Mẫu Hợp đồng mua bán gỗ mới nhất 2022

Hợp đồng mua bán gỗ là văn bản được các cá nhân, tổ chức sử dụng để ghi nhận sự thỏa thuận của các bên, theo đó, bên bán chuyển quyền sở hữu một số lượng gỗ nhất định thuộc quyền sở hữu của mình cho bên mua, còn bên mua trả tiền cho bên bán. 

1. Hợp đồng mua bán gỗ là gì? 

Theo Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS), hợp đồng mua bán gỗ là hợp đồng mua bán (HĐMB) tài sản theo sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Vì tính chất của hợp đồng là mua và bán, hợp đồng mua bán gỗ là loại hợp đồng song vụ theo quy định tại Khoản 1, Điều 406 BLDS.

2. Các nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán gỗ

Theo pháp luật Việt Nam, hợp đồng mua bán gỗ thuộc sự điều chỉnh của Luật thương mại Việt Nam. Trong luật này không có quy định về những nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng, tuy nhiên, thông thường một hợp đồng mua bán hàng hóa phải bao gồm sự thỏa thuận của các bên về đối tượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn và địa điểm nhận giao hàng, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm, bồi thường thiệt hại, chấm dứt hợp đồng và hiệu lực của hợp đồng.

3. Các loại gỗ nào được phép mua bán và không được phép mua bán

Ở Việt Nam, những thực vật thuộc Nhóm IA bị cấm khai thác là thực vật bị cấm mua bán, bên cạnh đó, cũng phải xem xét nhóm thực vật bị hạn chế khai thác thuộc Nhóm IIA:

  • Thực vật bị cấm khai thác và sử dụng là thực vật thuộc Nhóm IA theo Nghị định số 18/HĐBT của Chính phủ ngày 17/1/1992 về việc Qui định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ và Nghị định số 48/2002/NĐ-CP của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung Danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định Danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ;
  • Thực vật bị hạn chế khai thác và sử dụng là thực vật thuộc Nhóm IIA căn cứ theo 02 Nghị định trên;
  • Những thực vật không thuộc Nhóm IA và Nhóm IIA là những thực vật được mua bán hợp pháp.

4. Hợp đồng mua bán gỗ là căn cứ chứng minh nguồn gốc lâm sản

Bản chất của các hoạt động dân sự nói chung là sự thỏa thuận giữa các bên và sự thỏa thuận đó khi được thể hiện bằng văn bản thì trở thành hợp đồng. Hợp đồng là một căn cứ pháp lý thể hiện ý chí của các bên khi tham gia vào một hay nhiều quan hệ dân sự, trong đó, hợp đồng mua bán gỗ không phải là ngoại lệ. Trong hợp đồng mua bán gỗ có thể có những nội dung như đối tượng, chất lượng, số lượng và nguồn gốc, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn và địa điểm nhận giao hàng, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm…

Tuy nhiên, dù những nội dung này trong hợp đồng được quy định rõ ràng, nhưng điều đó không có nghĩa là nó có thể đảm bảo hoàn toàn về nguồn gốc xuất xứ của gỗ được mua bán trên thực tế. Bởi giấy phép khai thác gỗ, hiện nay, có khả năng bị làm giả đã không phải trường hợp hiếm trên thị trường. Bản thân những người mua gỗ, nếu không phải người có kiến thức về ngành lâm nghiệp hoặc đã có kinh nghiệm liên quan đến lâm nghiệp hoặc pháp luật về lâm nghiệp, không có khả năng phân biệt được giấy phép thật và giấy phép giả. Vì vậy, hợp đồng mua bán gỗ khó có khả năng trở thành căn cứ chứng minh nguồn gốc lâm sản.

5. Thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu gỗ/lâm sản

5.1. Thủ tục nhập khẩu

Theo Thông tư 01/1999/TT-TCHQ của Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn về thủ tục hải quan quy định tại Nghị định số 16/1999/NĐ-CP ngày 27/3/1999 của Chính phủ, hồ sơ hải quan nộp và xuất trình khi làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu là:

– Giấy tờ phải xuất trình (chỉ đối với hàng nhập khẩu có điều kiện):

+ Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành: 01 bản chính để đối chiếu với bản sao phải nộp;

– Giấy tờ phải nộp:

+ Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu: 03 bản chính;

+ Hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng: 01 bản sao;

+ Vận tải đơn: 01 bản sao;

+ Hóa đơn thương mại: 01 bản chính và 02 bản sao;

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp (chỉ nộp một lần khi đăng ký làm thủ tục cho lô hàng đầu tiên tại mỗi điểm làm thủ tục hải quan): 01 bản sao;

– Đối với các trường hợp sau đây thì phải nộp thêm:

+ Hàng nhập khẩu ủy thác: 01 bản sao Hợp đồng ủy thác nhập khẩu;

+ Hàng nhập khẩu có điều kiện: 01 bản sao Văn bản cho phép của Bộ Thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành;

+ Hàng không đồng nhất: 01 bản chính và 02 bản sao Bản kê chi tiết hàng hóa;

+ Đối với hàng hóa của nước được Việt Nam cho hưởng ưu đãi theo xuất xứ: 01 bản chính Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O);

+ Hàng hóa Nhà nước quy định kiểm tra về chất lượng: 01 bản chính Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng;

+ Hàng hóa cần phải kiểm dịch: 01 bản chính Giấy đăng ký kiểm dịch;

+ Hàng phải kiểm tra an toàn lao động (nếu có quy định): 01 bản chính Giấy chứng nhận về an toàn lao động.

Ngoài những yêu cầu về thủ tục xuất khẩu tại Thông tư 01/1999/TT-TCHQ của Tổng cục Hải quan, doanh nghiệp phải nộp thêm hoặc xuất trình thêm các giấy tờ theo yêu cầu tại Thông tư 02/2000/TT-TCHQ hướng dẫn thủ tục hải quan đối với sản phẩm gỗ, lâm sản xuất khẩu và nguyên liệu gỗ, lâm sản nhập khẩu.

5.2. Thủ tục xuất khẩu

Theo Thông tư 01/1999/TT-TCHQ của Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn về thủ tục hải quan quy định tại Nghị định số 16/1999/NĐ-CP ngày 27/3/1999 của Chính phủ, hồ sơ hải quan nộp và xuất trình khi làm thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu là:

– Giấy tờ phải xuất trình (chỉ đối với hàng xuất khẩu có điều kiện):

+ Văn bản cho phép xuất khẩu của Bộ Thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành: 01 bản chính để đối chiếu với bản sao phải nộp;

– Giấy tờ phải nộp:

+ Tờ khai hải quan hàng xuất khẩu: 03 bản chính;

+ Hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng: 01 bản sao;

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp (chỉ nộp một lần khi đăng ký làm thủ tục cho lô hàng đầu tiên tại mỗi điểm làm thủ tục hải quan): 01 bản sao;

– Đối với các trường hợp sau đây thì phải nộp thêm:

+ Hàng không đồng nhất: 03 bản chính Bản kê chi tiết hàng hóa;

+ Hàng xuất khẩu ủy thác: 01 bản sao Hợp đồng ủy thác xuất khẩu;

+ Hàng xuất khẩu có điều kiện: 01 bản sao Văn bản cho phép của Bộ Thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành;

Ngoài những yêu cầu về thủ tục xuất khẩu tại Thông tư 01/1999/TT-TCHQ của Tổng cục Hải quan, doanh nghiệp phải nộp thêm hoặc xuất trình thêm các giấy tờ theo yêu cầu tại Thông tư 02/2000/TT-TCHQ hướng dẫn thủ tục hải quan đối với sản phẩm gỗ, lâm sản xuất khẩu và nguyên liệu gỗ, lâm sản nhập khẩu. 

6. Mẫu Hợp đồng mua bán gỗ

Luật sư Tư vấn trực tuyến – Gọi ngay 1900.0191


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

…………., ngày… tháng…. năm…..

HỢP ĐỒNG MUA BÁN GỖ

(Số:……/HĐMB-…….)

– Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;

– Căn cứ…;

– Căn cứ nhu cầu và khả năng của các bên.

Hôm nay, ngày….. tháng……. năm…….. tại địa chỉ…………………………., chúng tôi gồm:

Bên Bán (Bên A):

Ông/Bà:……………………………….                          Sinh năm:………

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………

Hiện cư trú tại:………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ:………………………….

