tác đầu tư, các hợp đồng/thỏa thuận hợp tác đầu tư; các thông tin trong nội bộ công ty; những dạng thông tin khác mà công ty có thể xác định là bí mật và quan trọng đối với hoạt động của công ty tùy theo từng thời điểm.
21.3. Bên B cam kết không tiết lộ các chủ đề liên quan đến bảo mật quy định tại Điều 21.2 hợp đồng này cho ai biết, kể cả khi sau này ký kết hợp đồng với các đại lý du lịch khác.
21.4. Bên A cam kết có biện pháp phù hợp để đảm bảo rằng những nhân viên có liên quan của mình cũng tuân thủ quy định này và sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp có bất cứ hành vi nào vi phạm quy định này.
21.5. Điều khoản này sẽ vẫn có hiệu lực kể cả sau khi hợp đồng này hết hạn hoặc chấm dứt.
ĐIỀU 22: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
22.1. Hai bên cần phải chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề bất lợi phát sinh các bên kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi (có lập biên bản);
22.2. Trường hợp có vấn đề tranh chấp không tự thương lượng được trong thời gian 30 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp, bất kỳ bên nào cũng có thể yêu cầu chuyển vụ việc đến Tòa án là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết những vụ tranh chấp này.
ĐIỀU 23: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
23.1. Hợp đồng này có hiệu lực ………. năm kể từ ngày …………
23.2. Các bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này;
23.3. Các bên đã tự đọc hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng và ký vào hợp đồng này trước sự có mặt của người có thẩm quyền chứng thực;
23.4. Mỗi bên không được phép chuyển giao bất cứ quyền, nghĩa vụ nào trong hợp đồng này cho bất cứ bên thứ ba nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của bên còn lại.
23.5. Hợp đồng này bao gồm ….. trang, và …… phụ lục được lập thành ….. bản bằng tiếng Việt. Bên A sẽ giữ ….. bản tiếng Việt, bên B sẽ giữ …… bản tiếng Việt (Trường hợp có sử dụng từ hai thứ ngôn ngữ trở lên thì quy định thêm về số bản hợp đồng bằng các ngôn ngữ khác).
BÊN A |
BÊN B |
(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên) |
(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên) |
Tham khảo thêm:
- Hợp đồng đặt cọc tiền nhờ mua hộ hàng hóa
- Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất có người làm chứng
- Hợp đồng mua bán cây nông nghiệp
- Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư
- Hợp đồng mua bán phần mềm
- Biên bản giao nhà
- Mẫu Hợp đồng 68
- Hợp đồng lao động 100 điều khoản chi tiết và lưu ý