(Nếu là tổ chức thì trình bày những thông tin sau:

Công ty:…………………………………………………………………

Địa chỉ trụ sở:………………………………………………………..

Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………… do Sở Kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày…./…./……….

Hotline:…………………………..                  Số Fax (nếu có):……………………

Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà………………………………….   Chức vụ:……………………..

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………

Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ:…………………

Căn cứ đại diện:…………………………………..)

Số tài khoản:………………………….. Chi nhánh…………………….- Ngân hàng………….

Và:

Bên Mua (Bên B):

Ông/Bà:……………………………….                          Sinh năm:..………

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………

Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ:………………………….

(Nếu là tổ chức thì trình bày những thông tin sau:

Công ty:…………………………………………………………………

Địa chỉ trụ sở:………………………………………………………..

Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………… do Sở Kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày…./…./……….

Hotline:…………………………..                  Số Fax (nếu có):……………………

Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà………………………………….   Chức vụ:……………………..

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………

Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ:…………………

Căn cứ đại diện:…………………………………..)

Số tài khoản:………………………….. Chi nhánh…………………….- Ngân hàng………….

Cùng thỏa thuận ký kết Hợp đồng mua bán gỗ số……………. ngày…./…../…… để ghi nhận việc Bên A sẽ bán ….. gỗ thuộc loại….. cho Bên B trong thời gian từ ngày…./…./…. đến hết ngày…./……/…….. tại địa điểm………….. Nội dung Hợp đồng như sau:

Điều 1. Đối tượng Hợp đồng

Bên A đồng ý bán  số lượng gỗ được liệt kê dưới đây cho Bên B trong thời gian từ ngày…./…../…… đến hết ngày…/…./….. tại địa điểm……………

STTChủng loại gỗĐặc điểmChất lượngSố lượngGiá tiềnTổng (VNĐ)Ghi chú
1       
2       
       

Chất lượng của số gỗ mà Bên A bán cho Bên B theo Hợp đồng này được xác định dựa trên những tiêu chí sau:…………………………. / theo Phụ lục 1 kèm theo Hợp đồng này

Điều 2. Giá và phương thức thanh toán

Bên A đồng ý bán toàn bộ số lượng gỗ đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này cho Bên B với giá là………………… VNĐ (Bằng chữ:………………….. Việt Nam Đồng).

Số tiền trên đã bao gồm:…………………………….

Và chưa bao gồm:…………………………………

Toàn bộ số tiền này sẽ được Bên B thanh toán cho Bên A qua …. lần, cụ thể từng lần như sau:

– Lần 1. Thanh toán số tiền là……………. VNĐ (bằng chữ:………………….. Việt Nam đồng) và được thanh toán khi……………….. có biên bản kèm theo. Việc thanh toán phải thực hiện theo phương thức……………

– Lần 2. Thanh toán số tiền là……………. VNĐ (bằng chữ:………………….. Việt Nam đồng) và được thanh toán khi……………….. có biên bản kèm theo. Việc thanh toán phải thực hiện theo phương thức……………

Số tiền trên sẽ được Bên B trả trực tiếp cho Ông:………………………………….               Sinh năm:…………

Chức vụ:………………………

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

Việc thanh toán trên sẽ được chứng minh bằng Biên bản nhận tiền/… có chữ ký của:

Ông:………………………….                           Sinh năm:…………

Chức vụ:………………………

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

(Hoặc:

Gửi qua ngân hàng tới Tài khoản…………….. Chi nhánh…………….. – Ngân hàng………… có biên lai xác nhận/……….)

Ngoài ra, nếu trong quá trình thực hiện Hợp đồng trên mà có sự thay đổi về giá thị trường/… dẫn tới việc phát sinh các chi phí/…………… thì số tiền phát sinh trên/… sẽ do Bên …. gánh chịu.

Điều 3. Thực hiện hợp đồng

1.Thời hạn thực hiện Hợp đồng

Thời hạn thực hiện Hợp đồng này được hai bên thỏa thuận là từ ngày…./…../……. đến hết ngày…/…../…..

Trong trường hợp việc thực hiện hợp đồng bị gián đoạn bởi những trường hợp khách quan, tình thế cấp thiết,…………….  thì thời hạn thực hiện Hợp đồng này được tính như sau:

…………………

2.Địa điểm và phương thức thực hiện

Toàn bộ số gỗ đã được xác định tại Điều 1 Hợp đồng này sẽ được Bên A giao cho Bên B tại địa điểm…………………….  qua … đợt, cụ thể từng đợt như sau:

– Đợt 1. Vào ngày……/…./….. Bên A có trách nhiệm bàn giao…………

– Đợt 2. Vào ngày..…/…../….. Bên A có trách nhiệm bàn giao…………….

Việc giao- nhận số gỗ trên phải được Bên A giao trực tiếp cho:

Ông………………………..                               Sinh năm:………..

Chức vụ:…………….

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

Và ngay khi nhận được số gỗ trong từng lần mà Bên A giao tới theo thỏa thuận, Ông…………… có nghĩa vụ kiểm tra số lượng, chủng loại, tình trạng của số gỗ đã được giao, lập văn bản xác nhận việc đã nhận số lượng gỗ đó cùng tình trạng khi nhận vào Biên bản/…. và giao Biên bản…. trực tiếp cho:

Ông………………………..                               Sinh năm:………..

Chức vụ:…………….

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

Trong thời gian… ngày, kể từ ngày Bên B nhận được số gỗ đã ghi nhận theo Biên bản/…, Bên B có quyền tiến hành kiểm tra và được phép trả lại/………………… nếu ….… của số gỗ đã nhận không đúng thỏa thuận/……………….. đồng thời yêu cầu Bên A……………..

Điều 4. Đặt cọc

Trong thời gian từ ngày…/…./…… đến hết ngày…./…./……., Bên B có trách nhiệm giao cho Bên A số tiền là………………..VNĐ (Bằng chữ:…………….. Việt Nam Đồng) để bảo đảm cho việc Bên B sẽ mua toàn bộ số gỗ đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này mà Bên A giao tới theo đúng nội dung Hợp đồng này, trừ trường hợp…………..

-Trong trường hợp Bên A thực hiện đúng nghĩa vụ mà Bên B không mua/không nhận/… theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, Bên A có quyền nhận số tiền trên (cụ thể là……………. VNĐ) để…………….

-Trong trường hợp Bên A không thực hiện đúng nghĩa vụ dẫn đến Hợp đồng không được thực hiện/… thì Bên A có trách nhiệm trả lại số tiền trên cho Bên B và bồi thường một khoản tiền tương đương cho Bên B để…………………

-Trong trường hợp hai bên tiếp tục thực hiện việc mua-bán, Bên A có quyền nhận số tiền trên để bù trừ nghĩa vụ thanh toán của Bên B/…

-Trong trường hợp việc không thực hiện được Hợp đồng này là do lỗi của cả hai bên, số tiền trên sẽ được giải quyết như sau:………………………………..

Điều 5. Cam kết của các bên

1.Cam kết của bên A

Cam kết tính trung thực, chính xác của những thông tin mà bên A đã đưa ra và đảm bảo sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những sự việc phát sinh từ tính trung thực, chính xác của những thông tin này.

Bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên B nếu có thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm của bản thân.

Cam kết thực hiện đúng các quy định về …. theo quy định của pháp luật và khu vực.

2.Cam kết của bên B

Cam kết thực hiện Hợp đồng này bằng thiện chí,…

Cam kết thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho Bên A theo thỏa thuận ghi nhận tại Hợp đồng.

Điều 6.Vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp

Trong trường hợp một trong hai bên vi phạm hợp đồng vì bất kỳ lý do gì bên còn lại có các quyền sau:

-Phạt vi phạm bên vi phạm một số tiền là:……………… VNĐ (Bằng chữ:…………. Việt Nam Đồng)

-Ngoài ra, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu và được bên vi phạm bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh bởi hành vi vi phạm. Thiệt hại thực tế được xác định như sau:………………………….

-Trong trường hợp Bên A có các vi phạm về………. trong bất kỳ thời gian nào khi thực hiện công việc cho Bên B gây ra bất kỳ hậu quả gì. Bên A có nghĩa vụ phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước Bên A, pháp luật và các chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng.

-…

Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên đồng ý ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng. Việc trao đổi, thương lượng này phải được thực hiện ít  nhất là …. lần và phải được lập thành…….. (văn bản). Nếu sau… lần tổ chức trao đổi, thương lượng mà hai bên không thỏa thuận giải quyết được tranh chấp, một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Điều 7. Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng này sẽ chấm dứt khi có một trong các căn cứ sau:

– Hai bên có thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng;

– Hợp đồng không thể thực hiện do có vi phạm pháp luật;

– Hợp đồng không thể thực hiện do nhà nước cấm thực hiện;

– Một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ……….. được ghi nhận trong Hợp đồng này và bên bị vi phạm có yêu cầu chấm dứt thực hiện hợp đồng.

– …

Điều 8. Hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày…/…./…..

Hợp đồng này hết hiệu lực khi các bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình, hoặc có thỏa thuận chấm dứt và không thực hiện hợp đồng, hoặc…

Hợp đồng này được lập thành…. bản bằng tiếng Việt, gồm……. trang. Các bản Hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau và Bên A giữ…. bản để…….., Bên B giữ…. bản để…….

 

 

Bên A

………., ngày…. tháng…. năm………..

Bên B

 

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ 500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

7. Mẫu Hợp đồng xuất khẩu gỗ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

…………., ngày… tháng…. năm…..

HỢP ĐỒNG MUA BÁN GỖ

(Số:……/HĐMB-…….)

  • Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;
  • Căn cứ Luật thương mại năm 2005;
  • Căn cứ Luật lâm nghiệp năm 2017;
  • Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính Phủ Về Quản lý Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Thực thi Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
  • Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quy định về Quản lý, truy suất nguồn gốc lâm sản;
  • Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/09/2020 của Chính phủ Quy định Hệ thống Bảo đảm Gỗ hợp pháp Việt Nam;
  • Thông báo số 296/TB-CTVN-HTQT ngày 27/11/2019 của Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam Về việc Công bố Danh mục các loài Động vật, Thực vật Hoang dã thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài Động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES);
  • Nghị định 57/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ về Biểu thuế Xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗ hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP;
  • Căn cứ Thông tư 01/1999/TT-TCHQ của Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn về thủ tục hải quan quy định tại Nghị định số 16/1999/NĐ-CP ngày 27/3/1999 của Chính phủ, hồ sơ hải quan nộp và xuất trình khi làm thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu;
  • Thông tư 02/2000/TT-TCHQ hướng dẫn thủ tục hải quan đối với sản phẩm gỗ, lâm sản xuất khẩu và nguyên liệu gỗ, lâm sản nhập khẩu;
  • Nghị định số 18/HĐBT của Chính phủ ngày 17/1/1992 về việc Qui định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ;
  • Nghị định số 48/2002/NĐ-CP của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung Danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định Danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ;
  • Căn cứ nhu cầu và khả năng của các bên.

Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại địa chỉ ………., chúng tôi bao gồm:

BÊN BÁN (BÊN A)

a. Nếu là cá nhân

Ông/Bà: ……………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………………..

CMND/CCCD số: ……………………….. do Công an …………cấp ngày …./…/….

Số điện thoại:.………………………………………………………………………………..

Số tài khoản:……………………………………………….. Tại ngân hàng:…………………………………..

Chi nhánh:…………………………………………………………………………………………..

b. Nếu là tổ chức/công ty/pháp nhân/…

Tên tổ chức/công ty/pháp nhân/… : ………………………………………………………………………..

Địa chỉ:.……………………………………………………………………………………..

Mã số thuế:…………………………………………………………………………………..

Giấy CNĐKKD số:.……. do Sở Kế hoạch đầu tư………. cấp ngày… tháng…. năm…..

Hotline:………………………….…….. Số Fax/email:………….….………………

Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà……………… Chức vụ:…………………………..

Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………………………………….

CMND/CCCD số: ………….. do Công an ……………………cấp ngày …./…/….

Số điện thoại:………………………………………………………………………………..

Số tài khoản:……………………………………………….. Tại ngân hàng:………………………………..

Chi nhánh:…………………………………………………………………………………………..

Và một bên là:

BÊN MUA (BÊN B): CÔNG TY …

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………..

Mã số thuế:………………………………………………………………………………….

Giấy CNĐKKD số:……. do Sở Kế hoạch đầu tư…………. cấp ngày… tháng…. năm…..

Hotline:………………………………….. Số Fax/email:………….….……………………

Đại diện theo pháp luật: Ông/Bà……………………………………………… Chức vụ: ……………………………….

Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………………………………..

CMND/CCCD số: ……………………….. do Công an ………cấp ngày …../…./…….

Số điện thoại:………………………………………………………………………………..

Số tài khoản:……………………………………………….. Tại ngân hàng:………………………………..

Chi nhánh:…………………………………………………………………………………………..

Hai bên thống nhất, thỏa thuận và cùng nhau ký kết hợp đồng có nội dung như sau:

Điều 1. Đối tượng Hợp đồng

Bên A đồng ý bán số lượng gỗ được liệt kê dưới đây cho Bên B trong thời gian từ … giờ ngày…./…../…… đến … giờ ngày…/…./….. tại địa điểm…………………………………………………………….

STTChủng loại gỗĐặc điểmChất lượngSố lượngGiá tiềnTổng (VNĐ)Ghi chú
1
2
3

Chất lượng của số lượng gỗ mà Bên A bán cho Bên B theo Hợp đồng này được xác định dựa trên những tiêu chí sau:…………………………. / theo Phụ lục 1 kèm theo Hợp đồng này.

Điều 2. Thực hiện hợp đồng

1. Thời hạn thực hiện hợp đồng bắt đầu từ … giờ ngày ../../…. đến … giờ ngày. Trừ trường hợp xảy ra tình huống bất khả kháng, thời hạn thực hiện hợp đồng sẽ được lùi lại …. ngày (không tính các ngày nghỉ lễ).

2. Bên A giao đầy đủ, đúng hạn, đúng số lượng, chất lượng, đặc điểm… gỗ cho Bên B như đã thỏa thuận tại Điều 1 của Hợp đồng này, tại:…………………………………………………………………………………………, qua … đợt:

– Đợt 1: Bên A giao cho Bên B …. số lượng gỗ vào hồi … giờ ngày ../../….

– Đợt 2: Bên A giao cho Bên B …. số lượng gỗ vào hồi … giờ ngày ../../….

– ….

3. Số gỗ trên phải được Bên A giao trực tiếp cho:

Ông/Bà………………………..                           Chức vụ:…………….

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

4. Ngay khi nhận được số gỗ theo từng đợt mà Bên A giao tới theo thỏa thuận, Ông/Bà………………….……… có nghĩa vụ kiểm tra số lượng, chủng loại, tình trạng của số gỗ đã được giao, lập văn bản xác nhận việc đã nhận số lượng gỗ đó cùng tình trạng khi nhận vào Biên bản/…. và giao Biên bản……. trực tiếp cho:

Ông/Bà……………………………………………..                         Chức vụ:……………………………

Chứng minh nhân dân số/Căn cước cồng dân số:………………….. Do CA………….. cấp ngày…/…./…….

Trong thời gian … ngày, kể từ ngày Bên B nhận được số gỗ đã ghi nhận theo Biên bản/…, Bên B có quyền tiến hành kiểm tra và được phép trả lại/………………… nếu ….… của số gỗ đã nhận không đúng thỏa thuận/……………….. đồng thời yêu cầu Bên A……………..

Điều 3. Giá và phương thức thanh toán

1. Bên A đồng ý bán toàn bộ số lượng gỗ đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này cho Bên B với giá là……………………………………………. VNĐ (Bằng chữ:…………………………………………………. Việt Nam đồng).

Số tiền trên đã bao gồm:…………………………….

Và chưa bao gồm:…………………………………

2. Toàn bộ số tiền này sẽ được Ông/Bà………………………………….(Bên B) thanh toán cho Bên A qua …. lần, cụ thể từng lần như sau:

– Lần 1: Thanh toán số tiền là…………..…. VNĐ (bằng chữ:……………..……….. Việt Nam đồng) và được thanh toán khi……………….. có biên bản kèm theo. Việc thanh toán phải thực hiện theo phương thức……………..

– Lần 2: Thanh toán số tiền là……….………. VNĐ (bằng chữ:………..……………….. Việt Nam đồng) và được thanh toán khi……………….. có biên bản kèm theo. Việc thanh toán phải thực hiện theo phương thức……………

3. Số tiền trên sẽ được Bên trả trực tiếp cho Ông/Bà:…………………………………………… (Bên A)

Chức vụ:………………………

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

4. Việc thanh toán trên sẽ được chứng minh bằng Biên bản nhận tiền/… có chữ ký của:

Ông/Bà:………………………………………………………….                       Chức vụ:………………………

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

Hoặc Ông/Bà………………………………….(Bên B) thanh toán cho Ông/Bà:………..…………………… (Bên A) qua số tài khoản…………………………………… của Ngân hàng…………………………………….., chi nhánh…………………………………………….., có biên lai xác nhận/……….

5. Nếu trong quá trình thực hiện Hợp đồng trên mà có sự thay đổi về giá thị trường/… dẫn tới việc phát sinh các chi phí….. thì số tiền phát sinh trên sẽ do Bên …. gánh chịu.

6. Trường hợp chậm thanh toán/không thanh toán, Bên A có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, yêu cầu Bên B bồi thường thiệt hại (nếu có), phạt vi phạm hoặc/và phải chịu lãi suất đối với số tiền chậm thanh toán trong thời gian chậm thanh toán theo mức lãi suất nợ quá hạn của Ngân hàng …………………….. công bố.

Điều 4. Đặt cọc

1. Từ … giờ ngày ../../…. đến … giờ ngày ../../…., Bên B có trách nhiệm giao cho Bên A số tiền là………………………..VNĐ (bằng chữ là……………………….. Việt Nam đồng) vì mục đích đảm bảo việc Bên B sẽ thực hiện mua đầy đủ số lượng gỗ của Bên A như đã thỏa thuận tại Điều 1 hợp đồng này, trừ trường hợp……..

2. Trong trường hợp Bên A thực hiện đúng nghĩa vụ mà Bên B không mua/không nhận/… theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, Bên A có quyền nhận số tiền mà Bên B đã giao trước như đã thỏa thuận ở Khoản 1, Điều 4 của hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu Bên B đền bù thiệt hại (nếu có)/Bên B bị phạt vi phạm (nếu có).

3. Trong trường hợp Bên A không thực hiện đúng nghĩa vụ dẫn đến Hợp đồng không được thực hiện/…, Bên A có trách nhiệm trả lại số tiền trên cho Bên B hoặc Bên B đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu Bên A đền bù thiệt hại (nếu có)/Bên A bị phạt vi phạm (nếu có).

4. Trong trường hợp hai bên tiếp tục thực hiện việc mua bán, Bên A có quyền nhận số tiền trên để…………..

5. Trong trường hợp việc không thực hiện được Hợp đồng này là do lỗi của cả hai bên, số tiền trên sẽ được giải quyết như sau:………………………………..

Điều 5. Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên

1. Quyền lợi và nghĩa vụ của Bên A

a. Quyền lợi

– Được nhận thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo như thỏa thuận quy định trong hợp đồng;

– Có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, yêu cầu Bên B bồi thường thiệt hại hoặc phạt vi phạm;

b. Nghĩa vụ

– Đảm bảo quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi bên thứ ba, hàng hóa đó phải hợp pháp và việc chuyển giao hàng hóa là hợp pháp;

– Giao hàng đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng: bao gồm giao hàng đúng đối tượng hàng hóa, đúng số lượng, chất lượng, chủng loại,… đã được hai bên thỏa thuận;

– Giao hàng đúng thời hạn và địa điểm như đã thỏa thuận;

– Giao chứng từ liên quan đến hàng hóa gồm vận đơn, các thông tin về hàng hóa,…;

– Đảm bảo tính trung thực, chính xác của những thông tin mà bên A đã đưa ra và đảm bảo sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những sự việc phát sinh từ tính trung thực, chính xác của những thông tin này;

– Bồi thường thiệt hại xảy ra cho Bên B nếu có thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm của bản thân;

– Cam kết thực hiện đúng các quy định khác có liên quan theo quy định của pháp luật và khu vực.

2. Quyền lợi và nghĩa vụ của Bên B

a. Quyền lợi

– Được nhận đầy đủ và đúng hạn, đúng số lượng, chất lượng,… gỗ như đã thỏa thuận;

– Được kiểm tra mặt hàng Bên B giao, nếu thấy chưa đúng với thỏa thuận, Bên A có quyền trả lại và yêu cầu Bên giao lại mặt hàng đúng yêu cầu;

– Có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, yêu cầu Bên A bồi thường thiệt hại hoặc phạt vi phạm;

b. Nghĩa vụ

– Thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận;

– Thông báo cho bên bán về sự kiện bất khả kháng ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng của hai bên;

– Bồi thường thiệt hại xảy ra cho Bên A nếu có thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm của bản thân;

– Cam kết thực hiện đúng các quy định khác có liên quan theo quy định của pháp luật và khu vực.

Điều 6. Bồi thường thiệt hại

1. Nếu một trong các bên gây ra lỗi/vi phạm Hợp đồng, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên còn lại.

2. Giá trị bồi thường thiệt hại mà bên vi phạm phải bồi thường bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra, các khoản chi phí phát sinh trực tiếp do hành vi vi phạm và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

3. Chi phí kiểm tra xác minh lỗi vi phạm và thiệt hại gây ra do bên có hành vi vi phạm có trách nhiệm chi trả.

Điều 7. Chấm dứt hợp đồng

1. Trường hợp các bên đồng thuận muốn chấm dứt hợp đồng thì hợp đồng này sẽ vô hiệu kể từ khi các bên thể hiện mong muốn chấm dứt hợp đồng này bằng văn bản, phải bao gồm chữ ký của người có thẩm quyền đại diện cho mỗi bên.

2. Trường hợp hai bên không có tranh chấp mà một trong các bên muốn chấm dứt hợp đồng thì bên muốn chấm dứt hợp đồng có thể chấm dứt bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo bằng văn bản hoặc email cho bên còn lại trước 30 ngày. Trường hợp một bên vi phạm hợp đồng mà một trong các bên muốn chấm dứt hợp đồng thì bên muốn chấm dứt hợp đồng có thể chấm dứt bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo bằng văn bản hoặc email cho bên còn lại trước 30 ngày, đồng thời, bên vi phạm phải nộp phạt vi phạm hoặc/và bồi thường thiệt hại cho bên còn lại.

3. Trường hợp các bên không có ý định chấm dứt hợp đồng nhưng trong nội dung của Hợp đồng có yếu tố vi phạm pháp luật thì Hợp đồng bị buộc phải vô hiệu.

Điều 8. Các điều khoản khác

1. Trong trường hợp một trong hai bên vi phạm hợp đồng vì bất kỳ lý do gì bên còn lại có các quyền sau:

-Phạt vi phạm bên vi phạm một số tiền là:……………… VNĐ (Bằng chữ:…………. Việt Nam Đồng).

2. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu và được bên vi phạm bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh bởi hành vi vi phạm. Thiệt hại thực tế được xác định như sau:………………………….

3. Trong trường hợp một trong các bên có các vi phạm về………. trong bất kỳ thời gian nào khi thực hiện công việc cho bên còn lại gây ra bất kỳ hậu quả gì. Bên vi phạm có nghĩa vụ phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước bên bị vi phạm, pháp luật và các chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng.

4. Các bên phải cam kết không tiết lộ mọi thông tin của hợp đồng, không gây bất lợi cho bên còn lại.

Điều 9. Giải quyết tranh chấp

Mọi tranh chấp liên quan đến Hợp đồng này trước tiên được giải quyết bằng thương lượng giữa các bên. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì đưa ra Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Điều 10. Hiệu lực hợp đồng

Hiệu lực của Hợp đồng bắt đầu kể từ … giờ ngày ../../…. đến … giờ ngày ngày ../../…..

Hợp đồng này có … (…) trang, được lập thành 02 (hai) bản có giá trị pháp lý ngang nhau, mỗi bên giữ 01 (một) bản.

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

………., ngày …. tháng …. năm ……

BÊN A

(Ký và ghi rõ họ tên)

BÊN B

(Ký và ghi rõ họ tên)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com